watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tây Sở Bá Vương Hạng Võ-Chương 4 (C) - tác giả Thường Vạn Sinh Thường Vạn Sinh

Thường Vạn Sinh

Chương 4 (C)

Tác giả: Thường Vạn Sinh

Tháng 7 năm 208 Tr. CN, Hạng Lương dẫn quân đội dưới trời mưa to kéo dài không dứt đi tấn công Cang Phụ. Đại quân mới vừa xuất phát bỗng thấy sứ giả của Tề tướng Điền Vinh đến cấp báo. Vẻ mặt của người sứ giả này đầy vẻ lo âu, kể lại một số tình hình...
Đầu tháng trước sau khi quân đội của Chương Hàm tiêu diệt quân của Trần Thắng xong, bèn tiến lên phía bắc đánh đất Ngụy. Ngụy vương do Châu Thị, một bộ tướng của Trần Thăng là Ngô Quảng đưa lên ngôi. Đó làm một công tử sa sút của nước Nguỵ cũ, vốn không có bao nhiêu thực lực. Châu Thị sở dĩ đưa ông ta lên ngôi là muốn giành lấy một địa bàn. Quân Chương Hàm kéo tới tấn công làm cho quân Ngụy không kịp trở tay. Đôi bên chỉ đánh nhau một trận thì quân Ngụy đã bị đánh bại, buộc phải lui về thủ hành Lâm Tế. Ngụy Vương Cửu sai Châu Thị cầu viện với Tề và Sở. Mười hôm sau, Tề vương Điền Đam và người em trai là Điền Vinh kéo quân tới chi viện cho Tâm Tế. Hạng Lương cũng phái tướng lãnh là Hạng Tha theo Châu Thị để cứu Ngụy.
Trong khi Ngụy Vương Cửu thấy Châu Thị đi cầu cứu với Tề và Sở, thì Chương Hàm đoán biết quân Tề và Sở sắp đến, bèn dồn quân ở bên ngoài thành Lâm Tế, sẵn sàng nghênh chiến. Quân Tề và Sở vừa kéo tới nơi, chưa kịp nghỉ ngơi chỉnh đốn hàng ngũ thì Chương Hàm bèn thừa dịp hai đội quân này đi từ xa mới đến còn mệt mỏi, liền phát động một cuộc tấn công vào lúc nửa đêm. Thế là hai cánh quân nói trên chưa kịp cứu Ngụy thì bản thân đã bị Chương Hàm đánh tan nát. Tề vương Điền Đam và Ngụy tướng Châu Thị đều bị giết, Ngụy quân buộc phải đầu hàng Chương Hàm. Ngụy Vương Cửu tự biết khó bảo toàn tính mạng nên đã tự thiêu. Người em trai của Ngụy Vương Cửu là Ngụy Báo chạy đến nước Sở. Sở Hoài Vương liền cấp cho ông ta 1000 binh mã để ông ta đi chiếm lại đấy Ngụy và xây dựng lại đất nước của mình. Người em trai của Tề vương Điền Đam là Điềm Vinh thu gom tàn quân của nước Tề, rồi rút lui về Đông A, chuẩn bị chuẩn bị quật khởi một lần nữa. Nhưng không ngờ Chương Hàm lại dẫn quân bám sát theo đuổi để truy kích và bao vây quana của Điền Vinh. Người Tề nghe nói Điền Đam đã tử trận bèn đưa người em trai của Tề Vương Kiến là Điền Giã lên làm vương, Điền Giác làm thừa tướng, còn Điền Gián làm tướng quân, nhưng Điền Giã không chi viện cho Điền Vinh mà chỉ lo tự bảo vệ mình. Do vậy, quân của Điền Vinh lại Đông A lâm vào một tình thế hết sức nguy hiểm.
Tình hình chiến sự tại Đông A làm cho Hạng Lương hết sức sốt ruột, vì sự thắng bại của quân Tề có tương quan đến sự được hay mất của quân Sở. Quân Tần là kẻ thù chung của các chư hầu, cần phải hợp lực đồng tâm chống trả. Cho nên ông tạm thời ngưng cuộc tấn công tại Cang Phụ, xua quân tiến lên phía bắc và đi nhanh về phía Đông A.
Đông A huyện của quận Đông, nằm gần quận Tiết, cách Cang Phụ ngoài 200 dặm, quân của Hạng Lương đi bất kể ngày đêm, cho nên chỉ hơn hai ngày là họ đã tới dưới chân thành Đông A. Chương Hàm không ngờ viện quân của Sở lại đến nhanh như vậy, nên chưa kịp chuẩn bị chống trả. Riêng quân Sở thì bất kể đang mệt mỏi, vẫn mở cuộc tấn công ác liệt vào quân Tần đang vây thành. Quân của Chương Hàm bị đại bại phải bỏ chạy về hướng tây. Thế là vòng vây của quân Tần tại Đông A đã được giải tỏa. Điền Vinh hết sức cảm kích sự cứu viện của Hạng Lương, nhưng khi ông ta biết được Điền Giã tự lập làm vương, thấy nguy không cứu, thì hết sức tức giận. Ông ta nói với Hạng Lương để cho ông ta đưa quân đến Tề, nhằm đánh đuổi Điền Giã, rồi mới quay lại cùng quân của Hạng Lương tiếp tục đánh quân Tần. Hạng Lương nghe nói Điền Giã chỉ biết lo tự bảo vệ mình, tỏ ra rất tức giận, cho nên ông rất ủng hộ dự định của Điền Vinh, đồng ý cho ông này trở lại nước Tề thảo phạt kẻ bất nghĩa. Thế là Điền Vinh rởi khỏi Đông A, dẫn binh tiến về hướng đông.
Sau khi Điền Vinh đi rồi, Hạng Lương ra lệnh cho Hạng Võ, Lưu Bang xua quân tiến về phía tây để truy kích Chương Hàm không để cho quân địch kịp có thời giờ nghỉ thở. Riêng bản thân ông thì chỉ huy quân chủ lực ở lại thành Đông A chờ đợi Điền Vinh từ nước Tề trở về.
Hạng Võ, Lưu Bang lãnh mệnh xong tức khắc xua quân truy kích Chương Hàm. Họ đụng đầu với quân Chương Hàm tại Thành Dương thuộc Đông quận. Hạng Võ và Lưu Bang cùng tác chiến chung và đã đánh bại quân Tần. Sau đó họ lại tiếp tục tiến về phía tây và lại đánh nhau với quân của Chương Hàm tại Bộc Dương. Bộc Dương là quận lỵ của quận Đông, thành trì tương đối kiên cố. Chương Hàm thấy quân của họ Hạng và họ Lưu có khí thế hung hăng nên không xuất chiến, mà chỉ cố thủ ở trong thành. Hạng Võ, Lưu Bang mấy lần tấn công thành đều không thể hạ, cho nên họ lại dẫn quân quay trở về hướng đông nam, chuyển sang tấn công Định Đào thuộ quận Cai, nhưng không ngờ, Định Đào cũng là một ngôi thành kiên cố khó tấn công. Hạng Võ, Lưu Bang cảm thấy không thể để cho binh lực bị tiêu hao một cách vô ý nghĩa ở đây, bèn rời Định Đào, quay sang hướng tây mở cuộc tấn công vào Ưng Khâu là một địa phương quan trọng có ý nghĩa chiến lược.
Ưng Khâu nằm bên trong quận Đăng, thuộc vùng phía nam của Đông quận, nguyên là đất cũ của nước Ngụy, giờ đây do Quận thú Tam Xuyên là Lý Do đóng giữ. Lý Do là con trai của Lý Tư, thừa tướng nước Tần có ít nhiều tài năng, nhưng chỉ huy quân đội tác chiến thì lại có nhiều sơ hở. Hơn nữa, do khôlng đủ binh lực nên thành Ưng Khâu đã nhanh chóng bị đánh chiếm. Hạng Võ, Lưu Bang, sau khi vào thành đã giết chết Lý Do, còn quân Tần ở Ưng Khâu thì bị một trận tân công có tính chất hủy diệt. Sự thắng lợi tại Ưng Khâu, đã làm cho nghĩa quân hết sức phấn khởi. Hạng Võ, Lưu Bang, lại dẫn quân tiếp tục tấn công Ngoại Huỳnh, Trần Lưu.
Hạng Lương đang đóng tại Đông A thấy Hạng Võ liên tục thắng lợi, bèn chuẩn bị tiến xuống phía nam tấn công Định Đào. Ông phái người báo cho Tề, Triệu mời họp phát binh đề cùng đánh quân của Chương Hàm. Nhưng không ngờ Tề tướng Điền Vinh lại không chịu ra quân. Nguyên do là trong vòng thám 8 Điền Vinh từ Đông A trở về đất Tề, liền dốc toàn lực để đánh đuổi Điền Giã. Vì yếu thế hơn nên Điền Giã bỏ chạy sang nước Sở, còn Điền Giác thì bỏ chạy sang nước Triệu. Em trai của Điền Giác là Điền Gián đến nước Triệu để cầu viện binh, và ở lại nước Triệu không dám trở về. Điền Vinh liền lậpcon trai của Điền Đam là Điền Thị lên làm Tề vương, còn bản thân ông ta thì làm thừa tướng, cử người em là Điền Hoành làm tướng quân để cho tướng này lo việc bình định đất cũ của nước Tề. Vì lẽ ba kẻ thù là Điền Giã, Điền Giác và Điền Gián đều chia nhau bỏ chạy sang hai nước Sở và Triệu, đồng thời, được hai nước này che chở cho nên Điền Vinh căm hận hai nước đó. Chính vì vậy ông tay thấy sứ giả của Hạng Lương phái tới đã hoàn toàn không nghĩ đến việc Hạng Lương đã giúp ông ta giải vây ở Đông A, mà trở mặt từ chối không chịu xuất binh. Ông ta nêu ra yêu cầu: nước Sở phải giết chết Điền Giã, còn nước Triệu phải giết chết Điền Giác và Điền Gián thì Tề mới chịu xuất binh. Hai nước Sở và Triệu không bằng lòng, cho nên Điền Vinh đã án binh bất động. Hạng Lương đối với việc Điền Vinh không giữ chữ tín hết sức giận dữ, quyết định đơn độc tiến xuống phía nam để tấn công Chương Hàm.
Lúc bấy giờ tại cung đình của vương triều nhà Tần tại Hàm Dương đang xảy ra một cuộc tranh quyền của giới thống trị tại cấp trung ương. Do Tần Nhị Thế Hồ Hợi ngày càng u mê và kiêu kỳ, lúc nào cũng nghe theo người sủng thần là Lang trung lệnh Triệu Cao, nên để mặc cho ông ta hoành hành và chuyên quyền. Triệu Cao nhân đó bắt đầu trả thù riêng, lạm sát những người vô tội, không biết bao nhiêu người đã chết oan ức dưới tay của ông ta. Ông ta lại sợ các đại thần tố cáo mình, nên đã tìm lời lẽ khôn khéo khuyên Hồ Hợi mỗi ngày chớ nên lâm triều, mà cứ sống ở trong thâm cung phê duyệt tấu chương là được rồi. Hồ Hợi vui vẻ chấp thuận, kể từ đó không lâm triều mà cũng không gặp mặt các đại thần nữa. Triệu Cao hầu hạ ông ta ở trong thâm cung, tất cả mọi việc quốc sự đều do một mình Triệu Cao quyết định. Lý Tư tỏ ra bất mãn với tình cảnh này. Triệu Cao bèn quyết định diệt trừ Lý Tư, ông ta dùng một âm mưu sâu độc khuyên Lý Tư nên can gián Tần Nhị Thế đừng điều động quá nhiều người làm xâu đi xây dựng A Phong Cung, đồng thời hứa sẽ giúp Lý Tư tìm một cơ hội gặp mặt hoàng đế. Một hôm, Tần Nhị Thế đang cùng ăn uống chơi đùa với cung nữ, Triệu Cao phái người đi báo cho Lý Tư biết nhà vua đang rảnh rỗi, hãy mau tới để gặp mặt. Lý Tư đến trước hoàng cung thấy cửa cung đóng kín, sau đó lại đến một lần nữa vẫn thấy cửa cung đóng kín như trước. Lý Tư không thể gặp được Hồ Hợi, còn Hồ Hợi thì hết sức giận dữ nói với người bên cạnh:
- Ta bình nhật rảnh rỗi mà thừa tướng không đến, ta mới vừa nghỉ ngơi vui chơi thì thừa tướng lại đến. Như vậy không phải là ông ta muốn gây chuyện rắc rối với trẫm hay sao?
Triệu Cao thấy thời cơ đã chín mùi, bèn đem những lời lẽ vu cáo đã chuẩn bị sẵn tâu với Hồ Hợi: âm mưu trước đây tại Sa Khâu, Lý Tư là người giữ một vai trò quan trọng, giờ đây ông ta tuy được làm thừa tướng vẫn bất mãn, muốn được cấp đất phong hầu. Sau đó Triệu Cao lại bịa đặt bảo là người con trai lớn của Lý Tư là Lý Do đang có mối quan hệ với nghĩa quân, định đứng lên làm phản, Hồ Hợi tưởng thật nên phái người đi điều tra.
Khi mọi việc phát triển đến tình hình như vậy, Lý Tư mới biết mình đã trúng kế gian của Triệu Cao. Nhằm thoát ra khỏi cảnh nguy hiểm, ông bèn tìm Hữu thừa tướng Phùng Khứ Tật và tướng quân Phùng Kiếp cùng bàn bạc liên danh dâng lên Hồ Hợi một bản tấu chương tố cáo Triệu Cao là người có lòng dạ gian tà, hành vi thâm độc, lại thâu gom nhiều tiền của, khống chế tất cả đại quyền và có âm mưu bất chính. Bản tấu chương của ba vị đại thần không hề làm lung lay sự tin tưởng Triệu Cao trong lòng Hồ Hợi, trái lại cả ba vị đại thần này đều bị bắt giam. Phùng Khứ Tật, Phùng Kiết vì quá đau khổ nên tự sát trong ngục, còn Lý Tư sau khi bị tra khảo độc ác buộc phải thừa nhận có thông đồng với địch, âm mưu làm phản. Lúc bấy giờ người đi điều tra Lý Do đã từ quận Tam Xuyên trở về, Triệu Cao biết tin Lý Do đã chết, không còn ai đối chứng, nên càng mạnh dạn đặt điều tố cáo Lý Tư. Hồ Hợi xem qua báo cáo của Triệu Cao xong bèn xuống lệnh xử trảm yêu (chém ngang lưng) Lý Tư, còn cả nhà Lý Tư bất luận già trẻ đều bị xử tử. Trước khi bị hành hình, Lý Tư tuyệt vọng kéo cánh tay của người con trai thứ hai, nói:
- Cha muốn cùng con dẫn con chó vàng đi ra đông môn của cố hương ở Thượng Thái để săn thỏ rừng nhưng làm sao thực hiện được nữa?
Sau khi Lý Tư bị hại, Triệu Cao lên giữ chức Thừa tướng, còn người em trai của ông ta là Triệu Thành giữ chức Lang Trung Lệnh. Đại quyền của vương triều nhà Tần đều nằm gọn trong tay của Triệu Cao. Bất cứ chuyện lớn hay nhỏ trong triều đình đều phải nghe theo ý kiến của Triệu Cao. Trong thời gian này, mặc dù vương triều nhà Tần đang xáo trộn, nhưng việc chi viện và bổ sung cho quân của Chương Hàm vẫn không bao giờ trễ nải. Vương triều nhà Tần đã điều động một số lượng lớn người ngựa trên toàn quốc để chi viện cho Chương Hàm. Mặc dù quân của Chương Hàm bị đánh bại trong trận đại chiến tại Lâm Tế, nhưng đó không phải là một sự chiến bại nghiêm trọng. Sau khi được chi viện bổ sung thì tướng này đã dẫn nước sông Hoàng Hà bao vây quanh thành Bộc Dương tiếp tục cố thủ, đồng thời, tiến hành chấn chỉnh đội ngũ, huấn luyện binh sĩ cho bồi dưỡng, nghỉ ngơi khiến cho sĩ khí lại lên cao.
Hạng Lương không biết được tình hình này, cho rằng Hạng Võ, Lưu Bang đã liên tiếp đánh bại quân Tần, như vậy chắc chắn lực lượng quân Tần đã suy yếu, không còn đáng kể. Cho nên ông đã quyết định xua quân tiến đánh quân Tần. Ông tự chỉ huy một cánh binh mã tiến về Định Đào. Quân thủ thành Định Đào đóng kín cửa thành để cố thủ, buộc Hạng Lương phải cho quân hạ trại ở ngoại thành, chuẩn bị tấn công. Hạng Lương cho rằng quân Tần ở Định Đào là quân chủ lực, chứ không biết cánh quân này chỉ là quân đội địa phương. Trong khi đó quân chủ lực thực sự của vương triều nhà Tần thì đang chờ cơ hội để tấn công ông ta.
Bắt đầu từ tháng bảy, thời tiết rất xấu. Bầu trời lúc nào cũng phủ kín mây mù, mưa to, gió lớn liên tiếp mấy ngày không dứt. Mặt trời bị mây mù che phủ, không khí ẩm ướt, khắp mặt đất âm u, trong doanh trại đầy mùi ẩm mốc. Cánh quân của Hạng Lương đóng bên ngoài thành Định Đào bị mưa dầm trói chân, toàn thể quân từ trên xuống dưới đều cảm thấy mỏi mệt. Quần áo của binh sĩ luôn ướt đẫm, ngay đến củi nấu cơm cũng khó bốc cháy, chẳng những binh sĩ thường ăn cơm trễ, mà cơm canh cũng thường gặp tình trạng nửa sống, nửa chín. Vì đường đi lầy lội, nên những người đầu bếp lười đi xa gánh nước, họ hứng nước mưa để nấu ăn và làm nước uống, khiến rất nhiều binh sĩ bị tiêu chảy. Có một số người bệnh nặng đã nằm liệt mấy ngày liền.
Đứng trước tình trạng đó, Hạng Lương không phải không biết, nhưng vì ông nôn nóng muốn giành cho được thắng lợi, nên đã xua quân đội mưa tấn công thành liên tiếp. Ông không xem quân giữ thành Định Đào ra chi cả, mà tin rằng với sức mạnh của mình, thì thành Định Đào chắc chắn sẽ bị hạ nay mai. Một khi hạ được thành Định Đào thì toàn bộ quân Tần chắc chắn sẽ bị tan rã. Nhiệt tình của ông ta lên cao hơn bao giờ hết, ý chí chiến đầu của ông ta cũng đang cực kỳ sôi nổi. Thậm chí ông ta còn nghĩ tới hình ảnh đội quân của mình đánh chiếm Hàm Dương, và giữa tiếng reo hò vang dội, giữa ánh nắng ban mai rực rỡ, ông oai hùng bước vào cung điện Hàm Dương vàng son chói lọi.
Giữa lúc Hạng Lương đang say sưa trong ảo tưởng chiến thắng, thì bộ tướng của ông là Tống Nghĩa bước vào doanh trướng. Trước tiên Tống Nghĩa càu nhàu về thời tiết quá xấu rồi sau đó tỏ ra lo lắng, nói:
- Mạt tướng nghe nói, phàm khi dụng binh tác chiến thì điều quan trọng là tướng không được khinh địch, binh sĩ không được sợ chết. Néu tướng lãnh kiêu ngạo, binh sĩ chểnh mảng, thì sự thất bại sẽ không còn xa. Hiện nay do trời mưa dầm không tạnh, việc đánh thành bại kéo dài, trong số binh sĩ của ta đã xuất hiện sự chểnh mảng, còn quân Tần thì chi viện ngày một nhiều hơn. Mạt tướng thật sự lo lắng cho tướng quân, vậy mong tướng quân nên thận trọng.
Hạng Lương không đồng ý với cách suy nghĩ đó, ông nói:
- Quân Tần ở Định Đào cơ bản là không đáng sợ. Giờ đây nếu không đánh mà rút lui thì có thể làm cho oai phong của địch càng được nâng cao, còn sĩ khí của ta sẽ bị tụt giảm.
Thậm chí, ông còn trách Tống Nghĩa không nên nói những lời lẽ mất tinh thần trong hoàn cảnh này. Ông trầm ngâm một lúc rồi lại quay sang Tống Nghĩa nói tiếp:
- Điền Vinh của Tề đã bội ước không chịu kéo quân tới đây kết hợp tác chiến, thật làm cho ai nấy đều cảm thấy thất vọng. Nhưng, tôi hy vọng ông ta sẽ vì sự nghiệp chống Tần mà xem trọng đại cuộc, luôn luôn hợp lực với nhau. Ông ta có đề xuất với tôi là nên giết Điền Giã đang bỏ trốn vào nước Sở. Tôi thấy việc đó có thể chấp thuận, vậy tướng quân phải chăng có thể đi sang nước Tề một chuyến, để nói rõ ý này với Điền Vinh, và hối thú ông ta xuất quân?
Tống Nghĩa nghe xong không khỏi giật mình, nghĩ bụng: "Như vậy không phải là một cách đuổi khéo ta rời khỏi nơi đây sao? Xem ra ngày hôm nay ta đã trở thành vật chướng ngại, nên chủ soái không muốn ta có mặt trong đội quân này." Suy nghĩ tới đây, Tống Nghĩa cảm thấy buồn rười rượi. Ông ta không yêu cầu Hạng Lương thay đổi ý kiến, chỉ thở dài rồi rời khỏi doanh trướng của Hạng Lương.
Bên ngoài doanh trướng mưa vẫn tiếp tục rơi. Tống Nghĩa khoác áo vải dầu rồi nhảy lên lưng ngựa rời khỏi nơi đóng quân. Khi quay đầu nhìn lại khu vực đóng quân của Sở nằm dưới màn mưa, thì ông hết sức xúc động, nghĩ bụng: "Chờ khi ta trở lại thì có lẽ doanh trướng ở đây không còn nhìn thấy ta nữa."
Tống Nghĩa thúc ngựa chạy nhanh đi về hướng nước Tề. Ngày hôm đó trong khi ông ta đang tiếp tục đi tới thì bỗng thấy ở phía trước mặt có ba người cưỡi ngựa đi ngược lại. Người đi đầu ăn mặc giống như là sứ giả. Khi đến gần ông mới biết đó là người quen, tưc là Cao Lăng Quân Hiển ở nước Tề. Tống Nghĩa gò cương cho ngựa dừng lại, lên tiếng hỏi họ đinh đi đâu. Cao Lăng Quân Hiến cho biết sẽ tới chân thành Định Đào để gặp Hạng Lương, vì ông được Điền Vinh phái đi sứ. Tống Nghĩa lắc đầu, nói:
- Tôi tin rằng Võ Tín Quân chắc chắn sẽ bị bại trận! này, Cao Lăng Quân, ngài nên đi chậm lại hoặc tìm cách ở lại đâu đó vài hôm thì mới có thể tránh được cái hoạ sát thân; nếu ngài đi nhanh thì khó tránh khỏi sẽ bị giết đấy!
Cao Lăng Quân Hiển không cảm thấy khó hiểu, bèn hỏi lý do, được Tống Nghĩa cho biết hiện nay Hạng Lương tỏ ra rất khinh địch, trong khi binh sĩ của ông lại chểnh mảng, còn quân Tần thì luôn được tăng viện. Cao Lăng Quân Hiển cảm thấy sự phán đoán của Tống Nghĩa không phải vô lý, bèn dứt khoát tìm thuê quán trọ để nghỉ ngơi, rồi sau đó sẽ thong thả đi tiếp.
Lúc bấy giờ quân của Chương Hàm do được triều đình tăng viện nên sức mạnh đã khôi phục lại. Chương Hàm đã nhiều phen phái người đi trinh sát doanh trại của quân Sở, cho nên ông am hiểu tận tường tình hình của quân Sở và phán đoán: quân Sở hiện ở trong tình trạng tướng thì kiêu mà binh sĩ thì chểnh mảng, vậy thời cơ tấn công đã chín muồi. Thế là ông ta tập trung binh lực, vào một đêm tối tiến lên phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào quân của Hạng Lương đang đóng ngoài thành Định Đào.
Bầu trời tối đen không một ánh sao. Chương Hàm tìm người dẫn đường rồi ra lệnh cho toàn quân không được ồn ào, trên đường đi cũng phải cố không tạo ra tiếng động. Đạo quân lặng lẽ đi giống như một con rắn dài, âm thầm bò về phía doanh trại của Hạng Lương. Đến khi chiếc lưỡi của nó đã chạm vào doanh trại của quân Sở, mà quân Sở vẫn còn ngủ say vì quá mệt mỏi. Chương Hàm tức khắc bố trí binh lực vây chặt quân Sở trong thế gọng kềm. Kế đó, sau một hồi trống trận vang rền, vô số những ngọn đuốc liền được thắp sáng, và quân của Chương Hàm ồ ạt mở một cuộc tấn công thần tốc, dũng mạnh vào doanh trại của quân Sở. Thế là quân Sở liền bị rối loạn, trong khi quân của Chương Hàm lại thẳng tay chém giết. Binh sĩ của quân Sở chưa kịp khoác khôi giáp dã bị giết chết rồi. Hạng Lương không còn cách nào khống chế được quân đội của mình, lệnh chỉ huy đã mất hiệu nghiệm, buộc phải dẫn mấy tên vệ sĩ tự mình chiến đấu. Đứng trước tình trạng địch đông ta ít, binh sĩ tiếp tục bị tàn sát, còn Hạng Lương cũng bị quân Tần giết chết giữa loạn quân. Chương Hàm lại ra lệnh cho binh sĩ phóng hoả, thế là doanh trại của quân Sở trở thành một biển lửa.
Khi ngọn lửa vừa tắt thì trời lại đổ mưa to. Dưới những tia chớp, ai nấy có thể nhìn thấy doanh trại của quân Sở đã biến thành tro tàn, hoàn toàn không còn sinh khí, cảnh vật thêm thê lương. Tiếng mưa rơi nghe chẳng khác gì tiếng khóc than giữa cảnh xác chết của quân Sở nằm ngổn ngang la liệt!
Hạng Võ và Lưu Bang không đánh chiếm được Ngoại Huỳnh, bèn chuyển sang tấn công Trần Lưu và chính lúc đó đã nhận được tin Hạng Lương bị giết chết. Hạng Võ khóc than cho chú thống thiết, lòng đau đớn như bị dao cắt! Hạng Lương là người chú duy nhất còn lại của ông, ông không bao giờ quên được cái ơn dạy dỗ của chú mình. Ông tự trách mình tại sao lại rời khỏi người chú ra đi, và cũng càng oán hận thêm sự gian xảo và tàn nhẫn của Chương Hàm. Ông muốn dẫn nghĩa quân trong tay mình đi đánh một trận sống chết với Chương Hàm để trả thù cho chú. Nhưng Lưu Bang là người lớn tuổi, có sự thận trọng hơn đã can ngăn Hạng Võ. Lưu Bang khuyên Hạng Võ hãy nghĩ đến sự nghiệp lâu dài, không thể vì bị tức giận mà đâm ra liều lĩnh. Hơn nữa, sau khi nghe tin nghĩa quân bị đánh bại dưới chân thành Định Đào, sĩ khí đã bị tụt giảm, vậy nếu ngay lúc này kéo quân đi đánh Chương Hàm thì chắc chắn sẽ bị đánh bại chứ không bao giờ thủ thắng được. Hạng Võ, đành phải dằn cơn đau thương, nghe theo lời khuyên của Lưu Bang.
Kể từ ngày các đạo quân đại hội tại đất Tiết cho tới trận chiến bại hồi tháng tám, nghĩa quân chống Tần đã trải quan một sự diễn biến từ cao trào cho tới thoái trào. Những trận mưa dầm vào tháng tám, đã làm cho tinh thần của Hạng Võ như bị trùm lên một màn bóng tối. Sự diễn biến đó là một sự rèn luyện và cảnh tỉnh đối với Hạng Võ và đội ngũ của ông ta, giúp cho ông ta nhận thức được không thể xem thường Chương Hàm mà cần phải thận trọng đối phó.
Tây Sở Bá Vương Hạng Võ
Lời dẫn
Chương 1
Chương 1 (B)
Chương 1 (C)
Chương 2
Chương 2 ( B)
Chương 2 (C )
Chương 3 (A)
Chương 3 (B)
Chương 3 (C)
Chương 4 (A)
Chương 4 (B)
Chương 4 (C)
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 7 (b)
Chương 8 (A)
Chương 8 (B)
Chương 9 (A)
Chương 9 (B)
Chương 10 (A)
Chương 10 (B)
Chương 10 (C)
Chương 11 (A)
Chương 11 (B)
Chương 12 (A)
Chương 12 (B)
Chương 13 (A)
Chương 13 (B)
Chương 14 (A)
Chương 14 (B)
Chương 14 (C)
Chương 15
Chương 15 (B)
Chương 16
Chương 16 (B)
Chương cuối