watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Võ lâm ngoại sử-Chương 8 - tác giả Tiểu Ngọc Tiểu Ngọc

Tiểu Ngọc

Chương 8

Tác giả: Tiểu Ngọc

Lê Hựu có nhà ở trong khu gia binh cấm quân. Nơi đây được gọi là “phố kiêu binh”, rất nhiều các anh hùng trong môn phái Võ Đang Toàn Chân trưởng thành lên từ đây như bọn Sơn Tây Ngũ Quỷ, Nghệ An Tứ Quái v.v... Tại đây cũng mở ra một Tiểu Võ Đài để hàng tháng cho các võ sinh thượng đài đánh đấm nhau khỏi buồn chân buồn tay.
Ở kinh đô có nhiều võ đài nhưng uy tín, chất lượng của mỗi võ đài cũng chẳng giống nhau. Bọn cầm chịch các võ đài nhiều khi cũng thiên vị, nhận tiền đút lót hoặc ngang nhiên đòi người ta hối lộ tiền bạc.
Cùng ở trong “phố kiêu binh”, Lê Hựu thường hay đi lại, luyện chưởng pháp với Trần Đăng Tài. Lại nói Trần Đăng Tài sau khi học xong “Đại học võ đường” thì y xung vào cấm quân rồi đi lang thang đánh nhau với bọn hải tặc trên biển, sau đó y lại còn có thời gian đi luyện tập võ công với cả gấu nữa.
Vậy thế nào là luyện tập võ công với gấu?
Như đã nói, trong các môn phái võ Bắc tông thì Toàn Chân là nòng cốt, rường cột, thậm chí còn là trái tim, khối óc. Việc được gia nhập Toàn Chân rất khó. Đây là một giáo phái đặc biệt. Theo lý thuyết, người nào muốn gia nhập Toàn Chân đều phải thiến để không còn có dục vọng và vọng tưởng linh tinh gì nữa. Tuy nhiên, trên thực tế chỉ có một thiểu số người thật thà là tự nguyện chót thiến thật, còn hầu hết đều tìm cách để khỏi phải thiến. Cuối cùng, hoá ra chính số không bị thiến này mới lại là những người khuynh đảo Toàn Chân, trở thành trái tim, khối óc Toàn Chân. Bởi vậy mới có thơ rằng:

Cứ Chân quá hoá thành Chân giả,
Cứ giả nhiều lại hoá thành Chân!
Toàn Chân có thực Toàn Chân
Hay là toàn giả khổ thân mọi người?

Những cao thủ trong Toàn Chân có những phương pháp luyện công đặc biệt, thường hay được gửi sang du học ở xứ tuyết để luyện công với gấu. Người ta nhốt người luyện công vào chuồng gấu, người thì vài ba tháng, người thì vài ba năm. Sau khi luyện công thành tài, số người này trở về, võ công đều không phải tầm thường. Trong số ấy, ngoài Trần Đăng Tài là người tài giỏi, cũng phải kể thêm đôi ba người nữa, nhất là Vương Trí đại hiệp.
Vương Trí tướng mạo hiên ngang bởi vậy được xếp vào môn phái Võ Đang Hành Quyết nhưng khi gia nhập Toàn Chân y lỡ để cho người ta thiến vì thế về sau tính nết của y trở nên do dự nhu nhược. Vương Trí hay dùng đao ngắn, đao pháp của y điêu luyện nhưng chưởng lực lại rất yếu. Có lần gặp lại gấu, y phàn nàn vì điều đó. Y hỏi:
“Gấu huynh, tiểu đệ không phải là người không hiểu biết, không phải là người không có chí thành, tại sao võ công của tiểu đệ không có tiến bộ?’’
Gấu nói:
“Ta xem cách đánh của tiểu đệ nhiều khi ta cứ tiếc ngẩn cả người. Thường khi lâm trận, tiểu đệ trống giong cờ mở, sau đó lại xỉu dần đi. Dân làng chơi gọi đây là “chưa đi hết chợ đã tiêu hết tiền”. Người luyện kiếm phải giữ được chưởng lực trước sau như một, lúc nào cũng hào hứng, hết sức tiết kiệm tinh lực, lúc nào hơi thở cũng đều đặn như không, còn khi nào không hào hứng nữa thì thôi không đánh đấm gì cả. Thật ra, tiểu đệ phải tìm cách luyện khí công chữa bệnh cho mình chứ không phải chữa về kiếm pháp, đao pháp.’’
Vương Trí hỏi:
“Gấu huynh, vậy tiểu đệ phải làm gì đây?’’
Gấu nói:
“Điều cốt yếu của việc luyện công là phải tìm được chỗ nào có môi trường sạch sẽ, trong lành, có món nhắm tốt. Như ta đây, vốn ở trên núi, nơi thượng nguồn của các dòng sông. Hàng năm, bọn cá hồi từ ngoài cửa sông vượt hàng trăm dặm ngược dòng lên đây sinh đẻ, ta cứ ở đấy chịu khó bắt cá chén cho thật kỳ đẫy. Cứ suốt ngày hì hục bắt cá, lại còn thịt với trứng cá hồi xơi, thử hỏi tiểu đệ có cách luyện công nào lý thú hơn thế?’’
Vương Trí nói:
“Gấu huynh, kinh nghiệm của gấu huynh thật tốt quá. Tiểu đệ phải về học theo mới được.’’
Nhà của Vương Trí gần một con sông. Y nghĩ bụng:
“Của quý đây rồi mà ta không biết, thật phí quá!’’
Con sông ấy đúng là lớn thật:

Từ thượng nguồn đổ xuống,
Cứ thế chảy về đông.
Cuồn cuộn, rập rờn sóng nước,
Tôm cá thoả sức vẫy vùng.
Bên bồi, phù sa vun đắp,
Nông phu ra sức cấy trồng.
Bên lở, nước sâu cá lớn,
Buông chài, vớ bở ngư ông.
Sớm mai, mặt trời toả rạng,
Sương khói lờ mờ mặt sông.
Chiều về trâu bò tắm mát,
Trẻ con cu hĩm tồng ngồng.
Mải miết trôi cùng năm tháng,
Bốn mùa xuân hạ thu đông.

Vương Trí ra sông tắm mát, bơi lội, luyện công, trong lòng khoan khoái. Bởi bị thiến, y cũng chẳng còn giữ ý tứ gì nữa, cứ thế khoả thân như thằng bé con. Nơi y tắm người ta gọi là bến Tiên. Buồn cười cho một đại hiệp nổi tiếng trong giới giang hồ không phải vì sự nghiệp đánh Đông dẹp Bắc mà lại nổi tiếng chỉ vì khi về già là “người cởi truồng tập võ” mà thôi.
Có thơ rằng:

Ai mũ áo xông xênh chi đó,
Sắm đao to búa lớn nghênh ngang.
Nói năng ra vẻ đường hoàng,
Giữ gìn thước ngọc khuôn vàng mà chi?
Bả công danh hay gì mà cố,
Để thân mình chịu khổ nhiều phen.
Ép thân lâu hoá ra hèn,
Như gà mắc tóc rối ren nhân tình.
Lòng ấm ức bất bình nhẫn chịu,
Suốt ngày dài tiu nghỉu buồn xo.
Khác chi bị thiến con cò,
Chẳng buồn đánh đấm reo hò với ai!
Ấy cứ việc cởi truồng tắm mát,
Kệ dòng sông dào dạt mây mưa.
Đêm về một giấc say sưa,
Thênh thang thoả sức vui đùa lại hay!
Tháng cũng có tuần chay tuần mặn,
Cũng tình trường dài ngắn tinh vi.
Vài chung rượu thuốc nhâm nhi,
Con cua con cá con gì cũng ăn.
Sông cứ chảy, băn khoăn chi tá,
Bao anh hùng đi cả còn đâu.
Ngoài kia sương khói một màu,
Nhập nhoà nhân ảnh dãi dầu nắng mưa.
Ta thả sức vui đùa như trẻ,
Mặc đục trong cuộc thế được thua.
Giang hồ múa hát say sưa,
Bóng câu cửa sổ bao giờ chẳng hay...

Đương thời, Vương Trí với Lại Nguyên Bá đại hiệp là cặp bài trùng, đứng canh cửa ở võ đường Võ Đang trong nhiều năm. Lại Nguyên Bá hay đi đào bới các cổ mộ để tìm hiểu bí kíp võ công của người xưa. Y cùng với bọn giang hồ võ lâm trong môn phái Cổ Mộ hay làm các lễ hội mở nắp quan tài người xưa, thường những khi ấy y hay mang theo rất nhiều nước thơm để rẩy vào họ.
Trong võ lâm, thường khi người ta còn sống, chẳng ai tung hô khen ngợi gì đến võ công, nhưng khi vừa mới nằm xuống, đã thấy khối kẻ nước mắt lưng tròng, bù lu bù loa rằng người vừa mới chết là bậc anh hùng tài cao này nọ. Thật nực cười nhưng mà thói đời là thế, biết làm sao được. Vậy có thơ rằng:

Chốn giang hồ hư danh bao kẻ,
Sống trên đời huyết lệ đầy vơi.
Dẫu rằng tài giỏi mấy mươi,
Tránh sao bia đỡ tiếng cười thế gian?
Ai chẳng lúc cơ hàn khốn khó
Ai chẳng khi cơ nhỡ, sa chân?
Nhiều khi cũng phải cù lần,
Nhiều khi cũng phải phân vân một mình.
Đường thiên lý vô tình lưỡi kiếm,
Trách ai đây, ai trách làm chi?
Chết rồi ai cãi làm gì,
Mặc cho hậu thế tuỳ nghi xét giùm.
Vẩy nước thơm biết công hay tội,
Biết bao người bỗng thối thành thơm.
Vội vàng quả trứng bát cơm,
Thắp quàng một nén hương thơm nửa vời.
Chết cũng chẳng yên nơi cổ mộ,
Hư danh thời chết cũng hư danh!
Lẽ đời quẩn quẩn quanh quanh,
Kìa ai nước mắt lạnh tanh khóc đời?
“Giang hồ sót lại mình tôi
Quê người đắng khói quê người cay men” [1]

Cuộc sống vẫn trôi như dòng sông kia vẫn trôi vô cùng vô tận. Mọi sự ở đời xét cho cùng thật vô nghĩa lý.
Thật là:

Luận anh hùng, hậu sinh tìm lẽ sống
Chẳng còn chi, tất cả hoá hư vô.

Muốn xem số phận của các anh hùng trong võ lâm rồi sẽ ra sao mời đọc sang chương 9.
Võ lâm ngoại sử
Mục lục
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14 & 15