Vợ Chồng
Tác giả: TieuDiep
Ngày trước vợ chồng nhà sang trọng gọi nhau bằng "cậu mợ", thầy thông phán thì gọi nhau bằng "thầy cô". Thông thường thì họ gọi nhau bằng "anh chị", cho đến khi có con thì lại gọi nhau bằng "thầy em". Có những gia đình thô tục thì gọi nhau bằng "bố cu mẹ đĩ", và có người lại gọi là "bố nó mẹ nó", có khi cả hai vợ chồng lại gọi nhau là "nhà ta". Ở vào vùng Quảng Nam thì vợ gọi chồng là "anh", chồng gọi vợ là "em". Ở Nghệ Tĩnh vợ chồng gọi nhau là "gấy nhông". Ngày nay vợ chồng còn trẻ thường dùng "anh em", và khi đã về tuổi xế chiều lại gọi nhau là "ông bà". Thông thường tùy theo mỗi tục lệ của gia đình mà xưng hô cho hợp.
Vợ chồng cư xử hòa thuận với nhaụ Ca dao Việt Nam có chép rằng: "Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn." Câu trên mang hàm ý rằng nếu vợ chồng hòa thuận với nhau thì dù việc có khó đến đâu vẫn có thể làm được. Chồng phải giữ "Nghĩa" với vợ, và người vợ phải giữ chữ "tiết" với chồng đó là phong tục của dân tạ
Trong một gia đình Việt Nam ngày trước thường chú trọng vào nghĩa vụ của người vơ.. Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi nuôi cả chồng, hay giúp chồng lo lắng công việc, gánh vác giang sơn nhà chồng. Và bên cạnh đó còn phải sinh đẻ và nuôi dưỡng, coi sóc con cái thì mới được hai chữ "nội trợ" Chẳng những vậy còn phải có tứ đức. Tứ đức có đủ thì mới được gọi là hiền. Tứ đức bao gồm: Phụ dung, phụ công, phụ ngôn, phụ ha.nh.
-----Phụ Dung: có dáng người hòa nhã, chải chuốt gọn gàng, sạch sẽ.
-----Phụ Công: Khéo các nghề như vá may thêu dệt, và còn phải biết buôn bán, cầm kỳ thi họạ
-----Phụ Ngôn: lời ăn tiếng nói phải khoan thai dịu dàng, không cẩu thả, the thé. Phải mềm mỏng để cho ai cũng dễ nghẹ
-----Phụ Hạnh: là nết na trên kính dưới nhường, trong nhà chiều chồng thương con, hiền hậu với anh em họ hàng nhà chồng. Ra vào nhu mì chín chắn không cay nghiệt với aị
Không những tứ đức mà còn phải có Tam Tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Có nghĩ là ở nhà chưa lập gia đình thì người con gái phải nghe lời cha mẹ, khi đã xuất giá theo chồng thì phải phục tùng chồng, đến khi chồng chết thì theo con.
Vì phong tục như vậy nên khi người con gái đi lấy chồng dù dở sống dở chết vẫn phải nương nhờ nhà chồng chớ không ai giúp đỡ. Hoàn cảnh đó đã khiến cho người vợ phải hết sức lo cho gia đình chồng để giúp họ cũng như giúp mình.
Nói về nghĩa vụ người chồng thì chồng phải có cử chỉ ở đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, khiến cho vợ được nương nhờ sung sướng hơn.
Vợ chồng đồng tâm hiệp lực, người lo trong, kẻ lo ngoài thì việc gia đình được chu toàn. Người chồng không nên để cho vợ gánh hết mà chỉ quanh năm ở nhà trông cậy vào tài của vợ thì bị người đời gọi là "kẻ hèn".
Người vợ trong gia đình tuy là phải lo toàn trách nhiệm và bổn phận nhưng quyền hạn lại hạn chế hầu như không có. Trong khi đó người chồng lại có những quyền bất công bằng cho người vợ, đó cũng là do phong tục của dân ta trọng nam kinh nữ. Tiền của của hai vợ chồng làm ra hoặc của người chồng hay người vợ làm ra đều gọi là của chồng cả. Dù cho chồng ở nhà chỉ lo chơi bời, người vợ phải buôn bán gồng gánh nuôi con, nhưng tiền làm ra do công sức của vợ lại được coi là của chồng. Vì vậy có câu chép rằng: "Trai tay không, không ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng phải nhờ chồng."
Không những về chuyện tiền bạc mà còn việc giao thiệp với người ngoàị Người đàn ông có quyền giao thiệp bất kể ai ở ngoài nhưng đàn bà thì không được quyền dự đến việc này việc kiạ Cho nên từ trong họ cho đến làng xã, việc tiếp khách và các chuyện xã hội là không quan hệ đến đàn bà. Vì vậy mà đàn bà hồi trước lại ít kiến thức, được coi gần như một người vô dụng ở đờị
Vì bị coi là người vô dụng nên họ cũng không có quyền tự dọ Chỉ có người đàn ông có quyền tự dọ Tự do đây nghĩa là người chồng muốn chơi bời, đi lại đâu thì đi, người vợ không có quyền ngăn cấm. Nếu vợ hơi có ý thì được coi là trái với gia pháp và người chồng có thể chửi mắn đánh đập. Chồng có thể lấy năm bảy vợ, nhưng ngược lại vợ chỉ phép lấy một chồng. "Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng."
Đạo vợ chồng ngày trước có nhiều điều trái với sự công bằng tự do của một con ngườị Vì vậy khi xã hội ngày càng phát triển thì những tục lệ bất công đó dần dần bị bỏ đi theo thời gian. Và điều trên hết mà vợ chồng cần có cho nhau trong mọi thế hệ không ai thay đổi được đó là thương yêu, quý trọng, hòa nhã với nhaụ Vì tạo hóa đã sinh ra có trai có gái mới công bằng cho tự nhiên, cho nên cả hai đều phải có những quyền lợi bằng nhau và luôn kính nể nhaụ
Ngày trước vợ chồng nhà sang trọng gọi nhau bằng "cậu mợ", thầy thông phán thì gọi nhau bằng "thầy cô". Thông thường thì họ gọi nhau bằng "anh chị", cho đến khi có con thì lại gọi nhau bằng "thầy em". Có những gia đình thô tục thì gọi nhau bằng "bố cu mẹ đĩ", và có người lại gọi là "bố nó mẹ nó", có khi cả hai vợ chồng lại gọi nhau là "nhà ta". Ở vào vùng Quảng Nam thì vợ gọi chồng là "anh", chồng gọi vợ là "em". Ở Nghệ Tĩnh vợ chồng gọi nhau là "gấy nhông". Ngày nay vợ chồng còn trẻ thường dùng "anh em", và khi đã về tuổi xế chiều lại gọi nhau là "ông bà". Thông thường tùy theo mỗi tục lệ của gia đình mà xưng hô cho hợp.
Vợ chồng cư xử hòa thuận với nhaụ Ca dao Việt Nam có chép rằng: "Thuận vợ thuận chồng, tát bể đông cũng cạn." Câu trên mang hàm ý rằng nếu vợ chồng hòa thuận với nhau thì dù việc có khó đến đâu vẫn có thể làm được. Chồng phải giữ "Nghĩa" với vợ, và người vợ phải giữ chữ "tiết" với chồng đó là phong tục của dân tạ
Trong một gia đình Việt Nam ngày trước thường chú trọng vào nghĩa vụ của người vơ.. Người vợ trên phải phụng dưỡng cha mẹ chồng, có khi nuôi cả chồng, hay giúp chồng lo lắng công việc, gánh vác giang sơn nhà chồng. Và bên cạnh đó còn phải sinh đẻ và nuôi dưỡng, coi sóc con cái thì mới được hai chữ "nội trợ" Chẳng những vậy còn phải có tứ đức. Tứ đức có đủ thì mới được gọi là hiền. Tứ đức bao gồm: Phụ dung, phụ công, phụ ngôn, phụ ha.nh.
-----Phụ Dung: có dáng người hòa nhã, chải chuốt gọn gàng, sạch sẽ.
-----Phụ Công: Khéo các nghề như vá may thêu dệt, và còn phải biết buôn bán, cầm kỳ thi họạ
-----Phụ Ngôn: lời ăn tiếng nói phải khoan thai dịu dàng, không cẩu thả, the thé. Phải mềm mỏng để cho ai cũng dễ nghẹ
-----Phụ Hạnh: là nết na trên kính dưới nhường, trong nhà chiều chồng thương con, hiền hậu với anh em họ hàng nhà chồng. Ra vào nhu mì chín chắn không cay nghiệt với aị
Không những tứ đức mà còn phải có Tam Tòng: tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử. Có nghĩ là ở nhà chưa lập gia đình thì người con gái phải nghe lời cha mẹ, khi đã xuất giá theo chồng thì phải phục tùng chồng, đến khi chồng chết thì theo con.
Vì phong tục như vậy nên khi người con gái đi lấy chồng dù dở sống dở chết vẫn phải nương nhờ nhà chồng chớ không ai giúp đỡ. Hoàn cảnh đó đã khiến cho người vợ phải hết sức lo cho gia đình chồng để giúp họ cũng như giúp mình.
Nói về nghĩa vụ người chồng thì chồng phải có cử chỉ ở đúng đắn, biết thương yêu, quý trọng vợ, khiến cho vợ được nương nhờ sung sướng hơn.
Vợ chồng đồng tâm hiệp lực, người lo trong, kẻ lo ngoài thì việc gia đình được chu toàn. Người chồng không nên để cho vợ gánh hết mà chỉ quanh năm ở nhà trông cậy vào tài của vợ thì bị người đời gọi là "kẻ hèn".
Người vợ trong gia đình tuy là phải lo toàn trách nhiệm và bổn phận nhưng quyền hạn lại hạn chế hầu như không có. Trong khi đó người chồng lại có những quyền bất công bằng cho người vợ, đó cũng là do phong tục của dân ta trọng nam kinh nữ. Tiền của của hai vợ chồng làm ra hoặc của người chồng hay người vợ làm ra đều gọi là của chồng cả. Dù cho chồng ở nhà chỉ lo chơi bời, người vợ phải buôn bán gồng gánh nuôi con, nhưng tiền làm ra do công sức của vợ lại được coi là của chồng. Vì vậy có câu chép rằng: "Trai tay không, không ăn mày vợ, gái trăm vạn cũng phải nhờ chồng."
Không những về chuyện tiền bạc mà còn việc giao thiệp với người ngoàị Người đàn ông có quyền giao thiệp bất kể ai ở ngoài nhưng đàn bà thì không được quyền dự đến việc này việc kiạ Cho nên từ trong họ cho đến làng xã, việc tiếp khách và các chuyện xã hội là không quan hệ đến đàn bà. Vì vậy mà đàn bà hồi trước lại ít kiến thức, được coi gần như một người vô dụng ở đờị
Vì bị coi là người vô dụng nên họ cũng không có quyền tự dọ Chỉ có người đàn ông có quyền tự dọ Tự do đây nghĩa là người chồng muốn chơi bời, đi lại đâu thì đi, người vợ không có quyền ngăn cấm. Nếu vợ hơi có ý thì được coi là trái với gia pháp và người chồng có thể chửi mắn đánh đập. Chồng có thể lấy năm bảy vợ, nhưng ngược lại vợ chỉ phép lấy một chồng. "Tài trai lấy năm lấy bảy, gái chính chuyên chỉ có một chồng."
Đạo vợ chồng ngày trước có nhiều điều trái với sự công bằng tự do của một con ngườị Vì vậy khi xã hội ngày càng phát triển thì những tục lệ bất công đó dần dần bị bỏ đi theo thời gian. Và điều trên hết mà vợ chồng cần có cho nhau trong mọi thế hệ không ai thay đổi được đó là thương yêu, quý trọng, hòa nhã với nhaụ Vì tạo hóa đã sinh ra có trai có gái mới công bằng cho tự nhiên, cho nên cả hai đều phải có những quyền lợi bằng nhau và luôn kính nể nhaụ