Chương 14
Tác giả: V. MALENTIEV
Các nhà du hành vũ trụ nghỉ ngơi, ăn uống và khốn khổ vì lực hút của vũ trụ; thân thể nặng như chì, thái dương giật giật và phía dưới nách lúc nào cũng đau âm ỉ. Nhưng dần dần họ cũng quen vì con tàu mới chỉ bắt đầu đi vào hướng Thiên Hà. Tức là việc tăng tốc còn kéo dài.
Miro rất khổ sở vì tình trạng tăng trọng lượng. Chắc vì vậy mà cậu ta cứ càu nhàu mãi:
- Người của ta cái gì cũng biết tính toán. Ngay cả bông hoa phát triển ra sao và đường bay của con bươm bướm như thế nào cũng tính toán được. Thế mà vẫn không cân bằng được lực hút và gia tốc trong con tàu vũ trụ. Tại sao thế nhỉ? Họ tiếc năng lượng ấy mà.
Zed đáp lại:
- Năng lượng thì liên quan gì đến việc này? Chúng ta muốn có bao nhiêu năng lượng chẳng được. Vấn đề là không đủ chỗ. Chính cậu đã học qua môn đồ thị vũ trụ và biết khó mà lập các đồ thị và giải các phương trình về việc liên hợp hai lực này. Nhất là với các hệ thống thu năng lượng của chúng ta.
Miro phát cáu:
- Tớ hiểu tất. Nhưng chính vì tớ hiểu mà tớ bực mình: phần công việc quan trọng nhất thì chúng ta không được giao cho người máy. Chúng chẳng hiểu gì cả.
- Không, vấn đề có phải như thế đâu? Chế tạo những người máy thông thạo việc không khó lắm. Nhưng con tàu của chúng ta không có chỗ nào để chứa chúng cả.
- Nói như vậy không được. Phải làm những người máy nhỏ hơn chứ!
- Chúng ta chưa biết cách làm.
- Chính điều đó làm mình bực mình đấy. Vừa mới học xong trình độ sơ đẳng đã phải chạm ngay với người máy. Thật không tài nào chịu nổi. Lúc thì phải kiểm tra những người máy chịu trách nhiệm theo dõi, nhỡ chúng lầm lẫn thì sao? Lúc thì phải sống như bị nhốt trong cũi ấy. Người ta muốn làm gì anh thì làm, nào tăng trọng lượng, còn anh vẫn nằm đấy mà vui mừng vì việc vẫn chẳng có ai thực sự lo việc cân bằng trọng lực cả. Kỳ quái thật, tớ nói thực đấy, kỳ quái thật!
Họ còn tranh luận một lúc nữa. Trong khi ấy, Iuri lắng nghe và em rút ra hai kết luận: thứ nhất, những người máy không toàn năng như em tưởng. Thậm chí chúng còn là những kẻ ít hiểu biết nữa. Thứ hai, trên con tàu có một thiết bị năng lượng lý thú nào đó muốn dùng bao nhiêu nhiên liệu cũng được.
Ai cũng biết là thế giới chỉ có một loại động cơ mà “nhiên liệu” có thể “bao nhiêu cũng được”. Nhưng đáng tiếc thứ động cơ ấy lại là “động cơ vĩnh cửu”. Mà động cơ vĩnh cửu làm gì có!
Các động cơ cũng có giới hạn, đấy là chất đốt. Trên con tàu vũ trụ tương đối nhỏ như thế này, không thể có nhiều chất đốt đến thế được, dù đó là thứ chất đốt tuyệt diệu nhất, quý giá nhất và có ích nhất chăng nữa. Nếu nó đẩy được con tàu đến những tốc độ lớn lao, gần bằng tốc độ ánh sáng, thì việc tiêu thụ thứ chất đốt ấy phải là kinh khủng lắm.
Vậy thì cái mà bài toán đòi hỏi phải tìm ra là các nhà du hành vũ trụ lấy ở đâu được nhiêu liệu cho các động cơ của họ?
Chính đó là điều Iuri hỏi Miro khi cậu ta quay mặt về phía em.
Miro ngẫm nghĩ và hơi lưỡng lự nhìn về phía Iuri. Cậu ta đang tính toán xem liệu cái chú bé ngốc nghếch này có hiểu được những chuyện quan trọng như vậy hay không nên đùa lảng đi và không giảng giải những điều mà người trên Trái đất xanh còn chưa thể hiểu biết được.
Sau đó Miro nhăn trán và chắc là quyết định rằng, dù muốn hay không cũng nên giảng giải vì Iuri đang bay cùng cả bọn. Cậu ấy bình đẳng với mọi người. Tất nhiên cậu ấy không phải hiểu ngay tất cả. Cũng có vấn đề không hiểu được. Nhưng sau này, khi bản thân cậu ấy muốn cậu ấy sẽ tìm hiểu, sẽ đọc và rồi hiểu tất.
Vậy thì cần phải giảng giải, Miro thở dà mệt mỏi hỏi:
- Cậu có biết nguyên tử là gì không?
- Có chứ - Iuri trả lời ngay, giọng có vẻ hơi phật ý. Em không thích giọng nói của Miro cũng như không thích việc bị hỏi lần thứ hai về nguyên tử - Tớ còn lạ gì nguyên tử nữa, tớ biết trong nguyên tử có hạt nhân và quay xung quanh hạt nhân là các điện tử. Đôi khi có cả proton nữa. Hoặc neutron và các hạt cơ bản khác.
- Cừ lắm! – Miro hơi nhỏm dậy, nhưng lực hấp dẫn ghê gớm và mãnh liệt đã ép cậu ta xuống – Giỏi lắm! Vậy chắc cậu biết ánh sáng thường gồm những lượng tử gì chứ?
Thật ra Iuri không biết điều đó. Nhưng em đã có một kinh nghiệm cay đắng dạy cho biết, do đó em đồng ý.
- Hao!
- Nếu vậy thì cậu hiểu rằng lượng tử là những hạt vật chất rất nhỏ, cũng gần giống các hạt cơ bản khác của hạt nhân nguyên tử hay của điện tử, và nói chung, của những hạt lớn. Bây giờ, cậu hãy nhìn lên màn ảnh và biết đâu cậu chẳng hiểu được ít nhiều.
Iuri nhìn lên mành ảnh và chỉ thấy cảnh tranh tối tranh sáng, tim tím xanh xanh của khoảng không và lấm chấm sao. Thỉnh thoảng ánh sáng hồng hồng xanh xanh hay đỏ thắm của một ngôi sao gần hoặc rất lớn xen vào màn ảnh, rồi sau, bản thân ngôi sao cũng dần dần xuất hiện trên đó và tiếp tục trôi đi. Thỉnh thoảng trên màn ảnh ngang dọc lại dọc ngang những tia sáng thẳng tắp từ những ngôi sao vô hình toả ra. Thỉnh thoảng màn ảnh lại sáng lên và trở nên xam xám nhưng vẫn giữ được vẻ mịn đen như nhung. Thỉnh thoảng, một phần của màn ảnh bỗng rực sáng, có một đám tinh vân bay qua, đó là một đám sao hay một đám khí vũ trụ nóng sáng.
Tóm lại, ở bên ngoài con tàu, trong khoảng không mênh mông sâu thẳm hay cao tít của vũ trụ, luôn luôn có những áng hồi sinh hay tia sáng bay vơ vẩn. Tức là các lượng tử - những hạt vật chất nhỏ xíu tạo thành các dòng ánh sáng – cũng bay vơ vẩn.
Iuri liền nói:
- Tất nhiên, cũng không hiểu được nhiều nhưng dù sao vẫn có thể hiểu được một điều là ở ngoài kia có rất nhiều lượng tử.
- Đúng lắm. Vậy bây giờ cậu thử tưởng tượng xem cái gì sẽ xuất hiện ở trong các giải ngân hà, khi các ngôi sao cực già vỡ nổ hay những ngôi sao cực trẻ tạo thành?
Iuri ngần ngừ định nói thì Miro đã tiếp lời:
- Thế này nhé. Sau những vụ nổ như thế thì chính những mảnh vụn của những thứ vật chất cấu tạo nên ngôi sao đó nổ vỡ lại bắn tung ra các phía với tốc độ hết sức lớn. Ngoài các mảnh vụn và các lượng tử này, cậu hãy nhớ là còn có đủ loại khí hơi thường xuyên bay vơ vẩn trong vũ trụ. Khi ấy cậu sẽ hiểu rằng những khoảng xa xăm của vũ trụ khi ấy không phải hoàn toàn là chân không như chúng ta đã???????? không vũ trụ có vật chất mặc dù là lượng rất nhỏ. Thậm chí có cả các luồng gió vũ trụ, tức là những luồng gió mặt trời đặc biệt, thổi bạt đuôi các ngôi sao chổi nữa…
- Nhưng chính cậu bảo rằng đấy không phải là vật chất mà là những mảnh vụn của chất kia mà?
- Cậu này lạ thật! Thế… thế chẳng hạn như các cậu đun bếp bằng gì ở Trái đất các cậu?
- Chúng tớ đun bằng than hay củi.
- Được! – Miro nghĩ một lát rồi gật đầu - Thế các cậu không tống vào bếp cả một cây to hay cả một vỉa than chứ?
- Tất nhiên là không rồi.
- Vậy các cậu làm thế nào?
- Chúng tớ nghiền vụn than ra, còn củi cũng bổ thành khúc nhỏ.
- Tức là các cậu đem thứ vật chất dùng để đun bếp đập ra thành những mảnh vụn hết sức nhỏ chứ gì? Đúng không?...
- Hoá ra…
- Vậy thì có gì đáng ngạc nhiên nếu như mảnh vụn vật chất ấy cũng bay vơ vẩn trong vũ trụ? Mà chúng ta thì cần chính những mảnh vụn vật chất ấy. Vì để đốt nóng các động cơ của chúng ta, chúng ta không thể dùng các hành tinh nguyên vẹn mà chỉ có thể dùng các mảnh vụn của nó thôi.
Mọi việc đều có vẻ đúng, hoặc ít hoặc nhiều. Iuri đã học được cách nói chuyện với những người da xanh. Nếu không hiểu hoặc còn nghi ngờ gì thì đừng để lâu, cứ hỏi luôn. Những người da xanh sẽ giảng giải ngay.. Nếu điều giảng giải không những hiểu được mà còn hợp lý thì tức là mọi việc đều đúng. Có thể tiếp tục được.
Nhưng bây giờ Iuri thấy có một điều không hợp lý. Nếu Miro nói thật và quả thực người da xanh cho chạy các con tàu vũ trụ bằng mảnh vụn vật chất thì các mảnh vụn phải rất nhiều hoặc ít ra cũng phải khá nhiều. Vậy mà chính Miro lại bảo rằng trong vũ trụ chúng cực kỳ ít ỏi. Nếu thế thì con tàu vũ trụ bay bằng gì? Bằng cái thứ cực kỳ ít ỏi ấy ư?
Iuri nhận xét:
- Không, cậu nói có chỗ chưa ổn.
Thật ngạc nhiên, Miro không có vẻ gì bực bội cả. Cậu ta chỉ mỉm cười:
- Cậu không tính đến vận tốc.
- Vận tốc gì?
- Vận tốc của con tàu vũ trụ chứ còn gì nữa? Vì chúng bay rất nhanh cơ mà. Lúc đầu là vài kí lô mét/giây, lúc sau là vài chục kí lô mét/giây và cứ tăng lên mãi. Nếu càng bay nhanh nó càng có nhiều lượng tử, mảnh vụn các nguyên tử, chính các nguyên tử, rồi mảnh vụn các nguyên tử của các thế giới khác và chính các phân tử đó sa vào đường bay của con tàu ngày một thường xuyên hơn và dày đặc hơn. Đôi khi gặp cả những đám mây bụi vũ trụ, những viên sao băng nhỏ và các loại giống như thế. Tất cả những cái đó đều dùng làm chất đốt được.
- Vậy các cậu vừa bay vừa thu thập chúng à? Làm sao có thể làm được như thế nhỉ?
- Điều đó đơn giản hơn cậu tưởng rất nhiều. Trong khi con tàu vũ trụ bay thì các mảnh vụn bay ngược chiều với nó. Trên Trái đất các cậu, người ta đã chế tạo những con tàu có lớp vỏ bọc dội lại hết những gì bay ngược lại và xuyên ngang. Đúng không?
- Đúng.
- Nhưng chúng tớ lại làm trái lại. Vỏ bọc con tàu của chúng tớ hút tất cả những gì bay ngược lại và xuyên ngang. Tất cả các lượng tử, tất cả các điện tử, các hạt nhân và các nguyên tử khi gặp con tàu chúng tớ đều dính vào như ruồi dính vào mật ấy. Hơn nữa, hạt nào bay với năng lượng càng lớn thì nó càng xuyên sâu vào lớp vỏ bọc con tàu và góp sức vào công việc chung bằng cách trao lại năng lượng của nó cho con tàu.
- Công việc chung nào kia? – Iuri hỏi cho chắc chắn, em đã cảm thấy rõ là bây giờ mọi thứ đã hợp lý và hình như Miro đang kể những điều quan trọng.
- Công việc chung nào kia? – Iuri hỏi cho chắc chắn, em cảm thấy rõ bây giờ mọi việc đã có vẻ hợp lý và hình như Miro đang kể những điều quan trọng.
- Công việc chung nhằm biến đổi năng lượng và vật chất, cậu hiểu chứ?
- Chưa hiểu hết.
- Rồi cậu sẽ hiểu. Ta tiếp tục nhé. Những hạt vật chất rơi vào vỏ con tàu và lập tức được phân loại ngay ở đấy. Cậu có nhìn thấy những đốm sáng lúc nào cũng nhấp nháy và chạy lằng nhằng trên tường chứ?
- Một vài đốm sáng dùng để kiểm tra những thiết bị biến đổi các hạt hết sức đơn giản, những hạt đó chính là vật liệu cấu tạo nên vỏ con tàu. Còn tất cả những đốm sáng khác chỉ là những thứ dính vào vỏ bọc con tàu, được nó biến đổi để có thể sử dụng được mà thôi.
- Làm sao chúng có thể biến đổi những mảnh vụn thành vỏ bọc con tàu được? Và lấy đâu ra năng lượng để làm việc đó? Lấy ở vỏ bọc ư?
Trong khi Iuri còn đang đánh vật với mớ thắc mắc ấy thì Miro bình tĩnh và hào phóng kể cho em biết một trong những ví dụ xác nhận định luật nghiên cứu vĩnh cửu và bảo toàn năng lượng. Iuri mơ hồ nhớ rằng hình như ở trường em đã học qua định luật này, nhưng không ai tưởng tượng được nó lại bao quát và ghê gớm đến mức tác động cả trong vũ trụ.
- Khi hạt nhân hay lượng tử hoặc điện tử xuyên vào vỏ bọc con tàu và trao cho nó một phần năng lượng thì các thiết bị biến đổi trước hết tiến hành phân loại. Sau đó chúng nghiên cứu xem trên tàu thiếu những nguyên tử nào và tiến hành sản xuất những nguyên tử ấy bằng cách hoá hợp, tổng hợp. Mà khi tổng hợp thì có toả ra năng lượng. Chúng tớ thu những năng lượng ấy và dùng nó để sản xuất ra những nguyên tử mới. Quá trình như vậy diễn ra liên tục. Kết quả là như thế nào? Những mảnh vụn của vật chất từ ngoài vũ trụ xâm nhập vào vỏ bọc con tàu và được sử dụng để tạo ra năng lượng mới. Đừng vội, Iuri, tớ xin nói ngay cho cậu biết là vỏ bọc của con tàu chúng ta không phải vĩnh viễn đâu. Nó luôn luôn dày lên hoặc mỏng đi đấy.
- Miro này, nhưng khi các cậu đỗ trên trái đất, tớ thấy trên vỏ tàu có những vết tích do sao băng gây nên cơ mà?
- Có gì đặc biệt đâu? Dĩ nhiên là chúng tớ có thể gặp sao băng chứ. Nếu sao băng quá lớn, nó có thể phá vỡ cả con tàu của chúng tớ nữa là khác. Nhưng điều đó chỉ xảy ra nếu những người máy bảo vệ không làm việc thôi. Vả lại, những ngôi sao băng như vậy rất ít, cực kỳ ít. Còn thường thường, đấy chỉ là những ngôi sao băng nhỏ không có gì đặc biệt và bay lung tung. Dù chúng có va vào chúng ta đi nữa thì chúng cũng tan thành bụi khi đập vào lớp vỏ bọc, còn bụi đó thì bị chúng ta tiêu thụ ngay.
Họ im lặng ngẫm nghĩ. Miro nghĩ đến công việc vũ trụ nào đó của mình, còn Iuri nghĩ tới việc những người da xanh rõ ràng đã tìm ra được cách giải quyết thông minh nhất, đơn giản nhất và khôn khéo nhất.. Dường như họ đã chế tạo được động cơ vĩnh cửu. Có thể gọi là loại động cơ vĩnh cửu vì nó thu lấy năng lượng trong vũ trụ. Mà vũ trụ thì vĩnh cửu. Nhưng mặt khác động cơ này đã không hoàn toàn vĩnh cửu vì nếu nó làm việc quá lâu và không kịp bổ sung dự trữ chất đốt thì nó sẽ ngừng hoạt động. Tức là mọi việc đều đúng. Nó vĩnh cửu như vũ trụ. Nhưng vì bản thân vũ trụ không có gì vĩnh cửu nên cả động cơ ấy cũng không vĩnh cửu…