watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa Sa Mạc-Chương 10 - tác giả Waris Dirie Waris Dirie

Waris Dirie

Chương 10

Tác giả: Waris Dirie

Sau đêm tôi dùng trục cán bột đập vào mặt Haji, không người nào trong nhà nói đến sự việc rắc rối ấy nữa. Tôi chúng tôi tưởng như cuộc đến thăm đêm trước của cậu chỉ là một giấc mơ xấu, trừ một điều khác rất lớn. Mỗi lần gặp Haji trong hành lang, cậu không còn nhìn tôi chằm chằm, thèm khát nữa. Vẻ mặt ấy đã thay bằng sự căm hận không giấu diếm. Tôi thầm biết ơn vì đã cầu nguyện, sự việc khó chịu này trong đời tôi đã đến hồi kết thúc. Song ngay sau đó lại xảy ra một việc mới.
Chú Mohammed báo tin trong vài tuần nữa cả nhà sẽ trở về Somalia. Nhiệm kỳ bốn năm làm đại sứ Somalia sắp hết, và chúng tôi sẽ hồi hương. Khi mới đến đây, bốn năm đối với tôi như cả cuộc đời, nhưng lúc này tôi không tin là thời hạn đã hết. Thật đáng tiếc, tôi không vui vẻ gì về việc trở lại Somalia. Tôi muốn trở về giàu có và thành công như mọi người dân Phi châu mơ ước hồi hương từ một nơi giàu có như nước Anh. Ở một đất nước nghèo khó như quê hương tôi, dân chúng không ngừng tìm cách ra nước ngoài, bám lấy những nơi như Saudi, Châu Âu hoặc Mỹ, cố kiếm ít tiền giúp đỡ gia đình cơ cực của họ.
Vậy mà lúc này, sau bốn năm ở nước ngoài, tôi sắp trở về với hai bàn tay trắng. Tôi biết nói gì khi xong nhiệm vụ và trở về? Chả lẽ kể với mẹ tôi là tôi đã học được cách nấu mì ống? Trở lại với những cuộc di chuỷên bằng lạc đà, chắc chắn tôi chẳng bao giờ nhìn thấy mì ống lần nữa. Hoặc kể với cha tôi là tôi đã học được cách lau chùi toilet. "Hả? toilet là cái gì hả?" ông sẽ nói thế. Thế còn tiền, tiền mặt, là thứ ông có thể hiểu được – một thứ ngôn ngữ cho toàn thế giới. Thứ mà gia đình tôi chưa bao giờ có nhiều.
Lúc dì và chú tôi đã sẵn sàng trở về Somalia, tôi dành dụm được một khoản tiền còm cõi trong số lương hầu gái của tôi, thật khó mà coi là một khoản tiền lương thoả đáng. Song ước mơ của tôi là kiếm đủ tiền mua biếu cha mẹ tôi một căn nhà, một chỗ để mẹ tôi ở, không phải lang thang đây đó liên miên và làm việc quần quật để sống. Mơ ước này không phải là quá đáng, vì theo tỷ giá hối đoái, tôi chúng tôi mua một ngôi nhà ở Somalia với vài ngàn đô la. Muốn thực hiện được mục tiêu này, tôi sẵn sàng ở lại Anh để kiếm tiền, vì nếu tôi ra đi chắc chắn sẽ không thể trở lại. Xoay xoả cách nào thì tôi chưa biết, nhưng không hiểu vì sao, tôi tin rằng mọii sự sẽ thực hiện được, khi tôi thóat khỏi cảnh làm việc như một nô lệ cho dì và chú tôi. Nhưng họ không đồng ý.
- Cháu ở lại đây làm cái quái gì kia chứ? – dì tôi tuyên bố - một cô gái mười tám tuổi, không có chỗ ở, không tiền bạc, không nghề nghiệp, không được phép làm việc, lại không biết tiếng Anh? Buồn cười quá thể! Cháu sẽ về cùng với ta.
Từ trước khởi hành khá lâu, chú Mohammed đã báo cho chúng tôi hai điều: ngày ra đi và cần phải làm hộ chiếu xong đâu vào đấy. Tôi đã làm xong, tôi nhanh nhẹn mang hộ chiếu của tôi vào nhà bếp, cho vào bao nilin rồi chôn trong vườn.
Đợi cho đến ngày trước khi bay về Somalia, tôi mới thông báo không tìm thấy hộ chiếu ở đâu cả. Kế hoạch của tôi khá đơn giản: nếu không có hộ chiếu, họ sẽ không thể đưa tôi về. Chú tôi đánh hơi thấy ngay mùi nói láo toét và hỏi:
- Waris, hộ chiếu của cháu có thể ở đâu được? Cháu đã có nó nhưng cháu có thể để ở đâu được?
Rõ ràng thừa biết câu trả lời, vì suốt bốn năm tôi chỉ quanh quẩn ở nhà này.
- Cháu không biết ạ, nhỡ cháu vô tình quăng đi mất trong khi dọn dẹp…- tôi trả lời với bộ mặt thật thà. Ông vẫn còn là đại sứ, và ông có thể giúp tôi nếu ông muốn. Tôi hy vọng rằng nếu chú biết tôi tha thiết muốn ở lại, chú sẽ không bắt tôi hồi hương, thay vì giúp tôi kiếm visa.
- Bây giờ chúng ta sẽ làm gì đây, Waris? Chúngta không thể để cháu ở lại được! – ông giận bầm gan vì tôi đã đẩy ông vào hoàn cảnh này. Trong hai mươi bốn giờ tiếp đó, chúng tôi đã chơi trò đấu trí, xem ai là người chịu thua. Tôi khăng khăng một mực là đã đánh mất hộ chiếu. Chú Mohammed nhất định không giúp gì cho tôi.
dì Maruim có ý tưởng rằng:
- Chúng ta sẽ trói cháu lại, cho vào một cái túi và đem lén lên khoang máy bay, người ta vẫn làm thế.
Lời hăm doạ làm tôi chú ý:
- Nếu dì làm như thế - tôi chậm rãi nói – Cháu sẽ không bao giờ tha thứ cho dì, vĩnh viễn đấy. Dì ạ, dì cứ để cháu ở lại đây. Cháu sẽ ổn thôi mà.
- Vâng, cháu sẽ ổn thôi mà – dì mỉa mai đáp – KHÔNG, cháu sẽ KHÔNG ổn đâu.
Tôi có thể nhìn thấy trên mặt dì lộ vẻ rất lo lắng, nhưng dì lo có đủ giúp tôi không? Dì có nhiều bạn bè ở London, chú tôi có mọi mối quan hệ sứ quán. Một cú điện thoại đơn giản sẽ cho tôi sợi dây cứu sinh, nhưng tôi biết nếu họ tin rằng ngay lúc này ho có thể lừa tôi trở lại Somalia, họ sẽ không gọi cú điện thoại ấy.
Sáng hôm sau, cả toà biệt thự bốn tầng thành một khối hỗn loạn vì ai cũng lo đóng gói, điện thoại réo, rất nhiều người đến và đi khỏi nhà. Trên gác, tôi chuẩn bị rời căn phòng nhỏ bé của mình, gói ghém cái túi rẻ tiền với vài thứ vật dụng ít ỏi tôi đã tích cóp được trong thời gian ở Anh. Đến lúc cuối cùng, tôi ném hầu hết mớ quần áo mặc thừa vào thùng rác, quyết định vì chúng quá xấu xí và làm tôi trông như bà già. Tại sao lại phải tha lôi cả mớ những thứ rác rưởi ấy làm gì? Vẫn là một người du mục, tôi ra đi thật nhẹ nhàng.
Lúc mười một giờ, tất cả khuân vào phòng khách để lái xe chất các túi, bao lên xe. Tôi đứng lại giây lát, nhớ lại cách tôi đi đến đây nhiều năm trước – người lái xe, xe hơi, đi vào phòng này, nhìn thấy chiếc sofa trắng muốt, cái lò sưởi, lần đầu tiên tôi gặp dì. Buổi sáng âm u ấy cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tuyết. Lúc đó mọi thứ ở đất nước này đối với tôi thật kỳ dị thế nào ấy. Tôi ra xe với dì Maruim mệt lả, dì nói:
- Dì biết nói với mẹ cháu thế nào đây?
- Dì cứ nói với mẹ cháu là cháu khoẻ, và sẽ sớm biết tin cháu.
Dì lắc đầu vào xe. Tôi đứng trên hè vẫy tay chào biệt mọi người, rồi bước xuống đường nhìn theo chiếc xe cho đến lúc khuất tầm mắt.
Tôi không nói dối đâu, tôi rất sợ. Cho đến lúc này tôi vẫn chưa tin rằng họ để mình tôi lại. Nhưng lúc đứng giữa phố Hanky, tôi thực sự có một mình. Dù vậy tôi không nghĩ xấu về dì và chú tôi , họ vẫn là người nhà tôi. Họ đã cho tôi một cơ hội bằng cách đưa tôi đến London, và tôi sẽ biết ơn họ mãi mãi. Lúc họ đi rồi, tôi đoán họ sẽ nói "Cháu muốn ở lại thì đây là cơ hội của cháu. Hãy tiến lên, làm việc cháu muốn. Nhưng chúng ta không yên tâm về cháu, vì chúng ta nghĩ cháu sễ về nhà với mọi người". Tôi chắc họ cảm thấy thật hổ thẹn khi để một cô gái trẻ ở lại Anh một mình, không có người đi kèm. Tuy nhiên, đến lúc cuối cùng quyết định là của tôi, và vì tôi đã chọn ở lại, lúc này ntg hiểu chịu trách nhiệm về số phận của mình.
Cố chống lại cảm giác sợ hãi đang áp đảo, tôi trở vào nhà. Tôi đóng cửa trước và vào bếp nói chuyện với người duy nhất ở lại – người nấu bếp, bạn cũ của tôi. Anh ta đón tôi bằng câu:
- Ra thế, hôm nay cô phải đi thôi. Tôi là người duy nhất ở lại đây chứ không phải cô. Cô phải đi thôi. – Anh ta chỉ tay ra cửa.
Ô phải, anh ta chỉ đợi lúc chú tôi đi rồi để nói với tôi câu đó. Vẻ tự đắc trên bộ mặt chẳng thân thiện gì của anh ta lộ rõ việc sai phái tôi làm anh ta rất khoái trá. Tôi đứng đó, dựa lưng vào khung cửa thầm nghĩ, ngôi nhà mới vắng vẻ làm sao, dường như tất cả lúc này đã chết hết rồi.
- Waris, cô phải đi thôi, tôi muốn cô đi ra ngoài…
- Ồ thôi im đi, - trông hắn ta như một con chó đang sủa – tôi sẽ đi, được chưa? Tôi chỉ vào lấy cái túi của tôi thôi.
- Mang ngay đi, nhanh lên. Nhanh lên, vì tôi còn phải…
Lúc ấy tôi đang trèo lên cầu thang, không để ý đến tiếng om sòm của anh ta. Ông chủ đi rồi, và trong lúc tạm thời chờ đại sứ mới đến, người đầu bếp là chủ. Tôi đi khắp các phòng vắng vẻ nghĩ đến mọi lúc vui buồn ở đây và băn khoăn không biết ngôi nhà sắp tới của mình sẽ ở nơi nào.
Nhặt chiếc túi nhỏ bằng vải len thô để trên giường, hất lên vai, tôi xuống bốn tầng gác và ra cửa trước. không như ngày tôi mới đến, hôm nay là một ngày lộng lẫy, đẹp nắng, bầu trời xanh biếc và không khí trong lành như đang mùa xuân. Trong khu vườn nhỏ, tôi dùng một hòn đá đào hộ chiếu, rút từ bao nylon ra và xếp cẩn thận vào túi vải len. Tôi lây tay xoa đất và đi xuống phố. Tôi không thể nén được nụ cười lúc đi trên hè phố, thế là cuối cùng tôi đã tự do. Cả cuộc đời trải dài trước mắt tôi, không biết đi đâu, không ai bảo lãnh. Song dù thế nào đi nữa, tôi biết rồi mọi việc sẽ trôi chảy.
Sau nhà chú tôi, toà đại sứ Somalia là nơi tôi dừng lại đầu tiên. Tôi gõ cửa. Người gác cửa biết rất rõ gia đình tôi, vì thỉnh thoảng anh ta cũng lái xe cho chú tôi.
- Chào cô, cô làm gì ở đây thế? Ông Farah vẫn còn ở thành phố?
- Không ạ, chú tôi đi rồi. Tôi muốn gặp bà Anna, xem có thể kiếm được việc làm ở toà đại sứ không.
Anh ta cười, trở lại ghế và ngồi xuống. Đặt tay ra sau đầu, anh ta thản nhiên dựa vào tường. Trong lúc tôi đứng đó, giữa hành lang, anh ta không hề nhúc nhích. Thái độ của anh ta làm tôi hoang mang, vì người này vẫn thường lịch thiệp với tôi. Lúc này tôi hiểu ra rằng thái độ của anh ta – cũng như của người đâu bếp – đã thay đổi vì chuyến ra đi sáng nay. Chú tôi đi rồi, và không có chú tôi, tôi chẳng là gì hết. Tôi còn kém cả người bình thường và những tên ngu ngốc, hợm hĩnh này sung sướng vì có quyền hành cao hơn tôi.
- Ồ, bà Anna quá bận không gặp cô đâu – người gác cửa cười nhăn nhở.
- Này – tôi cương quyết nói – tôi cần gặp bà ấy.
Anna là thư ký của chú tôi, và bà luôn tử tế với tôi. May sao, nghe thấy tiếng tôi trong hành lang, bà ra khỏi văn phòng xem có chuyện gì.
- Waris! Cô làm gì ở đây thế?
- Cháu không muốn về Somalia với chú cháu – tôi giải thích – cháu chỉ không muốn về mà thôi. Vì thế, cháu, cháu không thể ở lại nhà được nữa, bà biết đấy. Cháu không hiểu bà có biết ai có thể cho cháu làm được không, việc gì cũng được, cháu không ngại đâu ạ. Cháu sẽ làm bất cứ việc gì.
- Thôi được cháu ạ - bà nhướn lông mày lên – nhưng hơi vội quá, chưa thể nói ngay được. Cháu ở lại đâu?
- Cháu chưa biết. Xin bà đừng lo chuyện ấy.
- Cháu có thể cho số điện thoại để tôi có thể tìm cháu chứ?
- Không ạ, vì cháu chưa biết ở đâu. Tối nay, cháu sẽ tìm một khách sạn rẻ tiền – tôi biết bà sẽ mời tôi ở chỗ bà nếu bà có một căn hộ nhỏ - Nhưng sau này cháu có thể quay lại cho bà số để bà liên lạc, nếu có tin gì cần báo.
- Được, Waris ạ, cẩn thận giữ mình nhé. Cháu có chắc là sẽ ổn không?
- Có ạ, cháu sẽ ổn thôi – liếc mắt, tôi thấy người gác cửa không ngừng toe toét như một thằng ngốc – cám ơn bà, cháu sẽ gặp bà sau.
Nhẹ cả người, tôi lại bước ra ánh nắng mặt trời lần nữa và quyết định đi mua sắm. Tôi phải sống chỉ bằng số tiền còm cõi đã dành dụm trong lương làm hầu gái, cho đến khi tìm được việc làm. Nhưng lúc này là phụ nữ sống ở thành thị, tôi cần mua thứ gì tươm tất một chút để mặc. Một bộ quần áo mới sẽ làm tinh thần tôi phấn chấn. Rời toà đại sứ, tôi đến một cửa hàng lớn ở Oxford Circus. Hồi mới đến Londọn tôi đã đến đây với cô em họ Basma. Dì Maruim sai chị em tôi đi mua mấy thứ cho tôi, vì khi đến đây tôi không có quần áo ấm. Thực ra tôi chẳng có quần áo gì ngoài bộ mặc trên máy bay và một chiếc xăng đan bằng da.
Dạo bước qua suốt các giá ở Selfridges, tôi thấy có rất nhiều thứ để chọn lựa đến mê mẩn. Ý nghĩ có thể ở lại đây bao nhiêu lâu tuỳ ý và mặc thử tất cả chỗ quần áo này, đủ thứ màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ, thật say sưa. Cứ nghĩ lần đầu tiên trong đời, tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình cũng say sưa không kém – không bị ai quát bảo đi vắt sữa dê, cho em bé ăn, pha trà, lau sàn, cọ toilet.
Suốt mấy giờ sau đó, tôi ra sức thử quần áo trong phòng thử, có hai cô nhân viên bán hàng giúp. Sử dụng thứ tiếng Anh hạn chế và ra hiệu, tôi tỏ ý muốn có thứ dài hơn, ngắn hơn, rực rỡ hơn. Đến cuối cuộc chạy đua, lúc hàng tá quần áo bị loại chất đầy các giá bên ngoài phòng thử, một trong hai cô bán hàng mỉm cười và nói:
-Thế nào cô bạn, cô đã quyết định chưa?
Cả đống quần áo đã chọn áp đảo tôi, nhưng đến lúc này tôi đâm bực dọc và đi xuống phố, sang cửa hàng bên cạnh xem có gì khá hơn không. Trước khi chia tay với những đồng bảng quý báu, tốt hơn là tôi phải tìm ra cho được thứ ấy.
- Hôm nay tôi không muốn mua gì hết – tôi nói vui vẻ - cám ơn các chị.
Những cô bán hàng tội nghiệp đứng đó, tay ôm đầy quần áo nhìn tôi ngờ vực, rồi nhìn nhau căm phẫn. Tôi đi qua họ và tiếp tục nhiệm vụ của mình: kiểm tra từng mét trên phố Oxford.
Sau khi đi qua vài nơi, tôi vẫn chưa mua được thứ gì. Nhưng như thường lệ, mặc thử đã là niềm vui thực sự đối với tôi rồi. Lúc rời nhà này sang nhà khác, tôi nhận thấy ban ngày đẹp như mùa xuân đang nhạt nhoà, buổi tối mùa đo6ng đang đến mà tôi vẫn chưa có chỗ nghỉ đêm. Tôi vào cửa hàng bên cạnh, và thấy một cô gái châu Phi cao, hấp dẫn đang xem các áo len dài tay xếp ở bàn. Trông cô giống người Somalia, và tôi ngắm kỹ cô, cố tìm cách bắt chuyện với cô. Nhặt một chiếc áo, tôi mỉm cười với cô và nói bằng tiếng Somali:
- Tôi đang định mua một cái, nhưng không biết quyết định ra sao. Chị biết không, hôm nay tôi đã thử rất nhiều quần áo rồi.
Chúng tôi bắt đầu nói chuyện và cô gái cho biết tên là Halwu. Cô thân thiện và hay cười.
- Cậu sống ở đâu, Waris? Cậu làm nghề gì?
- Tôi nói ra thì cậu cười mất thôi. Tôi chắc cậu sẽ tưởng tôi là con điên, nhưng tôi chẳng ở đâu cả. Tôi không có chỗ ở, vì hôm nay gia đình tôi đã ra đi rồi. Họ trở về Somalia – tôi thấy vẻ thông cảm trong mắt cô, và sau này tôi mới biết người phụ nữ này đã từng trải qua mọi thứ.
- Tại sao cậu không muốn về Somalia? – không cần nói ra, cả hai chúng tôi đều hiểu, chúng tôi nhớ nhà và gia đình nhưng ở đấy liệu chúng tôi có cơ hội nào không? Lấy chồng để đổi chác lạc đà ư? Trở thành tài sản của một người đàn ông nào đó ư? Vật lộn từng ngày để sống còn ư?
- Không – tôi nói – Nhưng ở đây tôi cũng chẳng có gì. Chú tôi là đại sứ, nhưng bây giờ ông đã đi rồi mà ông đại sứ mới chưa đến. Vì thế sáng nay người ta tống khứ tôi, và tôi chưa biết mình sẽ đi đâu – tôi cười.
Bàn tay giơ lên trong không khí làm tôi im bặt, vì động tác của cô có thể dẹp tan mọi vướng mắc của tôi:
- Này, mình sống ở ký túc xá YMCA (Hội thanh niên cơ đốc giáo) , gần góc phố kia kìa. Chỗ ở của mình không rộng, nhưng cậu có thể ở lại đêm nay. Mình chỉ có một phòng, nếu muốn nấu ăn, cậu phải xuống tầng khác mà làm.
- Tuyệt quá. Nhưng có chắc không cậu?
- Có, chắc chứ. Mình định nói là đi thôi. Nếu không, cậu sẽ định làm gì?
Chúng tôi cùng về phòng Halwu ở YMCA. Ký túc xá này nằm trong một toà nhà hiện đại cao tầng bằng gạch, có nhiều sinh viên ở trọ. Phòng của Halwu bé xíu có một cái giường đôi, một chỗ để sách và một cái tivi to tướng, đẹp đẽ.
- Ái chà, - tôi giơ cả hai tay lên – tôi có thể xem tivi được không?
Halwu nhìn tôi như tôi từ trên trời rơi xuống:
- Được chứ, cứ bật lên.
Tôi ngồi phịch xuống sàn và nhìn hau háu vào tivi. Sau bốn năm, tôi mới có thể xem mà không bị người nào đó đuổi ra khỏi phòng như một con mèo lạc.
- Ở nhà chú cậu, cậu không được xem tivi à? – Halwu hỏi, vẻ tò mò.
- Cậu giễu tôi đấy à? Thỉnh thoảng tôi lẻn vào nhưng bị bắt quả tang ngay. "Lại xem tivi đấy à Waris?" – tôi bắt chước giọng nói khinh khỉnh của dì tôi và bật ngón tay – "Về làm việc đi, đi ngay. Chúng ta không đưa cháu đến đây để xem tivi đâu".
Hiểu biết thực sự của tôi về cuộc sống ở London bắt đầu từ khi Halwu là cô giáo của tôi, hai chúng tôi trở thành bạn thân. Tôi ngủ đêm đầu tiên ở phòng cô, rồi đêm sau, đêm sau nữa. Lúc đó cô gợi ý:
- Sao cậu không thuê một phòng ở đây nhỉ?
- Trước hết vì mình không đủ khả năng, và mình cần đi hoc, nghĩa là mình sẽ không có thời gian để làm việc – tôi bẽn lẽn hỏi cô – cậu có biết đọc biết viết không?
- Có.
- Và nói tiếng Anh?
- Có.
- Đấy, mình chẳng biết những thứ ấy và cần phải học, đó là việc ưu tiên lớn nhất. Nếu mình lại đi làm, mình sẽ không có thời gian.
- Sao cậu không đi làm nửa ngày và học nửa ngày? Đừng lo không có việc, cứ kiếm bất cứ việc gì cho đến lúc học xong tiếng Anh.
- Cậu giúp mình nhé?
- Nhất định rồi, mình sẽ giúp.
Tôi thuê một phòng ở YMCA, nhưng danh sách đợi đã đầy. Thanh niên ai cũng muốn ở đấy vì rẻ và rất dễ hoà đồng, có một bể bơi to cỡ Olympic và một trung tâm thẩm mỹ. Tôi ghi tên vào danh sách, đồng thời tôi phải làm một việc gì đấy vì không thể cứ chiếm mãi chỗ của Halwu. Bên kia ký túc xá của YMCA là ký túc xá của YWCA (Hội Phụ nữ cơ đốc giáo). Nơi ấy đầy những người có tuổi và khá trì trệ, nhưng tôi cứ thuê một phòng tạm thời v` bắt đầu tìm việc. Cô bạn tôi gợi ý rất hợp lý:
- Sao cậu không tìm ngay ở đây?
- Cậu nói gì vậy? ngay ở đâu?
- Ở đây. Ngay ở đây. – cô nói và chỉ - McDonald ở ngay bên cạnh.
- Mình không thể làm ở đấy được, mình không thể phục vụ khách hàng được. Cậu đừng quên là mình không nói và đọc được tiếng Anh. Với lại, mình chưa có giấy phép lao động.
Nhưng Halwu nắm vững tình hình và theo gợi ý của cô, tôi xin được chân quét dọn nhà bếp.
Bắt đầu làm việc cho cửa hàng McDonald, tôi mới thấy Halwu đúng vô cùng. Tôi đã tưởng công việc vất vả và lương lậu ít ỏi, và có khi ban quản lý sẽ lợi dụng tình trạng bất hợp pháp của tôi. Nhưng miễn là bạn làm việc chăm chỉ, ban quản lý chẳng quan tâm đến tiểu sử của bạn làm gì.
Công việc của tôi ở nhà bếp McDonald được trợ giúp nhờ sử dụng những kỹ năng tôi học được hồi làm hầu gái: tôi rửa bát đĩa, lau quầy, cọ vỉ, lau sàn, cố gắng không ngừng làm sách các vết dầu mỡ. Ban đêm lúc về nhà, người tôi đầy mỡ và nồng nặc mùi mỡ. Trong bếp luôn thiếu người làm và tôi không dám phàn nàn. Những việc ấy chẳng có gì quan trọng, vì ít ra giờ đây tôi có thể tự chống đỡ được rồi. Tôi dễ chịu vì có có việc làm, và hơn nữa, tôi biết tôi sẽ không làm ở đây lâu. Còn trong thời gian này, tôi làm bất cứ việc gì để kiếm sống.
Tôi bắt đầu học nửa ngày ở trường ngoại ngữ miễn phí dành cho người nước ngoài, học đọc, học viết và trau dồi tiếng Anh. Lần đầu tiên trong nhiều năm nay, đời tôi không chỉ có làm việc. Thi thoảng Halwu dẫn thật đến các câu lạc bộ đêm, nơi hình như toàn thể đám đông đều biết cô, nói chung cô sôi nổi đến mức mọi người đều muốn vây quanh cô. Một tối kia, chúng tôi ra đấy và nhảy múa nhiều giờ liền cho đến lúc tôi bất chợt ngước nhìn và nhận ra nhiều người đàn ông đang vây tròn quanh chúng tôi.
- Khỉ thật – tôi thì thầm với cô bạn – Những người này thích chúng mình?
Cô cười toe toét;
- Chứ sao. Họ rất thích bọn mình.
Ý kiến này làm tôi sửng sốt. Tôi nhìn khắp các gương mặt và thấy là cô nói đúng. Tôi chưa bao giờ có bạn trai hoặc được một người đàn ông chú ý, ngoài trường hợp đặc biệt như cậu em họ Haji, chẳng làm tôi hãnh diện tí nào. Bốn năm qua, tôi coi mình chỉ là Cô Tầm Thường, một cô hầu gái. Giờ đây, các chàng rai này xếp hàng để được khiêu vũ với chúng tôi. Tôi nghĩ "Waris, cô gái ơi, cuối cùng thì cũng có người đến với cô!"
Thật kỳ cục là tôi luôn thích đàn ông da đen, song nam giới da trắng lại thích tôi nhiều nhất. Cố khắc phục nền giáo dục nghiêm khắc ở châu Phi, tôi nói chuyện phiếm, buộc mình trò chuyện với tất cả mọi người, da đen, da trắng, đàn ông, đàn bà. Tôi lập luận, nếu muốn sống tự lập, tôi phải học các kỹ năng sống của thế giới này, khác hẳn với những thứ tôi đã được dạy dỗ ở sa mạc. Ở đây, tôi cần học tiếng Anh, và cách giao tiếp với đủ loại người. Những hiểu biết về lạc đà và dê chẳng làm tôi sống được ở London.
Ngày hôm sau, Halwu bổ sung thêm bài học về câu lạc bộ ban đêm bằng những lời chỉ dẫn nữa. Cô kể lướt qua những người chúng tôi gặp tối qua, giải thích động cơ của họ, cá tính của họ - cô cho tôi một giáo trình cơ bản về bản chất con người. Cô nói đến tình dục, thứ mà những anh chàngã này muốn có, thứ mà họ tìm kiếm, và những điều đặc biệt khó giải quyết với những người phụ nữ châu Phi như chúng tôi. Trong đời tôi, chưa có người nào đề cập với tôi về chủ đề này.
- Cậu cứ thoải mái trò chuyện, cười và khiêu vũ với những người này, Waris, sau đấy là về nhà. Đừng để họ gạ gẫm ăn nằm với cậu. Họ gã biết cậu khác hẳn phụ nữ Anh, họ không hiểu rằng cậu đã bị cắt xẻo.
Sau vài tháng đợi thuê phòng ở ký túc xá của YMCA, tôi biết có một phụ nữ muốn có người thuê chung. Cô ấy là sinh viên và không thể trang trải một mình được. Tôi tới,điều này thật tuyệt diệu vì tôi cũng không thể trả tiền một mình, mà căn phòng lại đủ rộng cho cả hai chúng tôi. Halwu là một người bạn tuyệt vời, và tôi có nhóm bạn khác ở Y, vì toàn bộ nơi đó đầy những người trẻ tuổi. Tôi vẫn đến trường, dần dần hiểu tiếng Anh và làm việc ở cửa hàng McDonald. Cuộc sống của tôi cứ thế trôi êm ả và đều đều, nhưng tôi không hề có ý niệm rằng bỗng dưng nó thay đổi đột ngột biết chừng nào.
Một buổi chiều, từ chỗ làm về và người còn đầy mỡ, tôi quyết định đi qua cửa trước, qua chỗ quầy khách hàng gọi món ăn. Người dàn ông ở trường All Souls Church và cô gái nhỏ đang ở đó, đợi xuất ăn.
- Xin chào – tôi nói và đi lướt qua.
- Này cô ơi! – cố nhiên ông ta là người cuối cùng tôi muốn gặp ở McDonald – Cô có khoẻ không? – ông ta sốt sắng hỏi.
- Khoẻ ạ - tôi nói với cô bạn của Sophie – Em thế nào? – tôi thích thú khoe vốn tiếng Anh của tôi.
- Cháu nó khoẻ - Bố cô bé đáp.
- Cháu lớn quá nhỉ? Ồ, tôi phải đi đây. Tạm biệt.
- Đợi đã, cô sống ở đâu?
- Tạm biệt – tôi mỉm cười nói. Tôi không muốn nói chuyện với ông ta hơn nữa, vì tôi vẫn không tin người này. Việc cuối cùng tôi muốn là ông ta xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà tôi.
Lúc về đến ký túc xá của YMCA, tôi quyết định thăm dò khả năng biết- tuốt của Halwu về người đàn ông bí mật này. Tôi lấy hộ chiếu trong tủ ra, lật các trang và tìm thấy danh thiếp của Malcolm Fairchild khỏi nơi tôi dã cất hôm tôi chôn cái túi nhỏ bằng nylon trong vườn nhà chú tôi.
Xuống phòng Halwu, tôi hỏi:
- Bảo mình cái này với. Mình có tấm danh thiếp này đã lâu. Người đàn ông này làm nghề gì vậy? Mình biết hắn là nhà nhiếp ảnh thời trang, nhưng như thế nghĩa là gì?
Cô bạn cầm tấm thiếp trên tay tôi:
- Có nghĩa là người ta muốn khoác quần áo lên người cậu và chụp ảnh cậu.
- Thế cậu có biết là tôi thực sự thích việc ấy không?
- Người này là ai vậy? Cậu lấy đâu tấm danh thiếp này?
- Ồ, ông ta là người mình đã gặp, nhưng mình không tin ông ta. Ông ta đưa thiếp cho mình, rồi một hôm theo mình đến tận nhà và nói chuyện với dì mình. Dì mình đã phá bĩnh và quát mắng ông ta. Nhưng mình không bao giờ hiểu thực sự ông ta muốn gì.
- Tại sao cậu không gọi điện hỏi ông ấy?
- Cậu chắc thế à? – tôi nói và nhăn mặt – Mình làm thế ư? Này, sao cậu không đi với mình và nói chuyện với ông ấy, khám phá xem chuyện này là gì. Tiếng Anh của mình chưa được khá lắm.
- Ừ, gọi điện cho ông ta đi.
Phải đến ngày hôm sau tôi mới thu được can đảm. Cả Halwu và tôi cùng xuống gọi điện, tim tôi đập thình thịch như gõ trống. Halwu nhét đồng xu vào khe và tôi lắng nghe tiếng lách cách. Một tay cầm tấm thiếp, cô liếc nhìn vào đó trong hành lang ánh sáng lờ mờ lúc cô quay số. Rồi một lúc ngừng.
- Vâng, tôi có thể nói chuyện với ông Malcolm Fairchild không ạ? – Sau khi trao đổi vài lời cởi mở, Halwu đi thẳng vào vấn đề - Ông không phải là loại người đồi truỵ đấy chứ? Ông không định giết chết bạn tôi chứ? Vâng, nhưng ý tôi là chúng tôi chưa biết gì về ông hoặc ông sống ở đâu hoặc.. u hứ…vâng.
Halwu viết nguệch ngoạc vào tờ giấy còn tôi bồn chồn liếc nhìn qua vai cô ta.
- Ông ấy nói gì? – tôi thì thào. Halwu xua tay bảo tôi im.
- OK, vâng, được. Chúng tôi sẽ làm thế.
Halwu treo máy và thở một hơi dài:
- Ông ấy bảo "Hay lắm, sao cả hai cô không đến studio của tôi, xem tôi làm việc ở đâu nếu các cô không tin tôi? Nếu các cô không muốn, thì cũng không sao".
Tôi đưa cả hai nắm tay lên bịt miệng.
- Ồ, thế…chúng mình đi chứ?
- Vâng, cô gái ạ. Có lẽ chúng mình sẽ tìm ra thôi. Mình muốn xem anh chàng này là ai mà cứ quanh quẩn theo cậu mãi.



Sau đêm tôi dùng trục cán bột đập vào mặt Haji, không người nào trong nhà nói đến sự việc rắc rối ấy nữa. Tôi chúng tôi tưởng như cuộc đến thăm đêm trước của cậu chỉ là một giấc mơ xấu, trừ một điều khác rất lớn. Mỗi lần gặp Haji trong hành lang, cậu không còn nhìn tôi chằm chằm, thèm khát nữa. Vẻ mặt ấy đã thay bằng sự căm hận không giấu diếm. Tôi thầm biết ơn vì đã cầu nguyện, sự việc khó chịu này trong đời tôi đã đến hồi kết thúc. Song ngay sau đó lại xảy ra một việc mới.
Chú Mohammed báo tin trong vài tuần nữa cả nhà sẽ trở về Somalia. Nhiệm kỳ bốn năm làm đại sứ Somalia sắp hết, và chúng tôi sẽ hồi hương. Khi mới đến đây, bốn năm đối với tôi như cả cuộc đời, nhưng lúc này tôi không tin là thời hạn đã hết. Thật đáng tiếc, tôi không vui vẻ gì về việc trở lại Somalia. Tôi muốn trở về giàu có và thành công như mọi người dân Phi châu mơ ước hồi hương từ một nơi giàu có như nước Anh. Ở một đất nước nghèo khó như quê hương tôi, dân chúng không ngừng tìm cách ra nước ngoài, bám lấy những nơi như Saudi, Châu Âu hoặc Mỹ, cố kiếm ít tiền giúp đỡ gia đình cơ cực của họ.
Vậy mà lúc này, sau bốn năm ở nước ngoài, tôi sắp trở về với hai bàn tay trắng. Tôi biết nói gì khi xong nhiệm vụ và trở về? Chả lẽ kể với mẹ tôi là tôi đã học được cách nấu mì ống? Trở lại với những cuộc di chuỷên bằng lạc đà, chắc chắn tôi chẳng bao giờ nhìn thấy mì ống lần nữa. Hoặc kể với cha tôi là tôi đã học được cách lau chùi toilet. "Hả? toilet là cái gì hả?" ông sẽ nói thế. Thế còn tiền, tiền mặt, là thứ ông có thể hiểu được – một thứ ngôn ngữ cho toàn thế giới. Thứ mà gia đình tôi chưa bao giờ có nhiều.
Lúc dì và chú tôi đã sẵn sàng trở về Somalia, tôi dành dụm được một khoản tiền còm cõi trong số lương hầu gái của tôi, thật khó mà coi là một khoản tiền lương thoả đáng. Song ước mơ của tôi là kiếm đủ tiền mua biếu cha mẹ tôi một căn nhà, một chỗ để mẹ tôi ở, không phải lang thang đây đó liên miên và làm việc quần quật để sống. Mơ ước này không phải là quá đáng, vì theo tỷ giá hối đoái, tôi chúng tôi mua một ngôi nhà ở Somalia với vài ngàn đô la. Muốn thực hiện được mục tiêu này, tôi sẵn sàng ở lại Anh để kiếm tiền, vì nếu tôi ra đi chắc chắn sẽ không thể trở lại. Xoay xoả cách nào thì tôi chưa biết, nhưng không hiểu vì sao, tôi tin rằng mọii sự sẽ thực hiện được, khi tôi thóat khỏi cảnh làm việc như một nô lệ cho dì và chú tôi. Nhưng họ không đồng ý.
- Cháu ở lại đây làm cái quái gì kia chứ? – dì tôi tuyên bố - một cô gái mười tám tuổi, không có chỗ ở, không tiền bạc, không nghề nghiệp, không được phép làm việc, lại không biết tiếng Anh? Buồn cười quá thể! Cháu sẽ về cùng với ta.
Từ trước khởi hành khá lâu, chú Mohammed đã báo cho chúng tôi hai điều: ngày ra đi và cần phải làm hộ chiếu xong đâu vào đấy. Tôi đã làm xong, tôi nhanh nhẹn mang hộ chiếu của tôi vào nhà bếp, cho vào bao nilin rồi chôn trong vườn.
Đợi cho đến ngày trước khi bay về Somalia, tôi mới thông báo không tìm thấy hộ chiếu ở đâu cả. Kế hoạch của tôi khá đơn giản: nếu không có hộ chiếu, họ sẽ không thể đưa tôi về. Chú tôi đánh hơi thấy ngay mùi nói láo toét và hỏi:
- Waris, hộ chiếu của cháu có thể ở đâu được? Cháu đã có nó nhưng cháu có thể để ở đâu được?
Rõ ràng thừa biết câu trả lời, vì suốt bốn năm tôi chỉ quanh quẩn ở nhà này.
- Cháu không biết ạ, nhỡ cháu vô tình quăng đi mất trong khi dọn dẹp…- tôi trả lời với bộ mặt thật thà. Ông vẫn còn là đại sứ, và ông có thể giúp tôi nếu ông muốn. Tôi hy vọng rằng nếu chú biết tôi tha thiết muốn ở lại, chú sẽ không bắt tôi hồi hương, thay vì giúp tôi kiếm visa.
- Bây giờ chúng ta sẽ làm gì đây, Waris? Chúngta không thể để cháu ở lại được! – ông giận bầm gan vì tôi đã đẩy ông vào hoàn cảnh này. Trong hai mươi bốn giờ tiếp đó, chúng tôi đã chơi trò đấu trí, xem ai là người chịu thua. Tôi khăng khăng một mực là đã đánh mất hộ chiếu. Chú Mohammed nhất định không giúp gì cho tôi.
dì Maruim có ý tưởng rằng:
- Chúng ta sẽ trói cháu lại, cho vào một cái túi và đem lén lên khoang máy bay, người ta vẫn làm thế.
Lời hăm doạ làm tôi chú ý:
- Nếu dì làm như thế - tôi chậm rãi nói – Cháu sẽ không bao giờ tha thứ cho dì, vĩnh viễn đấy. Dì ạ, dì cứ để cháu ở lại đây. Cháu sẽ ổn thôi mà.
- Vâng, cháu sẽ ổn thôi mà – dì mỉa mai đáp – KHÔNG, cháu sẽ KHÔNG ổn đâu.
Tôi có thể nhìn thấy trên mặt dì lộ vẻ rất lo lắng, nhưng dì lo có đủ giúp tôi không? Dì có nhiều bạn bè ở London, chú tôi có mọi mối quan hệ sứ quán. Một cú điện thoại đơn giản sẽ cho tôi sợi dây cứu sinh, nhưng tôi biết nếu họ tin rằng ngay lúc này ho có thể lừa tôi trở lại Somalia, họ sẽ không gọi cú điện thoại ấy.

Sáng hôm sau, cả toà biệt thự bốn tầng thành một khối hỗn loạn vì ai cũng lo đóng gói, điện thoại réo, rất nhiều người đến và đi khỏi nhà. Trên gác, tôi chuẩn bị rời căn phòng nhỏ bé của mình, gói ghém cái túi rẻ tiền với vài thứ vật dụng ít ỏi tôi đã tích cóp được trong thời gian ở Anh. Đến lúc cuối cùng, tôi ném hầu hết mớ quần áo mặc thừa vào thùng rác, quyết định vì chúng quá xấu xí và làm tôi trông như bà già. Tại sao lại phải tha lôi cả mớ những thứ rác rưởi ấy làm gì? Vẫn là một người du mục, tôi ra đi thật nhẹ nhàng.
Lúc mười một giờ, tất cả khuân vào phòng khách để lái xe chất các túi, bao lên xe. Tôi đứng lại giây lát, nhớ lại cách tôi đi đến đây nhiều năm trước – người lái xe, xe hơi, đi vào phòng này, nhìn thấy chiếc sofa trắng muốt, cái lò sưởi, lần đầu tiên tôi gặp dì. Buổi sáng âm u ấy cũng là lần đầu tiên tôi nhìn thấy tuyết. Lúc đó mọi thứ ở đất nước này đối với tôi thật kỳ dị thế nào ấy. Tôi ra xe với dì Maruim mệt lả, dì nói:
- Dì biết nói với mẹ cháu thế nào đây?
- Dì cứ nói với mẹ cháu là cháu khoẻ, và sẽ sớm biết tin cháu.
Dì lắc đầu vào xe. Tôi đứng trên hè vẫy tay chào biệt mọi người, rồi bước xuống đường nhìn theo chiếc xe cho đến lúc khuất tầm mắt.
Tôi không nói dối đâu, tôi rất sợ. Cho đến lúc này tôi vẫn chưa tin rằng họ để mình tôi lại. Nhưng lúc đứng giữa phố Hanky, tôi thực sự có một mình. Dù vậy tôi không nghĩ xấu về dì và chú tôi , họ vẫn là người nhà tôi. Họ đã cho tôi một cơ hội bằng cách đưa tôi đến London, và tôi sẽ biết ơn họ mãi mãi. Lúc họ đi rồi, tôi đoán họ sẽ nói "Cháu muốn ở lại thì đây là cơ hội của cháu. Hãy tiến lên, làm việc cháu muốn. Nhưng chúng ta không yên tâm về cháu, vì chúng ta nghĩ cháu sễ về nhà với mọi người". Tôi chắc họ cảm thấy thật hổ thẹn khi để một cô gái trẻ ở lại Anh một mình, không có người đi kèm. Tuy nhiên, đến lúc cuối cùng quyết định là của tôi, và vì tôi đã chọn ở lại, lúc này ntg hiểu chịu trách nhiệm về số phận của mình.
Cố chống lại cảm giác sợ hãi đang áp đảo, tôi trở vào nhà. Tôi đóng cửa trước và vào bếp nói chuyện với người duy nhất ở lại – người nấu bếp, bạn cũ của tôi. Anh ta đón tôi bằng câu:
- Ra thế, hôm nay cô phải đi thôi. Tôi là người duy nhất ở lại đây chứ không phải cô. Cô phải đi thôi. – Anh ta chỉ tay ra cửa.
Ô phải, anh ta chỉ đợi lúc chú tôi đi rồi để nói với tôi câu đó. Vẻ tự đắc trên bộ mặt chẳng thân thiện gì của anh ta lộ rõ việc sai phái tôi làm anh ta rất khoái trá. Tôi đứng đó, dựa lưng vào khung cửa thầm nghĩ, ngôi nhà mới vắng vẻ làm sao, dường như tất cả lúc này đã chết hết rồi.
- Waris, cô phải đi thôi, tôi muốn cô đi ra ngoài…
- Ồ thôi im đi, - trông hắn ta như một con chó đang sủa – tôi sẽ đi, được chưa? Tôi chỉ vào lấy cái túi của tôi thôi.
- Mang ngay đi, nhanh lên. Nhanh lên, vì tôi còn phải…
Lúc ấy tôi đang trèo lên cầu thang, không để ý đến tiếng om sòm của anh ta. Ông chủ đi rồi, và trong lúc tạm thời chờ đại sứ mới đến, người đầu bếp là chủ. Tôi đi khắp các phòng vắng vẻ nghĩ đến mọi lúc vui buồn ở đây và băn khoăn không biết ngôi nhà sắp tới của mình sẽ ở nơi nào.
Nhặt chiếc túi nhỏ bằng vải len thô để trên giường, hất lên vai, tôi xuống bốn tầng gác và ra cửa trước. không như ngày tôi mới đến, hôm nay là một ngày lộng lẫy, đẹp nắng, bầu trời xanh biếc và không khí trong lành như đang mùa xuân. Trong khu vườn nhỏ, tôi dùng một hòn đá đào hộ chiếu, rút từ bao nylon ra và xếp cẩn thận vào túi vải len. Tôi lây tay xoa đất và đi xuống phố. Tôi không thể nén được nụ cười lúc đi trên hè phố, thế là cuối cùng tôi đã tự do. Cả cuộc đời trải dài trước mắt tôi, không biết đi đâu, không ai bảo lãnh. Song dù thế nào đi nữa, tôi biết rồi mọi việc sẽ trôi chảy.
Sau nhà chú tôi, toà đại sứ Somalia là nơi tôi dừng lại đầu tiên. Tôi gõ cửa. Người gác cửa biết rất rõ gia đình tôi, vì thỉnh thoảng anh ta cũng lái xe cho chú tôi.
- Chào cô, cô làm gì ở đây thế? Ông Farah vẫn còn ở thành phố?
- Không ạ, chú tôi đi rồi. Tôi muốn gặp bà Anna, xem có thể kiếm được việc làm ở toà đại sứ không.
Anh ta cười, trở lại ghế và ngồi xuống. Đặt tay ra sau đầu, anh ta thản nhiên dựa vào tường. Trong lúc tôi đứng đó, giữa hành lang, anh ta không hề nhúc nhích. Thái độ của anh ta làm tôi hoang mang, vì người này vẫn thường lịch thiệp với tôi. Lúc này tôi hiểu ra rằng thái độ của anh ta – cũng như của người đâu bếp – đã thay đổi vì chuyến ra đi sáng nay. Chú tôi đi rồi, và không có chú tôi, tôi chẳng là gì hết. Tôi còn kém cả người bình thường và những tên ngu ngốc, hợm hĩnh này sung sướng vì có quyền hành cao hơn tôi.
- Ồ, bà Anna quá bận không gặp cô đâu – người gác cửa cười nhăn nhở.
- Này – tôi cương quyết nói – tôi cần gặp bà ấy.
Anna là thư ký của chú tôi, và bà luôn tử tế với tôi. May sao, nghe thấy tiếng tôi trong hành lang, bà ra khỏi văn phòng xem có chuyện gì.
- Waris! Cô làm gì ở đây thế?
- Cháu không muốn về Somalia với chú cháu – tôi giải thích – cháu chỉ không muốn về mà thôi. Vì thế, cháu, cháu không thể ở lại nhà được nữa, bà biết đấy. Cháu không hiểu bà có biết ai có thể cho cháu làm được không, việc gì cũng được, cháu không ngại đâu ạ. Cháu sẽ làm bất cứ việc gì.
- Thôi được cháu ạ - bà nhướn lông mày lên – nhưng hơi vội quá, chưa thể nói ngay được. Cháu ở lại đâu?
- Cháu chưa biết. Xin bà đừng lo chuyện ấy.
- Cháu có thể cho số điện thoại để tôi có thể tìm cháu chứ?
- Không ạ, vì cháu chưa biết ở đâu. Tối nay, cháu sẽ tìm một khách sạn rẻ tiền – tôi biết bà sẽ mời tôi ở chỗ bà nếu bà có một căn hộ nhỏ - Nhưng sau này cháu có thể quay lại cho bà số để bà liên lạc, nếu có tin gì cần báo.
- Được, Waris ạ, cẩn thận giữ mình nhé. Cháu có chắc là sẽ ổn không?
- Có ạ, cháu sẽ ổn thôi – liếc mắt, tôi thấy người gác cửa không ngừng toe toét như một thằng ngốc – cám ơn bà, cháu sẽ gặp bà sau.

Nhẹ cả người, tôi lại bước ra ánh nắng mặt trời lần nữa và quyết định đi mua sắm. Tôi phải sống chỉ bằng số tiền còm cõi đã dành dụm trong lương làm hầu gái, cho đến khi tìm được việc làm. Nhưng lúc này là phụ nữ sống ở thành thị, tôi cần mua thứ gì tươm tất một chút để mặc. Một bộ quần áo mới sẽ làm tinh thần tôi phấn chấn. Rời toà đại sứ, tôi đến một cửa hàng lớn ở Oxford Circus. Hồi mới đến Londọn tôi đã đến đây với cô em họ Basma. Dì Maruim sai chị em tôi đi mua mấy thứ cho tôi, vì khi đến đây tôi không có quần áo ấm. Thực ra tôi chẳng có quần áo gì ngoài bộ mặc trên máy bay và một chiếc xăng đan bằng da.
Dạo bước qua suốt các giá ở Selfridges, tôi thấy có rất nhiều thứ để chọn lựa đến mê mẩn. Ý nghĩ có thể ở lại đây bao nhiêu lâu tuỳ ý và mặc thử tất cả chỗ quần áo này, đủ thứ màu sắc, kiểu dáng, kích cỡ, thật say sưa. Cứ nghĩ lần đầu tiên trong đời, tôi chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình cũng say sưa không kém – không bị ai quát bảo đi vắt sữa dê, cho em bé ăn, pha trà, lau sàn, cọ toilet.
Suốt mấy giờ sau đó, tôi ra sức thử quần áo trong phòng thử, có hai cô nhân viên bán hàng giúp. Sử dụng thứ tiếng Anh hạn chế và ra hiệu, tôi tỏ ý muốn có thứ dài hơn, ngắn hơn, rực rỡ hơn. Đến cuối cuộc chạy đua, lúc hàng tá quần áo bị loại chất đầy các giá bên ngoài phòng thử, một trong hai cô bán hàng mỉm cười và nói:
-Thế nào cô bạn, cô đã quyết định chưa?
Cả đống quần áo đã chọn áp đảo tôi, nhưng đến lúc này tôi đâm bực dọc và đi xuống phố, sang cửa hàng bên cạnh xem có gì khá hơn không. Trước khi chia tay với những đồng bảng quý báu, tốt hơn là tôi phải tìm ra cho được thứ ấy.
- Hôm nay tôi không muốn mua gì hết – tôi nói vui vẻ - cám ơn các chị.
Những cô bán hàng tội nghiệp đứng đó, tay ôm đầy quần áo nhìn tôi ngờ vực, rồi nhìn nhau căm phẫn. Tôi đi qua họ và tiếp tục nhiệm vụ của mình: kiểm tra từng mét trên phố Oxford.
Sau khi đi qua vài nơi, tôi vẫn chưa mua được thứ gì. Nhưng như thường lệ, mặc thử đã là niềm vui thực sự đối với tôi rồi. Lúc rời nhà này sang nhà khác, tôi nhận thấy ban ngày đẹp như mùa xuân đang nhạt nhoà, buổi tối mùa đo6ng đang đến mà tôi vẫn chưa có chỗ nghỉ đêm. Tôi vào cửa hàng bên cạnh, và thấy một cô gái châu Phi cao, hấp dẫn đang xem các áo len dài tay xếp ở bàn. Trông cô giống người Somalia, và tôi ngắm kỹ cô, cố tìm cách bắt chuyện với cô. Nhặt một chiếc áo, tôi mỉm cười với cô và nói bằng tiếng Somali:
- Tôi đang định mua một cái, nhưng không biết quyết định ra sao. Chị biết không, hôm nay tôi đã thử rất nhiều quần áo rồi.
Chúng tôi bắt đầu nói chuyện và cô gái cho biết tên là Halwu. Cô thân thiện và hay cười.
- Cậu sống ở đâu, Waris? Cậu làm nghề gì?
- Tôi nói ra thì cậu cười mất thôi. Tôi chắc cậu sẽ tưởng tôi là con điên, nhưng tôi chẳng ở đâu cả. Tôi không có chỗ ở, vì hôm nay gia đình tôi đã ra đi rồi. Họ trở về Somalia – tôi thấy vẻ thông cảm trong mắt cô, và sau này tôi mới biết người phụ nữ này đã từng trải qua mọi thứ.
- Tại sao cậu không muốn về Somalia? – không cần nói ra, cả hai chúng tôi đều hiểu, chúng tôi nhớ nhà và gia đình nhưng ở đấy liệu chúng tôi có cơ hội nào không? Lấy chồng để đổi chác lạc đà ư? Trở thành tài sản của một người đàn ông nào đó ư? Vật lộn từng ngày để sống còn ư?
- Không – tôi nói – Nhưng ở đây tôi cũng chẳng có gì. Chú tôi là đại sứ, nhưng bây giờ ông đã đi rồi mà ông đại sứ mới chưa đến. Vì thế sáng nay người ta tống khứ tôi, và tôi chưa biết mình sẽ đi đâu – tôi cười.
Bàn tay giơ lên trong không khí làm tôi im bặt, vì động tác của cô có thể dẹp tan mọi vướng mắc của tôi:
- Này, mình sống ở ký túc xá YMCA (Hội thanh niên cơ đốc giáo) , gần góc phố kia kìa. Chỗ ở của mình không rộng, nhưng cậu có thể ở lại đêm nay. Mình chỉ có một phòng, nếu muốn nấu ăn, cậu phải xuống tầng khác mà làm.
- Tuyệt quá. Nhưng có chắc không cậu?
- Có, chắc chứ. Mình định nói là đi thôi. Nếu không, cậu sẽ định làm gì?
Chúng tôi cùng về phòng Halwu ở YMCA. Ký túc xá này nằm trong một toà nhà hiện đại cao tầng bằng gạch, có nhiều sinh viên ở trọ. Phòng của Halwu bé xíu có một cái giường đôi, một chỗ để sách và một cái tivi to tướng, đẹp đẽ.
- Ái chà, - tôi giơ cả hai tay lên – tôi có thể xem tivi được không?
Halwu nhìn tôi như tôi từ trên trời rơi xuống:
- Được chứ, cứ bật lên.
Tôi ngồi phịch xuống sàn và nhìn hau háu vào tivi. Sau bốn năm, tôi mới có thể xem mà không bị người nào đó đuổi ra khỏi phòng như một con mèo lạc.
- Ở nhà chú cậu, cậu không được xem tivi à? – Halwu hỏi, vẻ tò mò.
- Cậu giễu tôi đấy à? Thỉnh thoảng tôi lẻn vào nhưng bị bắt quả tang ngay. "Lại xem tivi đấy à Waris?" – tôi bắt chước giọng nói khinh khỉnh của dì tôi và bật ngón tay – "Về làm việc đi, đi ngay. Chúng ta không đưa cháu đến đây để xem tivi đâu".
Hiểu biết thực sự của tôi về cuộc sống ở London bắt đầu từ khi Halwu là cô giáo của tôi, hai chúng tôi trở thành bạn thân. Tôi ngủ đêm đầu tiên ở phòng cô, rồi đêm sau, đêm sau nữa. Lúc đó cô gợi ý:
- Sao cậu không thuê một phòng ở đây nhỉ?
- Trước hết vì mình không đủ khả năng, và mình cần đi hoc, nghĩa là mình sẽ không có thời gian để làm việc – tôi bẽn lẽn hỏi cô – cậu có biết đọc biết viết không?
- Có.
- Và nói tiếng Anh?
- Có.
- Đấy, mình chẳng biết những thứ ấy và cần phải học, đó là việc ưu tiên lớn nhất. Nếu mình lại đi làm, mình sẽ không có thời gian.
- Sao cậu không đi làm nửa ngày và học nửa ngày? Đừng lo không có việc, cứ kiếm bất cứ việc gì cho đến lúc học xong tiếng Anh.
- Cậu giúp mình nhé?
- Nhất định rồi, mình sẽ giúp.
Tôi thuê một phòng ở YMCA, nhưng danh sách đợi đã đầy. Thanh niên ai cũng muốn ở đấy vì rẻ và rất dễ hoà đồng, có một bể bơi to cỡ Olympic và một trung tâm thẩm mỹ. Tôi ghi tên vào danh sách, đồng thời tôi phải làm một việc gì đấy vì không thể cứ chiếm mãi chỗ của Halwu. Bên kia ký túc xá của YMCA là ký túc xá của YWCA (Hội Phụ nữ cơ đốc giáo). Nơi ấy đầy những người có tuổi và khá trì trệ, nhưng tôi cứ thuê một phòng tạm thời v` bắt đầu tìm việc. Cô bạn tôi gợi ý rất hợp lý:
- Sao cậu không tìm ngay ở đây?
- Cậu nói gì vậy? ngay ở đâu?
- Ở đây. Ngay ở đây. – cô nói và chỉ - McDonald ở ngay bên cạnh.
- Mình không thể làm ở đấy được, mình không thể phục vụ khách hàng được. Cậu đừng quên là mình không nói và đọc được tiếng Anh. Với lại, mình chưa có giấy phép lao động.
Nhưng Halwu nắm vững tình hình và theo gợi ý của cô, tôi xin được chân quét dọn nhà bếp.
Bắt đầu làm việc cho cửa hàng McDonald, tôi mới thấy Halwu đúng vô cùng. Tôi đã tưởng công việc vất vả và lương lậu ít ỏi, và có khi ban quản lý sẽ lợi dụng tình trạng bất hợp pháp của tôi. Nhưng miễn là bạn làm việc chăm chỉ, ban quản lý chẳng quan tâm đến tiểu sử của bạn làm gì.
Công việc của tôi ở nhà bếp McDonald được trợ giúp nhờ sử dụng những kỹ năng tôi học được hồi làm hầu gái: tôi rửa bát đĩa, lau quầy, cọ vỉ, lau sàn, cố gắng không ngừng làm sách các vết dầu mỡ. Ban đêm lúc về nhà, người tôi đầy mỡ và nồng nặc mùi mỡ. Trong bếp luôn thiếu người làm và tôi không dám phàn nàn. Những việc ấy chẳng có gì quan trọng, vì ít ra giờ đây tôi có thể tự chống đỡ được rồi. Tôi dễ chịu vì có có việc làm, và hơn nữa, tôi biết tôi sẽ không làm ở đây lâu. Còn trong thời gian này, tôi làm bất cứ việc gì để kiếm sống.
Tôi bắt đầu học nửa ngày ở trường ngoại ngữ miễn phí dành cho người nước ngoài, học đọc, học viết và trau dồi tiếng Anh. Lần đầu tiên trong nhiều năm nay, đời tôi không chỉ có làm việc. Thi thoảng Halwu dẫn thật đến các câu lạc bộ đêm, nơi hình như toàn thể đám đông đều biết cô, nói chung cô sôi nổi đến mức mọi người đều muốn vây quanh cô. Một tối kia, chúng tôi ra đấy và nhảy múa nhiều giờ liền cho đến lúc tôi bất chợt ngước nhìn và nhận ra nhiều người đàn ông đang vây tròn quanh chúng tôi.
- Khỉ thật – tôi thì thầm với cô bạn – Những người này thích chúng mình?
Cô cười toe toét;
- Chứ sao. Họ rất thích bọn mình.
Ý kiến này làm tôi sửng sốt. Tôi nhìn khắp các gương mặt và thấy là cô nói đúng. Tôi chưa bao giờ có bạn trai hoặc được một người đàn ông chú ý, ngoài trường hợp đặc biệt như cậu em họ Haji, chẳng làm tôi hãnh diện tí nào. Bốn năm qua, tôi coi mình chỉ là Cô Tầm Thường, một cô hầu gái. Giờ đây, các chàng rai này xếp hàng để được khiêu vũ với chúng tôi. Tôi nghĩ "Waris, cô gái ơi, cuối cùng thì cũng có người đến với cô!"
Thật kỳ cục là tôi luôn thích đàn ông da đen, song nam giới da trắng lại thích tôi nhiều nhất. Cố khắc phục nền giáo dục nghiêm khắc ở châu Phi, tôi nói chuyện phiếm, buộc mình trò chuyện với tất cả mọi người, da đen, da trắng, đàn ông, đàn bà. Tôi lập luận, nếu muốn sống tự lập, tôi phải học các kỹ năng sống của thế giới này, khác hẳn với những thứ tôi đã được dạy dỗ ở sa mạc. Ở đây, tôi cần học tiếng Anh, và cách giao tiếp với đủ loại người. Những hiểu biết về lạc đà và dê chẳng làm tôi sống được ở London.
Ngày hôm sau, Halwu bổ sung thêm bài học về câu lạc bộ ban đêm bằng những lời chỉ dẫn nữa. Cô kể lướt qua những người chúng tôi gặp tối qua, giải thích động cơ của họ, cá tính của họ - cô cho tôi một giáo trình cơ bản về bản chất con người. Cô nói đến tình dục, thứ mà những anh chàngã này muốn có, thứ mà họ tìm kiếm, và những điều đặc biệt khó giải quyết với những người phụ nữ châu Phi như chúng tôi. Trong đời tôi, chưa có người nào đề cập với tôi về chủ đề này.
- Cậu cứ thoải mái trò chuyện, cười và khiêu vũ với những người này, Waris, sau đấy là về nhà. Đừng để họ gạ gẫm ăn nằm với cậu. Họ gã biết cậu khác hẳn phụ nữ Anh, họ không hiểu rằng cậu đã bị cắt xẻo.
Sau vài tháng đợi thuê phòng ở ký túc xá của YMCA, tôi biết có một phụ nữ muốn có người thuê chung. Cô ấy là sinh viên và không thể trang trải một mình được. Tôi tới,điều này thật tuyệt diệu vì tôi cũng không thể trả tiền một mình, mà căn phòng lại đủ rộng cho cả hai chúng tôi. Halwu là một người bạn tuyệt vời, và tôi có nhóm bạn khác ở Y, vì toàn bộ nơi đó đầy những người trẻ tuổi. Tôi vẫn đến trường, dần dần hiểu tiếng Anh và làm việc ở cửa hàng McDonald. Cuộc sống của tôi cứ thế trôi êm ả và đều đều, nhưng tôi không hề có ý niệm rằng bỗng dưng nó thay đổi đột ngột biết chừng nào.

Một buổi chiều, từ chỗ làm về và người còn đầy mỡ, tôi quyết định đi qua cửa trước, qua chỗ quầy khách hàng gọi món ăn. Người dàn ông ở trường All Souls Church và cô gái nhỏ đang ở đó, đợi xuất ăn.
- Xin chào – tôi nói và đi lướt qua.
- Này cô ơi! – cố nhiên ông ta là người cuối cùng tôi muốn gặp ở McDonald – Cô có khoẻ không? – ông ta sốt sắng hỏi.
- Khoẻ ạ - tôi nói với cô bạn của Sophie – Em thế nào? – tôi thích thú khoe vốn tiếng Anh của tôi.
- Cháu nó khoẻ - Bố cô bé đáp.
- Cháu lớn quá nhỉ? Ồ, tôi phải đi đây. Tạm biệt.
- Đợi đã, cô sống ở đâu?
- Tạm biệt – tôi mỉm cười nói. Tôi không muốn nói chuyện với ông ta hơn nữa, vì tôi vẫn không tin người này. Việc cuối cùng tôi muốn là ông ta xuất hiện trước ngưỡng cửa nhà tôi.
Lúc về đến ký túc xá của YMCA, tôi quyết định thăm dò khả năng biết- tuốt của Halwu về người đàn ông bí mật này. Tôi lấy hộ chiếu trong tủ ra, lật các trang và tìm thấy danh thiếp của Malcolm Fairchild khỏi nơi tôi dã cất hôm tôi chôn cái túi nhỏ bằng nylon trong vườn nhà chú tôi.
Xuống phòng Halwu, tôi hỏi:
- Bảo mình cái này với. Mình có tấm danh thiếp này đã lâu. Người đàn ông này làm nghề gì vậy? Mình biết hắn là nhà nhiếp ảnh thời trang, nhưng như thế nghĩa là gì?
Cô bạn cầm tấm thiếp trên tay tôi:
- Có nghĩa là người ta muốn khoác quần áo lên người cậu và chụp ảnh cậu.
- Thế cậu có biết là tôi thực sự thích việc ấy không?
- Người này là ai vậy? Cậu lấy đâu tấm danh thiếp này?
- Ồ, ông ta là người mình đã gặp, nhưng mình không tin ông ta. Ông ta đưa thiếp cho mình, rồi một hôm theo mình đến tận nhà và nói chuyện với dì mình. Dì mình đã phá bĩnh và quát mắng ông ta. Nhưng mình không bao giờ hiểu thực sự ông ta muốn gì.
- Tại sao cậu không gọi điện hỏi ông ấy?
- Cậu chắc thế à? – tôi nói và nhăn mặt – Mình làm thế ư? Này, sao cậu không đi với mình và nói chuyện với ông ấy, khám phá xem chuyện này là gì. Tiếng Anh của mình chưa được khá lắm.
- Ừ, gọi điện cho ông ta đi.
Phải đến ngày hôm sau tôi mới thu được can đảm. Cả Halwu và tôi cùng xuống gọi điện, tim tôi đập thình thịch như gõ trống. Halwu nhét đồng xu vào khe và tôi lắng nghe tiếng lách cách. Một tay cầm tấm thiếp, cô liếc nhìn vào đó trong hành lang ánh sáng lờ mờ lúc cô quay số. Rồi một lúc ngừng.
- Vâng, tôi có thể nói chuyện với ông Malcolm Fairchild không ạ? – Sau khi trao đổi vài lời cởi mở, Halwu đi thẳng vào vấn đề - Ông không phải là loại người đồi truỵ đấy chứ? Ông không định giết chết bạn tôi chứ? Vâng, nhưng ý tôi là chúng tôi chưa biết gì về ông hoặc ông sống ở đâu hoặc.. u hứ…vâng.
Halwu viết nguệch ngoạc vào tờ giấy còn tôi bồn chồn liếc nhìn qua vai cô ta.
- Ông ấy nói gì? – tôi thì thào. Halwu xua tay bảo tôi im.
- OK, vâng, được. Chúng tôi sẽ làm thế.
Halwu treo máy và thở một hơi dài:
- Ông ấy bảo "Hay lắm, sao cả hai cô không đến studio của tôi, xem tôi làm việc ở đâu nếu các cô không tin tôi? Nếu các cô không muốn, thì cũng không sao".
Tôi đưa cả hai nắm tay lên bịt miệng.
- Ồ, thế…chúng mình đi chứ?
- Vâng, cô gái ạ. Có lẽ chúng mình sẽ tìm ra thôi. Mình muốn xem anh chàng này là ai mà cứ quanh quẩn theo cậu mãi.
Hoa Sa Mạc
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17 (Chương kết)