Chương 13
Tác giả: Waris Dirie
Lúc từ bộ phim đầu tiên của tôi trong vai Bond Girl trở về, tôi bảo người lái xe đưa tôi đến thẳng nhà Marilyn Monroe. Là người nhát gan, tôi không gọi điện thoại cho bạn từ lúc tôi đi Morocco, thay vào đó tôi chờ đến lúc về để chị nguôi giận. Đứng trên bậc cửa nhà chị với một túi đầy quà, tôi bồn chồn bấm chuông. Chị mở cửa, cười toét đến tận mang tai rồi lào ra ôm ghì lấy tôi:
- Cậu đã làm thế ư! Đúng là một mụ điên, cậu đã làm việc ấy!
Marilyn tha thứ cho tôi việc lấy cắp tấm hộ chiếu gian lận, chị nói chị sửng sốt thấy tôi đã can đảm làm một việc liều lĩnh như thế, để chị ở lại mà suýt hoá điên. Tôi thoả thuận là một trong hai chúng tôi sẽ không bao giờ liều mạng dùng hộ chiếu của chị một lần nữa, nhất là sau những chịu đựng khổ sở ở cửa hải quan sân bay Heathrow.
Tôi mừng rằng Marilyn đã tha thứ cho tôi, vì chị vốn là một người bạn tử tế. Một lần nữa, tôi được nhờ cậy vào tình bạn này. Khi về London, tôi tưởng sự nghiệp người mẫu của tôi chỉ mới bắt đầu, đặc biệt là sau những thành công liên tiếp khi làm việc với Terence Donovan và trong phim James Bond. Nhưng dường như một phép mầu, hoạt động người mẫu của tôi biến mất trong một sớm một chiều, biến đi đột ngột và bí ẩn y như lúc bắt đầu. Tôi không làm việc ở tiệm McDonald, và cũng không sống ở YMCA nữa. Không việc làm, tôi không thể giữ căn phòng ở đấy, nên tôi buộc phải dọn đến nhà Marilyn và mẹ chị. Sự thu xếp này làm tôi ưng ý về nhiều mặt, được sống trong một ngôi nhà thực sự, được là thành viên trong một gia đình. Tôi ở cùng với họ bảy tháng, mặc dù họ không phàn nàn gì nhưng tôi biết không thể lưu lại lâu hơn nữa. Tôi kiếm được việc làm mẫu ở nơi này nơi khác chút it song vẫn không kiếm được đủ tiền để sống. Tôi dọn đến ở với một người bạn khác, một người đàn ông Hoa kiều tên là Frankie, là bạn của người thợ làm tóc của tôi. Frankie có một ngôi nhà to, đối với tôi là to vì có hai phòng ngủ. Anh hào phóng cho tôi ở nhờ trong lúc tôi cố tìm cách tiếp tục hành nghề.
Năm 1987, sau khi tôi dọn đến ở nhà Frankie ít lâu, bộ phim The Living Daylights ra đời. Vài tuần sau, một người bạn mời tôi đi dự Giáng Sinh, ở London mọi người đều kỷ niệm lễ này, và lây tâm trạng ấy, tôi về nhà rất muộn. Vừa đặt đầu lên gối, tôi đã ngủ thiếp đi. Nhưng một tiếng gõ chắc nịch vào cửa sổ phòng ngủ làm tôi thức giấc. Nhìn ra, tôi thấy người bạn vừa tiễn tôi về giơ một tờ báo lên. Anh ta cố nói câu gì đó, nhưng tôi không thể hiểu nổi, vì vậy tôi mở toang cửa sổ.
- Waris! Cô ở trên trang nhất tờ The Sunday Times này!
- Ôi… - tôi dụi mắt – thật chứ?
- Thật. Xem này, - anh ta giơ tờ báo và tấm ảnh chụp nghiêng choán hết trang đầu. Tấm ảnh to hơn thật, với mái tóc vàng hoe chói lọi và cái nhìn quả quyết trên mặt tôi.
- Hay quá…Bây giờ tôi trở về giường và…ngủ đây – tôi loạng choạng về giường.
Nhưng đến trưa hôm ấy, tôi mới nhận ra khả năng to lớn của việc quảng cáo. Chắc chắn lên trang nhất tờ The Sunday Times ở London sẽ có ảnh hưởng nhất định. Hồi này tôi đang hối hả ngược xuôi. Tôi chạy khắp London kiếm việc làm, quấy rầy người đặt hàng của tôi, và cuối cùng cũng liên hệ được với một số hãng người mẫu nhưng chẳng tốt hơn gì.
Người đại diện mới của tôi nói:
- Waris, đơn giản vì ở London không có thị trường rộng rãi cho người mẫu da đen. Cô phải đi tìm việc ở Paris, Milan, New York thôi.
Tôi cũng muốn đi lắm, nhưng vẫn là cái việc phiền toái cũ, tấm hộ chiếu của tôi thật khó giải quyết. Người đại diện bảo luật sư Harold Wheeler có khả năng giải quyết giúp chuyện hộ chiếu cho một số kiều dân. Sao tôi không nói chuyện với ông ấy?
Tôi đến văn phòng của Harold Wheeler và phát hiện ra rằng mang tiếng giúp, song ông ta bóp nặn của tôi một khoản tiền lớn: hai ngàn bảng Anh. Tôi lập luận rằng thế cũng còn được, vì nếu có khả năng đi lại và làm việc, chẳng mấy chốc tôi có thể thu lại số tiền này. Còn hiện giờ cứ đứng một chỗ, tôi sẽ chẳng đi đến đâu. Cố kiếm bằng đủ mịo nguồn có thể, cuối cùng tôi cũng dồn đủ hai ngàn bảng. Nhưng tôi lo đưa cho ông ta hết số tiền vay mượn, nhỡ đâu sau đó lại phát hiện ra ông ta lừa đảo thì sao?
Muốn chắc ăn, tôi để tiền ở nhà, và hẹn lại rồi rủ Marilyn cùng đi xem ý kiến chị ra sao. Tôi bấm chuông và người thư ký của Wheeler trả lời, rồi đưa chúng tôi vào. Marilyn đợi tôi ngoài hành lang trong lúc tôi vào văn phòng gặp Wheeler.
Tôi nói thẳng thừng:
- Ông hãy cho tôi biết sự thật. Tôi muốn biết tấm hộ chiếu tôi nhận có đáng giá hai ngàn bảng không. Và tôi có thể đi khắp thế giới một cách hợp pháp được không? Tôi không muốn mắc kẹt ở một nơi khỉ ho cò gáy rồi bị trục xuất. Ông sẽ lấy hộ chiếu này ở đâu vậy?
- Không, không, không, tôi e là không thể cho cô biết xuất xứ của nó. Cô cứ để mặc tôi. Nếu cô muốn có hộ chiếu, nhất định tôi sẽ làm được nó cho cô, cô bạn thân mến ạ. Tôi hứa là sẽ hoàn toàn hợp pháp. Sau khi bắt đầu thủ tục sẽ mất hai tuần. Thư ký của tôi sẽ gọi điện cho cô khi nào xong xuôi.
Tuyệt vời! Thế có nghĩa là hai tuần nữa mình có thể đi bất cứ nơi nào mình muốn, vào bất cứ lúc nào.
- Nghe có vẻ hay đấy – tôi nói – sau đây chúng ta phải làm gì?
Wheeler giải thích cách tôi phải kết hôn với một người Irish, và ông ta bất chợt nghĩ ra một người như thế. Hai ngàn bảng là để trả công cho anh chàng Irish đó. Wheeler chỉ giữ một khoản thù lao nhỏ mà thôi. Ông ta ghi cho tôi ngày giờ cuộc hẹn, tôi sẽ gặp người chồng mới ở phòng đăng ký và nhớ mang một trăm rưởi bảng tiền mặt cho những chi phí phát sinh.
- Cô sẽ gặp ông O'Sullivan – Wheeler thông báo bằng giọng Anh rất chuẩn. Ông ta vừa viết vừa nói tiếp – Người cô kết hôn là một người lịch thiệp. À, nhân thể, xin chúc mừng cô – Ông ta hơi ngước lên và khẽ mỉm cười.
Sau đó tôi hỏi Marilyn liệu tôi có thể tin viên luật sư này được không. Chị nói:
- Được đấy. Ông ta có một văn phòng lịch sự trong một toà nhà khang trang, ở một khu vực đàng hoàng. Ông ta có tên gắn trên cửa. Ông ta có thư ký chuyên nghiệp. Mình thấy trông đủ hợp pháp đấy.
Ngày cưới đến, cô bạn tin cậy Marilyn đi cùng tôi làm nhân chứng. Đứng chờ bên ngoài phòng đăng ký, chúng tôi ngắm một ông già mặt đỏ teo tóp, mớ tóc bạc trắng ngang ngược, quần áo tả tơi đi vẹo vọ dưới lề đường. Chúng tôi cười cho đến khi ông lão bắt đầu leo lên bậc phòng đăng ký. Marilyn và tôi nhìn nhau sửng sốt rồi lại nhìn ông ta.
- Ông là ông O'Sullivan? – tôi đánh liều hỏi.
- Bằng xương bằng thịt đây. Đấy là tên tôi – ông ta hạ giọng – Cô là người ấy? – tôi gật – Cô có mang tiền đến không, cô em?
- Có.
- Trăm rưởi bảng?
- Vâng.
- Một cô gái ngoan. Nào thôi, nhanh lên. Chúng ta đi thôi. Thời gian là một sự tàn phá.
Người chồng mới của tôi nồng nặc mùi whiskey, và rõ ràng là một tay bợm rượu đang xỉn.
Lúc chúng tôi theo ông ta vào trong nhà, tôi thì thầm với Marilyn:
- Liệu ông ta có sống đến lúc mình nhận được hộ chiếu không nhỉ?
Nhân viên hộ tịch bắt đầu làm thủ tục, nhưng tôi khó mà tập trung được. Tôi đãng trí không ngừng vì đôi chân của ông O'Sullivan cứ run run, lảo đảo, đến lúc bà hộ tịch viên nói "Waris, cô hãy nhận lấy người đàn ông này…" thì ông ta đổ sụp xuống sàn thành một tiếng rầm. Thoạt đầu tôi ngỡ ông ta chết, cho đến lúc nhận thấy ông ta vẫn thở nặng nhọc qua cái miệng há hốc. Tôi quỳ xuống cạnh rồi vừa lay vừa gọi:
- - Ông O'Sullivan, dậy thôi! – Nhưng ông ta không nhúc nhích.
Tôi tròn mắt nhìn Marilyn và kêu lên:
- Ôi, hay thật, ngày cưới của tôi! – còn chị dựa vào tường mà cười, ôm lấy bụng mà cười – Thật rủi quá! Người sắp làm chồng tôi bỏ tôi mà lên bàn thờ!
Chứng kiến cảnh tượng khôi hài như thế, tôi hình dung chúng tôi trở nên lố bịch và cố xoay chuyển câu chuyện hết mức.
Bà hộ tịch viên chống cả hai bàn tay lên đầu gối cúi xuống kiểm tra vị hôn phu của tôi, bà ta ngó qua cặp kính bé xíu:
- Liệu ông ấy có ổn không?
Tôi những muốn hét lên với bà ta:
- Tôi biết làm sao được? – nhưng tôi hiểu rằng nếu thế trò chơi sẽ bị phát giác mất – Dậy di, dậy đi nào. DẬY ĐI! – lúc này tôi phải viện đến cách tát nhẹ vào mặt ông ta – Nước, xin cho tôi ít nước. Có ai làm gì đi chứ! – tôi cười và năn nỉ. Bà hộ tịch mang ly nước đến và tôi hắt lên mặt ông lão.
- U..hu..hu… - ông ta thở phì phì, cằn nhằn rồi mí mắt bắt đầu rung rinh và mở ra. Chúng tôi kéo mạnh ông ta và cố dựng ông ta đứng dậy.
- Lạy Chúa tôi, chúng mình đã xoay sở được rồi – tôi lẩm bẩm, chỉ lo ông ta lại lăn kềnh ra lần nữa. Tôi khoác chặt cánh tay người yêu như gọng kìm sắt cho đến lúc xong nghi thức. Ra đến hè đường, ông O'Sullivan đòi trăm rưởi bảng và tôi lấy địa chỉ ông ta phòng khi gặp chuyện rắc rối. Ông ta lao xuống đường, ti tỉ một bài hát ngắn cùng những đồng tiền cuối cùng của tôi trong túi.
Một tuần sau, ông Wheeler đích thân gọi điện cho tôi, bảo hộ chiếu đã sẵn sàng. Tôi hân hoan lao đến văn phòng ông để nhận. Ông ta đưa giấy tờ cho tôi, một hộ chiếu Irish dán ảnh bộ mặt đen của tôi với tên Waris O'Sullivan. Tôi không phải là chuyên gia về hộ chiếu, nhưng trôn nó hơi khác thường. Không, trông thực sự khác thường. Trông lờ mời như thể người ta đã làm nó trong hầm.
- Nó đây ư? Tôi định nói đây là hộ chiếu hợp pháp chứ? Tôi có thể đi lại bằng hộ chiếu này chứ?
- Ồ được chứ - Wheeler gật đầu quả quyết – Cô thấy đấy, một hộ chiếu của Irish.
- Hừmm – tôi lật nó lên, kiểm tra bià sau và giở các trang – Thôi được, miễn là nó được việc, ai cần biết trông nó ra sao chứ?
Tôi chẳng phải đợi lâu mới có dịp kiểm chứng. Người đại diện đặt vé cho tôi đi Paris và Milan và tôi nộp đơn xin visa. Nhưng vài ngày sau tôi nhận được một bức thư. Nhìn địa chỉ người gửi, tôi phát ốm. Thư của văn phòng Nhập cư, viết họ muốn gặp tôi ngay lập tức. Tôi nghĩ đến mọi thứ ngông cuồng rồ dại, nhưng cuối cùng tôi hiểu rằng chẳng làm được gì ngoài việc đến gặp họ. Tôi cũng biết họ có quyền trục xuất tôi ngay lập tức, hoặc tống giam rằng. Vĩnh biệt London, vĩnh biệt Paris, vĩnh biệt Milan. Vĩnh biệt nghề người mẫu. Chào lũ lạc đà.
Sau hôm nhận thư, tôi đi xe điện ngầm từ nhà Frankie đến văn phòng Nhập cư và lang thang khắp toà nhà công quyền rộng mênh mông, tôi cảm thấy như đang đi xuống mồ. Lúc tìm được đúng phòng, tôi gặp những bộ mặt cực kỳ nghiêm khắc chưa từng thấy từ trước đến nay.
- Ngồi xuống đây – một người đàn ông có bộ mặt sắt đá ra lệnh.
Họ để tôi trong một căn phòng hoàn toàn biệt lập và bắt đầu hỏi:
- Tên cô là gì? Tên con gái là gì trước khi lấy chồng? Cô từ đâu tới? Cô có hộ chiếu này như thế nào? Tên ông ta là gì? Cô phải trả bao nhiêu tiền?
Tôi hiểu rằng chỉ một câu trả lời hơi sai sót, là họ còng tay cô Waris ngay. Trong lúc đó, các nhân viên trong văn phòng ghi âm từng lời tôi nói. Vì thế tôi đối phó mặc cho bản năng của tôi và không nói gì nhiều. Lúc cần nói lảng và nghĩ câu trả lời, tôi dựa vào năng khiếu hoàn toàn tự nhiên của tôi, giả vờ nhầm lẫn vì rào cản ngôn ngữ.
Văn phòng giữ hộ chiếu của tôi và bảo nếu muốn nhận lại, tôi phải đưa chồng tôi đến để họ phỏng vấn, tôi chẳng mong tin đó chút nào. cuối cùng, họ để tôi ra khỏi văn phòng, tôi không kể câu nào về Harold Wheeler. Tôi mường tượng cách lấy lại tiền từ tên kẻ cắp này trước khi chính quyền rờ đến hắn, hoặc thế là đi đời hai ngàn bảng của tôi.
Rời văn phòng nhập cư, tôi đến thẳng văn phòng hợp thời kia và bấm chuông. Lúc người thư ký trả lời, tôi xưng là Waris Dirie đến gặp ông Wheeler có việc khẩn. Nhưng lạ thay, ông Wheeler không có ở đây, vì thế cô ta từ chối mở cửa. Hết ngày này sang ngày khác, tôi đến văn phòng của hắn ta và la hét vào điện thoại, nhưng cô thư ký trung thành nhất quyết bảo vệ con người đê tiện đó. Chơi trò thám tử tư, tôi nấp bên ngoài toà nhà ấy suốt ngày, đợi chộp được hắn lúc hắn bước ra ngoài. Nhưng hắn đã biến mất.
Trong thời gian đó, tôi phải đưa ông O'Sullivan đến trình văn phòng Nhập cư. Theo địa chỉ, ông ta ở Croydon, nam London, một khu nhập cư có nhiều người Somalia sinh sống. Tôi đi tàu đến ga cuối, sau đó đi taxi phần đường còn lại, vì xe lửa không chạy đến đó. Đi bộ một mình trên phố, tôi cứ ngoái nhìn qua vai, cảm thấy không yên tâm khi chỉ có một mình ở nơi này. Tôi tìm ra địa chỉ, một khu chung cư đổ nát và gõ cửa. Không có ai trả lời. Tôi đi vòng ra phía sau ngôi nhà, lo lắng nhìn qua cửa sổ nhưng không thấy gì. Ông ta ở đâu, ông ta có thể đi đâu vào ban ngày nhỉ? Tôi tự hỏi. À, chắc đến quán rượu. Tôi lại đi, và lúc đến quán rượu gần nhất, tôi vào hẳn bên trong và thấy ông O'Sullivan đang ngồi bên quầy.
- Ông có nhớ tôi không? – tôi hỏi. Ông già ngoái nhìn, rồi nhanh chóng lấy lại tư thế, nhìn chằm chặp về phía trước vào những chai rượu sau quầy. Nghĩ nhanh lên, Waris. Tôi phải báo cho ông ta những tin xấu, và van nài ông ta đến văn phòng Nhập cư với tôi. Tôi biết ông ta sẽ không đi đâu – Có chuyện rồi, ông O'Sullivan. Văn phòng Nhập cư đã tịch thu hộ chiếu của tôi. Họ muốn nói chuyện với ông chỉ hỏi ông vài câu rồi sẽ trả lại hộ chiếu cho tôi. Họ muốn chắc chúng ta là vợ chồng thật sự. Tôi không tìm ra lão luật sư trời đánh ấy, hắn đã biến mất, vì thế tôi không có ai giúp đỡ. – vẫn nhìn trân trân về phía trước, ông ta tợp một ngụm rượu whiskey và lắc đầu – Này ông, tôi đã đưa ông hai ngàn bảng để ông giúp tôi lấy hộ chiếu đấy!
Câu này làm ông già chú ý, ông ta quay lại nhìn tôi trừng trừng, miệng há ra sửng sốt:
- Cô đưa tôi có một trăm rưởi thôi, cô gái. Cả đời tôi chưa bao giờ nghe đến hai ngàn bảng, hoặc tôi sẽ không còn lang thang ở những nơi như Croydon nữa.
- Tôi đã đưa cho Harold Wheeler hai ngàn bảng cho ông để lấy tôi!
- Ra vậy, ông ta không đưa cho tôi. Nếu cô ngu đến mức đưa cho thằng cha ấy hai ngàn bảng thì đấy là việc của cô, không phải của tôi.
Tôi ra sức van xin, nài nỉ lão giúp tôi, nhưng lão chẳng thèm chú ý. Tg hứa đưa lão đi bằng xe, lão sẽ không phải đi tàu hoả đến Văn phòng Nhập cư, nhưng lão không nhúc nhích ra khỏi cái ghế bên quầy rượu.
Nghĩ cách tiếp cận thật đúng để động viên lão, tôi nói:
- Này, tôi sẽ trả tiền ông. Tôi sẽ đưa ông nhiều hơn nữa. Sau khi đến văn phòng Nhập cư, chúng ta sẽ đến quán rượu và ông có thể uống thứ gì ông thích – lời đề nghị này được chú ý một cách hoài nghi, vì lào ta quay lại và nhướn lông mày lên. Đẩy đến cùng đi, Waris – Whiskey nhé, cả két whiskey ,xếp thành hàng xuống tận quầy bar nhé, được không? Ngày mai tôi sẽ đến nhà ông, và chúng ta sẽ đi taxi đến London. Chỉ vài câu hỏi rất nhanh, mất vài phút thôi mà, rồi chúng ta đến thẳng quán rượu. Được không nào?
Lão gật đầu và trở lại nhìn chằm chặp vào những chai rượu sau quầy.
Sáng hôm sau, tôi trở lại Croydon và gõ cửa nhà lão già. Nhưng không có ai trả lời. Tôi đi xuống phố vắng vẻ và đến quán rượu, nhưng lúic vào trong, người đàn ông duy nhất ở đó là chủ quán, đeo tạp dề trắng đang uống cà phê và đọc báo.
- Hôm nay ông có nhìn thấy ông O'Sullivan không?
Ong ta lắc đầu:
- Với ông ta thế là quá sớm, cô em ạ.
Tôi đi thật nhanh trở lại căn nhà tồi tàn và đập cửa. Vẫn không có trả lời, nên tôi ngồi xệp xuống bậc cửa trước, nơi đó nồng nặc mùi nước tiểu và tôi phải đưa tay bịt mũi. Trong lúc tôi ngồi đó, nghĩ xem nên làm gì tiếp theo, có hai gã thanh niên trông diện mạo hung hăng trạc ngoài hai mươi tuổi, đi đến và đứng lại trước mặt tôi.
- Cô là ai? – một trong hai gã cắn cảu hỏi – Sao cô lại ngồi trên bậc cửa nhà ông già tôi?
- Ồ xin chào – tôi vui vẻ nói – Tôi không rõ các anh có biết không, nhưng tôi đã kết hôn với ông nhà.
Cả hai nhìn tôi trừng trừng, và gã lớn hơn kêu lên:
- Cái gì hả? Cô đang ăn nói nhảm nhí gì thế?
- Các anh có biết không, tôi đang gặp rắc rối và cần cha các anh giúp đỡ. Tôi chỉ muốn ông đi cùng tôi đến một văn phòng trong thành phố, và trả lời vài câu hỏi. Họ đã tịch thu hộ chiếu của t, và tôi cần lấy lại, vì thế…
- Xéo đi!
- Này, tôi đã đưa ông già tất cả số tiền của tôi – tôi nói và chỉ vào cửa – Tôi sẽ không đi nếu không có ông ta…
Song đứa con trai lại có ý khác. Hắn rút phắt trong túi ra một cái dùi cui và giơ lên đầy vẻ doạ nạt, làm như sắp bổ vỡ sọ tôi ra.
- Thế hả? Chúng tao sẽ đập vỡ mõm mày. Chúng tao sẽ dạy cho mày đi quanh đây mà kể lể những lời dối trá…
Thằng anh gã cười nhăn nhở và tôi nhìn cái cười của hắn, mất vài cái răng. Thế là quá đủ cho tôi. Tôi biết những tên này chẳng có gì để mất. Chúng có thể đánh tôi đến chết, ngay trên bậc cửa này mà chẳng ai biết hoặc quan tâm. Tôi nhảy phắt lên và chạy. Chúng đuổi theo tôi vài khu nhà, rồi, hài lòng vì thấy đã doạ cho tôi sợ mà chạy mất, bọn chúng đứng lại.
Nhưng hôm ấy lúc về đến nhà, tôi quyết trở lại Croydon lần nữa, và sẽ trở lại cho đến khi tìm ra lão già. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Vào thời đó, Frankie không những cho tôi ở không lấy tiền thuê nhà, mà còn mua cả đồ ăn cho tôi. Ngoài ra, tôi đã mượn bạn bè cho đủ số chi phí, mà tình hình ấy không thể kéo dài. Tôi đã ném toàn bộ số tiền cho gã luật sư lừa đảo kia, mà không có hộ chiếu, tôi không thể đi đâu được. Vậy tôi sẽ mất những gì? Vài cái răng nếu tôi không thận trọng, nhưng tôi quyết phải khéo léo với mấy gã du côn kia, mà việc đó hình như không khó lắm.
Chiều hôm sau tôi trở lại và lẳng lặng đi vòng khắp khu vực cho chắc rồi mới dừng lại trước nhà ông già. Tôi tìm ra một công viên nhỏ và ngồi trên chiếc ghế rồi chỉ vài phút sau ông O'Sullivan đi qua. Không hiểu vì lý do gì, ông ta có thể vui và hạnh phúc khi nhìn thấy tôi. Ông ta nhanh chóng thuận tình đi taxi với tôi đến London.
- Cô trả tiền cho tôi nhé? – tôi gật – Sau đó mua đồ uống cho chúng ta chứ, cô em?
- Tôi sẽ mua tất cả các loại đồ uống ông cần khi chúng ta xong việc. Nhưng trước hết, ông phải tỏ ra thật bình thường khi nói chuyện với các nhân viên của văn phòng Nhập cư. Họ là những người rất khó chịu đấy… Rồi sau đó, chúng ta sẽ đến quán rượu.
Khi chúng tôi vào văn phòng, một đại diện nhìn ông O'Sullivan và với vẻ mặt rất khắc nghiệt, ông ta hỏi:
- Đây là chồng cô?
- Vâng
- Này ông O'Sullivan, hãy thôi những trò này đi. Chuyện thế nào hả?
Tôi thở dài, hiểu rằng đã đến lúc không thể tiếp tục vai trò đánh đố này nữa. Tôi giãi bày mọi sự, kể cho họ toàn bộ câu chuyện, về việc làm người mẫu, về Harold Wheeler, về cuộc hôn nhân danh nghĩa của tôi. Họ rất chú ý đến tên Harold Wheeler, tôi cung cấp mọi thông tinh tôi biết về hắn, kể cả địa chỉ.
- Vài ngày nữa, có thể sẽ liên hệ với cô về chuyện hộ chiếu, sau khi cuộc điều tra kết thúc.
Ra đến ngoài đường, lão O'Sullivan chạy ngay đến quán rượu.
- Này, ông muốn có tiền ư? Đây… - tôi thò tay vào túi, rút ra hai mươi bảng cuối cùng và đưa cho lão – bây giờ thì đi cho khuất mắt tôi. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn thấy ông đâu.
- Thế là thế nào? – ông O'Sullivan vẫy tờ giấy bạc trước mặt tôi – tôi chỉ được từng này? – Tôi quay người và đi xuống phố - Con đĩ! – lão gào lên. Lão gập đôi người lại mà gào – con đĩ trời đánh!
Nhiều người đang đi trên hè quay nhìn tôi trừng trừng, chắc họ tự hỏi nếu tôi là đĩ thì sao tôi lại trả tiền cho lão.
Vài ngày sau, văn phòng Nhập cư gọi tôi, yêu cầu tôi đến văn phòng. Họ nói đang điều tra Harold Wheeler nhưng chưa biết được nhiều. Ả thư ký của hắn nói hắn đi Ấn độ, và không rõ bao giờ hắn về. Song họ cấp cho tôi một hộ chiếu tạm thời, thời hạn hai tháng. Đây là dịp may đầu tiên của tôi trong cái mớ bùng nhùng xấu xa này, và tôi thề sẽ cố làm hết sức trong hai tháng.
Tôi chọn đến Italy trước, vì tôi biết chút ít tiếng Ý, tôi đã sống ở thuộc địa cũ của Italy. Thực ra, phần lớn từ ngữ Italy của tôi là những câu nguyền rủa của mẹ tôi, nhưng biết đâu cũng thuận tiện. Tôi đến Milan và thích nó, tôi làm việc trên sàn diễn trong các buổi trình diễn thời trang. Trong thời gian này, tôi quen một người mẫu khác tên là Julie. Julie cao, có mái tóc vàng hoe dài chấm vai và thân hình tuyệt vời, chị làm mẫu cho các loại đồ lót phụ nữ. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt diệu thăm thú Milan và khi các buổi trình diễn kết thúc, chúng tôi quyết định cùng nhau đi thử vận may ở Paris.
Hai tháng ấy thật tuyệt vời cho tôi, được đến nhiều nơi mới, gặp gỡ bao nhiêu người mới, ăn những đồ ăn mới. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền lắm, tôi vẫn có đủ để đi một chuyến vòng quanh châu Âu. Lúc xong việc ở Paris, Julie và tôi trở về London cùng nhau.
Khi về, tôi gặp một người đại diện từ New York đến Anh để tìm tài năng mới. Ông ta giục tôi đến Mỹ, hứa hẹn sẽ dành cho tôi nhiều việc làm mẫu ở bên đó. Lẽ tất nhiên tôi cũng muốn vì ai cũng cho rằng New York là một thị trường có lợi, nhất là với các người mẫu da đen. Người đại diện của tôi dàn xếp và tôi nộp đơn xin visa đến Mỹ.
Sứ quán Mỹ xem xét giấy tờ của tôi rồi liên lạc ngay với chính quyền Anh. Kết quả cuộc liên hệ này là tôi nhận được thư thông báo bị trục xuất khỏi Anh trong vòng ba mươi ngày và phải trở về Somalia. Đầm đìa nước mắt, tôi gọi cho Julie đang ở cùng với người anh trai ở Wales.
- Mình gặp rắc rối, rất rắc rối. Thế là hết, bạn ạ. Mình phải trở về Somalia.
- Ôi không, Waris. Này, sao cậu không đến đây ít ngày cho thoải mái? Cậu đi xe lửa nhé. Nơi này không xa London lắm đâu. Mà lại đẹp nữa. Về miền quê ít ngày cậu sẽ thấy dễ chịu và biết đâu chúng mình chẳng tìm ra cách nào đó.
Lúc tôi đến, Julia đón tôi ở nhà ga và lái xe qua vùng thôn dã xanh mượt như nhung, đến một ngôi nhà. Chúng tôi ngồi trong phòng khách và anh trai cô là Nigel bước vào. Anh thấp và rất xanh xao, tóc dài đỏ rực, những chiếc răng cửa và đầu ngón tay ố vết nicotine. Trông anh già hơn tôi tưởng, chắc khoảng gần năm mươi. Anh bưng khay trà cho chúng tôi rồi ngồi rít thuốc liên tục trong lúc tôi kể lại câu chuyện như ác mộng về tấm hộ chiếu đầy rắc rối, và vì sao lại đi đến kết cục buồn như thế.
Dựa vào lưng ghế, tay khoanh lại, Nigel bỗng nói:
- Đừng lo, tôi sẽ giúp cô.
Sửng sốt về lời tuyên bố của người tôi mới biết độ nửa giờ này, tôi nói:
- Anh định giúp em như thế nào đây?
- Tôi sẽ cưới cô.
Tôi lắc đầu:
- Ôi không. Không đâu. Em đã trải qua chuyện ấy rồi. Và chính chuyện đó đã đẩy em vào cái mớ hỗn độn này đây. Em không muốn làm thế lần nữa. Đủ rồi anh ạ. Em không muốn dây dưa với cái chuyện bẩn thỉu ấy. Em muốn về châu Phi, em sẽ vui vì gia đình em đang ở đấy. và em hiểu mọi thứ. Ở cái đất nước điên rồ này, em chẳng biết ai hết . Mọi sự ở đây cứ rối beng và khó hiểu. Em sẽ về nhà thôi.
Nigel đứng phắt dậy và chạy lên gác. Lúc trở lại anh giơ tờ The Sunday Times có hình tôi trên trang nhất lên, tờ báo ra cách đây hơn một năm, trước khi tôi quen Julie rất lâu.
- Anh làm gì với cái này?
- Tôi giữ nó vì tôi biết sẽ có ngày được gặp em – anh chỉ vào cặp mắt tôi trong hình – hôm xem tấm hình này, tôi đã thấy một giọt nước mắt trong mắt em, đang chảy xuống má em. Lúc nhìn mặt em, tôi thấy em đang khóc và tôi biết em cần giúp đỡ. Lúc ấy đức Allah bảo tôi rằng nhiệm vụ của tôi là cứu vớt em.
Ô điên thật! Tôi nhìn anh ta chằm chằm. Mắt tôi mở to hết cỡ và tôi nghĩ "Cái thằng cha điên này là ai vậy? Ai là người cần anh ta giúp đỡ chứ?" Nhưng trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần ấy, cả Julie và Nigel đều an ủi tôi rằng anh có thể giúp tôi, mà sao lại không chịu kia chứ? Trở về Somalia, tương lai của tôi sẽ ra sao? Ai đợi tôi ở đấy? Lũ cừu và dê chăng? Tôi hỏi Nigel câu hỏi vẫn ám ảnh trong đầu:
- Anh được gì trong việc này? Tại sao anh lại muốn cưới em, và bắt mình phải chịu chuyện này?
- Tôi đã nói với em rồi, tôi không muốn gì ngoài em. Đức Allah đã gởi em đến cho tôi.
Tôi giải thích với anh rằng lấy tôi không chỉ đơn giản là việc lao đại đến phòng đăng ký. Tôi là kẻ đã có chồng.
- Kìa, em có thể ly dị ông ta. Và chúng ta sẽ nói với các nhân viên công quyền là chúng ta định lấy nhau – Nilgel lý luận – nên họ sẽ không trục xuất em. Tôi sẽ đi với em. Tôi là công dân nước Anh, nên họ không thể nói "không". Tôi cảm thấy em đang rất khó khăn và tôi sẽ giúp em. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể.
- Cảm ơn anh rất nhiều…
Julie nói thêm:
- Nếu anh có thể giúp cậu, Waris, thì hay biết mấy. Cậu có thể nắm lấy cơ hội này, vì còn có dịp khác nữa đâu?
Lắng nghe họ suốt nhiều ngày, tôi nghĩ it ra Julid cũng là bạn tôi, còn Nigel là anh cô. Tôi biết nhà cô, và có thể tin cậy anh ta. Cô ấy nói đúng, phải biết chộp lấy thời cơ.
Chúng tôi đặt kế hoạch là Nigel đi cùng với tôi đến nói với ông lão O'Sullivan về việc ly dị, vì tôi không muốn chạm trán với các con ông ta lần nữa. Tôi hình dung – như thường lệ, mọi thứ đều liên quan đến lão già này – lão muốn có một số tiền trước khi đồng ý làm bất cứ điều gì. Tôi thở dài, chỉ nghĩ đến điều đó thôi, tôi đã thấy phát ớn. Nhưng bạn tôi và anh cô cứ giục tôi, và tôi bắt đầu cảm thấy phấn chấn hơn vì kế hoạch này.
- Đi nào – Nigel nói – ngày mai chúng ta sẽ đến Croydon.
Ngày hôm sau, hai chúng tôi đến khu vực của O'Sullivan, tôi chỉ đường cho Nigel lái thẳng đến nhà lão.
- Anh cẩn thận đấy – tôi cảnh báo lúc chúng tôi ra đi – Những thằng con lão điên lắm. Em sợ chúng lôi chúng ta ra khỏi xe – Nigel phì cười – Em nói nghiêm túc đấy. Chúng đã đuổi và cố đánh em. Chúng điên lắm. Em bảo thật đấy. Chúng ta phải giữ mình hết sức cẩn thận.
- Thôi nào, Waris, chúng ta chỉ nói với ông già ấy là em muốn ly dị. Thế thôi. Chẳng có gì to tát lắm đâu.
Lúc đến nhà lão O'Sullivan đã quá trưa. Chúng tôi đậu xe ngoài phố. Khi Nigel gõ cửa, tôi không ngừng ngoái lại đàng sau, nhìn ngược ngó xuôi trên phố. Không ai trả lời nhưng tôi không ngạc nhiên. Tôi hình dung chúng tôi phải đi chuyến nữa, đến quán rượu góc phố, Nigel nói:
- Chúng ta sẽ đi vòng ra phía sau và em nhìn vào cửa sổ nhé, xem lão có trong nhà không.
Không như tôi, lão có thể nhìn từ trong nhà ra dễ dàng. Nhưng sau khi đi qua vài cửa sổ không thành công, anh nhìn tôi vẻ bối rối:
- Tôi cảm thấy có chuyện gì không ổn – tôi nghĩ "chàng trai ơi, bây giờ anh mới đang hình dung ra đây. Em đã có cảm giác ấy mỗi lần có chuyện phải làm với lão già hãi hùng này".
- Anh định nói "có chuyện gì không ổn"nghĩa là gì?
- Tôi không biết…tôi chỉ cảm thấy…biết đâu tôi có thể lọt qua cửa sổ này – nói xong anh giơ bàn tay đập mạnh để mở cánh cửa sổ.
Một người hàng xóm ở nhà bên đi ra và kêu to:
- Nếu các vị muốn tìm ông O'Sullivan thì hàng tuần nay chúng tôi không nhìn thấy ông ấy rồi.
Bà ta đứng đó nhìn chúng tôi, tay khoanh lại trên chiếc tạp dề. Nigel đập mạnh vào cánh cửa, nó vỡ ra một khe và một mùi khủng khiếp lan toả. Tôi đưa cả hai tay lên bịt mũi và miệng rồi quay đi. Nigel kề một mắt vào cái khe và chăm chú nhìn vào bên trong .
- Ông ta chết rồi, tôi có thể thấy ông ta nằm trên sàn.
Chúng tôi thuật lại cho bà hàng xóm gọi xe cấp cứu, rồi nhảy vào xe chúng tôi phóng ngay đi. Tôi ghét phải nói câu này, nhưng quả là tôi thấy nhẹ cả người.
Sau khi phát hiện ra O'Sullivan thối rữa trong bếp ít lâu, Nigel và tôi làm đám cưới. Chính quyền Anh ngừng lệnh trục xuất tôi, nhưng họ cũng không giấu giếm khi cho cuộc hôn nhân của chúng tôi là một mưu mô. Lẽ tất nhiên nó là thế thật. Nigel và tôi thoả thuận rằng trong thời gian chờ lấy được hộ chiếu, tốt nhất là tôi lưu lại nhà anh ở Wales.
Sau khi sống lúc đầu ở Mogadishu, rồi đến London suốt bảy năm, tôi đã yêu thích thiên nhiên biết chừng nào. Dẫu cho miền thôn dã rậm rì, xanh tươi rải rác nhiều nông trại và sông ngòi này hoàn toàn khác với vùng sa mạc Somalia, tôi vẫn thích thú dành thời gian ở ngoài trời, như một người đối lập với các toà nhà cao ngất và những studio không cửa sổ. Ở xứ Wales, tôi có thể tiếp tục những thú ưa thích của tôi từ những ngày sống du cư như chạy, đi bộ, hái hoa dại và đi tiểu ngoài trời. Thi thoảng có người bắt gặp mông tôi lộ ra giữa những bụi cây.
Nigel và tôi có phòng riêng và sống như những người ở chung phòng, chứ không phải như vợ chồng. Chúng tôi đã thoả thuận anh cưới tôi để tôi lấy được hộ chiếu và dù tôi đề nghị đỡ đần anh về mặt tài chính khi nào tôi kiếm được tiền, song anh một mực nói rằng anh không cần đền đáp gì hết. Nigel chỉ muốn có niềm vui làm theo lời dạy của đức Allah là giúp người khác lúc họ cần. một buổi sáng, tôi dậy sớm hơn thường lệ, vào khoảng sáu giờ vì tôi phải đến London nhận thử vai. Tôi xuống tầng dưới pha cà phê trong lúc Nigel vẫn đang ngủ trong phòng riêng. Đi đôi găng tay cao su màu vàng, tôi bắt đầu dọn rửa chén đĩa thì chuông cửa réo vang.
Vẫn đi đôi găng tay dính đầy xà phòng, tôi mở cửa và thấy hai người đàn ông đứng đó. Họ mặc complê màu xám, vẻ mặt nghiêm trọng và xách cặp da đen.
- Bà Richards?
- Vâng.
- Chồng bà có nhà không?
- Có, anh ấy đang ở trên gác.
- Xin bà tránh ra. Chúng tôi đến có việc của chính quyền.
Hình như những người đi lảng vảng quanh đây đều trông như thế cả.
- Vâng, mời các ông vào. Các ông có muốn uống cà phê hoặc chút gì không? Mời các ông ngồi, tôi sẽ đi gọi anh ấy.
Họ ngồi xuống ghế trong căn phòng khách lớn, thoải mái của Nigel, nhưng không dựa lưng vào ghế.
- Anh ơi – tôi gọi ngọt ngào – Anh xuống nhà đi. Chúng mình có khách đấy.
Anh đi xuống, vẫn ngái ngủ, mái tóc đỏ rực rối bù.
- Xin chào – Nigel hiểu ngay, theo cái các họ nhìn – Tôi có thể giúp gì cho các ông?
- Chúng tôi muốn hỏi ông vài câu. Trước hết, chúng tôi muốn biết chắc ông và vợ ông sống chung. Hai người có chung sống không?
Tôi có thể thấy vẻ phẫn nộ trên mặt Nigel cho biết chúng tôi sắp có chuyện cần chú ý và anh dựa lưng vào tường. Anh nói toạc ra:
- Được, vậy bây giờ các ông thấy nó ra sao nào?
Hai nhân viên thám tử nhìn quanh phòng, vẻ căng thẳng;
- Ừmmm. Thôi được, thưa ông. Chúng tôi tin ông, nhưng chúng tôi vẫn cần xem xét ngôi nhà.
Gương mặt Nigel tối sầm thật đáng ngại, như một đám mây giông:
- Này, các ông không được đi khắp nhà tôi. Tôi không quan tâm các ông là ai. Đây là vợ tôi, chúng tôi sống cùng nhau, các ông thấy rồi đấy. Các ông đến đây không hề báo trước làm chúng tôi không kịp ăn mặc chỉnh tề tiếp các ông, vậy mời các ông đi ra khỏi nhà tôi!
- Ông Richards, ông đừng cáu thế. Theo luật, chúng tôi có quyền…
- Các ông làm tôi buồn nôn!!! – chạy đi, các ông, chạy đi trong lúc còn có thể. Thay vào đó, họ cứ ngồi như dán chặt xuống ghế, bộ mặt xanh xao trông rất sửng sốt – Xéo ra khỏi nhà tôi! nếu các ông còn lảng vảng quanh đây và gọi tôi lần nữa, tôi sẽ lấy súng bắn bỏ mẹ các ông đi, và tôi sẽ chết vì cô ấy – Anh ta vừa nói vừa chỉ vào tôi.
Tôi chỉ lắc đầu, bụng nghĩ "Anh chàng này điên mất rồi. Anh ta mê mình thật rồi, còn mình bị dấn sâu vào vòng phiền phức. Mình làm gì ở cái chốn này? Mình nên trở về châu Phi, tốt hơn hết là mình ra đi thôi". Sau khi sống ở đấy vài tháng, tôi bảo anh:
- Nigel, sao anh không chịu giữ mình cho sạch sẽ, đi giày cho tử tế và kiếm một cô bạn gái? Để em giúp anh nhé?
Còn anh trả lời:
- Bạn gái à? Tôi không muốn có bạn gái. Ơn Chúa, tôi có vợ rồi, vậy tôi còn muốn bạn gái làm gì kia chứ?
Nghe Nigel nói vậy tôi phát cáu:
- Anh đem cái đầu của nợ của anh vào buồng tắm mà xối nước đi, anh là đồ tâm thần! Này anh, anh tỉnh lại đi và ra khỏi đời tôi! Tôi không yêu anh! Anh và tôi chỉ có một sự dàn xếp – anh muốn giúp tôi – nhưng tôi không thể là người anh muốn. Tôi không thể giả vờ yêu anh chỉ để làm anh vui.
Nhưng dù Nigel và tôi đã thoả thuận, anh ta dã phá lời và làm như tôi là của anh. Lúc anh đỏ mặt quát vào mặt những viên thám tử đến thăm nhà anh, anh không nói dối. Trong ý nghĩ của anh, mọi lời anh nói đều là sự thật. Sự việc ngày càng trở nên phức tạp vì tôi phụ thuộc vào anh, coi anh như bạn, cảm động vì anh giúp đỡ song không muốn đóng vai gì trong những ý tưởng lãng mạn của anh, và thật lòng muốn giết chết anh ta, lúc anh ta bắt đầu làm như tôi là người vợ yêu quý và là tài sản cá nhân của anh ta. Tôi nhanh chóng hiểu rằng mình cần phải ra đi, càng nhanh chóng càng tốt.
Nhưng việc lấy hộ chiếu cứ dây dưa, lề mề mãi. Nigel hiểu rằng tôi phụ thuộc vào anh, cảm giác uy quyền đẩy anh ta mỗi lúc một đòi hỏi nhiều hơn. Anh ta ám tôi suốt – tôi đi đâu, làm gì, đi với ai. Anh ta không ngừng van nài tôi yêu anh ta, và anh ta càng lạy lục tôi bao nhiêu, tôi càng tởm ghét anh ta bấy nhiêu. Thỉnh thoảng tôi đi tìm việc ở London, hoặc đến thăm bạn bè. Tôi tìm mọi dịp tách xa Nigel, nhằm giữ cho anh ta đúng mực.
Tuy nhiên, tôi mất khả năng giữ đúng mực khi tôi đang sống với một người mà tôi nghĩ là mất trí. Tôi ngày càng chán đợi tấm hộ chiếu – tấm vé đến tự do – và một hôm di London, tôi đứng trên sân ga và khao khát lao vào đầu đoàn tàu đang đến. Trong mấy phút đó, lắng nghe tiếng tàu chạy ầm ầm, cảm thấy làn gió lạnh của nó thổi tung mái tóc, và nghĩ đến những tấm thép sẽ nghiền nát xương tôi. Sự cám dỗ chấm dứt những nỗi lo âu cctg mạnh đến nỗi cuối cùng tôi tự hỏi tại sao mình lại phí đời mình cho người đàn ông này nhỉ?
Sau hơn một năm chờ đợi, dùng thế lực của mình, Nigel đến văn phòng nhập cư và đã tạo nên một cảnh làm dân chúng chú ý, rốt cuộc họ phải cấp hộ chiếu tạm thời cho tôi. Anh kêu toáng lên:
- Vợ tôi là một người mẫu quốc tế, cô ấy cần ít ra là một tấm hộ chiếu tạm thời để có thể đi lại vì sự nghiệp của cô ấy! – BAM! – Anh đập mạnh cái cặp chụp những tấm ảnh người mẫu của tôi lên bàn – Tôi là công dân Anh chính gốc, vậy mà các anh đối xử với vợ tôi như thế này làm cho tôi phát sợ và xấu hổ nói đây là đất nước tôi! Tôi yêu cầu giải quyết chuyện này ngay bây giờ!
Ngay sau cuộc viếng thăm của anh, chính quyền thu hộ chiếu Somalia cũ của tôi và gởi cho tôi tấm hộ chiếu du lịch tạm thời, cho phép tôi rời đất nước nhưng phải gia hạn liên tục. Bên trong đóng dấu "Cho phép đến mọi nơi trừ Somalia". Những chữ đó làm tôi hết sức thất vọng. Somalia đang có chiến tranh và nước Anh không muốn tạo cơ hội cho tôi về thăm đất nước đang chìm đắm trong cuộc chiến liên miên, trong lúc tôi đang được Anh bảo hộ. Tôi là cư dân Anh, nên họ có trách nhiệm với tôi. Lúc đọc những từ "cho phép đến mọi nơi trừ Somalia", tôi thì thầm "trời ơi, mình đã làm gì? Mình không thể đến chính nước của mình". Lúc này, tôi là người nước ngoài hoàn toàn.
Nếu có ai nói tôi được lựa chọn, tôi sẽ bảo quên đi, hãy trả lại hộ chiếu Somalia cho tôi. Nhưng chẳng có người nào bàn chuyện đó với tôi hết. Bây giờ muốn lấy lại thì đã quá muộn. Vì không thể lùi lại, tôi chỉ có một hướng là ra đi và tiến lên phía trước. Tôi nộp đơn xin visa sang Mỹ, và đặt vé bay sang New York một mình.
Lúc từ bộ phim đầu tiên của tôi trong vai Bond Girl trở về, tôi bảo người lái xe đưa tôi đến thẳng nhà Marilyn Monroe. Là người nhát gan, tôi không gọi điện thoại cho bạn từ lúc tôi đi Morocco, thay vào đó tôi chờ đến lúc về để chị nguôi giận. Đứng trên bậc cửa nhà chị với một túi đầy quà, tôi bồn chồn bấm chuông. Chị mở cửa, cười toét đến tận mang tai rồi lào ra ôm ghì lấy tôi:
- Cậu đã làm thế ư! Đúng là một mụ điên, cậu đã làm việc ấy!
Marilyn tha thứ cho tôi việc lấy cắp tấm hộ chiếu gian lận, chị nói chị sửng sốt thấy tôi đã can đảm làm một việc liều lĩnh như thế, để chị ở lại mà suýt hoá điên. Tôi thoả thuận là một trong hai chúng tôi sẽ không bao giờ liều mạng dùng hộ chiếu của chị một lần nữa, nhất là sau những chịu đựng khổ sở ở cửa hải quan sân bay Heathrow.
Tôi mừng rằng Marilyn đã tha thứ cho tôi, vì chị vốn là một người bạn tử tế. Một lần nữa, tôi được nhờ cậy vào tình bạn này. Khi về London, tôi tưởng sự nghiệp người mẫu của tôi chỉ mới bắt đầu, đặc biệt là sau những thành công liên tiếp khi làm việc với Terence Donovan và trong phim James Bond. Nhưng dường như một phép mầu, hoạt động người mẫu của tôi biến mất trong một sớm một chiều, biến đi đột ngột và bí ẩn y như lúc bắt đầu. Tôi không làm việc ở tiệm McDonald, và cũng không sống ở YMCA nữa. Không việc làm, tôi không thể giữ căn phòng ở đấy, nên tôi buộc phải dọn đến nhà Marilyn và mẹ chị. Sự thu xếp này làm tôi ưng ý về nhiều mặt, được sống trong một ngôi nhà thực sự, được là thành viên trong một gia đình. Tôi ở cùng với họ bảy tháng, mặc dù họ không phàn nàn gì nhưng tôi biết không thể lưu lại lâu hơn nữa. Tôi kiếm được việc làm mẫu ở nơi này nơi khác chút it song vẫn không kiếm được đủ tiền để sống. Tôi dọn đến ở với một người bạn khác, một người đàn ông Hoa kiều tên là Frankie, là bạn của người thợ làm tóc của tôi. Frankie có một ngôi nhà to, đối với tôi là to vì có hai phòng ngủ. Anh hào phóng cho tôi ở nhờ trong lúc tôi cố tìm cách tiếp tục hành nghề.
Năm 1987, sau khi tôi dọn đến ở nhà Frankie ít lâu, bộ phim The Living Daylights ra đời. Vài tuần sau, một người bạn mời tôi đi dự Giáng Sinh, ở London mọi người đều kỷ niệm lễ này, và lây tâm trạng ấy, tôi về nhà rất muộn. Vừa đặt đầu lên gối, tôi đã ngủ thiếp đi. Nhưng một tiếng gõ chắc nịch vào cửa sổ phòng ngủ làm tôi thức giấc. Nhìn ra, tôi thấy người bạn vừa tiễn tôi về giơ một tờ báo lên. Anh ta cố nói câu gì đó, nhưng tôi không thể hiểu nổi, vì vậy tôi mở toang cửa sổ.
- Waris! Cô ở trên trang nhất tờ The Sunday Times này!
- Ôi… - tôi dụi mắt – thật chứ?
- Thật. Xem này, - anh ta giơ tờ báo và tấm ảnh chụp nghiêng choán hết trang đầu. Tấm ảnh to hơn thật, với mái tóc vàng hoe chói lọi và cái nhìn quả quyết trên mặt tôi.
- Hay quá…Bây giờ tôi trở về giường và…ngủ đây – tôi loạng choạng về giường.
Nhưng đến trưa hôm ấy, tôi mới nhận ra khả năng to lớn của việc quảng cáo. Chắc chắn lên trang nhất tờ The Sunday Times ở London sẽ có ảnh hưởng nhất định. Hồi này tôi đang hối hả ngược xuôi. Tôi chạy khắp London kiếm việc làm, quấy rầy người đặt hàng của tôi, và cuối cùng cũng liên hệ được với một số hãng người mẫu nhưng chẳng tốt hơn gì.
Người đại diện mới của tôi nói:
- Waris, đơn giản vì ở London không có thị trường rộng rãi cho người mẫu da đen. Cô phải đi tìm việc ở Paris, Milan, New York thôi.
Tôi cũng muốn đi lắm, nhưng vẫn là cái việc phiền toái cũ, tấm hộ chiếu của tôi thật khó giải quyết. Người đại diện bảo luật sư Harold Wheeler có khả năng giải quyết giúp chuyện hộ chiếu cho một số kiều dân. Sao tôi không nói chuyện với ông ấy?
Tôi đến văn phòng của Harold Wheeler và phát hiện ra rằng mang tiếng giúp, song ông ta bóp nặn của tôi một khoản tiền lớn: hai ngàn bảng Anh. Tôi lập luận rằng thế cũng còn được, vì nếu có khả năng đi lại và làm việc, chẳng mấy chốc tôi có thể thu lại số tiền này. Còn hiện giờ cứ đứng một chỗ, tôi sẽ chẳng đi đến đâu. Cố kiếm bằng đủ mịo nguồn có thể, cuối cùng tôi cũng dồn đủ hai ngàn bảng. Nhưng tôi lo đưa cho ông ta hết số tiền vay mượn, nhỡ đâu sau đó lại phát hiện ra ông ta lừa đảo thì sao?
Muốn chắc ăn, tôi để tiền ở nhà, và hẹn lại rồi rủ Marilyn cùng đi xem ý kiến chị ra sao. Tôi bấm chuông và người thư ký của Wheeler trả lời, rồi đưa chúng tôi vào. Marilyn đợi tôi ngoài hành lang trong lúc tôi vào văn phòng gặp Wheeler.
Tôi nói thẳng thừng:
- Ông hãy cho tôi biết sự thật. Tôi muốn biết tấm hộ chiếu tôi nhận có đáng giá hai ngàn bảng không. Và tôi có thể đi khắp thế giới một cách hợp pháp được không? Tôi không muốn mắc kẹt ở một nơi khỉ ho cò gáy rồi bị trục xuất. Ông sẽ lấy hộ chiếu này ở đâu vậy?
- Không, không, không, tôi e là không thể cho cô biết xuất xứ của nó. Cô cứ để mặc tôi. Nếu cô muốn có hộ chiếu, nhất định tôi sẽ làm được nó cho cô, cô bạn thân mến ạ. Tôi hứa là sẽ hoàn toàn hợp pháp. Sau khi bắt đầu thủ tục sẽ mất hai tuần. Thư ký của tôi sẽ gọi điện cho cô khi nào xong xuôi.
Tuyệt vời! Thế có nghĩa là hai tuần nữa mình có thể đi bất cứ nơi nào mình muốn, vào bất cứ lúc nào.
- Nghe có vẻ hay đấy – tôi nói – sau đây chúng ta phải làm gì?
Wheeler giải thích cách tôi phải kết hôn với một người Irish, và ông ta bất chợt nghĩ ra một người như thế. Hai ngàn bảng là để trả công cho anh chàng Irish đó. Wheeler chỉ giữ một khoản thù lao nhỏ mà thôi. Ông ta ghi cho tôi ngày giờ cuộc hẹn, tôi sẽ gặp người chồng mới ở phòng đăng ký và nhớ mang một trăm rưởi bảng tiền mặt cho những chi phí phát sinh.
- Cô sẽ gặp ông O'Sullivan – Wheeler thông báo bằng giọng Anh rất chuẩn. Ông ta vừa viết vừa nói tiếp – Người cô kết hôn là một người lịch thiệp. À, nhân thể, xin chúc mừng cô – Ông ta hơi ngước lên và khẽ mỉm cười.
Sau đó tôi hỏi Marilyn liệu tôi có thể tin viên luật sư này được không. Chị nói:
- Được đấy. Ông ta có một văn phòng lịch sự trong một toà nhà khang trang, ở một khu vực đàng hoàng. Ông ta có tên gắn trên cửa. Ông ta có thư ký chuyên nghiệp. Mình thấy trông đủ hợp pháp đấy.
Ngày cưới đến, cô bạn tin cậy Marilyn đi cùng tôi làm nhân chứng. Đứng chờ bên ngoài phòng đăng ký, chúng tôi ngắm một ông già mặt đỏ teo tóp, mớ tóc bạc trắng ngang ngược, quần áo tả tơi đi vẹo vọ dưới lề đường. Chúng tôi cười cho đến khi ông lão bắt đầu leo lên bậc phòng đăng ký. Marilyn và tôi nhìn nhau sửng sốt rồi lại nhìn ông ta.
- Ông là ông O'Sullivan? – tôi đánh liều hỏi.
- Bằng xương bằng thịt đây. Đấy là tên tôi – ông ta hạ giọng – Cô là người ấy? – tôi gật – Cô có mang tiền đến không, cô em?
- Có.
- Trăm rưởi bảng?
- Vâng.
- Một cô gái ngoan. Nào thôi, nhanh lên. Chúng ta đi thôi. Thời gian là một sự tàn phá.
Người chồng mới của tôi nồng nặc mùi whiskey, và rõ ràng là một tay bợm rượu đang xỉn.
Lúc chúng tôi theo ông ta vào trong nhà, tôi thì thầm với Marilyn:
- Liệu ông ta có sống đến lúc mình nhận được hộ chiếu không nhỉ?
Nhân viên hộ tịch bắt đầu làm thủ tục, nhưng tôi khó mà tập trung được. Tôi đãng trí không ngừng vì đôi chân của ông O'Sullivan cứ run run, lảo đảo, đến lúc bà hộ tịch viên nói "Waris, cô hãy nhận lấy người đàn ông này…" thì ông ta đổ sụp xuống sàn thành một tiếng rầm. Thoạt đầu tôi ngỡ ông ta chết, cho đến lúc nhận thấy ông ta vẫn thở nặng nhọc qua cái miệng há hốc. Tôi quỳ xuống cạnh rồi vừa lay vừa gọi:
- - Ông O'Sullivan, dậy thôi! – Nhưng ông ta không nhúc nhích.
Tôi tròn mắt nhìn Marilyn và kêu lên:
- Ôi, hay thật, ngày cưới của tôi! – còn chị dựa vào tường mà cười, ôm lấy bụng mà cười – Thật rủi quá! Người sắp làm chồng tôi bỏ tôi mà lên bàn thờ!
Chứng kiến cảnh tượng khôi hài như thế, tôi hình dung chúng tôi trở nên lố bịch và cố xoay chuyển câu chuyện hết mức.
Bà hộ tịch viên chống cả hai bàn tay lên đầu gối cúi xuống kiểm tra vị hôn phu của tôi, bà ta ngó qua cặp kính bé xíu:
- Liệu ông ấy có ổn không?
Tôi những muốn hét lên với bà ta:
- Tôi biết làm sao được? – nhưng tôi hiểu rằng nếu thế trò chơi sẽ bị phát giác mất – Dậy di, dậy đi nào. DẬY ĐI! – lúc này tôi phải viện đến cách tát nhẹ vào mặt ông ta – Nước, xin cho tôi ít nước. Có ai làm gì đi chứ! – tôi cười và năn nỉ. Bà hộ tịch mang ly nước đến và tôi hắt lên mặt ông lão.
- U..hu..hu… - ông ta thở phì phì, cằn nhằn rồi mí mắt bắt đầu rung rinh và mở ra. Chúng tôi kéo mạnh ông ta và cố dựng ông ta đứng dậy.
- Lạy Chúa tôi, chúng mình đã xoay sở được rồi – tôi lẩm bẩm, chỉ lo ông ta lại lăn kềnh ra lần nữa. Tôi khoác chặt cánh tay người yêu như gọng kìm sắt cho đến lúc xong nghi thức. Ra đến hè đường, ông O'Sullivan đòi trăm rưởi bảng và tôi lấy địa chỉ ông ta phòng khi gặp chuyện rắc rối. Ông ta lao xuống đường, ti tỉ một bài hát ngắn cùng những đồng tiền cuối cùng của tôi trong túi.
Một tuần sau, ông Wheeler đích thân gọi điện cho tôi, bảo hộ chiếu đã sẵn sàng. Tôi hân hoan lao đến văn phòng ông để nhận. Ông ta đưa giấy tờ cho tôi, một hộ chiếu Irish dán ảnh bộ mặt đen của tôi với tên Waris O'Sullivan. Tôi không phải là chuyên gia về hộ chiếu, nhưng trôn nó hơi khác thường. Không, trông thực sự khác thường. Trông lờ mời như thể người ta đã làm nó trong hầm.
- Nó đây ư? Tôi định nói đây là hộ chiếu hợp pháp chứ? Tôi có thể đi lại bằng hộ chiếu này chứ?
- Ồ được chứ - Wheeler gật đầu quả quyết – Cô thấy đấy, một hộ chiếu của Irish.
- Hừmm – tôi lật nó lên, kiểm tra bià sau và giở các trang – Thôi được, miễn là nó được việc, ai cần biết trông nó ra sao chứ?
Tôi chẳng phải đợi lâu mới có dịp kiểm chứng. Người đại diện đặt vé cho tôi đi Paris và Milan và tôi nộp đơn xin visa. Nhưng vài ngày sau tôi nhận được một bức thư. Nhìn địa chỉ người gửi, tôi phát ốm. Thư của văn phòng Nhập cư, viết họ muốn gặp tôi ngay lập tức. Tôi nghĩ đến mọi thứ ngông cuồng rồ dại, nhưng cuối cùng tôi hiểu rằng chẳng làm được gì ngoài việc đến gặp họ. Tôi cũng biết họ có quyền trục xuất tôi ngay lập tức, hoặc tống giam rằng. Vĩnh biệt London, vĩnh biệt Paris, vĩnh biệt Milan. Vĩnh biệt nghề người mẫu. Chào lũ lạc đà.
Sau hôm nhận thư, tôi đi xe điện ngầm từ nhà Frankie đến văn phòng Nhập cư và lang thang khắp toà nhà công quyền rộng mênh mông, tôi cảm thấy như đang đi xuống mồ. Lúc tìm được đúng phòng, tôi gặp những bộ mặt cực kỳ nghiêm khắc chưa từng thấy từ trước đến nay.
- Ngồi xuống đây – một người đàn ông có bộ mặt sắt đá ra lệnh.
Họ để tôi trong một căn phòng hoàn toàn biệt lập và bắt đầu hỏi:
- Tên cô là gì? Tên con gái là gì trước khi lấy chồng? Cô từ đâu tới? Cô có hộ chiếu này như thế nào? Tên ông ta là gì? Cô phải trả bao nhiêu tiền?
Tôi hiểu rằng chỉ một câu trả lời hơi sai sót, là họ còng tay cô Waris ngay. Trong lúc đó, các nhân viên trong văn phòng ghi âm từng lời tôi nói. Vì thế tôi đối phó mặc cho bản năng của tôi và không nói gì nhiều. Lúc cần nói lảng và nghĩ câu trả lời, tôi dựa vào năng khiếu hoàn toàn tự nhiên của tôi, giả vờ nhầm lẫn vì rào cản ngôn ngữ.
Văn phòng giữ hộ chiếu của tôi và bảo nếu muốn nhận lại, tôi phải đưa chồng tôi đến để họ phỏng vấn, tôi chẳng mong tin đó chút nào. cuối cùng, họ để tôi ra khỏi văn phòng, tôi không kể câu nào về Harold Wheeler. Tôi mường tượng cách lấy lại tiền từ tên kẻ cắp này trước khi chính quyền rờ đến hắn, hoặc thế là đi đời hai ngàn bảng của tôi.
Rời văn phòng nhập cư, tôi đến thẳng văn phòng hợp thời kia và bấm chuông. Lúc người thư ký trả lời, tôi xưng là Waris Dirie đến gặp ông Wheeler có việc khẩn. Nhưng lạ thay, ông Wheeler không có ở đây, vì thế cô ta từ chối mở cửa. Hết ngày này sang ngày khác, tôi đến văn phòng của hắn ta và la hét vào điện thoại, nhưng cô thư ký trung thành nhất quyết bảo vệ con người đê tiện đó. Chơi trò thám tử tư, tôi nấp bên ngoài toà nhà ấy suốt ngày, đợi chộp được hắn lúc hắn bước ra ngoài. Nhưng hắn đã biến mất.
Trong thời gian đó, tôi phải đưa ông O'Sullivan đến trình văn phòng Nhập cư. Theo địa chỉ, ông ta ở Croydon, nam London, một khu nhập cư có nhiều người Somalia sinh sống. Tôi đi tàu đến ga cuối, sau đó đi taxi phần đường còn lại, vì xe lửa không chạy đến đó. Đi bộ một mình trên phố, tôi cứ ngoái nhìn qua vai, cảm thấy không yên tâm khi chỉ có một mình ở nơi này. Tôi tìm ra địa chỉ, một khu chung cư đổ nát và gõ cửa. Không có ai trả lời. Tôi đi vòng ra phía sau ngôi nhà, lo lắng nhìn qua cửa sổ nhưng không thấy gì. Ông ta ở đâu, ông ta có thể đi đâu vào ban ngày nhỉ? Tôi tự hỏi. À, chắc đến quán rượu. Tôi lại đi, và lúc đến quán rượu gần nhất, tôi vào hẳn bên trong và thấy ông O'Sullivan đang ngồi bên quầy.
- Ông có nhớ tôi không? – tôi hỏi. Ông già ngoái nhìn, rồi nhanh chóng lấy lại tư thế, nhìn chằm chặp về phía trước vào những chai rượu sau quầy. Nghĩ nhanh lên, Waris. Tôi phải báo cho ông ta những tin xấu, và van nài ông ta đến văn phòng Nhập cư với tôi. Tôi biết ông ta sẽ không đi đâu – Có chuyện rồi, ông O'Sullivan. Văn phòng Nhập cư đã tịch thu hộ chiếu của tôi. Họ muốn nói chuyện với ông chỉ hỏi ông vài câu rồi sẽ trả lại hộ chiếu cho tôi. Họ muốn chắc chúng ta là vợ chồng thật sự. Tôi không tìm ra lão luật sư trời đánh ấy, hắn đã biến mất, vì thế tôi không có ai giúp đỡ. – vẫn nhìn trân trân về phía trước, ông ta tợp một ngụm rượu whiskey và lắc đầu – Này ông, tôi đã đưa ông hai ngàn bảng để ông giúp tôi lấy hộ chiếu đấy!
Câu này làm ông già chú ý, ông ta quay lại nhìn tôi trừng trừng, miệng há ra sửng sốt:
- Cô đưa tôi có một trăm rưởi thôi, cô gái. Cả đời tôi chưa bao giờ nghe đến hai ngàn bảng, hoặc tôi sẽ không còn lang thang ở những nơi như Croydon nữa.
- Tôi đã đưa cho Harold Wheeler hai ngàn bảng cho ông để lấy tôi!
- Ra vậy, ông ta không đưa cho tôi. Nếu cô ngu đến mức đưa cho thằng cha ấy hai ngàn bảng thì đấy là việc của cô, không phải của tôi.
Tôi ra sức van xin, nài nỉ lão giúp tôi, nhưng lão chẳng thèm chú ý. Tg hứa đưa lão đi bằng xe, lão sẽ không phải đi tàu hoả đến Văn phòng Nhập cư, nhưng lão không nhúc nhích ra khỏi cái ghế bên quầy rượu.
Nghĩ cách tiếp cận thật đúng để động viên lão, tôi nói:
- Này, tôi sẽ trả tiền ông. Tôi sẽ đưa ông nhiều hơn nữa. Sau khi đến văn phòng Nhập cư, chúng ta sẽ đến quán rượu và ông có thể uống thứ gì ông thích – lời đề nghị này được chú ý một cách hoài nghi, vì lào ta quay lại và nhướn lông mày lên. Đẩy đến cùng đi, Waris – Whiskey nhé, cả két whiskey ,xếp thành hàng xuống tận quầy bar nhé, được không? Ngày mai tôi sẽ đến nhà ông, và chúng ta sẽ đi taxi đến London. Chỉ vài câu hỏi rất nhanh, mất vài phút thôi mà, rồi chúng ta đến thẳng quán rượu. Được không nào?
Lão gật đầu và trở lại nhìn chằm chặp vào những chai rượu sau quầy.
Sáng hôm sau, tôi trở lại Croydon và gõ cửa nhà lão già. Nhưng không có ai trả lời. Tôi đi xuống phố vắng vẻ và đến quán rượu, nhưng lúic vào trong, người đàn ông duy nhất ở đó là chủ quán, đeo tạp dề trắng đang uống cà phê và đọc báo.
- Hôm nay ông có nhìn thấy ông O'Sullivan không?
Ong ta lắc đầu:
- Với ông ta thế là quá sớm, cô em ạ.
Tôi đi thật nhanh trở lại căn nhà tồi tàn và đập cửa. Vẫn không có trả lời, nên tôi ngồi xệp xuống bậc cửa trước, nơi đó nồng nặc mùi nước tiểu và tôi phải đưa tay bịt mũi. Trong lúc tôi ngồi đó, nghĩ xem nên làm gì tiếp theo, có hai gã thanh niên trông diện mạo hung hăng trạc ngoài hai mươi tuổi, đi đến và đứng lại trước mặt tôi.
- Cô là ai? – một trong hai gã cắn cảu hỏi – Sao cô lại ngồi trên bậc cửa nhà ông già tôi?
- Ồ xin chào – tôi vui vẻ nói – Tôi không rõ các anh có biết không, nhưng tôi đã kết hôn với ông nhà.
Cả hai nhìn tôi trừng trừng, và gã lớn hơn kêu lên:
- Cái gì hả? Cô đang ăn nói nhảm nhí gì thế?
- Các anh có biết không, tôi đang gặp rắc rối và cần cha các anh giúp đỡ. Tôi chỉ muốn ông đi cùng tôi đến một văn phòng trong thành phố, và trả lời vài câu hỏi. Họ đã tịch thu hộ chiếu của t, và tôi cần lấy lại, vì thế…
- Xéo đi!
- Này, tôi đã đưa ông già tất cả số tiền của tôi – tôi nói và chỉ vào cửa – Tôi sẽ không đi nếu không có ông ta…
Song đứa con trai lại có ý khác. Hắn rút phắt trong túi ra một cái dùi cui và giơ lên đầy vẻ doạ nạt, làm như sắp bổ vỡ sọ tôi ra.
- Thế hả? Chúng tao sẽ đập vỡ mõm mày. Chúng tao sẽ dạy cho mày đi quanh đây mà kể lể những lời dối trá…
Thằng anh gã cười nhăn nhở và tôi nhìn cái cười của hắn, mất vài cái răng. Thế là quá đủ cho tôi. Tôi biết những tên này chẳng có gì để mất. Chúng có thể đánh tôi đến chết, ngay trên bậc cửa này mà chẳng ai biết hoặc quan tâm. Tôi nhảy phắt lên và chạy. Chúng đuổi theo tôi vài khu nhà, rồi, hài lòng vì thấy đã doạ cho tôi sợ mà chạy mất, bọn chúng đứng lại.
Nhưng hôm ấy lúc về đến nhà, tôi quyết trở lại Croydon lần nữa, và sẽ trở lại cho đến khi tìm ra lão già. Tôi không còn sự lựa chọn nào khác. Vào thời đó, Frankie không những cho tôi ở không lấy tiền thuê nhà, mà còn mua cả đồ ăn cho tôi. Ngoài ra, tôi đã mượn bạn bè cho đủ số chi phí, mà tình hình ấy không thể kéo dài. Tôi đã ném toàn bộ số tiền cho gã luật sư lừa đảo kia, mà không có hộ chiếu, tôi không thể đi đâu được. Vậy tôi sẽ mất những gì? Vài cái răng nếu tôi không thận trọng, nhưng tôi quyết phải khéo léo với mấy gã du côn kia, mà việc đó hình như không khó lắm.
Chiều hôm sau tôi trở lại và lẳng lặng đi vòng khắp khu vực cho chắc rồi mới dừng lại trước nhà ông già. Tôi tìm ra một công viên nhỏ và ngồi trên chiếc ghế rồi chỉ vài phút sau ông O'Sullivan đi qua. Không hiểu vì lý do gì, ông ta có thể vui và hạnh phúc khi nhìn thấy tôi. Ông ta nhanh chóng thuận tình đi taxi với tôi đến London.
- Cô trả tiền cho tôi nhé? – tôi gật – Sau đó mua đồ uống cho chúng ta chứ, cô em?
- Tôi sẽ mua tất cả các loại đồ uống ông cần khi chúng ta xong việc. Nhưng trước hết, ông phải tỏ ra thật bình thường khi nói chuyện với các nhân viên của văn phòng Nhập cư. Họ là những người rất khó chịu đấy… Rồi sau đó, chúng ta sẽ đến quán rượu.
Khi chúng tôi vào văn phòng, một đại diện nhìn ông O'Sullivan và với vẻ mặt rất khắc nghiệt, ông ta hỏi:
- Đây là chồng cô?
- Vâng
- Này ông O'Sullivan, hãy thôi những trò này đi. Chuyện thế nào hả?
Tôi thở dài, hiểu rằng đã đến lúc không thể tiếp tục vai trò đánh đố này nữa. Tôi giãi bày mọi sự, kể cho họ toàn bộ câu chuyện, về việc làm người mẫu, về Harold Wheeler, về cuộc hôn nhân danh nghĩa của tôi. Họ rất chú ý đến tên Harold Wheeler, tôi cung cấp mọi thông tinh tôi biết về hắn, kể cả địa chỉ.
- Vài ngày nữa, có thể sẽ liên hệ với cô về chuyện hộ chiếu, sau khi cuộc điều tra kết thúc.
Ra đến ngoài đường, lão O'Sullivan chạy ngay đến quán rượu.
- Này, ông muốn có tiền ư? Đây… - tôi thò tay vào túi, rút ra hai mươi bảng cuối cùng và đưa cho lão – bây giờ thì đi cho khuất mắt tôi. Tôi không thể chịu đựng được khi nhìn thấy ông đâu.
- Thế là thế nào? – ông O'Sullivan vẫy tờ giấy bạc trước mặt tôi – tôi chỉ được từng này? – Tôi quay người và đi xuống phố - Con đĩ! – lão gào lên. Lão gập đôi người lại mà gào – con đĩ trời đánh!
Nhiều người đang đi trên hè quay nhìn tôi trừng trừng, chắc họ tự hỏi nếu tôi là đĩ thì sao tôi lại trả tiền cho lão.
Vài ngày sau, văn phòng Nhập cư gọi tôi, yêu cầu tôi đến văn phòng. Họ nói đang điều tra Harold Wheeler nhưng chưa biết được nhiều. Ả thư ký của hắn nói hắn đi Ấn độ, và không rõ bao giờ hắn về. Song họ cấp cho tôi một hộ chiếu tạm thời, thời hạn hai tháng. Đây là dịp may đầu tiên của tôi trong cái mớ bùng nhùng xấu xa này, và tôi thề sẽ cố làm hết sức trong hai tháng.
Tôi chọn đến Italy trước, vì tôi biết chút ít tiếng Ý, tôi đã sống ở thuộc địa cũ của Italy. Thực ra, phần lớn từ ngữ Italy của tôi là những câu nguyền rủa của mẹ tôi, nhưng biết đâu cũng thuận tiện. Tôi đến Milan và thích nó, tôi làm việc trên sàn diễn trong các buổi trình diễn thời trang. Trong thời gian này, tôi quen một người mẫu khác tên là Julie. Julie cao, có mái tóc vàng hoe dài chấm vai và thân hình tuyệt vời, chị làm mẫu cho các loại đồ lót phụ nữ. Chúng tôi đã có một thời gian tuyệt diệu thăm thú Milan và khi các buổi trình diễn kết thúc, chúng tôi quyết định cùng nhau đi thử vận may ở Paris.
Hai tháng ấy thật tuyệt vời cho tôi, được đến nhiều nơi mới, gặp gỡ bao nhiêu người mới, ăn những đồ ăn mới. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền lắm, tôi vẫn có đủ để đi một chuyến vòng quanh châu Âu. Lúc xong việc ở Paris, Julie và tôi trở về London cùng nhau.
Khi về, tôi gặp một người đại diện từ New York đến Anh để tìm tài năng mới. Ông ta giục tôi đến Mỹ, hứa hẹn sẽ dành cho tôi nhiều việc làm mẫu ở bên đó. Lẽ tất nhiên tôi cũng muốn vì ai cũng cho rằng New York là một thị trường có lợi, nhất là với các người mẫu da đen. Người đại diện của tôi dàn xếp và tôi nộp đơn xin visa đến Mỹ.
Sứ quán Mỹ xem xét giấy tờ của tôi rồi liên lạc ngay với chính quyền Anh. Kết quả cuộc liên hệ này là tôi nhận được thư thông báo bị trục xuất khỏi Anh trong vòng ba mươi ngày và phải trở về Somalia. Đầm đìa nước mắt, tôi gọi cho Julie đang ở cùng với người anh trai ở Wales.
- Mình gặp rắc rối, rất rắc rối. Thế là hết, bạn ạ. Mình phải trở về Somalia.
- Ôi không, Waris. Này, sao cậu không đến đây ít ngày cho thoải mái? Cậu đi xe lửa nhé. Nơi này không xa London lắm đâu. Mà lại đẹp nữa. Về miền quê ít ngày cậu sẽ thấy dễ chịu và biết đâu chúng mình chẳng tìm ra cách nào đó.
Lúc tôi đến, Julia đón tôi ở nhà ga và lái xe qua vùng thôn dã xanh mượt như nhung, đến một ngôi nhà. Chúng tôi ngồi trong phòng khách và anh trai cô là Nigel bước vào. Anh thấp và rất xanh xao, tóc dài đỏ rực, những chiếc răng cửa và đầu ngón tay ố vết nicotine. Trông anh già hơn tôi tưởng, chắc khoảng gần năm mươi. Anh bưng khay trà cho chúng tôi rồi ngồi rít thuốc liên tục trong lúc tôi kể lại câu chuyện như ác mộng về tấm hộ chiếu đầy rắc rối, và vì sao lại đi đến kết cục buồn như thế.
Dựa vào lưng ghế, tay khoanh lại, Nigel bỗng nói:
- Đừng lo, tôi sẽ giúp cô.
Sửng sốt về lời tuyên bố của người tôi mới biết độ nửa giờ này, tôi nói:
- Anh định giúp em như thế nào đây?
- Tôi sẽ cưới cô.
Tôi lắc đầu:
- Ôi không. Không đâu. Em đã trải qua chuyện ấy rồi. Và chính chuyện đó đã đẩy em vào cái mớ hỗn độn này đây. Em không muốn làm thế lần nữa. Đủ rồi anh ạ. Em không muốn dây dưa với cái chuyện bẩn thỉu ấy. Em muốn về châu Phi, em sẽ vui vì gia đình em đang ở đấy. và em hiểu mọi thứ. Ở cái đất nước điên rồ này, em chẳng biết ai hết . Mọi sự ở đây cứ rối beng và khó hiểu. Em sẽ về nhà thôi.
Nigel đứng phắt dậy và chạy lên gác. Lúc trở lại anh giơ tờ The Sunday Times có hình tôi trên trang nhất lên, tờ báo ra cách đây hơn một năm, trước khi tôi quen Julie rất lâu.
- Anh làm gì với cái này?
- Tôi giữ nó vì tôi biết sẽ có ngày được gặp em – anh chỉ vào cặp mắt tôi trong hình – hôm xem tấm hình này, tôi đã thấy một giọt nước mắt trong mắt em, đang chảy xuống má em. Lúc nhìn mặt em, tôi thấy em đang khóc và tôi biết em cần giúp đỡ. Lúc ấy đức Allah bảo tôi rằng nhiệm vụ của tôi là cứu vớt em.
Ô điên thật! Tôi nhìn anh ta chằm chằm. Mắt tôi mở to hết cỡ và tôi nghĩ "Cái thằng cha điên này là ai vậy? Ai là người cần anh ta giúp đỡ chứ?" Nhưng trong suốt kỳ nghỉ cuối tuần ấy, cả Julie và Nigel đều an ủi tôi rằng anh có thể giúp tôi, mà sao lại không chịu kia chứ? Trở về Somalia, tương lai của tôi sẽ ra sao? Ai đợi tôi ở đấy? Lũ cừu và dê chăng? Tôi hỏi Nigel câu hỏi vẫn ám ảnh trong đầu:
- Anh được gì trong việc này? Tại sao anh lại muốn cưới em, và bắt mình phải chịu chuyện này?
- Tôi đã nói với em rồi, tôi không muốn gì ngoài em. Đức Allah đã gởi em đến cho tôi.
Tôi giải thích với anh rằng lấy tôi không chỉ đơn giản là việc lao đại đến phòng đăng ký. Tôi là kẻ đã có chồng.
- Kìa, em có thể ly dị ông ta. Và chúng ta sẽ nói với các nhân viên công quyền là chúng ta định lấy nhau – Nilgel lý luận – nên họ sẽ không trục xuất em. Tôi sẽ đi với em. Tôi là công dân nước Anh, nên họ không thể nói "không". Tôi cảm thấy em đang rất khó khăn và tôi sẽ giúp em. Tôi sẽ làm bất cứ điều gì có thể.
- Cảm ơn anh rất nhiều…
Julie nói thêm:
- Nếu anh có thể giúp cậu, Waris, thì hay biết mấy. Cậu có thể nắm lấy cơ hội này, vì còn có dịp khác nữa đâu?
Lắng nghe họ suốt nhiều ngày, tôi nghĩ it ra Julid cũng là bạn tôi, còn Nigel là anh cô. Tôi biết nhà cô, và có thể tin cậy anh ta. Cô ấy nói đúng, phải biết chộp lấy thời cơ.
Chúng tôi đặt kế hoạch là Nigel đi cùng với tôi đến nói với ông lão O'Sullivan về việc ly dị, vì tôi không muốn chạm trán với các con ông ta lần nữa. Tôi hình dung – như thường lệ, mọi thứ đều liên quan đến lão già này – lão muốn có một số tiền trước khi đồng ý làm bất cứ điều gì. Tôi thở dài, chỉ nghĩ đến điều đó thôi, tôi đã thấy phát ớn. Nhưng bạn tôi và anh cô cứ giục tôi, và tôi bắt đầu cảm thấy phấn chấn hơn vì kế hoạch này.
- Đi nào – Nigel nói – ngày mai chúng ta sẽ đến Croydon.
Ngày hôm sau, hai chúng tôi đến khu vực của O'Sullivan, tôi chỉ đường cho Nigel lái thẳng đến nhà lão.
- Anh cẩn thận đấy – tôi cảnh báo lúc chúng tôi ra đi – Những thằng con lão điên lắm. Em sợ chúng lôi chúng ta ra khỏi xe – Nigel phì cười – Em nói nghiêm túc đấy. Chúng đã đuổi và cố đánh em. Chúng điên lắm. Em bảo thật đấy. Chúng ta phải giữ mình hết sức cẩn thận.
- Thôi nào, Waris, chúng ta chỉ nói với ông già ấy là em muốn ly dị. Thế thôi. Chẳng có gì to tát lắm đâu.
Lúc đến nhà lão O'Sullivan đã quá trưa. Chúng tôi đậu xe ngoài phố. Khi Nigel gõ cửa, tôi không ngừng ngoái lại đàng sau, nhìn ngược ngó xuôi trên phố. Không ai trả lời nhưng tôi không ngạc nhiên. Tôi hình dung chúng tôi phải đi chuyến nữa, đến quán rượu góc phố, Nigel nói:
- Chúng ta sẽ đi vòng ra phía sau và em nhìn vào cửa sổ nhé, xem lão có trong nhà không.
Không như tôi, lão có thể nhìn từ trong nhà ra dễ dàng. Nhưng sau khi đi qua vài cửa sổ không thành công, anh nhìn tôi vẻ bối rối:
- Tôi cảm thấy có chuyện gì không ổn – tôi nghĩ "chàng trai ơi, bây giờ anh mới đang hình dung ra đây. Em đã có cảm giác ấy mỗi lần có chuyện phải làm với lão già hãi hùng này".
- Anh định nói "có chuyện gì không ổn"nghĩa là gì?
- Tôi không biết…tôi chỉ cảm thấy…biết đâu tôi có thể lọt qua cửa sổ này – nói xong anh giơ bàn tay đập mạnh để mở cánh cửa sổ.
Một người hàng xóm ở nhà bên đi ra và kêu to:
- Nếu các vị muốn tìm ông O'Sullivan thì hàng tuần nay chúng tôi không nhìn thấy ông ấy rồi.
Bà ta đứng đó nhìn chúng tôi, tay khoanh lại trên chiếc tạp dề. Nigel đập mạnh vào cánh cửa, nó vỡ ra một khe và một mùi khủng khiếp lan toả. Tôi đưa cả hai tay lên bịt mũi và miệng rồi quay đi. Nigel kề một mắt vào cái khe và chăm chú nhìn vào bên trong .
- Ông ta chết rồi, tôi có thể thấy ông ta nằm trên sàn.
Chúng tôi thuật lại cho bà hàng xóm gọi xe cấp cứu, rồi nhảy vào xe chúng tôi phóng ngay đi. Tôi ghét phải nói câu này, nhưng quả là tôi thấy nhẹ cả người.
Sau khi phát hiện ra O'Sullivan thối rữa trong bếp ít lâu, Nigel và tôi làm đám cưới. Chính quyền Anh ngừng lệnh trục xuất tôi, nhưng họ cũng không giấu giếm khi cho cuộc hôn nhân của chúng tôi là một mưu mô. Lẽ tất nhiên nó là thế thật. Nigel và tôi thoả thuận rằng trong thời gian chờ lấy được hộ chiếu, tốt nhất là tôi lưu lại nhà anh ở Wales.
Sau khi sống lúc đầu ở Mogadishu, rồi đến London suốt bảy năm, tôi đã yêu thích thiên nhiên biết chừng nào. Dẫu cho miền thôn dã rậm rì, xanh tươi rải rác nhiều nông trại và sông ngòi này hoàn toàn khác với vùng sa mạc Somalia, tôi vẫn thích thú dành thời gian ở ngoài trời, như một người đối lập với các toà nhà cao ngất và những studio không cửa sổ. Ở xứ Wales, tôi có thể tiếp tục những thú ưa thích của tôi từ những ngày sống du cư như chạy, đi bộ, hái hoa dại và đi tiểu ngoài trời. Thi thoảng có người bắt gặp mông tôi lộ ra giữa những bụi cây.
Nigel và tôi có phòng riêng và sống như những người ở chung phòng, chứ không phải như vợ chồng. Chúng tôi đã thoả thuận anh cưới tôi để tôi lấy được hộ chiếu và dù tôi đề nghị đỡ đần anh về mặt tài chính khi nào tôi kiếm được tiền, song anh một mực nói rằng anh không cần đền đáp gì hết. Nigel chỉ muốn có niềm vui làm theo lời dạy của đức Allah là giúp người khác lúc họ cần. một buổi sáng, tôi dậy sớm hơn thường lệ, vào khoảng sáu giờ vì tôi phải đến London nhận thử vai. Tôi xuống tầng dưới pha cà phê trong lúc Nigel vẫn đang ngủ trong phòng riêng. Đi đôi găng tay cao su màu vàng, tôi bắt đầu dọn rửa chén đĩa thì chuông cửa réo vang.
Vẫn đi đôi găng tay dính đầy xà phòng, tôi mở cửa và thấy hai người đàn ông đứng đó. Họ mặc complê màu xám, vẻ mặt nghiêm trọng và xách cặp da đen.
- Bà Richards?
- Vâng.
- Chồng bà có nhà không?
- Có, anh ấy đang ở trên gác.
- Xin bà tránh ra. Chúng tôi đến có việc của chính quyền.
Hình như những người đi lảng vảng quanh đây đều trông như thế cả.
- Vâng, mời các ông vào. Các ông có muốn uống cà phê hoặc chút gì không? Mời các ông ngồi, tôi sẽ đi gọi anh ấy.
Họ ngồi xuống ghế trong căn phòng khách lớn, thoải mái của Nigel, nhưng không dựa lưng vào ghế.
- Anh ơi – tôi gọi ngọt ngào – Anh xuống nhà đi. Chúng mình có khách đấy.
Anh đi xuống, vẫn ngái ngủ, mái tóc đỏ rực rối bù.
- Xin chào – Nigel hiểu ngay, theo cái các họ nhìn – Tôi có thể giúp gì cho các ông?
- Chúng tôi muốn hỏi ông vài câu. Trước hết, chúng tôi muốn biết chắc ông và vợ ông sống chung. Hai người có chung sống không?
Tôi có thể thấy vẻ phẫn nộ trên mặt Nigel cho biết chúng tôi sắp có chuyện cần chú ý và anh dựa lưng vào tường. Anh nói toạc ra:
- Được, vậy bây giờ các ông thấy nó ra sao nào?
Hai nhân viên thám tử nhìn quanh phòng, vẻ căng thẳng;
- Ừmmm. Thôi được, thưa ông. Chúng tôi tin ông, nhưng chúng tôi vẫn cần xem xét ngôi nhà.
Gương mặt Nigel tối sầm thật đáng ngại, như một đám mây giông:
- Này, các ông không được đi khắp nhà tôi. Tôi không quan tâm các ông là ai. Đây là vợ tôi, chúng tôi sống cùng nhau, các ông thấy rồi đấy. Các ông đến đây không hề báo trước làm chúng tôi không kịp ăn mặc chỉnh tề tiếp các ông, vậy mời các ông đi ra khỏi nhà tôi!
- Ông Richards, ông đừng cáu thế. Theo luật, chúng tôi có quyền…
- Các ông làm tôi buồn nôn!!! – chạy đi, các ông, chạy đi trong lúc còn có thể. Thay vào đó, họ cứ ngồi như dán chặt xuống ghế, bộ mặt xanh xao trông rất sửng sốt – Xéo ra khỏi nhà tôi! nếu các ông còn lảng vảng quanh đây và gọi tôi lần nữa, tôi sẽ lấy súng bắn bỏ mẹ các ông đi, và tôi sẽ chết vì cô ấy – Anh ta vừa nói vừa chỉ vào tôi.
Tôi chỉ lắc đầu, bụng nghĩ "Anh chàng này điên mất rồi. Anh ta mê mình thật rồi, còn mình bị dấn sâu vào vòng phiền phức. Mình làm gì ở cái chốn này? Mình nên trở về châu Phi, tốt hơn hết là mình ra đi thôi". Sau khi sống ở đấy vài tháng, tôi bảo anh:
- Nigel, sao anh không chịu giữ mình cho sạch sẽ, đi giày cho tử tế và kiếm một cô bạn gái? Để em giúp anh nhé?
Còn anh trả lời:
- Bạn gái à? Tôi không muốn có bạn gái. Ơn Chúa, tôi có vợ rồi, vậy tôi còn muốn bạn gái làm gì kia chứ?
Nghe Nigel nói vậy tôi phát cáu:
- Anh đem cái đầu của nợ của anh vào buồng tắm mà xối nước đi, anh là đồ tâm thần! Này anh, anh tỉnh lại đi và ra khỏi đời tôi! Tôi không yêu anh! Anh và tôi chỉ có một sự dàn xếp – anh muốn giúp tôi – nhưng tôi không thể là người anh muốn. Tôi không thể giả vờ yêu anh chỉ để làm anh vui.
Nhưng dù Nigel và tôi đã thoả thuận, anh ta dã phá lời và làm như tôi là của anh. Lúc anh đỏ mặt quát vào mặt những viên thám tử đến thăm nhà anh, anh không nói dối. Trong ý nghĩ của anh, mọi lời anh nói đều là sự thật. Sự việc ngày càng trở nên phức tạp vì tôi phụ thuộc vào anh, coi anh như bạn, cảm động vì anh giúp đỡ song không muốn đóng vai gì trong những ý tưởng lãng mạn của anh, và thật lòng muốn giết chết anh ta, lúc anh ta bắt đầu làm như tôi là người vợ yêu quý và là tài sản cá nhân của anh ta. Tôi nhanh chóng hiểu rằng mình cần phải ra đi, càng nhanh chóng càng tốt.
Nhưng việc lấy hộ chiếu cứ dây dưa, lề mề mãi. Nigel hiểu rằng tôi phụ thuộc vào anh, cảm giác uy quyền đẩy anh ta mỗi lúc một đòi hỏi nhiều hơn. Anh ta ám tôi suốt – tôi đi đâu, làm gì, đi với ai. Anh ta không ngừng van nài tôi yêu anh ta, và anh ta càng lạy lục tôi bao nhiêu, tôi càng tởm ghét anh ta bấy nhiêu. Thỉnh thoảng tôi đi tìm việc ở London, hoặc đến thăm bạn bè. Tôi tìm mọi dịp tách xa Nigel, nhằm giữ cho anh ta đúng mực.
Tuy nhiên, tôi mất khả năng giữ đúng mực khi tôi đang sống với một người mà tôi nghĩ là mất trí. Tôi ngày càng chán đợi tấm hộ chiếu – tấm vé đến tự do – và một hôm di London, tôi đứng trên sân ga và khao khát lao vào đầu đoàn tàu đang đến. Trong mấy phút đó, lắng nghe tiếng tàu chạy ầm ầm, cảm thấy làn gió lạnh của nó thổi tung mái tóc, và nghĩ đến những tấm thép sẽ nghiền nát xương tôi. Sự cám dỗ chấm dứt những nỗi lo âu cctg mạnh đến nỗi cuối cùng tôi tự hỏi tại sao mình lại phí đời mình cho người đàn ông này nhỉ?
Sau hơn một năm chờ đợi, dùng thế lực của mình, Nigel đến văn phòng nhập cư và đã tạo nên một cảnh làm dân chúng chú ý, rốt cuộc họ phải cấp hộ chiếu tạm thời cho tôi. Anh kêu toáng lên:
- Vợ tôi là một người mẫu quốc tế, cô ấy cần ít ra là một tấm hộ chiếu tạm thời để có thể đi lại vì sự nghiệp của cô ấy! – BAM! – Anh đập mạnh cái cặp chụp những tấm ảnh người mẫu của tôi lên bàn – Tôi là công dân Anh chính gốc, vậy mà các anh đối xử với vợ tôi như thế này làm cho tôi phát sợ và xấu hổ nói đây là đất nước tôi! Tôi yêu cầu giải quyết chuyện này ngay bây giờ!
Ngay sau cuộc viếng thăm của anh, chính quyền thu hộ chiếu Somalia cũ của tôi và gởi cho tôi tấm hộ chiếu du lịch tạm thời, cho phép tôi rời đất nước nhưng phải gia hạn liên tục. Bên trong đóng dấu "Cho phép đến mọi nơi trừ Somalia". Những chữ đó làm tôi hết sức thất vọng. Somalia đang có chiến tranh và nước Anh không muốn tạo cơ hội cho tôi về thăm đất nước đang chìm đắm trong cuộc chiến liên miên, trong lúc tôi đang được Anh bảo hộ. Tôi là cư dân Anh, nên họ có trách nhiệm với tôi. Lúc đọc những từ "cho phép đến mọi nơi trừ Somalia", tôi thì thầm "trời ơi, mình đã làm gì? Mình không thể đến chính nước của mình". Lúc này, tôi là người nước ngoài hoàn toàn.
Nếu có ai nói tôi được lựa chọn, tôi sẽ bảo quên đi, hãy trả lại hộ chiếu Somalia cho tôi. Nhưng chẳng có người nào bàn chuyện đó với tôi hết. Bây giờ muốn lấy lại thì đã quá muộn. Vì không thể lùi lại, tôi chỉ có một hướng là ra đi và tiến lên phía trước. Tôi nộp đơn xin visa sang Mỹ, và đặt vé bay sang New York một mình.