watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Hoa Sa Mạc-Chương 2 - tác giả Waris Dirie Waris Dirie

Waris Dirie

Chương 2

Tác giả: Waris Dirie

Trước khi bỏ trốn khỏi nhà, cuộc sống của tôi gắn bó với thiên nhiên, gia đình và với đàn gia súc nuôi sống chúng tôi. Nhớ lại những ngày xưa ấy, tôi có chung đặc điểm với mọi trẻ em trên thế giới, đó là tình yêu súc vật. Thực ra, hồi ức sớm nhất của tôi là Billy, con dê sừng của tôi. Billy là một kho báu đặc biệt, là tất cả của tôi, và có lẽ tôi yêu nó nhất vì nó là một con dê non cũng như tôi. Tôi thường lén cho nó mọi thứ đồ ăn tôi kiếm được, cho đến lúc nó thành con dê nhỏ mũm mĩm nhất, sung sướng nhất đàn. Mẹ tôi không ngừng hỏi:
- Sao con dê này béo thế trong lúc các con khác cứ gầy nhom?
Tôi chăm sóc cho nó rất đầy đủ, chải lông cho nó, nựng nịu nó và nói chuyện với nó nhiều giờ liền.
Quan hệ của tôi với Billy là tượng trưng cho cuộc sống của chúng tôi ở Somalia. Số phận gia đình tôi gắn kết với đàn gia súc chúng tôi chăn dắt hàng ngày. Sự phụ thuộc vào gia súc đã tạo nên lòng kính trọng chúng, và tình cảm này thể hiện trong mọi việc chúng tôi làm. Tất cả bọn trẻ con trong gia đình chúng tôi đều chăn dắt gia súc, chúng tôi bắt đầu làm việc đó ngay từ lúc mới biết đi. Chúng tôi khá giả khi gia súc phát triển, khổ sở khi chúng lụn bại, chết khi chúng chết. Chúng tôi nuôi ngựa, cừu và dê, nhưng trong lúc tôi thiết tha yêu quý con Billy bé bỏng của tôi, hiển nhiên là những con lạc đà mới là những gia súc quan trọng nhất của chúng tôi.
Lạc đà là thứ thần kỳ ở Somalia, Somalia hãnh diện vì có nhiều lạc đà hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Ở Somalia, số lạc đà nhiều hơn số dân cư. Dân nước tôi có truyền thống lâu đời về thơ ca truyền miệng, phần lớn là các câu chuyện về lạc đà, truyền từ đời này sang đời khác. Tôi nhớ mẹ tôi thường hát một bài đại ý như sau "Con lạc đà của tôi đã bị kẻ xấu đưa đi mất, hắn sẽ giết chết hoặc ăn cắp nó khỏi tôi. Vì thế tôi thiết tha cầu nguyện đem trả nó lại cho tôi." Ngay từ hồi còn là một đứa trẻ, tôi đã biết tầm quan trọng to lớn của những con vật này, chúng quý giá như vàng ròng trong xã hội chúng tôi. Bạn sẽ không thể sống trong sa mạc mà không có chúng. Một nhà thơ Somali đã viết:
Một con lạc đà cái như người mẹ
Với người sở hữu của nó
Trong lúc lạc đà đực là đường huyết mạch
Cho dòng đời trôi chảy…
Và đúng như thế thật. Cuộc sống con người đo bằng số lạc đà, một trăm con lạc đà là cái giá để giết chết một mạng người. Thị tộc của kẻ sát nhân phải trả một trăm con lạc đà cho gia đình nạn nhân, hoặc thị tộc của người chết sẽ tấn công giết người để trả thù. Theo lối cổ, giá một cô dâu cũng trả bằng lạc đà. Theo chuẩn mực hàng ngày, lạc đã giữ cho chúng tôi sống sót. Không một loài gia súc nào thích hợp tuyệt vời cho cuộc sống trên sa mạc như thế. Một con lạc đà uống nước mỗi tuần một lần, nhưng có thể đi suốt một tháng không cần nước. Trong khi đó, lạc đà cái lại cho sữa nuôi chúng tôi và làm chúng tôi đã khát, là vật quý vô cùng khi ở xa nguồn nước. Lạc đà có thể di chuyển và sống được cả trong nhiệt độ nung đốt nhất. Chúng ăn những bụi cây rậm rì tìm được trong cảnh cằn cỗi, để cỏ lại cho những gia súc khác.
Chúng tôi nuôi chúng để chúng mang ctgqua sa mạc, chuyên chở số tài sản nghèo nàn của chúng tôi, và trả nợ cho chúng tôi. Ở các nước khác, bạn có thể nhảy lên xe hơi mà đi, nhưng với chúng tôi, nếu không đi bộ thì phương tiện giao thông duy nhất là những con lạc đà.
Tính cách những con vật này rất giống với ngựa, lạc đà nẩy nở mối quan hệ gần gũi với chủ, và làm mọi việc cho chủ mà không làm với bất cứ ai khác. Đàn ông huấn luyện những con lạc đà non – một việc nguy hiểm – dạy chúng để cưỡi và tuân lệnh. Phải rất cương quyết với chúng, vì nếu cảm thấy người cưỡi yếu ớt, chúng sẽ nhảy dựng lên hất ngã hoặc đá anh ta.
Chúng tôi sống cuộc đời du mục như hầu hết những người dân Somalia. Dù phải vật lộn để sống, đàn gia súc đông đúc gồm lạc đà, ngựa, cừu và dê làm chúng tôi được coi là giàu có theo tiêu chuẩn ở nước tôi.
Theo truyền thống, các anh em trai tôi chăn nuôi những con vật lớn như ngựa và lạc đà, còn con gái trông nom gia súc nhỏ hơn. Là dân du mục, chúng tôi di chuỷên không ngừng, không bao giờ ở một chỗ quá ba hoặc bốn tuần. Hoạt động liên tục này dẫn đến việc cần phải trông nom gia súc. Chúng tôi kiếm thức ăn và nước để nuôi chúng, và trong khí hậu khô cằn của Somalia, những thứ thiết yếu này rằng hiếm khi tìm được dễ dàng.
Nhà tôi là một túp lều đan bằng cỏ, có thể mang đi được, sử dụng như một mái lều. Chúng tôi dựng khung lều bằng những cành cây, sau đó mẹ tôi cài những tấm chiếu cỏ lên trên các cành cây cong thành thành một mái vòm có đường kính khoảng hai mét. Khi di chuyển, chúng tôi dỡ lều và buộc các cành cây, chiếu cỏ cùng vài thứ vật dụng lên lưng lạc đà. Chúng là những con vật khoẻ lạ thường, bọn trẻ con được cưỡi lên lưng trong khi những người còn lại đi bộ bên cạnh, chăn đàn gia súc đến chỗ ở tiếp theo. Khi tìm được địa điểm có nước và tàn cây để chăn thả, chúng tôi lại dựng lều.
Túp lều là nơi trú cho những đứa trẻ bé nhất, tránh được ánh mặt trời giữa trưa và là nơi để sữa tươi. Ban đêm, những người còn lại ngủ ngoài trời dưới các vì sao, bọn trẻ con cuộn lấy nhau trên chiếu. Sau lúc mặt trời lặn, sa mạc mát lạnh, vì không đủ chăn cho mỗi đứa một chiếc và có rất ít quần áo, chúng tôi phải dùng thân thể để sưởi ấm cho nhau. Cha tôi ngủ riêng ra một bên, ông là người canh gác, bảo vệ cho cả gia đình.
Buổi sáng, chúng tôi dậy cùng lúc với mặt trời. Việc nhà đầu tiên là đến bãi quây gia súc và vắt sữa. Dù đến bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng cắt chó canh gác, không cho gia súc đi lang thang trong đêm. Gia súc non bị nhốt rêing để chúng không bú hết sữa mẹ. Một trong những nhiệm vụ của tôi là vắt sữa bò, mang một số sữa làm bơ nhưng để sữa lại đủ cho lũ bê. Vắt sữa xong, chúng tôi mới để cho chúng vào bú mẹ.
Sau đó là bữa ăn sáng của chúng tôi bằng sữa lạc đà, bổ dưỡng hơn các loại sữa gia súc khác vì chứa nhiều vitamin C. Vùng chúng tôi rất khô, không đủ nước để trồng cây nên chúng tôi không có rau và bánh mì. Thỉnh thoảng chúng tôi theo vết những con lợn lòi, loại lợn hoang rất to của châu Phi, đến nơi có cây. Chúng phát hiện ra các loại rễ cây ăn được, dùng móng và mõm đào bật lên rồi say sưa ăn. Gia đình chúng tôi được chia sẻ sự hào phóng của chúng, đem về một số rễ cây bổ sung vào bữa ăn ít ỏi của chúng tôi.
Chúng tôi coi việc giết mổ gia súc lấy thịt là phí phạm, và chỉ nên dùng đến trong những trường hợp cấp bách hoặc các dịp đặc biệt, như đám cưới chẳng hạn. Đối với chúng tôi, gia súc là thứ quá ư giá trị, không thể đem giết và ăn, vì thế chúng tôi nuôi chúng để lấy sữa và bán để mua các vật dụng cần thiết khác. Đồ ăn thức uống của chúng tôi hàng ngày chỉ có bữa sáng bằng sữa lạc đà và một lần nữa vào bữa tối. Đôi khi chúng tôi không đủ sữa cho tất cả mọi người, nên phải cho những đứa bé nhất uống trước, tiếp theo là người lớn hơn và cứ thế. Mẹ tôi không bao giờ ăn một miếng cho đến lúc mọi người đã ăn xong, thực ra, tôi không nhớ có thấy mẹ tôi ăn bao giờ không, dù tôi hiểu chắc là bà phải ăn. Nếu chúng tôi chẳng có gì cho bữa tối thì việc đó cũng chẳng lấy gì làm lo lắng cho lắm. Không cần phải khóc lóc hay phàn nàn. Bọn trẻ bé hơn có thể kêu khóc, nhưng lũ trẻ lớn hơn dà hiểu quy định nên chỉ biết đi nằm. Chúng tôi cố giữ vui vẻ, bình tĩnh và im lặng, và đến ngày mai, nếu Thượng Đế gia ân, chúng tôi sẽ tìm ra phương cách; In'shallah, có nghĩa là mọi việc sẽ đến, "nếu Thượng Đế gia ân" là triết lý sống của chúng tôi. Chúng tôi biết cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào sức mạnh của thiên nhiên, và Thượng Đế điều khiển sức mạnh ấy chứ không phải chúng tôi.
Với chúng tôi, một bữa tiệc lớn – người dân ở các nơi khác trên thế giới có thể ví với một bữa tiệc ngày lễ - là lúc cha tôi mang về nhà một túi gạo. Lúc đó, chúng tôi dùng đến chỗ bơ làm bằng cách lắc sữa bò trong một cái giỏ mẹ tôi đan. Thỉnh thoảng đến những vùng ẩm hơn của Somalia, chúng tôi bán một con dê để mua bắp, rồi xay bắp nấu món cháo đặc ăn tối hoặc rang lên trong chảo. Hoặc giả lúc có nhiều gia đình khác ở gần, chúng tôi thường chia sẻ bất cứ thứ gì mình có. Nếu một người trong chúng tôi có ít đồ ăn – quả chà là hoặc rễ cây hoặc có khi làm thịt một con gia súc, chúng tôi nấu và chia bữa ăn cho mọi người. Chúng tôi chia sẻ của cải của mình, vì dù hầu hết thời gian chúng tôi sống tách biệt, nhưng cùng đi với một hoặc hai gia đình khác, chúng tôi vẫn là một phần trong cộng đồng lớn hơn. Trên thực tế, vì không có tủ lạnh, nên cần phải tiêu thụ hết thịt hoặc bất cứ thứ gì tươi ngay lập tức.
Sáng sáng, sau bữa điểm tâm là lúc đưa gia súc ra khỏi chuồng. Lên sáu tuổi, tôi đã được giao chăn một đàn khoảng sáu bảy chục con dê và cừu vào sa mạc gặm cỏ. Tôi cầm một cái gậy dài và một mình dẫn đầu đàn gia súc, vừa đi vừa hát. Nếu một con lạc ra khỏi bầy, tôi phải dùng gậy lùa nó trở lại. Chúng hăm hở bước đi vì hiểu rằng ra khỏi bãi quây có nghĩa là đến lúc đi ăn. Được làm người dẫn đầu từ sớm rất có ý nghĩa với tôi, tôi tìm được vị trí tốt nhất có nước, và nhiều mảnh đất có cỏ. Hàng ngày tôi phải tìm ra nguồn nước thật nhanh để vượt những người chăn gia súc khác, nếu không gia súc của họ sẽ uống hết chỗ nước ít ỏi ấy. Dù thế nào đi nữa, lúc mặt trời nóng bỏng hơn, mặt đất trở nên khô khát đến mức hút cạn hết cả nước. Tg phải chắc lũ gia súc được uống thoả thuê, vì có khi một tuần nữa chúng tôi mới tìm ra nước. Hoặc hai, hoặc ba tuần – ai mà biết trước được? – Đôi khi trong lúc hạn hán, điều ân hận nhất là nhìn tất cả bầy gia súc bị chết. Mỗi ngày chúng tôi càng đi xa, xa hơn nữa để tìm nước, cả đàn cố hết sức, nhưng cuối cùng chúng không thể đi xa hơn được nữa. Lúc chúng đổ sụp, bạn có cảm giác tuyệt vọng nhất trên đời, vì biết thế là hết, và bạn chẳng thể làm gì hơn được.
Ở Somalia, không ai sở hữu những mảnh đất có cỏ nên tôi phải khôn khéo tìm cho ra những nơi có nhiều cỏ cho lũ cừu và dê của tôi. Bản năng sinh tồn mách bảo tôi những dấu hiệu của mưa, tôi chăm chú xem xét bầu trời và tìm những đám mây. Các giác quan khác của tôi cũng có vai trò nhất định, vì một mùi đặc biệt hoặc một cảm giác nào đo trong không khí cũng báo trước có mưa.
Trong lúc đàn gia súc gặm cỏ, tôi canh chừng lũ dã thú có ở khắp nơi trên đất châu Phi này. Lũ linh cẩu sẽ lẻn tới gần và vồ một con cừu hay một con dê non lang thang ra khỏi bầy. Còn phải lo đến sư tử và chó sói nữa chứ, chúng đi thành đàn, mà tôi chỉ có mỗi một mình.
Tôi phải nhìn trời để tính sao về đến nhà kịp trước khi màn đêm buông xuống. Nhiều lần tôi tính nhầm, và thế là bắt đầu bao chuyện rắc rối. Tôi đi loạng choạng trong bóng tối, cố về đến nhà, lũ linh cẩu có thể tấn công tôi vì chúng biết tôi không nhìn thấy chúng. Tôi xua một con ở đây, một con khác sẽ lẻn đến sau tôi. Tôi xua được một con theo đường này, con khác chạy tế lên lúc tôi không trông thấy. Bọn linh cẩu là gớm nhất vì chúng rất dai dẳng. Chúng không bao giờ bỏ đi cho đến lúc cắp được một cái gì đó. Mỗi tối khi về đến nhà và lùa gia súc vào bãi thả, tôi đếm mấy lần xem có bị mất con nào không. Một tối kia, lúc về đến nhà và đếm đàn dê, tôi thấy thiếu một con. Tôi đếm lần nữa, và lần nữa. Tôi bỗng nhớ là không thấy con Billy đâu, và vội len vào bầy dê đi tìm. Tôi chạy đến chỗ mẹ tôi, kêu tướng lên:
- Mẹ ơi, Billy mất rồi, con sẽ làm gì đây?
Lẽ tất nhiên đã quá muộn, nên bà chỉ vuốt đầu tôi lúc tôi khóc, nhận ra lũ linh cẩu đã ăn mất con dê cưng bé bỏng, mũm mĩm của tôi.

Dù có chuyện gì xảy ra với chúng tôi, trách nhiệm chăm sóc đàn gia súc vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, ngay trong lúc hạn hán, ốm đau hoặc chiến tranh. Ở Somalia, sự rối loạn về chính trị liên miên đã gây ra nhiều rắc rối lớn trong các thành phố, nhưng chúng tôi ở biệt lập quá nên chẳng ai quan tâm đến chúng tôi. Năm tôi lên chín, có một đoàn quân đông đúc đến và hạ trại gần đấy. Chúng tôi đã nghe nhiều chuyện quân lính hãm hiếp con gái chúng bắt gặp một mình, và tôi hiểu một cô gái có thể bất ngờ bị thế. Chúng là quân đội của Somalia hoặc quân Martian, chúng không phải là người của chúng tôi, không phải dân du mục, và chúng tôi hết sức tránh xa chúng.
Một buổi sáng, cha tôi bảo tôi cho lạc đà uống nước, nên tôi dẫn đầu đoàn lạc đà. Rõ ràng là đoàn quân đến vào ban đêm, và lúc này hạ trại gần đường cái, lều và những chiếc xe tải kéo dài hết tầm nhìn của tôi. Tôi nấp sau một cái cây và quan sát chúng nghênh ngang trong những bộ quân phục. Nhớ đến chuyện một cô gái khác, tôi sợ hãi vì chẳng có ai ở gần để che chở cho tôi, bọn này có thể làm bất cứ việc gì chúng muốn . Tôi ghét chúng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tôi ghét bộ quân phục của chúng, ghét những chiếc xe tải, những khẩu súng của chúng. Thậm chí tôi không biết chúng đang làm gì, tôi biết chúng có thể cứu đất nước Somalia, nhưng dù chúng có bất cứ nhiệm vụ gì cũng vậy thôi. Lạc đà của tôi đang cần uống nước. Con đường duy nhất tôi biết có thể tránh được đoàn quân này lại quá dài và phải đi vòng, nên tôi quyết định thả lỏng lũ lạc đà để chúng đi qua trại lính mà không có tôi. Tôi hy vọng chúng sẽ đi xuyên qua đám lính đến thẳng chỗ có nước. Tôi chạy gấp vòng quanh trại lính, chúi đầu sau những bụi cây cho đến lúc nhập với đàn lạc đà của tôi ở bên kia hố nước. Lúc trời tối dần, chúng tôi lập lại như thế và về đến nhà an toàn.
Chiều chiều tôi về nhà vào lúc hoàng hôn, và nhốt bầy gia súc vào bãi thả xong là đến lúc bắt đầu vắt sữa. Chúng tôi treo những cái chuông gỗ quanh cổ lạc đà.Âm thanh những chiếc chuông này là âm nhạc thực sự đối với dân du mục, họ lắng nghe tiếng âm âm vào lúc chạng vạng như tiếng sữa bắt đầu chảy. Những cái chuông này như một thứ đèn hiệu cho những người lang thang tìm đường về nhà lúc ánh sáng đã tắt. Trong trình tự việc nhà buổi tối của chúng tôi, vòng cung to lớn của bầu trời sa mạc tối dần, và một hành tinh sáng chói khác xuất hiện, đấy là lúc dồn cừu vào bãi quây. Ở các nước khác, hành tinh này là sao Kim, nhưng ở nước tôi, chúng tôi gọi là maqal hidhid, nghĩa là "giấu cừu".
Vào quãng này tôi hay gặp rắc rối vì sau khi làm việc từ lúc mặt trời mọc, tôi khó có thể mở mắt được lâu hơn nữa. Vừa bước trong bóng chiều chạng vạng tối, tôi vừa ngủ gà ngủ gật và lũ dê va phải tôi hoặc lúc ngồi xổm vắt sữa, đầu tôi bắt đầu gật gù. Nếu cha tôi bắt gặp tôi ngủ gật, thì cứ liệu hồn! Tôi yêu cha tôi, nhưng cha tôi cũng có thể là một người ghê gớm. Bắt gặp tôi ngủ gật trong lúc làm việc, ông sẽ đánh tôi, bắt tôi làm việc cho nghiêm túc và chú ý vào công việc. Làm xong việc nhà, chúng tôi ăn bữa tối bằng sữa lạc đà. Lúc đó chúng tôi xếp một đống củi, chụm một đống lửa lớn và ngồi quanh cho ấm, trò chuyện và cười vang cho đến lúc đi ngủ.
Những buổi tối ấy là hồi tưởng ưa thích của tôi về Somalia, ngồi với cha mẹ tôi, các anh chị tôi, hồi đó còn đông đủ mọi người, ai cũng vui cười. Chúng tôi luôn cố gắng vui vẻ, lạc quan. Không ai ngồi đó mà rên rỉ, than vãn hoặc nói "Nào, chúng ta hãy nói chuyện về cái chết". Cuộc sống thật vất vả, chúng tôi cần vận dụng mọi sức lực mới sống được và nếu chán nản sẽ làm kiết sức sống của chúng tôi.
Dù sống xa cách mọi làng mạc, tôi chưa bao giờ thấy lẻ loi, vì tôi chơi đùa với các anh chị em tôi. Tôi là con ở giữa, tôi có một anh, hai chị, và mấy đứa em. Chúng tôi chơi trò đuổi bắt không biết mệt, trèo cây nhanh như khỉ, nhảy lò cò trên cát, lượm sỏi rồi lấy ngón tay vẽ trên cát chơi ô ăn quan, đào hố chơi một trò chơi mà châu Phi gọi là mancala. Chúng tôi chơi cả trò bóng ném, nhưng thay cho quả bóng cao su và những mảnh kim loại, chúng tôi ném một hòn đá và chộp lấy những hòn đá khác. Đây là trò chơi tôi yêu thích vì tôi chơi rất khá, và tôi thường rủ cậu em Ali chơi cùng.
Tuy nhiên sự vui thích lớn nhất của chúng tôi là niềm vui được là một đứa trẻ trong cảnh hoang vu, tự do sống với thiên nhiên và nếm trải mọi cảnh vật, âm thanh và mùi vị. Chúng tôi quan sát bầy sư tử nằm suốt ngày, nóng lên trong ánh mặt trời, cuộn tròn trên lưng, chổng bốn chân lên trong không khí và ngáy. Những con thú cũng đuổi nhau và chơi đùa với nhau y hệt như chúng tôi. Chúng tôi chạy cùng với hươu cao cổ, ngựa vằn và cáo. Chúng tôi thích nhất những con hyrax, một loại thú châu Phi chỉ to bằng con thỏ, nhưng thực ra lại là hậu duệ của loài voi. Chúng tôi rình ngoài hang của chúng, đợi chúng thò bộ mặt xinh xắn ra rồi đuổi theo chúng trên cát.
Một lần, trong một chuyến đi chơi, tôi phát hiện ra một quả trứng đà đỉểu. Tôi quyết định mang về nhà vì muốn xem con đà điểu con nở và sẽ giữ nó làm con vật nuôi. Quả trứng to bằng quả banh bowling, tôi vừa nhấc nó lên khỏi lỗ trong cát và mang đi, thì đà điểu mẹ chạy theo tôi. Nó đuổi thoe tôi – bạn cứ tin tôi đi, đà điểu rất nhanh nhẹn, chúng có thể chạy bốn mươi lăm dặm một giờ. Nó đuổi kịp tôi rất nhanh và mổ vào đầu tôi: ka-ka-ka. Tôi nghĩ nó sắp bổ vỡ sọ tôi ra như một quả trứng nên vội vã đặt quả trứng của nó xuống và chạy tháo thân.
Hãn hữu lắm, chúng tôi mới đến gần các khu vực có rừng. Nhưng mỗi khi đến đấy, chúng tôi rất thích nhìn thấy voi. Chúng tôi nghe thấy tiếng voi gầm từ xa và leo lên cây để phát hiện chúng. Voi sống thành đàn như sư tử, khỉ và người. Nếu có voi con, chúng sẽ đi giữa bầy và tất cả lũ voi trưởng thành – anh em, cô dì, chú bác của nó – tất cả canh chừng để không ai có thể chạm tới voi con. Tất cả bọn trẻ con chúng tôi đứng trên ngọn cây cao và cười vang, quan sát thế giới loài voi nhiều giờ liền mà không thấy chán.
Nhưng dần dà những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình tôi biến mất. Chị gái tôi bỏ trốn, anh trai tôi đi học ở thành phố. Tôi được biết nhiều nỗi buồn về gia đình tôi, về cuộc sống. Trời không mưa, việc chăm sóc gia súc ngày càng khó khăn. Cuộc sống chật vật hơn, và tôi cũng vất vả hơn.
Một phần trong cuộc sống nghiệt ngã ấy là chứng kiến cái chết của các anh chị em tôi. Gia đình tôi có tất cả mười hai người con, vậy mà đến lúc này chỉ còn lại sáu. Mẹ tôi sinh đôi, hai đứa trẻ chết ngay lúc ra đời. Mẹ tôi có một bé gái khác khoảng sáu tháng tuổi, rất xinh. Hôm trước nó còn khỏe khoắn, vậy mà hôm sau mẹ tôi gọi:
- Waris!!! – tôi chạy vội đến và thấy mẹ tôi quỳ bên em gái tôi.
Lúc ấy tôi còn bé, nhưng có thể thấy đây là một sự bất ổn ghê gớm, đứa bé trông không bình thường.
- Waris, lấy cho mẹ ít sữa lạc đà đi! – mẹ tôi ra lệnh. Nhưng tôi không thể nhúc nhích – Chạy nhanh lên! – tôi vẫn đứng như bị thôi miên, nhìn đứa em gái tôi chằm chằm vì sợ hãi – Mày làm sao thế hả? – Mẹ quát lên.
Cuối cùng tôi cũng rứt ra được, nhưng tôi hiểu điều gì đợi tôi lúc quay trở lại. Tôi mang sữa về, nhưng đứa bé đã hoàn toàn im lìm và tôi biết nó đã chết. Lúc tôi nhìn đứa em gái lần nữa, mẹ tôi tát tôi thật mạnh. Suốt một thời gian dài, mẹ đổ tại tôi làm em tôi chết, bà cảm thấy lúc tôi đứng trân trân nhìn em tôi, tôi có một quyền lực ma quái nào đó gây nên cái chết của em tôi.
Tôi chẳng có khả năng ấy, nhưng em trai tôi có nhiều khả năng siêu nhiên. Ai cũng thấy nó không phải là đứa trẻ bình thường. Chúng tôi gọi nó là Ông Già, vì mới lên sáu, tóc nó đã hoàn toàn hoa râm. Nó quá thông minh và mọi người ở gần chúng tôi đều đến hỏi ý kiến nó. Họ đến và hỏi:
- Ông Già đâu? – rồi họ ngồi, lần lượt bế chú bé tóc râm lên lòng – Cháu nghĩ là năm nay có mưa không? – họ hỏi. Thực ra mà nói, mặc dù về tuổi tác nó chỉ là một đứa trẻ, song nó chưa bao giờ hành động như một đứa trẻ.
Nó ngẫm nghĩ, ngồi và hành xử như một người đàn ông cao tuổi khôn ngoan. Mọi người kính trọng nó, song tất cả cũng sợ nó, vì hiển nhiên nó không phải là người của chúng tôi. Ông Già chết khi còn là một cậu bé, như thể nó dã nhồi nhét cuộc đời vào vài năm ngắn ngủi. Không người nào biết nguyên nhân, nhưng mọi người đều cảm thấy cái chết của nó có ý nghĩa vì "nó không thuộc về thế giới này".
Như tôi bất kỳ một gia đình lớn nào, mỗi người chúng tôi đều có một vai trò. Vai trò của tôi là một kẻ chống đối, một tiếng xấu do hàng loạt hành động mà tôi thấy có vẻ hợp lý, nhưng với người lớn – đặc biệt là với cha tôi – có vẻ thái quá. Một hôm em trai Ali của tôi và tôi ngồi dưới gốc cây, ăn cơm với sữa lạc đà. Ali ăn ngốn nghiến hết phần của nó một cách thèm thuồng, nhưng với chúng tôi đây là một bữa tiệc hiếm hoi nên tôi ăn từng miếng một, từ tốn. Có đồ ăn không phải là thứ chúng tôi được hưởng một cách hiển nhiên, tôi trân trọng suất ăn của tôi, khoái trá nhấm nháp từng miếng một. Trong bát tôi chỉ còn một ít cơm và sữa, và tôi ăn một cách háo hức. Bỗng Ali chọc muỗng vào bát của tôi và xúc sạch miếng cuối cùng của tôi, vét hết từng hạt cơm. Không nghĩ ngợi, tôi trả miếng bằng cách vồ lấy con dao nhíp cạnh tôi và cứa vào đùi Ali. Nó hét lên, nhưng giằng lấy con dao và khía vào chân tôi, đúng chỗ như thế. Lúc này cả hai chúng tôi ngồi, chân bị thương, nhưng vì tôi là người gây ra trước nên tôi bị mắng. Ngày nay, chúng tôi mang vết sẹo y như nhau vì bữa ăn ấy.
Một trong những hành vi chống đối sớm nhất của tôi xoay quanh việc tôi thèm có một đôi giày. Giày dép là thứ ám ảnh tôi suốt đời. Giờ đây dù tôi là người mẫu, tôi không có nhiều quần áo lắm – một cặp quần jeans, một đôi áo phông – nhưng tôi có cả một tủ chất đầy những đôi giày cao gót, sandale, giày thể thao, giày đi bộ, giày ống, cho dù trớ trêu thay, tôi chẳng có gì để mặc cho hợp với chúng. Hồi còn bé tôi thèm có một đôi giày đến kinh khủng, nhưng không phải đứa trẻ nào trong gia đình tôi cũng có quần áo, lấy đâu ra tiền để mua giày dép. Giấc mơ của tôi là được đi một đôi sandale bằng da đẹp như của mẹ tôi. Tôi mơ ước được xỏ vào một đôi giày thoải mái và chăm sóc gia súc, đi mà không sợ đá và gai nhọn, rắn và bọ cạp. Bàn chân tôi luôn thâm tím và đầy những vết rách, và tôi mang nhiều vết sẹo đen cho đến ngày nay. Có lần một cái gai xuyên qua bàn chân tôi, đôi khi chúng cứa đứt cả chân. Trong sa mạc, chúng tôi không có bác sĩ hoặc thuốc để chữa trị các vết thương. Nhưng chúng tôi vẫn phải đi, vì phải chăm sóc gia súc. Không ai nói "Tôi không thể". Chúng tôi vẫn làm việc, sáng sáng vẫn phải đi ra ngoài, khập khiễng mà đi.
Một trong những người anh ruột của cha tôi là một người giàu có. Bác Ahmed sống ở thành phố Galcaio, còn chúng tôi chăm sóc lạc đà và những gia súc khác của bác. Tôi là đứa có ích cho đàn dê của bác, vì tôi luôn làm việc cẩn thận, chúng được ăn no và uống nước đầy đủ, tôi cũng cố hết sức canh chừng chúng khỏi lũ dã thú. Một hôm, hồi ấy tôi khoảng lên bảy, bác Ahmed đến chơi và tôi nói:
- Bác ạ, cháu muốn bác mua cho cháu một đôi giày.
Bác nhìn tôi và cười:
- Được, được rồi. Bác sẽ mua giày cho cháu.
tôi biết bác ngạc nhiên vì con gái hỏi xin một thứ gì đó là việc bất thường, chưa nói gì đến giày là một thứ quá phung phí.
Lần sau, cha tôi gọi tôi đến gặp bác, tôi rất phấn khởi vì tôi sẽ có đôi giày đầu tiên. Ngay lúc có dịp, tôi đã háo hức hỏi:
- Bác đã mua giày chưa ạ?
- Ồ, bác mang lại đây – và đưa cho tôi một cái gói. Tôi cầm đôi giày và kiểm tra, đó là một đôi dép cao su, có quai xỏ giữa ngón cái và ngón kế bên. Không phải là đôi sandale da đẹp đẽ như của mẹ tôi, mà là đôi dép màu vàng rẻ tiền. Tôi không thể nào tin nổi.
- Đây là giày của cháu? – tôi kêu lên và ném vào bác.
Lúc đôi dép bật đúng mặt bác, cha tôi bối rối, nhưng lần này ông gập đôi người lại mà cười.
Bác tôi bảo ông:
- Tôi không thể nào tin được, chú nuôi dạy con bé này như thế đấy hả?
Tôi khởi chiến với bác tôi, tôi nói, sôi nổi vì thất vọng và giận dữ:
- Cháu làm việc vất vả như thế mà được cái của rác rưởi này! – tôi hét lên – Cháu đã làm cho bác còn đây là cái gì? Một đôi dép cao su rẻ tiền! Hừ! Cháu thà đi đất còn hơn. Cháu sẽ đi đất cho đến lúc chảy máu chân mới đi cái của này! – tôi chỉ vào món quà của bác.
Bác Ahmed chỉ nhìn tôi, rồi nhướn cặp lông mày lên trời và rên rỉ:
- Ôi, lạy đức Allah – Bác cúi đầu và thở dài, nhặt đôi dép lên và mang về nha.
Tuy vậy tôi không đầu hàng dễ như thế. Sau hôm đó, mỗi khi có họ hàng, bạn bè hoặc người lạ đến Galcaio, tôi lại nhắn bác tôi"
- Waris muốn có đôi giày!
Nhưng tôi phải đợi mất nhiều năm mới biến giấc mơ có một đôi giày thành hiện thực. Tuy nhiên, trong thời gian đó tôi vẫn đi chân đất qua hàng ngàn dặm tiếp tục chăm bẵm đàn dê của bác Ahmed, và giúp gia đình trông nom gia súc của chúng tôi.
Vài năm trước khi xảy ra câu chuyện đôi giày với bác Ahmed, lúc tôi còn là một cô bé tí xíu, khoảng bốn tuổi, một hôm nhà tôi có khách. Guban là bạn thân của cha tôi và hay đến thăm chúng tôi. Lúc chạng vạng tối, ông ta đứng nói chuyện với cha mẹ tôi cho đến lúc mẹ tôi nhìn trời thấy sao maqal hidhid xuất hiện, bà nói dã đến lúc lùa cừu về. Guban nói:
- Ồ, sao anh chị không để tôi làm cho? Cháu Waris có thể giúp tôi mà.
Tôi cảm thấy mình thật quan trọng khi được chọn cùng với đám con trai giúp bạn của cha tôi chăn dắt gia súc. Ông ta nắm tay tôi và chúng tôi đi khỏi túp lều rồi chạy vòng quanh để dồn gia súc. Thường ngày, tôi chạy một mình khắp nơi như một con thú hoang, nhưng lúc trời sắp tối, tôi đâm sợ và đi sát vào Guban, bỗng ông ta cởi chiếc áo choàng và trải trên cát, rồi ngồi lên đó. Tôi nhìn ông ta chằm chặp, hoang mang và phản đối:
- Sao bác lại ngồi xuống? Trời sắp tối rồi, bác cháu mình phải dồn gia súc đã.
- Hãy còn thời gian. Chúng ta làm xong ngay ấy mà – ông ta ngồi lên một bên chiếc áo và vỗ vỗ lên chỗ còn trống bên cạnh – Cháu ngồi xuống đây.
Tôi miễn cưỡng đến chỗ ông. Là một đứa trẻ, tôi thích nghe kể chuyện và thấy đây có thể là một dịp tốt để nghe.
- Bác kể chuyện cho cháu nghe nhé?
Guban lại vỗ lên tấm áo một lần nữa:
- Nếu cháu ngồi xuống, bác sẽ kể chuyện – Tôi vừa ngồi xuống cạnh, ông ta cố đẩy tôi nằm ngửa lên trên chiếc áo.
- Cháu không muốn nằm, cháu muốn bác kể chuyện cơ – tôi bướng bỉnh nói và cố oằn người lên.
- Nào nào – bàn tay ông ta ấn mạnh xuống vai tôi – nằm xuống và nhìn lên các vì sao, bác sẽ kể cho cháu nghe một câu chuyện.
Nằm duỗi dài, gối đầu lên tấm áo, tôi thọc những ngón chân vào cát lạnh và nhìn chăm chú lên dải Ngân hà lấp lánh. Lúc bầu trời ngả từ màu chàm sang đen, lũ cừu chạy vòng tròn quanh chúng tôi, kêu trong bóng tối, còn tôi lo lắng đợi câu chuyện bắt đầu. Bỗng nhiên, một Guban len vào giữa tôi và giải Ngân hà, ông ta ngồi xổm giữa hai chân tôi và giật mạnh cái khăn quấn quanh eo tôi lên. Sau đó, tôi cảm thấy một cái gì đó cứng và ướt ấn vào âm đạo tôi. Lúc đầu tôi sợ cứng cả người, không hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng tôi biết đây là một việc rất xấu xa. Sức ép ngày càng mạnh cho đến lúc tôi đau dữ dội.
- Cháu muốn có mẹ! - Người tôi bỗng tràn ngập một thứ chất lỏng âm ấm và một mùi hăng xè buồn nôn tràn ngập không gian ban đêm – Bác đái lên cháu rồi! – tôi hét lên, hoảng hốt. Tôi nhảy bật lên và lấy khăn chà xát lên chân, lau sạch cái chất lỏng có mùi hôi hám.
- Không sao, không sao đâu mà – ông ta thì thầm dỗ dành và vồ lấy tay tôi – Ta chỉ cố kể cho cháu một câu chuyện.
Tôi giật phắt ra và chạy về với mẹ tôi. Guban đuổi theo, cố bắt kịp tôi. Lúc nhìn thấy mẹ tôi đang đứng cạnh đống lửa, ánh sáng màu da cam lấp lánh trên mặt bà, tôi chạy ào và ôm lấy chân bà.
- Có chuyện gì thế Waris? – mẹ tôi nói, hoảng hốt. Guban chạy đến sau tôi, thở hổn hển và mẹ tôi nhìn ông ta. – con bé có chuyện gì thế?
Ông ta cười thản nhiên và phẩy tay về phía tôi:
- Ồ, tôi thử kể cho nó nghe một câu chuyện và nó phát sợ.
Tôi ôm chặt cứng chân mẹ tôi. Tôi muốn thuật lại với bà việc ông bạn của cha tôi đã làm với tôi, nhưng tôi tìm không ra lời. Tôi không biết ông ta đã làm gì. Tôi nhìn bộ mặt đang cười trong ánh lửa, bộ mặt mà suốt nhiều năm sau tôi vẫn còn nhìn thấy, và tôi hiểu tôi sẽ căm ghét ông ta mãi mãi.
Mẹ tôi vuốt đầu tôi và tôi vùi mặt vào đùi bà.
- Waris, không sao đâu mà. Đấy chỉ al` một câu chuyện thôi, con ạ. Không phải là thực mà. – bà nói với Guban – Lũ cừu đâu?



Trước khi bỏ trốn khỏi nhà, cuộc sống của tôi gắn bó với thiên nhiên, gia đình và với đàn gia súc nuôi sống chúng tôi. Nhớ lại những ngày xưa ấy, tôi có chung đặc điểm với mọi trẻ em trên thế giới, đó là tình yêu súc vật. Thực ra, hồi ức sớm nhất của tôi là Billy, con dê sừng của tôi. Billy là một kho báu đặc biệt, là tất cả của tôi, và có lẽ tôi yêu nó nhất vì nó là một con dê non cũng như tôi. Tôi thường lén cho nó mọi thứ đồ ăn tôi kiếm được, cho đến lúc nó thành con dê nhỏ mũm mĩm nhất, sung sướng nhất đàn. Mẹ tôi không ngừng hỏi:
- Sao con dê này béo thế trong lúc các con khác cứ gầy nhom?
Tôi chăm sóc cho nó rất đầy đủ, chải lông cho nó, nựng nịu nó và nói chuyện với nó nhiều giờ liền.
Quan hệ của tôi với Billy là tượng trưng cho cuộc sống của chúng tôi ở Somalia. Số phận gia đình tôi gắn kết với đàn gia súc chúng tôi chăn dắt hàng ngày. Sự phụ thuộc vào gia súc đã tạo nên lòng kính trọng chúng, và tình cảm này thể hiện trong mọi việc chúng tôi làm. Tất cả bọn trẻ con trong gia đình chúng tôi đều chăn dắt gia súc, chúng tôi bắt đầu làm việc đó ngay từ lúc mới biết đi. Chúng tôi khá giả khi gia súc phát triển, khổ sở khi chúng lụn bại, chết khi chúng chết. Chúng tôi nuôi ngựa, cừu và dê, nhưng trong lúc tôi thiết tha yêu quý con Billy bé bỏng của tôi, hiển nhiên là những con lạc đà mới là những gia súc quan trọng nhất của chúng tôi.
Lạc đà là thứ thần kỳ ở Somalia, Somalia hãnh diện vì có nhiều lạc đà hơn bất cứ nước nào trên thế giới. Ở Somalia, số lạc đà nhiều hơn số dân cư. Dân nước tôi có truyền thống lâu đời về thơ ca truyền miệng, phần lớn là các câu chuyện về lạc đà, truyền từ đời này sang đời khác. Tôi nhớ mẹ tôi thường hát một bài đại ý như sau "Con lạc đà của tôi đã bị kẻ xấu đưa đi mất, hắn sẽ giết chết hoặc ăn cắp nó khỏi tôi. Vì thế tôi thiết tha cầu nguyện đem trả nó lại cho tôi." Ngay từ hồi còn là một đứa trẻ, tôi đã biết tầm quan trọng to lớn của những con vật này, chúng quý giá như vàng ròng trong xã hội chúng tôi. Bạn sẽ không thể sống trong sa mạc mà không có chúng. Một nhà thơ Somali đã viết:
Một con lạc đà cái như người mẹ
Với người sở hữu của nó
Trong lúc lạc đà đực là đường huyết mạch
Cho dòng đời trôi chảy…
Và đúng như thế thật. Cuộc sống con người đo bằng số lạc đà, một trăm con lạc đà là cái giá để giết chết một mạng người. Thị tộc của kẻ sát nhân phải trả một trăm con lạc đà cho gia đình nạn nhân, hoặc thị tộc của người chết sẽ tấn công giết người để trả thù. Theo lối cổ, giá một cô dâu cũng trả bằng lạc đà. Theo chuẩn mực hàng ngày, lạc đã giữ cho chúng tôi sống sót. Không một loài gia súc nào thích hợp tuyệt vời cho cuộc sống trên sa mạc như thế. Một con lạc đà uống nước mỗi tuần một lần, nhưng có thể đi suốt một tháng không cần nước. Trong khi đó, lạc đà cái lại cho sữa nuôi chúng tôi và làm chúng tôi đã khát, là vật quý vô cùng khi ở xa nguồn nước. Lạc đà có thể di chuyển và sống được cả trong nhiệt độ nung đốt nhất. Chúng ăn những bụi cây rậm rì tìm được trong cảnh cằn cỗi, để cỏ lại cho những gia súc khác.
Chúng tôi nuôi chúng để chúng mang ctgqua sa mạc, chuyên chở số tài sản nghèo nàn của chúng tôi, và trả nợ cho chúng tôi. Ở các nước khác, bạn có thể nhảy lên xe hơi mà đi, nhưng với chúng tôi, nếu không đi bộ thì phương tiện giao thông duy nhất là những con lạc đà.
Tính cách những con vật này rất giống với ngựa, lạc đà nẩy nở mối quan hệ gần gũi với chủ, và làm mọi việc cho chủ mà không làm với bất cứ ai khác. Đàn ông huấn luyện những con lạc đà non – một việc nguy hiểm – dạy chúng để cưỡi và tuân lệnh. Phải rất cương quyết với chúng, vì nếu cảm thấy người cưỡi yếu ớt, chúng sẽ nhảy dựng lên hất ngã hoặc đá anh ta.
Chúng tôi sống cuộc đời du mục như hầu hết những người dân Somalia. Dù phải vật lộn để sống, đàn gia súc đông đúc gồm lạc đà, ngựa, cừu và dê làm chúng tôi được coi là giàu có theo tiêu chuẩn ở nước tôi.
Theo truyền thống, các anh em trai tôi chăn nuôi những con vật lớn như ngựa và lạc đà, còn con gái trông nom gia súc nhỏ hơn. Là dân du mục, chúng tôi di chuỷên không ngừng, không bao giờ ở một chỗ quá ba hoặc bốn tuần. Hoạt động liên tục này dẫn đến việc cần phải trông nom gia súc. Chúng tôi kiếm thức ăn và nước để nuôi chúng, và trong khí hậu khô cằn của Somalia, những thứ thiết yếu này rằng hiếm khi tìm được dễ dàng.
Nhà tôi là một túp lều đan bằng cỏ, có thể mang đi được, sử dụng như một mái lều. Chúng tôi dựng khung lều bằng những cành cây, sau đó mẹ tôi cài những tấm chiếu cỏ lên trên các cành cây cong thành thành một mái vòm có đường kính khoảng hai mét. Khi di chuyển, chúng tôi dỡ lều và buộc các cành cây, chiếu cỏ cùng vài thứ vật dụng lên lưng lạc đà. Chúng là những con vật khoẻ lạ thường, bọn trẻ con được cưỡi lên lưng trong khi những người còn lại đi bộ bên cạnh, chăn đàn gia súc đến chỗ ở tiếp theo. Khi tìm được địa điểm có nước và tàn cây để chăn thả, chúng tôi lại dựng lều.
Túp lều là nơi trú cho những đứa trẻ bé nhất, tránh được ánh mặt trời giữa trưa và là nơi để sữa tươi. Ban đêm, những người còn lại ngủ ngoài trời dưới các vì sao, bọn trẻ con cuộn lấy nhau trên chiếu. Sau lúc mặt trời lặn, sa mạc mát lạnh, vì không đủ chăn cho mỗi đứa một chiếc và có rất ít quần áo, chúng tôi phải dùng thân thể để sưởi ấm cho nhau. Cha tôi ngủ riêng ra một bên, ông là người canh gác, bảo vệ cho cả gia đình.
Buổi sáng, chúng tôi dậy cùng lúc với mặt trời. Việc nhà đầu tiên là đến bãi quây gia súc và vắt sữa. Dù đến bất cứ chỗ nào, chúng tôi cũng cắt chó canh gác, không cho gia súc đi lang thang trong đêm. Gia súc non bị nhốt rêing để chúng không bú hết sữa mẹ. Một trong những nhiệm vụ của tôi là vắt sữa bò, mang một số sữa làm bơ nhưng để sữa lại đủ cho lũ bê. Vắt sữa xong, chúng tôi mới để cho chúng vào bú mẹ.
Sau đó là bữa ăn sáng của chúng tôi bằng sữa lạc đà, bổ dưỡng hơn các loại sữa gia súc khác vì chứa nhiều vitamin C. Vùng chúng tôi rất khô, không đủ nước để trồng cây nên chúng tôi không có rau và bánh mì. Thỉnh thoảng chúng tôi theo vết những con lợn lòi, loại lợn hoang rất to của châu Phi, đến nơi có cây. Chúng phát hiện ra các loại rễ cây ăn được, dùng móng và mõm đào bật lên rồi say sưa ăn. Gia đình chúng tôi được chia sẻ sự hào phóng của chúng, đem về một số rễ cây bổ sung vào bữa ăn ít ỏi của chúng tôi.
Chúng tôi coi việc giết mổ gia súc lấy thịt là phí phạm, và chỉ nên dùng đến trong những trường hợp cấp bách hoặc các dịp đặc biệt, như đám cưới chẳng hạn. Đối với chúng tôi, gia súc là thứ quá ư giá trị, không thể đem giết và ăn, vì thế chúng tôi nuôi chúng để lấy sữa và bán để mua các vật dụng cần thiết khác. Đồ ăn thức uống của chúng tôi hàng ngày chỉ có bữa sáng bằng sữa lạc đà và một lần nữa vào bữa tối. Đôi khi chúng tôi không đủ sữa cho tất cả mọi người, nên phải cho những đứa bé nhất uống trước, tiếp theo là người lớn hơn và cứ thế. Mẹ tôi không bao giờ ăn một miếng cho đến lúc mọi người đã ăn xong, thực ra, tôi không nhớ có thấy mẹ tôi ăn bao giờ không, dù tôi hiểu chắc là bà phải ăn. Nếu chúng tôi chẳng có gì cho bữa tối thì việc đó cũng chẳng lấy gì làm lo lắng cho lắm. Không cần phải khóc lóc hay phàn nàn. Bọn trẻ bé hơn có thể kêu khóc, nhưng lũ trẻ lớn hơn dà hiểu quy định nên chỉ biết đi nằm. Chúng tôi cố giữ vui vẻ, bình tĩnh và im lặng, và đến ngày mai, nếu Thượng Đế gia ân, chúng tôi sẽ tìm ra phương cách; In'shallah, có nghĩa là mọi việc sẽ đến, "nếu Thượng Đế gia ân" là triết lý sống của chúng tôi. Chúng tôi biết cuộc sống của chúng tôi phụ thuộc vào sức mạnh của thiên nhiên, và Thượng Đế điều khiển sức mạnh ấy chứ không phải chúng tôi.
Với chúng tôi, một bữa tiệc lớn – người dân ở các nơi khác trên thế giới có thể ví với một bữa tiệc ngày lễ - là lúc cha tôi mang về nhà một túi gạo. Lúc đó, chúng tôi dùng đến chỗ bơ làm bằng cách lắc sữa bò trong một cái giỏ mẹ tôi đan. Thỉnh thoảng đến những vùng ẩm hơn của Somalia, chúng tôi bán một con dê để mua bắp, rồi xay bắp nấu món cháo đặc ăn tối hoặc rang lên trong chảo. Hoặc giả lúc có nhiều gia đình khác ở gần, chúng tôi thường chia sẻ bất cứ thứ gì mình có. Nếu một người trong chúng tôi có ít đồ ăn – quả chà là hoặc rễ cây hoặc có khi làm thịt một con gia súc, chúng tôi nấu và chia bữa ăn cho mọi người. Chúng tôi chia sẻ của cải của mình, vì dù hầu hết thời gian chúng tôi sống tách biệt, nhưng cùng đi với một hoặc hai gia đình khác, chúng tôi vẫn là một phần trong cộng đồng lớn hơn. Trên thực tế, vì không có tủ lạnh, nên cần phải tiêu thụ hết thịt hoặc bất cứ thứ gì tươi ngay lập tức.
Sáng sáng, sau bữa điểm tâm là lúc đưa gia súc ra khỏi chuồng. Lên sáu tuổi, tôi đã được giao chăn một đàn khoảng sáu bảy chục con dê và cừu vào sa mạc gặm cỏ. Tôi cầm một cái gậy dài và một mình dẫn đầu đàn gia súc, vừa đi vừa hát. Nếu một con lạc ra khỏi bầy, tôi phải dùng gậy lùa nó trở lại. Chúng hăm hở bước đi vì hiểu rằng ra khỏi bãi quây có nghĩa là đến lúc đi ăn. Được làm người dẫn đầu từ sớm rất có ý nghĩa với tôi, tôi tìm được vị trí tốt nhất có nước, và nhiều mảnh đất có cỏ. Hàng ngày tôi phải tìm ra nguồn nước thật nhanh để vượt những người chăn gia súc khác, nếu không gia súc của họ sẽ uống hết chỗ nước ít ỏi ấy. Dù thế nào đi nữa, lúc mặt trời nóng bỏng hơn, mặt đất trở nên khô khát đến mức hút cạn hết cả nước. Tg phải chắc lũ gia súc được uống thoả thuê, vì có khi một tuần nữa chúng tôi mới tìm ra nước. Hoặc hai, hoặc ba tuần – ai mà biết trước được? – Đôi khi trong lúc hạn hán, điều ân hận nhất là nhìn tất cả bầy gia súc bị chết. Mỗi ngày chúng tôi càng đi xa, xa hơn nữa để tìm nước, cả đàn cố hết sức, nhưng cuối cùng chúng không thể đi xa hơn được nữa. Lúc chúng đổ sụp, bạn có cảm giác tuyệt vọng nhất trên đời, vì biết thế là hết, và bạn chẳng thể làm gì hơn được.
Ở Somalia, không ai sở hữu những mảnh đất có cỏ nên tôi phải khôn khéo tìm cho ra những nơi có nhiều cỏ cho lũ cừu và dê của tôi. Bản năng sinh tồn mách bảo tôi những dấu hiệu của mưa, tôi chăm chú xem xét bầu trời và tìm những đám mây. Các giác quan khác của tôi cũng có vai trò nhất định, vì một mùi đặc biệt hoặc một cảm giác nào đo trong không khí cũng báo trước có mưa.
Trong lúc đàn gia súc gặm cỏ, tôi canh chừng lũ dã thú có ở khắp nơi trên đất châu Phi này. Lũ linh cẩu sẽ lẻn tới gần và vồ một con cừu hay một con dê non lang thang ra khỏi bầy. Còn phải lo đến sư tử và chó sói nữa chứ, chúng đi thành đàn, mà tôi chỉ có mỗi một mình.
Tôi phải nhìn trời để tính sao về đến nhà kịp trước khi màn đêm buông xuống. Nhiều lần tôi tính nhầm, và thế là bắt đầu bao chuyện rắc rối. Tôi đi loạng choạng trong bóng tối, cố về đến nhà, lũ linh cẩu có thể tấn công tôi vì chúng biết tôi không nhìn thấy chúng. Tôi xua một con ở đây, một con khác sẽ lẻn đến sau tôi. Tôi xua được một con theo đường này, con khác chạy tế lên lúc tôi không trông thấy. Bọn linh cẩu là gớm nhất vì chúng rất dai dẳng. Chúng không bao giờ bỏ đi cho đến lúc cắp được một cái gì đó. Mỗi tối khi về đến nhà và lùa gia súc vào bãi thả, tôi đếm mấy lần xem có bị mất con nào không. Một tối kia, lúc về đến nhà và đếm đàn dê, tôi thấy thiếu một con. Tôi đếm lần nữa, và lần nữa. Tôi bỗng nhớ là không thấy con Billy đâu, và vội len vào bầy dê đi tìm. Tôi chạy đến chỗ mẹ tôi, kêu tướng lên:
- Mẹ ơi, Billy mất rồi, con sẽ làm gì đây?
Lẽ tất nhiên đã quá muộn, nên bà chỉ vuốt đầu tôi lúc tôi khóc, nhận ra lũ linh cẩu đã ăn mất con dê cưng bé bỏng, mũm mĩm của tôi.


Dù có chuyện gì xảy ra với chúng tôi, trách nhiệm chăm sóc đàn gia súc vẫn luôn được đặt lên hàng đầu, ngay trong lúc hạn hán, ốm đau hoặc chiến tranh. Ở Somalia, sự rối loạn về chính trị liên miên đã gây ra nhiều rắc rối lớn trong các thành phố, nhưng chúng tôi ở biệt lập quá nên chẳng ai quan tâm đến chúng tôi. Năm tôi lên chín, có một đoàn quân đông đúc đến và hạ trại gần đấy. Chúng tôi đã nghe nhiều chuyện quân lính hãm hiếp con gái chúng bắt gặp một mình, và tôi hiểu một cô gái có thể bất ngờ bị thế. Chúng là quân đội của Somalia hoặc quân Martian, chúng không phải là người của chúng tôi, không phải dân du mục, và chúng tôi hết sức tránh xa chúng.
Một buổi sáng, cha tôi bảo tôi cho lạc đà uống nước, nên tôi dẫn đầu đoàn lạc đà. Rõ ràng là đoàn quân đến vào ban đêm, và lúc này hạ trại gần đường cái, lều và những chiếc xe tải kéo dài hết tầm nhìn của tôi. Tôi nấp sau một cái cây và quan sát chúng nghênh ngang trong những bộ quân phục. Nhớ đến chuyện một cô gái khác, tôi sợ hãi vì chẳng có ai ở gần để che chở cho tôi, bọn này có thể làm bất cứ việc gì chúng muốn . Tôi ghét chúng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Tôi ghét bộ quân phục của chúng, ghét những chiếc xe tải, những khẩu súng của chúng. Thậm chí tôi không biết chúng đang làm gì, tôi biết chúng có thể cứu đất nước Somalia, nhưng dù chúng có bất cứ nhiệm vụ gì cũng vậy thôi. Lạc đà của tôi đang cần uống nước. Con đường duy nhất tôi biết có thể tránh được đoàn quân này lại quá dài và phải đi vòng, nên tôi quyết định thả lỏng lũ lạc đà để chúng đi qua trại lính mà không có tôi. Tôi hy vọng chúng sẽ đi xuyên qua đám lính đến thẳng chỗ có nước. Tôi chạy gấp vòng quanh trại lính, chúi đầu sau những bụi cây cho đến lúc nhập với đàn lạc đà của tôi ở bên kia hố nước. Lúc trời tối dần, chúng tôi lập lại như thế và về đến nhà an toàn.
Chiều chiều tôi về nhà vào lúc hoàng hôn, và nhốt bầy gia súc vào bãi thả xong là đến lúc bắt đầu vắt sữa. Chúng tôi treo những cái chuông gỗ quanh cổ lạc đà.Âm thanh những chiếc chuông này là âm nhạc thực sự đối với dân du mục, họ lắng nghe tiếng âm âm vào lúc chạng vạng như tiếng sữa bắt đầu chảy. Những cái chuông này như một thứ đèn hiệu cho những người lang thang tìm đường về nhà lúc ánh sáng đã tắt. Trong trình tự việc nhà buổi tối của chúng tôi, vòng cung to lớn của bầu trời sa mạc tối dần, và một hành tinh sáng chói khác xuất hiện, đấy là lúc dồn cừu vào bãi quây. Ở các nước khác, hành tinh này là sao Kim, nhưng ở nước tôi, chúng tôi gọi là maqal hidhid, nghĩa là "giấu cừu".
Vào quãng này tôi hay gặp rắc rối vì sau khi làm việc từ lúc mặt trời mọc, tôi khó có thể mở mắt được lâu hơn nữa. Vừa bước trong bóng chiều chạng vạng tối, tôi vừa ngủ gà ngủ gật và lũ dê va phải tôi hoặc lúc ngồi xổm vắt sữa, đầu tôi bắt đầu gật gù. Nếu cha tôi bắt gặp tôi ngủ gật, thì cứ liệu hồn! Tôi yêu cha tôi, nhưng cha tôi cũng có thể là một người ghê gớm. Bắt gặp tôi ngủ gật trong lúc làm việc, ông sẽ đánh tôi, bắt tôi làm việc cho nghiêm túc và chú ý vào công việc. Làm xong việc nhà, chúng tôi ăn bữa tối bằng sữa lạc đà. Lúc đó chúng tôi xếp một đống củi, chụm một đống lửa lớn và ngồi quanh cho ấm, trò chuyện và cười vang cho đến lúc đi ngủ.

Những buổi tối ấy là hồi tưởng ưa thích của tôi về Somalia, ngồi với cha mẹ tôi, các anh chị tôi, hồi đó còn đông đủ mọi người, ai cũng vui cười. Chúng tôi luôn cố gắng vui vẻ, lạc quan. Không ai ngồi đó mà rên rỉ, than vãn hoặc nói "Nào, chúng ta hãy nói chuyện về cái chết". Cuộc sống thật vất vả, chúng tôi cần vận dụng mọi sức lực mới sống được và nếu chán nản sẽ làm kiết sức sống của chúng tôi.
Dù sống xa cách mọi làng mạc, tôi chưa bao giờ thấy lẻ loi, vì tôi chơi đùa với các anh chị em tôi. Tôi là con ở giữa, tôi có một anh, hai chị, và mấy đứa em. Chúng tôi chơi trò đuổi bắt không biết mệt, trèo cây nhanh như khỉ, nhảy lò cò trên cát, lượm sỏi rồi lấy ngón tay vẽ trên cát chơi ô ăn quan, đào hố chơi một trò chơi mà châu Phi gọi là mancala. Chúng tôi chơi cả trò bóng ném, nhưng thay cho quả bóng cao su và những mảnh kim loại, chúng tôi ném một hòn đá và chộp lấy những hòn đá khác. Đây là trò chơi tôi yêu thích vì tôi chơi rất khá, và tôi thường rủ cậu em Ali chơi cùng.
Tuy nhiên sự vui thích lớn nhất của chúng tôi là niềm vui được là một đứa trẻ trong cảnh hoang vu, tự do sống với thiên nhiên và nếm trải mọi cảnh vật, âm thanh và mùi vị. Chúng tôi quan sát bầy sư tử nằm suốt ngày, nóng lên trong ánh mặt trời, cuộn tròn trên lưng, chổng bốn chân lên trong không khí và ngáy. Những con thú cũng đuổi nhau và chơi đùa với nhau y hệt như chúng tôi. Chúng tôi chạy cùng với hươu cao cổ, ngựa vằn và cáo. Chúng tôi thích nhất những con hyrax, một loại thú châu Phi chỉ to bằng con thỏ, nhưng thực ra lại là hậu duệ của loài voi. Chúng tôi rình ngoài hang của chúng, đợi chúng thò bộ mặt xinh xắn ra rồi đuổi theo chúng trên cát.
Một lần, trong một chuyến đi chơi, tôi phát hiện ra một quả trứng đà đỉểu. Tôi quyết định mang về nhà vì muốn xem con đà điểu con nở và sẽ giữ nó làm con vật nuôi. Quả trứng to bằng quả banh bowling, tôi vừa nhấc nó lên khỏi lỗ trong cát và mang đi, thì đà điểu mẹ chạy theo tôi. Nó đuổi thoe tôi – bạn cứ tin tôi đi, đà điểu rất nhanh nhẹn, chúng có thể chạy bốn mươi lăm dặm một giờ. Nó đuổi kịp tôi rất nhanh và mổ vào đầu tôi: ka-ka-ka. Tôi nghĩ nó sắp bổ vỡ sọ tôi ra như một quả trứng nên vội vã đặt quả trứng của nó xuống và chạy tháo thân.
Hãn hữu lắm, chúng tôi mới đến gần các khu vực có rừng. Nhưng mỗi khi đến đấy, chúng tôi rất thích nhìn thấy voi. Chúng tôi nghe thấy tiếng voi gầm từ xa và leo lên cây để phát hiện chúng. Voi sống thành đàn như sư tử, khỉ và người. Nếu có voi con, chúng sẽ đi giữa bầy và tất cả lũ voi trưởng thành – anh em, cô dì, chú bác của nó – tất cả canh chừng để không ai có thể chạm tới voi con. Tất cả bọn trẻ con chúng tôi đứng trên ngọn cây cao và cười vang, quan sát thế giới loài voi nhiều giờ liền mà không thấy chán.

Nhưng dần dà những khoảnh khắc hạnh phúc của gia đình tôi biến mất. Chị gái tôi bỏ trốn, anh trai tôi đi học ở thành phố. Tôi được biết nhiều nỗi buồn về gia đình tôi, về cuộc sống. Trời không mưa, việc chăm sóc gia súc ngày càng khó khăn. Cuộc sống chật vật hơn, và tôi cũng vất vả hơn.
Một phần trong cuộc sống nghiệt ngã ấy là chứng kiến cái chết của các anh chị em tôi. Gia đình tôi có tất cả mười hai người con, vậy mà đến lúc này chỉ còn lại sáu. Mẹ tôi sinh đôi, hai đứa trẻ chết ngay lúc ra đời. Mẹ tôi có một bé gái khác khoảng sáu tháng tuổi, rất xinh. Hôm trước nó còn khỏe khoắn, vậy mà hôm sau mẹ tôi gọi:
- Waris!!! – tôi chạy vội đến và thấy mẹ tôi quỳ bên em gái tôi.
Lúc ấy tôi còn bé, nhưng có thể thấy đây là một sự bất ổn ghê gớm, đứa bé trông không bình thường.
- Waris, lấy cho mẹ ít sữa lạc đà đi! – mẹ tôi ra lệnh. Nhưng tôi không thể nhúc nhích – Chạy nhanh lên! – tôi vẫn đứng như bị thôi miên, nhìn đứa em gái tôi chằm chằm vì sợ hãi – Mày làm sao thế hả? – Mẹ quát lên.
Cuối cùng tôi cũng rứt ra được, nhưng tôi hiểu điều gì đợi tôi lúc quay trở lại. Tôi mang sữa về, nhưng đứa bé đã hoàn toàn im lìm và tôi biết nó đã chết. Lúc tôi nhìn đứa em gái lần nữa, mẹ tôi tát tôi thật mạnh. Suốt một thời gian dài, mẹ đổ tại tôi làm em tôi chết, bà cảm thấy lúc tôi đứng trân trân nhìn em tôi, tôi có một quyền lực ma quái nào đó gây nên cái chết của em tôi.
Tôi chẳng có khả năng ấy, nhưng em trai tôi có nhiều khả năng siêu nhiên. Ai cũng thấy nó không phải là đứa trẻ bình thường. Chúng tôi gọi nó là Ông Già, vì mới lên sáu, tóc nó đã hoàn toàn hoa râm. Nó quá thông minh và mọi người ở gần chúng tôi đều đến hỏi ý kiến nó. Họ đến và hỏi:
- Ông Già đâu? – rồi họ ngồi, lần lượt bế chú bé tóc râm lên lòng – Cháu nghĩ là năm nay có mưa không? – họ hỏi. Thực ra mà nói, mặc dù về tuổi tác nó chỉ là một đứa trẻ, song nó chưa bao giờ hành động như một đứa trẻ.
Nó ngẫm nghĩ, ngồi và hành xử như một người đàn ông cao tuổi khôn ngoan. Mọi người kính trọng nó, song tất cả cũng sợ nó, vì hiển nhiên nó không phải là người của chúng tôi. Ông Già chết khi còn là một cậu bé, như thể nó dã nhồi nhét cuộc đời vào vài năm ngắn ngủi. Không người nào biết nguyên nhân, nhưng mọi người đều cảm thấy cái chết của nó có ý nghĩa vì "nó không thuộc về thế giới này".

Như tôi bất kỳ một gia đình lớn nào, mỗi người chúng tôi đều có một vai trò. Vai trò của tôi là một kẻ chống đối, một tiếng xấu do hàng loạt hành động mà tôi thấy có vẻ hợp lý, nhưng với người lớn – đặc biệt là với cha tôi – có vẻ thái quá. Một hôm em trai Ali của tôi và tôi ngồi dưới gốc cây, ăn cơm với sữa lạc đà. Ali ăn ngốn nghiến hết phần của nó một cách thèm thuồng, nhưng với chúng tôi đây là một bữa tiệc hiếm hoi nên tôi ăn từng miếng một, từ tốn. Có đồ ăn không phải là thứ chúng tôi được hưởng một cách hiển nhiên, tôi trân trọng suất ăn của tôi, khoái trá nhấm nháp từng miếng một. Trong bát tôi chỉ còn một ít cơm và sữa, và tôi ăn một cách háo hức. Bỗng Ali chọc muỗng vào bát của tôi và xúc sạch miếng cuối cùng của tôi, vét hết từng hạt cơm. Không nghĩ ngợi, tôi trả miếng bằng cách vồ lấy con dao nhíp cạnh tôi và cứa vào đùi Ali. Nó hét lên, nhưng giằng lấy con dao và khía vào chân tôi, đúng chỗ như thế. Lúc này cả hai chúng tôi ngồi, chân bị thương, nhưng vì tôi là người gây ra trước nên tôi bị mắng. Ngày nay, chúng tôi mang vết sẹo y như nhau vì bữa ăn ấy.
Một trong những hành vi chống đối sớm nhất của tôi xoay quanh việc tôi thèm có một đôi giày. Giày dép là thứ ám ảnh tôi suốt đời. Giờ đây dù tôi là người mẫu, tôi không có nhiều quần áo lắm – một cặp quần jeans, một đôi áo phông – nhưng tôi có cả một tủ chất đầy những đôi giày cao gót, sandale, giày thể thao, giày đi bộ, giày ống, cho dù trớ trêu thay, tôi chẳng có gì để mặc cho hợp với chúng. Hồi còn bé tôi thèm có một đôi giày đến kinh khủng, nhưng không phải đứa trẻ nào trong gia đình tôi cũng có quần áo, lấy đâu ra tiền để mua giày dép. Giấc mơ của tôi là được đi một đôi sandale bằng da đẹp như của mẹ tôi. Tôi mơ ước được xỏ vào một đôi giày thoải mái và chăm sóc gia súc, đi mà không sợ đá và gai nhọn, rắn và bọ cạp. Bàn chân tôi luôn thâm tím và đầy những vết rách, và tôi mang nhiều vết sẹo đen cho đến ngày nay. Có lần một cái gai xuyên qua bàn chân tôi, đôi khi chúng cứa đứt cả chân. Trong sa mạc, chúng tôi không có bác sĩ hoặc thuốc để chữa trị các vết thương. Nhưng chúng tôi vẫn phải đi, vì phải chăm sóc gia súc. Không ai nói "Tôi không thể". Chúng tôi vẫn làm việc, sáng sáng vẫn phải đi ra ngoài, khập khiễng mà đi.
Một trong những người anh ruột của cha tôi là một người giàu có. Bác Ahmed sống ở thành phố Galcaio, còn chúng tôi chăm sóc lạc đà và những gia súc khác của bác. Tôi là đứa có ích cho đàn dê của bác, vì tôi luôn làm việc cẩn thận, chúng được ăn no và uống nước đầy đủ, tôi cũng cố hết sức canh chừng chúng khỏi lũ dã thú. Một hôm, hồi ấy tôi khoảng lên bảy, bác Ahmed đến chơi và tôi nói:
- Bác ạ, cháu muốn bác mua cho cháu một đôi giày.
Bác nhìn tôi và cười:
- Được, được rồi. Bác sẽ mua giày cho cháu.
tôi biết bác ngạc nhiên vì con gái hỏi xin một thứ gì đó là việc bất thường, chưa nói gì đến giày là một thứ quá phung phí.
Lần sau, cha tôi gọi tôi đến gặp bác, tôi rất phấn khởi vì tôi sẽ có đôi giày đầu tiên. Ngay lúc có dịp, tôi đã háo hức hỏi:
- Bác đã mua giày chưa ạ?
- Ồ, bác mang lại đây – và đưa cho tôi một cái gói. Tôi cầm đôi giày và kiểm tra, đó là một đôi dép cao su, có quai xỏ giữa ngón cái và ngón kế bên. Không phải là đôi sandale da đẹp đẽ như của mẹ tôi, mà là đôi dép màu vàng rẻ tiền. Tôi không thể nào tin nổi.
- Đây là giày của cháu? – tôi kêu lên và ném vào bác.
Lúc đôi dép bật đúng mặt bác, cha tôi bối rối, nhưng lần này ông gập đôi người lại mà cười.
Bác tôi bảo ông:
- Tôi không thể nào tin được, chú nuôi dạy con bé này như thế đấy hả?
Tôi khởi chiến với bác tôi, tôi nói, sôi nổi vì thất vọng và giận dữ:
- Cháu làm việc vất vả như thế mà được cái của rác rưởi này! – tôi hét lên – Cháu đã làm cho bác còn đây là cái gì? Một đôi dép cao su rẻ tiền! Hừ! Cháu thà đi đất còn hơn. Cháu sẽ đi đất cho đến lúc chảy máu chân mới đi cái của này! – tôi chỉ vào món quà của bác.
Bác Ahmed chỉ nhìn tôi, rồi nhướn cặp lông mày lên trời và rên rỉ:
- Ôi, lạy đức Allah – Bác cúi đầu và thở dài, nhặt đôi dép lên và mang về nha.
Tuy vậy tôi không đầu hàng dễ như thế. Sau hôm đó, mỗi khi có họ hàng, bạn bè hoặc người lạ đến Galcaio, tôi lại nhắn bác tôi"
- Waris muốn có đôi giày!
Nhưng tôi phải đợi mất nhiều năm mới biến giấc mơ có một đôi giày thành hiện thực. Tuy nhiên, trong thời gian đó tôi vẫn đi chân đất qua hàng ngàn dặm tiếp tục chăm bẵm đàn dê của bác Ahmed, và giúp gia đình trông nom gia súc của chúng tôi.
Vài năm trước khi xảy ra câu chuyện đôi giày với bác Ahmed, lúc tôi còn là một cô bé tí xíu, khoảng bốn tuổi, một hôm nhà tôi có khách. Guban là bạn thân của cha tôi và hay đến thăm chúng tôi. Lúc chạng vạng tối, ông ta đứng nói chuyện với cha mẹ tôi cho đến lúc mẹ tôi nhìn trời thấy sao maqal hidhid xuất hiện, bà nói dã đến lúc lùa cừu về. Guban nói:
- Ồ, sao anh chị không để tôi làm cho? Cháu Waris có thể giúp tôi mà.
Tôi cảm thấy mình thật quan trọng khi được chọn cùng với đám con trai giúp bạn của cha tôi chăn dắt gia súc. Ông ta nắm tay tôi và chúng tôi đi khỏi túp lều rồi chạy vòng quanh để dồn gia súc. Thường ngày, tôi chạy một mình khắp nơi như một con thú hoang, nhưng lúc trời sắp tối, tôi đâm sợ và đi sát vào Guban, bỗng ông ta cởi chiếc áo choàng và trải trên cát, rồi ngồi lên đó. Tôi nhìn ông ta chằm chặp, hoang mang và phản đối:
- Sao bác lại ngồi xuống? Trời sắp tối rồi, bác cháu mình phải dồn gia súc đã.
- Hãy còn thời gian. Chúng ta làm xong ngay ấy mà – ông ta ngồi lên một bên chiếc áo và vỗ vỗ lên chỗ còn trống bên cạnh – Cháu ngồi xuống đây.
Tôi miễn cưỡng đến chỗ ông. Là một đứa trẻ, tôi thích nghe kể chuyện và thấy đây có thể là một dịp tốt để nghe.
- Bác kể chuyện cho cháu nghe nhé?
Guban lại vỗ lên tấm áo một lần nữa:
- Nếu cháu ngồi xuống, bác sẽ kể chuyện – Tôi vừa ngồi xuống cạnh, ông ta cố đẩy tôi nằm ngửa lên trên chiếc áo.
- Cháu không muốn nằm, cháu muốn bác kể chuyện cơ – tôi bướng bỉnh nói và cố oằn người lên.
- Nào nào – bàn tay ông ta ấn mạnh xuống vai tôi – nằm xuống và nhìn lên các vì sao, bác sẽ kể cho cháu nghe một câu chuyện.
Nằm duỗi dài, gối đầu lên tấm áo, tôi thọc những ngón chân vào cát lạnh và nhìn chăm chú lên dải Ngân hà lấp lánh. Lúc bầu trời ngả từ màu chàm sang đen, lũ cừu chạy vòng tròn quanh chúng tôi, kêu trong bóng tối, còn tôi lo lắng đợi câu chuyện bắt đầu. Bỗng nhiên, một Guban len vào giữa tôi và giải Ngân hà, ông ta ngồi xổm giữa hai chân tôi và giật mạnh cái khăn quấn quanh eo tôi lên. Sau đó, tôi cảm thấy một cái gì đó cứng và ướt ấn vào âm đạo tôi. Lúc đầu tôi sợ cứng cả người, không hiểu chuyện gì xảy ra, nhưng tôi biết đây là một việc rất xấu xa. Sức ép ngày càng mạnh cho đến lúc tôi đau dữ dội.
- Cháu muốn có mẹ! - Người tôi bỗng tràn ngập một thứ chất lỏng âm ấm và một mùi hăng xè buồn nôn tràn ngập không gian ban đêm – Bác đái lên cháu rồi! – tôi hét lên, hoảng hốt. Tôi nhảy bật lên và lấy khăn chà xát lên chân, lau sạch cái chất lỏng có mùi hôi hám.
- Không sao, không sao đâu mà – ông ta thì thầm dỗ dành và vồ lấy tay tôi – Ta chỉ cố kể cho cháu một câu chuyện.
Tôi giật phắt ra và chạy về với mẹ tôi. Guban đuổi theo, cố bắt kịp tôi. Lúc nhìn thấy mẹ tôi đang đứng cạnh đống lửa, ánh sáng màu da cam lấp lánh trên mặt bà, tôi chạy ào và ôm lấy chân bà.
- Có chuyện gì thế Waris? – mẹ tôi nói, hoảng hốt. Guban chạy đến sau tôi, thở hổn hển và mẹ tôi nhìn ông ta. – con bé có chuyện gì thế?
Ông ta cười thản nhiên và phẩy tay về phía tôi:
- Ồ, tôi thử kể cho nó nghe một câu chuyện và nó phát sợ.
Tôi ôm chặt cứng chân mẹ tôi. Tôi muốn thuật lại với bà việc ông bạn của cha tôi đã làm với tôi, nhưng tôi tìm không ra lời. Tôi không biết ông ta đã làm gì. Tôi nhìn bộ mặt đang cười trong ánh lửa, bộ mặt mà suốt nhiều năm sau tôi vẫn còn nhìn thấy, và tôi hiểu tôi sẽ căm ghét ông ta mãi mãi.
Mẹ tôi vuốt đầu tôi và tôi vùi mặt vào đùi bà.
- Waris, không sao đâu mà. Đấy chỉ al` một câu chuyện thôi, con ạ. Không phải là thực mà. – bà nói với Guban – Lũ cừu đâu?
Hoa Sa Mạc
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17 (Chương kết)