Chương 7
Tác giả: Waris Dirie
Trong thời gian ở cùng Aman, chị đã dẫn tôi đi thăm một vài người họ hàng khác đang sống ở Mogadishu. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể gặp một số người trong gia đình mẹ tôi. Mẹ đã lớn lên ở đây với bà ngoại tôi và bốn anh em trai, bốn chị em gái.
Tôi rất cảm động được gặp bà ngoại tôi trong thời gian tôi ở Mogadishu. Hiện giờ bà khoảng chín mươi tuổi nhưng lần đầu tiên tôi gặp bà mới khoảng bảy mươ. Bà tôi đúng là một mama toàn vẹn. Gương mặt bà có nước da nâu sáng, chứng tỏ bà là một người dẻo dai, một phụ nữ có cá tính và ý chí mạnh mẽ. Đôi tay bà trông như đã đào bới trong đất lâu đến mức trông như da cá sấu.
Bà ngoại tôi đã lớn lên ở một nước Ả rập, nhưng tôi không rõ là nước nào, bà là một tín đồ Hồi giáo nhiệt thành, mỗi ngày quay mặt về hướng Mecca thần thánh mà cầu nguyện năm lần, bao giờ bà cũng trùm mạng đen kín mặt khi ra khỏi nhà, trùm kín mít từ đầu đến ngón chân. Tôi thường trêu bà:
- Bà ơi, bà có sao không? Bà có biết bà sắp đến đâu không? Bà có nhìn thấy mọi thứ qua mạng che mặt không?
- Này, này, này – bà quát – Đấy là thứ nhìn qua rất rõ.
- Hay quá. Thế bà có thở được không ạ? – rồi tôi cười vang.
Ở lại nhà bà ngoại, tôi mới hiểu mẹ tôi đã có được sức mạnh từ đâu. Ông ngoại tôi mất từ nhiều năm nay, bà ngoại tôi sống lẻ loi một mình, trông nom mọi việc. Khi tôi đến thăm bà, bà làm cho tôi mệt lử. Buổi sáng vừa thức dậy, bà đã sẵn sàng để đi. Bà bắt đầu quát mắng tôi ngay lập tức:
- Sắp đi nào. Đi thôi, Waris. Chúng ta đi thôi.
Bà sống ở vùng lân cận Mogadishu, cách chợ một quãng xa. Hàng ngày chúng tôi đi chợ mua thức ăn, và tôi nói:
- Bà ơi, bà cứ bình tĩnh mà đi xe buýt. Trời nóng lắm và đi bộ đến chợ xa quá.
- Cái gì? Đi xe buýt! Bây giờ thì thôi, thôi, thôi đi. Cháu còn trẻ mà muốn đi xe buýt! Cháu phàn nàn cái nỗi gì kia chứ? Càng ngày bọn cháu càng đâm ra lười, Waris ạ. Tất cả lũ con cháu thời nay, bà không còn hiểu ra sao nữa. Thời bà bằng tuổi cháu, ôi chà, bà đi bộ hàng bao nhiêu dặm, hết dặm này đến dặm khác…Cháu này, vậy cháu có đi với bà hay không nào?
Thế là bà cháu tôi đi với nhau, vì nếu tôi lần lữa, chắc chắn bà sẽ đi bộ mà không cần có tôi. Trên đường về nhà, tôi lê bước sau bà, tay xách nách mang bao nhiêu là bị với túi.
Sau khi tôi rời Mogadishu, một trong các cô em gái của mẹ tôi chết, để lại chín đứa con. Bà ngọai tôi trông nom tất, nuôi dạy chúng như con của bà. Bà là một mama và bà làm tất cả những gì cần làm.
Tôi đã gặp một trong những con trai của bà, cậu Wolde'ab, em trai của mẹ tôi. Một hôm tôi đi chợ và lúc về, cậu đang ngồi ở nhà bà tôi, em họ tôi ngồi trên lòng cậu. Dù trước kia chưa gặp cậu lần nào, tôi chạy ngay đến với cậu vì bỗng nhiên ở đấy có một người giống mẹ tôi đến thế, mà tôi đang thèm có bất cứ thứ gì nhắc nhở đến mẹ tôi. Tôi chạy đến cậu và vì tôi cũng rất giống mẹ, nên đây là khoảnh khắc tuyệt vời, giống như hai người nhìn vào một loại gương vậy. Cậu đã nghe tin tôi bỏ trốn và đang ở Mogadishu. Lúc tôi đến gần, cậu nói:
- Đây có phải là người cậu nghĩ không nhỉ?
Chiều hôm ấy, kể từ khi tôi bỏ nhà ra đi tôi cười nhiều hơn cả, không chỉ vì cậu Wolde'ab giống mẹ tôi mà vì cậu có cái tính hài hước mộc mạc của mẹ. Các anh chị em chắc cùng lớn lên với nhau, làm mọi người trong nhà điếc tai mỗi khi chúng la hét, và tôi ước được nhìn thấy họ bên nhau.
Ngay sáng hôm rời nhà chị tôi, tôi đến nhà mợ L'uul. Đến Mogadishu ít lâu, chúng tôi đã đến thăm mợ. Ngày rời nhà Aman, tôi quyết định đến nhà mợ L'uul và hỏi liệu tôi có thể ở lại được không. Mợ là vợ của cậu Sayyid, em trai mẹ tôi. Tuy vậy, mợ phải nuôi ba đứa con một mình vì cậu tôi đang ở Saudi Arabia. Vì kinh tế Somalia khó khăn nên cậu làm việc ở Saudi và gởi tiền về đỡ đần gia đình. Thật không may, suốt thời gian tôi ở Mogadishu, cậu đi vắng nên tôi chưa được gặp cậu lần nào.
Khi tôi đến, mợ L'uul ngạc nhiên nhưng có vẻ thật tình vui mừng.
- Mợ ạ, chị Aman và cháu có việc không được suôn sẻ lắm và cháu không biết có thể ở lại đây với mợ ít lâu được không?
- Được chứ, cháu biết mợ ở đây một mình với các em mà. Cậu Sayyid đi vắng suốt và mợ có thêm một tay đỡ đần, thế thì hay quá.
Ngay lập tức, tôi cảm thấy được an ủi. Chị Aman đã miễn cưỡng để tôi ở lại cùng chị, nhưng tốt biết chị chẳng thích gì. Chỗ ở của chị quá chật hẹp, mà chị mới lấy chồng chưa được bao lâu. Hơn nữa, điều chị thực sự mong muốn là tôi trở về nhà, để lương tâm của chị đỡ cắn rứt vì đã bỏ trốn khỏi mẹ tôi suốt từng ấy năm về trước.
Đầu tiên là ở nhà Aman, rồi nhà mợ L'uul, tôi dần dần quen với cảnh sống trong nhà. Thoạt đầu, cuộc sống bó hẹp trong một ngôi nhà có vẻ lạ lùng đối với tôi, tầm nhìn trời bị trần nhà chắn mất, không gian để di chuyển hạn chế trong bốn bức tường, mùi nước cống và khí oxycacbon của thành phố đông đúc thế chỗ cho mùi cây cỏ và gia súc. Nhà của mợ lớn hơn nhà của chị Aman, nhưng vẫn chưa phải là rộng rãi. Dù các tiện nghi đối với tôi là xa xỉ mới mẻ - giữ ấm ban đêm và khô ráo khi trời mưa – song so với tiêu chuẩn phương Tây hiện đại thì vẫn còn sơ sài. Tôi vẫn tôn trọng nước nôi, vì nó vẫn là một thứ hàng quý. Chúng tôi mua nước của một người bán hàng rong chở đến khu vực lân cận này bằng lừa, rồi chứa trong một cái thùng để bên ngoài. Chúng tôi dùng nước tắm rửa, pha trà, nấu ăn rất dè xẻn. Trong căn bếp nhỏ, mợ tôi nấu ăn trên cái lò quân sự, dùng gas đóng chai. Buổi tôi, chúng tôi ngồi trong nhà và trò chuyện dưới ánh đèn dầu hỏa vì vẫn chưa có điện. Nhà vệ sinh thuộc loại đặc biệt trên thế giới: một cái hố đào trong sàn nhà, chất thải rơi xuống và bốc mùi hôi thối trong tiết trời nóng nực. Tắm táp là xách một cái xô nước từ cái thùng chứa ngoài nhà, thấm miếng bọt biển cọ rửa để ghét bẩn trôi vào cái hố trong nhà vệ sinh.
Ngay sau khi đến nhà mợ L'uul, tôi hiểu ra rằng tôi đã bị dồn ép khá nhiều để đổi lấy một chỗ trú chân. Tôi trở thành người trông trẻ, suốt ngày đêm trông coi ba đứa con hư hỏng của mợ. Tôi cho rằng thật ra không thể liệt những đứa bé này là hư hỏng, nhưng thái độ của chúng luôn làm tôi khổ sở.
Sáng sáng, mợ thường dậy lúc chín giờ và ngay sau bữa điểm tâm, mợ hân hoan rời nhà đi thăm bạn bè. Rồi mợ chuyện trò ngồi lê đôi mách bất tận suốt ngày với những người phụ nữ này về bạn bè, kẻ thù, người quen và hàng xóm. Đến tối mợ mới lững thững về nhà. Trong lúc mợ đi vắng, đứa bé mới ba tháng tuổi gào khóc liên miên đòi ăn. Lúc tôi bế, nó rúc vào ngực tôi đòi bú. Ngày nào tôi cũng nói:
- Mợ ơi, lạy trời, mợ phải làm gì đi chứ. Em bé cứ đòi bú mỗi lần cháu bế em, mà cháu không có sữa. Cháu cũng chưa có cả ngực nữa!
- Đừng lo, cứ cho nó ít sữa là xong! – mợ nói một cách vui vẻ.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc đứa bé, tôi còn phải trông nom một đứa chín tuổi và một đứa sáu tuổi. Hai đứa này như những con thú hoang. Chúng chẳng biết cư xử ra sao, vì rõ ràng mẹ chúng chẳng dạy dỗ gì. Tôi cố uốn nắn tình hình bằng cách quất vào mông chúng mỗi khi có dịp. Nhưng sau nhiều năm chạy rông như lũ linh cẩu, chúng không thể một sớm một chiều trở thành những thiên thần bé bỏng được.
Nhiều ngày trôi qua, càng ngày tôi càng thất vọng. Tôi không hiểu còn phải qua bao nhiêu tình cảnh vô vọng như thế này nữa mới có việc gì đó khá hơn. Lúc nào tôi cũng chờ đợi một phương cách làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, muốn mình tiến bộ và tìm được bất cứ thứ gì, vì tôi biết một cơ hội kỳ diệu đang đợi tôi. Ngày nào tôi cũng tự hỏi "Bao giờ điều đó mới xảy ra? Hôm nay? Ngày mai? Mình sẽ đi đến đâu? Mình sẽ làm gì?" Tại sao tôi nghĩ vậy, tôi không biết. Hồi đó tôi cho rằng ai cũng có những tiếng nói nội tâm. Nhưng cố sức nhớ lại, tôi biết cuộc sống của tôi sẽ khác với những người quanh tôi, tôi chỉ không biết khác như thế nào mà thôi.
Cuộc lưu lại nhà mợ L'uul đi đến khủng hoảng sau khi tôi ở được chừng một tháng. Một buổi quá trưa, lúc mợ tôi đi một vòng chuyện phiếm, đưá con gái lớn nhất lên chín tuổi của mợ biến mất. Đầu tiên tôi ra ngoài gọi nó. Không thấy nó trả lời, tôi đi sang các nhà hàng xóm tìm. Cuối cùng tôi tìm được nó trong đường hầm với một đứa con trai. Nó là đứa bé cứng cỏi và tò mò, và lúc tôi bắt gặp nó, nó đã quá ư tò mò về thân thể cậu bé kia. Bước vào đường hầm, tôi túm tay nó và kéo giật nó lên, cậu bé thì ù té chạy như một con vật hoảng sợ. Trên đường về nhà, tôi quất em tôi bằng roi, vì trong đời tôi chưa bao giờ thấy một việc ghê tởm như thế với một đứa trẻ.
Tối hôm ấy lúc mẹ nó về nhà, đứa con gái khóc vì vết roi tôi đánh nó. Mợ Luul nổi khùng:
- Sao mày lại đánh con bé? – Mợ hỏi – Liệu mà tránh xa con tao, hay để tao đánh mày xem mày có thích không! – mợ quát và sấn đến tôi doạ dẫm.
- Xin mợ tin cháu, vì mợ không muốn biết lý do cháu đánh em, vì mợ không muốn biết cái cháu biết! nếu mợ nhìn thấy nó làm gì hôm nay, chắc mợ sẽ bảo nó không là con của mợ nữa. Đứa bé này đã không kiềm chế nổi, nó giống như một con vật vậy.
Lời giải thích của tôi không làm cho tình hình sáng sủa hơn. Để mặc tôi – một đứa trẻ mười ba tuổi – đối phó với ba đứa trẻ dưới mười tuổi, sự an toàn của đứa con gái trở thành có ý nghĩa lớn lao với mợ. Mợ sấn đến tôi, nắm đấm run run, dọa đánh tôi vì việc tôi đã làm với thiên thần bé nhỏ của mợ. Nhưng tôi thấy thế là đủ - không chỉ với mợ mà với cả cuộc đời.
- Mợ đừng có động vào cháu! – tôi hét lên – nếu mợ đánh cháu, mợ sẽ bị trọc đầu đấy!
Câu này chấm dứt mọi cuộc thảo luận với bất cứ ai đánh tôi, nhưng tôi biết tôi phải đi thôi. Lần này tôi biết chạy đi đâu?
Giơ nắm đấm lên đập vào cửa nhà dì Sahru, tôi nghĩ "Chúng ta đến đây lần nữa, Waris". Tôi bẽn lẽn chào lúc dì trả lời tôi. dì Sahru là em gái mẹ tôi. Dì có năm đứa con. Tôi cảm thấy việc tôi đến không báo trước điều gì tốt lành trong nhà dì, nhưng tôi còn biết lựa chọn gì nữa? Trở thành kẻ móc túi hay ăn mày ăn xin ngoài phố? Không kể lể dài dòng về việc tôi rời nhà mợ Luul, tôi hỏi liệu tôi có thể ở tạm nhà dì ít lâu được không.
- Dì có một người bạn ở đây – dì nói trước sự sửng sốt của tôi – nếu cháu muốn thì cứ ở lại. Cháu muốn nói chuyện thì dì ở đây.
Sự việc hoá ra tốt hơn tôi hình dung. Tôi mong được giúp việc trong nhà. Nhưng Fatima, con gái lớn nhất của dì đã mười chín tuổi. Công việc nội trợ trong nhà dồn lên cô.
Cô em họ Fatima của tôi làm việc như một nô lệ. Hàng ngày Fatima dậy từ sớm và đi học, mười hai giờ rưỡi về nhà nấu cơm, rồi trở lại trường đến sáu giờ chiều mới về nấu bữa tối. Ăn tối xong, nó dọn dẹp, rồi học đến khuya. Vì lý do nào đấy, dì tôi đối xử với Fatima khác hẳn, bà đỏi hỏi nó nhiều hơn bất kỳ đứa con nào khác.Nhưng Fatima đối với tôi rất tử tế, nó coi tôi như bạn và vào lúc đó trong đời, chắc chắn tôi cần một người bạn như nó. Tôi thấy dì tôi đối với Fatima có vẻ không công bằng nên đến tối tôi cố giúp cô em họ trong bếp. Tôi không biết cách nấu ăn, song tôi cố học bằng cách xem cô làm. Lần đầu tiên tôi được nếm món mì ống Fatima làm và tôi tưởng như đang ở trên thiên đường.
Trách nhiệm của tôi là quét tước dọn dẹp mọi nơi và dì Sahru bảo tôi là người quét dọn sạch sẽ nhất mà dì biết. Tôi cọ rửa, đánh bóng ngôi nhà, một công việc thật vất vả. Nhưng rõ ràng tôi thích dọn dẹp quét tước hơn là trông trẻ, nhất là sau những sự việc bất ngờ trong mấy tháng qua.
Giống như Aman, dì Sahru tiếp tục lo lắng cho mẹ tôi, vì thực ra mẹ tôi chẳng còn đứa con gái lớn nào đỡ đần công việc cho bà. Cha tôi có thể chăm sóc gia súc nhưng ông không động tay đến việc nấu nướng, giặt giũ, đang giỏ hoặc chăm con. Đấy là việc đàn bà, và đó là việc của mẹ tôi. Hơn nữa, ông chẳng đóng góp phần mình bằng cách đưa một cô vợ khác về giúp đó sao]? Đúng, chắc chắn ông đã làm vậy. Tôi cũng lo việc này ngay từ buổi sáng tối đen, lúc tôi nhìn thấy mẹ tôi lần cuối. Bất cứ lúc nào nghĩ đến bà, tôi lại nhớ gương mặt bà trong ánh lửa đêm trước khi tôi ra đi, trông bà mới mệt mỏi làm sao. Trong lúc chạy qua sa mạc tìm kiếm Mogadishu, tôi vẫn không sao xua nổi những ý nghĩ ấy ra khỏi tâm trí. Chuyến đi dường như vô tận vì tình thế khó xử của tôi, tôi sẽ chọn gì đây, mong muốn được chăm nom mẹ tôi hay khao khát chạy trốn khỏi mẹ già? Tôi nhớ tôi sụp xuống dưới một cái cây trong bóng tối nhá nhem và nghĩ "Bây giờ ai sẽ trông nom mẹ? Bà đã chăm sóc tất cả mọi người, nhưng liệu ai chăm sóc bà?"
Song không phải lúc trở lại nữa rồi, tôi đã trải qua bao gian khổ trong mấy tháng qua mà chẳng đi đến đâu. Nếu tôi trở về, chỉ chưa đầy một tháng cha tôi sẽ lôi về một lão già ở sa mạc, ngốc nghếch, hom hem, khập khiễng có một con lạc đà để gả tống tôi đi. Lúc đó, chẳng những tôi mắc kẹt vì có chồng, mà cũng không thể ở lại để chăm sóc mẹ tôi. Một hôm, tôi tìm ra cách giải quyết một phần vấn đề này là sẽ kiếm tiền và gởi về cho mẹ tôi. Mẹ tôi có thể mua một số thứ cần thiết cho gia đình và không phải làm lụng vất vả nữa.
Tôi bắt tay tìm việc làm, và bắt đầu tìm kiếm khắp thành phố. Một hôm, dì sai tôi ra chợ mua bán. Trên đường về, tôi đi ngang qua một công trình xây cất. Tôi đứng lại và ngắm những người đàn ông chở gạch, hất từng xẻng cát vào nước rồi dùng cuốc trộn vữa.
- Này, các anh có cần người làm không?
Người thanh niên đang xếp gạch ngừng lại và hỏi chế nhạo:
- Ai muốn biết đấy?
- Tôi. Tôi cần việc làm.
- Không. Chúng tôi không có việc gì cho một người gầy nhom như cô đâu. Đằng nào tôi cũng nghĩ cô không làm được thợ nề mà – anh ta lại cười to lên.
- Này, anh nhầm rồi – tôi cam đoan với anh ta – tôi có thể làm được việc này. Tôi khoẻ lắm. Thật đấy. – tôi chỉ vào những người đàn ông đang trộn vữa, họ đứng đó, tụt quần xuống mông – Tôi có thể giúp họ. Tôi sẽ chở cát, trộn khéo như họ.
- Thôi được, bao giờ cô có thể bắt đầu?
- Sáng ngày mai.
- Đến đây lúc sáu giờ và chúng tôi sẽ xem cô làm được gì.
Tôi đi như bay về nhà dì Sahru, chân không bén đất. Tôi đã có việc làm! Tôi sẽ kiếm tiền, tiền mặt thật sự! Tôi sẽ dè xẻn từng xu rồi gởi về dần cho mẹ tôi. Bà sẽ ngạc nhiên lắm.
Lúc về đến nhà, tôi kể với dì tin này. Dì không thể tin nổi.
- Cháu tìm được việc ở đâu? – trước hết bà không tin là con gái lại muốn làm cái việc loại này – Nói cho chính xác thì cháu làm việc gì với những gã đàn ông ấy? – dì hỏi. Tiếp đến, dì không thể tin ông chủ lại thuê phụ nữ, nhất là tôi vì trông tôi như chết đói dở. Nhưng lúc tôi khăng khăng là thế thật, dì chẳng còn cách nào khác ngoài việc tin lời tôi.
Biết tin rồi, dì xoay ra giận vì thật đã dự định sống với dì vậy mà đáng lẽ ra phải đỡ đần việc nhà, tôi lại đi làm cho người khác.
- Dì ạ, - tôi nói, mệt mỏi – Cháu cần gởi tiền về cho mẹ cháu và muốn thế, cháu phải có việc làm. Nếu không làm việc này, cháu sẽ làm việc khác, đằng nào cũng thế, cháu phải đi làm. Đúng không ạ?
- Thôi được.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu làm ở công trường xây cất. Công việc thật kinh khủng. Suốt ngày, tôi phải khiêng cát đến gẫy lưng, tôi không có găng tay, quai giỏ cứa đứt bàn tay tôi. Trên lòng bàn tay, những vệt phồng rộp to tướng cứ lan dần. Hết ngày, các vết phỏng dập nát và bàn tay tôi chảy máu. Ai cũng tưởng tôi sẽ bỏ việc, nhưng sáng hôm sau tôi quyết trở lại.
Tôi làm việc đó suốt một tháng, hai bàn tay rách nát và đau nhức nhối đến mức tôi phải đầu hàng. Nhưng lúc tôi thôi việc, tôi đã dành dụm được sáu chục đô la. Tôi hãnh diện nói với dì là tôi đã có tiền để gởi cho mẹ tôi. Vừa may có một người dì quen đến thăm chúng tôi, ông ta sắp cùng gia đình vào sa mạc và gợi ý sẽ mang giúp số tiền về cho mẹ tôi. Dì Sahru bảo:
- Ừ, dì biết những người này, họ đều là người tốt. Cháu có thể nhờ họ cầm tiền được.
Chẳng cần phải nói, thế là mất bay sáu chục đô la của tôi. Mãi sau này, tôi mới biết rằng mẹ tôi chưa bao giờ nhìn thấy một xu trong món tiền ấy.
Lúc nghỉ việc ở công trường xây cất, tôi lại bắt đầu quét tước, dọn nhà cho dì. Chưa được bao lâu, một hôm tôi đang làm việc như thường lệ, có một vị khách đặc biệt đến chơi: đại sứ Somalia ở London. Đại sứ Mohammed Chama Farah tình cờ lấy một người em gái khác của mẹ tôi, dì Maruim. Lúc tôi đang phủi bụi ở phòng bên, tôi nghe lỏm được vị đại sứ nói chuyện với dì Sahru. Ông đến Mogadishu tìm người hầu trước khi đến London làm việc, nhiệm kỳ bốn năm. Ngay lúc đó tôi hiểu dịp may đã đến. Đây là cơ hội tôi hằng mong đợi.
Lao bổ vào phòng, tôi gọi dì Sahru:
- Dì ơi, cháu cần nói chuyện với dì.
Dì nhìn tôi, cáu tiết:
- Gì thế, Waris?
- Cháu xin dì…lại đây ạ - Lúc dì ra khỏi cửa, khuất tầm mắt viên đại sứ, tôi nắm chặt cánh tay dì – Cháu xin dì. Xin dì nói với chú ấy đưa cháu đi. Cháu có thể làm người hầu cho chú ấy.
Bà nhìn tôi và tôi thấy vẻ xúc phạm hiện rõ trên mặt bà. Nhưng tôi là một đứa trẻ kiên quyết, chỉ nghĩ đến điều mình mong muốn chứ không phải việc dì sẽ làm cho tôi.
- Cháu ư? Cháu chẳng biết gì hết. Cháu sẽ làm gì ở London?
- Cháu có thể dọn dẹp, quét tước! Dì hãy nói với chú ấy đem cháu đi London với, dì! Cháu MUỐN Đi!
- Dì không nghĩ thế. Thôi, đừng làm phiền dì nữa và đi làm việc đi.
Dì trở vào phòng và ngồi cạnh ông anh rể. Tôi nghe thấy dì nói khẽ:
- Sao anh không đưa nó đi? Anh biết không, nó thực là ngoan đấy. Nó dọn dẹp, quét tước rất sạch sẽ.
Bà gọi tôi vào phòng và tôi lao vụt qua cửa. Tôi đứng đó, nhai kẹo gôm chóp chép:
- Cháu là Waris. Chú lấy dì cháu phải không ạ?
Viên đại sứ cau mày:
- Cháu có thể bỏ cái kẹo ra khỏi miệng được không?
Tôi nhỏ nùn kẹovào một góc. Ông ta nhìn dì Sahru:
- Đây là cô gái ấy? Ồ, không, không được đâu.
- Cháu rất cừ. Cháu có thể quét tước, dọn dẹp, cháu có thể nấu ăn và cháu cũng trông trẻ rất khéo!
- Ờ, ta chắc vậy…
Tôi quay sang dì Sahru:
- Nhờ dì nói với chú ấy…
- Waris, đủ rồi đấy. Về làm việc đi.
- Nói với chú ấy cháu là giỏi nhất.
- Waris! Suỵt! – dì nói với chú tôi – Cháu nó còn nhỏ nhưng nó làm việc thật sự chăm chỉ. Ông cứ tin đi, cháu nó rất được…
Chú Mohammed nhìn tôi một lát, vẻ bực mình:
- Thôi được, tôi nghe cô. Ngày mai ta sẽ đưa cháu đi. Thế nhé? Buổi trưa, ta sẽ mang hộ chiếu lại đây cho cháu rồi sau đó chúng ta sẽ đi London.
Trong thời gian ở cùng Aman, chị đã dẫn tôi đi thăm một vài người họ hàng khác đang sống ở Mogadishu. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể gặp một số người trong gia đình mẹ tôi. Mẹ đã lớn lên ở đây với bà ngoại tôi và bốn anh em trai, bốn chị em gái.
Tôi rất cảm động được gặp bà ngoại tôi trong thời gian tôi ở Mogadishu. Hiện giờ bà khoảng chín mươi tuổi nhưng lần đầu tiên tôi gặp bà mới khoảng bảy mươ. Bà tôi đúng là một mama toàn vẹn. Gương mặt bà có nước da nâu sáng, chứng tỏ bà là một người dẻo dai, một phụ nữ có cá tính và ý chí mạnh mẽ. Đôi tay bà trông như đã đào bới trong đất lâu đến mức trông như da cá sấu.
Bà ngoại tôi đã lớn lên ở một nước Ả rập, nhưng tôi không rõ là nước nào, bà là một tín đồ Hồi giáo nhiệt thành, mỗi ngày quay mặt về hướng Mecca thần thánh mà cầu nguyện năm lần, bao giờ bà cũng trùm mạng đen kín mặt khi ra khỏi nhà, trùm kín mít từ đầu đến ngón chân. Tôi thường trêu bà:
- Bà ơi, bà có sao không? Bà có biết bà sắp đến đâu không? Bà có nhìn thấy mọi thứ qua mạng che mặt không?
- Này, này, này – bà quát – Đấy là thứ nhìn qua rất rõ.
- Hay quá. Thế bà có thở được không ạ? – rồi tôi cười vang.
Ở lại nhà bà ngoại, tôi mới hiểu mẹ tôi đã có được sức mạnh từ đâu. Ông ngoại tôi mất từ nhiều năm nay, bà ngoại tôi sống lẻ loi một mình, trông nom mọi việc. Khi tôi đến thăm bà, bà làm cho tôi mệt lử. Buổi sáng vừa thức dậy, bà đã sẵn sàng để đi. Bà bắt đầu quát mắng tôi ngay lập tức:
- Sắp đi nào. Đi thôi, Waris. Chúng ta đi thôi.
Bà sống ở vùng lân cận Mogadishu, cách chợ một quãng xa. Hàng ngày chúng tôi đi chợ mua thức ăn, và tôi nói:
- Bà ơi, bà cứ bình tĩnh mà đi xe buýt. Trời nóng lắm và đi bộ đến chợ xa quá.
- Cái gì? Đi xe buýt! Bây giờ thì thôi, thôi, thôi đi. Cháu còn trẻ mà muốn đi xe buýt! Cháu phàn nàn cái nỗi gì kia chứ? Càng ngày bọn cháu càng đâm ra lười, Waris ạ. Tất cả lũ con cháu thời nay, bà không còn hiểu ra sao nữa. Thời bà bằng tuổi cháu, ôi chà, bà đi bộ hàng bao nhiêu dặm, hết dặm này đến dặm khác…Cháu này, vậy cháu có đi với bà hay không nào?
Thế là bà cháu tôi đi với nhau, vì nếu tôi lần lữa, chắc chắn bà sẽ đi bộ mà không cần có tôi. Trên đường về nhà, tôi lê bước sau bà, tay xách nách mang bao nhiêu là bị với túi.
Sau khi tôi rời Mogadishu, một trong các cô em gái của mẹ tôi chết, để lại chín đứa con. Bà ngọai tôi trông nom tất, nuôi dạy chúng như con của bà. Bà là một mama và bà làm tất cả những gì cần làm.
Tôi đã gặp một trong những con trai của bà, cậu Wolde'ab, em trai của mẹ tôi. Một hôm tôi đi chợ và lúc về, cậu đang ngồi ở nhà bà tôi, em họ tôi ngồi trên lòng cậu. Dù trước kia chưa gặp cậu lần nào, tôi chạy ngay đến với cậu vì bỗng nhiên ở đấy có một người giống mẹ tôi đến thế, mà tôi đang thèm có bất cứ thứ gì nhắc nhở đến mẹ tôi. Tôi chạy đến cậu và vì tôi cũng rất giống mẹ, nên đây là khoảnh khắc tuyệt vời, giống như hai người nhìn vào một loại gương vậy. Cậu đã nghe tin tôi bỏ trốn và đang ở Mogadishu. Lúc tôi đến gần, cậu nói:
- Đây có phải là người cậu nghĩ không nhỉ?
Chiều hôm ấy, kể từ khi tôi bỏ nhà ra đi tôi cười nhiều hơn cả, không chỉ vì cậu Wolde'ab giống mẹ tôi mà vì cậu có cái tính hài hước mộc mạc của mẹ. Các anh chị em chắc cùng lớn lên với nhau, làm mọi người trong nhà điếc tai mỗi khi chúng la hét, và tôi ước được nhìn thấy họ bên nhau.
Ngay sáng hôm rời nhà chị tôi, tôi đến nhà mợ L'uul. Đến Mogadishu ít lâu, chúng tôi đã đến thăm mợ. Ngày rời nhà Aman, tôi quyết định đến nhà mợ L'uul và hỏi liệu tôi có thể ở lại được không. Mợ là vợ của cậu Sayyid, em trai mẹ tôi. Tuy vậy, mợ phải nuôi ba đứa con một mình vì cậu tôi đang ở Saudi Arabia. Vì kinh tế Somalia khó khăn nên cậu làm việc ở Saudi và gởi tiền về đỡ đần gia đình. Thật không may, suốt thời gian tôi ở Mogadishu, cậu đi vắng nên tôi chưa được gặp cậu lần nào.
Khi tôi đến, mợ L'uul ngạc nhiên nhưng có vẻ thật tình vui mừng.
- Mợ ạ, chị Aman và cháu có việc không được suôn sẻ lắm và cháu không biết có thể ở lại đây với mợ ít lâu được không?
- Được chứ, cháu biết mợ ở đây một mình với các em mà. Cậu Sayyid đi vắng suốt và mợ có thêm một tay đỡ đần, thế thì hay quá.
Ngay lập tức, tôi cảm thấy được an ủi. Chị Aman đã miễn cưỡng để tôi ở lại cùng chị, nhưng tốt biết chị chẳng thích gì. Chỗ ở của chị quá chật hẹp, mà chị mới lấy chồng chưa được bao lâu. Hơn nữa, điều chị thực sự mong muốn là tôi trở về nhà, để lương tâm của chị đỡ cắn rứt vì đã bỏ trốn khỏi mẹ tôi suốt từng ấy năm về trước.
Đầu tiên là ở nhà Aman, rồi nhà mợ L'uul, tôi dần dần quen với cảnh sống trong nhà. Thoạt đầu, cuộc sống bó hẹp trong một ngôi nhà có vẻ lạ lùng đối với tôi, tầm nhìn trời bị trần nhà chắn mất, không gian để di chuyển hạn chế trong bốn bức tường, mùi nước cống và khí oxycacbon của thành phố đông đúc thế chỗ cho mùi cây cỏ và gia súc. Nhà của mợ lớn hơn nhà của chị Aman, nhưng vẫn chưa phải là rộng rãi. Dù các tiện nghi đối với tôi là xa xỉ mới mẻ - giữ ấm ban đêm và khô ráo khi trời mưa – song so với tiêu chuẩn phương Tây hiện đại thì vẫn còn sơ sài. Tôi vẫn tôn trọng nước nôi, vì nó vẫn là một thứ hàng quý. Chúng tôi mua nước của một người bán hàng rong chở đến khu vực lân cận này bằng lừa, rồi chứa trong một cái thùng để bên ngoài. Chúng tôi dùng nước tắm rửa, pha trà, nấu ăn rất dè xẻn. Trong căn bếp nhỏ, mợ tôi nấu ăn trên cái lò quân sự, dùng gas đóng chai. Buổi tôi, chúng tôi ngồi trong nhà và trò chuyện dưới ánh đèn dầu hỏa vì vẫn chưa có điện. Nhà vệ sinh thuộc loại đặc biệt trên thế giới: một cái hố đào trong sàn nhà, chất thải rơi xuống và bốc mùi hôi thối trong tiết trời nóng nực. Tắm táp là xách một cái xô nước từ cái thùng chứa ngoài nhà, thấm miếng bọt biển cọ rửa để ghét bẩn trôi vào cái hố trong nhà vệ sinh.
Ngay sau khi đến nhà mợ L'uul, tôi hiểu ra rằng tôi đã bị dồn ép khá nhiều để đổi lấy một chỗ trú chân. Tôi trở thành người trông trẻ, suốt ngày đêm trông coi ba đứa con hư hỏng của mợ. Tôi cho rằng thật ra không thể liệt những đứa bé này là hư hỏng, nhưng thái độ của chúng luôn làm tôi khổ sở.
Sáng sáng, mợ thường dậy lúc chín giờ và ngay sau bữa điểm tâm, mợ hân hoan rời nhà đi thăm bạn bè. Rồi mợ chuyện trò ngồi lê đôi mách bất tận suốt ngày với những người phụ nữ này về bạn bè, kẻ thù, người quen và hàng xóm. Đến tối mợ mới lững thững về nhà. Trong lúc mợ đi vắng, đứa bé mới ba tháng tuổi gào khóc liên miên đòi ăn. Lúc tôi bế, nó rúc vào ngực tôi đòi bú. Ngày nào tôi cũng nói:
- Mợ ơi, lạy trời, mợ phải làm gì đi chứ. Em bé cứ đòi bú mỗi lần cháu bế em, mà cháu không có sữa. Cháu cũng chưa có cả ngực nữa!
- Đừng lo, cứ cho nó ít sữa là xong! – mợ nói một cách vui vẻ.
Ngoài việc dọn dẹp nhà cửa và chăm sóc đứa bé, tôi còn phải trông nom một đứa chín tuổi và một đứa sáu tuổi. Hai đứa này như những con thú hoang. Chúng chẳng biết cư xử ra sao, vì rõ ràng mẹ chúng chẳng dạy dỗ gì. Tôi cố uốn nắn tình hình bằng cách quất vào mông chúng mỗi khi có dịp. Nhưng sau nhiều năm chạy rông như lũ linh cẩu, chúng không thể một sớm một chiều trở thành những thiên thần bé bỏng được.
Nhiều ngày trôi qua, càng ngày tôi càng thất vọng. Tôi không hiểu còn phải qua bao nhiêu tình cảnh vô vọng như thế này nữa mới có việc gì đó khá hơn. Lúc nào tôi cũng chờ đợi một phương cách làm cho mọi thứ tốt đẹp hơn, muốn mình tiến bộ và tìm được bất cứ thứ gì, vì tôi biết một cơ hội kỳ diệu đang đợi tôi. Ngày nào tôi cũng tự hỏi "Bao giờ điều đó mới xảy ra? Hôm nay? Ngày mai? Mình sẽ đi đến đâu? Mình sẽ làm gì?" Tại sao tôi nghĩ vậy, tôi không biết. Hồi đó tôi cho rằng ai cũng có những tiếng nói nội tâm. Nhưng cố sức nhớ lại, tôi biết cuộc sống của tôi sẽ khác với những người quanh tôi, tôi chỉ không biết khác như thế nào mà thôi.
Cuộc lưu lại nhà mợ L'uul đi đến khủng hoảng sau khi tôi ở được chừng một tháng. Một buổi quá trưa, lúc mợ tôi đi một vòng chuyện phiếm, đưá con gái lớn nhất lên chín tuổi của mợ biến mất. Đầu tiên tôi ra ngoài gọi nó. Không thấy nó trả lời, tôi đi sang các nhà hàng xóm tìm. Cuối cùng tôi tìm được nó trong đường hầm với một đứa con trai. Nó là đứa bé cứng cỏi và tò mò, và lúc tôi bắt gặp nó, nó đã quá ư tò mò về thân thể cậu bé kia. Bước vào đường hầm, tôi túm tay nó và kéo giật nó lên, cậu bé thì ù té chạy như một con vật hoảng sợ. Trên đường về nhà, tôi quất em tôi bằng roi, vì trong đời tôi chưa bao giờ thấy một việc ghê tởm như thế với một đứa trẻ.
Tối hôm ấy lúc mẹ nó về nhà, đứa con gái khóc vì vết roi tôi đánh nó. Mợ Luul nổi khùng:
- Sao mày lại đánh con bé? – Mợ hỏi – Liệu mà tránh xa con tao, hay để tao đánh mày xem mày có thích không! – mợ quát và sấn đến tôi doạ dẫm.
- Xin mợ tin cháu, vì mợ không muốn biết lý do cháu đánh em, vì mợ không muốn biết cái cháu biết! nếu mợ nhìn thấy nó làm gì hôm nay, chắc mợ sẽ bảo nó không là con của mợ nữa. Đứa bé này đã không kiềm chế nổi, nó giống như một con vật vậy.
Lời giải thích của tôi không làm cho tình hình sáng sủa hơn. Để mặc tôi – một đứa trẻ mười ba tuổi – đối phó với ba đứa trẻ dưới mười tuổi, sự an toàn của đứa con gái trở thành có ý nghĩa lớn lao với mợ. Mợ sấn đến tôi, nắm đấm run run, dọa đánh tôi vì việc tôi đã làm với thiên thần bé nhỏ của mợ. Nhưng tôi thấy thế là đủ - không chỉ với mợ mà với cả cuộc đời.
- Mợ đừng có động vào cháu! – tôi hét lên – nếu mợ đánh cháu, mợ sẽ bị trọc đầu đấy!
Câu này chấm dứt mọi cuộc thảo luận với bất cứ ai đánh tôi, nhưng tôi biết tôi phải đi thôi. Lần này tôi biết chạy đi đâu?
Giơ nắm đấm lên đập vào cửa nhà dì Sahru, tôi nghĩ "Chúng ta đến đây lần nữa, Waris". Tôi bẽn lẽn chào lúc dì trả lời tôi. dì Sahru là em gái mẹ tôi. Dì có năm đứa con. Tôi cảm thấy việc tôi đến không báo trước điều gì tốt lành trong nhà dì, nhưng tôi còn biết lựa chọn gì nữa? Trở thành kẻ móc túi hay ăn mày ăn xin ngoài phố? Không kể lể dài dòng về việc tôi rời nhà mợ Luul, tôi hỏi liệu tôi có thể ở tạm nhà dì ít lâu được không.
- Dì có một người bạn ở đây – dì nói trước sự sửng sốt của tôi – nếu cháu muốn thì cứ ở lại. Cháu muốn nói chuyện thì dì ở đây.
Sự việc hoá ra tốt hơn tôi hình dung. Tôi mong được giúp việc trong nhà. Nhưng Fatima, con gái lớn nhất của dì đã mười chín tuổi. Công việc nội trợ trong nhà dồn lên cô.
Cô em họ Fatima của tôi làm việc như một nô lệ. Hàng ngày Fatima dậy từ sớm và đi học, mười hai giờ rưỡi về nhà nấu cơm, rồi trở lại trường đến sáu giờ chiều mới về nấu bữa tối. Ăn tối xong, nó dọn dẹp, rồi học đến khuya. Vì lý do nào đấy, dì tôi đối xử với Fatima khác hẳn, bà đỏi hỏi nó nhiều hơn bất kỳ đứa con nào khác.Nhưng Fatima đối với tôi rất tử tế, nó coi tôi như bạn và vào lúc đó trong đời, chắc chắn tôi cần một người bạn như nó. Tôi thấy dì tôi đối với Fatima có vẻ không công bằng nên đến tối tôi cố giúp cô em họ trong bếp. Tôi không biết cách nấu ăn, song tôi cố học bằng cách xem cô làm. Lần đầu tiên tôi được nếm món mì ống Fatima làm và tôi tưởng như đang ở trên thiên đường.
Trách nhiệm của tôi là quét tước dọn dẹp mọi nơi và dì Sahru bảo tôi là người quét dọn sạch sẽ nhất mà dì biết. Tôi cọ rửa, đánh bóng ngôi nhà, một công việc thật vất vả. Nhưng rõ ràng tôi thích dọn dẹp quét tước hơn là trông trẻ, nhất là sau những sự việc bất ngờ trong mấy tháng qua.
Giống như Aman, dì Sahru tiếp tục lo lắng cho mẹ tôi, vì thực ra mẹ tôi chẳng còn đứa con gái lớn nào đỡ đần công việc cho bà. Cha tôi có thể chăm sóc gia súc nhưng ông không động tay đến việc nấu nướng, giặt giũ, đang giỏ hoặc chăm con. Đấy là việc đàn bà, và đó là việc của mẹ tôi. Hơn nữa, ông chẳng đóng góp phần mình bằng cách đưa một cô vợ khác về giúp đó sao]? Đúng, chắc chắn ông đã làm vậy. Tôi cũng lo việc này ngay từ buổi sáng tối đen, lúc tôi nhìn thấy mẹ tôi lần cuối. Bất cứ lúc nào nghĩ đến bà, tôi lại nhớ gương mặt bà trong ánh lửa đêm trước khi tôi ra đi, trông bà mới mệt mỏi làm sao. Trong lúc chạy qua sa mạc tìm kiếm Mogadishu, tôi vẫn không sao xua nổi những ý nghĩ ấy ra khỏi tâm trí. Chuyến đi dường như vô tận vì tình thế khó xử của tôi, tôi sẽ chọn gì đây, mong muốn được chăm nom mẹ tôi hay khao khát chạy trốn khỏi mẹ già? Tôi nhớ tôi sụp xuống dưới một cái cây trong bóng tối nhá nhem và nghĩ "Bây giờ ai sẽ trông nom mẹ? Bà đã chăm sóc tất cả mọi người, nhưng liệu ai chăm sóc bà?"
Song không phải lúc trở lại nữa rồi, tôi đã trải qua bao gian khổ trong mấy tháng qua mà chẳng đi đến đâu. Nếu tôi trở về, chỉ chưa đầy một tháng cha tôi sẽ lôi về một lão già ở sa mạc, ngốc nghếch, hom hem, khập khiễng có một con lạc đà để gả tống tôi đi. Lúc đó, chẳng những tôi mắc kẹt vì có chồng, mà cũng không thể ở lại để chăm sóc mẹ tôi. Một hôm, tôi tìm ra cách giải quyết một phần vấn đề này là sẽ kiếm tiền và gởi về cho mẹ tôi. Mẹ tôi có thể mua một số thứ cần thiết cho gia đình và không phải làm lụng vất vả nữa.
Tôi bắt tay tìm việc làm, và bắt đầu tìm kiếm khắp thành phố. Một hôm, dì sai tôi ra chợ mua bán. Trên đường về, tôi đi ngang qua một công trình xây cất. Tôi đứng lại và ngắm những người đàn ông chở gạch, hất từng xẻng cát vào nước rồi dùng cuốc trộn vữa.
- Này, các anh có cần người làm không?
Người thanh niên đang xếp gạch ngừng lại và hỏi chế nhạo:
- Ai muốn biết đấy?
- Tôi. Tôi cần việc làm.
- Không. Chúng tôi không có việc gì cho một người gầy nhom như cô đâu. Đằng nào tôi cũng nghĩ cô không làm được thợ nề mà – anh ta lại cười to lên.
- Này, anh nhầm rồi – tôi cam đoan với anh ta – tôi có thể làm được việc này. Tôi khoẻ lắm. Thật đấy. – tôi chỉ vào những người đàn ông đang trộn vữa, họ đứng đó, tụt quần xuống mông – Tôi có thể giúp họ. Tôi sẽ chở cát, trộn khéo như họ.
- Thôi được, bao giờ cô có thể bắt đầu?
- Sáng ngày mai.
- Đến đây lúc sáu giờ và chúng tôi sẽ xem cô làm được gì.
Tôi đi như bay về nhà dì Sahru, chân không bén đất. Tôi đã có việc làm! Tôi sẽ kiếm tiền, tiền mặt thật sự! Tôi sẽ dè xẻn từng xu rồi gởi về dần cho mẹ tôi. Bà sẽ ngạc nhiên lắm.
Lúc về đến nhà, tôi kể với dì tin này. Dì không thể tin nổi.
- Cháu tìm được việc ở đâu? – trước hết bà không tin là con gái lại muốn làm cái việc loại này – Nói cho chính xác thì cháu làm việc gì với những gã đàn ông ấy? – dì hỏi. Tiếp đến, dì không thể tin ông chủ lại thuê phụ nữ, nhất là tôi vì trông tôi như chết đói dở. Nhưng lúc tôi khăng khăng là thế thật, dì chẳng còn cách nào khác ngoài việc tin lời tôi.
Biết tin rồi, dì xoay ra giận vì thật đã dự định sống với dì vậy mà đáng lẽ ra phải đỡ đần việc nhà, tôi lại đi làm cho người khác.
- Dì ạ, - tôi nói, mệt mỏi – Cháu cần gởi tiền về cho mẹ cháu và muốn thế, cháu phải có việc làm. Nếu không làm việc này, cháu sẽ làm việc khác, đằng nào cũng thế, cháu phải đi làm. Đúng không ạ?
- Thôi được.
Sáng hôm sau, tôi bắt đầu làm ở công trường xây cất. Công việc thật kinh khủng. Suốt ngày, tôi phải khiêng cát đến gẫy lưng, tôi không có găng tay, quai giỏ cứa đứt bàn tay tôi. Trên lòng bàn tay, những vệt phồng rộp to tướng cứ lan dần. Hết ngày, các vết phỏng dập nát và bàn tay tôi chảy máu. Ai cũng tưởng tôi sẽ bỏ việc, nhưng sáng hôm sau tôi quyết trở lại.
Tôi làm việc đó suốt một tháng, hai bàn tay rách nát và đau nhức nhối đến mức tôi phải đầu hàng. Nhưng lúc tôi thôi việc, tôi đã dành dụm được sáu chục đô la. Tôi hãnh diện nói với dì là tôi đã có tiền để gởi cho mẹ tôi. Vừa may có một người dì quen đến thăm chúng tôi, ông ta sắp cùng gia đình vào sa mạc và gợi ý sẽ mang giúp số tiền về cho mẹ tôi. Dì Sahru bảo:
- Ừ, dì biết những người này, họ đều là người tốt. Cháu có thể nhờ họ cầm tiền được.
Chẳng cần phải nói, thế là mất bay sáu chục đô la của tôi. Mãi sau này, tôi mới biết rằng mẹ tôi chưa bao giờ nhìn thấy một xu trong món tiền ấy.
Lúc nghỉ việc ở công trường xây cất, tôi lại bắt đầu quét tước, dọn nhà cho dì. Chưa được bao lâu, một hôm tôi đang làm việc như thường lệ, có một vị khách đặc biệt đến chơi: đại sứ Somalia ở London. Đại sứ Mohammed Chama Farah tình cờ lấy một người em gái khác của mẹ tôi, dì Maruim. Lúc tôi đang phủi bụi ở phòng bên, tôi nghe lỏm được vị đại sứ nói chuyện với dì Sahru. Ông đến Mogadishu tìm người hầu trước khi đến London làm việc, nhiệm kỳ bốn năm. Ngay lúc đó tôi hiểu dịp may đã đến. Đây là cơ hội tôi hằng mong đợi.
Lao bổ vào phòng, tôi gọi dì Sahru:
- Dì ơi, cháu cần nói chuyện với dì.
Dì nhìn tôi, cáu tiết:
- Gì thế, Waris?
- Cháu xin dì…lại đây ạ - Lúc dì ra khỏi cửa, khuất tầm mắt viên đại sứ, tôi nắm chặt cánh tay dì – Cháu xin dì. Xin dì nói với chú ấy đưa cháu đi. Cháu có thể làm người hầu cho chú ấy.
Bà nhìn tôi và tôi thấy vẻ xúc phạm hiện rõ trên mặt bà. Nhưng tôi là một đứa trẻ kiên quyết, chỉ nghĩ đến điều mình mong muốn chứ không phải việc dì sẽ làm cho tôi.
- Cháu ư? Cháu chẳng biết gì hết. Cháu sẽ làm gì ở London?
- Cháu có thể dọn dẹp, quét tước! Dì hãy nói với chú ấy đem cháu đi London với, dì! Cháu MUỐN Đi!
- Dì không nghĩ thế. Thôi, đừng làm phiền dì nữa và đi làm việc đi.
Dì trở vào phòng và ngồi cạnh ông anh rể. Tôi nghe thấy dì nói khẽ:
- Sao anh không đưa nó đi? Anh biết không, nó thực là ngoan đấy. Nó dọn dẹp, quét tước rất sạch sẽ.
Bà gọi tôi vào phòng và tôi lao vụt qua cửa. Tôi đứng đó, nhai kẹo gôm chóp chép:
- Cháu là Waris. Chú lấy dì cháu phải không ạ?
Viên đại sứ cau mày:
- Cháu có thể bỏ cái kẹo ra khỏi miệng được không?
Tôi nhỏ nùn kẹovào một góc. Ông ta nhìn dì Sahru:
- Đây là cô gái ấy? Ồ, không, không được đâu.
- Cháu rất cừ. Cháu có thể quét tước, dọn dẹp, cháu có thể nấu ăn và cháu cũng trông trẻ rất khéo!
- Ờ, ta chắc vậy…
Tôi quay sang dì Sahru:
- Nhờ dì nói với chú ấy…
- Waris, đủ rồi đấy. Về làm việc đi.
- Nói với chú ấy cháu là giỏi nhất.
- Waris! Suỵt! – dì nói với chú tôi – Cháu nó còn nhỏ nhưng nó làm việc thật sự chăm chỉ. Ông cứ tin đi, cháu nó rất được…
Chú Mohammed nhìn tôi một lát, vẻ bực mình:
- Thôi được, tôi nghe cô. Ngày mai ta sẽ đưa cháu đi. Thế nhé? Buổi trưa, ta sẽ mang hộ chiếu lại đây cho cháu rồi sau đó chúng ta sẽ đi London.