watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Q8- Nam Quốc Sơn Hà-Chương 38 - tác giả Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Chương 38

Tác giả: Yên Tử Cư Sĩ Trần Đại Sỹ

Tham-tướng Triệu Tú tiếp:
– Quả đúng như đại nhân đoán, tên đi bên trái Hoằng-Chân là Đô-thống Vũ Quang, với con vợ tên Võ Kim-Liên. Tên đi bên phải là Đô-thống Đinh Hoàng-Nghi, y là con tể tướng Đinh Nho-Quan của Nùng Trí-Cao hồi trước. Võ công y bình thường, nhưng y là người có tài dùng binh bậc nhất trong mười hai tướng trẻ; vợ y tên Phương-Quỳnh là học trò tên hoạn quan Lý Thường-Kiệt. Còn hai cặp thiếu niên, thì một cặp mặc quần áo mầu lam, chồng tên Hùng Trí, vợ tên Âu Lam; cặp thiếu niên mặc quần áo hồng đã từng đối chưởng với Hứa, Vương đại nhân hôm qua; chồng tên Hùng Tín, vợ tên Âu Hồng. Bốn đứa này đã dùng thú binh quấy rối ta đêm trước.
Đến đây, thì quân Việt chỉ còn cách trại Tống không đầy hai dặm (1 km). Ba hồi tù và rúc lên. Chưa đầy một khắc, quân Việt dàn thành trận thế. Rồi một đội nhã nhạc hơn năm chục người đi hai bên, Trung-Thành vương ngồi trên cỗ xe do đôi cọp kéo. Vợ chồng Hùng Trí, Hùng Tín đi sau. Gió Xuân thổi nhẹ trên cánh đồng Ngọc-tuyền đầy cỏ non, trăm hoa đua nở. Khi xe đến trước trại, thì nhã nhạc im bặt. Âu Hồng bước lại cổng trại cung tay:
– Trung-Thành vương nước Đại-Việt, xin được cầu kiến với Trương đại nhân.
Trương Thủ-Tiết bàn với các tướng:
– Ta nghe tên Hoằng-Chân tài trí không thua Kinh-Nam vương làm bao. Y có điên hay không, mà chỉ đem mấy người vào trại ta để nộp mạng? Hoặc giả y có mưu gì chăng?
Hứa Dự đáp:
– Với đội quân hùng-tráng thế kia, nếu y cho đánh trại, thì ta không thể đương nổi; ấy là chưa kể hai đạo đóng ở Đại-giáp, Hỏa-giáp có thể đánh vào hai hông. Ta cứ mở cửa tiếp đón y, xem y muốn gì?
Trương bèn cho mở cổng trại, rồi dẫn bốn tướng ra ngoài. Y cung tay:
– Đô-giám Quảng-Nam Tây-lộ Trương Thủ-Tiết xin ra mắt vương gia. Giữa lúc hai bên giao tranh, không biết vương gia tới đây có chuyện gì?
Trung-Thành vương mỉm cười:
– Trương Đô-giám cầm quân đến đây là vì sự nghiệp họ Triệu. Hậu bối đem quân đến ây là vì sự sống còn của tộc Việt. Nghĩ cho kỹ, giữa Đô-giam với hậu bối không thù, không oán, mà phải xua quân đánh nhau đã hai ngày. Vãn bối thấy binh tướng của Đô-giám quá mệt mỏi, nên tạm thời cho quân hưu chiến, rồi đem ít quà tết tới đây mời Trương đại nhân với Ôn, Trương, Hứa, Vương tướng quân cùng uống rượu mừng Xuân; đợi vài ngày sau, quân hai bên đều khoẻ, rồi sẽ tính sau, không biết Trương đại nhân nghĩ sao?
Vương quay lại chỉ vào bốn chiếc xe, trên chứa đầy thực phẩm. Bốn chiếc xe do ngựa kéo từ từ tiến lên. Âu Thanh cung cung, kính kính đến trước Thủ-Tiết trao tờ giấy hồng, trên có ghi số lễ vật. Thủ-Tiết tiếp lấy đọc: Lợn (heo) quay năm con, gà hấp ngũ vị hương mười con, vịt quay mười con, giò lụa hai mươi cây, giò thủ hai mươi cây, bánh chưng một trăm cặp, bánh dầy một nghìn cặp, nước mắm chắt (nhĩ) năm hũ, trà năm cân.
Trương Thủ-Tiết chỉ tay vào trong:
– Xin mời vương gia.
Trung-Thành vương vẫy tay, đội nhã nhạc lùi lại, vương cùng vợ chồng Hùng Trí, Hùng Tín vào trại. Phân ngôi chủ khách xong. Binh Tống đã đem hết lễ vật bầy ra.
Trung-Thành vương cung tay nói:
– Các vị tướng quân! Các vị đều là những tướng giỏi, thưởng phạt công bằng, mệnh lệnh nghiêm minh, trí dũng song toàn; binh lính đều thiện chiến. Thế nhưng các vị bị tên thư sinh mặt trắng Vương An-Thạch bầy ra ma pháp Thanh-miêu, Trợ-dịch, Bảo-giáp, Nông-điền, Thủy-lợi... khiến cho lòng dân oán hận. Trong nước cứ trăm người thì chín mươi người chống đối. Chính vì vậy Thạch mới đem bọn Thẩm Khởi, Lưu Di xuống Nam thùy, luyện quân, tích trữ lương thảo để đánh Đại-Việt, với ý nghĩ đem chiến công ra che lấp tội lỗi. Đứng trước cái thế một mất, một còn, nên chúng tôi phải tiến quân sang tự vệ. Rút cuộc, đưa đến các vị cùng chư quân phải lăn mình vào chỗ chết, mà không đáng! Tiếc quá! Tiếc quá!
Vương thở dài:
– Nay các vị tiến lên cứu Ung-châu, thì bị chặn ở Hỏa-giáp, lùi lại thì bị cắt ở Đại-giáp. Đóng quân ở chỗ vô dụng, lương thảo không còn. Ví dù chư vị có cố phá được vòng vây lùi về, thì bọn Lưu Di, Vương An-Thạch sẽ đổ lỗi lên đầu các vị... rồi không những các vị lâm cảnh đầu bị chặt đem bêu, thân bị vứt cho ruồi nhặng, dòi bọ đục khoét; mà đến vợ con, gia thuộc e không bị giết, thì cũng bị tịch biên điền sản, rồi sẽ phải sống kiếp tôi đòi. Ôi! Nghĩ thực đáng thương.
Hứa Dự hỏi:
– Theo như vương gia thì chúng tôi phải làm gì?
– Kẻ thức thời mới là người tuấn kiệt. Cô-gia nghĩ khắp thiên hạ, đâu không là nhà? Các vị còn ngại ngùng gì mà không cho quân hạ cờ đầu hàng, rồi sang Đại-Việt sống, để dành tấm thân mai hậu; một khi Vương An-Thạch không còn nữa, các vị lại trở về cố lý.
Ôn Nguyên-Dụ cười nhạt:
– Tên nhãi con Lý Hoằng-Chân kia, suốt mấy ngày nay, người chuyên cắn trộm, đánh lén, thực đúng là đồ Nam-man, không đáng mặt anh hùng. Hôm trước, người bầy trò sai tên Đinh Hoàng-Nghi tới trả tù binh, rồi sai hai vợ chồng tên Hung Tín dùng Chu-sa huyền âm chưởng đánh lén, làm cho Hứa Dự, Vương Trấn bị thương. Hôm qua đến lượt con vợ tên Hùng Nghĩa dùng Chu-sa huyền âm chưởng đánh ta. Bây giờ người lại mang lễ vật đến đây để mong làm nản lòng ta ư? Được! Người hãy rời khỏi nơi đây tức thời, ta quyết đem quân ra đại chiến với người.
Trương Thủ-Tiết vẫy tay ra hiệu cho Ôn Nguyên-Dụ im lặng rồi nói:
– Nếu như vương gia có lòng tử tế, thì xin cho lui binh khỏi núi Đại-giáp, để chúng tôi rút về Côn-lôn chỉnh đốn binh mã, rồi mời vương gia đến quyết chiến một trận, không biết vương gia nghĩ sao?
– Thế thì được. Cô-gia xin y lời Trương đô giám. Sáng mai, quân Việt sẽ rút khỏi núi Đại-giáp, để các vị lui quân.
Nói xong vương đứng dậy cung tay hành lễ, rồi cùng tùy tùng rời khỏi trại Tống .
Giữa lúc đó, chim ưng mang thư của nguyên-soái Thường-Kiệt đến mặt trận cho Trung-Thành vương. Vương mở ra đọc:
« Các đại thần Tống triều, thuộc Cựu-đảng, Tân-đảng tranh cãi nhau từ ngày 20 tháng chạp, đến nay chưa ngã ngũ.
Cựu-đảng chủ hòa, Tân-đảng chủ chiến.
Phe chủ hòa do Ngô Sung đứng đầu, chủ trương chém Thẩm Khởi, Lưu Di cùng một số biên thần chủ chiến, rồi sai sứ sang Đại-Việt giảng hòa; yêu sách Đại-Việt phải dâng biểu tạ tội, trả hết tù hàng binh cùng lương thảo. Phe chủ chiến do Vương An-Thạch cầm đầu, chủ trương lập hành doanh, đem quân nghiêng nước sang chiếm Đại-Việt, đặt làm quận huyện. Phechủ hòa cãi rằng, hiện tài nguyên Nam thùy không còn; bảo-binh tan nát, thành trì hủy diệt, lương thảo không còn, thì phải đem quân với lương từ Tây, Bắc xuống. Như vậy phải lụy Liêu, Hạ, bằng không hai nơi này đem quyân vào thì nguy khốn thay. Phe chủ chiến không chịu, nhất định nhân dịp này đem quân chiếm Đại-Việt là có danh nghĩa. Sau khi chiếm Đại-Việt sẽ đánh Chiêm, Lào, Chân, Xiệm, Lý. Bấy giờ sẽ quay lên Bắc rửa hận bị Liêu làm nhục bao năm qua.
Cuối cùng nhà vua nghiêng theo phe chủ chiến. Triều đình lại họp bàn định. Nay đã quyết định năm việc khẩn cấp.
– Một là cử hai đại thần thuộc Khu-mật viện là Trươn Thuật, Tạ Quý-Thành ngay ngày hôm sau lên đường xuống Quảng-Tây tổ chức trướng lệnh.
– Hai là cho thiết lập ngựa chạy trạm từ Ung-châu về Biện-kinh (20 tháng chạp).
– Ba là cách chức Lưu Di, cử Thạch Giám thay thế (22 tháng chạp). Sai tập họp hết bảo-binh vùng Kinh, Hồ, Lưỡng-Quảng thành từng ”chỉ huy” một, mỗi chỉ huy năm trăm người, sai huấn luyện võ-nghệ, xung phong hãm trận, đưa xuống cản quân Việt (23-24 tháng chạp)
– Bốn là điều đạo binh thứ 19 xuống Đàm-châu (Trường-sa), đạo binh 35 xuống Quế-châu, để chặn không cho quân Việt tiến đánh vùng Bắc Ngũ-lĩnh; vì ba đạo binh 1, 2, 3 ở Quế-châu, đã được Lưu Di cử Trương Thủ-Tiết đem xuống cứu Ung-châu, thành ra Quế-châu không có quân trấn thủ (25 tháng chạp).
– Năm là cử Triệu Tiết đang trấn thủ Diên-châu (Thiểm-Tây) lĩnh chức « An-nam đạo hành doanh mã bộ đô tổng quản chiêu thảo sứ » kiêm chức Quảng-Nam Tây-lộ An-phủ-sứ (Tức Quảng-Tây); sai Lý Hiến làm phó; Yên Đạt làm phó đô tổng quản; Ông Cảo làm quản câu, tức coi về thư từ, trướng lệnh. Đem tất cả binh tinh nhuệ ở miền Tây, Bắc, chuyển về Nam-thùy để đánh Đại-Việt. Vậy xin vương giải quyết ba đạo binh đệ 1, 2, 3, và kị binh 47 càng sớm càng tốt ».
Ghi chú ,
Như vậy so với ngày nay thì Triệu Tiết làm tổng tư-lệnh, Lý Hiến làm tư-lệnh phó, Yên Đạt làm tư-lệnh hành quân, Ôn Cảo làm tham mưu trưởng.
TS, TTTTGTB chỉ thuật qua việc Trương Thủ-Tiết đem quân cứu viện, rồi bị quân Việt đón đánh, y cùng bốn tướng Ôn Nguyên-Dụ, Trương Biện, Hứa Dự, Vương Trấn tử trận. Trong khi mộ chí của năm người đều thuật lại trận đánh này bằng nhiều chi tiết khác nhau. Tôi tổng hợp năm mộ chí mới vẽ ra được trận đánh khủng khiếp này. Trong TTCTBK, Giang Văn-Dụ thời Khang-Hy chú giải bia Ôn Nguyên-Dụ cho rằng: Con cháu năm tướng đã đề cao quân Việt quá đáng, mục đích biện luận cho việc bại trận của tổ tiên mình. Nhưng đến thời Càn-Long, sau khi Tôn Sĩ-Nghị đại bại ở Đại-Việt (1789), Vương Dã-Nam lại cho rằng bia, mộ chí năm tướng chép đúng. Tống thua vì bốn điều quân Tống không bằng quân Việt, đó là tổ chức, huấn luyện, trang bị, kỷ luật.

Sau khi Trung-Thành vương rời trại Tống trở về, Trương Thủ-Tiết họp chư tướng bàn luận. Vương Trấn đưa ý kiến:
– Lý Hoằng-Chân là một tướng mưu trí trùm hoàn vũ, y lại có tài dùng binh không kém Kinh-Nam vương. Nay tự nhiên y hứa mở đường cho ta rút quân, chưa chắc đã là thực. Nếu ta rút quân, có thể y cho phục binh chờ đợi để tiêu diệt. Ta khó mà bảo toàn tính mệnh.
– Tôi cũng nghĩ thế.
Hứa Dự tiếp:
– Trước mắt ta có bốn con đường đi. Một là đầu hàng thì mạng sống được bảo toàn, nhưng gia đình sẽ bị liên lụy. Ta không thể đi đường này. Hai là đóng quân ở đây chờ viện binh, thì viện binh ít ra phải vài tháng mới tới, mà lương thảo của ta thì tuyệt rồi. Ta cũng không thể đi đường này. Ba là tin lời Hoằng-Chân rút lui. Ví thử Hoằng-Chân có thiện tâm mở đường cho ta lui quân; cho rằng ta lui quân trót lọt, nhưng không cứu được thành Ung, thì trước sau gì cũng bị họa sát thân. Con đường này càng không thể đi được. Bốn là, lợi dụng quân Giao-chỉ đóng trên Hỏa-giáp không làm bao, ta liều lĩnh đánh lên, phá vòng vây, rồi tiến về thành Ung. Trong Tô Giàm đánh ra, ta từ ngoài đánh vào, may ra cứu được Giàm. Chỉ có con đường này khả dĩ đi được mà thôi.
Trương Biện nhăn mặt:
– Nếu như ta đánh lên Hỏa-giáp, rồi phía sau Hoằng-Chân cho quân đuổi theo, thì chẳng hóa ra ta chui đầu vào rọ ư?
Hứa Dự chỉ lên bản đồ:
– Từ đây lên Hỏa-giáp chỉ có một đường đi, Hoằng-Chân không bao giờ nghĩ rằng ta dám hành sự liều lĩnh như vậy. Khi y biết, tập trung được quân, đuổi theo; thì ta đã phá xong vòng vây, tiến về thành Ung rồi.
Các tướng bàn luận phân vân chưa quyết, thì tế tác vào báo:
– Quân Giao-chỉ tên núi Hỏa-giáp đã nhổ trại tiến về thành Ung; còn quân đóng trên núi Đại-giáp đã đổ đồi, tiến về hợp với quân của Trung-Thành vương.
Ôn Nguyên-Dụ nhảy phắt lên:
– Vậy thì ngay bây giờ, bao nhiêu đồ dùng nặng để lại hết, thương binh cũng không mang theo. Ta chờ trời tối sẽ âm thầm tiến lên núi Hỏa-giáp. Để đánh lừa địch, ta vẫn để nguyên trại, đèn các cửa trại vẫn đốt sáng, lại duy trì đội quân tiếp tục đánh trống hiệu cầm canh.
Đêm mùng sáu tháng giêng, khi màn đêm buông xuống, Ôn Nguyên-Dụ dẫn đạo binh đệ nhất lên đường trước. Khi tới chân núi Hỏa-giáp y cho đội thám mã đi dò đường. Lát sau thám mã báo rằng quân Việt đã rút khỏi, bao nhiêu bếp đã lấp hết, chúng bỏ lại trên núi một số đồ dùng vô ích. Ôn yên tâm cho quân vượt núi. Khi sang đến chân núi bên kia, cũng không thấy bóng dáng một tên quân Việt, y cười thầm:
– Tên Hoằng-Chân tưởng ta sợ hãi rút lui, nên bỏ không chặn phía trước nữa. Y nào ngờ!!!
Ôn sai người báo với Trương Thủ-Tiết. Thủ-Tiết cho đạo đệ nhị leo núi, đạo đệ tam tiếp theo. Y với các tham tướng đi giữa hai đạo đệ nhị, đệ tam. Còn đạo kị binh 47 đi sau làm đoạn hậu.
Khi lên tới đỉnh Hoả-giáp, Trương đứng trên mỏn núi cao quan sát về hướng Đông, nơi Trung-Thành vương đóng quân, thấy đèn đuốc lập lòe trên một khoảng thung lũng rộng, y cười với chư tướng:
– Ngày mai, ít ra phải tới Ngọ Hoằng-Chân mới biết ra tiến quân, y có tập trung quân đuổi theo thì cũng phải sáng ngày kia (mốt) mới lên đường được. Bấy giờ ta đã bắt tay được với Tô Giàm rồi.
Thình lình ba chiếc pháo thăng thiên vọt lên trên trời, nổ tung, ánh sáng tỏa ra hình ba con chim ưng sáng chói trong đêm tối. Rồi tiếp theo hàng loạt tiếng Lôi-tiễn bắn lên trời, nổ rung động không gian, ánh lửa sáng lòa rừng núi. Lại tiếng máy bắn đá kêu rít lên những tiếng ghê sợ. Lôi-tiễn, đá đổ chụp lên đầu đội hình quân Tống đang đi. Quân reo, trống thúc, chiêng rền. Quân Việt từ trong các hốc đá, trong rừng bắn ra. Quân Tống không biết quân Việt ở đâu, thành ra chỉ biết tìm chỗ núp.
Thủ-Tiết kinh hồn, hỏi viên tướng tham quân Triệu Tú:
– Lỗi tại ta! Lỗi tại ta! Người đã rộng lượng, mở đường cho ta lui, mà ta làm ngược, nên ta phải lĩnh cái hậu quả này. Làm sao bây giờ???
Y đứng trên mỏm đá cao, trông về hướng Bắc, nơi đạo kị mã đi đoạn hậu; y rùng mình khi thấy dưới ánh lửa chập chờn hiện ra cảnh hỗn loạn: Kị-binh bị trúng phục binh của Thần-nỏ, Thần-hổ, Thần-báo. Kị-mã bị bắn ngã lổng chổng, còn ngựa thì bị Thần-hổ, Thần-báo, Thần-ngao tấn công bỏ chạy tán loạn. Dù khoảng cách hơn sáu dậm (3 km), y cũng nhìn thấy tướng chỉ huy đoàn phục kích là Lý Đoan, Ngọc-Liên, Hùng Nghiã, Âu Thanh.
Y lại nhìn về hướng Nam, nơi đạo quân đệ nhất đã đổ đồi, thì chỉ còn thấy cảnh quân Tống đầu hàng bị quân Việt lùa ngồi thành từng hàng, hai tay đưa lên đầu.
Còn hai đạo binh đệ nhị, đệ tam thì đang chiến đấu tuyệt vọng. Vô tình y nhìn lên: Phía chỏm ba góc núi, mỗi chỏm một tướng Việt đang dùng đuốc để chỉ đường cho quân tấn công. Dưới ánh đuốc chập chờn, y nhận ra đó là Phạm Dật, Vũ Quang, Đinh Hoàng-Nghi.
Cuộc nã Thạch-xa, Lôi-tiễn, bắn tên, xung sát suốt từ giờ Sửu đến hết giờ Dần thì Hoàng-Nghi đánh ba tiếng chiêng, lập tức Thạch-xa, đại nỏ ngưng tác xạ, quân Việt cũng lui vào rừng.
Trung-Thành vương đứng trên chót vót một cây cao, tay cầm loa hướng vào phía quân Tống :
– Binh tướng Tống nghe đây! Phía hậu quân, đạo kị binh bị Thần-hổ, Thần-báo, Thần-Ngao bao vây đã đầu hàng hết rồi. Phía trước, đạo đệ nhất bị Thần-phong đốt, bị trúng trận địa của Thần-nỏ, bị diệt hết. Hãy mau mau buông vũ khí, hai tay chắp lại để lên đầu, rồi đi xuống chân núi, sẽ khỏi chết. Ta, Trung-Thành vương, đem quân nhân nghĩa sang cứu dân Hán bị khổ vì Tân-pháp; hứa rằng: Ai đầu hàng sẽ được tha. Ai chống sẽ bị bắt cho hổ, báo ăn thịt.
Sau mấy lần gọi loa, quân Tống buông vũ khí, rời chỗ nấp, nối đuôi nhau xuống núi. Đến cuối giờ Dần, khi ánh nắng Xuân chiếu chứa chan trên núi Hỏa-giáp; Trương Thủ-Tiết cùng mấy viên tá lãnh mệt nhừ người ra, rồi cùng nhau đứng dậy quan sát trận địa: Trên con đường vắt ngang qua núi Hỏa-giáp, vũ khí, vật dụng ngổn ngang khắp nơi. Cạnh vũ khí, nào xác chết của người, nào xác chết của ngựa nằm rải rác trên đường, dưới khe, hốc đá. Có xác bị tên xuyên qua người, có xác bị trúng đá thây dập nát; lại có thương binh chưa chết, kẻ thì nằm thở thoi thóp, người thì rên la. Một vài binh sĩ còn sống sót, ngồi dựa lưng vào vách đá, vào gốc cây, mặt mũi lem luốc, máu me khắp thân. Chúng ngơ ngác nhìn Trương, mà không nói lên lời.
Có hai phụ nữ trẻ từ dưới đi lên, Trương nhận ra một người là Trần Ngọc-Liên, một người là Âu Huyền. Ngọc-Liên bưng cái khay, trên đựng bình rượu, một cái bát, một đôi đũa, một đĩa đựng bánh chưng, một đĩa đựng giò bì. Âu Huyền dắt một con ngựa đầy dủ yên cương. Ngọc-Liên cung tay nói:
– Thưa Đô-giám, Trung-Thành vương sai chị em chúng tôi lên mời Đô-giám xơi điểm tâm, rồi lên ngựa về Quế-châu cho.
Trương Thủ-Tiết đưa đôi mắt lờ đờ nhìn hai thiếu phụ trẻ, y không nói không rằng, hai tay tiếp khay đồ ăn; thản nhiên uống rượu, an bánh. Ăn xong Trương hỏi:
– Trần, Âu phu nhân. Kẻ bại trận này muốn biết tình hình các tướng, cùng quân sĩ Tống ra sao?
Ngọc-Liên cung tay:
– Như Trương đại nhân biết, sau trân đánh Đại-giáp hai hôm trước, đạo đệ nhất quân số chỉ còn một nửa, nên bị hiệu Đằng-hải của vợ chồng chúng tôi tiêu diệt trong nửa giờ. Ôn tướng quân chết trong loạn quân.
– Còn đạo kị-binh?
– Đạo kị binh bị trúng phục binh của hiệu Quảng-thánh, Quảng-vũ, tất cả người ngựa phơi thây ở bên bờ suối Ngọc-tuyền. Vương Tuần-kiểm đấu võ với sư huynh Hùng Trí, đã chết vào giờ Sửu đêm qua.
– Còn hai đạo đệ nhị, đệ tam?
Ngọc-Liên chỉ vào con đường vắt ngang qua núi:
– Họ bị Thạch-xa, Lôi-tiễn nã suốt đêm; bị hai hiệu Quảng-thánh, Quảng-vũ tập kích chết phân nửa; còn phân nửa xuống núi đầu hàng. Nội ngày hôm nay, Trung-Thành vương sẽ cấp lương thực cho họ về Quế-châu.
Thủ-Tiết nói như người mất hồn:
– Thế còn Trương Biện, Hứa Dự?
– Dường như hai vị đó chết trong loạn quân, chúng tôi đang cho tìm xác, để tẩm liệm, rồi sẽ đưa về Quế-châu.
Trong khi Ngọc-Liên đối đáp, thì từ phía sau Lý Đoan đã đem đội y-sĩ lên, đang băng bó cho thương binh Tống. Thấy viên tham tướng Triệu Tú nằn thoi thóp thở miệng xin nước uống. Lý Đoan vội bồng y lên, đưa về chỗ bằng phẳng, lấy nước cho uống, rồi băng bó cấp cứu.
Trương Thủ-Tiết ngửa mặt lên trời chỉ về phía núi Ngũ-lĩnh, lạy ba lạy rồi than:
– Hy-Ninh bệ hạ! Trước đây vua Đế-Minh đã lập đàn tế cáo trời đất, phân chia cương thổ Nam-Bắc rằng: Nam không xâm Bắc, Bắc chẳng hiếp Nam, kẻ nào trái lời thì tuyệt tổ tuyệt tôn. Cho nên đời Tần, Đồ Thư với nửa triệu quân bị đốt ở Ma-tần lĩnh; đời Hán, Mã Viện, Lưu Long bạị quân ở hồ Động-đình; rồi Hoàng Thao bị giết ở sông Bạch-đằng; rồi Hầu Nhân-Bảo, Triệu Phụng-Huân, Quách Quân-Biện, Tôn Toàn-Hưng bại ở Chi-lăng, Bạch-đằng. Bây giờ thành Ung như đèn trước gió, thần đã làm hết sức, mà đưa đến kết quả này. Chẳng qua là số trời đã định.
Ngọc-Liên tiếp:
– Khảng khái thay! Trung nghĩa thay lời của một tướng ngoài biên thùy không nhục mệnh quân vương. Trương đại nhân luận đúng. Cái thời vua Đế-Minh lập đàn tế trời đất đã quá xa. Tiểu nữ xin dẫn tích mới đây tại Tống triều để đại nhân nghe: Bấy giờ là niên hiệu Đại-trung Tường-phù nguyên niên (Mậu-Thân, DL.1008), tháng giêng, ngày Ất-Sửu, có tiếng thần tiên từ cửa Đại-thừa trên trời đọc bài văn rất dài, khắp Biện-kinh đều nghe được. Vua Chân-Tông sai chép lại, rồi cho triệu quần thần ở điện Triều-nguyên, và gọi sách ấy là Thiên-thư. Nội dung sách định rõ cương vực Trung-nguyên và bốn phía Đông, Tây, Nam, Bắc. Phần định cương giới Nam vực chả nói rõ rằng con vua Viêm-đế làm vua phương Nam đó sao? Vì Thiên-thư rất linh, nên từ đấy, mỗi tháng, tể-tướng phải đến điện Kính-thiên đọc một lần, mong thấu đến trời; nhờ trời sai Thiên-binh, Thiên-tướng ngăn chận không cho Khất-Đan vượt biên chiếm đất Trung-thổ. Kể từ khi Vương An-Thạch lên làm tể-tướng, y mới bỏ không đọc, rồi Trương đại nhân cùng chư quân mới mua lấy kết quả này.
Ghi chú ,
Việc chép Thiên-thư này, được ghi rõ trong Tống-sử quyển 7, Chân-tông bản kỷ, trang 135. Sự thực bấy giờ phía Bắc Tống bị Liêu uy hiếp, bắt cắt đất, nộp vàng lụa. Phía Tây bị Tây-hạ tấn công. Phía Nam bị Đại-Việt ép. Bọn 5 gian thần bị Tống-sử gọi là Ngũ-quỷ gồm Vương Khâm Nhược, Trần Nghiêu-Tá (Tẩu), Đinh Vị, Trần Bành Niên, Lưu Thừa Hoa mới bầy ra trò bịp bợm. Niên hiệu Đại-trung Tường-phù đời vua Chân-Tông (1008) thay vì tổ chức binh bị giữ nước, thì Tể-tướng Vương Khâm Nhược đề nghị nên dùng hình thức Phong-thiện, tức tế cáo trời đất ở núi Thái-sơn để trấn phục bốn phương. Nhưng muốn tỏ ra việc cúng tế đó là linh ứng tự trời, cần phải có bộ sách gọi là Thiên-thư, của Thiên-đình ban xuống.
Tháng ba niên hiệu Thiên-hy thứ ba (? ?) vẫn thời vua Chân-Tông, viên Tuần-kiểm Chu Năng cùng viên Thái-giám Chu Hoài Chính được nhà vua chuẩn cho làm Thiên-thư giả, đem dấu vào hang núi Càn-hựu, phía Nam Trường-an, rồi sai bọn đồng cốt nói rằng « Từ nghìn xưa, có Thiên-thư từ trời rơi xuống hang núi Càn-hựu ». Song sĩ dân không ai tin.
Bấy giờ danh sĩ Khấu Chuẩn, trước từng là Tể-tướng, bị biếm vì tội nói thẳng, rất được sĩ dân tin tưởng. Oâng đang trấn nhậm đạo Vĩnh-hưng quân gần núi Càn Hựu. Sĩ dân nói rằng : Cái vụ Thiên-thư là bịa đặt. Nếu như có thì ắt Khấu Chuẩn đã dâng về triều.
Vua Chân-Tông mật sai Chu Hoài Chính ngỏ ý rằng Khấu Chuẩn nên giả vào núi, tìm thấy Thiên-tư rồi dâng lên vua. Lúc đầu Khấu Chuẩn từ chối, nhưng vì say quyền hành, muốn về triều, ông phải bán rẻ cái chính khí. Khi ông mang Thiên-thư về Biện-kinh, nhà vua thân ra cổng thành rước. Dĩ nhiên Khấu Chuẩn thanh vân đắc lộ. Thế là tháng sáu năm đó, Vương Khâm Nhược chết, Khấu Chuẩn được phong chức Tể-tướng kiêm Lại-bộ thượng-thư.
Một danh sĩ đương thời là Ngụy Dã người Thiểm-châu đã đã làm một bài thơ châm biếm Khấu Chuẩn. Khấu Chẩn đau lắm, ông làm thơ để biện luận cho mình như sau :
Tặng Ngụy Dã xử sĩ

Nhân văn danh lợi tẩu trần ai,
Duy tử cao nhàn hối thịnh tài.
Hâm chẳm dạ phong huyên tiết lệ,
Bế môn xuân vũ trưởng môi đài.
Thi đề viễn tụ kinh niên đắc.
Tăng luyến u hiên kế nhật lai,
Khước khủng minh quân trưng ẩn dật,
Khê vân nan đắc, cận bồi hồi.
Dịch
Người đời danh lợi thích bon chen,
Duy chỉ ngài đây quả thực nhàn.
Ôm gối ngồi nghe thanh gió thổi,
Mưa xuân, cửa khép cảnh rêu lan.
Hang núi xa xăm thư gửi lại,
Tăng nhân yêu thích hiên hoang tàn.
Chỉ sợ vua trưng người ở ẩn,
Còn đâu mây, suối cảnh xanh lam !
Thế rồi, triều đình tế cáo khắp nơi, nào núi Thái-sơn, nào Khổng-miếu, nào tế Đạo-tổ. Các châu quận cũng tế , dân cũng tế, náo loạn cả nước.
Nội dung Thiên-thư nói rằng : Vua Trung-nguyên là thiên-tử được sai xuống cai trị Thiên-hạ. Sắc dân Bắc là Địch, Tây là Nhung, Đông là Di, Nam là Man phải quy phục. Trong sách cũng định rõ cương thổ của Trung-nguyên với bốn vùng Đông, Tây, Nam, Bắc. Sáchlại được vua cho người núp trên các nóc đền thờ Tam-hoàng, Ngũ-đế đọc. Dân chúng nghe thấy tưởng đâu trời sai thiên tướng xuống đọc. Họ chép lại rồi lưu truyền. Sau vụ này tinh thần quân, dân Tống hưng khởi lên, giữ được cương giới phía Bắc hơn năm mươi năm.
Khi Quách Quỳ, Triệu Tiết đem quân sang đánh Đại-Việt, quân Tống tiến tới sông Như-nguyệt, chỉ còn cách Thăng-long có 25 km. Lý Thường-Kiệt cho làm bài thơ, ngụ ý Thiên-thư đã định ranh giới Hoa-Việt, kẻ nào xâm lăng Đại-Việt là trái với sách trời, ắt phải bại. Sau đó ông sai người núp trong đền thờ chư thần, mà đọc. Binh tướng Tống nghe được, lại tưởng là trời sai thần xuống kể tội, rồi truyền nhau về sự tích Thiên-thư, về trận đánh Hỏa-giáp. Họ thì thầm: Như vậy việc Tống ra quân trái với Thiên-thư, thì trước sau rồi cũng đến chết hết. Đó là một nguyên do đưa đến quân Tống mất hết tinh thần chiến đấu, rồi bị bại. Nhắc lại bài thơ như sau:
Nam-quốc sơn hà Nam đế cư,
Tiệt nhiên định phận tại Thiên-thư.
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm,
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Dịch :
Nam-quốc sơn hà vua Nam ở,
Điều này đã định tại Thiên-thư.
Bọn bay là giặc từ xa đến,
Làm sao tránh được đại bại ư ?
Suốt 987 năm qua, người Việt đọc bài thơ trên thấy câu « Tiệt nhiên định phận tại Thiên-thư » thì cứ cho thiên thư là danh từ chung để chỉ sách trời do Thường-Kiệt bịa ra; không ai biết rằng đó là danh tự riêng để chỉ bộ sách ra đời vào thời vua Chân-Tông.
Vì hệ thống tuyên truyền từ thời Chân-Tông qua thời Nhân-Tông, Anh-Tông, bấy giờ là thời Thần-tông, (1076) trên từ vua, đại thần, cho đến dân Trung-hoa đều tin vào Thiên-thư nên Thường-Kiệt mới nhân đó, dùng gậy ông đập lưng ông. Chỉ độc giả Nam-quốc sơn hà mới hiểu rõ ý nghĩa chữ Thiên-thư này mà thôi.

Trương Thủ-Tiết cung tay nói với Ngọc-Liên:
– Mệnh trời đã định như vậy, thì Trương này còn sống sao được? Kẻ bại trận mong phu nhân về khải với Trung-Thành vương rằng, xin người cho chôn năm anh em chúng tôi tại đây, để oan hồn ngày ngày cản bước những kẻ làm trái mệnh trời.
Nói dứt lời, Trương đưa kiếm lên cổ tự tử.
Ghi chú,
Sau này, triều Tống cho xây mộ năm tướng tử trận này rất lớn; truy phong cho Trương Thủ-Tiết tước vương; lại truy phong cho Ôn Nguyên-Dụ, Hứa-Dự, Trương-Biện, Vương-Trấn tước công, và lập đền thờ ngay chân núi Hỏa-giáp. Sau con cháu của họ cải táng mang xương về quê, còn mộ ở cạnh đền hiện nay là mộ tượng trưng. Niên hiệu Thiệu-Hưng thứ chín, đời Tống Cao-tông (DL. 1139), triều đình cho tạc bia đá, đúc tượng, gia phong tước vương cho cả năm, đền thờ đó mang tên « Trung-liệt ngũ đại vương từ ». Sang triều Minh, dân chúng xây thêm đền thờ năm tướng ở Côn-lôn, Đại-giáp, Ngọc-tuyền. Trong cuộc cách mạng văn hóa (1966), đền bị phá hủy, tượng đồng bị nấu ra, bia bị vạc, nhưng rất may nguyên văn bia vẫn còn in trong TTCTBK. Khi tôi viết những giòng này (1995), thì bác-sĩ Ôn Thúy-Hoa hậu duệ của Ôn Nguyên-Dụ; kỹ-sư Trương Minh, hậu duệ của Trương Thủ-Tiết, đang thu góp tiền của con cháu năm tướng, dựng lại đền.
Trong TS, TTTTGTB ghi trận Đại-giáp diễn ra ngày Tân-Dậu, tháng giêng niên hiệu Hy-Ninh thứ chín(4 tháng giêng, năm Bính-Thìn, DL. 11-02-1076). Còn theo bia của năm tướng thì trận khởi diễn vào giờ Mùi ngày 4, Trương tự tử vào giờ Thìn ngày 7 tháng giêng. Như vậy trận đánh diễn ra trong bốn ngày.
Chiều ngày 7 tháng giêng niên hiệu Thái-Ninh thứ năm đời vua Nhân-tông nước Đại-Việt (DL. 14-1-1076), sau khi đã cho băng bó, chữa trị thương binh Tống, lại cấp cho lương thực để về Quế-châu; Trung-Thành vương truyền hội chư tướng lại mừng chiến thắng.
Vương gọi vợ chống Đinh Hoàng-Nghi ra chỗ vắng, ban lệnh:
– Năm tướng Tống vì chúa tuẫn quốc, vậy hai em hãy sắm sửa quan quách chôn ở đỉnh Hỏa-giáp, trên mộ cho khắc bia đá ghi rõ tên, ngày, giờ chết của họ. Lại làm một tấm bia, chép lại hùng khí khi họ lúc tử trận. Còn đám binh sĩ, đệ dùng tù binh thu nhặt xác đem chôn cạnh con đường từ Côn-lôn tới chân núi phía Nam Hỏa-giáp sơn. Trên mỗi mộ, nhớ cắm một miếng ván đề rõ tên họ, chức tước của từng người. Như vậy, sau này gia đình họ có thể tìm đến để cái tải táng về quê.
Đinh Hoàng-Nghi đưa mắt nhìn vương, miệng cười tủm tỉm:
– Xin tuân chỉ.
Thấy nét mặt Hoàng-Nghi cười mà không phải cười vương hỏi:
– Nghi đệ hiểu ý ta rồi ư?
– Dĩ nhiên em hiểu.
– Em thử nói cho ta nghe xem, có đúng không nào?
– Sau này chúng ta rút đi rồi thế nào Tống cũng đem quân từ Tây, từ Bắc xuống Nam đánh ta trả thù. Quân nhất định phải qua Đại-giáp, Hoả-giáp, Ngọc-tuyền. Thử hỏi ai ra trận mà không sợ chết? Khi quân Tống qua đây, trong lòng vốn sợ sệt, mà suốt dọc đường thấy bốn vạn cái mả, với ngôi mộ lớn của năm tướng, thì dù can đảm đến đâu cũng phải bở vía. Vương sai em chôn quân Tống thì một là do thiện-tâm, hai là dùng mả Tống hớp hồn quân Tống vậy.
– Đúng thế.
Tướng sĩ tề tựu vương hỏi:
– Trong trận vừa qua, ta dùng hư binh nhiều hơn là thực, ta đánh vào tâm giặc hơn là dùng đao kiếm. Chính vì vậy quân Tống tan vỡ mau chóng, mà cả hai bên đều ít đổ máu. Bây giờ ta rút quân.
Phạm Dật đứng lên nói:
– Khải vương gia, hôm trước đánh chiếm Côn-lôn, đệ đã cho phá hầu hết những gì do Tân-pháp thiết lập, lại hủy hết cầu cống, thành trì từ Côn-lôn tới Liễu-châu, Tân-châu. Ta rút là phải.
Lý Đoan đứng dậy:
– Khải vương gia, thời Lĩnh-Nam, công-chúa Gia-hưng Trần Quốc được lệnh đem quân đốt hết kho lẫm, xưởng đóng chiến thuyền Hán. Người đã nhân đó, vi chỉ, đem quân tiến về Lạc-dương lật đổ triều Hán. Nay vùng Quế-châu, Trường-sa... Tống không còn quân. Ta nhân mới đại thắng, thể như trẻ tre, xin vương gia cho bọn đệ tiến về chiếm lại Trường-sa, hồ Động-đình, lập lại lãnh thổ thời Văn-lang, thời Lĩnh-Nam.
Trung-Thành vương hỏi các tướng:
– Chư tướng nghĩ gì về lời đề nghị của Lý đệ?
Tất cả Long-biên ngũ hùng, Thần-vũ thập anh đều tán thành ý kiến của Lý Đoan. Trung-Thành vương chưa biết trả lời sao, thì thân binh báo có nguyên-soái Thường-Kiệt, Tôn Đản, Cẩm-Thi, Tín-Nghĩa vương tới. Vương vội dẫn các tướng ra đón vào.
Lễ tất.
Tín-Nghĩa vương khen ngợi Long-biên ngũ hùng và Thần-vũ thập anh:
– Ta không ngờ các em lại biến chế Thần-nỏ thành những nỏ bắn mã não, hoàng thạch lợi hại như vậy. Nhân bà chúa kho Thiên-Ninh than rằng các em dùng số mã não, hoàng thạch nhiều quá, không kịp tiếp tế. Lại nhân ta thu được mấy kho loại nhựa cháy, mã não, hoàng thạch của Tống tích trữ ở Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch châu. Ta sai chở lên Ung-châu cho các em dùng.
Tôn Đản vỗ tay lên vai Lý Đoan:
– Trước khi cho Long-biên ngũ hùng, Thần-võ thập anh lên đây đánh viện binh Tống, vua bà Bình-Dương đã bàn với nguyên soái Thường-Kiệt và ta rằng: Cho Trung-Thành vương với các cháu đi phen này, thì thành công cầm chắc trong tay. Nhưng phải cẩn thận, bằng không các cháu sẽ đánh lên chiếm lại vùng Trường-sa, hồ Động-đình, mà gây ra tai vạ lớn. Nay quả nhiên đúng như vậy.
Lý Đoan hỏi:
– Trình sư thúc, nay ta tiến lên, thì việc chiếm lại cố thổ thời Linh-Nam đâu có khó?
Tôn Đản mỉm cười:
– Cháu biết một mà không biết hai. Dĩ nhiên các cháu đánh Trường-sa thì thành công. Nhưng thành công rồi có giữ được không? Này cháu, đường từ Đại-Việt lên đây xa diệu vợi, làm sao ta có thể tiếp tế lương thảo cho năm vạn người ngựa? Với năm vạn người ngựa làm sao trấn được cả một vùng rộng gấp hai mươi lần Đại-Việt? Thời Lĩnh-Nam, bấy giờ vùng này cứ hai Hán, một Việt, mà khi người Hán nổi dây ta cũng không giữ nổi, huống hồ nay khắp vùng, ta không còn người Việt nào?
Lý Đoan im lặng ngồi xuống, nhưng trong lòng còn ấm ức.
Tín-Nghiã vương nói:
– Cáo chết ba năm, quay đầu về núi. Hồi đánh Chiêm, ta kết bạn, cứu giúp cho Động-đình thất kiệt, Tuyết-sơn thập anh, Trường-bạch ngũ hùng, cùng một số cao thủ. Ta lại đưa vợ con họ sang bên Đại-Việt sinh sống. Thế nhưng, trong trận đánh vừa qua ta giao cho họ việc tổ chức cai trị, trừng trị ác bá, tuyển mộ nhân tài. Ta dùng tù binh tổ chức thành hai hiệu binh Lĩnh-Nam, một hiệu binh Quế-lâm để trấn thủ đất chiếm được. Thế nhưng bây giờ trở về đất Trung-nguyên, họ lại muốn dùng quân ấy cát cứ địa phương. Cho nên ta chỉ nên đánh Tống, dành lại những khê động đã mất mà thôi, ta chẳng nên tham vọng chiếm đất của họ làm gì.
Thế là ngày hôm sau, Trung-Thành vương truyền lệnh rút quân.
Ngày Ất-Sửu, tháng giêng niên hiệu Thái-Ninh thứ năm đời vua Lý Nhân-tông bên Đại-Việt (20 tháng giêng năm Bính-Thìn, DL. 26-2-1076).
Tại đại bản doanh của nguyên-soái Lý Thường-Kiệt, chư tướng tề tựu đầy đủ, để nghe Tuyết-sơn thập anh, Động-đình thất kiệt, Trường-bạch ngũ hùng tường trình về ba việc đã làm tại vùng quân Việt mới chiếm được: Một là hủy bỏ Tân-pháp của Vương An-Thạch, hai là tổ chức lại guồng máy cai trị như thời vua Tống Nhân-tông, ba là trừng trị bọn tham quan, bọn cường hào ác bá.
Sau khi nghe trình bầy xong, người đứng đầu Động-đình thất kiệt là Từ Bá-Tường đề nghị rằng tất cả vùng Khâm, Liêm, Dung, Nghi, Bạch xin để cho Động-đình thất kiệt cai trị; vùng Ung, Liễu, Tân xin để cho Tuyết-sơn thập anh cai trị; vùng các khê động 18 ải xin để cho Trường-bạch ngũ hùng cai trị.
Nguyên-soái Thường-Kiệt vui vẻ:
– Tục ngữ nói: Việc thiên hạ, ắt có người thiện hạ giải quyết, thực không sai. Nay các vị võ-lâm Trung-nguyên đã muốn như vậy, thì là điều chúng tôi cầu mà không được. Xin các vị cứ tự tiện bổ quan lại, định thuế khóa tùy ý.
Sau khi đám võ lâm Trung-nguyên rời hành doanh, nguyên-soái Thường-Kiệt cho canh phòng thực cẩn thận, rồi nghị tới việc rút quân.
Trung-Thành vương bàn:
– Mục đích thứ nhất của chúng ta là hủy bỏ Tân-pháp của Vương An-Thạch tại Quảng-Nam Tây-lộ. Nay đã xong. Mục đích thừ nhì là phá hết kho lương thảo, vũ khí, thành trì, quân lữ của Tống chuẩn bị đánh ta cũng đã xong. Mục đích thứ ba là chiếm lại các vùng đất bị Tống cướp, cũng đã xong. Vậy ta có nên phá thành Ung rồi mới rút. Hay rút luôn?
Chư tướng bàn luận phân vân. Phía không muốn phá thành Ung, vì đánh thành Ung xong cũng chẳng ích lợi làm bao, trong khi quân dân Tống trong thành chết nhiều quá; quân mình chết cũng không ít. Chủ trương này gồm có Tôn Đản, Cẩm-Thi, công chúa Thiên-Ninh, Vũ-kị thượng tướng quân Hà Mai-Việt, đại đô đốc Lý Kế-Nguyên, các đô đốc Trần Lâm, Trần Phúc, Trần An, Trần Hải. Một phía cho rằng thành Ung là đầu não chỉ huy các ải tiếp giáp với Đại-Việt, bằng mọi giá phải san bằng thành Ung, để sau này Tống muốn xây lại cũng phải tốn nhiều công sức, như vậy khả năng đánh Đại-Việt đã giảm đi. Chủ trương này gồm có Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương, Long-biên ngũ-hùng, Tây-hồ thất kiệt, Thần-vũ thập anh.
Hai bên bàn luận gần nửa ngày, mà vẫn không đi đến kết quả nào. Cuối cùng nguyên soái Thường-Kiệt quyết định: Đồng ý cho đánh thành Ung, với hai điều kiện. Một là không được hy sinh quá năm trăm quân Việt. Hai là trong bẩy ngày mà không hạ được thành, thì coi như thất bại, cho rút quân.
Việc đánh thành trao cho Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương. Hai vương họp với Long-biên ngũ hùng, Tây-hồ thất kiệt, Thần-vũ thập anh, Vũ-kị thượng tướng quân để nghị kế đánh thành.
Đinh Hoàng-Nghi đứng lên nói:
– Nguyên soái đã giới hạn cho chúng ta bẩy ngày, vậy bây giờ đệ xin đưa ra năm bước phá thành Ung, chỉ trong ba ngày; mà quân mình chết rất ít, nhưng quân Tống thì chết nhiều lắm.
Tín-Nghĩa vương hỏi:
– Nghi đệ thử nói cho ta nghe xem nào?
– Bước thứ nhất là tuyệt đường cấp nước. Trong mấy ngày đánh thành, đệ chú ý thấy quanh thành Ung có con hào cực sâu bắt nguồn từ một sông nhỏ. Hào lại có lạch nhỏ thông vào trong thành. Địa thế thành rất cao. Nếu bây giờ ta ngăn nước con sông thông với hào, rồi khơi đất thực sâu, ắt bao nhiêu nước quanh hào sẽ rút ra hết. Như vậy chỉ nội trong hai ngày trong thành không còn nước uống nữa.
Mọi người vỗ tay hoan hô.
– Bước thứ nhì là lấp hào. Ta hiện có trong tay hai vạn tù binh. Sau khi khơi hết nước ở hào quanh thành, ta dùng tù binh khuân đá lấp hào. Dĩ nhiên trong khi họ lấp hào, thì quân trong thành có thể bắn tên, lăn đá xuống. Vậy khi họ khuân đá lấp hào, thì ta dùng đội Thần-tiễn Long-biên phục bên ngoài, hễ quân Tống nhô đầu lên là bắn ngã.
Trung-Thành vương gật đầu:
– Phương pháp này được. Rồi sao?
– Bước thứ ba là ta dùng lối công thành như vũ bão, như sét nổ liên tiếp ngày đêm; reo hò xung phong, dùng đại nỏ bắn Lôi-tiễn đốt sạch nhà cửa, kho lẫm. Như vậy chỉ hai ngày sau quân Tống kiệt lực, lương thảo cháy hết, nhà cửa trú ngụ chẳng còn. Bấy giờ ta tiến sang bước thứ tư.
Mọi người hỏi:
– Bước thứ tư là gì?
– Bước thứ tư là, quân ta, người nào cũng có một cái túi vải lớn đựng trang phục, dụng cụ. Ta lệnh cho quân tạm cất trang phục, dụng cở ở trại, lấy túi đó đựng đất. Ta cho họ chờ sẵn ở gần bốn khu của bốn tường thành. Bước thứ năm, ta cho bắn tới tấp, bắn thực nhiều Lôi-tiễn vào thành, không chừa một chỗ nào. Bấy giờ quân Tống không còn thấy trời đất là gì; ta cho quân xung phong đến trước tường thành xếp bao lại thành bức tường có bậc, rồi leo vào trong.
Trung-Thành vương khen ngợi:
– Được, ta đồng ý kế hoạch của Nghi đệ.
Vương ban lệnh:
– Trong năm bước Nghi đệ đưa ra, có hai phần chính yếu. Hai phần này phải phối hợp nhịp nhàng với nhau. Việc thứ nhất là khơi nước, lấp hào, đem túi vải làm ụ. Việc thứ nhì là công thành. Vậy việc thứ nhất Tín-Nghĩa vương đảm trách. Việc thứ hai do ta đảm trách.
Vương hỏi em:
– Nhị đệ! Nhị đệ định trao cho ai làm, bao giờ thì làm?
– Làm ngay lập tức.
Tín-Nghĩa vương trả lời: Việc tổng chỉ huy đào đất ngăn nước sông, khơi nước trong thành chảy ra ngoài giao cho Vũ-kị thượng tướng quân Hà Mai-Việt.
Hà Mai-Việt đứng dậy nhận lệnh.
– Việc dùng tù binh lấp hào trao cho Thần-vũ thập anh. Công tác phải thi hành ngay lập tức, không kể ngày đêm.
Thần-vũ thập anh đứng dậy nhận lệnh.
– Việc chất bao đất làm ụ, sẽ do Tây-hồ thất kiệt dùng bản bộ quân mã thực hiện.
Trung-Thành vương vui lòng:
– Lực lượng công thành không cần đông. Chỉ cần bốn hiệu đánh bốn mặt, một hiệu đánh vào trung ương. Việc này ta giao cho Long-biên ngũ-hùng.
Vương ban lệnh:
– Việc tổng chỉ huy nã đại nỏ vào thành, ta giao cho Phạm Dật. Lúc đầu để cho quân khỏi mệt, ta chia lực lượng làm hai, luân phiên nhau, mỗi ngày hai hiệu đánh hai hiệu nghỉ. Vậy Vũ Quang, Hoàng-Nghi một phiên; Lý Đoan, Trần Ninh một phiên. Cứ hai hiệu công, thì hai hiệu nghỉ. Sau hai ngày, quân Tống mệt mỏi rồi, thì ta dùng cả bốn hiệu cùng đánh. Vũ Quang cửa Tây, Hoàng-Nghi cửa Bắc, Lý Đoan cửa Nam, Trần Ninh cửa Đông.
Vương đưa mắt nhìn Phạm Dật:
– Ngay chiều nay, Vũ Quang, Hoàng-Nghi đánh trước.
Giờ Tuất (19-21 giờ)ngày 20 tháng giêng,
Phạm Dật sai bắn lên trời mũi Lôi-tiễn chứa hoàng-thạch, mã-não. Mũi Lôi-tiễn lên cao, thì lửa bắt cháy vào hoàng thạch, mã não phát nổ như tiếng sấm rung động không gian thành Ung. Tại bốn phía, bọn Vũ Quang, Hoàng-Nghi, Võ Kim-Liên, Phương-Quỳnh, đã leo lên trúc đài chờ đợi từ lâu. Khi thấy mũi đại Lôi-tiễn nổ, thì biết là lệnh công thành bắt đầu. Cả bốn người đều cầm cờ đỏ phất lên, nỏ binh châm lửa phát pháo. Phút chốc hàng trăm tiếng nổ rung động thành Ung, lửa phụt lên cao, bắn tung ra khằp nơi. Sau hai khắc, thành ngập trong biển lửa. Quân Tống kinh hoàng ôm đầu chạy toán loạn, tiếng ngựa hí, tiếng chó tru, tiếng người gào thét lẫn với tiếng nổ của Lôi-tiễn vọng đi rất xa. Quân trên thành đành núp trong hố, không giám ngóc đầu dậy. Tín-Nghĩa vương đứng trên đài cao nhìn rất rõ biến chuyển trong thành. Vương ra lệnh cho Hà Mai-Việt, Thần-vũ thập anh hành sự.
Cuộc nã Lôi-tiễn diễn ra suốt đêm, cho tới giờ Thìn ngày hôm sau, 22 tháng giêng, thì đổi phiên. Phiên này do Lý Đoan, Trần Ninh, Ngọc-Liên, Ngọc-Hương đảm trách. Cũng cùng lúc ấy Hà Mai-Việt đã cho khơi cạn hết nước bốn con hào quanh thành.
Đến chiều hôm ấy, thì Thần-vũ thập anh đã lấp xong bốn con hào.
Giờ Dậu, ngày 22 tháng Giêng
Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương đi một vòng quanh thành quan sát trận thế. Đến tối nhị vương truyền mời chư tướng lại họp. Tín-Nghĩa vương hỏi Long-biên ngũ hùng:
– Từ trưa đến giờ các em có nhận thấy gì khác lạ không?
Kim-Loan, Kim-Liên trả lời:
– Em thấy dường như trong thành tê liệt hoàn toàn, không còn sức chống trả nữa.
– Đúng thế. Vậy Tây-hồ thất kiệt chuẩn bị, đúng gờ Dần ngày mai, thì cho quân xếp bao đất làm ụ leo vào.
Đêm đó, đến phiên Lý Đoan, Trần Ninh, Ngọc-Liên, Ngọc-Hương chỉ huy hai hiệu Bổng-nhật, Đằng-hải nã đại nỏ cầm chừng, mục đích làm cho quân Tống ăn ngủ không yên.
Ngày 23 tháng giêng
Đúng ra sang giờ Sửu (1-3 giờ sáng) thì tới phiên Vũ Quang, Hoàng-Nghi, Kim-Liên, Phương-Quỳnh công thành cho đám Lý Đoan, Trần Ninh nghỉ. Nhưng hôm nay là ngày đại tấn công. Bốn cặp Dật, Quang, Đoan, Ninh dàn quân ra bốn mặt Tây, Bắc, Đông, Nam, còn Hoàng-Nghi với bản bộ quân mã thêm đội Thần-tiễn Long-biên chờ đợi ở cửa Nam. Bốn mặt, bốn hiệu quân cùng bắn đại nỏ vào thành. Đây là lần đầu tiên thành Ung phải hứng chịu một cuộc hỏa công kinh hồn động phách như vậy.
Sau một giờ bắn đá, Lôi-tiễn, vừa sang giờ Dần, Tín-Nghĩa vương cho tung lên trời năm chiếc pháo thăng thiên, toả ra năm mầu vàng, trắng, đen, xanh, đỏ. Đó là lệnh cho quân mang bao đất làm ụ. Lập tức Tây-hồ thất kiệt phất cờ hiệu, quân xung vào sát tường, mỗi người lính đều mang một bao đất, mau chóng xếp lại với nhau, phút chốc thành một cái ụ có nhiều bậc cao bằng mặt thành.
Thần-vũ thập anh tung mình leo lên đầu tiên với đội Thần-tiễn Long-biên. Không gặp một chống cự nào. Mười người cho mở cổng thành ra, đội Thần-hổ, Thần-báo gần lên một tiếng rung động trời đất, tỏa ra như rẻ quạt, xung vào trước. Bốn hiệu Thiên-tử binh reo hò tràn như nước vỡ bờ tiến vào chiếm bốn khu. Còn hiệu Quảng-vũ do Hoàng-Nghi Phương-Quỳnh chỉ huy, xông thẳng vào trung-ương. Tất cả không gặp một kháng cự nào.
Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương đã nhập thành. Một cảnh tượng kinh hoàng phơi bầy ra trước mắt hai vương: Khắp nơi chỉ còn trăm căn nhà bằng ngói là nguyên vẹn. Còn nhà gỗ, nhà tranh, cái thì cháy chỉ còn nền, cái thì trơ lại mấy cái cột. Rải rác trên mặt đất, xác chết chồng chất lên nhau, lẫn lộn trong đống tro, trong bùn lầy. Lại có những cái nằm vắt vẻo trên cây, chân tay co quắp, mặt trợn trừng trừng; mùi hôi thối xông lên nồng nặc.
Đinh Hoàng-Nghi có nhiệm vụ tiến chiếm dinh tổng trấn. Cho nên khi vừa vào trong, chàng cùng Phương-Quỳnh xua quân tiến thẳng vào trung ương. Một đội võ sĩ Tống hơn ba trăm người dàn ra ra chặn lại. Đội võ sĩ này, quần áo rách bươm, đầu tóc tả tơi; được chỉ huy bởi Tô Giàm. Họ chiến đấu rất mạnh liệt. Nhưng họ đương đầu sao nổi với đội Thần-tiễn Long-biên, và hiệu Quảng-vũ? Nên trong khoảnh khắc, chỉ còn lại hơn ba chục người.
Phương-Quỳnh thấy vậy, động lòng bất trắc, ra lệnh cho đội Thấn-tiễn:
– Ngừng tay!
Nàng tiến lên cung tay hành lễ với Tô Giàm:
– Tô tướng quân! Người cứ thong thả lùi vào dinh. Tiểu nữ hứa không làm khó dễ người cùng bảo quyến đâu.
Trung-Thành vương, Tín-Nghĩa vương đã tới. Tín-Nghĩa vương hướng Tô Giàm chắp tay:
– Tô tiên sinh, đầu hàng đi thôi!
Tô Giàm trong dáng mệt mỏi cùng cực, nhưng tinh thần vẫn tỉnh táo, ông chắp tay hướng hai vương:
– Nhị vị vương gia! Tô Giàm này đã trấn ở Nam-thùy trong hơn ba mươi năm nay, nên hiểu rất rõ Đại-Việt. Chính lão phu từng chống đối chính sách của Thẩm Khởi, Lưu Di gây hấn với Đại-Việt. Nhưng... nhưng chỉ vì cương trực, lại chủ thân với Đại-Việt, mà hoạn lộ đầy chông gai, mà phải ở dưới quyền bọn Thẩm, Lưu. Nay cái tai vạ này, do chính chúng gây ra, rồi lão phu phải chịu. Hôm nay lão phu nhất định sẽ chết ở thành Ung này để báo đáp quân phụ.
Trung-Thành chắp tay hành lễ:
– Tô tiên sinh chẳng nên bi phẫn, anh em tiểu-sinh hứa cấp ngựa, xe, lương thảo để tiên sinh với gia quyến rời khỏi đây.
Tô Giàm vái nhị vương:
– Đa tạ nhị vị vương gia, lão phu sống thì trấn thủ thành Ung, nay thành Ung mất, thì nguyện làm ma thành Ung. Vậy lão phu xin nhị vương ban cho một ân huệ.
Tín-Nghĩa vương cảm động:
– Xin tiên sinh cứ nói, anh em tiểu-sinh nguyện chu toàn.
Tô chỉ vào dinh mình:
– Nguyện vọng của lão phu là: Xin nhị vương không cho bất cứ người hay thú nào vào trong dinh của lão phu trong vòng một giờ. Không biết vương có hứa cho không?
Tín-Nghĩa vương gật đầu:
– Tiểu sinh xin hứa.
Vương phất tay cho binh sĩ, cùng các đội thú lùi ra xa.
Tô Giàm cùng đôi võ sĩ tiến vào trong dinh. Khoảng hơn khắc sau, trong dinh bốc cháy, phút chốc ngọn lửa bốc cao. Trong khói lửa chập chờn, người người đều thấy Tô Giàm mặc quần áo đại trào, tay cầm hốt, ngồi nghiêm chỉnh, miệng mỉm cười, cho tới khi dinh thự xụp đổ.
Nhị vương cùng chư tướng hướng vào trong đám lửa cháy, vái ba vái. Khoảng nửa giờ sau, dinh tổng trấn chỉ còn lại một đống than đỏ lừ. Nhưng vì đã hứa trong một giờ không cho quân nhập dinh tổng trấn, nên Tín-Nghĩa vương chỉ biết đứng nhìn. Đợi đúng một giờ sau, nhị vương cho bới than, tìm ra được ba mươi sáu xác chết là vợ, con, cháu của Tô Giàm, với xác của hai mươi mốt dũng sĩ.
Quân Đại-Việt được lệnh rút ra ngoài thành, chỉ để lại hiệu Bổng-nhật của Lý Đoan, Ngọc-Liên thu dọn chiến trường.
Trung-Thành vương cho quân thu nhặt xác chết xếp lại thành từng đống, rồi sai chất củi, đổ dầu thiêu hết. Vương sai khâm liệm thi thể Tô Giàm với gia quyến đem chôn, lại cho lập bia đá trên từng mộ, đề tên từng người. Còn dân, quân còn sống sót thì bắt rời thành, vì sợ độc khí tử thi gây bệnh.
Nguyện-soái Thường-Kiệt, quân sư Tôn Đản đã tới. Nước mắt đầm đìa, công chúa Thiên-Ninh đọc kinh vãng sinh cho oan hồn binh tướng, dân chúng Tống. Thường-Kiệt nói với Trung, Tín nhị vương:
– Ta hẹn cho nhị đệ bẩy ngày để hạ thành Ung, nhưng nhị đệ thành công trong vòng ba ngày. Ta lại hẹn không thể để quân chết quá năm trăm, mà nhị đệ chỉ hy sinh có hơn trăm tù binh. Giỏi. Thôi, ta hủy thành, rồi lui binh.
Ghi chú ,
Về ngày thành Ung thất thủ và ngày lui quân của Đại-Việt, các sách chép không giống nhau.
– Tư-mã Quang, tể-tướng Tống kế nhiệm Vương An-Thạch chép: Thành Ung thất thủ ngày Mậu-Dần, tháng giêng niên hiệu Hy-Ninh thứ 9 (21 tháng giêng, năm Bính-Thìn, DL. 27-2-1076). Ngày 23 (1-3-76) Đại-Việt rút quân.
– TTTTGTB chép thành Ung thất thủ ngày Canh-Thìn, tháng giêng, niên hiệu Hy-Ninh thứ chín (23 tháng giêng năm Bính-Thìn, DL. 1-3-1076), Đại-Việt rút quân khỏi đất Tống vào tháng 3.
– QTNC, TTCTGCK chép rất chi tiết việc quân Việt vây đánh cầm chừng thành Ung từ 10 tháng chạp năm Ất-Mão (DL.18-1-1076). Đến ngày 20 tháng giêng năm Bính-Thìn khởi sự tấn công vào giờ Tuất (19-21 giờ). Thành Ung thất thủ giờ Dần (3-5 giờ) ngày 23 tháng giêng (DL. 1-3.1076). Quân Đại-Việt rút ngày 24 tháng giêng, cho đến ngày 15 tháng ba toàn quân mới ra khỏi đất Tống.
Tôi giải đoán như thế này: Tư-mã-Quang lấy ngày quân Việt thực sự tấn công coi như ngày thất thủ. Ngày quân Việt khởi sự rút tức ngày thành Ung bị tràn ngập, nên mới có sự khác biệt.
TS quyển 446, TTTTGTB chép rằng khi quân Việt vào thành Ung, quá tức giận giết hết quân và dân, xếp đầu thành 580 đống, mỗi đống 100 đầu. Sau này các sử gia Việt-Hoa cứ theo đó chép lại. Có lẽ TS, TTTTGTB căn cứ vào tấm bia, của một Nho sĩ Tống soạn vào niên hiệu Nguyên-phong thứ nhì (1079) đời Tống Thần-tông. Tấm bia này hiện còn lưu trữ ở viện bảo tàng Quảng-Tây. Nội dung đọan này như sau « Quân Giao-chỉ đánh lâu mới vào được thành, khi vào được thì trong thành chỉ còn hơn sáu nghìn quân. Hai bên hỗn chiến nửa ngày, thì quân Tống chết hết. Quân Giao chặt đầu xếp thành 580 đống, mỗi đống 100 đầu. Họ (quân Giao) lại thu nhặt xác chết của gần mười vạn quân Tống chết trước đó, vùi tạm trong thành; đem đốt đi ».
QTNC chép rằng khi quân Việt vào thành Ung, quân trong thành chỉ còn hơn sáu nghìn người. Họ đều chiến đấu đến khi chết hết. Vậy 580 đống, 58.000 người bị giết, chất đống là số người sống sót, sau hơn tháng chiến đấu. Chứ thực sự quân thủ thành khoảng mười vạn.

Niên hiệu Thái-Ninh thứ năm đời vua Nhân-tông nước Đại-Việt
Ngày hai mươi tháng ba, Thái-Ninh hoàng đế, thiết đại triều ở điện Càn-nguyên, để nghe nguyên-soái Lý Thường-Kiệt tâu trình về công cuộc Bắc-phạt.
Các quan tề tựu đông đủ, nhà vua cùng Linh-Nhân hoàng thái hậu từ trong cung đi ra. Lễ quan xướng:
– Hoàng thượng giá lâm.
Nhạc tấu bản Nguyên-thọ. Nhà vua đưa tay ra hiệu miễn lễ. Lễ quan hô:
– Bình thân.
Thái-sư Lý Đạo-Thành bước ra:
– Tâu Thái-hậu, tâu Bệ-hạ. Nguyên-soái Lý Thường-Kiệt cùng chư tướng đem quân Bắc phạt đã về tới Thăng-long. Hôm nay thần xin thiết đại triều, để nguyên soái Thường-Kiệt tâu trình lên bệ hạ.
Linh-Nhân hoàng thái hậu tuyên chỉ:
– Kể từ khi ta khởi binh, hàng ngày triều đình đều nhận được tấu chương của Nguyên-soái cùng Tôn quân-sư gửi về. Nhưng tại sao cái ngày vui hôm nay, bách quan hiện diện đầy đủ, mà Tôn quân sư lại không tới?
Phò-mã Hoàng Kiên tâu:
– Sau khi hạ thành Ung, sư phụ, sư mẫu của thần vào thành, tận mắt nhìn xác chết của hơn mười vạn người. Có người chưa chết hẳn, còn đang quằn quại. Có xác chết còn đang chảy máu. Có xác chết sình thối, chương lên. Cũng có xác chết thịt rữa gần hết. Sư phụ, sư mẫu thần chợt cảm thấy thương tâm; trên đường về Thăng-long, người luôn thở dài. Khi qua Bắc-ngạn, người gặp lại đại sư Mộc-tồn, Viên-Chiếu, Pháp-Nhẫn; ba vị đại sư đem cái lẽ vô-thường của thế gian ra giảng giải. Sư phụ, sư mẫu thần ngộ đạo, đã vào chốn Không-môn. Người có để lại một tờ biểu xin dâng lên Bệ-hạ.
Lễ quan tiếp biểu dâng lên. Linh-Nhân hoàng thái hậu mở ra, thì trong trục giấy, không có biểu, mà chỉ có mấy câu trong kinh Lăng-già, xưa bồ-tát Đại-Huệ tán thán phật Thích-ca mâu-ni:
Thế gian ly sinh diệt,
Do ư hư không hoa.
Trí bất đắc hẫu vô,
Nhi sinh đại bi tâm.
(Thế gian lìa sinh, diệt,
Ví như hoa hư không.
Trí chẳng thấi có, không,
Mà khởi tâm đại bi ).
Cả triều thần cùng bàng hoàng.
Thái hậu hỏi:
– Tôn sư thúc là người để hết tâm chí vào cuộc bảo vệ Xã-tắc, không thể một chốc, một lát, mà sư bá, với sư phụ có thể thuyết pháp khiến người bỏ đi được. Cô-phụ này muốn biết chi tiết hơn. Điều này xin Tín-Nghĩa vương thuật lại cho cả triều đình biết.
Tín-Nghĩa vương tuân chỉ đứng dậy. Vương thuật chi tiết từ khi Long-biên ngũ hùng chế ra Lôi-tiễn bắn vào thành Ung, Tôn Đản đang đêm choàng dậy, lên trúc đài quan sát thấy đàn bà, trẻ con trong thành bị bắn cháy như cây đuốc, xác chết xếp thành đống; cái thì đứt đôi, cái thì gẫy cân, cái thờ cháy vàng... ông đã tái mặt, tỏ vẻ không vui. Lại đến khi trận đánh núi Hỏa-giáp diễn ra, ông lên thăm chiến trường, lội dọc núi, chính mắt nhìn bốn vạn xác chết ngổn ngang; lại một lần nữa, mặt ông xạm lại. Sau hai trận đó, ông bà cùng một số tướng không tán thành diệt Ung-châu. Nhưng Ung-châu vẫn bị phá, khi quân Việt vào thành, trong thành hơn mười vạn người, mà chỉ còn mấy trăm người sống sót; một lần nữa ông bà trở thành trầm ngâm khác thường. Rồi trên đường về Thăng-long, ông bà bỏ đi.
Cả triều đình đều im lặng, nhìn nhau để tìm lấy cái gì giải thích rõ ràng hơn về việc ra đi của Tôn Đản, Cẩm-Thi.
Công-chúa Thiên-Ninh tâu:
– Khi đại quân về qua sông Hồng, thì sư thúc, sư thẩm gặp đại sư Mộc-tồn, Viên-Chiếu, Pháp-Nhẫn đang neo thuyền giữa sông. Hai vị sang thuyền của ba đại sư. Năm vị thảo luận suốt một ngày. Hôm sau sư thúc trao trục giấy cho đệ tử. Người nói rằng đó là biểu nhờ Hoàng phò mã dâng lên Thái-hậu.
Triều đình nghị sự, thăng thưởng tướng sĩ có công; lại phủ tuất cho gia đình các tử sĩ.
Trước hết là:
Trung-Thành vương, Lý Hoằng-Chân
Kiểm-hiệu thái-sư, Thượng-thư lệnh kiêm trung-thư lệnh, Thăng-long tiết độ-sứ, Tả kim ngô đại tướng quân, quản Khu-mật viện. Phu-nhân Nguyễn-thị Trinh-Dung được phong Minh-đức Thạc hòa, Chí nhu công chúa.
Tín-Nghĩa vương, Lý Chiêu-Văn
Kiểm-hiệu thiếu-sư, Khai-phủ nghị đồng tam-tư, Võ-minh quân tiết độ sứ, Thượng-thư tả bộc xạ, Đồng trung thư môn hạ bình chương sự, Phụ-quốc đại tướng quân, Khu-mật viện sứ. Vương-phi Lê Ngọc-Nam được phong Ninh-đức, Trang-duệ, Hiếu-khang công chúa.
Phò-mã Thân Cảnh-Long
Kiểm-hiệu tư-đồ, Thượng-thư tả thừa, Khu-mật viện sứ, Phiêu-kị thượng tướng quân, tổng-trấn Bắc-cương, tước Lạng-quận vương.
Phò-mã Hoàng Kiện
Phụ-quốc thái-phó, Đồng-trung thư môn hạ bình chương sự, Binh-bộ thượng thư, Kinh-Bắc tiết độ-sứ, Uy-viễn đại học-sĩ, Khu-mật viện sứ, Thuần-nghĩa quốc công.
Lý Thường-Kiệt
Phụ-quốc thái-úy, Dao-thụ Nam-bình tiết độ-sứ, thượng-trụ quốc, Hoài-hóa đại tướng quân, Khai-quốc công, Thiên-tử nghĩa đệ.
Lý Kế-Nguyên
Thái-tử thái phó, Tham-tri chính sự, Thượng-thư tả thừa, Khu-mật viện sứ, lĩnh Đại-đô đốc thủy-sư Đại-Việt, Gia-thụy công.
Các vị thủ lĩnh Bắc-cương
Lư Kỷ, Hoàng Kim-Mãn, Vi Thủ-An trước đây lĩnh ấn đại tướng quân, tước hầu. Nay đều thăng lên Tiết độ sứ, tước Quốc công.
Thần-vũ ngũ-hùng được phong chức Đô-thống, tước Bá. Thần-vũ ngũ Âu được phong nhất phẩm phu nhân.
Vũ-kị thượng tướng quân Hà Mai-Việt được phong tước hầu. Tất cả vẫn giữ nguyên chức cũ, như hồi chưa xuất chinh.
Long-biên ngũ hùng đều được thăng chức thượng tướng quân, tước hầu. Bốn phu nhân sau trận bình Chiêm được phong nhất phẩm phu nhân, nay lại lập đại công, nên phong làm quận chúa. Duy Phương-Quỳnh đã lập công trong lần dẹp loạn họ Dương, nay lại lập công lớn nữa, nên cũng được phong quận chúa.
Phạm Dật được phong chức Long-nhương thượng tướng quân, tước Thiện-tâm hầu. Phu nhân Lê Kim-Loan được phong Thiên-ân Nhu-mẫn quận chúa.
Vũ Quang được phong Hổ-uy thượng tướng quân, tước Thành-tâm hầu. Phu-nhân Võ Kim-Liên được phong Trang-hòa Thiên-đức quận chúa.
Đinh Hoàng-Nghi được phong Quán-quân thượng tướng quân, tước Chính-tâm hầu. Phu nhân Phương-Quỳnh được phong Tuyên-đức Thạc-hòa quận chúa.
Lý Đoan được phong Hoài-hóa thượng tướng quân, tước Trực-tâm hầu. Phu-nhân Trần Ngọc-Liên được phong Thiên-y Đại-từ quận chúa.
Trần Ninh được phong Vân-ma thượng tướng quân, tước Nhu-tâm hầu. Phu nhân Trần Ngọc-Hương được phong Thiên-hương Thuần-mẫn quận chúa.
Xét về công lao, Tây-hồ thất kiệt ngang với Long-biện ngũ hùng, tất cả được thăng tướng, tước hầu. Nhưng các phu nhân mới dự trận Bắc phạt, nên chỉ được phong nhất phẩm phu nhân.
Trần Di được phong Qui-đức đại tướng quân, tước Hư-tâm hầu.
Dương Minh được phong Trung-vũ đại tướng quân, tước Kính-tâm hầu.
Triệu Thu được phong Tuyên-vũ đại tướng quân, tước Tín-tâm hầu.
Mai Cầm được phong Tuyên-uy đại tướng quân, tước Từ-tâm hầu.
Quách Y được phong Minh-uy đại tướng quân, Minh-tâm hầu.
Ngô Ức được phong Định-viễn đại tướng quân, tước Huệ-tâm hầu.
Tạ Duy được phong Ninh-viễn đại tướng quân, tước Dũng-tâm hầu.
Ngoài ra các quan văn võ chiếu công lao đều được thăng thưởng cao thấp khác nhau.
Q8- Nam Quốc Sơn Hà
Lời mở đầu
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23
Chương 24
Chương 25
Chương 26
Chương 27
Chương 28
Chương 29
Chương 30
Chương 31
Chương 32
Chương 33
Chương 34
Chương 35
Chương 36
Chương 37
Chương 38
Chương 39
Chương 40
Chương 41
Chương 42
Chương 43
Chương 44
Chương 45
Chương 46
Chương 47
Chương 48
Chương 49
Chương 50
HỒI KẾT