watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Năm cô gái trường bay-Chương 16 - tác giả Bernard Glemer Bernard Glemer

Bernard Glemer

Chương 16

Tác giả: Bernard Glemer

Rồi, mấy phút sau tôi lại thấy anh ở phía bên kia căn phòng mà cứ như xa hàng dặm, tay bưng chiếc khay. Người anh toàn xương là xương, trông như chiếc khung con tàu chua đóng xong đang nằm trên ụ tàu. Anh tới ngồi xuống cạnh tôi, mỉm cười thoả mãn. Thật kỳ lạ vô cùng, anh bưng đến hai tô bỏng ngô, một chai sâmbanh và hai cốc uống sâmbanh, đặt một tô bỏng ngô vào lòng tôi.
"Để làm gì thế này, N.B?"
"Ăn đi, cô em dễ thương. Cứ ăn hết đi đã, rất tốt cho sức khoẻ của em"
"Nhưng, lạy Chúa, đây đâu phải giờ ăn sáng"
"Ăn đi, đừng hỏi nhiều nữa."
Anh rót sâmbanh ra cốc. "Em có biết anh học được sách này ở đâu không?"
"Sách nào?"
"Ngốc ạ, sách về chuyện ăn bỏng ngô này này"
"Ở tàu ngựa đua à?"
Anh cười phá lên như thể tôi nói một câu hết sức buồn cười. Rồi anh ghé tai tôi thầm thì:
"Người ta càng sống lâu càng học được nhiều điều."
"Thật thế à?"
"Thật. Và em biết không, anh thậm chí còn bắt đầu hát khi ngái ngủ nữa cơ"
Bỏng ngô. Tôi đã ăn chúng từ bao năm nay mà đâu có thấy tác dụng gì, thế mà đối với N.B thì lại có. Ngay từ khi vừa ăn xong tô bỏng ngô, anh lại thèm khát làm tình lần thứ ba nữa, nhưng tôi đẩy anh ra. Tất cả dây thần kinh trong cơ thể rã rời của tôi như tê liệt, vả lại hai lần cũng là đủ rồi. Tôi bảo: "N.B, em phải trở về khách sạn"
"Em sẽ không về khách sạn. Em sẽ ở lại đây"
"Không. Không thể được"
"Em hãy quên cái chuyện hãng hàng không ngốc nghếch ấy đi. Từ tối nay em sẽ ở lại đây"
"Không được", tôi trả lời. "Rất tiếc, nhưng không thể được"
Anh túm tay tôi: "Này, anh đã nói với em rồi, đúng không? Anh sẽ mặc cho em như nữ hoàng, anh sẽ cho em tất cả những gì em muốn"
"Không thể được đâu N.B ạ"
"Tại sao?"
"Không được, vậy thôi. Phòng tắm đâu anh? Em phải mặc quần áo rồi về"
"Carol, hãy nghe anh. Hãy nghe...". Rồi anh ngừng nói và làu bàu: "Thôi được, thôi được. Phòng tắm ở phía sau, phía trái kia kìa"
Phòng tắm rất đẹp, sơn hai màu đen trắng. Các mặt tường treo tranh khắc cảnh thành Roma đổ nát của Piranesi, ngoài có kính và lúc này không còn cảnh nào thích hợp hơn. Piranesi có thể dùng tôi làm mẫu vẽ của một cảnh hoàn toàn mới: cảnh đổ nát hoang tàn của bang Greenwich, bang Connecticut. Tôi bỗng cảm thấy mình như đã chết, người cứ như vừa bị chiếc máy kéo bánh xích chẹt qua.
Tắm xong, tôi thấy một hộp đồ trang điểm rất đẹp có đầy đủ các màu son môi, chì kẻ mắt hiệu Elizabeth Arden, còn lại là các đồ nho nhỏ khác mà bạn có thể thấy ở bất cứ phòng người đàn ông độc thân nào. Thật là chu đáo. Bất cứ cô gái nào, dù tóc hung, tóc đỏ, tóc nâu đều có thể có thể trang điểm để trông lại như mới, nếu cô ta sống sót qua cái vụ bỏng ngô ấy.
Tôi đánh qua chút son, thoa sơ chút phấn, luồn vào chiếc váy áo không quai phản trắc ấy, chải tóc rồi quay lại chỗ N.B.
Tôi bảo: "Anh gọi hộ em tắc-xi nhé"
"Tắc-xi là thế nào? Vớ vẩn. Anh sẽ lái xe đưa em về"
"Không cần..."
"Đừng làm chuyện vô lý nữa nào"
Lúc đi ra, tôi hỏi: "Mấy giờ rồi, N.B?"
Anh nhìn đồng hồ: 1h kém 15"
"Cám ơn anh"
Trời đêm dìu dịu, yên tĩnh và thanh bình khi chúng tôi trên đường trở lại Charleroi. Chúng tôi không nói chuyện với nhau. Lạy Chúa, tôi nghĩ, mọi chuyện mới buồn cười làm sao. Mọi việc diễn ra theo một lối mới kỳ quặc, buồn cười và vô nghĩa làm sao. Nếu hãng hàng không quốc tế Magna đừng ra lệnh cho tôi không được giao du với người đàn ông này, thì tôi và anh ta đã có thể cứu được Alma khỏi chết. Và giá như chiều hôm qua đây thôi, ngài bác sĩ Ray Duer và tôi chỉ cần về khách sạn sớm hơn mười phút, hẳn là anh ta đã không gặp Donna, đã không phải choảng nhau với Elliot, tôi đã không phải xuống phòng anh ta cầu xin tha thứ cho Donna, tôi đã không phải khóc đứng khóc ngồi như thế, đã không phải uống mấy viên thuốc ngủ của bác sĩ Schwartz, đã không phải bỏ buổi học, không gặp N.B ở bể bơi và đã không trông rũ rượi như bây giờ. Mà có lẽ lại còn có chửa nữa cũng chưa biết chừng. Đúng là một cảm hứng đột ngột, như một thùng nước đá lạnh dội lên đầu tôi: có lẽ còn có mang nữa. Hay thật!
Xe chúng tôi chạy theo lối vào của khách sạn, và đúng khi xe dừng, tôi cầm túi xách chuẩn bị ra khỏi xe thì nhận ra - lại một cảm hứng đột ngột nữa - cái thứ đang nằm trong đó. Tôi mở túi, lấy ra cuộn giấy bạc và đặt trên ghế cạnh N.B.
Anh ta hỏi: "Cái gì thế?"
"Số tiền anh thắng cược ở trường đua ngựa"
"Đó là tiền của em. Em được cược chứ đâu phải anh?"
"Em không cầm đâu, N.B ạ. Đơn giản là em không thể nhận tiền này được"
Anh bảo: "Em làm sao thế, cô bé? Tiền này đâu phải của anh mà là tiền ở đuờng đua đấy chứ. Nó là tiền bắt được. Nhiều khi cả buổi không thắng được lấy một xu ấy chứ. Lạy Chúa, đừng có ngớ ngẩn thế, em yêu"
Anh nhét cuộn giấy bạc vào túi tôi, và đó là lần đầu tiên tôi nghe cái từ hết sức thích hợp với tôi ấy.

*

Lúc người gác cửa mở cửa xe cho tôi, N.B bảo: "Khi nào anh sẽ gặp lại em?"
Tôi đáp: "Rất tiếc chẳng có tối nào trong tuần em được rảnh cả. Chưong trình tuần này của lớp rất nặng"
Anh mím môi rồi nói: "Còn cuối tuần thì sao?"
"Em chưa thể nói trước vào lúc này được"
"Thôi được"
"Cám ơn anh đã cho em một ngày đầy thú vị"
"Có gì đâu"
Tôi chầm chậm đi vào hành lang chính như một cô Lọ Lem đang bị choáng váng, vào thang máy lên tầng 14 và lết về phòng 1412. Jurgy và cô Webley đang ngồi đợi tôi.
Cô Webley bảo: "Ôi, tạ ơn Chúa, em đã về"
Jurgy trố mắt nhìn tôi.
Tôi nói lí nhí: "Xin lỗi tôi về muộn"
Đôi mắt đẹp màu xanh của cô Webley đẫm lệ.
"Chúng tôi vừa tính đi báo cảnh sát. Chuyện gì xảy ra thế, Carol?"
"Em không thể chịu đựng nổi khi ở trong khách sạn"
Cô hiểu ngay, không vặn vẹo gì. Cô đến gần, giang tay ra ôm tôi. "Điều quan trọng là em đã về. Mary Ruth và tôi bắt đầu tưởng tượng ra đủ mọi chuyện khủng khiếp". Người cô toát ra mùi nước hoa thơm nức.
"Em vẫn bình thường", tôi bảo, song thực ra không bình thường chút nào. Căn phòng quay tít như chong chóng trong đầu tôi.
Cô nhìn tôi đầy thương cảm: "Tội nghiệp em, mệt quá đấy mà. Mary Ruth, em đưa cô ấy về giường được chứ? Có lẽ cô ấy cần uống một cốc sữa nóng"
"Vâng, thưa cô Webley"
Mấy phút sau, cô Webley ra về. Jurgy bảo tôi: "Tự cô ấy đến đây, tớ đâu có gọi cô ấy. Khoảng 10h cô ấy ghé vào xem cậu thế nào. Khi không thấy cậu đâu, tớ và cô ấy đâm hoảng"
"Tại sao cậu lại hoảng?"
"Chẳng biết tại sao. Cậu có uống sữa nóng không?"
Tôi lắc đầu. Đầu tôi đau như búa bổ. Rồi tôi bảo: "À, mà có lẽ tớ cần sữa nóng thật. Đừng bận tâm, Jurgy. Tớ tự làm lấy được"
"Lên giường đi", nó làu bàu. "Cậu trông cư như cơn giận của Chúa ấy"
Tôi vào phòng tắm mặc bộ váy ngủ rồi thất thểu về giường. Jurgy ngồi cạnh tôi hút thuốc trong khi tôi nhấm nháp cốc sữa.
Nó bảo: "Tớ có thể ngủ ở đây cũng được, nếu cậu thích"
"Không cần. Đừng lo về tớ"
"Hôm nay bọn mình đã được báo sẽ làm ở đâu; tức là sẽ đi đâu ấy"
"Cậu được phân về đâu?"
"Tớ sẽ ở lại Miami. Cả cậu nữa"
"Ồ"
"Vui lên chứ. Cậu sẽ được ở gần bồ của cậu"
"Bồ nào?"
"Bác sĩ Duer ấy"
"Ai bảo cậu ông ấy là bồ của tớ?"
"Nhưng..." nó định nói tiếp, rồi bỗng nổi cáu. "Ôi dào, mọi người đều biết chuyện đó, Carol ạ. Lạy Chúa, từ lúc nào nhỉ? À, thứ Bảy, năm sáu cô gái đã thấy hai anh chị nắm tay nhau ngồi trong hiệu cà-phê. Ngay cả cô Webley cũng nói bóng gió về chuyện ấy. Họ cho đó là câu chuyện tình lãng mạn nhất của trường huấn luyện đấy"
"Ray Duer chẳng là cái quái gì với tớ"
"Không ư?", nó ngơ ngác hỏi.
"Và tớ không muốn nhắc đến tên ông ta nữa"
"Được thôi", nó lấy lại cái vẻ điềm tĩnh mọi ngày, đứng dậy chuẩn bị đi. "Mà này, cậu có định sau khi tốt nghiệp sẽ ở đâu không?"
"Jurgy, tớ chưa hề nghĩ tới chuyện đó"
"Liệu tớ với cậu thuê chung một căn hộ được chứ?"
"Được chứ, sao lại không"
"Luke sẽ ở đây cả tuần. Tớ có thể bảo ông ấy để ý tìm cho mình một chỗ"
"Luke còn có nhiều việc đáng làm hơn"
Nó đáp, giọng lạnh lùng: "Không, ông ấy không có việc gì đáng làm hơn cả"
Nó trở về giường, nhưng khoảng 2 tiếng sau, tôi mò vào đánh thức nó dậy. Nó tỉnh ngủ ngay và bật đèn đầu giường, bảo tôi: "Có chuyện gì thế? Sao cậu lại khóc?"
"Jurgy...." tôi sẵn sàng chết ngay.
"Vì Chúa, nếu cậu cần kể thì kể đi"
"Jurgy, tối qua tớ đã ngủ với một người. Tớ không biết phải làm gì..."
Nó rên lên: "Tớ đoán ngay là thế mà. Lạy Đấng tối cao, chuyện ấy thường xảy ra. Khi có người đi đời thì tất cả bọn con gái trong khu đều đâm bổ vào chuyện làm tình". Nó dằn giọng: "Cậu bảo không biết phải làm gì là nghĩa làm sao? Cậu không có biện pháp phòng ngừa ư?"
"Không"
Jurgy bảo: "Cô em. Cô có biết ngay giây phút này cô phải làm gì không?"
"Làm gì?"
"Hãy quỳ xuống và cầu Chúa phù hộ"
"Jurgy..."
Nó tụt khỏi giường, mở ngăn kéo bàn dưới cùng, lôi ra một cái túi dây dợ lằng nhằng.
Rồi thì dùng cái này. Cậu biết cách dùng chứ?"
"Tớ nghĩ là biết"
"Cậu nghĩ vậy? Cậu nghĩ vậy ư?". Nó suýt nữa đánh tôi.
"Cậu học ở cái trường quái nào thế? Cầu nguyện xong rồi đi với tớ".

Sáng hôm sau, mọi sự trở lại bình thường. Trở lại lớp cũng giống như trở lại nhà. Khi tôi đưa người vào cái cùm sắt, cô Webley bảo: "Carol, cô có muốn lên ngồi phía trước không?". Nhưng thực ra không cần. Tôi ngồi vào chỗ tôi vẫn thường ngồi, với bóng ma Alma bên này và bóng ma Donna phía bên kia. Họ không phải là lũ ma quỷ đáng sợ, họ không ác ý, hình như họ chỉ chú tâm vào việc của họ như tôi vào việc của tôi, lật từng trang cuốn sổ tay vô hình của họ, lẩm bẩm một mình, chửi rủa bằng những câu chửi của người Ý và người vùng New Hampshire, cố gắng ghi nhớ những thông tin đang được nhồi nhét vào đầu họ. Và có đôi lúc họ hiện ra như người thực, rất gần ngay cạnh, rất thân thương, đến nỗi tôi khóc nấc lên vì buồn bã. Mọi người trong lớp đều nghe tiếng tôi khóc, đều làm ra vẻ họ không nghe thấy.
Jurgy đã nói rất đúng. Nền giáo dục của nước Mỹ có những chỗ sai lầm nghiêm trọng. Làm sao lại có thể có chuyện một cô gái ở tuổi hai mươi đương độ chín mà không biết về chiếc túi có dây dợ lòng thòng kia? Trong khi nghe cô Webley nói, tôi nhận ra rằng cái mà các cô gái ngồi đây cần là một tháng học tập thật căng thẳng, trong đó cô Webley cho họ biết một cách rõ ràng, mạch lạc về các loại chuyện của người đời, đặc biệt nhấn mạnh đến chuyện của đàn bà con gái. Cái chúng tôi cần, ngoài cuốn sổ hướng dẫn về máy bay phản lực, là cuốn sổ tay thiếu nữ. Cái chúng tôi cần học kỹ, dù là phũ phàng cũng chẳng cần phải rào trước đón sau, là sự thực về đời con gái. Về chúng tôi, thế thôi. Và tôi muốn nói là những sự thật này cần được trình bày thẳng thừng. Ví dụ, bạn đã đạt đến điểm gọi là khoái cảm cực độ trong sinh hoạt tình dục. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai đã uống sâmbanh, vôtca, martini hoặc brandy sau khi uống thuốc ngủ. Rồi tiếp đó thì sao? Bạn có chửa ngay không? Và trong trường hợp đó, bạn làm thế nào để tránh, nếu bạn rơi vào nanh vuốt của một người như N.B? Mẹ kiếp, nếu chúng tôi biết dập tắt hoả hoạn trên máy bay, chúng tôi cũng cần phải biết cách dập tắt cơn khoái lạc. Tương lai của loài người phụ thuộc vào việc đó. Của đáng tội một vài cô nói cứ như đã tốt nghiệp loại xuất sắc ở khoa sản đặc biệt của đại học Harward, nhưng thật ra họ nói cho có vẻ thế thôi, chứ tôi biết thừa, vì chính tôi đôi ba lần cũng đã từng làm như vậy. Có lần tôi làm Tom Ritchie gần như chết ngất khi tôi cao giọng giảng giải về ống dẫn trứng và anh ta không bao giờ quên điều đó. Là tôi cũng nói đại thể, chứ giá có ai giơ cái ống dẫn trứng ra trước mặt, tôi cũng chẳng biết đó là cái quái gì.
Thế nhưng trong suốt hai ngày rưỡi, chúng tôi toàn học cách xử lý các tình huống khẩn cấp. Song đó là cách tình huống khẩn cấp trên máy bay, chứ không phải tình huống khẩn cấp thông thường của nữ giới. Bác sĩ Elizabeth Schwartz, như đã hứa, giảng về cách đỡ đẻ trên chuyến bay qua Đại Tây Dương và tôi phải thú nhận là việc này hết sức cần thiết, và tôi có đầy đủ lý do để lắng nghe một cách chăm chú. Nhưng ngay cả lúc ấy chị cũng lại nói về ô-xy. Chị đến giảng ở lớp mấy lần và lần nào cũng nói đến ô-xy. Ô-xy rõ ràng là quan trọng đến nỗi sau các bài giảng của bác sĩ Schwartz, cô Webley tóm tắt lại tất cả những điều chị ấy nói về ô-xy; rồi các kỹ sư đến giảng bài và lại tóm tắt những điều cô Webley đã nói. Ô-xy, ô-xy và ô-xy!
Tựu trung lại là thế này: trên chiếc máy bay ở độ cao trên 5000 fut, hành khách dễ bị chứng thiểu năng tuần hoàn não, nôm na là thiếu ô-xy. Chứng này khá là nghiêm trọng. Ở độ cao 5000 fut, hậu quả chưa đến nỗi nào, vì chỉ có thị lực bị ảnh hưởng. Ở độ cao 10 000 fut, để bù lại lượng ô-xy thiếu hụt, người ta buộc phải thở nhanh hơn. Nhưng càng lên cao, không khí càng loãng, có nghĩa là áp lực không khí giảm đi, dẫn đến việc càng có ít ô-xy trong máu hơn. Và nếu không có ô-xy, óc sẽ bị ảnh hưởng. Ở độ cao 18 000 fut, bạn sẽ mất hết cảm giác sau 30 phút. Ở độ cao 25 000 fut, áp lực không khí thấp đến mức bạn mất hết cảm giác sau 2 phút, còn ở độ cao 35 000 fut, bạn sẽ bất tỉnh nhân sự trong vòng 30 giây vì áp lực không khí vô cùng thấp. Tất nhiên các hãng hàng không không muốn chuyện đó xảy ra với các hành khách thân yêu của họ. Đó không phải là điều có thể đưa vào quảng cáo trên tờ Thời Báo New York: "Hãy tận hưởng 30 giây nghỉ ngơi không vướng chuyện đời trần ở vùng Bermuda chan hoà ánh nắng". Vì vậy trong các máy bay đều có máy điều chỉnh áp lực không khí. Vì thế, dù bay cao đến đâu bạn cũng tuyệt đối an toàn vì các kỹ sư phụ trách chuyến bay luôn giữ đúng áp lực không khí trong máy bay, và lượng ô-xy đủ cho bất cứ người nào, làm bạn có cảm giác như đang đi dạo trong công viên trung tâm ở New York vậy. Tuy nhiên, nếu bạn quyết định thám hiểm khoảng không bên ngoài ở độ cao 30 000 fut chẳng hạn, bạn sẽ bất tỉnh trong vòng một phút và sau đó là chết luôn. Nhưng nếu bạn được hít thở ô-xy ở giai đoạn cận kề cái chết ấy, chỉ 15 giây sau bạn sống lại ngay. Đó là điều kỳ diệu của ô-xy, được các nhà chuyên môn biết đến dưới ký hiệu O2. Chỉ cần hít ô-xy một lát là bộ óc của bạn trở lại tỉnh táo như thường. Bạn có thể lại tiếp tục là kẻ ngớ ngẩn như bạn khi trước.
Chúng tôi cần phải học hết sức chi tiết về các vụ ô-xy này bởi vì một trong những nhiệm vụ quan trọng của chúng tôi, nếu có lúc nào chúng tôi được phục vụ trên máy bay, là phải luôn theo dõi xem có hành khách nào có triệu chứng thiểu năng ấy hay không. Chúng tôi đâu có được chạy ngược chạy xuôi tìm nhiệt kế nhét vào miệng hành khách để đo nhiệt độ và đếm mạch đập. Chừng nào các kỹ sư theo dõi chuyến bay giữ được áp lực trên máy bay như trong sách, bạn có thể tin được là mọi việc đều tốt đẹp. Song bạn phải căng mắt ra mà theo dõi vì một vài hành khách vốn dĩ dễ bị chứng bệnh ấy hơn những người khác. Những người có bệnh tim chẳng hạn, thường có biểu hiện da dẻ xanh tái, mặt mũi xám nghoét. Nếu bạn nhìn thấy một hành khách đang bị như vậy, thì đừng có cuống quýt lên, mà hãy lấy mặt nạ thở ô-xy ra cho ông hoặc bà ta thở, và thế là ông ta hoặc bà ta hồng hào lại ngay. Trẻ con lại càng hay mắc chứng này, nhưng với chúng, bạn phải giữ mặt nạ thở ô-xy cách xa mũi chúng khoảng 1 insơ, nếu không chúng sẽ khóc thét lên vì sợ. Một số người hành động như kẻ đang say mặc dù không uống một giọt rượu nào. Đó chính là chứng thiểu năng tuần hoàn não đấy. Một số người có vẻ đờ đẫn thiếu tự nhiên: cũng lại là thiểu năng tuần hoàn não. Ngay cả chiêu đãi viên cũng có thể bị chứng đó và câu trả lời nằm trong câu thần chú la "ô-xy". Bao giờ cũng có hiệu quả ngay.
Sáng thứ Tư, Ray Duer đến giảng về các khía cạnh tâm lý khác nhau khi bay. Anh ta chẳng cần phải lo tôi sẽ gọi anh ta là "anh yêu" trước mặt các cô gái khác. Tôi không dám nhìn anh, không dám gặp ánh mắt của anh. Tay anh bó nẹp, quấn băng và tôi thổn thức trong lòng, tự hỏi không biết anh có bị nặng không. Rõ ràng là người ta đã đơm đặt nhiều chuyện về việc đi lại trên máy bay phản lực, nào là bạn có thể bị điếc, nào là sóng siêu âm sẽ làm lục phủ ngũ tạng bạn rệu rã, v..v..., và anh đã phân tích bác bỏ từng cái một. Thậm chí anh còn đề cập thẳng đến những khó khăn về tâm lý mà các cô gái thường có khi đi máy bay vào kỳ kinh nguyệt. Anh nói đi máy bay vào thời kỳ ấy lại ít bị đau hơn là khi ngồi ở nhà, là vì sự co rút của cơ thể. Hay thật đấy. Giảng bài xong, anh nán lại nói chuyện với cô Webley một lát, rồi trên đường đi ra, anh liếc nhìn tôi. Tôi chỉ cần có thế. Bụng tôi đau quặn như lúc hành kinh và không ăn nổi bữa trưa. Lạy Chúa, tôi đã làm đời mình rối tung lên.
Sáng hôm sau, chúng tôi ở trong khoang chiếc Boeing 707 mấy tiếng. Máy bay không bay. Cô Webley giải thích: "Các cô. Trước khi các cô thực sự bước vào nghề bay trên các máy bay phản lực, các cô sẽ trở lại đây học thêm 4 ngày nữa. Lúc đó các cô sẽ được hướng dẫn kỹ hơn về các biện pháp đảm bảo an toàn và xử lý các trường hợp khẩn cấp, v...v...". Tôi nghĩ chúng tôi đã học kỹ những thứ đó, song hoá ra lại là chưa. "Hãy nhìn các cabin mà xem", cô Webley bảo; và chúng tôi nhìn cái khoang hành khách rộng mông mênh phía trước và khoang hành khách phía sau máy bay. "Các cô thấy rõ trách nhiệm của mình rồi chứ? ". Tất cả chúng tôi đều hiểu cô muốn nói gì.
Như cô đã hứa, buổi chiều hôm đó không có gì vì là chiều cuối cùng của khoá học. Chúng tôi lên tầng trên ký hợp đồng làm việc cho Hãng Magna. Rồi chúng tôi đến bà Sharpless ở phòng 15 để nhận trang phục. Sau đó tổ chức một cuộc liên hoan nhỏ ở lớp. Đầu tuần, chúng tôi đã góp tiền để mua tặng phẩm cho cô Webley, và vì cô sắp lấy chồng nên chúng tôi quyết định cái cô cần nhất là bộ đồ mặc ở nhà. Và vì chồng cô lại là phi công, nên chúng tôi quyết định thêm rằng bộ đồ này phải thật khêu gợi, đến mức tự nó cũng đi lại được, thậm chí làm tình được.
Khi chúng tôi tặng cô, cô Webley cười và rơm rớm nước mắt. Cô cầm tặng phẩm và bảo: "Ôi, các cô không cần phải làm thế. Cám ơn các cô nhiều. Nhưng tôi biết mặc thế nào đây? Peter sẽ nói gì nhỉ? Ôi, lạy Chúa"
Rồi cô nhìn chúng tôi rất chăm chú. Cô nói: "Tôi vô cùng tự hào về các cô. Thật đấy. Các cô đã học hành chăm chỉ và đã chứng tỏ được mình. Từ giờ phút này, các cô không còn là học sinh của tôi nữa, các cô là bạn và đồng sự của tôi. Xin đừng gọi tôi là cô Webley, cứ gọi là Peg". Cô cười, nói tiếp: "Một cái tên ngốc nghếch đúng không? Nhưng tên tôi là thế và tôi muốn các cô gọi tôi bằng cái tên ấy"
"Vâng, thưa cô Webley", chúng tôi đáp. Cả lớp cười ầm lên như lũ quỷ sứ, và tôi chỉ muốn bò vào trốn trong góc lớp. Không phải vì Donna, vì Alma, mà là vì tôi.
Năm cô gái trường bay
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Chương 23