watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị-- 2 - - tác giả Biên soạn chính: Trần Lê An Biên soạn chính: Trần Lê An

Biên soạn chính: Trần Lê An

- 2 -

Tác giả: Biên soạn chính: Trần Lê An

Từ ngày 19 đến ngày 20-7-1972
Ta dùng hỏa lực pháo bắn cấp tập vào khu vực Tri Bưu, sau đó xuất kích diệt đối phương, đẩy quân đối phương ra xa, cách ta 200 đến 300 mét và chốt giữ được khu vực đông bắc Thành cổ. Ta diệt hơn 200 binh lính đối phương, bắn cháy hai xe tăng.


Ngày 21-7-1972
Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48 bàn giao khu vực La Vang cho Trung đoàn 88, chuyển về bố trí ở phía Đông Nam Thành cổ, quân số còn khoảng 100 người.


Ngày 22-7-1972
Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 đưa toàn bộ Trung đoàn 95 của Sư đoàn 325 vào Thị xã chiến đấu, lệnh tổ chức Ban chỉ huy hỗn hợp của Trung đoàn 48 và Trung đoàn 95 bảo vệ Thị xã và Thành cổ (thay Ban chỉ huy do đồng chí Tham mưu phó B5 phụ trách từ ngày 14 tháng 7 vì đồng chí Tham mưu phó Mặt trận B5 bị thương nặng, và sau đó Tham mưu trưởng của Sư đoàn 320B đến thay cũng bị thương ngay). Đồng thời thành lập Ban cán sự Đảng trong Thị xã do đồng chí Chính ủy Trung đoàn 95 làm bí thư.


Ban chỉ huy hỗn hợp của Trung đoàn 48 và Trung đoàn 95 chuyển vào trong Thị xã, đóng quân tại hầm dinh tỉnh trưởng gồm: Chỉ huy trưởng là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48; Chính ủy - Bí thư ban cán sự là Chính ủy Trung đoàn 95; Chỉ huy phó là Trung đoàn phó Trung đoàn 95 và Trung đoàn phó Trung đoàn 48; Tham mưu trưởng là Tham mưu trưởng Trung đoàn 48 cùng toàn bộ cơ quan tham mưu Trung đoàn 48.


Ngày 23-7-1972
Chấp hành lệnh của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5, Trung đoàn 95 đưa Tiểu đoàn 5 vào Thành ban ngày lúc 10 giờ, lội qua đoạn bãi nổi mới bồi ở quãng gần Chợ Sải, không phải bơi.
Theo lệnh của Trung đoàn, Tiểu đoàn 5 nhanh chóng đưa:
- Đại đội 6 và Đại đội 7 tăng cường cùng Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 48, phản kích đối phương ở Tri Bưu. Sau phản kích, chuyển về bố trí ở Tây Bắc Thành cổ, dọc bờ sông Thạch Hãn.
- Đại đội 5 tăng cường cho Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 95 phòng giữ đông Nam Thị xã.
Đêm 23 tháng 7, một đại đội của Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 vào chốt giữ trường Bồ Đề ở phía Nam Thị xã.


Từ ngày 24 đến ngày 25-7-1972
- Quân dù và hai đại đội biệt kích đối phương đánh chiếm Tri Bưu cùng một phần làng Hạnh Hoa, bị Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 48 cùng Tiểu đoàn địa phương 3 đánh trả quyết liệt, chia cắt đối phương thành từng cụm. Đến 15 giờ ngày 24 tháng 7, ta chiếm lại khu vực Tri Bưu.
Hướng Đông Nam, quân dù tiến đánh khu vực chốt của Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 và Đại đội 5 thuộc Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95, đối phương bị ta đánh trả quyết liệt và chặn đứng lại.
- Hướng Tây Nam, đối phương tiến công Đại đội 10 Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 ở trường Bồ Đề. Quân ta đánh ngăn chặn cả ngày, diệt hơn 40 binh lính đối phương.


Ngày 26-7-1972
Theo lệnh của Bộ Tư lệnh Mặt trận B5, toàn bộ Trung đoàn 88 của Sư đoàn 308 vào chiến đấu bảo vệ phía Nam Thị xã:
Tiểu đoàn 4 chốt giữ khu vực La Vang - trại Gia Long, cao điểm 25.
Tiểu đoàn 5 chốt giữ khu Cầu Sắt.
Tiểu đoàn 6 chốt giữ khu trường Bồ Đề - ngã ba Long Hưng.
Quân số Trung đoàn 88 lúc này đã suy giảm nhiều, mỗi đại đội chỉ còn 15 đến 20 tay súng. Cả trung đoàn còn bốn súng ĐKZ, bốn khẩu 12,7 ly, 8 khẩu cối 82. Sở chỉ huy Trung đoàn 88 bố trí ở Tích Tường 2, phía Nam Cầu Sắt khoảng 2 kilômét.
Về phía đối phương, sau mấy ngày tiến công bị thất bại, thương vong nặng nề, đối phương vẫn chưa chiếm được Thành cổ, đối phương tung tin chiều 25 tháng 7 đã chiếm được Thành cổ. Sáng ngày 26 tháng 7, đối phương tổ chức kéo cờ, có cố vấn Mỹ, có phóng viên nhà báo, quay phim đến dự, thực ra đối phương tổ chức kéo cờ giả ở nhà thờ Trầm Lý, cách Thị xã 3 kilômét về phía Đông.
Nhưng khi đối phương mới bắt đầu đã bị pháo của ta tập kích dồn dập, khiến đối phương hoảng loạn, vội vã lên máy bay trực thăng rút chạy.


Ngày 27-7-1972
Phát hiện đối phương đang lúng túng, tiểu đoàn 5 dù và lực lượng biệt kích địch gặp nhiều khó khăn: quân số thương vong, trang bị kỹ thuật bị tổn thất lớn, nên ta đã lệnh cho Tiểu đoàn 2 thuộc Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 tập kích đánh bồi thêm một đòn vào đêm 27 tháng 7 tại khu vực nhà thờ Tri Bưu, khu vực nhà Tôn - Đông Nam Tri Bưu. Ta đã diệt hơn 100 binh lính, bắt 2 lính dù, thu nhiều phương tiện kỹ thuật. Đối phương bỏ lại nhiều xác chết mang phù hiệu quân dù thuộc tiểu đoàn 4, tiểu đoàn 5, tiểu đoàn 6, tiểu đoàn 7, tiểu đoàn 9, tiểu đoàn biệt kích 81…


Hai tuần cuối tháng 7, mặc dù đã tăng mật độ hỏa lực gấp đôi và hơn nữa, đã mở nhiều đợt tiến công dự đối phương cắm cờ trên Thành cổ Quảng Trị, nhưng quân đối phương vẫn chưa đạt được yêu cầu, trái lại còn bị thiệt hại lớn. Trong 10 ngày (từ ngày 18 đến ngày 27-7) đối phương bị tiêu diệt 1.702 binh sỹ, cháy 3 xe tăng, 3 xe ô tô, rơi 4 máy bay.


Và cuối cùng ngày 27 tháng 7, đối phương phải thay đổi lực lượng, đưa quân dù ra củng cố, sư đoàn thủy quân lục chiến vào thay thế, tiếp tục tiến công đánh chiếm Thị xã Quảng Trị.


Về phía ta, các đơn vị đều đã kiên cường chiến đấu, giữ từng khu vực chốt trước mật độ bom đạn rất lớn của kẻ địch, chấp nhận nhiều tổn thất về người và phương tiện kỹ thuật. Nhìn chung ta vẫn giữ được khu vực, mặc dù quân địch đã chiếm thêm được một vài nơi quan trọng như Tri Bưu, thôn Cổ Thành, Thạch Hãn v.v… và ta đang chiến đấu trong thế bị bao vây từ ba mặt.


Đợt 3: Đánh bại đợt tiến công đầu tiên của sư đoàn thủy quân lục chiến với cách đánh mới của chúng "Lấn dũi ban ngày, di tản ban đêm" (từ ngày 28-7 đến ngày 10-8-1972)


Cuối tháng 7 năm 1972, Ban cán sự Đảng cùng Ban chỉ huy hỗn hợp Trung đoàn 48 và Trung đoàn 95 họp rút kinh nghiệm chiến đấu tháng 7, đề ra chủ trương, nhiệm vụ:
- Động viên toàn đơn vị phát huy thắng lợi vừa qua, kiên quyết đánh bại mọi đợt tiến công của sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy, giữ vững Thành cổ.
- Tranh thủ đưa từng tiểu đoàn đã chiến đấu dài ngày trong Thị xã ra ngoài củng cố lực lượng, chuẩn bị đánh lâu dài.
- Kiên quyết giành chủ động, tổ chức những trận đánh tập kích quy mô tiểu đoàn, diệt gọn từng trung đội, đại đội địch, đánh bại thủ đoạn lấn dũi của chúng, giữ vững trận địa.
- Bố trí đội hình hợp lý, củng cố công sự trận địa, phát triển giao thông hào; bổ sung cơ sở vật chất kỹ thuật, bảo đảm sinh hoạt đời sống bộ đội tại trận địa.
- Tranh thủ huấn luyện kỹ chiến thuật cho anh em mới, bổ sung ngay tại trận địa, chú trọng kỹ thuật sử dụng vũ khí bộ binh, bí mật vận động tiếp cận địch…
- Tăng cường xuống cơ sở kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Điều chỉnh bố trí đội hình chiến đấu (cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 1972)
- Hướng Tri Bưu - Đông Bắc Thành: Tiểu đoàn 6 của Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn 1 của Trung đoàn 48.
- Hướng thôn Cổ Thành - bắc Thị xã: Tiểu đoàn 2 của Trung đoàn 48; Tiểu đoàn 9 của Trung đoàn 64 và Đại đội địa phương 45 Quảng Bình.
- Trong Thành cổ: Tiểu đoàn địa phương 3 và một bộ phận Tiểu đoàn địa phương 8.
- Hướng đông nam Thị xã: Tiểu đoàn 4 của Trung đoàn 95.
- Thạch Hãn - Đệ Ngũ: Tiểu đoàn 3 của Trung đoàn 48 và Tiểu đoàn địa phương 8.
- Hướng Nam: Trung đoàn 88.
+ Tiểu đoàn 4: La Vang.
+ Tiểu đoàn 5: Cầu Sắt - Quảng Trị đến ngã ba Long Hưng.
+ Tiểu đoàn 6: Tây Nam Đệ Ngũ, trường Bồ Đề, ty Công chính.
- Lực lượng cơ động: Tiểu đoàn 5 của Trung đoàn 95 bố trí ở tây bắc Thị xã dọc sông Thạch Hãn.
- Đại đội đặc công của Tiểu đoàn đặc công 35 Mặt trận B5 ở hướng Đông Nam.
- Các đại đội hỏa lực của Trung đoàn 95 và Trung đội chống tăng B.72 thuộc Sư đoàn 325 vào bố trí hướng Đông Bắc và Đông Nam thay các đại đội hỏa lực Trung đoàn 48 rút ra ngoài củng cố.
- Đại đội công binh của Sư đoàn 320B vào thay đại đội công binh của Trung đoàn công binh 229 rút ra ngày 28 tháng 7; đại đội công binh thuộc Sư đoàn 325 vào ngày 3 tháng 8.
Diễn biến chiến đấu đợt 3:


Ngày 27-7-1972
Đối phương chiếm Chợ Sải - Bắc Thị xã nhằm cắt tiếp tế đường sông vào Thị xã.


Ngày 28-7-1972
Đối phương tiến công Đệ Ngũ đông.
Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 và một bộ phận Tiểu đoàn địa phương 8 ngăn chặn, bắn 500 quả cối 82 ly, đánh trả quyết liệt, diệt 55 binh lĩnh, bẻ gãy cuộc tiến công của đối phương.


Từ ngày 28-7 đến 2-8-1972
Trời mưa bão lũ - nước sông Thạch Hãn lên to, hầm hào sụt lở, bộ đội ngâm mình trong nước suốt ngày đêm, tiếp tế qua sông rất khó khăn. Đối phương tiếp tục bắn phá ác liệt.


Từ ngày 30 đến ngày 31-7-1972
Đoois phương tập kích hỏa lực hai ngày liền vào toàn bộ trận địa ta. Riêng pháo mặt đất, đối phương bắn 36.000 quả vào Thị xã và Thành Cổ.


Ngày 3-8-1972:
Một tiểu đoàn của lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 ngụy bắt đầu tiến công Đệ Ngũ đông.
Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn địa phương 8, cùng Đại đội 9 Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48 đánh ngăn chặn, xuất kích diệt quân đối phương.
Cuối ngày đối phương chiếm Đệ Ngũ đông và tiến ra Cầu Sắt, gặp Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 88 đánh trả quyết liệt.


Ngày 4-8-1972
Hai tiểu đoàn đối phương bí mật tiến vào hướng Tri Bưu, Hạnh Hoa, Đông Bắc Thị xã.
Ta chủ trương tập kích đối phương bằng lực lượng các chốt, quyết ngăn chặn giữ vững trận địa để hỗ trợ lực lượng tiến công gồm:
- Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48, Đại đội 7 thuộc Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 tiến công hướng chủ yếu ở Hạnh Hoa.
- Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 (mới vào thị xã ngày 2-8) tiến công hướng thứ yếu ở Tri Bưu.
- Đại đội 10 thuộc Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64, Đại đội 6 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48: tiến công phối hợp ở phía Bắc nhà thờ nhỏ Hạnh Hoa và tổ chức tiến đánh đối phương.
- Các hướng tập kích đối phương đều do cán bộ tiểu đoàn chỉ huy. Ban chỉ huy bảo vệ Thị xã - Thành cổ phân công một đồng chí chỉ huy phó trực tiếp chỉ huy trận đánh.


4 giờ 53 phút ngày 5-8-1972
Ta nổ súng tiến công, dùng hỏa lực chế áp mãnh liệt toàn bộ đội hình đối phương.
Đại đội 6 thuộc Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 và Đại đội 7 Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 đã mạnh dạn thọc sâu chia cắt, áp đảo đối phương, nhanh chóng đánh chiếm khu nhà thờ nhỏ Hạnh Hoa. Đối phương chạy, bỏ lại 50 xác chết.
Trên hướng phối hợp, Đại đội 10 Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 tiến đánh, buộc đối phương phải co cụm ở Bắc Hạnh Hoa và bỏ chạy.
Ta chiếm Hạnh Hoa. Đại đội 10 thuộc Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 bố
trí chốt giữ khu vực. Trên hướng thứ yếu Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 và Đại đội 7 thuộc Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95 đánh địch ở Tri Bưu, chiếm khu nhà tôn. Đại đội 1 thuộc Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 chốt giữ khu vực.
Kết quả sau 40 phút chiến đấu, ta diệt một đại đội đối phương, đánh thiệt hại ba đại đội khác, bắn cháy năm xe tăng, bắt sống hai binh lính, thu bốn vô tuyến điện và 70 súng các loại, đánh bại ý định đánh chiếm Thành cổ. Sau trận đánh, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Sau đó Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 64 rút ra, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 vào thay thế chiến đấu ở đông nam Thị xã.


Ngày 5-8-1972
Tận dụng thời cơ thắng lợi của ta ở Tri Bưu - Hạnh Hoa:
- Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 và Tiểu đoàn địa phương 8 tập kích đối phương ở ngã tư đường 1, phía nam Thạch Hãn, khu chùa Bà Năm diệt hàng trăm bính lính đối phương đêm 5 tháng 8, cải thiện thế phòng thủ của ta ở đông nam Thị xã.
- Trung đoàn 88 đánh chiếm ngã ba Thạch Hãn - Bệnh viện. Đối phương dùng hỏa lực phi pháo bắn chặn ác liệt và tổ chức phản kích. Hai bên chiến đấu giằng co suốt ngày 5 tháng 8. Đến đêm mùng 5 tháng 8, Trung đoàn 88 rút khỏi khu vực do thương vong nhiều.
Ngày 7-8-1972
Các chốt của ta tiếp tục giữ vững trên các hướng Đông Nam và Đông Bắc Thị xã, khiến đối phương không thực hiện được ý định cắm cờ ở Thành cổ ngày 7-8.


Ngày 9-8-1972
Đối phương dùng một tiểu đoàn thủy quân lục chiến cùng xe tăng tiến công trận địa chốt Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 ở đông nam Thị xã và khu vực ngã tư đường 1 - Thạch Hãn.
Ta kiên cường đánh trả, giữ vững trận địa. Đại đội 3 thuộc Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 với 20 tay súng đã ngăn chặn nhiều đợt tiến công của đối phương trong ngày. Có nhiều chiến sĩ Đại đội 3 Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95 bị thương nhiều lần vẫn ở lại chiến đấu với tinh thần "còn người còn trận địa".
Ở hướng Nam Thị xã khu vực Đệ Ngũ, Bồ Đề, Cầu Sắt: Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 đánh bật nhiều đợt tiến công của đối phương giữ vững trận địa. Ta diệt 150 binh lính, bắn cháy 9 xe tăng thiết giáp (trong đó tên lửa chống tăng B72 diệt 6 xe) trong ngày.


Ngày 10-8-1972
Tiểu đoàn 5 và Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 88 tiếp tục đánh bại nhiều đợt tiến công của đối phương, giữ vững trận địa ở khu vực Đệ Ngũ - Bồ Đề, Cầu Sắt, mặc dầu ta bị tổn thất thương vong nhiều trong ngày.
Sau hơn 10 ngày vào chiến đấu thay quân dù, sư đoàn thủy quân lục chiến mà cụ thể là lữ đoàn thủy quân lục chiến 258 cả 5 tiểu đoàn đã bị tổn thất nặng nề.

Mỗi tiểu đoàn bị loại khỏi vòng chiến đấu từ 200 đến 250 binh sỹ, cháy 15 xe tăng thiết giáp, rơi 7 máy bay, tiểu đoàn 3 thủy quân lục chiến bị loại, phải về phía sau củng cố. Đối phương không thực hiện được ý định vào Thành cổ cắm cờ ngày 7 tháng 8 và sau đó ngày 10 tháng 8.
Về ta, mặc dù đối phương đánh phá ác liệt, lại gặp mưa bão lũ gây nên vô vàn khó khăn, nhưng các lực lượng đã ngoan cường chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tiến công của đối phương, giữ vững trận địa. Tuy nhiên, ta vẫn ở thế bị bao vây ba mặt. Một số trận địa bị thu hẹp như ở ngã ba Long Hưng, Thạch Hãn, Đệ Ngũ trên hướng Đông Nam - phía Nam Thị xã; ở Tri Bưu - Hạnh Hoa trên hướng Đông Bắc - phía Bắc Thị xã…
Đợt 4: Đánh bại đợt tiến công tiếp theo của sư đoàn thủy quân lục chiến ngụy, cải thiện thế phòng ngự, giữ vững trận địa Thị xã và Thành cổ Quảng Trị (từ ngày 11 tháng 8 đến ngày 31 tháng 8 năm 1972)

A. Quá trình chiến đấu ác liệt dài ngày, dần dần hình thành cánh quân chiến dịch từ Tây sang Đông bảo vệ khu mới giải phóng Quảng Trị.
Vào trung tuần tháng 8 năm 1972, chấp hành Nghị quyết Đảng ủy
Mặt trận B5, Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 giao nhiệm vụ cho Bộ chỉ huy Sư đoàn 325 chịu trách nhiệm tổ chức phòng thủ cánh giữa bao gồm Thị xã Quảng Trị, nhưng vẫn giữ quyền chỉ huy vượt cấp tới Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã Quảng Trị.
Sau khi nhận nhiệm vụ, Đảng ủy, Thủ trưởng Sư đoàn 325 quyết định tăng cường lực lượng cho Thị xã Quảng Trị, chủ yếu lực lượng pháo binh, đặc công, công binh, thông tin và bộ đội bảo đảm hậu cần kỹ thuật; đồng thời ngày 20 tháng 8 năm 1972 cử đồng chí Tham mưu phó Sư đoàn vào tăng cường công tác chỉ huy trong Thành.
1. Sau khi vào Thị xã, nghiên cứu tình hình mọi mặt, trinh sát thực địa quanh Thị xã và Thành cổ, Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã thống nhất nhận định:
Lực lượng vũ trang Bảo vệ Thị xã đã và đang chiến đấu kiên cường, trụ vững dài ngày, giữ vững Thị xã trong thế phòng thủ bất lợi:
- Địa hình bằng phẳng, tráng địa, lại bị dòng sông Thạch Hãn chia cắt.
- Đối phương bao vây ba mặt, dùng hỏa lực tối đa của không quân, hải quân, hạm đội 7 Mỹ và quân đoàn 1 ngụy bắn phá ác liệt ngày đêm. Đối phương vận dụng chiến thuật lấn dũi ban ngày, di tản ban đêm, từng bước tiến công thận trọng, chưa thấy xung phong ồ ạt, đánh nhanh giải quyết nhanh.
- Tổ chức lực lượng ta khá chắp vá. Có tới bốn đầu trung đoàn, hàng chục đầu tiểu đoàn và nhiều đơn vị lẻ khác mà tổng quân số chỉ độ 1.300 người.
Mỗi tiểu đoàn còn trên 150 quân, thực tế chỉ độ 50 đến 60 tay súng. Sức chiến đấu giảm sút sau nhiều ngày trụ bám. Quân số và vật chất kỹ thuật bổ sung mặc dù cấp trên rất cố gắng nhưng vẫn chưa bù đủ số quân thương vong và số vật chất tổn thất hàng ngày.
- Tổ chức đội hình chiến đấu, xây dựng trận địa phòng ngự còn nhiều nhược điểm, khuyết điểm. Chưa dứt khoát phòng ngự, còn lấn cấn giữa tiến công và phòng ngự, ụ súng chiến đấu, chiến hào nối liền các trận địa chốt, hệ thống công sự phụ (chướng ngại vật, dây thép gai, mìn…) còn sơ sài, thiếu vững chắc, thiếu liên kết, giao thông hào cơ động giữa các điểm tựa, chốt trong Thị xã hầu như không có, đại đa số đều vận động trên mặt đất, trên đường phố.
- Bảo đảm vật chất kỹ thuật, bảo đảm quân y, chuyển thương binh liệt sĩ, về phía sau còn rất nhiều khó khăn. Đạn dược, lương thực, thực phẩm, thuốc men còn thiếu thốn nhiều.


2. Trước tình hình trên, Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã tìm cách khắc phục từng bước khuyết nhược điểm. Tất nhiên việc khắc phục không dễ dàng, nhất là trong tình hình chiến sự diễn biến ác liệt hàng ngày. Đối phương tiếp tục oanh tạc bắn phá dữ dội, liên tiếp mở các đợt lấn dũi tiến công nối tiếp nhau hàng ngày vào Thị xã.
Công việc trước hết là xác định ý định quyết tâm chiến đấu, củng cố điều chỉnh lực lượng, thu gọn đầu mối chỉ huy, đưa một số đơn vị ra ngoài củng cố, đề nghị trên tăng cường quân số và vật chất kỹ thuật tối thiểu.
Nội dung kế hoạch điều chỉnh lực lượng được Bộ chỉ huy Sư đoàn 325 và Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 phê duyệt qua điện đài ngày 25 tháng 8 năm 1972 như sau:


* Hướng phòng thủ chủ yếu: nam - đông nam Thị xã do Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 đảm nhiệm chốt giữ, cụ thể:
Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 95: khu Mỹ Đông, chùa Bà Năm, ty Cảnh sát, trại giam.
Tiểu đoàn 4 Trung đoàn 95: khu Mỹ Tây, nhà thờ Tin lành, ngã ba Đống Đá.
Tiểu đoàn 6 Trung đoàn 95: nam thôn Cổ Thành - Lực lượng cơ động.
Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 18 (vào Thành ngày 23-8): Khu vực Đệ Ngũ, Thạch Hãn.


* Hướng phòng thủ quan trọng: phía bắc và đông bắc Thị xã do Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B đảm nhiệm chốt giữ, cụ thể:
Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48: Khu vực Tri Bưu - Hạnh Hoa.
Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48: Khu vực thôn Cổ Thành, phía Nam sông Vĩnh Định.


* Tiểu đoàn địa phương 3 Quảng Trị trong Thành cổ.
Tiểu đoàn 3 Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 5 Trung đoàn 165; Tiểu đoàn địa phương 8 và một số đơn vị lẻ khác chưa thật cần thiết trong Thị xã cho ra ngoài củng cố lực lượng.
Trung đoàn 88 của Sư đoàn 308 chốt giữ khu vực Cầu Sắt Quảng Trị, ven sông Thạch Hãn, trường Bồ Đề, có nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với đơn vị bạn trực tiếp ở khu vực phía nam Thị xã.


* Phối hợp với lực lượng chiến đấu vòng ngoài:
+ Từ hướng Nam - Tây Nam: Sư đoàn 304, Sư đoàn 308 chiến đấu tại khu vực điểm cao 367, động Chiên Giòng, động Ông Do, Trường Phước, điểm cao 105A-B, Tích Tường - Như Lệ, kết hợp chốt giữ với vận động tiến công, tập kích trên trục đường 1, và phía tây đường 1.
+ Từ hướng đông - đông bắc: Sư đoàn 320B chiến đấu tại khu vực Bích La - Nại Cửu - Chợ Sải - Long Quang kết hợp chốt giữ với vận động tiến công, tập kích khu vực tỉnh lộ 68, dọc sông Vĩnh Định.
* Bố trí sử dụng lực lượng binh chủng:
+ Đơn vị đặc công gồm: Đại đội đặc công Tiểu đoàn 19 Sư đoàn 325; Đại đội đặc công Tiểu đoàn 35 thuộc Mặt trận B5 được bố trí trong Thị xã, hoạt động, chiến đấu vùng sau lưng đối phương ở Hải Lăng - Mai Lĩnh.
+ Đơn vị pháo mặt đất gồm:
- Pháo tiểu đoàn, trung đoàn đi cùng: chủ yếu cối 82 ly (độ 30 viên/khẩu), ĐKZ75 - cối 82 ly (độ 20-30 viên/khẩu).
- Pháo Sư đoàn 325: bố trí tả ngạn sông Thạch Hãn ở khu vực Xuân An - Nhan Biều gồm 6 cối 120 ly; 5 dàn BM14 hỏa tiễn 5 nòng; 2 tiểu đội B.72 chống tăng. Có đài quan sát pháo sư đoàn ở trong Thị xã. Cơ số đạn: đều thiếu nhiều.
- Pháo do Bộ Tư lệnh Mặt trận B5 chi viện: Trung đoàn pháo 84, Trung đoàn pháo 164 và Trung đoàn pháo 45 đều có đài quan sát pháo trong Thị xã. Trận địa pháo đều bố trí ở xa về phía Tây, mỗi ngày được chi viện vài chục viên đạn pháo. Có đại diện chỉ huy pháo chi viện của Mặt trận B5 và Sư đoàn 325 ở cạnh Ban chỉ huy trong Thành.
+ Đơn vị pháo phòng không:
- Chủ yếu là trọng liên 12,7 ly của tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn và tên lửa phòng không mang vác A72 trực tiếp bảo vệ đội hình trận địa chốt trong Thị xã.
- Pháo phòng không của Mặt trận B5 bố trí ở xa Thị xã, ít tác dụng chi viện trực tiếp cho Thành.
+ Đơn vị trinh sát: Trung đoàn 48 Sư đoàn 320B, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 và Mặt trận B5 đều có mặt trong Thị xã, lập đài quan sát, bám địch phía trước. Quân số không quá 20 người một đại đội.
+ Đơn vị công binh: Trung đoàn 48, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 và Sư đoàn 320B, quân số không quá 30 người một đại đội, tập trung bảo đảm bến vượt sông qua Thị xã, làm Sở chỉ huy trung đoàn, tiểu đoàn, chuẩn bị di chuyển Sở chỉ huy hỗn hợp từ dinh Tỉnh trưởng phân tán ra ven bờ sông Thạch Hãn…
+ Đơn vị thông tin: Trung đoàn 48, Trung đoàn 95 Sư đoàn 325 - Mặt trận B5, bảo đảm điện thoại từ Sở chỉ huy trung đoàn đến các tiểu đoàn, các chốt, đến Sư đoàn 325 và Mặt trận B5.

Có mạng tải ba nói chuyện thẳng với Sư đoàn 325, Mặt trận B5 và cả đến Bộ Tổng tham mưu ở Hà Nội: bảo đảm vô tuyến điện 2Wt liên lạc với các tiểu đoàn, với hậu cứ Nhan Biều - Tả Kiên. Vô tuyến điện 15 W liên lạc với Sư đoàn 325 và Mặt trận B5, thường xuyên hàng ngày. Vài ba ngày một lần nạp ắc-quy ở Nhan Biều bên kia sông.
+ Đơn vị hậu cần - kỹ thuật hình thành các tuyến:
- Tuyến Ba Gơ - Phượng Hoàng - Nhan Biều do Mặt trận B5 đảm nhiệm.
- Tuyến Đông Hà - ái Tử - Nhan Biều do Sư đoàn 325 đảm nhiệm.
- Tuyến Nhan Biều vượt sông sang Thị xã do Trung đoàn 95 đảm nhiệm, có Tham mưu trưởng Trung đoàn 95 trực tiếp chỉ huy vượt sông.


- Tuyến Tả Kiên - Thị xã do Trung đoàn 48 đảm nhiệm. Đêm đêm, ta dùng thuyền máy, vượt trận địa đối phương ở Chợ Sải vào Thị xã tiếp tế vũ khí, đạn dược, lương thực và chở thương binh nặng ra hậu phương.
- Ở Nhan Biều, hình thành một hậu cứ trực tiếp bảo đảm hậu cần kỹ thuật cho Thị xã.


Có trạm phẫu quân y tiền phương do Tiểu đoàn quân y 24 của Sư đoàn 325 sơ cứu thương binh trước khi đưa về phía sau. Riêng Trung đoàn 48 có trạm phẫu ngay tại Thành cổ, có hầm quân y bên cạnh Sở chỉ huy tại khu vực dinh Tỉnh trưởng.
Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I – Tình hình tác chiến
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca.