watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị-- 2 - - tác giả Biên soạn chính: Trần Lê An Biên soạn chính: Trần Lê An

Biên soạn chính: Trần Lê An

- 2 -

Tác giả: Biên soạn chính: Trần Lê An

THIÊN ANH HÙNG CA VỀ LÒNG DŨNG CẢ

Trung tướng SÙNG LÃM

Nguyên Sư trưởng Sư đoàn 320B


Thị xã và Thành cổ Quảng Trị nằm bên bờ phía Đông sông Thạch Hãn tiếp giáp hai huyện Triệu Phong - Hải Lăng, diện tích khoảng 4 ki lô mét vuông. Năm 1972, toàn thị xã có khoảng 14.000 dân đã được sơ tán. Đứng về mặt quân sự, đây chỉ là một mục tiêu có tính chiến thuật, nhưng để phục vụ nhiệm vụ chính trị và yêu cầu trực tiếp của cuộc đấu tranh ngoại giao lúc đó, thì địa danh này trở thành trọng điểm rất quan trọng.


Tối 26/6/1972, đồng chí Hải Như, Tham mưu trưởng Trung đoàn 48, đến sở chỉ huy báo cáo với Bộ Tư lệnh Sư đoàn 320B về tình hình đơn vị. Tôi và Chính ủy Nguyễn Duy Tường ra lệnh sơ bộ cho trung đoàn phải khẩn trương chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng vào chiến đấu bảo vệ Thị xã Quảng Trị.


Quán triệt quyết tâm của Quân ủy Trung ương: Giữ vững Quảng Trị, đánh bại cuộc hành quân của địch. Bộ Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên chủ trương: Tăng cường và chi viện cho lực lượng giữ Thị xã Quảng Trị, đồng thời liên tục tổ chức những trận phản kích từ hai bên sườn, chủ yếu là từ hướng Tây, từng bước đánh bại ý đồ chiếm lại Thị xã của đối phương nhằm. 22 giờ ngày 30 tháng 6, Thiếu tướng Lê Trọng Tấn, Tư lệnh Mặt trận Trị Thiên giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320B cùng Tỉnh đội Quảng Trị tổ chức bảo vệ khu vực La Vang, Tích Tường, nhà ga, ngã ba Long Hưng, Tri Bưu, dùng vật cản kết hợp hỏa lực, tổ chức chiến đấu chặt chẽ, kiên quyết không để đối phương tiến vào Thị xã.


Tình hình quân số, vũ khí của ta bị tiêu hao trong chiến đấu chưa được bổ sung có ảnh hưởng đến sức mạnh chiến đấu của đơn vị. Ngày 1 tháng 7, toàn trung đoàn chuyển gấp vào phòng ngự theo phương án tác chiến:

- Tiểu đoàn 3 tăng cường đảm nhiệm phòng ngự hướng chủ yếu; tổ chức cụm chốt ở khu vực La Vang - cầu Thượng Xá trên trục đường 1 (Đông Nam Thị xã).

- Tiểu đoàn 1 tăng cường, đảm nhiệm phòng ngự hướng thứ yếu; tổ chức cụm chốt ở các thôn An Thái, Tri Bưu, Quy Thiện (Đông Bắc Thị xã).

- Tiểu đoàn địa phương 8 và Quảng Trị tổ chức phòng ngự trong Thị xã Quảng Trị.

- Tiểu đoàn 2 về đứng ở thôn Cổ Thành (Tây Bắc Thị xã) làm lực lượng cơ động.

- Các đại đội hỏa lực bố trí trong Thành cổ.

- Sở chỉ huy Trung đoàn ở Bối Khê (Tây Bắc Thị xã Quảng Trị), bộ phận chỉ huy nhẹ ở nhà tên tỉnh trưởng; Trung đoàn 48 chịu trách nhiệm chỉ huy các lực lượng vũ trang bảo vệ Thị xã Quảng Trị. Tỉnh đội trưởng Nguyễn Mạnh Khoa cử hai tỉnh đội phó là đồng chí Kiện Toàn, đồng chí Hòa tiến hành hiệp đồng chiến đấu với chủ lực và ở bên cạnh Sở chỉ huy Trung đoàn 48 để chỉ huy đơn vị thuộc quyền.

Ngày họp lại Hội nghị Pa-ri càng đến gần, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh cho Ngô Quang Trưởng phải cắm được cờ trong Thị xã.

1. TỪ NGÀY 4 ĐẾN NGÀY 10 THÁNG 7, SƯ ĐOÀN DÙ CỦA ĐỐI PHƯƠNG TỔ CHỨC ĐÁNH CHIẾM THỊ XÃ LẦN THỨ NHẤT.

Từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 7, đối phương tiến công liên tục vào trận địa của ta và tung thám báo, biệt kích luồn vào Thị xã. Tất cả đều bị ta tiêu diệt và đẩy lùi. Trận đánh của Tiểu đoàn địa phương 8 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị ở Thạch Hãn và trận đánh của Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn 48 ở Quy Thiện, Trầm Lý, ta diệt 150 địch quân, số còn lại tháo chạy.

Ngày 10 tháng 7, từ mờ sáng, bom pháo đối phương dồn dập đánh vào trận địa quân ta. Pháo binh, súng cối ta cũng bắn cấp tập vào khu vực An Thái, Đại Nải, nơi bộ binh, xe tăng đối phương tập trung, làm binh lực đối phương thiệt hại nặng, buộc đối phương phải tạm dừng cuộc tiến công để xốc lại lực lượng. Suốt ngày 10 tháng 7, quân đối phương tập trung một lực lượng lớn tiến công vào hướng Đông - Nam và Đông - Bắc, song vẫn không sao tiến vào được Thị xã, đối phương còn bị thiệt hại nặng nề, bỏ lại 500 xác binh lính và 12 xe tăng, thiết giáp trước trận địa quân ta. 18 giờ cùng ngày, Bộ chỉ huy Mặt trận gửi điện khen ngợi Lực lượng bảo vệ Thị xã Quảng Trị: Ngày 10 tháng 7 là ngày cao điểm, đối phương tập trung cố gắng chiếm Thị xã Quảng Trị, nhưng đã bị thất bại.

Các lực lượng ở hướng Đông và hướng Tây quân ta đã tích cực phản công để chi viện, chia lửa với lực lượng chiến đấu bảo vệ Thị xã.

- Hướng Tây Nam: Trung đoàn 66 và Trung đoàn 24 thuộc Sư đoàn 304 phản kích ở Phú Long và Cây Lời, chặn được bước tiến của sư đoàn dù.

- Hướng Đông: các Trung đoàn 27, 64 thuộc Sư đoàn 320B; Trung đoàn 18 thuộc Sư đoàn 325; Tiểu đoàn 47 Khu đội Vĩnh Linh; Tiểu đoàn 10 Tỉnh đội Quảng Trị cùng quân dân huyện Hải Lăng đã chặn được quân đối phương ở tuyến Ngô Xá, Cù Hoan, Trà Trì, Hà Lộc, không cho sư đoàn thủy quân lục chiến tiến vào Đông - Bắc Thị xã.

Tôi với cương vị Tư lệnh cánh Đông lúc đó, không bao giờ quên tấm gương chiến đấu kiên cường, chỉ huy kiên quyết và táo bạo của Xã đội phó Hải Khê - Hải Lăng, Trần Thị Tâm. Chị chỉ huy du kích đánh bại một tiểu đoàn thủy quân lục chiến được pháo binh, xe tăng yểm trợ ở Hải Quế, bảo vệ ngã ba trọng yếu tiến vào Thị xã Quảng Trị. Đồng chí Tâm hy sinh vào phút chót. Trong cuộc tiến công này, đối phương không chiếm được Thị xã. Thương vong của cả hai bên là không nhỏ.

Đêm 10 tháng 7, Chính ủy Trung đoàn Trần Quang Tùy vào Thị xã phổ biến chỉ thị của Tư lệnh Mặt trận, tiến hành rút kinh nghiệm chiến đấu, bổ sung phương án tác chiến và quán triệt nghị quyết Đảng ủy Sư đoàn: "Quyết đánh, biết đánh", chủ động tích cực tiến công để giữ vững mục tiêu bảo vệ. Các đồng chí Trung đoàn phó Trần Minh Vân, Tham mưu trưởng Hải Như và chỉ huy các đơn vị hứa quyết tâm thực hiện khẩu hiệu: "48 còn, Quảng Trị còn". Trần Minh Vân, Trung đoàn phó Trung đoàn 48, trực tiếp chỉ huy lực lượng trong Thị xã còn rất trẻ, chỉ huy xông pha, táo bạo, đã nói là làm bằng được.

2. TỪ NGÀY 14 THÁNG 7 ĐẾN NGÀY 27 THÁNG 7, ĐỐI PHƯƠNG TỔ CHỨC TIẾN CÔNG LẦN THỨ HAI

Sư đoàn dù của đối phương cho một cánh quân từ ngã ba Long Hưng tiến đánh Quy Thiện, Tri Bưu, uy hiếp phía Đông Thị xã, một cánh quân đánh ra Tích Tường - Như Lệ, cắt đường tiếp tế cho Thị xã từ hướng Nam. Sư đoàn thủy quân lục chiến tiến sát sông Vĩnh Định, cố chiếm An Tiêm, Nại Cửu, Bích La Đông, bao vây Thị xã từ hướng Đông - Đông Bắc.

Dự đoán được ý đồ của đối phương, nên ta đã tích cực ngăn chặn, kết hợp với phản kích, đã đánh bại cuộc tiến công lần hai của đối phương. Ta đã đánh quỵ một lữ đoàn dù, một tiểu đoàn thủy quân lục chiến, loại hai đơn vị này ra ngoài vòng chiến. Ý định chiếm Thị xã của đối phương không thực hiện được. Khi sức chiến đấu của bộ đội ta giảm đi, đối phương chiếm được làng Tri Bưu, thôn Cổ Thành và khu vực Chợ Sải, hình thành thế bao vây ta ba mặt. Có những trận đánh hiệu suất chiến đấu cao, tác động cổ vũ tinh thần chiến đấu của quân ta như:

Trung đoàn 88 thuộc Sư đoàn 308 cùng Trung đoàn 48 thuộc Sư đoàn 320B chiếm lại được Long Hưng Bắc, ngã tư đường sắt; Trung đoàn 66 thuộc Sư đoàn 304 chốt giữ được Phú Long, Tiểu đoàn 8 thuộc Tỉnh đội Quảng Trị cùng Trung đoàn 48 chiếm lại nhà thờ Thạch Hãn và ngã tư đường 1.

- Từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7, Trung đoàn 27 và Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 64 có xe tăng và pháo binh chi viện, diệt gần hết tiểu đoàn thủy quân lục chiến đối phương, bắn rơi 11 máy bay trực thăng ở khu vực An Tiêm - Nại Cửu.

Đại đội 5 Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 48 chốt giữa ngã ba Long Hưng (cửa ngõ chủ yếu tiến vào Đông - Nam Thị xã) do Vũ Trung Thướng chỉ huy đã liên tục chiến đấu bảy ngày đêm, diệt hai đại đội và đánh thiệt hại hai đại đội khác của lữ đoàn 2 dù, bắn cháy, bắn hỏng mười xe tăng, giữ vững chốt thép ngã ba Long Hưng.

Trên cánh Đông, Tiểu đoàn 7 Trung đoàn 64 được tăng cường Tiểu đoàn 66 xe tăng, thiết giáp cùng quân dân địa phương đánh bại cuộc đổ bộ đường không xuống khu vực Lệ Xuyên của Tiểu đoàn 9 và Tiểu đoàn 6 thủy quân lục chiến ở phía Linh Chiểu lên phối hợp định chiếm cảng Cửa Việt.

Tiểu đoàn 4 thuộc Trung đoàn 95, Tiểu đoàn 9 thuộc Trung đoàn 64 đã kịp thời tham chiến, cùng với Trung đoàn 48 đã kiên cường, liên tục phản kích giữ vững khu vực Thành cổ Quảng Trị.

Ngày 14 tháng 7, Mặt trận cử đồng chí Dưỡng - Tham mưu phó và đồng chí Bình - Cục phó Chính trị Mặt trận thành lập Bộ chỉ huy và Ban cán sự Thị xã. Ngay sau đó, đồng chí Dưỡng bị thương nặng, đồng chí Trịnh Hồng Thái - Tham mưu trưởng Sư đoàn 320B vào thay, cũng bị thương nặng.

Ngày 20 tháng 7, Mặt trận quyết định thành lập Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã do Trung đoàn trưởng Trung đoàn 48 Lê Quang Thúy làm Chỉ huy trưởng; Chính ủy Trung đoàn 95 Nguyễn Văn Thiện làm Chính ủy; các trung đoàn phó của hai trung đoàn này làm Chỉ huy phó.

3. TỪ NGÀY 29 THÁNG 7 ĐẾN TRUNG TUẦN THÁNG 8 NĂM 1972

Sư đoàn dù của đối phương mất sức chiến đấu, phải rút ra củng cố, Sư đoàn thủy quân lục chiến vào thay áp dụng chiến thuật mới "lấn dũi", sử dụng tối đa hỏa lực của không quân, hải quân, pháo binh, xe tăng, chi viện của bộ binh đánh chiếm mục tiêu. Bộ Tư lệnh chiến dịch tăng cường Trung đoàn 165 thuộc Sư đoàn 312 cho Sư đoàn 308, Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 325 chuyển sang tăng cường cho Lực lượng bảo vệ Thị xã. Tiểu đoàn 7 thuộc Trung đoàn 64 vào thay cho Tiểu đoàn 9 rút ra củng cố. Chủ trương của ta diệt cho được một tiểu đoàn đối phương, cải thiện thế phòng thủ của ta ở phía Nam. Trên hướng Tây Nam, Sư đoàn 308 tấn công quân đối phương ở điểm cao 150B, khu vực Tích Tường, Thạch Hãn, nhưng kết quả hạn chế. Hướng Đông, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 đánh ở Nại Cửu, Chợ Sải. Lực lượng bảo vệ Thị xã giữ vững trận địa. Đặc công của K1, K5 Hải quân tập kích vào cảng Mỹ Thủy và trận địa pháo binh ở Hải Lăng, gây cho đối phương nhiều thiệt hại.

Ta tăng cường lực lượng mới vào một số trung đoàn, nhưng sức chiến đấu không mạnh hơn, đối phương dốc kiệt sức ra mà vẫn không vào được Thị xã, những trận phản kích của ta không đạt yêu cầu. Thị xã Quảng Trị vẫn bị đối phương uy hiếp cả ba mặt. Ngày 9 tháng 8, Bộ Tư lệnh Chiến dịch (Mặt trận Trị Thiên) giao cho Sư đoàn 325 lãnh đạo chỉ huy chung và bảo đảm các mặt cho lực lượng chiến đấu bảo vệ Thị xã Quảng Trị, nhưng về tác chiến chiến dịch vẫn chỉ huy vượt cấp đến Ban chỉ huy Bảo vệ Thị xã. Thượng tá Lê Kích - Sư đoàn trưởng 325 chỉ huy sư đoàn ở hướng Tây, Sư đoàn 320B chúng tôi ở hướng Đông quyết tâm cùng nhau hiệp đồng chiến đấu bảo vệ Quảng Trị.

4. TỪ NGÀY 20 THÁNG 8 ĐẾN CUỐI THÁNG 8 NĂM 1972

Đối phương vẫn dùng cách đánh cũ và hỏa lực của không quân, hải quân, pháo binh bắn với mật độ cao, cường độ lớn để yểm trợ cho Sư đoàn thủy quân lục chiến tiến công vào Thị xã và một lữ đoàn dù mới hồi sức lấn ra phía Tây để bảo vệ sườn bên trái cho Sư đoàn thủy quân lục chiến. Ta chủ trương phản kích, nhằm diệt hai đến ba tiểu đoàn, phá thế uy hiếp cả ba mặt Đông - Nam và Tây Nam.

- Sư đoàn 308 điều các Trung đoàn 88 và 102 tiến công một tiểu đoàn thủy quân lục chiến ở ngã tư Thạch Hãn và ngã ba Long Hưng, sau ba mươi phút chiến đấu, ta chiếm được trận địa. Sau một ngày, bị máy bay và pháo binh của đối phương đánh phá ác liệt, ta thương vong nhiều, buộc phải bật ra ngoài. Ở khu vực Tích Tường, các Trung đoàn 36 và 165 thuộc Sư đoàn 312 chốt chặn kết hợp phản kích, đánh thiệt hại lữ đoàn dù, giữ vững trận địa.

- Hướng Đông, Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 chặn đánh quân đối phương ở Chợ Sải. Trung đoàn 27 đánh chiếm Bích La Trung và một phần Nại Cửu, sau đó đối phương phản kích, chiếm lại.

- Trong Thị xã, Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 95 tập kích diệt gọn một đại đội quân đối phương ở khu vực Tri Bưu. Lữ đoàn 258 thủy quân lục chiến liên tục phản kích, hòng chiếm lại khu vực đã mất, bị Tiểu đoàn 5 của ta chốt kết hợp phản kích đẩy lùi. Các đơn vị khác trong Thị xã đều tích cực phản kích, giữ vững trận địa.

Những ngày cuối tháng 8, lũ lụt rất lớn, nước các sông Thạch Hãn, Vĩnh Định, Nhùng quanh Thị xã Quảng Trị đột ngột dâng cao. Nước tràn vào Thị xã, ngập hết công sự, hầm hào, ảnh hưởng xấu đến đời sống và sức chiến đấu của bộ đội. Đồng chí Phan Trần Thắng, Phó chính ủy Trung đoàn 48 báo cáo với Sư đoàn 320B về tình hình đơn vị bảo vệ Thị xã rất khó khăn: hàng trăm liệt sĩ, thương binh nằm lại, lương thực, thực phẩm còn một, hai ngày, súng đạn thiếu, quân số còn quá ít, Tiểu đoàn còn dưới 50 người, Đại đội còn trên dưới mười tay súng… đề nghị Sư đoàn giúp đỡ. Cùng ngày Chính ủy Mặt trận chỉ thị cho Bộ Tư lệnh Sư đoàn động viên, giúp khẩn cấp cho Trung đoàn 48 giải quyết chuyển thương binh ra tuyến sau, chuyển gấp số thực phẩm, súng đạn cần thiết cho chiến đấu và đời sống của bộ đội. Bộ Tư lệnh Sư đoàn cử đoàn cán bộ ba cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần xuống ngay kiểm tra, giải quyết tại chỗ; chỉ thị cho các đại đội vận tải, công binh, thông tin và đội phẫu thuật tiếp tục xuống ngay giúp Trung đoàn 48.

Chỉ tính từ ngày 20 tháng 8 đến ngày 30 tháng 8 năm 1972 trên Mặt trận Quảng Trị, ta đã diệt hàng vạn quân của đối phương, bắt sống gần 100 binh lính; phá hủy hàng trăm khẩu pháo, bắn cháy và phá hủy hàng trăm xe tăng và xe quân sự khác; bắn rơi và bắn cháy hơn 200 máy bay. Số thương vong của ta cũng rất lớn (riêng Thị xã Quảng Trị mỗi ngày đêm phải bổ sung một đại đội).

5. NHỮNG NGÀY ĐẦU THÁNG 9 ĐẾN NGÀY 14 THÁNG 9 NĂM 1972

Đối phương tăng cường lực lượng ra Quảng Trị hai lữ đoàn biệt động quân số 1 và 2, một thiết đoàn xe tăng, thiết giáp, một số đơn vị pháo binh, súng phun lửa. Ý đồ của đối phương tiếp tục mở cuộc tiến công mới (lần thứ năm) đánh chiếm Thị xã Quảng Trị trước ngày 14-9 để phục vụ yêu cầu cho Hội nghị ở Pa-ri.

- Ta phải bổ sung một đại đội chủ trương mở đợt "đòn" tiến công trên toàn mặt trận, thời gian từ 5 đến 7 ngày, nhằm tiêu diệt một bộ phận sinh lực đối phương, đẩy lùi quân đối phương một bước nữa, chuẩn bị điều kiện đánh bại cuộc hành quân của đối phương. Lực lượng ta đến đầu tháng 9 có tới 5 sư đoàn bộ binh (Sư đoàn 304, 308, 312, 320B, 325) và các sư đoàn, trung đoàn pháo phòng không và tên lửa, pháo binh, xe tăng, thiết giáp, công binh, hóa học, thông tin, vận tải… và một bộ phận lực lượng hải quân (K1 và K5), nhiều tiểu đoàn đặc công, súng máy 12,7 ly và bộ đội địa phương. Nhưng quân số, sức chiến đấu của một số đơn vị giảm sút. Về đối phương cũng bị tổn thất lớn. Đối phương thay quân, bổ sung quân số, vũ khí, trang thiết bị kỹ thuật nên phục hồi sức chiến đấu nhanh, tiếp tục cuộc tiến công lần thứ năm vào Thị xã, đối phương vấp phải sự chống trả kiên cường của lực lượng bảo vệ Thị xã và lực lượng chủ lực quân ta ở cánh Đông và cánh Tây. Ta liên tục phản kích vào đội hình của đối phương.


Cuộc chiến đấu 81 ngày đêm ở Thị xã Quảng Trị anh hùng vô cùng gian khổ và ác liệt. Các chiến sĩ của ta chiến đấu anh dũng, kiên cường, giành giật với đối phương từng khu vực mục tiêu, từng căn nhà, bức tường, đống gạch đổ nát, góc Thành, công sự hầm hào, không chịu rời trận địa chiến đấu của mình. Đêm 16 tháng 9, Bộ Tư lệnh Chiến dịch quyết định cho các đơn vị còn lại rời Thị xã - Thành cổ Quảng Trị, rút về phía sau để chuẩn bị cho trận chiến đấu mới.
Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I – Tình hình tác chiến
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca.