watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị-- 6 - - tác giả Biên soạn chính: Trần Lê An Biên soạn chính: Trần Lê An

Biên soạn chính: Trần Lê An

- 6 -

Tác giả: Biên soạn chính: Trần Lê An

Nhật ký
Của Đào Chí Thành*
(Trích)


Cựu chiến binh - Đại đội 14 Trung đoàn 95 thuộc Sư đoàn 325
Nguyên sinh viên lớp A3 Khoa Toán Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 1


Ngày 12-7-1972
Qua 12 ngày đêm hành quân, hôm nay đã đặt chân trên đất Quảng Trị. 9 giờ sáng ngày 11 tháng 7 chúng tôi đã vượt qua sông Bến Hải, qua thượng nguồn của nó. Một con sông nhỏ nước trong và mát - lội đến bụng chân. Tối 11 tháng 7 qua tiếp Cam Lộ rồi sẽ qua Cù Đinh. Toàn trèo đèo vượt suối mang nhẹ nhất cũng trên 30 kilôgam: chân pháo 19 kilôgam và ba lô. Người sút nhiều và mệt đâm ra hay nóng nảy, cần sửa ngay.

Ngày 15-7-1972
Qua nửa tháng hành quân vô cùng gian khổ: trèo đèo, lội suối, xuyên rừng, vượt đồi, chúng tôi đã tới Quảng Trị... vị trí tập kết để nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tại đây là xã Triệu Giang, huyện Triệu Phong. Hôm qua ngày 14 tháng 7, chặng hành quân cuối cùng thật là gian khổ và vô cùng dũng cảm. Qua một loạt đồi chừng hơn 10 kilômét toàn là những đồi cỏ gianh nham nhở vết cháy hoặc đã trụi đi vì bom đạn Mỹ. Tại những ngọn đồi này, quân ta đã xua tan lũ giặc. Vượt qua quãng đồi trống và những bãi bom bi ngổn ngang súng đạn trong lúc trên đầu tụi OV10 luôn dòm ngó, trinh sát, thật là nguy hiểm. Thỉnh thoảng lại một vài tốp phản lực bay qua oanh tạc những vùng lân cận do OV10 chỉ điểm. Đường dài, trống trải, khó đi, nắng rát cộng với sự khẩn trương hành quân có lúc gần ba giờ đồng hồ không được một phút giải lao đã quần cho khá mệt. Người sút đi hốc hác. Quần áo bẩn bụi đường, chân tay mặt mũi sờ lên toàn là cát và đã hai ngày nay chỉ ăn cơm nắm thiu và lương khô, nước suối. Song do sự cố gắng vượt bậc và được rèn luyện nhiều trong quân đội cuối cùng chúng tôi đã vượt qua tất cả và đặt chân lên vùng tập kết.


Ngày 16-7-1972
ở lại đó một ngày. Đêm đi lấy đạn và gạo. Phải qua sông bằng bè chuối. Mỗi chuyến năm người (kể cả lái). Thật là lâu trong khi pháo sáng và OV10 trên đầu. Bom và đạn pháo nổ xung quanh rung bần bật, toé lửa. Khoảng 12 giờ đêm về đến nhà. Nhận lệnh mới phải cơ động ngay. Thế là lại để ba lô và gạo ở lại. Mỗi người mang theo vũ khí, tăng võng, 1 kilôgam gạo, thuốc, lương khô... lên đường ngay.


Ngày 17-7-1972
1 giờ đêm đang hành quân thì bị lạc, tối quá, đi giữa đồng không bám sát được thế là lạc cả khẩu đội, tìm không thấy đơn vị, theo đường 1 bị tắc vì gãy cầu. Đành quay về, bị mưa. Ngủ đến sáng thì đồng chí Ca về gọi đi. Đơn vị để lại B trưởng và một đồng chí của khẩu đội để đón. Thế là lại khăn gói lên đường. Ngày hôm nay vẫn ở Triệu Giang, cách làng cũ khoảng 2 kilômét, gần đường 1.


Ngày 18-7-1972
Khoảng 2 giờ 20 phút sáng. Đơn vị về lấy đạn. Thế là đã bắt được liên lạc. Thật mừng, quay về làng cũ lấy ba lô và đạn. Sáng qua máy bay Mỹ đã oanh tạc vùng này. Hai quả bom bi nổ ngay đầu nhà và trước cửa nhà mình ở... Khoảng 5 giờ sáng mới bắt đầu hành quân đến vị trí nhận nhiệm vụ của đơn vị. Khoảng 4 kilômét, đường 1, sợ trời sáng phải vận động thật mệt. Đường 1 to và thẳng, hai bên rất trống trải và bằng phẳng. Qua sân bay ái Tử... đến vị trí ở một làng mà dân đã sơ tán được 5 ngày, cách Thị xã theo đường chim bay khoảng 500 mét. Tại đây chúng tôi sẽ bắn vào Thị xã và ái tử, đường sắt.


Ngày 21-7-1972
Không khí vẫn ầm ầm xung quanh đến nhức cả đầu. Chỉ có tắm giặt mà cũng khó khăn. Một bộ quần áo mặc đến bốn lần mới giặt được. Cứ vừa thò ra giếng là đạn pháo đã nổ rầm xung quanh, thật là bực mình…..



Nhật ký
của Trần Quốc Hưng
(Trích)
Nguyên sinh viên năm thứ ba Khoa Toán Đại học Sư phạm Hà Nội 2 - Đơn vị Đại đội 2 Trung đoàn 68 thuộc Sư đoàn 304


Ngày 26-5-1972
Hôm nay bắt đầu hành quân vượt sông ái Tử tiến về Quảng Trị. Đường bộ gặp nhiều may mắn, cứ những chỗ qua rồi chúng mới thả pháo sáng. Khi vượt sông anh em phải cởi quần dài ra lội, tới giữa dòng thì pháo sáng bủa vây. Nước sông trong quá, tôi muốn nhúng chiếc khăn lau mặt mà không được... Song chúng không đánh, chắc là không phát hiện được. Qua sông an toàn. Đêm nay ngủ rừng.


Ngày 10-6-1972
Tới làng Như Lệ thì trời sáng. Chúng tôi xin gạo và nấu cơm ăn. Từ khi vào đây hôm nay mới chính thức được ở với dân và sinh hoạt cùng dân. Họ quả là những người dân tuyến đầu. Không ai ở nhà cả, mọi người chuyển xuống dưới hầm trong lòng đất, những gian hầm rất to. Bom toạ độ và pháo kích ngày đêm thường xuyên đe dọa họ nhưng sao vẫn thấy họ thản nhiên lắm.


Có một điều đáng chú ý là dân trong này từ già tới trẻ đều rất diện, vận toàn quần áo vinilon. Con gái thì may bó sát lấy thân, mới trông họ thì khó mà cảm tình được, nhưng ai ngờ đó chính là những o du kích và bộ đội địa phương. Nói chuyện với họ thật là vui vẻ.


Ngày 22-6-1972
H. yêu quý của anh! Hôm qua anh được gặp bố trong giấc ngủ H. ạ! Bố đi công tác gì đó mà lại qua trận địa của anh. Có lẽ vì mệt nên giấc mơ nhòa đi không nhớ nữa. Anh chỉ thấy có một điều là bố già hơn là em thường nói với anh. Tóc bố đã lốm đốm hoa râm, trên vầng trán cao của bố đã đính lên một vài khắc của thời gian. Song trông bố vẫn khỏe lắm.


Anh vẫn rất mong thư của em. Anh thường xuyên nhắc tới em. Anh thường kể cho các bạn của anh nghe về giọng hát đầy tình cảm của em. ở giữa chiến trường khô khan đầy bom đạn này cái tiếng hát tưởng tượng của bọn anh sao mà trong mát làm sao. Các bạn anh thường ước có em ở đây để hát vài bài cho nghe.


Tự nhiên anh thấy nhớ cái tiếng hát trầm trầm âm ấm bay ra với tất cả tình cảm chân chất trong tâm hồn em, một cô gái trẻ đã tìm thấy hạnh phúc và cuộc sống.
Yêu em lắm H.ơi! Hôn em.
Ngày nay vẫn trực chiến. Tin chiến thắng báo về pháo bắn tốt, bộ binh hoan nghênh. Và họ đã vượt sông Mỹ Chánh cùng tăng xông lên cao điểm 52. Bọn địch đang rút chạy toán loạn.


Ngày 9-8-1972
Tôi đã có ý định tạm không ghi nhật ký nữa. Bởi vì những điều hàng ngày đang xảy ra quanh tôi không vui chút nào hết. Tôi không muốn ghi vào cuốn sổ này những dòng mà nó hiện thân của những chuỗi thở dài vô tận trong lúc lửa đời tôi rực cháy. Tôi chỉ muốn ca ngợi, chỉ muốn reo vui thôi. Tôi chán ngán những dòng nước mắt lắm rồi, tôi ghê tởm sự đau khổ chua chát đến tột độ. Tôi không muốn nhắc đến những cái gì chua đắng của lòng người. Tôi chỉ muốn chung quanh tôi đều hạnh phúc.


Tôi là một sinh viên trong số hàng nghìn những sinh viên khác phải tạm rời sách bút và sự nghiệp của mình để lên đường chiến đấu. Tôi cũng như trăm nghìn những sinh viên khác đang bước vào thời kỳ đẹp nhất của cuộc đời. Tôi cũng có người yêu. Chúng tôi yêu nhau chân thành và tha thiết. Chúng tôi đã vẽ cho nhau hướng đi tới ngày mai, chúng tôi đã xác định hạnh phúc và chúng tôi hoàn toàn tin tưởng vào hạnh phúc vì hạnh phúc nhất định sẽ thuộc về chúng tôi. Chính vì vậy mà tôi tha thiết sống. Cầu mong cuộc sống đừng sớm phụ bạc với mình. Tôi chỉ muốn cho ngày thống nhất đến nhanh hơn nữa để tôi được trở về trường học tiếp cùng với các bạn tôi hoàn thành sự nghiệp của mình. Và rồi tôi sẽ xây dựng hạnh phúc - sống hạnh phúc. Khi đó có lẽ tôi cũng không đòi hỏi gì cao hơn là chúng tôi được hạnh phúc với nhau trong một căn phòng ấm cúng. Khi đó vợ tôi ngày ngày sẽ tới viện làm việc, còn tôi cũng sẽ làm việc trên lĩnh vực văn học, nghệ thuật, cái mà tôi vẫn ôm ấp từ lâu. Ôi hạnh phúc, cứ nghĩ đến hạnh phúc là tôi lại cảm thấy sung sướng lạ. Một cảm giác khoái lạc say sưa lại xâm chiếm cơ thể tôi.


H. ơi! Em yêu quý của anh! Giờ này em đang làm gì? Em đang học tiết thứ năm hay tan học vì bây giờ đã gần 11 giờ 30 phút rồi. Nghĩ tới em anh thấy nhớ quá H. ạ, nỗi nhớ của anh không biết chứa vào đâu cho hết. Chỉ khi nào bên em anh mới hết nhớ thôi. Anh nhớ em từng phút, từng tích tắc, nhớ em không thể nào tả được. Thương em quá. Em sẽ phải chờ anh đến khi nào nhỉ? Anh tin rằng "Chúa sẽ che chở cho chúng ta". Hạnh phúc nhất định sẽ thuộc về chúng ta. Nhớ anh lắm phải không H.? Bố bảo: "Mọi sự cố gắng đều được bù đắp", chúng mình sẽ lấy câu nói của bố làm lẽ sống phải không H. Đúng, mọi sự cố gắng đều được bù đắp H. ạ! Em hãy cố gắng học và chờ anh. Khi nào về anh sẽ đền bù cho em. Anh sẽ nguyện phục vụ em đến suốt đời mình. Anh mong tin của em quá đi mất. Chưa bao giờ anh thấy mong tin của em như hiện nay. Em có khỏe không? Mẹ có khỏe không? Em đã nghỉ hè về thăm thầy mẹ chưa? Kỳ thi vừa rồi kết quả ra sao?... Anh mong quá!
Nhất định anh sẽ về với em. Về cho hết nhớ, về để đền bù những ngày đã chịu đựng của em. Về để sống hạnh phúc bên em!




Những ngày Quảng Trị
LÊ XUÂN TƯỜNG


Nguyên cựu sinh viên - chiến sĩ, Thành cổ Quảng Trị 1972


Sau gần một tháng hành quân khi bằng xe, khi bằng canô và cả đi bộ nữa, chúng tôi dừng chân ở Bãi Hà - trạm giao liên cuối cùng trên đất Bắc. Bãi Hà nằm ở miền Tây Vĩnh Linh, gần thượng nguồn sông Bến Hải. Đây là một khu rừng già của đại ngàn Trường Sơn, những thân cây cổ thụ cao vút với dây leo chằng chịt. Quân ra, quân vào nườm nượp, bộ đội, thanh niên xung phong gặp nhau cười nói râm ran với đủ các chất giọng từ các miền quê khác nhau… Tại đây chúng tôi được bổ sung vũ khí, trang bị, lương thực, thực phẩm. Đến giờ tôi vẫn còn nhớ khẩu AK của tôi số hiệu IAG 4245 của Liên Xô sản xuất năm 1954. Chúng tôi sẽ được tăng cường cho các đơn vị bộ binh đang chiến đấu tại mặt trận Thị xã Quảng Trị.


Đêm cuối cùng trên đất Bắc, thao thức không làm sao ngủ được. Nhớ lời anh Được hẹn tới ngày trở về sẽ cùng nhau đi lang thang khắp phố phường Hà Nội để bù cho những chuỗi ngày xa cách và thưởng thức những món ăn do mẹ làm. Mẹ anh mất sớm nên anh rất thèm được bàn tay người mẹ chăm sóc. Nhớ tới anh Oanh chăm lo cho mình suốt dọc đường và tất cả những người bạn đã gắn bó với tôi suốt chặng đường hành quân từ Bắc vào. Bãi khách rất đông, tăng võng mắc kín đặc, văng vẳng trong đêm tiếng đài của ai đó đang đưa tin máy bay Mỹ tiếp tục đánh phá Hà Nội.


Sáng ra chúng tôi lên đường, dọc đường từng đoàn thương binh đi ngược lại, không ít thương binh nặng phải cáng bằng võng. Tình hình mặt trận rất căng thẳng, địch đang phản kích dữ dội để chiếm lại Thị xã Quảng Trị, quân ta thương vong nhiều chủ yếu do phi pháo địch.
Chúng tôi vượt sông Bến Hải ở thượng nguồn, hai bên bờ những tán cây rừng xòa xuống mặt nước. Dòng sông như một con suối, nước chỉ ngang đùi. Qua hết sông cô giao liên mới nói: "Đây là sông Bến Hải, từ giờ trở đi các anh đã đặt chân lên đất miền Nam", sững người vì câu nói đó chúng tôi quay ngay lại dòng sông: thằng thì trằm mình, thằng thì vục mặt vào dòng suối mát lạnh đó, có thằng quỳ sụp dưới nước đầu hướng về bờ Bắc vái lấy vái để… mỗi thằng một kiểu. Từ Bắc vào đây qua bao sông, bao suối nhưng chỉ có đây thôi khi nhớ tới bài học thời ấu thơ về dòng sông giới tuyến như vết dao cứa vào lòng đất nước, đã làm chúng tôi xúc động như vậy.


Qua khỏi sông một quãng tôi thấy thầy Khôi dạy Toán của trường đi ngược lại. Thầy trong tốp về Trung đoàn 95, nhưng dọc đường được gọi ra nhận nhiệm vụ khác. Mong cho thầy không phải vào nơi hòn tên mũi đạn và được ở đơn vị nào phù hợp với tuổi tác và trình độ của thầy.


Ra đến đường 9, đội hình hành quân giãn cách từ 10 đến 15 mét với cành cây trên đầu. Bầu trời xanh trong vắt bị rạch nát bởi những vệt khói của B.52 và đủ loại máy bay chiến đấu của địch. Nhưng khó chịu nhất là thằng OV10 như gọng bừa đang vè vè trên đầu, thỉnh thoảng nó lại lao xuống bắn đạn khói đen chỉ điểm, vài phút sau lũ phản lực lao đến cắt bom. Nhưng chúng lại không ngờ rằng hơn trăm người chúng tôi giữa ban ngày đang bám theo đường 9 để về Đông Hà. Đường 9 trải bê tông nhựa rất tốt, những hố bom pháo chi chít trên đường. Dọc hai bên đường là những đồn bốt, những khu quân sự tan hoang. Khu vực này ta giải phóng vào đợt hai chiến dịch cuối tháng 4 năm 1972. Gần một tháng hành quân từ Bắc vào khi thì đi xe, khi thì đi bộ tưởng rằng đi trên đường nhựa sẽ ngon lành hơn đi đường rừng nào ngờ mới có vài cây số mà hai bắp chân đã ê ẩm không buồn nhấc nữa. Cảm giác này khi trên đường Trường Sơn không hề có, phải chăng do nền đường bê tông cứng nên dội vào hai bắp chân làm cho ta không thể chịu được. Cứ lết đôi chân, thằng nào cũng thế, nhiều thằng lăn ra vệ đường mặc cho những bụi gai xấu hổ đâm vào người. Thế rồi quá trưa chúng tôi đến Đông Hà. Thị trấn nằm ở ngã ba đường 1 và đường 9 chỉ còn những đống gạch vụn. Trận B.52 lúc sớm giội vào đây, nhiều chỗ khói bom còn bốc nghi ngút. Ngay ngã ba có một tháp canh cũ của Pháp còn sót lại, bên vệ đường mấy gốc phượng bị bom phạt xác xơ cụt lủn nhưng lạ thay vẫn còn vài bông phượng đỏ rực như thách thức bom đạn. Thật kỳ lạ vào mùa này ở đây vẫn còn hoa phượng mà lại lớn hơn phượng ở Hà Nội.


Ngày đầu tiên chúng tôi vượt dòng Thạch Hãn để về trung đoàn là như thế đó. Nơi chúng tôi vượt sông là bến vượt sang thôn Đầu Kênh, xã Triệu Long thuộc huyện Triệu Phong. Đây là nơi Trung đoàn 101 của chúng tôi đứng chân trong suốt mùa hè đỏ lửa năm 1972 tại đông - bắc thị xã và Thành cổ Quảng Trị.


Đã hơn ba mươi năm trôi qua, khi mái tóc trên đầu không còn xanh nữa, nhưng ký ức trong những ngày đầu tiên trên đất Quảng Trị vẫn nguyên trong tôi như mới ngày hôm qua. Điểm lại những khuôn mặt đồng đội cùng tôi ra đi từ Tân Đức ngày ấy và cùng về Trung đoàn 101 thuộc Sư đoàn 325 giờ này thiếu vắng anh Tạo, anh Lâm, anh Long, Tiến, Triệu, Tuấn, Sơn… và nhiều người lắm, không thể nào nhớ hết được. Các anh mãi mãi nằm lại mảnh đất này, thân thể của các anh đã hóa thành sông nước, thành cát trắng, thành gió lào hắt lửa, thành dai dẳng của mùa mưa Quảng Trị.


Hà Nội, những ngày tháng 10 - 2005
Khúc tráng ca Thành cổ Quảng Trị
PHỤ LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
I – Tình hình tác chiến
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
Chương II: Những chuyện kể về khúc tráng ca Quảng Trị
- 2 -
- 3 -
- 4 -
- 5 -
- 6 -
- 7 -
- 8 -
- 9 -
- 10 -
Chương III: Vẫn thơ khúc tráng ca.