watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm Và J.F.Kennedy-VŨNG LẦY GIẤY TỜ - tác giả Bradley S. O'Leary & Edward Lee Bradley S. O'Leary & Edward Lee

Bradley S. O'Leary & Edward Lee

VŨNG LẦY GIẤY TỜ

Tác giả: Bradley S. O'Leary & Edward Lee

“Qúi vị không hiểu. FBI chỉ là một cơ quan liên ban có cả ngàn ngàn hồ sơ một lưu trữ rải rác khắp nước. Khi luật pháp buộc chúng tôi giải mật và công bố cả ngàn ngàn hồ sơ mỗi năm, các nhân viên giải mật đôi khi cũng lầm lẫn. Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố.”
NHÂN VIÊN GIẢI MẬT
BỘ TƯ PHÁP(132) [(Phỏng vấn điện thoại của đồng tác giả Lee với nhân viên bảo mật hồ sơ của Bộ Tư pháp; nhân viên này yêu cầu giấu tên vì e ngại những hậu quả bất lợi)]

Cuốn Reasonable Doubt của Henry Hurt là một trong những công trình nghiên cứu tốt nhất và thấu đáo nhất từng được viết về vụ sát hại John F.Kennedy, và nó đã đưa Hurt vĩnh viễn lên đỉnh cao của dòng nghiên cứu này. Tuy nhiên, đến nay, cuốn sách đã hơi lỗi thời (nó được xuất bản từ năm 1985) và từ đó đến nay, sách vở về tư pháp đã chịu sự chế tài của Công pháp 102-526, Đạo luật về thu thập hồ sơ quanh vụ ám sát JFK ban hành năm 1992, Đạo luật về tiết lộ tài liệu quanh vụ ám sát, và Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát. Đó là những thoả ước pháp lý, là thành phẩm của 35 năm công chúng phản đối quanh cái chết của JFK, và là phương tiện để xoa dịu sự phản đối đó và đặt thêm nhiều hồ sơ chính phủ hơn nữa vào tay công chúng .
Từ 1992, một dòng chảy đều đặn những hồ sơ có liên quan đến cái chết của JFK đã đột nhiên xuất hiện sẵn sàng cho công chúng tham khảo tại Văn khố Quốc gia. Cho đến gần đây, tháng 10.1998, dân chúng Mỹ đã thấy được một hành động của chính phủ trong vấn đề này. Đó là khi Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát sau cùng cũng công bố một báo cáo 208 trang. Uỷ ban này đã được thành lập bởi Quốc hội trong “những cố gắng” giải toả mối nghi ngờ của người dân Mỹ cho rằng chính phủ đã cố tình ém nhẹm các dữ liệu liên quan đến vụ ám sát mà cho đến nay vẫn được chính thức gán tội cho Lee Harvey Oswald, cộng thêm những lỗ hổng khổng lồ trong báo cáo của Uỷ ban Warren và nhất là những khẳng định hùng hồn về một âm mưu thông đồng giữa CIA và quân đội Mỹ được mô tả trong bộ phim của Oliver Stone. Sau đây là những gì chúng ta có được nhờ hành động này của quốc hội:
“Kinh nghiệm của Uỷ ban điều nghiên cho thấy khá rõ rằng chính quyền liên bang đã bảo mật hồ sơ một cách không cần thiết và phí phạm và do đó ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng không cần phải bảo mật như thế”, Uỷ ban nêu lên như vậy trong báo cáo 8 triệu đô la của họ. Điều này ban đầu nghe có vẻ thẳng thắn, nhưng khi chúng ta đi qua những rào đón hoa mỹ, chúng ta không nhìn thấy cách chọn lựa từ ngữ rất cẩn thận và có suy tính trước của họ hay sao?
“Kinh nghiệm” của Uỷ ban? Sao không nói khảo sát chính thức của Uỷ ban? “…ngăn không cho công chúng tiếp cận vô số hồ sơ quan trọng” là sao? Tại sao lại nói như thế, các ngài? Tại sao không bước ra khỏi lớp vỏ tu từ cẩn thận và NÓI CHO CHÚNG TÔI NGHE SỰ THẬT? Thông tin này đến từ một bài của hãng tin AP trên tờ USA Today nói về việc công bố báo cáo chính thức của Uỷ ban, và AP đã mô tả thế này: “Chính phủ qua nhiều thập niên đã ngăn chặn một cách ‘không cần thiết’ và ‘phí phạm’ hàng triệu hồ sơ về vụ ám sát Tổng thống Kennedy, khiến dân chúng Mỹ mất niềm tin vào chính phủ”(133) [(Associated Press, “Government Faulted for JFK Secrecy”, 28.9.1998)].
Có lẽ chúng ta đã quá chú ý vào những chi tiết lặt vặt… nhưng không phải đã tới lúc chính phủ cùng các uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của nó chấm dứt trò ăn nói vòng vo và trình bày thẳng thắn mọi sự thật rồi sao?
Rồi, đọc thêm vài dòng trong bài báo, chúng ta biết được rằng Uỷ ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát đã không có nhiều quyền hạn lắm. “Tuy nhiên, uỷ ban không được giao nhiệm vụ tiến hành lại cuộc điều tra, và khi tăng thêm hồ sơ cho hàng triệu hồ sơ có sẵn trong Văn khố Quốc gia quanh vụ ám sát này, uỷ ban đã không đụng gì tới câu hỏi ai đã giết Kennedy”
Oà, tuyệt vời thế. Tám triệu đô la tiền thuế của chúng ta cho cái uỷ ban điều nghiên vốn không hề cố gắng khám phá ra ai đã tham gia vào vụ ám sát mà uỷ ban đã ăn lương để điều nghiên. Nó giống như trả tiền cho một anh thợ để xem xét cái xe của bạn, rồi anh thợ nói, “À, cái xe của ông có gì trục trặc đấy, nhưng tôi không cho ông hay đâu”.
Cám ơn.
Kế đó còn những điều ngu xuẩn khác: “Tuy ủy ban điều nghiên có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ có thể tồn tại đâu đó, nhưng uỷ ban biết rằng đóng góp lớn nhất của nó có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ định hình được sự cố bi thảm đó”, báo cáo tổng kết của uỷ ban noí như vậy.
Đó là báo cáo tổng kết sao? “Có ý định tìm kiếm bất kỳ hồ sơ ‘có bằng chứng tố cáo’ nào sao?”. Điều mà đoạn văn vô lý này gợi lên là, uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng nhưng đã không tìm. Bởi vì nếu họ đã tìm thì họ đã nói ra điều đó. Họ hẳn sẽ nói Uỷ ban điều nghiên đã tìm kiếm bất kỳ hồ sơ “có bằng chứng tố cáo” có thể tồn tại đâu đó. Nhưng họ không nói như thế. Nếu chúng ta phân tích lập tức toàn câu văn ngớ ngẩn đó, chúng ta có thể vạch ra nó muốn nói rằng tuy uỷ ban có thể đã có ý định tìm kiếm các hồ sơ quan trọng, nhưng họ đã quyết định không tìm, mà thay vào đó đã quyết định chuyển các hồ sơ có liên quan đến JFK vào văn khố quốc gia mà không nói gì về ý nghĩa của các hồ sơ đó.
Oà, được rồi. Ít nhất là uỷ ban cũng đã làm được điều gì đó, đúng không? Bài báo hàm ý rằng uỷ ban đã thu nhập và công bố 60,000 hồ sơ của FBI, CIA và nhiều cơ quan liên bang khác, và những hồ sơ này sẽ được lưu tại Văn khố Quốc gia. Thế còn tốt hơn là không có gì cả. Ít ra bây giờ công chúng có thể đến Văn khố Quốc gia và đọc các hồ sơ, đúng không?
Sai.
Sau đây là đoạn cuối của bài báo: “Các hồ sơ lưu sẽ được giữ tại Văn khố Quốc gia. Một số cần xử lý trước khi công chúng có thể nghiên cứu. Những đoạn bị bôi đen trong một số hồ sơ sẽ được đưa ra ánh sáng vào những thời điểm khác nhau từ nay đến 2017”.
Thật là một trò nhảm nhí. Chúng ta vừa đọc một trích đoạn trong báo cáo tổng kết của uỷ ban, và nó nói rằng “đóng góp lớn nhất của nó {uỷ ban} có thể là cung cấp cho công chúng những hồ sơ lưu trữ…” nhưng khi đọc hết bài báo chúng ta biết rằng công chúng không chắc sẽ được cung cấp bất kỳ thông tin mới nào trong vòng 17 năm nữa.
Cũng lại trò đó…
Và tất cả việc nói đi nói lại của chúng ta chỉ làm lộ ra lần nữa một điểm phản đối đã có bao lâu nay. Với tất cả những cái gọi là “bằng chứng” mà chính phủ thực sự muốn đem lại cho dân chúng đã bầu họ lên, và trả lời cho những câu hỏi mà đám dân chúng ấy yêu cầu họ trả lời, thì liệu tất cả những uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên có thể điều tra trung thực các cơ quan công quyền đến mức nào? Điều này được nói rõ hơn trong tác phẩm The Assassination of John F.Kennedy của Duffy and Ricci đã nói ở mấy chương trước:
“Những người phê phán cả Uỷ ban Warren lẫn Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát tự hỏi liệu có thể nào một cơ quan đại diện cho chính phủ liên bang lại tiến hành được một cuộc điều tra vô tư về một vụ ám sát mà những cơ quan khác của chính phủ có vẽ như có can dự vào đó”(134) [(Duffy)].
Một chỗ hợp lý để nói ở mức thấp nhất .
Oà, có vẻ như chúng ta hơi lạc đề một chút, phải không? Đôi khi ta không thể không lạc đề khi ta đang xem xét tất cả những chuyện rối rắm của cái đề tài cực kỳ rối rắm này.
Trong chương này, chủ đề là chính phủ liên bang đã lưu trữ, bảo mật, giải mật và rồi công bố thông tin cho dân chúng như thế nào. Chúng tôi không hề có ý phê phán tác phẩm đồ sộ của Henry Hurt khi nói rằng câu ông ta đã viết – “Không có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy FBI đã liên lạc với Alderson trước khi họ nhận được dò hỏi thông tin từ phía người Pháp” – là đã lỗi thời và không còn chính xác nữa. Hồ sơ FBI 105-120510-2 được ghi ngày 8.4.1963 – khá lâu trước khi JFK chết – và tuy nhiều phần của hồ sơ này đã bị xóa đen, chúng tôi sẽ in nó lại ở đây cho bạn đọc (bản sao chụp toàn văn có thể xem ở Phụ lục C):
Chính phủ Mỹ
Bản ghi nhớ
GỬI: GIÁM ĐỐC FBI
( QUA:ĐƠN VỊ LIÊN LẠC HẢI NGOẠI)
NGÀY: 8.4.63
TỪ: SAC, NEW YORK XXXXXXXXXX Mật báo viên
05-
VỀ: NHÀ ALDERSON,
5803 Burlingham, Houston, Texas
IS – PHÁP
Để xin thông tin của FBI và Houston vào ngày 3.4.63
XXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXXX
Houston được yêu cầu xác minh nhà ALDERSON và khi thông tin này được chuyển tới, FBI được yêu cầu cho ý kiến xem thông tin nào, nếu có, là có thể được cung cấp cho nguồn này
2- FBI (RM)
2- Houston, (RM)
1- New York, XXXXXXXX
Mật báo viên
LHB: EG
(5)
Những phần biên tập bôi đen cho thấy rõ ràng nhân viên bảo mật muốn giữ kín lai lịch của mật báo viên, một điều phổ biến trong vô số hồ sơ liên bang. Thuật ngữ chính thức là “công bố một phần”. Nhưng chúng ta không cần ưu tư về những phần biên tập vì những phần này không bị biên tập đã nói với chúng ta mọi điều cần biết. Hồ sơ này chứng tỏ rõ ràng rằng – bảy tháng trước khi Kennedy chết – FBI đã biết về Souetre và đang truy tìm tay này. Không có lý do khả dĩ nào khác khiến FBI phải truy ra Alderson, và cũng rõ ràng chuyện FBI ban đầu làm sao tìm biết được tay khủng bố người Pháp Souetre và Alderson: sự kiện đã nhắc tới ở trên là, họ (FBI) có nói với Alderson rằng họ đang điều tra một tấm thiệp Giáng sinh đã cũ bốn hoăc năm năm mà Alderson “đã gửi cho Souetre và nó còn nằm trong hồ sơ thơ không chuyển đi được của bưu điện”(135) [(Từ “Memorandum of Interview by J. Gary Shaw with Dr. Lawrence M. Alderson, D.D.S.,” 6.10.1977 – 4:00 chiều)].
Còn một hồ sơ FBI khác (105120510-1) từ văn phòng giám đốc gửi tới Đơn vị liên lạc hải ngoại, được ghi ngày sau đó một tháng, và nó cho thấy rõ ràng một cuộc điều tra toàn diện của FBI về Alderson. Ông nha sĩ Houston này được điều tra kỹ lưỡng đến độ nhân viên FBI không những xác minh được thời kỳ phục vụ quân đội của Alderson mà cả những chổ làm trước đó, những địa chỉ trước đó của ông ta, những trường mà ông ta từng học, và cả lý lịch tư pháp của ông (cái này chứng tỏ ông ta không phạm pháp điều gì). FBI còn điều tra cả vợ và cha mẹ của Alderson nữa. Và một tờ đính kèm vào hồ sơ này, ghi ngày 21.5.1963, chứng tỏ rằng cuộc điều tra này xuất phát từ việc Alderson trước đó có quen biết với Souetre, vì nó ghi rằng: “Những hồ sơ của chúng ta không có thông tin nào cho thấy bác sĩ Alderson và vợ đã từng ra khỏi nước Mỹ hoặc từng tham gia vào bất kỳ hoạt động chống Pháp nào”(136) [(Tài liệu FBI 105-120510-1, ngày 3.5.1963; và hồ sơ đính kèm đề ngày 21.5.1963)]. Những hồ sơ ấy chứng tỏb FBI đã quan tâm sâu xa về Souetre từ lâu trước ngày 22.11.1963. Không có những mẩu hồ sơ quý giá này, chúng ta hẳn sẽ không bao giờ có thể xác định chắc chắn sự kiện này.
Từ vị trí này, các bạn có thể thấy – đó là tất cả về hồ sơ cũng như về sự thật. Mọi thứ khác đều là nghe nói. Mọi thứ khác đều là những manh mối suy đoán, các lời chứng cấp hai hoặc cấp ba (qua nhiều người nói lại) và đủ kiểu suy diễn của các giả thiết mơ hồ và không cụ thể. Con đường duy nhất có thể đi để tìm ra điều gì thực sự đã xảy đến cho Jack Kennedy là đi tìm ra các hồ sơ chính phủ nói được điều đó. Hiển nhiên, những hồ sơ đó đã bị giữ ngoài tầm tay của chúng ta. Nhưng chính xác thì những hồ sơ ấy ở đâu?
Chúng có thể nằm ở hàng trăm nơi. Nó không giống chuyện vào thư viện tìm một cuốn sách. Nó giống như đi tới hàng trăm thư viện vậy, và trong mỗi thư viện ấy, các sách bạn cần đều bị giấu kín. Mỗi bộ phận của chính phủ liên bang có đủ loại cơ sở và phương tiện để lưu giữ hồ sơ. FBI, CIA, NSA, Lục quân, Hải quân và Không quân, rồi DEA, DIA, BFT, và hàng lô hàng lốc những cơ quan khác mà chính phủ cần đến để định hình chính nó. Ngay cả trong thời vi tính điện tử của những món như kỹ thuật số, cơ sở dữ liệu kỹ thuật cao, và những ổ đĩa chỉ bằng đồng xu mà chứa cả triệu trang văn bản, chính phủ liên bang vẫn có hàng tỉ hàng tỉ trang hồ sơ cần được xếp loại, phân mục và lưu trữ. Chẳng hạn như FBI, có ít nhất ba nơi lưu trữ hồ sơ: một ở Washington DC, một ở Clarkburg, bang Tây Virginia, và một ở Pocatello, bang Idaho (mà chỉ có một ít nhân viên bảo mật để quản lý tất cả những hồ sơ đó). Một thí dụ khác, nghành tình báo lục quân thực sự có quan hệ với vô số tổ chức khác có liên quan đến tình báo như INSCOM (Ban chỉ huy tình báo và an ninh), ASA (Cục an ninh quân đội), AISA (Hoạt vụ hỗ trợ quân báo). Trong Hải quân cũng tương tự như thế: ONI (Phòng tình báo hải quân), NSC (Ban chỉ huy an ninh hải quân), NSOG (Tổ phụ trách các chiến dịch an ninh hải quân), và NSGA (Hoạt vụ tổ an ninh hải quân). Quá nhiều phòng ban nội bộ của các phòng ban ngoại vi, mỗi phòng ban lại có bộ phận bổ sung riêng của nó chuyên lưu trữ hồ sơ. Rồi đến vô số các cơ sở lưu trữ không thể nhận dạng rõ được, chẳng hạn như Kho tái kiểm hồ sơ, cơ sở dữ liệu tái xử lý (nghe đồn là trực thuộc CIA), và Đơn vị lưu trữ thông tin liên bang. Nếu ai đó quan tâm tới một hồ sơ nào đó của FBI mà nó không có ở Văn khố Quốc gia, thì nó có thể ở một chỗ nào khác (ấy là chưa nói chuyện nó cần được bảo mật) nhưng rồi cũng vậy, cho dù có những đơn vị "liên lạc” giữa các cơ quan liên bang, như IGA (Hoạt vụ nhóm liên nghành) vốn tồn tại như một kênh liên lạc chính thức giữa FBI và Hội đồng an ninh quốc gia. Hoặc có lẽ một tài liệu nào đó đã được lưu trữ bởi DIS (Vụ điều tra quốc phòng) vốn có quan hệ với NSC, FBI, CIA và mọi bộ phận tình báo quân đội khác.
Luận điểm cuối cùng của chúng tôi là: qua nhiều thập niên, những tài liệu quan trọng đã được phát tán đi khắp đất nước, đi vào vô số “hầm lưu trữ” khác nhau. Ai thực sự biết có bao nhiêu tài liệu ở những chỗ ấy? Và cho dù điều đó có được chính thức ghi nhận thì ai biết ở đâu?
Và trong toàn bộ hàng tỉ tỉ hồ sơ ấy, rất nhiều hồ sơ đã được bảo mật vì lý do chính đáng. Chắc chắn công chúng có quyền được biết chính phủ của mình đang làm gì – và đã làm gì – nhưng không thể nếu thông tin ấy có thể lưu truyền tới những phần tử trong hoặc ngoài nước vốn không có quyền được biết đó – cụ thể là những kẻ thù của nước Mỹ. Đây là mục đích hợp pháp khi hạn chế một số thông tin nào đó, và cũng với tính hợp pháp tương tự nó bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia, và ít ai có thể tranh cãi điều này.
Nhưng mặt khác, cũng chính tính hợp pháp trong việc hạn chế thông tin này cũng đã bị bẻ cong, bóp méo một cách cố ý, và bị lạm dụng nhằm mục đích tránh né sự thật, và lời tuyên bố chính thức mà chúng ta thường được nghe (“bị hạn chế vì lợi ích an ninh quốc gia”) đã trở thành một cái cớ thịnh hành để từ chối cung cấp thông tin cho dân chúng. Một câu thịnh hành khác mà gần đây có vẻ đã bị bỏ quên, đó là “một chính quyền vì dân, do dân”. Có gì đã xảy đến cho câu này? Chính quyền này không “do dân” nữa khi những viên chức dân cử cứ tiếp tục ngăn không cho người dân biết được những sự thực quan trọng. Có một từ ngữ khác cho cái cung cách đó: chủ nghĩa phát xít trá hình. Đến nay đã hơn 37 năm rồi kể từ ngày JFK bị sát hại, vậy mà chúng ta “những người dân” vẫn phải nghe cái chính quyền do ta bầu lên nói rằng việc công bố mọi hồ sơ liên quan đến vụ ám sát JFK sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia.
Sau bao năm như vậy, chúng ta đã có một Uỷ ban Warren nói dối với chúng ta năm 1964, một Tiểu ban Hạ viện về Những vụ ám sát cố tình bỏ qua bằng chứng năm 1979, và một Ban điều nghiên các hồ sơ về vụ ám sát năm 1998 lại nói với chúng ta rằng các hồ sơ quan trọng về JFK sẽ còn được giữ ngoài tầm tay công chúng cho đến tận năm 2017.
Điều này nghe không ra vẻ một chính quyền vì dân chút nào. Nó nghe giống như một chính quyền đang nói dối với dân chúng đã bầu họ lên hơn. Nước Mỹ không được cho phép sự lạm dụng quyền hạn kéo dài này và trò lừa dối sau đó được. Nước Mỹ không thể bị bắt phải chờ đến tận 2038 hay 2017 rồi mới biết được sự thật. Nước Mỹ không thể bị buộc phải chờ đến một ngày khác được.
Nhưng chúng ta sẽ chờ. Và ai biết được sau đây còn những trò lừa dối nào nữa?
Nhưng một lần nữa, sau bao nhiêu đó năm, có lẽ thời gian đã vận hành có lợi cho dân chúng – do tình cờ, cũng như do khối lượng khổng lồ các hồ sơ được lên lịch để giải mật và công bố một cách hợp pháp bởi vì thông tin chứa trong các hồ sơ ấy không xâm hại đến an ninh quốc gia.
Chính phủ có một thủ tục lên lịch trình công bố với dân chúng hàng ngàn hồ sơ mật mỗi năm khi những thông tin trong đó không còn được xem là có tính nhạy cảm (dễ gây chấn động) nữa. Có một số tiêu chuẩn cho việc này, nhất là khoảng thời gian tính từ ngày hồ sơ được đưa vào bảo mật, và tất nhiên là có tính đến bản chất của thông tin trong hồ sơ đó. Điều này có nghĩa rằng có những người – những nhân viên chính phủ nhưng cũng là con người như bạn và chúng tôi – được giao nhiệm vụ quyết định về những hồ sơ được chọn để công bố. Những quyết định này rất thường là những nhận định chủ quan. Nói cách khác, với mỗi hồ sơ muốn được giải mật và công bố đều có một người đánh giá về mối tương quan giữa hồ sơ đó và an ninh quốc gia. Một ai đó ngồi ở bàn giấy trong một kho lưu trữ mờ tối nào đó đọc hồ sơ và đưa ra quyết định chính thức là việc công bố hồ sơ đó có nguy cơ xâm hại an ninh quốc gia hay không nếu nó được công bố.
Vì việc này cần được tiến hành không mắc sai sót, nên người phụ trách công tác đó phải là một nhà tâm lý học, tâm thần học, một sử gia tận tụy và một chuyên gia thượng thặng về chính sách ngoại giao Mỹ. Nhưng hầu hết những người làm công việc này chẳng thuộc loại nào trong số nói trên. Họ chỉ là những con người bình thường. Họ là nhân viên thư ký. Họ là những trợ lý văn phòng. Họ là những người cạo giấy mỗi ngày từ chín giờ sáng tới năm giờ chiều, và đa số bọn họ chắc chắn làm việc hết sức mình. Nhưng trong tất cả những phê phán trước đây của chúng tôi đối với đủ loại uỷ ban, tiểu ban và ban điều nghiên của chính phủ vốn kiên trì thao túng các thông tin sẽ được công bố cho chúng ta, thì có thể nói rằng khối lượng khổng lồ các hồ sơ cũng quá sức của họ. Có quá nhiều chuyện phải theo dõi, quá nhiều tài liệu ở quá nhiều nơi khiến bất kỳ cơ quan công quyền nào cũng không thể am tường hết sau một thời gian hơn 35 năm. Ta hãy đọc lại đề từ ở đầu chương này:
“Với một nhóm ít ỏi nhân viên thì công việc như thế là quá nhiều; thật không thể đọc từng dòng của mỗi hồ sơ sắp được giải mật và đồng thời vẫn làm công việc của mình. Đôi khi chúng tôi có lầm lẫn. Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”.
Đây là một tuyên bố với chúng tôi qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với “một nhân viên giải mật” vô danh làm việc trong một bộ phận của Bộ Tư pháp Mỹ. Chúng tôi sẽ không nói đó là bộ phận nào, nhưng điều đó cũng không quan trọng. Tuyên bố của ông ta đã cụ thể hoá một vấn đề bao trùm. Quá nhiều tài liệu cho một số quá ít nhân viên. Do đó mới có chuyện “Đôi khi chúng tôi cho công bố những thứ không được phép công bố”. Điều này dễ hiểu, và đương nhiên chúng ta sẽ đặt câu hỏi hợp luận lý kế tiếp. Chính xác thì ai là người quyết định về cái gì “được phép” công bố và cái gì không? Câu trả lời, nếu có, thì rất mơ hồ. Có thể nói đó là một chuỗi những mệnh lệnh. Tuy nhiên, rõ ràng rằng khi một hồ sơ được công bố mà nó lại không được phép công bố, thì nhân viên công bố tài liệu đó dứt khoát sẽ nghe được phản hồi. Tức là từ cấp trên của cấp trên của cấp trên của nhân viên giải mật ấy. Một cấp thẩm quyền ở những chỗ chóp bu nào đó.
Nhưng quả tình điều này nghe rất có lý.
Ta có thể thấy rằng hầu hết những nhân viên hồ sơ ở năm 2000 có lẽ đều chưa ra đời vào năm 1963, hoặc nếu có thì lúc ấy họ còn rất nhỏ tuổi không thể hiểu được làm sao chuyện xảy ra vào thời điểm đó lại có thể xâm hại đến an ninh quốc gia tận bốn thập niên sau được. Mê cung hồ sơ của nhà nước giờ đã quá lớn đến độ chính nhà nước cũng không quản lý nổi. Điều này có thể giải thích tại sao nhiều hồ sơ quanh vụ ám sát JFK vẫn còn nằm ngoài tầm được biết của dân chúng Mỹ nhưng nó cũng giải thích tại sao một số hồ sơ loại đó lại lọt ra ngoài.
Những hồ sơ như 632-796 của CIA, hay hồ sơ 105-120510-2 và 105-120510-1 của FBI, và nhiều hồ sơ khác mà chúng tôi trình bày trong sách này là thuộc loại ấy. Hãy xem trường hợp 632-796, Henry Hurt đưa ra một nhận định quan trọng: “Không có lý do gì để tin rằng vấn đề này sẽ được đưa ra ánh sáng nếu như không nhờ việc hỏi thăm thông tin bình thường của tình báo Pháp. {Việc dò hỏi thông tin về sự có mặt của Souetre tại Dallas trong ngày JFK bị ám sát}. Khó mà nghĩ được rằng nhân viên CIA giữ việc quyết định công bố các giấy tờ mật năm 1976 lại có được chút ý niệm về những điều mà hồ sơ này tiết lộ”(137) [(Hurt)]. Tương tự như thế là trường hợp hồ sơ 105-120510-2 của FBI, cùng nhiều hồ sơ khác. Đặc biệt, hồ sơ 105-120510-2 còn có ghi rõ ở cuối trang là ĐÃ ĐƯỢC NHÓM CÔNG TÁC VỀ JFK CỦA FBI XEM LẠI NGÀY 26.2.97 và chỉ thị bảo mật ghi là CÔNG BỐ MỘT PHẦN(138) [(Tài liệu FBI 105-120510-2, ngày 8.4.1963)]. Luận điểm của Henry Hurt về hồ sơ FBI mà nó chứng tỏ FBI đã điều tra về Souetre nhiều tháng trước khi JFK bị ám sát lại càng đáng kể hơn vì khó có chuyện nhân viên nghiên cứu hồ sơ FBI cho công bố 105-120510-2 vào đầu năm 1997 lại có chút hiểu biết nào về tầm quan trọng của hồ sơ này 34 năm sau khi nó được soạn thảo. Chuyện đó cũng giống như việc trông mong người thiết kế máy bay phản lực vào năm 1999 lại có khả năng nghiên cứu cải tiến một động cơ cánh quạt của năm 1963 vậy. Khó có chuyện đó lắm.
Và nhân nói đến những sự cố lặt vặt trong việc lưu trữ và giải mật những hồ sơ nhạy cảm, có một câu chuyện thú vị chúng tôi muốn kể lại ở đây: Đôi lúc, ngay khi chính phủ nhầm lẫn và công bố những hồ sơ mà họ chưa muốn công bố, họ thường có thể mau lẹ cứu vãn sai sót đó. Sau đây là một thí dụ. Khi đồng tác giả của sách này, Brad O’Leary, chỉ đạo cho trưởng nhóm nghiên cứu tài liệu là Tim McGinnis, đi tìm những hồ sơ DEA có liên quan việc buôn bán ma tuý quốc tế vào đầu thập niên 1960, Mc Ginnis đến Văn khố Quốc gia, và cùng với trợ lý là Brent Ruhkamp, họ tìm được 36 thùng hồ sơ chưa được đánh chỉ số. Điều này khiến họ chẳng có lựa chọn nào khác ngoài việc lục từng thùng một và đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hepvà đọc lướt từng hồ sơ một – một công việc khá cực nhọc vì ta biết có nhiều ngàn hồ sơ tách biệt nhau. Công việc mất nhiều ngày và sau khi đi hết khoảng 20 thùng, họ bắt đầu đào trúng mỏ: họ bắt gặp những hồ sơ DEA liên quan đến Marseilles, Pháp và những lò chế biến bạch phiến ở đó. Họ có thể thu hẹp được những ngày tháng cần tìm vào hai thùng hồ sơ, nhưng lúc đó lại đến giờ đóng cửa Văn khố. McGinnis và Ruhkamp phải ra về, nhưng còn nhớ cất hai thùng đó vào chỗ riêng. Họ chuẩn bị sẵn sàng để trở lại vào sáng hôm sau và khởi sự sao chụp những hồ sơ đó.
Nhưng khi Ruhkamp trở lại vào sáng hôm sau để lấy ra các thùng cất riêng đó, anh ta được thông báo rằng có vấn đề xảy ra, một vấn đề lớn. Anh ta được đưa tới gặp hai chuyên gia văn khố cao cấp chịu trách nhiệm về mớ hồ sơ đó và được thông báo rằng DEA chưa xử lý xong những hồ sơ đó để công bố. Hơn nữa, anh ta còn được thông báo rằng toàn bộ 36 thùng đó đều chưa được xử lý để công bố cho những ai cần đọc.
DEA đã phạm một nhầm lẫn lớn, và cả Mc Ginnis lẫn Ruhkamp đều không bao giờ biết được trong hai thùng họ chọn ra ấy có chứa những gì. Chuyện đó chỉ khiến ta tự hỏi: tại sao hai thùng hồ sơ DEA cũ gần 40 năm ấy lại có vẻ nhậy cảm đến độ không thể công bố?
Chúng ta chẳng có giải pháp nào ngoài việc chờ đợi đến năm 2017 để tìm ra câu trả lời!
Dù sao đi nữa, gần hai thế hệ đã trôi qua kể từ vụ ám sát JFK. Hầu hết những người nắm quyền lúc đó giờ đã qua đời. Từ đó mới đẻ ra những “nhầm lẫn” trong việc giải mật và công bố hồ sơ. Nhưng những nhầm lẫn ấy hoá ra lại là kho báu cho những ai truy tìm sự thật.
Tạ ơn chúa vì những nhầm lẫn ấy.
Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm Và J.F.Kennedy
LỜI TÁC GIẢ
NGUỒN GỐC CỦA HỖN LOẠN
CON BÙ NHÌN TỰ GIẬT DÂY
TAM ĐẦU CHẾ ĐẦY THÙ HẬN
THUỐC PHIỆN
ĐẢO CHÍNH KIỂU MỸ
NHỮNG MÂU THUẪN
NHỮNG ÂM MƯU
VỤ TRỤC XUẤT BÍ MẬT
TỔ CHỨC CỦA ĐỘI QUÂN NGẦM
SDECE
JEAN RENE SOUETRE
VŨNG LẦY GIẤY TỜ
NHỮNG KẺ VÔ DANH
MERTZ
KHỦNG HOẢNG
QI / WIN
NHỮNG ĐIỀU LỤN VỤT VÀ LẶT VẶT
NHỮNG QUAN HỆ QUÁ TẦM
ÂM MƯU
NHỮNG NGƯỜI TRONG BÓNG TỐI
CUỘC PHỎNG VẤN SOUETRE NĂM 1999
ĐỪNG NHÌN NHỮNG KẺ THÙ, HÃY NHÌN VÀO BÈ BẠN
SÀI GÒN
Ai đã giết Diệm và JFK?
PHẦN KẾT