watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tùy Đường Diễn Nghĩa-Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn - tác giả Chữ Nhân Hoạch Chữ Nhân Hoạch

Chữ Nhân Hoạch

Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn

Tác giả: Chữ Nhân Hoạch

Từ rằng:
Nước biếc mênh mang tựa gấm hoa
Sóng sao nhè nhẹ, lượn quanh hoa
Một cành ai khiên đong đưa ghẹo
Để khiến ong kia phải lỗi hoa
Giọng ca ngọt
Ly rượu nồng
Vòng đai ngọc
Mũi kim lồng
Những nghe dẹp hết hậu lòng
Ngày sau Huyền Vũ máu hồng ngập chân
Thương thay huynh đệ tương tàn.
Theo điệu: "Cái cô thiên"


***


Nay hãy khoan chuyện Tần Hoài Ngọc triệt được bọn Vương Thế Sung, Bính Nguyên Chân, trở về Trường An, đem hai thủ cấp báo công, được vua Đường khen thưởng. Hãy nói chuyện vào năm Vũ Đức thứ bảy nhà Đường, bọn phản loạn bốn phương đều đã được Lý Thế Dân Tần Vương diệt gần hết.


Lúc này vua Đường tuổi cũng đã nhiều, nội cung cũng đã lắm, bậc sinh con có tới hơn hai mươi người, còn loại không có con cái gì thì không tài nào đếm xuể, nên ai ai cũng tìm cách khoe sắc khoe tài, để được nhà vua sủng ái, nhưng bất chấp xấu tốt, việc gì cũng dám làm thì chẳng ai sánh kịp Trương phu nhân cùng Doãn phu nhân. Cả hai vốn là phu nhân được quý được yêu của thời Tùy Văn Đế, bỗng nhiên lại rơi vào tay vua Đường, gặp hồi nước nhà nhất thống, dù chẳng được đứng ở bậc chính cung, cũng thuộc loại lời được nghe, kế được theo, muốn gì cũng được. So với Đậu hoàng hậu thì phúc lộc không bằng, nhưng hoàng hậu sớm qua đời, nên thế của hai phu nhân lại càng lớn. Cũng bởi trong cung, cành quế, cành mai còn nhiều, lại thêm trẻ tuổi hơn, cho nên hai phu nhân thường chịu lạnh lùng. Đối với thân phận người đàn bà, khác gì mành trúc đã hỏng, chẳng còn gì trói buộc cho nổi, dẫu thời thế ra sao thì cũng tỉ đành ngồi xem vậy thôi.


Gặp lúc vua Đường không khỏe, tĩnh dưỡng ở Đơn Tiêu cung, cấm ngặt các phi tần, nếu không có lệnh triệu không được đến, các cung nữ yểu điệu, thướt tha đều ở yên trong cung mình. Duy có hai phu nhân Trương, Doãn, tuổi đều đã ngoài ba mươi, những việc làm tai ngược, càng nhiều tuổi lại càng lắm. Cả hai ngày thường cùng với Kiến Thành, Nguyên Cát đã mày đưa mắt liếc, tình ý qua lại, chỉ giận chưa có dịp. Hôm ấy, gặp khi Doãn phu nhân sai cung nữ Tiểu Oanh đến mời Dương Mỹ nhân tới chơi cầu, thấy Kiến thành cùng Nguyên Cát theo sau là mấy tiểu nội giám đi qua, Tiểu Oanh liền tươi cười chào hỏi:
- Hai vị vương phụ ở đâu lại đây?
Nguyên Cát, Kiến Thành nhận ra Tiểu Oanh là nàng hầu ở Trương Doãn phu nhân, liền nói:
- Chúng ta tới đây riêng để gặp hai vị phu nhân nói chuyện. Ngươi đi đâu bây giờ?
Tiểu Oanh vừa lắc đầu vừa cười:
- Không phải hai vị vương phụ vừa ở Đơn Tiêu cung ra hay sao, may đang về để kịp vui chơi, còn tìm phu nhân chúng tôi làm gì? Nếu đúng là muốn gặp gỡ, sao không hôm qua, hôm kia, nay lại nói thế để đùa tiểu tỳ này.
Kiến Thành thấy nói thế, vui vẻ hỏi:
- Tại sao lại phải gặp hôm kia, hôm qua?
Tiểu Oanh thưa:
- Thôi đi mà, lại còn nói chuyện đâu đâu, để tiểu tỳ này còn phải đi có việc.
Rồi định bước đi, nhưng làm sao thoát khỏi được Kiến Thành là phường tửu sắc. Thấy Tiểu Oanh ăn nói linh lợi, liền kéo ngay lại cạnh bụi hoa gần đó, sai mấy tiểu nội giám gác hai bên, rồi cầm hai tay Tiểu Oanh nói:
- Con bé ngốc nghếch này? Hãy cứ thực nói chúng ta nghe xem sao, ta sẽ đem ngay quà cho.
Tiểu Oanh cười:
- Quà thì tiểu tỳ này chẳng dám nhận. Hai vị vương phụ hỏi, tiểu tỳ xin nói thật. Hôm mùng mười vừa rồi, là ngày sinh nhật Trương phu nhân, ngày mười ba, lại sinh nhật Doãn phu nhân. Hai ngày ấy, các phu nhân đến làm khó nhọc phát chán. Hôm nay thì lại nhàn rồi. Trương phu nhân kêu buồn, nói với Doãn phu nhân đi mời Dương Mỹ nhân tới chơi cầu, vì vậy tiểu tỳ nói rằng, hai vị vương phụ muốn gặp các phu nhân, sao không đến vào hai ngày trước, tất cả gặp gỡ có phải vui vẻ bao nhiêu?
Nguyên Cát nói:
- Các phu nhân đến chúc mừng ngày sinh nhật, chúng ta sao mà lại đến tỏ lòng hiếu thuận cho được. Hôm nay vô sự, chính đến chúc mừng sau vậy, có phải tiện cả hai không?
Kiến Thành nói:
- Đúng lắm, hai anh em chúng ta về sắp ít lễ vật sẽ đến, ngươi hãy nói trước cho chúng ta.
Tiểu Oanh thưa:
- Nếu hai vị vương phụ đến thật, tiểu tỳ chẳng đi mời Dương Mỹ nhân nữa, về cung để chờ hai vị giáng lâm. Chỉ sợ không phải, tiểu tỳ ăn nói làm sao?
Kiến Thành, Nguyên Cát đều nói:
- Làm gì có chuyện đó, ngươi nghe chúng ta nói dối sao? Chúng ta sẽ lấy lễ vật này, ngươi đưa về trình hai phu nhân nhé?
Tiểu Oanh thưa:
- Nếu có thế thì mới nên chờ.
Hai anh em cởi ngay đai thập cẩm hợp hoàn đính tám hạt ngọc quý đang đeo trên lưng, đưa cho Tiểu Oanh, rồi nói:
- Chúng ta hiện chẳng có gì để cho ngươi, chốc nữa vào cung, nhất định không phụ thịnh tình của ngươi đâu!
Tiểu Oanh thưa:
- Chỉ xin tới nhanh cho, đi bằng cửa lớn phía sau, gần hơn nhiều.
Cả ba chia tay.
Chính là:


Đừng khoe phú quý ba xuân đẹp
Hãy để hoa mai sánh với trăng.


Không nói chuyện Tiểu Oanh về thưa với hai phu nhân Trương, Doãn, hãy nói việc Nguyên Cát cùng Kiến Thành nghe Tiểu Oanh nói, mừng rỡ vô cùng, vội vàng quay về phủ, lấy ngọc quý trân châu, bỏ vào hai hộp vàng có chạm rồng, gọi tiểu nội giám bưng theo, cùng phía cổng sau. Quan coi cổng thấy hai điện hạ, vội mở cổng. Cả hai xuống ngựa, sai người đặt ra chờ bên ngoài Tiểu nội giám bưng lễ vật cùng đến Phân Cung lâu. Tiểu Oanh đứng trước cửa chờ, thấy hai điện hạ, vui mừng thưa:
- Hai vị vương phụ đã tới!
Kiến Thành hỏi:
- Tiểu Oanh, người đã báo cho hai phu nhân biết rồi chưa!
Tiểu Oanh gật đầu, dẫn hai người vào ngồi ở trung đường, sai hai cung nữ bưng lễ vật đưa lên. Uống xong một chén trà, hai vị phu nhân. cùng mấy hầu gái theo sau, yểu điệu bước ra, Anh em vội sai cung nữ trải thảm để làm lễ mừng, các phu nhân đời nào chịu nghe, vội bước đến ngăn lại.
Trương phu nhân nói:
- Hai vị điện hạ sao lại phải lễ tiết câu nệ đến thế, bằng như giết chị em chúng tôi còn gì?
Nguyên Cát đáp:
- Hai vị phu nhân khác nào mẹ con, nay gặp ngày sinh nhật, làm lễ mừng là phải đạo chứ sao?
Doãn phu nhân nói:
- Chỉ xin hai điện hạ chào hỏi bình thường, hai chúng tôi mới yên lòng được.
Anh em không biết thế nào, đành nghe theo. Trương phu nhân nói:
- Xin mời hai điện hạ lên trên gác ngồi thì có lẽ tiện hơn chăng?
Doãn phu nhân đáp:
- Trương phu nhân nói không sai.
Tất cả cùng lên gác. Anh em Kiến Thành nhìn ba gian gác, uốn lượn như sông xanh mát, đâu đâu cũng thấy ngọc giát vàng đeo óng ánh muôn màu. Cả hai ngồi yên vị, cùng uống trà, rồi bắt đầu kể lể nhỏ to. Trương phu nhân nói:
- Đội ơn hai vị điện hạ thỉnh thoảng để ý, chị em chúng tôi trong mộng cũng thật khó quên, không ngờ lại được cả lễ hậu thế này, làm sao chị em dám nhận!
Nguyên Cát cười:
- Sao Trương phu nhân lại nói thế, vốn tình cốt nhục, chẳng thể lúc nào cũng tỏ lòng hiếu thuận là đáng tội chúng tôi, biết nói thế nào?
Kiến Thành tiếp:
- Anh em chúng tôi cũng muốn thường được tới thăm, chỉ sợ phụ hoàng bắt gặp, sẽ sinh chuyện không hay, là một. Hai nữa chỉ sợ các phu nhân bắt tội. Vì vậy hôm nay qua đây, vừa may gặp Tiểu Oanh, báo vào thưa trước hai vị phu nhân, có thế mới yên lòng.
Doãn phu nhân cất tiếng:
- Trương phu nhân thường nói với thiếp: "Trong ba vị điện hạ, đều là do chúa thượng sinh ra cả, không hiểu tại sao Tần Vương mỗi lần thấy chúng ta chỉ vái một cái vái, ngoài ra chẳng một lời. Tần Vương ỷ được chúa thượng yêu thương, nên kiêu căng điệu bộ". Thế mà vừa rồi, chúa thượng định đưa Tần Vương về Lạc Dương, may được hai vị điện hạ sai người đến nói, chị em chúng tôi nhiều lần khuyên can trước mặt chúa thượng, nên chuyện mới thôi vậy.
Trương phu nhân tiếp:
- Thế là cả bốn người chúng ta xúm vào, không thì sợ Tần Vương bay lên trời mất!
Nguyên Cát nói:
- Được hai vị lưu tâm như thế, thật đáng bậc mẫu hậu còn gì!
Hai phu nhân cùng cười. Lúc này trên bàn đã bày đủ trân tu, kỳ vị, cùng đủ các hoa quả quý, chẳng gì không có. Bốn người say sưa bày trò, nói cười vui vẻ. Tề Vương cùng Anh Vương vốn phường tửu sắc lúc đầu còn giữ được trang nghiêm, sau đã có rượu vào rồi, chẳng cái gì câu thúc được, điều gì cũng làm. Người xưa nói: "Rượu là môi giới của sắc dục" anh em Kiến Thành tửu lượng đều khá, nay nhân ý cả hai vốn không phải ở rượu, nên giả vờ say. Nguyên Cát nói:
- Chúng tôi rượu thì đủ rồi, xin phép hai phu nhân tạm dừng một chút, rồi lại sẽ uống.
Chính là:


Vạn tội ác, dâm đứng đầu
Anh em trở mặt giết nhau, tại mày.


Dừng một lát rồi, Kiến Thành cười nói với Nguyên Cát:
- Gió mát ngọc lành, vẫn vẳng dư âm, chẳng khác nào Vu Sơn Vân Mộng, khó mà nói hết.
Nguyên Cát cũng cười nói:
- Gió lành trăng sáng, oanh hót vượn ngâm, cũng bởi chúng ta là hạng người thô lậu không được hưởng mà thôi.
Tề Vương lẫn Anh Vương mười phần hoan hỉ, liền cho tiểu nội giám trở về trước, lại cùng hai phu nhân hoan lạc, đàn hát.
Nói chuyện Tần Vương, nhân vua Đường nằm ở Đơn Tiêu cung dưỡng bệnh, nên ít khi về Tây phủ, ngày đêm chầu chực thuốc thang, có tới năm sáu ngày liền rồi. Hôm nay trời tối từ lâu, trăng đã soi sáng hoa trên cành, vua Đường bệnh tình cũng đỡ, liền nói với Tần Vương:
- Trẫm thấy trong người đã khá hơn. Con hãy về phủ nghỉ ngơi.
Tần Vương không dám chối từ, vâng mệnh ra khỏi cung, đi qua Phân Cung lâu, đàn địch vang lừng, tiếng nghe du dương thánh thót. Tần Vương dừng lại, nhận ra cung của hai phu nhân Trương, Doãn, liền nói:
- Các phu nhân đều biết phụ hoàng bất an long thể, đáng nên âu sầu lo lắng. Sao lại đàn hát vui vẻ thế này?
Đã định đánh động, lại nghe ở bên trong có tiếng nói lớn:
- Đây là cốc lớn, xin đại huynh hãy cạn, ta làm gương trước đây!
Tần Vương nghĩ: “Hai anh em ngày thường vẫn nghe nhiều điều đàm tiếu này nọ, ta vẫn hồ nghi, không ngờ trong lúc như thế này mà lại ở đây hết đàn lại ca, chẳng nghĩ gì đến bệnh tình của phụ hoàng, còn làm chuyện dâm loạn ở trong nội cung thế này, lý thực khó mà dung tha, Giờ mà ta gõ cửa, nói cho một hồi, thì cũng là đáng tội nhưng sẽ đến tai phụ hoàng, bệnh lại thêm tăng, chẳng nên chút nào".
Trù trừ hồi lâu, Tần Vương thầm tính toán: "Hãy cứ lấy cái đai ngọc của ta, treo ngay cửa, đợi lúc nào ra sẽ thấy, may ra họ thay đổi được lỗi lầm chăng?" Rồi cởi đai ngọc, treo ngay trên cửa có chạm hình rồng hình phượng, thong thả đi ra.
Anh em Kiến Thành canh năm hôm sau trở dậy, chải chuốt xong xuôi, Yêu Yêu cùng Tiểu Oanh hầu trà sáng. Kiến Thành nói với hai phu nhân:
- Anh em chúng tôi đội ơn ân tình sâu nặng của hai phu nhân, lòng dạ chẳng lúc nào quên. Nếu Tần Vương có định ám hại, xin báo ngay ra bên ngoài cho chúng tôi. Còn ở trong này, lúc nào có cơ hội gặp gỡ cũng xin báo ngay cho anh em chúng tôi với.
Hai phu nhân đáp:
- Chuyện Tần Vương là chuyện của cả bốn người chúng ta, chẳng cần phải dặn dò. Nhưng chỉ lo hội họp thì ít, chia ly thì nhiều, chị em chúng tôi làm sao mà chịu nổi?
Kiến Thành cấm tay hai phu nhân, nghẹn ngào không nói nên lời Nguyên Cát khuyên:
- Các phu nhân chẳng phải phiền não quá. Anh em chúng tôi, lúc nào thuận tiện, lại xin vào hầu các phu nhân.
Hai phu nhân chùi nước mắt, định đưa ra cửa, vừa mới mở cửa, thấy thủ giám cung môn thưa:
- Đêm hôm qua không biết ai treo đai này trước cửa cung.
Kiến Thành vội cầm ngay xem xét, nhận ra ngay đai ngọc của Tần Vương, đúng là chúng ta đang vui chơi trong này, nên cố tình để đai này lại cho biết. Làm thế nào bây giờ?
Trương Diễm Tuyết nói:
- Chẳng việc gì phải hoảng sợ. Tần Vương dẫu có ý như thế nào chăng nữa, chúng ta cứ thật già lẽ cãi thì tội lỗi lại đổ lên đầu Tần Vương cho mà xem.
Liền ghé tai Kiến Thành nói nhỏ mấy câu, Kiến Thành mặt mày lại rạng rỡ, cùng Nguyên Cát về phủ. Hai phu nhân quay vào, đem đai ngọc của Tần Vương ra xem xét, dứt đứt ra làm nhiều đoạn, cùng với Yêu Yêu, Tiểu Oanh lên ngọc kiệu đến Đơn Tiêu cung gặp vua Đường. Vua Đường kinh ngạc hỏi ngay:
- Ta không có chỉ triệu, sao các khanh lại tự tiện đến thế này?
Hai phu nhân thưa:
- Một phần là chúng thiếp lo lắng bệnh tình chúa thượng, chẳng biết ra sao, thứ nữa là cũng có việc không thể nói, nên phải tới để được gặp bệ hạ vậy.
Vua Đường hỏi:
- Có việc gì mà phải tới gặp trẫm?
Hai phu nhân khóc lóc thưa:
- Tối qua, đã khuya, bỗng thấy Tần Vương say rượu, đột ngột bước vào cung chúng thiếp, nói đủ lời ngon ngọt, định giở trò xằng bậy. Chúng thiếp không nghe, định kẻo ngay tới để trình bệ hạ, nhưng không tài nào đủ sức, nên Tần Vương thoát được, chỉ giật được đai ngọc này. Xin bệ hạ xem xét kỹ, rồi định tội cho!
Vua Đường phán:
- Mấy ngày hôm nay, Thế Dân đều không rời đây một khắc để phụng dưỡng trẫm, đêm qua nhân bệnh đã hơi đỡ, trời lại đã chiều tối trẫm mới bảo về phủ nghỉ ngơi. Vậy thì uống rượu vào lúc nào mà bảo thật say cho được?
Rồi cầm đai ngọc xem xét kỹ, đúng là của Tần Vương, bèn tiếp:
- Đai ngọc này là của Thế Dân, nhưng bên trong rõ ràng là có chuyện gì đây. Hoặc là Thế Dân có việc vội, bỏ quên đâu đấy, bọn cung nữ nhặt được rồi tìm cách vu hãm Thế Dân. Không thể nào có chuyện này được.
Doãn Cầm Sắt thưa:
- Chúng thiếp bao nhiêu năm thờ bệ hạ, đã bao giờ vu hãm ai đâu mà nay lại chịu tiếng thế này?
Cả hai làm đủ bộ điệu uốn éo, nũng nịu, nước mắt chan hòa, ôm lấy vua Đường, nức nở mãi không thôi. Vua Đường không biết làm thế nào, đành nói:
- Nếu đã như thế, hai phu nhân hãy cứ về cung, trẫm sẽ sai người đến hỏi Thế Dân xem sao đã!
Liền viết ngay mấy chữ, đưa cho nội giám, truyền ngự sử Lý Cương, đi hỏi ngay Tần Vương tại sao vô cớ vào nội cung, phải tâu rõ ràng?
Hai phu nhân tạ ơn trở về cung.


***


Lại nói chuyện Tần Vương sau khi treo đai, vội về Tây phủ, trong lòng buồn bực, đêm ấy ngủ chẳng được. Sáng dậy rất sớm, xếp đặt công việc trong phủ một hồi, đang định vào cung chăm sóc vua cha, thì thấy tả hữu vào thưa:
- Ngự sử Lý Cương đang chờ bên ngoài xin gặp điện hạ!
Tần Vương nghĩ Lý Cương đến để hỏi bệnh tình vua cha, vội ra g ặp chào hỏi ngồi yên chỗ, Lý Cương mới thưa:
- Thánh thượng long thể ra sao?
Tần Vương đáp:
- Đêm qua ta về, mình rồng đã khá hơn, không biết sáng nay ra sao, đang định vào chăm sóc.
Lý Cương thưa:
- Sáng sớm có nội giám truyền thánh chỉ xuống chỗ thần, lệnh cho thần tới hỏi điện hạ, thần không dám tự mở đọc.
Tần Vương vội gọi tả hữu bày hương án rồi mở ra xem. Tần Vương đọc xong, buồn bã nghĩ? "Chuyện đêm qua ta thấy, nghĩ rằng làm thế là để cảnh tỉnh họ, không ngờ họ lại dùng để hãm hại ta được!" Liền nói với Lý Cương:
- Đêm qua ta từ chỗ phụ hoàng về phủ, có thấy một chuyện, nên cố tình lấy đai ngọc treo trước cửa cung, để cho bọn họ giật mình mà hối lỗi. Cũng lại là việc trong hoàng tộc cả, khó mà nói rõ với khanh. Ta chỉ hỏi khanh: ta là người thế nào, mà nỡ đem thân trong sạch, làm những chuyện mờ ám, bẩn thỉu cho được?
Lý Cương thưa:
- Điện hạ công cao vọng trọng, thần đâu dám nói điều gì, nhưng nay thần phải về phục chỉ. Xin điện hạ viết cho mấy chữ, niêm phong cẩn thận, để thần trình chúa thượng, lẽ nên như thế!
Tần Vương đáp:
- Đúng lắm!
Liền viết ngay mấy câu, niêm phong kỹ càng giao cho Lý Cương.
Lý Cương từ giã vào cung phục chỉ. Lúc này vua Đường đã lệnh nội giám đỡ dậy, ra ngự ở điện. Lý Cương triều bái xong, vấn an long thể, rồi sau đó đưa trình phong thư của Tần Vương. Vua Đường giở ra xem, thì thấy trên viết bốn câu thơ:


Nhà ra đi hết cả chim gà
Xấu nết dơ trò chẳng kể ra
Khó tả tình kia cùng cảnh nọ
Nói thêm phiền não đến lòng gia.


Vua Đường xem một lần, nói:
- Đây là một bài tuyệt cú, trẫm làm thế nào mà hiểu được?
Lý Cương thưa:
- Tần Vương vốn tính ngay thẳng trong sạch, bệ hạ cũng đã biết, trong thơ tất không dám nói rõ, đem đai ngọc mà treo ở cửa nội cung như vậy, tất có nguyên cớ. Bệ hạ long thể vừa bình phục, hãy quên chuyện này đi đã, sau này hỏi lại, mọi chuyện sẽ rõ ràng.
Vua Đường phán:
- Như vậy thì khanh hãy trở về, đợi trẫm nghĩ ngợi xem sao.
Lý Cương từ tạ lui ra.
Thuở xưa Tiêu Hà nhà Hán, làm ra hình luật có nói rõ: "Bắt việc gian dâm, phải bắt cả đôi, bắt việc trộm cắp, phải có chứng cứ tang vật", cho nên việc như thế này chẳng có chứng cứ đâu mà lần, mà phân phải trái, định án rõ ràng cho được, nếu nghe lời người xung quanh, lại càng khó đoán định. Chỉ cần trong một nhà, cũng đã lắm chuyện phiền phức, huống chi lại cả triều đình.
Vua Đường thấy Lý Cương đi rồi, nghĩ quanh mãi mấy câu thơ, thì Vũ Văn chiêu nghi cùng với Lưu tiệp dư vào triều kiến. Vua Đường hỏi:
- Lạ thay? Hai khanh cớ sao lại có mặt, chẳng nhẽ lại cũng có chuyện gì chăng?
Hai người cười thưa:
- Vừa rồi thấy hai phu nhân Trương, Doãn có đến vấn an, vì vậy chúng thiếp cũng xin đến để định tính vậy thôi! Nay thấy mình rồng đã khỏe, vậy xin bày trò gì để cùng vui vẻ thì thật là hay hơn cả?
Vua Đường thấy thế, khẽ thở dài không nói. Chiêu nghi trông thấy thư Tần Vương còn đặt trên án, liền nói:
- Bài thơ này chẳng khác gì thơ Trịnh Vệ (l), bệ hạ để mắt đến làm gì?
1 Theo "Hán thư", ở nước Vệ, có bãi dâu trên sông Bộc, trai gái thường tụ họp ở đó để đàn hát, tính chuyện dâm ô. Nước Trịnh cũng nổi tiếng về những bài hát dâm tình.
Vua Đường hỏi:
- Sao Chiêu nghi lại biết đó là thơ Trịnh Vệ.
Chiêu nghi thưa:
- Bệ hạ không thấy bốn chữ đầu mỗi câu chắp lại thì thành "Nhà xấu khó nói" (1), rõ ràng chữ viết, còn gì nữa.
1 Nguyên văn chữ Hán của bài thơ: Gia kê đã điểu các ly sào; Xú thái hà tu thứ đệ khao; Nan thuyết đương thời tinh dữ cảnh; Ngôn minh khủng nhược thánh tâm tao. Bốn chữ đầu câu chắp thành: "Gia xú nan ngôn" nghĩa là: "Việc trong nhà thối tha thật khó nói", tạm dịch thành " Nhà xấu khó nói" như trong bài dịch trên.


Vua Đường cũng vốn là một bậc lão thực, bèn đem chuyện hai phu nhân Trương, Doãn kể lại một lượt. Chiêu nghi thưa:
- Chuyện như thế này, không nên để nói linh tinh, phải thực người thực việc mà xét đoán. Hai phu nhân Trương, Doãn từ thời nhà Tùy đã làm lộn xộn nội cung đến thế, chẳng bao giờ họ chịu yên phận. Còn như Tần Vương tung hoành bốn biển, há lại không thể kiếm được một người con gái nào hơn các phu nhân này sao! Lại nữa trước đây, bệ hạ sai Tần Vương bình định Lạc Hạ xong, liền phái chúng thiếp đi tuyển duyệt mỹ nhân của cung nhà Tùy, thu cất vàng bạc châu báu, số người đẹp kể có hàng ngàn, Tần Vương không hề quay mặt nhìn. Nếu nói chuyện của cải, tài sản thì còn có lý. Bệ hạ không nhớ hay sao, lúc ấy thiếp cùng với hai phu nhân Trương, Doãn, đều xin bệ hạ cấp cho vài chục mẫu ruộng, để làm sản nghiệp cho cha mẹ, bệ hạ đã tự tay ban sắc chỉ cho rồi, mà Tần Vương cùng với Hoài An Vương Thần Thông vẫn giữ lấy sắc chỉ, không chịu cấp ruộng. Từ đó mà xem ra, các bậc vua hiền đều tiếc tài sản, cơ nghiệp mà coi thường việc sắc dục, làm sao được như bệ hạ vừa có tình sâu, vừa có nghĩa nặng. Hai phu nhân Trương Doãn, có thể phần nào do việc này mà để tâm, cũng chưa biết chừng.
Tiệp dư thưa:
- Ba mươi sáu cung, bốn mươi tám viện, mặt hoa da phấn hàng nghìn, hơi đâu mà đi bới lông tìm vết, sao cho khỏi đau lòng hoàng hậu dưới tuyền đài bây giờ?
Câu này động đến tâm tư thầm kín của mình nên vua Đường lên tiếng:
- Trẫm cũng chưa chắc đã đem chuyện này tra hỏi làm gì, hai khanh hãy đừng bàn luận nữa.
Lại có một nội giám vào trình:
- Bình Dương công chúa đã mất!
Vua Đường than:
- Thuở xưa công chúa thân đánh trống theo cờ hưng binh để có đại nghiệp ngày nay, lại chẳng có phúc mà hưởng, mất trước cả trẫm sao!
Nói rồi rơi nước mắt. Vũ Văn chiêu nghi cùng Lưu tiệp dư thưa:
- Bệ hạ thương công chúa bao nhiêu, lại càng nên chăm sóc các điện hạ bấy nhiêu, huống chi long thể mới yên, mọi chuyện đều có số mệnh an bài sẵn, xin bệ hạ hãy tĩnh dưỡng.
Vua Đường gật đầu. Tiệp dư cùng Chiêu nghi định đỡ vua Đường về Đơn Tiêu cung, thì lại thấy Binh bộ dâng biểu tâu. Thổ Cốc Hồn liên kết với Khả hãn Đột Quyết, đánh vào Mân Châu, xin quân cứu viện. Vua Đường nghĩ ngợi một hồi, rồi cầm bút phê:
"Lệnh cho Phò mã tổng quản Binh bộ Sài Thiệu hỏa tốc lo liệu xong việc tang ma Bình Dương công chúa, để dẫn ngay một vạn tinh binh đi Mân Châu, hợp quân với U Châu thứ sử La Thành, tiễu trừ ngay hai nghịch tặc Thổ Cốc Hồn cùng Khả hãn Đột Quyết. Không được sai sót. "
Sai ngay nội giám đưa thánh chỉ ra giao cho Binh bộ, rồi trở về Đơn Tiêu cung, di dưỡng tinh thần cho đến ngày long thể bình phục.
Hôm ấy ở trong sân đua ngựa, vua Đường đang dạo chơi, xem Tề Vương cùng Anh Vương phi ngựa múa gươm, Tần Vương cùng tướng lĩnh Tây phủ đi theo hộ giá. Bàn về chuyện võ nghệ, vua Đường nói với Uất Trì Cung:
- Bản lĩnh cao thấp phần lớn đều do rèn luyện mà có, nhưng nói đến sức lực khỏe yếu có thể nâng búa múa roi, thì như Kính Đức đây thật là thiên hạ hiếm có!
Tề Vương ưỡn ngực thưa:
- Kính Đức chẳng khác gì điên dại, còn nhớ có lần Kính Đức bảo rằng: "Khắp triều tướng sĩ, đều chỉ là tượng gỗ", thật là huênh hoang, cứ nghĩ rằng mọi người chẳng ai biết múa giáo cầm roi. Nay con xin cùng Kính Đức thử, xem ai hơn ai!
Vua Đường đáp:
- Kính Đức, ý khanh thế nào?
Kính Đức thưa:
- Thần từ nhỏ học mười tám ban thương mã, thật không phải là hư truyền. Nhưng lấy lẽ mà suy, điện hạ là bậc quân vương, thần là bề tôi, sao có thể thi đấu cho tiện.
Tề Vương bèn nói:
- Không lo, lúc này không phải là lúc luận phẩm trật, sang hèn, chỉ thi thương pháp, thế thì có gì phải sợ đâu?
Nguyên là Nguyên Cát vốn thích việc trên ngựa múa thương, thấy Kính Đức khoe khoang, nên muốn thử xem hơn kém ra sao. Liền mời Tần Vương nai nịt giáp trụ, giả như cảnh đang chạy trốn ở hang Du Sào, thuộc Ngũ Hổ Cốc, còn tự mình đóng Đơn Hùng Tín phi ngựa đuổi theo.
- Thử xem khanh một roi một ngựa, liệu có đoạt được thương của ta chăng?
Kính Đức thưa:
- Xin điện hạ tha tội chết cho thần, cánh tay của Cung này rất khỏe, sợ có thương tổn. Hãy cứ lấy thương gỗ, bỏ mũi nhọn đi, còn xin nhường điện hạ vẫn dùng cả thương có mũi đao, thần sẽ có cách để tránh.
Nguyên Cát tức giận, nói nhỏ với bộ hạ là gia tướng Hoàng Thái Tuế mấy câu, rồi nhảy lên ngựa cầm thương có mũi nhọn hô lớn:
- Có dám thử mũi thương của ta chăng?
Tần Vương nghe xong, liền giơ thương, rượt ngựa mà chạy, Nguyên Cát cầm thương đuổi theo. Đuổi đến hơn một dặm, giơ thương định đâm Tần Vương, Kính Đức phi ngựa theo sát, miệng gào lớn:
- Có Uất Trì Kính Đức đây! Không được hại chủ ta!
Nguyên Cát bèn bỏ Tần Vương, giơ thương đánh Kính Đức, bị Kính Đức sấn lại, giành lấy thương. Nguyên Cát ngã ngựa, bỏ chạy.
Bỗng thấy Hoàng Thái Tuế vượt qua Nguyên Cát, giơ thương đâm Tần Vương, Tần Vương cố hết sức chống đỡ, sắp thua đến nơi. Kính Đức phi ngựa như bay tới, Hoàng Thái Tuế quay thương đánh nhau với Kính Đức, Kính Đức quay ngay người, rút roi ở bên hông ra đánh xuống, vừa dịp thương lao qua mặt, Kính Đức giằng ngay lấy đâm nhanh như chớp. Đáng thương cho Hoàng Thái Tuế, ngã ngựa chết ngay. Kính Đức vội quay ngay lại quỳ tâu vua Đường:
- Hoàng Thái Tuế định hại Tần Vương nên thần giết đi!
Nguyên Cát cũng tâu:
- Tần Vương ra lệnh Kính Đức giết tướng yêu của thần, trái cả ỷ phụ hoàng, xin chém ngay Kính Đức, để đền mạng Hoàng Thái Tuế.
Tần Vương thưa:
- Ngay mắt mọi người đầu thấy, Nguyên Cát sai Thái Tuế hại thần, lại còn biện bác che tội. Kính Đức mà không giết Thái Tuế, thì mạng thần cũng đã mất về tay Thái Tuế rồi.
Vua Đường phán:
- Hoàng Thái Tuế, trẫm chẳng lệnh làm gì cả, sao dám cầm thương đuổi theo Tần Vương. Kính Đức có công cứu chủ, thật vừa ý trẫm. Huống chi Nguyên Cát muốn đọ thương với Kính Đức, lẽ nên miễn tội, để nêu gương trung nghĩa. Anh em các con, lẽ nên tương thân tương ái, đừng để mất tình huynh đệ (1), khiến cho lòng kẻ làm cha có thể yên vui, còn hơn cả việc các con săn sóc trẫm nhiều vậy.
1 Nguyên văn dùng chữ "bất thất hữu vu chi ý". Chữ "Hữu vu” là lấy ở câu "Duy hiếu hữu vu đệ huynh" trong "Kinh Thư", thiên "Quân trần", nghĩa là: "Hết lòng thương yêu anh em". Sau chỉ quen dùng hai chữ "Hữu vu”.


Nói xong liền trở về cung.
Muốn biết về sau ra sao, xin xem hồi tiếp sẽ rõ.
Tùy Đường Diễn Nghĩa
Lời Nhà Xuất Bản
Hồi Thứ Một
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Năm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm