watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tùy Đường Diễn Nghĩa-Hồi Thứ Tám Mươi Chín - tác giả Chữ Nhân Hoạch Chữ Nhân Hoạch

Chữ Nhân Hoạch

Hồi Thứ Tám Mươi Chín

Tác giả: Chữ Nhân Hoạch

Từ rằng:
1 . Người ngu dại,
Quỷ nên thiêng,
" Người hèn nhát,
Ma bắt nạt
Chiêm bao mộng mị đảo điên hiện hình.
2. Nghĩa anh em nan huynh nan đệ,
Nghề nghiệp riêng chí khí đều cao.
Toàn trung toàn tiết trước sau,
Tiếng thơm muôn thuở, khó nào khó hơn.
Theo điệu “Giảm tự Mộc lan hoa"

Đ ại phàm người có đức, chẳng kể đàn ông đàn bà, giàu sang, nghèo khó đều được xung quanh kính trọng ma quỷ cũng phải ngưỡng phục, vì thế mà quỷ thần có đức mới đáng kính. Nếu vô đức mà cũng thờ phụng, dựa vào sự hung bạo, càn rỡ của quỷ thần thì chỉ nhằm áp chế người khác. Lúc đương thịnh, quyền uy trong tay, tác quái tác họa mặc sức ngông cuồng, dương dương kiêu ngạo, hết lời khoa trương, đến khi thời tiết hết vận suy, chữ lộc chữ mệnh đều chẳng còn, tay chân rời bỏ, người thân chia lìa, lòng riêng phản loạn.
Lúc này mới là lúc các loài si my võng lượng (1) kéo đến, sinh yêu, tác quái đùa giỡn đủ trò, cho nên nói "nhân suy quỷ lộng” người hèn quỷ trêu, là thế.
1 Si my: ma quỷ ở núi non, ao hồ. Võng lượng: ma quỷ ở cây cối, gỗ đá. (Hán Việt tứ điển)


Duy có bậc trung trinh tiết liệt, không lấy chuyện thịnh suy dễ mà thay lòng, dẫu có phải trà trộn trong đám con hát, nghề mọn hoặc nương thân nơi binh lính, nhưng gan trung dạ nghĩa trời cho vẫn không đổi, dù không hiện thành hành động, thì tiết tháo đó cũng đủ trùm trời đất mà đương diện với ma quỷ. Loại người này tuy không nhiều, nhưng nghĩa khí của họ là một, chẳng chóng thì chầy cũng sẽ nhận ra nhau.


***


Nay hãy nói chuyện Đường Huyền Tông, nhân An Lộc Sơn đánh chiếm quận Trần Lưu, Trương Giới Nhiên ngộ hại báo về kinh đô mới thấy thế giặc mạnh, không dễ diệt trừ, triệu trăm quan tới thương nghị, bàn luận phân vân, chẳng có dược một kế sách hay. Dương Quốc Trung mấy hôm trước còn huyênh hoang, lúc này cũng “vô kế khả thi". Huyền Tông liền phán: .
- Trẫm ở ngôi đã năm mươi năm nay, lòng vốn đã tính chuyện lui về cảnh nhàn, truyền ngôi cho thái tử, chỉ vì mấy năm nay hạn hán, lụt lội liên miên, chẳng đang tâm đem những thiên tai này giao cho người sau, vậy nên lần lữa. Nay không ngờ địch tặc nổi dậy, trẫm cũng muốn tự thân dẫn quân lính, tướng sĩ để chinh phạt, truyền thái tử tạm coi công việc quốc gia. Đợi khi nghịch khấu đã dẹp, sẽ làm lễ truyền ngôi, trẫm gối cao ngủ kỹ, chẳng còn lo gì nữa.


Liền hạ chiếu ngự giá thân chinh đi đánh An Lộc Sơn, để thái tử giám quốc, bách quan không dám tâu một lời.


Dương Quốc Trung thì kinh ngạc, hoảng sợ, thầm nghĩ: "Ta trước đây bao lần kéo bè kết cánh với Lý Lâm Phủ để mưu hại Đông cung, làm sao mà Đông cung lại không giận cho được. Chỉ vì Quý Phi đang được sủng ái, ta thì làm tể tướng đương triều. Đông cung còn chưa lên ngôi, cho nên chưa làm gì được ta. Nay Đông cung cầm quyền, nhất định sẽ báo thù xưa, họ Dương đến không còn chỗ đứng!"


Nên bãi triều, Quốc Trung về ngay phủ đệ, khóc ròng mà nói với vợ là Bùi Thị cùng Hàn Quốc, Quắc Quốc phu nhân rằng:
- Chúng ta sắp chết đến nơi rồi!
Ai nấy đều ngạc nhiên hỏi, Quốc Trung đáp:
- Thiên tử xuống chiếu thân chinh đánh An Lộc Sơn, để thái tử giám quốc, rồi sẽ truyền ngôi cho thái tử. Thái tử lâu nay vốn căm họ Dương ta, nay quyền lớn trong tay, ta cùng chị em, mạng sống tính từng ngày, giờ biết làm sao?
Cả nhà đều kinh hoàng khóc lóc:
- Chẳng như Tần Quốc phu nhân chết trước lại hóa may.
Quắc Quốc phu nhân nói:
- Sao chúng ta lại làm người tù nước Sở, ngồi nhìn nhau mà khóc (1), thì cũng chẳng ích gì, chi bằng hãy cùng Quý Phi bàn bạc. Nếu có thể khuyên ngừng việc thân chinh, thì giám quốc, nhường ngôi cũng theo đó mà xong vậy?
1 xem chú thích hồi 40.


Quốc Trung đáp:
- Nói thế thì thật đúng quá, không nên chậm trễ nữa, phiền hai phu nhân hãy vào cung ngay cho.
Hai phu nhân liền lên kiệu vào cung, nói thác rằng vào hầu Quý Phi rồi kể lể mọi chuyện, nói lại lời Quốc Trung. Quý Phi hoảng hốt:
- Những điều này không thể không nghe theo được!
Liền tháo xuyến, gỡ trâm, bôi đất bùn đầy mặt, quỳ lên trước điện, cúi lạy khóc lóc. Huyền Tông ngạc nhiên quá đỗi, tự tay nâng dậy mà hỏi:
- Ái khanh sao lại đến thế này?
Quý Phi thưa:
- Thần thiếp nghe tin bệ hạ định thân ra trận, sao bệ hạ lại định đem mình rồng trân trọng, mà đi làm cái việc của một viên tướng tầm thường, dẫu có mưu lược giỏi giang, thắng bại rõ ràng, thì chỗ chiến trận muôn ngàn nguy hiểm mà thánh thượng lại định dấn thân vào. Phi tần của cả sáu cung nghe tin, đều vô cùng hốt hoảng, huống chi thiếp mang nặng ơn sâu, sao lại có thể xa rời. Chỉ giận không làm thân nam nhi, để được theo xe rồng. Nay xin đập nát đầu này trước thềm, để mong bắt chước Hầu Sinh báo ơn Tín Lăng Quân. (1)
1 Hầu Sinh người nước Ngụy, được Tín Lăng Quân rất quý trọng. Tín Lăng Quân liều thân cứu Triệu. Hầu Sinh vạch kế trộm hình phù của vua Ngụy để điều được mười vạn quân Ngụy. Khi Tín Lăng Quân lên đường. Hầu Sinh nói: "Đáng lẽ tôi phải theo đi, nhưng vì tuổi già không thể đi xa được, xin lấy hồn tiễn công tử." Rồi đâm cổ chết. (Đông Chu liệt quốc)


Nói xong, liền phục xuống đất mà khóc rống, Huyền Tông không chịu nổi, sai cung nga đỡ lên ghế ngồi, cầm tay mà an ủi:
- Trẫm muốn thân chinh, không phải chỉ là lo cho thân mình đâu. Ngày khải hoàn trở về cũng không xa, ái khanh hà tất phải bi thương quá như vậy!
Quý Phi nghẹn ngào:
- Thiếp nghĩ đường đường thiên triều, há không có một hai viên tướng giỏi để có thể vì quốc gia trừ diệt thằng phản nghịch cỏn con này, mà bệ hạ phải lao khổ như thế!


Lại khớp lúc thái tử dâng biểu, nội thị đưa vào, từ chối không nhận mệnh giám quốc, xin Huyền Tông hãy khoan thân chinh ra trận, chỉ cần sai một đại tướng hay một thân vương nào đó, dẫn quân đi là có thể toàn thắng.


Huyền Tông đọc biểu của thái tử, trầm ngâm:
- Nay trẫm truyền ngôi cho thái tử, mặc cho thái tử lúc đã lên ngôi rồi có thân chinh hay không, còn trẫm với ái khanh lui về biệt cung cùng nhau an hưởng những năm còn lại, có nên chăng?
Quý Phi nghe nói, lại càng kinh hoàng, vội cúi lạy tâu:
- Bệ hạ năm vừa rồi đây đã định nhường ngôi nhưng vì thấy họa hoạn, thiên tai nên không nỡ bắt thái tử phải chịu thay. Nay sao lại nghĩ tới việc nhường cái họa phản nghịch này cho thái tử. Bệ hạ ở ngôi lâu, việc điều khiển trăm quan, tướng soái có uy có đức lớn, nay truyền ngôi, triều đình trên dưới dị nghị, khi yên được thì sợ công việc muộn rồi!
Huyền Tông nghe gật đầu:
- Ái khanh nói cũng có lý lắm!
Liền giáng chỉ bãi ngự chiếu vừa rồi, đặc sai hoàng tử Vinh Vượng Uyển làm nguyên soái, Tả kim ngô đại tướng quân Cao Tiên Chi làm phó nguyên soái, lĩnh binh xuất chinh. Lại định dùng Cao Lực Sĩ làm giám quân, Lực Sĩ cúi đầu xin thôi, bèn lấy nội giám Biên Lệnh Thành làm giám quân sứ.


Chiếu đã ban rồi, Quý Phi mới yên tâm, chùi nước mắt tạ ơn. Huyền Tông liền lệnh cho cung nga cùng Quý Phi sửa sang y phục dung nhan, bày yến tiệc để cùng Quý Phi giải sầu. Hàn Quốc, Quắc Quốc phu nhân cũng ra lạy chào Huyền Tông, cùng ngồi dự yến.


Người đời sau có thơ than rằng:
Tháo trâm hoàng hậu, chuyện đời xưa
Những dễ tự khiêm, can gián vua
Khổ nhục ngày nay theo mẹo cũ
Quý Phi bôi mặt, nghĩ buồn chưa?


Trong yến tiệc, Huyền Tông vẫn phải an ủi Quý Phi. Ba chị em Quý Phi cũng muốn Huyền Tông khuây khỏa nỗi lo lắng chưa yên mà tìm lấy sự thanh thản nên cũng ra sức chiều chuộng. Bọn Lê Viên tử đệ cùng cung nga vừa hát vừa múa. Rượu đã gần say, hứng chí, Huyền Tông lại tự đánh trống, Quý Phi gảy tỳ bà, thổi sáo ngọc, mãi đến khuya mới tan. Hai phu nhân tạ từ ra khỏi cung.


Đêm ấy Huyền Tông cùng nghỉ với Quý Phi, bởi trong lòng chưa yên, giấc ngủ cũng chẳng thành. Trong lúc mơ màng, Huyền Tông thấy đến cung Hoa Thanh, ngồi trên long sàng, còn Quý Phi ngồi ở bên án, dựa lưng vào thành ghế, chiếc sáo ngọc hàng ngày vẫn thổi thì treo trên tường. Bỗng thấy một con quỷ hình dung kỳ quái, không biết từ đâu hiện ra, đến ngay bên Quý Phi, lấy chiếc sáo ngọc xuống, đưa lên miệng thổi nghe rất chối tai. Huyền Tông giận lắm, định cất tiếng quát, nhưng cổ họng nghẹn tắc, nói không ra lời. Con quỷ vẫn ngang nhiên, không chút sợ hãi, thổi sáo chán rồi, liền quay ra cười đùa, nhảy múa với Quý Phi. Huyền Tông vội đứng dậy đuổi đánh nhưng không tài nào đứng dậy nổi, quay nhìn xung quanh, chẳng thấy một kẻ hầu người hạ nào, nhìn Quý Phi nằm gục trên bàn, mê man bất tỉnh, khoảnh khắc ngoái lại, thì người nằm gục trên án không còn là Quý Phi, mà là một người đội mũ xung thiên, mình khoác áo bào vàng thêu rồng, rõ ràng là một bậc thiên tử, nhưng không thấy rõ được mặt. Trong khi đó, con quỷ vẫn nhảy múa không thôi, từ từ tiến lại trước mặt Huyền Tông, trong tay con quỷ bỗng cầm một cái gương tròn sáng long lanh, soi trước mặt Huyền Tông. Huyền Tông nhìn vào, lại thấy mình thành một người đàn bà, đầu mang khăn lụa đen, mình khoác áo gấm thêu, mười phần xinh đẹp. Huyền Tông sợ hãi, bán tín bán nghi, lại thấy trên không hạ xuống một người cao lớn, hình dung thật đúng là:


Trên đầu đội mũ chuồn chuồn
Đai sừng dát ngọc, lưng tròn bụng to
Áo bào đen thêu mãng xà
Vạt áo nhọn, đủ hốt lia, gươm dài
Mắt báo lửa rực đôi ngươi
Tóc râu lởm chởm, trùm vai như rồng
Vốn nghề tiêu ác trừ hung
Chung Quỳ, nuốt quỷ chính ông thần này!


Người cao lớn này quát một tiếng nạt con quỷ, con quỷ lập tức co quắp lại, người này túm ngay lấy, khác nào túm con gà. Huyền Tông vội hỏi:
- Khanh là quan chức gì vậy?
Người này cung kính thưa:
- Thần là Chung Quỳ, người ở Chung Nam, đi thi tiến sĩ không đậu, suốt đời ngay thẳng, chết được làm thần, vâng mệnh thượng đế, trông coi vùng núi Chung Nam, chuyên trừ ma quỷ tác yêu tác quái. Phàm ma quỷ trêu ghẹo người đời, thần đều có thể bắt mà nhai sống. Con quỷ này làm kinh sợ chúa thượng, thần xin vì chúa thượng mà trừ diệt vậy.
Nói xong, giơ cả hai tay, móc ngay hai mắt quỷ, bỏ vào miệng mà nuốt, rồi hai chân đạp mạnh, bay lên không mà biến mất.


Huyền Tông hoảng hốt, tỉnh dậy, thì ra một giấc mơ, bàng hoàng hồi lâu mới trấn tĩnh được.


Lúc này Quý Phi cũng đột nhiên tỉnh giấc, miệng vẫn còn ú ớ mê sảng. Huyền Tông vội hỏi:
- Ái khanh ngủ không yên giấc sao?
Quý Phi ngơ ngẩn một hồi, mới thưa:
- Thiếp nằm mơ thấy một con quỷ, từ phía hậu cung đi tới trước mặt thiếp mà nhảy múa, bên cạnh lại có một cô gái rất đẹp, xua tay đuổi quỷ đi, quỷ không chịu nghe. Cô gái này cứ thưa với thiếp là bệ hạ, thiếp không dám trả lời. Cô gái liền nhặt một giải lụa trắng, rơi ở dưới đất, quấn vào cổ thiếp. Thiếp quá sợ mà tỉnh dậy!


Huyền Tông nghe nói, cũng kể lại giấc mơ của mình. Quý Phi xuýt xoa lấy làm lạ. Huyền Tông liền khuyên giải:
- Bởi mấy ngày hôm nay không thoải mái, cho nên sinh ra mộng mị, cũng chẳng lấy gì làm lạ. Nhưng việc trẫm mơ thấy Chung Quỳ làm thần, thì không hiểu ở núi Chung Nam có người này chăng?
Quý Phi thưa:
- Mộng mị tuy không thể tin cả, nhưng cớ sao nam biến thành nữ, nữ biến thành nam. Tại sao thiếp vốn nữ giới, mà người con gái trong mộng, ngay lúc gặp quỷ, lại gọi thiếp là bệ hạ. Chuyện này thì quả là lạ lùng.
Huyền Tông đùa:
- Trẫm cùng ái khanh yêu dấu khác thường, chẳng còn phân đâu là khanh đâu là trẫm, nam nữ thay đổi hình dạng, đảo điên loan làm phượng, phượng làm loan vậy mà.

Nói xong, ai nấy cười vang. Ấy cũng bởi Dương Quý Phi chính là hậu thân của Tùy Dượng Đế, còn Đường Huyền Tông chính là Chu Quý Nhi tái thế, những điều thấy trong mộng vừa rồi, chính là lại thấy chính mình kiếp trước vậy. Thời vận đã đến lúc suy thoái, nên quỷ ma mới tới trêu ghẹo, nên có những cảnh mộng thế chăng?


Chính là:
Sức yếu bởi khí suy
Mộng mị chuyện ma quỷ
Thay đổi đế hóa phi
Nam hóa nữ cũng kỳ!


Sáng hôm sau, Huyền Tông lâm triều, phán ngay rằng:
- Trăm quan văn võ, ai biết ở Chung Nam có một người đi thi tiến sĩ không đậu, họ Chung tên Quỳ chăng?
Ở văn ban, thấy có cấp sự trung Vương Duy (1) xuất ban tâu rằng:
- Thần Duy này đã từng nằm ẩn ở Chung Nam, có Chung Quỳ vào thời Cao tổ Vũ Đức Hoàng đế cũng đi thi tiến sĩ nhưng không đậu nên đâm đầu vào đá mà chết. Người thời bấy giờ xót thương, mới trình lên quan, làm giả áo bào, hia hốt mà táng, rồi thờ cúng rất linh thiêng. Đến nay vẫn hương khói quanh năm?
1 Vương Duy (701-761): Thơ hay, chữ tốt, vẽ đẹp, giỏi âm nhạc. Hai mươi mốt tuổi đỗ tiến sĩ. Thích sống nhàn tản trong biệt thự ở Chung Nam Sơn, rất chuộng Phật giáo (Thơ Đường I). Xin xem các hồi tiếp.


Huyền Tông lấy làm lạ lùng, liền gọi ngay người thợ vẽ có tài là Ngô Đạo Tử tới, kể rõ hình dáng Chung Quỳ trong giấc mộng, sai vẽ một bức hình, dùng làm tượng trấn quỷ. Lại riêng truy tặng áo bào, hốt ngà, ban cho trạng nguyên cập đệ. Lại nhân Quý Phi mơ thấy quỷ từ nội cung đi ra, liền đem hình Chung Quỳ dán ngay ở trước cửa lớn của hậu cung, chẳng khác gì Uất Trì Kính Đức cùng Tần Thúc Bảo vậy. Cho nên đến giờ, trong dân gian, vẫn thường dán hình Chung Quỳ ở ngay cửa sau, cũng là do từ chuyện này, và thường tôn xưng là Chung Trạng nguyên.


Chính là:
Đời Thái Tông, Thúc Bảo, Kính Đức
Ma quỷ gian tà bị chém nát
Nay lại có trạng nguyên Chung Quỳ
Nhai sống hết nhũng phường tham ác.


Huyền Tông nhân việc họa tượng Chung Quỳ, nhớ tới chuyện xưa Đường Thái Tông vẽ hình Tần Thúc Bảo cùng Uất Trì Kính Đức, liền phán rằng:
- Trẫm trong mộng gặp ma quỷ, may nhờ có Chung Quỳ trừ giúp. Nay thằng giặc cướp của cả thiên hạ, lấy ai mà trừ cho được. Nếu có được người tài như Thúc Bảo, Kính Đức, mà giúp trẫm cứu nguy định loạn thì còn gì bằng!
Nhân đấy liền nghĩ tới huyền tôn của Thúc Bảo là Tần Quốc Mô, Tần Quốc Trinh, hai anh em, nên phán tiếp:
- Năm trước cả hai anh em đã từng dâng sớ can gián trẫm, không nên sủng ái An Lộc Sơn, thật là những lời trung trinh. Trẫm lúc ấy chẳng nghe lời, mà còn đuổi về, cứ thế mà suy, rõ ràng lỗi lớn, lẽ nên mời cả hai anh em ra mới phải?


Liền ban sắc chỉ, truyền trung thư tỉnh khôi phục nguyên chức cũ là Hàn lâm thừa chỉ cho hai anh em họ Tần.


Lại nói anh em Tần Quốc Mô, từ ngày bị đuổi về nghỉ, vẫn ở vùng gần đô thành, đóng cửa không đi đâu, nếu bạn bè tới thăm, thì uống rượu chuyện trò, ngâm thơ làm phú, nhất quyết không bàn tới công việc triều đình. Quốc Trinh thỉnh thoảng cũng có nhớ đến chuyện gặp người đẹp ở phường Tập Khánh dạo nào, nhưng lại sợ anh mắng chửi, nên không dám hở môi, thường quay lại thăm hỏi dò la, nhưng tịnh không tin tức, cũng chẳng hề thấy người đẹp tìm tới.


Bỗng có một hôm, có người vốn là chỗ quen biết cũ gõ cửa đến, họ Nam tên Tễ Vân, con thứ tám trong nhà, quê ở Ngụy Châu. Người này khẳng khái, có khí tiết, thông thạo cưỡi ngựa bắn cung, dũng lược hơn người, tổ phụ vốn là theo nghiệp binh đao, có đi lại với Tần Thúc Bảo, vì vậy với anh em Quốc Mô là chỗ quen thuộc mấy đời, gắn bó thân thiết. Mấy năm trước đây cũng đã hai ba lần đến nhà theo với tổ phụ. Gần đây việc đi lại có thưa hơn, hôm ấy, không hiểu có gì lại hành lý, người ngựa đến nhà thăm. Anh em họ Tần mười phần mừng rỡ, đón vào lễ chào xong, hàn huyên tíu tít. Quốc Mô lên tiếng:
- Nam hiền huynh lâu lắm không gặp, anh em ngu đệ vẫn thường nhớ tới, hôm nay không hiểu trận gió tốt lành nào đưa tới thế này!
Nam Tễ Vân đáp:
- Tiểu đệ từ ngày tổ tiên quy tiên, một thân lưu lạc, không nơi nương tựa, bước chân không định trước được. Gần dây tiểu đệ có nghe cử chỉ tiết tháo của anh em hiền huynh thật là đáng thán phục. Sau đó nghe đường quan chức có chỗ khó chịu, tạm lui về nhà, thiên hạ thật không ai không than thở. Hôm nay, tiểu đệ ngẫu nhiên phiêu bạt về kinh sư nghe được chuyện rất khoái ý, lấy làm hân hạnh lắm!
Quốc Mô đáp:
- Anh tuấn, tài lược như hiền huynh đây, nhất định sẽ còn nhiều cơ hội thi thố với đời. Chỉ vì hiện nay thời vận chưa tới, hiền huynh có điều gì lo liệu?
Tễ Vân nói:
- Vốn Hứa Viễn xưa kia làm Cao Yếu úy, là chỗ quen biết của thân phụ tiểu đệ, Hứa Cao Yếu vừa sâu sắc vừa có chí khí, tiết nghĩa, có một người bạn kết nghĩa ở Nam Dương, họ Trương tên Tuần, bác học đa tài tinh thông binh pháp, đậu tiến sĩ đời Khai Nguyên, lúc đầu làm huyện doãn Thanh Hà, sau đổi đi Chân Nguyên. Hứa Cao Yếu cũng muốn tiến cử tiểu đệ với Trương tiến sĩ. Nhưng nghe nói gần đây đã được triệu về triều, vì vậy nên mới về kinh tìm.
Quốc Trinh lên tiếng:
- Hai vị họ Trương họ Hứa, đều là bậc trượng phu ở đời, anh em tiểu đệ từ lâu đã có nghe tiếng.
Quốc Mô tiếp:
- Tiểu đệ nghe nói Trương tiến sĩ văn võ toàn tài, lại có thêm một chỗ kỳ lạ, người đời không theo kịp là dẫu có hàng ngàn hàng vạn người cũng mặc, khi họ Trương đã nhìn qua, biết tên tuổi, thì suốt đời không quên, thật đúng bậc kỳ sĩ vậy. Thật là đủ che đậy được lỗi lầm của người xưa vậy!
Tễ Vân nói:
- Tiểu đệ chưa được gặp Trương tiến sĩ, còn về tài đức của Hứa Viễn, tiểu đệ cũng đã biết từ lâu, thật là bậc hữu dụng của quốc gia, tiếc là chưa gặp thời vận!
Quốc Mô nói:
- Hiền huynh nay nhân Hứa Viễn quen Trương tiến sĩ, mà mộ tiếng tìm đến, để lo đến công nghiệp của mình, thì thật là điều đáng mừng vậy.
Quốc Trinh tiếp:
- Hiền huynh hãy khoan đến đó, đường đi vất vả, tạm ở đây nghỉ ngơi ít ngày, rồi đến gặp Trương tiến sĩ cũng chưa muộn.
Rồi bày tiệc rượu khoản đãi, kể lể chuyện say sưa, bàn bạc chuyện sắp tới. Đang lúc nâng chén, bỗng người nhà thưa, Phạm Dương Tiết độ sứ An Lộc Sơn khởi binh làm phản, hiện đã có tin báo về kinh sư. Anh em họ Tần đạp bàn đứng dậy mà nói lớn:
- Chúng ta từ lâu đã hiểu rõ thằng họ An, trước sau gì cũng bạo nghịch, lại thêm bọn gian thần bốn phía xúc xiểm, làm sao mà lại tránh khỏi chuyện này cho được.
Tễ Vân cũng đấm ngực mà rằng:
- Thiên hạ loạn rồi, không phải là lúc ngồi nghỉ ngơi. Hôm nay chúng ta hãy cùng cạn chén, ngày mai phải tới ngay chỗ Trương tiến sĩ để bàn chuyện quốc gia đại sự, chẳng nên dằng dai nữa rồi.
Đêm ấy, không nói nữa.


Hôm sau, ăn sáng xong xuôi, Tễ Vân viết ngay mấy hàng danh thiếp, cầm theo thư của Hứa Viễn, cưỡi ngựa vào kinh thành. Hỏi tới chỗ Trương Tuần, thì ra họ Trương thăng Phòng ngự sử Ung Khâu, mấy ngày trước đây đã ra khỏi kinh đô, lên đường đi nhận chức rồi.


Tễ Vân hứng chí mà tới, bại chí mà đi, giật ngựa ra khỏi thành, thầm nghĩ: "Ta nay nên từ giã anh em họ Tần, nhanh tới Ung Khâu, dẫu được chủ nhà hậu tình, cũng không nên lần lữa, sợ lở việc chăng!".


Vừa đi, vừa nghĩ, đã tới cổng nhà họ Tần, đang định xuống ngựa, thấy một người cao lớn, đội mũ rộng, mình mặc áo ngắn, cưỡi ngựa đi tới, phong thái rất đường hoàng. Tễ Vân ngờ rằng là viên tướng truyền lệnh, nên giữ ngựa đứng chờ. Người kia đến nơi, Tễ Vân cúi chào mà hỏi:
- Quan nhân phải chăng là tướng quân truyền lệnh? Tin tức Phạm Dương hiện ra sao rồi tướng quân?
Người này nghe hỏi, liền dừng ngựa nhìn Tễ Vân một lát, thấy nghi dung khác phàm, không dám coi thường, chắp tay kính cẩn đáp:
- Tiểu nhân từ Lộ Châu tới, vào kinh tìm người quen. Dọc đường nghe chuyện Phạm Dương phản loạn, bán tín bán nghi. Quý quan từ trong thành đi ra, tất hiểu rõ hơn. Xin cho biết ít nhiều.
Tễ Vân đáp:
- Tiểu nhân cũng vì tìm người quen, vừa tới hôm qua, mới nghe tin này, thật chưa rõ ràng lắm. Nay người cần tìm lại chẳng gặp, đến đây để từ biệt chủ nhà quen, rồi sẽ đi Ung Khâu, không biết đường đi lại như thế nào?
Người này đáp:
- Chủ nhà quen là ai, ở đâu kia?
Tễ Vân chỉ tay:
- Chính là Tần phủ này đây!
Người này ngước mắt nhìn, thấy ngay trên cổng biển lớn ghi rõ:
- Phủ làm theo sắc ban của hoàng thượng cho hai anh em trạng nguyên, "Khâm tứ huynh đệ trạng nguyên phủ", liền hỏi ngay:
- Có phải là hậu duệ của công thần tiên triều Tần Thúc Bảo, nhân vì can gián mà phải bãi quan về nghỉ chăng?
Tễ Vân đáp:
- Đúng rồi! Anh em họ một người tên Quốc Mô, một người tên Quốc Trinh.
Vừa nói, vừa xuống ngựa. Người này cũng vội vàng xuống ngựa làm lễ chào rồi nói tiếp:
- Tiểu nhân từ lâu mộ tiếng hai vị họ Tần, hận chưa được gặp, nay há lại qua cửa mà không vào, cảm phiền quý quan tiến dẫn tiểu nhân vào chào hỏi liệu được chăng? Chỉ hiềm gặp gỡ giữa đường, chưa kịp sắm lễ vật sợ quá đường đột!
Tễ Vân đáp:
- Anh em họ Tần rất khẳng khái, hiếu khách, tướng quân có vào gặp cũng chẳng gì phải ngại ngùng, cần gì phải lễ vật.
Người này cả mừng, cùng hỏi xưng họ tên rồi vào cổng, thấy anh em họ Tần, chào hỏi xong, liền cùng ngồi. Tễ Vân kể lại chuyện không gặp Trương Tuấn, trước cổng gặp gỡ thế nào. Anh em họ Tần từ tốn cảm tạ, hỏi rõ họ tên, quê quán.
Người này đáp:
- Tiểu nhân họ Lôi, tên Vạn Xuân, người ở Trúc Châu, thuở nhỏ có theo đòi nghiên bút, danh tiếng chẳng xong, bỏ văn học võ, thường không biết tự lượng, nhưng muốn vì quốc gia mà gom sức lại, chỉ vì chẳng gặp thời. Nay nhân tìm người thân mà đến đây, may gặp Nam quý quan được gặp anh em tiên sinh, thật thỏa lòng ngưỡng mộ từ lâu.
Tễ Vân cùng anh em Quốc Mô thấy họ Lôi ngôn từ khẳng khái, ý khí hiên ngang, rất là kính phục, bèn hỏi:
- Lôi hiền huynh về kinh tìm ai?
Vạn Xuân đáp:
- Tìm Lôi Hải Thanh ở đội nhạc công của triều đình.
Tễ Vân nghe nói, có vẻ không vui:
- Lôi Hải Thanh chẳng qua là nhạc công của Lê Viên tử đệ, phường con hát, sao hiền huynh lại tìm đến. Chịu nhờ vả bọn Lê Viên này để mưu cầu việc tiến thân, thì xem chừng không xong rồi.
Vạn Xuân cười đáp:
- Không phải chuyện mưu tiến thân đâu. Cũng bởi Hải Thanh chính là anh ruột của tiểu đệ, lâu ngày không gặp, cho nên phải tìm đến vậy.
Tễ Vân nói:
- Thì ra như thế, tiểu đệ hơi quá lời.
Quốc Mô lên tiếng:
- Hải Thanh thì tiểu đệ vẫn thường gặp. Thấy dẫu phải ở hàng nhạc công, nhưng vẫn có chí trung quân ái quốc, thực khác hẳn bạn bè. Nam hiền đệ tưởng cũng chẳng nên coi thường vậy.
Vạn Xuân bèn hỏi:
- Nam hiền đệ nói chuyện tìm Trương tiến sĩ mà không gặp, là họ Trương nào kia?
Tễ Vân đáp:
- Chính là người vừa nhận chức Phòng ngự sử Ung Khâu Trương Tuần. Vạn Xuân nói:
- Họ Trương này thì đúng là bậc kỳ lạ hiện nay, hiền huynh có quen biết cũ với Phòng Ngự Cứ sao?
Tễ Vân đáp:
- Thực chưa gặp. Nhưng bởi có Hứa Cao Yếu tiến dẫn.
Vạn Xuân tiếp:
- Hứa Cao Yếu lại cũng là bậc kỳ nhân, hiền huynh đi lại với các ngài này thì quả hiền huynh cũng là bậc kỳ nhân vậy. Nay có lẽ hiền huynh định đi Ung Khâu để làm việc dưới trướng Trương Phòng sứ sao?
Tễ Vân đáp:
- Nay An Lộc Sơn phản loạn, thế rất hung dữ, tiểu đệ cũng muốn tìm đến Trương Phòng sứ lo việc chống bọn này vậy.
Vạn Xuân khẳng khái:
- Ý định của hiền huynh thật hợp với tiểu đệ, nếu hiền huynh không bỏ, nguyện xin cùng đi?
Quốc Trinh nói:
- Hai hiền huynh đã nhất chí, thì có thể kết giao, nhận nhau làm anh em khác họ, cùng lo chuyện đền báo ơn vua.
Họ Nam cùng họ Lôi mừng lắm, liền cùng vái bốn vái, nhận làm anh em, sống chết thề cùng đền nợ nước; hoạn nạn giúp đỡ, không bao giờ thay lòng đổi dạ.


Chính là:
Đi tìm người anh ruột
Gặp được bằng hữu tốt
Yêu anh, quý bạn bè
Ắt trung quân ái quốc.


Anh em Quốc Mô liền bày tiệc khoản đãi. Vạn Xuân nói:
- Nam hiền huynh hãy tạm ở đây hai ngày, đợi tiểu đệ vào thành tìm gia huynh, rồi ta cùng lên đường!
Tễ Vân đáp:
- Vừa rồi Tần Tiên sinh đã nói Hải Thanh hiền huynh không phải hạng tầm thường, tiểu đệ cũng muốn gặp mặt. Chiều nay ta hãy ở đây. Sáng mai cùng vào thành, bái chào lệnh huynh cũng nên lắm!
Vạn Xuân bằng lòng.


Sáng sớm ngày mai, hai người cùng cưỡi ngựa vào thành, tìm đến nơi ngụ của Hải Thanh, xuống ngựa, Vạn Xuân vào trước, rồi cùng Hải Thanh ra đón Tễ Vân vào nhà. Bái chào xong, Vạn Xuân nói qua chuyện nhà, thuật chuyện ở Tần phủ, kết nghĩa với Tễ Vân, cùng nhau đi Ung Khâu.


Hải Thanh mừng lắm, vòng tay trước mặt Tễ Vân mà rằng:
- Anh em trạng nguyên họ Tần là bậc chính nhân quân tử, đại huynh cùng họ hàng là thế giao (1) thì quả là phẩm đức khác thường. Thật hân hạnh.
1 Thế giao, cũng như thế nghị là chỗ đi lại với nhau đã nhiều đời trở lên rồi.


Tễ Vân từ tốn:
- Chẳng qua Lôi hiền huynh quá yêu, tiểu đệ nào có tài năng gì đâu!
Hải Thanh nói với Vạn Xuân:
- Hiền đệ hãy nghe ta nói: ta là anh, dẫu có phải nép ở trong hàng nhạc công, nhưng cũng mang nặng ơn của thiên tử, những mong thiên hạ vô sự, thiên tử mãi mãi an hưởng thái bình. Không ngờ Lộc Sơn phản loạn, phụ ơn lớn của hoàng gia, dấy binh chín châu, thế quả hung dữ. Những tưởng được như lời Dương tể tướng, nào ngờ tể tướng cũng chỉ là phường khoác lác, dối vua, chẳng hề có mưu lược gì để yên nước giúp vua. Mai kia vận mạng xã tắc chẳng biết thế nào dưới gót giặc Hồ. Ta thân mang ơn vua, sáng tối băn khoăn, những mong đem thân đền nợ nước. Hiền đệ vốn có chí lớn, dũng lược hơn người, nay lại được kết giao với đại huynh đây, cũng tìm đến dưới trướng Trương Phòng sứ, ta cũng thấy là có thể nên công trạng, thực đang đem hết sức lực ra mà báo quốc. Từ nay về sau thì tự ta lo lấy phận ta, hiền đệ lo lấy phận hiền đệ, hiền đệ đừng nghĩ ngợi, lo lắng gì đến ta nữa.

Nói rồi lệ rơi như mưa, Vạn Xuân cũng chan hòa giọt ngắn giọt dài. Tễ Vân đứng bên cũng phải ngậm ngùi. Hải Thanh sai người dọn tiệc rượu được ba tuần, liền đứng dậy mà rằng:
- Ta hôm nay suốt ngày phải túc trực trong cung, không được chuyện trò lâu nữa. Quốc gia đại sự, chính là lúc anh hùng kiến công lập nghiệp, chẳng nên lưu luyến như kiểu đàn bà thường tình.
Rồi đem ra một túi tiền, đưa làm lộ phí, ai nấy gạt lệ chia tay.
Tễ Vân than rằng:
- Lôi đại huynh, hai anh em đại huynh thật là "Nan huynh nan đệ (l) tiểu đệ hôm qua thật quá đường đột, lấy lòng kẻ tiểu nhân để đo dạ bậc quân tử vậy!
1 "Nan huynh nan đệ": Khó có người anh như thế, khó có một người em như thế. Thành ngữ, ý khen cả hai anh em đều giỏi.


Hôm ấy hai người cùng về Tần phủ. Anh em Quốc Mô bày tiệc rượu đãi, xong xuôi gói ghém hành lý lên đường. Anh em Quốc Mô tiễn đến hơn mười dặm, đặt rượu uống thêm với nhau, rồi mới chia tay, người về Tần phủ, kẻ đi Ung Khâu.


Anh em Quốc Mô, từ ngày nghe tin An Lộc Sơn phản loạn, lấy làm lo lắng cho công việc triều đình, suốt ngày riêng bàn kế sách tiêu trừ lũ nghịch tặc. Lại thêm nghe tin quân triều đình thất lợi, lòng càng tức tối, ý cũng muốn dâng sớ điều trần phương lược, lại nghĩ hiện nay chẳng còn ở quan chức, không tiện dâng lời mà mang tội.


Trong lúc trừ trừ, bỗng có đặc chi giáng xuống, khôi phục cho cả hai anh em về nguyên chức cũ, trung thu nhận mệnh, ngay ngày hôm sau vào triều, lạy chầu Huyền Tông:


Chính là:
Trong mộng gặp một quỷ hỏng tiến sĩ
Vội mời ra hai anh em trạng nguyên.


Chưa biết nước nhà ra sao, xin xem hồi sau phân giải.
Tùy Đường Diễn Nghĩa
Lời Nhà Xuất Bản
Hồi Thứ Một
Hồi Thứ Hai
Hồi Thứ Ba
Hồi Thứ Tư
Hồi Thứ Năm
Hồi Thứ Sáu
Hồi Thứ Bảy
Hồi Thứ Tám
Hồi Thứ Chín
Hồi Thứ Mười
Hồi Thứ Mười Một
Hồi Thứ Mười Hai
Hồi Thứ Mười Ba
Hồi Thứ Mười Bốn
Hồi Thứ Mười Lăm
Hồi Thứ Mười Sáu
Hồi Thứ Mười Bảy
Hồi Thứ Mười Tám
Hồi Thứ Mười Chín
Hồi Thứ Hai Mươi
Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Hồi Thứ Hai Mươi Bốn
Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Hồi Thứ Hai Mươi Chín
Hồi Thứ Ba Mươi
Hồi Thứ Ba Mươi Mốt
Hồi Thứ Ba Mươi Hai
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Hồi Thứ Bốn Mươi
Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Hồi Thứ Bốn Mươi Sáu
Hồi Thứ Bốn Mươi Bảy
Hồi Thứ Bốn Mươi Tám
Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Hồi Thứ Năm Mươi
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Hồi Thứ Năm Mươi Hai
Hồi Thứ Năm Mươi Ba
Hồi Thứ Năm Mươi Bốn
Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Hồi Thứ Năm Mươi Tám
Hồi Thứ Năm Mươi Chín
Hồi Thứ Sáu Mươi
Hồi Thứ Sáu Mươi Mốt
Hồi Thứ Sáu Mươi Hai
Hồi Thứ Sáu Mươi Ba
Hồi Thứ Sáu Mươi Bốn
Hồi Thứ Sáu Mươi Lăm
Hồi Thứ Sáu Mươi Sáu
Hồi Thứ Sáu Mươi Bảy
Hồi Thứ Sáu Mươi Tám
Hồi Thứ Sáu Mươi Chín
Hồi Thứ Bảy Mươi
Hồi Thứ Bảy Mươi Mốt
Hồi Thứ Bảy Mươi Hai
Hồi Thứ Bảy Mươi Ba
Hồi Thứ Bảy Mươi Bốn
Hồi Thứ Bảy Mươi Lăm
Hồi Thứ Bảy Mươi Sáu
Hồi Thứ Bảy Mươi Bảy
Hồi Thứ Bảy Mươi Tám
Hồi Thứ Bảy Mươi Chín
Hồi Thứ Tám Mươi
Hồi Thứ Tám Mươi Mốt
Hồi Thứ Tám Mươi Hai
Hồi Thứ Tám Mươi Ba
Hồi Thứ Tám Mươi Bốn
Hồi Thứ Tám Mươi Năm
Hồi Thứ Tám Mươi Sáu
Hồi Thứ Tám Mươi Bảy
Hồi Thứ Tám Mươi Tám
Hồi Thứ Tám Mươi Chín
Hồi Thứ Chín Mươi
Hồi Thứ Chín Mươi Mốt
Hồi Thứ Chín Mươi Hai
Hồi Thứ Chín Mươi Ba
Hồi Thứ Chín Mươi Bốn
Hồi Thứ Chín Mươi Lăm
Hồi Thứ Chín Mươi Sáu
Hồi Thứ Chín Mươi Bảy
Hồi Thứ Chín Mươi Tám
Hồi Thứ Chín Mươi Chín
Hồi Thứ Một Trăm