Chương 3
Tác giả: Diễm Thanh
Ca Thơ nhìn đồng hồ, cô ngao ngán trước dòng xe cộ kẹt cứng, nhích từng chút một ở ngã sáu Cô sẽ bị trễ giờ, chắc chắn phải 15 phút trở lên. Biết thế này ngay từ nãy cô nên quay đầu xe chạy sang con đường khác. Bây giờ thì tiến thoái lưỡng nan chẳng còn khe hở để quay xe nữa. Cuối cùng, Thơ cũng tới được công ty. Bác bảo vệ nhìn bộ đạng của Ca Thơ, bác tỏ ra cảm thông:
– Hôm nay cháu trễ tới 20 phút đấy. Lại kẹt xe hay là xe hư hả cháu?
Ca Thơ rầu rỉ:
– Cháu bị kẹt xe bác ạ! Cháu đã cố gắng dậy sớm, đi sớm để thoát khỏi giờ cao điểm nhất. Vậy mà vẫn bị sao quả tạ chiếu phải. Bác ơi! Bác có thấy bà tổng giám đốc đi chưa ạ?
Bác bảo vệ hạ giọng:
– Thường ngày phải 9 giờ bà tổng mới ghé công ty. Nhưng hiện nay bác nghe nói họp hội đồng quản trị đột xuất, nên bà ấy đã tới lâu rồi.
Ca Thơ cuống lên:
– Vậv thì cháu tiêu là cái chắc rồi.
Cô cuống cuồng dắt xe vào bãi gởi đại xe và không cả lấy thẻ xe. Ôi trời, suy cho cùng, cả công ty người ta đi xe máy loại xịn đến chín mươi mấy phần trăm, chỉ còn lèo tèo dăm chiếc xe đạp và xe của Ca Thơ là tệ nhất. Ném ngoài cổng năm ngày chắc gì ai người ta lượm mà sợ mất xe chứ.
Ca Thơ vội vã phóng người chạy lên phòng làm việc.
Bà Vân tổ trưởng đang lúi cúi pha trà, thấy Ca Thơ, bà cau mặt:
– Sao cô cứ luôn đi trễ vậy? Cô có biết sáng nay cô là người phải lo việc trà nước cho giám đốc đãi khách không hả?
Ca Thơ cắn môi:
– Cháu mong cô thông cảm. Cháu đã cố gắng đi sớm nhưng rồi vẫn bị kẹt xe.
Bà Vân nhếch môi:
– Lại vẫn là những lý do được nhai đi nhai lại ấy. Kẹt xe và hỏng xe thì có giám đốc nào tìm được lời khiển trách nữa chứ.
– Cháu xin lỗi? Cháu sẽ cố gắng không tái phạm nữa ạ.
Bà Vân nhếch môi lạnh lùng:
– Thôi đi, lỗi phải gì. Cô mau pha cà phê rồi đem lên phòng họp ngay cho tôi. Bà tổng giám đốc vừa gọi điện hỏi đấy.
– Dạ! Cháu làm liền ạ.
– Nhớ đừng có pha nhiều đường. Họ toàn là nhưng ông bà tầm cỡ thích cảm giác đắng nhiều hơn, để chứng tỏ bản lĩnh của họ đấy.
Ca Thơ dù rất vội nhưng vẫn không dám ẩu, cô tuy mới vào làm ở bộ phận tạp dịch này, nhưng đã từng nếm trải sự khó chịu lẫn ách dịch của mấy người thuộc dạng ăn được nói được ở đây. Tất nhiên người cô ngán nhất vẫn là bà tổng giám đốc. Dù thực tế cô chưa một lần bị bà ta chê trách chuvện gì. Nhưng trò đời thì khó lường trước được mọi việc.
Ca Thơ cẩn thận đặt từng tách cà phê trước mặt những người có mặt trong phòng họp. Đây chính là điểm đặc biệt của ban lãnh đạo công ty. Trước mỗi cuộc họp, họ thường uống cà phê, chứ không ba giờ dùng trà. Hình như họ muốn đầu óc vừa tỉnh táo mà phong thái lại ung dung thì phải:
Bà Nam Phương đẩy tách cà phê mà Ca Thơ vừa đặt xuống, nó cùng là tách cà phê cuối cùng và đặc biệt được Ca Thơ pha riêng cho bà tổng. Bà Nam Phương thường uống cà phê không đường. Bà Phương đẩy tách cà phê tới trước mắt người thanh niên ngồi kế bên bà:
– Cháu uống trước đi!
Ca Thơ đảo nhanh mắt, chiếc khay không còn ly cà phê nào khác, và người thanh niên kia hình như không thuộc diện khách mà cô được thông báo danh sách.
Ca Thơ bối rối cúi đầu:
– Xin lỗi bà, tôi đã vô ý.
Bà Nam Phương điềm nhiên:
– Cô không biết thì không phải xin lỗi.
– Cô pha cho tôi ly khác nhé?
Ca Thơ dè dặt:
– Dạ? Nhưng thưa bà ...
– Có chuyện không ổn à? Cà phê hết hay sao?
Ca Thơ cắn môi:
– Dạ không phải ý tôi muốn hỏi, tôi có cần bỏ đường vào ly kia không ạ?
Bà Phương khẽ cười:
– Ồ không cần đâu. Cháu tôi cùng sở thích của tôi. Cô cứ pha cho tôi ly không đường.
Ca Thơ dạ nhỏ. Cô quay ra mà không hề biết được ánh mắt người thanh niên đang lóe lên tia kinh ngạc.
– Bà ngoại! Cô ta làm tạp dịch hả ngoại?
Bà Nam Phương ơ hờ:
– Chứ cháu muốn xếp con bé vào bộ phận nào? Khi cô ta không có lấy một bằng cấp văn phòng đơn giản. Mà để cô ta xuống xưởng may, ngoại biết là cháu sẽ phản đối đúng không Hoàng?
Vĩnh Hoàng cười gượng:
– Cháu xin lỗi ngoại, tại cháu khiến ngoại khó xử.
Vừa lúc đó Ca Thơ trở lại cùng tách cà phê bốc khói thơm lừng. Cô vẫn không hề nhìn một lần người thanh níên. Cô lễ phép đặt ly cà phê trước mặt bà Nam Phương.
– Thưa bà! Cà phê của bà đây mời bà uống ạ!
Bà Nam Phương nhẹ giọng:
– Cảm ơn! Cô có thể lui được rồi.
Ca Thơ chậm rãi đi về phòng tạp dịch.
Bà Vân cao giọng:
– Ca Thơ này! Hôm nay cô Bình nghỉ đột xuất. Phiền cô làm giùm phần việc của cô ta nhé!
Ca Thơ mau mắn:
– Dạ! Cháu rất sẵn sàng, bây giờ cháu phải đi lau cửa kính phải không cô?
Bà Vân xua tay:
– Cửa kính đã có cô Hạ lau rồi. Cô phải dọn vệ sinh khu vực nhà vệ sinh.
Ca Thơ kêu lên:
– Dọn nhà vệ sinh ư? Cô không nói lộn chứ? Công việc này chẳng phải đã có tổ lao công họ làm từ hồi sáng sớm hay sao? Cháu đây thay chị Bình làm mấy việc này.
– Chậc! Đã nói hôm nay “đột xuất” mà. Tuy rằng tổ lao công họ đã quét dọn.
Nhưng tôi vừa được biết, sau khi họp ban quản trị xong, ban giám đốc sẽ đi kiểm tra vệ sinh từng khu vưc trong công ty. Vì thế tôi mới cần cô làm công việc này. Nếu cô thấy tôi phân công cô một việc làm không đúng chức năng, thì tôi cũng không ép cô đâu.
Giọng nói của bà Vân sin sít, khiến Ca Thơ gai người. Cô cắn môi:
– Cháu chưa hề chống đối cô. Cô đừng vội hiểu lầm. Đã vô đây, thì việc gì cháu cũng không từ nan đâu.
Dứt lời Ca Thơ bỏ nhanh đi về phía phòng để dụng cụ lao công. Nhật Hạ thấy Ca Thơ đeo ủng và khẩu trang thì kêu lên:
– Ca Thơ! Bạn đừng có để bà ta thừa cơ hội hiếp đáp bạn chứ. Không làm, bà ta cũng không dám trừ lương Thơ đâu.
Ca Thơ hiền lành:
– Cảm ơn Hạ! Mình biết bà ấy không ưa mình vì lý do gì thì mình chịu.
Nhưng mình sẽ chứng minh để bà ấy rõ, bất kỳ công việc gì người khác làm được thì Ca Thơ cũng sẽ làm được.
– Nhưng hôm nay ...
– Hôm nay chả lẽ tụi mình không cần ăn uống hay sao. Hạ đừng lo, chuvện nhỏ này không làm Thơ đầu hàng đâu.
Ca Thơ cắt ngang lời Nhật Hạ. Cô điềm tĩnh cầm chổi và xô nước đi về phía phòng vệ sinh. Bà Vân muốn gì ở cô nhỉ? Cô đã làm sai? Bà ta ghét cô. Nhưng vì lý do gì chứ? May cho Thơ, nhà vệ sinh rất sạch sẽ, Ca Thơ chỉ cần dùng nước xả lau sơ, toàn bộ dãy 10 phòng vệ sinh của công nhân xưởng may đều sạch bong. Ngần ngừ một chút, Thơ quay lên phòng giám đốc. Dù sao đã nhận làm vệc này thì cô không thể bỏ qua bất kỳ một phòng nào, khi khu vực đó có phòng vệ sinh.
Cao cấp, Ca Thơ khẽ nhún vai. Cô mỗi ngày ra vào phòng giám đốc vài lần.
Nhưng chỉ để pha trà nước, lau cửa kiếng, sàn nhà. Còn phòng toilet cô không bước chân vào. Vẫn biết toilet của các ông to bà lớn hoặc nhà giàu có đều rất sang trọng. Nhưng Ca Thơ chỉ mới thấy trong ... phim. Ngay như bên nhà Quang, cô củng chưa một lần bước vô. Hèn gì cô thường nghe người ta ví một phòng toa lét của nhà giàu có thể xây cho một gia đình nghèo căn nhà không tô bằng gạch bàn cầu chắc phải vài ba triệu, chưa kể vòi tắm bằng hoa sen loại tốt nhất. Trong toa lét của giám đốc có bồn nước rửa mặt, có kiếng soi mặt, vài chai dầu gội, xà bông cao cấp. Đặc biệt đèn không phải là một bóng mà cả một chùm đèn màu hồng. Ca Thơ nhếch môi, một thoáng chạnh buồn cho hoàn cảnh của mình, chỉ một phòng vệ sinh thôi, người ta đã chứng tỏ được sự khác biệt với thế giới nghèo nàn của cô rất nhiều. Ca Thơ nhớ tới Diệu Linh, hình dung cô bạn đang sống trong một điều kiện hoản hảo như giám đốc của cô. Ca Thơ khẽ thở dài, có lẽ, Ca Thơ đừng nên xiêu lòng trước những mời gọi của mẹ con Diệu Linh ... Ca Thơ bặm môi, cầm vòi hoa sen phun nước khắp phòng vệ sinh. Dù căn phòng chắc chắn sạch hơn cả phòng khách nhà cô.
– Chết tôi!
Ca Thơ giật nảy người, chiếc vòi sen được cô chúc xuống nền nhà bởi tiếng kêu của một người đàn ông.
– Cô làm cái quáì gì ở đây hả?
Giọng nói đầy cáu kỉnh.
Ca Thơ không quay lại cô tắt vòi nước, nói từng câu:
– Dọn dẹp, lau chùi cho sạch, ông không thấy sao mà còn hỏi. Là do ông chứ không phải tại tôi nghen ít ra trước khi vào toa lét, ông cũng phải ... quan sát ...
– Tôi đã gõ cửa đấy, nhưng do cô mở nước lớn nên không nghe chứ bộ. Bây giờ đầu tóc, quần áo tôi bị cô làm ướt cả rồi, tôi phải làm sao đây?
Ca Thơ chau mày, giọng nói này sao cô nghe quen quen thế nhỉ? Phòng giám đốc thì ngoại trừ bà tổng glám đốc ra, giám đốc là ai cô chưa hề gặp. Giờ này họ còn đang họp kia mà. Chả lẽ anh chàng này định tìm chỗ trú ẩn bất ngờ nhất?
Ca Thơ quay phắt lại:
– Ông là ai? Vô đây ...
Ca Thơ im ngay câu hỏi. Mắt cô mở hết cỡ như muốn thiêu cháy gã đàn ông cô vừa thấy. Kinh ngạc lẫn giận dữ. Ca Thơ hất mặt:
– Là anh à? Anh vào phòng giám đốc làm gì.
– Cô nghĩ tôi trốn việc à?
– Chắc là như thế, bởi giờ này người ta đều bận bịu công việc. Tôi không hiểu anh làm công việc gì ở đây. Có lẽ cũng không ngoài một chân tạp dịch như tôi. Mấy chuyện này phù hợp với phụ nữ hơn nên anh mới tìm cách lánh việc.
Nụ cười nở trên môi của anh chàng hắc ám. Ca Thơ không biết tên của hắn, nhưng cô mãi không quên ánh mắt hắn và cứ chỉ hào hiệp hắn dành cho cô hôm ở bệnh viện.
Một nụ cười khiến trái tim các cô gái rung rinh.
– Thơ có nghĩ xa thêm một chút không nhỉ. Rằng chả phải ai cũng có thể vào được phòng giám đốc.
Ca Thơ so vai:
– Nhưng rõ ràng anh đã thấy căn phòng này một tạp vụ vẫn vào được. Trong khi anh nói không hề sai. Chưa dễ gì các nhân viên văn phòng dám đặt chân vô khi không có lệnh sếp.
– Dựa vào điều ấy, Thơ nghĩ tôi đang làm việc giống em hả?
Ca Thơ thản nhiên:
– Vâng!
Thơ chưa kịp nói thêm câu gì khác, thì điện thoại của hắn reo. Ca Thơ cúi xuống quét sạch nước dưới nền nhà và lau khô trong lúc hắn “A lô, cháu nghe ạ.
Cháu lên ngay ...” làm tạp dịch cũng bày đặt xài di động. Đúng là mấy kẻ thích học làm sang mà.
– Ca Thơ! Tôi phải làm sao đây?
Giọng khổ sở của hắn cắt dòng suy nghĩ của Ca Thơ. Cô ngơ ngác:
– Anh hỏi gì tôi không hiểu.
Hắn chép miệng:
– Chẳng lẽ tôi cứ để đầu tóc, quần áo ướt nhem thế nàv lên gặp tổng giám đốc à?
Ca Thơ chớp mi:
– Anh nói sao? Vừa rồi là điện thoại của bà tổng à?
Cô bất chợt đề phòng:
– Thật ra anh là ai? Một nhân viên quèn chả có lý do gì để bà tổng phải gặp gỡ cả.
– Hãy giúp tôi nghĩ cách trước đã.
Ca Thơ rùn vai:
– Lỡ rồi. Nếu anh lớn gan anh cứ thử bước vào phòng nghỉ của giám đốc coi sao. Biết đâu có bộ đồ ngủ nào của ông ta khả dĩ anh mặc vừa, cũng nên.
Hắn sáng mắt:
– Ôi trời, đúng là tôi quên mất việc này thật. Cô đã cho tôi một gợi ý tốt. Tôi không làm phiền Thơ nữa.
Ca Thơ trợn mắt:
– Anh sang phòng riêng giám đốc thiệt hả?
– Còn cách nào đâu, khi tôi bị cô tưới cho ướt nhem thế này.
Hắn xoay người bỏ đi, vẫn kịp bỏ lại phía Ca Thơ một câu nói:
– Đừng suy nghĩ những gì vừa xảy ra. Tôi không trách thơ đâu. Tôi còn nghĩ giữa chúng ta hình như có duyên đấv. Tôi hứa cho Thơ lời giải thích nếu cuối buổi làm việc hôm nav, Thơ chịu cùng tôi đi uống nước. OK nghen?
Hắn nói, mắt còn nheo nheo tinh nghịch, và hắn chả chờ nghe câu ừ hử hay gầm gừ của Thơ. Loáng nhanh, hắn đã xoay người bước đi, mặc kệ Ca Thơ ngẩn ngơ với hàng tỉ tỉ câu hỏi Hắn là ai?
Ca Thơ nhún vai. Cô hoàn tất công việc của mình kịp lúc chuông báo giờ tan sở. Bà Vân nhìn cô soi mói:
– Công việc của cô làm chu tất chứ?
Ca Thơ nhẹ giọng:
– Vâng! Thưa cô.
Bà Vân so vai:
– Mong đừng có phòng ban nào mắng vốn tôi. Ngày mai, nhớ đi sớm một chút.
Ca Thơ bình thản:
– Cháu biết rồi. Bây giờ, cháu có thể về được chưa ạ?
Bà Vân nhếch môi:
– Được rồi.
Ca Thơ đi vào phòng thay đồ. Nhật Hạ đưa vào tay Ca Thơ chiếc giỏ xách:
– Ngày mai Thơ đừng có làm việc dọn dẹp phòng vệ sinh nữa. Bà Vân muốn tỏ ra mình là người có chức nên đì Thơ thôi.
– Cám ơn Hạ đã quan tâm đến mình. Thơ tự biết mình phải làm gì mà.
Nhật Hạ kêu lên:
– Nhưng không phải việc gì bạn cũng đề dãi làm theo kiểu giật dây của bà Vân như thế, bà ta được trớn sau này bạn sẽ luôn bị sai vặt đấy.
– Mình sẽ cố gắng thoát khỏi sự ràng buộc vô lí. Bây giờ thì mau về thôi Hạ ơi! Ca Thơ còn phải đi chợ nữa.
Nhật Hạ vẻ cảm thông:
– Ngày nào gia đình Thơ cũng chờ bạn mua đồ ăn về mới nấu cơm chiều hả?
Ca Thơ mỉm cười:
– Ừ! Vì ba của Thơ bệnh, nhỏ em gái đi học nên. Thơ cáng đáng thêm việc đi chợ, nấu cơm, Thơ quen rồi và ngày nào mấy cha con cũng ăn cơm tối muộn hơn các gia đình khác.
– Thơ vất vả quá. Vậy mà đi làm còn bị bà Vân sai tùm lum. Hạ sẽ góp ý với bà Vân.
Vừa dắt xe ra, Ca Thơ vừa nói:
– Hạ đừng nói gì nhé. Tại Ca Thơ không có bằng cấp như người ta. Được nhận vào công ty là may mắn rồi.
Nhật Hạ vẫn nói:
– Không việc gì phải tự ti, mặc cảm. Dưới xưởng may, công nhân may dây chuyền có cần bằng cấp à. Ca Thơ nên xin vào bộ phận may, lương ở đó cao gấp 3 lần lương của Ca Thơ.
– Nhưng Thơ may chưa rành lắm.
– Khó gì việc ấy. Thông minh cỡ bạn học khoảng vài ba ngày sẽ ăn đứt lớp thợ cũ ý chứ. Hạ ủng hộ Thơ.
Ca Thơ cười hiền:
– Tự nhiên sao Hạ tốt với Thơ vậy? Chả lẽ Hạ không sợ cô Vân.
Nhật Hạ chưa kịp trả lời Ca Thơ, bởi ngay lúc đó cả hai cô gái cùng giật mình khi âm thanh chát chúa bất chợt vang lên.
– Anh Vĩnh Hoàng! Anh đứng đây mà em chờ anh nãy giờ, ủa xe anh đâu?
Nhật Hạ rùng vai:
– Rồi, giám đốc lại bị người đẹp đến tận nơi bắt cóc nữa.
Ca Thơ chớp mắt:
– Hạ nói người ấy là giám đốc công ty mình à?
Nhật Hạ bật cười:
– Không anh ta thì còn ai. Thơ đừng bảo với mình, bạn chưa biết mặt giám đốc đấy nhé! Nếu chưa thì nhìn đi, anh ta đó.
Ca Thơ cắn môi:
– Nếu là hắn thì Thơ biết lâu rồi. Chỉ không biết hắn là “sếp lớn” của mình thôi.
Nhật Hạ tròn mắt:
– Ôi trời! Nghe giọng Thơ, mình thấy tràn đầy sự bất mãn. Chả lẽ Thơ đã từng quen Vĩnh Hoàng? Nếu không, chí ít cũng đã đụng nhau một trận nhớ đời để Thơ phải gọi anh ta là “hắn”. Đúng không?
Ca Thơ nhăn nhó:
– Nhật Hạ đừng hỏi khó Thơ nữa.
Dứt lời, Ca Thơ leo lên xe đạp đi. Ngang qua chỗ Vĩnh Hoàng đứng, Thơ cố tình không nhìn đến hắn. Vậy mà ...
– Ca Thơ!
Thơ thót tim. Cô chưa biết làm sao thì ngay lập tức cả Nhật Hạ lẫn cô gái đứng bên Hoàng đều bật lên:
– Ca Thơ! ....
Nhật Hạ kinh ngạc.
Cô gái thì nhăn mặt, kéo ta Hoàng:
– Anh gọi ai vậy Hoàng?
Vĩnh Hoàng xẵng giọng:
– Em về đi! Anh nói rồi anh đã hẹn bàn công việc với bạn. Đừng làm phiền anh nữa. Bao giờ xong cuộc họp thì anh mới rảnh rang được. Vậv nhé!
Trong lúc đó Ca Thơ kịp hỏi Hạ:
– Cô ta là ai vậy?
– Một tiểu thư con nhà giàu, kết mô đen giám đốc mình.
Nhật Hạ nói xong lại thắc mắc:
– Giám đốc vừa gọi Thơ đấy.
– Mặc kệ hắn.
Ca Thơ chợt giận. Cô đạp nhanh pê đan, nhưng Vĩnh Hoàng còn nhanh hơn cô. Anh kéo xe Ca Thơ lại.
Ca Thơ kêu lên:
– Anh làm gì vậy?
Vĩnh Hoàng thản nhiên:
– Tôi có chuvện muốn hỏi cô?
Ca Thơ đăng đắng:
– Xin lỗi, đã hết giờ làm việc tôi phải về. Muốn hỏi gì, anh cố gắng chờ đến mai đi nhé.
Vĩnh Hoàng từ tốn:
– Chuvện liên quan đến công việc của Ca Thơ. Em đừng từ chối kẻo mất cơ hội đấy!
Ca Thơ lẫn bặm môi:
– Xin lỗi! Tôí không thể về trễ. Anh làm ơn bỏ tay ra để tôi về. Công việc của tôi đã ở dưới bậc thấp nhất rồi. Tôi không tin anh còn có thể hạ việc tôi xuống nữa.
– Anh Vĩnh Hoàng, cô ta đã biết thân biết phận, anh còn níu kéo làm gì?
Tiếng cô gái vang lên.
Vĩnh Hoàng nạt nhỏ:
– Mẫn Chi! Cái gì mà “biết thân biết phận” hả? Tốt nhất em đừng làm anh nổi giận.
Ca Thơ thừa lúc Hoàng nới lỏng tay, cô lao vội xe đi. Báo hại Nhật Hạ đạp hụt hơi đuổi theo. Khi hai chiếc xe đạp song song nhau, Hạ bảo:
– Anh Hoàng hình như chờ Thơ thật mà.
Xẵng giọng, Ca Thơ nói:
– Đã bảo mặc kệ hắn. Mình không ham phiêu lưu trong những rắc rối đời thường đâu.
Nhật Hạ biết tính Thơ, dù cô chỉ mới vô làm. Nhưng Ca Thơ sống chân tình, giản dị, thẳng thắn. Ca Thơ không gặp Vĩnh Hoàng, chắc chắn là có lý do của Thơ. Hạ hiểu ngay lúc này bắt Ca Thơ giải thích mọi chuyện là điều không thể.
Cô phải chờ thôi. Dù sao việc giám đốc quen và quan tâm Ca Thơ là điều đáng mừng cho những người kém may mắn như Thơ, như Hạ. Vĩnh Hoàng không đuổi theo Ca Thơ như các bộ phim tình cảm Hàn Quốc. Vì anh còn cái rơ moọc bên mình.
Bên cạnh Hạ, Ca Thơ lặng lẽ đạp xe.
Diệu Linh đón. Ca Thơ trước cổng công ty.
Ca Thơ ngạc nhiên:
– Đã xảy ra chuvện gì hay sao Linh?
Diệu Linh mỉm cười:
– Chỉ là chuyện đón bạn thôi. Ca Thơ không muốn gặp Linh sao, tự nhiên lại hỏi thế?
Ca Thơ mỉm cười:
– Được gặp Linh Thơ mừng lắm chứ. Tại bất ngờ thôi. Anh Quang chỉ đường cho Linh phải không?
– Ừ! Bây giờ tụi mình kiếm quán nào ngồi một chút nhé.
– Có cần phải lãng phí như thế không. Sao phải vô quán? Về nhà tự do hơn không?
Diệu Linh cười cười:
– Ca Thơ nghĩ là ở nhà tự do hơn à? Mình xin lỗi nhé, cuộc sống hiện tại muốn thay đổi, vươn lên, đôi khi bản thân mình phải thoát ra khỏi tự ti mặc cảm Thơ ạ!
Ca Thơ rùng vai:
– Linh lầm rồi, hồi đi học có mấy ngày Thơ không ngồi quán bụi, lê la đến mòn ghế người ta đấy. Tất nhiên Ca Thơ chỉ ăn ké thôi. Muốn bao, tụi nó cũng đâu để Thơ bao.
– Họ thông cảm hoàn cảnh Thơ à?
Ca Thơ khẽ cười:
– Không, hai năm trước chị em Thơ vẫn thuộc dạng tiểu thư chứ bộ. Là do Thơ học giỏi, nên bạn bè mến mộ thôi.
Ca Thơ chợt nhìn Linh:
– Phải Diệu Linh muốn Ca Thơ giúp chuyện gì phải không?
Diệu Linh gật đầu:
– Ừ, cũng có đấy. Nhưng khoan nhắc đến công việc. Hãy ăn một chút gì trước đã.
Hai cô gái dừng xe trước nhà hàng mi ni. Ca Thơ hạ giọng:
– Thơ nghe nói đồ ăn ở đây mắc lắm. Tìm quán bún hoặc phở bình dân được không Linh?
Diệu Linh chậm rãi:
– Linh mời Ca Thơ mà. Linh muốn Ca Thơ cùng Linh ăn món hải sản. Đừng nhăn nhó chứ bạn.
Biết không thể từ chối. Ca Thơ đành theo Linh vào trong. Diệu Linh chọn một chiếc bàn trên lầu một. Nhìn lướt qua bảng thực đơn của nhà hàng, Linh không hỏi ý kiến Thơ. Cô gọi một lẩu hải sản thập cẩm.
Ca Thơ chép miệng:
– Trời ạ! Kêu lẩu làm gì hả Linh? Ăn đại chén súp cua cũng được mà.
Diệu Linh cười:
– Đã nói rồi, Thơ cứ tự nhiên ăn uống, đừng suy nghĩ gì mà.
Người phục vụ bưng chiếc bếp và nồi lẩu đặt lên bàn, sau đó các món tôm, mực, sò, các loại rau cũng được đưa lên đầy đủ.
Ca Thơ hít hà:
– Bữa ăn này, chắc không đơn giản Linh nhỉ. Muốn nhờ người ta chuyện gì cứ nói toạc ra cho rồi, bày đặt ăn uống khách sáo quá đấy Linh.
Diệu Linh thản nhiên:
– Cứ ăn đi, rồi Linh sẽ nói. Nhưng Ca Thơ phải giúp Linh đấy.
– Nếu việc Linh nhờ nằm trong khả năng của Thơ, Thơ hứa không từ chối.
Dù Ca Thơ luôn tỏ ra sốt ruột. Diệu Linh vẫn điềm tĩnh gắp đồ ăn vào chén bạn. Chỉ đến khi xoong lẩu được tắt lửa, Diệu Linh mới nói:
– Mình phải thay mặt công ty dự thi cuộc thiết kế trang phục. Cuộc thi có tầm quan trọng mở rộng thị trường đầu tư ra nước ngoài của ngành may mặc.
Ca Thơ, lần này, bạn phải giúp Linh thôi.
– Linh muốn Ca Thơ làm gì?
– Vẽ mẫu trang phục.
Ca Thơ tròn mắt:
– Trang phục? Linh à, Ca Thơ đâu được học qua trường lớp nên Thơ có biết gì về mẫu thời trang.
Diệu Linh chậm rãi:
– Ca Thơ hãy cho Linh biết bạn còn vẽ không?
Ca Thơ gật đầu:
– Tất nhiên là còn rồi, ước mơ và bản năng trời cho Thơ để được vẽ kia mà.
Nhưng tất cả các mẫu vẽ của Thơ toàn là vẽ tự phát, thích là vẽ, dù nhiều khi chỉ là vài đường ngoằn ngoèo trên giấy.
Diệu Linh cười cười:
– Bao nhiêu đó đủ rồi. Linh chỉ cần bạn còn cầm cây cọ.
– Thơ sẽ phải vẽ cái gì nhỉ?
– Những bộ thời trang mùa hè, áo khoác và thời trang công sở.
Ca Thơ nhăn nhó:
– Ôi trời! Xưa nay Thơ chưa từng vẽ quần áo. Thơ sợ mình khiến Linh thất vọng.
Diệu Linh trầm tĩnh:
– Linh tin Ca ♠ Mẫn Chi bật cười:
– Tin chớ. Từ khi quen Linh, Chi đâu thấy Linh nói đùa trong công việc.
Nhưng chả phải bạn đang học đại học à? Chuvện công ty Diệu Linh nên để mẹ lo thì hơn. Dưới tay bà Hân thiếu gì chuyên viên thiết kế. Linh không thắng nổi Chi đâu, ít nhất là trong lĩnh vực này.
– Kiêu hãnh quá! Đáng ghét!
Ca Thơ buột miệng, và Mẫn Chi thì rùn vai:
– Tôi chỉ nói sự thật, không tin chị cứ hỏi Linh coi chúng ta không hề quen biết, chị ghét tôi âu cũng là thói thường tình của con gái. Chào nhé!
Diệu Linh gõ gõ tay xuống bàn:
– Khoan đã Mẫn Chi.
Mẫn Chi nhìn xoáy vào Linh:
– Đừng bảo với Chi, Linh muốn thi cùng Chi nhé!
– Đúng thì sao?
Mẫn Chi bật cười:
– Linh khéo hỏi thật. Nếu công ty của mẹ Linh thắng nổi Chi. Linh thích điều gì, ta cũng chịu.
– Hẹn giờ gặp đi.
Mẫn Chi ngạc nhiên:
– Để làm gì?
Diệu Linh thản nhiên:
– Phải có cam kết chứ. Đã thách thức thì tất cả đều cần cam kết. Linh sợ bị xù đẹp.
– Mẫn Chi này chưa hề xù ai chuvện gì.
– Con người không nên quá tự tin vào bản thân. Khi sự may mắn còn mỉm cười với bản thân, ai cũng có thể khẳng định như Chi lỡ thua và nhất là thua rất đau, thì lời hứa sẽ theo gió bay đi.
– Mẫn Chi không bao giờ thua.
– Vậy thì cứ cam kết nhé!
– Được, bằng giờ này chiều mai tại ...
– Qưán cà phê Sinh Viên nằm trên đường Điện Biên Phủ.
Mẫn Chi nhăn mặt:
– Chi không biết, quán này. Đường Điện Biên Phủ dài xuyên suốt mấy quận, làm sao tìm.
Ca Thơ xen ngang:
– Nhưng cả con đường ấy có được mấy trường đại học?
Mẫn Chi bặm môi:
– Được rồi, Chi hứa.
Trước khi bước đi, cô gái còn ném cho Ca Thơ ánh mắt đầy đe dọa. Ca Thơ so vai nói với Linh:
– Linh nên cám ơn cô ta nhé, vì Thơ sẽ nhận lời giúp Linh. Bởi sự phách lối của nó khiến ta ghét.
Diệu Linh mừng rỡ:
– Ca Thơ nhận lời là Linh ăn chắc chín mươi phần trăm thắng Mẫn Chi. Mẹ nhất định vui hơn Linh nữa.
– Đừng đưa ta lên mây như thế. Thơ sợ mình thất bại trong xác suất mười phần trăm còn lại, giọng con nhỏ ấy không hề kém tự tin.
Diệu Linh vẫn nói:
– Nó tự tin vì được đà tạo bài bản và chuvên nghiệp. Nó cũng giống rất nhiều chuvên viên tạo mẫu, khuôn rập theo lý thuyết học quá nhiều, không dám tạo không gian, gam màu riêng biệt. Loại người sách vò ấy khó thành công lắm.
Ca Thơ im lặng. Cô thấu hiểu tấm chân tình Diệu Linh dành cho cô. Nhận lời giúp mẹ con Diệu Linh, Thơ không mong nổ tiếng. Cô chỉ muốn được đền đáp ơn nghĩa mà ba mẹ Diệu Linh đã giúp gia đình cô. Và cô không thể chỉ hứa cho qua chuyện.
Bà Nam Phương ngạc nhiên nhìn Mẫn Chi:
– Nãy giờ cháu đi đâu thế? Hình như ai đó đã chọc giận cháu à?
Mẫn Chi cười gượng:
– Cháu xin lỗi đã để bà và anh đợi. Cháu gặp một người bạn, chúng cháu trao đổi với nhau về công việc bà ạ. Chạm vào công việc thì bà cũng biết, khó ai vui vẻ được. Em nói vậy đúng không anh Hoàng?
Vĩnh Hoàng hờ hững:
– Cũng tùy.
Bà Nam Phương xua tay:
– Thôi, không nhắc công việc nữa. Đến đây rồi thì mau kêu món ăn đi. Bà đói bụng lâu rồi.
Mẫn Chi mau mắn:
– Chịu xin lỗi! Bà thích ăn gì để cháu kêu ạ.
Bà Phương nhẹ giọng:
– Cháu kêu món ăn cho cháu đi. Bà và Vĩnh Hoàng đã kêu rồi, không biết khấu vị của cháu nên bà để cháu tự chọn. Cứ tự nhiên nhé! Hôm nay bà mời cơm cháu đấy.
Mẫn Chi biết Vĩnh Hoàng chả thích thú bữa cơm này, cô mặc kệ. Trong lòng bà Nam Phương, cô cĩng tạo được chỗ đứng. Nếu cô đạt giải cuộc thi này, chắc chắn bà tổng giám đốc danh tiếng Nam Phương sẽ chấp nhận cô, dù Vĩnh Hoàng không yêu cô. Nhưng cô yêu Vĩnh Hoàng và được người lớn ủng hộ.
Bao nhiêu đó đủ để cô tự tin trong cuộc chạy đua này cô không thể không có Vĩnh Hoàng.
Buổi sáng, Ca Thơ vừa đến công ty, Vĩnh Hoàng đã chặn cô ngay đại sảnh. Vẻ mặt đẹp trai của anh lành lạnh:
– Ca Thơ! Tôi muốn hỏi em một việc.
Ca Thơ nhíu mày:
– Tôi không còn nhiều thời gian. Muốn hỏi gì, anh hỏi nhanh đi.
– Hôm qua tôi có hẹn ...
Ca Thơ cắt Ngang:
– Tôi biết. Tôi không đến vì tôi có hẹn với người bạn thân. Hơn nữa, tôi tự thấy giữa tôi và anh không có gì đế nói nên tôi không đến. Giải thích thế, được chưa?
Vĩnh Hoàng điềm tĩnh:
– Chính em đang rất muốn biết rõ về tôi kia mà.
– Bây giờ thì không cần nữa. Tôi đã biết anh là sếp lớn của tôi.
Giọng Ca Thơ cao vút:
– Thưa giám đốc, tôi phải đi làm việc.
Cô nói xong bèn xoay chân bỏ đi.
– Khoan đã Thơ.
Vĩnh Hoàng gấp gáp.
Ca Thơ nhăn nhó:
– Chuyện gì nữa đây. Tôi thật sự không muốn mất chén cơm, càng không thích bị người ta hiểu lầm.
Vĩnh Hoàng chộp tay Ca Thơ:
– Tôi đâu nói đuổi việc em. Càng không có ý định gây rắc rối cho em. Hãy đi theo tôi.
Ca Thơ trì tay Hoàng:
– Đi đâu chứ! Cô Vân sẽ mắng khi giờ nay tôi chưa lên quét dọn phòng.
Hoàng đanh giọng:
– Bắt đầu từ sáng nay, tôi điều em về làm thư ký cho tôi.
Ca Thơ sửng người:
– Anh nói sao? Tôi làm thư ký cho anh à?
Cô nhếch môi:
– Anh muốn dành cho tôi chút ưu ái ư? Anh biết gì về tôi? Và thư ký của anh sẽ làm gì khi tôi vô tình hớt chén cơm của họ, tôi không làm đâu.
Vĩnh Hoàng trầm tĩnh:
– Lên phòng tôi, chúng ta nói rõ ràng mọi việc.
Ca Thơ bướng bỉnh:
– Có gì mà rõ ràng nhỉ? Tôi chưa hề học qua một lớp đào tạo nghiệp vụ văn phòng nên đâu thể trở thành thư ký, và bản thân tôi rất ghét làm thư ký riêng của giám đốc.
– Tại sao?
– Tôi không biết, nhưng có lẽ tôi bị nhiễm tầm nhìn qua lăng kính những câu chuyện được chiếu trên tivi , thư ký riêng mười người đủ các chục không đàng hoàng.
Vĩnh Hoàng tỉnh bơ:
– Nói vậy sao cô không thử gội rửa các ung nhọt đó từ bản thân cô.
Ca Thơ rùng vai:
– Tôi tự biết nơi mình đang đứng.
Vừa lúc cô nghe tiếng bà Vân lanh lảnh:
– Cô Hạ! Cô thấy con bé Ca Thơ đâu không?
Tiếng Nhật Hạ:
– Cháu chưa thấy Ca Thơ trên này.
– Con nhỏ này, nó nghĩ nó là ai chứ? Được giám đốc thu nhận, rồi mặc tình lên mặt hay sao. Đỉa đòi đeo chân hạc, không biết thân biết phận gì cả.
Những ngón tay Ca Thơ run lên, cô cố vùng khỏi bàn tay Vĩnh Hoàng. Mặt cô bừng giận. Bên trên, tiếng Nhật Hạ vô tình:
– Cô Vân này, cháu thấy Ca Thơ vừa dễ thương, vừa chịu khó. Nó làm gì để cô phải ghét nó như vậy nhỉ? Chả lẽ vì Ca Thơ đã không biết thủ tục đầu tiên gia nhập tổ tạp dịch?
Bà Vân hầm hừ:
– Cô đừng nói bậy, đến tai giám đốc phiền lắm. Tôi chỉ làm đúng bổn phận.
– Vậy à? Cháu cứ tưởng cô vì lo Ca Thơ tìm được chỗ đứng ở đây, nó được giám đốc Hoàng ưu ái, cô cháu họ Mẫn Chi của cô phải mất ăn mất ngủ, nên cô ghét Ca Thơ.
Ca Thơ ngán ngẩm, lời Nhật Hạ rõ ràng và giúp Thơ tự tìm được lời đáp cho sự hằn học mà bà Vân dành cho cô.
Vĩnh Hoàng sầm mặt:
– Thật hết biết, xin lỗi Ca Thơ! Tôi hiểu vì sao em né tránh tôi rồi.
Ca Thơ nhẹ tênh:
– Hiểu rồi sao anh không bỏ tay tôi ra. Tôi muốn an phận. Cám ơn anh đã nhận tôi.
Vĩnh Hoàng lắc đầu:
– Tôi nhận em vào công ty không ngoài ý muốn giúp em một việc làm ổn định. Dạo này tôi lu bu quá, nên quên mất em. Tôi không nghĩ người ta lại bắt em làm tạp vụ. Tôi muốn em làm thư ký cho tôi. Em mau theo tôi lên trên, tôi công bố luôn quyết định.
– Đã nói tôi không làm mà.
– Đừng cố chấp và tự ti như thế. Phàm là con người, nhất là tuổi trẻ, được học hành như em, không thể không có khát vọng tiến thân.
Bằng thái độ dứt khoát, mạnh mẽ. Hoàng kéo Ca Thơ lên hết cầu thang. Lúc này nhân viên bắt đầu tới công ty đông hơn. Ca Thơ không muốn mọi người nhìn cô bằng ánh mắt soi mói, thiếu thiện cảm. Cắn môi cô lặng lẽ đi theo Hoàng.
Người nhận ra Ca Thơ đầu tiên là Nhật Hạ. Cô reo nho nhỏ:
– Ca Thơ! Chào ...
Vĩnh Hoàng xua tay ra dấu biểu Hạ đừng nói bà Vân nghe Hạ nhắc tên Ca Thơ, bà ta không quay ra nhìn mà chì chiết.
– Ca Thơ à? Đã đến sao chưa vô lấy đồ. Dặn tới dặn lui, làm tạp vụ là phải đi sớm hơn mọi người, vậy mà tận giờ này cô mới chịu tới là sao hả?
Ca Thơ nhẹ giọng:
– Cháu xin lỗi! Cháu đi làm ngay đây ạ!
Bà Vân rổng rảng:
– Mấy người ỷ có học, cứ làm nên lỗi rồi xin, thế là xong à? Chuyện đi trễ, cuối giờ tôi sẽ chấm công trừ giờ. Bây chừ cô mau dọn dãy nhà vệ sinh công cộng phía Nam đi. Nhớ phải lau sạch sẽ đấy.
Vĩnh Hoàng điềm tĩnh:
– Chờ đã Ca Thơ!
Bà Vân giật mình nhìn lên, vẻ mặt bà hơi tái, giọng bà ta đầy ngọt mật:
– Giám đốc Hoàng. Tôi xin lỗi, giám đốc phải đến tận đây ắt nhân viên tổ chức vụ chúng tôi đã gây rắc rối gì cho giám đốc. Là toilet hôi, bàn làm việc và sàn nhà còn bụi phải không ạ. Ca Thơ này ...
Vĩnh Hoàng chậm rãi:
– Bà không cần khẩn trương. Tôi tới để tuyên bố trực tiếp cho bà rõ. Kể từ giờ phút này, cô Ca Thơ chính thức là thư ký của tôi. Bà hãy tìm người thay thế cô ấy nhé.
Bà Vân không giấu được vẻ ngỡ ngàng:
– Giám đốc Hoàng, tôi không nghe lầm phải không?
Vĩnh Hoàng trầm giọng:
– Quyết định chính thức đó. Ca Thơ, chúng ta đi thôi.
Ca Thơ cắn môi:
– Giám đốc. Tôi nghĩ anh không nên cất nhắc tôi khi anh chưa hiểu rõ năng lực của tôi.
Bà Vân gật gù:
– Giám đốc Hoàng! Ca Thơ nói đúng đấy. Một người không bằng cấp, tốt nhất là biết yên thân phận với việc làm hiện tại ạ.
Vĩnh Hoàng gằn mạnh:
– Bà biết về cô ta à? Mức độ nào hả?
– Tôi ...
Vĩnh Hoàng phẩy tay:
– Vị tình bà làm việc cho công ty đã nhiều năm, nên những gì bà gây áp lực với nhân viên dưới quyền bà, tôi không truy cứu. Bà nên biết thân biết phận mình kìa, để còn cơ hội làm việc vài năm nữa, sau đó về hưu, có mức lương ổn định.
Dứt lời, anh dứt khoát kéo Ca Thơ lên lầu trên. Bà Vân vừa ấm ức, vừa tỏ vẻ không phục. Bà hỏi Nhật Hạ:
– Thật ra chuyện này là thế nào? Con bé và giám đốc. Hoàng có quan hệ thân thiết đúng không cô Hạ?
Nhật Hạ so vai:
– Cháu không biết đâu ạ. Nhưng Ca Thơ là người tốt, tuy chưa học qua trường lớp chuyên nghiệp. Cháu nghĩ cô ấy sẽ làm tốt công việc mới. Lẽ ra cô không nên giao việc dọn dẹp nhà vệ sinh cho Ca Thơ, vừa không đúng, vừa có chút gì đó của sự chà đạp, ghét bỏ.
Bà Vân yểu xìu:
– Tôi đâu nghĩ xa xôi vậy. Cũng không hề ghét cô ta. Chỉ là tôi hơi ... tùy tiện, thích được làm sếp của các cô thôi. Bây giờ, tôi chết chắc.
Nhật Hạ bật cười:
– Cô suy nghĩ linh tinh gì thế. Ca Thơ không phải loại người nhỏ nhẹ, thù vặt đâu.
Bà Vân vẫn nói:
– Mong là vậy. Lúc nào cô gặp Ca Thơ cũng nói giùm tôi vài lời nhé.
Nhật Hạ cười cười:
– Dạ!
Nhìn vẻ mặt bà Vân, Nhật Hạ chỉ muốn cười to lên. Bây giờ có gương để bà Vân soi nhỉ. Chắc chắn bà ta sẽ nghĩ giá như hôm qua đừng có lên mặt đì Ca Thơ, phải bây giờ lòng bà ta sẽ thanh thản hơn không. Mà nhỏ Thơ này thật kín miệng, giám đốc Hoàng nổi tiếng lạnh lùng trước phái đẹp ở công ty. Vậy mà nhỏ Thơ được giám đốc cất nhắc, quả thật là chuyện lạ khó tin. Mong sao Ca Thơ gặp được may mắn.
Theo chân Vĩnh Hoàng lên phòng giám đốc, Ca Thơ khổ sở trước bao cặp mắt vừa đố ky ghen ghét, vừa làm bộ vui vẻ của những nhân viên cũ. Cô nói ngay khi cánh cửa phòng giám đốc khép lại:
– Giám đốc, anh làm ơn để tôi trở về vị trí công việc của tôi được không?
– Không bao giờ.
Ca Thơ ngán ngẩm:
– Nhưng tôi thật sự không biết làm thư ký và sổ sách. Tôi nói thật lòng đó.
Vĩnh Hoàng nhẹ giọng:
– Không biết thì học, chả có gì khó khăn lắm đâu, tôi tin là Thơ sẽ nhanh chóng phù hợp với vị trí công tác này.
Anh bật nút máy bộ đàm:
– Cô Nhã Hương? Lên phòng tôi có việc cần nhờ.
Và rất nhanh, Nhã Hương đẩy cửa phòng giám đốc. Cô không giấu vẻ ngạc nhiên khi thấy Ca Thơ đứng lơ ngơ bên bàn làm việc của Hoàng.
Ca Thơ nhã nhặn:
– Em chào chị!
Nhã Hương gật đầu, cô không hồ đồ như bà Vân, dù từng thấy Ca Thơ ở bộ phận tạp vụ. Nhưng giờ này cô ta đang được giám đốc gặp chắc chắn cô ta là người nhà.
Vĩnh Hoàng nói ngay:
– Cô Nhã Hương, chắc cô biết cô Ca Thơ?
– Dạ!
– Vậy tôi không tốn công giới thiệu nữa. Từ hôm nay, tôi chính thức nhận Ca Thơ về làm thư ký riêng cho tôi. Cô ấy vì hoàn cảnh gia đình, nên không có điều kiện học lên cao đẳng hay đại học. Tôi muốn cô giúp Ca Thơ cách thức làm việc của một thư ký. Cô đồng ý chứ.
Nhã Hương nhẹ giọng:
– Dạ! Tôi hứa cố gắng hết khả năng ạ!
– Tôi tin cô. Hi vọng cô coi Ca Thơ như một người em để chỉ bảo cho cổ.
Nhã Hương cười hiền:
– Giám đốc yên tâm. Tôi chỉ sợ năng lực tôi yếu kém thôi. Tôi sẵn sàng hướng dẫn Ca Thơ.
Vĩnh Hoàng quay sang Ca Thơ:
– Tự tin lên, rồi em sẽ thấy cuộc sống không có gì là không thể vượt qua. Tôi hẹn cho em một tuần phải biết cách làm việc đơn giản nhất của một thư ký văn phòng, vậy nhé?
Ca Thơ rất muốn cãi lời, nhưng lúc đó Hoàng bận cuộc điện thoại. Nhã Hương dịu dàng cầm tay Thơ:
– Theo chị qua phòng bên, chị sẽ hướng dẫn cho em.
Sau phút lưỡng lự, Ca Thơ đành mím môi gật đầu đi theo Nhã Hương. Ca thơ chẳng thể ngờ từ lúc ấy cô bắt đầu bị cuộc sóng đẩy đưa, tình đời trăm trở.
Và cũng nhờ đó cô tìm được chỗ đứng của chính mình.