Chương 7
Tác giả: Diễm Thanh
Mẫn Chi điềm tĩnh uống cà phê, vẻ mặt cô kín bưng không cho người đối diện đọc được những suy nghĩ của mình. Ca Thơ gằn nhẹ:
– Chị gọi tôi đến đây không phải để nhìn chị uống cà phê chứ. Chị muốn gì, hãy nói đi. Tôi còn nhiều việc cần làm.
Mẫn Chi thản nhiên:
– Cô bây giờ nổi tiếng rồi, tiền sẽ chảy vào túi cô như nước, hãy hưởng thụ đã, đừng gấp gáp thế.
Ca Thơ nhếch môi:
– Xin lỗi chị, tôi luôn biết chỗ đứng của tôi ở đâu. Tôi không thể như chị, tha hồ chơi, tha hồ hưởng thụ vẫn có người chu cấp tiền bạc. Tôi là kẻ làm công ăn lương, nghỉ một giờ cũng dễ bị đuổi việc lắm.
Mẫn Chi so vai:
– Cần gì phải tự ái nhỉ. Giám đốc ưu ái, cô trở thành nhà tạo mẫu trẻ nổi tiếng, rồi đây cô sẽ được rất nhiều nhà đầu tư mời ký hợp đồng. Cô đang lên đời đấy.
Ca Thơ bực bội:
– Chị muốn gì hãy nói thẳng ra, đừng vòng vo.
Mẫn Chi nhếch môi:
– Cái tôi mưốn đòi cô dám trả lại không?
– Chị nói gì tôi không hiểu. Tôi đâu lấy của chị cái gì mà trả chứ?
– Cô không biết thật hay cố tình không biết, là chính cô đã đánh cắp trái tim người đàn ông của tôi.
Ca Thơ cau mày:
– Tôi đánh cắp trái tim người yêu chị à? Thần kinh của chị chả lẽ đã có vấn đề sau cuộc thi vừa qua? Tôi chả hề quen biết gã đàn ông nào cả.
– Vĩnh Hoàng thì sao?
Ca Thơ nhếch môi:
– Ra là chị nghĩ tôi thích Hoàng à? Chị lẫn rồi. Giữa tôi và anh ta chỉ tồn tại danh từ “đồng nghiệp”. Chính xác hơn, tôi là kẻ làm thuê cho công ty của anh ta. Không hơn.
Mẫn Chi đặt lên bàn một gói giấy vuông, cô nói:
– Trong cuộc thi lần này tôi thua cô và Diệu Linh, theo cam kết, tôi chấp nhận cho nó chiếc xe Dylan, vì nó đã dám đem chiếc xe của nó ra đặt cược. Tôi biết chính xác cô là người giúp bọn họ thắng tôi. Tôi muốn mua của cô ba bộ mẫu thời trang. Đây là số tiền năm ngàn đô la, cô giúp tôi chứ?
Ca Thơ lắc đầu:
– Chị cất tiền đi. Giữa chị và Diệu Linh cá cược nhau chyện gì, tôi không biết. Tôi không hề giúp Diệu Linh trong cuộc thi này. Vì tôi đã nhận lời thiết kế mẫu cho công ty Đông Phương. Tôi không thích chơi dao hai lưỡi. Tôi gặp may bởi thị hiếu người tiêu dùng họ chuộng mẫu mã của tôi.Công bằng mà nói, công ty Mai Lan của chị cũng trình diễn được hàng chục mặt hàng đẹp. Theo tôi chị nên sản xuất mặt hàng của chị tạo ra, như thế tên tuổi thương hiệu của chị sẽ tồn tại. Đừng vì một chút thất bại mà đi vay mượn sự nổi tiếng của người khác.
Năm ngàn đô, tôi nằm mơ cũng chả bao giờ mơ đến nó. Nhưng tôi không thể nhận.
Mẫn Chi nhếch môi:
– Cô không yêu Vĩnh Hoàng, tại sao không giúp tôi cơ hội. Cô phải hiểu, người làm nghề lâu năm như nội tôi, hay bà Đông Phương, họ đều muốn cô được cái riêng của họ. Tôi có trong tay vài ba bộ mẫu thời trang, chắc chắn bà ngoại Vĩnh Hoàng sẽ không coi thường tôi. Bà ấy sẵn sàng đón nhận một cô gái nghèo, giàu tài năng như cô. Bà không cho một người kém thực cận kề bên Vĩnh Hoàng. Vì thế tôi muốn mua những mẫu vẽ của cô. Tôi không thể mất Vĩnh Hoàng.
Ca Thơ cắn môi:
– Chị đừng hạ thấp bản thân chị như thế. Tôi không bao giờ dám mơ, một giấc mơ khó nắm bắt. Chị hãy tin tôi và hãy cố gắng chứng minh để mọi người hiểu.
Mẫn Chi thở dài:
– Từ lúc những bộ thời trang của tôi bị xếp xuống hạng ba, tôi hầu như không còn lòng tin vào bản thân tôi nữa. Đầu óc tôi càng rối rắm hơn khi tôi thấy Vĩnh Hoàng đi cùng cô. Tôì yêu anh ấy lúc tôi tròn 17 tuổi. Mới đầu tôi vô tư coi ảnh như anh trai. Tất cả tình cảm của tôi dần thay đổi do chính sự sắp xếp của hai bên gia đình. Sáu năm, tôi từ chối hàng chục người đàn ông, tôi chấp nhận làm cái bóng bên đời Hoàng. Anh vẫn ân cần chăm sóc tôi. Ảnh chưa quen ai khác ngoài tôi. Vì thế tôi rất sợ mất anh ấy, bởi sự hiện diện của cô đang cảm hóa dần tính ngạo mạn của ảnh. Cô hứa giúp tôi đi, một lần thôi.
Ca Thơ suy nghĩ một lúc lâu rồi nói:
– Tôi hứa, nhưng tôi không thể giúp chị nhiều đâu.
Mẫn Chi mừng rỡ:
– Cô chịu giúp tôi là tốt rồi. Cám ơn cô!
Ca Thơ đứng lên:
– Tôi phải về để thu dọn hành lý. Diệu Linh chắc đang tìm tôi ở nhà.
– Thơ chưa chơ biết rõ bao giờ tôi nhận được mẫu.
Ca Thơ dứt khoát:
– Về Sài Gòn tôi sẽ cố gắng giúp chị trong thời gian ngắn nhất. Vậy nhé!
Thơ khẽ xô ghế bước đi. Mẫn Chi cầm tay Ca Thơ:
– Hãy nhận cho tôi vui.
CaThơ trầm giọng:
– Chị cất đi! Tôi không nhận tiền của chị đâu. Chị ép tôi thì tôi không vẽ nữa.
Mẫn Chi đành phải cất số tiền trở lại túi Mẫn Chỉ không tin là Thơ chê tiền.
Bọn nhà nghèo có chút khí phách thường làm bộ làm tịch để nâng cao giá trị của mình. Năm ngàn đô chứ đâu phải năm tràm ngàn. Mình sẽ chờ vậy, chỉ cần Ca Thơ chịu giúp mình, có được mẫu thời trang mới, bà nội mớì bỏ qua chuyện này và bản thân cô còn cơ hội tiếp cận Hoàng.
Diệu Linh thở phào khi Ca Thơ bước vào phòng:
– Thơ khiến mẹ con Linh lo quá! Thơ đột nhiên bỏ đi đâu vậy?
Ca Thơ cười hiền:
– Ra Hà Nội mà không biết Hà Nội đường ngang ngõ tá ra sao, nên ta thử dạo vài con hẻm ấy mà.
– Trời đất! Muốn đi, nói ta đi cùng chứ. Hà Nội phức tạp hơn cả Sài Gòn đấy.
– Linh lo ta bị bắt cóc à? Ai thèm bắt cóc một con bé vô danh tiểu tốt, nghèo tươm xơ mướp như ta. Sài Gòn hay Hà Nội đều không thể mất hết những tệ nạn xã hội. Xã hội càng phát triển, nền kinh tế càng mạnh, tệ nạn xã hội càng nảy sinh nhiều, ăn thua do ở mình kìa.
Diệu Linh cười:
– Ta chả bao giờ cãi lại miệng Thơ. Hồi nãy anh Quang gọi điện hỏi thăm Thơ đấy.
Ca Thơ cười:
– Tếu nhỉ, ảnh muốn hỏi Thơ sao phải gọi qua điện thoại của Linh? Hai người chắc thân thiết nhau rồi phải không?
– Nhỏ này, không hỏi Linh vậy anh Quang phải làm sao khi Thơ không có di động. Hèn gì anh Quang bảo ta ...
Thấy Diệu Linh ấp úng. Ca Thơ hỏi:
– Anh Quang bảo cái gì hả?
Diệu Linh nhún vai:
– Khuyên Thơ mua điện thoại.
Ca Thơ le lưỡi:
– Thôi đi đừng xúi ta mấy chuyện xài phí ấy. Thà không có, chứ ta mà có điện thoại, ta không thể không gọi cho ba ta, cho Ca Thi, tiền ta chịu gì nổi. Ta không mua đâu.
– Thời buổi này, người làm ăn cần phải có những thứ vật dụng bình thường ấy. Nhỏ xót tiền thì cứ cột lại, gởi vô ngân hàng cho kỹ. Ta sẽ mua cho Thơ.
Ca Thơ xụ mặt:
– Linh mua, nhưng ta không nhận, Linh ép được à?
– Tại sao không nhận. Ta còn tính tặng cho Thơ cả chiếc xe máy nữa đó. Thơ quên rằng bọn mình đã thắng cuộc à?
Ca Thơ cắn môi:
– Theo ta, nhỏ nên trả chiếc xe lại cho Mẫn Chi.
Diệu Linh chau mày:
– Sao Thơ biết, ta và nó cá cược cuộc thi bằng chiếc xe máy? Chắc chắn nó tiếc của nên tìm Thơ để khuyên ta, đúng không?
Ca Thơ lắc nhẹ:
– Mẫn Chi không nhờ ta việc ấy, chị ta vui vẻ giao tiền cho Linh nữa kìa.
Nhưng Linh ơi! Mẫn Chi vẫn phụ thuộc vào kinh tế cha mẹ, bà nội chị ấy.
Tiếng là con cháu nhà giàu song tự bản thân đã làm được đồng tiền đâu. Linh đừng ép Mẫn Chi.
Diệu Linh cong môi:
.
– Tự nhiên sao Thơ tốt với nó vậy. Con nhỏ đáng ghét ấy, không làm nó điêu đứng, hết kênh kênh, ta không cam lòng. Xưa nay nó xài tiền như rác, nó không xót, Thơ xót giùm nó làm gì? Nếu Linh thua nó, nó không cho Linh một cắc ấy kìa.
Thơ chép môi:
– Tùy Linh! Tại ta thấy nó thế nào ấy, nên ta khuyên Linh thôi. Thua cuộc, Mẫn Chi đã rơi vào thế “ăn chẳng được, nói chẳng ai nghe”, dồn nó làm gì.
Diệu Linh im lặng không trả lời:
– Vừa lúc đó bà Hân bước vào, bà mừng rỡ nắm tay Thơ:
– Dì không nghĩ cháu cũng ra ngoài này nên đã không thuê phòng để cháu ở cho vui. Nhìn cháu lúc nhận giải, dì mới hỏi Diệu Linh tìm cháu. Cả buổi tối cháu đi đâu vậy?
Ca Thơ cười nhẹ:
– Cháu đi lang thang xem HàNội, đừng nghĩ cháu tự đề cao mình nên không đi chung dì nhé. Cháu không muốn người biết cháu đã tạo mẫu cho Đông Phương cũng như cho dì. Cháu không thuyết phục được bà cháu tổng giám đốc.
Là nhân viên trực thuộc quyền giám đốc, cháu đành phải phục tùng lệnh.
Bà Hân mỉm cười:
– Cháu giống hệt tính ba cháu hồi nhỏ. Mẹ cháu thật nông cạn khi đã bỏ rơi những viên ngọc do chính mình tạo nên.
Mặt Ca Thơ thoáng buồn. Cô vẫn không thể quên mẹ mình, quên những gì mẹ mình đã để lại cho cha con Thơ gánh chịu. Cô hận mẹ.
Diệu Linh nhắc bà Hân:
– Mẹ! Chuyện cũ mẹ nhắc làm gì. Ca Thơ nó buồn nữa.
Bà Hân từ tốn:
– Dì xin lỗi, dì không cố ý. Tại khi vui người ta thường chạnh lòng nhớ quá khứ. Dì chỉ muốn cháu tha lỗi cho mẹ cháu. Làm người, chả ai tránh khỏi lỗi lầm.
Ca Thơ ngẩng phắt đầu:
– Dì đã gặp mẹ cháu phải không?
Bà Hân lắc đầu:
– Không phảỉ, dì chỉ buột miệng.
Ca Thơ đăng đắng:
– Cháu không trách dì. Cháu chỉ muốn quên tất cả, dĩ vãng qua rồi, cứ để nó ngủ quên đi.
Bà Hân dịu giọng:
– Dì cám ơn cháu. Nhờ cháu, công ty dì có được một kết cục tốt đẹp. Cháu còn nhớ dì từng muốn cháu về làm cho dì không?
Ca Thơ lém lỉnh:
– Dì sẽ dành cho cháu công việc gì nhỉ? Trợ lý của dì, hay tổ trưởng tạp vụ?
– Con nhỏ này thiệt tình à.Nếu dì nói cháu sẽ là trưởng phòng thiết kế, mức lương 5 triệu đồng một tháng, cháu chịu không?
Ca Thơ cười cười:
– Cháu đùa thôi, ở đâu cũng phải làm việc dì ạ! Cháu không nhận lời dì đâu!
Cháu muốn làm việc ở Đông Phương. Thực ra chính Vĩnh Hoàng là người đã nhận cháu vào công ty ngay buổi ban đầu. Anh ta chỉ không ngờ cháu lại bị đưa vào bộ phận tạp vụ. Bây giờ thì tốt rồi. Sang làm với dì, cháu sợ có nhiều điều cháu không thể nói. Người ta bảo “càng quen càng lèn nhau đau”. Công ty nào cũng được sắp đặt nhận sự đủ đầy. Chỉ một mình cháu mà khiến người khác bị thay đổi công việc, thà cháu mãi làm cu li dì ạ.
Bà Hân chậm rãi:
– Cháu nói vậy, dì không ép nữa. Nhưng cháu phải nhận tiền thưởng từ các mẫu thời trang. Dì đã giành được rất nhiều hợp đồng lẫn thương hiệu, dì không thể “vắt chanh bỏ vỏ”.
Ca Thơ chìa tay:
– Cháu đồng ý.
Bà Hân bảo Diệu Linh:
– Con đưa cho Ca Thơ tấm ngân phiếu một trăm triệu nhé.
Ca Thơ kêu lên:
– Dì! Nhiều dữ vậy, cháu ... không nhận đâu.
Diệu Linh nhẹ giọng:
– Khờ quá nhỏ ơi! Là thư ký riêng cho giám đốc, nhỏ không biết một mẫu thời trang khi được thừa nhận đưa vào sản xuất, người chuyên viên thiết kế được hưởng bao nhiêu tiền cho một mẫu mã à?
Ca Thơ thật thà:
– Ta không biết.
– Bình thường thì 10 triệu tiền thưởng không kể lương. Nếu hợp đồng ấy có giá trị bạc tỉ, tùy theo mẫu hàng để chiết tính phần trăm giá cho người thiết kế.
Bao nhiêu đây chưa đủ, chưa đúng với những gì Thơ đem về cho công ty Mùa Hạ. Đoán rằng Thơ sẽ chối từ, sẽ kinh ngạc nên mẹ ta mới gởi Thơ bao nhiêu đó. Là công của Thơ nên Thơ phải nhận.
Ca Thơ rưng rưng:
– Đúng như lời Diệu Linh nó không dì Sáu? Hay mẹ con dì muốn gip cha con cháu nên nói vậy để cháu nhận?
Bà Hân cười hiền:
– Sự thật đấy. Dì phải nói để cháu đừng từ chối, nếu Đông Phương trả tiền cho cháu, công sức lao động của mình bỏ ra, mình được quyền hưởng. Dù thương cháu, dì cũng không dễ dàng bỏ ra một lúc cả trăm triệu giúp cháu đâu, bất quá cũng chỉ vài triệu hoặc chiếc xe máy mà thôi.
Ca Thơ run tay, dù tấm ngân phiếu rất nhẹ. Hình dung vẻ mặt của ba, của Ca Thi, nếu biết Thơ có trong tay số tiền lớn, ắt hai người thân yêu nhất, của cô sẽ mừng lắm. Tất cả đều nhờ và Diệu Linh. Chính Diệu Linh đã gợi ý để cô có được ngày hôm nay.
Buổi chiều Ca Thơ gọi điện thoại về nhà cho ba cô. Ông Công không giấu được nỗi vui mừng qua giọng nói:
– Ba coi ti vi, đài truyền hình VTV3 người ta truyền hình trực tiếp cuộc thi.
Nhìn con trên bục cao nhận giải, ba mừng lắm. Ca Thơ! Ngày xưa giá như ba nghĩ thoáng hơn, ba để con được vào nhà văn hóa học thêm lớp hội họa, có lẽ con đã tiến xa hơn, đừng buồn ba nhé.
Ca Thơ rưng rưng:
– Ba nghĩ ngợi gì thế. Ba thương con và cũng do quan niệm của ông bà, hông thích con cái theo nghiệp “cầm kỳ thi họ”. Mọi việc đều xoay theo số mệnh do ông trời ắp đặt. Con đâu dám buồn ba. Ba ráng ăn uống điều độ nhé ba.
Ông Công nói:
– Ba và em vẫn khỏe, con đừng gọivyề nữa, điện thoại đường dài tốn tiền lắm.
– Ba à! Không thể cấm con được. Con mà không nghe được tiếng ba hay Ca Thi nói mỗi ngày, con sẽ không yên tâm.
Ông Công cười:
– Giờ thì yên tâm rồi chưa con gái?
– Dạ rồi! Dì Hân và Diệu Linh gởi lời hỏi thăm ba. Có lẽ hai ngày nữa con mới về. Ba nhớ uống thuốc đúng giờ đó.
– Con nói với mẹ con dì Sáu ba cám ơn họ đã giúp con có ngày hôm nay. Cả cậu giám đốc của con nữa nhé.
Ca Thơ chưa kịp dạ, ông Công đã cúp máy. Ca Thơ thở dài, bao năm nay cha con cô sống thiếu thốn, chắng khi nào dám gọi điện thoại thăm hỏi ai. Ba cô tính rất kỹ khi phải chi ra một số tiền. Ba ơi! Từ nay con nhất định không để ba phải lo lắng nữa.
Cuối cùng chuyến đi cũng kết thúc. Mọi người trở về với công việc của mình, với những hợp đồng được ký kết rất lớn. Ca Thơ là người hạnh phúc nhất, cô mua rất nhiều quà Hà Nội, vừa để làm kỷ niệm, vừa để tặng các đồng nghiệp.
Cô tặng Quang nguyên một cây san hô. Nhà Quang có hồ nuôi cá kiểng, anh vẫn mong mua được cây san hô biển nhưng chưa có điều kiện ra Hà Nội. Ca Thơ phải nhờ một người trong đoàn, chú ấy có việc gấp cần ghé nhà ở thành phố Hạ Long. Vậy là Ca Thơ gởi chú ấy mua giúp cô.
Quang ngẩn ngơ nhìn cây san hô biển trắng muốt.
Ca Thơ cười nhẹ:
– Thơ tặng anh Quang nè.
Quang bối rối:
– Thơ tặng anh thật?
Ca Thơ chớp mắt:
– Chả lẽ cây san hô trong mơ. Biết anh thích cây hoa đá lâu rồi, nên Thơ mua tặng anh. Anh thích không?
Quang gật đầu:
– Thích lắm, Thơ khiến anh bất ngờ, em bận rộn như vậy vẫn còn nhớ đến anh. Cảm ơn em!
Ca Thơ phụng phịu:
– Anh thấy ghét thật! Cái gì mà cám ơn em chứ. Bao năm nay em chả phải được anh giúp đỡ rất nhiều ư? Em nhận hoài nhưng có bao giờ trả được lại ân tình của anh. Nay cơ hội đến, để em được báo đáp nghĩa tình cùng anh và hai bác bên nhà. Em vui ghê lắm!
Quang nhìn Ca Thơ đăm đăm:
– Thơ thay đổi thật rồi.
Ca Thơ vô tư đưa tay rờ lên mặt mình, cô cười tươi:
– Anh Quang nói em thay đổì.. Em thay đối gì nhỉ? Mặt mũi vẫn là em đó thôi.
– Ý anh muốn nói em đã biết suy nghĩ trước sau, em không còn là cô gái hồn nhiên như trước nữa. Điều ấy cũng phải thôi. Anh chúc mừng em đã tìm được chỗ đứng của mình.
Ca Thơ trầm lắng:
– Em có ngày hôm nay chả phải nhờ anh giới thiệu việc làm cho em à! Anh Quang này, đột nhiên anh có được một số tiền lớn, anh sẽ làm gì hả anh?
Quang từ tốn:
– Anh thì đơn giản hơn em. Ví dụ như là mua xe xịn, vậy còn em? Chắc em đang bối rối lắm hả Thơ ?
Ca Thơ cắn môi:
– Ừ! Nhưng sao anh biết em có tiền nhiều?
– Khờ quá! Vì anh lớn hơn em, anh có cha mẹ kinh doanh. Anh còn biết một họa sĩ một nhạc sĩ khi cho ra đời một tác phẩm, họ sẽ nhận được thù lao tùy theo giá trị tác phẩm đó. Em thiết kế thời trang cho công ty liên doanh nước ngoài, tầm cỡ Đông Phương thì mẫu một bộ thời trang của em nếu được khách hàng chấp nhận mua công ty sẽ phải ta tiền cho em theo phần trăm lợi nhuận họ.
thu về, nếu em không thuộc quyền họ quản lý. Như hiện tại của em, thì mỗi bộ thời trang, thấp nhất Đông Phương cũng phải trả cho em từ l0 - l5 triệu đồng.
Em giúp họ ký được nhiều hợp đồng, mức lương họ phải trả sẽ theo đó tăng lên.
Bởi thế, em đã tự mình tạo cho mình thế đứng rồi.
Ca Thơ nói nhỏ:
– Quả thật em đang suy nghĩ khi em cầm số tiền lớn trong tay.
– Em dự tính gì chưa?
– Trước mắt, em muốn sửa lại căn nhà, để cha con em có nơi ở rộng rãi hơn.
Quang gật đầu:
– Em nghĩ vậy cũng phải, cần anh giúp gì không?
– Tất nhiên là anh phải giúp em rồi. Còn giúp chuyện gì phải chờ khi thực hiện công trình, em mới nói được chứ.
Hai người nói chuyện thêm một lúc thì Vĩnh Hoàng đến. Quang nghe bất mãn trong lòng nhưng anh vẫn lặng lẽ cáo từ ra về. Ca Thơ nói:
– Anh về nhà làm gì chứ, sẵn anh Hoàng tới, hai người ở lại dùng cơm cùng cha con Thơ luôn.
Quang vẫn lịch sự:
– Anh còn ít công việc phải giải quyết giúp ba anh. Mình là bạn thân, ăn uống lúc nào chả được. Thơ tự nhiên mời sếp của em kìa.
Quang quay sang bắt tay Hoàng:
– Cám ơn anh đã giúp Ca Thơ có được thành công hôm nay.
Hai gã đàn ông siết tay nhau, ánh mắt họ nhìn nhau như khiêu khích. Quang không tin Vĩnh Hoàng đến nhà Thơ để tỏ lòng cảm ơn ba cô. Đàn ông, họ không tốn công những tình cảm có tính chất công việc nam và nữ. Quang biết chắc anh phải đối đầu một đối thủ nhiều lợi thế hơn anh. Thơ có lẽ chưa biết, nhưng Quang nhất định không thể không có Thơ trong cuộc đời. Mấy năm qua, anh khó khăn lắm mới thu phục được gia đình để anh quen Thơ. Mẹ Quang đã thông suốt cách đánh giá một người, nhờ những năm bà tận mắt chứng kiến Ca Thơ lớn lên. Bà đồng ý quan niệm:
cần con hiền, vợ thảo, không chọn con dâu nhà nghèo. Bây giờ, Ca Thơ tự bản tthân chứng minh được khả năng của mình, Quang đâu thể thua giám đốc Vính Hoàng.
Vĩnh Hoàng trầm tĩnh:
– Tôi không dám nhận lời khen của anh. Ca Thơ xứng đáng được hưởng thành quả lao động do cô ấy tạo nên. Anh là bạn Ca Thơ à?
– Chúng tôi vừa là bạn vừa là hàng xóm.
– Nói vậy nhà anh ở kế bên nhà Thơ?
Ca Thơ mỉm cười:
– Căn nhà lầu bên phải là nhà anh Quang, gia đình Thơ chịu sự giúp đỡ của anh Quang rất nhiều. Hôm nay rảnh rang, Thơ mời hai anh dùng cơm, để tất cả cùng cảm thông nhau và trở nên bạn bè nhé.
Vĩnh Hoàng mỉm cười:
– Tôi rất sẵn lòng làm khách nhà Thơ.
Quang ra về, còn lại Vĩnh Hoàng. Anh nói:
– Thơ chưa ăn tối hả?
Thơ nhã nhặn:
– Nhà Thơ bữa cơm tối thường bắt đầu vào lúc 8 gỉờ. Chờ em gái Thơ đi học về mới cùng ăn anh ạ! Nhà ít người ăn uống lắt nhắt, buồn lắm.
Vĩnh Hoàng rủ:
– Hay là Thơ đi ăn với tôi nhé?
Ca Thơ lắc đầu:
– Thơ không đì đâu? Ba Thơ cũng chưa ăn và bữa cơm được nấu xong cả rồi.
Thơ không muốn phí phạm, đổ đồ ăn à một tội ác đấy.
Hai người nói chuyện thêm một lúc thì Ca Thi về tới. Bữa ăn được dọn lên, Vĩnh Hoàng không khách sáo, anh ăn thật tình. Anh không dám nói rằng đây là bữa cơm đầu tiên anh ăn thấy ngon miệng, Anh ăn nhiều hơn lúc ở nhà, dù mâm cơm chỉ vẻn vẹn dĩa tép rang, thêm dĩa trứng chiên, dĩa dưa cải chua do Thơ tự muối lấy và tô canh rau cải nấu tép giã nhỏ.
Ông Công gượng cười:
– Chắc cậu giám đốc chả ăn thế này bao giờ? Lẽ ra cha con tôi phải đãi cậu đàng hoàng hơn.
Vĩnh Hoàng cười nhẹ:
– Bác đừng coi cháu là khách. Đúng thật, đây là lần thứ nhất cháu ăn cơm rau nhưng lại rất ngon miệng bác ạ.
Ca Thơ cười toe:
– Anh nói nghe mắc cười quá. Cơm rau mà ngon nổi gì. Anh muốn an ủi cha con em đấy thôi. Làm người, ai không thích ăn ngon, mặc đẹp hả anh?
– Anh thiệt lòng đấy.
Ca Thơ điềm nhiên:
– Muộn rồi, con lo dọn mâm chén còn học bài, đừng tranh luận nữa. Khẩu vị của mỗi người cũng không nói trước được. Có thể anh ấy nói thiệt trong lúc này.
Vĩnh Hoàng nhăn nhó:
– Ca Thơ! Em nghĩ sai về tôi rồi.
Ca Thơ ung dung:
– Cám ơn sếp, không chê cơm nhà tôi vậy là đủ an ủi cho con tôi rồi. Bây giờ dùng cơm xong, tôi mời sếp về nhé. Tôi mắc cái tật của loài gà, ưa ngủ sớm.
Ca Thi nghe chị nói, cô bé che miệng cười khúc khích. Chị Hai đúng là ngộ thiệt, giám đốc đẹp trai, ga lăng thế, rõ ràng ảnh có tình ý với chị Hai. Thế mà chị Hai cứ tỉnh lạnh à.
Tiễn Vĩnh Hoàng ra cửa, Ca Thơ xoay lưng tính gài chốt cửa, bỗng giật mình bởi tiếng gọi thật nhẹ của Quang vang lên:
– Khoan đã Ca Thơ!
Ca Thơ chớp mi:
– Có gì không anh Quang?
Quang chậm rãi:
– Anh muốn nói chuyện với em, được không?
Ca Thơ gật đầu:
– Dạ! Thơ vừa ăn xong, cũng chưa thể ngủ, anh vô đi. Thơ lấy ghế ngồi ngoài sân nhé!
Ca Thơ đem hai chiếc ghế nhỏ, thêm ly nước trà xanh cho Quang. Quang thích uống loại nước trà này do ba Thơ ngày nào cũng nấu uống.
Quang thẳng thắn:
– Ba mẹ anh nghe tin em được công nhận là nhà tạo mẫu thời trang, hai người mừng lắm. Mẹ anh nói chủ nhật này làm bữa tiệc nhỏ mời em đấy. Em không từ chối chứ?
Ca Thơ vui vẻ:
– Em đâu dám từ chối tấm chân tình của hai bác.
Cô thở dài:
– Từ khi mẹ bỏ đi, hàng xóm nhìn cha con em bằng ánh mắt khinh khi, ghẻ lạnh. Nhiều lúc em chỉ muốn nói ba em chuyển đi nơi khác về một miền quê xa xôi nào đó, cũng may còn ba mẹ anh và anh cảm thông với gia đình em, luôn chia sẻ, động viên em những lúc em gặp khó khăn. Ân tình này, chết em mang theo, sống em để trong lòng, không dám vong ân.
– Thơ đừng xúc động quá như vậy. Cuộc sống chả ại gặp may mắn hay khổ cực suốt đời. Bây giờ em có vốn liếng, em còn giàu hơn cả anh đấy.
Ca Thơ từ tốn:
– Với em, đó thật sự là một gia tài, không mơ mà có. Với những người giàu, thì bao nhiêu đó của em, họ chả coi ra gì.
– Ai nghĩ sáo kệ họ, miễn từ này em không phải vất vả chạy đôn chạy đáo tìm thêm việc làm là được. Ca Thi cũng yên tâm để học cho đến nơi đến chốn.
Bao nhiêu đó đủ để ba em vui vẻ sống rồi.
– Em chỉ cần như thế thôi Quang ạ!
Quang vỗ về:
– Giờ em vô ngủ đi nhé! Ông trời không phụ người sống trọn đạo hiếu nghĩa như em đâu.
– Ca Thơ nhẹ gật đầu. Hình như Quang muốn nói điều gì đó cho Thơ nghe.
Thơ hồi hộp chờ đợi vì cô linh cảm được Quang đang bước vào trái tim cô. Cô lặng lẽ nhìn Quang, nhưng anh chỉ bóp nhẹ những ngón tay cô, thật lâu rồi buông ra. Cô vào nhà, Quang vẫn đứng đó cho tới khi cô đóng cửa, anh mới chậm rãi trở về nhà mình.
Buổi chiều hôm sau Quang từ công ty về nhà. Anh ngạc nhiên trước chiếc xe hơi màu đen bóng loáng, bảng số tận Tiền Giang. Ba mẹ anh quen biết nhiều, nhưng anh chưa thấy chiếe xe này ghé nhà anh. Là ai nhỉ?
– Ông nên nhớ chúng tôi có đầy đủ bằng chứng về việc ông liên quan đến bọn tội phạm buôn thú rừng. Ngoại trừ ông chấp nhận điều kiện của tôi, bằng không ông khó lòng tránh được vòng lao lý.
Giọng một người đàn ông vừa gằn vừa lạnh.
Ông Vũ (ba của Quang) nói:
– Tỏi nghĩ các ông đã lầm tôi với ai đó. Tôi thừa nhận gia đình tôi xưa nay chuyên kinh doanh động vật. Nhưng chúng tôi làm ăn theo đúng giấy phép. Tôi không hề mua bán động vật quí hiếm vì tôi biết luật.
– Nghĩa là ông không chịu?
– Cám ơn sự chiếu cố của ông chủ các anh. Quả thật tôi không thể, vì con trai tôi đã có bạn gái. Tôi không thể áp đặt nó. Dù tôi biết được kết thông gia cùng ông bà chủ các anh là điều vinh hạnh cho gia đình tôi. Giá như tôi có thêm thằng con trai nữa, tôi chắc chắn không từ chối.
– Ông sẽ phải ân hận vì sự vô tình của ông.
Quang im ặng nghe câu chuyện lọt ra từ phòng khách. Anh nhận ra người đàn ông chính là trợ lý của tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Hải Trường. Anh muốn chạy vào nhà kéo cổ áo tay trợ lý Mạc Can kia tống khỏi cửa. Nhưng anh phải kìm cơn giận. Hải Đường thật không biết lý lẽ, anh đã giải thích thậm chí nói thẳng cho cô ta biết anh không hề yêu cô ta. Quang luôn coi Hải Đường như bạn không thể tiến xa hơn. Cũng từ cô tiểu thư độc nhất của nhà tỉ phú giàu nhất tỉnh Tiền Giang, ba mẹ anh mới quen cha Hải Đường, tức tổng giám đốc tập đoàn Hải Trường. Chả phải Hải Đường đang quen một Việt kiều Mỹ hay sao?
Mạc Can hất mặt đi ra xe. Vẻ hưu hưu tự đắc của gã trợ lý khiến Quang sôi gan. Tay anh nắm lại, quai hàm anh bạnh ra.
– Bình tĩnh con trai, đối phó hạng người này nóng nảy chỉ khiến mọi việc thêm rối rắm.
Giọng ộng Vũ vang lên thật nhẹ.
Chiếc xe lao ra khỏi cổng nhà Quang, anh nghiến răng:
– Một bọn người không liêm sỉ.
ÔngVũ chậm rãi:
– Chuyện gì vào nhà nói.
Quang hậm hực ngồi xuống ghế:
– Lẽ ra ba nên để con dạy hắn một bài học.
Ông Vũ trầm tĩnh:
– Hắn chỉ như con chó trung thành, luôn nghe theo lời chủ. Hắn không thể không nói nếu còn muốn có cơm ăn.
Bà Vũ bước đến ngồi cạnh Quang:
– Con nói rõ tình cảm của con cho ba mẹ nghe, Quang!
Quang cao giọng:
– Ba mẹ hiểu rõ con thương ai mà. Ngoài Thơ, con không muốn kết hôn với ai cả. Ngoại trừ:
Thấy con ngập ngừng, bà Vũ nói:
– Con nói tiếp đi!
– Ngoại trừ Ca Thơ không yêu con, và ngoại trừ gia đình ta bị người ta hại.
Chữ hiếu con đành phải chọn để báo đáp ba mẹ.
Ông Vũ trầm giọng:
– Con xứng đáng để ba trao sự nghiệp này, sẽ không có chuyện ba bị uy hiếp đâu. Con yên tâm, ba đủ lực để bảo vệ gia đình và con. Con gặp Ca Thơ rồi chứ?
Bà Vũ lườm ông:
– Ông hay nhỉ. Ca Thơ thì ngày nào nó không gặp. Hỏi vậy cũng hỏi, phải hỏi con rằng, con đã ngỏ lời cầu hôn chưa.
Quang kêu lên:
– Kìa mẹ, con thấy chưa đúng lúc mẹ ạ!
– Còn chưa gì nữa. Hai đứa chả phải quen thân hơn chục năm rồi sao. Con ra trường, rồi đây sẽ thay ba con điều hành công ty. Ca Thơ cũng tạo được sự nghiệp của nó, bao nhiêu đó đủ để con bé không tự ti, mặc cảm với gia đình ta nữa. Con cần phải nói ngay thôi.
Quang từ tốn:
– Mẹ làm gì gấp gáp vậy. Hãy cho con thêm chút thời gian mẹ nhé!
– Con không nghe câu “cưới vợ phải cưới liền tay” hay sao? Cũng là câu trả lời hiệu quả nhất dành cho con bé Hải Đường.
– Con hứa suy nghĩ lại.
Suốt đêm ấy, Quang cứ trằn trọc mãi. Anh tin ba anh có cách đối phó với ông Hải Trường. Ba mẹ anh cho anh thêm cơ hội, và lần này anh nhất định phải nói với Ca Thơ. Buổi trưa hôm sau, Quang đang làm việc tại văn phòng của ba anh thì Hải Đường đến. Quang lãnh đạm:
– Em tìm anh hay ba anh vậy?
Hải Đường kiêu hãnh:
– Em gặp ba anh làm gì. Chuyện làm ăn của người lớn, em mặc kệ người lớn lo liệu. Em đến đây là anh.
Quang từ tốn:
– Đang giờ làm việc, anh xin lỗi không thể tiếp em được.
Hải Đường nhếch môi:
– Ông chủ nhỏ chứ đâu phải một công nhân. Tiếp ai là quyền của anh, ai dám ý kiến chứ.
– Nước có phép nước, nhà có qui định của nhà. Anh không thể không làm gương cho công nhân của mình. Em xuống căn tin uống nước, chờ anh nhé!
– Anh khó khăn với em quá đấy. Nãy giờ anh không mời em uống được ly nước, lấy được ghế cho em ngồi. Anh coi em là gì vậy anh Quang?
Quang so vai:
– Anh luôn tôn trọng và coi em là bạn. Anh đang rất bận, không thể tiếp em.
Nguyên tắc công ty khá nghiêm, anh là con trai tổng giám đốc, anh không tuân thủ qui định do chính ba anh đặt ra, thì ba anh còn nói ai được chứ? Thông cảm đi Hải Đường.
Hải Đường gật đầu:
– Anh nói vậy, em không làm khó anh nữa. Em chờ anh ngoài cổng, bên quán cà phê “Giọt Đắng” đừng cho em leo cây.
Dứt lời. Hải Đường xoay bước. Quang không hề kẹt cuộc họp nào, anh chỉ không muốn gặp Hải Đường. Nhưng rõ ràng, anh không thể từ chối cuộc hẹn này.
Quang tới quán cà phê Giọt Đắng. Hải Đường không ngồi một mình. Trước mặt cô là Ca Thơ. Quang ngạc nhiên đến sững sờ. Họ không hề quen nhau, tại sao lại cùng uống cà phê. Chắc đây là do Hải Đường sắp đặt. Cô ta biết anh không chấp nhận cô vì anh quen Ca Thơ. Anh cũng muốn cho Hải Đường gặp Ca Thơ một lần để cô đừng vọng tưởng nơi anh. Bây giờ Hải Đường đã chủ động dàn cảnh tất cả. Vậy cũng tốt.
Quang mỉm cười chào Ca Thơ:
– Em quen Hải Đường à? Thơ?
Giọng anh rất ấm và dịu dàng. Hải Đường mím môi, Ca Thơ lắc đầu:
– Dạ không, chị ấy bảo muốn gặp Thơ để nói chuyện. Em không biết anh và chị ấy Hải Đường chậm rãi:
– Ngồi xuống đã anh. Anh uống cà phê đen nhé. Bây giờ đang buổi trưa, uống cà phê đá sẽ tốt hơn anh ạ.
Quang kéo ghế ngồi chính giữa, thái độ của anh khiến Hải Đường ấm ức, nhưng cô biết kềm cơn giận của mình. Cô khẽ cười nhìn Ca Thơ:
– Chắc Thơ hiểu vì sao chị mời em ra đây Ca Thơ lắc đầu:
– Thật sự em không hiểu. Nếu hai người quen nhau thì đâu cần Thơ có mặt.
Thơ không thích chuyện mai mối tình cảm khi Thơ không hiếu rõ về đối phương.
Cách nói của Thơ chứng tỏ Thơ biết rất rõ cô chỉ làm bộ thôi. Hải Đường rùn vai.
– Vậy chị nói để em biết chị và anh Quang đã được hai bên gia đình hứa hôn:
Ca Thơ nheo mắt:
– Vậy thì sao nhỉ? Liên quan gì đến em? Bây giờ bảo chúc phúc cho hai người, chả phải còn quá sớm à?
Quang kêu lên:
– Hải Đường! Em đừng đem chuyên tình cảm ra đùa, được không.
Hải Đường cười tươi:
– Kìa anh, em nghĩ Ca Thơ trước sau cũng trở thành cô hàng xóm dễ thương nhất của em. Cũng như bao năm nay, chả phải anh luôn quí mến Ca Thơ như em út hay sao.
Quay sang Ca Thơ Hải Đường cười nhẹ:
– Chị nói vậy không sai chứ Thơ?
Ca Thơ bối rối:
– Em ... dạ, em chưa nghe anh Quang kể về chị. Anh Quang không giấu em bất cứ chuyện gì. Em không trách anh Quang đâu, bởi đây là chuyện hệ trọng và chắc chắn anh Quang muốn dành cho em một bất ngờ.
Kiểu nói nước đôi của Ca Thơ khiến Hải Đường đủ thông minh để biết Ca Thơ không phải cô gái dễ áp đặt:
Quang kêu lên:
– Ca Thơ! Chuyện này không phải như Hải Đường nói đâu.
Ca Thơ cay cay:
– Được vậy cũng tốt, có gì để anh phải giấu em đâu.
Đưa ly nước lên miệng, Ca Thơ chậm rãi uống, vẻ mặt Thơ bình lặng nhưng ánh mắt đẹp của Thơ không giấu được nét buồn mênh mông. Hình như Thơ chưa thật sự cảm nhận được tình cảm cô đành cho Quang vương mang nhiều thương yêu mà xưa rày cô đơn giản nghĩ đó là tình anh em. Bây giờ trực tiếp tai nghe mắt thấy người ta của anh Quang vừa xinh đẹp vừa môn đăng hộ đối cùng Quang, Ca Thơ mới buồn, nỗi buồn từng chút len vào hơi thở, mạch máu của Thơ. Nỗi buồn chưa tên gọi đã bị tan thành những áng mây rất nhỏ, lang thang không chỗ trụ lại.
Ca Thơ đứng lên, cô nhẹ tênh:
– Cám ơn anh chị đã cho Thơ cuộc hội ngộ này. Bây giờ Thơ xin phép không làm vật cản giữa hai người nữa.
Hải Đường tỏ vẻ thân thiết:
– Thơ! Xin lỗi em nhé! Lần sau gặp lại chị nhất định không để em về sớm thế này đâu.
Ca Thơ mỉm cười:
– Không sao đâu chị.
Quang bật dậy:
– Anh đưa em về.
Ca Thơ lắc đầu:
– Ai làm thể hả anh? Em có xe mà, đừng lo cho em. Hãy vui vẻ cùng những gì đang ở bên anh đi nhé! Đừng khiến em khó xử.
Quang chưa kịp nói thêm, Hải Đường ngọt lịm:
– Anh à, chả phải anh hứa hôm nay đưa em đi siêu thị mua đồ à?
Ca Thơ nhếch môi, bỏ đi nhanh khỏi quán.
Quang ngồi phịch xuống ghế, gằn gằn:
– Em đang giở trò gì vậy Hải Đường? Tự nhiên sao kéo Ca Thơ tới đây?
Hải Đường chua cay:
– Cái gì Hải Đường đã muốn, người khác không thể tranh giành. Em chả làm gì Thơ cả, anh thấy rõ đấy thôi, tụi em vẫn lịch sự. Tại anh ưa nghĩ xa xôi.
Quang quạu đeo:
– Tôi mặc kệ em muốn gì. Tôi cấm em hại Ca Thơ.
– Anh xót và lo cho con bé à?
Quang hất mặt:
– Đúng thì sao?
Hải Đường chậm rãi:
– Em yêu anh, ba mẹ em đồng ý cho em hai phần ba tài sản của ông bà, để em làm của hồi môn, và cái chức phó tổng giám đốc tập đoàn xe hơi Hải Trường sẽ là của anh.
– Em nghĩ tôi cần những thứ đó à?
– Chả ai chê tiền và địa vị cả.
– Đúng là không ai chê tiền, chê quyền lực. Song tôi không lấy em, tôi vẫn có quyền và tiền. Tôi cần tình yêu, hạnh phúc. Tôi ghét mọi sự bám víu, vay mượn của người khác.
– Em đâu nói là anh phải bám víu vào em anh mới có. Nhưng anh đã không chê em từ khi chúng ta mới gặp mặt.
– Tôi có thói quen tôn trọng và nâng niu tất cả tình cảm. Tôi chưa hề nói yêu em, và em thừa khả năng để tìm cho mình một người đàn ông hơn tôi về mọi mặt, như anh chàng ngoại kiều Mỹ.
Hải Đường đắng ngắt:
– Em không yêu Jim, em chỉ dùng anh ta để thử anh, để tự an tủi sự cô đơn của em. Bởi anh cũng chưa ngỏ lời yêu với ai ngoại trừ tình cảm đặc biệt anh đành cho cô hàng xóm nghèo Ca Thơ. Vậy thì tại sao em không được yêu anh.
– Vì tôi không hợp gu của em. Chúng ta không cùng quan niệm sống. Tôi không thích đeo vào cổ chiếc án “tử” cho hạnh phúc khi tim tôi không rung động. Em biết hơi nhiều và còn dám mời Ca Thơ để thử cô ấy. Vậy em nghe cho rõ đây, trái tim tôi đã dành cho Ca Thơ. Duy nhất chỉ một mình cô ấy.
– Anh sẽ ân hận khi từ chối em.
Quang rùn vai:
– Đừng đem thế lực của ba em ra hù tôi. Tôi không đổi tình yêu của tôi lấy bất cứ cái gì. Bây giờ em về đi! Tôi rất bận, không có nhiều thời gian cho những cuộc chuyện trò vô bổ đâu.
Hải Đường kêu lên:
– Anh Quang. Em xin lỗi, chỉ vì em quá yêu anh, sợ mất anh nên em mới nói như vậy. Cho em cơ hội được không?
Quang dứt khoát:
– Ngoại trừ tình bạn, tôi không thể chia cho ai trái tim khác ngoài Ca Thơ.
Quang đứng lên tính tiền. Anh nhất định không quay lại, dù phía sau anh, Hải Đường khóc lặng lẽ, hận chất ngất. Là anh ép tôi, đừng trách tôi vô tình nhé anh Quang!