Chương 5
Tác giả: Diễm Thanh
Ca Thi nói ngay khi mở cửa cho Ca Thơ:
– Chị Diệu Linh đợi chị trong nhà đấy.
Ca Thơ hỏi:
– Chị ấy xuống lâu chưa?
– Hồi ba giờ mấy.
– Sao em không nói Diệu Linh lên công ty gặp chị.
– Em có nói, nhưng chị ấy biểu không gấp gì. Tối nay chị ấy ngủ lại.
Ca Thơ chưng hửng:
– Đang lúc nước sôi lửa bỏng này, Diệu Linh còn đầu óc đi nhong à? Thế em đã nấu nướng gì để Diệu Linh ăn không?
Ca Thi cười cười:
– Chị Hai dùng từ nghe như kiểu nhà binh ấy, em buồn cười quá à.
Ca Thơ so vai:
– Em nghĩ chị nói chơi chắc. Chị Diệu Linh ngày mốt phải trình bày mẫu thời trang để dự thi. Như vậy không phải bận tối mắt tối mũi ư?
Ca Thi le lưỡi:
– Nhưng em thấy chị Linh không hề có chút lo lắng nào. Chị còn đi chợ với em và cùng em làm bếp đấy.
Ca Thơ chậc lưỡi:
– Nó siêng bất tử thế, chắc chắn có mục đích.
Ca Thi nheo mắt:
– Em nghĩ chị Linh tin tưởng vào tài nghệ của chị, nên mới lạc quan thế. Lần này chị Hai có dịp khoe nét vẽ tài hoa rồi nhé.
Ca Thơ lườm em:
– Mèo khen mèo dài đuôi vừa thôi Thi ơi. Ba có nhà chứ em?
Ca Thi lắc đầu:
– Dạo này chập tối là ba đi tản bộ, chị quên hay sao?
Ca Thơ cười:
– Chị không quên, nhưng ba đã ăn cơm chưa hả cô bác sĩ tương lai?
Ca Thi cong môi:
– Em nhắc ba rồi, nhưng ba biểu hôm nay ngoại lệ. Ba muốn đi bộ rồi nới về dùng cơm, chị đừng lo, hồi đi chợ về chị Linh đã mua cho ba chiếc bánh bao nóng. Ba ăn và uống thuốc rồi.
Vừa lúc ấy tiếng Diệu Linh vang lên:
– Thơ à! Về này giờ còn chưa vào nhà ư? Phải hai chị em nhỏ đang bàn mưu tính kế gì không?
Ca Thơ trợn mắt:
– Linh làm như chị em ta đang tính chuyện hại Linh vậy. Sao không xuống thẳng công ty tìm ta luôn.
– Không thích bị thiên hạ ì xèo. Mệt óc lắm.
Ca Thơ nhào tới nhéo Linh:
– Linh nói gì thế? Làm như ta và Linh là bồ bịch nên sợ dư luận không bằng?
Nói nghe nổi da gà.
Diệu Linh nhăn nhó:
– Úi da! Đau quá hà. Móng tay nhỏ giống hệt cái đinh ba, lủng da người ta quá.
Ca Thi le lưỡi:
– Em sợ nhất chiêu này của chị Hai.
Ca Thơ buông Diệu Linh:
– Ba mẹ Linh thế nào? Công ty tốt chứ?
– Ba mẹ bình thường. Mẹ nhắc Thơ suốt ngày khiến ta phát ghen lên, cứ như Thơ là con của mẹ chứ không phải ta. Chán ơi là chán.
– Thôi đi! Ta biết tỏng Linh đang nghĩ gì trong đầu, đừng hòng gạt ta nhé!
– Biết hết còn làm bộ hỏi nữa, ghét nhỏ thật. Thế hổm rày Thơ vẽ được cho ta chưa?
Ca Thơ gật đầu:
– Thơ chỉ sợ Linh thất vọng.
Diệu Linh nôn nóng:
– Không đâu, Thơ mau chơ Linh coi đi?
Ca Thơ cười hiền:
– Không cho ta tắm rửa thay đồ đã à. Ta nóng lắm, suốt ngày mặc đồ công sở nó bức bối thế nào ấy. Thiệt tình à.
Tuy nói vậy, Ca Thơ vẫn kéo Linh vô căn phòng nhỏ của cô và Ca Thi. Mở hộc bàn, Ca Thơ lấy tập giấy A4 đặt vào tay Diệu Linh:
– Nằm đây từ từ coi nhé! Ta tắm rửa xong sẽ cùng Linh bình luận.
Diệu Linh mừng rỡ đón tập giấy:
– Cám ơn Thơ?
– Ơn huệ gì chứ. Nhỏ cứ xem kỹ, khi nào mẫu của ta trở thành thời trang thật sự, lúc đấy nhỏ muốn cám ơn cũng chưa muộn.
Trong lúc Diệu Linh săm soi kỹ từng mẫu vẽ, Ca Thơ ôm đồ xuống phòng tắm. Nhà cửa chật hẹp, phòng tắm nhỏ chút xíu, nhưng Ca Thơ luôn bằng lòng với những gì mình có.
Đang lang thang suy nghĩ, Ca Thơ nghe tiếng Ca Thi chấp chới:
– Anh Quang hả? Lại đem gì cho tụi em thế?
Quang cười:
– Không có phần hai chị em Thi đâu. Chai mật ong, mẹ anh biểu đem qua biếu ba em đấy.
– Mẹ anh đâu cần tốn kém với ba em như vậy chứ. Em nghĩ em không dám nhận đâu.
Quang nói:
– Cái gì mà tốn kém với không nhận hả? Mật ong ruồi thứ thiệt do một người bà con của mẹ anh vừa từ Đắc Lắc đem về, tự tay chú ấy bắt được tổ ong đấy.
Loại mật ong này đem trộn với nghệ, dùng trị bệnh đau bao tử rất hữu hiệu.
Ca Thi chép môi:
– Nhưng ba em đã phẫu thuật rồi.
– Phẫu thuật để cắt bỏ phần loát lủng dạ dày thôi, chả phải bệnh án của ba em vẫn còn câu “viêm mạc bao tử kinh niên” sao? Uống thuốc nghệ nhồi mật tức là ba em tự chữa và đề phòng bệnh tái diễn, đồng thời giúp việc tăng hồng cầu trong máu cho ba em. Vì thế em không thể không nhận.
– Anh có vẻ rành về khoản thuốc thang, lẽ ra dạo trước anh nên thi y khoa.
Quang chưa kịp trả lời, thì Ca Thơ đi lên phòng khách. Cô mỉm cười:
– Anh Quang hả? Hôm nay đâu phải ngày học Anh văn ...
Quang khoát tay:
– Anh sang nhà đâu phải chỉ để rủ Thơ đi học. Ủa, hình như nhà chưa ăn cơm và có khách hả?
Ca Thi tròn mắt xen ngang:
– Sao anh biết hay vậy?
Quang bật cười:
– Chả phải mâm cơn còn nằm trên bàn ăn hay sao? Mùi thức ăn thơm phức chứng tỏ chị em em làm cơm đãi khách chứ còn nhà tụi em, anh lạ gì. Mấy khi chịu tốn kém cho các món đồ ăn.
– Anh Quang nói không sai. Hai con nhỏ keo xít này thích giữ eo đã đành, còn cố tình ăn uống kham khổ để ba Công phải thiếu chất theo tụi nó, đáng bị ăn đòn lắm.
Diệu Linh ra tới, lên tiếng.
Quang kêu nhỏ:
– Thì ra là Diệu Linh. Đấy! Quang nói đâu có sai.
Ca Thơ xụ mặt:
– Hai người đừng hùa nhau kê kích Thơ. Hoàn cảnh của Thơ để gia đình có ngày ba bữa cơm không đói đã là quá tốt. Thơ không lo được đủ đầy cho ba Thơ, Thơ đã khổ tâm lắm rồi. Hai người đừng khiến Thơ buồn nữa.
Vẻ mặt Ca Thơ khiến Diệu Linh hiểu nỗi lòng của bạn, cô nhẹ nhàng:
– Linh đùa thôi, đâu có ý kê kích Thơ. Nếu Linh rơi vào hoàn cảnh Thơ, chắc gì Linh được như Thơ chứ. Đừng giận Linh nghen.
Quang cũng cười:
– Quang xin lỗi đã đùa không phải với Thơ.
Ca Thơ buồn buồn:
– Thơ biết hai người không cố ý, cũng không muốn Thơ buồn. Thơ cũng khát khao vươn lên, được lo lắng trọn vẹn tuổi già cho ba Thơ đủ đầy, khổ nỗi lực bất tòng tâm.
Diệu Linh trầm tĩnh:
– Ông trời không phụ lòng người bao giờ. Nhất là với những người con hiếu thảo như Thơ. Nếu cuộc thi thành công, các mẫu thời trang do Thơ tạo gây được tiếng vang, có được chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng. Cơ hội để Thơ đổi đời không còn xa nữa đâu.
Ca Thơ nhìn Diệu Linh:
– Ý Linh muốn nói linh chấp nhận các mẫu mã này à.
Diệu Linh mỉm cười:
– Nhỏ khiến ta bất ngờ, chắc chắn cả ba mẹ ta cũng bất ngờ như ta thôi. Bấy giờ ta hoàn toàn tự tin trước đối thủ của mình.
Ca Thơ chớp mắt. Cô nhớ đến lời hứa với Hoàng. Vẻ mặt cô thẩn thờ. Điều này không qua được mắt Quang. Anh quan tâm:
– Thơ mệt à? Có cần uống thuốc gì không?
Ca Thơ lắc nhẹ:
– Thơ không sao.
– Nhưng Thơ có vẻ căng thẳng phải không Diệu Linh?
Diệu Linh gật đầu:
– Linh cũng thấy thế. Thơ, phải giám đốc lại gây khó dễ với Thơ không?
Ca Thơ nhẹ lời:
– Không ... người khiến Thơ suy nghĩ chính là người đòi đối đầu Linh.
Diệu Linh nhăn trán:
– Mẫn Chi à? Nó đã làm gì Thơ?
– Cô ta chả làm gì Thơ. Nhưng cô ta đang trút tất cả sự giận dữ lên công ty Đông Phương.
Diệu Linh thở phào:
– Vậy mà Linh cứ tưởng Mẫn Chi dọa nạt gì Thơ. Con nhỏ ấy mê giám đốc của Thơ lắm mà. Sao bây giờ lai muốn khiêu chiến. Phải nó ghen khi giám đốc luôn có cô thư ký xinh đẹp cận kề không?
Ca Thơ so vai:
– Ta đâu phải đối thủ của nó.
– Không phải thì tốt.
Ca Thơ cắn môi:
– Nhưng còn công ty? Ta thật sự không biết phải làm sao đây.
Quang nôn nóng:
– Thơ chỉ đơn thuần làm thư ký cho giám đốc. Cổ phần không có, cũng không nằm trơng ban lãnh đạo công ty. Một nhân viên, cần gì phải lo lắng cho công ty chứ?
Ca Thơ điềm đạm:
– Vấn đề là ... bà tổng giám đốc muốn Thơ làm công việc tạo mẫu cho đề tài dự thi lần này.
Diệu Linh kêu lên:
– Tại sao họ biết Thơ biết vẽ? Phải vì Thơ muốn mọi người biết Thơ có tài không?
Ca Thơ chát đắng:
– Linh nghĩ Thơ là người tệ đến mức bán rẻ nhân cách, chính mình à?
Diệu Linh trầm tĩnh:
– Linh không cố ý. Nhưng công bằng mà nói, đứng ở vị trí của Thơ, có tài thì phải tìm cơ hội để biểu lộ mình. Song Thơ nên nhớ ba mẹ Linh luôn mở rộng cửa chờ Thơ về công ty phụ ba mẹ. Và họ sẵn sàng trả lương cho Thơ cao gấp ba lần mức lương hiện tại.
Ca Thơ đăng đắng:
– Cám ơn Linh! Thơ rất cần tiền, chính xác là Thơ luôn muốn đổi đời, muốn được thảnh thơi nhìn cuộc sống của ba và Ca Thi đầy đủ, ước mơ và khát khao, ai trong chúng ta đều có quyền mơ ước. Nhưng đôi khi đồng tiền khiến ta phải cân nhắc, dè dặt. Thơ đang phải đối diện với sự chọn lựa đó.
– Thơ nói rõ hơn được không?
– Người bạn làm chung vô tình nhìn thấy các mẫu phác thảo của Thơ. Cô ta đã tiết lộ cho bà tổng giám đốc biết (chi tiết này Thơ đã nói dối, vì cô không thể nói là do Vĩnh Hoàng yêu cầu cô vẽ). Bà tổng giám đốc đề nghị Thơ giúp bà, vì theo lờ bà, phòng thiết kế của công ty đã hoàn toàn bế tắc, không thể tìm được sự sáng tạo mới.
– Thơ đã nhận lời à?
– Đúng ra Thơ đã từ chối. Nhưng Mẫn Chi khiến Thơ thay đổi.
– Mẫn Chi liên quan gì chứ? Nó cũng đại diện cho bà nó, cha nó, để gởi, đề tài dự thi. Loại một đối thủ, chả phải nó nắm chắc phần thắng hay sao?
– Ngược lại, cô ta vừa khêu chiến thêm với Đông Phương. Cô ta tỏ vẻ phần thắng thuộc về mình, thái độ khinh người quá đáng của nó khiến Thơ ghét kinh khủng.
– Và Thơ nhận lời giúp Đông Phương à?
Ca Thơ điềm tĩnh:
– Thơ biết làm như thế là không đúng. Vì chẳng khác gì Thơ đang chơi dao hai lưỡi. Thơ không còn sự lựa chọn. Nhận lời giúp Linh, Thơ vì tình bạn, nhưng ăn cây táo, Thơ không thể đi rào cây sung. Vì thế Thơ đã đồng ý.
Quang kinh ngạc:
– Ca Thơ không nghĩ như vậy là mạo hiểm, là quá sức hay sao? Cùng một lúc Thơ vẽ mẫu cho hai công ty. Sẽ xảy ra sự trùng lặp. Và như vậy, trong kinh doanh người ta cho đó là sự ăn cắp mẫu mã.
Ca Thơ cắp môi:
– Thơ hiểu, Thơ cũng suy nghĩ rất kỹ rồi. Thơ sẽ cố gắng tạo cho các màu của hai công ty khác hẳn nhau.
Diệu Linh kêu lên:
– Rất khó đấy Thơ ơi!
– Khó cỡ nào. Thơ cũng phải hoàn thành. Những mẫu vẽ khi nãy Thơ giao cho Linh, nếu cần sửa chỗ nào, Linh cứ nói. Dù gì Linh cũng muốn thắng Mẫn Chi, đúng không?
Diệu Linh thở dài:
– Thơ chu đáo lắm. Hiện tại Linh rất yên tâm về các mẫu vẽ này. Linh đưa về cho ba mẹ coi, nếu họ đồng ý thì tốt, còn không, phải sửa chữa thì Thơ còn chịu cực đấy.
– Yên tâm đi bạn. Thơ không ngại vất vả đâu, chỉ cần bạn đoạt giải mà thôi.
– Vậy Đông Phương thì sao? Thơ có lòng tin không?
– Thật ra Đông Phương chủ yếu là sản xuất thời trang cao cấp dành riêng cho ca sĩ, người mẫu. Với những khách hàng này, Thơ đã có cách thiết kế riêng.
Nói đến đó thì ông Công đi bộ về tới. Quang và Diệu Linh mau mắn hỏi thăm sức khỏe của ông. Khi mâm cơm được hai chị em Ca Thơ dọn lện bàn, đồng hồ đã chỉ tới con số 7. Đã muộn cho bữa ăn tối của các gia đình khá giả, nhưng lại là sớm cho những gia đình lao động nghèo. Bữa ăn hơi tốn kém một chút, vì Diệu Linh tự đi chợ. Ca Thơ gắp vào chén ông Công miếng thịt heo quay. Cô nôn nao nghĩ đến tương lai. Nếu các mẫu thời trang của cô thành công, chắc chắn gia đình cô được đổi đời. Thơ chỉ khát khao ba cô vui vẻ, và Ca Thi sang năm đậu đại học.
Bà Mai Lan nhìn Mẫn Chi bằng ánh mắt đầy tức giận. Mẫn Chi nhăn nhó:
Bà nội! Tự nhiên nội kêu con, rồi nội nhìn con như con là tội phạm vậy. Đã xảy ra chuyện gì hả nội?
Bà Lan gằn gằn:
– Nói thật cho nội nghe, phải cháu đã giúp bà cháu Vĩnh Hoàng.
Mẫn Chi lắc đầu:
– Cháu không có.
Ái Ngọc vừa đấm vai cho bà Lan vừa chói lói:
– Chị còn nói không có. Chị muốn nội tức chết hay sao mà đi giúp địch thủ của mình. Ai không biết chị yêu Vĩnh Hoàng. Khi yêu, chuyện gì người ta lại không dám làm chứ.
Mẫn Chi tức giận:
– Tao không phải là loại người đê tiện như mẹ con mày. Vì lợi ích bản thân mà bất chấp thủ đoạn.
Ái Ngọc bĩu môi:
– Chị không cần phải la hét. Lần này thử xem ai chống đỡ giùm chị. Tôi có ngu cũng không ngu đến mức đem cả công ty đặt vào ván cược tình yêu như chị.
– Mày nói rõ ra đi.
– Sợ gì chứ. Lần này các màu thiết kế là do chị tự tay làm được sự bảo trợ tuyệt đối của bà. Bà đã tin tưởng chị. Vậy mà chị cùng lúc lén thiết kế thời trang cho Đông Phương. Không phải chị cố tình bán đứng bà hay sao?
Mẫn Chi bực tức:
– Tao phải nói thế nào mày mới chịu tin tao đây. Tao đã nói là tao không hề vẽ mẫu cho Đông Phương.
Bà Mai Lan nhìn xoáy vào cô cháu cưng.
– Cháu thật sự không làm à?
Mẫn Chi gật đầu:
– Dạ! Nội đâu lạ tính bà Phương. Bây giờ thêm Vĩnh Hoàng, họ thà thua cuộc chứ đâu cần cháu giúp.
Bà Lan thở hắt ra:
– Vậy thì lạ thật!
Mẫn chi nôn nóng:
– Đã có kết quả thi rồi hả nội? Sao cháu không biết nhỉ. Lẽ ra cháu tạo mẫu thì bản thân cháu phải có mặt trong ngày thi chứ ạ?
Bà Mai Lan thở hắt ra:
– Chưa có, nhưng một người thân của nội là thành viên ban giám khảo. Họ nói công ty Đông phương và Mùa Hạ là hai ứng cử viên sáng giá nhất. Nội nghĩ cháu giúp Vĩnh Hoàng, bởi cháu si tình cậu ta, cháu dám hi sinh bản thân lắm.
Mẫn Chi lầm bằm:
– Đông Phương đã nhờ được ai thiết kế tạo mẫu nhỉ? Thật không thể tin được, bà nội ơi! Liệu bà có quá bức xúc mà nghe lầm không nội?
Bà Lan lắc đầu:
– Ngày hôm qua, hội đồng giám khảo đã chấm phần lý thuyết, Đông Phương cho ra đời bộ thiết kế trang phục dạ hội, trang phục biểu diễn dành cho giới nghệ sĩ. Bộ mẫu này hoàn toàn thuyết phục được cảm tình của ban giám khảo.
Mẫn Chi kêu lên:
– Là ai đã hợp tác giúp Hoàng? Trước ngày phải nộp bộ mẫu dự thi, cháu có ghé thăm họ, chủ yếu là để xem tình hình thế nào. Cháu nhớ rất rõ buồi chiều hôm ấy, bà cháu Vĩnh Hoàng vẫn còn lo đến bất ổn kia mà! Nội ơi, còn công ty Mùa Hạ là công ty nào? Còn chúng ta? Cháu đã dồn tất cả tâm huyết, những gì cháu học hỏi được để tạo mẫu. Tại sao cháu lại thua họ?
Bà Lan thở dài:
– Nội lần đầu tiên nghe nhắc đến tên công ty này. Hình như cũng ở phía Nam, họ gởi dự thi bộ mẫu thời trang mùa hè dành riêng cho lứa tuổi hồng.
Chúng ta phải đứng sau họ, hàng thư ba đấy.
Mẫn Chi bặm môi:
– Cháu không tin cháu bị thua họ.
Bà Lan vỗ về:
– Cháu đã có lòng tin như thế, vậy thì chúng ta đành chờ ngày trình diễn của các người mẫu vậy. Cháu hãy cố gắng thêm chút nữa. Nội không cam lòng nếu Đông Phương thắng, họ tung ra thị trường hàng loạt mẫu mới, có nước công ty cua chúng ta ... sập tiệm. Cháu nhất định phải nghĩ cách để giành lai thế thượng phong cho công ty chúng ta, cháu làm nổi không Chi?
Mẫn Chi hỏi bà Lan:
– Đã có thông báo chính thức ngày trình diễn bộ sưu tập trang phục chưa nội?
Bà Lan nói:
– Thứ năm tuần sau, tại nhà văn hóa thanh niên Hà Nội.
Mẫn Chi cắn môi:
– Cháu sẽ cố gắng bằng tất cả khả năng của mình.
Ái Ngọc thủng thẳng:
– Muốn thắng Đông Phương, trước hết chị phải thắng con tim của chị. Anh Hoàng không yêu chị, tại sao chị cứ phải ép lòng yêu đơn phương anh ta. Bộ thế gian này chỉ có anh ta là đàn ông à?
– Mày biết gì mà nói. Khi yêu rồi, hình như con người luôn yếu mềm, làm việc thụ động. Nhưng tao không cam tâm. Vĩnh Hoàng không thể thắng. Công ty anh ta toàn bọn người mẫu già nua, cổ lỗ sĩ. Ngay bọn chuyên viên thiết kế của anh ta cũng cổ xưa như bà ngoại anh ta. Họ đại diện cho cái gì đó của thập niên cũ. Tao là người đại diện cho nền thời trang trẻ trung sôi động, tao nhất định không khuất phục. Tình yêu và sự nghiệp, những gì tao muốn phải thuộc về Cao Nguyễn Mẫn Chi này.
Trong lục bà cháu bà Mai Lan đang sôi sùng sục trước tin đồn, công ty họ có khả năng thua cuộc. Thì tại Đông Phương cũng đang diễn ra một cuộc nói chuyện không kém phần sôi nổi, tuy chỉ có hai người là giám đốc Vĩnh Hoàng và cô thư ký Ca Thơ.
Vĩnh Hoàng không giấu nổi cảm xúc, anh nhìn Ca Thơ bằng ánh mắt lung linh nắng và niềm vui. Ca Thơ hất mặt:
– Sếp à? Lo làm việc đi chứ. Tự nhiên sao sếp chạy vào đậy rồi nhìn tôi y như tôi là một vật thể lạ vậy chứ?
Vĩnh Hoàng trầm giọng:
– Vì tôi đang muốn hét to lên cho cả thế gian này cùng biết và chia sẻ với tôi.
Ca Thơ tròn mắt:
– Sếp ... sắp lấy vợ hả?
Vĩnh Hoàng khựng lại:
– Lấy vợ? Ai nói tôi lấy vợ nhỉ?
Ca Thơ tỉnh queo:
– Tôi tự suy ra thôi. Người biết giấu cảm xúc của mình như sếp. Bây giờ lai muốn bứt phá tình cảm của mình, muốn cả đất trời cùng chia sẻ không phải do niềm vui sắp lấy vợ của sếp à? Tôi chỉ hơi tiếc cho anh một chút.
– Tiếc điều gì?
Ca Thơ so vai:
– Bạn gái của anh đấy. Giá như nhu mì một chút, dịu dàng một chút nữa, tôi dám chắc cô ấy rất hoàn hảo.
– Cô đang nói năng lung tung gì vậy? Tôi mà lấy vợ, cô coi chừng oan mạng đó.
– Tôi nói sai chỗ nào chứ. Mẫn Chi chả phải sắp kết hôn với anh à? Cô ta xinh đẹp, tài giỏi, chỉ cần anh bỏ thêm ít công ban đầu uốn nắn cô ta khi cô ta trở thành vợ anh. Tôi tin là anh sẽ rất hạnh phúc.
Vĩnh Hoàng giơ hai tay lên trời:
– Ôi Chúa ơi? Cô khiến tôi buồn cười quá! Tôi đâu nói tôi lấy vợ. Vợ tôi càng không bao giờ là Mẫn Chi. Cô làm ơn đừng phát ngôn linh tinh nữa nhé?
Ca Thơ làu bàu:
– Không nói thì thôi, làm gì anh phải trợn mắt trợn mũi nạt tôi vậy. Tôi mặc xác anh. Anh có gì để chỉ đạo tôi, hãy nói đi!
Thấy thái độ của Thơ, Vĩnh Hoàng vội vã:
– Ca Thơ hiểu lầm niềm vui của tôi rồi. Tôi chỉ muốn báo cho Thơ biết, bộ sưu tập của cô được đánh giá rất cao. Giá như đừng có công ty Mùa Hạ gì đó, chắc chắn chúng ta đoạt giải nhất.
Ca Thơ bàng hoàng:
– Anh nói thật hả?
Vĩnh Hoàng trầm giọng:
– Tôi và bà tôi mừng lắm khi nghe tin. Tôi muốn cô là người đầu tiên tôi chia sẻ tin vui này. Ca Thơ! Bà tôi gởi lời cám ơn cô.
Ca Thơ khịt mũi:
– Anh đừng nói thế. Tôi là nhân viên công ty. Nếu có thể góp một phần nhỏ bé của tôi cho công ty tồn tại, tôi thấy đó là trách nhiệm của tôi. Chả phải bà tổng và anh nữa, đã dành cho tôi rất nhiều ưu ái à.
Cắn nhẹ môi, Ca Thơ nói thêm:
– Chưa qua trình diễn mẫu mã sao đã kết luận được thắng thua nhỉ?
Vĩnh Hoàng cười cười:
– Vấn đề tôi muốn bàn thêm cùng Ca Thơ là việc trình diễn đấy. Căn bản thì ban giám khảo đã chấm điểm rất cao cho bộ sưu tập của em. Nhưng để đoạt vòng nguyệt quế, để có được thương hiệu hàng đầu ngành thời trang, tất cả còn phải chờ vào đêm trình diễn trang phục. Ca Thơ ráng giúp tôi nhé!
Ca Thơ so vai:
– Tôi còn sự chọn lựa à. Bộ sưu tập do tôi tạo nên, nó khác nào con đẻ của tôi, và đã làm mẹ ai nỡ buông xuôi khúc ruột của mình. Tôi đành phải cố gắng thôi.
– Ca Thơ hứa là tôi yên tâm rồi.
– Anh đừng ỷ y, chủ quan quá. Thật ra tôi không đáng để anh đặt hết lòng tin đâu. Anh phải có sự chuẩn bị bên lề, lỡ tôi không làm nổi, anh cũng có người thay thế tôi.
Vĩnh Hoàng trầm giọng:
– Tôi tin Thơ sẽ thắng, hãy cố lên.
Vĩnh Hoàng không hề biết chính anh đã gây cho Thơ một sức ép từ chính những nhân viên trong công ty. Tất nhiên họ không ai khác ngoài nhóm kỹ sư thiết kế. Người già, tay nghề thâm niên ngang với sự tồn tại của công ty. Trẻ tuổi là lớp cán bộ từng được bà Nam phương chọn tuyển rất kỹ. Và tất nhiên công ty nổi danh trên thương trường cũng nhờ vào cây bút vẽ tài hoa, cây keo múa trên vải của họ.
Vậy mà lần này, một cuộc thi mở rộng thị trường, tạo thêm tiếng vang cho công ty thì họ liên tục bị giám đốc Vĩnh Hoàng chê bai, chỉ trích. Những tập mẫu thời trang họ tốn công sức tạo nên, đặt bao nhiêu kỳ vọng vào nó, đều bị giám đốc giận dữ chê bai Điều đáng hận hơn, giám đốc giao việc hệ trọng này cho một con bé loi choi, lóc chóc không bằng cấp, vi tính chưa rành. Ca Thơ cô thư ký riêng của giám đốc, ngoi lên từ tổ tạp vụ của công ty.
Là mọi người kháo nhau thế. Thực chất Ca Thơ thế nào, mặt tròn, mắt to, môi trái tim hay môi sứt thì cũng nhiều người chẳng biết cô là ai?
Nhật Hạ đang lúi húi lau chùa hành lang. Xuân Thùy, chuyên viên thiết kế số một của Đông Phương liên tục năm năm nay, khẽ hắng giọng:
– Này Hạ.
Nhật Hạ nhăn nhăn:
– Chị gọi tôi à?
Xuân Thùy trợn mắt:
– Ơ con nhỏ này, không gọi cô chả lẽ tôi gọi tôi.
Nhật Hạ đề phòng:
– Chị kêu tôi có gì không?
– Vô đây nhờ chút.
Nhật Hạ lắc đầu:
– Chị không thấy tôi đang phải lau cả dãy hành lang dài hun húi hay sao? Tôi mệt lắm, chị làm ơn đừng sai tôi dọn dẹp phòng thiết kế nhé! Hôm qua các người khiến tôi thu dọn một buổi bở hơi tai rồi. Hôm nay nhờ người khác đi?
Xuân Thùy gắt lên:
– Cô nói hơi bị nhiều đấy. Nãy giờ tôi đã bảo tôi sẽ sai cô dọn phòng à?
Nhật Hạ chớp mắt:
– Thế chị muốn tôi làm gì?
Xuân Thùy nghiến răng:
– Không khiến cô làm gì cả chỉ muốn hỏi cô chút việc, được không?
Nhật Hạ cắn môi:
– Chị nói đi!
Xuân Thùy hỏi:
– Nghe nói thư ký riêng của giám đốc vừa đẹp vừa vẽ rất giỏi phải không?
Nhật Hạ vẻ suy nghĩ, rồi cười cười:
– Tôi hiểu rồi, chắc chắn chị đang sợ bị ngồi chơi xơi nước chứ gì?
Xuân Thùy kêu lên:
– Dạo nọ mày thích tới phòng tụi tao lắm mà. Tao có bao giờ đối xử tệ với mày. Hôm nay mày làm khó tao, phải vì tính dựa hơi con nhỏ Ca Thơ không hả?
Nhật Hạ cong môi:
– Tôi tuy là dân cu li thật, nhưng không hèn đến nỗi như chị nghĩ đâu chị ơi.
Ca Thơ cũng không giống chị, nó dễ thương và rất biết điều đấy. Đáng ghét!
Xuân Thùy nhận ra vẻ nóng nảy của mình, cô bèn đổi giọng:
– Xin lỗi Hạ! Tại tôi quá bị sự buồn phiền làm cho mất khôn. Hạ là tôi, chắc chắn Hạ cũng như tôi thôi. Đang yên đang lành. chẳng hiểu sao lần này giám đốc trở nên khó chịu như vậy. Cả tuần nay giám đốc hủy bao nhiêu tập phác thảo của tụi tôi rồi. Hạ không biết tụi tôi đã tốn nhiều công sức cho những mẫu thời trang thế nào đâu. Có tháng để nhanh chóng tìm mẫu mới, tụi tôi phải làm đêm, ăn uống thất thường, hoàn thành được mẫu hàng, tụi tôi sút đi vài ký. Dù sao như vậy giám đốc vui là mừng rồi. Còn lần này, quả thật bọn tôi vừa buồn vừa chán. Giám đốc tuyên bố bọn tôi không cần vẽ nữa. Hạ nghĩ xem làm sao bọn tôi không lo lắng chứ?
Nhật Hạ cảm thông:
– Chị đừng nghĩ ngợi làm gì. Thật ra Ca Thơ không muốn vẽ đâu. Nó từ chối mãi nhưng không được. Tôi không rành mấy vụ này, vô tình tôi nhìn thấy nó vẽ, tôi khoái quá lại nhìn bà tổng và giám đốc Hoàng than thở với nhau, thế là tôi đem việc nhỏ Thơ vẽ đẹp khoe với cậu ấy. Không ngờ vừa rồi, Ca Thơ lại làm nên kỳ tích.
Xuân Thùy thở dài:
– Hạ thân với Ca Thơ lắm hả?
– Ờ thì cũng thân. Chị và mọi người yên tâm, tôi đảm bảo Ca Thơ không hề muốn dành chén cơm của mọi người đâu. Chả là bất đắc dĩ nó phải giúp công ty thôi.
Xuân Thùy thật thà:
– Thế ... cô ta đẹp không?
Tròn mắt, Nhật Hạ cười:
– Chị chưa biết mặt Thơ hả?
Xuân Thùy gật đầu:
– Giám đốc có cả một phòng dành cho thư ký. Tôi có quan tâm họ làm gì.
– Vậy thì chị cứ coi như chẳng hề có ai tên Ca Thơ tồn tại.
Vừa nói đến đó, bất chợt Ca Thơ ôm trên tay tập công văn đi qua. Ca Thơ cười hiền:
– Hôm nay Nhật Hạ làm ở đây hả?
Nhật Hạ cười:
– Ừ! Còn Thơ, nghe nói Thơ đã đồng ý giúp giám đốc hả?
Ca Thơ xụ mặt:
– Tất cả cũng tại Hạ hết, tự nhiên khoe làm gì để bây giờ Thơ rơi vào thế dở khóc dở cười.
Nhận ra người con gái đứng bên Hạ đang quan sát mình thật chăm chú. Ca Thơ chớp mắt:
– Chị cũng làm chung với Hạ à? Sao chị mặc đồ xịn quá vậy?
Nhật Hạ che miệng cười:
– Em nói rồi, con nhỏ này từ tâm lắm, nó chả muốn ai buồn nó đâu. Chị ấy là người của phòng thiết kế tên Xuân Thùy.
Ca Thơ chưng hửng:
– Em xin lỗi. Em nghe tiếng chị, nhưng không có điều kiện tiếp xúc nên ...
Giám đốc làm thế này dám có ngài em đập lộn các chị rồi mới nhận ra người nhà. Chán thật.
Xuân Thùy hỏi:
– Em không thích được chuyển qua phòng chị à?
Ca Thơ lắc đầu:
– Em có chuyên môn gì mà sang đó chứ. Em chỉ nhất thời gặp may thôi. Em đang rầu thúi ruột đây. Lần này lo vẽ xong em nhất định không bon chen.
– Giám đốc muốn thì sao?
– Kệ anh ta chứ. Nguyên tắc tuyển chọn nhân viên, chả phải lúc nào cũng bằng cấp là số một ư?
Xuân Thùy nhẹ giọng:
– Em thành công lần này, em sẽ có rất nhiều đấy.
Ca Thơ thở dài:
– Em chỉ muốn là em thôi. Em ghét bị áp đặt lắm. Cầm cây kéo trên tay, đâu phải tất cả những chuyên viên vẽ đẹp đều có thể cắt đẹp đâu. Em toàn làm trong lúc ngẫu hứng. Vì thế em biết rõ em sẽ thế nào, nếu phải bó gọn trong khuôn khổ những tờ giấy A4 hay cây thước.
– Em đã đồng ý giúp giám đốc hả?
Ca Thơ khổ sở:
– Em từ chối không được. Hơn nữa em cũng muốn tốt cho các chị. Công ty thua đợt trình diễn này, người khốn khổ nhất chính là các kỹ sư phòng chị. Em không muốn mọi người bất mãn.
Xuân Thùy mỉm cười:
– Cám ơn em! Bây giờ chị yên tâm rồi.
Ca Thơ chớp mắt:
– Chị nói vậy là sao?
Nhật Hạ cười:
– Nãy giờ nghe tin giám đốc đặt tất cả kỳ vọng vào Thơ, các chị ấy xôn xao ghê lắm. Thì chén cơm người ta đang ăn mà, bị em giành mất, họ phải hờn phải giận, giờ thì tốt quá rồi.
Xuân Thùy cầm tay Thơ:
– Chị sẵn sàng hỗ trợ hỗ trợ em, cần gì em cứ nói đừng ngại nhé Thơ? Để chị về phòng thông báo cho mọi người mừng.
Xuân Thùy đi rồi. Ca thơ đưa tay lên ngực:
– Tạ ơn Bồ Tát! Người đã giúp con thêm lòng tin vào mọi người.
– Thơ còn chưa kịp khao hạ đấy!.
Ca Thơ Hạ giọng:
– Yên tâm đi! Thơ đã có sẵn quà tặng Hạ, bảo đảm trên cả tuyệt vời.
Nhật Hạ nhìn cười theo Ca Thơ. Cô thấy quý cô thật nhiều.
Diệu Linh quơ tay trước mặt Quang, miệng cô la nhỏ:
– Anh Quang?
Vẫn không nghe Quang ừ hữ gì, vẻ mặt Quang bần thần, chắc chắn đầu óc anh đang lang thang suy nghĩ điều gì đó. Diệu Linh hích vai Quang:
– Anh Quang! Anh có cần tới bác sĩ không hả?
Quang giật mình, anh nhìn Linh lơ ngơ:
– Là Linh à? Sao Linh có mặt ỏ đây, vào giờ mà lẽ ra Linh đang phải đi học?
Diệu Linh mỉm cười:
– Em xin nghỉ học hai ngày giúp Ca Thơ tập dượt lần cuối để hoàn thành bộ sưu tập thời trang. Còn anh, sao đứng trước cổng công ty người ta, mặt mày bí xị vậy?
Quang cười gượng:
– Anh tính ghé rủ Ca Thơ đi ăn trưa.
– Anh hẹn nó chưa?
– Chưa! Nhưng bây giờ cũng không cần nữa.
Diệu Linh chớp mắt:
– Anh này thiệt tình à. Đàn ông phải mạnh mẽ, bản lĩnh. Con gái tụi em thích mẫu đàn ông hơi “bùi bụi” một chút. Ăn cơm vỉa hè càng vui. Anh sống cạnh Ca Thơ bao năm nay, anh lạ gì tính nết nó. Câu Thơ dị ứng vào các nơi ăn chơi sang trọng. Bây giờ còn sớm, anh vô rủ nó đi, Linh khỏi vào, đang lười leo mấy chục bậc cầu thang. Linh chờ ngoài cổng.
Quang bặm môi:
– Đã nói không cần nữa mà.
Diệu Linh cau mày:
– Anh này khùng thật, nhát hơn thỏ đế nữa. Anh không vô thì coi xe giùm Linh, để em vô kêu nó. Em nói trước bữa cơm hôm nay em bắt anh trả tiền đấy.
Diệu Linh dựng chống xe. Quang nói:
– Đừng vô nữa. Ca Thơ đi rồi.
Diệu Linh ngẩn ngơ:
– Đi rồi à? Anh đã thấy nó, đúng không? Vậy sao anh không kêu nó? Sợ mấy cô gái làm chung Ca Thơ trêu chọc à? Người đâu mà nhát thế.
Quang nói nhỏ:
– Ca Thơ đi cùng giám đốc Hoàng, như thế Linh biểu tôi làm sao gọi cô ấy chứ?
Diệu Linh nhìn Quang:
– Anh khiến tôi bất mãn thay anh. Không dám gọi nó, thấy nó đi cùng giám đốc của nó rồi, sao anh không về còn đứng trồng cây si ở đây làm gì?
Diệu Linh chép môi:
– Cả Linh và anh đều không rủ được Ca Thơ, hay là chúng ta cùng nhau đi ăn vậy, anh Quang?
Quang lịch sự:
– Cũng được, anh đang đói mờ mắt rồi.
Diệu Linh lém lỉnh:
– Thì ra nãy giờ vì đói quá, Linh múa tay trước mặt anh. Anh không phản ứng gì, ôi trời, thật tội nghiệp.
Quang hỏi Linh khi cả hai yên vị trong một quán ăn gần công ty Ca Thơ:
– Linh xuống sao không hẹn Thơ trước?
Diệu Linh so vai:
– Linh tưởng không xin nghỉ được, vì hôm nay Linh thi môn thể dục. Năn nỉ mãi thầy mới đồng ý để Linh thi lại đấy. Anh cười gì thế?
Quang tủm tỉm:
– Chả ai xin thi lại bao giờ, Linh khiến người ta ngạc nhiên thật.
– Có gì đâu, tại Linh muốn giúp đỡ mẹ đến nơi đến chốn. Sự nổi tiếng của cha mẹ, con cái được thơm lây chứ bộ.
Quang hỏi nhỏ:
– Sao Linh biết Ca Thơ biết, vẽ để mà nhờ nhỉ? Hai người xa nhau cả chục năm còn gì?
– Ký ức tuổi thơ của Linh luôn có Ca Thơ. Hồi ấy cô giáo đã dự đoán Ca Thơ có năng khiếu hội họa bẩm sinh. Nó từng đoạt giải, mỗi khi được cử đi thi vẽ tranh. Vì thế khi mẹ em cần người tạo mẫu, em đã nghĩ ngay tới Ca Thơ, quả nhiên em không hề sai. Chỉ hơi buồn một chút về việc Ca Thơ đồng lúc giúp công ty Đông Phương à?
– Vâng! Bình thường người ta chỉ nên làm cho một công ty. Ca Thơ đã khác người.
– Đừng trách Ca Thơ. Cô ấy đang làm việc cho Đông Phương, cô ấy đâu thể từ chối họ. Cũng may cả hai công ty được cổ giúp vẽ mẫu mã đều đoạt giải cao nhất, vậy là tốt rồi.
Diệu Linh bất chợt nhìn Quang:
– Anh Quang thích Ca Thơ đúng không?
Quang gật đầu:
– Khó khăn lắm tôi mới duy trì được tình cảm với Ca Thơ. Cô ấy hay tự ti mặc cảm thân phận, nhưng tôi chưa có cơ hội ngỏ lời.
– Tại gia đình anh cấm cản à?
– Ba mẹ tôi vốn quí mến Ca Thơ. Tuy tôi chưa nói ra nhưng tôi nghĩ mẹ tôi không cấm đoán tôi đâu. Tính mẹ tôi rất thoáng.
– Không nói trước sự khẳng định của mình được. Bình thường hai bác có thể rất quí Ca Thơ. Nhưng việc trở thành sui gia được hay không lại là chuyện khác, anh đừng chủ quan. Dù sao tôi cũng muốn chúc mừng anh. Ca Thơ là người tốt, nó hội đủ điều kiện để trở thành vợ hiền, dâu thảo. Anh thật sự yêu thương nó thì hãy ngỏ lời đi nếu không anh sẽ ân hận đấy.
Quang bồn chồn:
– Linh nói vậy phải Linh đã biết được chuyện gì à?
– Tôi linh cảm rằng giám đốc Vĩnh Hoàng rất thích Ca Thơ, tình cảm trai gái khó nói lắm. Lửa gần rơm tất phải bùng cháy.
Quang thở dài:
– Tôi cũng nghĩ tới điều đó. Theo Linh, tôi phải làm sao?
Diệu Linh chưa kịp trả lời Quang, đã thấy anh bật dậy:
– Ca Thơ về rồi kìa.
Theo tay Quang chỉ, Linh nhận ra Ca Thơ đang ngồi sau chiếc @ còng của Vĩnh Hoàng, giữa hay người vẫn còn một khoảng cách nhỏ. Cô trầm tĩnh:
– Anh tiếp tục ăn đi nhé? Linh phải qua đó gặp Ca Thơ, ngày trình diễn thời trang cận kề rồi, sợ Ca Thơ không rảnh rang nữa. Anh muốn Linh nói với Thơ điều gì không?
Quang lắc đầu:
– Thôi, không cần đâu. Tôi tự mình nói được, Linh đừng lo cho tôi.
– Vậy thì anh phải cố lên nhé! Khi hai nhà chỉ cách nhau một bức tường.
Diệu Linh thong thả băng qua đường, cô nói với bác bảo vệ:
– Cháu muốn gặp thư ký riêng của giám đốc.
Bác bảo vệ vui vẻ:
– Cô Ca Thơ phải không? Cô là gì của cổ?
– Cháu là bạn.
– Cô ấy mới đi cùng giám đốc lên phòng, cô vào đi?
– Cháu cảm ơn bác!
Diệu Linh đến công ty Đông Phương đã vài lần, nhưng cô chưa vào trong lần nào. Cô hơi bất ngờ trước “mặt tiền” khá đồ sộ của công ty. Công ty Mùa Hạ lúa mẹ Linh so với Đông Phương giọng như con kiến đứng cạnh con ong vậy.
Nhưng con kiến thông minh sẽ không bị con ong biến thành miếng mồi ngon của nó. Diệu Linh hỏi thăm phòng giám đốc. Người ta chỉ cô lên lầu ba. Linh hăm hở leo từng bậc cầu thang. Cô gặp Ca Thơ ở lầu hai, cô đang ôm tài liệu đi xuống. Ca Thơ kêu lên:
– Diệu Linh! Nhỏ đến đây chi vậy?
Diệu Linh rùng vai:
– Tất nhiên là tìm Thơ rồi.
Ca thơ hạ giọng:
– Chắc không ngoài việc xem ta đã hoàn tất phần y phục mẫu phải không?
– Ừ!
– Linh yên tâm, tất cả đã hoàn tất.
– Bây giờ Thơ về với ta được không?
– Chắc là được, chờ ta đưa tài liệu lên phòng giám đốc xong, ta về luôn.
Diệu Linh cười cười:
– Vậy ta không lên trên nữa đâu. Sếp của Thơ biết Thơ bắt cá. hai tay cũng phiền phức lắm.
Thơ trợn mắt:
– Dùng từ kinh di ấy, chả hợp chút nào trong trường hợp của ta.
– Hoàng biết Thơ là người tạo mẫu cho Mùa Hạ chứ?
– Ta không rõ. Nhưng ta nghĩ anh ta biết vì Mẫn Chi rất cay cú ta. Con nhỏ ấy thua liền một lúc hai đối thủ, nên nó hận ta lắm.
– Thơ phải cẩn thận nhé? Mẫn Chi luôn ích kỷ, nó ghét ai thì người đó gặp tai họa đấy.
– Thơ biết rồi, chờ ta nhé!
Ca Thơ mau chóng lên phòng giám đốc. Mất hơn mười phút, cô mới trở ra.
Diệu Linh hỏi ngay:
– Sao rồi?
– Không có vấn đề gì, mình về thôi.
Cả hai mau chóng rời công ty Đông Phương. Thơ không hề biết phía sau cánh cửa sổ phòng giám đốc, Vĩnh Hoàng đang dõi mắt nhìn theo. Theo như thỏa thuận, Ca Thơ chỉ giúp công ty vẽ mẫu. Việc may trang phục và người trình diễn do công ty và phòng thiết kế tự lo liệu. Ca Thơ không muốn vì sự thành công bất ngờ của cô khiến cả phòng thiết kế bị ngồi chơi xơi nước.
Bà Nam Phương đẩy của phòng giám đốc, bà hỏi ngay:
– Sao cháu không giữ cơn bé lại hả Hoàng?
Vĩnh Hoàng cười:
– Cháu không thể ngoại ạ, Ca Thơ giúp công ty giành được chiếc vé lọt vào vòng chung kết đã là rất tốt rồi. Cô ấy có nguyên tắc của cá nhân cổ. Cháu không thể bước qua ranh giới ấy.
– Nhưng cháu thích con bé, đúng không?
Vĩnh Hoàng kêu lên:
– Sao chuyện gì của cháu, ngoại đều biết cả vậy?
– Thì ... ngoại là bà của cháu mà. Cần bà già này giúp một tay không?
Vĩnh Hoàng tự tin:
– Không đâu ngoại ơi! Cháu tự mình nắm bắt hạnh phúc của mình. Cháu không muốn bà thêm lo nghĩ chuyện của cháu. Nhất là bà vẫn chưa thể dứt bỏ hẳn Mẫn Chi.
Bà Nam Phương gật đầu:
– Tùy cháu, cháu nhắc Mẫn Chi, ngoại mới nhớ, nó đang rất buồn. Tuy cùng được vào chung kết cuội thi, nhưng chắc chắn bà nội Mẫn Chi cay cú lắm. Bà ấy vốn ích kỷ, nhỏ mọn, bà ấy sẽ trách mắng nó. Cháu nên an ủi Mẫn Chi, dù chỉ là bạn bè.
Vĩnh Hoàng từ tốn:
– Cháu biết rồi.
Hai bà cháu quay sang bàn việc khác. Hết giờ làm việc, Vĩnh Hoàng lái xe đi tìm Ca Thơ. Anh gặp Mẫn Chi ngoài cổng. Mẫn Chi thấy anh, cô chậm rãi bước đến chặn đầu xe Vĩnh Hoàng:
– Em có chuyện muốn nói với anh. Anh không từ chối chứ?
Vĩnh Hoàng điềm tĩnh:
– Anh không có nhiều thời gian đâu.
– Chỉ cần anh không từ chối em là tốt rồi.
– Vậy chúng ta tìm nơi nào uống cà phê nhé?
Mẫn Chi nhếch môi:
– Ai lại uống cà phê vào buổi chiều chứ. Chúng ta đi uống rượu. Lâu lắm rồi em không uống rược, em muốn uống một ly với anh.
Vĩnh Hoàng kêu lên nho nhỏ:
– Đã nói anh không có thời gian kia mà.
Mẫn Chi nhẹ tênh:
– Một ly rượu thôi, đâu mất nhiều thời gian. Anh đừng lo, em không khiến anh khó xử đâu.
Vĩnh Hoàng đành phải đồng ý, dù tâm trạng anh không vui vẻ gì.