Chương 4
Tác giả: Diễm Thanh
Bà Nam Phương đang đi dạo qua các gian hàng bày hàng mẫu của công ty.
Mẫn Chi từ ngoài cửa bước vô. Dù cô đã nhận ra nơi bà Phương đựng, Mẫn Chi vẫn làm bộ hỏi cô nhân viên tiếp thị:
– Hàng ở đây có bán không chị?
Cô gái nhẹ giọng:
– Không ạ! Đây là nơi đặt hàng mẫu dành cho khách hàng có nhu cầu mua với số lượng lớn, hoặc một doanh nghiệp muốn ký hợp đồng sản xuất. Công ty chúng tôi sẽ lên kế hoạch ạ.
Mẫn Chi kêu lên:
– Lạ vậy, hàng mẫu chả phải rất đẹp, sao không tung hàng loạt ra thị trường nhỉ. Hay là công ty của chị không có chất liệu vải tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế?
– Chị cần mua hàng hay tham quan mẫu thời trang. Muốn loại nào chị cứ ghi vào danh thiếp, công ty sẽ lấy số đo của chị và may đồ theo yêu cầu. Những vấn đề của công ty, tôi nghĩ chị không nên ... tò mò.
Ca Thơ vô tình đi ngang, vô tình nghe những lời Mẫn Chi. Cô nhớ đến thái độ kiêu kì của cô ta hôm ở nhà hàng thấy ghét, nên dừng lại trả lời thay cô nhân liên tiếp thị.
Mẫn Chi nhăn trán:
– Cô là ai? Tại sao có thái độ xúc phạm khách. Cô biết tôi là ai không? Tôi hỏi, chỉ vì tôi muốn giúp công ty Đông Phương.
Ca Thơ rùn vai:
– Tôi chả là ai cả ở chỗ này thì chắc chắn tôi là một thành viên của Đông Phương. Cô là ai tôi không quan tâm, cái chính là cô không nên tò mò, tọc mạch. Thương trường đâu phải nơi tùy tiện bày tỏ quan điểm của mình, dù cô thân với giám đốc cũng vậy thôi.
Mẫn Chi nhìn xoáy vào mặt Ca Thơ, ánh mắt đẹp lóe lên:
– Tao nhớ rồi, mày ... tao đã gặp mày đi chung Diệu Linh.
– Một trí nhớ khá tốt. Tiếc rằng cách nói năng của cô chả mấy khi được chuẩn mực cho lắm. Người học thức ai lại “mày tao chi tớ” như dân bụi đời thế.
Mẫn Chi tức đỏ mặt:
– Hạng công nhân như mày, như thế cũng quá lịch sự rồi. Tao thật buồn khi Đông Phương có những loại công nhân vô học. Hèn gì, đến giờ này, công ty vẫn chưa tìm được chuyên viên thiết kế giỏi. Chả phải lý do vừa thiếu nguyên liệu, thiếu nhân tài à?
Ca Thơ so vai:
– Cô tự tin như thế chắc hẳn cô đã có trong tay tập thiết kế thời trang dự thi.
– Đúng đấy! Mày nói với mẹ con bà Hân, tốt nhất là rút khỏi cuộc thi, như thế cái công ty “cỏn con” của bà ta sẽ được tồn tại, trứng mà đòi chọi đá e rằng công ty của bà ta sẽ tan tành mây khói đấy.
– Chưa chắc đâu.
– Mày nghĩ Diệu Linh đủ sức thi với tao à?
– Diệu Linh học thiết kế cho vui, nó không coi đây là nghề nghiệp, nó thua cô là chắc. Song dì Hân thì không đâu:
Mẫn Chi cười mỉa:
– Dựa vào bản lĩnh của người đàn bà nhà quê, vừa ti toe giàu, học đòi làm tỉ phú thành phố ấy à. Tức cười quá.
Ca Thơ mím môi:
– Cô khinh người thái quá đấy. Tôi muốn chờ xem kết cục cuối, ai là người thắng cuộc.
Dứt câu Ca Thơ hất tóc bỏ đi. Bà Nam Phương nhíu mày hỏi Nhã Phương:
– Cô gái ấy là ai thế? Người của chúng ta à?
Nhã Hương từ tốn:
– Thưa bà! Cổ là thư ký riêng của giám đốc Vĩnh Hoàng, chả lẽ bà tổng không biết?
Bà Nam Phương chép miệng:
– Tôi nhớ rồi. Vĩnh Hoàng đã báo cho tôi, nó tuyển thư ký. Tôi cứ lo nó tuyển lầm một cô gái xinh đẹp, như là mốt của các ông giám đốc khác. Bây giờ tôi khỏi lo rồi.
Nhã Hương nói:
– Bà không nghĩ cô Mẫn Chi gây khó dễ cho Ca Thơ à?
– Chuyện đàn bà con gái, ở đâu lại không xảy ra chứ. Vấn đề là phẩm chất tư cách của cô gái ấy kìa. Tôi nghĩ Vĩnh Hoàng chọn cô ta, ắt cô bé này khá lắm.
Câu chuyện tạm ngưng vì lúc đó Mẫn Chi đã tới trước mặt bà Nam Phương:
– Cháu chào bà?
Bà Phương nhẹ giọng:
– Mẫn Chi đấy à? Hôm nay sao rảnh rỗi tới công ty bà thế?
Mẫn Chi tỏ vẻ hiền lành:
– Dạ, cháu định ghé thăm gian hàng mẫu của công ty bà. Xem thử chất lượng ra sao. Dù cháu và bà đều là những ứng viên dự thi, cháu vẫn muốn giúp bà, vì bà và anh Hoàng đâu rành thời trang như cháu.
Bà Nam Phương khẽ cười:
– Cám ơn cháu.
Mẫn Chi hót ngọt:
– Cháu không ngờ bà có hẳn một cửa hàng trưng bày thời trang cao cấp cỡ này. Hèn gì, bên cháu thua Đông Phương.
Bà Nam Phương nhếch môi:
– Vậy hả? Lâu nay bà vẫn nghĩ bà luôn thuộc loại cố chấp, lạc hậu. Bà thiên về sắc màu cổ truyền dân tộc hơn, có lẽ vì thế hàng Đông Phương không mấy nổi tiếng như bên cháu.
– Bà khiêm tốn nên nói thế. Cháu thì thấy khác.
Bà Phương đưa đẩy:
– Nói bà nghe coi.
– Hàng của bà toàn loại hàng độc quyền, khó công ty nào cạnh tranh nổi.
– Sau cuộc thi này chắc chắn Đông Phương rửa tay gác kiếm.
– Bà nói vậy, phải do anh Hoàng chưa lên được bản kế hoạch dự thi không ạ?
Bà Phương nhẹ tênh:
– Vĩnh Hoàng từ trước giờ vốn không mê kinh doanh thời trang. Nó chỉ vì bà.
Mẫn Chi cười cười:
– Bà cho phép cháu giúp bà nhé.
Bà Phương điềm tĩnh:
– Ai lại làm thế hả cháu. Dù cháu được bà chọn để trở thành cháu dâu tương lai. Nhưng việc ấy còn chưa đến đầuđến đũa, cháu không thể vì Vĩnh Hoàng, bán đứng sự kỳ vọng của gia đình cháu.
– Cháu tình nguyện kia mà.
– Bà hiểu, nhưng bà không thể. Một ngày làm con, thì suốt đời phải hiếu thảo, huống hồ cháu mang họ Cao, là máu thịt của dòng họ. Cháu vì thằng cháu của bà mà quên đi cái tình, cái hiếu thì bà thật sự coi thường cháu. Tốt nhất cháu cứ để mọi việc trôi theo tự nhiên. Dù thắng hay bại, bà cũng dựa vào thự lực của công ty bà.
Mẫn Chi rất muốn hỏi bà Phương về Vĩnh Hoàng. Nhưng thái độ của bà hôm nay bắt Chi phải e dè, thận trọng. Chắc câu chuyện hồi nãy giữa Chi và con nhỉ Ca Thơ đã lọt vào tai bà. Lẽ đời, ai lại bỏ người nhà, bênh vực kẻ đối địch của mình bao giờ. Coi như Ca Thơ là người nhà của bà Phương trong trường hợp này cũng đúng thôi. Khôn ngoan, Mẫn Chi nói chuyện phiếm cùng bà Phương vài câu rồi xin phép ra về.
Bà Nam Phương trở lên phòng giám đốc. Vĩnh Hoàng kêu nhỏ:
– Bà ngoại, chả phải ngoại nói sáng nay ngoại không khỏe hay sao? Bây giờ ngoại còn đến công ty. Có phải vì ngoại không mấy tin tưởng cháu không?
Bà Nam Phương lừ mắt:
– Đừng suy diễn lung tung. Ngoại già rồi, chuyện mệt mỏi cũng là thường tình. Mệt một lúc rồi hết. Căn nhà chúng ta rộng như một tòa lâu đài, nhưng lại quá ư vắng vẻ. Cháu muốn ngoại chết buồn ở nhà hay sao?
Vĩnh Hoàng thở dài:
– Cháu nói, nhưng bà ngoại đâu chịu nghe. Ngoại nên đón Hồng Lam về ở cho vui.
Bà Nam Phương lắc đầu:
– Không phải ngoại không thương con Lam. Dì út cháu mất, cũng chỉ để lại cho ngoại một mình nó. Hai đứa cháu mồ côi, bà đều thương như nhau, nhưng bà không ngờ Hồng Lam nó quá hư hỏng. Đã không chịu học hành đến nơi đến chốn, còn sinh tật để bây giờ công chưa thành, còn đeo mang thêm đứa con không cha. Mọi việc bà đều tha thứ hết, riêng việc này, ngoại thấy quá nhục nhã, nên không thể tha thứ. Cháu đừng giúp nó năn nỉ ngoại.
Vĩnh Hoàng vẫn nói:
– Nhưng cháu thấy mỗi tháng ngoại vẫn đều đặn gởi tiền vào tài khoản cho Hồng Lam đấy thôi.
Bà Phương hơi khựng lại:
– Ờ thì cũng nên cho nó chút cơ hội vậy mà. Hoàng à! Lúc nãy Mẫn Chi tới đây đó cháu gặp nó không?
Vĩnh Hoàng so vai:
– Dạ không! Cổ về chưa ngoại?
– Về rồi, con bé khiến ngoại bắt đầu thất vọng.
Vĩnh Hoàng cau mày:
– Mẫn Chi đã làm gì để ngoại phiền lòng vậy. Bình thường cô ta luôn biết cách lấy điểm với ngoại mà.
Bà phương thở dài:
– Bà nghĩ mình đã sai lầm khi có ý đanh áp đặt cháu.
Vĩnh Hoàng dò dẫm:
– Ngoại ơi! Phải bà đã nghe Mẫn Chi nói gì phải không?
Bà Phương gật đầu:
– Nó không chịu thật lòng với tình cảm chúng ta dành cho nó. Cháu nghe được những lời con bé chê bai hàng mẫu của công ty, ắt cháu phải nổi giận hơn bà nữa.
– Cô ta chê hàng của mình hả bà?
– Hơn thế nữa. Hoàng này! Cháu phải bằng mọi giá tìm cho được người thiết kế trang phục xuất sắc. Chúng ta không thể thua con bé ấy.
Vinh Hoàng thở dài:
– Còn 10 ngày nữa, các mẫu thời trang phải được duyệt và quyết định đâu là hàng để dự thi. Chúng ta vẫn chưa tìm được người, cháu không biết thế nào nữa.
Cuộc nói chuyện giữa bà cháu Vĩnh Hoàng không hề lọt tới tai Ca Thơ. Vì lời hứa với Diệu Linh, buổi trưa Ca Thơ không dám ngủ, cô tranh thủ từng chút để đọc những tập bản soạn mẫu mã thời trang của các nhà tạo mẫu đăng trên các tạp chí. Cô mong muốn tìm ra chút gì đó đặc sắc cho những ý tưởng của cô.
Nhật Hạ đặt trước mặt Ca Thơ ổ bánh mì kẹp chả lụa, Hạ nhằn:
– Hạ thấy Câu Thơ ăn uống kêu này, không tốt cho sức khỏe. Ba bữa trưa liên tiếp Ca Thơ toàn ăn bánh mì, là sao? Chả lẽ Ca Thơ khổ đến mức ấy. Một dĩa cơn bụi cũng chỉ năm ngàn đồng, tại sao lại phải ăn uống kham khổ vậy?
Ca Thơ cười hiền:
– Không phải Thơ trùm sò cũng không tệ đến mức chả dám ăn được dĩa cơm dưa. Tại Thơ không có thời gian thôi. Nhật Hạ kêu lên:
– Không có thời gian? Thơ nói gì? Hạ không hiểu được. Buổi trưa chẳng phải chúng ta được nghỉ cả tiếng đồng hồ hay sao?
– Nhưng Ca Thơ rất bận.
Nhật Hạ nhìn xuống, thật lâu cô khe khẽ nói:
– Ca Thơ kêu bận vì thời gian nghỉ trưa, Thơ dành để vẽ phải không?
Ca Thơ cắn môi:
– Biết rồi thì làm ơn đừng la lớn nhé.
Nhật Hạ tò mò:
– Thơ vẽ gì thế? Đừng nói với Hạ, Thơ đang vẽ thời trang nhé.
– Ưm. .... ủa, tại sao Thơ lại không thể vẽ, khi được vẽ chính là niềm đam mê của Thơ.
Nhật Hạ so vai:
– Hạ đâu nói bạn không được vẽ. Nếu ca Thơ mê hội họa, thì nên đăng ký học lớp thiết kế. Cái gì cũng phải có bài bản mới được Thơ cho Hạ coi thử Thơ đang vẽ gì nào?
Miệng hỏi, mắt Nhật Hạ nhìn trừng trừng và tập giấy được mặt bàn, vẻ mặt Hạ thoáng sững sờ:
– Ôi trời! Ca Thơ đang vẽ mẫu áo quần phải không?
– Buồn, nên Thơ tí toáy cho đỡ ghiền thôi, thời trang gì đâu.
– Cho Hạ xem chút đi Thơ.
Ca Thơ rùn vai:
– Thơ vẽ xấu lắm, coi rồi mất công Hạ hết đám mua đồ để mặc.
– Biết đâu, Hạ lại “kết” mẫu thiết kế của Thơ thì sao? Cho coi chút đi mà.
Nhật Hạ năn nỉ.
Ca Thơ hạ giọng:
– Coi rồi, xấu đẹp gì cũng đừng kể cho ai nghe nhé.
– OK!
Nhật Hạ như không tin ở mắt mình. Ngay trang đầu của tập bản thảo. Chỉ mới là những nét phác họa, nhưng Hạ vẫn dễ dàng nhận ra được nét đẹp của bộ váy mùa hè được cây cọ của Ca Thơ. Tập phác thảo có nhiều mẫu được vẽ đi vẽ lại, điều ấy chứng tỏ Ca Thơ không hề vẽ cho vui như lời Thơ nói:
Nhật Hạ nhìn Ca Thơ:
– Ca Thơ khiến Hạ bất ngờ. Nét vẽ của Thơ sống động và có hồn lắm. Chỉ nhìn thoáng qua thôi, tự nhiên Hạ đã liên tưởng được một bộ áo váy thời trang rất độc đáo.
Ca Thơ buột miệng:
– Liệu có bị trùng lặp với một mẫu mã nào đó mà Hạ từng nhìn qua chưa?
Nhật Hạ lắc đầu:
– Chưa hề.
Hạ chợt hỏi nhỏ:
– Nói thiệt cho Hạ biết đi Thơ, phải bạn được giám đốc nhờ vẽ không?
Tròn mắt, Ca Thơ kêu lên:
– Hạ nói sao? Giám đốc nhờ Hạ vẽ à? Anh ta đâu điên tới mức ấy.
– Tại sao?
– Còn hỏi nữa. Công ty này đứng vững trên thị trường bao nhiêu năm rồi?
Thương hiệu công ty được người tiêu dùng trong và ngoài nước biết đến, chả phải nhờ vào đội ngũ các chuyên viên thiết kế có thâm niên lâu năm hay sao?
Thơ không dám mơ cao đâu:
Nhật Hạ vẫn nói:
– Hiện tại, Hạ nghe nói giám đốc đang tìm nhà tạo mẫu mới đấy. Ca Thơ này, hay là Thơ thử đưa tập phác thảo của Thơ cho giám đốc coi, biết đâu chừng cơ hội đến với Thơ. Công ty đạt giải, Ca Thơ sẽ nổi danh thì sao?
Ca Thơ gạt phắt:
– Thôi đi, làm ơn để Thơ được bình yên. Cấm bạn nói lung tung chuyện hôm nay, nếu không, Thơ nghỉ chơi Hạ luôn.
Nhật Hạ gạn hỏi:
– Không thích trở thành nhà thiết kế, vậy Hạ tốn công tốn sức làm gì với các mẫu vẽ này. Hạ không tin là bạn vẽ giết thời gian đâu. Nếu như thế, thà ngủ cho khỏe mắt.
Ca Thơ so vai:
– Thơ bị lời hứa với một nhỏ bạn ràng buộc. Thơ vẽ cho nó vừa lòng thôi.
– Bạn của Thơ làm thời trang à?
Ca Thơ ậm ừ:
– Không, nó học mỹ thuật.
Nhật Hạ kêu lên:
– Chả lẽ bạn Thơ nhờ bạn vẽ để có bài dự thi?
– Hình như vậy.
– Câu chuyện đến đó, cũng vừa hết giờ nghỉ trưa. Ca Thơ cẩn thận cho tập phác thảo vào giỏ xách. Cô trở lên phòng tiếp tục làm việc. Thơ vô tình không biết trong cái đầu ma mãnh của Nhật Hạ đang vạch ra bao nhiêu câu hỏi. Để rồi vào buổi chiều, Nhật Hạ sau khi bưng trà lên phòng giám đốc. Hạ đã không thể "bí mật".khi cô nghe Vĩnh Hoàng bực dọc ngán ngán ngẩm nói với Minh Thư, chị trưởng phòng thiết kế:
– Công ty trả lương cho các chuyên viên kỹ sư của phòng chị rất hậu hĩ. Tại sao đến giờ này tôi vẫn không nhận được, bất kỳ một mẫu mã nào cho đặc biệt hơn, sinh động hơn.
Minh Thư từ tốn:
– Giám đốc cũng biết đấy, thật ra anh chị em chúng tôi đã dốc hết tâm huyết vẫn không sao vừa ý giám đốc. Tôi không biết giám đốc cần gì nữa.
Vĩnh Hoàng gằn gằn:
– Chị phải biết lần thi này chúng ta có đến hai đối thủ khá mạnh. Họ có những thiết kế trang phục chuyên nghiệp, lại vừa đi tu nghiệp nước ngoài về.
Lệnh của bà tôi g ta nhất định. phải tạo lên những mẫu thời trang độc đáo, quyển rũ, trẻ trung nhất đối với giới trẻ và giới ca sĩ. Chị không thể nói không là không.
Minh Thư thở dài:
– Giám đốc nên tìm đến những ca sĩ nổi tiếng hỏi xem những bộ đồ của họ ....
Vĩnh Hoàng gắt lên ngắt lời Minh Thư:
– Tại sao lại là tôi? Việc của Chị chị lãnh lương chi vậy? Nếu chị không còn ý tưởng thiết kế, tự chị phải tìm đến bọn họ để học hỏi. Chị muốn giậm chân tại chỗ đến già ư?
Vĩnh Hoàng gằn mạnh:
– Tôi hẹn thêm ba ngày, chị nhất định phải làm được điều gì đó cho công ty.
Bây giờ chị về phòng, bàn bạc hướng giải quyết với nhân viên của chị đi.
Nhật Hạ vội bưng khay nước qua phòng tài vụ. Cô chợt nhớ đến tập phác thảo chưa thành nét của Ca Thơ. Biết đâu nhỉ, Ca Thơ lại chẳng làm nên kỳ.tích? Nhật hạ không rành mấy vụ vẽ vời này. Nhưng cô linh cảm Ca Thơ đang vẽ mẫu thời trang, vẽ để giải trí như lời Thơ nói? Hay đó là đam mê chưa tìm ra đường đi cho một tài năng? Hạ có nên đem việc này kể cho giám đốc nghe?
Vĩnh Hoàng dằn cây bút xuống tập thiết kế. Anh mệt mỏi lẫn buồn bực, suốt một giờ trôi qua, anh căng mắt vào các bản mẫu, cố tìm cho ra vài nét độc của bộ trang phục mùa hè, mùa đông cho lứa tuổi hồng hoàn toàn thất vọng.
– Giám đốc, cà phê của giám đốc đây!
Giọng Nhật Hạ vang lên.
Vĩnh Hoàng lãnh đạm:
– Cám ơn! Cô để đó cho tôi. Cô có bỏ đường vô không vậy?
Nhật Hạ từ tốn:
– Dạ không! Tôi bắt đầu thuộc lòng thói quen của anh. Uống cà phê cữ này chỉ uống đen, đúng không ạ?
– Cám ơn!
Dứt câu Hoàng tiếp tục cầm tập phác thảo khác xem tiếp. Nhật Hạ vẻ tò mò:
– Giám đốc đang duyệt mẫu trang phục à?
Vĩnh Hoàng buột miệng:
– Ừ! Nhưng thật bực mình, khi cả phòng thiết kê nộp bản vẽ mẫu thì nhanh nhưng lại không ai chịu sáng tạo thêm. Nhìn bộ trang phục nào cũng khuôn sáo và nặng nể, chán quá.
Nhật Hạ dè dặt:
– Tôi được một người bạn cho coi tập mẫu thời trang. Tuy tôi không biết gì về kiểu cọ của từng bộ đồ. Tôi vẫn thấy đó là những bộ đồ đẹp.
Vĩnh Hoàng ngẩng phắt đầu, mắt anh nhìn Nhật Hạ chăm chăm:
– Cô nói thật hả?
– Thật trăm phần trăm.
– Bạn cô là ai thế? Cô giới thiệu để tôi làm quen nhé!
Nhật Hạ tủm tỉm:
– Không, cần đâu giám đốc ạ! Vì người ấy chính là thư ký của anh.
Vĩnh Hoàng trợn mắt:
– Thư ký ư? Chả lẽ là Ca Thơ? Cô ấy biết vẽ hả?
Nhật Hạ cắn môi, hạ giọng:
– Vâng? Anh không được kể với Ca Thơ là tôi nói cho anh nghe nhé? Ca Thơ biết, nó giận tôi luôn. Tôi dám cá, anh nhìn những bộ đồ thời trang nó phác thảo trên giấy, anh ưng ý liền.
Vĩnh Hoàng trầm giọng:
– Cô yên tâm. Tôi hứa không đề hai người xảy ra sự hiểu lầm. Bây giờ tôi phải tìm Ca Thơ.
Dứt lời, anh xoay người bước thật nhanh.
Nhật Hạ khẽ mỉm cười. Hình dung về mặt “bí xị” của Ca Thơ, cô biết chắc nhỏ Thơ thừa thông minh để đoán ra ai đã khai bí mật của nó. Một tài năng cần được ươm mầm khi có được đặt để sống. Ca Thơ không thể mãi chịu thua thiệt.
– Ca Thơ! Giám đốc gọi Thơ kìa.
Vũ Lâm - Phó giám đốc tài chánh bước vào phòng làm việc của Thơ, anh ra thông báo.
Ca Thơ khẽ nhíu mày:
– Chuyện gì vậy anh Lâm? Em vừa đưa giám đốc ký duyệt tài liệu công tác, có nghe gì đâu?
– Anh không rõ lắm, càng gần ngày đăng ký dự thi, nên giám đốc có nhiều bất thường, em lên thử coi sao.
Ca Thơ so vai:
– Em ngán tính thất thường của giám đốc quá, y như kiểu anh ta bị thất tình.
Vũ Lâm cười cười:
– Suy diễn bậy bạ. Giám đốc Hoàng được hàng tá người đẹp theo đuổi. Anh ta đâu đã chịu cô nào đâu, yêu ai mà thất chứ.
Ca Thơ lầm bầm:
– Ai biết đâu.
Bằng nét mặt lụng bụng. Ca Thơ gõ cửa phòng gíam đốc. Tiếng Hoàng vọng ra:
– Vô đi!
Ca Thơ xoay nắm cửa, cô bước vào nói nhỏ:
– Giám đốc gọi tôi?
Vĩnh Hoàng nhìn lên vồn vã:
– Ừ! Cô ngồi xuống, tôi có chuyện muốn hỏi cô một chút.
Ca Thơ đề phòng:
– Chuyện gì vậy giám đốc?
– Gọi tôi bằng anh, như cô gọi Vũ Lâm được không?
Ca Thơ nhẹ tênh:
– Một câu gọi không quan trọng. Vấn đề là tôi và giám đốc có tôn trọng nhau hay không kìa. Hơn nữa, tôi muốn tôi cũng như những nhân viên khác, hiểu rõ bản thân tôi đứng ở vị trí làm việc nào.
– Cô đúng là khó tính.
– Bây giờ giám đốc mới nhận ra à. Tôi lại tưởng giám đốc rất ghét tôi ngay từ lần gặp đầu tiên. Tôi là đứa con gái khô khan, cục cằn lắm. Mong giám đốc thông cảm. Tôi còn nhiều việc chưa làm xong có việc gì cần xin giám đốc hãy chỉ dẫn.
Vĩnh Hoàng thẳng thừng:
– Tôi muốn cô hợp tác với tôi một việc.
Ca Thơ bật cười:
– Hợp tác? Anh làm như tôi đang là chủ nhân của một dự án gì không bằng.
Tôi thừa lệnh của anh, chứ đâu dám mơ hợp tác.
– Tôi nói nghiêm túc không đùa đâu.
– Tôi cũng đâu dư thời gian để đùa.
– Anh cần gì ở tôi nhỉ?
Giọng nói của Ca Thơ như khiêu khích.
Vĩnh Hoàng nhấn mạnh:
– Tôi muốn cô giúp tôi tạo mẫu thời trang.
Ca Thơ bật kêu:
– Tôi ư? Anh làm ơn tha cho tôi. Công ty có hẳn một phòng thiết kế thời trang nổi tiếng, cùng đội ngũ chuyên viên giỏi. Tôi đâu dám mạo muội.
– Tôi vô tình biết Ca Thơ vẽ rất đẹp.
Ca Thơ buột miệng:
– Nhật Hạ phải không? Nhỏ này thiệt tình không hiểu gì về nghệ thuật, chắc nó thấy tôi vẽ nhì nhằng, nên nó nói với anh, đúng không?
Vĩnh Hoàng lắc đầu:
– Một người bạn của tôi họ biết rõ về Thơ và bật mí cho tôi hay. Ca Thơ hãy giúp tôi nhé!
Ca Thơ lắc đầu:
– Tôi không giúp được anh đâu. Tôi thích hội họa từ nhỏ, nhưng chưa từng học qua trường lớp. Mọi ý tưởng đều do tôi tự tượng hình lên. Tôi không thể nói dối.
Vĩnh Hoàng thở dài:
– Tôi đang rất bối rối, chỉ vài ngày nữa tôi phải đăng ký mẫu dự thi. Vậy mà hiện tại tôi chưa nhận được mẫu phác thảo nào có khả năng nhất. Tôi không quan tâm vấn đề bằng cấp. Cái tôi cần là những mẫu thời trang hoàn toàn mới lạ, dù chỉ vài thay đổi trên tà áo. Ca Thơ Hãy đồng ý giúp Ca Thơ nhé!
Ca Thơ mím môi:
– Tôi e rằng tôi sẽ khiến anh thất vọng. Tôi vẽ chơi thôi, chẳng thể đem nó ra dự thi.
Vĩnh Hoàng năn nỉ:
– Thơ! Có thể cho tôi xem những phác họa của cô không?
Ca Thơ khổ sở:
– Tôi nghĩ anh chả cần tốn thời gian, vì chắc chắn những mẫu vẽ ấy chẳng đẹp gì.
– Tôi năn nỉ cô đấy. Biết đâu chừng trong tất cả những điểm thô sơ nhất, lại nổi trội ý tưởng độc đáo.
Thơ chép miệng:
– Anh nói thế khiên tôi nuôi hi vọng, tôi có khả năng trở thành người thiết kế thời trang à? Mơ mộng vốn dĩ dành cho những kẻ thua thiệt như tôi, anh đừng ảo tưởng vào điều không thể.
Vĩnh Hoàng vẫn nói:
– Muốn biết, Thơ nên cho tôi coi.
Thơ so vai:
– Tôi chấp nhận, bởi tôi là “linh”. Giám đốc yêu cầu, tôi không thể chối từ.
Tôi ghét bị hiểu lầm rằng tôi đang cố tỏ ra kiêu hãnh lắm.
– Tôi không hề nghĩ vậy. Dù sao Thơ đồng ý cho tôi xem là được rồi. Nhưng là khi nào nhỉ?
Ca Thơ cắn môi:
– Ngày mai.
Vĩnh Hoàng mừng rỡ:
– Thơ hứa đấy nhé!
– Tôi luôn là người giữ chữ tín. Tôi nói trước nếu bản vẽ của tôi làm anh chán nản thêm. Anh không được mắng tôi đấy.
– Chắc chắn không xảy ra điều đó đâu.
– Bây giờ tôi đi được chưa?
Vĩnh Hoàng mỉm cười:
– Gấp vậy à? Chiều nay tan sở tôi mời Thơ ăn cơm tối nhé!
Ca Thơ so vai:
– Cám ơn! Tôi không có thói quen trưởng giả ăn cơm bên ngoài, vì hoàn cảnh tôi không cho phép.
Dứt câu, Thơ đứng lên. Vừa lúc ấy cửa phòng bật mở. Mẫn Chi cùng bà Nam Phương bước vào. Mẫn Chi nhếch môi:
– Tại sao cô lại ở đây?
Ca Thơ hất mặt:
– Tất nhiên là do giám đốc gọi tôi tới. Cháu chào bà tổng giám đốc ạ!
Khi chào bà Phương, vẻ mặt Thơ bình thản, giọng cô trầm tĩnh, khác hẳn lúc trả lời Mẫn Chi.
Mẫn Chi khinh khỉnh:
– Cũng đúng thôi, nhân viên tạp dịch, giám đốc sai bảo là lẽ đương nhiên.
Nhưng anh Hoàng cũng không nên dễ dãi để những người không phận sự ít tới phòng giám đốc là hơn.
Vĩnh Hoàng lạnh lùng:
– Cô ấy là thư ký của tôi, một thư ký rất giỏi đấy.
Ca Thơ chậm rãi:
– Không còn gì nữa, tôi lui được rồi chứ giám đốc.
Hoàng gật đầu:
– Cô nhớ giúp tôi nhé?
Ca Thơ điềm đạm:
– Tôi ít khi chấp nhận việc ngoài khả năng, song đã hứa, tôi không để giám đốc thất vọng đâu. Cháu chào bà!
Lần này, Ca Thơ bước thang khỏi phòng.
Mẫn Chi xụ mặt:
– Anh Hoàng! Cô ta làm thư ký của anh thật à?
Vĩnh Hoàng đáp:
– Thật trăm phần trăm, Mẫn Chi sao có thái độ ghét hận Ca Thơ nhỉ. Chả lẽ hai người từng quen nhau?
Mẫn Chi cong môi:
– Tướng con nhỏ cù lần quê một cục này sao có thể là bạn của em. Em vô tình biết nó thôi.
Bà Nam Phương trầm giọng:
– Thái độ lúc nãy của cháu, không phải của một người trí thức. Lần sau cháu cần lịch sự khiêm tốn hơn. Là do cháu là cháu của bạn bà. Bà coi cháu như Vĩnh Hoàng mới góp ý. Con người ta thành đạt, trụ vững ở một vị trí không chỉ nhờ vào tiền tài, còn phải có được sự nể phục của đồng nghiệp, công nhân nữa. Cháu đừng quên điều rất nhỏ này.
Mẫn Chi tuy không thích kiểu “dạy đời” của bà Phương, nhưng cô yêu Hoàng, cô cần lấy lòng bà Phương vì Hoàng, vì công ty Đông Phương, cô có thể nhẫn nhịn tất cả.
Mẫn Chi cúi đầu biết lỗi:
– Cháu cám ơn lời khuyên của bà.
Bà Nam Phương khẽ cười:
– Bỏ chuyện đó đi. Cháu bảo có chuyện cần bàn với Vĩnh Hoàng. Bây giờ cháu gặp nó rồi, muốn nói gì cứ nói thoải mái đi nhé.
Quay sang Vĩnh Hoàng bà cười cười:
– Coi mặt cháu kìa. Đàn ông con trai đừng xụ xị khó thương lắm. Bà thì rất muốn cháu của bà mau cho bà được ngồi vào chiếc ghế trang trọng nhất, làm chủ hôn sự của cháu đấy Hoàng. Bây giờ bà có việc phải đi.
Vĩnh Hoàng rùn vai coi đồng hồ:
– Ngoại à, 15 phút nữa con phải họp hội đồng quản trị công ty. Ngoại quên hay sao?
– Ngoại không quên. Hiện tại cháu vẫn còn 15 phút rảnh rỗi, 15 phút ấy biết đâu chừng làm thay đổi một cuộc đời đó cháu. Vui vẻ lên nào.
Không để Vĩnh Hoàng kịp nói thêm câu gì, bà Nam Phương đẩy cửa qua phòng bên.
Mẫn Chi từ đầu tới cuối thấy Vĩnh Hoàng tỏ thái độ xa lạ với mình, cô giận ghê lắm. Nếu không phải Hoàng, nãy giờ cô đã bỏ đi từ lâu.
Cố tạo cho mình vẻ thản nhiên, Mẫn Chi mỉm cười:
– Anh Hoàng! Chi đã làm gì khiến anh luôn khó chịu với Chi vậy?
Vĩnh Hoàng trầm tĩnh:
– Tính khí anh xưa nay thế nào, chắc Chi đâu lạ. Đừng tốn thời gian vào những điều Chi hiểu rất rõ rằng khó bắt giữ nữa.
Mẫn Chi nhỏ nhẹ:
– Ngày trước anh không bao giờ nói như vậy với Chi . Phải vì anh đã có người con gái khác không?
– Hiện tại tôi chưa có ai cả. Nhưng tương lai thì chắc chắn tôi phải tìm cho riêng tôi một nửa của tôi đang thiếu.
– Anh không hề dành cho em chút cảm tình nào trong tim anh? Anh quên là giữa hai chúng ta đã được hai gia định hứa hẹn à?
Vĩnh Hoàng thản nhiên:
– Người lớn bên nhà anh không hề áp đặt anh. Chính xác hơn, tuy bà ngoại anh đã một thời muốn chúng ta trở thành vợ chồng. Nhưng đó là khi anh đang ở tuổi 18, đôi mươi. Bây giờ anh đã trưởng thành, ngoại không quên lời hứa cùng nội của em. Song bà ngoại cho phép anh được quyết định hạnh phúc của mình, bà không ép anh, chỉ cần cô gái anh yêu thương biết yêu kính ngoại, hiếu thuận trọn vẹn. Thì dẫu thân phận người ấy giàu nghèo gì, ngoại cũng cho anh kết hôn.
Mẫn Chi run giọng:
– Anh chưa trả lời câu hỏi của em.
– Anh không muốn em tổn thương. Anh tin rằng em đủ thông tinh để nhận ra, tình cảm lứa đôi không thể miễn cưỡng, rằng chúng ta có rất nhiều bất đồng.
Dù sao anh cũng muốn chúng ta luôn là bạn tốt của nhau. Anh không có em gái ...
Mẫn Chi mím môi cắt lời Hoàng:
– Em không thích làm em gái anh. Em đã hi vọng, đã chờ đợi anh bao năm.
Kể cả bây giờ, khi hai gia đình chúng tacùng đối đầu nhau trong cuộc thi có tính chất quyết định sự tồn tại của công ty mình. Em vẫn muốn được giúp anh. Vĩnh Hoàng! Chúng ta đã sống và lớn lên bên nhau từ nhỏ. Hãy cho em cơ hội, em hứa nhất định sữa chữa được các khiếm khuyết em còn khiến anh bất bình nhé Hoàng!
Vĩnh Hoàng kêu lên:
– Mẫn Chi! Đừng ép anh phải nói thẳng, anh có thể thua trong cuộc thi này.
Nhưng anh không thể đem hạnh phúc đời anh đặt vào em. Vì anh không yêu em.
Mẫn Chi bật khóc:
– Anh nói dối. Nếu không yêu em tại sao hồi trước anh luôn quan tâm chăm sóc và bảo vệ em? Vĩnh Hoàng! Em sẽ chết mất nếu cuộc đời này em không có anh.
Vĩnh Hoàng đặt tay lên vai Mẫn Chi, anh trầm giọng:
– Anh biết em vốn kiên cường. Em biết rất rõ tình cảm của anh. Là do em cố chấp, em kiêu hãnh, muốn chứng tỏ bản thân em thôi. Anh chả xứng đáng để em tự hủy diệt tương lai của minh. Em xinh đẹp, thông minh, tài giỏi, rồi đây sẽ có rất nhiều người đàn ông tốt hơn anh, tìm tới em, yêu em. Em nên thả lỏng tư tưởng, đừng tự ép mình nghe Chi.
Mẫn Chi gục đầu trên vai Hoàng khóc lặng. Hoàng để yên cho cô khóc, một lúc sau anh khẽ gỡ tay cô ra khỏi vai anh. Anh nhẹ nhàng:
– Em lau mặt đi. Đã tới giờ anh phải đi rồi. Anh không đưa em về được, em hãy cẩn thận nhé! Đường phố dạo này không an toàn lắm đâu.
Mẫn Chi thở dài:
– Anh không hỏi em đến đây làm gì à?
– Anh nghĩ không cần thiết lắm.
– Nếu đó là cuộc thì thì sao?
Vĩnh Hoàng nhìn cô:
– Em muốn nói là em muốn giúp anh à?
– Em đã hứa với ngoại anh. Bà cho em biết anh chưa có được những mẫu thời trang đẹp để dự thi.
– Và em đến để đưa mẫu cho anh à?
Vĩnh Hoàng điềm đạm:
– Em hãy lo cho công ty bên gia đình em cho tốt. Anh muốn tự chứng minh thực lực công ty anh. Nếu thật sự công ty anh không thể thắng thì đó là lỗi ở ban giám đốc. Anh không trách phiền ai cả. Cuộc thi này là để khẳng định vị trí, thương hiệu của mình. Anh muốn cạnh tranh công bằng, cảm ơn em đã có ý tốt giúp anh. Yên tâm đi. Nhất định anh sẽ tạo cho em sự ngạc nhiên đột phá đấy.
Đừng chủ quan khinh thường đối thủ nhé!
Mẫn Chi gặng tới:
– Anh không muốn em giúp anh thật hả?
Vĩnh Hoàng cười:
– Anh luôn là người thẳng thắn. Anh không thích những gì không do anh làm ra.
– Bây giờ anh phải đi rồi, xin lỗi em?
Thái độ của Hoàng khiến Mẫn Chi đã tự ái càng tự ái hơn. Cô đứng lên lặng lẽ bước ra cửa. Trước khi xoay nắm đấm cửa, cô nói:
– Anh nói vậy, em không thể mặt dài mày dạn van xin chút tình cảm nơi anh nữa. Em sẽ cùng anh quyết định sự thắng bại. Anh nên nhớ! Mẫn Chi không dễ dàng bị thua cuộc đâu. Chúc anh thành công.
Vĩnh Hoàng nhìn theo Chi, nuốt vào lòng tiếng thở dài. Một thời, anh đã nghĩ cô chính là nửa còn lại của anh. Cô là tình yêu của anh. Vậy mà giờ đây anh lai dửng dưng nhìn cô khóc, có phải vì anh đã yêu ai khác không? Tự hỏi lòng mình để tự chế giễu mình bởi cho tới lúc này anh vẫn solo một mình đấy chứ. Dù sao nói thẳng dược với Mẫn Chi cũng tốt.