watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đồi Fanta-Chương 1 - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Chương 1

Tác giả: Duyên Anh

Đến nửa đêm, người ta bảo chúng tôi xếp thành hàng ngồi giữa sân. Nhiều ngọn súng đen ngòm chúc xuống vừa tầm. Một lệnh ngắn khô khan: “Hễ đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm”, anh bộ đội nói. Cái giọng rít qua kẽ răng của anh nghe nổi da gà, tưởng chừng băng đạn sắp khạc lửa.
Từ chập tối, người ta đã đến các phố vắng, lùng bắt trẻ con vô gia cư. Bọn đánh giày, giữ xe, bọn móc túi, ăn mày, bọn cô nhi viện và cả nghệ sĩ hát dạo vỉa hè đều bị lùa lên xe mô-lô-tô-va đen giam tại nhiều nơi tối tăm của thành phố. Những đứa trẻ con nhà tử tế, nhưng vô phúc, đi bộ trên hè phố vào giờ cao điểm của chiến dịch, cũng bị thộp cổ luôn, phân trần vô ích mà còn bị ăn đòn nữa. Tôi là một trong số những đứa trẻ bất hạnh ấy.
Chúng tôi được dẫn với sân vận động Hoa Lư. Sự ồn ào, hỗn loạn bắt đầu khi chúng tôi từ trên xe nhảy xuống. Ở đây, người ta cho phép chúng tôi đi lại trong phạm vi quy định, có bộ đội kè súng canh giữ. Tha hồ nói chuyện, chửi thề, khóc lóc và lo lắng. “Đụ má, tự do ít xỉn à…” Thằng này đích thị là dân viện mồ côi cứng đầu. Nó không tỏ ve sợ hãi gì cả. “Đụ má, cha mẹ sinh ra, liệng vỉa hè, bà phước ác độc đưa vô viện nuôi nấng, cách mạng giải phóng viện mồ côi bóc lột, dẫn ra ánh sáng cuộc đời chôm chĩa, rồi lại tó. Đụ má, lần này cách mạng đẩy về đâu?” Nó nói bô bô, dáng điệu thật mất dạy. Nó phải lớn hơn tôi vài tuổi. Nói chán, nó nhìn anh bộ đội kè kè khẩu súng hát lí nhí: “Trên nòng súng AK tổ quốc cũng kinh hồn. Trên lưỡi lê bộ đội toàn dân ta đều khóc thét…” Và mấy đứa gần nó cười khoái chí. “Đụ má kỳ quá ta ơi, thời buổi cặc lõ nào tao cũng dính. Đánh giày thì tội con mẹ gì?” Thằng đánh giày khư khư thùng đồ nghề trong tay, trả lời luôn câu hỏi của nó: “Tội ngủ vỉa hè.” Nó hậm hực: “Đụ má, nghèo mới ngủ vỉa hè, bày đặt luật với lệ. Đụ má, có ông tòa nào ngủ vỉa hè chưa? Đụ má luật lệ!” Chửi sướng miệng, thằng đánh giày chuyển sang tích Tế Bần, nơi nó đã sống dở chết dở với bọn giám thị. Cuối cùng thằng đánh giày thở dài: “Tại số hết. Cầm tinh con chó là suốt đời khổ hơn con chó. Đêm nay tao đâu tính ngủ đó mà cứ vác xác tới đó. Ông biết đêm qua nó đã càn rồi. Còn càn dài dài. Mẹ, càn đi, tận số mới hết dân ngủ vỉa hè, xó chợ.” Thằng đánh giày thản nhiên chuyện bắt bớ. Như nó kể, nó bị tù nhiều rồi. Tù nhiều thì hết sợ bị tù. Bất chợt, nó thúc cù chỏ vào cạnh sườn tôi: “Mày tội gì?” Tôi nín thinh. “Bị bắt oan, hả? Mẹ kiếp, oan ơi ông địa cũng nằm ấp vài tháng đấy, con ơi! Đéo có nhà tù nào thương hại mình cả. Oan thì khóc lóc, kêu van coi? Nó sẽ đục phù mỏ.” Nó thúc thêm tôi cái nữa rồi bỏ đi.
Tôi muốn chạy theo thằng đánh giày sành sỏi hỏi nó xem, có khi nào oan được tha về ngay không. Nhưng tôi gớm nó. Tôi gớm tất cả những đứa đang cùng cảnh ngộ với tôi. Chúng nó đều dữ dằn, thô lỗ và đểu cáng. Thằng đánh giày sẽ chẳng giúp tôi điều gì, biết đâu, tôi còn khổ sở vì dại dột nói rõ nỗi oan uổng của tôi. Nó sẽ đi bêu rếu tôi hoặc hành hạ tôi nhục nhã, đau đớn. Tôi đã được đọc những truyện viết về bọn đánh giày, bọn móc túi vỉa hè, bọn cô nhi trốn viện và hình phạt trừng trị chúng nó ở trại Tế Bần. Chúng nó thật tàn bạo và đáng kiếp. Vả nữa, mới đây, mẹ tôi dặn tôi thật kỹ rằng, gặp người lạ không được nói rõ về gia đình mình. “Thời buổi này hở miệng là chết”, mẹ tôi bảo thế. Tôi ghi lời mẹ, chưa dám khai nỗi oan với bộ đội, ngu gì khai với bọn đá cá lăn dưa.
Bọn nhãi ranh vỉa hè vẫn oai oái nguyền rủa số phận và những người bắt bớ chúng. Bộ đội canh giữ mặc xác chúng muốn làm gì thì làm, đừng trốn chạy thôi. “Đụ má, ăn mày là phải ngủ vỉa hè, thời nào cũng thế và thời nào cũng bị lùa về ấp. Cách mạng đéo khá tí tỉ tì ti nào!” Thằng ăn mày lên tiếng. “Nếu ngon, cấp nhà cho ăn mày, bọn này sẽ hoan hô cách mạng!” Thằng móc túi phụ họa “Sẽ móc túi Mỹ cứu nước bằng thích!” Chúng nó bạo miệng rồi, không sợ sệt gì nữa. Bây giờ, chúng túm năm tụm ba, hát những bài do chúng đặt lời nhảm nhí thay hẳn lời ca cách mạng hoặc kể tiếu lâm về sinh hoạt của bộ đội miền Bắc ở Sài Gòn. “Ai sinh cái khám Chí Hòa, để cho ông phải vào ra mấy lần” thằng nghệ sĩ hát dạo rống lớn. Cả lũ vỗ tay. Mấy đứa bị bắt oan khóc chưa hết nước mắt, vẫn gục mặt trên đầu gối sụt sùi, nức nở. Tôi nóng lòng chờ đêm tàn nhanh, hy vọng sáng mai người ta sẽ hỏi kỹ lý lịch và tôi được về. Nhưng đêm dài vô tận. Nhiều chuyến mô-tô-lô-va xúc thêm nhãi ranh tới đỗ bãi Hoa Lư. Đến nửa đêm, người ta bảo chúng tôi xếp thành hàng ngồi giữa sân thì sự ồn ào, hỗn loạn tắt ngóm. Ngay cả thằng tỏ vẻ không sợ hãi đã sợ hãi.
Trời sắp mưa, gió thổi mạnh. Cành lá kêu xào xạc. Sấm nổ vang. Chớp lòe dễ sợ. Tôi có thể nhìn rõ đám phạm nhân qua những tia chớp xẹt nhanh. Tôi không nhìn rõ tôi mà nhìn rõ nỗi buồn thê lương trên khuôn mặt mẹ tôi nếu mẹ tôi đang chờ tôi ngoài cửa. Tôi là Nguyễn Hữu Vũ, sinh năm 1962, học lớp 7 trường Taberd, Nguyễn Du Sài Gòn. Tôi có hai đứa em gái, em bé nhất bốn tuổi, chị nó hơn nó năm tuổi. Cha tôi làm nghề dạy học. Ông bị động viên vào trường Bộ binh Thủ Đức. Hồi cha tôi ra trường, chưa có lệnh giáo chức được biệt phái về Bộ Giáo dục, lại không có tiền chạy chỗ ngồi yên thân, nên cha tôi đã trở thành một sĩ quan tác chiến. Mẹ tôi buôn bán lặt vặt để thêm tiền nuôi nấng mấy anh em tôi.
Cuối tháng 4 năm 1975, đơn vị của cha tôi bị tan rã. Ông chạy về nhà như một kẻ chiến bại hèn hạ nhất. Nghĩa là ông chỉ còn mặc một chiếc quần xà lỏn! Cha tôi núp kín trong nhà, sợ hãi đến nỗi mẹ tôi phải khó chịu. Ông thường ngồi ủ rũ, đau đớn tưởng như những giọt nước mắt rơi xuống vết thương đang rướm máu trên thân thể mình. 30 tháng 4, cả nhà tôi khóc. 1 tháng 5, người ta bắt chúng tôi lau khô nước mắt, ra đường hoan hô cách mạng, trong khi cha tôi vẫn ngồi ôm vết thương tươi rói của một đời người. 14 tháng 6 năm 1975, cha tôi đi trình diện học tập cải tạo mười ngày. Rõ ràng lệnh nói mười ngày, cha tôi không về. Cũng chẳng ai đi trình diện được về! Mẹ tôi bị một số các bà vợ, bà mẹ sĩ quan rủ rê bồng bế hai em tôi tới nơi cha tôi ghi tên trình diện hỏi thăm tin tức. Mẹ tôi đi từ buổi trưa, đến tối vẫn chẳng thấy trở lại. Tôi nghe nói những người biểu tình đòi chồng, con trình diện học tập bị đàn áp, bị bắn thẳng họng súng, chết vô khối. Tôi sốt ruột, khóa cửa, băng đi kiếm mẹ và em. Và tôi bị bắt trong chiến dịch Phố sạch phố.
- Nhớ kỹ, rời hàng sẽ bị bắn vỡ sọ. Đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm. Muốn đi đâu phải báo cáo.
Người bộ đội lại rít qua kẽ răng. Anh ta mím môi:
- Mà không đi đâu cả. Đái ỉa tại chỗ!
Khi hàng ngũ ổn định, trời đổ mưa. Những người bộ đội chạy hết lên khán đài sân vận động. Chúng tôi ngồi chịu trận mưa xối xả. Chớp là thứ đèn pin giúp bộ đội dễ kiểm soát chúng tôi. Thỉnh thoảng, họ còn quét đèn bấm xem chúng tôi có dở trò gì không. Nhưng mưa mỗi lúc một quyết liệt, ánh sáng đèn pin dễ chi xuyên qua màn mưa dày đặc, mù mịt. “Đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm.” Chúng tôi ngó nhau, trông chừng. “Thằng nào lớn nhất bọn?” Người bộ đội ngồi trên khán đài hét dữ dội: “Thằng nào lớn nhất phải báo cáo từng phút xem có đứa nào trốn không.” Thằng đánh giày gào lên: “Em báo cáo được không, anh bộ đội?” Nó tự ý đứng lên. “Được, mày tự giác thế tốt.” Thằng đánh giày nói đủ cho đồng bọn nghe: “Đụ má, báo cáo cứ báo cáo, dzọt cứ dzọt nghe, tụi bay!” Nó kích động: “Mưa vầy, tụi nó có nhìn rõ cái con cặc!” Nó vẽ đường: “Bò khỏi hàng rồi chuồn về phía tường Hồng Thập Tự, táp vô trường Văn Khoa ngủ khò, mai tính.” Thằng đánh giày bi bô: “Báo cáo anh bộ đội, không đứa nào dám trốn.” Im lặng. Mưa còn hứa hẹn dữ dội hơn. Mỗi đợt thằng đánh giày báo cáo là mỗi đợt mười thằng rời hàng. Chúng nó ra đi dễ dàng quá. Tôi cũng muốn trốn nhưng lại chần chừ vì nghĩ rằng, sáng mai, hỏi rõ lý lịch, họ sẽ thả tôi. Thằng đánh giày dặn dò: “Tao trốn một lát thì tụi bây hô hoán ầm ỹ, nghe. Không tụi nó xử tụi bây đó.” Trận mưa đã giúp ngót năm chục dân vỉa hè về với vỉa hè! Đến lượt thằng đánh giày hành động. Nó báo cáo thật rõ ràng. Rồi một mình nó chạy, không quên thùng đồ nghề. “Báo cáo bộ đội, chúng nó trốn hết rồi!” Lúc ấy, thằng đánh giày chưa kịp tới bức tường và bộ đội bắn chỉ thiên hàng loạt đạn và nhào xuống gió mưa tầm tã.
- Thằng nào vừa báo cáo đó?
Người bộ đội hỏi bằng giọng giận dữ. Một thằng nhãi đứng lên. Dù trời mưa như trút nước, tôi vẫn có thể thấy thằng nhãi đứng nghiêm.
- Mày báo cáo hả?
- Dạ.
- Những thằng nào trốn?
- Em không rõ, em chỉ biết thằng báo cáo nó trốn.
- Mày báo cáo mà?
- Lúc nãy thằng kia xí phần.
- Mày đứng yên không được nhúc nhích.
Người bộ đội đi chung quanh đám phạm nhân, trong khi, đồng ngũ của anh đang lao vào cuộc truy nã đám trốn chạy. Ngồi dưới tôi, một thằng rủa thằng vừa báo cáo: “Đù má, ham báo cáo quá, ông chưa kịp chẩu!” Thằng khác lầu bầu: “Mẹ kiếp, ăn cái giải rút gì mà nó vội hô hoán. Đứng nghiêm nghe con. Rồi nó sẽ cho mày ăn báng súng.” Một băng đạn nổ ròn rã. Những ánh đèn bấm quét qua quét lại bức tường thấp phía đường Hồng Thập Tự. Chúng tôi nín thở. Chỉ còn nghe tiếng mưa rầm rầm. Và, riêng tôi, tôi nghe rõ từng nhịp tim đập nhanh rồi đập loạn. Một lát, nhưng tôi tưởng đã quá lâu, những người bộ đội truy nã đám chạy trốn trở lại. Trời ngớt mưa. Bây giờ tôi nhìn rõ quang cảnh. Thằng đánh giày bị lôi xềnh xệch trên sân cỏ như một con chó. May nhờ mưa nên nó cũng đỡ đau. Nó rên rỉ, lạy van. Vô ích thôi. Người ta dựng nó dậy rồi buông ra. Và nó gục rũ y hệt thân chuối bị chém ngang. Người ta đá nó, đạp nó. Nó gắng sức nói một câu cuối cùng: “Em bị thương rồi, em trúng đạn rồi!” Mặc xác nó, người ta giáng xuống thân thể nó những cú đòn trả thù nó cái tội bắt người ta đội mưa đi tóm cổ nó về. Khi đạp đá đã hả hê, người ta hầm hầm nhìn chúng tôi. Tôi không còn nghe thằng đánh giày rên rỉ nữa. Hình như nó đã chết. Lúc này trời tạnh hẳn.
- Đứa nào ngồi cạnh thằng khốn kiếp kia?
Người bộ đội rít qua kẽ răng câu hỏi, tay anh ta chỉ chỗ xác thằng đánh giày nằm một đống.
- Em.
Em là thằng báo cáo có đứa chạy trốn. Tôi ngồi cách nó khá xa mà vẫn thấy nó run lẩy bẩy, đứng không vững.
- Mày, hả?
- Dạ, em.
- Mày giúp đồng bọn trốn.
- Em báo cáo đàng hoàng.
- Nó chạy gần thoát mày mới báo cáo.
- …
- Giúp đồng bọn trốn tội nặng hơn bỏ trốn. Mày còn thêm tội gạt cách mạng, mày là thằng phản động cộng lưu manh.
- Em lạy các anh.
- Bước khỏi hàng.
- Em lạy…
- Nghe rõ không?
- Dạ rõ.
Nó bước khỏi hàng. Nó bước thật chậm. Đột nhiên, nó xoay người ù té chạy. Đợi nó chạy vừa tầm đạn, người ta rê một băng. Nó khụy ngã. Đến lượt những thằng khác ngồi cạnh thằng đánh giày đứng dậy, ra khỏi hàng. Những thằng này hết dám chạy sảng.
- Còn đứa nào biết chuyện chạy trốn mà không báo cáo thì tự giác ra khỏi hàng đi.
Không đứa nào dám tự giác. Người bộ đội rít qua kẽ răng:
- Cách mạng biết hết, biết hết. Tự giác sẽ được khoan hồng, ngoan cố sẽ bị trừng trị đích đáng. Tao đợi hai phút, không chịu tự giác, tao sẽ lôi cổ ra bắn vỡ sọ.
Thêm một thằng tự giác. Rồi thằng nữa. Người bộ đội gật gù tự mãn:
- Có thế chứ. Đừng đứa nào âm mưu che giấu tội lỗi với cách mạng.
Tất cả, tự giác và không tự giác đều bị hạch hỏi, chửi rủa và ăn no nê báng súng. Chúng nó la như bọng, khóc như ri. Cuộc ăn đòn sẽ kéo dài nếu xe mô-lô-tô-va không từ ngoài cổng vào sân. Đám khốn nạn được tha về hàng. Bây giờ, chẳng đứa nào dám hé răng nói nhảm. Lần đầu tiên tôi được gặp cảnh này và chứng kiến tận mắt. Tôi thấy những gì mà nhà văn mô tả về nghịch cảnh của đám trẻ khốn nạn, bơ vơ trong cuộc đời còn thiếu sót rất nhiều. Chúng tôi bị ngắt thành từng khúc, mỗi khúc, chừng năm mươi đứa lên một xe mô-lô-tô-va. Người ta chèn ép chúng tôi cứng ngắc. Mình sẽ đi về đâu nữa? Tôi chưa biết. Nhưng tôi mơ hồ biết rằng khó lòng được tha vào sáng mai. Tự nhiên, nước mắt tôi ứa ra.
Người ta lùa bắt tôi, tung tôi lên xe, chở đi, chẳng cần hỏi tên tuổi, địa chỉ. Hình như, người ta đã chỉ có ý nghĩ duy nhất: Địa chỉ của chúng tôi là vỉa hè. Lại một lệnh ngắn hãi hùng: “Nhảy xe sẽ bị bắn vỡ sọ. Cấm nói khi xe chạy.” Xe chưa chạy chúng tôi đã câm họng, chúng tôi sợ quá rồi. Tôi đếm rõ năm chiếc mô-lô-tô-va cùng rời sân Hoa Lư một lượt. Hai cái xác chết bỏ lại. Người ta sẽ đào đất vùi tại chỗ hoặc mang đi nơi khác chôn. Chuyện này giản dị thôi. Giản dị như hàng ngàn chuyện giản dị tôi đã thấy trong suốt sáu năm tù đày vô duyên cớ của tôi mà tôi sẽ kể sau này. Cách mạng, tôi đã hiểu, không thích nghi thức, cái gì cũng dễ dàng, kể cả sự bắt bớ, đánh đập giam cầm, giết chết và chôn vùi. Xe chở chúng tôi lòng vòng thành phố nửa đêm về sáng.
Đường vắng hoe. Nhà nhà đóng cửa kín mít. Sinh hoạt Sài Gòn đã khác lạ. Chúng tôi, quần áo còn sũng nước nhưng không cảm thấy lạnh vì ngồi sát nhau. Tôi thèm gặp một phép lạ là có ai quen đi dưới đường, lúc này, để tôi nhắn họ báo cáo cho mẹ tôi biết tôi bị bắt rồi. Dẫu biết sẽ bị ăn một báng súng, tôi cũng cứ sẽ gọi nhắn. Không có phép lạ đâu. Phép lạ chỉ có trong cổ tích.
Bốn chiếc mô-lô-tô-va chạy trước đã rẽ sang đường khác. Xe của chúng tôi quẹo đường Hiền Vương, tới ngã sáu Lê Văn Duyệt thì quẹo trái luôn vô đường Hòa Hưng. Một thằng vỉa hè thứ thiệt ghé sát tai tôi: “Chí rồi, Chí rồi.” Tôi ngơ ngác, nó giải thích: “Mình vào ấp Chí Hòa rồi.” Xe đậu trước cổng khám Chí Hòa. Nó hoan hỉ đập nhẹ vai tôi: “Ở Chí Hòa mau về lắm, tao đã ngơi vài lần. Ở Tế Bần là bỏ mẹ cả lũ.” Tôi hỏi: “Mau về là mấy tháng?” Nó đáp gọn: “Tháng”, và nó vui vẻ: “Kể như trăm ngày, tiếng Tàu là bách nhật nghe mày. Chết xong, ăn bách nhật mau thấy mồ!” Nó vội im vì đang xảy chuyện đôi co ở cổng khám giữa người nhận tù và người giao tù.
- Chúng tôi không nhận thêm. Các đồng chí đem giam nơi khác.
- Gửi đâu?
- Thiếu gì nơi lao cải!
- Chỉ thị của chúng tôi là đem đến đây một xe, bốn xe khác gửi nơi khác. Đồng chí cần xem chỉ thị của Ủy ban Quân quản thành phố không?
- Không cần.
- Đồng chí chống quyết định, hả?
- Tôi không chống nhưng đây chật rồi.
- Nhét thêm đi.
- Đồng chí đợi vài phút.
- Này, đồng chí hiểu dùm là chúng tôi thức suốt đêm với lũ tiểu yêu đấy.
- Cũng đợi lệnh của thủ trưởng chúng tôi đã.
Vậy là chúng tôi cũng đợi. Đã có chút kinh nghiệm, chúng tôi ngồi im, không cục cựa. Thằng cạnh tôi lâm râm khấn vái: “Vái trời nó nhận mình. Tao ớn Tế Bần rồi, đòn Tế Bần ác lắm.”
Tôi thì thầm: “Mày biết lao cải là gì không?” Nó hích khẽ tôi: “Là nhà lao cải thiện của cách mạng, sẽ sướng cho mày coi. Hễ sướng lần này tao xin ở tù muôn năm.” Phía cổng khám lại ồn ào:
- Thủ trưởng nói chỉ nhận hai mươi đứa thôi. Ở đây không có tiêu chuẩn con nít.
- Giam chúng nó chung với bọn lớn.
- Không được.
- Được.
- Không được.
- Các đồng chí cửa quyền vừa vừa chứ. Giải quyết vấn đề một cách lề mề, cố tình gây khó khăn. Địt mẹ, vượt Trường Sơn vào đây không phải để xin chúa ngục đâu nhé!
- Đồng chí thận trọng ngôn ngữ.
- Anh dọa hả?
- Yêu cầu đồng chí ăn nói có văn hóa.
- Bây giờ nhận không?
- Chỉ nhận hai mươi đứa.
Sau một hồi cãi vã, chửi bới, lên cò súng rốp rốp, những người bắt chúng tôi đành thua cuộc. Họ túm chúng tôi đẩy xuống xe. Tôi “được” giam ở Chí Hòa. Thằng ngồi cạnh tôi hên quá, nó cũng “được” đến nơi nó mơ ước, đủ để tôi nghe: “Mày nắm tay tao khi xếp hàng đôi, tao và mày sẽ chung phòng.” Tôi làm theo lời nó dặn. Người ta dẫn chúng tôi qua cổng nhỏ của khám Chí Hòa. Tôi nhớ rõ, đó là sáng sớm tinh sương ngày 4 tháng 7 năm 1975. Chúng tôi không bị làm thủ tục gì cả. Ở đây cũng như ở vỉa hè, người ta bắt chúng tôi người ta chẳng thèm biết lý lịch của chúng tôi. Thứ lý lịch bẩn thỉu của đám ranh con vỉa hè không xứng đáng ghi trên giấy trắng, mực đen, mực xanh, mực tím hay mực đỏ. Chính vì vậy mà tôi, thằng bé mười ba tuổi, không thuộc thành phần công dân vỉa hè đã trở thành công dân vỉa hè thực thụ và bị lưu đày như một tội nhân khổ sai khốn nạn. Sợi xích của định mệnh phũ phàng nào đã ràng buộc tôi với thằng vỉa hè qua cái bắt tay, nắm chặt gắn bó. “Nhớ nhé, mày đừng rời tao. Mày là tù con so, cần được tao hướng dẫn.” Nó dặn dò tôi khi chúng tôi bước trên lớp đá răm lạo xạo.
Phải đi bộ thật lâu, chúng tôi mới qua vòng ngoài khám Chí Hòa. Và khi hồi kẻng tù báo thức ngày mới, chúng tôi mới vào hẳn cái lò bát quái, leo lên hành lang lầu thứ nhất. Người ta lại bảo chúng tôi ngồi ngay ngắn, cấm rời hàng nói chuyện. Tôi hơi yên tâm vì ở đây người ta không ra lệnh qua kẽ răng. Đấy, người ta bắt chúng tôi. Thật giản dị. Hai thằng bị đánh, bị bắn chết. Mấy chục thằng bỏ trốn. Không cần báo cáo, ghi chép mất công. Phải chi, đêm qua, tôi can đảm một chút, một chút thôi, theo thằng cô nhi to con, chạy trốn chuyến đầu thì sáng nay, tôi đang nằm ở nhà đắp chăn kín mít để khỏi hình dung cái cảnh thằng đánh giày bị vùi dập trong mưa gió.
Đến sáu giờ, người ta kiểm số tù các phòng xong xuôi, người ta mới tính tới số phận của hai mươi “tiểu yêu”. Người ta ngắt từng sáu đứa, dẫn đi, mở cửa sắt nặng cả tấn, đẩy chúng nó vào phòng, rồi khóa lại. Ba lần ngắt mất mười tám đứa, còn tôi và “người bạn”, hai đứa được ở chung một phòng. “Mày thấy tài tính toán của tao chưa?” nó khoe và tự giới thiệu: “Tên tao là Mai, chuyên mạo bím, kéo đổng. Mày cứ kêu tao là Mai bím. Tao chuyên móc túi, giật đồng hồ!” Tôi gớm thằng Mai bím, tôi là con nhà có giáo dục nên tôi chúa ghét bọn móc túi, ăn cắp.
Những người chung phòng nhìn hai đứa chúng tôi muốn lòi con ngươi. Họ thấy quần áo chúng tôi chưa kịp khô và vào tù tay không thì ngạc nhiên và ái ngại lắm. Họ chỉ nhìn chúng tôi, chẳng hỏi han gì nên chúng tôi ngậm miệng. Ông Trưởng phòng dắt hai đứa tôi đến nhận chỗ nằm. Mai bím lăn ra ngủ ngon lành. Còn tôi, tôi ngó hết người này đến người khác, nước mắt ứa ra. Cái lưới định mệnh đã thực sự chụp xuống đời tôi. Tôi như con cá nhỏ dính vào lưới cách mạng. Cuộc đời có nhiều khúc rẽ thật tàn nhẫn mà người ta không thể ngờ, có lần, mình bị đẩy vô. Hãy hình tưởng một thằng bé đang sống êm đềm với cha mẹ, anh em nó dưới mái gia đình ấm cúng. Hãy hình tưởng cái gia đình ấm cúng ấy bị cuốn xoáy trong bão tố cách mạng. Người chồng tình nguyện lưu đày, người vợ bồng bế con nhỏ đi đòi chồng mình, bị bắn chết cùng con sõng xoài trên vũng máu. Hãy hình tưởng đứa con lớn lao mình trong đêm tối đi tìm mẹ, tìm em và bị lùa bắt như một phạm nhân đê tiện. Hãy hình tưởng và sẽ thấy tôi trên khúc rẽ đổi đời với cái lưới cách mạng bủa kín âm u.



Đến nửa đêm, người ta bảo chúng tôi xếp thành hàng ngồi giữa sân. Nhiều ngọn súng đen ngòm chúc xuống vừa tầm. Một lệnh ngắn khô khan: “Hễ đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm”, anh bộ đội nói. Cái giọng rít qua kẽ răng của anh nghe nổi da gà, tưởng chừng băng đạn sắp khạc lửa.
Từ chập tối, người ta đã đến các phố vắng, lùng bắt trẻ con vô gia cư. Bọn đánh giày, giữ xe, bọn móc túi, ăn mày, bọn cô nhi viện và cả nghệ sĩ hát dạo vỉa hè đều bị lùa lên xe mô-lô-tô-va đen giam tại nhiều nơi tối tăm của thành phố. Những đứa trẻ con nhà tử tế, nhưng vô phúc, đi bộ trên hè phố vào giờ cao điểm của chiến dịch, cũng bị thộp cổ luôn, phân trần vô ích mà còn bị ăn đòn nữa. Tôi là một trong số những đứa trẻ bất hạnh ấy.
Chúng tôi được dẫn với sân vận động Hoa Lư. Sự ồn ào, hỗn loạn bắt đầu khi chúng tôi từ trên xe nhảy xuống. Ở đây, người ta cho phép chúng tôi đi lại trong phạm vi quy định, có bộ đội kè súng canh giữ. Tha hồ nói chuyện, chửi thề, khóc lóc và lo lắng. “Đụ má, tự do ít xỉn à…” Thằng này đích thị là dân viện mồ côi cứng đầu. Nó không tỏ ve sợ hãi gì cả. “Đụ má, cha mẹ sinh ra, liệng vỉa hè, bà phước ác độc đưa vô viện nuôi nấng, cách mạng giải phóng viện mồ côi bóc lột, dẫn ra ánh sáng cuộc đời chôm chĩa, rồi lại tó. Đụ má, lần này cách mạng đẩy về đâu?” Nó nói bô bô, dáng điệu thật mất dạy. Nó phải lớn hơn tôi vài tuổi. Nói chán, nó nhìn anh bộ đội kè kè khẩu súng hát lí nhí: “Trên nòng súng AK tổ quốc cũng kinh hồn. Trên lưỡi lê bộ đội toàn dân ta đều khóc thét…” Và mấy đứa gần nó cười khoái chí. “Đụ má kỳ quá ta ơi, thời buổi cặc lõ nào tao cũng dính. Đánh giày thì tội con mẹ gì?” Thằng đánh giày khư khư thùng đồ nghề trong tay, trả lời luôn câu hỏi của nó: “Tội ngủ vỉa hè.” Nó hậm hực: “Đụ má, nghèo mới ngủ vỉa hè, bày đặt luật với lệ. Đụ má, có ông tòa nào ngủ vỉa hè chưa? Đụ má luật lệ!” Chửi sướng miệng, thằng đánh giày chuyển sang tích Tế Bần, nơi nó đã sống dở chết dở với bọn giám thị. Cuối cùng thằng đánh giày thở dài: “Tại số hết. Cầm tinh con chó là suốt đời khổ hơn con chó. Đêm nay tao đâu tính ngủ đó mà cứ vác xác tới đó. Ông biết đêm qua nó đã càn rồi. Còn càn dài dài. Mẹ, càn đi, tận số mới hết dân ngủ vỉa hè, xó chợ.” Thằng đánh giày thản nhiên chuyện bắt bớ. Như nó kể, nó bị tù nhiều rồi. Tù nhiều thì hết sợ bị tù. Bất chợt, nó thúc cù chỏ vào cạnh sườn tôi: “Mày tội gì?” Tôi nín thinh. “Bị bắt oan, hả? Mẹ kiếp, oan ơi ông địa cũng nằm ấp vài tháng đấy, con ơi! Đéo có nhà tù nào thương hại mình cả. Oan thì khóc lóc, kêu van coi? Nó sẽ đục phù mỏ.” Nó thúc thêm tôi cái nữa rồi bỏ đi.
Tôi muốn chạy theo thằng đánh giày sành sỏi hỏi nó xem, có khi nào oan được tha về ngay không. Nhưng tôi gớm nó. Tôi gớm tất cả những đứa đang cùng cảnh ngộ với tôi. Chúng nó đều dữ dằn, thô lỗ và đểu cáng. Thằng đánh giày sẽ chẳng giúp tôi điều gì, biết đâu, tôi còn khổ sở vì dại dột nói rõ nỗi oan uổng của tôi. Nó sẽ đi bêu rếu tôi hoặc hành hạ tôi nhục nhã, đau đớn. Tôi đã được đọc những truyện viết về bọn đánh giày, bọn móc túi vỉa hè, bọn cô nhi trốn viện và hình phạt trừng trị chúng nó ở trại Tế Bần. Chúng nó thật tàn bạo và đáng kiếp. Vả nữa, mới đây, mẹ tôi dặn tôi thật kỹ rằng, gặp người lạ không được nói rõ về gia đình mình. “Thời buổi này hở miệng là chết”, mẹ tôi bảo thế. Tôi ghi lời mẹ, chưa dám khai nỗi oan với bộ đội, ngu gì khai với bọn đá cá lăn dưa.
Bọn nhãi ranh vỉa hè vẫn oai oái nguyền rủa số phận và những người bắt bớ chúng. Bộ đội canh giữ mặc xác chúng muốn làm gì thì làm, đừng trốn chạy thôi. “Đụ má, ăn mày là phải ngủ vỉa hè, thời nào cũng thế và thời nào cũng bị lùa về ấp. Cách mạng đéo khá tí tỉ tì ti nào!” Thằng ăn mày lên tiếng. “Nếu ngon, cấp nhà cho ăn mày, bọn này sẽ hoan hô cách mạng!” Thằng móc túi phụ họa “Sẽ móc túi Mỹ cứu nước bằng thích!” Chúng nó bạo miệng rồi, không sợ sệt gì nữa. Bây giờ, chúng túm năm tụm ba, hát những bài do chúng đặt lời nhảm nhí thay hẳn lời ca cách mạng hoặc kể tiếu lâm về sinh hoạt của bộ đội miền Bắc ở Sài Gòn. “Ai sinh cái khám Chí Hòa, để cho ông phải vào ra mấy lần” thằng nghệ sĩ hát dạo rống lớn. Cả lũ vỗ tay. Mấy đứa bị bắt oan khóc chưa hết nước mắt, vẫn gục mặt trên đầu gối sụt sùi, nức nở. Tôi nóng lòng chờ đêm tàn nhanh, hy vọng sáng mai người ta sẽ hỏi kỹ lý lịch và tôi được về. Nhưng đêm dài vô tận. Nhiều chuyến mô-tô-lô-va xúc thêm nhãi ranh tới đỗ bãi Hoa Lư. Đến nửa đêm, người ta bảo chúng tôi xếp thành hàng ngồi giữa sân thì sự ồn ào, hỗn loạn tắt ngóm. Ngay cả thằng tỏ vẻ không sợ hãi đã sợ hãi.
Trời sắp mưa, gió thổi mạnh. Cành lá kêu xào xạc. Sấm nổ vang. Chớp lòe dễ sợ. Tôi có thể nhìn rõ đám phạm nhân qua những tia chớp xẹt nhanh. Tôi không nhìn rõ tôi mà nhìn rõ nỗi buồn thê lương trên khuôn mặt mẹ tôi nếu mẹ tôi đang chờ tôi ngoài cửa. Tôi là Nguyễn Hữu Vũ, sinh năm 1962, học lớp 7 trường Taberd, Nguyễn Du Sài Gòn. Tôi có hai đứa em gái, em bé nhất bốn tuổi, chị nó hơn nó năm tuổi. Cha tôi làm nghề dạy học. Ông bị động viên vào trường Bộ binh Thủ Đức. Hồi cha tôi ra trường, chưa có lệnh giáo chức được biệt phái về Bộ Giáo dục, lại không có tiền chạy chỗ ngồi yên thân, nên cha tôi đã trở thành một sĩ quan tác chiến. Mẹ tôi buôn bán lặt vặt để thêm tiền nuôi nấng mấy anh em tôi.
Cuối tháng 4 năm 1975, đơn vị của cha tôi bị tan rã. Ông chạy về nhà như một kẻ chiến bại hèn hạ nhất. Nghĩa là ông chỉ còn mặc một chiếc quần xà lỏn! Cha tôi núp kín trong nhà, sợ hãi đến nỗi mẹ tôi phải khó chịu. Ông thường ngồi ủ rũ, đau đớn tưởng như những giọt nước mắt rơi xuống vết thương đang rướm máu trên thân thể mình. 30 tháng 4, cả nhà tôi khóc. 1 tháng 5, người ta bắt chúng tôi lau khô nước mắt, ra đường hoan hô cách mạng, trong khi cha tôi vẫn ngồi ôm vết thương tươi rói của một đời người. 14 tháng 6 năm 1975, cha tôi đi trình diện học tập cải tạo mười ngày. Rõ ràng lệnh nói mười ngày, cha tôi không về. Cũng chẳng ai đi trình diện được về! Mẹ tôi bị một số các bà vợ, bà mẹ sĩ quan rủ rê bồng bế hai em tôi tới nơi cha tôi ghi tên trình diện hỏi thăm tin tức. Mẹ tôi đi từ buổi trưa, đến tối vẫn chẳng thấy trở lại. Tôi nghe nói những người biểu tình đòi chồng, con trình diện học tập bị đàn áp, bị bắn thẳng họng súng, chết vô khối. Tôi sốt ruột, khóa cửa, băng đi kiếm mẹ và em. Và tôi bị bắt trong chiến dịch Phố sạch phố.
- Nhớ kỹ, rời hàng sẽ bị bắn vỡ sọ. Đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm. Muốn đi đâu phải báo cáo.
Người bộ đội lại rít qua kẽ răng. Anh ta mím môi:
- Mà không đi đâu cả. Đái ỉa tại chỗ!
Khi hàng ngũ ổn định, trời đổ mưa. Những người bộ đội chạy hết lên khán đài sân vận động. Chúng tôi ngồi chịu trận mưa xối xả. Chớp là thứ đèn pin giúp bộ đội dễ kiểm soát chúng tôi. Thỉnh thoảng, họ còn quét đèn bấm xem chúng tôi có dở trò gì không. Nhưng mưa mỗi lúc một quyết liệt, ánh sáng đèn pin dễ chi xuyên qua màn mưa dày đặc, mù mịt. “Đứa nào trốn, những thằng chung quanh chịu trách nhiệm.” Chúng tôi ngó nhau, trông chừng. “Thằng nào lớn nhất bọn?” Người bộ đội ngồi trên khán đài hét dữ dội: “Thằng nào lớn nhất phải báo cáo từng phút xem có đứa nào trốn không.” Thằng đánh giày gào lên: “Em báo cáo được không, anh bộ đội?” Nó tự ý đứng lên. “Được, mày tự giác thế tốt.” Thằng đánh giày nói đủ cho đồng bọn nghe: “Đụ má, báo cáo cứ báo cáo, dzọt cứ dzọt nghe, tụi bay!” Nó kích động: “Mưa vầy, tụi nó có nhìn rõ cái con cặc!” Nó vẽ đường: “Bò khỏi hàng rồi chuồn về phía tường Hồng Thập Tự, táp vô trường Văn Khoa ngủ khò, mai tính.” Thằng đánh giày bi bô: “Báo cáo anh bộ đội, không đứa nào dám trốn.” Im lặng. Mưa còn hứa hẹn dữ dội hơn. Mỗi đợt thằng đánh giày báo cáo là mỗi đợt mười thằng rời hàng. Chúng nó ra đi dễ dàng quá. Tôi cũng muốn trốn nhưng lại chần chừ vì nghĩ rằng, sáng mai, hỏi rõ lý lịch, họ sẽ thả tôi. Thằng đánh giày dặn dò: “Tao trốn một lát thì tụi bây hô hoán ầm ỹ, nghe. Không tụi nó xử tụi bây đó.” Trận mưa đã giúp ngót năm chục dân vỉa hè về với vỉa hè! Đến lượt thằng đánh giày hành động. Nó báo cáo thật rõ ràng. Rồi một mình nó chạy, không quên thùng đồ nghề. “Báo cáo bộ đội, chúng nó trốn hết rồi!” Lúc ấy, thằng đánh giày chưa kịp tới bức tường và bộ đội bắn chỉ thiên hàng loạt đạn và nhào xuống gió mưa tầm tã.
- Thằng nào vừa báo cáo đó?
Người bộ đội hỏi bằng giọng giận dữ. Một thằng nhãi đứng lên. Dù trời mưa như trút nước, tôi vẫn có thể thấy thằng nhãi đứng nghiêm.
- Mày báo cáo hả?
- Dạ.
- Những thằng nào trốn?
- Em không rõ, em chỉ biết thằng báo cáo nó trốn.
- Mày báo cáo mà?
- Lúc nãy thằng kia xí phần.
- Mày đứng yên không được nhúc nhích.
Người bộ đội đi chung quanh đám phạm nhân, trong khi, đồng ngũ của anh đang lao vào cuộc truy nã đám trốn chạy. Ngồi dưới tôi, một thằng rủa thằng vừa báo cáo: “Đù má, ham báo cáo quá, ông chưa kịp chẩu!” Thằng khác lầu bầu: “Mẹ kiếp, ăn cái giải rút gì mà nó vội hô hoán. Đứng nghiêm nghe con. Rồi nó sẽ cho mày ăn báng súng.” Một băng đạn nổ ròn rã. Những ánh đèn bấm quét qua quét lại bức tường thấp phía đường Hồng Thập Tự. Chúng tôi nín thở. Chỉ còn nghe tiếng mưa rầm rầm. Và, riêng tôi, tôi nghe rõ từng nhịp tim đập nhanh rồi đập loạn. Một lát, nhưng tôi tưởng đã quá lâu, những người bộ đội truy nã đám chạy trốn trở lại. Trời ngớt mưa. Bây giờ tôi nhìn rõ quang cảnh. Thằng đánh giày bị lôi xềnh xệch trên sân cỏ như một con chó. May nhờ mưa nên nó cũng đỡ đau. Nó rên rỉ, lạy van. Vô ích thôi. Người ta dựng nó dậy rồi buông ra. Và nó gục rũ y hệt thân chuối bị chém ngang. Người ta đá nó, đạp nó. Nó gắng sức nói một câu cuối cùng: “Em bị thương rồi, em trúng đạn rồi!” Mặc xác nó, người ta giáng xuống thân thể nó những cú đòn trả thù nó cái tội bắt người ta đội mưa đi tóm cổ nó về. Khi đạp đá đã hả hê, người ta hầm hầm nhìn chúng tôi. Tôi không còn nghe thằng đánh giày rên rỉ nữa. Hình như nó đã chết. Lúc này trời tạnh hẳn.
- Đứa nào ngồi cạnh thằng khốn kiếp kia?
Người bộ đội rít qua kẽ răng câu hỏi, tay anh ta chỉ chỗ xác thằng đánh giày nằm một đống.
- Em.
Em là thằng báo cáo có đứa chạy trốn. Tôi ngồi cách nó khá xa mà vẫn thấy nó run lẩy bẩy, đứng không vững.
- Mày, hả?
- Dạ, em.
- Mày giúp đồng bọn trốn.
- Em báo cáo đàng hoàng.
- Nó chạy gần thoát mày mới báo cáo.
- …
- Giúp đồng bọn trốn tội nặng hơn bỏ trốn. Mày còn thêm tội gạt cách mạng, mày là thằng phản động cộng lưu manh.
- Em lạy các anh.
- Bước khỏi hàng.
- Em lạy…
- Nghe rõ không?
- Dạ rõ.
Nó bước khỏi hàng. Nó bước thật chậm. Đột nhiên, nó xoay người ù té chạy. Đợi nó chạy vừa tầm đạn, người ta rê một băng. Nó khụy ngã. Đến lượt những thằng khác ngồi cạnh thằng đánh giày đứng dậy, ra khỏi hàng. Những thằng này hết dám chạy sảng.
- Còn đứa nào biết chuyện chạy trốn mà không báo cáo thì tự giác ra khỏi hàng đi.
Không đứa nào dám tự giác. Người bộ đội rít qua kẽ răng:
- Cách mạng biết hết, biết hết. Tự giác sẽ được khoan hồng, ngoan cố sẽ bị trừng trị đích đáng. Tao đợi hai phút, không chịu tự giác, tao sẽ lôi cổ ra bắn vỡ sọ.
Thêm một thằng tự giác. Rồi thằng nữa. Người bộ đội gật gù tự mãn:
- Có thế chứ. Đừng đứa nào âm mưu che giấu tội lỗi với cách mạng.
Tất cả, tự giác và không tự giác đều bị hạch hỏi, chửi rủa và ăn no nê báng súng. Chúng nó la như bọng, khóc như ri. Cuộc ăn đòn sẽ kéo dài nếu xe mô-lô-tô-va không từ ngoài cổng vào sân. Đám khốn nạn được tha về hàng. Bây giờ, chẳng đứa nào dám hé răng nói nhảm. Lần đầu tiên tôi được gặp cảnh này và chứng kiến tận mắt. Tôi thấy những gì mà nhà văn mô tả về nghịch cảnh của đám trẻ khốn nạn, bơ vơ trong cuộc đời còn thiếu sót rất nhiều. Chúng tôi bị ngắt thành từng khúc, mỗi khúc, chừng năm mươi đứa lên một xe mô-lô-tô-va. Người ta chèn ép chúng tôi cứng ngắc. Mình sẽ đi về đâu nữa? Tôi chưa biết. Nhưng tôi mơ hồ biết rằng khó lòng được tha vào sáng mai. Tự nhiên, nước mắt tôi ứa ra.
Người ta lùa bắt tôi, tung tôi lên xe, chở đi, chẳng cần hỏi tên tuổi, địa chỉ. Hình như, người ta đã chỉ có ý nghĩ duy nhất: Địa chỉ của chúng tôi là vỉa hè. Lại một lệnh ngắn hãi hùng: “Nhảy xe sẽ bị bắn vỡ sọ. Cấm nói khi xe chạy.” Xe chưa chạy chúng tôi đã câm họng, chúng tôi sợ quá rồi. Tôi đếm rõ năm chiếc mô-lô-tô-va cùng rời sân Hoa Lư một lượt. Hai cái xác chết bỏ lại. Người ta sẽ đào đất vùi tại chỗ hoặc mang đi nơi khác chôn. Chuyện này giản dị thôi. Giản dị như hàng ngàn chuyện giản dị tôi đã thấy trong suốt sáu năm tù đày vô duyên cớ của tôi mà tôi sẽ kể sau này. Cách mạng, tôi đã hiểu, không thích nghi thức, cái gì cũng dễ dàng, kể cả sự bắt bớ, đánh đập giam cầm, giết chết và chôn vùi. Xe chở chúng tôi lòng vòng thành phố nửa đêm về sáng.
Đường vắng hoe. Nhà nhà đóng cửa kín mít. Sinh hoạt Sài Gòn đã khác lạ. Chúng tôi, quần áo còn sũng nước nhưng không cảm thấy lạnh vì ngồi sát nhau. Tôi thèm gặp một phép lạ là có ai quen đi dưới đường, lúc này, để tôi nhắn họ báo cáo cho mẹ tôi biết tôi bị bắt rồi. Dẫu biết sẽ bị ăn một báng súng, tôi cũng cứ sẽ gọi nhắn. Không có phép lạ đâu. Phép lạ chỉ có trong cổ tích.
Bốn chiếc mô-lô-tô-va chạy trước đã rẽ sang đường khác. Xe của chúng tôi quẹo đường Hiền Vương, tới ngã sáu Lê Văn Duyệt thì quẹo trái luôn vô đường Hòa Hưng. Một thằng vỉa hè thứ thiệt ghé sát tai tôi: “Chí rồi, Chí rồi.” Tôi ngơ ngác, nó giải thích: “Mình vào ấp Chí Hòa rồi.” Xe đậu trước cổng khám Chí Hòa. Nó hoan hỉ đập nhẹ vai tôi: “Ở Chí Hòa mau về lắm, tao đã ngơi vài lần. Ở Tế Bần là bỏ mẹ cả lũ.” Tôi hỏi: “Mau về là mấy tháng?” Nó đáp gọn: “Tháng”, và nó vui vẻ: “Kể như trăm ngày, tiếng Tàu là bách nhật nghe mày. Chết xong, ăn bách nhật mau thấy mồ!” Nó vội im vì đang xảy chuyện đôi co ở cổng khám giữa người nhận tù và người giao tù.
- Chúng tôi không nhận thêm. Các đồng chí đem giam nơi khác.
- Gửi đâu?
- Thiếu gì nơi lao cải!
- Chỉ thị của chúng tôi là đem đến đây một xe, bốn xe khác gửi nơi khác. Đồng chí cần xem chỉ thị của Ủy ban Quân quản thành phố không?
- Không cần.
- Đồng chí chống quyết định, hả?
- Tôi không chống nhưng đây chật rồi.
- Nhét thêm đi.
- Đồng chí đợi vài phút.
- Này, đồng chí hiểu dùm là chúng tôi thức suốt đêm với lũ tiểu yêu đấy.
- Cũng đợi lệnh của thủ trưởng chúng tôi đã.
Vậy là chúng tôi cũng đợi. Đã có chút kinh nghiệm, chúng tôi ngồi im, không cục cựa. Thằng cạnh tôi lâm râm khấn vái: “Vái trời nó nhận mình. Tao ớn Tế Bần rồi, đòn Tế Bần ác lắm.”
Tôi thì thầm: “Mày biết lao cải là gì không?” Nó hích khẽ tôi: “Là nhà lao cải thiện của cách mạng, sẽ sướng cho mày coi. Hễ sướng lần này tao xin ở tù muôn năm.” Phía cổng khám lại ồn ào:
- Thủ trưởng nói chỉ nhận hai mươi đứa thôi. Ở đây không có tiêu chuẩn con nít.
- Giam chúng nó chung với bọn lớn.
- Không được.
- Được.
- Không được.
- Các đồng chí cửa quyền vừa vừa chứ. Giải quyết vấn đề một cách lề mề, cố tình gây khó khăn. Địt mẹ, vượt Trường Sơn vào đây không phải để xin chúa ngục đâu nhé!
- Đồng chí thận trọng ngôn ngữ.
- Anh dọa hả?
- Yêu cầu đồng chí ăn nói có văn hóa.
- Bây giờ nhận không?
- Chỉ nhận hai mươi đứa.
Sau một hồi cãi vã, chửi bới, lên cò súng rốp rốp, những người bắt chúng tôi đành thua cuộc. Họ túm chúng tôi đẩy xuống xe. Tôi “được” giam ở Chí Hòa. Thằng ngồi cạnh tôi hên quá, nó cũng “được” đến nơi nó mơ ước, đủ để tôi nghe: “Mày nắm tay tao khi xếp hàng đôi, tao và mày sẽ chung phòng.” Tôi làm theo lời nó dặn. Người ta dẫn chúng tôi qua cổng nhỏ của khám Chí Hòa. Tôi nhớ rõ, đó là sáng sớm tinh sương ngày 4 tháng 7 năm 1975. Chúng tôi không bị làm thủ tục gì cả. Ở đây cũng như ở vỉa hè, người ta bắt chúng tôi người ta chẳng thèm biết lý lịch của chúng tôi. Thứ lý lịch bẩn thỉu của đám ranh con vỉa hè không xứng đáng ghi trên giấy trắng, mực đen, mực xanh, mực tím hay mực đỏ. Chính vì vậy mà tôi, thằng bé mười ba tuổi, không thuộc thành phần công dân vỉa hè đã trở thành công dân vỉa hè thực thụ và bị lưu đày như một tội nhân khổ sai khốn nạn. Sợi xích của định mệnh phũ phàng nào đã ràng buộc tôi với thằng vỉa hè qua cái bắt tay, nắm chặt gắn bó. “Nhớ nhé, mày đừng rời tao. Mày là tù con so, cần được tao hướng dẫn.” Nó dặn dò tôi khi chúng tôi bước trên lớp đá răm lạo xạo.
Phải đi bộ thật lâu, chúng tôi mới qua vòng ngoài khám Chí Hòa. Và khi hồi kẻng tù báo thức ngày mới, chúng tôi mới vào hẳn cái lò bát quái, leo lên hành lang lầu thứ nhất. Người ta lại bảo chúng tôi ngồi ngay ngắn, cấm rời hàng nói chuyện. Tôi hơi yên tâm vì ở đây người ta không ra lệnh qua kẽ răng. Đấy, người ta bắt chúng tôi. Thật giản dị. Hai thằng bị đánh, bị bắn chết. Mấy chục thằng bỏ trốn. Không cần báo cáo, ghi chép mất công. Phải chi, đêm qua, tôi can đảm một chút, một chút thôi, theo thằng cô nhi to con, chạy trốn chuyến đầu thì sáng nay, tôi đang nằm ở nhà đắp chăn kín mít để khỏi hình dung cái cảnh thằng đánh giày bị vùi dập trong mưa gió.
Đến sáu giờ, người ta kiểm số tù các phòng xong xuôi, người ta mới tính tới số phận của hai mươi “tiểu yêu”. Người ta ngắt từng sáu đứa, dẫn đi, mở cửa sắt nặng cả tấn, đẩy chúng nó vào phòng, rồi khóa lại. Ba lần ngắt mất mười tám đứa, còn tôi và “người bạn”, hai đứa được ở chung một phòng. “Mày thấy tài tính toán của tao chưa?” nó khoe và tự giới thiệu: “Tên tao là Mai, chuyên mạo bím, kéo đổng. Mày cứ kêu tao là Mai bím. Tao chuyên móc túi, giật đồng hồ!” Tôi gớm thằng Mai bím, tôi là con nhà có giáo dục nên tôi chúa ghét bọn móc túi, ăn cắp.
Những người chung phòng nhìn hai đứa chúng tôi muốn lòi con ngươi. Họ thấy quần áo chúng tôi chưa kịp khô và vào tù tay không thì ngạc nhiên và ái ngại lắm. Họ chỉ nhìn chúng tôi, chẳng hỏi han gì nên chúng tôi ngậm miệng. Ông Trưởng phòng dắt hai đứa tôi đến nhận chỗ nằm. Mai bím lăn ra ngủ ngon lành. Còn tôi, tôi ngó hết người này đến người khác, nước mắt ứa ra. Cái lưới định mệnh đã thực sự chụp xuống đời tôi. Tôi như con cá nhỏ dính vào lưới cách mạng. Cuộc đời có nhiều khúc rẽ thật tàn nhẫn mà người ta không thể ngờ, có lần, mình bị đẩy vô. Hãy hình tưởng một thằng bé đang sống êm đềm với cha mẹ, anh em nó dưới mái gia đình ấm cúng. Hãy hình tưởng cái gia đình ấm cúng ấy bị cuốn xoáy trong bão tố cách mạng. Người chồng tình nguyện lưu đày, người vợ bồng bế con nhỏ đi đòi chồng mình, bị bắn chết cùng con sõng xoài trên vũng máu. Hãy hình tưởng đứa con lớn lao mình trong đêm tối đi tìm mẹ, tìm em và bị lùa bắt như một phạm nhân đê tiện. Hãy hình tưởng và sẽ thấy tôi trên khúc rẽ đổi đời với cái lưới cách mạng bủa kín âm u.
Đồi Fanta
Thay lời tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Đoạn kết