watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đồi Fanta-Chương 22 - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Chương 22

Tác giả: Duyên Anh

Giáng sinh năm 1979 trôi qua trong nỗi buồn khôn nguôi của tôi. Tôi nhớ Mai bím, nhớ những bức tượng khoai, nhớ ổ bánh sắn. Giáng sinh năm nào dưới hầm biệt giam sinh tử. Đời tôi chỉ cần một lần chào Chúa bằng cái hang dưới hầm biệt giam là đủ. Tôi nhớ cái ý nghĩ của Mai bím để lại hơn nhớ Giáng sinh. Ý nghĩ của Mai bím đã phục sinh nó. Nó vẫn sống đâu đây, quanh tôi, trên cuộc sống phiền muộn. Nó vẫn sống đâu đây, quanh tôi, thôi thúc tôi làm tan mọi phiền muộn của cuộc sống. Nhưng tôi đang bị phiền muộn trói buộc chân tay. Tôi đang đo giá trị tôi bởi cái thước lao cải khốn cùng, hèn mọn.
Đầu năm 1980, người ta bảo những thằng 18 tuổi ở nhà khai lý lịch với cán bộ hồ sơ. Hai đội lâm sản nghỉ trọn ngày. Cán bộ hồ sơ làm việc giữa sân trại. Tất cả đều phải khai tên, họ, tuổi, địa chỉ, con ai. Tất cả đều đã chỉ khai tên, tuổi, không họ, không địa chỉ, không biết con ai. Cán bộ hồ sơ tha hồ cười. Riêng tôi bị làm việc sau cùng.
Cán bộ dẫn tôi vào phòng trực trại, hỏi tôi tử tế:
- Em tên gì?
Tôi lễ phép đáp:
- Thưa cán bộ tôi là Nguyễn Hữu Vũ.
- Năm sinh?
- 1962.
- Nơi sinh?
- Sài Gòn.
- Địa điểm hiện tại và trước khi bị bắt?
- Công Lý, Sài Gòn, 3.
- Tên cha?
- Nguyễn Hữu Hạnh.
- Nghề nghiệp?
- Thầy giáo.
- Mẹ?
- Lê Thị Thanh.
- Nghề nghiệp?
- Nội trợ.
- Bị bắt về tội gì?
- Tôi đi tìm mẹ tôi, bị bắt ở vỉa hè.
- Bị bắt ngày nào?
- Tháng 7 năm 1975.
- Tại sao em không khiếu nại?
- Không ai cho khai lý lịch rõ ràng và người ta cố tình đổ lên đầu tôi tội ác móc túi.
- Em có đi học không?
- Có.
- Lớp mấy?
- Bảy.
- Về làm cái đơn nói rõ trường hợp em bị bắt oan, đưa cho anh. Anh sẽ điều tra, hễ em khai láo là em chết. Nếu điều tra đúng, em sẽ được tha.
Cán bộ hồ sơ phát cho tôi tờ giấy, cho mượn bút, bảo tôi viết ngay, chiều nộp. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Lần đầu tiên trong đời lao cải, một cán bộ gọi tôi là em và tỏ vẻ ái ngại hoàn cảnh tôi. Tôi về nhà, thảo liền lá đơn và chép thật đẹp. Buổi chiều, tôi nộp cán bộ hồ sơ. Anh ta đọc rồi chép miệng:
- Em bị oan rồi.
- Dạ.
- Người ta nhốt em lâu quá!
- Dạ.
- Em có thù hận cách mạng đã bắt lầm em không?
- Không.
- Vậy tốt, trường hợp em sẽ giải quyết nay mai. Em cứ về lao động tốt, cải tạo tốt chờ nhà nước khoan hồng nhé!
- Dạ.
Tôi lại thất vọng. Người ta biết tôi bị oan, chẳng tội tình gì mà bảo tôi cải tạo tốt! Nhưng tôi đặc biệt ở chỗ được làm việc riêng. Tôi không khai bố tôi là sĩ quan ngụy đi học tập cải tạo. Tuy thất vọng, tôi vẫn bắt bé Hai thuộc lòng địa chỉ nhà tôi và dặn nó khai là con nuôi bố tôi. Chuyện khai lý lịch rồi cũng bị quên đi. Tết năm nay trại cho ăn uống linh đình. Bọn giám thị phấn khởi vì khuynh diệp, bạc hà, và xả đầy triển vọng thu hoạch tốt. Bọn tù nhãi “chơi” những bốn mươi héc ta bạc hà, bốn héc ta xả và khuynh diệp hai bên đường mấy ki lô mét. Ban giám thị không hồ hởi sao được: cuối năm mặc sức cất dầu đưa về tỉnh bán. Trại đã chế sẵn dụng cụ cất dầu bạc hà, khuynh diệp. Tôi thấy ban giám thị rất sáng suốt. Trồng khuynh diệp, bạc hà, xả, tù không ăn cắp hoa màu của trại làm gì. Cán bộ đỡ mất công rút roi dây điện quất vun vút, veo véo.
Từ hôm Mai bím chết, tôi thẫn thờ chẳng biết làm gì, nghĩ gì. Tôi cảm giác như một phần đời sống của tôi đã bị chôn trên đồi Fanta. Hình ảnh Mai bím, sự phục sinh tính thiện, ý nghĩ cao thượng của nó là những mảnh trong niềm bí ẩn của cuộc đời mà tôi đã bắt gặp. Tôi cố nhớ lại cái đêm mưa mù mịt ở sân Hoa Lư, Mai bím ngồi cạnh tôi trên chiếc mô-lô-tô-va đến Chí Hòa và mơ ước được nhốt ở khám Chí Hòa. Rồi những ngày khu F6, Mai bím cỏ dại, đốn mạt, xu phụ, chôm chỉa, dơ dáy. Hình ảnh nó thật méo mó, xấu xí và quỷ quái. Nó độc ác ở phòng Ô khu BC bằng trọn vẹn nanh vuốt chồn cáo vỉa hè. Nhưng nó thương tôi và đã cứu tôi sống ở bến xe Đà Nẵng. Từ đó, Mai bím đằm thắm độ lượng và thương yêu mọi người. Những món quà của dân chúng ở Hố Nai, Gia Kiệm, Sông Cầu đã giúp Mai bím nhìn lại nó. Nó khắc hình Chúa buồn bã trên gỗ mun, khắc tượng Chúa hài đồng và thiên thần trên khoai lang. Nó gọi Chúa ơi trước giờ chết. Hình ảnh Mai bím tuyệt vời là hình ảnh vị anh hùng trại giam một mình một ngựa, vung gươm diệt trừ tên trật tự Cung củ đậu gian ác và một mình chịu tội không để bạn bè liên lụy. Nhưng hình ảnh Mai bím tuyệt vời nhất vẫn chỉ là hình ảnh một con người bị đàn áp muốn vùng dậy “đục bọn nó”, giành lại quyền sống tự do và phẩm cách cho nhiều người. Rồi mộng ước cuối cùng thật đơn giản và cao quý! Lấy một cô bé bán thuốc lá làm vợ. Để hút thuốc lá thả giàn. Mai bím ma quỷ đã thành Mai bím thiên thần. Nó ngự trị đồi Fanta, làm chứng cho một thời đại của tội ác, gian dối và lừa lọc. Mai bím là ngọn lửa thắp sáng lương tâm loài người. Có phải Chúa đã yêu thương nó, đã gọi nó làm công việc ấy?
Hòa đen trốn trại, Mai bím chết. Người ta chỉ định tôi làm đội trưởng. Chúng tôi đã hết công tác làm chuồng gà. Bây giờ chúng tôi vác củi dự trữ, chờ mùa mưa vào rừng kiếm măng và mộc nhĩ góp phần tạo dựng sự phồn vinh đích thực của Tổ quốc. Ban giám thị thường động viên tinh thần chúng tôi thế. Chúng tôi quen việc, quen quá đến độ chán nản. Anh em bàn với tôi cách trốn trại cả đội. Tôi không dám quyết định và chẳng có mưu kế gì. Thì Mai bím lại sống dậy, lừng lững đầy cảm phục trong nỗi tiếc nhớ của đội. Lâm sản có đội trưởng rất bết là tôi. Tôi khất anh em tới mùa mưa sẽ vẽ xong kế hoạch, vì mùa mưa dễ trốn và khó bị bắt. Kinh nghiệm trốn trại cho tôi thấy, hễ bị bắt, không chết no đòn dưới hầm biệt giam cũng sống tật nguyền mòn mỏi. Chúng tôi đã lớn, báng súng sẽ thay dây điện. Báng súng có thể làm vỡ ngực, nát xương ống chân. Bọn lâm sản say mê cái “lý tưởng đục bọn nó” của Mai bím, rất nôn nao trốn trại. Mai bím mở ra một chân trời, Mai bím chưa kịp khép chân trời đó. Chân trời mỗi ngày một bao la, quyến rũ những tâm hồn phục sinh tính thiện. Rất mơ hồ với tôi, rất xa vời với tôi nhưng rất rất rõ rệt, rất gần gũi với Mai bím và bạn bè “những thằng phục quốc”. Chúng nó sẽ trốn trại, sẽ không bám víu vỉa hè nữa. Mà đi tìm súng đạn chống lại súng đạn. Nỗi thống khổ ăm ắp phép tích nhiệm màu. Nó đốt cháy ra tro cái dĩ vãng lầm than và lầm lỗi của dân vỉa hè, soi sáng một tương lai khởi sự làm người và bổn phận làm người. Mai bím, nhà lãnh đạo tài ba, thỏi nam châm huyền diệu, tiếc rằng nó đã chết. Nó đã chết và nó phục sinh bằng ý nghĩ chiến đấu của nó: Ý nghĩ ấy đang thôi thúc bọn lâm sản và đang làm rạo rực tâm hồn tôi.
Tháng 4 năm 1980, có một ngày hiếm muộn ở trại lao cải, từ ngày tôi lên đây. Người ta kê ba cái bàn trước sân tập họp lao động, phủ vải ni lông hoa màu cà bày bình hoa đẹp nhất. Bàn giữa dành cho ban giám thị trại. Hai bên cạnh là cán bộ giáo dục, cán bộ hồ sơ, quản giáo. Chúng tôi ngồi im lặng chờ đợi. Sáng sớm, mặt trời chưa nhú lên khỏi ngọn cây rừng nên ngồi ở sân tập họp không khổ như buổi trưa. Tôi chưa hiểu người ta định bắt chúng tôi bước vào giai đoạn thứ mấy của chương trình học tập cải tạo tư tưởng. Tôi thấy điều này hơi lạ: Khi chúng tôi vô trường cải tạo, chúng tôi còn nhỏ bé, khờ khạo, luôn luôn bị ăn đòn. Chúng tôi sợ hãi răm rắp tuân lệnh cán bộ và lao động hết sức mình. Ở trường vài năm, chúng tôi khôn lớn, hết sợ hãi; nói dối, nói láo như cuội để tránh ăn đòn, lao động ấm ớ và thấm nhập tư tưởng chống đối. Chúng tôi dám chế nhạo, nói bóng gió xỏ xiên cán bộ, những ông thầy giáo dục chúng tôi. Vậy mà người ta vẫn khen chúng tôi tiến bộ!
Ban giám thị đang qua cổng trại. Cán bộ giáo dục huýt còi và hô:
- Tất cả trại viên đứng dậy.
Chúng tôi đứng dậy rào rào.
- Nghiêm…
Tiếng hô nặng… chất lượng quan trọng. Cán bộ giáo dục bước tới ban giám thị đứng nghiêm, đơ tay chào:
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, tôi, Nguyễn Văn Lợi, cán bộ giáo dục tập huấn trình diện đồng chí thủ trưởng và báo cáo toàn thể trại viên tập họp đủ, chờ lệnh đồng chí thủ trưởng.
Ông giám thị chào lại cán bộ giáo dục và nói:
- Đồng chí cho ngồi.
Cán bộ giáo dục nhận lệnh:
- Rõ!
Rồi, đằng sau quay, bước vài bước, dừng lại:
- Chú ý, tất cả trại viên ngồi xuống!
Chúng tôi tuân lệnh. Ông giám thị vỗ tay. Các cán bộ vỗ tay. Chúng tôi được hối vỗ tay theo và vỗ lớn, ròn rã! Sau màn vỗ tay vẩn vơ, ông giám thị yêu cầu chúng tôi khẩn trương im lặng và móc túi lôi tờ giấy ra đọc:
“Các trại viên thân mến,
Hôm nay, tôi lấy làm hân hạnh được đại diện ban giám thị trại, đến đây nói chuyện thân mật với các em, vì hôm nay là ngày vô cùng hồ hởi, phấn khởi. Trước hết, về mặt chính trị, ta đã hoàn toàn giải phóng Campuchia, đuổi bè lũ Pôn Pốt, I Êng Sari diệt chúng chạy sang Thái Lan, làm chủ tình hình nước Chùa Tháp.”
Ông giám thị ngừng đọc để vỗ tay. Chúng tôi cũng phải vỗ tay.
“Bọn quan thầy và bè lũ phản động Bắc Kinh căm tức, chúng lồng lộn, âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng giải phóng của nhân dân hai nước Việt - Miên. Nhưng dưới lá cờ vinh quang của Đảng ta, đế quốc Mỹ và bè lũ phản động Bắc Kinh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Để chào mừng Campuchia anh em hoàn toàn giải phóng, trại ta sẽ lao động xã hội chủ nghĩa liên tiếp bốn chủ nhật, các trại viên phải tích cực tăng năng suất bảo đảm chất lượng lao động và vượt mức chỉ tiêu.”
Vỗ tay.
“Về lao động, các em đã phát rừng thành nương rẫy bằng những bàn tay non nớt với những dụng cụ ngoài ý muốn của trại. Các em đã khắc phục mọi gian khổ, vượt nắng, thắng mưa, khinh đói, coi thường bệnh để canh tác được 40 héc ta bạc hà, 4 héc ta xả và hàng ngàn cây khuynh diệp. Các em đã tự đo giá trị của các em bằng cái thước lao động. Lao động là vinh quang. Nhờ lao động tốt, hôm nay, trại quyết định thả một số em tiến bộ về sum họp gia đình.”
Vỗ tay. Vỗ tay lâu nhất, ròn rã nhất.
“Các trại viên thân mến,
Các em chưa được về kỳ này không nên buồn. Các em hãy vui lên, hãy lao động tích cực cao để tiến bộ rồi về. Mười tám tuổi là các em đủ nhận thức đường lối chủ trương của cách mạng là về thôi. Còn các em được về kỳ này, hãy xứng đáng là công dân tốt, người lao động lương thiện của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt.
Tôi gửi lời chào các em.”
Vỗ tay. Hoan hỉ. Mười tám tuổi, người ta thả tôi về khi tôi vừa mười tám tuổi. Nếu Mai bím không chết, kỳ này nó sẽ về với tôi. Tôi chợt hiểu tại sao cán bộ hồ sơ đã tử tế với tôi và đã bảo chúng tôi khai lý lịch rõ rệt. Người ta bắt chúng tôi ở tuổi vị thành niên, người ta phải giải quyết vấn đề của chúng tôi ở tuổi thành niên. Bé Hai sẽ về. Tôi mừng quá. Cán bộ giáo dục cầm tờ danh sách đánh máy tên những thằng được tha.
- Em nào có tên hô “có” và ra xếp hàng phía sau. Tôi chỉ đọc một lần.
Toàn đội im lặng. Dẫu biết mình mười tám tuổi, tôi vẫn nín thở, hồi hộp chờ đọc tên mình. Cán bộ giáo dục nâng tờ danh sách bằng hai tay:
“Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
QUYẾT ĐỊNH TRẢ TỰ DO
Theo thông tư số 966 - BCA/TT ngày 31 - 5 - 1961 của Bộ Nội vụ.
Thi hành án văn quyết định tha số 1 ngày 20 tháng 3 năm 1980
Nay tha các đối tượng có tên sau đây vì đã học tập cải tạo tốt, lao động và tư tưởng tiến bộ.”
Cán bộ ngước mắt nhìn chúng tôi, cười tươi:
- Nguyễn Văn Tư, tự Tư lé.
- Có.
Tư lé, kẻ may mắn số một, rời hàng. Mặt nó xanh rờn vì sung sướng.
- Sáu.
- Có.
- Lê Bảy.
- Có.
Tôi bắt đầu run rẩy. Chỉ sợ không có tên mình. Bọn lâm sản ào ào rời hàng, về phía sau. Tôi đếm được ba mươi thằng có tên… trúng tuyển rồi.
- Nguyễn Hữu Vũ, sinh năm 1962, cư ngụ tại 405/18 Công Lý, Sài Gòn 3.
- Có.
Tôi “có” một tiếng có duy nhất trong đời. Tôi không thể ngờ, cuộc sống lại có tiếng có hạnh phúc đến như thế. Bấy giờ, tôi chỉ cảm giác sung sướng lâng lâng. Tôi không nhìn thấy tôi nhưng chắc chắn, khuôn mặt tôi nó cũng xám xanh nỗi niềm khó diễn tả. Bước chân tôi luống cuống, tôi muốn khóc. Chúa tước đoạt của tôi nhiều nguồn vui nhỏ và Chúa cho tôi nhiều nguồn vui lớn. Bây giờ, ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác sung sướng lâng lâng khi nghe tên mình xướng to trong buổi lễ xá tội. Đã có nhiều tiếng có đưa tôi xuống địa ngục và chỉ cần một tiếng có kéo tôi lên đời. Ôi tiếng có màu nhiệm và dạt dào cảm xúc, không phải ai cũng có lần được có. Và để được có, tôi đã tiêu gọn đời niên thiếu của tôi trong các trại tù, chịu đựng đủ cực hình đau thương, nhục nhã.
Cán bộ giáo dục đọc dứt cái quyết định trả tự do cho chúng tôi, nói thêm:
- Những em không có địa chỉ, tức là không có nơi cư ngụ, không cha mẹ, họ hàng đều tình nguyện ở lại phục vụ trại. Trại biểu dương tinh thần các em. Trại sẽ để các em hưởng quy chế riêng, các em được tự do đi lại và được phát lương hàng tháng. Em nào thích gia nhập thanh niên xung phong, bộ đội trại sẽ giới thiệu.
Bọn lâm sản chúng tôi được tha hết. Chúng nó vừa mới vui vẻ đã ủ ê ngay khi nghe cán bộ “nói thêm”. Có thằng chửi khẽ: “Mẹ, ông tình nguyện ở lại bao giờ!” Người ta không muốn vất chúng nó về cuộc sống bên ngoài, sợ chúng nó tung hoành ngang dọc. Rồi chúng nó sẽ trốn, dù người ta có biệt đãi chúng nó. Mai bím còn sống thì cũng tính đến nước trốn trại. Buổi lễ chấm dứt, các đội xuất trại lao động. Chúng tôi ở nhà làm việc với cán bộ hồ sơ. Tôi thấy các bạn lâm sản của tôi hoặc ký tên hoặc lăn dấu tay vào tờ giấy đánh máy sẵn. Cố len lên, nhìn rõ, tôi biết đó là đơn tình nguyện. Các bạn tôi tình nguyện ở lại phục vụ trại, tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong, tình nguyện vô bộ đội. Người ta khôn khéo cài các bạn tôi vào thế kẹt cứng. Tôi là đứa duy nhất không bị ký tên tình nguyện. Cán bộ nói sáng mai phát giấy và tiền xe cho tôi về Sài Gòn.
Bé Hai đợi tôi từ lúc nó nghe người ta xướng danh tha tôi. Nó ôm tôi mừng rỡ, khóc sướt mướt.
- Nghe tên anh, tim em muốn nhảy vọt ra, anh ạ! - Bé Hai sụt sùi.
Tôi mơn man tóc nó. Tự nhiên, cái hình ảnh bé Hai giống con cóc ôm gốc cây nhìn lên ngọn cây cao thấy Chúa ngó lơ năm nào rực rỡ trước mắt tôi.
- Em cũng sẽ được về, bé Hai à…
- Vâng, sáu năm nữa.
- Năm nay em mười hai?
- Vâng.
- Anh tin chắc rằng nó không điều tra gì đâu. Năm em mười tám, nó bảo em khai lý lịch, em cứ khai em là Nguyễn Hữu Hai, tự bé Hai, con nuôi ông Nguyễn Hữu Hạnh ở số nhà 405/18 Công Lý, Sài Gòn quận 3 là nó cho em về. Nếu nó điều tra, bố mẹ anh sẽ xác nhận đúng. Em nhớ kỹ nhé!
- Vâng.
- Mẹ anh còn sống, anh sẽ nhờ mẹ anh thăm nuôi em. Có khi bảo lãnh em về sớm đấy.
- Anh về là em vui rồi, anh đừng nghĩ tới em.
- Bậy nào. Anh mất anh Mai bím, còn mỗi em, làm sao anh quên em?
Bé Hai ôm chặt tôi hơn. Tội nghiệp nó, bảy tuổi đi lao cải, mười tấm tuổi mới được tha. Nó phải trải hết tuổi ấu thơ, hết thời niên thiếu, tổng cộng mười một năm trong tù ngục đọa đầy mà cái chết tính từng ngày, từng tháng, mà cái ăn tính từng bắp, từng củ. Nó đã mất một người anh che chở nó, săn sóc nó. Bây giờ, nó sắp xa người anh thứ hai, chẳng biết khi nào mới gặp lại.
- Bé Hai…
- Dạ.
- Anh không quên em. Chúng ta đã có những đêm Giáng sinh đẹp nhất thế giới.
- Anh đã cho em những viên thuốc.
- Em cho anh niềm tin. Chúa không ngó lơ đâu, em ạ! Chúa thử thách niềm tin của anh em mình. Rồi em sẽ về, em được ôm ma xơ của em mà khóc. Cuộc đời sẽ tốt đẹp, sẽ hết tù đầy, cơ cực.
Tôi dìu bé Hai tới nhà tôi, cho nó tất cả đồ đạc. Tôi chỉ đem về bộ cờ đô mi nô kỷ niệm mà Mai bím đã đổ nhựa ni lông ở Chí Hòa; mài, khắc, tặng tôi, và tượng Chúa gỗ mun. Tôi cũng giữ cái túi của chú Tường. Tôi đi, tay trắng. Tôi về, trong túi tình nghĩa của chú Tường có bộ đô mi nô, tượng Chúa, lược nhôm và plắc i-nốc. Tôi đi, một thằng nhãi khờ khạo, hay khóc, ốm yếu, nhút nhát. Tôi về, một thanh niên từng trải, mạnh khỏe, can đảm và sáng chói tâm hồn ý nghĩa của sự sống. Tôi biết được một vài niềm bí ẩn của cuộc đời và rất tự hào về nỗi khổ mà tôi đã chịu đựng. Không hiểu tôi đã biến thành thanh thép già đúng ý muốn của chú Tường chưa. Riêng tôi, rất chân thành, tôi muốn ví tôi như con sư tử non.
Con sư tử còn non nớt. Nó sẽ lớn. Nó phải lớn và sẽ đi thật xa. Nhưng, ngày mai, ra khỏi trại lao cải, con sư tử đã có dáng dấp không làm hổ thẹn loài sư tử.



Giáng sinh năm 1979 trôi qua trong nỗi buồn khôn nguôi của tôi. Tôi nhớ Mai bím, nhớ những bức tượng khoai, nhớ ổ bánh sắn. Giáng sinh năm nào dưới hầm biệt giam sinh tử. Đời tôi chỉ cần một lần chào Chúa bằng cái hang dưới hầm biệt giam là đủ. Tôi nhớ cái ý nghĩ của Mai bím để lại hơn nhớ Giáng sinh. Ý nghĩ của Mai bím đã phục sinh nó. Nó vẫn sống đâu đây, quanh tôi, trên cuộc sống phiền muộn. Nó vẫn sống đâu đây, quanh tôi, thôi thúc tôi làm tan mọi phiền muộn của cuộc sống. Nhưng tôi đang bị phiền muộn trói buộc chân tay. Tôi đang đo giá trị tôi bởi cái thước lao cải khốn cùng, hèn mọn.
Đầu năm 1980, người ta bảo những thằng 18 tuổi ở nhà khai lý lịch với cán bộ hồ sơ. Hai đội lâm sản nghỉ trọn ngày. Cán bộ hồ sơ làm việc giữa sân trại. Tất cả đều phải khai tên, họ, tuổi, địa chỉ, con ai. Tất cả đều đã chỉ khai tên, tuổi, không họ, không địa chỉ, không biết con ai. Cán bộ hồ sơ tha hồ cười. Riêng tôi bị làm việc sau cùng.
Cán bộ dẫn tôi vào phòng trực trại, hỏi tôi tử tế:
- Em tên gì?
Tôi lễ phép đáp:
- Thưa cán bộ tôi là Nguyễn Hữu Vũ.
- Năm sinh?
- 1962.
- Nơi sinh?
- Sài Gòn.
- Địa điểm hiện tại và trước khi bị bắt?
- Công Lý, Sài Gòn, 3.
- Tên cha?
- Nguyễn Hữu Hạnh.
- Nghề nghiệp?
- Thầy giáo.
- Mẹ?
- Lê Thị Thanh.
- Nghề nghiệp?
- Nội trợ.
- Bị bắt về tội gì?
- Tôi đi tìm mẹ tôi, bị bắt ở vỉa hè.
- Bị bắt ngày nào?
- Tháng 7 năm 1975.
- Tại sao em không khiếu nại?
- Không ai cho khai lý lịch rõ ràng và người ta cố tình đổ lên đầu tôi tội ác móc túi.
- Em có đi học không?
- Có.
- Lớp mấy?
- Bảy.
- Về làm cái đơn nói rõ trường hợp em bị bắt oan, đưa cho anh. Anh sẽ điều tra, hễ em khai láo là em chết. Nếu điều tra đúng, em sẽ được tha.
Cán bộ hồ sơ phát cho tôi tờ giấy, cho mượn bút, bảo tôi viết ngay, chiều nộp. Tôi ngạc nhiên quá đỗi. Lần đầu tiên trong đời lao cải, một cán bộ gọi tôi là em và tỏ vẻ ái ngại hoàn cảnh tôi. Tôi về nhà, thảo liền lá đơn và chép thật đẹp. Buổi chiều, tôi nộp cán bộ hồ sơ. Anh ta đọc rồi chép miệng:
- Em bị oan rồi.
- Dạ.
- Người ta nhốt em lâu quá!
- Dạ.
- Em có thù hận cách mạng đã bắt lầm em không?
- Không.
- Vậy tốt, trường hợp em sẽ giải quyết nay mai. Em cứ về lao động tốt, cải tạo tốt chờ nhà nước khoan hồng nhé!
- Dạ.
Tôi lại thất vọng. Người ta biết tôi bị oan, chẳng tội tình gì mà bảo tôi cải tạo tốt! Nhưng tôi đặc biệt ở chỗ được làm việc riêng. Tôi không khai bố tôi là sĩ quan ngụy đi học tập cải tạo. Tuy thất vọng, tôi vẫn bắt bé Hai thuộc lòng địa chỉ nhà tôi và dặn nó khai là con nuôi bố tôi. Chuyện khai lý lịch rồi cũng bị quên đi. Tết năm nay trại cho ăn uống linh đình. Bọn giám thị phấn khởi vì khuynh diệp, bạc hà, và xả đầy triển vọng thu hoạch tốt. Bọn tù nhãi “chơi” những bốn mươi héc ta bạc hà, bốn héc ta xả và khuynh diệp hai bên đường mấy ki lô mét. Ban giám thị không hồ hởi sao được: cuối năm mặc sức cất dầu đưa về tỉnh bán. Trại đã chế sẵn dụng cụ cất dầu bạc hà, khuynh diệp. Tôi thấy ban giám thị rất sáng suốt. Trồng khuynh diệp, bạc hà, xả, tù không ăn cắp hoa màu của trại làm gì. Cán bộ đỡ mất công rút roi dây điện quất vun vút, veo véo.
Từ hôm Mai bím chết, tôi thẫn thờ chẳng biết làm gì, nghĩ gì. Tôi cảm giác như một phần đời sống của tôi đã bị chôn trên đồi Fanta. Hình ảnh Mai bím, sự phục sinh tính thiện, ý nghĩ cao thượng của nó là những mảnh trong niềm bí ẩn của cuộc đời mà tôi đã bắt gặp. Tôi cố nhớ lại cái đêm mưa mù mịt ở sân Hoa Lư, Mai bím ngồi cạnh tôi trên chiếc mô-lô-tô-va đến Chí Hòa và mơ ước được nhốt ở khám Chí Hòa. Rồi những ngày khu F6, Mai bím cỏ dại, đốn mạt, xu phụ, chôm chỉa, dơ dáy. Hình ảnh nó thật méo mó, xấu xí và quỷ quái. Nó độc ác ở phòng Ô khu BC bằng trọn vẹn nanh vuốt chồn cáo vỉa hè. Nhưng nó thương tôi và đã cứu tôi sống ở bến xe Đà Nẵng. Từ đó, Mai bím đằm thắm độ lượng và thương yêu mọi người. Những món quà của dân chúng ở Hố Nai, Gia Kiệm, Sông Cầu đã giúp Mai bím nhìn lại nó. Nó khắc hình Chúa buồn bã trên gỗ mun, khắc tượng Chúa hài đồng và thiên thần trên khoai lang. Nó gọi Chúa ơi trước giờ chết. Hình ảnh Mai bím tuyệt vời là hình ảnh vị anh hùng trại giam một mình một ngựa, vung gươm diệt trừ tên trật tự Cung củ đậu gian ác và một mình chịu tội không để bạn bè liên lụy. Nhưng hình ảnh Mai bím tuyệt vời nhất vẫn chỉ là hình ảnh một con người bị đàn áp muốn vùng dậy “đục bọn nó”, giành lại quyền sống tự do và phẩm cách cho nhiều người. Rồi mộng ước cuối cùng thật đơn giản và cao quý! Lấy một cô bé bán thuốc lá làm vợ. Để hút thuốc lá thả giàn. Mai bím ma quỷ đã thành Mai bím thiên thần. Nó ngự trị đồi Fanta, làm chứng cho một thời đại của tội ác, gian dối và lừa lọc. Mai bím là ngọn lửa thắp sáng lương tâm loài người. Có phải Chúa đã yêu thương nó, đã gọi nó làm công việc ấy?
Hòa đen trốn trại, Mai bím chết. Người ta chỉ định tôi làm đội trưởng. Chúng tôi đã hết công tác làm chuồng gà. Bây giờ chúng tôi vác củi dự trữ, chờ mùa mưa vào rừng kiếm măng và mộc nhĩ góp phần tạo dựng sự phồn vinh đích thực của Tổ quốc. Ban giám thị thường động viên tinh thần chúng tôi thế. Chúng tôi quen việc, quen quá đến độ chán nản. Anh em bàn với tôi cách trốn trại cả đội. Tôi không dám quyết định và chẳng có mưu kế gì. Thì Mai bím lại sống dậy, lừng lững đầy cảm phục trong nỗi tiếc nhớ của đội. Lâm sản có đội trưởng rất bết là tôi. Tôi khất anh em tới mùa mưa sẽ vẽ xong kế hoạch, vì mùa mưa dễ trốn và khó bị bắt. Kinh nghiệm trốn trại cho tôi thấy, hễ bị bắt, không chết no đòn dưới hầm biệt giam cũng sống tật nguyền mòn mỏi. Chúng tôi đã lớn, báng súng sẽ thay dây điện. Báng súng có thể làm vỡ ngực, nát xương ống chân. Bọn lâm sản say mê cái “lý tưởng đục bọn nó” của Mai bím, rất nôn nao trốn trại. Mai bím mở ra một chân trời, Mai bím chưa kịp khép chân trời đó. Chân trời mỗi ngày một bao la, quyến rũ những tâm hồn phục sinh tính thiện. Rất mơ hồ với tôi, rất xa vời với tôi nhưng rất rất rõ rệt, rất gần gũi với Mai bím và bạn bè “những thằng phục quốc”. Chúng nó sẽ trốn trại, sẽ không bám víu vỉa hè nữa. Mà đi tìm súng đạn chống lại súng đạn. Nỗi thống khổ ăm ắp phép tích nhiệm màu. Nó đốt cháy ra tro cái dĩ vãng lầm than và lầm lỗi của dân vỉa hè, soi sáng một tương lai khởi sự làm người và bổn phận làm người. Mai bím, nhà lãnh đạo tài ba, thỏi nam châm huyền diệu, tiếc rằng nó đã chết. Nó đã chết và nó phục sinh bằng ý nghĩ chiến đấu của nó: Ý nghĩ ấy đang thôi thúc bọn lâm sản và đang làm rạo rực tâm hồn tôi.
Tháng 4 năm 1980, có một ngày hiếm muộn ở trại lao cải, từ ngày tôi lên đây. Người ta kê ba cái bàn trước sân tập họp lao động, phủ vải ni lông hoa màu cà bày bình hoa đẹp nhất. Bàn giữa dành cho ban giám thị trại. Hai bên cạnh là cán bộ giáo dục, cán bộ hồ sơ, quản giáo. Chúng tôi ngồi im lặng chờ đợi. Sáng sớm, mặt trời chưa nhú lên khỏi ngọn cây rừng nên ngồi ở sân tập họp không khổ như buổi trưa. Tôi chưa hiểu người ta định bắt chúng tôi bước vào giai đoạn thứ mấy của chương trình học tập cải tạo tư tưởng. Tôi thấy điều này hơi lạ: Khi chúng tôi vô trường cải tạo, chúng tôi còn nhỏ bé, khờ khạo, luôn luôn bị ăn đòn. Chúng tôi sợ hãi răm rắp tuân lệnh cán bộ và lao động hết sức mình. Ở trường vài năm, chúng tôi khôn lớn, hết sợ hãi; nói dối, nói láo như cuội để tránh ăn đòn, lao động ấm ớ và thấm nhập tư tưởng chống đối. Chúng tôi dám chế nhạo, nói bóng gió xỏ xiên cán bộ, những ông thầy giáo dục chúng tôi. Vậy mà người ta vẫn khen chúng tôi tiến bộ!
Ban giám thị đang qua cổng trại. Cán bộ giáo dục huýt còi và hô:
- Tất cả trại viên đứng dậy.
Chúng tôi đứng dậy rào rào.
- Nghiêm…
Tiếng hô nặng… chất lượng quan trọng. Cán bộ giáo dục bước tới ban giám thị đứng nghiêm, đơ tay chào:
- Báo cáo đồng chí thủ trưởng, tôi, Nguyễn Văn Lợi, cán bộ giáo dục tập huấn trình diện đồng chí thủ trưởng và báo cáo toàn thể trại viên tập họp đủ, chờ lệnh đồng chí thủ trưởng.
Ông giám thị chào lại cán bộ giáo dục và nói:
- Đồng chí cho ngồi.
Cán bộ giáo dục nhận lệnh:
- Rõ!
Rồi, đằng sau quay, bước vài bước, dừng lại:
- Chú ý, tất cả trại viên ngồi xuống!
Chúng tôi tuân lệnh. Ông giám thị vỗ tay. Các cán bộ vỗ tay. Chúng tôi được hối vỗ tay theo và vỗ lớn, ròn rã! Sau màn vỗ tay vẩn vơ, ông giám thị yêu cầu chúng tôi khẩn trương im lặng và móc túi lôi tờ giấy ra đọc:
“Các trại viên thân mến,
Hôm nay, tôi lấy làm hân hạnh được đại diện ban giám thị trại, đến đây nói chuyện thân mật với các em, vì hôm nay là ngày vô cùng hồ hởi, phấn khởi. Trước hết, về mặt chính trị, ta đã hoàn toàn giải phóng Campuchia, đuổi bè lũ Pôn Pốt, I Êng Sari diệt chúng chạy sang Thái Lan, làm chủ tình hình nước Chùa Tháp.”
Ông giám thị ngừng đọc để vỗ tay. Chúng tôi cũng phải vỗ tay.
“Bọn quan thầy và bè lũ phản động Bắc Kinh căm tức, chúng lồng lộn, âm mưu phá hoại sự nghiệp cách mạng giải phóng của nhân dân hai nước Việt - Miên. Nhưng dưới lá cờ vinh quang của Đảng ta, đế quốc Mỹ và bè lũ phản động Bắc Kinh sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
Để chào mừng Campuchia anh em hoàn toàn giải phóng, trại ta sẽ lao động xã hội chủ nghĩa liên tiếp bốn chủ nhật, các trại viên phải tích cực tăng năng suất bảo đảm chất lượng lao động và vượt mức chỉ tiêu.”
Vỗ tay.
“Về lao động, các em đã phát rừng thành nương rẫy bằng những bàn tay non nớt với những dụng cụ ngoài ý muốn của trại. Các em đã khắc phục mọi gian khổ, vượt nắng, thắng mưa, khinh đói, coi thường bệnh để canh tác được 40 héc ta bạc hà, 4 héc ta xả và hàng ngàn cây khuynh diệp. Các em đã tự đo giá trị của các em bằng cái thước lao động. Lao động là vinh quang. Nhờ lao động tốt, hôm nay, trại quyết định thả một số em tiến bộ về sum họp gia đình.”
Vỗ tay. Vỗ tay lâu nhất, ròn rã nhất.
“Các trại viên thân mến,
Các em chưa được về kỳ này không nên buồn. Các em hãy vui lên, hãy lao động tích cực cao để tiến bộ rồi về. Mười tám tuổi là các em đủ nhận thức đường lối chủ trương của cách mạng là về thôi. Còn các em được về kỳ này, hãy xứng đáng là công dân tốt, người lao động lương thiện của chế độ xã hội chủ nghĩa ưu việt.
Tôi gửi lời chào các em.”
Vỗ tay. Hoan hỉ. Mười tám tuổi, người ta thả tôi về khi tôi vừa mười tám tuổi. Nếu Mai bím không chết, kỳ này nó sẽ về với tôi. Tôi chợt hiểu tại sao cán bộ hồ sơ đã tử tế với tôi và đã bảo chúng tôi khai lý lịch rõ rệt. Người ta bắt chúng tôi ở tuổi vị thành niên, người ta phải giải quyết vấn đề của chúng tôi ở tuổi thành niên. Bé Hai sẽ về. Tôi mừng quá. Cán bộ giáo dục cầm tờ danh sách đánh máy tên những thằng được tha.
- Em nào có tên hô “có” và ra xếp hàng phía sau. Tôi chỉ đọc một lần.
Toàn đội im lặng. Dẫu biết mình mười tám tuổi, tôi vẫn nín thở, hồi hộp chờ đọc tên mình. Cán bộ giáo dục nâng tờ danh sách bằng hai tay:
“Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam
Độc Lập Tự Do Hạnh Phúc
QUYẾT ĐỊNH TRẢ TỰ DO
Theo thông tư số 966 - BCA/TT ngày 31 - 5 - 1961 của Bộ Nội vụ.
Thi hành án văn quyết định tha số 1 ngày 20 tháng 3 năm 1980
Nay tha các đối tượng có tên sau đây vì đã học tập cải tạo tốt, lao động và tư tưởng tiến bộ.”
Cán bộ ngước mắt nhìn chúng tôi, cười tươi:
- Nguyễn Văn Tư, tự Tư lé.
- Có.
Tư lé, kẻ may mắn số một, rời hàng. Mặt nó xanh rờn vì sung sướng.
- Sáu.
- Có.
- Lê Bảy.
- Có.
Tôi bắt đầu run rẩy. Chỉ sợ không có tên mình. Bọn lâm sản ào ào rời hàng, về phía sau. Tôi đếm được ba mươi thằng có tên… trúng tuyển rồi.
- Nguyễn Hữu Vũ, sinh năm 1962, cư ngụ tại 405/18 Công Lý, Sài Gòn 3.
- Có.
Tôi “có” một tiếng có duy nhất trong đời. Tôi không thể ngờ, cuộc sống lại có tiếng có hạnh phúc đến như thế. Bấy giờ, tôi chỉ cảm giác sung sướng lâng lâng. Tôi không nhìn thấy tôi nhưng chắc chắn, khuôn mặt tôi nó cũng xám xanh nỗi niềm khó diễn tả. Bước chân tôi luống cuống, tôi muốn khóc. Chúa tước đoạt của tôi nhiều nguồn vui nhỏ và Chúa cho tôi nhiều nguồn vui lớn. Bây giờ, ngồi viết những dòng chữ này, tôi vẫn còn nguyên vẹn cái cảm giác sung sướng lâng lâng khi nghe tên mình xướng to trong buổi lễ xá tội. Đã có nhiều tiếng có đưa tôi xuống địa ngục và chỉ cần một tiếng có kéo tôi lên đời. Ôi tiếng có màu nhiệm và dạt dào cảm xúc, không phải ai cũng có lần được có. Và để được có, tôi đã tiêu gọn đời niên thiếu của tôi trong các trại tù, chịu đựng đủ cực hình đau thương, nhục nhã.
Cán bộ giáo dục đọc dứt cái quyết định trả tự do cho chúng tôi, nói thêm:
- Những em không có địa chỉ, tức là không có nơi cư ngụ, không cha mẹ, họ hàng đều tình nguyện ở lại phục vụ trại. Trại biểu dương tinh thần các em. Trại sẽ để các em hưởng quy chế riêng, các em được tự do đi lại và được phát lương hàng tháng. Em nào thích gia nhập thanh niên xung phong, bộ đội trại sẽ giới thiệu.
Bọn lâm sản chúng tôi được tha hết. Chúng nó vừa mới vui vẻ đã ủ ê ngay khi nghe cán bộ “nói thêm”. Có thằng chửi khẽ: “Mẹ, ông tình nguyện ở lại bao giờ!” Người ta không muốn vất chúng nó về cuộc sống bên ngoài, sợ chúng nó tung hoành ngang dọc. Rồi chúng nó sẽ trốn, dù người ta có biệt đãi chúng nó. Mai bím còn sống thì cũng tính đến nước trốn trại. Buổi lễ chấm dứt, các đội xuất trại lao động. Chúng tôi ở nhà làm việc với cán bộ hồ sơ. Tôi thấy các bạn lâm sản của tôi hoặc ký tên hoặc lăn dấu tay vào tờ giấy đánh máy sẵn. Cố len lên, nhìn rõ, tôi biết đó là đơn tình nguyện. Các bạn tôi tình nguyện ở lại phục vụ trại, tình nguyện gia nhập thanh niên xung phong, tình nguyện vô bộ đội. Người ta khôn khéo cài các bạn tôi vào thế kẹt cứng. Tôi là đứa duy nhất không bị ký tên tình nguyện. Cán bộ nói sáng mai phát giấy và tiền xe cho tôi về Sài Gòn.
Bé Hai đợi tôi từ lúc nó nghe người ta xướng danh tha tôi. Nó ôm tôi mừng rỡ, khóc sướt mướt.
- Nghe tên anh, tim em muốn nhảy vọt ra, anh ạ! - Bé Hai sụt sùi.
Tôi mơn man tóc nó. Tự nhiên, cái hình ảnh bé Hai giống con cóc ôm gốc cây nhìn lên ngọn cây cao thấy Chúa ngó lơ năm nào rực rỡ trước mắt tôi.
- Em cũng sẽ được về, bé Hai à…
- Vâng, sáu năm nữa.
- Năm nay em mười hai?
- Vâng.
- Anh tin chắc rằng nó không điều tra gì đâu. Năm em mười tám, nó bảo em khai lý lịch, em cứ khai em là Nguyễn Hữu Hai, tự bé Hai, con nuôi ông Nguyễn Hữu Hạnh ở số nhà 405/18 Công Lý, Sài Gòn quận 3 là nó cho em về. Nếu nó điều tra, bố mẹ anh sẽ xác nhận đúng. Em nhớ kỹ nhé!
- Vâng.
- Mẹ anh còn sống, anh sẽ nhờ mẹ anh thăm nuôi em. Có khi bảo lãnh em về sớm đấy.
- Anh về là em vui rồi, anh đừng nghĩ tới em.
- Bậy nào. Anh mất anh Mai bím, còn mỗi em, làm sao anh quên em?
Bé Hai ôm chặt tôi hơn. Tội nghiệp nó, bảy tuổi đi lao cải, mười tấm tuổi mới được tha. Nó phải trải hết tuổi ấu thơ, hết thời niên thiếu, tổng cộng mười một năm trong tù ngục đọa đầy mà cái chết tính từng ngày, từng tháng, mà cái ăn tính từng bắp, từng củ. Nó đã mất một người anh che chở nó, săn sóc nó. Bây giờ, nó sắp xa người anh thứ hai, chẳng biết khi nào mới gặp lại.
- Bé Hai…
- Dạ.
- Anh không quên em. Chúng ta đã có những đêm Giáng sinh đẹp nhất thế giới.
- Anh đã cho em những viên thuốc.
- Em cho anh niềm tin. Chúa không ngó lơ đâu, em ạ! Chúa thử thách niềm tin của anh em mình. Rồi em sẽ về, em được ôm ma xơ của em mà khóc. Cuộc đời sẽ tốt đẹp, sẽ hết tù đầy, cơ cực.
Tôi dìu bé Hai tới nhà tôi, cho nó tất cả đồ đạc. Tôi chỉ đem về bộ cờ đô mi nô kỷ niệm mà Mai bím đã đổ nhựa ni lông ở Chí Hòa; mài, khắc, tặng tôi, và tượng Chúa gỗ mun. Tôi cũng giữ cái túi của chú Tường. Tôi đi, tay trắng. Tôi về, trong túi tình nghĩa của chú Tường có bộ đô mi nô, tượng Chúa, lược nhôm và plắc i-nốc. Tôi đi, một thằng nhãi khờ khạo, hay khóc, ốm yếu, nhút nhát. Tôi về, một thanh niên từng trải, mạnh khỏe, can đảm và sáng chói tâm hồn ý nghĩa của sự sống. Tôi biết được một vài niềm bí ẩn của cuộc đời và rất tự hào về nỗi khổ mà tôi đã chịu đựng. Không hiểu tôi đã biến thành thanh thép già đúng ý muốn của chú Tường chưa. Riêng tôi, rất chân thành, tôi muốn ví tôi như con sư tử non.
Con sư tử còn non nớt. Nó sẽ lớn. Nó phải lớn và sẽ đi thật xa. Nhưng, ngày mai, ra khỏi trại lao cải, con sư tử đã có dáng dấp không làm hổ thẹn loài sư tử.
Đồi Fanta
Thay lời tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Đoạn kết