watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đồi Fanta-Chương 19 - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Chương 19

Tác giả: Duyên Anh

Trước Giáng sinh 1977, người ta bổ sung thêm một chuyến “lô bồi” tám chục thằng nhóc cho trại Phú Văn. Xe qua cầu Daklung, xuống dốc rồi leo lên sườn dốc mới. Đến giữa con dốc, tài xế mớm thắng, thấy thắng bể không ăn nữa, tài xế mở tung cửa, nhẩy khỏi xe. Bộ đội áp tải tù cũng nhảy khỏi xe. Chiếc xe không người lái, tụt lùi thật nhanh rồi rơi xuống vực lổm nhổm gốc lồ ô phạt nhọn. Bọn tù nhóc chết hết. Xác chết thuộc quyền quản lý của trại Phú Văn. Hai giờ trưa, chúng tôi đang nằm nghỉ giữa rừng, được gọi về trại và, dưới sự hướng dẫn của cán bộ, hai đội lâm sản vác cuốc xẻng khẩn trương đến cầu Daklung. Chúng tôi được lệnh đào tám cái hố lớn, sâu, ngay dưới rừng lồ ô chân đèo, cách chỗ đổ xe vài thước. Đào hố xong, chúng tôi phải lôi xác chết, kéo lết tới miệng hố, thẩy xuống. Mỗi hố mười thằng tù. Nhá nhem tối, công tác chôn cất hoàn tất, chúng tôi về trại ăn cơm bồi dưỡng!
Tám mươi thằng nhóc chưa nếm mùi lao cải đã chết và không được chôn trên ngọn đồi gần trại. Lần đầu tiên, tôi đi chôn người chết. Tôi chẳng thấy sợ hãi hay buồn nôn gì cả. Có lẽ, xác chết còn tươi. Nhưng một ý nghĩ len lỏi vào đầu óc tôi, ý nghĩ ghê tởm và hằn học. Tại sao người ta bắt trẻ con dễ dàng, đầy đọa trẻ con dễ dàng và giết trẻ con cũng dễ dàng thế nhỉ? Trẻ con có là con người không nhỉ? Tôi nói với Mai bím sự bất bình của tôi, nó gạt đi bằng câu tàn nhẫn: “Tám mươi chứ tám trăm thằng chết chẳng đáng kể, mày chết mới đáng kể. Mày không thể chết nhưng nếu mày cứ học đòi bất bình, mày sẽ chết. Mày bất bình, bất mãn, nó biết, nó nâng quan điểm mày, nó soi lý lịch mày, nó liệng mày vô trại tù chính trị, hiểu chưa?”
Tôi nín thinh. Chúng tôi lại có thêm một Giáng sinh buồn bã và một năm mới bất hạnh. Chào mừng 1978, chào mừng tôi mười sáu tuổi đời, chào mừng tôi ba tuổi tù. Năm 1978 không hứa hẹn gì tốt đẹp. Đầu năm, chúng tôi gặp nhiều xe chở sĩ quan cải tạo ở các trại sát biên giới Cao Miên về lập trại gần thị xã Phước Long. Họ vất cho chúng tôi mì vụn, tôm khô, thuốc lào, thuốc lá, đường. Họ hét lớn: “Campuchia nó đục mình!” Chúng tôi mới rõ bọn Khờ me đánh vào biên giới ta và tù phải chuyển trại. Tôi nhặt được túi đường cục, để dành cho Mai bím, bé Hai vài cục, còn bao nhiêu Hòa đen gom hết nấu một nồi chè cả đội ăn. Tôi cũng nhai một cục đường đen thui thổ tả. Ở nhà, tôi không biết cái thứ đường cổ quái này. Bây giờ, sau mấy năm thèm đường, mới cắn vào đã thấy nó mát răng, càng nhai càng tuyệt diệu và nuốt xuống dạ dày là khỏe khoắn ngay lập tức. Mai bím, bé Hai phát biểu cảm tưởng nhai đường tán giống hệt tôi. Một đứa trẻ mười sáu tuổi, xa nhà ba năm, có thể ví hạnh phúc như tán đường mà không bị chê cười không nhỉ? Tôi sẽ chẳng hiểu sự ngon ngọt của đường nếu tôi không thèm đường. Tôi cũng sẽ chẳng hiểu nổi tự do, hạnh phúc là quái gì nếu không bị tù và không bị đau khổ. Người ta hằng nói về thiên đường và địa ngục. Tôi nghĩ chả có thiên đường, địa ngục đâu. Thiên đường chỉ là hạnh phúc mà con người cảm thấy. Địa ngục là nỗi đau khổ mà nó phải chịu đựng. Mỗi người trong chúng ta nên có một lần từ thiên đường rớt xuống địa ngục và từ địa ngục bay lên thiên đường thì sẽ thẩm thấu nổi ý nghĩa của đời sống. Lơ lơ, lửng lửng giữa hai niềm đau khổ và hạnh phúc mới là kẻ bất hạnh, kẻ lạc loài trong cõi vô cùng.
Vào giữa năm 1978, một biến cố quan trọng xảy ra. Bộ đội trao quyền quản lý trại cho công an. Áo xanh ra mặt trận, áo vàng coi tù. Chưa có gì mới lạ ngoài vụ mỗi nhà được lắp một cánh cửa, có ổ khóa và thanh gỗ chẹn ngoài. Năm giờ rưỡi tập họp điểm số là vào luôn nhà. Cánh cửa khép kín. Ổ khóa bẩm tách. Thanh gỗ luồn qua hai miếng sắt máng. Chúng tôi hết tha thẩn ngoài sân trại. Một tháng sau, toàn bộ đội trưởng và trật tự bị bãi chức. Ban giám thị công an chỉ định đội trưởng, đội phó, trật tự mới. Mai bím thỏa mãn ước nguyện, nó được biên chế về đội lâm sản của trật tự. Bé Hai lãnh chức quét dọn sân trại. Vẫn một quản giáo, hai vệ binh bám sát một đội. Vẫn roi dây điện và báng súng. Vẫn cái hầm biệt giam. Và vẫn khoai, ngô, sắn tích cực lao động vì “lao động là thước đo giá trị con người”.
Bọn trật tự mới hò hét bạo hơn Cung củ đậu. Chúng nó né dân lâm sản to con, khỏe mạnh. Vả nữa, chúng tôi cả ngày ngoài trại, chiều mới về nên trật tự và chúng tôi ít đụng chạm. Hôm nay, Mai bím đi rừng. Nó mang theo gói muối và cái lưỡi câu lớn. Nó sung sướng ra mặt. Chúng tôi không còn chặt lồ ô nữa, bây giờ, chúng tôi nộp mây chỉ cho trại. Rừng Phước Long đủ loại mây, tre nứa. Mùa mưa, chúng tôi ăn măng nứa thay khoai, sắn. Kiếm măng nứa vất vả nhưng ăn ngọt lịm. Luộc là ăn liền, khỏi mất công luộc hai ba lần như măng tre. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải bẻ măng nộp bếp cơ quan. Nếu cơ quan thiếu thức ăn, lâm sản đi lưới cá, lận nghêu sò về nộp. Đi rừng thì thảnh thơi song để vắt cắn nhiều thì mất máu, để muỗi đốt nhiều thì sốt rét. Sốt rét ở Phước Long dễ sợ lắm. Mỗi ngày lên một cơn, đúng mười hai giờ trưa. Qua một tuần, thằng bị sốt rét không hú là sống, hễ hú là chết. Mới xảy ra hai trường hợp sốt có hú và hai thằng đều chết. Con bệnh sốt đủ tuần lễ, sang ngày thứ tám, cũng đúng mười hai giờ trưa, nó tru như chó sói tru những hồi ghê rợn. Rồi nó tỉnh táo, nói chuyện vui vẻ. Ngày thứ chín nó vẫn tru trong cơn sốt. Đến ngày thứ mười, tru chán chê, nó tung mền đi tung tăng, thèm ăn thèm uống, vỗ vai đứa này, dặn dò đứa nọ. Buổi chiều, nó nằm, tay chân co quắp, dẫy đành đạch và nhắm mắt tắt thở. Bệnh sốt rét tru nguy hiểm đến nỗi thằng nào bị sốt rét cũng sợ hãi ngày thứ tám, ngày tử thần chê nó hay vồ nó. Đi rừng Phước Long còn ngán rắn, hàng trăm thứ rắn quái đản. Có thứ rắn to bằng ống lồ ô, dài hai tấc, mình khúc lồi khúc lõm không giống ai! Có thứ dài thòng, biết huýt sáo gió. Gớm nhất là thứ rắn trắng, lớn chỉ bằng ngón tay, ưa chui vào ống tre có lỗ sâu khoét. Mình ngang qua chỗ nó phóng cắn vào cổ mình êm ái, mình không hay. Nọc độc ngấm tới tim, mình lăn kềnh chết, khám phá mãi mới thấy vết cắn nhỏ xíu tấy sưng. Lâm sản phải thủ roi mây lớn để đập rắn. Roi mây đập vô đầu rắn một phát là hết cựa quậy, đập vô mình rắn, rắn nát xương ngay. Roi mây là khắc tinh của loài bò sát.
Nhưng rừng Phước Long không phải chỉ có cắc kè nghiến răng cót két lấy khí thế kêu “mút mùa, mút mùa” hay “Tết về, Tết về”, có rắn, vắt muỗi, sốt rét tru mà dưới suối còn có cá và trên trời cả ngàn sắc chim bay lượn. Tôi tiếc mình không biết tên chim. Có con kêu y hệt hai tiếng chưa tốt, tôi đặt tên nó là chim chưa tốt. Có con kêu y hệt hai tiếng tích cực, tôi đặt tên nó là chim tích cực. Con chim đen có cái lông đuôi mọc dài ra đuôi một gang tay thật lố bịch. Lại cái sắc chim bốn màu đen, trắng, đỏ, vàng mới lạ. Bay đủ bốn mà đậu cũng đủ bốn. Không hiểu con nào trống, con nào mái. Một con vợ ba con chồng hay một con chồng ba con vợ? Tôi thấy con chim vàng màu lá chuối non đẹp vô cùng nhưng giọng hót của nó khàn khàn, cụt ngủn. Sáo, yểng thì cơ man, ríu rít cả ngày. Buổi chiều, khi tắt nắng, chim xoải theo đội hình, bay về tổ, vui mắt đáo để.
Mai bím không thích nhìn chim bay, nghe tiếng suối reo. Làm xong việc, nó bắt nhái vô lưỡi câu, chặt cành trúc dài, buộc dây và mò đến khúc suối vắng. Tôi vẫn bị ngọn đồi ám ảnh, ít ra, ngọn đồi ấy đã vùi xác Tý ngầu và Tèo tép. Một thằng dạy tôi hạ cây sao chín tầng rễ, một thằng đi với tôi chuyến xe Sài Gòn - Đà Nẵng khứ hồi. Dân lâm sản tha hồ đi đây, đi đó, miễn là nộp đủ chỉ tiêu lao động và đừng trốn trại. Tôi dặn Hòa đen rằng tôi lên đồi… tha ma xem Tý ngầu, Tèo tép chôn chỗ nào, nếu muộn quá, không trở lại rừng, nó bảo Mai bím vác mây để giúp tôi. Tôi sẽ về thẳng trại, đợi đội ở cổng. Hòa đen bằng lòng, tôi xách dao về phía trại.
Từ cổng trại ra có hai hướng đi. Một hướng các đội sáng trưa tới hiện trường lao động, một hướng lên đồi… nghĩa địa, hướng này dẫn đến thị xã Phước Long. Tôi đi thẳng, qua cổng trại luôn. Được ba trăm thước, bên tay phải tôi có con lộ nhỏ cắm cái biển gỗ hình mũi tên, viết chữ: “Ngã ba xì ke”. Tôi hiểu, cách mũi tên vài trăm thước, hun hút trong rừng là trại lao cải của bọn xì ke, ma túy. Thêm cái biển vuông, viết chữ: “Cấm tất cả các trại viên các trại khác không được vào”. Vậy con lộ này là cấm lộ. Cái ý định mò mẫm vô xem bọn xì ke, ma túy chúng nó lao cải ra sao của tôi không thành. Nghe Mai bím kể, cán bộ trực trại bảo ở trại xì ke, ma túy, người ta không thích nương tay. Thằng nào lên cơn ghiền thì cho nó thưởng thức roi dây điện. Nó chịu đau nổi, sẽ hết nghiện. Không chịu nổi, người ta đập nó chết luôn. Trại xì ke, ma túy chết nhiều lắm. Chúng tôi còn được xếp trên lũ nhóc nghiện ngập.
Tôi đi quãng nữa, bên tay trái tôi, con lộ thứ hai tạo thêm cái ngã ba cho con đường nhỏ. Mũi tên viết chữ: “Ngã ba phục hồi nhân phẩm con gái”. Trại cải tạo đĩ điếm, gái xì nách ba, vũ nữ ở trong ấy. Cùng lại cái biển cấm. Hòa đen đã tả sơ sơ một lần về những trại quanh trại tôi. Tôi chưa biết vị trí trại lao cải nhóc con mù, què, thương phế binh ngụy ở đâu thì đã tới ngọn đồi. Ngọn đồi làm tôi choáng mắt khi chợt nghĩ lại trận chết tiêu chảy vừa qua. Nó không to, không cao lắm đâu, trên đồi còn nhiều cây lớn và cỏ mọc um tùm. Nếu người lạ đứng dưới chân đồi sẽ chẳng bao giờ tưởng được có vài trăm thằng nhãi đã chôn trên đó.
Tôi đảo một vòng chung quanh đồi. Đầy rẫy vỏ đạn và thùng đựng đạn đại liên rỉ sét. Những két vỏ chai nước ngọt xếp đống, ngổn ngang đã vỡ hoặc còn lành lặn. Những vỏ chai đứng thì có chút nước. Chắc là nước mưa nhỏ đúng miệng chai. Những vỏ chai nằm thì đất cát bám chẳng còn đọc rõ nhãn hiệu. Tôi cầm một cái vỏ chai xem chơi. Nó giống vỏ Coca Cola. Lấy tay chùi sạch lớp đất cát bám cứng: vỏ chai nước ngọt hiệu Fanta. Đây là sản phẩm của một hãng nước ngọt ra đời trước năm 1975, một sản phẩm mới nhất của Mỹ sau những thứ nước ngọt đã tung ra ngập thị trường Sài Gòn. Có những vỏ chai Fanta quanh đồi, tại sao thế? Hòa đen đã ba hoa rằng, ngày xưa, Phước Long là bãi chiến trường khét mùi thuốc đạn. Chắc lính ngụy đã đóng quân ngắn hạn dưới chân đồi, họ được tiếp tế Fanta, uống xong họ để vỏ chai lại.
Tôi mon men lên đồi. Những trận mưa rừng tàn bạo đã san bằng những nấm mộ đắp sơ sài, không nện chặt. Đất vun đã băng rã, trôi hết. Mặt mộ bằng phẳng như mặt đồi, cỏ mọc rậm rì, xanh um. Nhờ những cái mộ bia tôi đã biết đích xác ngọn đồi này đã là nơi yên nghỉ của bọn nhãi lao cải Phú Văn. Trên đầu mỗi nấm mộ, cũng là đầu xác chết không áo quan, không chiếu bó, cắm một thanh cây thật sâu. Người ta viết tên kẻ xấu số, bỏ vào chai Fanta, cắm miệng chai xuống cành cây, đáy chai dộng lên trời. Tôi cúi rút một vỏ chai Fanta, moi mẫu giấy xem người ta ghi chép cái gì. “Thanh, chết ngày 29 tháng 10 năm 1975”. Đơn giản thế thôi. Thằng nhóc Thanh, không họ, chữ lót, không tuổi, chết ngày 29 tháng 10 năm 1975. Chết vì ai, chết cho ai, không thấy nhắc nhở. Chữ viết bằng bút mực đã nhạt nhòe. Hơi đất ẩm xông lên chai khiến mẫu giấy mục và chữ phai dần. Cắm vỏ chai chỗ thằng Thanh, tôi rút cái khác. “Răng, chết ngày 8-9-1975”. Thằng Tây lai hay Mỹ lai cũng sắp mất tên rồi. Mùa mưa nữa là những mẫu giấy trong chai tiêu hết. Tôi nghĩ, giá bây giờ người ta cho dẫy sạch cỏ, mấy trăm vỏ chai dộng đáy lên trời sẽ rõ rệt và cảnh tượng sẽ vui buồn, ngộ nghĩnh theo sự hiểu biết của mỗi người. Tiếc thay, cỏ dại đã che dấu cái vẻ bi thảm đã vùi kín cái bí mật gớm ghiếc của ngọn đồi. Đến nỗi không ai có thể hay rằng, nơi tôi đang đứng, đã có mấy trăm trẻ em chết vì đói khổ, bệnh hoạn. Chết vì roi vọt và lao động vắt sức. Nhân loại đã tốn nước mắt cho con cá voi chết cạn trên bãi biển, nhân loại không thể xúc động về chuyện đã xảy ra trên ngọn đồi, trên những ngọn đồi, cơ man là những ngọn đồi ở Việt Nam um tùm cỏ dại.
Tôi đi dọc, đi ngang trên đồi. Mưa gió còn chút trắc ẩn chưa nỡ đánh gục những vỏ chai thay bia mộ. Rồi tôi phải về trại. Đội chờ tôi, báo số. Tôi ăn cơm chiều không ngon dù cho Mai bím có câu được hai con cá lóc bự. Tôi đi ngủ sớm. Tôi sẽ lên đồi lần nữa, ngày mai. Và, lần này, vẫn một mình tôi tung tăng xách cây rựa. Tôi đem theo cây bíc của chú Tường cho với vài tờ giấy Mai bím chôm, hồi làm trật tự. “Sẽ có ngày cháu cầu dùng tới”, chú Tường hôm đưa cây bíc bảo tôi vậy. Hôm nay hơi khác hôm qua một chút. Trên đường, tôi gặp mấy chị phục hồi nhân phẩm mặc quần xà lỏn, áo ngắn tay rách te tua. Mấy chị gầy gò, đen đúa, má hóp, mắt trũng sâu và răng xám xịt, môi tím tái. Các chị ấy, dân lâm sản, đi vác củi cho trại. Các chị hỏi xin tôi quần áo. Tôi nói chúng tôi cũng rách bươm một lũ. Không thấy nụ cười nào trên môi các chị, trông các chị giống bầy phụ lão khẳng khiu. Ước chi tôi có nhiều quần áo. Một chị nhìn tôi trừng trừng rồi chị nhìn cái quần xà lỏn của chị thủng trước thủng sau. Chị muốn tôi đổi quần của tôi cho chị. Tôi xấu hổ đỏ mặt. Tôi nói mai tôi mang quần cho chị. Chị bảo mai khó gặp. “Gặp nhau là phép lạ, chú bé ơi”, chị nói thế. Chị ấy tụt quần ném cho tôi. Tôi quay mặt chỗ khắc, thay quần, mặc vội quần của chị rồi chạy nhanh. Chẳng nghe tiếng cười chế nhạo đuổi theo.
Cuộc đời xót xa đến vậy là cùng. Tôi lên đồi bắt tay ngay vào việc viết lại tên, ngày chết của những kẻ xấu số vào mẫu giấy mới. Mực bíc khô khó mà phai. Tôi chưa làm được gì cho người sống, cố gắng làm việc cho người chết, cho những đứa đã chia xẻ năm tháng khốn khổ với tôi. Dù tôi tích cực và khẩn trương (sao tôi ghét những chữ này ghê), tôi chỉ lau vỏ chai, viết lại bia mộ được hai mươi mấy cái. Mà ngọn đồi hàng mấy trăm. Tôi hứa sẽ làm lại tất cả mộ bia cho bọn tù nhãi lao cải. Tôi ngỏ ý với Mai bím, Hòa đen và một số thằng cùng đội. Chúng nó bằng lòng. Thế là chúng nó kiếm giấy, kiếm bìa cắt sẵn từng mẫu nhỏ. Hôm sau, chúng tôi rút mây, róc vỏ thật nhanh rồi kéo lên đồi. Đứa lau mộ bia, đứa chặt cành cây mới thay cành cây cũ. Tôi viết. Mai bím bỏ vô chai và cắm ngay ngắn. Chúng tôi gặp Mẫm điếc, Cu lai, Cung củ đậu, Tèo tép… Mai bím phạt cỏ mộ Tý ngầu. Cả bọn dùng dao đào đất đắp mộ cao. Tôi viết ba mẫu thật đẹp để cám ơn Tý ngầu đã dạy tôi hạ cây, san gò mối.
- Phải đặt một cái tên cho ngọn đồi này. - Tự nhiên, Mai bím có ý kiến.
- Đồi Bạc Phước được không? - Hòa đen hỏi.
- Nghe nó cải lương quá. - Mai bím chê.
- Đồi Khốn Nạn đi!
- Không hay.
- Vậy thì đồi Lao Cải.
- Bỏ.
- Thằng Vũ đặt chắc hay đấy.
Tôi nghĩ đến vỏ chai Fanta của Mỹ dùng làm bia mộ cho chúng tôi. Và tôi nói:
- ĐồI FANTA!
- Tại sao lại đặt tên Mỹ? À, ông hiểu rồi, để Mỹ nó nhớ, hả?
- Không cần thằng nào nhớ hết. Vỏ chai Fanta trên đầu chúng nó, ngập cả đồi thì gọi là đồi Fanta.
Đồi Fanta, hãy nhớ thật kỹ, hãy nhớ và đừng bao giờ quên, ngọn đồi điển hình của cơ man ngọn đồi ở Việt Nam, ngọn đồi biểu tượng của sự mù lòa của nhân loại, dưới đó, mấy trăm bộ xương trẻ con và sẽ mấy ngàn bộ chôn vùi không một giọt nước mắt thương hại. Và những nghìn vạn năm sau. Nếu người ta khai quật ngọn đồi, thấy những lằn roi còn hằn trên những ống xương mềm thơ dại, hãy sáng suốt quy định thời đại của nó, đừng ngu dốt khẳng định rằng, thời đại đó trẻ con đã biết khoét thịt khắc xương. Đồi Fanta, hãy nhớ thật kỹ, bị che lấp bởi lớp lớp cỏ dại cao dầy, loài người thông minh không thể nhận ra hoặc nghe điệu sáo mê hồn của hồ ly bị lú lẫn nên trái tim cứng như đá và cảm xúc tê liệt. Không sao, và cũng chẳng cần cái thứ nhân loại tầm phào ấy. Đồi Fanta, đi vào tâm hồn của những thằng móc túi, những thằng ăn cắp bằng những cung điệu tha thiết nhất, đau thương nhất là đủ rồi. Nhân loại thật may vì còn những thằng nhóc biết yêu những thằng nhóc chết thê thảm. Làm gì có thứ quỹ nhi đồng quốc tế nào bảo trợ ngăn cản những ngọn đồi Fanta. Chỉ có quỹ giúp tạo những đồi Fanta mới, vĩ đại hơn.
- Đồi Fanta nghe hay đấy.
- Nghe đâm buồn.
- Buồn quá đi chứ.
- Đến lượt tao, mày nhớ khắc chữ lên vỏ chai nghe, Vũ!
- Yên tâm.
- Chúng nó sẽ phù hộ bọn mình sống lâu. Nè, mày có nghĩ ngày nào mày xây hết ngọn đồi này không?
- Nghĩ.
- Cho tao canh giữ, bảo đảm đồi Fanta ngon hơn nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi.
- Bọn mình chết dữ. Nó cấm đưa ma, cấm khóc. Nó ra lệnh cười nữa!
Chúng tôi về trại. Thế là ngọn đồi có tên Đồi Fanta. Mai bím cho bọn lâm sản biết rõ lý lịch của tôi nên chúng nó thương tôi lắm. Tôi ngỏ ý gì, chúng nó bằng lòng ngay. Hòa đen dạy tôi mọi công việc của lâm sản. Chúng tôi đi rừng giỏi, không bị lạc và không bị rắn cắn, trăn quấn. Mai bím dạy tôi câu cá lóc. Nó bảo cá lóc khôn vô cùng. Hễ thấy bóng người thì đói cách mấy, nhái ngon cách mấy nó cũng chê. Phải thửa cái cần dài, đến chỗ suối vắng, thả mồi, trêu tức cá lóc. Nó nổi giận, đớp bạo, giật lên, dính liền. Tôi thử và thành công. Một hôm, Mai bím khám phá ra một đàn cá trắng đùa giỡn giữa dòng nước cạn lổn nhổm đá. Nó thả mồi. Cá không cắn câu. Mai bím thay mồi nhái bằng mồi giun. Thất bại. Dế thất bại. Cào cào thất bại luôn. Nó nghiên cứu lũ cá kén ăn này mấy ngày ròng rã. Bỗng có thằng rửa lá cải phía trên, mấy miếng lá nhỏ úa trôi xuống, lũ cá tranh nhau đớp. Mai bím kiếm lá cải mắc mồi. Quả nhiên thành công. Lúc nó giật con cá lên, con cá kêu lớn ẻo ẻo, ẻo ẻo thảm thiết. Mai bím tưởng bở thả mồi tiếp. Bọn cá không thèm ăn nữa. Chúng đã được báo động. Mỗi nơi gặp đàn cá này, chỉ câu nổi một con. Con cá như cá trôi, bụng nùng nục mỡ. Mỡ thơm phức. Thịt cá ngon khó tả. Lấy mỡ của nó rán nó. Tôi ghét ăn cá mà ăn xong muốn ăn thêm. Giống cá này chuyên ăn hoa, trái, rau, lá non nên thịt ngon, thơm nhất thế giới. Chúa lại ban cho con suối ở cái miền thê thảm này loài cá tuyệt diệu mà tôi nghĩ không nơi nào có. Muốn thưởng thức nó chỉ có cách đi tù và được biên chế đội lâm sản.
Mai bím dạy tôi khắc cả tượng Chúa, tượng Phật và làm plắc bằng i nốc, làm lược bằng nhôm. Nó đang sáng tạo tượng Chúa mới cho tôi. Tôi đã mài xong hai cái plắc cho em tôi và cái lược cho mẹ tôi. Chúng tôi dấu hết dụng cụ trong rừng, sợ cái màn kiểm nghiệm… đột xuất. Công an thích đột xuất hơn bộ đội. Mình đi lao động, ở nhà cán bộ chỉ huy bọn trật tự kiểm tra đồ đạc của mình, vất tung, bừa bãi. Mình về, méo mặt xếp gọn lại. Tôi sống bình yên với đội lâm sản, chặt lồ ô, chặt nứa, rút mây, róc vỏ gai, vác củi và nhiều việc đột xuất linh tinh… Ngày tháng qua đi vun vút từ hết năm thứ hai. Tôi ít nghĩ tới gia đình. Nghĩ chi khổ thêm. Niềm vui hiện tại của tôi là bé Hai, Mai bím và những cái plắc mài bóng loáng.
Bây giờ là cuối năm 1978, chúng tôi được ăn một thứ lương thực mới lạ: bo bo. Bo bo nhai vẹo quai hàm, khó nuốt và dễ tiêu, cái mài của bo bo đâm thủng cả lợi, ghim vào răng. Hôm đầu tiên ăn bo bo, tôi tưởng trại sắp thêm trận chết tiêu chảy nữa. Ăn bo bo sau một tiếng đồng hồ là đăng ký cầu tiêu và tiêu loạn xà ngầu. Coi vệ sinh không ký lô nào. Bo bo mau tiêu, tiêu quá nữa lại mau đói. Bọ hung tiêu diệt hết phân, chừa mài bo bo. Thế mà răng lợi và bao tử con nít phải nhá, phải chứa mài bo bo sắc bén. Bo bo vô tích sự nhưng hết thời kỳ ăn bo bo, bị ăn sắn thái lát phơi khô thì bo bo lại là niềm mơ ước. Không đứa nào dám nghĩ tới cơm. Ở trại lao cải, con người chỉ có hai vấn đề quan trọng: làm nhiều, ăn ít. Hai vấn đề đó làm con người ốm yếu, hèn mọn hết dám toan tính việc gì khác.



Trước Giáng sinh 1977, người ta bổ sung thêm một chuyến “lô bồi” tám chục thằng nhóc cho trại Phú Văn. Xe qua cầu Daklung, xuống dốc rồi leo lên sườn dốc mới. Đến giữa con dốc, tài xế mớm thắng, thấy thắng bể không ăn nữa, tài xế mở tung cửa, nhẩy khỏi xe. Bộ đội áp tải tù cũng nhảy khỏi xe. Chiếc xe không người lái, tụt lùi thật nhanh rồi rơi xuống vực lổm nhổm gốc lồ ô phạt nhọn. Bọn tù nhóc chết hết. Xác chết thuộc quyền quản lý của trại Phú Văn. Hai giờ trưa, chúng tôi đang nằm nghỉ giữa rừng, được gọi về trại và, dưới sự hướng dẫn của cán bộ, hai đội lâm sản vác cuốc xẻng khẩn trương đến cầu Daklung. Chúng tôi được lệnh đào tám cái hố lớn, sâu, ngay dưới rừng lồ ô chân đèo, cách chỗ đổ xe vài thước. Đào hố xong, chúng tôi phải lôi xác chết, kéo lết tới miệng hố, thẩy xuống. Mỗi hố mười thằng tù. Nhá nhem tối, công tác chôn cất hoàn tất, chúng tôi về trại ăn cơm bồi dưỡng!
Tám mươi thằng nhóc chưa nếm mùi lao cải đã chết và không được chôn trên ngọn đồi gần trại. Lần đầu tiên, tôi đi chôn người chết. Tôi chẳng thấy sợ hãi hay buồn nôn gì cả. Có lẽ, xác chết còn tươi. Nhưng một ý nghĩ len lỏi vào đầu óc tôi, ý nghĩ ghê tởm và hằn học. Tại sao người ta bắt trẻ con dễ dàng, đầy đọa trẻ con dễ dàng và giết trẻ con cũng dễ dàng thế nhỉ? Trẻ con có là con người không nhỉ? Tôi nói với Mai bím sự bất bình của tôi, nó gạt đi bằng câu tàn nhẫn: “Tám mươi chứ tám trăm thằng chết chẳng đáng kể, mày chết mới đáng kể. Mày không thể chết nhưng nếu mày cứ học đòi bất bình, mày sẽ chết. Mày bất bình, bất mãn, nó biết, nó nâng quan điểm mày, nó soi lý lịch mày, nó liệng mày vô trại tù chính trị, hiểu chưa?”
Tôi nín thinh. Chúng tôi lại có thêm một Giáng sinh buồn bã và một năm mới bất hạnh. Chào mừng 1978, chào mừng tôi mười sáu tuổi đời, chào mừng tôi ba tuổi tù. Năm 1978 không hứa hẹn gì tốt đẹp. Đầu năm, chúng tôi gặp nhiều xe chở sĩ quan cải tạo ở các trại sát biên giới Cao Miên về lập trại gần thị xã Phước Long. Họ vất cho chúng tôi mì vụn, tôm khô, thuốc lào, thuốc lá, đường. Họ hét lớn: “Campuchia nó đục mình!” Chúng tôi mới rõ bọn Khờ me đánh vào biên giới ta và tù phải chuyển trại. Tôi nhặt được túi đường cục, để dành cho Mai bím, bé Hai vài cục, còn bao nhiêu Hòa đen gom hết nấu một nồi chè cả đội ăn. Tôi cũng nhai một cục đường đen thui thổ tả. Ở nhà, tôi không biết cái thứ đường cổ quái này. Bây giờ, sau mấy năm thèm đường, mới cắn vào đã thấy nó mát răng, càng nhai càng tuyệt diệu và nuốt xuống dạ dày là khỏe khoắn ngay lập tức. Mai bím, bé Hai phát biểu cảm tưởng nhai đường tán giống hệt tôi. Một đứa trẻ mười sáu tuổi, xa nhà ba năm, có thể ví hạnh phúc như tán đường mà không bị chê cười không nhỉ? Tôi sẽ chẳng hiểu sự ngon ngọt của đường nếu tôi không thèm đường. Tôi cũng sẽ chẳng hiểu nổi tự do, hạnh phúc là quái gì nếu không bị tù và không bị đau khổ. Người ta hằng nói về thiên đường và địa ngục. Tôi nghĩ chả có thiên đường, địa ngục đâu. Thiên đường chỉ là hạnh phúc mà con người cảm thấy. Địa ngục là nỗi đau khổ mà nó phải chịu đựng. Mỗi người trong chúng ta nên có một lần từ thiên đường rớt xuống địa ngục và từ địa ngục bay lên thiên đường thì sẽ thẩm thấu nổi ý nghĩa của đời sống. Lơ lơ, lửng lửng giữa hai niềm đau khổ và hạnh phúc mới là kẻ bất hạnh, kẻ lạc loài trong cõi vô cùng.
Vào giữa năm 1978, một biến cố quan trọng xảy ra. Bộ đội trao quyền quản lý trại cho công an. Áo xanh ra mặt trận, áo vàng coi tù. Chưa có gì mới lạ ngoài vụ mỗi nhà được lắp một cánh cửa, có ổ khóa và thanh gỗ chẹn ngoài. Năm giờ rưỡi tập họp điểm số là vào luôn nhà. Cánh cửa khép kín. Ổ khóa bẩm tách. Thanh gỗ luồn qua hai miếng sắt máng. Chúng tôi hết tha thẩn ngoài sân trại. Một tháng sau, toàn bộ đội trưởng và trật tự bị bãi chức. Ban giám thị công an chỉ định đội trưởng, đội phó, trật tự mới. Mai bím thỏa mãn ước nguyện, nó được biên chế về đội lâm sản của trật tự. Bé Hai lãnh chức quét dọn sân trại. Vẫn một quản giáo, hai vệ binh bám sát một đội. Vẫn roi dây điện và báng súng. Vẫn cái hầm biệt giam. Và vẫn khoai, ngô, sắn tích cực lao động vì “lao động là thước đo giá trị con người”.
Bọn trật tự mới hò hét bạo hơn Cung củ đậu. Chúng nó né dân lâm sản to con, khỏe mạnh. Vả nữa, chúng tôi cả ngày ngoài trại, chiều mới về nên trật tự và chúng tôi ít đụng chạm. Hôm nay, Mai bím đi rừng. Nó mang theo gói muối và cái lưỡi câu lớn. Nó sung sướng ra mặt. Chúng tôi không còn chặt lồ ô nữa, bây giờ, chúng tôi nộp mây chỉ cho trại. Rừng Phước Long đủ loại mây, tre nứa. Mùa mưa, chúng tôi ăn măng nứa thay khoai, sắn. Kiếm măng nứa vất vả nhưng ăn ngọt lịm. Luộc là ăn liền, khỏi mất công luộc hai ba lần như măng tre. Thỉnh thoảng, chúng tôi phải bẻ măng nộp bếp cơ quan. Nếu cơ quan thiếu thức ăn, lâm sản đi lưới cá, lận nghêu sò về nộp. Đi rừng thì thảnh thơi song để vắt cắn nhiều thì mất máu, để muỗi đốt nhiều thì sốt rét. Sốt rét ở Phước Long dễ sợ lắm. Mỗi ngày lên một cơn, đúng mười hai giờ trưa. Qua một tuần, thằng bị sốt rét không hú là sống, hễ hú là chết. Mới xảy ra hai trường hợp sốt có hú và hai thằng đều chết. Con bệnh sốt đủ tuần lễ, sang ngày thứ tám, cũng đúng mười hai giờ trưa, nó tru như chó sói tru những hồi ghê rợn. Rồi nó tỉnh táo, nói chuyện vui vẻ. Ngày thứ chín nó vẫn tru trong cơn sốt. Đến ngày thứ mười, tru chán chê, nó tung mền đi tung tăng, thèm ăn thèm uống, vỗ vai đứa này, dặn dò đứa nọ. Buổi chiều, nó nằm, tay chân co quắp, dẫy đành đạch và nhắm mắt tắt thở. Bệnh sốt rét tru nguy hiểm đến nỗi thằng nào bị sốt rét cũng sợ hãi ngày thứ tám, ngày tử thần chê nó hay vồ nó. Đi rừng Phước Long còn ngán rắn, hàng trăm thứ rắn quái đản. Có thứ rắn to bằng ống lồ ô, dài hai tấc, mình khúc lồi khúc lõm không giống ai! Có thứ dài thòng, biết huýt sáo gió. Gớm nhất là thứ rắn trắng, lớn chỉ bằng ngón tay, ưa chui vào ống tre có lỗ sâu khoét. Mình ngang qua chỗ nó phóng cắn vào cổ mình êm ái, mình không hay. Nọc độc ngấm tới tim, mình lăn kềnh chết, khám phá mãi mới thấy vết cắn nhỏ xíu tấy sưng. Lâm sản phải thủ roi mây lớn để đập rắn. Roi mây đập vô đầu rắn một phát là hết cựa quậy, đập vô mình rắn, rắn nát xương ngay. Roi mây là khắc tinh của loài bò sát.
Nhưng rừng Phước Long không phải chỉ có cắc kè nghiến răng cót két lấy khí thế kêu “mút mùa, mút mùa” hay “Tết về, Tết về”, có rắn, vắt muỗi, sốt rét tru mà dưới suối còn có cá và trên trời cả ngàn sắc chim bay lượn. Tôi tiếc mình không biết tên chim. Có con kêu y hệt hai tiếng chưa tốt, tôi đặt tên nó là chim chưa tốt. Có con kêu y hệt hai tiếng tích cực, tôi đặt tên nó là chim tích cực. Con chim đen có cái lông đuôi mọc dài ra đuôi một gang tay thật lố bịch. Lại cái sắc chim bốn màu đen, trắng, đỏ, vàng mới lạ. Bay đủ bốn mà đậu cũng đủ bốn. Không hiểu con nào trống, con nào mái. Một con vợ ba con chồng hay một con chồng ba con vợ? Tôi thấy con chim vàng màu lá chuối non đẹp vô cùng nhưng giọng hót của nó khàn khàn, cụt ngủn. Sáo, yểng thì cơ man, ríu rít cả ngày. Buổi chiều, khi tắt nắng, chim xoải theo đội hình, bay về tổ, vui mắt đáo để.
Mai bím không thích nhìn chim bay, nghe tiếng suối reo. Làm xong việc, nó bắt nhái vô lưỡi câu, chặt cành trúc dài, buộc dây và mò đến khúc suối vắng. Tôi vẫn bị ngọn đồi ám ảnh, ít ra, ngọn đồi ấy đã vùi xác Tý ngầu và Tèo tép. Một thằng dạy tôi hạ cây sao chín tầng rễ, một thằng đi với tôi chuyến xe Sài Gòn - Đà Nẵng khứ hồi. Dân lâm sản tha hồ đi đây, đi đó, miễn là nộp đủ chỉ tiêu lao động và đừng trốn trại. Tôi dặn Hòa đen rằng tôi lên đồi… tha ma xem Tý ngầu, Tèo tép chôn chỗ nào, nếu muộn quá, không trở lại rừng, nó bảo Mai bím vác mây để giúp tôi. Tôi sẽ về thẳng trại, đợi đội ở cổng. Hòa đen bằng lòng, tôi xách dao về phía trại.
Từ cổng trại ra có hai hướng đi. Một hướng các đội sáng trưa tới hiện trường lao động, một hướng lên đồi… nghĩa địa, hướng này dẫn đến thị xã Phước Long. Tôi đi thẳng, qua cổng trại luôn. Được ba trăm thước, bên tay phải tôi có con lộ nhỏ cắm cái biển gỗ hình mũi tên, viết chữ: “Ngã ba xì ke”. Tôi hiểu, cách mũi tên vài trăm thước, hun hút trong rừng là trại lao cải của bọn xì ke, ma túy. Thêm cái biển vuông, viết chữ: “Cấm tất cả các trại viên các trại khác không được vào”. Vậy con lộ này là cấm lộ. Cái ý định mò mẫm vô xem bọn xì ke, ma túy chúng nó lao cải ra sao của tôi không thành. Nghe Mai bím kể, cán bộ trực trại bảo ở trại xì ke, ma túy, người ta không thích nương tay. Thằng nào lên cơn ghiền thì cho nó thưởng thức roi dây điện. Nó chịu đau nổi, sẽ hết nghiện. Không chịu nổi, người ta đập nó chết luôn. Trại xì ke, ma túy chết nhiều lắm. Chúng tôi còn được xếp trên lũ nhóc nghiện ngập.
Tôi đi quãng nữa, bên tay trái tôi, con lộ thứ hai tạo thêm cái ngã ba cho con đường nhỏ. Mũi tên viết chữ: “Ngã ba phục hồi nhân phẩm con gái”. Trại cải tạo đĩ điếm, gái xì nách ba, vũ nữ ở trong ấy. Cùng lại cái biển cấm. Hòa đen đã tả sơ sơ một lần về những trại quanh trại tôi. Tôi chưa biết vị trí trại lao cải nhóc con mù, què, thương phế binh ngụy ở đâu thì đã tới ngọn đồi. Ngọn đồi làm tôi choáng mắt khi chợt nghĩ lại trận chết tiêu chảy vừa qua. Nó không to, không cao lắm đâu, trên đồi còn nhiều cây lớn và cỏ mọc um tùm. Nếu người lạ đứng dưới chân đồi sẽ chẳng bao giờ tưởng được có vài trăm thằng nhãi đã chôn trên đó.
Tôi đảo một vòng chung quanh đồi. Đầy rẫy vỏ đạn và thùng đựng đạn đại liên rỉ sét. Những két vỏ chai nước ngọt xếp đống, ngổn ngang đã vỡ hoặc còn lành lặn. Những vỏ chai đứng thì có chút nước. Chắc là nước mưa nhỏ đúng miệng chai. Những vỏ chai nằm thì đất cát bám chẳng còn đọc rõ nhãn hiệu. Tôi cầm một cái vỏ chai xem chơi. Nó giống vỏ Coca Cola. Lấy tay chùi sạch lớp đất cát bám cứng: vỏ chai nước ngọt hiệu Fanta. Đây là sản phẩm của một hãng nước ngọt ra đời trước năm 1975, một sản phẩm mới nhất của Mỹ sau những thứ nước ngọt đã tung ra ngập thị trường Sài Gòn. Có những vỏ chai Fanta quanh đồi, tại sao thế? Hòa đen đã ba hoa rằng, ngày xưa, Phước Long là bãi chiến trường khét mùi thuốc đạn. Chắc lính ngụy đã đóng quân ngắn hạn dưới chân đồi, họ được tiếp tế Fanta, uống xong họ để vỏ chai lại.
Tôi mon men lên đồi. Những trận mưa rừng tàn bạo đã san bằng những nấm mộ đắp sơ sài, không nện chặt. Đất vun đã băng rã, trôi hết. Mặt mộ bằng phẳng như mặt đồi, cỏ mọc rậm rì, xanh um. Nhờ những cái mộ bia tôi đã biết đích xác ngọn đồi này đã là nơi yên nghỉ của bọn nhãi lao cải Phú Văn. Trên đầu mỗi nấm mộ, cũng là đầu xác chết không áo quan, không chiếu bó, cắm một thanh cây thật sâu. Người ta viết tên kẻ xấu số, bỏ vào chai Fanta, cắm miệng chai xuống cành cây, đáy chai dộng lên trời. Tôi cúi rút một vỏ chai Fanta, moi mẫu giấy xem người ta ghi chép cái gì. “Thanh, chết ngày 29 tháng 10 năm 1975”. Đơn giản thế thôi. Thằng nhóc Thanh, không họ, chữ lót, không tuổi, chết ngày 29 tháng 10 năm 1975. Chết vì ai, chết cho ai, không thấy nhắc nhở. Chữ viết bằng bút mực đã nhạt nhòe. Hơi đất ẩm xông lên chai khiến mẫu giấy mục và chữ phai dần. Cắm vỏ chai chỗ thằng Thanh, tôi rút cái khác. “Răng, chết ngày 8-9-1975”. Thằng Tây lai hay Mỹ lai cũng sắp mất tên rồi. Mùa mưa nữa là những mẫu giấy trong chai tiêu hết. Tôi nghĩ, giá bây giờ người ta cho dẫy sạch cỏ, mấy trăm vỏ chai dộng đáy lên trời sẽ rõ rệt và cảnh tượng sẽ vui buồn, ngộ nghĩnh theo sự hiểu biết của mỗi người. Tiếc thay, cỏ dại đã che dấu cái vẻ bi thảm đã vùi kín cái bí mật gớm ghiếc của ngọn đồi. Đến nỗi không ai có thể hay rằng, nơi tôi đang đứng, đã có mấy trăm trẻ em chết vì đói khổ, bệnh hoạn. Chết vì roi vọt và lao động vắt sức. Nhân loại đã tốn nước mắt cho con cá voi chết cạn trên bãi biển, nhân loại không thể xúc động về chuyện đã xảy ra trên ngọn đồi, trên những ngọn đồi, cơ man là những ngọn đồi ở Việt Nam um tùm cỏ dại.
Tôi đi dọc, đi ngang trên đồi. Mưa gió còn chút trắc ẩn chưa nỡ đánh gục những vỏ chai thay bia mộ. Rồi tôi phải về trại. Đội chờ tôi, báo số. Tôi ăn cơm chiều không ngon dù cho Mai bím có câu được hai con cá lóc bự. Tôi đi ngủ sớm. Tôi sẽ lên đồi lần nữa, ngày mai. Và, lần này, vẫn một mình tôi tung tăng xách cây rựa. Tôi đem theo cây bíc của chú Tường cho với vài tờ giấy Mai bím chôm, hồi làm trật tự. “Sẽ có ngày cháu cầu dùng tới”, chú Tường hôm đưa cây bíc bảo tôi vậy. Hôm nay hơi khác hôm qua một chút. Trên đường, tôi gặp mấy chị phục hồi nhân phẩm mặc quần xà lỏn, áo ngắn tay rách te tua. Mấy chị gầy gò, đen đúa, má hóp, mắt trũng sâu và răng xám xịt, môi tím tái. Các chị ấy, dân lâm sản, đi vác củi cho trại. Các chị hỏi xin tôi quần áo. Tôi nói chúng tôi cũng rách bươm một lũ. Không thấy nụ cười nào trên môi các chị, trông các chị giống bầy phụ lão khẳng khiu. Ước chi tôi có nhiều quần áo. Một chị nhìn tôi trừng trừng rồi chị nhìn cái quần xà lỏn của chị thủng trước thủng sau. Chị muốn tôi đổi quần của tôi cho chị. Tôi xấu hổ đỏ mặt. Tôi nói mai tôi mang quần cho chị. Chị bảo mai khó gặp. “Gặp nhau là phép lạ, chú bé ơi”, chị nói thế. Chị ấy tụt quần ném cho tôi. Tôi quay mặt chỗ khắc, thay quần, mặc vội quần của chị rồi chạy nhanh. Chẳng nghe tiếng cười chế nhạo đuổi theo.
Cuộc đời xót xa đến vậy là cùng. Tôi lên đồi bắt tay ngay vào việc viết lại tên, ngày chết của những kẻ xấu số vào mẫu giấy mới. Mực bíc khô khó mà phai. Tôi chưa làm được gì cho người sống, cố gắng làm việc cho người chết, cho những đứa đã chia xẻ năm tháng khốn khổ với tôi. Dù tôi tích cực và khẩn trương (sao tôi ghét những chữ này ghê), tôi chỉ lau vỏ chai, viết lại bia mộ được hai mươi mấy cái. Mà ngọn đồi hàng mấy trăm. Tôi hứa sẽ làm lại tất cả mộ bia cho bọn tù nhãi lao cải. Tôi ngỏ ý với Mai bím, Hòa đen và một số thằng cùng đội. Chúng nó bằng lòng. Thế là chúng nó kiếm giấy, kiếm bìa cắt sẵn từng mẫu nhỏ. Hôm sau, chúng tôi rút mây, róc vỏ thật nhanh rồi kéo lên đồi. Đứa lau mộ bia, đứa chặt cành cây mới thay cành cây cũ. Tôi viết. Mai bím bỏ vô chai và cắm ngay ngắn. Chúng tôi gặp Mẫm điếc, Cu lai, Cung củ đậu, Tèo tép… Mai bím phạt cỏ mộ Tý ngầu. Cả bọn dùng dao đào đất đắp mộ cao. Tôi viết ba mẫu thật đẹp để cám ơn Tý ngầu đã dạy tôi hạ cây, san gò mối.
- Phải đặt một cái tên cho ngọn đồi này. - Tự nhiên, Mai bím có ý kiến.
- Đồi Bạc Phước được không? - Hòa đen hỏi.
- Nghe nó cải lương quá. - Mai bím chê.
- Đồi Khốn Nạn đi!
- Không hay.
- Vậy thì đồi Lao Cải.
- Bỏ.
- Thằng Vũ đặt chắc hay đấy.
Tôi nghĩ đến vỏ chai Fanta của Mỹ dùng làm bia mộ cho chúng tôi. Và tôi nói:
- ĐồI FANTA!
- Tại sao lại đặt tên Mỹ? À, ông hiểu rồi, để Mỹ nó nhớ, hả?
- Không cần thằng nào nhớ hết. Vỏ chai Fanta trên đầu chúng nó, ngập cả đồi thì gọi là đồi Fanta.
Đồi Fanta, hãy nhớ thật kỹ, hãy nhớ và đừng bao giờ quên, ngọn đồi điển hình của cơ man ngọn đồi ở Việt Nam, ngọn đồi biểu tượng của sự mù lòa của nhân loại, dưới đó, mấy trăm bộ xương trẻ con và sẽ mấy ngàn bộ chôn vùi không một giọt nước mắt thương hại. Và những nghìn vạn năm sau. Nếu người ta khai quật ngọn đồi, thấy những lằn roi còn hằn trên những ống xương mềm thơ dại, hãy sáng suốt quy định thời đại của nó, đừng ngu dốt khẳng định rằng, thời đại đó trẻ con đã biết khoét thịt khắc xương. Đồi Fanta, hãy nhớ thật kỹ, bị che lấp bởi lớp lớp cỏ dại cao dầy, loài người thông minh không thể nhận ra hoặc nghe điệu sáo mê hồn của hồ ly bị lú lẫn nên trái tim cứng như đá và cảm xúc tê liệt. Không sao, và cũng chẳng cần cái thứ nhân loại tầm phào ấy. Đồi Fanta, đi vào tâm hồn của những thằng móc túi, những thằng ăn cắp bằng những cung điệu tha thiết nhất, đau thương nhất là đủ rồi. Nhân loại thật may vì còn những thằng nhóc biết yêu những thằng nhóc chết thê thảm. Làm gì có thứ quỹ nhi đồng quốc tế nào bảo trợ ngăn cản những ngọn đồi Fanta. Chỉ có quỹ giúp tạo những đồi Fanta mới, vĩ đại hơn.
- Đồi Fanta nghe hay đấy.
- Nghe đâm buồn.
- Buồn quá đi chứ.
- Đến lượt tao, mày nhớ khắc chữ lên vỏ chai nghe, Vũ!
- Yên tâm.
- Chúng nó sẽ phù hộ bọn mình sống lâu. Nè, mày có nghĩ ngày nào mày xây hết ngọn đồi này không?
- Nghĩ.
- Cho tao canh giữ, bảo đảm đồi Fanta ngon hơn nghĩa địa Mạc Đỉnh Chi.
- Bọn mình chết dữ. Nó cấm đưa ma, cấm khóc. Nó ra lệnh cười nữa!
Chúng tôi về trại. Thế là ngọn đồi có tên Đồi Fanta. Mai bím cho bọn lâm sản biết rõ lý lịch của tôi nên chúng nó thương tôi lắm. Tôi ngỏ ý gì, chúng nó bằng lòng ngay. Hòa đen dạy tôi mọi công việc của lâm sản. Chúng tôi đi rừng giỏi, không bị lạc và không bị rắn cắn, trăn quấn. Mai bím dạy tôi câu cá lóc. Nó bảo cá lóc khôn vô cùng. Hễ thấy bóng người thì đói cách mấy, nhái ngon cách mấy nó cũng chê. Phải thửa cái cần dài, đến chỗ suối vắng, thả mồi, trêu tức cá lóc. Nó nổi giận, đớp bạo, giật lên, dính liền. Tôi thử và thành công. Một hôm, Mai bím khám phá ra một đàn cá trắng đùa giỡn giữa dòng nước cạn lổn nhổm đá. Nó thả mồi. Cá không cắn câu. Mai bím thay mồi nhái bằng mồi giun. Thất bại. Dế thất bại. Cào cào thất bại luôn. Nó nghiên cứu lũ cá kén ăn này mấy ngày ròng rã. Bỗng có thằng rửa lá cải phía trên, mấy miếng lá nhỏ úa trôi xuống, lũ cá tranh nhau đớp. Mai bím kiếm lá cải mắc mồi. Quả nhiên thành công. Lúc nó giật con cá lên, con cá kêu lớn ẻo ẻo, ẻo ẻo thảm thiết. Mai bím tưởng bở thả mồi tiếp. Bọn cá không thèm ăn nữa. Chúng đã được báo động. Mỗi nơi gặp đàn cá này, chỉ câu nổi một con. Con cá như cá trôi, bụng nùng nục mỡ. Mỡ thơm phức. Thịt cá ngon khó tả. Lấy mỡ của nó rán nó. Tôi ghét ăn cá mà ăn xong muốn ăn thêm. Giống cá này chuyên ăn hoa, trái, rau, lá non nên thịt ngon, thơm nhất thế giới. Chúa lại ban cho con suối ở cái miền thê thảm này loài cá tuyệt diệu mà tôi nghĩ không nơi nào có. Muốn thưởng thức nó chỉ có cách đi tù và được biên chế đội lâm sản.
Mai bím dạy tôi khắc cả tượng Chúa, tượng Phật và làm plắc bằng i nốc, làm lược bằng nhôm. Nó đang sáng tạo tượng Chúa mới cho tôi. Tôi đã mài xong hai cái plắc cho em tôi và cái lược cho mẹ tôi. Chúng tôi dấu hết dụng cụ trong rừng, sợ cái màn kiểm nghiệm… đột xuất. Công an thích đột xuất hơn bộ đội. Mình đi lao động, ở nhà cán bộ chỉ huy bọn trật tự kiểm tra đồ đạc của mình, vất tung, bừa bãi. Mình về, méo mặt xếp gọn lại. Tôi sống bình yên với đội lâm sản, chặt lồ ô, chặt nứa, rút mây, róc vỏ gai, vác củi và nhiều việc đột xuất linh tinh… Ngày tháng qua đi vun vút từ hết năm thứ hai. Tôi ít nghĩ tới gia đình. Nghĩ chi khổ thêm. Niềm vui hiện tại của tôi là bé Hai, Mai bím và những cái plắc mài bóng loáng.
Bây giờ là cuối năm 1978, chúng tôi được ăn một thứ lương thực mới lạ: bo bo. Bo bo nhai vẹo quai hàm, khó nuốt và dễ tiêu, cái mài của bo bo đâm thủng cả lợi, ghim vào răng. Hôm đầu tiên ăn bo bo, tôi tưởng trại sắp thêm trận chết tiêu chảy nữa. Ăn bo bo sau một tiếng đồng hồ là đăng ký cầu tiêu và tiêu loạn xà ngầu. Coi vệ sinh không ký lô nào. Bo bo mau tiêu, tiêu quá nữa lại mau đói. Bọ hung tiêu diệt hết phân, chừa mài bo bo. Thế mà răng lợi và bao tử con nít phải nhá, phải chứa mài bo bo sắc bén. Bo bo vô tích sự nhưng hết thời kỳ ăn bo bo, bị ăn sắn thái lát phơi khô thì bo bo lại là niềm mơ ước. Không đứa nào dám nghĩ tới cơm. Ở trại lao cải, con người chỉ có hai vấn đề quan trọng: làm nhiều, ăn ít. Hai vấn đề đó làm con người ốm yếu, hèn mọn hết dám toan tính việc gì khác.
Đồi Fanta
Thay lời tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Đoạn kết