Chương 4
Tác giả: Duyên Anh
Một đêm, chúng tôi đang ngủ yên lành thì các phòng trên đầu chúng tôi thuộc khu BC náo động như thể tù nhân nổi loạn. Chúng tôi vụt thức, ngồi hết dậy. Hai ô cạnh ô của tôi, nhốt đàn bà con gái, cũng náo động. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, nhớ tới đêm mưa tầm tã ở sân Hoa Lư, tôi rợn người. Mai bím đã rít một điếu thuốc. Hoa rỗ dành phần sấy hết. Hoàng đế của tôi chưa đoán rõ sự tình. Bỗng một giọng thanh niên hét vang trong sự náo động: “Anh đi em nhé, tạm biệt em, chúng ta sẽ gặp nhau ở nhà em.” Phía ô đàn bà, con gái, một giọng nữ the thé vút lên: “Anh đi bình an, tích cực lao động, đừng trốn trại mà nó bắn lòi ruột.” Mai bím mỉm cười: “Các cậu mợ chia tay nhau qua chấn song tù. Giang hồ xa tứ chiếng.” Vậy là không có chuyện chi ghê gớm. Tù nhân đang ngủ, được gọi dậy chuẩn bị hành trang lên đường chuyển trại. Và họ nhắn nhủ, hẹn hò nhau, dù quen biết hay không quen biết. “Hai mươi năm, nếu anh chưa về thì em cứ tiếp tục đi làm đĩ nuôi con nhé!” Cậu trai tứ chiếng dặn dò. “Anh yên tâm chết thối xác đi, mãi mãi em làm đĩ.” Cô giang hồ trả lời. Cứ như thế, mỗi lúc giọng điệu càng trơ trẽn, thô bỉ thêm. Khi không còn nghe gì nữa, các cậu du thử du thực, đâm chém chuyên nghiệp đã xuống lầu và ra ngoài vòng bát quái.
- Tụi nó đi lao cải.
Một thằng trong phòng tôi nói. Thằng khác hỏi ngay:
- Lao cải là cái con cặc gì?
Lại thằng khác trả lời:
- Đụ má, ăn cơm tù cách mạng mà đéo biết lao cải là gì thì đi về cho rộng chỗ. Lao cải là lao động cải tạo, là cuốc đất trồng khoai, chặt cây phá rừng thấy con đĩ mẹ.
Tôi đã hiểu nghĩa hai tiếng lao cải. Mai bím cũng vậy. Nó thừ người ra như vừa mới phê điếu thuốc nhẹ. Nó ngoắt tay:
- Ê, thằng kia, lại tao biểu.
Thằng vừa giải thích lao cải bước tới chỗ Trưởng phòng. Mai bím mời nó điếu thuốc. Nó hút liền, lảo đảo. Nó khen thuốc ngon quá.
- Mày rành vụ lao cải lắm, hả?
- Sơ sơ.
- Lao cải như khổ sai chứ gì?
- Ờ, xêm xêm.
- Nó bắt lao cải ở đâu lận?
- Rừng rú.
- Tệ hơn đi kinh tế mới?
- Ớn xương sống nhưng được cái dễ trốn. Tao đang cầu trời nó đẩy tao đi lao cải đây, ông sẽ trốn. Mẹ ơi, tay con quen giật dây chuyền chứ không quen cuốc đất.
- Mày tên gì?
- Tèo, tự Tèo tép, nhanh hơn con tép mấy bậc. Cớm ngụy chào thua mà cớm cách mạng chào thắng. Tao bị tóm ở vỉa Lê Lợi, chưa kịp ăn đã bị thua.
- Đủ rồi, Tèo tép.
Tèo tép, thằng nhãi giật dây chuyền, lỉnh vội. Mai bím ra lệnh cả phòng tiếp tục ngủ. Nó vẫn ngồi, tay cầm bình điếu, tay mân mê điếu thuốc. Nó buồn bã vô cùng.
- Sắp hết thuốc hà, Mai bím?
- Còn khối.
- Vậy buồn gì?
- Tao lo cho mày. Đi lao cải mày chịu nổi không? Cuốc đất khổ lắm, Vũ ạ!
- Đến đâu hay đến đó.
- Mày liều mạng à?
- Không liều cũng phải liều, mày lo thân mày chưa nổi, lo cho tao sao nổi.
- Mày nói đúng, đến đâu hay đó. Hễ dễ trốn, hai đứa mình sẽ trốn. Đi lao cải khác đi lên máy chém hả, Vũ?
- Khác.
- Mày đéo sợ lao cải, tội gì tao buồn.
Mai bím cười toe. Nó khe khẽ hát bài của nó theo điệu bài Quê em. “Cha em là ngụy quân. Nhà em tiếp thu rồi. Về vùng kinh tế mới. Em làm nương rẫy. Anh trồng ngô với khoai. Để ta sống qua ngày… Tờ mò sáng tinh mơ. Em đi gắp phân bò…” Cái tương lai nó vẽ như là cái hiện tại mà tôi đang có. Cha tôi là ngụy quân, sĩ quan ngụy quân ác ôn, đã bị dụ dỗ đi tù. Mẹ tôi dẫn hai em gái đi đòi cha tôi về. Người ta đàn áp nổ súng giải tán. Hoặc mẹ và em tôi đã chết, hoặc về vùng kinh tế mới. Còn tôi, tôi sẽ về vùng lao cải nào? Mai bím hít điếu thuốc cuối cùng. Nó đã nằm yên. Tôi tưởng nó đã nhắm mắt, ngáy khò khò, nhưng nó lại gạ chuyện.
- Mày ạ, trước vẫn khoái hơn giờ.
- Khoái cái nỗi gì?
- Trước, chủ nhật, tù đạo Chúa được đi lễ líu lo. Rằm, mồng một, tù đạo Phật lên chùa bằng thích. Chí Hòa có nhà thờ, nhà chùa đàng hoàng. Chùa gần sân xử tử ấy. Nhờ vậy tao quen mặt Phật, mặt Chúa. Chứ, tao có đạo mẹ gì. Giờ, nó cúp ráo trọi. Nghe nói nó phá nhà thờ, nhà chùa rồi. Mẹ, mày cứ bảo tao độc ác.
- Mày hiền lành, Mai bím.
- Không hiền gì cả nhưng tao không độc ác với mày. Đủ má, cách mạng nó bắt tao cũng đúng, tao không kêu oan. Tao móc túi, cướp giật, thật đáng kiếp tao. Còn mày tội cái con cặc gì. Nó bắt ba mày rồi thì thôi chứ, bắt đéo chi ham vậy? Bắt cha không tha con.
Mai bím phẫn nộ. Nó lại ngồi dậy, lấy điếu, nạp thuốc và rít. “Thuốc hết phê nổi,” Mai bím càu nhàu. “Rồi cũng rời nơi đây,” nó vỗ vai tôi an ủi, “rời nơi đây, tao sẽ dẫn mày về nhà, tao hứa sẽ dẫn mày về nhà mày.” Tôi nín thinh. Mai bím không còn hứng thú gì ba hoa nữa. Nó ủ rũ như tôi, dưới ngọn đèn vàng hiu hắt của phòng tù chật ních, tanh tưởi. Tôi không dám đếm những vết gạch của Mai bím trên tường để biết mình ở cái ô, cái hang hốc ô nhục này, bao nhiêu ngày. Sự náo nức được thả, sự lo lắng cho mẹ và em vẫn còn đấy, nhưng thoang thoảng chứ không mãnh liệt giống những đêm đầu. Tôi đã biết chịu đựng, không biết cũng phải biết, nhà tù không cho phép người ta được chọn lựa điều gì theo ý muốn của mình.
Gần sáng, Chí Hòa càng im lặng. Giờ này tù nhân mới ngon giấc sau những thao thức hồi khuya. Tôi sợ hãi đêm tối. Đêm tối nhà tù đầy rẫy những đe dọa. Tiếng rú của người nữ tù bị kỷ luật từ một cachot kín mít nào đó như tiếng thét giận hờn ma quỷ. Tiếng rít xoáy óc của cánh cửa khô dầu được mở ra để đưa một tù nhân chính trụ nguy hiểm đi thủ tiêu hay chuyển trại. Tiếng gọi thôi thúc hồ đồ: “Báo cáo cán bộ, phòng 7 khu FG có người bệnh nặng sắp chết,” thoạt đầu, rất lớn, rất nhanh, sau nhỏ dần, chậm rãi và tắt ngóm. Không chút lòng trắc ẩn cho kẻ sắp chết. Chí Hòa chìm vào hư không. Kẻ sắp chết đã chết theo hơi thở tàn tạ của người cầu cứu. Hầu như, đêm nào Chí Hòa cũng vọng hờn những thứ tiếng ai oán, não nùng này. Thêm vào nữa là tiếng tiêu sầu hận của anh tù có máy nghệ sĩ ở biệt giam, tiếng sáo gió giã từ cuộc đời của anh tù tử hình.
Tôi đã có những đêm Chí Hòa bí ẩn ấy. Nói theo chú Tường, nếu cuộc sống đậm đà ý nghĩa và chỉ tìm thấy cái ý nghĩa siêu đẳng của nó trong tù thì tôi đã thấy phần nào, ở Chí Hòa, ở Mai bím và ở bọn nhãi ranh. Hằng đêm, Chí Hòa tỏa ra một huyền bí. Có cả sự huyền bí của đứa trẻ khóc oe oe mở mắt chào đời ở nhà tù. Tôi chưa biết sẽ dùng để làm gì những niềm bí ẩn xót xa mà tôi đang thu lượm.
- Thôi ngáo, mày?
- Mày cứ ngủ đi.
Mai bím không ngủ. Nó lại hút thuốc. Nó bảo giá có rượu thì sẽ say mềm. Chỉ say khướt cò bợ mới quên hết được cả những điều chẳng đáng quên, những điều cắc ké, ấm ớ. Cuối cùng, hai chúng tôi ngồi bó gối tới khi kẻng báo thức. Tôi ghét nghe kẻng tù. Nó chát chúa, thù hận thế nào ấy. Nó đâu gắt gỏng. Nó ra lệnh và bắt tuân hành. Bọn nhãi vẫn ngủ mê mệt. Chí Hòa hay bất cứ nơi đâu giống Chí Hòa đều là khách sạn sang trọng của chúng. Chúng ngủ ngon là phải, vì không sợ lùa bắt giữa giấc say sưa. Những đứa trẻ xa lạ dĩ vãng, bất cần tương lai, chỉ sống với hiện tại bấp bênh, buồn tuổi thường thường chẳng sợ hãi, lo lắng gì. Nhưng, bây giờ, chúng bắt đầu sợ Chí Hòa. Chí Hòa châm quá! Chí Hòa không đưa chúng ra toàn nên không hứa ngày thả chúng.
- Mày ngửi thấy mùi gì không, Vũ?
- Mùi ghẻ mủ, thối tai, hôi nách…
- Mùi lao cải cơ. Tao ngửi rõ rồi. Khéo nay mai mình cút đấy. Tao muốn nó tống mình đi, ra ngoài tí nào đỡ tí nấy. Chứ, ở đây kẹt cứng, đéo hiểu tính toán ra sao.
- Tao cũng muốn đi, đi hoài, đi xa, đi nhiều…
- Đừng dại, mày. Yên chí, tao sẽ đưa mày về, tao thề sẽ đưa mày về.
Đến giờ phát nước sôi. Chúng tôi, chẳng đứa nào có mì vụn, bột Bích Chi, đậu nành pha uống điểm tâm. Thùng nước sôi dành cho những thằng bị ghẻ mụn tắm rửa. Hạnh phúc của những thằng bị ghẻ là được ngâm, tắm nước sôi. Mai bím, lúc vui, hay luận về những cái khoái trong tù. “Phi ghẻ bất thành tù,” nó nói, “gãi ghẻ tuyệt lắm, nó ngứa hung mà mình gãi mạnh mới sướng. Đã cơn ngứa đến cơn sót. Mẹ, ngứa ở dái mà ngâm cả con cu vào nước ấm thì nó đê mê, ngây ngất…” Mai bím tán tụng gãi ghẻ. Nó đang tán tụng thì cán bộ mở cửa vào phòng.
- Đứa nào biết viết?
Không đứa nào trả lời.
- Thằng nào trưởng phòng?
Mai bím đáp:
- Em.
Cán bộ đưa nó tờ giấy lớn, cái bút Bic, căn dặn:
- Mày xem thằng nào biết viết, bảo nó ghi tên họ, tuốt vô. Ghi hết cả phòng. Giữ cái bút trả lại tao, mất là ốm đòn đấy.
Mai bím xe xua:
- Còn tội trạng có ghi không, cán bộ?
Cán bộ lắc đầu:
- Khỏi ghi. Chúng mày chung một tội.
Mai bím giao việc lập danh sách cho tôi. Vỏn vẹn hai cột trên bản danh sách: Họ và tên, tuổi. Chẳng có tội trạng, địa chỉ, tên cha mẹ gì cả. Người ta quyết đoán tất cả tù nhãi đều vô gia đình và một tội duy nhất. Tôi ghi tên bọn nhãi, dẫu chán chường lắm và suýt phì cười. Có đứa hỏi tôi: “Bịa mẹ nó họ Hồ cho tao, nghe. Tao không cha mẹ, biết họ cha, họ mẹ là gì. Bác Hồ là cha cả nước, tao mang họ Hồ.” Đứa khác phân trần: “Tao đâu nhớ tuổi. Cho tao mười bốn đi.” Hầu hết, chúng nó không có họ, chỉ có tên vỉa hè, tên viện cô nhi đặt giùm. Thằng nào có họ là do nó bịa đặt. Tôi dám nói đây là một danh sách kỳ cục nhất thế giới. Vì tôi sợ kỷ luật, thằng nào không họ, tôi ghi trần xì tên nó, thằng nào không nhớ tuổi, tôi không ghi. Mai bím giao danh sách cho cán bộ, giả vờ quên cây Bíc. Cán bộ mãi xem danh sách, mãi phì cười. Anh ta chẳng nói năng thêm, bỏ đi, lát sau mới trở lại đòi bút và bợp Mai bím một cái nên thân. Mai bím nhún vai: “Mẹ, lại thua thêm nó phát nữa!”
Nửa đêm đó, sau hơn ba tháng ở Chí Hòa, người ta đập cửa đánh thức chúng tôi dậy. Mai bím nắm chặt tay tôi: “Nhớ đừng rời tao, nghe,” nó hốt hoảng. “Chắc chắn đi lao cải rồi!” Cán bộ xuất hiện cả chục người.
- Trật tự để tao làm việc. Tao đọc trúng tên thằng nào, thằng ấy có lớn.
Bản danh sách giống tờ sớ được lật ra.
- Lê Văn Mai.
- Có.
- Nguyễn Hữu Vũ.
- Có.
- Năm.
- Có.
- Tèo.
- Có.
- Bẹc cà na.
- Có.
- Hoa rỗ.
- Có.
- Ba méo.
- Có.
- …
Cán bộ hỏi:
- Còn thiếu tên thằng nào không?
Im lặng. Cán bộ nói:
- Không thiếu tên thằng nào là đủ rồi, hả? Chúng mày chuẩn bị tư trang rời phòng. Cấm ồn ào, réo gọi.
Cán bộ khép cửa. Chúng tôi thu xếp hành lý lên đường. Mai bím hút điếu thuốc cuối cùng rồi mở nắp bình đổ hết nước. Nó rút uống nhựa, cuộn tròn. Đồ nghề của nó chưa đầy bị cói. Hai đứa tôi là dân tư sản, còn bọn nhãi vô sản chuyên chính vì tay không. Tèo tép mở màn chia ly:
- Tao nhất định trốn đấy, đứa nào trốn thì theo tao.
Hoa rỗ mắng Tèo tép:
- Câm họng lại, có đứa sẽ tố cáo mày.
Tèo tép dọa:
- Ông đã mài dùi nhọn, đứa nào tố cáo sẽ đui luôn hai mắt.
Ba méo chửi Tèo tép:
- Đủ má mày, bô bô lỗ miệng hỏng cha nó việc.
Cuộc đấu võ mồm không lâu. Cán bộ đã tới. Chúng tôi xếp hàng đôi, tay thằng này nắm tay thằng nọ như bị còng, rời phòng. Chúng tôi ra đi êm ả, chẳng náo động chút nào. Người ta dẫn chúng tôi khỏi vòng bát quái, bảo chúng tôi ngồi trên sân cỏ. Trận mưa vừa tạnh khiến cỏ ướt đẫm. Chúng tôi phải ngồi xổm. Gió bên ngoài thổi lạnh lẽo. Chúng tôi thở hít đẫy đà. Lâu quá mới thấy trời. Trời còn nhiều sao. Tôi nhìn vì sao nhấp nháy, riêng rẽ một trời đơn độc, chạnh nghĩ về mình. “Mọi việc sẽ tốt đẹp,” chú Tường đã nói thế và tôi cũng tin mọi việc sẽ tốt đẹp. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, người ta cho chúng tôi đứng dậy, đi lại quanh quẩn, ngang những họng súng canh giữ. Rồi tôi nghe văng vẳng tiếng kẻng báo thức. Năm giờ sáng đó. Người ta bắt chúng tôi xếp hàng đôi. Tôi vẫn bên cạnh Mai bím. Một lát, chiếc xe vận tải lớn từ từ bò đến chỗ chúng tôi xếp hàng. Chiếc xe này không phải xe quân sự, tài xế mặc quần áo dân, người Sài Gòn. Có một người lơ, dáng điệu sợ sệt. Anh ta bám ở cửa ca bin, không dám xuống. Xe phủ kín vải bố trên mui và hai bên thành. Phía sau xe, đóng cửa song sắt dầy. Chúng tôi sẽ lên từ đây và lên xong thì cửa khóa chặt, vải bố phủ kín luôn. Xe để máy nổ. Mùi khói dầu gasoil khó chịu bắt buồn nôn. Tôi chú ý cái phuy dầu nằm ngang gần góc ca bin. Kiểu này, xe sẽ đưa chúng tôi đi xa mút mít.
Người ta phát cho chúng tôi mỗi đứa hai nắm cơm to tướng. Chúng tôi cũng được phát nước nhưng không đứa nào có đồ chứa. Cán bộ đếm đầu tù. Sáu mươi đứa không thừa không thiếu. Mệnh lệnh ban hành:
- Một nắm cơm ăn một ngày. Xe ngừng, cán bộ cho phép xuống mới được xuống. Cấm hát hò, kêu gọi khi xe chạy qua những khu đông dân. Đứa nào tìm cách trốn, cả xe bị bắn chết. Rõ chưa?
Chúng tôi đồng thanh:
- Rõ.
Người ta hạ một nửa cửa xuống, chúng tôi công kênh nhau chui lên xe. Đứa lên trước níu kéo đứa lên sau. Rất “khẩn trương”, chúng tôi chèn ép trên cái xe vận tải chuyên chở heo, bò. Người ta phủ vải bố trùm luôn cửa. Chúng tôi thở qua những cái lỗ thủng của mui xe! Sáu mươi con heo nhỏ, đụng khuỷu tay, đụng đầu, bước lầm lên chân nhau, kêu ơi ới chửi thề loạn xà ngầu. Mai bím chúa khôn vặt, nó xếp hàng cuối cùng nên được ngồi cuối xe, cạnh tôi. Chỗ này, chúng tôi có thể vén trộm tấm bố nhìn quang cảnh và thở. Xe rồ máy. Khói dầu thấm qua mui xe. Nhiều thằng ho, nhiều thằng òe ọe. May là xe đi liền sau khi nó rồ máy.
Xe chúng tôi ra khỏi vòng hai của khám Chí Hòa, Mai bím trổ tài vén vải bố. Nó bảo còn một chiếc nữa đợi xe chúng tôi cùng đi. Mai bím nhường tôi nhòm. Quả thật, một chiếc vận tải giống hệt xe tôi đã trườn bánh chạy sau xe tôi. Hai người bộ đội kè kè súng ngồi trên nóc ca bin. Trong ca bin cũng có bộ đội. Xe chúng tôi đang qua cổng khám Chí Hòa. Mai bím giục tôi: “Làm dấu đi mày, làm dấu vĩnh biệt cái nhị tì Quảng Đông này đi.” Tôi chưa hiểu nó nói gì. Mai bím hích tôi một cú cùi chõ: “Mày cầu nguyện Chúa của mày dẹp tan cái nghĩa địa Chí Hòa đi.” Tôi không cầu nguyện. Mai bím lặng thinh. Bọn nhãi kêu như bọng vì ngộp thở. Bộ đội dộng báng súng lên mui xe. Tất cả câm họng. Qua khe hở, tôi nhìn rõ phố xá Hòa Hưng. Cảnh tượng buồn hiu hắt. Nhiều người ngó xe chạy qua, lắc đầu chán nản. Xe quẹo tay phải. Chúng tôi đang trên đường Lê Quang Duyệt. Giá tôi thấy mẹ tôi nhỉ? Chỉ thấy mẹ tôi là tôi yên tâm đi tù, dù người ta có chở tôi khắp nhà tù Việt Nam, sống hết đời tôi trong lao lý. Tôi gặp vô số đàn bà, trẻ con nhưng không phải mẹ tôi, em tôi. Xe qua Ngã sáu, quẹo trái. Tôi thấy bệnh viện Saint Paul, trường nữ trung học Gia Long. Con đường Phan Thanh Giản toàn xe đạp. Khi xe qua ngã tư Công Lý - Phan Thanh Giản, tôi cố gắng căng mắt tìm em gái tôi trên vỉa hè dẫn tới trường Regina Mundi. Chẳng có em gái tôi sáng nay. Tôi buông tấm vải bố trùm lấy cái hiện tại mù mịt của tôi.
- Nó cho tụi mình ra miền Trung, Vũ ạ!
- Sao mày biết?
- Chạy xa lộ.
- Nhỡ ra Vũng Tàu thì sao?
- Mẹ, hai ngày cơm nắm thì sức mấy đi Vũng Tàu!
- Sao lúc nãy mày không cầu nguyện?
- Chúa không làm việc đó.
- Ổng làm việc gì?
- Chúa giúp người ta bình yên tâm hồn.
- Vậy mày phải yêu cầu ổng giúp mày gấp, mày đang bấn loạn tâm hồn đó.
Mai bím nói đúng. Tôi làm dấu và lâm râm cầu nguyện. Và, tự nhiên, tôi được soi sáng để nhìn thấy mẹ tôi và em tôi không gặp hoạn nạn nào cả. Mẹ tôi còn sống. Các em tôi đi học sáng nay. Trường Regina Mundi vẫn có đủ các Soeur hiền hòa, đáng kính. Mẹ tôi buồn, dĩ nhiên rồi. Mẹ chỉ thương cha tôi và không biết tôi phiêu bạt nơi nào. Nhưng kìa, tại sao các em tôi cũng buồn trong năm học mới? Có cái gì mất mát chăng? Riêng tôi thì mất mát thật nhiều. Người ta đánh đổi sự mất mát bình thường để được cái gì nhỉ? Theo chú Tường, chắc chắn, để được ý nghĩa cao quý của cuộc sống.
- Tao rất tiếc, Vũ ạ!
- Tiếc gì?
- Nó không cho ra ngoài để lượm khúc dây đồng, thành thử, tao chưa đúc nhựa, khắc tặng mày ông Chúa.
- Mày khắc sau này.
- Nhưng có Chúa, mày đeo trước ngực cũng đỡ buồn chứ. Ổng dám giúp mày sớm về nhà. Tao thấy chúng nó ưa nâng hình ông Chúa nói chuyện thầm thì với ổng. Nhất định tao sẽ sớm làm tặng mày tượng Chúa.
Bọn nhãi lại kêu oai oái ngộp thở. Người ta không thèm để ý. Mai bím vén tấm màn bố cao một chút, cao hơn… Gió lùa vào xe, không, cái chuồng nhốt heo, vù vù. Bọn nhãi dễ chịu. Người ta đỡ mất công dộng báng súng cảnh cáo. Bớp ngộp thở, bầy thú bắt đầu chen lấn. Những con ngồi bị những con đứng đạp trúng, la lối, chửi thề inh ỏi. Không đứa nào nhường đứa nào. Tất cả vô kỷ luật, làm theo ý mình và bất chấp những báng súng dộng lên mui. Mai bím bị mất chức Trưởng phòng rồi, nó kệ xác bọn nhãi, tha hồ đạp đá, cấu xé nhau. Chẳng ai giao nó trách nhiệm giữ trật tự trên xe, nó không ngu dại gì lên tiếng. Nó ngồi cuối xe, đủ khí trời thở hít. Nếu Mai bím bị nhét gần ca bin, nó sẽ lồng lộn, dở đủ trò để ra phía cuối.
Xe đã qua cầu Đồng Nai. Xa lộ thênh thang, phẳng phiu, mặc sức xe chạy. Bộ đội xe sau ra hiệu vén tấm bố trùm kín lên. Bọn nhãi được… giải phóng khí trời. Chúng nó đứng dậy, quay mặt hết cả về phía sau, nách kẹp chặt hai nắm cơm, một tay níu lấy những thanh sắt khung mui xe. Hễ xe lách tránh xe khác hay, bất chợt, thắng lại, bọn nhãi xô dạt lung tung và nắm cơm rơi xuống sàn xe dơ dáy, nếu không nhặt lên kịp, nắm cơm bị chân thú đạp dẫm rã rời, bê bết. Tôi đã đi ba chuyến xe. Chuyến thứ nhất chở tôi từ vỉa hè đến bến Hoa Lư. Chuyến thứ hai từ sân Hoa Lư tới Chí Hòa. Và chuyến thứ ba đang chạy, chưa biết chở tôi về đâu. Chưa biết nó dừng lại bến khổ nào trên mảnh đất nghìn năm thù hận này, nhưng tôi biết chắc nó là chuyến xe ghê gớm. Đến nỗi, dân tù chuyên nghiệp cỡ Mai bím phải lắc đầu, lè lưỡi và luôn miệng chửi thề “Đủ má châm quá, đủ má châm quá.” Chưa bao giờ người ta chở hai mươi con heo trên một chuyến xe vận tải, thế mà người ta đã chở sáu mươi con người. Dẫu người ta có chở một trăm, năm trăm con heo, tôi vẫn thấy heo sướng hơn, heo hạnh phúc hơn người. Vì heo không bị đe dọa bắn chết trên đường dẫn đến lò sát sinh. Và, người ta khỏi cần kè kè súng hộ tống heo như người ta đang kè kè súng dẫn độ bọn nhãi ranh ốm yếu về một nhà tù nào đó của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!
Một đêm, chúng tôi đang ngủ yên lành thì các phòng trên đầu chúng tôi thuộc khu BC náo động như thể tù nhân nổi loạn. Chúng tôi vụt thức, ngồi hết dậy. Hai ô cạnh ô của tôi, nhốt đàn bà con gái, cũng náo động. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra, nhớ tới đêm mưa tầm tã ở sân Hoa Lư, tôi rợn người. Mai bím đã rít một điếu thuốc. Hoa rỗ dành phần sấy hết. Hoàng đế của tôi chưa đoán rõ sự tình. Bỗng một giọng thanh niên hét vang trong sự náo động: “Anh đi em nhé, tạm biệt em, chúng ta sẽ gặp nhau ở nhà em.” Phía ô đàn bà, con gái, một giọng nữ the thé vút lên: “Anh đi bình an, tích cực lao động, đừng trốn trại mà nó bắn lòi ruột.” Mai bím mỉm cười: “Các cậu mợ chia tay nhau qua chấn song tù. Giang hồ xa tứ chiếng.” Vậy là không có chuyện chi ghê gớm. Tù nhân đang ngủ, được gọi dậy chuẩn bị hành trang lên đường chuyển trại. Và họ nhắn nhủ, hẹn hò nhau, dù quen biết hay không quen biết. “Hai mươi năm, nếu anh chưa về thì em cứ tiếp tục đi làm đĩ nuôi con nhé!” Cậu trai tứ chiếng dặn dò. “Anh yên tâm chết thối xác đi, mãi mãi em làm đĩ.” Cô giang hồ trả lời. Cứ như thế, mỗi lúc giọng điệu càng trơ trẽn, thô bỉ thêm. Khi không còn nghe gì nữa, các cậu du thử du thực, đâm chém chuyên nghiệp đã xuống lầu và ra ngoài vòng bát quái.
- Tụi nó đi lao cải.
Một thằng trong phòng tôi nói. Thằng khác hỏi ngay:
- Lao cải là cái con cặc gì?
Lại thằng khác trả lời:
- Đụ má, ăn cơm tù cách mạng mà đéo biết lao cải là gì thì đi về cho rộng chỗ. Lao cải là lao động cải tạo, là cuốc đất trồng khoai, chặt cây phá rừng thấy con đĩ mẹ.
Tôi đã hiểu nghĩa hai tiếng lao cải. Mai bím cũng vậy. Nó thừ người ra như vừa mới phê điếu thuốc nhẹ. Nó ngoắt tay:
- Ê, thằng kia, lại tao biểu.
Thằng vừa giải thích lao cải bước tới chỗ Trưởng phòng. Mai bím mời nó điếu thuốc. Nó hút liền, lảo đảo. Nó khen thuốc ngon quá.
- Mày rành vụ lao cải lắm, hả?
- Sơ sơ.
- Lao cải như khổ sai chứ gì?
- Ờ, xêm xêm.
- Nó bắt lao cải ở đâu lận?
- Rừng rú.
- Tệ hơn đi kinh tế mới?
- Ớn xương sống nhưng được cái dễ trốn. Tao đang cầu trời nó đẩy tao đi lao cải đây, ông sẽ trốn. Mẹ ơi, tay con quen giật dây chuyền chứ không quen cuốc đất.
- Mày tên gì?
- Tèo, tự Tèo tép, nhanh hơn con tép mấy bậc. Cớm ngụy chào thua mà cớm cách mạng chào thắng. Tao bị tóm ở vỉa Lê Lợi, chưa kịp ăn đã bị thua.
- Đủ rồi, Tèo tép.
Tèo tép, thằng nhãi giật dây chuyền, lỉnh vội. Mai bím ra lệnh cả phòng tiếp tục ngủ. Nó vẫn ngồi, tay cầm bình điếu, tay mân mê điếu thuốc. Nó buồn bã vô cùng.
- Sắp hết thuốc hà, Mai bím?
- Còn khối.
- Vậy buồn gì?
- Tao lo cho mày. Đi lao cải mày chịu nổi không? Cuốc đất khổ lắm, Vũ ạ!
- Đến đâu hay đến đó.
- Mày liều mạng à?
- Không liều cũng phải liều, mày lo thân mày chưa nổi, lo cho tao sao nổi.
- Mày nói đúng, đến đâu hay đó. Hễ dễ trốn, hai đứa mình sẽ trốn. Đi lao cải khác đi lên máy chém hả, Vũ?
- Khác.
- Mày đéo sợ lao cải, tội gì tao buồn.
Mai bím cười toe. Nó khe khẽ hát bài của nó theo điệu bài Quê em. “Cha em là ngụy quân. Nhà em tiếp thu rồi. Về vùng kinh tế mới. Em làm nương rẫy. Anh trồng ngô với khoai. Để ta sống qua ngày… Tờ mò sáng tinh mơ. Em đi gắp phân bò…” Cái tương lai nó vẽ như là cái hiện tại mà tôi đang có. Cha tôi là ngụy quân, sĩ quan ngụy quân ác ôn, đã bị dụ dỗ đi tù. Mẹ tôi dẫn hai em gái đi đòi cha tôi về. Người ta đàn áp nổ súng giải tán. Hoặc mẹ và em tôi đã chết, hoặc về vùng kinh tế mới. Còn tôi, tôi sẽ về vùng lao cải nào? Mai bím hít điếu thuốc cuối cùng. Nó đã nằm yên. Tôi tưởng nó đã nhắm mắt, ngáy khò khò, nhưng nó lại gạ chuyện.
- Mày ạ, trước vẫn khoái hơn giờ.
- Khoái cái nỗi gì?
- Trước, chủ nhật, tù đạo Chúa được đi lễ líu lo. Rằm, mồng một, tù đạo Phật lên chùa bằng thích. Chí Hòa có nhà thờ, nhà chùa đàng hoàng. Chùa gần sân xử tử ấy. Nhờ vậy tao quen mặt Phật, mặt Chúa. Chứ, tao có đạo mẹ gì. Giờ, nó cúp ráo trọi. Nghe nói nó phá nhà thờ, nhà chùa rồi. Mẹ, mày cứ bảo tao độc ác.
- Mày hiền lành, Mai bím.
- Không hiền gì cả nhưng tao không độc ác với mày. Đủ má, cách mạng nó bắt tao cũng đúng, tao không kêu oan. Tao móc túi, cướp giật, thật đáng kiếp tao. Còn mày tội cái con cặc gì. Nó bắt ba mày rồi thì thôi chứ, bắt đéo chi ham vậy? Bắt cha không tha con.
Mai bím phẫn nộ. Nó lại ngồi dậy, lấy điếu, nạp thuốc và rít. “Thuốc hết phê nổi,” Mai bím càu nhàu. “Rồi cũng rời nơi đây,” nó vỗ vai tôi an ủi, “rời nơi đây, tao sẽ dẫn mày về nhà, tao hứa sẽ dẫn mày về nhà mày.” Tôi nín thinh. Mai bím không còn hứng thú gì ba hoa nữa. Nó ủ rũ như tôi, dưới ngọn đèn vàng hiu hắt của phòng tù chật ních, tanh tưởi. Tôi không dám đếm những vết gạch của Mai bím trên tường để biết mình ở cái ô, cái hang hốc ô nhục này, bao nhiêu ngày. Sự náo nức được thả, sự lo lắng cho mẹ và em vẫn còn đấy, nhưng thoang thoảng chứ không mãnh liệt giống những đêm đầu. Tôi đã biết chịu đựng, không biết cũng phải biết, nhà tù không cho phép người ta được chọn lựa điều gì theo ý muốn của mình.
Gần sáng, Chí Hòa càng im lặng. Giờ này tù nhân mới ngon giấc sau những thao thức hồi khuya. Tôi sợ hãi đêm tối. Đêm tối nhà tù đầy rẫy những đe dọa. Tiếng rú của người nữ tù bị kỷ luật từ một cachot kín mít nào đó như tiếng thét giận hờn ma quỷ. Tiếng rít xoáy óc của cánh cửa khô dầu được mở ra để đưa một tù nhân chính trụ nguy hiểm đi thủ tiêu hay chuyển trại. Tiếng gọi thôi thúc hồ đồ: “Báo cáo cán bộ, phòng 7 khu FG có người bệnh nặng sắp chết,” thoạt đầu, rất lớn, rất nhanh, sau nhỏ dần, chậm rãi và tắt ngóm. Không chút lòng trắc ẩn cho kẻ sắp chết. Chí Hòa chìm vào hư không. Kẻ sắp chết đã chết theo hơi thở tàn tạ của người cầu cứu. Hầu như, đêm nào Chí Hòa cũng vọng hờn những thứ tiếng ai oán, não nùng này. Thêm vào nữa là tiếng tiêu sầu hận của anh tù có máy nghệ sĩ ở biệt giam, tiếng sáo gió giã từ cuộc đời của anh tù tử hình.
Tôi đã có những đêm Chí Hòa bí ẩn ấy. Nói theo chú Tường, nếu cuộc sống đậm đà ý nghĩa và chỉ tìm thấy cái ý nghĩa siêu đẳng của nó trong tù thì tôi đã thấy phần nào, ở Chí Hòa, ở Mai bím và ở bọn nhãi ranh. Hằng đêm, Chí Hòa tỏa ra một huyền bí. Có cả sự huyền bí của đứa trẻ khóc oe oe mở mắt chào đời ở nhà tù. Tôi chưa biết sẽ dùng để làm gì những niềm bí ẩn xót xa mà tôi đang thu lượm.
- Thôi ngáo, mày?
- Mày cứ ngủ đi.
Mai bím không ngủ. Nó lại hút thuốc. Nó bảo giá có rượu thì sẽ say mềm. Chỉ say khướt cò bợ mới quên hết được cả những điều chẳng đáng quên, những điều cắc ké, ấm ớ. Cuối cùng, hai chúng tôi ngồi bó gối tới khi kẻng báo thức. Tôi ghét nghe kẻng tù. Nó chát chúa, thù hận thế nào ấy. Nó đâu gắt gỏng. Nó ra lệnh và bắt tuân hành. Bọn nhãi vẫn ngủ mê mệt. Chí Hòa hay bất cứ nơi đâu giống Chí Hòa đều là khách sạn sang trọng của chúng. Chúng ngủ ngon là phải, vì không sợ lùa bắt giữa giấc say sưa. Những đứa trẻ xa lạ dĩ vãng, bất cần tương lai, chỉ sống với hiện tại bấp bênh, buồn tuổi thường thường chẳng sợ hãi, lo lắng gì. Nhưng, bây giờ, chúng bắt đầu sợ Chí Hòa. Chí Hòa châm quá! Chí Hòa không đưa chúng ra toàn nên không hứa ngày thả chúng.
- Mày ngửi thấy mùi gì không, Vũ?
- Mùi ghẻ mủ, thối tai, hôi nách…
- Mùi lao cải cơ. Tao ngửi rõ rồi. Khéo nay mai mình cút đấy. Tao muốn nó tống mình đi, ra ngoài tí nào đỡ tí nấy. Chứ, ở đây kẹt cứng, đéo hiểu tính toán ra sao.
- Tao cũng muốn đi, đi hoài, đi xa, đi nhiều…
- Đừng dại, mày. Yên chí, tao sẽ đưa mày về, tao thề sẽ đưa mày về.
Đến giờ phát nước sôi. Chúng tôi, chẳng đứa nào có mì vụn, bột Bích Chi, đậu nành pha uống điểm tâm. Thùng nước sôi dành cho những thằng bị ghẻ mụn tắm rửa. Hạnh phúc của những thằng bị ghẻ là được ngâm, tắm nước sôi. Mai bím, lúc vui, hay luận về những cái khoái trong tù. “Phi ghẻ bất thành tù,” nó nói, “gãi ghẻ tuyệt lắm, nó ngứa hung mà mình gãi mạnh mới sướng. Đã cơn ngứa đến cơn sót. Mẹ, ngứa ở dái mà ngâm cả con cu vào nước ấm thì nó đê mê, ngây ngất…” Mai bím tán tụng gãi ghẻ. Nó đang tán tụng thì cán bộ mở cửa vào phòng.
- Đứa nào biết viết?
Không đứa nào trả lời.
- Thằng nào trưởng phòng?
Mai bím đáp:
- Em.
Cán bộ đưa nó tờ giấy lớn, cái bút Bic, căn dặn:
- Mày xem thằng nào biết viết, bảo nó ghi tên họ, tuốt vô. Ghi hết cả phòng. Giữ cái bút trả lại tao, mất là ốm đòn đấy.
Mai bím xe xua:
- Còn tội trạng có ghi không, cán bộ?
Cán bộ lắc đầu:
- Khỏi ghi. Chúng mày chung một tội.
Mai bím giao việc lập danh sách cho tôi. Vỏn vẹn hai cột trên bản danh sách: Họ và tên, tuổi. Chẳng có tội trạng, địa chỉ, tên cha mẹ gì cả. Người ta quyết đoán tất cả tù nhãi đều vô gia đình và một tội duy nhất. Tôi ghi tên bọn nhãi, dẫu chán chường lắm và suýt phì cười. Có đứa hỏi tôi: “Bịa mẹ nó họ Hồ cho tao, nghe. Tao không cha mẹ, biết họ cha, họ mẹ là gì. Bác Hồ là cha cả nước, tao mang họ Hồ.” Đứa khác phân trần: “Tao đâu nhớ tuổi. Cho tao mười bốn đi.” Hầu hết, chúng nó không có họ, chỉ có tên vỉa hè, tên viện cô nhi đặt giùm. Thằng nào có họ là do nó bịa đặt. Tôi dám nói đây là một danh sách kỳ cục nhất thế giới. Vì tôi sợ kỷ luật, thằng nào không họ, tôi ghi trần xì tên nó, thằng nào không nhớ tuổi, tôi không ghi. Mai bím giao danh sách cho cán bộ, giả vờ quên cây Bíc. Cán bộ mãi xem danh sách, mãi phì cười. Anh ta chẳng nói năng thêm, bỏ đi, lát sau mới trở lại đòi bút và bợp Mai bím một cái nên thân. Mai bím nhún vai: “Mẹ, lại thua thêm nó phát nữa!”
Nửa đêm đó, sau hơn ba tháng ở Chí Hòa, người ta đập cửa đánh thức chúng tôi dậy. Mai bím nắm chặt tay tôi: “Nhớ đừng rời tao, nghe,” nó hốt hoảng. “Chắc chắn đi lao cải rồi!” Cán bộ xuất hiện cả chục người.
- Trật tự để tao làm việc. Tao đọc trúng tên thằng nào, thằng ấy có lớn.
Bản danh sách giống tờ sớ được lật ra.
- Lê Văn Mai.
- Có.
- Nguyễn Hữu Vũ.
- Có.
- Năm.
- Có.
- Tèo.
- Có.
- Bẹc cà na.
- Có.
- Hoa rỗ.
- Có.
- Ba méo.
- Có.
- …
Cán bộ hỏi:
- Còn thiếu tên thằng nào không?
Im lặng. Cán bộ nói:
- Không thiếu tên thằng nào là đủ rồi, hả? Chúng mày chuẩn bị tư trang rời phòng. Cấm ồn ào, réo gọi.
Cán bộ khép cửa. Chúng tôi thu xếp hành lý lên đường. Mai bím hút điếu thuốc cuối cùng rồi mở nắp bình đổ hết nước. Nó rút uống nhựa, cuộn tròn. Đồ nghề của nó chưa đầy bị cói. Hai đứa tôi là dân tư sản, còn bọn nhãi vô sản chuyên chính vì tay không. Tèo tép mở màn chia ly:
- Tao nhất định trốn đấy, đứa nào trốn thì theo tao.
Hoa rỗ mắng Tèo tép:
- Câm họng lại, có đứa sẽ tố cáo mày.
Tèo tép dọa:
- Ông đã mài dùi nhọn, đứa nào tố cáo sẽ đui luôn hai mắt.
Ba méo chửi Tèo tép:
- Đủ má mày, bô bô lỗ miệng hỏng cha nó việc.
Cuộc đấu võ mồm không lâu. Cán bộ đã tới. Chúng tôi xếp hàng đôi, tay thằng này nắm tay thằng nọ như bị còng, rời phòng. Chúng tôi ra đi êm ả, chẳng náo động chút nào. Người ta dẫn chúng tôi khỏi vòng bát quái, bảo chúng tôi ngồi trên sân cỏ. Trận mưa vừa tạnh khiến cỏ ướt đẫm. Chúng tôi phải ngồi xổm. Gió bên ngoài thổi lạnh lẽo. Chúng tôi thở hít đẫy đà. Lâu quá mới thấy trời. Trời còn nhiều sao. Tôi nhìn vì sao nhấp nháy, riêng rẽ một trời đơn độc, chạnh nghĩ về mình. “Mọi việc sẽ tốt đẹp,” chú Tường đã nói thế và tôi cũng tin mọi việc sẽ tốt đẹp. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, người ta cho chúng tôi đứng dậy, đi lại quanh quẩn, ngang những họng súng canh giữ. Rồi tôi nghe văng vẳng tiếng kẻng báo thức. Năm giờ sáng đó. Người ta bắt chúng tôi xếp hàng đôi. Tôi vẫn bên cạnh Mai bím. Một lát, chiếc xe vận tải lớn từ từ bò đến chỗ chúng tôi xếp hàng. Chiếc xe này không phải xe quân sự, tài xế mặc quần áo dân, người Sài Gòn. Có một người lơ, dáng điệu sợ sệt. Anh ta bám ở cửa ca bin, không dám xuống. Xe phủ kín vải bố trên mui và hai bên thành. Phía sau xe, đóng cửa song sắt dầy. Chúng tôi sẽ lên từ đây và lên xong thì cửa khóa chặt, vải bố phủ kín luôn. Xe để máy nổ. Mùi khói dầu gasoil khó chịu bắt buồn nôn. Tôi chú ý cái phuy dầu nằm ngang gần góc ca bin. Kiểu này, xe sẽ đưa chúng tôi đi xa mút mít.
Người ta phát cho chúng tôi mỗi đứa hai nắm cơm to tướng. Chúng tôi cũng được phát nước nhưng không đứa nào có đồ chứa. Cán bộ đếm đầu tù. Sáu mươi đứa không thừa không thiếu. Mệnh lệnh ban hành:
- Một nắm cơm ăn một ngày. Xe ngừng, cán bộ cho phép xuống mới được xuống. Cấm hát hò, kêu gọi khi xe chạy qua những khu đông dân. Đứa nào tìm cách trốn, cả xe bị bắn chết. Rõ chưa?
Chúng tôi đồng thanh:
- Rõ.
Người ta hạ một nửa cửa xuống, chúng tôi công kênh nhau chui lên xe. Đứa lên trước níu kéo đứa lên sau. Rất “khẩn trương”, chúng tôi chèn ép trên cái xe vận tải chuyên chở heo, bò. Người ta phủ vải bố trùm luôn cửa. Chúng tôi thở qua những cái lỗ thủng của mui xe! Sáu mươi con heo nhỏ, đụng khuỷu tay, đụng đầu, bước lầm lên chân nhau, kêu ơi ới chửi thề loạn xà ngầu. Mai bím chúa khôn vặt, nó xếp hàng cuối cùng nên được ngồi cuối xe, cạnh tôi. Chỗ này, chúng tôi có thể vén trộm tấm bố nhìn quang cảnh và thở. Xe rồ máy. Khói dầu thấm qua mui xe. Nhiều thằng ho, nhiều thằng òe ọe. May là xe đi liền sau khi nó rồ máy.
Xe chúng tôi ra khỏi vòng hai của khám Chí Hòa, Mai bím trổ tài vén vải bố. Nó bảo còn một chiếc nữa đợi xe chúng tôi cùng đi. Mai bím nhường tôi nhòm. Quả thật, một chiếc vận tải giống hệt xe tôi đã trườn bánh chạy sau xe tôi. Hai người bộ đội kè kè súng ngồi trên nóc ca bin. Trong ca bin cũng có bộ đội. Xe chúng tôi đang qua cổng khám Chí Hòa. Mai bím giục tôi: “Làm dấu đi mày, làm dấu vĩnh biệt cái nhị tì Quảng Đông này đi.” Tôi chưa hiểu nó nói gì. Mai bím hích tôi một cú cùi chõ: “Mày cầu nguyện Chúa của mày dẹp tan cái nghĩa địa Chí Hòa đi.” Tôi không cầu nguyện. Mai bím lặng thinh. Bọn nhãi kêu như bọng vì ngộp thở. Bộ đội dộng báng súng lên mui xe. Tất cả câm họng. Qua khe hở, tôi nhìn rõ phố xá Hòa Hưng. Cảnh tượng buồn hiu hắt. Nhiều người ngó xe chạy qua, lắc đầu chán nản. Xe quẹo tay phải. Chúng tôi đang trên đường Lê Quang Duyệt. Giá tôi thấy mẹ tôi nhỉ? Chỉ thấy mẹ tôi là tôi yên tâm đi tù, dù người ta có chở tôi khắp nhà tù Việt Nam, sống hết đời tôi trong lao lý. Tôi gặp vô số đàn bà, trẻ con nhưng không phải mẹ tôi, em tôi. Xe qua Ngã sáu, quẹo trái. Tôi thấy bệnh viện Saint Paul, trường nữ trung học Gia Long. Con đường Phan Thanh Giản toàn xe đạp. Khi xe qua ngã tư Công Lý - Phan Thanh Giản, tôi cố gắng căng mắt tìm em gái tôi trên vỉa hè dẫn tới trường Regina Mundi. Chẳng có em gái tôi sáng nay. Tôi buông tấm vải bố trùm lấy cái hiện tại mù mịt của tôi.
- Nó cho tụi mình ra miền Trung, Vũ ạ!
- Sao mày biết?
- Chạy xa lộ.
- Nhỡ ra Vũng Tàu thì sao?
- Mẹ, hai ngày cơm nắm thì sức mấy đi Vũng Tàu!
- Sao lúc nãy mày không cầu nguyện?
- Chúa không làm việc đó.
- Ổng làm việc gì?
- Chúa giúp người ta bình yên tâm hồn.
- Vậy mày phải yêu cầu ổng giúp mày gấp, mày đang bấn loạn tâm hồn đó.
Mai bím nói đúng. Tôi làm dấu và lâm râm cầu nguyện. Và, tự nhiên, tôi được soi sáng để nhìn thấy mẹ tôi và em tôi không gặp hoạn nạn nào cả. Mẹ tôi còn sống. Các em tôi đi học sáng nay. Trường Regina Mundi vẫn có đủ các Soeur hiền hòa, đáng kính. Mẹ tôi buồn, dĩ nhiên rồi. Mẹ chỉ thương cha tôi và không biết tôi phiêu bạt nơi nào. Nhưng kìa, tại sao các em tôi cũng buồn trong năm học mới? Có cái gì mất mát chăng? Riêng tôi thì mất mát thật nhiều. Người ta đánh đổi sự mất mát bình thường để được cái gì nhỉ? Theo chú Tường, chắc chắn, để được ý nghĩa cao quý của cuộc sống.
- Tao rất tiếc, Vũ ạ!
- Tiếc gì?
- Nó không cho ra ngoài để lượm khúc dây đồng, thành thử, tao chưa đúc nhựa, khắc tặng mày ông Chúa.
- Mày khắc sau này.
- Nhưng có Chúa, mày đeo trước ngực cũng đỡ buồn chứ. Ổng dám giúp mày sớm về nhà. Tao thấy chúng nó ưa nâng hình ông Chúa nói chuyện thầm thì với ổng. Nhất định tao sẽ sớm làm tặng mày tượng Chúa.
Bọn nhãi lại kêu oai oái ngộp thở. Người ta không thèm để ý. Mai bím vén tấm màn bố cao một chút, cao hơn… Gió lùa vào xe, không, cái chuồng nhốt heo, vù vù. Bọn nhãi dễ chịu. Người ta đỡ mất công dộng báng súng cảnh cáo. Bớp ngộp thở, bầy thú bắt đầu chen lấn. Những con ngồi bị những con đứng đạp trúng, la lối, chửi thề inh ỏi. Không đứa nào nhường đứa nào. Tất cả vô kỷ luật, làm theo ý mình và bất chấp những báng súng dộng lên mui. Mai bím bị mất chức Trưởng phòng rồi, nó kệ xác bọn nhãi, tha hồ đạp đá, cấu xé nhau. Chẳng ai giao nó trách nhiệm giữ trật tự trên xe, nó không ngu dại gì lên tiếng. Nó ngồi cuối xe, đủ khí trời thở hít. Nếu Mai bím bị nhét gần ca bin, nó sẽ lồng lộn, dở đủ trò để ra phía cuối.
Xe đã qua cầu Đồng Nai. Xa lộ thênh thang, phẳng phiu, mặc sức xe chạy. Bộ đội xe sau ra hiệu vén tấm bố trùm kín lên. Bọn nhãi được… giải phóng khí trời. Chúng nó đứng dậy, quay mặt hết cả về phía sau, nách kẹp chặt hai nắm cơm, một tay níu lấy những thanh sắt khung mui xe. Hễ xe lách tránh xe khác hay, bất chợt, thắng lại, bọn nhãi xô dạt lung tung và nắm cơm rơi xuống sàn xe dơ dáy, nếu không nhặt lên kịp, nắm cơm bị chân thú đạp dẫm rã rời, bê bết. Tôi đã đi ba chuyến xe. Chuyến thứ nhất chở tôi từ vỉa hè đến bến Hoa Lư. Chuyến thứ hai từ sân Hoa Lư tới Chí Hòa. Và chuyến thứ ba đang chạy, chưa biết chở tôi về đâu. Chưa biết nó dừng lại bến khổ nào trên mảnh đất nghìn năm thù hận này, nhưng tôi biết chắc nó là chuyến xe ghê gớm. Đến nỗi, dân tù chuyên nghiệp cỡ Mai bím phải lắc đầu, lè lưỡi và luôn miệng chửi thề “Đủ má châm quá, đủ má châm quá.” Chưa bao giờ người ta chở hai mươi con heo trên một chuyến xe vận tải, thế mà người ta đã chở sáu mươi con người. Dẫu người ta có chở một trăm, năm trăm con heo, tôi vẫn thấy heo sướng hơn, heo hạnh phúc hơn người. Vì heo không bị đe dọa bắn chết trên đường dẫn đến lò sát sinh. Và, người ta khỏi cần kè kè súng hộ tống heo như người ta đang kè kè súng dẫn độ bọn nhãi ranh ốm yếu về một nhà tù nào đó của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc!