watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đồi Fanta-Chương 11 - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Chương 11

Tác giả: Duyên Anh

“Đừng buồn đâu sẽ vào đó.” Mai bím ưa nói câu này khi nó thấy tôi chán nản cuộc sống gai góc mà tôi, bé Hai, những đứa nhỏ tuổi hơn nữa, phải đang rộng vòng tay non nớt ôm gọn, ôm chặt vào lòng. Vòng tay tuổi chúng tôi, đáng lẽ được ôm cha mẹ, anh em, thầy cô và ôm nhau, chúng tôi lại ôm cây cổ thụ sần sùi, ôm bó mây gai nhọn hoắt, ôm thùng phân đầy ắp, ôm nỗi đau khổ cùng cực, ôm cái bụng đói ròng rã đêm yên lặng nghe tiếng nước réo sôi sùng sục trong dạ dày. Đôi vai tuổi chúng tôi, thay vì, đeo cặp sách, bình nước tung tăng đến trường, lại vác khúc cây nặng trĩu, gánh đôi nước oằn đòn gánh. Bàn tay tuổi chúng tôi để hái hoa, bắt bướm, vuốt ve trang sách, nâng niu món quà, lại cầm dao cùn chặt rễ cây, chém lồ ô, san gò mối, lấp hố bom. Tôi đã đọc hay đã học giáo lý năm nào, lời yêu thương của Chúa: “Hãy để trẻ con tới cùng ta, vì nước Thiên đàng gồm toàn những người như thế.” Những người đúng ý muốn của Chúa không đến với Chúa, chúng đã đến một nước mà nếu Chúa ngó mắt xuống coi, Chúa sẽ thở dài.
Ở trại lao cải, chẳng có thì giờ để suy nghĩ về nỗi buồn, suy nghĩ về thân phận mình, tương lai mình. Ra bãi, chúng tôi mải miết lao động. Có suy nghĩ là suy nghĩ cách lao động đỡ tốn sức, lao động vẩn vơ mà vẫn qua mắt cán bộ, suy nghĩ làm ít nghỉ nhiều, suy nghĩ cách nói ngọt sớt để khỏi bị ăn đòn, suy nghĩ mớ rau rừng, con ốc suối. Về nhà, chúng tôi mệt đừ. Lại mất công suy nghĩ cách đối phó với bọn trật tự gian ác, suy nghĩ cách đề phòng những đứa xấu bụng thích hãm hại anh em bằng lối báo cáo cán bộ. Thế thôi, đã đủ làm tâm hồn chúng tôi èo ọt. Phải chi tôi là dân vỉa chính cống, tôi dễ hòa nhập vào xã hội vỉa nằm tù. Tôi sẽ làm như dân vỉa làm, nói như dân vỉa nói, ăn đòn như dân vỉa ăn, sống chẳng cần suy nghĩ, chẳng thiết tới tương lai, chẳng biết gì hiện tại, chẳng có quá khứ, chẳng thèm xấu hổ. Vậy cũng xong, đâu vào đó.
Nhưng tôi biết dĩ vãng tôi, biết hiện tại tôi và ham biết tương lai tôi nên tôi phải suy nghĩ. Tôi có cha mẹ, anh em, thầy cô, trường lớp, bạn bè. Tôi có kỷ niệm, có những cuốn sách hay, có trí nhớ tốt nên tôi mới khổ. Một đứa trẻ biết suy nghĩ mà không được suy nghĩ, hãy hình tưởng nó sống giữa đám trẻ vô lại, sống với roi vọt đe dọa thường hằng, nó thế nào nhỉ? Có đứa trẻ nào giống tôi từ khi Thiên chúa tạo lập trái đất và loài người? Mai bím thật tốt, đối với tôi. Nó chỉ là thằng bạn tốt, chưa thể là thằng bạn hiểu nổi những ý nghĩ thầm kín của tôi. Nó sống đơn giản. Tôi sống không đơn giản. Nó sinh ra, lớn lên ở vỉa hè. Tôi sinh ra, lớn lên dưới một mái nhà ấm cúng. Nó khôn hơn tôi nhưng trí khôn của nó là thứ trí khôn vặt vãnh, trí khôn mưu sinh. Nó nói dối và bình yên với sự nói dối của nó. Tôi nói dối thì bị ray rứt, tự xấu hổ với mình. Bất cứ nơi nào Mai bím và bạn vỉa hè nó tới, chúng nó chỉ gặp lẫn nhau, sinh hoạt đơn điệu vỉa hè. Người ta khinh bỉ chúng nó, xa lánh chúng nó. Chú Tường, chẳng hạn, chú ấy muốn tôi nghe và nhớ những lời chú dạy bảo. Chú Tường có bắt Mai bím nghe đâu. Tôi sẽ không phán xét ai, không phán xét Mai bím, chú Tường khuyên dạy tôi rồi. Mà lạ lùng thay, tại sao chú Tường bảo tôi “lấy lại danh dự và phẩm cách con người” cho Mai bím và những thằng như Mai bím? Chú Tường nói hay Chúa mớm lời chú ấy phả vào tâm hồn tôi nhịp điệu xao xuyến của nhiệt tình và lòng tự phụ.
Chúa không bỏ rơi một công dân tội nghiệp của nước Chúa. Chúa không bỏ rơi tôi. Chúa đang soi sáng con đường tối tăm gian khổ trước mắt tôi. Chúa thử thách tôi. “Đừng buồn, đâu sẽ vào đó,” đâu sẽ có đó. Chúa cũng mớm lời cho Mai bím nữa sao? Chúa muốn tôi là nhân vật bi thảm nhất trong số các nhân vật cổ tích bi thảm hay Chúa muốn tôi là thanh thép non tôi luyện bằng lò luyện thép khiếp đảm có một không hai trên thế gian này. Để làm gì, Chúa? Để mai mốt về xum họp gia đình đầy đủ, nhà cửa, tiền bạc gấp ngàn lần xưa hay để “lấy lại danh dự và phẩm cách con người” cho mọi người, cho loài người?
Tại sao Chúa không gọi người lớn, Chúa lại gọi một thằng con nít, bắt nó chịu đựng cực hình thể xác và linh hồn? “Cháu sẽ làm lại quê hương này, tổ quốc này, khởi sự từ sân Hoa Lư một đêm mưa tầm tã. Cháu sẽ là anh hùng dân tộc. Chứ, không phải là những đứa trốn chạy khỏi nước Việt Nam.” Tôi nhớ Chúa, nhớ những bí tích của Chúa và nhớ chú Tường. Chúa, trong ý nghĩ tôi, như cái bóng huyền nhiệm trùm lên chú Tường. “Sống không để thụ hưởng, cháu ạ, mà để thẩm thấu hết nỗi đau khổ trong trời đất. Nếu sống chỉ để ăn ngon, mặc đẹp, học hành đỗ đạt, làm việc nhiều tiền thì ai cũng sống được. Nhưng sống như cháu đang sống, còn sống, trên thế giới chỉ có một mình cháu thôi. Vĩ nhân thường được tạo nên trong niềm thống khổ.” Đó là lời Chúa, lời Chúa mớm chú Tường?
Tôi tự nguyện từ nay không than van, không khóc lóc, không buồn, không tuyệt vọng. Chúa đã gọi tôi, tôi xin nghe Chúa và phải đi tới cuối đường Chúa đợi. Chúa đã không gọi tôi bằng hồi chuông cáo phó, tôi chẳng còn ngờ vực về một tương lai Chúa sắp đặt cho tôi. Vậy tôi cứ phơi thân xác tôi giữa trời, nằm sấp, nằm ngửa để những chuyến tàu oan nghiệt lăn bánh lên, để những chuyến xe đau khổ như chuyến xe Sài Gòn - Đà Nẵng chở đi đến khi nó hết đường chở.
Cán bộ quản giáo kêu tôi làm việc. Tôi mặc quần áo, cài khuy cẩn thận, tới trình diện. Nội quy đã dạy: Đứng cách cán bộ năm thước, ăn nói lễ độ, nghiêm chỉnh, thật thà khi làm việc, thành khẩn khai báo.
- Thưa cán bộ, tôi đã tới.
Cán bộ nhìn tôi, vẫy tay, thân mật:
- Lại gần chút nữa, Vũ.
Tôi bước thêm vài bước.
- Ngồi xuống.
- Cám ơn cán bộ. Tôi đứng được rồi.
- Cho phép ngồi.
- Dạ.
Tôi phải ngồi, vì là lệnh.
- Mày ăn có no không?
- Thưa cán bộ đủ ạ!
- Đủ là chưa no à?
- Dạ, đủ no.
- Tháng sau cho ăn 18 cân.
- Cán bộ cho ăn 18 cân tôi rất cám ơn nhưng sức tôi chỉ ăn hết 15 cân thôi.
- Lệnh, mày chống đối lệnh, hả?
- Thưa cán bộ, tôi đâu dám chống đối.
- Tốt, tao nhận xét mày khá. Mày mới lên đây mà chấp hành kỷ luật nghiêm chỉnh, lao động không lề mề. Mày không chửi thề, nói bậy. Mày lễ phép với cán bộ. Do đó, tao muốn nâng đỡ mày.
- Cám ơn cán bộ.
- Tao tốt với mày, mày phải tốt với tao, phải thành thật.
- Dạ.
- Tao nghe nói có một số thằng công kích thằng Đức và chống đối việc bình bầu thức ăn, mày biết rõ thằng nào chứ?
- Tôi ít chơi với ai.
- Vậy mày theo dõi chúng nó rồi báo cáo tao.
- Thưa cán bộ, tôi ở bãi về là mệt, chỉ thích ngủ.
- Từ nay ít ngủ, chịu khó la cà xem thằng nào hay nói xấu cán bộ, chửi bới người lao động tích cực.
- Cán bộ sai anh em khác.
- Lệnh của tao. Tao chỉ định mày, mày thi hành hay không thì bảo?
- Dạ.
- Tháng sau mày ăn 18 cân.
- Dạ.
- Thôi, về lao động.
Tôi đứng dậy, lễ phép:
- Cám ơn cán bộ.
Về ôm gốc cây sao chặt rễ, tôi buồn quá. Tôi đã hứa không buồn vẩn vơ mà lại cứ buồn. Tâm hồn tôi quay cuồng. Lòng dạ rối bời, cán bộ bắt tôi nghe ngóng những lời nói mang tích cách chống đối để báo cáo. Tôi sẽ đối phó ra sao? Không báo cáo, cán bộ sẽ xử lý tôi thế nào? Mà báo cáo làm anh em bị đòn, tôi sẽ ra sao? Chúng nó khinh bỉ tôi đến mức nào? Chúng nó có để tôi yên không? Chó săn hèn hạ, đó là bốn tiếng nhục nhã chúng nó đã miệt thị những thằng hại anh em. Tôi nỡ để dân vỉa chửi bới mình, khinh bỉ mình à? Cầm con dao, tôi thấy nó nặng chình chịch. Tôi vung dao, chém lia lịa, suýt chém đúng ống chân mình. Mai bím giật nẩy:
- Mày sao thế, Vũ?
- Không sao cả.
- Nó dũa mày, hả?
- Không.
- Nó dọa mày chắc?
- Không, - tôi gắt, - không sao cả. Để tao yên đi.
- Đủ má, kỳ quá.
- Mày chửi tao, hả? - Tôi liệng dao, đứng dậy.
Mai bím nín thinh. Nó bỏ tôi, đi tới chỗ Năm ra phan uống nước. Tôi lượm dao, tiếp tục ngồi chém rễ. Giải lao, tôi cứ ngồi ì dưới gốc cây, tay cầm dao, thả ý nghĩ lên trời. Bé Hai mang gô nước đến. Nó cười toe toét:
- Anh lao động tích cực ghê!
Tôi nhìn bé Hai. Không hiểu đôi mắt tôi lúc ấy dữ dội thế nào mà bé Hai khựng lại, không dám mời tôi uống nước.
- Bé Hai. - Tôi khẽ gọi.
- Dạ.
- Cán bộ nó có bảo em báo cáo với nó đứa nào nói xấu nó không?
- Không.
- Tại sao?
- Tại em bé. Mà nó bảo em, em cũng chả dám làm, tụi nó trùm mền đập em chết. Thà cán bộ nó quất vài roi còn đỡ đau.
Bé Hai đưa gô nước mời tôi. Tôi uống một ngụm. Tự nhiên, cổ tôi nóng bỏng, khô rom. Từ ngày vào tù, đây là lần đầu, tôi thấm sót đau đớn. Ôi, vết thương không chảy máu, không làm phồng bàn tay, không làm thân thể rã rời mà sao nó buốt thế!
- Bé Hai, đội mình có đứa nào đã nhận việc báo cáo với cán bộ chưa?
- Thiếu gì. Anh phải cẩn thận.
- Nếu nó cãi lệnh cán bộ, không báo cáo, nó ăn bao nhiêu roi?
- Hàng chục roi, ăn luôn đấm đá túi bụi.
- Nó chịu một trận thôi à?
- Bị phạt ăn cháo cả tháng. Rồi nó bắt làm việc nặng, không được giải lao, làm riêng một chỗ, chuyển đội lung tung.
Tôi thổi nước cho bớt nóng, uống một hơi. Bé Hai cầm bàn tay tôi, rờ rẫm:
- Anh khá rồi. Chúa thương anh em mình. Đêm nào em cũng cầu nguyện Chúa che chở anh em mình. Sắp Nô en rồi, anh nhỉ? Nó cho vui chơi Nô en, em sẽ làm cái hang đá, em nặn tượng trưng bày. Anh em mình đón Chúa hài đồng. Em thuộc khối bài thánh ca.
Tôi mặc bé Hai nói, lòng bớt bối rối khi nghe tiếng Chúa. Bé Hai làm dấu:
- Lạy Chúa, chúng nó sẽ cấm con làm hang đá, Chúa ơi!
- Mình làm lén. - Tôi nói.
- Nó sẽ bắn mình, anh ạ! Nó ghét Chúa lắm. Ở Mạc Đĩnh Chi, em bị nó giật xâu chuỗi, lấy chân di nát bét. - Bé Hai nghiến răng ken két.
- Quân dữ hung hăng hả, bé Hai?
- Dạ.
Tôi rủ bé Hai lại chỗ bếp của Năm ra phan. Giờ giải lao, bọn nhãi bu quanh bếp khiến Năm ra phan tốn hơi đuổi. Hôm vệ binh tốt, Năm ra phan đuổi lấy lệ. Hôm vệ binh khó khăn, nó đuổi thật lực. Vệ binh thay phiên nhau đi đội. Mỗi ngày mỗi hai vệ binh khác. Quản giáo thì vẫn một. Mai bím đang nấu cóng canh cải trời với bốn con nhái. Những thằng khác nướng bò cạp ăn ngon lành. Thỉnh thoảng, đập được chú rắn, bọn nhãi nướng chín, chia nhau tùng đốt thịt ăn ngọt bùi. Không một sinh vật cựa quậy nào có thể sống sót chung quanh bãi lao động. Cào cào, châu chấu, bò cạp, dế nhái, cóc bị vồ nướng bếp hết. Cả con cú mù lòa ban ngày, hễ bị phát hiện, cũng chết với đám tù lao cải.
- Vũ, Vũ… - Mai bím gọi tôi. Nó nhấc cóng canh khỏi bếp. - Lúc nãy…
- Tao xin lỗi mày, - tôi nói, - lúc nãy tao quá khổ sở.
- Nó chửi mày, hả?
- Không.
- Nó dọa sẽ đánh mày?
- Không. Bỏ qua đi, Mai. Bỏ qua đi, đừng nhắc tới nữa, tao lạy mày.
Mai bím phong phanh hiểu sự bối rối như con bạch tuộc dương râu bám chặt lấy tôi. Nó kéo tôi khỏi bếp:
- Tin tao đi, đâu sẽ vào đó.
Bé Hai toét miệng cười nhìn theo tôi. Tôi thấy lòng ấm lại và cố tin “đâu sẽ vào đó”. Có lẽ, sẽ phải nói cho Mai bím nghe chuyện này.
- Lát tắm, mày khỏi lận nghêu, bắt ốc nghe, Vũ. Tao uốn được hai cái lưỡi câu rồi. Mày đứng cạnh tao để cầm cá.
- Mồi gì?
- Nhái thôi.
Vô lao, hai đứa tôi ngồi chặt rễ cây sao vui vẻ. Đám mây chì đã vụt tan trong đầu óc tôi. Cây sao thật quái đản. Chúng tôi hì hục đào bới đến tầng thứ năm mà vẫn chưa đụng rễ đuôi chuột. Vòng tròn quanh nó đã sâu tới bụng tôi. Tí ngầu nói mỗi cây sao, già hay trẻ, đều có chín tầng rễ. Nó nói thêm, hễ hạ nổi cây này thì chấp tất cả các thứ cây trên rừng. Chắc phải chiều mai chúng tôi mới đụng rễ chuột và đứng dưới tầng thứ chín của địa ngục trần gian. Buổi trưa về suối Mai bím trổ tài câu cá. Nó buộc lưỡi câu bằng sợi dây túi cát se nhỏ. Dây là lưỡi thôi, không cần câu, không phao, đó là lối câu… lao cải. Sợ nước trôi, Mai bím buộc mỗi đầu dây vô ngón tay trỏ. Nó móc mồi và thả câu. Nháy mắt, tay phải nó giật nhẹ. Một con cá mè trắng, mắt đỏ, to cỡ ba ngón tay, dài một ngón rưỡi dẫy dụa trên mặt nước. Tôi gỡ chú cá ra khỏi lưỡi câu. Mai bím sửa lại mồi. Nó lại giật tay trái, chú cá mè nhỏ hơn. Mấy phút đồng hồ, Mai bím “mưu sinh” được năm con cá. Đủ bữa chiều rồi, Mai bím thu cất thu cất dây, lưỡi câu. Và khẩn trương, tắm gội. Bọn nhãi phục Mai bím sát đất. Nó dặn tôi, nếu đứa nào hỏi câu mồi gì, tôi phải nói mồi thuốc. Mai bím sợ bọn nhãi câu hết cá suối của nó.
- Tao đã nói với mày rồi, - Mai bím hí hửng, - mình ăn cá, không ăn ốc.
- Mày nói phét gặp thời. - Tôi kê Mai bím.
- Tao từng câu cá rô ở Phú Lâm, tao hiểu cá khoái đớp gì. Rô khoái thối, lóc khoái tanh. Rô nó ăn cức bạo lắm. Tụi nó câu rô mồi trứng kiến, tao câu rô mồi tép ươn thối. Tao giật lia. Mùi thối dễ dụ cá, câu bằng mồi cơm như tụi nó, đến Tết mới có cá mè.
Mai bím luận về mồi câu hay đáo để. Cái gì nó cũng biết, cũng làm được và làm giỏi. Nó mà được học hành thì thông minh nhất thiên hạ. Nó dạy tôi gò gô, tôi sắp gò xong, một cái gô. “Nhưng mày khó lòng khắc nỗi hình Chúa,” nó quả quyết thế. Nó bảo chỉ nó mới khắc nỗi hình Chúa và Phật. Tôi tin Mai bím không ba hoa. Nó là thằng vất vào chỗ nào cũng biết cách sống. Trên bước đường tù đầy khổ nhục, gặp Mai bím và được nó yêu mến là một niềm hạnh phúc hiếm hoi. Nó chịu đựng giỏi hơn tôi. Sợ hãi khoảng khắc rồi tự làm tan biến sự sợ hãi trong khoảng khắc. Tôi còn phải học ở Mai bím nhiều thứ, những thứ mà tôi tin chắc rằng chẳng có trường lớp, thầy cô, sách vở nào dạy nổi tôi. Giản dị thôi, không sách vở, thầy cô nào biết những gì Mai bím biết.
Hôm nay, tổ tôi trực cơm nước và tôi nằm ở nhóm trực trại trưa. Chia cơm, bây giờ, rắc rối. Ngày tôi mới về trại, cơm gom chung một nồi, chia đồng đều. Người ta bày đặt vấn đề bình bầu mức ăn, thành thử, cơm phải khuân ba nồi. Nồi bốn phần, mức ăn 18 cân. Nồi tám phần, mức ăn 13 cân rưỡi. Nồi 44 phần, mức ăn 15 cân. Cơm bữa sáng thì không định mức ăn. Tích cực hay trây lười cũng lưng chén nhỏ. Tôi nghĩ chúng tôi không được ăn đúng mức. Trước hết, bọn trật tự, bọn nhà bếp ăn bớt phần của chúng tôi. Nhà bếp còn sén cơm để thuê những thằng bổ củi. Sau hết, cách bếp vài chục thước có chuồng heo của cán bộ, mười con heo đã tích cực ăn giùm chúng tôi khối cơm. Do đó, phần cơm teo mòn thê thảm. Những thằng bị ăn 13 cân rưỡi hậm hực, thù hận những thằng ăn 18 cân. Bốn thằng ăn no, tám thằng ăn đói. No, đói rình mò lỗi lầm, nghe ngóng lời ăn tiếng nói để báo cáo cán bộ, bảo vệ 18 cân và ngoi lên 18 cân. Cái không khí đội luôn luôn khó thở vì mức ăn. Nhờ quy định mức ăn, cán bộ ngoài hàng rào có thể nắm vững tình hình sinh hoạt bên trong hàng rào.
Trong khi tôi chia cơm, canh thì Mai bím làm cá, kho vội. Nó xuống bếp lượn một vòng xin dúm muối, trái ớt, đút cái cóng vào bếp lửa hừng hực. Năm con cá mè, Mai bím thân “tặng” Đồng thổi một con, đội phó Tí ngầu một con và bé Hai con nhỏ nhất. Hai đứa tôi, với cóng canh nhái rau cải trời, hai chú cá mè, lùa cơm một cách sung sướng. Buổi trưa trôi đi bình thản. Buổi chiều sẽ trôi đi bình thản. Tôi đếm từng ngày bình thản. Ở trại lao cải, đời sống không bình thản dài dài đâu, mà đầy rẫy bất ổn, lo sợ nên sự bình thản tính từng buổi mà sự thèm khát bay nhảy, ăn uống thì vô cùng. Để lấp kín sự thèm khát và để quên nỗi lo sợ, tù nhãi, không thằng nào rủ thằng nào, mỗi tháng cố tìm một công việc nào đó, ngoài lao động vẹt người ngoài bãi, cho khuây khỏa. Có thằng kiếm được miếng i nốc, mài thật sắc, thật công phu, đi nài nỉ cạo mặt những thằng khác, cạo giùm không ăn công lao gì cả. Có thằng lượm được sợi dây điện, hì hục thửa bộ đồ móc ráy tai để lấy ráy cho những thằng khác, coi việc lấy ráy tai là nguồn vui của mình. Có thằng mài kim, se chỉ khâu vá lung tung. Hết đồ vá, xé luôn áo mình ra khâu lại. Có thằng ngồi kiên nhẫn hàn cóng, gò gô giúp anh em. Có thằng xem nhiều phim chưởng, phim cao bồi, kể vanh vách. Và nhiều thằng bu quanh nghe… “chiếu phim”. Có thằng đánh cờ không thiết ngủ. Có thằng đan giỏ, đan lưới rồi gỡ tung ra đan nữa, đan hoài, đan tới, đan lui y hệt những mụ điên.
Tất cả đều là những đứa không biết hy vọng. Tôi thấy chúng nó ít buồn mà nhiều hận thù. Nhưng chúng nó không bọc lộ sự thù hận và không bao giờ nói mình thù hận ai, thù hận cái gì. Hiện thời, những thằng ăn 13 cân rưỡi và một số thằng ăn 15 cân đang hận thù thằng Đức méo. Tôi sợ, tháng sau, chúng nó sẽ thù hận tôi. Đức méo hiền lành, ít nói. Ở bãi, nó vận chuyển cây xếp đống. Ở nhà, nó chúi mũi vào bàn cờ. Tự nhiên, cán bộ cho nó ăn 18 cân, chứ nó không xin xỏ, không báo cáo anh em. Vậy mà Đức méo, thằng nhãi được cả đội thương hôm qua, bị nửa đội thù ghét hôm nay. Thù ghét vô lý. Chúng nó chỉ nhìn bát cơm vơi. Nạn nhân của sự biểu dương lao động, Đức méo bây giờ lủi thủi như con chó. Tôi thương hại Đức méo nhưng không dám gần gũi nó. Mai bím cảnh cáo tôi bằng câu thơ tù nhái: “Trong tù thấy việc bất bình thì câm.” Tôi đành câm mà lòng vương vướng cái gì thật bùi ngùi.
Buổi tối, bé Hai sang chỗ tôi bàn tiếp dự định đón mừng Chúa giáng sinh. Thằng bé khoái tôi chắc vì nó biết tôi cũng thờ phụng Chúa như nó. Ông thánh tông đồ Phao lô có khổ bằng Phao lồ Hai không nhỉ? Bé Hai có thể thành linh mục, thành thánh nếu mẹ nó không cho các bà xơ và nếu Chúa gọi nó. Chúa đã không gọi nó, Chúa còn bắt nó đi lao cải. Chúa thử thách bé Hai làm chi, hỡi Chúa?
- Anh ạ, em nghĩ xong rồi.
- Em nghĩ xong cái máng cỏ hở, bé Hai?
- Không, một cái cây giáng sinh.
- Nói anh nghe.
- Em chặt một cây nhỏ, hái ít hoa dại và lượm vỏ ốc trắng máng lên cây. Em để cây giáng sinh ở đầu chỗ em nằm, chả đứa nào biết cây gì đâu, anh nhỉ?
- Ừ.
- Em làm hang đá, nặn tượng Đức mẹ, tượng Chúa hài đồng, tượng các vua, tượng thiên thần cũng được; nhưng em sợ chúng nó dẫm chân lên Chúa.
- Cây giáng sinh của em là lòng em dâng lên Chúa, bé Hai ạ.
- Còn anh?
- Anh sẽ dâng Chúa cóng canh tàu bay. Mình đâu có gì dâng Chúa?
- Cóng canh tàu bay nấu với ốc, nhái đi anh. Chúa chưa được ăn món đó.
- Rồi.
- Em sẽ lận ít nghêu.
Bé Hai dễ yêu vô cùng. Các bà xơ đã san sẽ một phần tâm hồn mình cho nó. Giá nó lớn hơn và hư đốn, nó sẽ trốn viện mồ côi, gia nhập đời sống vỉa hè, nó không còn dễ yêu nữa. Chắc chắn, bé Hai sẽ phỉ báng Chúa, ăn nói mất dạy và dính vào khối tội ác.
- Em có mong ngày về không, bé Hai?
- Mong lắm chứ anh.
- Em về đâu?
- Em đi tìm ma xơ của em. Ma xơ sẽ định đời em. Ma xơ bảo đời em thuộc về Chúa. Anh có tin Chúa dẫn mình về không?
- Tin.
- Tin bao nhiêu?
- Tin nhiều, tin vô tận.
Bé Hai làm dấu, đọc một “Kinh kính mừng” dài và về chỗ của nó. Tôi chưa hỏi bé Hai xem nó có gặp đám bạn bè ở viện mồ côi cũ không, nhưng bé Hai chỉ thích đến với tôi, nói chuyện Chúa với tôi nên tôi cứ hiểu rằng, ở trại lao cải Phú Văn, bé Hai là trẻ mồ côi xấu số, tôi là trẻ có gia đình bất hạnh. Hai chúng tôi đều là thần dân của Chúa và đều bị đầy đọa giống nhau. Tôi muốn ví bé Hai như thiên thần. Nó xứng đáng làm thiên thần giữa cái xã hội tù nhãi bầy nhầy, mất nết. Thiên thần bé Hai hàng ngày, ngồi dưới gốc cây giống con cóc, nhìn lên đỉnh ngọn thấy Chúa ngó lơ, hàng đêm đọc kinh cầu nguyện và thấy Chúa hiện về im lặng. Thiên thần bé bỏng, tội nghiệp ấy sẽ lận nghêu nấu nồi canh cải trời mừng Chúa giáng sinh. Thiên thần quả quyết Chúa sẽ khen ngon vì chưa ai dưới thế dâng Chúa món ăn đó. Bình yên cho em. Bé Hai…



“Đừng buồn đâu sẽ vào đó.” Mai bím ưa nói câu này khi nó thấy tôi chán nản cuộc sống gai góc mà tôi, bé Hai, những đứa nhỏ tuổi hơn nữa, phải đang rộng vòng tay non nớt ôm gọn, ôm chặt vào lòng. Vòng tay tuổi chúng tôi, đáng lẽ được ôm cha mẹ, anh em, thầy cô và ôm nhau, chúng tôi lại ôm cây cổ thụ sần sùi, ôm bó mây gai nhọn hoắt, ôm thùng phân đầy ắp, ôm nỗi đau khổ cùng cực, ôm cái bụng đói ròng rã đêm yên lặng nghe tiếng nước réo sôi sùng sục trong dạ dày. Đôi vai tuổi chúng tôi, thay vì, đeo cặp sách, bình nước tung tăng đến trường, lại vác khúc cây nặng trĩu, gánh đôi nước oằn đòn gánh. Bàn tay tuổi chúng tôi để hái hoa, bắt bướm, vuốt ve trang sách, nâng niu món quà, lại cầm dao cùn chặt rễ cây, chém lồ ô, san gò mối, lấp hố bom. Tôi đã đọc hay đã học giáo lý năm nào, lời yêu thương của Chúa: “Hãy để trẻ con tới cùng ta, vì nước Thiên đàng gồm toàn những người như thế.” Những người đúng ý muốn của Chúa không đến với Chúa, chúng đã đến một nước mà nếu Chúa ngó mắt xuống coi, Chúa sẽ thở dài.
Ở trại lao cải, chẳng có thì giờ để suy nghĩ về nỗi buồn, suy nghĩ về thân phận mình, tương lai mình. Ra bãi, chúng tôi mải miết lao động. Có suy nghĩ là suy nghĩ cách lao động đỡ tốn sức, lao động vẩn vơ mà vẫn qua mắt cán bộ, suy nghĩ làm ít nghỉ nhiều, suy nghĩ cách nói ngọt sớt để khỏi bị ăn đòn, suy nghĩ mớ rau rừng, con ốc suối. Về nhà, chúng tôi mệt đừ. Lại mất công suy nghĩ cách đối phó với bọn trật tự gian ác, suy nghĩ cách đề phòng những đứa xấu bụng thích hãm hại anh em bằng lối báo cáo cán bộ. Thế thôi, đã đủ làm tâm hồn chúng tôi èo ọt. Phải chi tôi là dân vỉa chính cống, tôi dễ hòa nhập vào xã hội vỉa nằm tù. Tôi sẽ làm như dân vỉa làm, nói như dân vỉa nói, ăn đòn như dân vỉa ăn, sống chẳng cần suy nghĩ, chẳng thiết tới tương lai, chẳng biết gì hiện tại, chẳng có quá khứ, chẳng thèm xấu hổ. Vậy cũng xong, đâu vào đó.
Nhưng tôi biết dĩ vãng tôi, biết hiện tại tôi và ham biết tương lai tôi nên tôi phải suy nghĩ. Tôi có cha mẹ, anh em, thầy cô, trường lớp, bạn bè. Tôi có kỷ niệm, có những cuốn sách hay, có trí nhớ tốt nên tôi mới khổ. Một đứa trẻ biết suy nghĩ mà không được suy nghĩ, hãy hình tưởng nó sống giữa đám trẻ vô lại, sống với roi vọt đe dọa thường hằng, nó thế nào nhỉ? Có đứa trẻ nào giống tôi từ khi Thiên chúa tạo lập trái đất và loài người? Mai bím thật tốt, đối với tôi. Nó chỉ là thằng bạn tốt, chưa thể là thằng bạn hiểu nổi những ý nghĩ thầm kín của tôi. Nó sống đơn giản. Tôi sống không đơn giản. Nó sinh ra, lớn lên ở vỉa hè. Tôi sinh ra, lớn lên dưới một mái nhà ấm cúng. Nó khôn hơn tôi nhưng trí khôn của nó là thứ trí khôn vặt vãnh, trí khôn mưu sinh. Nó nói dối và bình yên với sự nói dối của nó. Tôi nói dối thì bị ray rứt, tự xấu hổ với mình. Bất cứ nơi nào Mai bím và bạn vỉa hè nó tới, chúng nó chỉ gặp lẫn nhau, sinh hoạt đơn điệu vỉa hè. Người ta khinh bỉ chúng nó, xa lánh chúng nó. Chú Tường, chẳng hạn, chú ấy muốn tôi nghe và nhớ những lời chú dạy bảo. Chú Tường có bắt Mai bím nghe đâu. Tôi sẽ không phán xét ai, không phán xét Mai bím, chú Tường khuyên dạy tôi rồi. Mà lạ lùng thay, tại sao chú Tường bảo tôi “lấy lại danh dự và phẩm cách con người” cho Mai bím và những thằng như Mai bím? Chú Tường nói hay Chúa mớm lời chú ấy phả vào tâm hồn tôi nhịp điệu xao xuyến của nhiệt tình và lòng tự phụ.
Chúa không bỏ rơi một công dân tội nghiệp của nước Chúa. Chúa không bỏ rơi tôi. Chúa đang soi sáng con đường tối tăm gian khổ trước mắt tôi. Chúa thử thách tôi. “Đừng buồn, đâu sẽ vào đó,” đâu sẽ có đó. Chúa cũng mớm lời cho Mai bím nữa sao? Chúa muốn tôi là nhân vật bi thảm nhất trong số các nhân vật cổ tích bi thảm hay Chúa muốn tôi là thanh thép non tôi luyện bằng lò luyện thép khiếp đảm có một không hai trên thế gian này. Để làm gì, Chúa? Để mai mốt về xum họp gia đình đầy đủ, nhà cửa, tiền bạc gấp ngàn lần xưa hay để “lấy lại danh dự và phẩm cách con người” cho mọi người, cho loài người?
Tại sao Chúa không gọi người lớn, Chúa lại gọi một thằng con nít, bắt nó chịu đựng cực hình thể xác và linh hồn? “Cháu sẽ làm lại quê hương này, tổ quốc này, khởi sự từ sân Hoa Lư một đêm mưa tầm tã. Cháu sẽ là anh hùng dân tộc. Chứ, không phải là những đứa trốn chạy khỏi nước Việt Nam.” Tôi nhớ Chúa, nhớ những bí tích của Chúa và nhớ chú Tường. Chúa, trong ý nghĩ tôi, như cái bóng huyền nhiệm trùm lên chú Tường. “Sống không để thụ hưởng, cháu ạ, mà để thẩm thấu hết nỗi đau khổ trong trời đất. Nếu sống chỉ để ăn ngon, mặc đẹp, học hành đỗ đạt, làm việc nhiều tiền thì ai cũng sống được. Nhưng sống như cháu đang sống, còn sống, trên thế giới chỉ có một mình cháu thôi. Vĩ nhân thường được tạo nên trong niềm thống khổ.” Đó là lời Chúa, lời Chúa mớm chú Tường?
Tôi tự nguyện từ nay không than van, không khóc lóc, không buồn, không tuyệt vọng. Chúa đã gọi tôi, tôi xin nghe Chúa và phải đi tới cuối đường Chúa đợi. Chúa đã không gọi tôi bằng hồi chuông cáo phó, tôi chẳng còn ngờ vực về một tương lai Chúa sắp đặt cho tôi. Vậy tôi cứ phơi thân xác tôi giữa trời, nằm sấp, nằm ngửa để những chuyến tàu oan nghiệt lăn bánh lên, để những chuyến xe đau khổ như chuyến xe Sài Gòn - Đà Nẵng chở đi đến khi nó hết đường chở.
Cán bộ quản giáo kêu tôi làm việc. Tôi mặc quần áo, cài khuy cẩn thận, tới trình diện. Nội quy đã dạy: Đứng cách cán bộ năm thước, ăn nói lễ độ, nghiêm chỉnh, thật thà khi làm việc, thành khẩn khai báo.
- Thưa cán bộ, tôi đã tới.
Cán bộ nhìn tôi, vẫy tay, thân mật:
- Lại gần chút nữa, Vũ.
Tôi bước thêm vài bước.
- Ngồi xuống.
- Cám ơn cán bộ. Tôi đứng được rồi.
- Cho phép ngồi.
- Dạ.
Tôi phải ngồi, vì là lệnh.
- Mày ăn có no không?
- Thưa cán bộ đủ ạ!
- Đủ là chưa no à?
- Dạ, đủ no.
- Tháng sau cho ăn 18 cân.
- Cán bộ cho ăn 18 cân tôi rất cám ơn nhưng sức tôi chỉ ăn hết 15 cân thôi.
- Lệnh, mày chống đối lệnh, hả?
- Thưa cán bộ, tôi đâu dám chống đối.
- Tốt, tao nhận xét mày khá. Mày mới lên đây mà chấp hành kỷ luật nghiêm chỉnh, lao động không lề mề. Mày không chửi thề, nói bậy. Mày lễ phép với cán bộ. Do đó, tao muốn nâng đỡ mày.
- Cám ơn cán bộ.
- Tao tốt với mày, mày phải tốt với tao, phải thành thật.
- Dạ.
- Tao nghe nói có một số thằng công kích thằng Đức và chống đối việc bình bầu thức ăn, mày biết rõ thằng nào chứ?
- Tôi ít chơi với ai.
- Vậy mày theo dõi chúng nó rồi báo cáo tao.
- Thưa cán bộ, tôi ở bãi về là mệt, chỉ thích ngủ.
- Từ nay ít ngủ, chịu khó la cà xem thằng nào hay nói xấu cán bộ, chửi bới người lao động tích cực.
- Cán bộ sai anh em khác.
- Lệnh của tao. Tao chỉ định mày, mày thi hành hay không thì bảo?
- Dạ.
- Tháng sau mày ăn 18 cân.
- Dạ.
- Thôi, về lao động.
Tôi đứng dậy, lễ phép:
- Cám ơn cán bộ.
Về ôm gốc cây sao chặt rễ, tôi buồn quá. Tôi đã hứa không buồn vẩn vơ mà lại cứ buồn. Tâm hồn tôi quay cuồng. Lòng dạ rối bời, cán bộ bắt tôi nghe ngóng những lời nói mang tích cách chống đối để báo cáo. Tôi sẽ đối phó ra sao? Không báo cáo, cán bộ sẽ xử lý tôi thế nào? Mà báo cáo làm anh em bị đòn, tôi sẽ ra sao? Chúng nó khinh bỉ tôi đến mức nào? Chúng nó có để tôi yên không? Chó săn hèn hạ, đó là bốn tiếng nhục nhã chúng nó đã miệt thị những thằng hại anh em. Tôi nỡ để dân vỉa chửi bới mình, khinh bỉ mình à? Cầm con dao, tôi thấy nó nặng chình chịch. Tôi vung dao, chém lia lịa, suýt chém đúng ống chân mình. Mai bím giật nẩy:
- Mày sao thế, Vũ?
- Không sao cả.
- Nó dũa mày, hả?
- Không.
- Nó dọa mày chắc?
- Không, - tôi gắt, - không sao cả. Để tao yên đi.
- Đủ má, kỳ quá.
- Mày chửi tao, hả? - Tôi liệng dao, đứng dậy.
Mai bím nín thinh. Nó bỏ tôi, đi tới chỗ Năm ra phan uống nước. Tôi lượm dao, tiếp tục ngồi chém rễ. Giải lao, tôi cứ ngồi ì dưới gốc cây, tay cầm dao, thả ý nghĩ lên trời. Bé Hai mang gô nước đến. Nó cười toe toét:
- Anh lao động tích cực ghê!
Tôi nhìn bé Hai. Không hiểu đôi mắt tôi lúc ấy dữ dội thế nào mà bé Hai khựng lại, không dám mời tôi uống nước.
- Bé Hai. - Tôi khẽ gọi.
- Dạ.
- Cán bộ nó có bảo em báo cáo với nó đứa nào nói xấu nó không?
- Không.
- Tại sao?
- Tại em bé. Mà nó bảo em, em cũng chả dám làm, tụi nó trùm mền đập em chết. Thà cán bộ nó quất vài roi còn đỡ đau.
Bé Hai đưa gô nước mời tôi. Tôi uống một ngụm. Tự nhiên, cổ tôi nóng bỏng, khô rom. Từ ngày vào tù, đây là lần đầu, tôi thấm sót đau đớn. Ôi, vết thương không chảy máu, không làm phồng bàn tay, không làm thân thể rã rời mà sao nó buốt thế!
- Bé Hai, đội mình có đứa nào đã nhận việc báo cáo với cán bộ chưa?
- Thiếu gì. Anh phải cẩn thận.
- Nếu nó cãi lệnh cán bộ, không báo cáo, nó ăn bao nhiêu roi?
- Hàng chục roi, ăn luôn đấm đá túi bụi.
- Nó chịu một trận thôi à?
- Bị phạt ăn cháo cả tháng. Rồi nó bắt làm việc nặng, không được giải lao, làm riêng một chỗ, chuyển đội lung tung.
Tôi thổi nước cho bớt nóng, uống một hơi. Bé Hai cầm bàn tay tôi, rờ rẫm:
- Anh khá rồi. Chúa thương anh em mình. Đêm nào em cũng cầu nguyện Chúa che chở anh em mình. Sắp Nô en rồi, anh nhỉ? Nó cho vui chơi Nô en, em sẽ làm cái hang đá, em nặn tượng trưng bày. Anh em mình đón Chúa hài đồng. Em thuộc khối bài thánh ca.
Tôi mặc bé Hai nói, lòng bớt bối rối khi nghe tiếng Chúa. Bé Hai làm dấu:
- Lạy Chúa, chúng nó sẽ cấm con làm hang đá, Chúa ơi!
- Mình làm lén. - Tôi nói.
- Nó sẽ bắn mình, anh ạ! Nó ghét Chúa lắm. Ở Mạc Đĩnh Chi, em bị nó giật xâu chuỗi, lấy chân di nát bét. - Bé Hai nghiến răng ken két.
- Quân dữ hung hăng hả, bé Hai?
- Dạ.
Tôi rủ bé Hai lại chỗ bếp của Năm ra phan. Giờ giải lao, bọn nhãi bu quanh bếp khiến Năm ra phan tốn hơi đuổi. Hôm vệ binh tốt, Năm ra phan đuổi lấy lệ. Hôm vệ binh khó khăn, nó đuổi thật lực. Vệ binh thay phiên nhau đi đội. Mỗi ngày mỗi hai vệ binh khác. Quản giáo thì vẫn một. Mai bím đang nấu cóng canh cải trời với bốn con nhái. Những thằng khác nướng bò cạp ăn ngon lành. Thỉnh thoảng, đập được chú rắn, bọn nhãi nướng chín, chia nhau tùng đốt thịt ăn ngọt bùi. Không một sinh vật cựa quậy nào có thể sống sót chung quanh bãi lao động. Cào cào, châu chấu, bò cạp, dế nhái, cóc bị vồ nướng bếp hết. Cả con cú mù lòa ban ngày, hễ bị phát hiện, cũng chết với đám tù lao cải.
- Vũ, Vũ… - Mai bím gọi tôi. Nó nhấc cóng canh khỏi bếp. - Lúc nãy…
- Tao xin lỗi mày, - tôi nói, - lúc nãy tao quá khổ sở.
- Nó chửi mày, hả?
- Không.
- Nó dọa sẽ đánh mày?
- Không. Bỏ qua đi, Mai. Bỏ qua đi, đừng nhắc tới nữa, tao lạy mày.
Mai bím phong phanh hiểu sự bối rối như con bạch tuộc dương râu bám chặt lấy tôi. Nó kéo tôi khỏi bếp:
- Tin tao đi, đâu sẽ vào đó.
Bé Hai toét miệng cười nhìn theo tôi. Tôi thấy lòng ấm lại và cố tin “đâu sẽ vào đó”. Có lẽ, sẽ phải nói cho Mai bím nghe chuyện này.
- Lát tắm, mày khỏi lận nghêu, bắt ốc nghe, Vũ. Tao uốn được hai cái lưỡi câu rồi. Mày đứng cạnh tao để cầm cá.
- Mồi gì?
- Nhái thôi.
Vô lao, hai đứa tôi ngồi chặt rễ cây sao vui vẻ. Đám mây chì đã vụt tan trong đầu óc tôi. Cây sao thật quái đản. Chúng tôi hì hục đào bới đến tầng thứ năm mà vẫn chưa đụng rễ đuôi chuột. Vòng tròn quanh nó đã sâu tới bụng tôi. Tí ngầu nói mỗi cây sao, già hay trẻ, đều có chín tầng rễ. Nó nói thêm, hễ hạ nổi cây này thì chấp tất cả các thứ cây trên rừng. Chắc phải chiều mai chúng tôi mới đụng rễ chuột và đứng dưới tầng thứ chín của địa ngục trần gian. Buổi trưa về suối Mai bím trổ tài câu cá. Nó buộc lưỡi câu bằng sợi dây túi cát se nhỏ. Dây là lưỡi thôi, không cần câu, không phao, đó là lối câu… lao cải. Sợ nước trôi, Mai bím buộc mỗi đầu dây vô ngón tay trỏ. Nó móc mồi và thả câu. Nháy mắt, tay phải nó giật nhẹ. Một con cá mè trắng, mắt đỏ, to cỡ ba ngón tay, dài một ngón rưỡi dẫy dụa trên mặt nước. Tôi gỡ chú cá ra khỏi lưỡi câu. Mai bím sửa lại mồi. Nó lại giật tay trái, chú cá mè nhỏ hơn. Mấy phút đồng hồ, Mai bím “mưu sinh” được năm con cá. Đủ bữa chiều rồi, Mai bím thu cất thu cất dây, lưỡi câu. Và khẩn trương, tắm gội. Bọn nhãi phục Mai bím sát đất. Nó dặn tôi, nếu đứa nào hỏi câu mồi gì, tôi phải nói mồi thuốc. Mai bím sợ bọn nhãi câu hết cá suối của nó.
- Tao đã nói với mày rồi, - Mai bím hí hửng, - mình ăn cá, không ăn ốc.
- Mày nói phét gặp thời. - Tôi kê Mai bím.
- Tao từng câu cá rô ở Phú Lâm, tao hiểu cá khoái đớp gì. Rô khoái thối, lóc khoái tanh. Rô nó ăn cức bạo lắm. Tụi nó câu rô mồi trứng kiến, tao câu rô mồi tép ươn thối. Tao giật lia. Mùi thối dễ dụ cá, câu bằng mồi cơm như tụi nó, đến Tết mới có cá mè.
Mai bím luận về mồi câu hay đáo để. Cái gì nó cũng biết, cũng làm được và làm giỏi. Nó mà được học hành thì thông minh nhất thiên hạ. Nó dạy tôi gò gô, tôi sắp gò xong, một cái gô. “Nhưng mày khó lòng khắc nỗi hình Chúa,” nó quả quyết thế. Nó bảo chỉ nó mới khắc nỗi hình Chúa và Phật. Tôi tin Mai bím không ba hoa. Nó là thằng vất vào chỗ nào cũng biết cách sống. Trên bước đường tù đầy khổ nhục, gặp Mai bím và được nó yêu mến là một niềm hạnh phúc hiếm hoi. Nó chịu đựng giỏi hơn tôi. Sợ hãi khoảng khắc rồi tự làm tan biến sự sợ hãi trong khoảng khắc. Tôi còn phải học ở Mai bím nhiều thứ, những thứ mà tôi tin chắc rằng chẳng có trường lớp, thầy cô, sách vở nào dạy nổi tôi. Giản dị thôi, không sách vở, thầy cô nào biết những gì Mai bím biết.
Hôm nay, tổ tôi trực cơm nước và tôi nằm ở nhóm trực trại trưa. Chia cơm, bây giờ, rắc rối. Ngày tôi mới về trại, cơm gom chung một nồi, chia đồng đều. Người ta bày đặt vấn đề bình bầu mức ăn, thành thử, cơm phải khuân ba nồi. Nồi bốn phần, mức ăn 18 cân. Nồi tám phần, mức ăn 13 cân rưỡi. Nồi 44 phần, mức ăn 15 cân. Cơm bữa sáng thì không định mức ăn. Tích cực hay trây lười cũng lưng chén nhỏ. Tôi nghĩ chúng tôi không được ăn đúng mức. Trước hết, bọn trật tự, bọn nhà bếp ăn bớt phần của chúng tôi. Nhà bếp còn sén cơm để thuê những thằng bổ củi. Sau hết, cách bếp vài chục thước có chuồng heo của cán bộ, mười con heo đã tích cực ăn giùm chúng tôi khối cơm. Do đó, phần cơm teo mòn thê thảm. Những thằng bị ăn 13 cân rưỡi hậm hực, thù hận những thằng ăn 18 cân. Bốn thằng ăn no, tám thằng ăn đói. No, đói rình mò lỗi lầm, nghe ngóng lời ăn tiếng nói để báo cáo cán bộ, bảo vệ 18 cân và ngoi lên 18 cân. Cái không khí đội luôn luôn khó thở vì mức ăn. Nhờ quy định mức ăn, cán bộ ngoài hàng rào có thể nắm vững tình hình sinh hoạt bên trong hàng rào.
Trong khi tôi chia cơm, canh thì Mai bím làm cá, kho vội. Nó xuống bếp lượn một vòng xin dúm muối, trái ớt, đút cái cóng vào bếp lửa hừng hực. Năm con cá mè, Mai bím thân “tặng” Đồng thổi một con, đội phó Tí ngầu một con và bé Hai con nhỏ nhất. Hai đứa tôi, với cóng canh nhái rau cải trời, hai chú cá mè, lùa cơm một cách sung sướng. Buổi trưa trôi đi bình thản. Buổi chiều sẽ trôi đi bình thản. Tôi đếm từng ngày bình thản. Ở trại lao cải, đời sống không bình thản dài dài đâu, mà đầy rẫy bất ổn, lo sợ nên sự bình thản tính từng buổi mà sự thèm khát bay nhảy, ăn uống thì vô cùng. Để lấp kín sự thèm khát và để quên nỗi lo sợ, tù nhãi, không thằng nào rủ thằng nào, mỗi tháng cố tìm một công việc nào đó, ngoài lao động vẹt người ngoài bãi, cho khuây khỏa. Có thằng kiếm được miếng i nốc, mài thật sắc, thật công phu, đi nài nỉ cạo mặt những thằng khác, cạo giùm không ăn công lao gì cả. Có thằng lượm được sợi dây điện, hì hục thửa bộ đồ móc ráy tai để lấy ráy cho những thằng khác, coi việc lấy ráy tai là nguồn vui của mình. Có thằng mài kim, se chỉ khâu vá lung tung. Hết đồ vá, xé luôn áo mình ra khâu lại. Có thằng ngồi kiên nhẫn hàn cóng, gò gô giúp anh em. Có thằng xem nhiều phim chưởng, phim cao bồi, kể vanh vách. Và nhiều thằng bu quanh nghe… “chiếu phim”. Có thằng đánh cờ không thiết ngủ. Có thằng đan giỏ, đan lưới rồi gỡ tung ra đan nữa, đan hoài, đan tới, đan lui y hệt những mụ điên.
Tất cả đều là những đứa không biết hy vọng. Tôi thấy chúng nó ít buồn mà nhiều hận thù. Nhưng chúng nó không bọc lộ sự thù hận và không bao giờ nói mình thù hận ai, thù hận cái gì. Hiện thời, những thằng ăn 13 cân rưỡi và một số thằng ăn 15 cân đang hận thù thằng Đức méo. Tôi sợ, tháng sau, chúng nó sẽ thù hận tôi. Đức méo hiền lành, ít nói. Ở bãi, nó vận chuyển cây xếp đống. Ở nhà, nó chúi mũi vào bàn cờ. Tự nhiên, cán bộ cho nó ăn 18 cân, chứ nó không xin xỏ, không báo cáo anh em. Vậy mà Đức méo, thằng nhãi được cả đội thương hôm qua, bị nửa đội thù ghét hôm nay. Thù ghét vô lý. Chúng nó chỉ nhìn bát cơm vơi. Nạn nhân của sự biểu dương lao động, Đức méo bây giờ lủi thủi như con chó. Tôi thương hại Đức méo nhưng không dám gần gũi nó. Mai bím cảnh cáo tôi bằng câu thơ tù nhái: “Trong tù thấy việc bất bình thì câm.” Tôi đành câm mà lòng vương vướng cái gì thật bùi ngùi.
Buổi tối, bé Hai sang chỗ tôi bàn tiếp dự định đón mừng Chúa giáng sinh. Thằng bé khoái tôi chắc vì nó biết tôi cũng thờ phụng Chúa như nó. Ông thánh tông đồ Phao lô có khổ bằng Phao lồ Hai không nhỉ? Bé Hai có thể thành linh mục, thành thánh nếu mẹ nó không cho các bà xơ và nếu Chúa gọi nó. Chúa đã không gọi nó, Chúa còn bắt nó đi lao cải. Chúa thử thách bé Hai làm chi, hỡi Chúa?
- Anh ạ, em nghĩ xong rồi.
- Em nghĩ xong cái máng cỏ hở, bé Hai?
- Không, một cái cây giáng sinh.
- Nói anh nghe.
- Em chặt một cây nhỏ, hái ít hoa dại và lượm vỏ ốc trắng máng lên cây. Em để cây giáng sinh ở đầu chỗ em nằm, chả đứa nào biết cây gì đâu, anh nhỉ?
- Ừ.
- Em làm hang đá, nặn tượng Đức mẹ, tượng Chúa hài đồng, tượng các vua, tượng thiên thần cũng được; nhưng em sợ chúng nó dẫm chân lên Chúa.
- Cây giáng sinh của em là lòng em dâng lên Chúa, bé Hai ạ.
- Còn anh?
- Anh sẽ dâng Chúa cóng canh tàu bay. Mình đâu có gì dâng Chúa?
- Cóng canh tàu bay nấu với ốc, nhái đi anh. Chúa chưa được ăn món đó.
- Rồi.
- Em sẽ lận ít nghêu.
Bé Hai dễ yêu vô cùng. Các bà xơ đã san sẽ một phần tâm hồn mình cho nó. Giá nó lớn hơn và hư đốn, nó sẽ trốn viện mồ côi, gia nhập đời sống vỉa hè, nó không còn dễ yêu nữa. Chắc chắn, bé Hai sẽ phỉ báng Chúa, ăn nói mất dạy và dính vào khối tội ác.
- Em có mong ngày về không, bé Hai?
- Mong lắm chứ anh.
- Em về đâu?
- Em đi tìm ma xơ của em. Ma xơ sẽ định đời em. Ma xơ bảo đời em thuộc về Chúa. Anh có tin Chúa dẫn mình về không?
- Tin.
- Tin bao nhiêu?
- Tin nhiều, tin vô tận.
Bé Hai làm dấu, đọc một “Kinh kính mừng” dài và về chỗ của nó. Tôi chưa hỏi bé Hai xem nó có gặp đám bạn bè ở viện mồ côi cũ không, nhưng bé Hai chỉ thích đến với tôi, nói chuyện Chúa với tôi nên tôi cứ hiểu rằng, ở trại lao cải Phú Văn, bé Hai là trẻ mồ côi xấu số, tôi là trẻ có gia đình bất hạnh. Hai chúng tôi đều là thần dân của Chúa và đều bị đầy đọa giống nhau. Tôi muốn ví bé Hai như thiên thần. Nó xứng đáng làm thiên thần giữa cái xã hội tù nhãi bầy nhầy, mất nết. Thiên thần bé Hai hàng ngày, ngồi dưới gốc cây giống con cóc, nhìn lên đỉnh ngọn thấy Chúa ngó lơ, hàng đêm đọc kinh cầu nguyện và thấy Chúa hiện về im lặng. Thiên thần bé bỏng, tội nghiệp ấy sẽ lận nghêu nấu nồi canh cải trời mừng Chúa giáng sinh. Thiên thần quả quyết Chúa sẽ khen ngon vì chưa ai dưới thế dâng Chúa món ăn đó. Bình yên cho em. Bé Hai…
Đồi Fanta
Thay lời tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Đoạn kết