watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đồi Fanta-Chương 18 - tác giả Duyên Anh Duyên Anh

Duyên Anh

Chương 18

Tác giả: Duyên Anh

Mùa mưa là mùa dễ chịu. Rau xanh khỏi phải oằn lưng gánh nước tưới. Nông nghiệp, phát hoang trú mưa ngoài bãi dài dài. Lâm sản kiếm được nhiều măng ăn độn, tuy rừng ấm nhiều vắt, muỗi. Chúng tôi có niềm vui bình bầu mức ăn cho ông Trời. Nếu trời mưa ròng rã suốt đêm, sáng tạnh ráo, chúng tôi bắt ông Trời làm tự kiểm và dọa kỷ luật ông. Nếu Trời mưa cả ngày, chúng tôi nâng mức ăn ông Trời lên 18 cân. nếu ông ấy mưa nửa ngày, ông bị tụt xuống 15 cân. Nhưng nếu ông mưa trong giấc ngủ trưa, kẻng tập họp lao động ông bèn tạnh, ông chỉ còn hưởng 13 cân rưỡi. Trời không sợ chúng tôi. Trời sợ cán bộ nên ông ấy thường mưa vào giờ giấc chúng tôi không cần và tạnh vào giờ giấc xếp hàng ra bãi. Ông ấy độc ác lắm.
Năm nay mưa sớm. Tôi đã thêm một cái Tết lao cải cơm thịt no nê mỗi ngày mồng một. Mồng hai là khoai lang đều đều. Ít nhất bọn lâm sản đã chôn lai rai mười đứa chết vì suy nhược. Những đứa này, qua cơn sốt nặng, lăn kềnh ra chết. Dinh dưỡng toàn khoai, sắn và bắp đá với cải già, mà lao động thì phải tích cực, sống sao nổi! Nhiều đứa đau răng, hư răng. Thổi ác mô ni ca những bản trường ca bắp đá vô tận. Máy nghiền ngô cũng hỏng nữa là răng trẻ con. Còn sắn bổ gì? Còn khoai bổ gì? Sắn làm nóng ruột. Khoai nhuận tràng, nhuận quá tiêu chảy. Chúng tôi thèm thịt, thèm đường chảy nước dãi. Thèm quá, bắt cắc kè, cắc ké, câu rắn mối nướng hay nấu cháo khoai. Có đứa bắt hàng xô cóc, cắt đầu, lột da, mổ xé nấu với sắn. Ăn xong thì nôn mửa, động kinh. Có đứa hái nhầm nấm độc, ăn xong nằm mở mắt trừng trừng, miệng méo xệch và chân tay dẫy đành đạch. Thảm cảnh này diễn ra liên miên ở trại lao cải. Thuốc men không có, bị bệnh nặng kể như chuẩn bị khai tử.
Qua mùa mưa nhàn nhã, tôi chuyển qua tổ tưới. Một ngày tôi phải gánh tám mươi xô nước, tức là bốn mươi đôi. Hôm đầu gánh nước, cổ nghệch một bên, rụt lại; vai muốn sụm xuống. Từ suối lên bờ là con dốc thoai thoải, gánh nặng tưởng thót cả bụng. Mất nửa tháng mới quen nghề, biết đổi vai. Cán bộ khoán mỗi thằng tổ tưới bốn mươi đôi nước mỗi ngày, tưới nhanh nghỉ sớm. Nhưng không thằng nào tưới nhanh cả. Tổ trưởng của tôi rút tỉa kinh nghiệm khoán “để mày sáng mắt ra” như vầy: “Hồi đầu nó khoán ngày hai mươi đôi, làm sớm nghỉ sớm. Tụi tao ham nghỉ sớm, gánh lẹ. Ngồi tán gẫu trong lúc bọn nó lao động mờ người, tụi tao khoái hơn. Được ba hôm, nó bảo khả năng còn gánh hơn, khoán ba mươi đôi, làm sớm nghỉ sớm. Tụi tao lại vào bẫy. Lên bốn mươi thì hết ham nghỉ sớm.” Tôi sáng mắt ngay. Chúng tôi thong thả gánh nước, hết giờ làm việc, miễn chỉ hai mươi lăm đôi mỗi buổi sáng, mười lăm đôi buổi chiều.
Tôi ngán nhất công tác gánh nước tiểu. Bốn ngày một lần, vô trại vục nước tiểu gánh ra bãi. Phải đi từ từ, đi nhanh xô nó đong đưa rớt nước tiểu xuống sân là ốm đòn. Nước tiểu nồng nặc, cay xè mắt. Nó dính vào tay rửa mãi vẫn còn mùi khai. Giữa trời nắng hừng hực, pha nước tiểu với nước suối tưới rau là cực hình. Vậy mà tôi cũng làm được. Chú Tường luôn luôn đúng. Nỗi khổ mà tôi đã chịu đựng, nay tôi mới thấy, cả những đứa trẻ bằng tuổi tôi, khổ nhất thế giới, chả đáng so sánh. Tôi đã được đọc cuốn Vô Gia Đình do ông Hà Mai Anh dịch. Cái thằng Rémy nhằm nhò gì. Nỗi khổ của nó bé tẹo. Nó còn có ông thầy giang hồ trứ danh dạy đàn hát, còn gặp khối người giúp đỡ nó. Chứ tôi, ai dạy tôi? Người ta chỉ quất dây điện tím bầm thân thể tôi, đạp tôi xuống hầm biệt giam và dạy tôi nói dối, nói láo. Nó mà như tôi, nó đã chết mất xác. Nó hạ nổi cây sao chín tầng rễ bằng và một rễ chuột không? Nó san nổi gò mối xi măng cốt sắt không? Nó lên luống khoai nổi không? Nó dám xuống hầm phân vục cứt đầy xô dòi bọ lổm nhổm lên cánh tay không? Vậy mà hồi xưa đọc truyện thằng Rémy, tôi thương nó quá, tôi khóc sướt mướt. Bây giờ tôi thấy nỗi khổ của nó như mục ghẻ nước, chưa được ví với nửa ngọn roi dây điện. Còn cái thằng David Copperfields, thằng Daniel Eyssette thì khổ kiểu túng tiền tiêu vặt thôi. Lại cái thằng thần đồng Josiléto ca hát sướng như tiên mà thiên hạ giàn giụa nước mắt tội nghiệp nó mồ côi mồ cút. Nó thua bé Hai nghìn lần. Nó dám đi trên chiếc xe vận tải khứ hồi Sài Gòn - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Sài Gòn không?
Chú Tường nói con người có số phận, đất nước có số phận. Tôi đã nổi trôi theo vận mệnh đất nước tôi, đất nước Việt Nam nghìn đời yêu dấu và nghìn đời đau khổ. Nỗi đau khổ của tôi chìm vào nỗi đau khổ của quê hương tôi, tưởng chỉ có tôi mới là đứa trẻ đau khổ nhất của loài người, chú Tường đã dạy tôi biết hãnh diện vì nỗi đau khổ của mình. Cám ơn chú, cháu muốn đau khổ thêm, cháu muốn đi đến tận cùng của nỗi đau khổ.
Tôi thấy khi mình buông thả đời mình cho nó đến đâu mặc nó thì ngày tháng trôi thật nhanh. Mình cứ nghĩ ngợi vẩn vơ, nhất là nghĩ tới ngày người ta thả mình về thì ngày tháng chậm rì. Từ hôm ở hầm biệt giam lên, tôi không sợ chết, sợ khổ nữa… Tôi chấp nhận nghịch cảnh, chẳng thèm nghiến răng. Mình chỉ sợ hãi cái gì chưa tới hay sắp tới, không sợ hãi cái gì đã tới. Mùa nắng tiếp thu mùa mưa và Giáng sinh chuẩn bị tiếp thu mùa nắng. Bất ngờ, hôm nay người ta chở về trại xe cá. Mùi cá ươn thối nồng nặc khắp trại. Nhà bếp kho cá với muối và phát cho chúng tôi ê hề. Tôi vốn ghét cá biển từ nhỏ nhưng bọn nhãi thèm cá vô cùng. Mấy củ khoai mà cả tô cá đầy ngọn. Chúng nó ăn ngấu nghiến, ăn ngon lành, bất kể cá ươn thối. Bữa sáng cá, bữa chiều cá. Chả cần đợi lâu, ngay đêm cả nhà đau bụng, cả trại đau bụng. Cái cầu tiêu nhà tôi nườm nượp khách hàng. Bọn nhãi phá lệ đăng ký. Chúng nó tranh nhau tiêu. Tiêu vào máng. Tiêu luôn ra ngoài. Trận dịch tiêu chảy khởi sự. Hôm sau toàn trại nghỉ lao động.
Cán bộ ít khi hoảng hốt vậy mà đã hoảng hốt. Y tế trại không thuốc. Cán bộ đem thuốc “Tô Mộc” ngoài cơ quan vào. Chẳng thấm tháp. Trại viên tháo tỏng nhiều lần, lăn quay chết. Có đứa chết trên cầu tiêu. Những thằng lâm sản không bị tiêu chảy lãnh nhiệm vụ chôn dần những thằng chết. Mai bím cũng phải đi chôn xác. Hai ngày đầu, chết sơ sơ một trăm ba mươi đứa. Lâm sản chôn xác chết thông tầm, đêm, hôm. Không khí chết chóc, tanh tưởi bao trùm trại. Mấy hôm sau lai rai thêm hai chục đứa. Rồi ngưng chết nhưng mà số còn sống có đến năm chục đứa có triệu chứng kiết lỵ. Tuần lễ hãi hùng nặng nề qua. Sân tập họp lao động thưa thớt hẳn. Hai đội lâm sản nộp cho trái đồi ba mươi mạng. Thằng nào ăn nhiều cá thối, thằng ấy chết sớm. Thằng nào ăn ít chết chậm. Thằng may mắn và thằng không ăn, không chết. Bé Hai thoát lưỡi hái của tử thần. Nó bị kiết lỵ. Mai bím luôn luôn may mắn.
Trại tạm nghỉ ăn khoai, sắn , ngô. Ban giám thị nhân đạo và sáng suốt giải quyết vấn đề cấp thời bằng cách cho trại viên khỏe ăn cơm, trại viên kiết lỵ ăn cháo. Những thằng chết giúp những thằng sống bồi dưỡng sức lực. Để lao động, dĩ nhiên. Sinh hoạt trại tiếp tục. Những hồi kẻng gầm gừ hằng ngày. Vụ chết dịch tiêu chảy bất quá mất tờ giấy lập biên bản tập thể. Tôi lo cho bé Hai quá. Nó xanh mướt, đôi mắt trũng sâu, má hóp lại thê thảm. Chợt nhớ chú Tường cho mấy viên trụ sinh, tôi đưa bé Hai uống, nó không chịu uống.
- Anh để dành, nhỡ bị kiết lỵ. - Bé Hai mệt nhọc nói.
- Em uống cho khỏi bệnh, - tôi nài nỉ bé Hai, - anh không ăn bậy, không bị bệnh đâu.
- Còn anh Mai?
- Nó khỏe mạnh sức mấy nó bệnh.
- Em không có cha mẹ chết chả sao, anh ạ! Anh để dành mà dùng, kẻo bị bệnh sẽ chết, hết về với cha mẹ.
Tôi ứa nước mắt. Người ta quất roi dây điện hằn thân thể tôi, tôi không khóc. Người ta đạp tôi xuống hầm, tôi không khóc. Thế mà bé Hai nhỏ nhẹ nói đã khiến tôi khóc.
- Em phải uống thuốc.
- Em không uống.
- Không uống anh không chơi với em nữa. Em uống cho khỏi bệnh rồi về với anh.
Tôi đè nghiến bé Hai, bỏ hai viên trụ sinh vào miệng nó, đổ nước bắt nó uống. Bé Hai nuốt hai viên thuốc. Nó mếu máo:
- Hết thuốc của anh rồi.
Tôi cười, cố cười cho nó vui:
- Anh còn cả tỷ!
Bé Hai uống sáu viên trụ sinh của chú Tường thì hết bệnh. Mai bím bồi dưỡng cơm cho nó đầy đủ. Bé Hai mau lại sức. Tôi không sợ bé Hai chết nữa. Mai bím đã rảnh rang sau những đêm ngày phờ phạc với xác chết. Nó mô tả cảnh chôn lấp thật hãi hùng. Tôi tò mò hỏi nó về ngọn đồi… nghĩa địa, nó chỉ nói ngọn đồi cách trại bốn, năm trăm thước và đầy nhóc xác con nít. Như vậy là đã có một trận đi tả trước khi tôi đây. Người ta “bổ sung” chúng tôi cho trại. Mai bím bảo sắp “bổ sung” nữa. Tôi vẫn lơ mơ về ngọn đồi. Và tôi ước ao được tận mắt thấy ngọn đồi khốn nạn của bọn tù nhãi khốn nạn.
Tèo tép đã bị xóa tên trong cuộc đời lầm than, cuộc đời có vỉa hè và lao cải. Cái mộng trốn trại của nó không thành. Cung củ đậu cũng chết. Những ngày ở đội nông nghiệp, nó bị bọn nhãi trả thù liên miên. Mọi tội vạ xấu xa đổ xuống đầu Cung củ đậu hết. Có ngày nào Cung củ đậu được phục hồi chức sắc trật tự, nó sẽ rửa hận. May quá, nó chết trong cầu tiêu, đầu gục lên đống phân của thằng khác, thế là hận thù xóa bỏ. Tôi thương hại Tý ngầu nhất. Nó vui vẻ, có tí chữ nghĩa và đã dạy tôi hạ cây, san gò mối. “Trận chết” vừa qua khiến cảnh tượng trại điều hiu lắm. Chúng tôi ít tha thẩn ngoài sân, kẻng báo điểm số là chúng tôi về chỗ. Sinh hoạt nhà, sinh hoạt đội tự động hỗn. Cán bộ chẳng thèm nhắc nhở. Không “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” chết chóc này nữa. Tiếng hát, tiếng vỗ tay chìm nghỉm. Tôi còn sợ chìm nghỉm lâu hơn. Cứ ăn sắn, ăn khoai với muối dài dài, hễ bị tiêu chảy vài lần là khuỵu lai rai vì kiết lỵ, kiệt sức.
Sau hai tuần lễ ăn cơm hẩm bồi dưỡng sức lực, chúng tôi lại ăn khoai, ăn sắn. Cán bộ giải thích rằng, nước ta còn gặp nhiều khó khăn, lương thực của trại phải tự túc, mai mốt tình hình sáng sủa, sẽ ăn cơm no nê. Chẳng còn đứa nào tin lời cán bộ nữa. Nhưng người ta lại bổ sung cho trại hai xe vận tải tù ranh con, khoảng trăm đứa từ bảy đến mười tuổi. Bọn nhãi, chắc chắn, bị vồ ở các vỉa hè đêm tối. Khuôn mặt chúng còn hằn những vết sợ hãi. Bọn trật tự thay thế cán bộ lên lớp bọn nhãi. Nó thao thao giảng giải tiêu chuẩn cải tạo, nội quy, nếp sống và văn hóa mới. Bọn nhãi ngồi không dám cựa quậy. Mai bím cấm bọn nhãi chửi thề, văng tục. Nó dọa, hễ gặp thằng nào chửi thề, nó sẽ cắt lưỡi! Bọn nhãi vừa sợ vừa phục Mai bím. Nó săn sóc bọn nhãi tận tình. Tôi không hiểu cái gì đã làm nó thay đổi tâm hồn Mai bím.
Người ta phân tán bọn nhãi, đẩy chúng nó vào các nhà, chờ biên chế đội. Tôi nhận xét bọn nhãi không phải là dân vỉa hè chính cống. Chúng nó còn khờ khạo và ngây ngô lắm. Hẳn chúng nó là con nhà nghèo ở các xóm lao động tối tăm lên Sài Gòn ăn xin, vét đĩa ở các tiệm ăn, nhặt xương xẩu bị lọt vào chiến dịch. Mai bím phát chén, muỗng, mền, chiếu, mùng cho chúng nó. Quần áo đã hết. Hai năm rồi, chúng tôi có hai bộ. Tiêu chuẩn một năm hai bộ nhưng đứa nào dám khiếu nại, dù quần áo đã tả tơi, vá chằng vá đụp, hết luôn vải vá. Ở tù lao cải, không được phép đòi hỏi, khiếu nại. Chỉ được chờ đợi ban phát ân huệ thôi. Dại dột mà đòi hỏi, khiếu nại là ăn đòn.
Tính ra, trại của tôi “hi sinh” ngót một phần ba và được bổ sung trăm thằng nhóc. Hôm người ta biên chế bọn nhãi mới, người ta tóm luôn những thằng lớn tuổi cũ về đội lâm sản. Tôi bị gọi tên giữa sân tập họp lao động và qua đội 2 lâm sản của Hòa. Tôi mừng quýnh. Bé Hai đang ngồi xếp hàng, nhảy cỡn. Chúng tôi sắp chung nhà, chung mâm. Bé Hai cứ ì ạch ở cái đội phát hoang. Chúa đã định thế. Còn tôi Chúa bắt phiêu lưu các đội. Tôi phải đi lao động ngay từ sáng nay. Mai bím xoay đâu ra đôi giày vải nhà binh vá chằng chịt, liệng cho tôi. Nó chụp cái mũ tai bèo, đội lên đầu tôi. Tôi thành dân lâm sản. Đời tôi bắt đầu khởi sắc. Tôi tự do hơn, so với những thằng tù các đội.
Sự mới mẻ ở đội lâm sản là cán bộ quản giáo không dằn mặt tôi. Tôi được khuyên răn đừng trốn trại và được hứa sẽ về sớm có thể về cuối năm hoặc sang năm. Cán bộ phân phối công tác xong chúng tôi vô rừng, vệ binh và cán bộ ở trại. Hòa đen bảo tôi đi chơi vài ba bữa xem chúng nó làm việc, nó không bắt tôi nộp “sản phẩm”. Tôi sắp biết rõ ngọn đồi quái ác, ngọn đồi đã “nuốt” khá nhiều tù nhân lao cải. Công tác của đội tôi hiện nay là góp lồ ô cho cơ quan, mỗi ngày mỗi trại viên góp bốn cây tre lồ ô dài. Tôi đi vào rừng thơ thới, không vệ binh canh giữ, không roi dây điện quản giáo đe dọa, nên có cảm tưởng như mình sắp bước về với gia đình. Ngày đầu của tôi ở đội lâm sản nhàn hạ, thảnh thơi, muốn ngủ thì ngủ, muốn tắm thì tắm, muốn đi đâu thì đi. Tôi mới hiểu tại sao những thằng ở các đội nông nghiệp, rau xanh thù ghét bọn lâm sản. Có gì đâu, chúng phải lao động quần quật, chúng nó oán hận những đứa rảnh rỗi, oán hận cả sự may mắn của người khác. Sự tầm thường và hèn mọn của đời sống thì người lớn cũng giống như con nít thôi. Tôi đã thấm lời dạy của chú Tường. Tôi cố sống cao thượng, cố xua đuổi mọi ghen ghét, tị hiềm nhơ bẩn khỏi tâm hồn tôi.
Buổi chiều, tôi về gặp bé Hai. Nó khoe nó cầu nguyện mãi Chúa mới để nó gần gụi tôi. Nó hỏi tôi đủ thứ chuyện trong rừng, làm như tôi thông thạo rừng lắm.
- Anh có gặp cọp không?
- Có. - Tôi phịa.
- Nó không vồ anh à?
- Không. Nó ngủ mê man, anh tới xỉa răng giùm nó. Đêm ông kễnh xơi no, ngày ông kễnh ngủ khoèo.
Bé Hai ngạc nhiên. Tôi phải giải thích nó mới vỡ lẽ rằng cọp không xuất hiện ban ngày.
- Anh có gặp ai không?
- Không.
- Lạy Chúa cho anh gặp ba anh.
- Vậy em cầu nguyện đi.
- Em vẫn cầu. Anh ạ…
- Gì, bé Hai?
- Nếu…
Nó ngó trước ngó sau.
- Nếu dễ trốn, anh trốn về Sài Gòn, anh nhé?
Tôi xoa đầu nó.
- Khó lắm, anh sẽ về, người ta sắp tha anh.
- Sợ anh chết bệnh.
- Còn khuya anh mới chết.
Tôi kể cho bé Hai nghe tôi dụ những con giống hệt con khủng long trên màn ảnh và trong sách nằm vắt vẻo giữa hai cây lồ ô, hai chân sau bám miết cây khác, con vật nằm tỉnh queo, đầu gục, mắt lim dim ngủ. Trông mình nó giống cái võng. Nắng chiếu xuống nó, nhấp nháy đủ màu. Nó to bằng cái đùi tôi, không dài mấy.
- Anh huýt sáo gió, nó ngẩng đầu nghe ngóng say mê. Nếu nhiều đứa huýt sáo các bài nhạc liên tiếp, nó sẽ mê mẩn và rình leo lên đập chết nó.
- Kỳ vậy?
- Loài bò sát nó mê nghe huýt sáo, em ạ! Sách dạy đàng hoàng nhé! Em có nghe ma xơ của em nói người Ấn Độ thổi kèn dụ rắn không?
- Không.
- Mai em thử lén đến gần con cắc ké em huýt sáo mà xem, nó sẽ ngớ ngẩn hết muốn chạy.
Bé Hai say mê nghe chuyện như con cắc ké say mê nghe huýt sáo gió. Tôi lại kể tôi thấy loài sâu cao cẳng, lưng trắng toát và trên lưng có hình vẽ cái đầu lâu với hai ống xương bắt chéo. Bé Hai há hốc miệng. Tôi kể trưa rừng nằm bên bờ suối nghe nước chảy róc rách, chim hót véo von. Bé Hai thèm thuồng, đôi mắt nó ngẩn ngơ. Còn Mai bím thì chán ngán cái chân trật tự bận rộn. Nó khoái về đội lâm sản. Nếu nó xin đổi về đội lâm sản, người ta sẽ nghi ngờ nó có âm mưu trốn trại. Thành ra, Mai bím đành ao ước suông.
- Tao mà đi lâm sản, - Mai bím nói, - tụi mình sẽ khối thức ăn.
- Em không thích ăn bậy, - bé Hai nói, - em sợ ỉa chảy, kiết lỵ quá rồi.
- Ăn thịt sóc, thịt thỏ, thịt trăn, tiêu chảy thế nào được? Ăn cá thối mới chết. - Mai bím cãi.
Bé Hai sợ y hệt tôi sợ. Tháng trước, thấy bọn nhãi đau bụng, tiêu chảy rồi chết, tôi còn ớn xương sống. Tôi nhất định không ăn bậy bạ, nhất định bác bỏ lời chỉ dẫn của Hòa đen “Trái rừng nào khỉ ăn được, mình cũng ăn được.” Tôi là đứa duy nhất ở đội lâm sản không chịu “mưu sinh cải thiện”, ráng nhịn đói để sống về với gia đình. Qua mấy ngày “tham quan”, tôi đã biết chặt lồ ô. Chặt lồ ô là việc là gay go nhất của lâm sản, gay go hơn cả chặt mây tước vỏ gai. Tre lồ ô mọc từng bụi, cây nọ níu chặt cây kia bằng những cái tay đan khít, quấn quít nhau. Những cái tay tre lồ ô dùng làm thang leo lên sát ngọn. Trước hết, chém đứt cái gốc của nó rồi leo từ dưới lên bằng tay cây lồ ô kế cận, chặt sát mắt tre những cái tay của cây đã chém đứt gốc. Khi nó sạch tay, leo xuống, cầm gốc tre kéo khỏi bụi. Thế là có cây lồ ô dài. Không chặt tay, không khổ nào rút tre được. Buổi sáng, vào tới rừng lồ ô, chúng tôi làm việc ngay. Chừng hai tiếng đồng hồ, mỗi đứa đã có bốn cây tre róc mắt nhẵn nhụi. Chúng tôi vác dần ra suối. Năm sáu thằng kết chung lồ ô thành một cái bè. Chúng tôi neo chắc, lại vào rừng. Lúc này, đứa thì câu cá, đứa thì thăm bẫy thú rừng, đứa thì rắn đập, đứa thì tìm củ mài… Rồi nổi lửa ca cóng. Lâm sản được phát sắn sống hoặc khoai sống bữa trưa. Chiều mới về lãnh phần ăn ở trại.
Tôi chỉ cần rửa sạch mấy củ sắn, luộc chín, tìm chỗ tốt ngồi nhấm nhá. Sau đó, dựa lưng vào gốc cây, nghe chim ru ngủ hay ra bờ suối nằm thưởng thức tiếng suối reo. Tôi mơ hồ thấy có cái gì sắp biến đổi trong cuộc sống buồn tẻ của tôi. Tôi không nhìn thấy tôi lớn nhưng tôi nhìn thấy những đôi nước nhẹ nhàng trên vai tôi, những cây tre lồ ô hiểm hóc bị tôi rút rời bụi chằng chịt và thoăn thoắt vác về. Tôi đã đủ sức chống chọi với sốt rét, roi vọt, cực hình và lao động, tôi không sợ hãi gì nữa, dù ngày mai người ta có đày ải tôi đến bất cứ nơi nào. Và, ngày mai, nếu người ta thả tôi về, sống ở bất cứ nơi nào, sống với bất cứ ai, tôi có quyền tự hào những năm hạ cây, san gò mối, vục phân, gánh nước tiểu, vác tre rừng, những ngày dưới hầm biệt giam tóc dựng đứng, mắt lồi và bụng đói miệng khát. Dẫu trong nghịch cảnh tê tái, tôi vẫn đứng thẳng chịu đựng. Tôi vẫn chứng tỏ tôi là con một sĩ quan, con một người trí thức. Tôi vẫn cho và nhận yêu thương không so đo, ngờ vực.
Và hơn bất cứ ai, tôi biết rung động nghe tiếng suối reo bên dòng suối khổ, nghe tiếng chim hót trong rừng oan. Tôi biết mơ mộng. Nỗi thống khổ dạy tôi khôn ngoan, dạy tôi hy vọng, dạy tôi ước mơ, dạy tôi cao thượng. Hai năm rồi, tôi bỏ học, tôi tiếc lắm chứ, nhưng bỏ qua những gì người ta dạy tôi (ít xỉn, có hai bài thôi, lao động tích cực và nói dối), tôi tự học bằng suy nghĩ trong nỗi khổ, tôi thấy những đứa trẻ không bị tù đày phải học nghìn năm. Chưa chắc gì nghìn năm sách vở, trường lớp đã dạy nó được bài học dưới hầm biệt giam hay dưới hầm phân lúc nhúc dòi bọ. Không ai thích đau khổ nhưng nếu ta bị ném vào đau khổ ta hãy bình thản chấp nhận nó và hãy chịu đựng nó với sự kiên nhẫn phi thường. Khước từ nỗi khổ, nỗi khổ sẽ giết ta. Chấp nhận nỗi khổ, nỗi khổ để ta sống và cho ta ý nghĩa của đời sống.
Xế trưa, chúng tôi kéo bè tre về bãi tắm của đội. Nằm dài trên bè, dùng tay chèo theo nước xuôi dòng, tôi có cảm giác thú vị. Như thể những vết đau đớn khô rom được nhúng nước tươi mềm, dìu dịu. Chúng tôi vác tre gom một đống gần sân cơ quan. Vác bốn chuyến hết bốn cây. Hòa đen đếm, báo cáo với cán bộ quản giáo. Cán bộ đếm lại. Đủ chỉ tiêu, chúng tôi tập họp vào trại sớm khỏi cần đợi cán bộ trực trại. Tôi lên phòng trật tự kiếm Mai bím nói chuyện gẫu. Nó thèm thuồng sinh hoạt lâm sản. Nó bảo nó ghét cay ghét đắng cái nghề trật tự. Cuộc sống của chúng tôi đều đều, tẻ nhạt như sinh hoạt của trại lao cải Phú Văn. “Quanh năm tích cực, bốn mùa khẩn trương” khẩu hiệu này đủ nói lên nỗi hiu quạnh bủa vây tâm hồn chúng tôi.
“Quanh năm tích cực, bốn mùa khẩn trương”, không có lấy một ngày nhàn hạ, một buổi mộng mơ. Tôi thèm một buổi chiều Mai bím, bé Hai, và tôi ngồi bên bờ suối, nghe nước chảy róc rách và nhìn từng sắc chim hôm vội vàng bay về tổ. Để mình ước thành chim vội vàng bay về nhà khi hoàng hôn nhuộm trời đất.



Mùa mưa là mùa dễ chịu. Rau xanh khỏi phải oằn lưng gánh nước tưới. Nông nghiệp, phát hoang trú mưa ngoài bãi dài dài. Lâm sản kiếm được nhiều măng ăn độn, tuy rừng ấm nhiều vắt, muỗi. Chúng tôi có niềm vui bình bầu mức ăn cho ông Trời. Nếu trời mưa ròng rã suốt đêm, sáng tạnh ráo, chúng tôi bắt ông Trời làm tự kiểm và dọa kỷ luật ông. Nếu Trời mưa cả ngày, chúng tôi nâng mức ăn ông Trời lên 18 cân. nếu ông ấy mưa nửa ngày, ông bị tụt xuống 15 cân. Nhưng nếu ông mưa trong giấc ngủ trưa, kẻng tập họp lao động ông bèn tạnh, ông chỉ còn hưởng 13 cân rưỡi. Trời không sợ chúng tôi. Trời sợ cán bộ nên ông ấy thường mưa vào giờ giấc chúng tôi không cần và tạnh vào giờ giấc xếp hàng ra bãi. Ông ấy độc ác lắm.
Năm nay mưa sớm. Tôi đã thêm một cái Tết lao cải cơm thịt no nê mỗi ngày mồng một. Mồng hai là khoai lang đều đều. Ít nhất bọn lâm sản đã chôn lai rai mười đứa chết vì suy nhược. Những đứa này, qua cơn sốt nặng, lăn kềnh ra chết. Dinh dưỡng toàn khoai, sắn và bắp đá với cải già, mà lao động thì phải tích cực, sống sao nổi! Nhiều đứa đau răng, hư răng. Thổi ác mô ni ca những bản trường ca bắp đá vô tận. Máy nghiền ngô cũng hỏng nữa là răng trẻ con. Còn sắn bổ gì? Còn khoai bổ gì? Sắn làm nóng ruột. Khoai nhuận tràng, nhuận quá tiêu chảy. Chúng tôi thèm thịt, thèm đường chảy nước dãi. Thèm quá, bắt cắc kè, cắc ké, câu rắn mối nướng hay nấu cháo khoai. Có đứa bắt hàng xô cóc, cắt đầu, lột da, mổ xé nấu với sắn. Ăn xong thì nôn mửa, động kinh. Có đứa hái nhầm nấm độc, ăn xong nằm mở mắt trừng trừng, miệng méo xệch và chân tay dẫy đành đạch. Thảm cảnh này diễn ra liên miên ở trại lao cải. Thuốc men không có, bị bệnh nặng kể như chuẩn bị khai tử.
Qua mùa mưa nhàn nhã, tôi chuyển qua tổ tưới. Một ngày tôi phải gánh tám mươi xô nước, tức là bốn mươi đôi. Hôm đầu gánh nước, cổ nghệch một bên, rụt lại; vai muốn sụm xuống. Từ suối lên bờ là con dốc thoai thoải, gánh nặng tưởng thót cả bụng. Mất nửa tháng mới quen nghề, biết đổi vai. Cán bộ khoán mỗi thằng tổ tưới bốn mươi đôi nước mỗi ngày, tưới nhanh nghỉ sớm. Nhưng không thằng nào tưới nhanh cả. Tổ trưởng của tôi rút tỉa kinh nghiệm khoán “để mày sáng mắt ra” như vầy: “Hồi đầu nó khoán ngày hai mươi đôi, làm sớm nghỉ sớm. Tụi tao ham nghỉ sớm, gánh lẹ. Ngồi tán gẫu trong lúc bọn nó lao động mờ người, tụi tao khoái hơn. Được ba hôm, nó bảo khả năng còn gánh hơn, khoán ba mươi đôi, làm sớm nghỉ sớm. Tụi tao lại vào bẫy. Lên bốn mươi thì hết ham nghỉ sớm.” Tôi sáng mắt ngay. Chúng tôi thong thả gánh nước, hết giờ làm việc, miễn chỉ hai mươi lăm đôi mỗi buổi sáng, mười lăm đôi buổi chiều.
Tôi ngán nhất công tác gánh nước tiểu. Bốn ngày một lần, vô trại vục nước tiểu gánh ra bãi. Phải đi từ từ, đi nhanh xô nó đong đưa rớt nước tiểu xuống sân là ốm đòn. Nước tiểu nồng nặc, cay xè mắt. Nó dính vào tay rửa mãi vẫn còn mùi khai. Giữa trời nắng hừng hực, pha nước tiểu với nước suối tưới rau là cực hình. Vậy mà tôi cũng làm được. Chú Tường luôn luôn đúng. Nỗi khổ mà tôi đã chịu đựng, nay tôi mới thấy, cả những đứa trẻ bằng tuổi tôi, khổ nhất thế giới, chả đáng so sánh. Tôi đã được đọc cuốn Vô Gia Đình do ông Hà Mai Anh dịch. Cái thằng Rémy nhằm nhò gì. Nỗi khổ của nó bé tẹo. Nó còn có ông thầy giang hồ trứ danh dạy đàn hát, còn gặp khối người giúp đỡ nó. Chứ tôi, ai dạy tôi? Người ta chỉ quất dây điện tím bầm thân thể tôi, đạp tôi xuống hầm biệt giam và dạy tôi nói dối, nói láo. Nó mà như tôi, nó đã chết mất xác. Nó hạ nổi cây sao chín tầng rễ bằng và một rễ chuột không? Nó san nổi gò mối xi măng cốt sắt không? Nó lên luống khoai nổi không? Nó dám xuống hầm phân vục cứt đầy xô dòi bọ lổm nhổm lên cánh tay không? Vậy mà hồi xưa đọc truyện thằng Rémy, tôi thương nó quá, tôi khóc sướt mướt. Bây giờ tôi thấy nỗi khổ của nó như mục ghẻ nước, chưa được ví với nửa ngọn roi dây điện. Còn cái thằng David Copperfields, thằng Daniel Eyssette thì khổ kiểu túng tiền tiêu vặt thôi. Lại cái thằng thần đồng Josiléto ca hát sướng như tiên mà thiên hạ giàn giụa nước mắt tội nghiệp nó mồ côi mồ cút. Nó thua bé Hai nghìn lần. Nó dám đi trên chiếc xe vận tải khứ hồi Sài Gòn - Đà Nẵng, Đà Nẵng - Sài Gòn không?
Chú Tường nói con người có số phận, đất nước có số phận. Tôi đã nổi trôi theo vận mệnh đất nước tôi, đất nước Việt Nam nghìn đời yêu dấu và nghìn đời đau khổ. Nỗi đau khổ của tôi chìm vào nỗi đau khổ của quê hương tôi, tưởng chỉ có tôi mới là đứa trẻ đau khổ nhất của loài người, chú Tường đã dạy tôi biết hãnh diện vì nỗi đau khổ của mình. Cám ơn chú, cháu muốn đau khổ thêm, cháu muốn đi đến tận cùng của nỗi đau khổ.
Tôi thấy khi mình buông thả đời mình cho nó đến đâu mặc nó thì ngày tháng trôi thật nhanh. Mình cứ nghĩ ngợi vẩn vơ, nhất là nghĩ tới ngày người ta thả mình về thì ngày tháng chậm rì. Từ hôm ở hầm biệt giam lên, tôi không sợ chết, sợ khổ nữa… Tôi chấp nhận nghịch cảnh, chẳng thèm nghiến răng. Mình chỉ sợ hãi cái gì chưa tới hay sắp tới, không sợ hãi cái gì đã tới. Mùa nắng tiếp thu mùa mưa và Giáng sinh chuẩn bị tiếp thu mùa nắng. Bất ngờ, hôm nay người ta chở về trại xe cá. Mùi cá ươn thối nồng nặc khắp trại. Nhà bếp kho cá với muối và phát cho chúng tôi ê hề. Tôi vốn ghét cá biển từ nhỏ nhưng bọn nhãi thèm cá vô cùng. Mấy củ khoai mà cả tô cá đầy ngọn. Chúng nó ăn ngấu nghiến, ăn ngon lành, bất kể cá ươn thối. Bữa sáng cá, bữa chiều cá. Chả cần đợi lâu, ngay đêm cả nhà đau bụng, cả trại đau bụng. Cái cầu tiêu nhà tôi nườm nượp khách hàng. Bọn nhãi phá lệ đăng ký. Chúng nó tranh nhau tiêu. Tiêu vào máng. Tiêu luôn ra ngoài. Trận dịch tiêu chảy khởi sự. Hôm sau toàn trại nghỉ lao động.
Cán bộ ít khi hoảng hốt vậy mà đã hoảng hốt. Y tế trại không thuốc. Cán bộ đem thuốc “Tô Mộc” ngoài cơ quan vào. Chẳng thấm tháp. Trại viên tháo tỏng nhiều lần, lăn quay chết. Có đứa chết trên cầu tiêu. Những thằng lâm sản không bị tiêu chảy lãnh nhiệm vụ chôn dần những thằng chết. Mai bím cũng phải đi chôn xác. Hai ngày đầu, chết sơ sơ một trăm ba mươi đứa. Lâm sản chôn xác chết thông tầm, đêm, hôm. Không khí chết chóc, tanh tưởi bao trùm trại. Mấy hôm sau lai rai thêm hai chục đứa. Rồi ngưng chết nhưng mà số còn sống có đến năm chục đứa có triệu chứng kiết lỵ. Tuần lễ hãi hùng nặng nề qua. Sân tập họp lao động thưa thớt hẳn. Hai đội lâm sản nộp cho trái đồi ba mươi mạng. Thằng nào ăn nhiều cá thối, thằng ấy chết sớm. Thằng nào ăn ít chết chậm. Thằng may mắn và thằng không ăn, không chết. Bé Hai thoát lưỡi hái của tử thần. Nó bị kiết lỵ. Mai bím luôn luôn may mắn.
Trại tạm nghỉ ăn khoai, sắn , ngô. Ban giám thị nhân đạo và sáng suốt giải quyết vấn đề cấp thời bằng cách cho trại viên khỏe ăn cơm, trại viên kiết lỵ ăn cháo. Những thằng chết giúp những thằng sống bồi dưỡng sức lực. Để lao động, dĩ nhiên. Sinh hoạt trại tiếp tục. Những hồi kẻng gầm gừ hằng ngày. Vụ chết dịch tiêu chảy bất quá mất tờ giấy lập biên bản tập thể. Tôi lo cho bé Hai quá. Nó xanh mướt, đôi mắt trũng sâu, má hóp lại thê thảm. Chợt nhớ chú Tường cho mấy viên trụ sinh, tôi đưa bé Hai uống, nó không chịu uống.
- Anh để dành, nhỡ bị kiết lỵ. - Bé Hai mệt nhọc nói.
- Em uống cho khỏi bệnh, - tôi nài nỉ bé Hai, - anh không ăn bậy, không bị bệnh đâu.
- Còn anh Mai?
- Nó khỏe mạnh sức mấy nó bệnh.
- Em không có cha mẹ chết chả sao, anh ạ! Anh để dành mà dùng, kẻo bị bệnh sẽ chết, hết về với cha mẹ.
Tôi ứa nước mắt. Người ta quất roi dây điện hằn thân thể tôi, tôi không khóc. Người ta đạp tôi xuống hầm, tôi không khóc. Thế mà bé Hai nhỏ nhẹ nói đã khiến tôi khóc.
- Em phải uống thuốc.
- Em không uống.
- Không uống anh không chơi với em nữa. Em uống cho khỏi bệnh rồi về với anh.
Tôi đè nghiến bé Hai, bỏ hai viên trụ sinh vào miệng nó, đổ nước bắt nó uống. Bé Hai nuốt hai viên thuốc. Nó mếu máo:
- Hết thuốc của anh rồi.
Tôi cười, cố cười cho nó vui:
- Anh còn cả tỷ!
Bé Hai uống sáu viên trụ sinh của chú Tường thì hết bệnh. Mai bím bồi dưỡng cơm cho nó đầy đủ. Bé Hai mau lại sức. Tôi không sợ bé Hai chết nữa. Mai bím đã rảnh rang sau những đêm ngày phờ phạc với xác chết. Nó mô tả cảnh chôn lấp thật hãi hùng. Tôi tò mò hỏi nó về ngọn đồi… nghĩa địa, nó chỉ nói ngọn đồi cách trại bốn, năm trăm thước và đầy nhóc xác con nít. Như vậy là đã có một trận đi tả trước khi tôi đây. Người ta “bổ sung” chúng tôi cho trại. Mai bím bảo sắp “bổ sung” nữa. Tôi vẫn lơ mơ về ngọn đồi. Và tôi ước ao được tận mắt thấy ngọn đồi khốn nạn của bọn tù nhãi khốn nạn.
Tèo tép đã bị xóa tên trong cuộc đời lầm than, cuộc đời có vỉa hè và lao cải. Cái mộng trốn trại của nó không thành. Cung củ đậu cũng chết. Những ngày ở đội nông nghiệp, nó bị bọn nhãi trả thù liên miên. Mọi tội vạ xấu xa đổ xuống đầu Cung củ đậu hết. Có ngày nào Cung củ đậu được phục hồi chức sắc trật tự, nó sẽ rửa hận. May quá, nó chết trong cầu tiêu, đầu gục lên đống phân của thằng khác, thế là hận thù xóa bỏ. Tôi thương hại Tý ngầu nhất. Nó vui vẻ, có tí chữ nghĩa và đã dạy tôi hạ cây, san gò mối. “Trận chết” vừa qua khiến cảnh tượng trại điều hiu lắm. Chúng tôi ít tha thẩn ngoài sân, kẻng báo điểm số là chúng tôi về chỗ. Sinh hoạt nhà, sinh hoạt đội tự động hỗn. Cán bộ chẳng thèm nhắc nhở. Không “như có bác Hồ trong ngày vui đại thắng” chết chóc này nữa. Tiếng hát, tiếng vỗ tay chìm nghỉm. Tôi còn sợ chìm nghỉm lâu hơn. Cứ ăn sắn, ăn khoai với muối dài dài, hễ bị tiêu chảy vài lần là khuỵu lai rai vì kiết lỵ, kiệt sức.
Sau hai tuần lễ ăn cơm hẩm bồi dưỡng sức lực, chúng tôi lại ăn khoai, ăn sắn. Cán bộ giải thích rằng, nước ta còn gặp nhiều khó khăn, lương thực của trại phải tự túc, mai mốt tình hình sáng sủa, sẽ ăn cơm no nê. Chẳng còn đứa nào tin lời cán bộ nữa. Nhưng người ta lại bổ sung cho trại hai xe vận tải tù ranh con, khoảng trăm đứa từ bảy đến mười tuổi. Bọn nhãi, chắc chắn, bị vồ ở các vỉa hè đêm tối. Khuôn mặt chúng còn hằn những vết sợ hãi. Bọn trật tự thay thế cán bộ lên lớp bọn nhãi. Nó thao thao giảng giải tiêu chuẩn cải tạo, nội quy, nếp sống và văn hóa mới. Bọn nhãi ngồi không dám cựa quậy. Mai bím cấm bọn nhãi chửi thề, văng tục. Nó dọa, hễ gặp thằng nào chửi thề, nó sẽ cắt lưỡi! Bọn nhãi vừa sợ vừa phục Mai bím. Nó săn sóc bọn nhãi tận tình. Tôi không hiểu cái gì đã làm nó thay đổi tâm hồn Mai bím.
Người ta phân tán bọn nhãi, đẩy chúng nó vào các nhà, chờ biên chế đội. Tôi nhận xét bọn nhãi không phải là dân vỉa hè chính cống. Chúng nó còn khờ khạo và ngây ngô lắm. Hẳn chúng nó là con nhà nghèo ở các xóm lao động tối tăm lên Sài Gòn ăn xin, vét đĩa ở các tiệm ăn, nhặt xương xẩu bị lọt vào chiến dịch. Mai bím phát chén, muỗng, mền, chiếu, mùng cho chúng nó. Quần áo đã hết. Hai năm rồi, chúng tôi có hai bộ. Tiêu chuẩn một năm hai bộ nhưng đứa nào dám khiếu nại, dù quần áo đã tả tơi, vá chằng vá đụp, hết luôn vải vá. Ở tù lao cải, không được phép đòi hỏi, khiếu nại. Chỉ được chờ đợi ban phát ân huệ thôi. Dại dột mà đòi hỏi, khiếu nại là ăn đòn.
Tính ra, trại của tôi “hi sinh” ngót một phần ba và được bổ sung trăm thằng nhóc. Hôm người ta biên chế bọn nhãi mới, người ta tóm luôn những thằng lớn tuổi cũ về đội lâm sản. Tôi bị gọi tên giữa sân tập họp lao động và qua đội 2 lâm sản của Hòa. Tôi mừng quýnh. Bé Hai đang ngồi xếp hàng, nhảy cỡn. Chúng tôi sắp chung nhà, chung mâm. Bé Hai cứ ì ạch ở cái đội phát hoang. Chúa đã định thế. Còn tôi Chúa bắt phiêu lưu các đội. Tôi phải đi lao động ngay từ sáng nay. Mai bím xoay đâu ra đôi giày vải nhà binh vá chằng chịt, liệng cho tôi. Nó chụp cái mũ tai bèo, đội lên đầu tôi. Tôi thành dân lâm sản. Đời tôi bắt đầu khởi sắc. Tôi tự do hơn, so với những thằng tù các đội.
Sự mới mẻ ở đội lâm sản là cán bộ quản giáo không dằn mặt tôi. Tôi được khuyên răn đừng trốn trại và được hứa sẽ về sớm có thể về cuối năm hoặc sang năm. Cán bộ phân phối công tác xong chúng tôi vô rừng, vệ binh và cán bộ ở trại. Hòa đen bảo tôi đi chơi vài ba bữa xem chúng nó làm việc, nó không bắt tôi nộp “sản phẩm”. Tôi sắp biết rõ ngọn đồi quái ác, ngọn đồi đã “nuốt” khá nhiều tù nhân lao cải. Công tác của đội tôi hiện nay là góp lồ ô cho cơ quan, mỗi ngày mỗi trại viên góp bốn cây tre lồ ô dài. Tôi đi vào rừng thơ thới, không vệ binh canh giữ, không roi dây điện quản giáo đe dọa, nên có cảm tưởng như mình sắp bước về với gia đình. Ngày đầu của tôi ở đội lâm sản nhàn hạ, thảnh thơi, muốn ngủ thì ngủ, muốn tắm thì tắm, muốn đi đâu thì đi. Tôi mới hiểu tại sao những thằng ở các đội nông nghiệp, rau xanh thù ghét bọn lâm sản. Có gì đâu, chúng phải lao động quần quật, chúng nó oán hận những đứa rảnh rỗi, oán hận cả sự may mắn của người khác. Sự tầm thường và hèn mọn của đời sống thì người lớn cũng giống như con nít thôi. Tôi đã thấm lời dạy của chú Tường. Tôi cố sống cao thượng, cố xua đuổi mọi ghen ghét, tị hiềm nhơ bẩn khỏi tâm hồn tôi.
Buổi chiều, tôi về gặp bé Hai. Nó khoe nó cầu nguyện mãi Chúa mới để nó gần gụi tôi. Nó hỏi tôi đủ thứ chuyện trong rừng, làm như tôi thông thạo rừng lắm.
- Anh có gặp cọp không?
- Có. - Tôi phịa.
- Nó không vồ anh à?
- Không. Nó ngủ mê man, anh tới xỉa răng giùm nó. Đêm ông kễnh xơi no, ngày ông kễnh ngủ khoèo.
Bé Hai ngạc nhiên. Tôi phải giải thích nó mới vỡ lẽ rằng cọp không xuất hiện ban ngày.
- Anh có gặp ai không?
- Không.
- Lạy Chúa cho anh gặp ba anh.
- Vậy em cầu nguyện đi.
- Em vẫn cầu. Anh ạ…
- Gì, bé Hai?
- Nếu…
Nó ngó trước ngó sau.
- Nếu dễ trốn, anh trốn về Sài Gòn, anh nhé?
Tôi xoa đầu nó.
- Khó lắm, anh sẽ về, người ta sắp tha anh.
- Sợ anh chết bệnh.
- Còn khuya anh mới chết.
Tôi kể cho bé Hai nghe tôi dụ những con giống hệt con khủng long trên màn ảnh và trong sách nằm vắt vẻo giữa hai cây lồ ô, hai chân sau bám miết cây khác, con vật nằm tỉnh queo, đầu gục, mắt lim dim ngủ. Trông mình nó giống cái võng. Nắng chiếu xuống nó, nhấp nháy đủ màu. Nó to bằng cái đùi tôi, không dài mấy.
- Anh huýt sáo gió, nó ngẩng đầu nghe ngóng say mê. Nếu nhiều đứa huýt sáo các bài nhạc liên tiếp, nó sẽ mê mẩn và rình leo lên đập chết nó.
- Kỳ vậy?
- Loài bò sát nó mê nghe huýt sáo, em ạ! Sách dạy đàng hoàng nhé! Em có nghe ma xơ của em nói người Ấn Độ thổi kèn dụ rắn không?
- Không.
- Mai em thử lén đến gần con cắc ké em huýt sáo mà xem, nó sẽ ngớ ngẩn hết muốn chạy.
Bé Hai say mê nghe chuyện như con cắc ké say mê nghe huýt sáo gió. Tôi lại kể tôi thấy loài sâu cao cẳng, lưng trắng toát và trên lưng có hình vẽ cái đầu lâu với hai ống xương bắt chéo. Bé Hai há hốc miệng. Tôi kể trưa rừng nằm bên bờ suối nghe nước chảy róc rách, chim hót véo von. Bé Hai thèm thuồng, đôi mắt nó ngẩn ngơ. Còn Mai bím thì chán ngán cái chân trật tự bận rộn. Nó khoái về đội lâm sản. Nếu nó xin đổi về đội lâm sản, người ta sẽ nghi ngờ nó có âm mưu trốn trại. Thành ra, Mai bím đành ao ước suông.
- Tao mà đi lâm sản, - Mai bím nói, - tụi mình sẽ khối thức ăn.
- Em không thích ăn bậy, - bé Hai nói, - em sợ ỉa chảy, kiết lỵ quá rồi.
- Ăn thịt sóc, thịt thỏ, thịt trăn, tiêu chảy thế nào được? Ăn cá thối mới chết. - Mai bím cãi.
Bé Hai sợ y hệt tôi sợ. Tháng trước, thấy bọn nhãi đau bụng, tiêu chảy rồi chết, tôi còn ớn xương sống. Tôi nhất định không ăn bậy bạ, nhất định bác bỏ lời chỉ dẫn của Hòa đen “Trái rừng nào khỉ ăn được, mình cũng ăn được.” Tôi là đứa duy nhất ở đội lâm sản không chịu “mưu sinh cải thiện”, ráng nhịn đói để sống về với gia đình. Qua mấy ngày “tham quan”, tôi đã biết chặt lồ ô. Chặt lồ ô là việc là gay go nhất của lâm sản, gay go hơn cả chặt mây tước vỏ gai. Tre lồ ô mọc từng bụi, cây nọ níu chặt cây kia bằng những cái tay đan khít, quấn quít nhau. Những cái tay tre lồ ô dùng làm thang leo lên sát ngọn. Trước hết, chém đứt cái gốc của nó rồi leo từ dưới lên bằng tay cây lồ ô kế cận, chặt sát mắt tre những cái tay của cây đã chém đứt gốc. Khi nó sạch tay, leo xuống, cầm gốc tre kéo khỏi bụi. Thế là có cây lồ ô dài. Không chặt tay, không khổ nào rút tre được. Buổi sáng, vào tới rừng lồ ô, chúng tôi làm việc ngay. Chừng hai tiếng đồng hồ, mỗi đứa đã có bốn cây tre róc mắt nhẵn nhụi. Chúng tôi vác dần ra suối. Năm sáu thằng kết chung lồ ô thành một cái bè. Chúng tôi neo chắc, lại vào rừng. Lúc này, đứa thì câu cá, đứa thì thăm bẫy thú rừng, đứa thì rắn đập, đứa thì tìm củ mài… Rồi nổi lửa ca cóng. Lâm sản được phát sắn sống hoặc khoai sống bữa trưa. Chiều mới về lãnh phần ăn ở trại.
Tôi chỉ cần rửa sạch mấy củ sắn, luộc chín, tìm chỗ tốt ngồi nhấm nhá. Sau đó, dựa lưng vào gốc cây, nghe chim ru ngủ hay ra bờ suối nằm thưởng thức tiếng suối reo. Tôi mơ hồ thấy có cái gì sắp biến đổi trong cuộc sống buồn tẻ của tôi. Tôi không nhìn thấy tôi lớn nhưng tôi nhìn thấy những đôi nước nhẹ nhàng trên vai tôi, những cây tre lồ ô hiểm hóc bị tôi rút rời bụi chằng chịt và thoăn thoắt vác về. Tôi đã đủ sức chống chọi với sốt rét, roi vọt, cực hình và lao động, tôi không sợ hãi gì nữa, dù ngày mai người ta có đày ải tôi đến bất cứ nơi nào. Và, ngày mai, nếu người ta thả tôi về, sống ở bất cứ nơi nào, sống với bất cứ ai, tôi có quyền tự hào những năm hạ cây, san gò mối, vục phân, gánh nước tiểu, vác tre rừng, những ngày dưới hầm biệt giam tóc dựng đứng, mắt lồi và bụng đói miệng khát. Dẫu trong nghịch cảnh tê tái, tôi vẫn đứng thẳng chịu đựng. Tôi vẫn chứng tỏ tôi là con một sĩ quan, con một người trí thức. Tôi vẫn cho và nhận yêu thương không so đo, ngờ vực.
Và hơn bất cứ ai, tôi biết rung động nghe tiếng suối reo bên dòng suối khổ, nghe tiếng chim hót trong rừng oan. Tôi biết mơ mộng. Nỗi thống khổ dạy tôi khôn ngoan, dạy tôi hy vọng, dạy tôi ước mơ, dạy tôi cao thượng. Hai năm rồi, tôi bỏ học, tôi tiếc lắm chứ, nhưng bỏ qua những gì người ta dạy tôi (ít xỉn, có hai bài thôi, lao động tích cực và nói dối), tôi tự học bằng suy nghĩ trong nỗi khổ, tôi thấy những đứa trẻ không bị tù đày phải học nghìn năm. Chưa chắc gì nghìn năm sách vở, trường lớp đã dạy nó được bài học dưới hầm biệt giam hay dưới hầm phân lúc nhúc dòi bọ. Không ai thích đau khổ nhưng nếu ta bị ném vào đau khổ ta hãy bình thản chấp nhận nó và hãy chịu đựng nó với sự kiên nhẫn phi thường. Khước từ nỗi khổ, nỗi khổ sẽ giết ta. Chấp nhận nỗi khổ, nỗi khổ để ta sống và cho ta ý nghĩa của đời sống.
Xế trưa, chúng tôi kéo bè tre về bãi tắm của đội. Nằm dài trên bè, dùng tay chèo theo nước xuôi dòng, tôi có cảm giác thú vị. Như thể những vết đau đớn khô rom được nhúng nước tươi mềm, dìu dịu. Chúng tôi vác tre gom một đống gần sân cơ quan. Vác bốn chuyến hết bốn cây. Hòa đen đếm, báo cáo với cán bộ quản giáo. Cán bộ đếm lại. Đủ chỉ tiêu, chúng tôi tập họp vào trại sớm khỏi cần đợi cán bộ trực trại. Tôi lên phòng trật tự kiếm Mai bím nói chuyện gẫu. Nó thèm thuồng sinh hoạt lâm sản. Nó bảo nó ghét cay ghét đắng cái nghề trật tự. Cuộc sống của chúng tôi đều đều, tẻ nhạt như sinh hoạt của trại lao cải Phú Văn. “Quanh năm tích cực, bốn mùa khẩn trương” khẩu hiệu này đủ nói lên nỗi hiu quạnh bủa vây tâm hồn chúng tôi.
“Quanh năm tích cực, bốn mùa khẩn trương”, không có lấy một ngày nhàn hạ, một buổi mộng mơ. Tôi thèm một buổi chiều Mai bím, bé Hai, và tôi ngồi bên bờ suối, nghe nước chảy róc rách và nhìn từng sắc chim hôm vội vàng bay về tổ. Để mình ước thành chim vội vàng bay về nhà khi hoàng hôn nhuộm trời đất.
Đồi Fanta
Thay lời tựa
Chương 1
Chương 2
Chương 3
Chương 4
Chương 5
Chương 6
Chương 7
Chương 8
Chương 9
Chương 10
Chương 11
Chương 12
Chương 13
Chương 14
Chương 15
Chương 16
Chương 17
Chương 18
Chương 19
Chương 20
Chương 21
Chương 22
Đoạn kết