watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Phản Trắc-Phần 24 - tác giả Hoàng Đình Quang Hoàng Đình Quang

Hoàng Đình Quang

Phần 24

Tác giả: Hoàng Đình Quang

Hoá ra Kha đã gục xuống mà ngủ trên cái mặt bàn nhờn mỡ chó, mặc cho xung quanh ồn ào đầy tiếng la gọi, giục hối. Khi Tiến sĩ Han lay vai, Kha ngước lên nhận ra nụ cười còm cõi của ông bạn thời chiến tranh. Anh sực nhớ ra:
-Thằng Tư Khỉ thế nào rồi?
-Xong! Xong rồi! Han uể oải thả mình xuống cái ghế nhựa.
-Hả? Kha trợn mắt. Xong là thế nào? Nó chết rồi à?
-Nó đã chui vào đống rơm thui chó ngủ rồi. Ngữ như những thằng ấy chết thế nào được. Vết thương cũng xoàng thôi.
Kha rùng mình. Vết thương như thế mà gọi là xoàng được à? Thế thì như thế nào mới là nghiêm trọng? Kha nghĩ thế nhưng lại hỏi khác:
-Tại sao chúng nó đâm chém nhau ghê thế?
-Tranh giành quyền lực! Han trả lời thản nhiên, không bình luận. Nhưng Kha thì không yên tâm:
-Quyền lực đếch gì ở cái xóm bần cùng này?
Tiến sĩ Han cầm cái quả bầu bằng sành đựng rượu lên lắc lắc, tiếng chất lỏng bên trong vẫn còn ong óc. Anh hất chỗ rượu cũ trong ly vào góc cột rồi thong thả rót ra hai ly. Vừa cầm cái ly đầy rượu trên tay, Han vừa cười cười nhìn Kha:
-Quyền lực thì ở đâu mà chả có! Một bầy thú trong rừng sâu cũng vẫn có sự phân chia, tranh giành quyền lực nữa là con người. Ở đây là quyền được chỉ huy cái đám ma cô. Mà Kha này, quyền lực là một thứ ma tuý của loài động vật. Con người đã nghiện từ trong bào thai rồi. Tớ đi đón con ở nhà trẻ mà cũng thấy có sự phân chia đẳng cấp. Nhìn những đứa trẻ túm tóc, nắm áo nhau để giành giật những khoảng trống trong sân, những con giống đồ chơi. Để làm gì? Chẳng để làm gì cả. Một khoảng trống xung quanh đứa bé chiến thắng và những thứ đồ chơi bằng nhựa nằm bất động trước sự mãn nguyện của nó, thật buồn cười.
-Tại sao các cậu không báo cho công an can thiệp?
Han lắc đầu:
-Cậu không sinh sống ở cái môi trường thổ tả này, nên cậu rất ngây thơ, hay vặn vẹo. Báo công an cũng thế thôi, họ sẽ đến xem qua rồi nhắc nhở, hay cao hơn là sự đe doạ trừng phạt, kiểu gia đình. Ngay cả nếu có án mạng thì cũng chẳng có phiên toà nào. Bị can lủi mất, bị hại đem chôn, thế rồi cũng cho qua. Với lại mọi sự tranh giành quyền lực giữa những thành viên trong tập đoàn với nhau, người ngoài thường không mấy quan tâm.
-Ai bảo cậu là người ta không quan tâm? Kha nhấp một hớp nhỏ, vặn lại.
-Thì cậu vẫn thấy đấy. Đối với những người lương thiện thì những tên du thủ du thực như thằng Tư Khỉ, Bèo Chột… là thiểu số, chúng chỉ là một nhúm người. Số còn lại là hàng ngàn, hàng vạn người sống yên lặng và có hàng trăm mối quan tâm khác, thiết thực và quan trọng hơn. Bọn thiểu số có tranh giành quyền lực đến mức đâm chém nhau, thậm chí bắn giết nhau, cũng là chuyện vặt. Ngay ở trong cơ quan, công ty, hay cấp chính quyền, nếu chẳng may có một sự đấu đá, tranh quyền, chiếm ngôi, thì quần chúng, những người nhẹ dạ và an phận cũng có quan tâm đâu…
Kha không nói gì, mà cũng chẳng nghĩ gì đến cái mớ lý sự nửa đùa, nửa thật của Han. Anh nghĩ đến số phận thằng Tư Khỉ. Rồi nó sẽ ra sao khi trước mặt nó còn cả một quãng đời dài vài chục năm. Rồi sẽ phải đổi thay, cũng như cái xóm Mả Cùi, nửa hồng hồng, nửa xám xám này cũng phải thay đổi.
Câu chuyện của Han và Ngô Kha không biết sẽ còn kéo dài đến đâu, mà chủ yếu người nói là tiến sĩ Han, thì bỗng có một người đàn ông lặng lẽ đi đến bàn họ, nở nụ cười cầu tài. Thật không khó khăn lắm, Kha nhận ra đó chính là người bán vé số. Anh hơi ái ngại, khi nhìn đồng hồ đã quá chín giờ đêm. Vào giờ này, mà ông ta vẫn lụi cụi, lần mò đi kiếm sống, khiến Kha cảm thấy có một cái gì đó giống như sự căm giận. Anh ngẩng lên nhìn thẳng vào đôi mắt ông vé số. Dưới ánh đèn điện thủy ngân cao áp, khuôn mặt ông có cái vẻ của một con người đau ốm tàn tạ, nhưng vẫn chứa đựng một cái gì đó rất láu cá, tinh quái. Anh cầm xấp vé số do ông ta cứ cố ý để lên bàn, trả lại:
-Chúng tôi không mua đâu, ông ơi!
Ông ta nói một câu gì đó Kha nghe không rõ, nhưng bỗng anh cảm thấy mủi lòng, nhìn sang Han. Tiến sĩ đang nghĩ gì đó, cúi nhìn soi mói xuống dưới chân. Han không để ý đến người bán vé số. Sau câu nói thẳng thừng của Kha, người bán vé số vẫn kiên trì cười. Khổ quá, tại sao người đời lại vẫn cứ hy vọng vào sự may mắn bâng quơ nào đó chụp lên đầu mình nhỉ? Tay làm hàm nhai, lăn lưng với số phận mà vẫn nghèo hèn. Đã có lần Kha nghe kể một công ty Xổ số tỉnh nọ đã làm một cuộc thăm dò thị trường, rồi rút ra kết luận: chín mươi phần trăm số người tiêu thụ vé số là người nghèo, có người bần hàn, túng quẫn, không đủ gạo ăn, áo mặc. Số còn lại là mua vui, là đánh cuộc, là… rửa tiền! Càng nghèo, càng túng quẫn bế tắc càng hy vọng và càng bị lợi dụng. Ba mươi phần trăm ngân sách dựa vào xổ số, hai mươi phần trăm lao động sống dựa vào nghề bán vé số. Mỗi ngày người bán được hai trăm ngàn doanh thu, là có ba-mươi-tư ngàn tiền hoa hồng! Bằng lương của một anh cán bộ lâu năm hệ số ba-phảy-sáu-lăm rồi! Thế rồi cứ bòn rút, rỉa rói chính thân thể mình. Rồi còn nạn đánh đề cũng theo đó mà ra. Chống đánh bạc, chống như thế cũng chẳng phải khó lắm sao?
Đột nhiên tiến sĩ Han ngẩng lên, nhìn vào người bán vé xổ số nãy giờ vẫn dai dẳng, nói một câu thật ngọt ngào:
-Chào ông Sâm!
Người bán vé số giật mình, vội vàng cầm xấp vé số lên hỏi lại:
-Chú là…?
-Hán đây! Hán nhà báo đây! Ông khó nhận ra tôi lắm nhỉ?
Ông Sâm vé số ngỡ ngàng:
-Dạ không! Tôi đâu có biết chú! Mời chú mua cho mấy tờ.
-Nếu không nhận ra thì ông đi chỗ khác mà bán. Tôi không mua đâu.
Ông Sâm quay đi, rất vội, ra thẳng đầu hẻm. Kha không hiểu, hỏi lại:
-Cậu biết ông ta à?
Han lại rót rượu:
-Cậu có nghe mình kể cái ông bạn làm giám đốc, đã có lần nói lén rằng: "Cái bọn nhà báo rách việc" không?
-Nhớ! Nhớ rồi!
-Ông ta đấy!
Kha phân vân:
-Sao lại có chuyện đó được! Cậu có nhầm người không?
-Mình gặp ông ta lần này có đến lần thứ mười rồi, nhưng không hỏi. Ông ta không nhận ra mình đâu. Nhưng mình nghi lắm. Khi ra toà, ông ta đã bán hết cửa nhà để tránh tội phải ngồi nhà lao, thì sống bằng nghề vé số. Ông Sâm là người xuất thân từ bần cố nông, nghèo rớt. Khi có chức, có quyền và có tiền, cũng có ăn chơi, phung phí, nhưng không bao giờ không biết dành dụm, tích lũy. Đến khi vận hạn, bảo rằng trắng tay là khó tin. Ông ta đâu phải là kẻ có máu phá gia. Cũng chỉ là một cách rửa tiền thôi…
Kha lắc đầu nghĩ, cái gì cũng có thể xảy ra thật. Phía bên kia con rạch ngầu bùn là dòng sông và cây cầu lấm tấm ánh đèn. Nó rung lên như một con bọ ăn đêm phát quang, xanh lạnh lẽo. Chừng đã khuya… Đột nhiên Kha nghĩ đến chị em Mỹ Liên:
-Quán cà phê của hai chị em Mỹ Liên còn bán không nhỉ?
-À, còn, nhưng cũng không chắc. Lúc chiều mình nói với cậu rằng Mỹ Liên đi tìm cậu chưa nhỉ?
Kha gật đầu.
-Tớ thương hai đứa trẻ ấy quá. Nếu thấy được cậu nên lấy một đứa, cô chị Mỹ Liên ấy. Nó rất đẹp!
Kha phì cười:
-Cậu nói nghe dễ quá nhỉ?
-Tớ biết cậu vẫn còn cái tính cao ngạo của anh trí thức nửa mùa. Nhưng như các cụ vẫn dạy "Thà lấy đĩ về làm vợ…"
-Tớ không nói điều ấy. Nó không quan trọng đến mức phải đem "trí thức" ra để ngã giá đâu. Nhưng nói thật, tớ chán chuyện vợ con lắm rồi…
Han im lặng, nhìn sang bàn bên. Cái bàn nhỏ có bốn người thì có hai cô gái. Chắc không phải gái nhà lành, nên mới ngồi quán nhậu, nhất là lại quán thịt chó vào giờ này. Một cô gái nhuộm tóc thành những lọn màu vàng sáng, đang cố uống một ly rượu do anh bạn trai ngồi bên cầm kề vào tận miệng. Không biết họ có vui thú gì không nhỉ? Han tự hỏi rồi mỉm cười, quay lại với Kha:
-Cậu chán cái cô vợ cụ thể ấy thôi, chứ làm sao chán chuyện lấy vợ. Tớ cũng đã có lúc nghĩ như thế. Nhưng sau rồi, nghĩ lại. Cậu biết rồi đấy, vợ tớ bây giờ vốn là một cô gái bán hoa…
-Còn bây giờ trở thành một bà bán rau? Kha cười đùa.
-Đúng! Mình cũng không tin là vợ mình lại có thể "hoàn lương" nhanh chóng và triệt để đến thế đâu…
-Có lẽ cô ấy rất yêu cậu!
-Vợ tớ bấy giờ là một cô gái bán hoa, cụ thể hơn là gái bán bia ôm. Nhưng cô ấy rất đẹp, nhất là đối với tớ, một thằng đàn ông xấu xí và xấu xa trước con mắt của cả đàn bà lẫn đàn ông. Cô ấy có yêu tớ không ư? Yêu! Yêu triệt để! Yêu hết mình! Tớ lôi cô ấy từ trong vũng bùn ra để lấy làm vợ. Khi cô ấy nhất quyết làm vợ tớ rồi, tớ chỉ hỏi một câu:
-Em có đẻ được không?
Tưởng cô ấy giận, nhưng cô bé xinh đẹp đã trả lời hồn nhiên:
-Em cũng không biết nữa!
-Thôi được, không sao. Anh sẽ làm cho em biết đẻ!
Bao nhiêu người chọn vợ đòi hỏi phải có cái "tông", tức là cái nếp gia đình, nào là ngoan ngoãn, hiền thục. Tớ khác, tớ cóc cần cái hiền thục mà tớ cho rằng, lấy vợ chỉ cần đẹp. Nó láo cũng được, nó làm đĩ hay làm gì mặc kệ miễn là biết đẻ con. Con nó đẻ ra nhất định phải đẹp, đó là điều quan trọng. Còn nó có giống mẹ nó ở đạo đức hay gì gì đi nữa thì chẳng quan tâm, tớ sẽ dạy con nó, tức con tớ. Cái đẹp không thể học hay dạy được, còn lại, tất cả "do giáo dục mà nên"! Cụ Hồ dạy thế phải không, Kha? Buồn ngủ rồi à?
Phản Trắc
Phần I- Chương một
Phần 2
Phần 3- Chương Hai
Phần 4
Phần 5- Chương 3
Phần 6- Chương 3
Phần 7- Chương 4
Phần 8
Phần 9- Chương 5
Phần 10
Phần 11- Chương 6
Phần 12 -Chương 7
Phần 13 - Chương 8
Phần 14
Phần 15 - Chương 9
Phần 16
Phần 17- Chương 10
Phần 18
Phần 19 - Chương 11
Phần 20
Phần 21 - Chương 12
Phần 22
Phần 23 - Chương 13
Phần 24
Phần 25 - Chương 14
Phần 27 - Chương 15
Phần 28
Phần 29 - Chương 16
Phần 30 - Chương 17