Chương 21
Tác giả: Jamyang Norbu
Khi mắt đã quen với cái cảnh lờ mờ tranh tối tranh sáng bên trong, tôi nhận thấy với đôi chút thất vọng, rằng ngôi đền thật ra chỉ là một căn phòng vuông vức nhưng khá nhỏ, mỗi chiều khoảng mười ba hoặc mười bốn mét. Những bức tường được chạm khắc nhiều hình ảnh và các mẫu tự, gợi nhớ chữ tượng hình của người Ai cập, nhưng trừu tượng và kỳ dị hơn. Căn phòng lạnh thấu xương với nhiều dải băng rủ xuống từ góc nhà che lấp từng mảng tường. Một tấm thảm tuyết hơi mịn như bột rải trên sàn, kêu lạo xạo mỗi khi có bước chân ai đạp lên.
Lạt Ma Yonten đang giúp Đạt Lai Lạt Ma ngồi nghỉ ở một góc đền và nhanh nhẹn trải áo choàng của ông ra cho cậu nằm.
Cậu bé, nên nhớ chỉ vừa hồi phục sau một cơn bệnh thập cứ nhất sinh, và cuộc chạy đua liều mạng vượt qua cầu khi nãy đã vượt quá sức chịu đựng của thân hình gầy gò yếu đuổi tuổi thiếu niên. Tôi rút ra một chai Brandy nhỏ (mà tôi mang theo chỉ để dành cho những trường hợp cấp cứu, vì tôi là một người chủ trương bài rượu), mở nút, đổ một ít chất lỏng vào miệng cậu bé.
Cậu ho lên vài tiếng và thở gấp, tuy vậy màu hồng đã bắt đầu ửng lên trên đôi má tái nhợt.
Sherlock Holmes cố dành diêm thắp lửa cho ngọn đèn lồng đặc biệt của chúng tôi, nhưng mâi không được. Chẳng là diêm của ông bị ẩm không bắt lửa, vì thế tôi lại gần, chìa cho ông một hộp diêm khô mà tôi may mắn mang theo người. Ông vội vã thắp đèn. Sau khi ông thận trọng điều chỉnh một chúc, ngọn đèn phóng ra một chùm tia sáng rực rỡ về phía bức tưởng đối diện.
Ông giơ cao đèn lên, lia ánh sáng ra khắp nơi trong phòng, soi rõ nhưng bức tường hoàn toàn trơ trụi trừ những hình khắc nhỏ trên tường, nhưng khi đi đến giữa phòng, ánh sáng rực rỡ chiếu lên một cấu trúc nhiều tầng, lạ kỳ, nằm trên một bệ đá. Những lớp bột tuyệt trắng ngần che phủ lên toàn bộ vật này làm cho nó giống như một cái bánh cưới cực lớn.
“Đó là mandala vĩ đại,” Lạt Ma Yonten giải thích. "Chính là cái đã qua bàn tay sử dụng của Sứ giả Shambala khi ông ta làm lễ nhập môn đầu tiên cho Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất”
Sherlock Holmes đi quanh mandala và bắt đầu phủi tuyết khỏi bề mặt của nó bằng một chiếc găng tay. Tôi cũng phụ một tay và chẳng mấy chốc chúng tôi đã phủi sạch lớp tuyết. Mandala cao khoảng hai mét, trong khi chân đế của nó, một phiến đá hình đĩa, dày khoảng 30 phân, lại có đường kính tới gần 2,5 mét”.
Những chiếc đĩa đá nhỏ hơn, hình vuông và tam giác, được sắp xếp một cách thứ tự trên bề mặt, cái này chồng lên trên cái kia, tạo nên một thể trung gian kỳ lạ giữa hình nón thấp tè và hình kim tự tháp. Nằm ở vị trí trên cùng là mô hình một ngôi chùa nhỏ bé tinh xảo với cái mái cong cong thanh nhã. Mặc dù những đường thẳng và các vòng tròn cơ bản của mandala này gần như tương tự với mandala trong bức tranh cuộn, nhưng mandala bằng đá thiếu những gam màu và hoạ tiết trang trí của bức tranh. Nó như bị mất đi cái hồn, trông khá ảm đạm và trần trụi. Giống một biểu đồ hiển chị hoá một công thức toán học phức tạp hơn là một vật biểu trưng tôn giáo.
Trong khi tôi giơ ngọn đèn lên cao, chiếu luồng ánh sáng vào bất cứ nơi nào được yêu cầu, Sherlock Holmes cúi xuống kiểm tra mẫu vật lạ lùng này với chiếc kính lúp phóng đại. Năm phút là đủ làm ông thoả mãn trí tò mò, vì ông đã đứng dậy cất kính lúp đi. Sau đó, đặt hai tay một cách cả quyết vào hai bên cạnh chiếc đĩa đá dày ông bắt đầu người hơi nghiêng về một phía, vận hết sức bình sinh - đẩy vào cái vật nặng đó. Tôi không phát hiện có gì khác, nhưng hẳn có một điều gì đó đã xảy ra với Holmes, vì ông dừng lại và làu bàu một cách thoả mãn.
“Nó dịch chuyển," ông nói, giọng đắc thắng.
“Điều đó có ý nghĩa gì chứ?” tôi hỏi.
“Nó có nghĩa là bí mật nhỏ của chúng ta - câu đố trong bài thơ với những lời lẽ kỳ bí kia - gần như đã được giải quyết xong".
"Tôi không hiểu, ông Holmes à".
"Ông còn nhớ chúng ta đã đồng ý với nhau rằng bài thơ là một kiểu chỉ dẫn, chắc chắn là để khai quật cái gì đó đã được giấu kín - mà phải là một cái gì thật quý báu. Vì tính tượng trưng của cấu trúc mandala đã được dùng trong bài thơ, sẽ lô-gíc hơn nếu ta đi tới kết luận rằng lời chỉ dẫn ám chỉ về một mandala thật sự - nhưng là một cái mà ta có thể sờ mó được và theo chiều thẳng đứng”.
“Nhờ vậy mà chúng ta có thể đi quanh nó theo những vòng tròn nhất định, giống như lời chỉ dẫn đã nói sao tôi hỏi không khỏi hoang mang. “Nhưng…"
"Không, không, Hurree thân mến. Không phải đi quanh nó mà là dí chuyển nó. Cuộc kiểm tra sơ bộ của tôi cho biết mẫu vật này không phải được đẽo từ một tảng đá duy nhất mà đã được lắp ráp lại - theo từng tầng bậc - từ những mảnh được gia công riêng biệt, có thể di chuyển được, hay đúng hơn là xoay quanh một trục trung tâm”.
“Giống như cái lẫy trong ổ khoá?”
"Chính xác. Ông đã đưa ra một so sánh rất khéo về sự giống nhau giữa hai vật, vì mandala này - nếu lý giải của tôi là đúng - là một ổ khoá, mặc dù đó là một ổ khoá không bình thường và đáng quan tâm".
"Nhưng như vậy thì chìa khoá đâu, ông Holmes? Chúng ta đâu có chìa khoá".
"Ồ, chắc chắc, ông bạn. Không nên hiểu theo nghĩa đen như vậy Có thể nói bài thơ kia chính là chìa khoá".
"Tôi thật là kẻ chậm hiểu…” tôi lúng túng, nhưng Holmes không dành thời gian để tôi có thể tự trách mình mà sốt sắng bắt tay ngay vào việc kiểm tra giả thuyết vừa nêu.
"Nào, Hurree, nếu ông có thể giúp một tay ở đây, và… xin lỗi, thưa Lạt Ma đáng kính," ông quay sang Lạt Ma Yonten, "ngài vui lòng đọc lại bài thơ cho chúng tôi nghe, được không?”
Đạt Lai Lạt Ma lúc này đã khỏe lại, muốn tự tay cầm chiếc đèn chiếu sáng cho chúng tôi, trong khi Lạt Ma Yonten mở bức vẽ mandala và đọc những dòng chữ ghi phía sau.
"Om Svasti. Xin dâng lòng tôn kính lên người…"
“Chúng ta có thể bỏ qua những dòng chúc tụng," Holmes ngắt lời, "mà bắt đầu với những lời chỉ dẫn thực sự”.
"Sẽ làm theo ý ông, ông Holmes," Lạt Ma trả lời, nhanh chóng lướt qua những dòng thơ và gạch dưới những từ ngữ quan trọng hằng ngón tay trỏ xương xẩu. “Để tôi xem nào. Hừm… A, đúng… nhưng lời chỉ dẫn nằm ở đây. “Hãy hướng mặt về hướng thiêng liêng…”.
"Tức là hướng nào?”
"Hướng Bắc, ông Holmes. Shambala được nói tới như là Shambala ở Bắc Ấn"
"Như vậy, chúng ta cần phải quay lưng lại lối vào và nhìn thẳng vào mandala từ hướng đó. Để tôi xem nào…"
"Tôi biết rồi, ông Holmes?" tôi hớn hở kêu lên, phủi đi lớp tuyết tại chân đế mandala hướng thẳng về lối đi vào. "Có một vajra hình chữ thập được khắc trên chân đế ở đây. Cái này chắc chắn là để đánh dấu hướng mà chúng ta phải bắt đầu".
Đó cũng chính là nơi mà Đạt Lai Lạt Ma phải ngồi khi nhập định trên mandala ” Lạt Ma Yonten giải thích.
"Như vậy chúng ta có thể lấy nó làm mốc khởi đầu,” Holmes nói giọng cả quyết. “Này, xin hay đọc câu thơ thứ hai”
"Bao giờ cũng rẽ vào con đường của Pháp luân…”
"Cần phải biết, Hurree, rằng tất cả hành động của chúng ta đều phải thực hiện theo chiều kim đồng hồ. Làm ơn tiếp tục đi, thưa ngài".
"Xoay ba lần quanh Hoả Sơn”.
“Đó là chân đế của mandala. Hãy nhìn dấu hiệu những ngọn lửa được khắc vào đá. Nào Hurree, chúng ta hãy quan tâm đến nó một chút nào".
Đó không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Cả hai chúng tôi đều rên è è vì cố quá sức, nhưng cuối cùng cái đĩa đá khổng lồ cũng từ từ di chuyển. Theo lời hướng dẫn, chúng tôi đã xoay cái cục đá nặng như cùm đó ba lần quanh cái trục, trả nó đúng vào nơi khởi đầu, cạnh dấu hiệu vajra hình chữ thập trên sàn. Tôi gục xuống vì kiệt sức.
“Hai lần nơi Kim Cương trung thành". Lạt Ma Yonten đọc tiếp.
“Tiếp tục nào, Hurree," Holmes động viên tôi. “Lần này sẽ dễ dàng hơn. Nó nhỏ hơn nhiều".
Sherlock Holmes nói đúng. Cái đĩa "Kim Cương tường thành" không nặng như cái đĩa "Hoả Sơn", và chúng tôi chỉ phải xoay hai lần. Dĩa “Tám nghĩa trang” thậm chí còn dễ dàng hơn, trong khi cái cuối cùng, "Toà Sen", tôi chỉ cần làm một mình.
Đến tầng thứ năm, mandala đã thay đổi hình dạng; từ những chiếc đĩa hình tròn về núi, tường và hàng rào, nó chuyển thành một cột hình vuông với những chỗ phồng lên ở mỗi cạnh - bốn bức tường của Linh Thành và bốn cánh cổng của nó.
"Rồi từ hướng Nam rẽ sang Đông…"
Theo chỉ dẫn chúng tôi quay chiếc cột vuông ba phần tư vòng. Giờ đến vật cuối cùng trong bài thơ. "Cung điện sâu kín nhất" chính là ngôi chùa có mái cong nằm trên đỉnh mandala ”.
Thật là một khoảnh khắc cực kỳ hồi hộp. Trong khi Holmes xoay ngôi chùa nhỏ nửa vòng từ Nam sang Bắc - như lời hướng dẫn đã ghi rõ - chúng tôi nín thở chở kết quả.
Chẳng có gì xảy ra cả.
Một cảm giác thất vọng lạnh lùng chạy suốt châu thân. Đối với tôi hình như ở phương diện này hay phương diện khác, Sherlock Holmes hẳn đã phạm phải một sai lầm cơ bản nào đó trong chuỗi lập luận của mình.
"Chúng ta chưa làm được, Hurree ạ,” ông nói, với nét mặt đau đớn. Ông quay đi, vừa cắn mạnh vào tẩu thuốc, vừa bồn chồn đi lại khắp phòng, làm tung lên một cơn bụi tuyết dưới mỗi bước chân. Ông cứ đi đi lại lại trong tâm trạng cáu kỉnh như thế khoảng mười phút thì đột nhiên dừng lại như thể đã có giải pháp. Vẻ mặt vụt trở nên tươi tinh, ông vừa nhìn chúng tôi vừa búng những ngón tay tanh tách. “Ngai vajra” ông kêu lên. “Chúng ta đã quên một điểm… và ngồi khái hoàn trên ngai vajra …
“Nhưng dường như đó chỉ là một két luận có tính chất tượng trưng thuần tuý mà thôi, ông Holmes ạ,” Lạt Ma Yonten góp ý
"Chúng ta đã dịch chuyển tất cả những thứ có thể chuyển động được ở mandala” tôi chán nán. “Chẳng còn lại gì để mà xoay chuyển nữa".
“Cứ thử xem, cứ thử xem," Holmes trả lời và đi vòng quanh mandala, ông cẩn thận quan sát ngôi chùa bằng kính lúp sau đó dùng cái lưỡi mảnh của con dao nhíp nhẹ nhàng bẩy cánh cửa bé tí tẹo của ngôi chùa nhỏ. Bên trong ngôi chùa là một chiếc ngai bằng pha lê bé xíu có khắc một vajra chữ thập. Đó là một vật xinh tuyệt. Trong khi Đạt Lai Lạt Ma chiếu đèn soi rõ vật đó, thì thám tử Sherlock Holmes thận trọng nghiên cứu món đồ mỹ nghệ bé xíu này một cách kỹ lưỡng bằng chiếc kính lúp.
"Nhưng chúng ta biết làm gì bây giờ đây, ông Holmes?” Tôi hỏi. “chẳng hề có hướng dẫn về việc phải làm gì với nó”.
“À, nhưng chúng ta sẽ làm, Hurree ạ!” Ông vui vé nói, rồi dừng lại. "Chúng ta sẽ "ngồi ” lên nó”.
Ông đặt đầu ngón tay trỏ lên chiếc ngai pha lê và khẽ ấn xuống. Nghe cách một tiếng rất rõ ràng - như thể một loại đòn bẩy nào đó đã hoạt động. Chiếc ngai pha lê bắt đầu hắt ra một làn ánh sáng xanh kỳ lạ rực rớ. Mỗi lúc luồng sáng đó càng trở nên sáng hơn mạnh hơn, cho tới khi vầng hào quang của nó trùm lên bức tường phía Bắc với một thứ ánh sáng lành lạnh lấp lánh như ánh trăng rằm vào một đêm hè. Cùng lúc đó, mandala bắt đầu rung lên từng đợt, những đợt rung động của nó tăng dần cường độ cho tới khi cả ngôi đền rung lên bần bật một cách thật đáng sợ.
Trước đôi mắt kinh hoàng của chúng tôi, một số nhũ băng trên trần gẫy khúc, lanh canh rơi xuống sàn, hất tung lên một đám bụi tuyết. Sherlock Holmes nhanh nhẹn ôm lấy Đạt Lai Lạt Ma, như người mẹ ôm con, cố dùng tấm thân cao lớn của mình che chở cho cậu bé và khéo léo di chuyển để rút vào một góc phòng.
Lạt Ma Yonten và tôi cũng vội vã tránh xa mandala hình như nó chính là mạch nguồn của tất cả sức mạnh khủng khiếp này Trong khi rút về bức tường phía sau, tôi vấp phải một miếng băng vỡ và loạng quạng ngã dúi về phía sau. Tưởng đâu mình sẽ ngả người vào bức tường tôi bèn choài tay ra đằng sau chống đỡ, nhưng thật ngạc nhiên, cơ thể tôi chẳng đụng vào vật gì cả mà từ từ rơi xuống. Điều này thậm chí còn đáng báo động hơn: tôi không ngã phịch xuống sàn hang mà tiếp tục lao xuống, theo một cách nào đó rất khó hiểu, cho tới lúc rơi oạch đau điếng xuống một mặt phẳng trong một vùng tối như bưng.
“Ô, này, Hurreel ông có nghe thấy tôi nói không?” Giọng nói của Holmes, vang lên từ một nơi rất xa, bằng cách nào đó cũng len được vào tâm trí tôi. Tôi lắc lắc đầu để nghe cho rõ hơn.
“Tôi ở đây, ông Holmes?” Tôi hét lên đáp lại.
“Ông ổn chứ?”
Trong bóng tối dày đặc, tôi đưa tay sờ soạng khắp người.
"Tôi nghĩ vậy, thưa ngài. Dù sao thì cũng chẳng bị gãy cái xương nào cả.
“Tốt lắm. Vậy chính xác là ông đang ở đâu?”
"Dường như tôi đang ở dưới đáy một vực thẳm đáng sợ, thưa ngài. Tôi nghĩ rằng lối vào nằm ở đâu đó giữa bức tường đối diện với lối đi vào đền".
“Tốt lắm. Chờ một phút. Tôi sẽ đưa đèn xuống đó ngay thôi”.
Ít giây sau, một luồng ánh sáng rực rỡ xiết bao mong đợi xuất hiện phía trên đầu tôi. Dần dần, trong lúc nguồn ánh sáng đi xuống thấp và mồi lúc một sáng hơn, tôi có thể phân biệt được hình dáng cao cao quen thuộc của Sherlock Holmes - ông đang cầm chiếc đèn lồng sẫm màu và bước xuống từng bậc của cái cầu thang dài bằng đá - hằn là cái cầu thang mà tôi đã lăn xuống lúc nãy. Đi sau là hai vị Lạt Ma.
“Xin được chúc mừng ông, Huree ạ," Holmes vui vẻ tiến đến gần tôi. “Vinh dự khám phá ra bí mật của mandala thuộc về ông".
"Chỉ thế này thôi ư, ông Holmes?” Tôi thất vọng não nề. “Tất cả nhưng điều bí ẩn, những vụ ồn ào và lộn xộn xung quanh nó chỉ là để che giấu một lối đi ư?"
"Hãy kiên nhẫn. Chúng ta sẽ biết khi đến chỗ tận cùng của nó”. Ông rọi đèn về phía đối diện, chúng tôi thấy một chiếc cầu thang. "Hãy xem kìa nó không kết thúc ở đây mà tiếp tục kéo dài hơn nữa". “Lạt Ma Yonten và Đạt Lai Lạt Ma ân cần hỏi thăm tình trạng sức khỏe của tôi sau cú ngã đột ngột đó, rồi lớn tiếng cám ơn "Tam Bảo Ba Ngôi” của Đạo Phật vì đã phù hộ độ trì cho tôi.
Chúng tôi thận trọng đi dọc lối đi, Sherlock Holmes cầm đèn đi trước, những người còn lại bám sát đằng sau. Mặc dù lối đi rất dài nhưng nó thẳng tắp và bằng phẳng thậm chí không có lẩy một chỗ rẽ, một chỗ lồi lõm mấp mô trong suốt quãng đường.
Các bức tường được xây dựng với một độ chuẩn xác chắc chắn sẽ khiến một kỹ sư hiện đại phải ganh tị. Trong khi chúng tôi tiếp tục đi tới, ánh sáng từ chiếc đèn lồng phản chiếu lung linh như hồ quang trên bề mặt bức tường. Tôi tiến đến gần chạm thử tay vào bức tường và vô cùng kinh ngạc khi phát hiện nó nhẵn nhụi và bằng phẳng như thế nào - phẳng hơn cẩm thạch, thậm chí hơn cả thuỷ tinh. Không hề có một vét nối hay khe nứt, không có một sự đứt quãng nào trên bề mặt đều đặn một cách rất không bình thường của nó. Rõ ràng đó là tác phẩm của một người có kiến thức uyên thâm về kỹ thuật. Tôi bắt đầu nhẩm tính trong đầu tất cả những thông tin cho tới nay tôi đã thu được về nền văn minh Tethyia, và cố sắp xếp lại theo một trật tự có tính hệ thống.
Đột nhiên Sherlock Holmes dừng lại và ra hiệu cho chúng tôi giữ im lặng. Rồi ông chiếu ánh sáng xuống sàn, cũng như ngôi đền bên trên, nó được phủ một tấm mền tuyết mịn và mỏng. Chắc chắn là chúng tôi đang ở một nơi mà những đống tuyết bị cuốn đi, rồi bằng cách nào đó lại tìm đường ùa vào hành lang bí mật này.
"Ông nghĩ gì về điều này?” Holmes hỏi, chỉ vào những dấu chán khác nhau in trên lớp tuyết mỏng.
"Chắc chắn có ai đó đã đi trước chúng ta rồi," tôi lo lắng.
“Tôi e là không chỉ một người. Có ba loại dấu chân khác nhau. Tôi cũng chỉ nhìn thấy chúng cách đây một lúc thôi. Một trong số này rõ ràng là một người què. Xem này dấu chân phải bị lệch và cũng mờ hơn bởi vì hắn kéo lê cái chân đó".
"Moriarty?” tôi thốt lên, kinh hoàng.
"Chính thế. Như tôi đã đoán trước, Tên ác ma đã nhanh hơn chúng ta. Một trong những kẻ đồng hành đi trước dẫn đường, hắn theo sau, còn kẻ thứ ba tập hậu. Không hề có dấu chân nào khác".
"Ông có nghĩ Amban đi cùng hắn không?” Lạt Ma Yonten hỏi.
“Có thể nói chắc là không. Hai dấu chân kia mang cùng loại giày - loại giày ống đế vải rẻ tiền của Trung quốc, tôi nghĩ thế; mà lại mòn vẹt cả. Tôi đã thấy binh lính Trung quốc mang loại này rồi”.
Tôi chẳng còn hồn vía gì khi nghĩ tdi mối nguy hiểm đáng sợ đang rình rập phía trước, nhất là khi những kẻ bất lương đã chuẩn bị tất cả những phương tiện để ra tay độc ác chống lại chúng tôi lại đang luẩn quất đâu đày trong đường hầm.
“Liệu có hay hơn không nếu chúng ta…" tôi bắt đầu đưa ra đề nghị.
“Chúng ta đang làm thế đấy," Holmes ngắt lời có phần cộc cằn. Ông rút súng lục từ trong áo choàng ra rồi lên đạn. “Tốt nhất chúng ta cứ tiến lên một cách thận trọng. Hurree à, ông có vũ khí chưa?”
"Rồi, thưa ngài," tôi nhẫn nhục đáp, lôi khẩu súng lố bịch ra khỏi thắt lưng và bắt đầu kiểm tra máy móc để chuẩn bị cho cuộc chạm trán sắp tới.
"Hurree, ông hãy bảo vệ phía sau. Nếu có chuyện gì đó xảy ra với tôi, ông phải ngay lập tức đưa Đức Đạt Lai Lạt Ma và Lạt Ma Yonten rời khỏi nơi này. Nào hãy đóng nắp đèn lại. Chúng ta sẽ phải mò mẫm đi trong bóng tối thôi".
Chúng tôi thận trọng di chuyển dọc theo cái hành lang đang dần dần - hầu như không thể nhận thấy được - trở nên rộng rãi hơn và sáng hơn một cách khó hiểu hoặc chỉ là do tôi tưởng tượng ra. Chúng tôi càng tiến về trước, cảm nhận này càng rõ rệt hơn. Không tin vào thị giác của mình, tôi ngập ngừng nói cho ông Holmes biết nhận xét của mình về ánh sáng trong đường hầm. Ông cũng đã chú ý đến điều đó.
"Ông nói đúng, Hurree ạ, và nó đang dần sáng hơn ở hành lang phía trước. Chúng ta phải đề phòng gấp đôi. Ánh sáng sẽ khiến chúng ta dễ để lộ mình hơn và dễ bị tấn công hơn”
Chúng tôi dò dẫm tiến lên trong khoảng nửa giờ. Đến đây hành lang trở nên rộng đến nỗi có kích thước của một thánh đường lớn. Vào lúc này, việc xác định nguồn sáng từ đâu tới thật dễ dàng. Cao đến trăm mét trên đầu chúng tôi là một mái vòm bằng băng khổng lồ, trong suốt; ánh nắng mặt trời xa xăm trên trần xuyên qua nó, tạo ra một thứ ánh sáng nhạt nhoà trong cái hang động khoét sâu trong lòng đất này Chúng tôi rón rén tiến dọc bức tường bên trái của hành lang khổng lồ, ánh mắt căng thẳng chốc chốc lại nhìn lên tạo tác tự nhiên dị thường này, cái ý nghĩ rằng có hàng triệu tấn băng đá dễ vỡ đang treo lơ lửng trên đầu, bất cứ lúc nào cũng có thể đổ xuống khiến tôi đâm ra nghi ngờ về tính hợp lý trong việc chúng tôi đang làm. Lối đi dẫn đến một lỗ hổng hẹp trổ vào bức tường - có vẻ như đó là một khe nứt trên đá - nhưng với những nét cắt đều đặn của một kiểu cửa ra vào nào đó. Có lẽ nó là điểm bắt đầu của một lối rẽ, hoặc là cửa dẫn đến một căn phòng.
Sherlock Holmes dừng lại ở lối đi nhỏ trước lỗ hổng rồi quỳ một chân xuống, cẩn thận kiểm tra lớp tuyết trên sàn nhà.
“Tôi không thích điều này chút nào. Đến đây các dấu chân không còn tiến thẳng về phía trước như trước nữa mà nối theo nhau theo một vòng tròn. Rõ ràng bọn chúng dừng lại ở đâu để hội ý”.
Trong khi ấy, tôi mon men tiến đến gần lối đi trổ ở bên hông, thử nhìn vào bên trong. Tôi chí vừa toan bước qua cái cửa trổ thì Sherlock Holmes đã hét lên cảnh báo:
"Dừng lại, Hurree! Đó là một cái bẫy!”
Theo bản năng tôi giật lùi về phía sau, thật vô cùng may mắn. Vì có hai phát súng vang đinh tai nhức óc, những viên đạn rít lên xèo xèo, sượt qua tấm thân bồ tượng của tôi. Tôi nặng nề ngả lưng vào tường, cố điều hoà hơi thở và nhịp tim đang đập như phát rồ.
Nép sát người vào bức tường, Holmes rón rén đến cạnh tôi.
“Moriarty và người của hắn ta đã hội ý ở đây để đặt bẫy chúng ta," ông thì thầm. “Nhưng khi đặt miếng phó mát vào cái bẫy chuột thì cũng chừa lại chỗ cho con chuột. Lối vào kia có dụng ý "nhử" quá rõ ràng. Các dấu chân cũng cung cấp thêm một bằng chứng hữu ích nữa".
"Nhưng lúc này chúng ta còn có thể làm gì được, thưa ông Holmes?" tôi hỏi. “chỉ là chui đầu vào rọ và dẫn xác đến chỗ nguy hiểm chết người mà thôi".
“Đừng dễ dàng chịu thua với những dự liệu tiêu cực như thể trước khi cạn kiệt hết sức lực” Holmes nghiêm nghị nói. "Trước tiên chúng ta phải xác định vị trí chính xác của kẻ thù. Hurree à, nếu có thể cúi rạp người xuống đất, ông hãy nhanh chóng ló ra từ một góc và bắn vài phát theo hướng của chúng, việc này sẽ tạo cho tôi cơ hội thực hiện một cuộc khảo sát nhanh. Sẵn sàng chưa? Nào!"
Tôi nổ liên tiếp ba phát súng vào một góc phòng và lùi về phía sau cho an toàn, chỉ vừa kịp, một loạt đạn súng trường sượt qua tôi, rền vang trong cái hang trống trải kéo dài đến hàng dặm trong lòng băng tuyết. Sherlock Holmes cũng kịp cúi xuống một cách an toàn và hiện ông đứng ép lưng vào tường, đôi mắt tràn ngập nỗi thất vọng.
“Quỷ tha ma bắt nó đi!" ông kêu lên giận dữ. Không thể tấn công chúng được!”
“Có chuyện gì thế, chính xác là chuyện gì? Tôi chưa kịp nhìn thấy gì cả”.
"Nhưng khối băng lớn mà hai tên lính kia đang núp đã bảo vệ chúng an toàn trước những loạt đạn của chúng ta. Không có cách nào tấn công vào bên sườn chúng được, trong khi bọn chúng lại có lợi thế nhằm thẳng mà bắn về phía lối vào. Chúng ta đã bị kẹt cứng ở đâu rồi".
"Nhưng chúng ta cũng có thể rút lui vào bất cứ lúc nào, chưa ngài,” tôi thốt lên điều nực cười này bất giác giơ tay lên phản đối trong một phản ứng xốc nổi. Tôi phải thừa nhận với bạn rằng chỉ một kẻ thiếu kinh nghiệm như tôi mới có một hành động bất cẩn và ngu ngốc đến thế. Một tiếng nổ rất đanh vang lên, cùng một lúc với cảm giác nóng rát, như thể mu bàn tay trái của tôi bị một thanh sắt nung đỏ dùi vào. Tôi đã bị trúng đạn.
Trời đất ơi! Tôi nhanh chóng rút cánh tay bị thương về, cái tay còn lại - đang giữ khẩu súng lục, trong một phản ứng cấp kỳ - vội chóp lấy tay kia. Không may trong lúc đau đớn và bấn loạn tôi đánh rơi khẩu súng xuống sàn. Còn không may hơn nữa, món đồ chơi chết tiệt đó đã lên cò và sẵn sàng nhả đạn, vì thế mà không gian khép kín trong hang rung chuyển dữ dội vì một tràng súng nữa.
"Chuyện quái gì.”. Ông Holmes giạt mình, nép sát vào tường khi loạt đạn rít qua mũi ông và bay vào không trung.
Vô cùng bối rối và khổ sở gì sự cố không may này tôi cúi đầu thật thấp, giả bộ chú mục vào việc kiểm tra vết thương.
Nhưng trước sự tuyệt vọng của tôi, phản ứng của Sherlock Holmes đối với sai lầm hậu đậu và hoàn toàn vô tình này của tôi có phần hơi gay gắt, khiến tôi phải ngỡ ngàng. Ông chộp lấy cố áo sềnh xệch lôi tôi một cách dữ tợn qua một bên. Khi đã trấn tĩnh lại vì lối cư xử thô bạo cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của bạn, tôi lên tiếng trách móc.
"Ồ, thưa ngài Sherlock Holmes. Cách cư xử của ông thật không đúng với tính cách của một quý ông người Anh…”
Tôi còn chưa kịp nói xong thì một tảng băng lớn với hình thù đáng sợ đã đổ ụp xuống ngay tại chỗ tôi vừa đứng. Loạt đạn vô tình kia đã bắn trúng vào mái băng và làm rớt xuống một mảng lớn. Holmes hắn đã thấy trước điều này và cố cứu mạng bạn đồng hành. Tôi chỉ còn biết tự trách bản thân vì thiếu niềm tin vào bạn bè. Làm sao mà tôi có thể, dù trong chốc lát, đem lòng nghi ngờ nhân cách chính trực và đứng đắn của người bạn cao thượng và dũng cảm này
“Tôi… tôi…" tôi khổ sở lắp bắp một lời xin lỗi.
Nhưng Holmes chỉ cười ha hả và xoa xoa bàn tay vào nhau.
“Ha! Ha! Thật xuất sắc! Tôi chưa bao giờ biết đến giới hạn của ông, Hurree ạ".
"Nhưng…" Tôi ấp úng một câu hỏi. Ông chìa tay ra.
“Lại một lần nữa, Hurree ạ,” bằng cung cách không ai bắt chước được của mình, ông đã đưa ra một giải pháp, le mot de i’énigme(2).
"Nhưng.…”
"Vết thương của ông thế nào, Babuji?” Lạt Ma Yonten ân cần hỏi, cầm lấy cánh tay bị thương của tôi. “Nếu tôi có thể…"
May mắn thay đó chỉ là một vết thương ngoài da. Lớp da ở mu bàn tay bị xây xát nhưng không chảy nhiều máu. Lạt Ma Yonten bôi lên đó một chút thuốc thảo mộc rồi băng lại bằng chiếc khăn tay của tôi.
"Nào Hurree," Holmes nạp lại đạn vào khẩu súng cho tôi, “Khi tôi hô lên, cả hai chúng ta sẽ chĩa vũ khí về phía lối ra vào và bắn vài loạt đạn - không phải về phía bọn lính mà lên mái băng trên đầu chúng - sau đó rút lui ngay lập tức".
Ông đưa cho tôi khẩu súng lục. Tôi quỳ trên sàn ngay gần lối vào. Sherlock Holmes lom khom phía trên tôi, vũ khí nâng sát cằm.
"Sẵn sàng chưa? Nào!"
Cả hai chúng tôi thình lình thò đầu ra, mau chóng xả hết nữa băng đạn và vội thụt vào, đúng lúc hai tên lính Trung quốc khạc một tràng đáp trả. Dựa lưng vào bức tường đá lạnh cóng, chúng tôi nín thở chờ đợi.
Ít giây sau, một tiếng gầm như sấm rền dội qua lối vào, kéo theo sau cả một trận bão tuyết thực sự, bụi tuyết bay lên mờ mịt không trung và trong khoảng một phút chúng tôi không thể thấy gì trước mắt.
Khi bụi tuyết đã lắng xuống hết, Holmes và tôi, súng lăm lăm trên tay thận trọng đi qua lối vào. Kế hoạch của Holmes đã thành công vượt quá sức mong đợi, hai tay súng người Trung quốc xấu số đã bị chôn vùi trong ngôi mộ băng khổng lồ. Hiệu quả còn lớn hơn nhiều trong căn phòng này, không chỉ vì chúng tôi bắn đi một lượng đạn lớn hơn nhiều mà còn bởi trần hang ở chỗ này cũng thấp hơn nhiều, với những nhũ băng lớn lởm chởm treo lung lẳng bên trên.
Chúng tôi đi vòng qua nấm mồ băng. Lạt Ma Yonten lẩm bẩm vài lời cầu nguyện, hình như dành cho hai linh hồn đáng thương bị chôn sống trong đó. Ở đầu phía bên kia, cách chỗ chúng tôi khoảng 13 mét là một cái cửa khác, như vậy cái mà chúng tôi tưởng là một căn phòng thật ra chỉ là một kiểu tiền sảnh. Chúng tôi vượt qua tiền sảnh bước vào lối đi mới.
Lúc này thì chúng tôi đứng trong một vùng không gian kín khổng lồ hình tròn kiểu như đại sảnh, đường kính dễ đến vài nghìn mét, phủ một mái vòm bằng băng vĩ đại, mà ở trung tâm có thể cao đến cả nghìn mét. Đó đây trong căn phòng hình vòm rộng mênh mông này là nhưng bức tượng vĩ đại - có khoảng hai mươi cái - tạc hình những chiến binh dữ tợn trong bộ giáp phục lạ lùng. Những bức tượng khổng lồ này có đường nét rất cân đối ngang tầm với những tượng Phật vĩ đại mà tôi đã thấy ở thung lũng Bamiyan tại Afghanistan . Trong khi chúng tôi ngây người quan sát cảnh tượng kỳ vĩ mà vẻ hoành tráng của nó có thể khiến cho mái vòm xinh đẹp và tráng lệ của Hốt Tất Liệt trông như một cái bánh pudding úp ngược thì Lạt Ma Yonten phát hiện ra một cái gì đó.
“Có một ngọn đèn đang cháy sáng ở chính giữa".
Tôi áp cái ống nhòm lên mắt nhưng không thể nhìn mọi vật cho rõ ràng. Không khí lạnh và ẩm ướt trong hang đã tạo ra một lớp băng đông cứng nơi thấu kính. Vả lại, nó củng không phải là loại kính có công dụng mạnh cho lắm.
"Rõ ràng có một luồng phát sáng lấp lánh rất bất thường ở quanh đây” tôi lên tiếng. “Nhưng tôi không thể xác định rõ cái gì gây ra hiện tượng đó”.
“Chúng ta sẽ sớm biết thôi” Holmes nói vắn tắt, “bằng cách cứ việc thẳng tiến".
Sau thoáng hai mươi phút đi bộ, chúng tôi đến trước một cột băng lớn - một măng đá bị cụt, cao khoảng hai mét - nằm trên một bục đá vuông vức cách mặt đất chừng 60 cm. Chiếc cột dường như được tạo ra từ một loại băng không bình thường nào đó, có vẻ ngoài rất giống kim loại và có màu tối, nhưng lại hơi có ánh bạc giống như bầu trời sáng ánh trăng. Cái ánh lấp lánh lạ lùng trên bề mặt cột gây ra ảo giác rằng nó không hẳn là chất rắn mà chỉ là một lối đi dẫn đến một không gian sâu thẳm nào đó. Những đốm sáng nhỏ lấp lánh như sao từ vòm băng phản chiếu lên bề mặt của nó càng củng cố thêm ảo giác đó. Nhưng có một thứ thậm chí còn tuyệt vời hơn đó là cái vật tựa vào nó - hoặc nói chính xác hơn - vật gì đó treo lơ lửng cách đinh cột vài phân. Một khối pha lê toàn bích có kích thước bằng một trái dưa lê đang phát ra luồng sáng rực rỡ từ một ngọn lửa bên trong, cùng với vô số mặt cắt hoàn hảo trên bề mặt, nó phân bố ánh sáng thành vô vàn những dạng hình huyên ảo.
“Đó chính là Nobru Rimpoche (Skt. Chintamani )” Lạt Ma Yonten thì thào, giọng như nghẹn lại vì một xúc cảm thiêng liêng. "Hòn đá quyền năng vĩ đại của Shambala”
“Nhưng đó chỉ là một truyền thuyết mà thôi," tôi nói, giọng hoài nghi, bởi đó là một câu chuyện hoang đường tôi thường được nghe trong thời gian lưu lại ở dãy Himalaya và vùng Trung Á”(3)
“Không, Babuji ạ". Lạt Ma Yonten ngắt lời. “Tôi nhận ra hòn đá này từ bản miêu tá trong cuốn Đại pháp thời luân . Nó miêu tả việc sứ giả từ Shambala đã đặt hai Hòn đá như thế này mỗi hòn ở mỗi cực siêu linh trong hành tinh chúng ta. Hòn thứ nhất đã bị mất khi lục địa linh thiêng Ata-Ling bị những ngọn sóng thần nuốt chửng. Hòn thứ hai được mang đến Tây Tạng nhưng người ta tin răng nó đã được đưa trở lại Shambala khi thế lực ác ma giành được quyền lực trên mảnh đất của chúng tôi".
“Từ trước đến nay bao giờ nó cũng ở đây cả,” Holmes trầm ngâm đáp. “Giấu kín mình trong hang động mênh mông này và đây mới là Ngôi Đền Băng xứ Shambala đích thực. Hầu như có thể đoan chắc rằng vị trí và sự bí mật về ngôi đền đã bị mất đi cùng với cái chết của Đạt Lai Lạt Ma thứ chín; và từ đó về sau, căn phòng bên ngoài đã bị hiểu sai là ngôi đền thật”.
“Có quả nhiều thứ đã mất đi cùng với sự băng hà của Đức Đạt Lai Lạt Ma thiêng liêng đời thứ chín” Lạt Ma Yonten lắc đầu buồn bã. “Nhưng hiện giờ việc phát hiện ra Ngôi đền Thật và Hòn đá quyền năng là một bảo đảm bằng vàng cho quyền lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma và hạnh phúc tương lai của đất nước chúng tôi. Đó là nhờ công của ông, ông Holmes ạ, Ông và người bạn đồng hành dũng cảm của ông".
“Vậy không có lời cám ơn nào dành cho ta sao?” - Một tiếng cười khàn khàn, giễu cợt cất lên, phá vỡ không khí thiêng liêng của ngôi đền. “Cho ta, người đầu tiên phát hiện Hòn đá quyền năng Vĩ đại”
Chú thích:
(1) Vajra ban đầu là vũ khí ám sát của Indra, vị chúa thần của người Ấn Độ tương tự như thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp. Các tín đồ phật giáo đã biến đổi nó thành biểu tượng về sức mạnh tâm linh cao nhất “Quyền trượng kim cương" vũ khí vô địch không gì có thể chống lại được. Vajra gấp đôi hay chữ thập (tiếng phạn: visva-vajra) là biểu trưng cho tính bất biến, vì vây thường được dùng trong các thiết kế ngai vàng và ghế ngồi được chạm khắc trên đế tượng, cột, nền nhà, bất cứ nơi nào mà người ta muốn nó tồn tại vĩnh viễn với thời gian
(2) le mot de i’énigme (tiếng Pháp): lời giải câu đố
(3) Những huyền thoại về hòn đá Chintamani thịnh hành, thậm chí vượt ra ngoài bờ cõi những nơi này. Người ta tin rằng Tamerlane và Akbar sở hữu những mảnh vỡ của một hòn đá như thế, cả hòn đá gắn trên chiếc nhẫn pháp thuật của Salomon cũng là một mảnh của Chintamani. Nicholas Roerich, một nhà du hành đồng thời là họa sĩ và nhà thần bí nổi tiếng vùng Bạch Nga đã tin rằng Chintamani là Lapis Exilis “Hòn đá lang thang của những danh ca thời xưa.