Chương 9
Tác giả: Jamyang Norbu
Ngôi nhà gỗ ở Runnymeade nằm ngay rìa Chota Simla. Chạy ngay phía sau ngôi nhà là một lối đi dành cho các vật thồ, dẫn đến con đường Hindustan - Tây Tạng (gọi cắt là H-T) nằm cách Chota Simla bầy dặm. Thỉnh thoảng bài học tiếng của chúng tôi lại bị quất rầy bởi tiếng lanh canh của những cái chuông treo trên cổ con vật thồ khi các thương nhân Tây Tạng chậm chạp lê bước dọc con đường cùng với những con la lặc lè chở nặng sọt hàng. Thỉnh thoảng các Lạt Ma mặc áo lê dài màu vang đỏ cũng đi ngang qua, xoay xoay bánh xe cầu nguyện trong tay các sanyasi(1) nữa mình để trần cầm chiếc bát khất thực bằng vỏ dừa bóng loáng cũng sử dụng lối đi này trên đường đến những hang động linh thiêng ở rất xa trong núi nơi họ sẽ ở lại suốt mùa hè, lương thực thì đã có những ngôi làng ở gần đấy cung cấp. Trong khi đó, các pahari(2) đi thành từng nhóm, cuộn tròn trong chiếc áo choàng putoo ấm áp (đan bằng loại len thô dệt tại nhà) cùng những đàn dê và cừu; đôi khi cao hứng, họ rút sáo trúc thổi lên những giai điệu có tiết tấu rất lạ lùng.
Nhờ vậy mà chúng tôi có những giờ học trực quan, tôi có thể giải thích cho ông Holmes rõ về địa vị xã hội của những con người rất khác nhau này, về dòng dõi, tập quán tôn giáo và cả những chuyện khác nữa. Ông tỏ vẻ quan tâm và hứng thú với những đề tài này. Đôi khi ông chặn một người Tây Tạng đi chăn gia súc hoặc một thương nhân Ladakh và thực tập tiếng Tây Tạng với họ. Những vị khách này hút thứ thuốc ông mời và cười thích chí khi nghe sahib kỳ lạ này tập nói thứ tiếng của mình, có lẽ chưa được nhuần nhuyễn lắm, nhưng tuyệt không phạm một lỗi nào.
Nhiều tháng cứ thế trôi qua: học tiếng, nllớng buổi đi dạo và đàm đạo rất dài giữa những người bạn, nhưng tuyệt nhiên không có bất cứ dấu hiệu nào về Đại tá Moran hoặc có phong thanh gì về những hoạt động của băng đảng tội phạm này, phải. Không có gì quấy rối không khí thanh bình trong ngôi nhà gỗ ở Runnymeade.
Cuộc sống yên bình cho phép tôi có thời gian tĩnh rỗi nghiên cứu những đặc điểm tính cách của Sherlock Holmes và phát hiện ra rằng ẩn dưới cái về ngoài lạnh lùng bình thản kia là một tám hồn không bình ổn chút nào. Ông không phải là người Sikh ra để hưởng hạnh phúc. Dường như những tài năng siêu việt Pahari: những người chăn gia súc ở vùng núi khiến người đời ganh tị nhiều khi lại chỉ mang đến cho người sở hữu hoạ nhiều hơn phúc. Cái nhìn rõ ràng, minh bạch đến tàn nhẫn dường như là nguyên nhân khiến ông khước từ những ảo tưởng thông thường vốn cho phép phần lớn nhân loại sống hết cuộc đời ngắn ngủi của mình ngụp lặn trong những vấn đề vụn vặt và những niềm vui nho nhỏ mà quên đi những khổ đau đày rẫy xung quanh và cái kết cục tồi tệ không tránh khỏi. Do đó, khi bị những sức mạnh của chính mình lấn át, thật đáng tiếc Sherlock Holmes chẳng còn biết làm gì ngoài việc lạm dụng những loại thuốc có hại như morphine và cocaine mà ông tự tiêm cho mình hàng ngày suốt vài tuần lễ.
Ngoài cái thói quen đáng tiếc này, nhưng tính cách khác trong Sherlock Holmes đều cao quý và mang thiên hướng trí tuệ.
Cho tới bây giờ ông vẫn sống độc thân và dường như không mảy may quan tâm đến bất cứ mong ước đời thường phù phiếm nào của con người như tiền tài, quyền lực, danh vọng hay tình yêu nam nữ. Rất có thể ông sẽ là một ẩn sĩ khố hạnh, suốt đời sống trong một hang núi, với nếp sống cực kỳ giản dị.
Strickland đến chỗ chúng tôi nhân dịp Giáng sinh. Bên ngoài cả thành Simla chìm sâu trong tuyết, nhưng trong ngôi nhà gỗ giản dị, ngồi trước súc gỗ đang cháy tí tách trong lò sưởi, chúng tôi sưởi ấm tâm hồn mình bằng rượu mạnh và lắng nghe những thông tin mới nhất từ Strìckland. Vụ án không có bước tiến triển mới nào. Bất chấp nhưng nỗ lực vượt bậc của cảnh sát Bombay, người ta không thể lần ra mối liên hệ nào giữa mồ ma viên thư ký Bồ Đào Nha ở khách sạn Taj Mahal với ngài Đại tá Moran đáng kính. Cũng vậy tuyệt nhiên không có một nhân chứng nào nhìn thấy bất cứ một kẻ đáng ngờ nào, dù chỉ một mảy may, vào cái thời điểm viên thư ký bị bắn trước sở cảnh sát Strickland đã cố làm lung lay sự tự tin của Đại tá Moran bằng cách cử "những người xua thú” đến nhử cho hắn ta ra khỏi nơi ẩn nấp. Anh đã cắm nhiều cảnh sát trong vai người dân bình thường xung quanh nơi ở và các câu lạc bộ mà Đại tá lui tới, thậm chí còn phái cả nửa tá người bám theo hắn ta đến bất cứ nơi nào. Nhưng Đại tá Moran không phải là người dễ dàng bị tác động bởi một chiến thuật như thế và vẫn duy trì lộ trình hàng ngày như thể “những người xua thú” không hề tồn tại. Trong một lần rời khỏi câu lạc bộ, thậm chí hắn ta còn nhờ một trong những cảnh sát giữ ngựa giùm, rồi sau đó thưởng công cho anh ta một ru-pi. Ngài Đại tá đúng là một gã côn đồ thứ thiệt.
Strickland cũng truyền đạt đến tôi những chỉ thị từ một Đại tá khác, người đứng đầu Bộ chúng tôi - Đại tá Creighton: Tôi đã ở cùng với Sherlock Holmes trong suốt thời gian qua và cũng đã làm cho mình trở thành người hữu ích với ông, trong bất cứ vấn đề nào mà ông cần đến. Tôi cũng đã dùng mọi biện pháp phòng ngừa chống lại bất cứ cuộc tấn công nào nhằm vào tính mạng của nhà thám tử tài danh - và trong chuyện này đã hành động mau lẹ. Nhận xét cuối cùng - mà tôi không ngờ tới nhưng đúng là cung cách của Đại cá Creighton không chệch vào đâu được - trong đó ông biểu thị thái độ không hài lòng về cái cách tôi đã bị một cú bất ngờ như một thằng thộn không có một xu teng về nghiệp vụ trong vụ người của Đại tá Moran thực hiện cuộc tấn công bất thành nhằm giết Sherlock Holmes trên chuyến tàu thư hôm ấy. Là loại nhân viên thừa hành "trong vắt như pha lê", tôi đã không hề do dự tường thuật cả vụ này trong bản báo cáo gửi cho Đại tá, dù biết rõ mười mươi rằng nó sẽ không đem lại cho tôi điều gì tốt lành. Nhưng nếu tôi không thành thực khai báo thì bằng cách này hay cách khác Đại tá Creighton cũng sẽ biết; ông ta là loại người mà bạn chớ bao giờ nuôi hy vọng có thể giấu giếm được điều gì.
Phải, cánh đàn ông ai cũng có sĩ diện. Tôi đã thề quyết không bao giờ để xảy ra một tình huống đáng xấu hổ như thế một lần nửa. Vì vậy tôi cảnh giác gấp đôi, lệnh cho những tay mật thám và nhân viên của mình tăng cường đề phòng, thậm chí thuê hai người hầu chỉ làm mỗi một nhiệm vụ duy nhất là để mắt đến mọi vật và mọi người trong vòng bán kính nửa cây số xung quanh ngôi nhà, xem có bất cứ ai biểu hiện mối quan tâm bất thường đến những hoạt động trong căn nhà gỗ hay chủ nhân trong đó không. Với tính chất công việc của mình, tôi hiểu một cách rõ ràng rằng thời gian và sức lực bỏ ra cho việc nâng cao cảnh giác không bao giờ là lãng phí cả. Chắc chắn là chỉ trong vòng một tuần lễ, tính đúng đắn của cách nghĩ này đã được chứng minh. Q.E.D.(2)
Một hôm, một oắt con còm nhom, vẫn còn thò lò mũi, chạy đến nhà tôi ở khu chợ dưới chân đồi.
“Babuji. Một người đàn ông lạ mặt đã xuất hiện phía sau nhà sahib cách đây được một lúc," thằng bé vừa hổn hển nói, vừa hút nước mũi chẩy xuống môi đến chụt một cái.
"Cái gì?” tôi hỏi, giọng sốt ruột. "Có khối người đi ngang qua con đường sau nhà cơ mà".
"Không, Babuji, ông này làm nhiều hơn thế. Ông ta đi vào nhà”
“Thế à, ông ta có bộ dạng như thế nào?”
"Ông ta trông như một budmaash (3) thật sự, Babuji à. Tóc ông ta để dài dài là, lại rối nùi và ăn mặc giống như người Tây Tạng, mặc chiếc bukoo (4) bằng len màu nâu lại đội mũ bằng da cừu ông ta cũng giắt một burra talwar (5) ở ngay thắt lưng".
“Thế sahib làm gì?” tôi lo lắng hỏi.
"Chúng cháu không biết, Babuji. Chúng cháu không trông thấy sahib".
Trong óc tôi vụt hiện lên hình ảnh Sherlock Holmes của chúng ta đang ngồi bình thản bên bàn học, tiếp tục ghi nhớ những biến cách trong ngôn ngữ Tây Tạng, hay đang vui vẻ thực hiện một trong những cuộc thí nghiệm nặng mùi thì một kẻ ám sát đột nhlập vào trong nhà, im lặng tiến đến từ phía sau, một thanh gươm sáng loáng vung lên… Trời, tôi cảm thấy cả người nôn nao như muốn bệnh đến nơi.
Cúi xuống dưới gầm giường, tôi vội vã lôi ra một cái rương bằng thiếc. Lục lọi bên trong hồi lâu, cuối cùng tôi cũng tìm thấy khẩu súng lục nhỏ mạ kền mà tôi đã mua tại chợ Multani ở Cabul cách đây mấy năm. Tuy nhiên, tôi phải thú nhận rằng mình là một tay súng tồi. Quả thật tôi chưa bao giờ dứt bỏ được cái thói quen ngớ ngẩn nhưng hoàn toàn vô thức là nhắm tịt cả hai mắt lại khi kéo cò. Nhưng vốn phản đối bạo lực, nên bao giờ tôi cũng xem cái nhược điểm đó của mình như một yếu tố khách quan được dùng để in terrorem (5) hơn là in mortiferus (7) - vì thế tiêu chuẩn về khả năng thiện xạ của tôi thật sự không phải là vấn đề gì to tát.
Tôi lọt tọt chạy sau thằng bé tới ngôi nhà gỗ. Một thằng nhóc khác đang đứng đợi gần chỗ ré, ngay trước căn nhà ở Runnymeade.
"Này, Sunnoo,” đứa bé chạy trước tôi cất tiếng gọi bạn, “Có chuyện gì xảy ra thế?”
"Không có gì cả”, đứa kia trả lời, “Người đàn ông kia vẫn ở trong ấy”.
"Còn sahib thì sao?” tôi lo lắng hỏi, sờ tay vào khẩu súng bên trong áo choàng.
"Cháu chưa hề nhìn thấy ông ấy, Babuji".
"Thế người hầu thì sao?”
“Ông ta đã đi chợ cách đây một giờ, ngay trước khi người Tây Tạng vào nhà".
"Cả hai đứa chúng bay hãy im lặng đứng chờ ở đây, nghe chưa, để ta đi quan sát xem sao,” tôi nói, cố to ra thật tự tin. Tôi không thích việc này chút nào nhưng dù sao đó vẫn là việc phải làm. Tôi tiếp cận với căn nhà từ phía đông, nơi có ít cửa sổ hơn và nhón chân nhẹ nhàng, trong chừng mực một tấm thân nặng 120 seer(8) cho phép. Tôi bò qua hàng rào mà không gặp khó khăn gì, chỉ bị vài vết trầy xước và cái khố bị rách một chút, rồi rón rén trèo qua bức tường đá của ngôi nhà, sau đó trườn đến cửa trước và chuẩn bị hành động. Tôi buộc lại thắt lưng - theo nghĩa đen thì phải nói rõ là tôi cột chặt cái khố quanh thắt lưng để đi đứng cho thoải mái và tiện lợi hơn - rồi đặt tay lên báng súng, tôi chậm rãi đẩy cửa bước vào.
Gian phòng khách nhỏ hoàn toàn trống trải, nhưng tôi nhận ra cánh cửa dẫn vào phòng đọc sách hé mở. Trong tâm trạng hồi hộp tột đỉnh, tôi kiễng chắn nhìn vào.
Đúng là một tên tội phạm đích thực, với hình dáng người vùng cao, hắn đứng cạnh chiếc bàn gần lò sưởi, đang lục lọi đống giấy tờ của ông Holmes. Vẻ gian ác, bất lương của hắn thì không lẫn vào đâu được. Đôi mắt nhỏ liên liến sục sạo mớ giấy tờ mà hắn đang cầm trong mấy ngón tay gầy nhẵng với những cái móng đen thui, cáu ghét. Hàng ria nham nhở mọc tua tua xung quanh đôi môi nhờn bóng láng. Mái tóc để dài làm thành một mớ rối bù bẩn thỉu thò ra khỏi chiếc mũ da cừu dơ dáy. Hắn vận một chiếc bukoo, loại áo choàng lụng thụng bằng len của người Tây Tạng, chân đi ủng kiểu Tartar. Thanh gươm của hắn, mà khi nhìn nó tôi có thể thở phào nhẹ nhõm được phần nào, được cho vào vỏ, giắt nơi thắt lưng áo choàng. Hắn là điển hình của một gã lưu manh thuộc tầng lớp dưới, một kẻ cố cùng liều thân và chắc chắn là một trong những kẻ thành tích bất hảo đến từ vùng thượng lưu sông Gharwal chuyên cướp bóc khách hành hương trên đường đến Núi Kailash.
Nhưng hắn đang làm vì vậy nhỉ? Nếu là một tên cướp cạn, hắn phải vơ váo tất cả những vật có giá trị mà hắn có thể lấy chứ không phải lục lọi mớ thư từ của người khác mà bản thân hắn không đọc được lấy một dòng. Ở đây hắn có điều gì bí ẩn, còn tôi thì sẽ không giải quyết được gì nếu cứ đứng run lập cập bên ngoài như thế.
Sau khi lên cò súng, tôi bước vào phòng.
"Giơ tay lên!” tôi nói, với giọng can đảm.
Kề xâm nhập bất hợp pháp chậm rãi quay về phía tôi. Trông hắn thậm chí còn hung ác, dữ dằn hơn là tôi mường tượng lúc đầu. Đôi môi bóng nhẫy của hắn kéo căng ra thành một nụ cười giễu cợt và hắn đưa hai tay lên chống nạnh.
"Nghe đây tên lưu manh kia!” tôi nói giọng còn cương quyết hơn. Chỉ cần ngươi đụng vào cán gươm là ta sẽ tiễn ngươi đến địa ngục bằng một viên đạn này đấy!”
Hắn là hắn có nao núng trước thái độ dữ tợn của tôi, vì đột nhiên hắn quỳ gối, lảm nhảm những lời xin lỗi và phân bua cái gì đó bằng một mớ hỗn độn pha trộn giữa tiếng Hindu ba rọi với tiếng Tây Tạng.
"Xin hãy tha thứ cho kẻ nô lệ của ngài, thưa Ngài, thưa ông chủ. Tôi chỉ quay lại để lấy cái thuộc về tôi. Những gì đã bị sahib cao lớn người Anh kia ăn trộm. Cái hộp thiêng liêng, cái hộp bùa mê của tôi. Kia kìa, bây giờ Babuji có thể thấy nó treo trên tường ngôi nhà của kẻ vô tín ngưỡng này"
Sherlock Holmes mà lại đi ăn trộm hộp bùa mê của hắn? Thật là chuyện nực cười nhất trần đời, thế mà tên lưu manh miệng lưỡi nhơn thớt này lại hy vọng tôi tin. Tôi quay đầu nhìn bức tường mà hắn chỉ, nhưng chẳng thấy cái hộp bủa me nào ở đó cả. Khi tôi quay lại nhìn kẻ bất lương toan cho hắn một trận thì thấy Sherlock Holmes đang đứng bên lò sưởi, mỉm cười nhìn tôi.
"Tôi xin ông đừng nắm khẩu súng chặt như thế, Hurree ạ," ông nói với giọng lạnh lùng, vô cảm. "Xét cho cùng, loại súng đó có cò súng rất nhạy, ông biết đấy!”
"Trời ơi, ông Holmes” tôi kêu lên kinh ngạc. “Thật quái quỷ. Làm thế quái nào mà… "
"Hãy thú nhận là ông đã bị lừa đi," ông cười về khoái trá rồi ném chiếc mũ, bộ tóc giả và bộ ria giả lên chiếc ghế bành.
"Trời đất ơi! Thực vậy đó là một màn trình diễn sân khấu phi thường nhất. Nhưng ông không nên trêu chọc tôi như thế, ông Holmes ạ. Tôi quá rất lo lắng cho sự an nguy của ông".
“Tôi nợ ông một lời xin lỗi. Nhưng mà tôi không định cải trang như thế này để trêu đùa ông đâu. Đây là hộ chiếu đến Tây Tạng đấy!”
"Nhưng chắc chắn làm vậy quá nguy…”
“Ông cũng hoàn toàn bị lừa, đúng không nào. Ông cứ nghĩ tôi là một thương nhân Tây Tạng".
"Thưa ngài, một tên cướp Tây Tạng thì có. Hoàn toàn không giống một thương nhân".
“Dù thế nào thì cũng là người Tây Tạng”
"Vâng, tôi không thể phủ nhận điều đó, ông Holmes ạ…
Trời đất, ông đúng là một người Tây Tạng thứ thiệt, tôi có thể thề như vậy một người Tây Tạng tử đầu đến chân; một người Tây Tạng không chệch đi đâu được nếu ông bỏ quá cho tôi cách diễn đạt đó. Nhưng tôi vẫn phải xin ông đừng liều lĩnh, thưa ông. Xét cho cùng thì tôi là người chịu trách nhiệm về sự an nguy của ông, với lại muốn đến Tây Tạng thì cải trang khéo léo không thôi chưa đủ. Ông còn phải chuẩn bị rất nhiều thứ từ vật kéo, thực phẩm, thuốc men, lều bạt, cho đến dụng cụ mở đồ hộp, v.v.… và nhất định phải có sự phục vụ đắc lực của người dẫn đường có kinh nghiệm và trung thành rất mực".
"Có thể là một người nào đó giống như ông chăng?”
"Tôi ư, thưa ngài. À… e hèm. Thật sự, tôi không có dụng ý đó Nhưng vì lợi ích… sao lại không chứ?”
"Thực vậy sao lại không chứ? Lý do gì mà ông lại không đi cùng tôi?”
“Ông Holmes?" đó quá là một đề nghị hấp dẫn. Xét cho cùng, tôi là nhà khoa học, và một chút nguy hiểm cùng với một chút bất tiện chẳng có gì là đáng kể khi tính đến cơ hội mở rộng biên giới hiểu biết, mà chúng ta sẽ… không nghi ngờ gì nữa… sẽ có được trong cuộc phiêu lưu dự kiến này”.
"Không có gì phải nghi ngờ”.
“Nhưng than ôi, thưa ngài. Không may tôi lại là một công bộc làm việc cho nhà nước, một kẻ công bộc chỉ có thể bắt đầu một cuộc hành trình như thế nếu có được chỉ thị của cấp trên ex Cathedra (9)".
“À đó sẽ là chỉ thị của Đại tá Creighton, có phải vậy không?”
"Vâng, rất đáng tiếc là vậy ông Holmes ạ".
"Được lắm, vậy tôi sẽ là người nói với Đại tá về chuyện này phải không nào?”
“Nhưng chắc chắn Đại tá sẽ phản đối. Thậm chí ông ấy có thể đổ lỗi cho tôi…"
"Hãy san sẻ cho tôi những băn khoăn của ông, tôi xin ông đấy!” Holmes giơ tay lên với dáng điệu độc đoán. “Hãy để nó cho tôi”. Vừa nói ông vừa cởi chiếc áo choàng Tây Tạng ra. "Giờ tôi sẽ biết ơn ông rất nhiều nếu trên đường về nhà ông vui lòng ghé lại chỗ tiệm đồ cổ gửi trả bộ trang phục này cho Lurgan, còn bộ tóc giả và bộ ria khủlng khiếp kia thì cho người quản lý Nhà hát Gaiety".
Cầm theo nhưng món đồ hoá trang đó, tôi rời khỏi nhà ông.
Sherlock Holmes thật quá tài tình theo cách của mình; yêu cầu của ông đơn giản và rõ ràng đến nỗi thật khó đặt ra câu hỏi về hành động của ông – dẫu vậy tôi vẫn lo lắng khôn nguôi. Đại tá Creighton là một nhà cầm quân rất đa nghi. Ông ta biết tỏng là tôi mơ ước thế nào về một cơ hội khác đến Tây Tạng và thái độ bất mãn của tôi - vì Bộ đã có chỉ thị, tôi tuyệt đối không được lai vãng đến Tây Tạng sau tai nạn vừa rồi - thì không giấu được ai.
Con cáo già Creighton chắc chắn sẽ đi đến kết luận rằng tôi đã cố ý xúi bẩy ông Holmes thực hiện cuộc hành trình nguy hiểm này, bởi lý tôi là người thích hợp nhất trong vai trò tháp tùng nhà thám tử.
Tôi thở dài buồn bã. Đại tá có thể tỏ ra rất nghiệt ngã với những kẻ mà ông cho là đang coi thường kỷ luật của Bộ. Tôi chuẩn bị tâm lý chờ đợi một cuộc nói chuyện không lấy gì làm thú vị với ông sẽ diễn ra trong nay mai và tôi đã không phải thất vọng.
Ba tuần sau, đích thân Đại tá Creighton đến Simla. Ông ta gặp ông Holmes, trong thực tế là họ đã cùng ăn tối đôi lần và xem ra hai người rất quý mến nhau. Tôi không được mời, vì thế mà không biết được chính xác giữa họ đã có chuyện gì. Cuộc gặp riêng của tôi với Đại tá diễn ra trong nhà kho phía sau cửa hàng của Lurgan. Trong vòng ít nhất là một tiếng đồng hồ tôi đã phải chịu đựng một trong những cuộc nói chuyện ngượng ngùng và khó chịu nhất trong nghề. Cũng có lúc Đại tá cho phép mình vượt quá giới hạn với những câu cật vấn quá đáng và những lời miệt thị khó chịu. Cuối cùng, với thái độ hết sức miễn cưỡng và về mặt khó chịu đến điều, ông chấp nhận lời giải thích của tôi.
“Thôi được rồi. Đừng có mất thời gian giải thích rằng anh không hề có chủ ý lôi kéo ông ta vào việc này. Không anh thì ai nào? Tại sao ông ta cứ nhất định muốn đi Tây Tạng chứ không phải chỗ nào khác? Ông ta là thám tử, đúng không, chứ đâu phải nhà thám hiểm".
"Vâng, đúng là thế đấy, thưa Đại tá. Bất chấp mọi nỗ lực khuyên can của tôi, ông ấy vẫn khăng khăng đòi đi. Tôi biết nói thế nào bây giờ thôi được, câu trả lời là ông ta không thể đi được. Có thế thôi! Xin ngài thứ lỗi, thưa Đại tá, nhưng thật khó mà ngăn Holmes được, trừ phi giam ông ấy lại. Theo chỗ tôi hiểu thì Sherlock Holmes là một quý ông vô cùng tháo vát, đảm lược và cương quyết. Một ngày nào đó ông ấy dám mạo nhận mình là người bản xứ lắm”.
"Ông ấy giỏi lắm phải không?”
“Ý tôi là trong việc hoá trang. Tôi không cường điệu đâu, thưa ngài, khi nói rằng cho đến giờ tôi chưa từng gặp ai tinh thông nghệ thuật hoá trang như thế”.
"Hừm…" Đại tá nói có vẻ ngẫm ngợi, "Vậy ông ấy xoay xở học tiếng Tây Tạng như thế nào?”
"À, tất nhiên là cho tới nay ông ấy vẫn chưa nói trôi chảy lắm, nhưng cũng đủ để mạo nhận mình là người Ladakh chẳng hạn, hay một ai đó đại loại thế. À phải, cải trang hành một người Ladakh sẽ phù hợp hơn cả với Sherlock Homes. Sẽ rất tiện để giải thích một vài nét nổi bật trên khuôn mặt ông ấy, như cái mũi cao, khoằm chẳng hạn".
"Đúng, và đoàn lái buôn mùa xuân từ Leh đến Lhassa sẽ khởi hành trong ít tháng nữa. Chuyện này là sao, hả Hurree, tôi vẫn không gạt bỏ được sự ngờ vực khó chịu là chính anh đã đạo diễn mọi chuyện khéo không chê vào đâu được, cho khớp như in với mục đích của anh".
"Ồ, thưa ngài. Tôi đoan chắc với ngài là…"
Ông gạt bỏ lời biện hộ của tôi bằng một cái phủi tay.
“Dù sao đi nữa, như anh đã nói đấy, chúng ta cũng không thể ngăn ông ấy được. Có vô số lý do giải thích tại sao chúng ta không thể, ít nhất thì cũng không, và London - nhưng thôi, đó không phải là chuyện anh cần quan tâm". Ông ta đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ nơi có thể nhìn thấy nhưng mái nhà bằng thiếc đỏ au ở khu chợ bên dưới. Cuối cùng, ông quay lại, nhún vai nói: "Chắc, suy cho cùng thì bạo lực và nhưng mối nguy mà ông ấy có thể phải đối mặt ở Tây Tạng chắc chắn là không nhiều hơn những gì ông ấy đã trải qua kể từ khi đặt chân lên đất nước này. Còn anh thì sao, Hurree, ông Holmes đã yêu cầu tôi cân nhắc liệu có thể cho phép anh cùng đi với ông ấy đến Tày Tạng hay không".
Tim tôi nảy lên trong lồng ngực vì vui sướng, nhưng tôi thận trọng không để lộ bất cứ điều gì trên nét mặt.
"Tôi ư, thưa ngài.…”
"Phải, chính anh, Hurree ạ. Anh nghĩ sao về chuyện này?”
“À, thưa ngài, tôi rất vui khi thấy ông Holmes đánh giá quá cao sự phục vụ của tôi như thế. Nhưng việc cùng đi với ông ấy đến Tây Tạng… tất nhiên là không thể, nếu không được sự cho phép của Bộ," tôi cẩn thận chua thêm.
“Phải, tất nhiên là vậy," Đại tá nói, giọng lạnh nhạt. “À Hurree, anh đã biết tỏng và hình như đang mở cờ trong bụng rằng anh chứ không phải ai khác sẽ đi cùng ông Holmes đến Tây Tạng. Nhưng đừng nghĩ là anh có thể qua mặt tôi mà ăn cơm chúa múa tối ngày vui việc sưu tầm tài liệu về những phong tục và tôn giáo kỳ lạ ở các địa phương đâu nhé! Tôi chỉ biết đến công việc thôi!”.
Ông mở túi công văn lấy ra một mớ thư từ và tài liệu.
“Sao ngài lại nói vậy tất nhiên ngài có thể tin tưởng ở sự mẫn cán của thuộc cấp” tôi trả lời với vẻ nghiêm trang.
“Hừm… Giờ thì hãy nghe cho kỹ đã!” Ông chìa ra một lá thư được viết trên giấy thô Tây Tạng; loại giấy làm từ vỏ của một trong những loài cây thuỵ hương (tên khoa học là edgeworthia gardeneri) chủ yếu mọc ở vùng Bhootan. “Đây là bản báo cáo mật mà tôi nhận được từ K.21 chỉ mới cách đây một tuân. Tu viện của anh ta, như anh biết đấy, nằm gần con đường hành hương chính từ Kashgar đến Lhassa, do đó nó là nơi tốt nhất để thu lượm tin tức từ thủ đô của Tây Tạng. Rõ ràng mọi thứ đã không diễn ra như đáng lẽ phải thế ở Lhassa. Có nhiều tin đồn cho biết hai ngài bộ trưởng quan trọng đã bị miễn nhiễm mộc cách nhục nhã, không còn ở trong Nội các nữa, vị cao tăng đứng đầu tu viện Drepung đã bị bỏ tù như một tên tội phạm thông thường.
K.21 cho rằng chính viên cao uỷ của triều đình Mãn Thanh là kẻ đứng đằng sau tất cả những vụ này và chắc chắn nó nằm trong nỗ lực nhăm hạ thấp vị thế của Đạt Lai Lạt Ma và gia tăng ảnh hướng của người Trung quốc tại Tây Tạng. Dường như hai vị bộ trưởng và vị cao tăng kia đã muốn suy tôn vị Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi lên ngôi cao nhất, trước cái tuổi mà hiến pháp quy định. Họ đã chống lại quan nhiếp chính, kẻ có được địa vị tối cao này nhờ ảnh hưởng của Amban, viên cao uỷ của triều đình Trung quốc”.
"Có phải đó là Đề đốc O-erh-t’ai, kẻ nuôi lòng căm thù sâu sắc với người Anh?”
“Phải, và chúng ta đã khám phá tại sao hắn lại thực hiện chính sách bài ngoại điên cuồng đến như thế. Dường như cha hắn, đại quan T'o-shih, đã bị thiêu chết khi quân đội Anh nổi lửa đốt Cung diện Mùa hè của hoàng gia tại Bắc Kinh(10).
“Nay hắn muốn đảm bảo rằng không ai ngoại trừ người Trung quốc có bất cứ ảnh hưởng nào ở Tây Tạng?”
"Chính xác. Tuy nhiên người Tây Tạng chẳng thích thú gì với sự can thiệp của hắn. Trong tay chúng ta có nhiều báo cáo về những cuộc biểu tình bạo loạn của đám đông quần chúng trước toà Công sứ Trung quốc tại Lhassa và có nhiều khả năng Hoàng đế Trung Hoa đang gửi thêm nhiều quân đến để tăng viện cho đơn vị đồn trú tại Lhassa".
"Trời đất ơi, đúng là tình trạng dầu sôi lửa bỏng. Chính tôi cũng đã nhận được những tin đồn tương tự như vậy từ cánh thương nhân quen biết người Tây Tạng".
“Cái ta càn nhiều hơn là những lời đồn. Điều quan trọng bậc nhất là anh phải đến được Lhassa và nắm được sự thật về tình hình ở đó”.
“Đừng lo, thưa ngài. Lần này tôi quyết không để thất bại trong việc đến Lhassa; và một khi đã ở đó tôi sẽ điều tra tình hình thực tế cho rõ nguồn cơn.
Chú thích:
(1) Sanyasi: nhà tu hành khất thực (Ấn Độ)
(2) Quod Erat Demonstrandum (tiếng Latinh): vấn đề đã được chứng minh
(3) Budmaash: kẻ gian, người xấu.
(4) Bukoo: một loại áo choàng dài của người Tây Tạng.
(5) burra talwar: burra có nghĩa là lớn, quan trong, talwar là thanh gươm: thanh gươm lớn.
(6) in terrorem (tiếng Latinh): để doạ suông.
(7) in mortiferus (tiếng Latinh): để "giết thật".
(8) seer; đơn vị do trọng lượng của Ấn Độ, tương đương với 0,9kg
(9) tiếng Latinh, ý nói "tuân theo thượng lệnh".
(10) Năm 1860, một đội quân viễn chinh Anh-Pháp dưới sự chỉ huy của huân tước Elgin đã chiếm được Bắc Kinh sau khi đánh bại quân đội hoàng gia Trung quốc và buộc Hoàng đế phải chạy trốn đến Jehol. Các cung điện, đền dài và lâu đài đều bị cướp sạch, còn Cung điện Hoàng gia mùa hè thì bị thiêu trụi. Sự kiện châm ngòi cho cuộc chiến tranh này là vụ “Mũi tên” vào năm 1856, khi một chiếc tàu của người Trung Quốc nhưng được đăng ký ở Hong Hong đã bị tấn công bởi quân đội Trung quốc với lý do truy tìm một tên hải tặc khét tiếng. Nhân đây xin nói thêm là Elgin đã được mai táng trong một sân nhà thờ cũ tại Dharamsala. dinh cơ hiện tại của Đạt Lai Lạt Ma ở Bắc Ấn Độ.