watch sexy videos at nza-vids!
Truyện GULLIVER DU KÝ (Tập 2)-Chương IV - tác giả Jonathan Swift Jonathan Swift

Jonathan Swift

Chương IV

Tác giả: Jonathan Swift

Khái niệm của Người-ngựa về chân lý và sự giả dối. - Câu chuyện của tác giả dẫn tới sự công phẫn của chủ nhân. - Chuyện kể chi tiết hơn của tác giả về mình và các chuyến đi của mình.



Chủ nhân nghe tôi với biểu lộ rất bất mãn trên nét mặt. Sự nghi ngờ và sự không tin cậy không được biết đến ở đất nước này tới mức những Ngựa-người hoàn toàn không biết họ nên xử sự như thế nào trong các trường hợp ấy. Tôi nhớ rằng trong lúc trò chuyện với chủ nhân về những con người, những phong tục tập quán của họ có lần tôi nhắc tới sự gian dối và lường gạt, thì ông mặc dù đã vận dụng hết sự hiểu biết của mình vẫn khó khăn lắm mới hiểu tôi muốn nói gì. Ông suy luận như sau: khả năng của ngôn ngữ giúp cho chúng ta hiểu được nhau và thông báo cho nhau những kiến thức có ích về các đối tượng khác nhau. Bởi thế nếu như ai đó khẳng định rằng không có cái gì đó thì sự ấn định của ngôn ngữ chúng ta hoàn toàn bị bóp méo. Còn ai nói chuyện với người đó thì sẽ không thể hiểu được người cùng tiếp chuyện của mình. Anh ta sẽ không tiếp thu được kiến thức mới nào mà còn trong tình trạng hết sức tồi tệ vì người ta cố tình làm anh ta tin rằng trắng là đen, dài là ngắn. Điều đó cũng hạn chế tất cả khái niệm của anh ta đối với khả năng dối trá mà khả năng này được mọi người vận dụng phổ biến.


Nhưng chúng ta hãy quay về câu chuyện của chúng tôi. Sau khi nghe Yahoo chiếm vị trí thống trị ở Tổ quốc tôi ông muốn biết là có ngựa ở đất nước tôi không và chúng có vai trò gì. Tôi trả lời ông rằng chúng có rất nhiều ở chỗ chúng tôi. Mùa hè chúng được gậm cỏ trên các đồng cỏ, còn mùa đông chúng được giữ trong các căn nhà đặc biệt, người ta cho chúng ăn cỏ khô, dùng bàn chải kỳ cọ chúng sạch sẽ, chải bờm cho chúng, rửa chân, bỏ thức ăn và dọn chuồng.


- Bây giờ thì tôi hiểu các anh, - chủ nhân của tôi nhận xét, - từ các điều mà anh nói tôi thấy rõ mặc dù Yahoo của các anh tự coi mình là sinh vật thông minh nhất, dù sao Ngựa-người vẫn là kẻ thống trị ở chỗ các anh.


Khi đó tôi bắt đầu yêu cầu ông hãy gia ân cho tôi không phải tiếp tục câu chuyện và tôi báo trước cho ông là những tiểu tiết mà ông muốn biết sẽ không dễ chịu chút nào đối với ông. Nhưng ông vẫn khăng khăn muốn biết tất cả - cả tốt lẫn cả xấu. Tôi chẳng còn nói gì hơn ngoài việc vâng lời.


Trước tiên tôi mở rộng chi tiết về chủ đề này, rằng các Ngựa-người của chúng tôi, được chúng tôi gọi là ngựa là những động vật đẹp nhất, tốt nhất và thông minh nhất trong số các động vật. Chúng nỗi bật bởi sức mạnh và chạy nhanh. Nếu những chủ nhân của chúng là những người giàu có và quyền quý thì người ta đối xử với chúng rất chăm chút và dịu dàng, người ta giữ gìn chúng; chúng không phải làm việc nhiều lắm; người ta cho chúng chạy đua, thắng vào xe ngựa, dùng chúng trong các cuộc du lịch. Nhưng nếu chúng già nua và yếu đi thì người ta bán chúng cho người khác. Khi đó người ta bắt chúng làm mọi việc nặng nhọc và bẩn thỉu có thể được cho đến khi chúng hết cả sức lực. Sau khi chúng chết người ta lột da và bán với giá rẻ mạt, còn xác thì ném ra cho chó và chim ăn thịt ăn. Còn số mệnh của các con ngựa có nòi giống tầm thường còn xấu hơn. Phần lớn những con ngựa như thế thuộc về các trại chủ, các xà ích và những người khác mà họ buộc chúng phải làm các công việc nặng nhọc hơn nữa và cho ăn tồi tệ hơn.


Tôi mô tả chi tiết cho ông phương pháp đi ngựa của chúng ta, hình thức và sự sử dụng dây cương, yên, cựa giày, roi, bộ đồ thắng và bánh xe.


Tôi thêm rằng đối với móng các con ngựa của chúng tôi, chúng tôi gắn thêm một tấm mỏng bằng vật chất đặc biệt mà chúng tôi gọi là sắt để chúng không bị mòn khi đi trên các con đường đá.


Chủ nhân mấy lần ngắt câu chuyện của tôi bằng các tiếng kêu phẫn nộ. ông kinh ngạc hơn cả là chúng tôi cả gan cưỡi trên lưng các con ngựa. Ông tin chắc là ngay một người hầu yếu nhất của ông cũng có thể quật nhào tên Yahoo mạnh nhất hoặc là sau khi cùng nó ngã xuống đất thì cưỡi lên lưng và giày xéo con vật ấy. Để trả lời tôi mô tả chi tiết cho ông việc luyện các con ngựa của chúng ta như thế nào, ngay từ lúc ba tuổi người ta đã đánh chúng và làm chúng đau đớn cuối cùng chỉ nhằm khuất phục chúng; chúng được dạy quen với việc thưởng và sợ bị trừng phạt như thế nào. Điều chủ yếu, tôi nhấn mạnh thêm, ông cần lưu ý là giống như các Yahoo ở đây những con ngựa của chúng tôi cũng không có chút trí tuệ nào.


Không thể nào mô tả được sự công phẫn chính đáng của chủ nhân gây nên bởi câu chuyện của tôi về sự đối xử thô bạo với những con ngựa ở đất nước chúng ta. Tuy nhiên ông cũng thừa nhận, nếu như ở đất nước chúng ta chỉ có Yahoo mới may mắn có trí tuệ thì hợp lý hơn cả là chúng cần phải thống trị đối với các động vật còn lại, bởi vì trí tuệ bao giờ cũng chiến thắng bạo lực. Cái đáng sợ chỉ ở chỗ, chẳng có một động vật nào mà cấu tạo cơ thể lại kém thích nghi như tôi trong việc sử dụng trí tuệ này để thỏa mãn nhu cầu sống hằng ngày. Các Yahoo ở đây hơn đứt tôi về phương diện này.


Thực chất, những cái móng của tôi hoàn toàn chẳng có ích; những cái chân trước của tôi nói nghiêm túc ra là, không thể nào gọi là chân được vì khi đi lại tôi không bao giờ dựa vào chúng; mắt của tôi được cấu tạo sao cho nếu tôi không quay đầu thì không thể nhìn mọi phía được; da của tôi thì quá mềm mại và hoàn toàn không chống lại được nóng bức và giá lạnh, còn tôi cứ phải làm việc buồn tẻ và mệt mỏi: hằng ngày cởi ra và mặc vào quần áo. Hơn nữa, hiện tại ông không muốn đi sâu thảo luận vấn đề này. Điều ông quan tâm hơn cả là nghe câu chuyện của cuộc đời tôi, muốn biết tôi sinh ra ở đâu và cái gì đã xảy ra với tôi trước khi tôi đến đây.


Tôi cam đoan với ông rằng tôi rất sẵn lòng thỏa mãn sự tò mò của ông. Nhưng tôi cũng rất e ngại là câu chuyện của tôi sẽ không hoàn toàn dể hiểu với chủ nhân, bởi vì sẽ nói về các nhân vật mà ông hoàn toàn chẳng có một khái niệm nào về chúng. Bởi thế, tôi xin ông đừng giận tôi, hỏi lại tôi bất cứ cái gì mà ông chưa rõ.


Tôi nói với ông rằng, tôi được bố mẹ khả kính của tôi sinh ra trên một hòn đảo gọi là nước Anh. Hòn đảo ấy ở cách xa đây đến mức một người hầu khỏe mạnh của ông chạy đến được đấy cũng phải mất một năm. Cai trị hòn đảo này là một con vật cái cùng loài với tôi mà chúng tôi gọi nó là nữ hoàng. Trong những năm tuổi trẻ tôi nghiên cứu môn phẫu thuật, nghĩa là chữa khỏi một cách khéo léo các thương tổn ngẫu nhiên hoặc do bàn tay kẻ khác gây nên. Nhưng công việc này cho tôi thu nhập quá ít và tôi phải đi đến các nước xa lạ làm việc thêm để về đủ sống với vợ con. Trong chuyến đi cuối cùng tôi làm thuyền trưởng của một con tàu, dưới sự chỉ huy của tôi có gần năm mươi Yahoo. Nhiều người trong số họ bị chết dọc đường và tôi buộc phải thay thế họ bằng những người khác từ các dân tộc khác nhau. Trong chuyến đi này con tàu của chúng tôi đã hai lần bị nguy hiểm suýt chết: lần thứ nhất trong thời gian bão mạnh, lần thứ hai do va phải đá ngầm.


Lúc đó chủ nhân ngắt lời tôi và hỏi tại sao tôi lại có thể thỏa thuận được với những người xa lạ liều mạng tiếp tục cuộc hành trình sau những tổn thất đem lại cho tôi và những hiểm nguy đã trải qua. Tôi giải thích cho ông đó là những con người tuyệt vọng sẵn sàng làm mọi chuyện. Sự nghèo khổ và tội phạm buộc họ rời Tổ quốc. Một số bị phá sản vì các vụ kiện tụng liên miên, số khác đã phung phí hết tài sản của mình vào việc nghiện ngập, chơi bời phóng đãng và trò cờ bạc. Nhiều người đã bị buộc tội phản bội, giết người, ăn cắp, đầu độc, cướp bóc, tội bội lời thề, làm tiền giả, đào ngũ. Phần lớn họ đã chạy trốn khỏi nhà tù. Không một ai trong số họ có ý định về Tổ quốc, vì sợ sẽ bị treo cỗ hoặc bỏ tù, bởi thế họ buộc phải tìm phương tiện để sống ở các miền đất xa lạ.


Trong lúc kể chuyện này chủ nhân mấy lần ngắt lời tôi bằng các câu hỏi của mình. Tôi buộc phải nghĩ ra những so sánh và các ví dụ khác nhau để giải thích rõ hơn cho ông là chính các thủy thủ của tôi làm bậy, và vì sao họ buộc phải rời bỏ Tổ quốc của mình. Cần phải mất mấy ngày ông mới hiểu được vấn đề là ở chỗ nào. Nhưng dù thế nào đi nữa ông cũng không hình dung được là có thể xúi giục hoặc buộc những người ấy sa ngã vào các thói hư tật xấu. Tôi cố gắng tạo cho ông một số khái niệm của bản thân mình về sự khao khát vô độ đối với quyền lực và sự giàu có, về những hậu quả kinh khủng của sự không biết kiềm chế, độc ác và hằn thù ghen ghét. Tất cả những cái này chỉ thể hiện được nhờ định nghĩa và mô tả bằng các ví dụ và so sánh. Trong ngôn ngữ của Ngựa-người không có các từ chỉ ý nghĩa của các thứ như quyền lực, chính phủ, chiến tranh, luật pháp, sự trừng phạt và hàng nghìn thứ khác. Bởi thế tôi đã phải nỗ lực hết sức mới có thể làm cho chủ nhân hiểu được tôi nói gì. Tuy nhiên nhờ có bản chất thông minh và kiên trì cuối cùng ông cũng tự mình hiểu khá rõ bản chất con người ở đất nước chúng ta thường như thế nào và ông mong tôi sẽ mô tả cho ông chi tiết hơn phần thế giới mà chúng ta gọi là châu Âu và đặc biệt là Tổ quốc của tôi
GULLIVER DU KÝ (Tập 2)
LỜI GIỚI THIỆU
PHẦN III- Chương I
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
PHẦN IV - Chương 1
Chương II
Chương III
Chương IV
Chương V
Chương VI
Chương VII
Chương VIII
Chương IX
Chương X
Chương XI
Chương Kết