watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Chú bé thoát nạn đắm tàu-Chương mười sáu - tác giả Jules Verne & André Laurie Jules Verne & André Laurie

Jules Verne & André Laurie

Chương mười sáu

Tác giả: Jules Verne & André Laurie

Thế là dẫu sao Tyuđor Braun cũng vẫn biết được tuyến đường đi của "Aljaska"! Thế là hắn đã đuổi kịp "Aliaska" ở eo biển Bêrinh!... Nhưng bằng cách nào và con đường nào? Điều ấy có vẻ gần như viễn tưởng, nhưng, tuy vậy, sự thật vẫn là sự thật.


Cái tin ấy làm cho Êrik rất xúc động, nhưng chàng không để lộ cho ai thấy. Thuyền trưởng tàu "Aljaska" đã hướng toàn bộ nghị lực của mình để mau chóng kết thúc việc bốc nhiên liệu, và sau khi đã chất đầy các hố than, chàng đã tranh thủ cho tàu đi ngay vào vùng biển Xibir, không chậm trễ một phút.


Trái tim - Đá là mũi biển dài thuộc châu Á cách eo biển Bêrinh về phía tây một trăm hải lý, nơi hàng năm thường có các tàu đánh cá voi từ Thái Bình Dương lui tới. Ngay ngày hôm sau "Aljaska" đã tới đây. Chẳng bao lâu mọi người đã trông thấy ở vũng sâu Koljuchin những cột buồm mỏng manh của tàu "Vêga" cao vút lên giữa những tảng băng chồng chất cản đường nó đã suốt chín tháng nay.


Bãi băng cản đường Nođenshelđ rộng đến gần mười kilômét. Khi đi hết bãi băng này, “Aljaska” đã quặt về hướng Nam để thả neo ở một vịnh nhỏ không đóng băng và khuất gió bắc. Sau đó, Êrik đã lên bờ cùng với ba người bạn lớn của mình và đi đến một căn trại có thể dễ dàng nhận ra qua những làn khói bốc lên từ trong bầu không khí trong lành. Đoàn thám hiểm của tàu "Vêga" trong khi trú đông dài ngày đã dựng trại trên bờ biển Xibir.


Phần bờ biển của vũng Koljuchin này là một vùng đất thấp, hơi lượn sóng và bị ngăn xẻ bởi những khe rãnh không lớn lắm do bị xâm thực. Không có một khu rừng nào, chỉ có vài đám liễu thấp lè tè và những bãi cỏ rậm rì lác đác, trên vài mô đất có những thân cỏ vùng Xibir hoang vắng. Nhờ mùa hè đã đến, Maljarius dễ dàng phát hiện trong đám thực vật cằn cỗi ấy có những loài thảo mộc rất phổ biến ở Na Uy, mà cụ thể là nham lê (tên khoa học: Oxycoccus palustris), bồ công anh (tên khoa học: Taraxacum).


Phần lớn đất ở khu trại tàu “Vêga” là kho lương thực, thực phẩm được xây dựng theo lệnh của Norđenshelđ để phòng khi tàu bi sức ép đột ngột của băng phá hủy, như vẫn thường xảy ra đối với tàu trú đông những nơi nguy hiểm thế này. Thật là một chi tiết cảm động! Các thổ dân trên vùng bờ biển Xibir luôn luôn nghèo đói: đối với họ kho lương thực này quí giá vô ngần, vậy mà họ không hề nghĩ đến việc xâm phạm nó mặc dầu, hầu như nó không được bảo vệ gì. Những túp liều độc đáo làm bằng da thú, trong đó có người Chukchi sinh sống, cứ tiến gần về phía trại. Trong trại, công trình nổi bật nhất là một căn nhà bằng băng được xây dựng để đặt trạm khí tượng. Tất cả các thiết bị máy móc đem từ tàu "Vêga" lên đều đặt ở đây. Căn nhà được đắp bằng những phiến băng màu xanh dịu, cất thành hình hộp và gắn lại với nhau bằng tuyết thay vì bằng xi măng. Mái bằng ván được phủ bạt.


Các nhà du hành của tàu "Aljaska" được một bác học trẻ lúc ấy đang có mặt trong căn nhà băng cùng người canh gác đón gặp với tình cảm thân thiết nhất. Nhà bác học, người cộng sự của Norđenshelđ đã hết sức vui lòng đề nghị được dẫn các vị khách lên tàu "Vêga", đi theo một lối nhỏ nối liền tàu với bờ biển. Dọc lối đi có hàng cọc được đóng để căng một sợi dây giúp cho việc định hướng lúc ban đêm. Trên đường đến tàu "Vêga", nhà bác học đã kể cho các đồng bào của mình nghe về tất cả những chuyện phiêu lưu, rắc rối của đoàn thám hiểm Norđenshelđ từ giờ phút nó mất liên lạc với thế giới bên ngoài.


Từ cửa sông Lêna, Norđenshelđ đã đi về phía các đảo Nôvôxibir với ý đồ nghiên cứu các đảo này. Nhưng, sau khi biết chắc không thể cho tàu đậu vào đây được vì gặp nhiều tảng băng và vì nước cạn trên suốt nhiều hải lý, ông đã quyết định tiếp tục đi về hướng đông. Cho tới ngày 10 tháng Chín, "Vêga" đã tiến gần tới mũi Trái tim - Đá. Tàu neo vào một khối băng hy vọng ngày hôm sau vượt nốt mấy hải lý nữa là đến eo biển Bêrinh, tức là đến vùng biển Thái Bình Dương không bị đóng băng. Nhưng, về đêm gió bắc đã nổi lên đẩy khối băng đến sát tàu. Khối băng ấy qua mấy ngày sau đã lớn dần lên, trở thành vật cản bao quanh "Vêga". Thế là tàu bị kẹt cứng trong băng, buộc phải trú đông đúng vào lúc nó đã tiến gần sát mục tiêu!


- Tất nhiên, các ngài hiểu chúng tôi đã thất vọng như thế nào! - nhà bác học trẻ nói - nhưng chúng tôi đã ngay lập tức quyết định sử dụng thời gian chờ đợi bắt buộc này để phục vụ cho lợi ích khoa học. Chúng tôi đã gần gũi các thổ dân Chukchi sống gần đây, sinh hoạt và tập quán của họ từ trước đến nay chưa được nhà du hành nào chú ý nghiên cứu cả. Chúng tôi không bỏ lỡ dịp lập cuốn tự điển tiếng Chukchi, thu thập các loại vũ khí, công cụ và đồ dùng trong nhà. Những quan sát địa từ của chúng tôi cũng tỏ ra không phải là vô ích. Các nhà tự nhiên học của “Vêga” bổ sung được không ít tư liệu mới vào hệ động vật và thực vật của vùng Bắc cực. Và cuối cùng, nhiệm vụ chủ yếu trong cuộc du hành của chúng tôi đã hoàn thành, bởi vì chúng tôi đã vòng qua được mũi Chêljuskin và là những người đầu tiên vượt qua chặng đường từ cửa sông Enixây đến cửa sông Lêna. Từ nay, con đường Đông Bắc đã được tìm ra và nghiên cứu. Dĩ nhiên, giá thực hiện được cuộc hành trình này trong hai tháng thì vẫn hay hơn - vì thật ra đoạn đường còn lại chúng tôi đã có thể vượt qua trong vòng vài giờ rồi. Nhưng xét đến tất cả những gì chúng tôi đã làm được, nếu sắp tới chúng tôi mau chóng thoát khỏi cảnh đóng băng này - mà hiện nay dấu hiệu cho phép hy vọng như vậy - thì chúng tôi không phải hối tiếc vì thời gian đã bị mất và chúng tôi sẽ trở về với niềm tin là mình đã làm được một việc có ích.


Hào hứng nghe chuyện, các vị khách đã đi đến gần “Vêga”. Bây giờ, con tàu còn cách họ không bao xa nữa, đã có thể phân biệt mũi tàu được phủ bằng một tấm bạt dài đến tận cầu chỉ huy, các mạn tàu đã được bảo vệ bằng những đống tuyết lớn, các trang bị dây nhợ, và ống khói được bao bọc bằng một lớp đệm để giữ cho nó khỏi băng giá.
Càng đến gần tàu thì lại càng thấy rõ hơn cảnh tượng không bình thường. Không thể ngờ được rằng con tàu hoàn toàn không bị kẹt vào bãi băng liền, nhưng vì lý do gì đó không biết dường như nó bị "treo" trên một địa hình thật rắc rối, bao gồm những hồ, những đảo nhỏ và kênh được nối với nhau bằng những cầu gỗ.
- Sự kỳ lạ này có thể dễ dàng giải thích được - nhà bác học trả lời một câu hỏi của Êrik - Bất kỳ một tàu nào bị nằm lại giữa những đám băng dày đặc đều bị một lớp cặn bã đủ loại bao quanh, trong số những cặn bã ấy chủ yếu là tro than. Chất này đen hơn tuyết nên hấp thụ nhiệt nhiều hơn, do đó, hoặc là nó làm cho tuyết tan nhanh, hoặc ngược lại, như một lớp cách nhiệt, nó giữ nguyên tuyết, tùy theo mật độ và độ dày của lớp than ấy. Do đó, khi trời trở ấm thì các tảng băng ở sát tàu mới có hình thù kỳ dị khiến ta ngạc nhiên như vậy, và những băng này dần dần biến thành những hố, những lòng chảo lớn nhỏ, những hòn đảo con.
- Đó chỉ là cái lạ cảm tính thôi - một viên sĩ quan trả lời - Chúng tôi đã tận dụng ở phía bắc châu Á, cũng như các ngài đã tận đụng phía lục địa châu Mỹ, kinh nghiệm của các bậc tiền bối. Kinh nghiệm ấy không ít trường hợp đã được đúc kết bằng giá trị của cả một đời người. Nhưng ngoài ra kinh nghiệm lớn lao của người lãnh đạo đoàn chúng tôi cũng giúp ích rất quí báu cho chúng tôi. Trước khi thực hiện triệt để ý đồ này, giáo sư Norđenshelđ trong suốt hơn hai mươi năm đã lãnh đạo tám đoàn thám hiểm lớn lên Bắc cực, kiên trì cóp nhặt tất cả những số liệu cần thiết. Bởi vậy có thể nói rằng giáo sư đã chuẩn bị kỹ càng để giải quyết nhiệm vụ chủ yếu của mình. Cuối cùng cũng cần chú ý đến yếu tố này, là: đoàn chúng tôi được trang bị tất cả những gì mà trước đây các bậc tiến bối của chúng ta không có được, kể từ tàu chạy bằng hơi nước được trang bị đặc biệt cho một hành trình đi biển như thế này. Điều đó đã tạo điều kiện cho chúng tôi trong hai tháng đã vượt qua được chặng đường mà tàu buồm phải mất ít nhất hai năm. Chúng tôi đã có điều kiện không những lựa chọn, mà còn tìm được đường đi của mình, bằng cách vượt lên những tảng băng trôi, đạt đến tốc độ của dòng chảy, có khi đạt đến tốc độ của gió nữa! Ấy thế mà chúng tôi vẫn không tránh được việc phải nghỉ đông! Bất giác nhớ lại ngày xưa các nhà hàng hải đã gặp biết bao là trở ngại nặng nề trên đường đi, buộc phải dừng lại lâu để chờ xuôi gió hoặc cứ đi một cách hú họa. Cả tôi nữa cũng đã phải hàng chục lần không những tìm vùng biển không bị đóng băng mà thậm chí còn tìm cả những hòn đảo và lục địa ở ngay những nơi trên bản đồ được ký hiệu là vùng băng vĩnh cửu đấy chứ?... Nhưng chúng tôi hoàn toàn không sợ đi chếch khỏi tuyến đường để mà tiến hành những nghiên cứu cần thiết, rồi sau đó, nếu cần thì lại cho tàu chạy lui về đường cũ. Chứ như trước đây, trong những trường hợp như vậy, các nhà hàng hải đành phải bằng lòng với những điều phỏng đoán mà thôi!
Cứ như thế hai bên cùng nhau nói chuyện thoải mái và tranh luận một cách thân thiện mấy giờ liền. Các vị khách từ tàu "Aljaska" đến, sau khi đùng bữa trưa đã mời tất cả các sĩ quan không phải trực của tàu "Vêga" sang tàu mình dự bữa tối. Các thủy thủ cũng đã sẵn lòng chia xẻ với nhau những gì đã quan sát được và những số liệu khai thác được trên đường đi. Êrik tìm hiểu kỹ tuyến hành trình của "Vêga" đã qua và tất cả các biện pháp phòng ngừa cần áp dụng để trở về theo đúng con đường ấy. Họ đã nâng cốc để chúc mừng thắng lợi chung của cả hai bên, đã trao cho nhau những lời chúc chân thành "trở về Tổ quốc bình an" và đã chia tay với vẻ hài lòng về cuộc gặp gỡ vừa qua.
Lúc một giờ đêm, "Aljaska" đã phải lên đường đi đảo Ljakhôv, còn "Vêga" phải chờ băng tan mới mở đường ra Thái Bình Dương được.
Thế là, phần thứ nhất trong nhiệm vụ đặt ra cho Êrik đã được hoàn thành. Chàng đã tìm được Norđenshelđ! Bây giờ chỉ giải quyết phần chót là tìm gặp Patric Ô Đônôgan và tìm cách khai thác ở hắn điều bí mật về bản thân chàng nữa thôi. Chắc chắn đây là điều bí mật đáng sợ, bây giờ mọi người đều nghĩ như vậy. Không phải vô cớ mà Tuyđor Braun lại tỏ ra quyết tâm tìm bằng được Ô Đônôgan xấu số này.
Liệu "Aljaska" có đến được đảo Ljakhôv lớn trước "Albatros" không? Ít hy vọng lắm. Bởi vì Tuyđor Braun đã đi trước Êrik những ba ngày kia mà. Nhưng, cứ thử coi, đâu có mất mát gì! "Albatros" có thể bi lạc đường, gặp những trở ngại không lường trước. Biết đâu, bỗng nhiên ta đuổi kịp hoặc thậm chí vượt trước nó thì sao? Cho dù hy vọng mỏng manh cũng cần phải mạo hiểm!


Cần phải nói rằng thời tiết đã tạo thuận lợi cho chúng ta, không khí ấm áp, hơi ẩm ướt một chút, làn sương thoáng gợn nơi chân trời chứng tỏ bốn bề biển đều đã tan băng, chỉ vùng duyên hải Xibir, băng vẫn chồng chất giam chân "Vêga". Hễ vào mùa hạ là "Aljaska" nắm chắc trong tay mười tuần lễ thời tiết tốt. Kinh nghiệm bơi giữa vùng băng gần bờ biển lục địa châu Mỹ đối với Êrik rất quí giá và cho phép hy vọng rằng chuyến vượt biển mới sẽ không gặp những khó khăn lớn. Hơn nữa, khi trở về Thụy Điển, con đường Đông - Bắc sẽ là con đường ngắn nhất, và, ngoài lợi ích của bản thân Êrik, thì điều quan trọng là còn vì lợi ích của khoa học mà sử dụng tuyến đường của Norđenshelđ để làm đường về. Nếu thực hiện thành công hành trình này - mà điều đó hoàn toàn có thể được - thì qua đó có thể chứng minh và khẳng định dứt khoát ý nghĩa thực tế của việc khám phá này của nhà nghiên cứu vĩ đại.
Hình như cả gió nữa cũng đứng về phía "Aljaska" và che chở cho nó. Suốt mười ngày trời gió hầu như thổi về hướng Tây - Nam, nhờ thế mà tàu có thể chạy bình quân chín - mười hải lý mà không cần phải đốt lò. Điều đó tạo cho nhà du hành của chúng ta những ưu thế lớn, đó là chưa kể gió đã xua những tảng băng lớn trôi về phía bắc, làm cho hành trình tàu đỡ vất vả hơn. Trong mười ngày, "Aljaska" chỉ có vài lần gặp băng trôi hoặc "băng rữa" - như các nhà thám hiểm gọi những tảng băng đang tan dở.
Sang ngày thứ mười một, một trận bão tuyết đã nổi lên, kết hợp với sương mù dày đặc, nên tốc độ tàu bị chậm lại nhiều. Nhưng, ngày 29 tháng bảy, mặt trời đã lại tỏa chiếu rực rỡ và ngày 29 tháng tám, đã trông thấy phía đông đảo Jakhôv lớn.
Êrik lập tức ra lệnh cho tàu chạy vòng quanh đảo để kiểm tra xem "Albatros" có ẩn náu trong một vịnh nào đó không, đồng thời tránh cho "Aljaska" khỏi bị ngược gió. Sau khi kiểm tra, chàng ra lệnh thả neo xuống bãi cát cách bờ nam ba hải lý, rồi xuống xuồng cùng với ba người bạn và sáu thủy thủ. Nửa giờ sau tàu đã cặp vào một bờ vịnh khá sâu.
Không phải ngẫu nhiên mà Êrik đã cho đã cho xuồng đổ đúng bờ nam. Nếu quả thực Patric Ô Đônôgan có ý đồ bán ngà voi mamut cho dân buôn Xibir và chưa rời hòn đảo mà chính hắn muốn lên đó thì hắn phải lựa chỗ thích hợp để từ đó có thể dễ dàng quan sát biển khơi. Ngoài ra, hầu như có thể dự đoán chắc chắn rằng chỗ ấy sẽ phải ở một nơi cao, gần vùng duyên hải Xibir hơn. Cuối cùng phải tìm nơi khuất gió bắc cũng khiến hắn định cư ở phía nam của đảo. Tất nhiên, Êrik không hoàn toàn tin chắc rằng những dự đoán của chàng hoàn toàn đúng cả, nhưng dẫu sao cũng cho như vậy là hoàn toàn hợp lý hơn để lấy đó làm cơ sở tiến hành các cuộc tìm kiếm theo kế hoạch.
Chẳng bao lâu sau, những dự đoán của Êrik đã được khắng định là đúng. Các nhà du hành của chúng ta đi dọc bờ cát chưa đầy hai giờ đã thấy trên gò đất cao, có một căn nhà được che chắn gió bằng cả một dãy đồi, cửa quay về hướng nam. Họ hết sức ngạc nhiên thấy căn nhà được xây dựng khéo léo theo hình hộp vuông cân đối, màu trắng và dường như được quét vôi. Căn nhà chỉ còn thiếu những cánh cửa màu xanh nữa là giống ngôi nhà ở nông thôn vùng Macxây hoặc một vila nhỏ ở Mỹ.
Sau khi trèo lên ngọn đồi nhỏ và đến gần căn nhà họ đã hiểu vì sao nó lại có cái màu trắng khác thường ấy. Hóa ra, căn nhà chẳng được quét vôi gì cả, mà được ghép bằng những cái ngà lớn khéo léo lắp ráp và gắn kết lại với nhau. Vì thế trông xa nó trắng thật, nhưng bản thân ý nghĩa sử dụng nó trong điều kiện cụ thể này là hoàn toàn hợp lẽ tự nhiên. Đấy là chưa kể cây cối trên đảo rất nghèo nàn, không có thứ vật liệu xây dựng nào hết, tất cả các đồi và gò đều đầy những mảnh xương cốt. Bác sĩ Svariêkrôna chỉ cần nhìn những mảnh xương đã phát hiện ra ngay những hài cốt của mamut và bò rừng.
Chú bé thoát nạn đắm tàu
Lời người dịch
Chương một
Chương hai
Chương ba
Chương bốn
Chương năm
Chương sáu
Chương bảy
Chương tám
Chương chín
Chương mười
Chương mười một
Chương mười hai
Chương mười ba
Chương mười bốn
Chương mười năm
Chương mười sáu
Chương mười bảy
Chương mười tám
Chương mười chín
Chương hai muơi
Chương hai muơi mốt
Chương hai muơi hai