Hồi 16
Tác giả: Khánh vân cư sĩ
Nói về Tần Đạt từ lúc khởi nên dục vọng ham muốn Ngô thị lần đến nhà
giam bị Tế Điên chỉ cho một cái, choáng váng quay lơ, gia nhân vội
vàng vực vào tư phòng nằm lặng trên giường, một lát thốt kêu lên:
- Nóng quá! Nóng quá, cởi áo cho ta mau!
Người nhà xúm lại cởi áo, vừa cởi áo xong Tần Đạt lại kêu:
- Lạnh quá, lạnh quá!
Mọi ngươiø rối rít mặc áo vào thì Tần Đạt kêu nóng, đến năm bảy lượt như
thế, bỗng lại thấy Tần Đạt ôm đầu kêu nhức, người nhà lật đật xoa bóp nơi đầu,
kê tay cho Tần Đạt gối, không dè thấy đầu Tần Đạt cứ mỗi lúc mỗi to lên mãi
trông thật ghê sợ. Gia nhân thấy vậy lo sợ chạy qua đông phủ báo tin cho thừa
tướng hay.
Thừa tướng trải qua một đêm kinh sợ hãi hùng không lúc nào chợp mắt,
gần sáng vừa lả mình thiu thiu chợt có tiếng gõ cửa gấp lắm liền kêu quân hầu
cho gọi vào. Tần Ngọc cấp báo sự việc công tử lâm bệnh lúc nóng lúc lạnh và
nay đầu to như cái đấu trông rất ghê sợ, thỉnh tướng gia qua gấp. Thừa tướng lật
đật choàng dậy, chẳng kịp sửa sang, kêu người mau mau dẫn đường băng qua
tây phủ.
Khi vừa tới phòng đã thấy cảnh tượng diễn ra vô cùng ghê sợ: Tần công tử
nằm ngay như chết, mặt tái nhợt, đầu to như cái trống, đôi mắt chỉ còn lờ đờ, hơi
thở khó khăn. Thừa tướng cảm thương nức nở, hỏi thăm căn do nhưng không ai
biết vì sao? Bối rối hồi lâu sực nhớ ra liền sai Tần Ngoc kíp mời lương y điều trị.
Tần Ngọc vâng lệnh liền đi rước danh y Trại Thúc Hoàng Lý Hồi Xuân đến
coi bệnh. Một lát sau, Lý lang y đến, vào thẳng trường phòng chẩn mạch thấy
chạy đều hoà, không có bệnh gì. Chiếc đầu to kếch xù chẳng biết nguyên ủy ra
sao liền bẩm cùng thừa tướng:
- Dám bẩm tướng công, quí công tử thọ bệnh, vãn sinh đây xin cam chịu lỗi,
xin tướng công kíp cho thỉnh bậc cao minh khác, còn vãn sinh tài sơ học thiển
không trị được bịnh này.
Thừa tướng nghe nói lặng đi một hồi, rớm lệ mà bảo:
- Nội vùng, nghe nói Tiên sinh là bậc danh y đã cứu giúp cho rất nhiều
người trọng bệnh, sao tiên sinh lại nỡ chê bệnh con ta, tự hạ tài hèn. Vậy tiên
sinh biết ai là bậc cao minh hơn nữa chăng, xin chỉ dạy giùm!
Lý tiên sinh cung kính nói:
- Nội thành Lâm An này chỉ có Thắng Vạn Phương với vãn sinh là có đủ
khả năng. Ngoài ra không biết ai hơn nữa. Nếu vãn sinh đã chịu thì Thắng tiên
sinh cũng đành bó tay mà thôi.
Thừa tướng nghe nói giật mình lo lắng, buồn bã vạn phần. Lát sau, Lý Hồi
Xuân chợt nghĩ ra sự gì liền bẩm:
- Bẩm tướng gia, nếu muốn chữa khỏi bệnh cho công tử tôi thiết nghĩ chỉ có
một người, hiềm vì tính tình khật khùng nói năng không được êm dịu, nhưng thật
có tài.
Thừa tướng hỏi ngay:
- Ai? Người chữa được bệnh con ta là ai? Xin tiên sinh cho biết ngay đi.
- Bẩm tướng công vãn sinh chỉ e khó thỉnh, mặt khác nếu có điều gì xúc
phạm, dám mong tướng công miễn chấp, còn như bản lãnh trị liệu của ông ta thì
quả là thánh sống, bất cứ bệnh gì đều chữa được cả, dám làm cho người chết
sống lại nữa kia.
- Chớ có ngại ngần, dầu có xúc phạm lỗi lầm, nhưng chữa được bệnh cho
con ta là ân nhân. Xin tiên sinh kíp nói tên họ đểta cho người đi thỉnh.
- Bẩm nói ra, chỉ sợ tướng công không muốn dùng, người này vốn là một
hòa thượng.
- Chỉcần chữa khỏi bệnh, còn là hòa thượng hay đạo sĩ chi cũng không sao,
hòa thượng đó tên chi, ở đâu?
- Bẩm, hòa thượng này là vị phật sống ở chùa Linh Ẩn, pháp danh Đạo Tế,
ngừơi ta thường gọi Tế Điên Tăn vì có tính khùng khùng.
Thừa tướng giật mình nói:
- Té ra là tên hòa thượng khùng đó, hiện ta đã bắt giam hắn trong phủ.
Lý tiên sinh nghĩ trong bụng cười thầm: "Có lẽ vì vậy nên công tử mới gặp
nạn này, đích là mắc tay Tế Điên đây", nhưng không dám nói, chỉ thưa:
- Bẩm, phải mời cho được và thành tâm khẩn cầu thì nhất định Tế Công
ban phước chữa khỏi như chơi.
Thừa tướng vội sai gia nhân:
- Bay đâu! Qua nhà giam gọi Đạo khùng tới đây trị bệnh, hễ chữa khỏi
bệnh cho công tử thì ta tha cho hắn về chùa.
Gia nhân vâng lời, đi chẳng bao lâu về bẩm:
- Bẩm tướng gia, tiểu nhân phụng mệnh đến kêu Đạo khùng về lo chữa
bệnh cho công tử, y nói về hỏi lại tướng gia là đi rước thầy thuốc hay đi bắt giải
trọng phạm.
Lý tiên sinh đứng cạnh vội nói:
- Tế Công vốn không phải người thường, xin phải dùng lễ thỉnh mới được!
Thừa tướng bảo gia nhân:
- Đến nói cho y biết là ta thỉnh mời.
Gia nhân đi một lát trở về không và bẩm:
- Đạo khùng không đi và bảo nếu tướng gia muốn kết thân với tăng sĩ phải
đích thân đi thỉnh, vả lại thừa tướng vị cao cực phẩm, ngôi bậc nhân thần, còn y
là hòa thượng nghèo nàn, vốn không giao tình, do vậy không dám làm thân.
Thừa tướng nổi giận đùng đùng, nhưng khi quay lại thấy Tần Đạt lăn lộn
rên la thì động lòng thương xót. Lý tiên sinh lại nói thêm vào:
- Tướng công hày nhẫn nhịn hòa thượng một phen, việc cần yếu là phải
chữa bệnh cho công tử.
Thừa tướng ý chẳng muốn hạ mình, nhưng vì phụ tử tình thâm dứt từng
khúc ruột, cực chẳng đã nén giận cùng đi với Lý lang trung tới nhà giam ra mắt
Tế Điên, chào và nói:
- Đại sư, nhân vì con ta đau bệnh lạ, bổn các thân tới thỉnh cầu đại sư chữa
giúp.
Tế Điên ngồi kiết già dưới đất nín lặng như chẳng nghe thấy gì. Lý tiên
sinh lẹ làng quì xuống mà bạch:
- Bạch sư phụ, đệ tử là Lý Hồi Xuân, xa vắng lâu ngày nay xin ra mắt cầu
sư phụ. Nhân vì Tần công tử đau bệnh lạ, đệ tử có giới thiệu và nay thừa tướng
thân đến kiến minh, dám mong sư phụ niệm tình cứu giúp một phen.
Tế Điên mở mắt bảo:
- Muốn ta chữa bệnh mà gông trói như vậy sao?
Thừa tướn vội sai gia nhân cởi trói, mở gông. Tế Điên lại bảo:
- Sư phụ ta cùng các sư huynh đệ bị trói thế kia, ta sao yên mà đi trị bệnh.
Thừa tướng hiểu ý, liền sai gia nhân cởi trói cho tất cả, truyền quân gia đưa
về chùa, đồng thời xuống lệnh cho tri huyện và tri phủ đình chỉ túc khắc không
được dỡ lầu Đại Bi, thoái triệt nhân công trở về phục lệnh.
Bấy giờ Tế Điên mới đứng dậy cười lên hi hí rồi theo thừa tướng đến thẳng
giường bệnh của công tử. Tế Điên đứng ngay ngắm nghía rồi lắc đầu mà nói:
- Tại sao đầu công tử to lớn thế này? Ta biết gì mà chữa với chạy!
Thừa tướng nghe nói bất giác ứa nước mắt khóc. Lý tiên sinh cũng ra chiều
thất vọng. Nhưng Tế Điên đã bảo:
- Tuy vậy cũng còn có thuốc chữa, nhưng chính công tử phải thành tâm sám
hối, chừa bỏ nghiệp ác mới mong khỏi được, bệnh này là bệnh đầu ung. Nói
xong lấy viên thuốc đen như cáu ghét bảo gia nhân lấy nước hoà cho uống và
dặn:
- Ta trị bệnh này thì được, uống thuốc vào là khỏi nhưng ngày sau nếu công
tử còn dấy lòng tà dâm, cưỡng bức phụ nữ, ỷ thế lộng hành chẳng kiêng phép
nước thì chắc chắn là bệnh đầu ung sẽ lại tái phát, không còn thuốc nào chữa
được. Ngay tự giờ và mãi mãi về sau, công tử phải tập làm sao cho bình tâm,
hòa khí, trừ bỏ ác niệm thì chắc là bệnh chẳng bao giờ tái phát nữa. Thôi! Hãy
dọn cơm rượu, ta ăn một bữa rồi sau se trị bệnh tiếp.
Thừa tướng vội sai gia nhân bày tiệc. Tế Điên ngồi vào ăn uống tự nhiên,
rượu nốc hàng vò, xé thịt mà ăn trông thật là ngon lành.
Trong tiệc, thừa tướng muốn xem tài học của Tế Điên liền đem thi, ca, từ
phú cùng các lẽ huyền diệu đạo lý ra hỏi. Tế Điên đáp thông như nước chảy,
không những thế nhiều câu siêu tuyệt vượt hẳn sức tri kiến thế gian. Thừa tướng
hết sức khâm phục, và từ đấy mới có lòng tín mộ, kính ngưỡng.
Tiệc xong, Tế Điên lại móc trong cạp quần ra một viên thuốc đen đen đưa
cho thừa tướng bảo lấy nước hòa bôi vào đầu công tử.
Thừa tướng lạ lùng vội hỏi:
- Thuốc này tên gọi là chi? Ở đâu có bán? Sư phụ bảo cho để mua trừ sau
nay cho tiện dùng?
Tế Điên không đáp câu hỏi chỉ bảo:
- Tướng công hãy cho lấy nước hoà tan rồi chà sát vào đầu công tử sẽ thấy
ứng nghiệm.
Thừa tướng vội sai gia nhân lấy nước, làm y lời dạy. Lạ thay, thuốc bôi đến
đâu, đầu công tử nhỏ đi đến đấy, trong giây lát nhỏ lại như thường. Thừa tướng
hết sức vui mừng, mọi người chứng kiến ai nấy vô cùng cảm phục.
Tế Điên gọi công tử dặn:
- Bệnh này phải nên tĩnh dưỡng, lắng lòng ít dục, bằng nếu sai lời tất có trở
chứng e không thuốc nào chữa khỏi.
Nói xong sai lấy giấy bút, ngồi trước án thư kê một đơn thuốc, niêm lại giao
cho gia nhân là Tần Ngọc, bảo:
- Đơn thuốc này lưu lại nơi đây, khi nào công tử trở bệnh chỉ cần đưa cho
công tử coi, bệnh hoạn sè lành.
Công việc xong xuôi, Lý tiên sinh từ giã trở về. Thừa tướng nhất định mời
Tế Điên lưu lại đàm đạo.
Trong câu chuyện, Tế Điên đem lẽ huyền vi đạo lý ra giác hoá, mà từ câu
thơ, giọng phú thuần thị như xuất khẩu thành chương, khiến thừa tướng hết sức
khâm phục. Nhân vậy mới thực thà tỏ bày tâm sự:
- Bạch thầy, ta tuy quan cao cực phẩm, ngôi ở nhân thần mà lúc nào cũng
nơm nớp lo sợ bởi gần vua như gần cọp, một sớm lỡ lầm tấm thân ắt khổ, khó
nỗi vẹn toàn. Thâm tâm ta vẫn muốn bỏ hết mọi sự đời, sớm chiều tu tâm dưỡng
tánh, tiêu dao tự tại vui cảnh sơn lâm cùng cốc mà thôi.
Tế Điên nói:
- Như ngài ngôi cao tột bậc, nghĩ xem chỉ dưới một người còn mình đứng
trên muôn dân, còn ai hơn nữa mà lo!
Thừa tướng giơ tay lắc đầu mà nói:
- Xin chớ nói đến ngôi cao, ngày nay ta sợ lắm rồi. Tục ngữ có câu: Quan
lớn thì sinh nguy hiểm, quyền lớn thì bị dèm siểm, trèo cao ắt phải ngã đau. Ta
từ nhậm chức tới nay, mỗi mỗi việc gì cũng phải thận trọng từng ly từng tý, dầu
vậy vẫn e trước mặt thì người trọng, sau lưng thì người chê, biết đâu chẳng nhiều
kẻ oán! Ta thật lòng muốn cạo đầu đi tu, nhờ thầy dìu dắt trên đường đạo hạnh,
rộng chứa âm công, cầu cho tấm thân yên ổn trọn đời, chẳng hay ý thầy có
thuận chăng?
Lời nói của thừa tướng ra vẻ tha thiết, thành thực, Tế Điên liền chậm rãi
bảo:
- Tu là trao dồi, sữa chữa, ngày thường gìn giữ việc làm cho đừng trái đạo,
ấy là người tu. Ngài dốc lòng vì dân vì nước quên mình làm việc ích chung, trên
không dua nịnh, dưới chẳng chèn ép, dân tình cảm phục, chúng chúng nể vì,
quyết nhiên tấm thân yên ổn, có gì phải lo.
Đêm ấy thừa tướng mời Tế Điên ngủ lại. Công tử đã hết bệnh, nhưng tâm
tư còn tưởng nhớ Ngô thị, khắc khoải không yên, vụt chốc đầu to lên lại, Tần
Ngọc hoảng kinh vội dở đơn thuốc đưa cho công tử xem, chỉ thấy toàn là những
lời khuyên bình tâm, dưỡng tính, quên đi những dục vọng đê hèn. Công tử tỉnh
ngộ ăn năn, bệnh dần bớt và sau này dứt tuyệt.
Sáng ra, thừa tướng ần cần cảm tạ đưa tiễn ngàn lạng vàng nhưng Tế Điên
nhất mực chối từ chỉ dặn:
- Ngôi cao muốn vững phải gắng làm lành, những tội xâm phạm chùa giam
hãm tăng, ni đều là ngũ nghịch trọng tội nên xám hối đêm ngày. Đối với dân
chúng phải nên hết lòng thương mến, thế là tướng công ban ơn cho bần tăng vậy.
Thừa tướng nghe nói phủ phục cúi đầu lạy tạ rồi sai quân gia đưa tiễn Tế
Điên về chùa Linh Ấn.
oOo
Nói về Tần Đạt từ lúc khởi nên dục vọng ham muốn Ngô thị lần đến nhà
giam bị Tế Điên chỉ cho một cái, choáng váng quay lơ, gia nhân vội
vàng vực vào tư phòng nằm lặng trên giường, một lát thốt kêu lên:
- Nóng quá! Nóng quá, cởi áo cho ta mau!
Người nhà xúm lại cởi áo, vừa cởi áo xong Tần Đạt lại kêu:
- Lạnh quá, lạnh quá!
Mọi ngươiø rối rít mặc áo vào thì Tần Đạt kêu nóng, đến năm bảy lượt như
thế, bỗng lại thấy Tần Đạt ôm đầu kêu nhức, người nhà lật đật xoa bóp nơi đầu,
kê tay cho Tần Đạt gối, không dè thấy đầu Tần Đạt cứ mỗi lúc mỗi to lên mãi
trông thật ghê sợ. Gia nhân thấy vậy lo sợ chạy qua đông phủ báo tin cho thừa
tướng hay.
Thừa tướng trải qua một đêm kinh sợ hãi hùng không lúc nào chợp mắt,
gần sáng vừa lả mình thiu thiu chợt có tiếng gõ cửa gấp lắm liền kêu quân hầu
cho gọi vào. Tần Ngọc cấp báo sự việc công tử lâm bệnh lúc nóng lúc lạnh và
nay đầu to như cái đấu trông rất ghê sợ, thỉnh tướng gia qua gấp. Thừa tướng lật
đật choàng dậy, chẳng kịp sửa sang, kêu người mau mau dẫn đường băng qua
tây phủ.
Khi vừa tới phòng đã thấy cảnh tượng diễn ra vô cùng ghê sợ: Tần công tử
nằm ngay như chết, mặt tái nhợt, đầu to như cái trống, đôi mắt chỉ còn lờ đờ, hơi
thở khó khăn. Thừa tướng cảm thương nức nở, hỏi thăm căn do nhưng không ai
biết vì sao? Bối rối hồi lâu sực nhớ ra liền sai Tần Ngoc kíp mời lương y điều trị.
Tần Ngọc vâng lệnh liền đi rước danh y Trại Thúc Hoàng Lý Hồi Xuân đến
coi bệnh. Một lát sau, Lý lang y đến, vào thẳng trường phòng chẩn mạch thấy
chạy đều hoà, không có bệnh gì. Chiếc đầu to kếch xù chẳng biết nguyên ủy ra
sao liền bẩm cùng thừa tướng:
- Dám bẩm tướng công, quí công tử thọ bệnh, vãn sinh đây xin cam chịu lỗi,
xin tướng công kíp cho thỉnh bậc cao minh khác, còn vãn sinh tài sơ học thiển
không trị được bịnh này.
Thừa tướng nghe nói lặng đi một hồi, rớm lệ mà bảo:
- Nội vùng, nghe nói Tiên sinh là bậc danh y đã cứu giúp cho rất nhiều
người trọng bệnh, sao tiên sinh lại nỡ chê bệnh con ta, tự hạ tài hèn. Vậy tiên
sinh biết ai là bậc cao minh hơn nữa chăng, xin chỉ dạy giùm!
Lý tiên sinh cung kính nói:
- Nội thành Lâm An này chỉ có Thắng Vạn Phương với vãn sinh là có đủ
khả năng. Ngoài ra không biết ai hơn nữa. Nếu vãn sinh đã chịu thì Thắng tiên
sinh cũng đành bó tay mà thôi.
Thừa tướng nghe nói giật mình lo lắng, buồn bã vạn phần. Lát sau, Lý Hồi
Xuân chợt nghĩ ra sự gì liền bẩm:
- Bẩm tướng gia, nếu muốn chữa khỏi bệnh cho công tử tôi thiết nghĩ chỉ có
một người, hiềm vì tính tình khật khùng nói năng không được êm dịu, nhưng thật
có tài.
Thừa tướng hỏi ngay:
- Ai? Người chữa được bệnh con ta là ai? Xin tiên sinh cho biết ngay đi.
- Bẩm tướng công vãn sinh chỉ e khó thỉnh, mặt khác nếu có điều gì xúc
phạm, dám mong tướng công miễn chấp, còn như bản lãnh trị liệu của ông ta thì
quả là thánh sống, bất cứ bệnh gì đều chữa được cả, dám làm cho người chết
sống lại nữa kia.
- Chớ có ngại ngần, dầu có xúc phạm lỗi lầm, nhưng chữa được bệnh cho
con ta là ân nhân. Xin tiên sinh kíp nói tên họ đểta cho người đi thỉnh.
- Bẩm nói ra, chỉ sợ tướng công không muốn dùng, người này vốn là một
hòa thượng.
- Chỉcần chữa khỏi bệnh, còn là hòa thượng hay đạo sĩ chi cũng không sao,
hòa thượng đó tên chi, ở đâu?
- Bẩm, hòa thượng này là vị phật sống ở chùa Linh Ẩn, pháp danh Đạo Tế,
ngừơi ta thường gọi Tế Điên Tăn vì có tính khùng khùng.
Thừa tướng giật mình nói:
- Té ra là tên hòa thượng khùng đó, hiện ta đã bắt giam hắn trong phủ.
Lý tiên sinh nghĩ trong bụng cười thầm: "Có lẽ vì vậy nên công tử mới gặp
nạn này, đích là mắc tay Tế Điên đây", nhưng không dám nói, chỉ thưa:
- Bẩm, phải mời cho được và thành tâm khẩn cầu thì nhất định Tế Công
ban phước chữa khỏi như chơi.
Thừa tướng vội sai gia nhân:
- Bay đâu! Qua nhà giam gọi Đạo khùng tới đây trị bệnh, hễ chữa khỏi
bệnh cho công tử thì ta tha cho hắn về chùa.
Gia nhân vâng lời, đi chẳng bao lâu về bẩm:
- Bẩm tướng gia, tiểu nhân phụng mệnh đến kêu Đạo khùng về lo chữa
bệnh cho công tử, y nói về hỏi lại tướng gia là đi rước thầy thuốc hay đi bắt giải
trọng phạm.
Lý tiên sinh đứng cạnh vội nói:
- Tế Công vốn không phải người thường, xin phải dùng lễ thỉnh mới được!
Thừa tướng bảo gia nhân:
- Đến nói cho y biết là ta thỉnh mời.
Gia nhân đi một lát trở về không và bẩm:
- Đạo khùng không đi và bảo nếu tướng gia muốn kết thân với tăng sĩ phải
đích thân đi thỉnh, vả lại thừa tướng vị cao cực phẩm, ngôi bậc nhân thần, còn y
là hòa thượng nghèo nàn, vốn không giao tình, do vậy không dám làm thân.
Thừa tướng nổi giận đùng đùng, nhưng khi quay lại thấy Tần Đạt lăn lộn
rên la thì động lòng thương xót. Lý tiên sinh lại nói thêm vào:
- Tướng công hày nhẫn nhịn hòa thượng một phen, việc cần yếu là phải
chữa bệnh cho công tử.
Thừa tướng ý chẳng muốn hạ mình, nhưng vì phụ tử tình thâm dứt từng
khúc ruột, cực chẳng đã nén giận cùng đi với Lý lang trung tới nhà giam ra mắt
Tế Điên, chào và nói:
- Đại sư, nhân vì con ta đau bệnh lạ, bổn các thân tới thỉnh cầu đại sư chữa
giúp.
Tế Điên ngồi kiết già dưới đất nín lặng như chẳng nghe thấy gì. Lý tiên
sinh lẹ làng quì xuống mà bạch:
- Bạch sư phụ, đệ tử là Lý Hồi Xuân, xa vắng lâu ngày nay xin ra mắt cầu
sư phụ. Nhân vì Tần công tử đau bệnh lạ, đệ tử có giới thiệu và nay thừa tướng
thân đến kiến minh, dám mong sư phụ niệm tình cứu giúp một phen.
Tế Điên mở mắt bảo:
- Muốn ta chữa bệnh mà gông trói như vậy sao?
Thừa tướn vội sai gia nhân cởi trói, mở gông. Tế Điên lại bảo:
- Sư phụ ta cùng các sư huynh đệ bị trói thế kia, ta sao yên mà đi trị bệnh.
Thừa tướng hiểu ý, liền sai gia nhân cởi trói cho tất cả, truyền quân gia đưa
về chùa, đồng thời xuống lệnh cho tri huyện và tri phủ đình chỉ túc khắc không
được dỡ lầu Đại Bi, thoái triệt nhân công trở về phục lệnh.
Bấy giờ Tế Điên mới đứng dậy cười lên hi hí rồi theo thừa tướng đến thẳng
giường bệnh của công tử. Tế Điên đứng ngay ngắm nghía rồi lắc đầu mà nói:
- Tại sao đầu công tử to lớn thế này? Ta biết gì mà chữa với chạy!
Thừa tướng nghe nói bất giác ứa nước mắt khóc. Lý tiên sinh cũng ra chiều
thất vọng. Nhưng Tế Điên đã bảo:
- Tuy vậy cũng còn có thuốc chữa, nhưng chính công tử phải thành tâm sám
hối, chừa bỏ nghiệp ác mới mong khỏi được, bệnh này là bệnh đầu ung. Nói
xong lấy viên thuốc đen như cáu ghét bảo gia nhân lấy nước hoà cho uống và
dặn:
- Ta trị bệnh này thì được, uống thuốc vào là khỏi nhưng ngày sau nếu công
tử còn dấy lòng tà dâm, cưỡng bức phụ nữ, ỷ thế lộng hành chẳng kiêng phép
nước thì chắc chắn là bệnh đầu ung sẽ lại tái phát, không còn thuốc nào chữa
được. Ngay tự giờ và mãi mãi về sau, công tử phải tập làm sao cho bình tâm,
hòa khí, trừ bỏ ác niệm thì chắc là bệnh chẳng bao giờ tái phát nữa. Thôi! Hãy
dọn cơm rượu, ta ăn một bữa rồi sau se trị bệnh tiếp.
Thừa tướng vội sai gia nhân bày tiệc. Tế Điên ngồi vào ăn uống tự nhiên,
rượu nốc hàng vò, xé thịt mà ăn trông thật là ngon lành.
Trong tiệc, thừa tướng muốn xem tài học của Tế Điên liền đem thi, ca, từ
phú cùng các lẽ huyền diệu đạo lý ra hỏi. Tế Điên đáp thông như nước chảy,
không những thế nhiều câu siêu tuyệt vượt hẳn sức tri kiến thế gian. Thừa tướng
hết sức khâm phục, và từ đấy mới có lòng tín mộ, kính ngưỡng.
Tiệc xong, Tế Điên lại móc trong cạp quần ra một viên thuốc đen đen đưa
cho thừa tướng bảo lấy nước hòa bôi vào đầu công tử.
Thừa tướng lạ lùng vội hỏi:
- Thuốc này tên gọi là chi? Ở đâu có bán? Sư phụ bảo cho để mua trừ sau
nay cho tiện dùng?
Tế Điên không đáp câu hỏi chỉ bảo:
- Tướng công hãy cho lấy nước hoà tan rồi chà sát vào đầu công tử sẽ thấy
ứng nghiệm.
Thừa tướng vội sai gia nhân lấy nước, làm y lời dạy. Lạ thay, thuốc bôi đến
đâu, đầu công tử nhỏ đi đến đấy, trong giây lát nhỏ lại như thường. Thừa tướng
hết sức vui mừng, mọi người chứng kiến ai nấy vô cùng cảm phục.
Tế Điên gọi công tử dặn:
- Bệnh này phải nên tĩnh dưỡng, lắng lòng ít dục, bằng nếu sai lời tất có trở
chứng e không thuốc nào chữa khỏi.
Nói xong sai lấy giấy bút, ngồi trước án thư kê một đơn thuốc, niêm lại giao
cho gia nhân là Tần Ngọc, bảo:
- Đơn thuốc này lưu lại nơi đây, khi nào công tử trở bệnh chỉ cần đưa cho
công tử coi, bệnh hoạn sè lành.
Công việc xong xuôi, Lý tiên sinh từ giã trở về. Thừa tướng nhất định mời
Tế Điên lưu lại đàm đạo.
Trong câu chuyện, Tế Điên đem lẽ huyền vi đạo lý ra giác hoá, mà từ câu
thơ, giọng phú thuần thị như xuất khẩu thành chương, khiến thừa tướng hết sức
khâm phục. Nhân vậy mới thực thà tỏ bày tâm sự:
- Bạch thầy, ta tuy quan cao cực phẩm, ngôi ở nhân thần mà lúc nào cũng
nơm nớp lo sợ bởi gần vua như gần cọp, một sớm lỡ lầm tấm thân ắt khổ, khó
nỗi vẹn toàn. Thâm tâm ta vẫn muốn bỏ hết mọi sự đời, sớm chiều tu tâm dưỡng
tánh, tiêu dao tự tại vui cảnh sơn lâm cùng cốc mà thôi.
Tế Điên nói:
- Như ngài ngôi cao tột bậc, nghĩ xem chỉ dưới một người còn mình đứng
trên muôn dân, còn ai hơn nữa mà lo!
Thừa tướng giơ tay lắc đầu mà nói:
- Xin chớ nói đến ngôi cao, ngày nay ta sợ lắm rồi. Tục ngữ có câu: Quan
lớn thì sinh nguy hiểm, quyền lớn thì bị dèm siểm, trèo cao ắt phải ngã đau. Ta
từ nhậm chức tới nay, mỗi mỗi việc gì cũng phải thận trọng từng ly từng tý, dầu
vậy vẫn e trước mặt thì người trọng, sau lưng thì người chê, biết đâu chẳng nhiều
kẻ oán! Ta thật lòng muốn cạo đầu đi tu, nhờ thầy dìu dắt trên đường đạo hạnh,
rộng chứa âm công, cầu cho tấm thân yên ổn trọn đời, chẳng hay ý thầy có
thuận chăng?
Lời nói của thừa tướng ra vẻ tha thiết, thành thực, Tế Điên liền chậm rãi
bảo:
- Tu là trao dồi, sữa chữa, ngày thường gìn giữ việc làm cho đừng trái đạo,
ấy là người tu. Ngài dốc lòng vì dân vì nước quên mình làm việc ích chung, trên
không dua nịnh, dưới chẳng chèn ép, dân tình cảm phục, chúng chúng nể vì,
quyết nhiên tấm thân yên ổn, có gì phải lo.
Đêm ấy thừa tướng mời Tế Điên ngủ lại. Công tử đã hết bệnh, nhưng tâm
tư còn tưởng nhớ Ngô thị, khắc khoải không yên, vụt chốc đầu to lên lại, Tần
Ngọc hoảng kinh vội dở đơn thuốc đưa cho công tử xem, chỉ thấy toàn là những
lời khuyên bình tâm, dưỡng tính, quên đi những dục vọng đê hèn. Công tử tỉnh
ngộ ăn năn, bệnh dần bớt và sau này dứt tuyệt.
Sáng ra, thừa tướng ần cần cảm tạ đưa tiễn ngàn lạng vàng nhưng Tế Điên
nhất mực chối từ chỉ dặn:
- Ngôi cao muốn vững phải gắng làm lành, những tội xâm phạm chùa giam
hãm tăng, ni đều là ngũ nghịch trọng tội nên xám hối đêm ngày. Đối với dân
chúng phải nên hết lòng thương mến, thế là tướng công ban ơn cho bần tăng vậy.
Thừa tướng nghe nói phủ phục cúi đầu lạy tạ rồi sai quân gia đưa tiễn Tế
Điên về chùa Linh Ấn.
oOo