Hồi 2
Tác giả: Khánh vân cư sĩ
Đây nói về Lý viên ngoại từ khi sinh được công tử thì mừng hơn được báu
vật, lo mướn vú bõ để cùng phu nhân săn sóc cho con.
Năm lại, năm qua, thấm thoát công tử đã lên 7 tuổi, tính tình hiền hậu,
trọn ngày biếng nói ít cười lại không thích chuyện chơi đùa cùng đồng
bạn mà chỉ thường hay một mình nhắm mắt ngồi lặng, khác hẳn mọi đứa trẻ tầm
thường.
Lo lắng đến sự học của con, Lý viên ngoại rước một ông Tú tài đến dạy
cho công tử học và kiếm thêm cho con hai người bạn học, một là Hàn Quần Anh
con ông Cử võ Hàn Thanh, người nữa cháu vợ tên Mông Vĩnh cùng quê tại Vĩnh
Ninh.
Ba bạn trẻ quây quần học tập ý hợp tâm đầu. Duy Lý công tử tuổi tuy còn
nhỏ xong rất mực thông minh, bất cứ sách gì chỉ liếc mắt xem qua là thuộc, học
một biết mười, hai bạn tuy hơn tuổi mà không theo kịp. Thầy học là tú tài Đỗ
Thuần Hương phải thường thầm khen là trẻ kỳ tài, vẫn thường hay nói với Mậu
Xuân:
- Công tử sau này chắc sẽ thành một bậc kỳ tài thiên hạ và sẽ là một bậc
giúp ích cho đời không nhỏ.
Năm công tử 14 tuổi đã lầu thông các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia, Chu
Tử, hằng ngày cùng Hàn, Mông hai bạn, ngâm thơ bàn luận, lời lẽ tinh nghiêm
và có ý tứ cao xa. Một điểm đặc biệt là Tu Duyên chỉ thích đọc Kinh sách Phật
mà hễ đọc đâu nhớ đấy, trí tuệ minh mẫn vô cùng.
Năm ấy, viên ngoại muốn cho con dự phần khoa bảng nên liền ghi tên vào
sổ cử tử đặng lều chỗng đi thi. Nhưng chưa đến kỳ thi thì bỗng viên ngoại lâm
bạo bệnh. Biết mình khó thoát khỏi tay tử thần, nhân có em vợ là Binh bộ tư mã
Mông An Toàn vừa từ chức về với quê nhà liền cho vời tới trước giường để ngỏ
lời trăn trối:
- Hiền đệ! Ta chẳng còn ở lâu nơi trần thế, đời ta nay cũng đã đủ rồi. Duy
chỉ còn lo cho cháu ngoại cùng chị của hiền đệ, giờ đây không người tương giúp.
Những mong hiền đệ nghĩ tình thân quyến, ghé mắt xem việc nhà giúp cho.
Riêng thằng Tu Duyên đó chẳng nên để cho phóng túng mà trễ nãi việc học
hành. Tất cả hy vọng đời ta chỉ trông vào nó. Việc lập gia thất cho nó mai sau, ta
đã dự định sẽ cưới con gái Liễu Thiên Hộ ở Liễu gia trang. Vậy trăm sự nhờ
hiền đệ để tâm lo liệu.
Mông An Toàn nghẹn ngào an ủi:
- Đại huynh cứ an lòng, chẳng nên nói lời quái gở. Bệnh của đại huynh
chẳng lấy chi làm nặng, hãy nên tĩnh dưỡng cho mau lành. Việc mai sau đệ sẽ
hết lòng theo lời huynh dặn.
Mậu Xuân gọi phu nhân lại gần mà nói:
- Hiền thê! Ta nay tuổi đã được gần hoa giáp (60), chết cũng vừa tuần. Khi
ta chết rồi, hiền thê phải cố gắng nuôi con cho đến thành danh. Thằng Tu Duyên
học rất thông minh, sẽ có thể làm rạng rỡ gia phong, mai hậu ta ở suối vàng âu
cũng vui lòng.
Viên ngoại lại cho gọi Tu Duyên đến gần nắm tay mà dặn bảo, nhưng rồi
đàm đưa lên cổ, tâm trí rối loạn dần, trợn mắt xuôi tay mà thác. Phu nhân cùng
cả nhà vật mình than khóc. Mông binh bộ thì lo việc ma chạy thực là đầy đủ.
Tu Duyên vì có đại tang nên không vào trường thi, Hàn Quần Anh và Mông
Vĩnh đi thi đều đậu tú tài.
Tu Duyên càng thêm buồn bã, suốt trong thời gian ở nhà chịu tang, trọn
ngày không ra khỏi phòng, chỉ ngồi lặng xem kinh xem sách và càng thâm nhập
mọi lẽ huyền vi trong đạo Phật.
Qua hai năm, gần mãn tang cha thì không may phu nhân lại lìa đời. Tu
Duyên lại một phen nữa đau buồn khóc lóc. Từ đấy lập chí lánh đời, tự nguyện
việc hiếu viên thành, quyết sẽ thí phát đi tu. Vì vậy mọi việc trong nhà đều ủy
cho Mông viên ngoại lo liệu không hề hỏi tới.
Năm 18 tuổi, mãn tang, hiếu đầy. Một hôm Tu Duyên sắm sửa hương hoa,
lễ vật ra nơi phần mộ của cha mẹ mà tế lạy. Trở về thư phòng, ngồi trầm ngâm
viết một bức thư để lại rồi sáng sớm hôm sau ra đi mất dạng.
Mông viên ngoại hai ngày không thấy mặt Tu Duyên những tưởng vẫn trì
chí học tập trong thư phòng như thường lệ. Nhưng khi qua thư phòng thì thấy cửa
khép hờ, đẩy vào không thấy có người, sinh nghi liền tiến thẳng đến án thư thì
thấy có đề thơ lại. Thơ rằng:
Vơi vơi trời nước thảm mênh mông,
Quyết độ quần sinh thoát khỏi vòng,
Hiến cái thân này cùng vạn hữuĐành cho kiếp khác chứng hư không
Đài sen khuya sớm khuê nguồn giác
Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng
Điên đảo mặc cho người tế thế
Riêng mình tự tại chốn non bồng.
Dưới thơ lại viết mấy hàng chữ lớn:
Tu Duyên phải đi
Chẳng nên tìm chi
Ngày sau gặp lại
Sẽ rõ vân vi
Mông viên ngoại xem xong biết Tu Duyên mộ đạo Phật, nên đã quyết lìa
bỏ cảnh trần, nương thân nơi am thiền thanh vắng liền cho người đi khắp các
chùa tìm kiếm nhưng tuyệt nhên không thấy tăm tích nơi đâu.
oOo
Đây nói về Lý viên ngoại từ khi sinh được công tử thì mừng hơn được báu
vật, lo mướn vú bõ để cùng phu nhân săn sóc cho con.
Năm lại, năm qua, thấm thoát công tử đã lên 7 tuổi, tính tình hiền hậu,
trọn ngày biếng nói ít cười lại không thích chuyện chơi đùa cùng đồng
bạn mà chỉ thường hay một mình nhắm mắt ngồi lặng, khác hẳn mọi đứa trẻ tầm
thường.
Lo lắng đến sự học của con, Lý viên ngoại rước một ông Tú tài đến dạy
cho công tử học và kiếm thêm cho con hai người bạn học, một là Hàn Quần Anh
con ông Cử võ Hàn Thanh, người nữa cháu vợ tên Mông Vĩnh cùng quê tại Vĩnh
Ninh.
Ba bạn trẻ quây quần học tập ý hợp tâm đầu. Duy Lý công tử tuổi tuy còn
nhỏ xong rất mực thông minh, bất cứ sách gì chỉ liếc mắt xem qua là thuộc, học
một biết mười, hai bạn tuy hơn tuổi mà không theo kịp. Thầy học là tú tài Đỗ
Thuần Hương phải thường thầm khen là trẻ kỳ tài, vẫn thường hay nói với Mậu
Xuân:
- Công tử sau này chắc sẽ thành một bậc kỳ tài thiên hạ và sẽ là một bậc
giúp ích cho đời không nhỏ.
Năm công tử 14 tuổi đã lầu thông các sách Tứ thư, Ngũ kinh, Bách gia, Chu
Tử, hằng ngày cùng Hàn, Mông hai bạn, ngâm thơ bàn luận, lời lẽ tinh nghiêm
và có ý tứ cao xa. Một điểm đặc biệt là Tu Duyên chỉ thích đọc Kinh sách Phật
mà hễ đọc đâu nhớ đấy, trí tuệ minh mẫn vô cùng.
Năm ấy, viên ngoại muốn cho con dự phần khoa bảng nên liền ghi tên vào
sổ cử tử đặng lều chỗng đi thi. Nhưng chưa đến kỳ thi thì bỗng viên ngoại lâm
bạo bệnh. Biết mình khó thoát khỏi tay tử thần, nhân có em vợ là Binh bộ tư mã
Mông An Toàn vừa từ chức về với quê nhà liền cho vời tới trước giường để ngỏ
lời trăn trối:
- Hiền đệ! Ta chẳng còn ở lâu nơi trần thế, đời ta nay cũng đã đủ rồi. Duy
chỉ còn lo cho cháu ngoại cùng chị của hiền đệ, giờ đây không người tương giúp.
Những mong hiền đệ nghĩ tình thân quyến, ghé mắt xem việc nhà giúp cho.
Riêng thằng Tu Duyên đó chẳng nên để cho phóng túng mà trễ nãi việc học
hành. Tất cả hy vọng đời ta chỉ trông vào nó. Việc lập gia thất cho nó mai sau, ta
đã dự định sẽ cưới con gái Liễu Thiên Hộ ở Liễu gia trang. Vậy trăm sự nhờ
hiền đệ để tâm lo liệu.
Mông An Toàn nghẹn ngào an ủi:
- Đại huynh cứ an lòng, chẳng nên nói lời quái gở. Bệnh của đại huynh
chẳng lấy chi làm nặng, hãy nên tĩnh dưỡng cho mau lành. Việc mai sau đệ sẽ
hết lòng theo lời huynh dặn.
Mậu Xuân gọi phu nhân lại gần mà nói:
- Hiền thê! Ta nay tuổi đã được gần hoa giáp (60), chết cũng vừa tuần. Khi
ta chết rồi, hiền thê phải cố gắng nuôi con cho đến thành danh. Thằng Tu Duyên
học rất thông minh, sẽ có thể làm rạng rỡ gia phong, mai hậu ta ở suối vàng âu
cũng vui lòng.
Viên ngoại lại cho gọi Tu Duyên đến gần nắm tay mà dặn bảo, nhưng rồi
đàm đưa lên cổ, tâm trí rối loạn dần, trợn mắt xuôi tay mà thác. Phu nhân cùng
cả nhà vật mình than khóc. Mông binh bộ thì lo việc ma chạy thực là đầy đủ.
Tu Duyên vì có đại tang nên không vào trường thi, Hàn Quần Anh và Mông
Vĩnh đi thi đều đậu tú tài.
Tu Duyên càng thêm buồn bã, suốt trong thời gian ở nhà chịu tang, trọn
ngày không ra khỏi phòng, chỉ ngồi lặng xem kinh xem sách và càng thâm nhập
mọi lẽ huyền vi trong đạo Phật.
Qua hai năm, gần mãn tang cha thì không may phu nhân lại lìa đời. Tu
Duyên lại một phen nữa đau buồn khóc lóc. Từ đấy lập chí lánh đời, tự nguyện
việc hiếu viên thành, quyết sẽ thí phát đi tu. Vì vậy mọi việc trong nhà đều ủy
cho Mông viên ngoại lo liệu không hề hỏi tới.
Năm 18 tuổi, mãn tang, hiếu đầy. Một hôm Tu Duyên sắm sửa hương hoa,
lễ vật ra nơi phần mộ của cha mẹ mà tế lạy. Trở về thư phòng, ngồi trầm ngâm
viết một bức thư để lại rồi sáng sớm hôm sau ra đi mất dạng.
Mông viên ngoại hai ngày không thấy mặt Tu Duyên những tưởng vẫn trì
chí học tập trong thư phòng như thường lệ. Nhưng khi qua thư phòng thì thấy cửa
khép hờ, đẩy vào không thấy có người, sinh nghi liền tiến thẳng đến án thư thì
thấy có đề thơ lại. Thơ rằng:
Vơi vơi trời nước thảm mênh mông,
Quyết độ quần sinh thoát khỏi vòng,
Hiến cái thân này cùng vạn hữuĐành cho kiếp khác chứng hư không
Đài sen khuya sớm khuê nguồn giác
Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng
Điên đảo mặc cho người tế thế
Riêng mình tự tại chốn non bồng.
Dưới thơ lại viết mấy hàng chữ lớn:
Tu Duyên phải đi
Chẳng nên tìm chi
Ngày sau gặp lại
Sẽ rõ vân vi
Mông viên ngoại xem xong biết Tu Duyên mộ đạo Phật, nên đã quyết lìa
bỏ cảnh trần, nương thân nơi am thiền thanh vắng liền cho người đi khắp các
chùa tìm kiếm nhưng tuyệt nhên không thấy tăm tích nơi đâu.
oOo