Hồi 23
Tác giả: Khánh vân cư sĩ
Đây nói về Binh Bộ Thượng Thư Mong An Toàn, vốn là cậu ruột Lý Tu
Duyên, kể từ sau khi Tu Duyên để lại bài thơ lưu giản, biết cháu có
chí xuất gia, nhưng ngặt vì anh chỉ có một con đã giao cho mình
trông nom săn sóc, nhớ lời phó thác phải làm sao trọn phận người
còn để được yên lòng người khuất liền sai Lý Phúc đem đủ tiền lương tìm
kiếm khắp nơi.
Con Mông An Toàn năm sau thi đỗ Tiến Sĩ, làm quan Hàn Lâm, nhưng
vì Mông Bìng Bộ yếu đau nên từ quan về phụng dưỡng cha gia .
Nhân một hôm Mông Toàn Chân thưa với cha:
- Con nghĩ anh Tu Duyên cốt cách thanh kỳ, nếu xuất gia đầu Phật tất
cũng tìm nơi cảnh trí u nhàn thanh nhã, con muốn xin phép cha sang Ngũ
Ddài Sơn, dạo cảnh Tầy Hồ đến cảnh chùa u tĩnh, may thấy được chăng?
An Toàn nói:
- Con nghĩ thế là phải lắm, anh Tu Duyên của con vốn có căn tu nhưng
ta nghĩ đến dòng họ Lý, cần phải có được người hương khói phụng thờ, vậy
nếu có gặp, con nên gắng khuyên nhủ anh con trở về giữ tròn hiếu đạo.
Toàn Chân được sự ưng thuận của cha liền khiến Lý Phúc sắp sửa tiền
nong, hành trang đầy đủ đi tìm họ Ly .
Lý Phúc thưa:
- Con chắc rằng tiểu chủ vì hoàn cảnh có tang không được đi thi nên
đã tự mình tiến kinh để quyết được danh đề hổ bảng, nên trong ba năm lăn
lộn con đã đi hầu khắp các miệt kinh thành hỏi thăm tin tức, xong chẳng
thấy vân mòng. Kỳ này công tử lại đi tìm thì biết tìm đâu?
Toàn Chân nói:
- Tính tình của bào huynh ta khác hẳn người thường, anh đâu phải là
người ham chuộng công danh. Cứ như bài thơ lưu giản có câu:
Đài sen khuya sớm khêu nguồn giác
Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng.
Thì chắc bào huynh ta tất xin qui y đầu Phật nhưng không hiểu sao mà
gần mười năm nay không thèm lai vãng về nhà. Dù có đi tu nhưng mấy ai
quên hẳn gia đình. Thường thấy thiên hạ, thân là Sa Môn, nhà cửa không
nơi bám víu mà cũng cố tìm lấy vài người trong họ ngoài làng để thường đi
lại, đằng này bào huynh ta của cải để lại nào có thiếu gì. Cha ta cũng mong
anh về để giao lại gia cư điền sản.
Trên đường thiên lý, ngày lại ngày, hai thầy trò Toàn Chân đi khắp các
nơi tìm kiếm, một ngày kia đến cảnh Tây Hồ dạo xem phong cảnh, hỏi
thăm các chốn am thiền nhưng không ai biết vị Thiền Sư nào tên gọi Lý Tu
Duyên.
Một ngày kia, Mông Viên Ngoại vì trông ngóng tin con tin cháu mãi
chẳng thấy về, lòng những âu sầu, lại nhân tuổi già sức yếu, thành thử
nhuốm trọng bệnh, coi mòi nguy kịch.
Mông Vĩnh và Hàn Quân Anh khi ấy cũng đều thi đỗ Tiến Sĩ, thụ chức
Hàn Lâm ngay tại vùng quê, thường đến hầu kiến Mông Binh Bộ, khi thấy
người lâm trọng bệnh vội sai gia nhân Mông Tam đi rước Toàn Chân.
Đây nói về Tế Điên, sau khi từ biệt mọi người ở Tường Vân Quán, ủy
Lương Viên Ngoại xây dựng lại và khiến hai đạo sĩ Diệu Hưng, Diệu Thông
cứ ở lại trụ tì, rồi dắt Trần Lượng chạy bay ra miệt bờ sông. Trần Lượng
không hay sự thể, nhưng cũng đành nhắm mắt chạy liều. Khi tới mé sông,
chợt thấy một chiếc thuyền dong buồm sắp chạy. Tế Điên gọi to lên:
- Bớ thuyền! Bớ thuyền! Mau mau đứng lại cho chúng tôi lên.
Trong thuyền có một chàng ăn mặc dáng vẻ vị công tử con quan và
một người có vẻ tráng đinh ngó ra, thấy một nhà sư gầy guộc rách rưới thì
liền ngắc tay bảo lái đó kíp dong thuyền rời bến. Tế Điên thấy vậy gọi giật
lại, nhưng chiếc thuyền đã nhổ neo, vượt khỏi bờ chừng ba, bốn trượng, chỉ
thấy Tế Điên phi mình một cái, thoắt thôi đã đứng ngay tại mé thuyền.
Trần Lượng là tay vũ dũng nhưng vì thuyền cách bờ khá xa nên đành cứ
loay hoay không biết cách nào mà xuống cho được.
Tế Điên nhẩy xuống thuyền xong liền nắm ngay lấy tay người lái quắc
mắt bảo:
- Thuyền đi, ta gọi, cớ chi không áp mạn vào bờ, lại cứ phóng ra?
Người lái đò có vẻ khinh bỉ, nhổ toẹt một cái, nói:
- Thuyền này là của một khách thuê riêng, không phải đò chung, bạ ai
cũng chở. Hòa Thượng có đi thì gọi thuyền khác.
Tế Điên cười bảo:
- Ngươi ngại ta không có tiền hay sao ?
Người lái đò lặng im tỏ vẻ đồng ý. Tế Điên liền lấy ra một đĩnh bạc
bảo:
- Liệu chỗ này trả đủ tiền đò chăng ? Tuy nhiên ta có việc nói chuyện
với công tử con quan Binh Bộ hiện nay đang ở trong thuyền này.
Người lái đò thấy tiền thì hoa cả mắc, lại thấy nói người đi đò là con
quan Binh Bộ Thượng Thư mà Hòa Thượng có quen biết thì tỏ ngay vẻ khúm
núm nói:
- Bạch Hòa Thượng, xin người từ bi, để chúng con xin vào thông báo.
Tế Điên khoát tay mà bảo:
- Khỏi phải thông báo, ngươi hãy rạt thuyền vào bờ cho đệ tử của ta
lên.
Người lái đò líu ríu vân lời, còn Tế Điên đi thẳng vào khoang thuyền
mà gọi to lên:
- Mông Toàn Chân nhận được ta chăng?
Quả thật, công tử đi thuyền là Mông Toàn Chân và Lý Phúc nhân đi
tìm Lý Tu Duyên không thấy, thầy trò thẳng nẻo Tây Hồ thuê thuyền vãn
cảnh, nay nghe tiếng gọi, ngạc nhiên ngó ra, chỉ thấy nhà sư gầy guộc lúc
nãy đã gọi đò nhưng ngại là phường đạo tặc nên bảo lái đò không chở, cớ
sao nay lại có mặt dưới đò và gọi sách mé làm vậy?
Riêng Lý Phúc vì đã từng hầu hạ Tu Duyên lâu ngày, nay tuy đầu dãi
phong sương, mặt mày hốc hác, đầu cạo trọc nhẵn, nhưng vẫn không mất
phong thái thuở xưa, nên Lý Phúc chỉ ngờ ngợ mấy phút rồi thốt kêu lên:
- Phải Tu Duyên công tử đấy không?
Tế Điên cả cười:
- Ngày nay phải nói là: "Bạch Hòa Thượng Tế Điên tục danh là Lý Tu
Duyên" .
Toàn Chân nghe nói vùng ôm lấy Tế Điên khóc rống lên. Lý Tu Duyên
cũng khóc. Làm cho Trần Lượng khi ấy đã xuống được thuyền đứng ngẩn ra,
chẳng biết đầu đuôi câu chuyện ra sao?
Toàn Chân thấy Trần Lượng là người lạ liền hỏi Tế Điên. Tế Điên liền
thuật lại và cho biết đó là đệ tử theo hầu. Toàn Chân liền mời tất cả vào
trong khoang thuyền sai pha trà, rồi hỏi:
- Vậy! Bạch hiền đệ Hòa Thượng đã chứng gì chưa?
- Cũng mới ăn xong, nhưng nếu có rượu uống thì càng tốt.
Toàn Chân ngạc nhiên:
- Người tu hành cũng uống rượu sao?
Tế Điên nói:
- Chuyện ấy sẽ giải thích sao! Có rượu hãy cứ lấy ra, uống cho đỡ khát.
Toàn Chân liền sai lái đò lấy rượu. Tế Điên bưng cả vò tu từng hơi ừng
ực, rồi bỏ xuống khà một tiếng, nhìn ra ngoài khoang mà nói:
- Đây rồi! Đây rồi.
Mọi người đều hết sức ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chợt thấy một chiếc
thuyền khác ngược chiều đi đến. Tế Điên chui ra khỏi khoang mà gọi:
- Phải thuyền Mông Vĩng, Mông Tam đấy không?
Tiếng hỏi vừa dứt, liền thấy thuyền đó từ từ áp mạn và một người từ
phía trong khoang ăn mặc ra vẻ quan sang, chui ra hỏi:
- Ai gọi chi đó?
Tế Điên quay bảo Toàn Chân:
- Cựu phụ (Tức Mông An Toàn - vì Tế Điên phải gọi An Toàn là cậu
ruột) đau nặng, cho người đi tìm, may gặp nơi đây, cùng sang cả một thuyền
mà về cho kịp.
Ngay khi ấy hai thuyền giáp mạn, cùng nhận ra nhau. Riêng Mông
Vĩnh còn ngơ ngẩn mãi mới nhận ra được Lý Tu Duyên. Và, bật cười thốt:
- Người ngợm thế này, giá thử gặp nhau giữa đường thì làm sao mà
nhận ra được?
Tế Điên cười lên khanh khách, ngâm vang:
Thế gian hoa mắt áo quần sang
Hòa Thượng cần chi phải điểm trang
Đẹp lắm tổ càng đam trược lắm
Ăn nhờ tín thì chớ huênh hoang!
Tất cả đều cười rộ, riêng Tế Điên cười cười nói nói giọng điên khùng
lúc có lúc không, tính tình khác hẳn khi xưa. Thậm chí Mông Vĩnh cũng
không còn thấy lại được một chút gì là hình dáng tâm tính thuở xưa, nên
hết sức lạ lùng. Tế Điên thì cứ thản nhiên uống rượu ừng ực, quăng vò lăn
lóc trên khoang và hát vang:
Ta vẫn là ta chẳng khác gì
Người đời thấy khác bởi ngu si
Thuở xưa Công Tử giờ Hòa Thượng
Tăng, Tục đôi đường chữ tỉnh mê!!!
Mọi người sang chung một thuyền. Thuyền xuôi buồm thuận, không
mấy ngày về đến Thái Châu, kéo nhau lên bờ thẳng Mông Gia Trang tiến
bước.
oOo
Đây nói về Binh Bộ Thượng Thư Mong An Toàn, vốn là cậu ruột Lý Tu
Duyên, kể từ sau khi Tu Duyên để lại bài thơ lưu giản, biết cháu có
chí xuất gia, nhưng ngặt vì anh chỉ có một con đã giao cho mình
trông nom săn sóc, nhớ lời phó thác phải làm sao trọn phận người
còn để được yên lòng người khuất liền sai Lý Phúc đem đủ tiền lương tìm
kiếm khắp nơi.
Con Mông An Toàn năm sau thi đỗ Tiến Sĩ, làm quan Hàn Lâm, nhưng
vì Mông Bìng Bộ yếu đau nên từ quan về phụng dưỡng cha gia .
Nhân một hôm Mông Toàn Chân thưa với cha:
- Con nghĩ anh Tu Duyên cốt cách thanh kỳ, nếu xuất gia đầu Phật tất
cũng tìm nơi cảnh trí u nhàn thanh nhã, con muốn xin phép cha sang Ngũ
Ddài Sơn, dạo cảnh Tầy Hồ đến cảnh chùa u tĩnh, may thấy được chăng?
An Toàn nói:
- Con nghĩ thế là phải lắm, anh Tu Duyên của con vốn có căn tu nhưng
ta nghĩ đến dòng họ Lý, cần phải có được người hương khói phụng thờ, vậy
nếu có gặp, con nên gắng khuyên nhủ anh con trở về giữ tròn hiếu đạo.
Toàn Chân được sự ưng thuận của cha liền khiến Lý Phúc sắp sửa tiền
nong, hành trang đầy đủ đi tìm họ Ly .
Lý Phúc thưa:
- Con chắc rằng tiểu chủ vì hoàn cảnh có tang không được đi thi nên
đã tự mình tiến kinh để quyết được danh đề hổ bảng, nên trong ba năm lăn
lộn con đã đi hầu khắp các miệt kinh thành hỏi thăm tin tức, xong chẳng
thấy vân mòng. Kỳ này công tử lại đi tìm thì biết tìm đâu?
Toàn Chân nói:
- Tính tình của bào huynh ta khác hẳn người thường, anh đâu phải là
người ham chuộng công danh. Cứ như bài thơ lưu giản có câu:
Đài sen khuya sớm khêu nguồn giác
Cảnh tịnh hôm mai tỉnh giấc nồng.
Thì chắc bào huynh ta tất xin qui y đầu Phật nhưng không hiểu sao mà
gần mười năm nay không thèm lai vãng về nhà. Dù có đi tu nhưng mấy ai
quên hẳn gia đình. Thường thấy thiên hạ, thân là Sa Môn, nhà cửa không
nơi bám víu mà cũng cố tìm lấy vài người trong họ ngoài làng để thường đi
lại, đằng này bào huynh ta của cải để lại nào có thiếu gì. Cha ta cũng mong
anh về để giao lại gia cư điền sản.
Trên đường thiên lý, ngày lại ngày, hai thầy trò Toàn Chân đi khắp các
nơi tìm kiếm, một ngày kia đến cảnh Tây Hồ dạo xem phong cảnh, hỏi
thăm các chốn am thiền nhưng không ai biết vị Thiền Sư nào tên gọi Lý Tu
Duyên.
Một ngày kia, Mông Viên Ngoại vì trông ngóng tin con tin cháu mãi
chẳng thấy về, lòng những âu sầu, lại nhân tuổi già sức yếu, thành thử
nhuốm trọng bệnh, coi mòi nguy kịch.
Mông Vĩnh và Hàn Quân Anh khi ấy cũng đều thi đỗ Tiến Sĩ, thụ chức
Hàn Lâm ngay tại vùng quê, thường đến hầu kiến Mông Binh Bộ, khi thấy
người lâm trọng bệnh vội sai gia nhân Mông Tam đi rước Toàn Chân.
Đây nói về Tế Điên, sau khi từ biệt mọi người ở Tường Vân Quán, ủy
Lương Viên Ngoại xây dựng lại và khiến hai đạo sĩ Diệu Hưng, Diệu Thông
cứ ở lại trụ tì, rồi dắt Trần Lượng chạy bay ra miệt bờ sông. Trần Lượng
không hay sự thể, nhưng cũng đành nhắm mắt chạy liều. Khi tới mé sông,
chợt thấy một chiếc thuyền dong buồm sắp chạy. Tế Điên gọi to lên:
- Bớ thuyền! Bớ thuyền! Mau mau đứng lại cho chúng tôi lên.
Trong thuyền có một chàng ăn mặc dáng vẻ vị công tử con quan và
một người có vẻ tráng đinh ngó ra, thấy một nhà sư gầy guộc rách rưới thì
liền ngắc tay bảo lái đó kíp dong thuyền rời bến. Tế Điên thấy vậy gọi giật
lại, nhưng chiếc thuyền đã nhổ neo, vượt khỏi bờ chừng ba, bốn trượng, chỉ
thấy Tế Điên phi mình một cái, thoắt thôi đã đứng ngay tại mé thuyền.
Trần Lượng là tay vũ dũng nhưng vì thuyền cách bờ khá xa nên đành cứ
loay hoay không biết cách nào mà xuống cho được.
Tế Điên nhẩy xuống thuyền xong liền nắm ngay lấy tay người lái quắc
mắt bảo:
- Thuyền đi, ta gọi, cớ chi không áp mạn vào bờ, lại cứ phóng ra?
Người lái đò có vẻ khinh bỉ, nhổ toẹt một cái, nói:
- Thuyền này là của một khách thuê riêng, không phải đò chung, bạ ai
cũng chở. Hòa Thượng có đi thì gọi thuyền khác.
Tế Điên cười bảo:
- Ngươi ngại ta không có tiền hay sao ?
Người lái đò lặng im tỏ vẻ đồng ý. Tế Điên liền lấy ra một đĩnh bạc
bảo:
- Liệu chỗ này trả đủ tiền đò chăng ? Tuy nhiên ta có việc nói chuyện
với công tử con quan Binh Bộ hiện nay đang ở trong thuyền này.
Người lái đò thấy tiền thì hoa cả mắc, lại thấy nói người đi đò là con
quan Binh Bộ Thượng Thư mà Hòa Thượng có quen biết thì tỏ ngay vẻ khúm
núm nói:
- Bạch Hòa Thượng, xin người từ bi, để chúng con xin vào thông báo.
Tế Điên khoát tay mà bảo:
- Khỏi phải thông báo, ngươi hãy rạt thuyền vào bờ cho đệ tử của ta
lên.
Người lái đò líu ríu vân lời, còn Tế Điên đi thẳng vào khoang thuyền
mà gọi to lên:
- Mông Toàn Chân nhận được ta chăng?
Quả thật, công tử đi thuyền là Mông Toàn Chân và Lý Phúc nhân đi
tìm Lý Tu Duyên không thấy, thầy trò thẳng nẻo Tây Hồ thuê thuyền vãn
cảnh, nay nghe tiếng gọi, ngạc nhiên ngó ra, chỉ thấy nhà sư gầy guộc lúc
nãy đã gọi đò nhưng ngại là phường đạo tặc nên bảo lái đò không chở, cớ
sao nay lại có mặt dưới đò và gọi sách mé làm vậy?
Riêng Lý Phúc vì đã từng hầu hạ Tu Duyên lâu ngày, nay tuy đầu dãi
phong sương, mặt mày hốc hác, đầu cạo trọc nhẵn, nhưng vẫn không mất
phong thái thuở xưa, nên Lý Phúc chỉ ngờ ngợ mấy phút rồi thốt kêu lên:
- Phải Tu Duyên công tử đấy không?
Tế Điên cả cười:
- Ngày nay phải nói là: "Bạch Hòa Thượng Tế Điên tục danh là Lý Tu
Duyên" .
Toàn Chân nghe nói vùng ôm lấy Tế Điên khóc rống lên. Lý Tu Duyên
cũng khóc. Làm cho Trần Lượng khi ấy đã xuống được thuyền đứng ngẩn ra,
chẳng biết đầu đuôi câu chuyện ra sao?
Toàn Chân thấy Trần Lượng là người lạ liền hỏi Tế Điên. Tế Điên liền
thuật lại và cho biết đó là đệ tử theo hầu. Toàn Chân liền mời tất cả vào
trong khoang thuyền sai pha trà, rồi hỏi:
- Vậy! Bạch hiền đệ Hòa Thượng đã chứng gì chưa?
- Cũng mới ăn xong, nhưng nếu có rượu uống thì càng tốt.
Toàn Chân ngạc nhiên:
- Người tu hành cũng uống rượu sao?
Tế Điên nói:
- Chuyện ấy sẽ giải thích sao! Có rượu hãy cứ lấy ra, uống cho đỡ khát.
Toàn Chân liền sai lái đò lấy rượu. Tế Điên bưng cả vò tu từng hơi ừng
ực, rồi bỏ xuống khà một tiếng, nhìn ra ngoài khoang mà nói:
- Đây rồi! Đây rồi.
Mọi người đều hết sức ngạc nhiên, chưa kịp hỏi thì chợt thấy một chiếc
thuyền khác ngược chiều đi đến. Tế Điên chui ra khỏi khoang mà gọi:
- Phải thuyền Mông Vĩng, Mông Tam đấy không?
Tiếng hỏi vừa dứt, liền thấy thuyền đó từ từ áp mạn và một người từ
phía trong khoang ăn mặc ra vẻ quan sang, chui ra hỏi:
- Ai gọi chi đó?
Tế Điên quay bảo Toàn Chân:
- Cựu phụ (Tức Mông An Toàn - vì Tế Điên phải gọi An Toàn là cậu
ruột) đau nặng, cho người đi tìm, may gặp nơi đây, cùng sang cả một thuyền
mà về cho kịp.
Ngay khi ấy hai thuyền giáp mạn, cùng nhận ra nhau. Riêng Mông
Vĩnh còn ngơ ngẩn mãi mới nhận ra được Lý Tu Duyên. Và, bật cười thốt:
- Người ngợm thế này, giá thử gặp nhau giữa đường thì làm sao mà
nhận ra được?
Tế Điên cười lên khanh khách, ngâm vang:
Thế gian hoa mắt áo quần sang
Hòa Thượng cần chi phải điểm trang
Đẹp lắm tổ càng đam trược lắm
Ăn nhờ tín thì chớ huênh hoang!
Tất cả đều cười rộ, riêng Tế Điên cười cười nói nói giọng điên khùng
lúc có lúc không, tính tình khác hẳn khi xưa. Thậm chí Mông Vĩnh cũng
không còn thấy lại được một chút gì là hình dáng tâm tính thuở xưa, nên
hết sức lạ lùng. Tế Điên thì cứ thản nhiên uống rượu ừng ực, quăng vò lăn
lóc trên khoang và hát vang:
Ta vẫn là ta chẳng khác gì
Người đời thấy khác bởi ngu si
Thuở xưa Công Tử giờ Hòa Thượng
Tăng, Tục đôi đường chữ tỉnh mê!!!
Mọi người sang chung một thuyền. Thuyền xuôi buồm thuận, không
mấy ngày về đến Thái Châu, kéo nhau lên bờ thẳng Mông Gia Trang tiến
bước.
oOo