watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thiên Long bát bộ (bản mới)-Hồi 14(a) - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 14(a)

Tác giả: Kim Dung

Làm trai cho đáng nên trai,
Nghìn chung sảng khoái so tài một phen.
*
* *

Đoàn Dự đã từng bị phái Vô Lượng và bang Thần Nông hiếp đáp, lại bị Nam Hải Ngạc Thần cưỡng bách, bị thái tử Diên Khánh bỏ tù rồi bị Cưu Ma Trí bắt đi, đến Mạn Đà Sơn Trang phải làm anh thợ trồng hoa, trải qua bao nhiêu dày vò lăng nhục nhưng trước nay chàng chưa từng có cái bụng dạ oán hận bực bội như thế bao giờ.
Thật ra thì ở Thính Hương thủy tạ chẳng có một ai quá quắt, Bao Bất Đồng tuy có ý đuổi khéo chàng nhưng cũng không đến nỗi cạn tàu ráo máng, không phải như đối phó với bọn Chư Bảo Côn đánh cho gãy tay nát vai hay như với Diêu Bá Đương bắt y phải lăn ra ngoài. Vương Ngữ Yên mở lời bảo chàng ở lại thêm một đêm, còn A Châu, A Bích ân cần lễ độ tiễn chàng ra khỏi cửa nhưng sao trong lòng nặng chịch không thể nào tả xiết.
Trên mặt hồ gió khuya từng chập, mang theo mùi hương lăng dịu dàng, Đoàn Dự ra sức bơi, không biết giận ai mới phải, cũng không biết vì sao mình bực bội. Hôm trước Mộc Uyển Thanh, Nam Hải Ngạc Thần, thái tử Diên Khánh, Cưu Ma Trí, Vương phu nhân ai ai cũng lăng nhục chàng, còn tệ hại hơn nhiều nhưng chàng vẫn thản nhiên chịu đựng không có gì làm nhục nhằn quá đáng.
Trong thâm tâm chàng lờ mờ hiểu rằng chẳng qua vì mình quá ái mộ Vương Ngữ Yên, mà trái tim của nàng lại không có chút nào cho chàng, đến như A Châu, A Bích cũng không ai để ý đến. Chàng từ bé đã được mọi người coi như vàng ngọc, từ hoàng đế hoàng hậu nước Đại Lý trở xuống, chẳng ai dám coi thường. Cho đến cả khi gặp địch nhân, Nam Hải Ngạc Thần một lòng thu chàng làm đồ đệ, Cưu Ma Trí không ngại gian lao đem chàng từ Đại Lý đến Giang Nam, đối xử với chàng cũng có đôi phần kính trọng. Đến như Chung Linh, Mộc Uyển Thanh hai nàng mới gặp cũng đã xiêu lòng ngay.
Chàng từ xưa tới nay chưa từng bị ai lạnh nhạt, khinh rẻ như thế, tuy người ta vẫn giữ lễ nhưng chẳng qua cũng chỉ bề ngoài. Trong bụng ai đó hẳn là coi Mộ Dung công tử trọng hơn chàng nhiều, trong mấy hôm vừa qua hễ có ai nhắc đến Mộ Dung công tử thì lập tức người người rúng động, hết sức lắng tai nghe. Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích, Bao Bất Đồng cho chí những người như Đặng đại gia, Công Dã nhị gia, Phong tứ gia chi chi đó, ai nấy dường như sống chỉ vì Mộ Dung công tử mà thôi.
Đoàn Dự xưa nay chưa từng có cái tâm đố kỵ, ghen tài với ai, lúc này một thân một mình bơi thuyền lang thang trên mặt hồ, tưởng chừng như thấy bóng hình Mộ Dung công tử ở trên cao nhìn chàng cười nhạt, buông lời nhạo báng: “Đoàn Dự ơi là Đoàn Dự, ngươi đâu có đáng một sợi lông măng của ta? Ngươi tơ tưởng đến biểu muội ta thật có khác gì con ếch muốn ăn thịt thiên nga? Ngươi không thấy đáng chê cười hay sao?”.
Chàng trong lòng bực bội nên khi chèo thuyền khí lực cực mạnh, hơn một giờ sau, nội lực sung mãn trong người từ từ khởi động nên càng lâu càng thấy thoải mái, bao nhiêu buồn phiền dần dần tiêu giảm. Lại chèo thêm chừng một giờ nữa, trời bắt đầu hửng sáng thấy nơi phương bắc xa xa lẩn khuất trong đám sương mù mờ mịt một ngọn núi nhô lên.
Chàng liệu chừng Thính Hương thủy tạ và Cầm Vận tiểu trúc đều ở phía đông, nếu cứ nhắm hướng bắc mà bơi thì sẽ không quay về chỗ cũ. Thế những mỗi một nhát giầm, lòng chàng lại dâng lên một nỗi bâng khuâng lưu luyến, nghĩ thầm chiếc thuyền đi thêm một thước thì mình lại xa Vương Ngữ Yên thêm một thước.
Đến gần trưa chàng đã chèo đến chân núi, lên bờ hỏi thăm thổ dân mới hay ngọn núi đó tên là Mã Tích, cách Vô Tích_ chẳng bao xa. Chàng đã từng đọc trong sách nói đến Vô Tích biết rằng thời Xuân Thu đã là một thành lớn nổi tiếng. Chàng bèn quay trở về thuyền, chèo tiếp lên hướng bắc, tới khoảng giờ thân thì đã đến bên thành Vô Tích.
Chàng đi vào thấy dân chúng qua lại nườm nượp, thật là nhộn nhịp ở Đại Lý không nơi nào sánh bằng. Chàng cứ thuận chân mà đi đột nhiên ngửi thấy mùi thơm chính là mùi gia vị, tương chao từ thịt ướp đang chiên xào. Chàng đã lâu không ăn uống gì, chèo thuyền mấy giờ liền bụng đã đói meo nên lần theo mùi thơm tìm đến, qua một chỗ ngoặt thấy ngay một tòa tửu lâu nơi mặt đường, bảng vàng đề ba đại tự Tùng Hạc Lâu.
Tấm biển đó đã lâu ngày nên khói ám thành đen thui nhưng ba chữ vàng vẫn bóng loáng, từng chập từng chập mùi thịt rượu ngào ngạt bay ra, thêm tiếng dao thớt rộn ràng lẫn trong tiếng tửu bảo huyên náo.
Chàng đi lên lầu vừa ngồi xuống đã có hầu bàn chạy lại chào hỏi. Đoàn Dự gọi một hồ rượu, thêm bốn món nhắm, tựa lưng vào lan can uống một mình, trong lòng tràn đầy nỗi cô đơn tịch mịch, nhịn không nổi thở dài sườn sượt.
Một đại hán ngồi ở phía tây nghe thế quay đầu lại nhìn, đôi mắt lạnh lùng sáng quắc lướt qua mặt chàng. Đoàn Dự thấy người đó thân thể thật là cao lớn, chừng trên dưới ba mươi, mặc áo vải màu tro cũ kỹ đã sờn rách, mày rậm mắt to, mũi cao miệng rộng, khuôn mặt vuông vức hình chữ quốc, tuy nhuốm vẻ phong sương nhưng đầy vẻ uy nghiêm.
Đoàn Dự trong bụng tấm tắc khen thầm: “Quả là một đại hán hiên ngang! Hẳn đây là một tráng sĩ bi ca khẳng khái của nước Yên nước Triệu nơi miền bắc chứ Giang Nam hay Đại Lý không thể có được người như thế này. Bao Bất Đồng tự mình huyên hoang anh khí ngất trời nhưng phải người như thế này mới xứng đáng bốn chữ đó”.
Trên bàn tráng sĩ đó để một bát thịt bò, một bát canh và hai hồ rượu lớn ngoài ra không còn gì khác đủ biết y ăn uống cũng cực kỳ sảng khoái không câu nệ. Đại hán đó nhìn Đoàn Dự mấy bận rồi quay đầu đi tiếp tục ăn uống. Đoàn Dự đang thấy đơn côi nên có ý muốn làm quen để có bạn liền gọi tửu bảo tới chỉ vào lưng người kia nói:
- Tiền ăn uống của vị gia đài kia tính luôn vào cho ta.
Đại hán kia nghe Đoàn Dự dặn như thế quay lại mỉm cười, gật đầu nhưng không nói gì. Đoàn Dự muốn nói chuyện với y đôi câu để cho bớt tịch mịch nhưng thấy không tiện nên lại thôi.
Lại uống thêm ba chén nữa bỗng nghe thấy cầu thang tiếng bước chân, có hai người đi lên. Người đi trước một chân khập khiễng, tay cầm một cây gậy chống nhưng đi đứng nhanh nhẹn, còn người thứ hai là một ông già mặt mày thiểu não. Hai người đó đi đến bàn của đại hán nọ cung kính khom lưng chào nhưng y chỉ gật đầu chứ không đứng lên hoàn lễ.
Người què chân nói nhỏ:
- Khải bẩm đại ca, đối phương hẹn sáng sớm ngày mai gặp mình tại lương đình Huệ Sơn.
Đại hán gật đầu nói:
- Như thế không khỏi gấp quá chăng?
Lão già kia đáp:
- Huynh đệ đã nói với bọn chúng ước hội ba ngày nữa. Thế nhưng đối phương chắc biết người bên mình chưa đông đủ, ăn nói khích bác bảo là nếu không dám phó ước thì ngày mai không đến cũng chẳng sao.
Đại hán nói:
- Được rồi! Ngươi truyền ra cho anh em canh ba hôm nay tất cả tề tựu tại Huệ Sơn. Mình tới trước đợi đối phương đến gặp.
Hai người khom lưng đáp lời, quay mình xuống lầu. Ba người đó nói chuyện rất khẽ, các tửu khách trên lầu không ai nghe được nhưng Đoàn Dự nội lực sung mãn, mắt tinh tai thính tuy không cố ý nghe lỏm chuyện người nhưng câu nào câu nấy vào tai rõ mồn một.
Đại hán kia không hiểu cố ý hay vô tình liếc nhìn Đoàn Dự, thấy chàng cúi đầu trầm tư hiển nhiên nghe được câu chuyện của mình, đột nhiên đôi mắt sáng lóe lên, hừ một tiếng. Đoàn Dự giật mình, tay run rẩy nghe choang một tiếng chén rượu rơi ngay xuống sàn vỡ nát. Đại hán kia mỉm cười hỏi:
- Vị huynh đài kia có gì mà phải hoảng hốt? Xin mời qua đây cùng uống với nhau, được chăng?
Đoàn Dự cười nói:
- Hay lắm! Hay lắm!
Chàng sai hầu bàn thu dọn chén bát dọn qua bàn của người kia rồi hỏi tính danh. Đại hán kia mỉm cười:
- Huynh đài sao đã biết rồi mà còn hỏi làm chi? Chúng mình việc gì phải câu nệ hình thức, uống với nhau vài bát, có phải hay biết bao không? Đến khi chia ra thành ta và địch đâm ra mất thú đi.
Đoàn Dự đáp:
- Huynh đài chắc nhận lầm người rồi nên tưởng tại hạ là kẻ địch. Thế nhưng “việc gì phải câu nệ hình thức” mấy tiếng đó, tiểu đệ thấy thật hợp ý, xin mời, xin mời!
Chàng cầm chén lên nốc một hơi cạn sạch. Đại hán kia mỉm cười nói:
- Huynh đài quả là sảng khoái, có điều cái chén đó bé quá.
Y kêu:
- Tửu bảo, đem cho ta hai cái bát lớn, đem thêm mười cân cao lương_.
Gã hầu bàn và Đoàn Dự nghe gọi “mười cân cao lương” đều giệt nảy mình. Tửu bảo cười cầu tài:
- Bẩm gia đài, mười cân rượu uống làm sao cho hết?
Đại hán kia chỉ vào Đoàn Dự nói:
- Vị công tử này mời khách, ngươi việc gì phải dè xẻn giùm cho y? Mười cân chưa đủ, lấy hai chục cân.
Tửu bảo cười đáp:
- Dạ! Dạ!
Chẳng mấy chốc y mang ra hai cái tô và một hũ rượu để lên bàn. Đại hán kia nói:
- Rót đầy hai tô cho ta.
Hai chiếc bát đó rót xong, Đoàn Dự thấy mùi rượu xông lên mũi thật là nồng. Chàng khi còn ở Đại Lý, chỉ thỉnh thoảng uống vài chén, bây giờ nhìn thấy bát rượu to quá, không khỏi cau mày. Đại hán kia cười nói:
- Hai chúng mình đối ẩm mười bát đã rồi tính sau, được chăng?
Đoàn Dự nhìn thấy đôi mắt y có vẻ diễu cợt, giá như bình thời, chàng ắt hẳn sẽ cung kính từ chối, thú thực là tửu lượng không bằng ai. Thế nhưng tối hôm qua ở Thính Hương thủy tạ bị người ta rẻ rúng đã nhiều nghĩ thầm: “Gã này hẳn là cùng phường với Mộ Dung công tử, nếu chẳng phải Đặng đại gia, Công Dã nhị gia thì cũng là Phong tứ gia. Bọn chúng đã ước hẹn đấu võ tại Huệ Sơn, kẻ địch nếu không là Cái Bang thì cũng là Nhất Phẩm Đường của Tây Hạ. Hừ, Mộ Dung công tử thì đã là cái quái gì? Ta nhất định không để cho thủ hạ y khinh miệt, quá lắm say chết là cùng, có gì là ghê gớm đâu?”.
Chàng nghĩ thế nên ưỡn ngực lớn tiếng nói:
- Tại hạ xả mệnh bồi quân tử, uống rượu nếu có gì thất thố mong huynh đài đừng trách.
Nói xong bưng một bát rượu lên, ừng ực ừng ực uống một hơi. Chàng uống hết bát rượu đó chẳng qua chỉ vì tức khí, tuy không có Vương Ngữ Yên ngồi bên cạnh nhưng chẳng khác nào uống cho nàng coi, cùng với Mộ Dung Phục tranh đua, không để thua trước mặt người trong mộng, chẳng nói gì chỉ là một bát rượu trắng mà dẫu có độc tửu thì chàng cũng không ngần ngại uống ngay.
Đại hán kia thấy chàng uống một cách hào sảng như thế cũng hơi ngoài sự tiên liệu của mình, cười ha hả nói:
- Thật là sảng khoái!
Y cũng bưng bát của mình lên ngửa cổ uống cạn rồi lại rót đầy hai bát khác. Đoàn Dự cười nói:
- Rượu ngon lắm!
Chàng khà một tiếng rồi lại bưng bát lên uống hết. Đại hán kia cũng uống một bát nữa rồi lại châm cho đầy. Mỗi bát đó phải đến nửa cân, Đoàn Dự uống một cân liệt tửu vào bụng rồi, trong bụng tưởng như có lửa đốt bừng bừng, đầu óc choáng váng quay cuồng nhưng vẫn nghĩ bụng: “Mộ Dung Phục thì đã là gì? Chắc gì hơn được ai? Ta lẽ nào lại thua thủ hạ của hắn!”. Chàng lại bưng bát thứ ba lên uống một hơi hết sạch.
Đại hán kia thấy chàng đã có vẻ say, trong bụng cười thầm, biết chàng uống hết bát thứ ba rồi chỉ giây lát thể nào cũng nằm sóng soài ra đất. Đoàn Dự chưa uống bát thứ ba đã thấy trong bụng trộn trạo muốn ói đến lúc thêm nửa cân rượu trắng nữa vào bụng, ngũ tạng lục phủ dường như quay mòng mòng. Chàng cố gắng mím môi, không để cho rượu trong bụng ọc ra. Đột nhiên nơi đan điền thấy động, một luồng chân khí xông thẳng lên, ở trong người chạy lung tung khắp nơi giống như hôm nào không thể thu hồi chân khí lại. Chàng vội vàng theo đúng pháp môn bá phụ truyền dạy, đem luồng chân khí đó nạp trở vào huyệt Đại Trùy. Hơi rượu trong cơ thể bốc lên, trộn với chân khí, rượu vốn là vật hữu hình hữu chất nên không chịu nằm yên nơi các huyệt đạo, chàng đành để nó theo tự nhiên từ huyệt Thiên Tông sang huyệt Kiên Trinh rồi theo các huyệt Tiểu Hải, Chi Chính, Dưỡng Lão nơi cánh tay trái xuống đến các huyệt Dương Cốc, Hậu Khoát, Tiền Cốc nơi bàn tay rồi theo huyệt Thiếu Trạch ở ngón tay út chảy ra ngoài. Lúc này lộ tuyến chân khí chàng sử dụng giống như Thiếu Trạch Kiếm trong Lục Mạch Thần Kiếm. Thiếu Trạch Kiếm vốn là một luồng kiếm khí hữu kình vô hình, lúc này nơi ngón tay út của chàng lại có một giòng rượu chảy ri rỉ ra ngoài.
Lúc đầu Đoàn Dự chưa nhận ra nhưng chẳng bao lâu, đầu óc thấy tỉnh táo trở lại, khám phá ra rượu theo ngón tay út mà ra ngoài kêu thầm: “Thực hay biết bao!”. Chàng để thõng tay trái, đại hán kia nào có để ý, chỉ thấy Đoàn Dự vốn đang lờ đờ say chẳng mấy chốc thần thái lại bình thường, không khỏi lạ lùng, cười nói:
- Tửu lượng của huynh đài không phải dở nên mới chịu được như thế.
Y lại rót thêm hai bát nữa. Đoàn Dự cười nói:
- Tửu lượng của tiểu đệ cũng tùy người mà một khác. Người đời có nói rằng: Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Chiếc bát này, đệ nghĩ chắc cũng độ hai chục chén, một nghìn ly thì phải bốn năm chục bát mới đủ, tiểu đệ xem ra uống không nổi năm chục bát đâu.
Nói xong lại bưng bát lên uống cạn thêm một lần nữa rồi theo đúng phép vận khí, tay để lên thành lan can ở bên ngoài tửu lâu, một giòng rượu theo ngón tay út chảy ra, theo thanh gỗ xuống dưới chân tường, quả là thần không hay, quỉ không biết, chẳng có chút nào sơ hở. Chỉ một lát chàng đã tống hết bốn bát rượu ra khỏi cơ thể.
Đại hán kia thấy Đoàn Dự không có vẻ gì là đã uống hết bốn bát liệt tửu rất là vui vẻ nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, để ta kính ngươi cạn trước.
Y rót ra hai bát, tự mình uống sạch rồi rót cho Đoàn Dự hai bát khác. Đoàn Dự cực kỳ thản nhiên cầm lên uống cạn hai bát rượu thái độ tiêu sái chẳng khác gì người ta uống nước lã không bằng. Hai người thi uống rượu lúc ấy đã kinh động các tửu khách lầu trên lầu dưới của Tùng Hạc Lâu, ngay cả đầu bếp, hỏa phu cũng chạy lên lầu vây quanh hai người xem đấu tửu. Đại hán kia lại gọi:
- Tửu bảo đâu, đem thêm hai chục cân nữa.
Gã hầu bàn le lưỡi nhưng đang muốn xem trò vui nên không ngăn trở gì nữa, liền đi bưng thêm lên một hũ rượu. Đoàn Dự và đại hán đó, anh một bát tôi một bát, hai bên uống không ai chịu kém ai, chỉ chừng một bữa cơm, hai người ai nấy uống mỗi người ba chục bát rồi.
Đoàn Dự biết rằng mình dùng ngón tay làm trò ma mãnh, liệt tửu chỉ chảy qua thân thể mình rồi ra ngoài, tửu lượng có thể nói là vô cùng vô tận, còn đại hán kia mới là bản lãnh chân thực, thấy y uống liên tiếp hơn ba mươi bát mà mặt không đổi sắc, cũng không có vẻ gì say sưa, trong lòng hết sức bội phục, lúc đầu chàng nghĩ y cùng phe với Mộ Dung công tử nên có ý chống báng, đến lúc này thấy y đầy vẻ hào sảng, anh phong nên nổi lòng yêu mến nghĩ bụng: “Nếu cứ như thế này mà thi đua, ta chỉ có thắng mà không thể nào thất bại được. Thế nhưng người này nếu uống quá chén không khỏi tổn hại đến cơ thể”.
Đến khi uống tới bát thứ bốn mươi, chàng bèn nói:
- Nhân huynh, hai đứa mình ai nấy uống đến bát thứ bốn mươi rồi đó!
Đại hán kia cười nói:
- Huynh đài đầu óc còn tỉnh táo lắm nên đếm thật đâu ra đấy.
Đoàn Dự cũng cười:
- Hai ta kỳ phùng địch thủ, gặp gỡ nơi đây quả là có duyên, nếu uống đến khi phân thắng bại e không phải dễ. Thôi mình uống đến đây thôi, trong người huynh đệ cũng không mang sẵn tiền.
Chàng thò tay vào túi lấy ra một cái túi thêu thẩy lên bàn, nghe cạch một tiếng nhỏ đủ biết trong túi chẳng có bao nhiêu vàng bạc. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt từ Đại Lý đem đến đây tiền bạc không đem theo nhiều tuy cái hầu bao đó tết bằng tơ vàng chỉ bạc thoáng trông cũng biết là vật trân quí nhưng lép xẹp nhìn là biết ngay.
Đại hán đó thấy thế cười ha hả. Móc trong người ra một đĩnh bạc vứt lên bàn, nắm tay Đoàn Dự nói:
- Thôi mình đi!
Đoàn Dự trong lòng hoan hỉ, khi ở Đại Lý vì chưng là hoàng tử nên khó có thể kết giao được với một ai thật tình, hôm nay lại không phải vì văn tài, cũng chẳng phải võ công vô hình chung bằng tửu lượng mà quen được với một người, quả là lạ lùng hiếm có ở trên đời.
Hai người xuống dưới lầu, đại hán kia đi mỗi lúc một nhanh, ra khỏi thành liền rảo bước, cứ vùn vụt theo đường cái mà thẳng tới. Đoàn Dự cũng lấy hơi, đi song song với y, tuy chàng không biết võ công nhưng nội lực cực kỳ sung mãn thành thử chạy nhanh mà không thở mạnh chút nào. Đại hán kia nhìn chàng mỉm cười nói:
- Được lắm, mình tỉ thí cước lực xem sao.
Nói rồi y liền ra sức chạy thật nhanh. Đoàn Dự theo được mấy bước, vì quá gấp nên chân hơi chập choạng tưởng chừng muốn ngã, thừa thế nhích xéo qua bên trái nửa bước theo lối Lăng Ba Vi Bộ mới đứng vững được. Chàng vô ý đi được một bước thì đã vọt lên mấy thước, trong lòng mừng rỡ, bước tiếp theo cũng áp dụng bộ pháp đó nên đã đuổi kịp đại hán kia. Hai người lại cùng nhau chạy, chỉ thấy gió thổi vù vù, cây cối hai bên đường vùn vụt chạy về phía sau.
Đoàn Dự học được Lăng Ba Vi Bộ có bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ sử dụng môn võ công này vào việc chạy thi, lúc này như tên để trên dây cung không thể không bắn ra chỉ còn nước hết sức mà làm chứ hoàn toàn không có tham vọng thắng được đại hán nọ. Chàng án chiếu bộ pháp đã học được, lại thêm nội lực hồn hậu không đâu sánh kịp, từng bước từng bước đi ra còn người kia ở đằng trước hay tụt lại đằng sau chàng nào có để ý.
Đại hán kia hết sức rảo bước, mỗi lúc chạy thêm nhanh, trong khoảnh khắc đã bỏ xa Đoàn Dự. Thế nhưng y chỉ ngừng lại lấy thêm một hơi thì Đoàn Dự đã đuổi tới sau lưng rồi. Anh chàng ta liếc mắt ngó qua thấy Đoàn Dự thân hình tiêu sái, chẳng khác gì người tản bộ đi chơi mát, trong lối bước đi không có vẻ gì tranh cạnh trong bụng bội phục thầm, lại càng cố chạy cho nhanh khiến cho Đoàn Dự phải tụt về sau nhưng chẳng mấy chốc chàng lại đuổi kịp. Cứ thử như thế mấy lần, đại hán kia biết Đoàn Dự nội lực cực kỳ mãnh liệt xem ra còn hơn cả mình, trong khoảng mươi dặm thắng được chàng thì không lấy gì làm khó, thế nhưng nếu đi ba bốn chục dặm thì cái cơ hội thắng được chàng sẽ khó mà biết, chạy đến sáu chục dặm trở lên thì mình thua là cái chắc. Y cười ha hả đứng lại nói:
- Mộ Dung công tử, Kiều Phong hôm nay quả đã phục tài các hạ. Cô Tô Mộ Dung quả nhiên danh bất hư truyền.
Đoàn Dự đang đà chạy vọt lên trên nghe thế vội vàng quay lại, thấy y gọi mình là “Mộ Dung công tử” vội nói:
- Tiểu đệ họ Đoàn, tên Dự, huynh đài nhận lầm rồi.
Đại hán kia thần sắc kinh ngạc hỏi lại:
- Ngươi nói sao? Ngươi ... ngươi không phải Mộ Dung Phục Mộ Dung công tử ư?
Đoàn Dự mỉm cười:
- Tiểu đệ đến Giang Nam, ngày nào cũng nghe đến đại danh của Mộ Dung công tử, quả thực hết sức ngưỡng mộ thế nhưng tới nay vẫn chưa có duyên bái kiến.
Chàng trong bụng nghĩ thầm: “Hán tử này ngộ nhận ta là Mộ Dung Phục thì ra y không phải cùng phe nhà Mộ Dung”. Nghĩ như thế đối với y chàng thấy có thêm vài phần hảo cảm, bèn hỏi:
- Huynh đài tự nói tên họ, có phải họ Kiều tên Phong chăng?
Người kia chưa hết vẻ kinh ngạc nói:
- Chính thế, tại hạ là Kiều Phong.
Đoàn Dự nói:
- Tiểu đệ là người Đại Lý, mới đến Giang Nam lần đầu đã được biết đến một nhân vật anh hùng như Kiều huynh thực là đại hạnh.
Kiều Phong trầm ngâm nói:
- Ồ, thì ra ngươi là con cháu họ Đoàn Đại Lý, thảo nào, thảo nào! Đoàn huynh, huynh đài đến Giang Nam có chuyện gì vậy?
Đoàn Dự đáp:
- Nói ra thật là hổ thẹn, tiểu đệ bị người ta bắt đến đây.
Chàng đem chuyện vì sao bị Cưu Ma Trí bắt được, rồi gặp hai cô a hoàn của Mộ Dung Phục thế nào sơ lược kể qua. Tuy tóm tắt một câu chuyện dài nhưng không điều gì dối trá, bao nhiêu nỗi xấu xa mình gặp phải, không che đậy thêm thắt chút nào.
Kiều Phong nghe xong, vừa mừng vùa ngạc nhiên nói:
- Đoàn huynh quả là người sảng trực, bình sinh trong đời mỗ chưa từng gặp qua. Ta với ngươi một lần gặp gỡ như quen đã lâu, mình kết thành huynh đệ kim lan, ngươi nghĩ sao?
Đoàn Dự mừng rỡ đáp:
- Việc đó tiểu đệ cầu còn chưa được.
Hai người trao đổi tuổi tác, Kiều Phong lớn hơn Đoàn Dự mười một tuổi lẽ dĩ nhiên là anh. Sau đó hai người nặn đất thành hương, ngẩng lên trời lạy tám lạy, người gọi hiền đệ, kẻ luôn mồm đại ca vui mừng khôn xiết.
Đoàn Dự nói:
- Tiểu đệ nơi Tùng Hạc Lâu, nghe lỏm được đại ca tối nay có ước hẹn với kẻ địch. Tiểu đệ tuy không biết võ công nhưng cũng muốn đến xem trò náo nhiệt, đại ca có bằng lòng không?
Kiều Phong tra hỏi chàng mấy câu mới hay quả nhiên Đoàn Dự không biết võ công thực, không khỏi tấm tắc lấy làm lạ lùng nói:
- Hiền đệ trong thân thể chứa nhiều nội lực như thế nếu muốn học võ công thượng thừa thật dễ như lấy đồ trong túy chẳng khó khăn gì cả. Nếu hiền đệ hôm nay muốn đến coi hội đấu cũng chẳng có gì là không được, chỉ e rằng địch nhân ra tay tàn độc âm hiểm, hiền đệ tuyệt nhiên chớ nên ra mặt.
Đoàn Dự vui mừng nói:
- Tiểu đệ nhất quyết theo lời dặn của đại ca.
Kiều Phong cười nói:
- Giờ này trời còn sớm, anh em ta quay lại thành Vô Tích uống thêm một trận nữa, sau đó cùng đến Huệ Sơn cũng không muộn.
Đoàn Dự nghe y đòi uống rượu nũa, không khỏi hoảng hồn nghĩ thầm: “Mới đây uống bốn chục bát lớn rồi, mới một chốc đã đòi uống thêm sao?”. Chàng bèn nói:
- Đại ca, tiểu đệ cùng đại ca uống thi, thực ra là đánh lừa đại ca đó, xin đừng trách.
Chàng nói rõ mình đã dùng nội lực dồn rượu chảy ra huyệt Thiếu Trạch ở ngón tay út như thế nào, Kiều Phong kinh hoảng nói:
- Huynh đệ, có phải ... có phải đó là công phu Lục Mạch Thần Kiếm đó chăng?
Đoàn Dự đáp:
- Chính thị, tiểu đệ mới học chưa lâu tài nghệ còn sơ sài lắm.
Kiều Phong ngẩn người ra một hồi, thở dài nói:
- Ta từng nghe gia sư nói qua, trong võ lâm cố lão tương truyền họ Đoàn Đại Lý có môn công phu Lục Mạch Thần Kiếm, có thể dùng kiếm khí vô hình giết người, không biết thực hay hư. Thì ra quả có môn thần công đó.
Đoàn Dự nói:
- Thực ra môn công phu đó ngoài việc dùng để bịp đại ca khi uống rượu ra chẳng được việc gì khác. Tiểu đệ bị nhà sư Cưu Ma Trí bắt giữ, không cách nào chống trả. Người đời ca tụng môn Lục Mạch Thần Kiếm này quá đáng, thực ra chẳng được như vậy đâu. Đại ca, rượu có thể làm cơ thể bị tổn thương nên uống điều độ, tiểu đệ thấy hôm nay mình không nên uống thêm làm gì.
Kiều Phong cười ha hả nói:
- Hiền đệ khuyên như vậy là phải lắm. Có điều ngu huynh khỏe như voi, từ bé đã thích uống rượu, càng uống tinh thần càng sảng khoái, đêm nay đại địch ở trước mặt, lại càng cần uống thêm liệt tửu để cùng bọn kia sống mái một phen.
Hai người vừa nói vừa quay lại thành Vô Tích nhưng lần này không còn chạy đua nữa, chỉ chậm rãi đi sóng đôi. Đoàn Dự vui mừng có được một người bạn tốt, trong lòng cực kỳ sung sướng thế nhưng vẫn không quên được Mộ Dung Phục và Vương Ngữ Yên nên nói chuyện gẫu mấy câu nhịn không nổi hỏi:
- Đại ca lúc nãy nhận lầm tiểu đệ là Mộ Dung công tử, không lẽ hình dáng anh ta có phần nào giống đệ chăng?
Kiều Phong đáp:
- Ta đã từng nghe đại danh của họ Mộ Dung đất Cô Tô, lần này đến Giang Nam cũng là vì y mà đến. Nghe nói Mộ Dung Phục nho nhã anh tuấn, tuổi chừng hăm tám hăm chín, so ra còn lớn hơn hiền đệ vài tuổi nhưng vì ta không nghĩ ra ngoài Mộ Dung Phục đất Giang Nam có còn thanh niên công tử nào dung mạo tuấn nhã, võ công cao cường như thế thành thử mới nhận lầm, quả là đáng hổ thẹn.
Đoàn Dự nghe y nói Mộ Dung Phục “võ công cao cường, dung mạo tuấn nhã”, trong lòng chua xót dường như không chịu nổi lại hỏi thêm:
- Đại ca từ xa đến kiếm y cốt để kết giao làm bạn với nhau chăng?
Kiều Phong thở dài một tiếng, vẻ mặt buồn bã lắc đầu:
- Ta vẫn hằng mong được kết giao với một người bạn như thế nhưng e rằng không làm sao được.
Đoàn Dự hỏi thêm:
- Vì sao vậy?
Kiều Phong đáp:
- Ta có một người bạn chí thân, hai tháng trước đây bị giết, ai cũng bảo là bị Mộ Dung Phục hạ độc thủ.
Đoàn Dự thảng thốt kêu lên:
- Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân!
Kiều Phong đáp:
- Đúng thế. Người bạn đó bị một vết thương trí mạng, chính là do người ta sử dụng tuyệt kỹ thành danh của y.
Y nói tới đây, thanh âm nghẹn ngào, thần tình cực kỳ xót xa, ngừng lại một chút nói tiếp:
- Thế nhưng trên giang hồ có biết bao nhiêu chuyện ly kỳ con người khó mà liệu cho hết, đâu có thể chỉ dựa vào một lời đồn đãi mà đã khăng khăng coi y là có tội. Ngu huynh đến Giang Nam chính là vì muốn tra xét cho rõ ngọn ngành.
Đoàn Dự hỏi:
- Thế sự thực ra sao?
Kiều Phong lắc đầu nói:
- Cái đó cũng thật là khó nói. Người bạn ta thành danh đã lâu, là người ngay thẳng, tính tình khiêm hòa, xưa nay hành sự cực kỳ cẩn trọng, không lẽ chẳng có chuyện gì lại đắc tội với Mộ Dung công tử. Y bị người ta ám toán cách nào, quả thực không sao hiểu được.
Đoàn Dự gật đầu nghĩ thầm: "Đại ca bề ngoài thô hào nhưng nội tâm cực kỳ tinh tế, không phải như Hoắc tiên sinh, Quá Ngạn Chi, Tư Mã Lâm chưa hỏi đầu đuôi đã nhất mực cho rằng Mộ Dung công tử là hung thủ". Chàng lại hỏi thêm:
- Thế cường địch mà ước hội với đại ca vào sáng sớm mai là hạng người nào thế?
Kiều Phong đáp:
- Đó là ...
Mới nói được hai tiếng, đã thấy trên đường cái hai người áo quần rách rưới, trông như kẻ ăn mày chạy tới, Kiều Phong vội vàng ngừng lại. Hai người đó thi triển khinh công, chỉ nháy mắt đã tới trước mặt, cùng khom lưng, một người nói:
- Khải bẩm bang chủ, có bốn người xông vào Đại Nghĩa phân đà thân thủ có vẻ khá lắm, Tưởng đà chủ thấy bọn họ xem chừng có ý không tốt, ngại rằng chống đỡ không nổi nên sai thuộc hạ đi mời Đại Nhân phân đà đến tiếp viện.
Đoàn Dự nghe hai người kia gọi Kiều Phong là “bang chủ”, thần thái cực kỳ cung kính nghĩ thầm: “Thì ra đại ca là chủ một bang hội gì đó”. Kiều Phong gật đầu hỏi:
- Bên kia là người như thế nào?
Một hán tử đáp:
- Bên đó ba người là đàn bà, còn lại một người đàn ông trung niên gầy gầy cao cao, cực kỳ ngang tàng vô lễ.
Kiều Phong hừ một tiếng nói:
- Tưởng đà chủ sao quá lo xa, đối phương chỉ có một người, không lẽ không đối phó nổi ư?
Hán tử đáp:
- Khải bẩm bang chủ, ba người đàn bà xem chừng cũng biết võ công.
Kiều Phong bật cười nói:
- Hay nhỉ, để ta đến xem sao.
Hai người đàn ông lộ vẻ vui mừng, cùng đáp “Vâng” rồi thõng tay lui ra sau lưng Kiều Phong. Kiều Phong quay sang nói với Đoàn Dự:
- Huynh đệ, ngươi có cùng đi với ta chăng?
Đoàn Dự đáp:
- Dĩ nhiên là thế!
Hai người kia đi trước dẫn đường, đi thẳng độ một dặm rồi quẹo qua bên trái, đi vòng qua vòng lại đến một con đường mòn men theo bờ đê hai bên đều là loại nhất đẳng điền tới nơi sông biển tiếp giáp với nhau. Đi được mấy dặm nữa qua một khu rừng hạnh, nghe tiếng một người hết sức quái dị từ trong vọng ra:
- Mộ Dung huynh đệ của ta đi lên Lạc Dương để gặp bang chủ các ngươi, sao người của Cái Bang lại kéo rốc tới Vô Tích làm gì? Thế có phải là cố ý tránh mặt không cho gặp hay sao? Các ngươi nhút nhát thì cũng chẳng nói làm chi, nhưng để cho Mộ Dung huynh đệ của ta phải đi không về không mất công toi! Có lý nào như thế? Trên đời này lẽ nào lại như thế được?
Đoàn Dự vừa nghe giọng nói, tim đập thình thình, đó chính là cái gã Bao tam tiên sinh lúc nào cũng lèm bèm “Sai bét rồi, không phải vậy” nên nghĩ thầm: “Vương cô nương có đi cùng với y chăng? Chẳng bảo là có ba người đàn bà là gì?”. Chàng lại nghĩ: “Cái Bang là đại bang số một trong thiên hạ, không lẽ hôm nay mình đã bái kết cùng bang chủ của họ hay sao?”.
Chỉ nghe một người nói giọng phương bắc lớn tiếng đáp:
- Mộ Dung công tử có hẹn trước với Kiều bang chủ của tệ bang không?
Bao tam tiên sinh nói:
- Hẹn hay không hẹn thì cũng thế. Mộ Dung công tử đã đến Lạc Dương thì bang chủ Cái Bang không được tự tiện đi đâu cả để cho y phải về không. Lẽ nào lại thế, trên đời này lẽ nào lại thế được?
Người kia trả lời:
- Thế Mộ Dung công tử có đưa tín thiếp đến tệ bang xin gặp không?
Bao tam tiên sinh đáp:
- Làm sao ta biết? Ta có phải là Mộ Dung công tử đâu, cũng có phải là bang chủ Cái Bang đâu, làm sao biết được? Câu hỏi của ngươi nghe chẳng đâu vào đâu, lẽ nào thế được, lẽ nào thế được?
Kiều Phong nghe vậy sầm mặt xuống, hiên ngang tiến vào trong rừng. Đoàn Dự đi theo đằng sau thấy trong rừng hạnh hai bên đang đối diện nhau, đằng sau Bao tam tiên sinh có ba cô gái, Đoàn Dự vừa nhìn thấy một nàng mắt liền dán chặt vào không sao rời ra được nữa.
Người con gái đó dĩ nhiên là Vương Ngữ Yên, nàng “ủa” một tiếng hỏi nhỏ:
- Anh cũng đến đây à?
Đoàn Dự đáp:
- Tôi cũng đến.
Rồi mắt như ngây như dại chăm chăm nhìn nàng. Vương Ngữ Yên hai má ửng hồng, quay đầu ra chỗ khác nghĩ bụng: “Gã này nhìn mình như thế quả là vô lễ”. Thế nhưng nàng biết Đoàn Dự hết sức ái mộ nhan sắc mình, trong lòng lại thấy sung sướng chứ không bực bội.
Đối diện với Bao Bất Đồng là một đám ăn mày quần áo lam lũ, người đứng trước thấy Kiều Phong đến lộ vẻ vui mừng lập tức chạy ra nghinh tiếp, những bang chúng Cái Bang đứng ở sau y cùng khom lưng hành lễ lớn tiếng nói:
- Thuộc hạ tham kiến bang chủ.
Kiều Phong ôm quyền đáp:
- Các anh em khỏe chứ.
Bao tam tiên sinh thấy thế lập tức thần tình khẩn trương hỏi:
- Ồ, vị này là Kiều bang chủ của Cái Bang đấy ư? Huynh đệ là Bao Bất Đồng, ông chắc có nghe đến tên rồi.
Kiều Phong đáp:
- Thì ra là Bao tam tiên sinh, tại hạ ngưỡng mộ anh danh đã lâu, hôm nay mới thấy tôn phạm, quả là hạnh sự.
Bao Bất Đồng đáp:
- Sai bét rồi, không phải vậy! Ta làm gì có anh danh? Trên giang hồ xú danh thì chắc có. Ai mà chẳng biết Bao Bất Đồng đi đâu cũng gây gỗ với người ta, mở mồm là thành chuyện. Ha ha ha! Kiều bang chủ, ông tự tiện đến Giang Nam, thế là sai quấy lắm đó.
Cái Bang là bang hội lớn nhất thiên hạ, thân phận bang chủ tôn vinh là nhường nào, bang chúng kính ngưỡng như thần minh. Mọi người thấy Bao Bất Đồng vô lễ với bang chủ như thế, vừa mở mồm đã trách móc, không ai là không phẫn nộ. Sáu người đứng sau lưng Đại Nghĩa phân đà Tưởng đà chủ lập tức kẻ cầm chuôi đao, người cung tay lấy thế như toan bước ra động thủ.
Kiều Phong chỉ thản nhiên trả lời:
- Tại hạ sai quấy ở chỗ nào, xin Bao tam tiên sinh chỉ giáo.
Bao Bất Đồng đáp:
- Mộ Dung huynh đệ chúng tôi biết Kiều bang chủ là người có tiếng tăm, biết Cái Bang có nhiều nhân tài thành thử tự mình đến Lạc Dương bái hội các hạ, sao ông lại ham vui đi xuống Giang Nam? Ha ha, lẽ nào thế được, lẽ nào thế được?
Kiều Phong mỉm cười nói:
- Mộ Dung công tử giá lâm tệ bang ở Lạc Dương, nếu như tại hạ biết trước tin đó, đương nhiên phải cung kính đón chờ, xin được tạ cái tội thất nghinh trước.
Nói xong ôm quyền vái chào. Đoàn Dự trong bụng khen thầm: “Mấy câu đó của đại ca quả là đắc thể, đúng là phong độ bang chủ một bang, chứ nếu như nổi giận với Bao Bất Đồng thì thật mất thân phận”.
Ngờ đâu Bao Bất Đồng nhận ngay chuyện đó, gật gù nói:
- Cái việc thất nghinh đó đúng là phải tạ tội. Người đời có nói rằng: “Không biết thì không có tội”, thế nhưng còn muốn phạt muốn đánh gì thì cũng còn tùy ở người ta nữa.
Y đang dương dương tự đắc, bỗng nghe từ trong rừng hạnh có mấy người cười ồ lên vang động cả không gian. Trong tiếng cười có người nói:
- Thường nghe Bao Bất Đồng đất Giang Nam hay đánh rắm chó, quả nhiên danh bất hư truyền.
Bao Bất Đồng đáp lại:
- Thường nghe rắm kêu thì không thối, rắm thối thì không kêu, thế nhưng rắm chó vừa thối vừa kêu thì có phải là rắm của Cái Bang lục lão đó chăng?
Trong rừng hạnh có người đáp:
- Bao Bất Đồng đã nghe danh Cái Bang lục lão, sao còn dám ở đây ba hoa nhăng cuội?
Lời vừa dứt, từ trong rừng hạnh bước ra bốn ông già, người thì râu tóc trắng xóa, người thì mặt mũi hồng hào, trong tay ai cũng cầm binh khí, chia ra bốn góc vây bốn người Bao Bất Đồng, Vương Ngữ Yên lại.
Lẽ dĩ nhiên Bao Bất Đồng phải biết Cái Bang là đệ nhất bang hội trong thiên hạ, trong bang cao thủ nhiêu vô số kể, Cái Bang lục lão lại vọng trọng võ lâm có điều y tính khí cao ngạo, từ bé đã không sợ trời sợ đất gì bao giờ, thấy bốn trong sáu người của Cái Bang lục lão ra mặt, vây quanh nên kêu khổ thầm: “Chết rồi, xem chừng hôm nay tên tuổi của Bao tam tiên sinh này đổ xuống sông xuống biển mất”. Thế nhưng mặt y không lộ vẻ gì sợ hãi chỉ nói:
- Bốn lão già kia tính chỉ dạy chuyện gì? Bộ tính cùng Bao tam tiên sinh này đánh nhau một trận hay sao? Sao bốn lão không xông lên một lượt? Thập thò mai phục ở một bên, toan ám toán Bao tam tiên sinh đấy hả? Hay lắm, hay lắm, thật là hay! Bao tam tiên sinh thích nhất là đánh nhau.
Bỗng từ trên không có tiếng người vọng xuống:
- - Trên đời này ai là người khoái đánh nhau nhất? Là Bao tam tiên sinh chăng? Sai rồi, sai rồi, đó phải là Giang Nam Nhất Trận Phong Phong Ba Ác.
Đoàn Dự ngẩng đầu lên thấy một người đứng trên một cành hạnh, cành cây rung động không ngớt, người đó cũng nhấp nhô theo. Y thân hình nhỏ bé, tuổi chừng ba mươi hai ba mươi ba, mặt đã choắt lại để hai chòm râu đuôi chuột, lông mày xụ xuống, dung mạo thật là xấu xí. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Xem ra người này là người A Châu, A Bích gọi là Phong tứ ca đây”. Quả nhiên nghe A Bích kêu lên:
- Phong tứ ca, anh có nghe tin tức gì của công tử chăng?
Phong Ba Ác nói lớn:
- Hay lắm, hôm nay kiếm được đối thủ rồi. A Châu, A Bích, chuyện của công tử từ từ rồi nói cũng không sao.
Từ trên không một người lộn một vòng lao thẳng xuống, xông luôn vào tấn công ông già lùn mập ở phía bắc. Ông già đó tay cầm cương trượng, lập tức đẩy ra phía trước điểm vào ngực Phong Ba Ác. Cái gậy đó phải to bằng quả trứng ngỗng, lúc vung ra có kình phong thật là uy mãnh. Phong Ba Ác liền sấn tới, giơ tay định đoạt cương trượng, ông già liền rung tay một cái, chiếc gậy hất lên, điểm luôn vào ngực y. Phong Ba Ác kêu lên:
- Hay lắm!
Y đột nhiên rùn người xuống, giơ tay chộp vào mạng sườn đối phương. Cây gậy của ông già lùn mập kia lúc đó còn ở bên ngoài, thấy địch tiến sát vào mình muốn rút về chống đỡ cũng không kịp, bèn giơ chân lên đá vào bụng dưới y.
Phong Ba Ác nghiêng qua tránh được, nhưng lại xông ngay lên trước mặt ông già mặt mũi hồng hào ở phía đông, chỉ thấy một ánh chớp lóe lên, trong tay y đã có thêm một thanh đơn đao, vung lên chém ngang qua.
Ông già mặt đỏ tay cầm một thanh quỉ đầu đao, sống dày lưỡi mỏng, thân thật dài, thấy Phong Ba Ác vung đao chém tới liền dựng đứng thanh đao lên, lấy đao gạt đao ắt hẳn lưỡi đao của ông ta phải rất cứng. Phong Ba Ác kêu lên:
- Binh khí ngươi lợi hại lắm, ta không chạm đâu.
Y nhảy ra ngoài hơn một trượng, nhắm ngay ông già râu bạc ở phía nam chém ngược lại một đao. Ông già đó tay cầm thiết giản, trên thân giản đầy răng có ngạnh, chính dùng để khóa binh khí của đối phương. Ông ta thấy đơn đao của Phong Ba Ác chém vào mà quỉ đầu đao của ông già mặt đỏ còn chưa thu về nếu mình xông lên sẽ thành thế tiền hậu giáp công, hai người đánh một nên tự trọng thân phận nhẹ nhàng tránh ra nhường y một chiêu.
Ngờ đâu Phong Ba Ác thích đánh nhau thành tính rồi, càng đánh càng hăng, càng lúc càng đam mê, còn ai thắng ai thua y chẳng quan tâm đến, các qui luật giao đấu y cũng không gìn giữ, ông già râu bạc vừa lách qua lùi lại, ai cũng biết ông ta có ý nhường đòn, Phong Ba Ác cũng không biết đây là lễ tiết của người trong võ lâm, vừa thấy có khe hở có thể lách vào, soẹt soẹt chém luôn bốn nhát, toàn là chiêu số tấn công như vũ bão, nhanh nhẹn dị thường.
Ông già râu bạc đâu ngờ y lại thừa cơ tấn công, thực là vô lý hết sức, vội vàng vung giản lên chống đỡ, phải lùi liên tiếp bốn bước mới đứng vững được. Lúc này lưng ông ta đã tựa vào một cây hạnh, không còn đường nào lùi thêm, vội tạt ngang cây giản, nghe vù một tiếng, chuyển thủ thành công đánh ra đòn thứ nhất trong Sát Thủ Giản. Ngờ đâu Phong Ba Ác quát lên:
- Còn gã này nữa.
Y không đỡ mà lùi lại, đơn đao múa lên thành một vòng tròn, xông vào người thứ tư trong Cái Bang tứ lão. Trưởng lão râu bạc đánh ra một giản nhưng địch thủ đã lùi ra xa khiến ông ta giận đến thở hồng hộc, chòm râu dựng cả lên.
Người trưởng lão thứ tư kia có hai cánh tay thật dài, tay trái cầm một món binh khí mềm mại, thấy Phong Ba Ác xông tới, tay trái liền đưa lên tung khí giới ra, hóa ra là một cái túi đựng gạo bằng gai. Chiếc bị gặp gió liền phồng lên, chụp xuống đầu Phong Ba Ác. Phong Ba Ác vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, kêu lên:
- Hay lắm, hay lắm, để ta đánh với ngươi.
Y bình sinh thích nhất là đánh nhau, nếu như đối thủ càng có võ công kỳ lạ, hay có binh khí kỳ dị là y khoái chí tử, chẳng khác nào kẻ ưa du ngoạn trông thấy núi cả sông dài, người ham ăn gặp được cao lương mỹ vị. Y thấy kẻ địch dùng một chiếc bao tải làm võ khí, y trước nay chưa từng đánh với loại võ khí đó bao giờ, chưa từng thấy từng nghe đến nên y mừng rỡ lắm, càng thêm dè dặt, cẩn thận dùng mũi dao đâm thẳng vào, thử xem dùng đao có thể cắt được chiếc bao không. Lão già tay dài liền đổi chiếc bao qua tay phải, tay trái co lại, múa chưởng đánh thẳng vào mặt y.
Phong Ba Ác nghiêng đầu qua tránh được, đang định xoay đao chém vào hạ bàn đối phương, ngờ đâu ông già tay dài luyện được môn “Thông Tí Quyền” cực kỳ cao siêu, quyền lực tưởng như đã hết đà ngờ đâu khi vừa ra hết tay lại sinh ra một luồng kình lực mới, quyền đầu bỗng dưng vươn ra thêm nửa thước nữa. Cũng may Phong Ba Ác cả đời thích đánh nhau, đánh lớn đánh nhỏ trải qua hàng nghìn trận nên kinh nghiệm ứng biến phong phú trên đời này khó có người thứ hai, trong cơn nguy cấp liền há mồm ngoạm luôn một cái vào nắm tay kẻ địch.
Ông già tay dài những tưởng cú đấm của mình sẽ đánh gãy vài cái răng của y ngờ đâu lại bị cắn ngay một miếng, vội rụt tay về nhưng đã trễ, kêu lên một tiếng, mấy ngón tay đã bị y cắn bật máu tươi. Người đứng xem chúng quanh kẻ thì lớn tiếng thóa mạ, kẻ lại cười sằng sặc. Bao Bất Đồng nghiêm trang nói:
- Phong tứ đệ, chiêu Lã Động Tân giảo cẩu danh bất hư truyền, quả nhiên đã luyện đến mức xuất thần nhập hóa, không uổng công lao khổ luyện mấy mươi năm, bất kể nắng mưa, cắn chết một nghìn tám trăm con chó trắng, chó đen, chó đốm nên mới đạt đến mức như ngày nay.
Vương Ngữ Yên và A Châu, A Bích cùng bật cười. Đoàn Dự nói:
- Vương cô nương, võ công trong thiên hạ môn nào cô cũng biết, cũng thông. Thế cái chiêu cắn người kia là thuộc môn nào phái nào thế?
Vương Ngữ Yên mỉm cười nói:
- Đây là môn công phu độc đáo của Phong tứ ca, tôi cũng không biết nữa.
Bao Bất Đồng nói:
- Ngươi không biết ư? Ha ha, thế thì kém quá. Lã động Tân giảo cẩu đại cửu thức, mỗi thức có chính phản tám cách cắn khác nhau, tám lần chín bảy mươi hai, tổng cộng là bảy mươi hai miếng. Võ công đó cực kỳ cao thâm.
Đoàn Dự thấy Vương Ngữ Yên vui vẻ, lại nghe Bao Bất Đồng ba hoa, cũng định diễu góp vài câu nhưng chợt nghĩ ra: “Ông già tay dài này là hạ thuộc của Kiều đại ca, lẽ nào ta lại nhạo báng y?” nên đành ngậm miệng.
Trong lúc đó nơi đấu trường tiếng gió vù vù, ông già tay dài cầm chiếc bao múa thành một vòng màu vàng tưởng chừng như có một cái lồng úp chụp xuống Phong Ba Ác. Thế nhưng họ Phong đao pháp tinh kỳ, chặn trước đỡ sau không có vẻ gì thua sút. Chiêu số của chiếc bao tải chưa chấm dứt mà y đã nếm mùi Thông Tí Quyền, mặc dù đòn Lã Động Tân giảo cẩu kia may mà ngoạm được một cái nhưng không hi vọng gì cắn thêm được lần nữa thành thử hết sức dè dặt không dám coi thường chút nào.
Kiều Phong thấy Phong Ba Ác cùng một trong Cái Bang tứ lão ác đấu đến hơn trăm chiêu mà chưa thấy vẻ gì kém sút trong bụng cũng ngạc nhiên, lại coi trọng Mộ Dung công tử thêm một chút. Ba vị trưởng lão Cái Bang còn lại lui ra một bên chăm chú xem hai người giao đấu. A Bích thấy Phong Ba Ác đánh lâu mà không thắng lo ngại hỏi Vương Ngữ Yên:
- Vương cô nương, trường tí lão tiên sinh kia dùng chiếc bao bố là môn võ công chi vậy?
Vương Ngữ Yên nhíu mày đáp:
- Lộ võ công này ta chưa từng đọc qua trong sách, nhưng quyền cước thì là Thông Tí Quyền, còn tay thì dùng thủ pháp của Hồi Đả Nhuyễn Tiên Thập Tam Thức của Đại Biệt Sơn, lại pha với tám mươi mốt đường Tam Tiết Côn của họ Nguyễn ở Hồ Bắc, xem ra công phu đánh bằng bao tải là do y tự mình sáng chế ra.
Mấy câu đó nàng nói không có gì lớn tiếng, thế nhưng hai cái tên “Đại Biệt Sơn Hồi Đả Nhuyễn Tiên Thập Tam Thức” và “Hồ Bắc Nguyễn Gia Bát Thập Nhất Lộ Tam Tiết Côn” lọt vào tai ông già thật chẳng khác gì sấm động bên tai. Ông ta nguyên là con cháu nhà họ Nguyễn ở Hồ Bắc, Tam Tiết Côn chính là công phu gia truyền, về sau lỡ tay giết trưởng bối trong nhà, phạm vào đại tội phải thay họ đổi tên, bỏ Tam Tiết Côn không dùng đến nữa nên không còn ai biết đến bộ mặt thật của y, ngờ đâu sở học hồi trẻ dù đã quyết tâm bỏ đi nhưng đến khi kịch đấu lại tự nhiên sử dụng khiến trong lòng kinh hãi nghĩ thầm: “Con nhãi này sao lại biết được gốc gác của ta nhỉ?”. Y e ngại hình tích mình dấu diếm mấy chục năm nay bây giờ bị bại lộ nên hơi phân tâm, bị Phong Ba Ác liên tiếp tấn công mấy đao, khiến cho núng thế dường như không còn chống đỡ nổi.
Ông ta lùi luôn ba bước, dợm chân toan bỏ chạy, thấy Phong Ba Ác múa đao chém tới, lập tức phóng chân trái lên đá vào cổ tay y. Phong Ba Ác liền liền lạng đao qua chém hớt xuống chân đối thủ. Ông già tay dài liền chuyển ngay sang uyên ương liên hoàn cước tung chân phải lên, thân hình bay bổng lên cao. Phong Ba Ác thấy ông ta tuổi đã cao mà thân pháp còn nhanh nhẹn chẳng kém gì người còn trẻ, buột miệng khen:
- Giỏi thật!
Vù một tiếng quyền bên trái đấm ra, đánh vào đầu gối địch thủ. Ông già tay dài đang ở trên không, khó mà di động thân hình xem ra quyền đó nếu trúng thể nào xương bánh chè cũng nát vụn, nếu không thì xương đùi cũng phải gãy.
Phong Ba Ác thấy quyền của mình sắp đánh trúng địch thủ đến nơi mà đối phương không biến chiêu, bỗng nghe hơi gió ập tới, chiếc túi trong tay đã mở ra chụp xuống đầu y. Quyền đó của Phong Ba Ác có thể đánh trúng xương đùi của ông già tay dài thật nhưng nếu để đầu mình bị chụp vào trong cái bao thì có phải hỡi ôi không? Chiếc túi đó đang từ trên đổ xuống đột nhiên biến thành quét ngang như để rũ cho cái bao bọc gió, tay phải ông già hơi nghiêng qua, miệng túi lệch sang chộp luôn vào đầu quyền của Phong Ba Ác.
Miệng bao quá lớn mà nắm tay Phong Ba Ác thì nhỏ nên lọt vào thật dễ dàng nhưng làm sao có thể giữ y được. Phong Ba Ác chỉ rụt tay lại là đã rút ra khỏi cái bao ngay. Đột nhiên lưng bàn tay y nhói lên một cái, dường như bị kim đâm phải, nhìn xuống bỗng giật nảy người, thì ra đã có một con bò cạp trên lưng bàn tay. Con bò cạp đó so với bình thường thì nhỏ hơn nhiều nhưng mình vằn vện ngũ sắc trông thật ghê rợn. Phong Ba Ác biết không xong, vẫy mạnh tay một cái nhưng đuôi con bò cạp vẫn cắm chặt vào lưng bàn tay, lắc cách nào cũng không nhả.
Phong Ba Ác vội lật tay lại xát bàn tay vào sống đao, nghe tóp một tiếng, con bò cạp đã bị nát ngướu. Thế nhưng con vật lại từ trong túi của ông già tay dài chui ra ắt không phải chỉ là bò cạp thường, một người ăn mày tầm thường độc vật sử dụng đã thật ghê gớm, huống chi lại là một trong lục đại trưởng lão của Cái Bang? Y vội vàng nhảy ra ngoài xa, lấy trong túi ra một viên thuốc giải độc, bỏ tọt vào mồm nuốt luôn.
Người ăn mày già không đuổi theo, thu chiếc bao về, quay sang Vương Ngữ Yên nghĩ thầm: “Con bé này sao lại biết ta thuộc về họ Nguyễn Hồ Bắc nhỉ?”. Bao Bất Đồng hết sức quan tâm vội hỏi:
- Tứ đệ thấy thế nào?








Làm trai cho đáng nên trai,
Nghìn chung sảng khoái so tài một phen.

*
* *



Đoàn Dự đã từng bị phái Vô Lượng và bang Thần Nông hiếp đáp, lại bị Nam Hải Ngạc Thần cưỡng bách, bị thái tử Diên Khánh bỏ tù rồi bị Cưu Ma Trí bắt đi, đến Mạn Đà Sơn Trang phải làm anh thợ trồng hoa, trải qua bao nhiêu dày vò lăng nhục nhưng trước nay chàng chưa từng có cái bụng dạ oán hận bực bội như thế bao giờ.
Thật ra thì ở Thính Hương thủy tạ chẳng có một ai quá quắt, Bao Bất Đồng tuy có ý đuổi khéo chàng nhưng cũng không đến nỗi cạn tàu ráo máng, không phải như đối phó với bọn Chư Bảo Côn đánh cho gãy tay nát vai hay như với Diêu Bá Đương bắt y phải lăn ra ngoài. Vương Ngữ Yên mở lời bảo chàng ở lại thêm một đêm, còn A Châu, A Bích ân cần lễ độ tiễn chàng ra khỏi cửa nhưng sao trong lòng nặng chịch không thể nào tả xiết.
Trên mặt hồ gió khuya từng chập, mang theo mùi hương lăng dịu dàng, Đoàn Dự ra sức bơi, không biết giận ai mới phải, cũng không biết vì sao mình bực bội. Hôm trước Mộc Uyển Thanh, Nam Hải Ngạc Thần, thái tử Diên Khánh, Cưu Ma Trí, Vương phu nhân ai ai cũng lăng nhục chàng, còn tệ hại hơn nhiều nhưng chàng vẫn thản nhiên chịu đựng không có gì làm nhục nhằn quá đáng.
Trong thâm tâm chàng lờ mờ hiểu rằng chẳng qua vì mình quá ái mộ Vương Ngữ Yên, mà trái tim của nàng lại không có chút nào cho chàng, đến như A Châu, A Bích cũng không ai để ý đến. Chàng từ bé đã được mọi người coi như vàng ngọc, từ hoàng đế hoàng hậu nước Đại Lý trở xuống, chẳng ai dám coi thường. Cho đến cả khi gặp địch nhân, Nam Hải Ngạc Thần một lòng thu chàng làm đồ đệ, Cưu Ma Trí không ngại gian lao đem chàng từ Đại Lý đến Giang Nam, đối xử với chàng cũng có đôi phần kính trọng. Đến như Chung Linh, Mộc Uyển Thanh hai nàng mới gặp cũng đã xiêu lòng ngay.
Chàng từ xưa tới nay chưa từng bị ai lạnh nhạt, khinh rẻ như thế, tuy người ta vẫn giữ lễ nhưng chẳng qua cũng chỉ bề ngoài. Trong bụng ai đó hẳn là coi Mộ Dung công tử trọng hơn chàng nhiều, trong mấy hôm vừa qua hễ có ai nhắc đến Mộ Dung công tử thì lập tức người người rúng động, hết sức lắng tai nghe. Vương Ngữ Yên, A Châu, A Bích, Bao Bất Đồng cho chí những người như Đặng đại gia, Công Dã nhị gia, Phong tứ gia chi chi đó, ai nấy dường như sống chỉ vì Mộ Dung công tử mà thôi.
Đoàn Dự xưa nay chưa từng có cái tâm đố kỵ, ghen tài với ai, lúc này một thân một mình bơi thuyền lang thang trên mặt hồ, tưởng chừng như thấy bóng hình Mộ Dung công tử ở trên cao nhìn chàng cười nhạt, buông lời nhạo báng: “Đoàn Dự ơi là Đoàn Dự, ngươi đâu có đáng một sợi lông măng của ta? Ngươi tơ tưởng đến biểu muội ta thật có khác gì con ếch muốn ăn thịt thiên nga? Ngươi không thấy đáng chê cười hay sao?”.
Chàng trong lòng bực bội nên khi chèo thuyền khí lực cực mạnh, hơn một giờ sau, nội lực sung mãn trong người từ từ khởi động nên càng lâu càng thấy thoải mái, bao nhiêu buồn phiền dần dần tiêu giảm. Lại chèo thêm chừng một giờ nữa, trời bắt đầu hửng sáng thấy nơi phương bắc xa xa lẩn khuất trong đám sương mù mờ mịt một ngọn núi nhô lên.
Chàng liệu chừng Thính Hương thủy tạ và Cầm Vận tiểu trúc đều ở phía đông, nếu cứ nhắm hướng bắc mà bơi thì sẽ không quay về chỗ cũ. Thế những mỗi một nhát giầm, lòng chàng lại dâng lên một nỗi bâng khuâng lưu luyến, nghĩ thầm chiếc thuyền đi thêm một thước thì mình lại xa Vương Ngữ Yên thêm một thước.
Đến gần trưa chàng đã chèo đến chân núi, lên bờ hỏi thăm thổ dân mới hay ngọn núi đó tên là Mã Tích, cách Vô Tích_ chẳng bao xa. Chàng đã từng đọc trong sách nói đến Vô Tích biết rằng thời Xuân Thu đã là một thành lớn nổi tiếng. Chàng bèn quay trở về thuyền, chèo tiếp lên hướng bắc, tới khoảng giờ thân thì đã đến bên thành Vô Tích.
Chàng đi vào thấy dân chúng qua lại nườm nượp, thật là nhộn nhịp ở Đại Lý không nơi nào sánh bằng. Chàng cứ thuận chân mà đi đột nhiên ngửi thấy mùi thơm chính là mùi gia vị, tương chao từ thịt ướp đang chiên xào. Chàng đã lâu không ăn uống gì, chèo thuyền mấy giờ liền bụng đã đói meo nên lần theo mùi thơm tìm đến, qua một chỗ ngoặt thấy ngay một tòa tửu lâu nơi mặt đường, bảng vàng đề ba đại tự Tùng Hạc Lâu.
Tấm biển đó đã lâu ngày nên khói ám thành đen thui nhưng ba chữ vàng vẫn bóng loáng, từng chập từng chập mùi thịt rượu ngào ngạt bay ra, thêm tiếng dao thớt rộn ràng lẫn trong tiếng tửu bảo huyên náo.
Chàng đi lên lầu vừa ngồi xuống đã có hầu bàn chạy lại chào hỏi. Đoàn Dự gọi một hồ rượu, thêm bốn món nhắm, tựa lưng vào lan can uống một mình, trong lòng tràn đầy nỗi cô đơn tịch mịch, nhịn không nổi thở dài sườn sượt.
Một đại hán ngồi ở phía tây nghe thế quay đầu lại nhìn, đôi mắt lạnh lùng sáng quắc lướt qua mặt chàng. Đoàn Dự thấy người đó thân thể thật là cao lớn, chừng trên dưới ba mươi, mặc áo vải màu tro cũ kỹ đã sờn rách, mày rậm mắt to, mũi cao miệng rộng, khuôn mặt vuông vức hình chữ quốc, tuy nhuốm vẻ phong sương nhưng đầy vẻ uy nghiêm.
Đoàn Dự trong bụng tấm tắc khen thầm: “Quả là một đại hán hiên ngang! Hẳn đây là một tráng sĩ bi ca khẳng khái của nước Yên nước Triệu nơi miền bắc chứ Giang Nam hay Đại Lý không thể có được người như thế này. Bao Bất Đồng tự mình huyên hoang anh khí ngất trời nhưng phải người như thế này mới xứng đáng bốn chữ đó”.
Trên bàn tráng sĩ đó để một bát thịt bò, một bát canh và hai hồ rượu lớn ngoài ra không còn gì khác đủ biết y ăn uống cũng cực kỳ sảng khoái không câu nệ. Đại hán đó nhìn Đoàn Dự mấy bận rồi quay đầu đi tiếp tục ăn uống. Đoàn Dự đang thấy đơn côi nên có ý muốn làm quen để có bạn liền gọi tửu bảo tới chỉ vào lưng người kia nói:
- Tiền ăn uống của vị gia đài kia tính luôn vào cho ta.
Đại hán kia nghe Đoàn Dự dặn như thế quay lại mỉm cười, gật đầu nhưng không nói gì. Đoàn Dự muốn nói chuyện với y đôi câu để cho bớt tịch mịch nhưng thấy không tiện nên lại thôi.
Lại uống thêm ba chén nữa bỗng nghe thấy cầu thang tiếng bước chân, có hai người đi lên. Người đi trước một chân khập khiễng, tay cầm một cây gậy chống nhưng đi đứng nhanh nhẹn, còn người thứ hai là một ông già mặt mày thiểu não. Hai người đó đi đến bàn của đại hán nọ cung kính khom lưng chào nhưng y chỉ gật đầu chứ không đứng lên hoàn lễ.
Người què chân nói nhỏ:
- Khải bẩm đại ca, đối phương hẹn sáng sớm ngày mai gặp mình tại lương đình Huệ Sơn.
Đại hán gật đầu nói:
- Như thế không khỏi gấp quá chăng?
Lão già kia đáp:
- Huynh đệ đã nói với bọn chúng ước hội ba ngày nữa. Thế nhưng đối phương chắc biết người bên mình chưa đông đủ, ăn nói khích bác bảo là nếu không dám phó ước thì ngày mai không đến cũng chẳng sao.
Đại hán nói:
- Được rồi! Ngươi truyền ra cho anh em canh ba hôm nay tất cả tề tựu tại Huệ Sơn. Mình tới trước đợi đối phương đến gặp.
Hai người khom lưng đáp lời, quay mình xuống lầu. Ba người đó nói chuyện rất khẽ, các tửu khách trên lầu không ai nghe được nhưng Đoàn Dự nội lực sung mãn, mắt tinh tai thính tuy không cố ý nghe lỏm chuyện người nhưng câu nào câu nấy vào tai rõ mồn một.
Đại hán kia không hiểu cố ý hay vô tình liếc nhìn Đoàn Dự, thấy chàng cúi đầu trầm tư hiển nhiên nghe được câu chuyện của mình, đột nhiên đôi mắt sáng lóe lên, hừ một tiếng. Đoàn Dự giật mình, tay run rẩy nghe choang một tiếng chén rượu rơi ngay xuống sàn vỡ nát. Đại hán kia mỉm cười hỏi:
- Vị huynh đài kia có gì mà phải hoảng hốt? Xin mời qua đây cùng uống với nhau, được chăng?
Đoàn Dự cười nói:
- Hay lắm! Hay lắm!
Chàng sai hầu bàn thu dọn chén bát dọn qua bàn của người kia rồi hỏi tính danh. Đại hán kia mỉm cười:
- Huynh đài sao đã biết rồi mà còn hỏi làm chi? Chúng mình việc gì phải câu nệ hình thức, uống với nhau vài bát, có phải hay biết bao không? Đến khi chia ra thành ta và địch đâm ra mất thú đi.
Đoàn Dự đáp:
- Huynh đài chắc nhận lầm người rồi nên tưởng tại hạ là kẻ địch. Thế nhưng “việc gì phải câu nệ hình thức” mấy tiếng đó, tiểu đệ thấy thật hợp ý, xin mời, xin mời!
Chàng cầm chén lên nốc một hơi cạn sạch. Đại hán kia mỉm cười nói:
- Huynh đài quả là sảng khoái, có điều cái chén đó bé quá.
Y kêu:
- Tửu bảo, đem cho ta hai cái bát lớn, đem thêm mười cân cao lương_.
Gã hầu bàn và Đoàn Dự nghe gọi “mười cân cao lương” đều giệt nảy mình. Tửu bảo cười cầu tài:
- Bẩm gia đài, mười cân rượu uống làm sao cho hết?
Đại hán kia chỉ vào Đoàn Dự nói:
- Vị công tử này mời khách, ngươi việc gì phải dè xẻn giùm cho y? Mười cân chưa đủ, lấy hai chục cân.
Tửu bảo cười đáp:
- Dạ! Dạ!
Chẳng mấy chốc y mang ra hai cái tô và một hũ rượu để lên bàn. Đại hán kia nói:
- Rót đầy hai tô cho ta.
Hai chiếc bát đó rót xong, Đoàn Dự thấy mùi rượu xông lên mũi thật là nồng. Chàng khi còn ở Đại Lý, chỉ thỉnh thoảng uống vài chén, bây giờ nhìn thấy bát rượu to quá, không khỏi cau mày. Đại hán kia cười nói:
- Hai chúng mình đối ẩm mười bát đã rồi tính sau, được chăng?
Đoàn Dự nhìn thấy đôi mắt y có vẻ diễu cợt, giá như bình thời, chàng ắt hẳn sẽ cung kính từ chối, thú thực là tửu lượng không bằng ai. Thế nhưng tối hôm qua ở Thính Hương thủy tạ bị người ta rẻ rúng đã nhiều nghĩ thầm: “Gã này hẳn là cùng phường với Mộ Dung công tử, nếu chẳng phải Đặng đại gia, Công Dã nhị gia thì cũng là Phong tứ gia. Bọn chúng đã ước hẹn đấu võ tại Huệ Sơn, kẻ địch nếu không là Cái Bang thì cũng là Nhất Phẩm Đường của Tây Hạ. Hừ, Mộ Dung công tử thì đã là cái quái gì? Ta nhất định không để cho thủ hạ y khinh miệt, quá lắm say chết là cùng, có gì là ghê gớm đâu?”.
Chàng nghĩ thế nên ưỡn ngực lớn tiếng nói:
- Tại hạ xả mệnh bồi quân tử, uống rượu nếu có gì thất thố mong huynh đài đừng trách.
Nói xong bưng một bát rượu lên, ừng ực ừng ực uống một hơi. Chàng uống hết bát rượu đó chẳng qua chỉ vì tức khí, tuy không có Vương Ngữ Yên ngồi bên cạnh nhưng chẳng khác nào uống cho nàng coi, cùng với Mộ Dung Phục tranh đua, không để thua trước mặt người trong mộng, chẳng nói gì chỉ là một bát rượu trắng mà dẫu có độc tửu thì chàng cũng không ngần ngại uống ngay.
Đại hán kia thấy chàng uống một cách hào sảng như thế cũng hơi ngoài sự tiên liệu của mình, cười ha hả nói:
- Thật là sảng khoái!
Y cũng bưng bát của mình lên ngửa cổ uống cạn rồi lại rót đầy hai bát khác. Đoàn Dự cười nói:
- Rượu ngon lắm!
Chàng khà một tiếng rồi lại bưng bát lên uống hết. Đại hán kia cũng uống một bát nữa rồi lại châm cho đầy. Mỗi bát đó phải đến nửa cân, Đoàn Dự uống một cân liệt tửu vào bụng rồi, trong bụng tưởng như có lửa đốt bừng bừng, đầu óc choáng váng quay cuồng nhưng vẫn nghĩ bụng: “Mộ Dung Phục thì đã là gì? Chắc gì hơn được ai? Ta lẽ nào lại thua thủ hạ của hắn!”. Chàng lại bưng bát thứ ba lên uống một hơi hết sạch.
Đại hán kia thấy chàng đã có vẻ say, trong bụng cười thầm, biết chàng uống hết bát thứ ba rồi chỉ giây lát thể nào cũng nằm sóng soài ra đất. Đoàn Dự chưa uống bát thứ ba đã thấy trong bụng trộn trạo muốn ói đến lúc thêm nửa cân rượu trắng nữa vào bụng, ngũ tạng lục phủ dường như quay mòng mòng. Chàng cố gắng mím môi, không để cho rượu trong bụng ọc ra. Đột nhiên nơi đan điền thấy động, một luồng chân khí xông thẳng lên, ở trong người chạy lung tung khắp nơi giống như hôm nào không thể thu hồi chân khí lại. Chàng vội vàng theo đúng pháp môn bá phụ truyền dạy, đem luồng chân khí đó nạp trở vào huyệt Đại Trùy. Hơi rượu trong cơ thể bốc lên, trộn với chân khí, rượu vốn là vật hữu hình hữu chất nên không chịu nằm yên nơi các huyệt đạo, chàng đành để nó theo tự nhiên từ huyệt Thiên Tông sang huyệt Kiên Trinh rồi theo các huyệt Tiểu Hải, Chi Chính, Dưỡng Lão nơi cánh tay trái xuống đến các huyệt Dương Cốc, Hậu Khoát, Tiền Cốc nơi bàn tay rồi theo huyệt Thiếu Trạch ở ngón tay út chảy ra ngoài. Lúc này lộ tuyến chân khí chàng sử dụng giống như Thiếu Trạch Kiếm trong Lục Mạch Thần Kiếm. Thiếu Trạch Kiếm vốn là một luồng kiếm khí hữu kình vô hình, lúc này nơi ngón tay út của chàng lại có một giòng rượu chảy ri rỉ ra ngoài.
Lúc đầu Đoàn Dự chưa nhận ra nhưng chẳng bao lâu, đầu óc thấy tỉnh táo trở lại, khám phá ra rượu theo ngón tay út mà ra ngoài kêu thầm: “Thực hay biết bao!”. Chàng để thõng tay trái, đại hán kia nào có để ý, chỉ thấy Đoàn Dự vốn đang lờ đờ say chẳng mấy chốc thần thái lại bình thường, không khỏi lạ lùng, cười nói:
- Tửu lượng của huynh đài không phải dở nên mới chịu được như thế.
Y lại rót thêm hai bát nữa. Đoàn Dự cười nói:
- Tửu lượng của tiểu đệ cũng tùy người mà một khác. Người đời có nói rằng: Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu. Chiếc bát này, đệ nghĩ chắc cũng độ hai chục chén, một nghìn ly thì phải bốn năm chục bát mới đủ, tiểu đệ xem ra uống không nổi năm chục bát đâu.
Nói xong lại bưng bát lên uống cạn thêm một lần nữa rồi theo đúng phép vận khí, tay để lên thành lan can ở bên ngoài tửu lâu, một giòng rượu theo ngón tay út chảy ra, theo thanh gỗ xuống dưới chân tường, quả là thần không hay, quỉ không biết, chẳng có chút nào sơ hở. Chỉ một lát chàng đã tống hết bốn bát rượu ra khỏi cơ thể.
Đại hán kia thấy Đoàn Dự không có vẻ gì là đã uống hết bốn bát liệt tửu rất là vui vẻ nói:
- Hay lắm! Hay lắm! Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, để ta kính ngươi cạn trước.
Y rót ra hai bát, tự mình uống sạch rồi rót cho Đoàn Dự hai bát khác. Đoàn Dự cực kỳ thản nhiên cầm lên uống cạn hai bát rượu thái độ tiêu sái chẳng khác gì người ta uống nước lã không bằng. Hai người thi uống rượu lúc ấy đã kinh động các tửu khách lầu trên lầu dưới của Tùng Hạc Lâu, ngay cả đầu bếp, hỏa phu cũng chạy lên lầu vây quanh hai người xem đấu tửu. Đại hán kia lại gọi:
- Tửu bảo đâu, đem thêm hai chục cân nữa.
Gã hầu bàn le lưỡi nhưng đang muốn xem trò vui nên không ngăn trở gì nữa, liền đi bưng thêm lên một hũ rượu. Đoàn Dự và đại hán đó, anh một bát tôi một bát, hai bên uống không ai chịu kém ai, chỉ chừng một bữa cơm, hai người ai nấy uống mỗi người ba chục bát rồi.
Đoàn Dự biết rằng mình dùng ngón tay làm trò ma mãnh, liệt tửu chỉ chảy qua thân thể mình rồi ra ngoài, tửu lượng có thể nói là vô cùng vô tận, còn đại hán kia mới là bản lãnh chân thực, thấy y uống liên tiếp hơn ba mươi bát mà mặt không đổi sắc, cũng không có vẻ gì say sưa, trong lòng hết sức bội phục, lúc đầu chàng nghĩ y cùng phe với Mộ Dung công tử nên có ý chống báng, đến lúc này thấy y đầy vẻ hào sảng, anh phong nên nổi lòng yêu mến nghĩ bụng: “Nếu cứ như thế này mà thi đua, ta chỉ có thắng mà không thể nào thất bại được. Thế nhưng người này nếu uống quá chén không khỏi tổn hại đến cơ thể”.
Đến khi uống tới bát thứ bốn mươi, chàng bèn nói:
- Nhân huynh, hai đứa mình ai nấy uống đến bát thứ bốn mươi rồi đó!
Đại hán kia cười nói:
- Huynh đài đầu óc còn tỉnh táo lắm nên đếm thật đâu ra đấy.
Đoàn Dự cũng cười:
- Hai ta kỳ phùng địch thủ, gặp gỡ nơi đây quả là có duyên, nếu uống đến khi phân thắng bại e không phải dễ. Thôi mình uống đến đây thôi, trong người huynh đệ cũng không mang sẵn tiền.
Chàng thò tay vào túi lấy ra một cái túi thêu thẩy lên bàn, nghe cạch một tiếng nhỏ đủ biết trong túi chẳng có bao nhiêu vàng bạc. Đoàn Dự bị Cưu Ma Trí bắt từ Đại Lý đem đến đây tiền bạc không đem theo nhiều tuy cái hầu bao đó tết bằng tơ vàng chỉ bạc thoáng trông cũng biết là vật trân quí nhưng lép xẹp nhìn là biết ngay.
Đại hán đó thấy thế cười ha hả. Móc trong người ra một đĩnh bạc vứt lên bàn, nắm tay Đoàn Dự nói:
- Thôi mình đi!
Đoàn Dự trong lòng hoan hỉ, khi ở Đại Lý vì chưng là hoàng tử nên khó có thể kết giao được với một ai thật tình, hôm nay lại không phải vì văn tài, cũng chẳng phải võ công vô hình chung bằng tửu lượng mà quen được với một người, quả là lạ lùng hiếm có ở trên đời.
Hai người xuống dưới lầu, đại hán kia đi mỗi lúc một nhanh, ra khỏi thành liền rảo bước, cứ vùn vụt theo đường cái mà thẳng tới. Đoàn Dự cũng lấy hơi, đi song song với y, tuy chàng không biết võ công nhưng nội lực cực kỳ sung mãn thành thử chạy nhanh mà không thở mạnh chút nào. Đại hán kia nhìn chàng mỉm cười nói:
- Được lắm, mình tỉ thí cước lực xem sao.
Nói rồi y liền ra sức chạy thật nhanh. Đoàn Dự theo được mấy bước, vì quá gấp nên chân hơi chập choạng tưởng chừng muốn ngã, thừa thế nhích xéo qua bên trái nửa bước theo lối Lăng Ba Vi Bộ mới đứng vững được. Chàng vô ý đi được một bước thì đã vọt lên mấy thước, trong lòng mừng rỡ, bước tiếp theo cũng áp dụng bộ pháp đó nên đã đuổi kịp đại hán kia. Hai người lại cùng nhau chạy, chỉ thấy gió thổi vù vù, cây cối hai bên đường vùn vụt chạy về phía sau.
Đoàn Dự học được Lăng Ba Vi Bộ có bao giờ nghĩ đến việc mình sẽ sử dụng môn võ công này vào việc chạy thi, lúc này như tên để trên dây cung không thể không bắn ra chỉ còn nước hết sức mà làm chứ hoàn toàn không có tham vọng thắng được đại hán nọ. Chàng án chiếu bộ pháp đã học được, lại thêm nội lực hồn hậu không đâu sánh kịp, từng bước từng bước đi ra còn người kia ở đằng trước hay tụt lại đằng sau chàng nào có để ý.
Đại hán kia hết sức rảo bước, mỗi lúc chạy thêm nhanh, trong khoảnh khắc đã bỏ xa Đoàn Dự. Thế nhưng y chỉ ngừng lại lấy thêm một hơi thì Đoàn Dự đã đuổi tới sau lưng rồi. Anh chàng ta liếc mắt ngó qua thấy Đoàn Dự thân hình tiêu sái, chẳng khác gì người tản bộ đi chơi mát, trong lối bước đi không có vẻ gì tranh cạnh trong bụng bội phục thầm, lại càng cố chạy cho nhanh khiến cho Đoàn Dự phải tụt về sau nhưng chẳng mấy chốc chàng lại đuổi kịp. Cứ thử như thế mấy lần, đại hán kia biết Đoàn Dự nội lực cực kỳ mãnh liệt xem ra còn hơn cả mình, trong khoảng mươi dặm thắng được chàng thì không lấy gì làm khó, thế nhưng nếu đi ba bốn chục dặm thì cái cơ hội thắng được chàng sẽ khó mà biết, chạy đến sáu chục dặm trở lên thì mình thua là cái chắc. Y cười ha hả đứng lại nói:
- Mộ Dung công tử, Kiều Phong hôm nay quả đã phục tài các hạ. Cô Tô Mộ Dung quả nhiên danh bất hư truyền.
Đoàn Dự đang đà chạy vọt lên trên nghe thế vội vàng quay lại, thấy y gọi mình là “Mộ Dung công tử” vội nói:
- Tiểu đệ họ Đoàn, tên Dự, huynh đài nhận lầm rồi.
Đại hán kia thần sắc kinh ngạc hỏi lại:
- Ngươi nói sao? Ngươi ... ngươi không phải Mộ Dung Phục Mộ Dung công tử ư?
Đoàn Dự mỉm cười:
- Tiểu đệ đến Giang Nam, ngày nào cũng nghe đến đại danh của Mộ Dung công tử, quả thực hết sức ngưỡng mộ thế nhưng tới nay vẫn chưa có duyên bái kiến.
Chàng trong bụng nghĩ thầm: “Hán tử này ngộ nhận ta là Mộ Dung Phục thì ra y không phải cùng phe nhà Mộ Dung”. Nghĩ như thế đối với y chàng thấy có thêm vài phần hảo cảm, bèn hỏi:
- Huynh đài tự nói tên họ, có phải họ Kiều tên Phong chăng?
Người kia chưa hết vẻ kinh ngạc nói:
- Chính thế, tại hạ là Kiều Phong.
Đoàn Dự nói:
- Tiểu đệ là người Đại Lý, mới đến Giang Nam lần đầu đã được biết đến một nhân vật anh hùng như Kiều huynh thực là đại hạnh.
Kiều Phong trầm ngâm nói:
- Ồ, thì ra ngươi là con cháu họ Đoàn Đại Lý, thảo nào, thảo nào! Đoàn huynh, huynh đài đến Giang Nam có chuyện gì vậy?
Đoàn Dự đáp:
- Nói ra thật là hổ thẹn, tiểu đệ bị người ta bắt đến đây.
Chàng đem chuyện vì sao bị Cưu Ma Trí bắt được, rồi gặp hai cô a hoàn của Mộ Dung Phục thế nào sơ lược kể qua. Tuy tóm tắt một câu chuyện dài nhưng không điều gì dối trá, bao nhiêu nỗi xấu xa mình gặp phải, không che đậy thêm thắt chút nào.
Kiều Phong nghe xong, vừa mừng vùa ngạc nhiên nói:
- Đoàn huynh quả là người sảng trực, bình sinh trong đời mỗ chưa từng gặp qua. Ta với ngươi một lần gặp gỡ như quen đã lâu, mình kết thành huynh đệ kim lan, ngươi nghĩ sao?
Đoàn Dự mừng rỡ đáp:
- Việc đó tiểu đệ cầu còn chưa được.
Hai người trao đổi tuổi tác, Kiều Phong lớn hơn Đoàn Dự mười một tuổi lẽ dĩ nhiên là anh. Sau đó hai người nặn đất thành hương, ngẩng lên trời lạy tám lạy, người gọi hiền đệ, kẻ luôn mồm đại ca vui mừng khôn xiết.
Đoàn Dự nói:
- Tiểu đệ nơi Tùng Hạc Lâu, nghe lỏm được đại ca tối nay có ước hẹn với kẻ địch. Tiểu đệ tuy không biết võ công nhưng cũng muốn đến xem trò náo nhiệt, đại ca có bằng lòng không?
Kiều Phong tra hỏi chàng mấy câu mới hay quả nhiên Đoàn Dự không biết võ công thực, không khỏi tấm tắc lấy làm lạ lùng nói:
- Hiền đệ trong thân thể chứa nhiều nội lực như thế nếu muốn học võ công thượng thừa thật dễ như lấy đồ trong túy chẳng khó khăn gì cả. Nếu hiền đệ hôm nay muốn đến coi hội đấu cũng chẳng có gì là không được, chỉ e rằng địch nhân ra tay tàn độc âm hiểm, hiền đệ tuyệt nhiên chớ nên ra mặt.
Đoàn Dự vui mừng nói:
- Tiểu đệ nhất quyết theo lời dặn của đại ca.
Kiều Phong cười nói:
- Giờ này trời còn sớm, anh em ta quay lại thành Vô Tích uống thêm một trận nữa, sau đó cùng đến Huệ Sơn cũng không muộn.
Đoàn Dự nghe y đòi uống rượu nũa, không khỏi hoảng hồn nghĩ thầm: “Mới đây uống bốn chục bát lớn rồi, mới một chốc đã đòi uống thêm sao?”. Chàng bèn nói:
- Đại ca, tiểu đệ cùng đại ca uống thi, thực ra là đánh lừa đại ca đó, xin đừng trách.
Chàng nói rõ mình đã dùng nội lực dồn rượu chảy ra huyệt Thiếu Trạch ở ngón tay út như thế nào, Kiều Phong kinh hoảng nói:
- Huynh đệ, có phải ... có phải đó là công phu Lục Mạch Thần Kiếm đó chăng?
Đoàn Dự đáp:
- Chính thị, tiểu đệ mới học chưa lâu tài nghệ còn sơ sài lắm.
Kiều Phong ngẩn người ra một hồi, thở dài nói:
- Ta từng nghe gia sư nói qua, trong võ lâm cố lão tương truyền họ Đoàn Đại Lý có môn công phu Lục Mạch Thần Kiếm, có thể dùng kiếm khí vô hình giết người, không biết thực hay hư. Thì ra quả có môn thần công đó.
Đoàn Dự nói:
- Thực ra môn công phu đó ngoài việc dùng để bịp đại ca khi uống rượu ra chẳng được việc gì khác. Tiểu đệ bị nhà sư Cưu Ma Trí bắt giữ, không cách nào chống trả. Người đời ca tụng môn Lục Mạch Thần Kiếm này quá đáng, thực ra chẳng được như vậy đâu. Đại ca, rượu có thể làm cơ thể bị tổn thương nên uống điều độ, tiểu đệ thấy hôm nay mình không nên uống thêm làm gì.
Kiều Phong cười ha hả nói:
- Hiền đệ khuyên như vậy là phải lắm. Có điều ngu huynh khỏe như voi, từ bé đã thích uống rượu, càng uống tinh thần càng sảng khoái, đêm nay đại địch ở trước mặt, lại càng cần uống thêm liệt tửu để cùng bọn kia sống mái một phen.
Hai người vừa nói vừa quay lại thành Vô Tích nhưng lần này không còn chạy đua nữa, chỉ chậm rãi đi sóng đôi. Đoàn Dự vui mừng có được một người bạn tốt, trong lòng cực kỳ sung sướng thế nhưng vẫn không quên được Mộ Dung Phục và Vương Ngữ Yên nên nói chuyện gẫu mấy câu nhịn không nổi hỏi:
- Đại ca lúc nãy nhận lầm tiểu đệ là Mộ Dung công tử, không lẽ hình dáng anh ta có phần nào giống đệ chăng?
Kiều Phong đáp:
- Ta đã từng nghe đại danh của họ Mộ Dung đất Cô Tô, lần này đến Giang Nam cũng là vì y mà đến. Nghe nói Mộ Dung Phục nho nhã anh tuấn, tuổi chừng hăm tám hăm chín, so ra còn lớn hơn hiền đệ vài tuổi nhưng vì ta không nghĩ ra ngoài Mộ Dung Phục đất Giang Nam có còn thanh niên công tử nào dung mạo tuấn nhã, võ công cao cường như thế thành thử mới nhận lầm, quả là đáng hổ thẹn.
Đoàn Dự nghe y nói Mộ Dung Phục “võ công cao cường, dung mạo tuấn nhã”, trong lòng chua xót dường như không chịu nổi lại hỏi thêm:
- Đại ca từ xa đến kiếm y cốt để kết giao làm bạn với nhau chăng?
Kiều Phong thở dài một tiếng, vẻ mặt buồn bã lắc đầu:
- Ta vẫn hằng mong được kết giao với một người bạn như thế nhưng e rằng không làm sao được.
Đoàn Dự hỏi thêm:
- Vì sao vậy?
Kiều Phong đáp:
- Ta có một người bạn chí thân, hai tháng trước đây bị giết, ai cũng bảo là bị Mộ Dung Phục hạ độc thủ.
Đoàn Dự thảng thốt kêu lên:
- Dĩ bỉ chi đạo, hoàn thi bỉ thân!
Kiều Phong đáp:
- Đúng thế. Người bạn đó bị một vết thương trí mạng, chính là do người ta sử dụng tuyệt kỹ thành danh của y.
Y nói tới đây, thanh âm nghẹn ngào, thần tình cực kỳ xót xa, ngừng lại một chút nói tiếp:
- Thế nhưng trên giang hồ có biết bao nhiêu chuyện ly kỳ con người khó mà liệu cho hết, đâu có thể chỉ dựa vào một lời đồn đãi mà đã khăng khăng coi y là có tội. Ngu huynh đến Giang Nam chính là vì muốn tra xét cho rõ ngọn ngành.
Đoàn Dự hỏi:
- Thế sự thực ra sao?
Kiều Phong lắc đầu nói:
- Cái đó cũng thật là khó nói. Người bạn ta thành danh đã lâu, là người ngay thẳng, tính tình khiêm hòa, xưa nay hành sự cực kỳ cẩn trọng, không lẽ chẳng có chuyện gì lại đắc tội với Mộ Dung công tử. Y bị người ta ám toán cách nào, quả thực không sao hiểu được.
Đoàn Dự gật đầu nghĩ thầm: "Đại ca bề ngoài thô hào nhưng nội tâm cực kỳ tinh tế, không phải như Hoắc tiên sinh, Quá Ngạn Chi, Tư Mã Lâm chưa hỏi đầu đuôi đã nhất mực cho rằng Mộ Dung công tử là hung thủ". Chàng lại hỏi thêm:
- Thế cường địch mà ước hội với đại ca vào sáng sớm mai là hạng người nào thế?
Kiều Phong đáp:
- Đó là ...
Mới nói được hai tiếng, đã thấy trên đường cái hai người áo quần rách rưới, trông như kẻ ăn mày chạy tới, Kiều Phong vội vàng ngừng lại. Hai người đó thi triển khinh công, chỉ nháy mắt đã tới trước mặt, cùng khom lưng, một người nói:
- Khải bẩm bang chủ, có bốn người xông vào Đại Nghĩa phân đà thân thủ có vẻ khá lắm, Tưởng đà chủ thấy bọn họ xem chừng có ý không tốt, ngại rằng chống đỡ không nổi nên sai thuộc hạ đi mời Đại Nhân phân đà đến tiếp viện.
Đoàn Dự nghe hai người kia gọi Kiều Phong là “bang chủ”, thần thái cực kỳ cung kính nghĩ thầm: “Thì ra đại ca là chủ một bang hội gì đó”. Kiều Phong gật đầu hỏi:
- Bên kia là người như thế nào?
Một hán tử đáp:
- Bên đó ba người là đàn bà, còn lại một người đàn ông trung niên gầy gầy cao cao, cực kỳ ngang tàng vô lễ.
Kiều Phong hừ một tiếng nói:
- Tưởng đà chủ sao quá lo xa, đối phương chỉ có một người, không lẽ không đối phó nổi ư?
Hán tử đáp:
- Khải bẩm bang chủ, ba người đàn bà xem chừng cũng biết võ công.
Kiều Phong bật cười nói:
- Hay nhỉ, để ta đến xem sao.
Hai người đàn ông lộ vẻ vui mừng, cùng đáp “Vâng” rồi thõng tay lui ra sau lưng Kiều Phong. Kiều Phong quay sang nói với Đoàn Dự:
- Huynh đệ, ngươi có cùng đi với ta chăng?
Đoàn Dự đáp:
- Dĩ nhiên là thế!
Hai người kia đi trước dẫn đường, đi thẳng độ một dặm rồi quẹo qua bên trái, đi vòng qua vòng lại đến một con đường mòn men theo bờ đê hai bên đều là loại nhất đẳng điền tới nơi sông biển tiếp giáp với nhau. Đi được mấy dặm nữa qua một khu rừng hạnh, nghe tiếng một người hết sức quái dị từ trong vọng ra:
- Mộ Dung huynh đệ của ta đi lên Lạc Dương để gặp bang chủ các ngươi, sao người của Cái Bang lại kéo rốc tới Vô Tích làm gì? Thế có phải là cố ý tránh mặt không cho gặp hay sao? Các ngươi nhút nhát thì cũng chẳng nói làm chi, nhưng để cho Mộ Dung huynh đệ của ta phải đi không về không mất công toi! Có lý nào như thế? Trên đời này lẽ nào lại như thế được?
Đoàn Dự vừa nghe giọng nói, tim đập thình thình, đó chính là cái gã Bao tam tiên sinh lúc nào cũng lèm bèm “Sai bét rồi, không phải vậy” nên nghĩ thầm: “Vương cô nương có đi cùng với y chăng? Chẳng bảo là có ba người đàn bà là gì?”. Chàng lại nghĩ: “Cái Bang là đại bang số một trong thiên hạ, không lẽ hôm nay mình đã bái kết cùng bang chủ của họ hay sao?”.
Chỉ nghe một người nói giọng phương bắc lớn tiếng đáp:
- Mộ Dung công tử có hẹn trước với Kiều bang chủ của tệ bang không?
Bao tam tiên sinh nói:
- Hẹn hay không hẹn thì cũng thế. Mộ Dung công tử đã đến Lạc Dương thì bang chủ Cái Bang không được tự tiện đi đâu cả để cho y phải về không. Lẽ nào lại thế, trên đời này lẽ nào lại thế được?
Người kia trả lời:
- Thế Mộ Dung công tử có đưa tín thiếp đến tệ bang xin gặp không?
Bao tam tiên sinh đáp:
- Làm sao ta biết? Ta có phải là Mộ Dung công tử đâu, cũng có phải là bang chủ Cái Bang đâu, làm sao biết được? Câu hỏi của ngươi nghe chẳng đâu vào đâu, lẽ nào thế được, lẽ nào thế được?
Kiều Phong nghe vậy sầm mặt xuống, hiên ngang tiến vào trong rừng. Đoàn Dự đi theo đằng sau thấy trong rừng hạnh hai bên đang đối diện nhau, đằng sau Bao tam tiên sinh có ba cô gái, Đoàn Dự vừa nhìn thấy một nàng mắt liền dán chặt vào không sao rời ra được nữa.
Người con gái đó dĩ nhiên là Vương Ngữ Yên, nàng “ủa” một tiếng hỏi nhỏ:
- Anh cũng đến đây à?
Đoàn Dự đáp:
- Tôi cũng đến.
Rồi mắt như ngây như dại chăm chăm nhìn nàng. Vương Ngữ Yên hai má ửng hồng, quay đầu ra chỗ khác nghĩ bụng: “Gã này nhìn mình như thế quả là vô lễ”. Thế nhưng nàng biết Đoàn Dự hết sức ái mộ nhan sắc mình, trong lòng lại thấy sung sướng chứ không bực bội.
Đối diện với Bao Bất Đồng là một đám ăn mày quần áo lam lũ, người đứng trước thấy Kiều Phong đến lộ vẻ vui mừng lập tức chạy ra nghinh tiếp, những bang chúng Cái Bang đứng ở sau y cùng khom lưng hành lễ lớn tiếng nói:
- Thuộc hạ tham kiến bang chủ.
Kiều Phong ôm quyền đáp:
- Các anh em khỏe chứ.
Bao tam tiên sinh thấy thế lập tức thần tình khẩn trương hỏi:
- Ồ, vị này là Kiều bang chủ của Cái Bang đấy ư? Huynh đệ là Bao Bất Đồng, ông chắc có nghe đến tên rồi.
Kiều Phong đáp:
- Thì ra là Bao tam tiên sinh, tại hạ ngưỡng mộ anh danh đã lâu, hôm nay mới thấy tôn phạm, quả là hạnh sự.
Bao Bất Đồng đáp:
- Sai bét rồi, không phải vậy! Ta làm gì có anh danh? Trên giang hồ xú danh thì chắc có. Ai mà chẳng biết Bao Bất Đồng đi đâu cũng gây gỗ với người ta, mở mồm là thành chuyện. Ha ha ha! Kiều bang chủ, ông tự tiện đến Giang Nam, thế là sai quấy lắm đó.
Cái Bang là bang hội lớn nhất thiên hạ, thân phận bang chủ tôn vinh là nhường nào, bang chúng kính ngưỡng như thần minh. Mọi người thấy Bao Bất Đồng vô lễ với bang chủ như thế, vừa mở mồm đã trách móc, không ai là không phẫn nộ. Sáu người đứng sau lưng Đại Nghĩa phân đà Tưởng đà chủ lập tức kẻ cầm chuôi đao, người cung tay lấy thế như toan bước ra động thủ.
Kiều Phong chỉ thản nhiên trả lời:
- Tại hạ sai quấy ở chỗ nào, xin Bao tam tiên sinh chỉ giáo.
Bao Bất Đồng đáp:
- Mộ Dung huynh đệ chúng tôi biết Kiều bang chủ là người có tiếng tăm, biết Cái Bang có nhiều nhân tài thành thử tự mình đến Lạc Dương bái hội các hạ, sao ông lại ham vui đi xuống Giang Nam? Ha ha, lẽ nào thế được, lẽ nào thế được?
Kiều Phong mỉm cười nói:
- Mộ Dung công tử giá lâm tệ bang ở Lạc Dương, nếu như tại hạ biết trước tin đó, đương nhiên phải cung kính đón chờ, xin được tạ cái tội thất nghinh trước.
Nói xong ôm quyền vái chào. Đoàn Dự trong bụng khen thầm: “Mấy câu đó của đại ca quả là đắc thể, đúng là phong độ bang chủ một bang, chứ nếu như nổi giận với Bao Bất Đồng thì thật mất thân phận”.
Ngờ đâu Bao Bất Đồng nhận ngay chuyện đó, gật gù nói:
- Cái việc thất nghinh đó đúng là phải tạ tội. Người đời có nói rằng: “Không biết thì không có tội”, thế nhưng còn muốn phạt muốn đánh gì thì cũng còn tùy ở người ta nữa.
Y đang dương dương tự đắc, bỗng nghe từ trong rừng hạnh có mấy người cười ồ lên vang động cả không gian. Trong tiếng cười có người nói:
- Thường nghe Bao Bất Đồng đất Giang Nam hay đánh rắm chó, quả nhiên danh bất hư truyền.
Bao Bất Đồng đáp lại:
- Thường nghe rắm kêu thì không thối, rắm thối thì không kêu, thế nhưng rắm chó vừa thối vừa kêu thì có phải là rắm của Cái Bang lục lão đó chăng?
Trong rừng hạnh có người đáp:
- Bao Bất Đồng đã nghe danh Cái Bang lục lão, sao còn dám ở đây ba hoa nhăng cuội?
Lời vừa dứt, từ trong rừng hạnh bước ra bốn ông già, người thì râu tóc trắng xóa, người thì mặt mũi hồng hào, trong tay ai cũng cầm binh khí, chia ra bốn góc vây bốn người Bao Bất Đồng, Vương Ngữ Yên lại.
Lẽ dĩ nhiên Bao Bất Đồng phải biết Cái Bang là đệ nhất bang hội trong thiên hạ, trong bang cao thủ nhiêu vô số kể, Cái Bang lục lão lại vọng trọng võ lâm có điều y tính khí cao ngạo, từ bé đã không sợ trời sợ đất gì bao giờ, thấy bốn trong sáu người của Cái Bang lục lão ra mặt, vây quanh nên kêu khổ thầm: “Chết rồi, xem chừng hôm nay tên tuổi của Bao tam tiên sinh này đổ xuống sông xuống biển mất”. Thế nhưng mặt y không lộ vẻ gì sợ hãi chỉ nói:
- Bốn lão già kia tính chỉ dạy chuyện gì? Bộ tính cùng Bao tam tiên sinh này đánh nhau một trận hay sao? Sao bốn lão không xông lên một lượt? Thập thò mai phục ở một bên, toan ám toán Bao tam tiên sinh đấy hả? Hay lắm, hay lắm, thật là hay! Bao tam tiên sinh thích nhất là đánh nhau.
Bỗng từ trên không có tiếng người vọng xuống:
- - Trên đời này ai là người khoái đánh nhau nhất? Là Bao tam tiên sinh chăng? Sai rồi, sai rồi, đó phải là Giang Nam Nhất Trận Phong Phong Ba Ác.
Đoàn Dự ngẩng đầu lên thấy một người đứng trên một cành hạnh, cành cây rung động không ngớt, người đó cũng nhấp nhô theo. Y thân hình nhỏ bé, tuổi chừng ba mươi hai ba mươi ba, mặt đã choắt lại để hai chòm râu đuôi chuột, lông mày xụ xuống, dung mạo thật là xấu xí. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Xem ra người này là người A Châu, A Bích gọi là Phong tứ ca đây”. Quả nhiên nghe A Bích kêu lên:
- Phong tứ ca, anh có nghe tin tức gì của công tử chăng?
Phong Ba Ác nói lớn:
- Hay lắm, hôm nay kiếm được đối thủ rồi. A Châu, A Bích, chuyện của công tử từ từ rồi nói cũng không sao.
Từ trên không một người lộn một vòng lao thẳng xuống, xông luôn vào tấn công ông già lùn mập ở phía bắc. Ông già đó tay cầm cương trượng, lập tức đẩy ra phía trước điểm vào ngực Phong Ba Ác. Cái gậy đó phải to bằng quả trứng ngỗng, lúc vung ra có kình phong thật là uy mãnh. Phong Ba Ác liền sấn tới, giơ tay định đoạt cương trượng, ông già liền rung tay một cái, chiếc gậy hất lên, điểm luôn vào ngực y. Phong Ba Ác kêu lên:
- Hay lắm!
Y đột nhiên rùn người xuống, giơ tay chộp vào mạng sườn đối phương. Cây gậy của ông già lùn mập kia lúc đó còn ở bên ngoài, thấy địch tiến sát vào mình muốn rút về chống đỡ cũng không kịp, bèn giơ chân lên đá vào bụng dưới y.
Phong Ba Ác nghiêng qua tránh được, nhưng lại xông ngay lên trước mặt ông già mặt mũi hồng hào ở phía đông, chỉ thấy một ánh chớp lóe lên, trong tay y đã có thêm một thanh đơn đao, vung lên chém ngang qua.
Ông già mặt đỏ tay cầm một thanh quỉ đầu đao, sống dày lưỡi mỏng, thân thật dài, thấy Phong Ba Ác vung đao chém tới liền dựng đứng thanh đao lên, lấy đao gạt đao ắt hẳn lưỡi đao của ông ta phải rất cứng. Phong Ba Ác kêu lên:
- Binh khí ngươi lợi hại lắm, ta không chạm đâu.
Y nhảy ra ngoài hơn một trượng, nhắm ngay ông già râu bạc ở phía nam chém ngược lại một đao. Ông già đó tay cầm thiết giản, trên thân giản đầy răng có ngạnh, chính dùng để khóa binh khí của đối phương. Ông ta thấy đơn đao của Phong Ba Ác chém vào mà quỉ đầu đao của ông già mặt đỏ còn chưa thu về nếu mình xông lên sẽ thành thế tiền hậu giáp công, hai người đánh một nên tự trọng thân phận nhẹ nhàng tránh ra nhường y một chiêu.
Ngờ đâu Phong Ba Ác thích đánh nhau thành tính rồi, càng đánh càng hăng, càng lúc càng đam mê, còn ai thắng ai thua y chẳng quan tâm đến, các qui luật giao đấu y cũng không gìn giữ, ông già râu bạc vừa lách qua lùi lại, ai cũng biết ông ta có ý nhường đòn, Phong Ba Ác cũng không biết đây là lễ tiết của người trong võ lâm, vừa thấy có khe hở có thể lách vào, soẹt soẹt chém luôn bốn nhát, toàn là chiêu số tấn công như vũ bão, nhanh nhẹn dị thường.
Ông già râu bạc đâu ngờ y lại thừa cơ tấn công, thực là vô lý hết sức, vội vàng vung giản lên chống đỡ, phải lùi liên tiếp bốn bước mới đứng vững được. Lúc này lưng ông ta đã tựa vào một cây hạnh, không còn đường nào lùi thêm, vội tạt ngang cây giản, nghe vù một tiếng, chuyển thủ thành công đánh ra đòn thứ nhất trong Sát Thủ Giản. Ngờ đâu Phong Ba Ác quát lên:
- Còn gã này nữa.
Y không đỡ mà lùi lại, đơn đao múa lên thành một vòng tròn, xông vào người thứ tư trong Cái Bang tứ lão. Trưởng lão râu bạc đánh ra một giản nhưng địch thủ đã lùi ra xa khiến ông ta giận đến thở hồng hộc, chòm râu dựng cả lên.
Người trưởng lão thứ tư kia có hai cánh tay thật dài, tay trái cầm một món binh khí mềm mại, thấy Phong Ba Ác xông tới, tay trái liền đưa lên tung khí giới ra, hóa ra là một cái túi đựng gạo bằng gai. Chiếc bị gặp gió liền phồng lên, chụp xuống đầu Phong Ba Ác. Phong Ba Ác vừa kinh hãi vừa mừng rỡ, kêu lên:
- Hay lắm, hay lắm, để ta đánh với ngươi.
Y bình sinh thích nhất là đánh nhau, nếu như đối thủ càng có võ công kỳ lạ, hay có binh khí kỳ dị là y khoái chí tử, chẳng khác nào kẻ ưa du ngoạn trông thấy núi cả sông dài, người ham ăn gặp được cao lương mỹ vị. Y thấy kẻ địch dùng một chiếc bao tải làm võ khí, y trước nay chưa từng đánh với loại võ khí đó bao giờ, chưa từng thấy từng nghe đến nên y mừng rỡ lắm, càng thêm dè dặt, cẩn thận dùng mũi dao đâm thẳng vào, thử xem dùng đao có thể cắt được chiếc bao không. Lão già tay dài liền đổi chiếc bao qua tay phải, tay trái co lại, múa chưởng đánh thẳng vào mặt y.
Phong Ba Ác nghiêng đầu qua tránh được, đang định xoay đao chém vào hạ bàn đối phương, ngờ đâu ông già tay dài luyện được môn “Thông Tí Quyền” cực kỳ cao siêu, quyền lực tưởng như đã hết đà ngờ đâu khi vừa ra hết tay lại sinh ra một luồng kình lực mới, quyền đầu bỗng dưng vươn ra thêm nửa thước nữa. Cũng may Phong Ba Ác cả đời thích đánh nhau, đánh lớn đánh nhỏ trải qua hàng nghìn trận nên kinh nghiệm ứng biến phong phú trên đời này khó có người thứ hai, trong cơn nguy cấp liền há mồm ngoạm luôn một cái vào nắm tay kẻ địch.
Ông già tay dài những tưởng cú đấm của mình sẽ đánh gãy vài cái răng của y ngờ đâu lại bị cắn ngay một miếng, vội rụt tay về nhưng đã trễ, kêu lên một tiếng, mấy ngón tay đã bị y cắn bật máu tươi. Người đứng xem chúng quanh kẻ thì lớn tiếng thóa mạ, kẻ lại cười sằng sặc. Bao Bất Đồng nghiêm trang nói:
- Phong tứ đệ, chiêu Lã Động Tân giảo cẩu danh bất hư truyền, quả nhiên đã luyện đến mức xuất thần nhập hóa, không uổng công lao khổ luyện mấy mươi năm, bất kể nắng mưa, cắn chết một nghìn tám trăm con chó trắng, chó đen, chó đốm nên mới đạt đến mức như ngày nay.
Vương Ngữ Yên và A Châu, A Bích cùng bật cười. Đoàn Dự nói:
- Vương cô nương, võ công trong thiên hạ môn nào cô cũng biết, cũng thông. Thế cái chiêu cắn người kia là thuộc môn nào phái nào thế?
Vương Ngữ Yên mỉm cười nói:
- Đây là môn công phu độc đáo của Phong tứ ca, tôi cũng không biết nữa.
Bao Bất Đồng nói:
- Ngươi không biết ư? Ha ha, thế thì kém quá. Lã động Tân giảo cẩu đại cửu thức, mỗi thức có chính phản tám cách cắn khác nhau, tám lần chín bảy mươi hai, tổng cộng là bảy mươi hai miếng. Võ công đó cực kỳ cao thâm.
Đoàn Dự thấy Vương Ngữ Yên vui vẻ, lại nghe Bao Bất Đồng ba hoa, cũng định diễu góp vài câu nhưng chợt nghĩ ra: “Ông già tay dài này là hạ thuộc của Kiều đại ca, lẽ nào ta lại nhạo báng y?” nên đành ngậm miệng.
Trong lúc đó nơi đấu trường tiếng gió vù vù, ông già tay dài cầm chiếc bao múa thành một vòng màu vàng tưởng chừng như có một cái lồng úp chụp xuống Phong Ba Ác. Thế nhưng họ Phong đao pháp tinh kỳ, chặn trước đỡ sau không có vẻ gì thua sút. Chiêu số của chiếc bao tải chưa chấm dứt mà y đã nếm mùi Thông Tí Quyền, mặc dù đòn Lã Động Tân giảo cẩu kia may mà ngoạm được một cái nhưng không hi vọng gì cắn thêm được lần nữa thành thử hết sức dè dặt không dám coi thường chút nào.
Kiều Phong thấy Phong Ba Ác cùng một trong Cái Bang tứ lão ác đấu đến hơn trăm chiêu mà chưa thấy vẻ gì kém sút trong bụng cũng ngạc nhiên, lại coi trọng Mộ Dung công tử thêm một chút. Ba vị trưởng lão Cái Bang còn lại lui ra một bên chăm chú xem hai người giao đấu. A Bích thấy Phong Ba Ác đánh lâu mà không thắng lo ngại hỏi Vương Ngữ Yên:
- Vương cô nương, trường tí lão tiên sinh kia dùng chiếc bao bố là môn võ công chi vậy?
Vương Ngữ Yên nhíu mày đáp:
- Lộ võ công này ta chưa từng đọc qua trong sách, nhưng quyền cước thì là Thông Tí Quyền, còn tay thì dùng thủ pháp của Hồi Đả Nhuyễn Tiên Thập Tam Thức của Đại Biệt Sơn, lại pha với tám mươi mốt đường Tam Tiết Côn của họ Nguyễn ở Hồ Bắc, xem ra công phu đánh bằng bao tải là do y tự mình sáng chế ra.
Mấy câu đó nàng nói không có gì lớn tiếng, thế nhưng hai cái tên “Đại Biệt Sơn Hồi Đả Nhuyễn Tiên Thập Tam Thức” và “Hồ Bắc Nguyễn Gia Bát Thập Nhất Lộ Tam Tiết Côn” lọt vào tai ông già thật chẳng khác gì sấm động bên tai. Ông ta nguyên là con cháu nhà họ Nguyễn ở Hồ Bắc, Tam Tiết Côn chính là công phu gia truyền, về sau lỡ tay giết trưởng bối trong nhà, phạm vào đại tội phải thay họ đổi tên, bỏ Tam Tiết Côn không dùng đến nữa nên không còn ai biết đến bộ mặt thật của y, ngờ đâu sở học hồi trẻ dù đã quyết tâm bỏ đi nhưng đến khi kịch đấu lại tự nhiên sử dụng khiến trong lòng kinh hãi nghĩ thầm: “Con nhãi này sao lại biết được gốc gác của ta nhỉ?”. Y e ngại hình tích mình dấu diếm mấy chục năm nay bây giờ bị bại lộ nên hơi phân tâm, bị Phong Ba Ác liên tiếp tấn công mấy đao, khiến cho núng thế dường như không còn chống đỡ nổi.
Ông ta lùi luôn ba bước, dợm chân toan bỏ chạy, thấy Phong Ba Ác múa đao chém tới, lập tức phóng chân trái lên đá vào cổ tay y. Phong Ba Ác liền liền lạng đao qua chém hớt xuống chân đối thủ. Ông già tay dài liền chuyển ngay sang uyên ương liên hoàn cước tung chân phải lên, thân hình bay bổng lên cao. Phong Ba Ác thấy ông ta tuổi đã cao mà thân pháp còn nhanh nhẹn chẳng kém gì người còn trẻ, buột miệng khen:
- Giỏi thật!
Vù một tiếng quyền bên trái đấm ra, đánh vào đầu gối địch thủ. Ông già tay dài đang ở trên không, khó mà di động thân hình xem ra quyền đó nếu trúng thể nào xương bánh chè cũng nát vụn, nếu không thì xương đùi cũng phải gãy.
Phong Ba Ác thấy quyền của mình sắp đánh trúng địch thủ đến nơi mà đối phương không biến chiêu, bỗng nghe hơi gió ập tới, chiếc túi trong tay đã mở ra chụp xuống đầu y. Quyền đó của Phong Ba Ác có thể đánh trúng xương đùi của ông già tay dài thật nhưng nếu để đầu mình bị chụp vào trong cái bao thì có phải hỡi ôi không? Chiếc túi đó đang từ trên đổ xuống đột nhiên biến thành quét ngang như để rũ cho cái bao bọc gió, tay phải ông già hơi nghiêng qua, miệng túi lệch sang chộp luôn vào đầu quyền của Phong Ba Ác.
Miệng bao quá lớn mà nắm tay Phong Ba Ác thì nhỏ nên lọt vào thật dễ dàng nhưng làm sao có thể giữ y được. Phong Ba Ác chỉ rụt tay lại là đã rút ra khỏi cái bao ngay. Đột nhiên lưng bàn tay y nhói lên một cái, dường như bị kim đâm phải, nhìn xuống bỗng giật nảy người, thì ra đã có một con bò cạp trên lưng bàn tay. Con bò cạp đó so với bình thường thì nhỏ hơn nhiều nhưng mình vằn vện ngũ sắc trông thật ghê rợn. Phong Ba Ác biết không xong, vẫy mạnh tay một cái nhưng đuôi con bò cạp vẫn cắm chặt vào lưng bàn tay, lắc cách nào cũng không nhả.
Phong Ba Ác vội lật tay lại xát bàn tay vào sống đao, nghe tóp một tiếng, con bò cạp đã bị nát ngướu. Thế nhưng con vật lại từ trong túi của ông già tay dài chui ra ắt không phải chỉ là bò cạp thường, một người ăn mày tầm thường độc vật sử dụng đã thật ghê gớm, huống chi lại là một trong lục đại trưởng lão của Cái Bang? Y vội vàng nhảy ra ngoài xa, lấy trong túi ra một viên thuốc giải độc, bỏ tọt vào mồm nuốt luôn.
Người ăn mày già không đuổi theo, thu chiếc bao về, quay sang Vương Ngữ Yên nghĩ thầm: “Con bé này sao lại biết ta thuộc về họ Nguyễn Hồ Bắc nhỉ?”. Bao Bất Đồng hết sức quan tâm vội hỏi:
- Tứ đệ thấy thế nào?
Thiên Long bát bộ (bản mới)
LỜI NÓI ĐẦU
Hồi 1(a)
Hồi 1(b)
Hồi 2(a)
Hồi 2(b)
Hồi 3(a)
Hồi 3(b)
Hồi 4(a)
Hồi 4(b)
Hồi 5(a)
Hồi 5(b)
Hồi 6(a)
Hồi 6(b)
Hồi 7(a)
Hồi 7(b)
Hồi 8(a)
Hồi 8(b)
Hồi 9(a)
Hồi 9(b)
Hồi 10(a)
Hồi 10(b)
Hồi 11(a)
Hồi 11(b)
Hồi 12(a)
Hồi 12(b)
Hồi 13(a)
Hồi 13(b)
Hồi 14(a)
Hồi 14(b)
Hồi 15(a)
Hồi 15(b)
Hồi 16(a)
Hồi 16(b)
Hồi 17(a)
Hồi 17(b)
Hồi 18(a)
Hồi 18(b)
Hồi 19(a)
Hồi 19(b)
Hồi 20(a)
Hồi 21(a)
Hồi 21(b)
Hồi 22(a)
Hồi 22(b)
Hồi 23(a)
Hồi 23(b)
Hồi 24(a)
Hồi 24(b)
Hồi 25(a)
Hồi 25(b)
hồi 26(a)
hồi 26(b)
Hồi 27(a)
Hồi 27(b)
Hôi28(a)
Hôi28(b)
Hồi 29(a)
Hồi 29(b)
Hồi 30(a)
Hồi 30(b)
Hồi 31(a)
Hồi 31(b)
Hồi 32(a)
Hồi 32(b)
Hồi 33(a)
Hồi 33(b)
Hồi 34(a)
Hồi 34(b)
Hồi 35(a)
Hồi 35(b)
Hồi 36(a)
Hồi 36(b)
Hồi 37(a)
Hồi 37(b)
Hồi 38(a)
Hồi 38(b)
Hồi 39(a)
Hồi 39(b)
Hồi 40(a)
Hồi 40(b)
Hồi 41(a)
Hồi 41(b)
Hồi 42(a)
Hồi 42(b)
Hồi 43(a)
Hồi 43(b)
Hồi 44(a)
Hồi 44(b)
Hồi 45(a)
Hồi 45(b)
Hồi 46(a)
Hồi 46(b)
Hồi 47(a)
Hồi 47(b)
Hồi 48(a)
Hồi 48(b)
Hồi 49(a)
Hồi 49(b)
Hồi 50(a)
Hồi 50(b)