Hôi28(a)
Tác giả: Kim Dung
Chết đi sống lại mấy lần,
Một thân gánh chịu muôn phần khổ đau.
Kim chi ngọc diệp còn đâu,
Đầu đeo lồng sắt xiết bao thảm hình.
*
* *
Du Thản Chi thấy Tiêu Phong cùng đoàn người đi thẳng về hướng
bắc, không thấy quay lại, lúc ấy mới chắc rằng mình thoát chết, nghĩ
thầm: Tên gian tặc này sao không giết ta nhỉ? Hừ, chắc là y coi ta chẳng
vào đâu, giết mình chỉ thêm bẩn tay. Y ... y ở nước Liêu làm cái chức đại
vương quái gì đó, mình sau này báo thù xem ra còn khó hơn. Thế nhưng ít
nhất mình cũng biết được tên gian tặc đó ở chỗ nào.
Y cúi xuống nhặt cái túi vôi sống lên, rồi đi kiếm con dao của y mà
Tiêu Phong đoạt bằng roi ngựa vứt ra, bỗng thấy trong bụi cỏ ở bên trái
có một cái bao vải dầu nhỏ, chính là của Tiêu Phong lấy từ trong bọc ra
rồi lại bỏ trở vào, liền nhặt lên, mở ra thấy bên trong là một cuốn sách,
thuận tay lật lật mấy trang, trang nào cũng viết đầy những chữ ngoằn
ngoèo, không đọc được lấy một chữ.
Thì ra Tiêu Phong thấy vật lại nhớ người, tâm hồn lãng đãng, bỏ bản
Dịch Cân Kinh vào trong túi không kỹ nên khi ngựa lồng lên, cái bao liền
văng ra rơi vào trong đám cỏ mà không hay biết gì cả.
Du Thản Chi nghĩ thầm: Chắc cái này là chữ Khất Đan đây. Quyển
sách này tên gian tặc luôn luôn mang theo trong người, hẳn rất quan
trọng. Ta lấy luôn không trả lại, để y khổ một phen cho đáng kiếp. Y
cảm thấy có phần nào báo được thù nên trong bụng khoái chí, lấy bao vải
dầu gói cuốn sách lại, bỏ vào túi rồi thẳng đường xuôi nam.
Y từ nhỏ theo cha học võ, có điều thân thể gầy gò, cánh tay yếu ớt,
không hợp với công phu cương mãnh ngoại gia của Du Thị Song Hùng,
học ba năm võ công nhưng tiến bộ chẳng mấy tí, thật chẳng đáng gọi là
con cháu danh môn. Y học đến năm mười hai, Du Câu chán nản hết hi
vọng, mới bàn với ca ca là Du Ký. Hai người cùng tính:
- Nếu con cái nhà họ Du mình ra ngoài mà võ nghệ quều quào như
thế chẳng khiến người ta cười đến sái quai hàm hay sao? Huống chi nếu
ai nghe y là con cháu Du Thị Song Hùng, không động thủ thì thôi chứ ra
tay thì phải toàn lực, ngay chiêu đầu đã lấy mạng y rồi. Chi bằng cho y
học văn, có thế mới bảo toàn được tính mạng.
Thành thử Du Thản Chi từ mười hai tuổi trở lên thì không học võ
nữa, Du Câu mới mời một vị túc nho dạy y văn chương. Thế nhưng y học
chữ cũng không chuyên cần, lúc nào hồn vía cũng để đâu đâu. Thầy đồ
dạy:
- Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?1 Y liền đáp:Cái
đó cũng còn phải xem học cái gì mới biết được, gia gia dạy đệ tử đánh
quyền, con học rồi tập luyện, có thấy vui sướng gì đâu.
Thầy đồ cáu tiết nói:
- Khổng phu tử nói là nói chuyện học đạo thánh hiền, đại nghiệp
kinh bang tế thế chứ nào phải là chuyện múa quyền đánh gậy đâu?
Du Thản Chi nói:
- Được, thầy bảo cha con, bác con múa quyền đánh gậy là chẳng ra
gì, để con đi nói cho cha con biết.
Cứ như thế y làm cho thầy đồ tức quá phải bỏ đi. Y liên tiếp chọc
giận hết thầy đồ này tới thầy đồ khác không ai chịu nổi, Du Câu đánh nó
không biết bao nhiêu trận, nhưng thằng bé này càng đánh càng lỳ lợm.
Du Câu thấy con chẳng vâng lời, cứng đầu khó dạy chẳng biết làm sao
chỉ còn nước thở dài sườn sượt, để ra sao thì ra. Thành thử năm nay Du
Thản Chi đã mười tám rồi, tuy dòng dõi danh môn mà thật đúng là văn
dốt võ dát, đến khi bá phụ và phụ thân tự vẫn, mẫu thân đập đầu vào cột
tuẫn phu, y cô khổ lênh đênh, đi lang thang không nhà không cửa, trong
đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc làm sao kiếm được Kiều Phong để
báo thù.
Trận đại chiến Tụ Hiền Trang hôm đó, y náu ở góc nhà xem đánh
nhau, tướng mạo hình dạng Kiều Phong y đã ghi nhớ kỹ càng, nghe nói
ông người Khất Đan bèn tất tưởi đi lên miền bắc. Y thấy trên giang hồ
một tên du thủ du thực ném vôi sống làm mù mắt địch nhân, cảm thấy
cách này có thể dùng được, nên cũng học theo tìm một gói vôi bột dắt
trong người. Y ở biên giới chạy đôn chạy đáo để sao bọn quan binh Khất
Đan đi gặt lúa bắt được thành ra mới gặp Tiêu Phong, có dịp ném bao
vôi bột ra quả thực là cơ hội ngàn năm một thuở.
Y trong bụng nghĩ thầm: Việc trước mắt là chạy sao cho càng xa
càng tốt đừng để y bắt lại được. Rồi mình sẽ tìm cách đi bắt một con rắn
độc hay một con rết lớn, len lén vứt vào giường y, y vừa chui vào chăn là
nó cắn chết tươi. Còn tiểu cô nương kia ... còn tiểu cô nương kia, chao ôi,
sao ... sao mà có người đẹp thế!.
Y vừa nghĩ đến khuôn mặt A Tử, lồng ngực thấy nóng hổi, rồi mặt
cũng bừng bừng chỉ còn nghĩ: Không biết đến bao giờ mình mới được
gặp lại cô gái xinh đẹp có khuôn mặt xanh xao, thân hình ẻo lả kia.
Y cúi đầu rảo bước, chẳng mấy chốc đã vượt qua đoàn người vừa
được Tiêu Phong thả ra. Có người tử tế gọi y nhập bọn đi chung, y cũng
chẳng thèm để ý, cứ lầm lũi mà đi. Đi được hơn chục dặm, bụng đói đến
kêu lên ùng ục, y đưa mắt nhìn ngang nhìn ngửa xem có gì ăn được không
nhưng trên thảo nguyên ngoài cỏ khô và tuyết trắng ra chẳng còn gì khác
nghĩ thầm: Nếu như mình là con bò, con cừu thì tốt biết mấy. Ăn cỏ
uống tuyết thật sung sướng bao nhiêu. Ôi, nếu như mình chỉ là một con
cừu non, người ta đem cha mẹ mình hai con vật già ấy xẻ thịt ăn thì liệu
mình có báo thù không nhỉ? Thù cha mẹ không đội trời chung, dĩ nhiên
phải trả rồi. Thế nhưng báo thù cách nào đây? Lấy hai cái sừng húc gã đồ
tể giết cha mẹ mình ư? Người ta nuôi bò nuôi cừu, vốn là để xẻ ra làm
thịt ăn, sao lại nói đến chuyện trả thù được?.
Y nghĩ ngợi gần xa, lại cất bước đi, đột nhiên nghe tiếng chân ngựa
lộp cộp, ba gã kỵ binh Khất Đan từ trên mặt tuyết chạy tới, vừa thấy y đã
lớn tiếng reo hò. Một tên Khất Đan vung sợi dây thòng lọng trên tay ra,
nghe soạt một tiếng quàng ngay vào cổ Du Thản Chi, kéo một cái sợi dây
liền xiết lại. Du Thản Chi đưa tay toan gỡ, tên Khất Đan huýt một tiếng,
con ngựa liền chạy tới. Du Thản Chi đứng không vững, ngã lăn ra, bị gã
kia lôi đi xềnh xệch. Du Thản Chi kêu lên thảm thiết nhưng chỉ được mấy
tiếng thì cổ họng đã bị dây thừng chẹn rồi, không còn ú ớ được nữa.
Tên Khất Đan cũng sợ y chết ngạt nên dừng cương lại. Du Thản Chi
ở dưới đất cố gắng lồm cồm đứng lên, gỡ chiếc dây đang buộc nơi cổ. Gã
Khất Đan kéo mạnh một cái, Du Thản Chi lảo đảo, lại ngã phịch xuống,
ba tên Khất Đan cùng cười sằng sặc. Tên Khất Đan cầm sợi dây buộc cổ
Du Thản Chi nói mấy tiếng nhưng y không hiểu được câu nào, chỉ biết
lắc đầu. Gã Khất Đan vẫy tay một cái, lại giục ngựa chạy tiếp nhưng lần
này không chạy nhanh. Du Thản Chi sợ bị xiết cổ lần nữa, không thở
được nên đành đi hai bước lại chạy ba bước cho kịp.
Y thấy ba tên lính Khất Đan đi về hướng bắc, trong bụng chột dạ:
Tên khốn kiếp Kiều Phong miệng nói nghe thật dễ nghe, bảo thả mình
về, vừa quay đi quay lại đã sai bộ thuộc bắt lại. Lần này bị bọn chúng bắt
rồi, mạng mình còn sao được nữa?. Khi y bỏ nhà đi lên mạn bắc, trong
bụng chăm chăm lo việc báo thù, chẳng biết trời cao đất dày là gì, nên
khi gặp được Tiêu Phong, hình ảnh thê thảm của cha mẹ hiện ra trước
mắt, cơn giận bùng lên, định dùng vôi bột ném mù mắt ông ta, rồi sẽ rút
dao đâm ông chết. Thế nhưng tấn công mà không trúng, nhuệ khí tiêu
tan, chỉ mong sao thoát thân, ngờ đâu lại bị lính Khất Đan bắt lại.
Khi trước y bị bọn lính Khất Đan đi gặt lúa bắt được, để lẫn trong
đám đàn bà con gái, nữ nhân đi đứng không được nhanh, cước bộ của y
cũng theo kịp nên không bị hành hạ mấy tí, ngoài một sống dao chém
vào lưng lúc bị bắt mà thôi. Lần này thì khác hẳn, bước thấp bước cao,
chạy lên chạy xuống, thở hồng hộc, chưa được mấy bước lại vấp một cái,
mỗi lần vấp ngã xuống, dây thừng lại xiết vào sau ót một đường lằn. Gã
kỵ binh Khất Đan nào có chịu ngừng, cũng chẳng thèm xem coi y còn
sống hay đã chết, kéo y một mạch tới thành Nam Kinh. Vào trong thành
rồi, Du Thản Chi người đầy máu me, chỉ mong sao chết sớm chừng nào
đỡ khổ chừng nấy.
Ba tên lính Khất Đan vào trong thành còn chạy thêm mấy dặm nữa,
lúc ấy mới lôi y vào trong một tòa nhà to. Du Thản Chi thấy dưới đất lót
toàn phiến đá xanh, cột cao cửa rộng, không biết là nơi nào. Ở ngoài cửa
ngừng lại chưa đến thời gian uống một chén trà, tên kỵ binh kéo y vào
trong một tòa đại sảnh, đột nhiên chúm môi huýt một tiếng, hai chân kẹp
thúc mạnh, con ngựa liền chồm tới trước. Du Thản Chi đâu có ngờ gã kia
vào trong viện rồi lại phóng ngựa chạy nhanh, nên chỉ được ba bước đã
ngã lăn ra.
Tên lính Khất Đan luôn mồm giục ngựa, lôi Du Thản Chi chạy ba
vòng trong tòa nhà đó, càng lúc càng nhanh, có thêm mấy chục tên quan
binh đứng chung quanh hò hét trợ uy. Du Thản Chi nghĩ thầm: Thì ra y
định kéo mình lê dưới đất cho chết. Trán, chân tay, thân thể y đụng vào
đá dưới sàn, không chỗ nào không đau.
Trong tiếng reo vang của bọn quan binh Khất Đan, có lẫn tiếng cười
trong trẻo của một thiếu nữ. Du Thản Chi trong cơn mơ mơ màng màng,
loáng thoáng nghe cô gái cười nói:
- Ha ha, cái diều người này e rằng không thả nổi.
Du Thản Chi tự hỏi: Diều người là cái gì thế nhỉ?. Ngay lúc đó y
thấy dây buộc cổ xiết chặt, thân hình tung lên không, lập tức hiểu ra, tên
lính Khất Đan kia cưỡi ngựa chạy cho nhanh để y bay bổng lên, làm như
thả con diều bằng giấy.
Y toàn thân lăng không, sau ót đau buốt, mồm miệng bị gió thổi vào
thật ngộp thở, không còn biết gì nữa, lại nghe thiếu nữ kia vỗ tay reo lên:
- Hay quá! Hay quá! Quả thực đã phóng được con diều người lên
rồi.
Du Thản Chi nhìn ra phía có tiếng nói thấy người vỗ tay reo hò kia
chính là cô gái xinh đẹp mặc áo tím. Y vừa thấy nàng lập tức ngực như bị
chấn động mạnh, không biết nên buồn hay vui, thân hình trên không bay
lạng vù vù không cách gì suy nghĩ được.
Cô gái mỹ miều kia chính là A Tử. Nàng thấy Tiêu Phong thả cho
Du Thản Chi đi, trong bụng không vui, cưỡi ngựa đi được một quãng liền
cố ý tụt ra sau, khẽ dặn tùy tòng quay lại bắt Du Thản Chi đem về nhưng
không được để cho Tiêu đại vương hay biết. Bọn tùy tòng biết nàng được
Tiêu Phong cực kỳ sủng ái, nên vui vẻ tuân lời, giả vờ sửa lại dây buộc
yên ngựa, đứng lại ở triền núi, đợi Tiêu Phong và cả đoàn đi xa mới quay
lại bắt Du Thản Chi.
A Tử trở về Nam Kinh liền đến nơi xa Tiêu Phong ở là Hựu Thánh
Cung ngồi chờ. Đến khi bắt được Du Thản Chi về, nàng mới hỏi bọn Khất
Đan xem có trò gì đánh đập, hành hạ tội nhân mới mẻ thú vị không. Có
người đề nghị thả diều người, trò đó quả là hợp ý A Tử, nàng ra lệnh
thi hành ngay, nên bọn chúng liền đem Du Thản Chi ra thả diều.
A Tử xem thấy thú vị quá, luôn mồm khen hay, nói:
- Để cho ta thả diều một tí.
Nàng nhảy lên yên ngựa tên lính kia, cầm lấy dây thừng nói:
- Ngươi xuống đi.
Tên lính kia liền nhảy xuống ngựa để cho A Tử thả diều người. A
Tử cầm dây thừng giục ngựa chạy một vòng, miệng reo hò, suýt soa:
- Thích quá! Thích quá!
Thế nhưng nàng bị thương mới đỡ, tay vẫn còn yếu, cổ tay chùng ra,
chiếc thừng liền hạ xuống, nghe bình một tiếng, Du Thản Chi rơi bịch
xuống một cái thật đau, lăn trên nền đá, trán va phải góc nhọn của bậc
thềm, sứt thành một cái lỗ, máu chảy túa ra. A Tử cụt hứng, bực tức nói:
- Cái thằng ngốc này sao nặng thế?
Du Thản Chi tưởng chừng ngất xỉu, nghe nàng trách mình thân thể
nặng quá, đang định giãi bày mấy câu nhưng đau quá không nói thành
lời. Một tên quân Khất Đan bước tới, cởi chiếc thòng lọng buộc trên cổ,
một tên khác xé vải trên áo y, buộc qua quít vết thương, nhưng máu tươi
vẫn tiếp tục chảy thấm ra ngoài, làm sao ngừng được?
A Tử nói:
- Thôi thế được rồi, được rồi! Mình thả diều thêm lần nữa cho
vui, càng cao càng thích.
Du Thản Chi không hiểu nàng nói tiếng Khất Đan những gì, nhưng
thấy nàng hoa chân múa tay, chỉ lên trên cao xem ra không phải chuyện
tốt lành. Quả nhiên một tên Khất Đan cầm chiếc dây thừng luồn dưới
nách y, vòng một vòng để y khỏi bị xiết cổ ngộp thở, quát lên một tiếng:
- Lên nào!
Y giục ngựa chạy cho nhanh, kéo lê Du Thản Chi dưới đất mấy
vòng, rồi lại phóng lên. Sợi dây thừng trong tay tên lính Khất Đan mỗi
lúc một dài thêm, thân hình Du Thản Chi cũng mỗi lúc một cao.
Tên lính Khất Đan đột nhiên buông tay, nghe vèo một tiếng, Du
Thản Chi thật chẳng khác gì tên rời khỏi dây cung, bay vút lên trời. A Tử
và các quan binh đều reo hò khen ngợi. Du Thản Chi thân hình tự nhiên
bật văng lên không, trong bụng chỉ nghĩ được: Thôi lần này chết thật
rồi!.
Khi sức văng đã hết, y đầu lộn xuống đất, chân chổng lên trời lao
thẳng xuống, xem ra thể nào cũng lao vào nền đá xanh, bốn tên quan
binh Khất Đan cùng tung thòng lọng ra, buộc chặt ngay hông y, cùng kéo
ghì về bốn phía. Du Thản Chi khi đó đã ngất đi, nhưng bốn luồng lực đạo
giữ y bông bênh giữa trời, chỉ còn cách đất chừng ba thước. Cái cảnh đó
quả thực nguy hiểm cùng cực, trong bốn người chỉ cần một người ra tay
hơi chậm, lực đạo không cân, đầu Du Thản Chi thể nào cũng rơi thẳng
xuống vỡ sọ ngay. Người Khất Đan thường thường đem người Tống ra để
làm trò vui, tù binh bị đem ra thả diều, mười người thì đến tám chín
người chết. Nếu như ở ngoài thảo nguyên đất mềm, từ trên cao như thế
đâm bổ xuống, ví như không vỡ đầu thì cũng gãy cổ chết như nhau.
Trong tiếng hò reo, bốn tên lính Khất Đan hạ Du Thản Chi xuống. A
Tử lấy tiền, thưởng cho mỗi đứa năm lượng bạc. Các quan binh lớn tiếng
tạ ơn, hỏi thêm:
- Cô nương có còn muốn thêm trò vui gì nữa không?
A Tử thấy Du Thản Chi đã ngất xỉu, cũng chẳng biết y còn sống hay
chết rồi, mới đây nàng thả diều, dùng sức quá độ, ngực ngâm ngẩm
đau, không còn hơi đâu mà vui chơi thêm nữa bèn nói:
- Vui thế đủ rồi. Gã tiểu tử này nếu chưa chết, ngày mai lại mang y
đến cho ta, để ta nghĩ cách nào tiêu khiển. Tên này định ám toán Tiêu
đại vương, không thể để y chết dễ dàng quá như thế được.
Các quan binh cùng vâng lời, lôi cổ Du Thản Chi mình mẩy đầy máu
me ra.
Khi Du Thản Chi tỉnh lại, thấy một mùi ẩm mốc hôi hám xông thẳng
vào mũi, mở choàng mắt ra thấy chung quanh tối đen như mực, không
nhìn thấy một chút gì. Ý niệm đầu tiên y nghĩ đến là Không biết mình
đã chết chưa? nhưng lập tức thấy toàn thân chỗ nào cũng đau nhức, cổ
họng khô ran không sao chịu nổi liền rên lên mấy tiếng:
- Nước! Nước!
Thế nhưng nào có ai ngó ngàng gì đến y?
Y kêu được mấy tiếng, lại mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi, thấy nào
bá phụ, phụ thân cùng Kiều Phong đại chiến, giết nhau đến máu văng
đầy mặt đất, rồi mẫu thân ôm mình trong lòng, dịu dàng an ủi, bảo mình
đừng sợ. Rồi kế đó A Tử hiện ra với khuôn mặt thật tú lệ, đôi mắt trong
veo với quang thái thật lạ lùng. Khuôn mặt bỗng nhiên thu nhỏ lại, thành
đầu một con rắn hình tam giác, lè chiếc lưỡi dài đỏ au, lộ hai chiếc nanh
nhọn hoắt mổ vào người y. Du Thản Chi hết sức vùng vẫy nhưng không
cách nào động đậy được, con rắn đó cứ day từng miếng thịt, trên tay, dưới
đùi, cạnh cổ chỗ nào cũng cắn, khi đến trán lại càng đau hơn. Y thấy
mình từng miếng thịt bị nhả xuống, muốn kêu toáng lên, nhưng không
phát ra một tiếng nào ...
Cứ như thế trằn trọc cả đêm, tỉnh dậy thì bị hành hạ đã đành mà
trong giấc mộng cũng thật là khổ sở. Hôm sau hai tên lính Khất Đan lại
áp giải y đến gặp A Tử. Cơn sốt đêm qua chưa lui, bước một bước lại ngã
bổ nhào về trước. Hai tên lính Khất Đan chia nhau xốc hai bên, lớn tiếng
chửi rủa, kéo lê y vào một tòa nhà lớn. Du Thản Chi tự hỏi: Không biết
chúng đưa mình đi đâu? Đem mình đi giết chăng?. Đầu y mê mê mẩn
mẩn, không thể nào suy tính gì được, thấy đi xuyên qua hai hành lang dài,
đến trước một sảnh đường. Hai tên lính Khất Đan đứng ngoài cửa bẩm
báo gì đó mấy câu, bên trong có tiếng một thiếu nữ đáp lại một tiếng,
sảnh môn đẩy ra, lính Khất Đan liền đưa y vào.
Du Thản Chi ngẩng đầu lên, thấy trong sảnh trải một tấm thảm cực
lớn, thêu hoa văn sặc sỡ, một thiếu nữ xinh đẹp ngồi trên một tấm nệm
ngay đầu đằng kia, chính là A Tử. Hai bàn chân nàng để trần, để trên
thảm. Du Thản Chi vừa nhìn thấy hai bàn chân nhỏ nhắn trắng trẻo, mịn
màng như ngọc, mềm mại như gấm của nàng lập tức tim đập thình thình,
hai mắt đăm đăm dính chặt đôi chân, thấy tưởng chừng lưng đôi chân cô
gái có phát ra ánh sáng, lờ mờ mấy đường gân xanh quả muốn chạy đến
vuốt ve cho thỏa dạ.
Hai tên lính Khất Đan thả y ra, Du Thản Chi lảo đảo một hồi, sau
cùng cũng gượng đứng được nhưng mục quang không lúc nào rời bàn
chân A Tử, thấy mười đầu ngón chân nàng sơn màu hồng nhạt, trông
chẳng khác gì mười cánh hoa.
A Tử cũng nhìn ra gã thanh niên xấu xí toàn thân đầy máu me,
khuôn mặt nhăn nhúm, cằm vêu vao kia ánh mắt hau háu một vẻ thèm
thuồng. Nàng nhớ lại một con sói đói mà nàng cùng hai sư huynh săn
được khi còn ở biển Tinh Tú, nàng bắn trúng con vật một mũi tên nhưng
chưa chết hẳn. Con vật đó bị trọng thương, mắt gườm gườm nhìn mình,
lúc bấy giờ chẳng khác gì Du Thản Chi, dường như chỉ muốn xông lên
cắn chết nàng, tuy không nhảy lên được, nhưng vẫn nhe hàm răng nhọn
hoắt gầm gừ.
A Tử thích thú nhìn ánh mắt đầy dã tính đó, lại nghe tiếng gừ gừ
nhưng chẳng làm gì được mình, tiếc rằng Du Thản Chi yếu đuối quá rồi,
không phản kháng gì được nữa quả thực chẳng còn gì thú vị. Ngày hôm
qua y ném túi vôi bột vào Tiêu Phong, lại không chịu quì lạy, ăn nói ra
vẻ ngang tàng, không chịu nhận tiền của Tiêu Phong, A Tử thích thú lắm
tưởng như bắt được một con thú dữ lợi hại. Nàng muốn hành hạ y cho
người y bị thương nhiều như vẩy cá, để y mỗi khi bị thương lại muốn xông
lên cắn mình một cái nhưng dĩ nhiên nàng không để cho y cắn trúng
được.
Đến khi bắt được y làm cái diều người rồi, con dã thú này lại
không chống cự, chết dở sống dở, thật chẳng có gì thích thú. Nàng hơi
nhíu lông mày nghĩ thầm: Có cách nào mới mẻ để hành hạ y cho vui
đây?.
Đột nhiên cổ họng Du Thản Chi phát tiếng hà hà, cũng không biết
một luồng lực đạo từ đâu đến, y chẳng khác gì một con báo nhanh nhẹn
lạ thường phóng đến A Tử, ôm chặt lấy bắp chân nàng, cúi đầu hôn hít
lưng bàn chân cô gái. A Tử hoảng hốt, kêu toáng lên. Hai tên lính Khất
Đan và bốn tì nữ phục thị A Tử cùng quát mắng, xông lên lôi gã ra.
Thế nhưng hai tay y cứ ôm chặt, chết cũng không buông. Tên lính
Khất Đan vừa kéo một cái, kéo luôn cả A Tử tuột khỏi chiếc nệm bông,
ngồi phệt xuống dưới thảm. Hai binh sĩ Khất Đan vừa sợ vừa tức, không
dám kéo thêm nữa, một tên đấm lên lưng y mấy cú thật mạnh, còn một
đứa thì đánh vào mặt. Người Du Thản Chi vẫn còn sưng vều, lại thêm cơn
sốt chưa hết, thần trí mê loạn không khác gì một người điên, những gì
đang gánh chịu dường như không biết đến. Y vẫn ôm chặt lấy chân A Tử,
tiếp tục hôn chân nàng.
A Tử cảm thấy đôi môi vừa nóng hổi, vừa khô khan của y chạm vào
chân mình, trong bụng sợ lắm, lại thêm cảm giác nhột nhạt2 lạ lùng, đột
nhiên kêu hoảng lên:
- Ối trời! Y cắn ngón chân ta.
Nàng quay sang nói với hai tên lính Khất Đan:
- Các ngươi mau ra chỗ khác, người này nổi cơn điên, ối chao, đừng
để y cắn đứt ngón chân ta.
Du Thản Chi mơn man ngậm ngón chân cô gái, A Tử tuy không thấy
đau nhưng lại sợ y bất thần cắn mạnh một cái, trong cơn gấp gáp, biết là
không thể dùng sức mà xong, sợ hai tên lính đánh y, y không kể sống
chết cắn một cái thì khốn.
Hai tên lính Khất Đan không biết làm sao, đành phải buông tay. A
Tử lại kêu:
- Đừng có cắn, ta tha ngươi khỏi chết, ối ối, ta sẽ thả ngươi ra.
Du Thản Chi bấy giờ tâm thần cuồng loạn, có còn biết nàng nói
những gì? Một tên lính Khất Đan cầm chặt yêu đao, định bụng bất thần
rút ra khỏi vỏ chém xuống ót y một nhát, chặt đứt đầu y, nhưng có điều y
ôm chân A Tử chặt quá, một đao chém xuống lại sợ làm nàng bị thương
cho nên ngần ngừ không dám.
A Tử lại tiếp:
- Này này, ngươi nào có phải là dã thú sao lại cắn người là sao?
Mau nhả ra, ta sẽ sai người trị thương, thả ngươi trở về Trung Nguyên.
Du Thản Chi vẫn không lý tới nhưng răng không cắn xuống nên
không làm nàng đau chút nào, hai tay vuốt ve lưng bàn chân, trong lòng
lâng lâng bay bổng, thật chẳng khác gì một cánh diều đang lững lờ giữa
từng mây.
Một tên lính Khất Đan chợt nảy ra một ý, xông vào bóp cổ Du Thản
Chi. Du Thản Chi bị nghẹt thở, tự nhiên há mồm, A Tử vội vàng rụt chân
lại, rút được ngón chân ra khỏi miệng y, đứng phắt dậy, lại sợ y nổi cơn
điên cắn nữa, dấu hai chân vào sau tấm nệm. Hai tên lính Khất Đan liền
giữ chặt Du Thản Chi, đấm liên tiếp vào ngực gã, đánh được độ mươi
quyền, y oa oa há mồm hộc ra mấy ngụm máu, làm bẩn cả tấm thảm rực
rỡ kia.
A Tử quát:
- Ngừng tay! Đừng đánh y nữa.
Sau một trận kinh hoàng, nàng cảm thấy gã tiểu tử này có điều quái
lạ thật vui nên không muốn đánh chết y ngay. Tên lính Khất Đan không
đánh nữa, A Tử ngồi xếp bằng trên tấm nệm, để ngoặt hai bàn chân trần
dưới mông, trong bụng tính toán: Có cách nào hành hạ y cho thật bõ
nhỉ?.
A Tử ngửng đầu lên, thấy Du Thản Chi mắt vẫn chăm chăm nhìn
mình, liền hỏi:
- Ngươi nhìn ta làm chi?
Du Thản Chi vốn chẳng còn kể sống chết vào đâu liền đáp:
- Cô nương đẹp quá đỗi, cho nên tôi thích nhìn.
A Tử bẽn lẽn nghĩ thầm: Tên tiểu tử này lớn mật thật, dám nói với
ta những lời khinh bạc. Thế nhưng trong đời nàng, chưa bao giờ có một
chàng trai nào dám ca tụng nàng đẹp ngay tận mặt. Khi nàng học nghệ ở
phái Tinh Tú, chư sư huynh đều coi nàng là một cô bé con ngang ngược
lanh lợi, còn khi đi cùng với Tiêu Phong, nếu không sợ nàng gây chuyện
thì cũng lo nàng chết bất ngờ, chưa bao giờ để ý xem nàng đẹp hay xấu.
Những lời ca ngợi sống sượng của Du Thản Chi, quả là xuất tự đáy lòng,
nàng không khỏi vui sướng ngầm nghĩ thầm: Ta giữ y lại ở gần bên,
thỉnh thoảng đem ra tiêu khiển cũng thích lắm. Có điều tỉ phu đã bảo là
thả y về, nếu như biết ta sai người bắt lại ắt sẽ bực mình. Chỉ dấu được
anh ấy hôm nay nhưng làm sao dấu được mãi. Nếu muốn tỉ phu không thể
nào biết được thì làm gì đây? Không cho ai nói thì cũng còn được, nhưng
nếu tỉ phu bất thần đi vào, bắt gặp y thì làm sao?.
Nàng trầm ngâm một hồi, bỗng chợt nghĩ tới: A Châu rất giỏi hóa
trang, giả làm cha ta đến nỗi tỉ phu còn không nhận ra, ta đem tiểu tử này
thay hình đổi dạng, anh ta sẽ không nhận ra được. Thế nhưng nếu y
không tự nguyện, mình hóa trang y rồi y sẽ rửa sạch đi, trở lại hình dáng
cũ thế thì có ích gì đâu?.
Đôi hàng mi cong của nàng hơi nhíu lại, lập tức tìm ra ngay, vỗ tay
reo lên:
- Hay lắm! Thật là hay! Cứ thế mà làm.
Nàng quay sang hai tên Khất Đan nói một hồi, hai tên lính đó có chỗ
nào chưa rõ lại hỏi lại. A Tử giải thích thêm rồi gọi thị nữ lấy ra năm
chục lượng bạc đưa cho họ. Hai tên Khất Đan cầm lấy, khom lưng hành
lễ, xốc Du Thản Chi ra khỏi sảnh.
Du Thản Chi kêu lên:
- Ta muốn ngắm nàng! Ta muốn ngắm cô gái xinh đẹp tàn ác kia.
Lính Khất Đan và thị nữ nào có hiểu tiếng Hán nên chẳng ai hiểu y
đang nói gì. A Tử cười mủm mỉm nhìn theo sau lưng y, nghĩ đến chủ định
thông minh của mình, càng thêm đắc ý.
Du Thản Chi bị đem trở về địa lao, vứt trên một đống cỏ khô. Đến
chiều hôm đó, có người đem đến cho y một bát thịt cừu, vài cái bánh bao.
Cơn sốt của Du Thản Chi chưa hạ, luôn mồm lảm nhảm khiến gã kia sợ
quá bỏ vội thức ăn xuống, chạy vội ra ngoài. Du Thản Chi không biết đói
nên chẳng đụng tới thịt hay bánh bao.
Tối hôm đó có ba tên Khất Đan đi vào. Du Thản Chi thần trí mơ hồ,
thấy vẻ mặt ba gã kia đầy vẻ quái đản, xem ra không phải tốt lành gì, chỉ
mang máng biết là nguy đến nơi nên cố gắng lồm cồm đứng lên, tính
chuyện đào tẩu. Hai gã Khất Đan xông đến đè nghiến y xuống, lật ngửa
mặt lên. Du Thản Chi chửi toáng lên:
- Quân Khất Đan chó má, chết đường chết chợ, đại gia sẽ băm vằm
chúng bay ra.
Vừa tới đó, gã Khất Đan thứ ba bưng một cái gì trăng trắng, trông
tựa như bông, lại giống như tuyết, dùng sức ập lên mặt y. Du Thản Chi
thấy mặt mình vừa ẩm vừa mát, đầu óc tỉnh lại nhưng không thở nổi, nghĩ
thầm: Thì ra bọn chúng bịt chặt thất khiếu cho mình chết ngạt.
Thế nhưng xem chừng y đoán không đúng, gã kia lại châm cho thủng
mũi mồm khiến y vẫn thở được nhưng mắt mở không ra, chỉ thấy mặt
dính đầy thứ gì nhão nhoẹt, rồi ai đó nắn khắp mặt y, tưởng như trát lên
một lớp bột nát. Du Thản Chi mơ mơ hồ hồ nghĩ thầm: Không biết tên
ác tặc này dùng cách quái ác gì giết mình đây?.
Một hồi sau, lớp bùn mềm trên mặt được người ta nhẹ nhàng gỡ ra,
Du Thản Chi mở mắt nhìn, thấy một khối bột mì in thành hình một mặt
người, chính là vừa ở mặt mình ra. Tên Khất Đan đó trịnh trọng bưng cái
vật đó, dường như sợ hư mất. Du Thản Chi lại chửi:
- Đồ Liêu cẩu thối tha, chúng mày rồi sẽ chết không có đất mà
chôn.
Ba gã Khất Đan không thèm để ý đến y, bưng cái khối bột nhão đó
đi mất. Du Thản Chi chợt nghĩ ra: Đúng rồi, bọn chúng nó tô lên mặt
mình một lớp thuốc độc, rồi chẳng bao lâu, mặt mình sẽ lở loét thối tha,
da thịt vỡ nát, biến thành quỉ quái .... Y càng nghĩ càng kinh, nghĩ thầm:
So với để bọn chúng hành hạ mình đến chết, chi bằng mình đập đầu
chết còn hơn. Y bèn húc đầu vào tường, bình bình bình ba cái. Ngục tốt
nghe tiếng vội vàng chạy vào, trói chặt chân tay y lại. Du Thản Chi đập
đầu đã thành sống dở chết dở, nay đành nằm yên chịu vậy.
Qua luôn mấy ngày, mặt y không hề đau đớn, cũng không lở lói,
nhưng y đã quyết ý chết, bụng tuy đói nhưng nhất định không ăn thức ăn
ngục tốt mang vào. Đến ngày thứ tư, ba gã Khất Đan kia lại trở vào địa
lao, lôi y đi. Trong cơn đau đớn, Du Thản Chi bỗng nảy ra một ý vị ngọt
ngào, nghĩ thầm chắc A Tử sai đem mình ra xỉ vả đánh đập, tuy thân thể
có phải khổ sở nhưng lại có cơ hội được nhìn khuôn mặt tú lệ kia, trên
khuôn mặt nhăn nhúm thoáng hiện một nụ cười.
Ba tên Khất Đan dẫn y đi qua mấy ngõ hẹp rồi vào trong một căn
nhà đá tối om om. Chỉ thấy lửa bập bùng chiếu sáng một bên vách đá,
một gã thợ rèn gân guốc cởi trần, đứng bên cạnh một cái đe sắt lớn, đang
xăm xoi xem một vật gì đen sì trên tay. Ba tên Khất Đan đẩy Du Thản
Chi đến trước mặt người thợ rèn, hai người chia ra nắm hai tay y, còn một
người giữ chặt sau lưng. Người thợ rèn nghiêng đầu qua, nhìn mặt y, lại
đăm đăm nhìn vào vật trong tay, dường như muốn so sánh.
Du Thản Chi nhìn vào vật trên tay y, thấy đó là một cái mặt nạ bằng
sắt mới đúc xong, trên có đục hai mắt mũi mồm bốn cái lỗ. Y còn đang
suy nghĩ, không biết cái này để làm gì thì tên thợ rèn đã cầm mặt nạ lên,
chụp vào mặt Du Thản Chi. Du Thản Chi tự nhiên hất đầu về sau tránh,
nhưng sau ót đã bị người ta giữ chặt, không cách gì thoát được, chiếc mặt
nạ liền áp vào mặt y. Y cảm thấy trên mặt lạnh ngắt, da thịt chạm vào
kim loại, mà kỳ lạ làm sao, cái mặt nạ đó thật khít khao kể cả mắt mũi
mồm, tưởng chừng như chế riêng cho y vậy.
Du Thản Chi chỉ ngạc nhiên giây lát lập tức hiểu ngay nguyên do,
một làn hơi lạnh chạy thẳng từ đỉnh đầu xuống xương sống: Chết rồi, cái
mặt nạ này chính là để cho ta, hôm trước bọn chúng dùng bột mì nhồi
thành khuôn. Bọn chúng làm cái mặt nạ sắt đó để làm gì? Không lẽ ...
không lẽ .... Y đã đoán ra cái dụng ý ác độc của người Khất Đan, nhưng
để làm gì thì không biết, không còn dám nghĩ thêm chỉ hết sức vùng vẫy
mong sao thoát ra được.
Người thợ rèn bỏ chiếc mặt nạ ra, gật gù tỏ vẻ hài lòng, rồi dùng
một chiếc kìm lớn kẹp bỏ vào lò lửa nung cho đỏ lên, tay phải cầm búa,
đập xuống choang choang. Y đập chiếc mặt nạ một lúc, đưa tay rờ rẫm
xương gò má và trán Du Thản Chi, rồi sửa những chỗ chưa được hoàn
toàn ăn khớp.
Du Thản Chi kêu lên:
- Bọn Liêu cẩu trời đánh kia, các ngươi làm chuyện thương thiên
hại lý, hung tàn ác độc thế này, ông trời sẽ giáng họa xuống tất cả chúng
bay không được chết yên chết lành, đến cả bò ngựa nhà bay cũng chết
nốt, con nít cũng chết non.
Y ngoác mồm chửi rủa nhưng người Khất Đan chẳng hiểu câu nào.
Gã thợ rèn đột nhiên quay phắt lại, hầm hầm nhìn y, cầm chiếc kìm sắt
đang nóng đỏ, dí vào mắt y khiến Du Thản Chi sợ đến hét ầm lên.
Thế nhưng gã thợ rèn chỉ dọa y một mẻ, cười sằng sặc, rút chiếc kìm
về, lại lấy ra một khối sắt hình cong ướm thử vào sau ót Du Thản Chi.
Sau khi gõ cho vừa, tên thợ rèn bèn đem cả mặt nạ lẫn cái chụp hình bán
cầu bỏ vào lửa nung cho đỏ, lớn tiếng nói mấy câu. Ba tên Khất Đan liền
kéo Du Thản Chi lên bắt nằm trên một cái phản gỗ, để đầu y thò ra ngoài
bìa. Lại có thêm hai người Khất Đan khác đến giúp, dùng sức giữ chặt
đầu tóc y, khiến cho y không thể nhúc nhích. Năm người kẻ giữ chân
người nắm tay, thử hỏi Du Thản Chi còn cục cựa làm sao được?
Tên thợ rèn kẹp chiếc mặt nạ nóng đỏ lên, ngừng lại một chút cho
nguội bớt, quát lớn một tiếng, rồi áp lên mặt Du Thản Chi. Khói trắng
xèo xèo bốc lên đồng thời mùi thịt cháy khét bay tứ tán. Du Thản Chi chỉ
kêu lên được một tiếng rồi ngất xỉu. Năm tên Khất Đan lật người y lại, gã
thợ rèn lại kẹp nửa đầu bên kia, để vào sau ót, hai mảnh bán cầu ráp lại
thành một trái cầu sắt bao chặt đầu Du Thản Chi lại. Cái lồng sắt còn
nóng lắm, đụng vào thịt liền đốt cháy thành một khối bầy nhầy. Gã thợ
rèn đó là thiết công khéo léo vào bậc nhất ở thành Yên Kinh, hai nửa
chiếc lồng sắt dính chặt làm một chỗ nào cũng thật khít khao.
Du Thản Chi chẳng khác gì rơi vào địa ngục, bị thiêu đốt trong vạn
trượng lửa không biết bao lâu mới dần dần tỉnh lại nhưng trước mặt và
sau ót đau đớn khôn cùng chịu không nổi, lại ngất đi. Cứ như thế ba lần
tỉnh lại, ba lần ngất xỉu, y lớn tiếng kêu gào nhưng chỉ phát ra những
tiếng ú ớ không ra tiếng người.
Y đành nằm yên cố gắng không suy nghĩ gì khác, nghiến răng cố
chịu đựng nỗi đau đớn ở mặt và ót phải đến hơn hai giờ mới đưa được tay
lên sờ thử, tay đụng phải vật gì vừa cứng vừa lạnh, biết ngay những gì
mình đoán không sai, cái mặt nạ kia đã chụp lên đầu mình rồi. Trong cơn
phẫn khích, y cố giằng nó ra nhưng cái lồng sắt đó đúc thật kiên cố,
không hề suy suyển chút nào. Y càng nghĩ càng thêm tuyệt vọng nhịn
không nổi khóc òa lên.
Thế nhưng dẫu sao y tuổi cũng còn trẻ, nỗi thống khổ tuy lớn lao
nhưng rồi cũng chịu được không đến nỗi chết, qua mấy ngày sau vết
thương dần dần se da, đau đớn cũng bớt, bụng cảm thấy đói. Y ngửi thấy
mùi thịt cừu và bánh bao nhịn không nổi cầm lấy ăn. Lúc này y đã mò kỹ
biết rõ chiếc lồng sắt ấy bao chặt đầu mình như thế nào, không thể nào
thoát ra được, mấy ngày đầu nổi cơn cuồng nộ nhưng rồi cũng bình tĩnh
lại, tự hỏi: Tên cẩu tặc Kiều Phong chụp lên đầu ta cái lồng sắt này,
không biết có dụng ý gì?.
Y vẫn nghĩ tất cả đều do lệnh của Tiêu Phong làm sao có thể đoán ra
rằng sở dĩ A Tử làm cái đầu sắt chính là che dấu để ông không nhận ra y.
Cái công trình đó, tất cả đều do đội trưởng Thất Lý theo lệnh A Tử mà thi
hành.
Ngày ngày A Tử đều hỏi Thất Lý xem Du Thản Chi sau khi đeo cái
lồng sắt tình hình ra sao, lúc đầu thì lo y chết sẽ mất vui, về sau biết y
vẫn còn sống, trong bụng hết sức hoan hỉ. Hôm đó nàng nghe tin Tiêu
Phong đi xuống Nam Giao duyệt binh liền bảo Thất Lý đem Du Thản Chi
đến Đoan Phúc Cung. Gia Luật Hồng Cơ vì muốn cho Tiêu Phong vui
lòng nên đã phong nàng là Đoan Phúc quận chúa, tòa Đoan Phúc Cung
này là ban riêng cho nàng ở.
A Tử vừa nhìn thấy hình dạng Du Thản Chi liền cảm thấy một niềm
vui vô bờ bến từ đáy lòng dâng lên, nghĩ thầm: Cái cách này của ta thật
được việc. Tiểu tử này đeo cái mặt nạ thì tỉ phu dẫu có đứng trước mặt y
cũng không thể nào nhận ra. Du Thản Chi lại đi tới mấy bước, A Tử vỗ
tay khen ngợi nói:
- Thất Lý, cái mặt nạ này đúc khéo quá, ngươi đem năm chục lạng
bạc thưởng thêm cho gã thợ rèn.
Thất Lý đáp:
- Vâng! Đa tạ quận chúa.
Du Thản Chi từ trong hai cái lỗ mắt nhìn ra, thấy A Tử mặt mày tươi
rói, cực kỳ kiều diễm, lại được nghe tiếng nói thanh tao của nàng, không
khỏi ngơ ngẩn như trời trồng. A Tử thấy y đội chiếc mặt nạ, thần tình quái
lạ, nhưng mắt vẫm đăm đăm nhìn mình nên cũng biết được bèn hỏi:
- Này thằng ngốc kia, ngươi nhìn ta làm gì thế?
Du Thản Chi đáp:
- Tôi ... tôi ... không biết nữa. Cô ... cô nương đẹp quá.
A Tử mỉm cười:
- Ngươi đeo cái mặt nạ đó, thích hay không thích?
Du Thản Chi hậm hực hỏi lại:
- Thế cô nghĩ có thích hay không?
A Tử cười khanh khách đáp:
- Ta không nghĩ ra.
Nàng thấy miệng trên cái mặt nạ của y chỉ mở một đường thật hẹp,
miễn cưỡng có thể húp canh ăn cơm, còn như muốn ăn thịt thì phải dùng
tay xé nhỏ mới đút vào được, có muốn cắn ngón chân mình thì cũng
không được bèn cười nói:
- Ta đeo cho ngươi cái mặt nạ đó để ngươi mãi mãi không thể nào
cắn ta được.
Du Thản Chi trong lòng chợt mừng hỏi lại:
- Cô nương sẽ cho tiểu nhân ... cho tiểu nhân ... được ... luôn luôn ở
gần bên hầu hạ hay sao?
A Tử đáp:
- Hứ, ngươi là một tên tiểu tử xấu xa, ở gần bên lúc nào cũng tính
chuyện hại ta thì sao mà chịu được.
Du Thản Chi đáp:
- Tiểu nhân ... tiểu nhân ... nhất quyết không bao giờ hại cô nương.
Kẻ thù của tiểu nhân chỉ một mình Kiều Phong thôi.
A Tử nói:
- Ngươi muốn hại tỉ phu ta ư? Thế thì cũng như hại ta vậy? Có khác
gì đâu?
Du Thản Chi nghe nàng nói vậy thấy một nỗi chua xót dâng lên
trong lòng, không biết phải trả lời sao. A Tử cười nói:
- Ngươi muốn hại anh rể ta thật còn khó hơn lên trời. Này thằng
ngốc, ngươi có muốn chết không?
Du Thản Chi đáp:
- Lẽ dĩ nhiên tiểu nhân không muốn chết. Thế nhưng bây giờ trên
đầu đeo cái đồ chết tiệt này, người không ra người, quỉ không ra quỉ, so
với chết thì có khác gì bao nhiêu?
A Tử nói:
- Nếu ngươi quả là thà chết sướng hơn, thì cũng được, ta sẽ giúp
ngươi tròn tâm nguyện, có điều không phải muốn chết là chết ngay đâu.
Ta chặt tay trái ngươi trước đã.
Nàng quay sang Thất Lý đang đứng hầu bên cạnh truyền lệnh:
- Thất Lý, ngươi đem y ra, chặt tay trái trước.
Thất Lý đáp lời:
- Vâng!
Y đưa tay ra nắm lấy cánh tay Du Thản Chi. Du Thản Chi sợ quá kêu
lên:
- Đừng! Đừng! Cô nương, tiểu nhân không muốn chết, cô nương ...
cô nương đừng chặt tay tôi.
A Tử cười nhạt nói:
- Ta đã nói rồi không lẽ không tính, trừ phi ... trừ phi ... ngươi quì
xuống khấu đầu.
Du Thản Chi còn hơi ngần ngừ, Thất Lý đã cầm tay y lôi đi. Du Thản
Chi không còn dám lần khân nữa, khuỵu hai đầu gối, lập tức quì xuống
rập đầu, cái lồng sắt đập vào nền gạch, nghe boong một tiếng. A Tử cười
khanh khách nói:
- Tiếng khấu đầu sao dễ nghe quá, ta chưa từng nghe thấy bao giờ,
ngươi sụp lạy ta thêm vài cái nữa xem nào.
Du Thản Chi là tiểu trang chủ của Tụ Hiền Trang, tuy học văn không
được, học võ không thông, trong trang ai cũng biết y là loại ăn hại đái nát
nhưng Du Ký có con lại chết non, Du Câu thì chỉ có một cậu con vàng con
ngọc này, tiểu trang chủ nhất hô bách nặc3, từ nhỏ đã được nuông chiều
tôn kính, có bị khinh khi như thế này bao giờ đâu? Y mới gặp Tiêu Phong
vẫn còn một chút ngạo khí thà chết không chịu khuất phục nhưng mấy
hôm nay, thân thể cũng như tâm linh đều bị những vết thương cực kỳ lợi
hại, bao nhiêu hào khí của tuổi thanh niên đều tiêu tán không còn gì nữa,
nghe A Tử nói như vậy, lập tức liên tiếp khấu đầu, leng keng vang dội,
được vị cô nương trông như nàng tiên này khen mình sụp lạy dễ nghe,
trong lòng thầm hoan hỉ.
A Tử nở một nụ cười duyên dáng nói:
- Hay lắm! Từ nay ngươi phải vâng lời ta, không cưỡng lại thì
không sao, bằng không ta sẽ chặt tay ngươi, nhớ không nào?
Du Thản Chi đáp:
- Vâng! Vâng!
A Tử lại tiếp:
- Ngươi đúng là một thằng ngu, ta cứu mạng ngươi, ngươi lại không
biết ơn. Tiêu đại vương muốn băm vằm ngươi ra, ngươi không biết hay
sao?
Du Thản Chi đáp:
- Y là kẻ thù giết cha tôi, dĩ nhiên không thể tha tôi được.
A Tử nói:
- Ông ta giả vờ tha ngươi ra, nhưng lại sai người đuổi theo bắt lại
để băm ngươi ra thành tương. Ta thấy ngươi không đến nỗi tệ lắm, giết đi
thật tội nghiệp, nên cố gắng che đậy cho ngươi. Thế nhưng nếu như Tiêu
đại vương bắt gặp thì liệu ngươi có sống được hay chăng? Ngay cả ta
cũng phải chịu liên lụy rất lớn.
Du Thản Chi lập tức hiểu ra bèn đáp:
- À, thì ra cô nương đúc cái đầu sắt này cho tiểu nhân đội chính là
vì có lòng tốt, cốt để cứu mạng cho tôi. Tiểu nhân ... tiểu nhân thật là
cảm kích, thật thế ... hết sức cảm kích.
A Tử đánh lừa được y khiến cho y biết ơn mình nên rất đắc ý, mỉm
cười nói:
- Vì thế lần sau ngươi gặp Tiêu đại vương thì không được nói năng
gì để ông ta không nhận ra tiếng ngươi. Nếu như ông ta biết được là
ngươi, hừ, hừ, thì sẽ chặt ngay tay trái, một hồi sau lại chặt luôn tay phải.
Thất Lý, ngươi mau đem y ra thay đổi y phục Khất Đan, tắm cho y một
cái chứ người đầy máu mủ tanh hôi, nặng mùi quá.
Thất Lý đáp lời dẫn y ra ngoài. Chẳng mấy chốc, Thất Lý lại đưa Du
Thản Chi vào, đã thay đổi quần áo Khất Đan cho y. Thất Lý muốn A Tử
vui lòng cố ý mặc cho y thật sặc sỡ, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ,
trông như một thằng hề.
A Tử nhếch mép cười:
- Để ta đặt cho ngươi một cái tên, gọi là ... gọi là ... Hề Sắt. Từ nay
ta gọi Hề Sắt ngươi phải dạ nghe chưa. Hề Sắt!
Du Thản Chi vội vàng đáp:
- Dạ!
A Tử cực kỳ sung sướng, đột nhiên nghĩ ra một việc nói:
- Thất Lý, nước Đại Lương bên Tây Vực có đem qua một con sư tử,
phải không? Ngươi bảo huấn sư đem nó qua đây, lại gọi thêm mười vệ sĩ.
Thất Lý vâng lời ra ngoài truyền lệnh. Mười sáu tên vệ sĩ tay cầm
trường mâu tiến vào trong điện, quay về phía A Tử khom lưng hành lễ,
rồi đứng lên, mười sáu mũi giáo chĩa ra ngoài, bảo vệ chủ nhân. Chẳng
mấy chốc đã nghe ngoài cửa điện có tiếng sư tử gầm, tám người đàn ông
khỏe mạnh khiêng một cái chuồng bằng sắt lớn, trong chuồng là một con
sư tử đực đi qua đi lại, chòm lông đuôi dài rủ xuống, răng nhọn vuốt sắc,
thần tình thật là uy võ. Người luyện thú đi trước, tay cầm roi da.
A Tử thấy con sư tử đó thật là hung dữ đáng sợ, vui mừng nói:
- Hề Sắt, mồm ngươi nói thì nghe hay lắm nhưng chẳng biết có thật
hay không. Để ta thử xem cho biết, coi ngươi có nghe lời ta chăng.
Du Thản Chi đáp:
- Vâng!
Y vừa trông thấy con mãnh sư đã hoảng thầm, không biết có dụng ý
gì nghe nàng nói thế, lập tức tim đập thình thình. A Tử nói:
- Không biết chiếc lồng trên đầu ngươi có chắc chắn hay không,
ngươi thử thò đầu vào trong chuồng cho sư tử cắn mấy cái, xem nó có cắn
vỡ được cái lồng sắt đó hay không?
Du Thản Chi hoảng hốt ấp úng:
- Cái đó ... cái đó chẳng nên thử làm gì. Nếu nó cắn vỡ thì đầu tiểu
nhân ...
A Tử nói:
- Cái đồ ngươi thật là vô dụng. Có một việc như thế mà cũng sợ,
nam tử hán đại trượng phu thì phải xem cái chết như trở về nhà4 mới phải
chứ. Ta xem chừng nó cắn không vỡ được đâu.
Du Thản Chi năn nỉ:
- Cô nương, việc này đâu phải trò đùa, ví như nó cắn không vỡ, con
súc sinh này lại làm cái lồng méo đi thì cái đầu tiểu nhân ...
A Tử cười khanh khách nói:
- Thì cùng lắm cái đầu ngươi cũng bị méo thôi. Tên tiểu tử này thật
lắm chuyện, vốn dĩ ngươi cũng đâu có đẹp đẽ gì, dù đầu có méo thì cũng
vẫn còn ở trong cái lồng có ai nhìn thấy đâu mà lo, sợ gì đẹp hay xấu.
Du Thản Chi vội đáp:
- Tiểu nhân nào có thích đẹp hay không đẹp ...
A Tử mặt sầm xuống nói:
- Ngươi không nghe lời ta, được, thôi ta biết rồi. Ngươi có ý đánh
lừa ta, vậy ta sẽ vứt ngươi vào trong lồng cho sư tử ăn thịt.
Nàng dùng tiếng Khất Đan dặn dò Thất Lý, Thất Lý liền đáp:
- Vâng!
Rồi lập tức xông lên nắm tay Du Thản Chi. Du Thản Chi nghĩ thầm:
Nếu như mình bị đẩy vào chuồng sư tử thì còn sống sao nổi, chi bằng
nghe lời cô nương, đút cái đầu sắt vào thử, may nhờ rủi chịu. Y liền kêu
lên:
- Đừng kéo! Đừng kéo! Cô nương, tôi xin nghe lời.
A Tử cười nói:
- Có thế mới ngoan ngoãn chứ! Ta bảo này, từ rày ta bảo ngươi làm
gì là phải làm ngay, đừng có lừng khừng để cô nương phải bực mình. Thất
Lý, đánh cho y ba chục roi.
Thất Lý đáp:
- Tuân lệnh!
Y cầm chiếc roi da trong tay người dạy sư tử, nghe chát một tiếng đã
quất vào lưng Du Thản Chi. Du Thản Chi đau quá, kêu lên oai oái. A Tử
nói:
- Hề Sắt, ta bảo này, ta sai người đánh ngươi là coi trọng ngươi đó.
Ngươi kêu toáng lên như thế tức là không thích ta đánh chứ gì?
Du Thản Chi đáp:
- Tiểu nhân thích lắm chứ, đa tạ ân điển cô nương.
A Tử nói:
- Thế thì được, đánh đi.
Thất Lý đánh chát chát luôn một chập mười roi, Du Thản Chi chỉ
đành nghiến răng cố chịu, không dám hé răng, thế nhưng nhờ có chụp cái
lồng sắt nên roi không đánh vào đầu, còn roi da đánh vào ngực bụng
cũng đành phải ráng chịu. A Tử thấy y không kêu nữa cảm thấy vô vị nói:
- Hề Sắt, ngươi bảo ngươi thích ta cho người đánh ngươi, phải
không nào?
Du Thản Chi đáp:
- Chính thế!
A Tử nói:
- Ngươi nói thế là thật hay giả? Hay chỉ là nói quấy nói quá để lừa
ta?
Du Thản Chi đáp:
- Đúng là thế, tiểu nhân nào dám đánh lừa cô nương.
Chết đi sống lại mấy lần,
Một thân gánh chịu muôn phần khổ đau.
Kim chi ngọc diệp còn đâu,
Đầu đeo lồng sắt xiết bao thảm hình.
*
* *
Du Thản Chi thấy Tiêu Phong cùng đoàn người đi thẳng về hướng
bắc, không thấy quay lại, lúc ấy mới chắc rằng mình thoát chết, nghĩ
thầm: Tên gian tặc này sao không giết ta nhỉ? Hừ, chắc là y coi ta chẳng
vào đâu, giết mình chỉ thêm bẩn tay. Y ... y ở nước Liêu làm cái chức đại
vương quái gì đó, mình sau này báo thù xem ra còn khó hơn. Thế nhưng ít
nhất mình cũng biết được tên gian tặc đó ở chỗ nào.
Y cúi xuống nhặt cái túi vôi sống lên, rồi đi kiếm con dao của y mà
Tiêu Phong đoạt bằng roi ngựa vứt ra, bỗng thấy trong bụi cỏ ở bên trái
có một cái bao vải dầu nhỏ, chính là của Tiêu Phong lấy từ trong bọc ra
rồi lại bỏ trở vào, liền nhặt lên, mở ra thấy bên trong là một cuốn sách,
thuận tay lật lật mấy trang, trang nào cũng viết đầy những chữ ngoằn
ngoèo, không đọc được lấy một chữ.
Thì ra Tiêu Phong thấy vật lại nhớ người, tâm hồn lãng đãng, bỏ bản
Dịch Cân Kinh vào trong túi không kỹ nên khi ngựa lồng lên, cái bao liền
văng ra rơi vào trong đám cỏ mà không hay biết gì cả.
Du Thản Chi nghĩ thầm: Chắc cái này là chữ Khất Đan đây. Quyển
sách này tên gian tặc luôn luôn mang theo trong người, hẳn rất quan
trọng. Ta lấy luôn không trả lại, để y khổ một phen cho đáng kiếp. Y
cảm thấy có phần nào báo được thù nên trong bụng khoái chí, lấy bao vải
dầu gói cuốn sách lại, bỏ vào túi rồi thẳng đường xuôi nam.
Y từ nhỏ theo cha học võ, có điều thân thể gầy gò, cánh tay yếu ớt,
không hợp với công phu cương mãnh ngoại gia của Du Thị Song Hùng,
học ba năm võ công nhưng tiến bộ chẳng mấy tí, thật chẳng đáng gọi là
con cháu danh môn. Y học đến năm mười hai, Du Câu chán nản hết hi
vọng, mới bàn với ca ca là Du Ký. Hai người cùng tính:
- Nếu con cái nhà họ Du mình ra ngoài mà võ nghệ quều quào như
thế chẳng khiến người ta cười đến sái quai hàm hay sao? Huống chi nếu
ai nghe y là con cháu Du Thị Song Hùng, không động thủ thì thôi chứ ra
tay thì phải toàn lực, ngay chiêu đầu đã lấy mạng y rồi. Chi bằng cho y
học văn, có thế mới bảo toàn được tính mạng.
Thành thử Du Thản Chi từ mười hai tuổi trở lên thì không học võ
nữa, Du Câu mới mời một vị túc nho dạy y văn chương. Thế nhưng y học
chữ cũng không chuyên cần, lúc nào hồn vía cũng để đâu đâu. Thầy đồ
dạy:
- Tử viết: Học nhi thời tập chi, bất diệc duyệt hồ?1 Y liền đáp:Cái
đó cũng còn phải xem học cái gì mới biết được, gia gia dạy đệ tử đánh
quyền, con học rồi tập luyện, có thấy vui sướng gì đâu.
Thầy đồ cáu tiết nói:
- Khổng phu tử nói là nói chuyện học đạo thánh hiền, đại nghiệp
kinh bang tế thế chứ nào phải là chuyện múa quyền đánh gậy đâu?
Du Thản Chi nói:
- Được, thầy bảo cha con, bác con múa quyền đánh gậy là chẳng ra
gì, để con đi nói cho cha con biết.
Cứ như thế y làm cho thầy đồ tức quá phải bỏ đi. Y liên tiếp chọc
giận hết thầy đồ này tới thầy đồ khác không ai chịu nổi, Du Câu đánh nó
không biết bao nhiêu trận, nhưng thằng bé này càng đánh càng lỳ lợm.
Du Câu thấy con chẳng vâng lời, cứng đầu khó dạy chẳng biết làm sao
chỉ còn nước thở dài sườn sượt, để ra sao thì ra. Thành thử năm nay Du
Thản Chi đã mười tám rồi, tuy dòng dõi danh môn mà thật đúng là văn
dốt võ dát, đến khi bá phụ và phụ thân tự vẫn, mẫu thân đập đầu vào cột
tuẫn phu, y cô khổ lênh đênh, đi lang thang không nhà không cửa, trong
đầu lúc nào cũng chỉ nghĩ đến việc làm sao kiếm được Kiều Phong để
báo thù.
Trận đại chiến Tụ Hiền Trang hôm đó, y náu ở góc nhà xem đánh
nhau, tướng mạo hình dạng Kiều Phong y đã ghi nhớ kỹ càng, nghe nói
ông người Khất Đan bèn tất tưởi đi lên miền bắc. Y thấy trên giang hồ
một tên du thủ du thực ném vôi sống làm mù mắt địch nhân, cảm thấy
cách này có thể dùng được, nên cũng học theo tìm một gói vôi bột dắt
trong người. Y ở biên giới chạy đôn chạy đáo để sao bọn quan binh Khất
Đan đi gặt lúa bắt được thành ra mới gặp Tiêu Phong, có dịp ném bao
vôi bột ra quả thực là cơ hội ngàn năm một thuở.
Y trong bụng nghĩ thầm: Việc trước mắt là chạy sao cho càng xa
càng tốt đừng để y bắt lại được. Rồi mình sẽ tìm cách đi bắt một con rắn
độc hay một con rết lớn, len lén vứt vào giường y, y vừa chui vào chăn là
nó cắn chết tươi. Còn tiểu cô nương kia ... còn tiểu cô nương kia, chao ôi,
sao ... sao mà có người đẹp thế!.
Y vừa nghĩ đến khuôn mặt A Tử, lồng ngực thấy nóng hổi, rồi mặt
cũng bừng bừng chỉ còn nghĩ: Không biết đến bao giờ mình mới được
gặp lại cô gái xinh đẹp có khuôn mặt xanh xao, thân hình ẻo lả kia.
Y cúi đầu rảo bước, chẳng mấy chốc đã vượt qua đoàn người vừa
được Tiêu Phong thả ra. Có người tử tế gọi y nhập bọn đi chung, y cũng
chẳng thèm để ý, cứ lầm lũi mà đi. Đi được hơn chục dặm, bụng đói đến
kêu lên ùng ục, y đưa mắt nhìn ngang nhìn ngửa xem có gì ăn được không
nhưng trên thảo nguyên ngoài cỏ khô và tuyết trắng ra chẳng còn gì khác
nghĩ thầm: Nếu như mình là con bò, con cừu thì tốt biết mấy. Ăn cỏ
uống tuyết thật sung sướng bao nhiêu. Ôi, nếu như mình chỉ là một con
cừu non, người ta đem cha mẹ mình hai con vật già ấy xẻ thịt ăn thì liệu
mình có báo thù không nhỉ? Thù cha mẹ không đội trời chung, dĩ nhiên
phải trả rồi. Thế nhưng báo thù cách nào đây? Lấy hai cái sừng húc gã đồ
tể giết cha mẹ mình ư? Người ta nuôi bò nuôi cừu, vốn là để xẻ ra làm
thịt ăn, sao lại nói đến chuyện trả thù được?.
Y nghĩ ngợi gần xa, lại cất bước đi, đột nhiên nghe tiếng chân ngựa
lộp cộp, ba gã kỵ binh Khất Đan từ trên mặt tuyết chạy tới, vừa thấy y đã
lớn tiếng reo hò. Một tên Khất Đan vung sợi dây thòng lọng trên tay ra,
nghe soạt một tiếng quàng ngay vào cổ Du Thản Chi, kéo một cái sợi dây
liền xiết lại. Du Thản Chi đưa tay toan gỡ, tên Khất Đan huýt một tiếng,
con ngựa liền chạy tới. Du Thản Chi đứng không vững, ngã lăn ra, bị gã
kia lôi đi xềnh xệch. Du Thản Chi kêu lên thảm thiết nhưng chỉ được mấy
tiếng thì cổ họng đã bị dây thừng chẹn rồi, không còn ú ớ được nữa.
Tên Khất Đan cũng sợ y chết ngạt nên dừng cương lại. Du Thản Chi
ở dưới đất cố gắng lồm cồm đứng lên, gỡ chiếc dây đang buộc nơi cổ. Gã
Khất Đan kéo mạnh một cái, Du Thản Chi lảo đảo, lại ngã phịch xuống,
ba tên Khất Đan cùng cười sằng sặc. Tên Khất Đan cầm sợi dây buộc cổ
Du Thản Chi nói mấy tiếng nhưng y không hiểu được câu nào, chỉ biết
lắc đầu. Gã Khất Đan vẫy tay một cái, lại giục ngựa chạy tiếp nhưng lần
này không chạy nhanh. Du Thản Chi sợ bị xiết cổ lần nữa, không thở
được nên đành đi hai bước lại chạy ba bước cho kịp.
Y thấy ba tên lính Khất Đan đi về hướng bắc, trong bụng chột dạ:
Tên khốn kiếp Kiều Phong miệng nói nghe thật dễ nghe, bảo thả mình
về, vừa quay đi quay lại đã sai bộ thuộc bắt lại. Lần này bị bọn chúng bắt
rồi, mạng mình còn sao được nữa?. Khi y bỏ nhà đi lên mạn bắc, trong
bụng chăm chăm lo việc báo thù, chẳng biết trời cao đất dày là gì, nên
khi gặp được Tiêu Phong, hình ảnh thê thảm của cha mẹ hiện ra trước
mắt, cơn giận bùng lên, định dùng vôi bột ném mù mắt ông ta, rồi sẽ rút
dao đâm ông chết. Thế nhưng tấn công mà không trúng, nhuệ khí tiêu
tan, chỉ mong sao thoát thân, ngờ đâu lại bị lính Khất Đan bắt lại.
Khi trước y bị bọn lính Khất Đan đi gặt lúa bắt được, để lẫn trong
đám đàn bà con gái, nữ nhân đi đứng không được nhanh, cước bộ của y
cũng theo kịp nên không bị hành hạ mấy tí, ngoài một sống dao chém
vào lưng lúc bị bắt mà thôi. Lần này thì khác hẳn, bước thấp bước cao,
chạy lên chạy xuống, thở hồng hộc, chưa được mấy bước lại vấp một cái,
mỗi lần vấp ngã xuống, dây thừng lại xiết vào sau ót một đường lằn. Gã
kỵ binh Khất Đan nào có chịu ngừng, cũng chẳng thèm xem coi y còn
sống hay đã chết, kéo y một mạch tới thành Nam Kinh. Vào trong thành
rồi, Du Thản Chi người đầy máu me, chỉ mong sao chết sớm chừng nào
đỡ khổ chừng nấy.
Ba tên lính Khất Đan vào trong thành còn chạy thêm mấy dặm nữa,
lúc ấy mới lôi y vào trong một tòa nhà to. Du Thản Chi thấy dưới đất lót
toàn phiến đá xanh, cột cao cửa rộng, không biết là nơi nào. Ở ngoài cửa
ngừng lại chưa đến thời gian uống một chén trà, tên kỵ binh kéo y vào
trong một tòa đại sảnh, đột nhiên chúm môi huýt một tiếng, hai chân kẹp
thúc mạnh, con ngựa liền chồm tới trước. Du Thản Chi đâu có ngờ gã kia
vào trong viện rồi lại phóng ngựa chạy nhanh, nên chỉ được ba bước đã
ngã lăn ra.
Tên lính Khất Đan luôn mồm giục ngựa, lôi Du Thản Chi chạy ba
vòng trong tòa nhà đó, càng lúc càng nhanh, có thêm mấy chục tên quan
binh đứng chung quanh hò hét trợ uy. Du Thản Chi nghĩ thầm: Thì ra y
định kéo mình lê dưới đất cho chết. Trán, chân tay, thân thể y đụng vào
đá dưới sàn, không chỗ nào không đau.
Trong tiếng reo vang của bọn quan binh Khất Đan, có lẫn tiếng cười
trong trẻo của một thiếu nữ. Du Thản Chi trong cơn mơ mơ màng màng,
loáng thoáng nghe cô gái cười nói:
- Ha ha, cái diều người này e rằng không thả nổi.
Du Thản Chi tự hỏi: Diều người là cái gì thế nhỉ?. Ngay lúc đó y
thấy dây buộc cổ xiết chặt, thân hình tung lên không, lập tức hiểu ra, tên
lính Khất Đan kia cưỡi ngựa chạy cho nhanh để y bay bổng lên, làm như
thả con diều bằng giấy.
Y toàn thân lăng không, sau ót đau buốt, mồm miệng bị gió thổi vào
thật ngộp thở, không còn biết gì nữa, lại nghe thiếu nữ kia vỗ tay reo lên:
- Hay quá! Hay quá! Quả thực đã phóng được con diều người lên
rồi.
Du Thản Chi nhìn ra phía có tiếng nói thấy người vỗ tay reo hò kia
chính là cô gái xinh đẹp mặc áo tím. Y vừa thấy nàng lập tức ngực như bị
chấn động mạnh, không biết nên buồn hay vui, thân hình trên không bay
lạng vù vù không cách gì suy nghĩ được.
Cô gái mỹ miều kia chính là A Tử. Nàng thấy Tiêu Phong thả cho
Du Thản Chi đi, trong bụng không vui, cưỡi ngựa đi được một quãng liền
cố ý tụt ra sau, khẽ dặn tùy tòng quay lại bắt Du Thản Chi đem về nhưng
không được để cho Tiêu đại vương hay biết. Bọn tùy tòng biết nàng được
Tiêu Phong cực kỳ sủng ái, nên vui vẻ tuân lời, giả vờ sửa lại dây buộc
yên ngựa, đứng lại ở triền núi, đợi Tiêu Phong và cả đoàn đi xa mới quay
lại bắt Du Thản Chi.
A Tử trở về Nam Kinh liền đến nơi xa Tiêu Phong ở là Hựu Thánh
Cung ngồi chờ. Đến khi bắt được Du Thản Chi về, nàng mới hỏi bọn Khất
Đan xem có trò gì đánh đập, hành hạ tội nhân mới mẻ thú vị không. Có
người đề nghị thả diều người, trò đó quả là hợp ý A Tử, nàng ra lệnh
thi hành ngay, nên bọn chúng liền đem Du Thản Chi ra thả diều.
A Tử xem thấy thú vị quá, luôn mồm khen hay, nói:
- Để cho ta thả diều một tí.
Nàng nhảy lên yên ngựa tên lính kia, cầm lấy dây thừng nói:
- Ngươi xuống đi.
Tên lính kia liền nhảy xuống ngựa để cho A Tử thả diều người. A
Tử cầm dây thừng giục ngựa chạy một vòng, miệng reo hò, suýt soa:
- Thích quá! Thích quá!
Thế nhưng nàng bị thương mới đỡ, tay vẫn còn yếu, cổ tay chùng ra,
chiếc thừng liền hạ xuống, nghe bình một tiếng, Du Thản Chi rơi bịch
xuống một cái thật đau, lăn trên nền đá, trán va phải góc nhọn của bậc
thềm, sứt thành một cái lỗ, máu chảy túa ra. A Tử cụt hứng, bực tức nói:
- Cái thằng ngốc này sao nặng thế?
Du Thản Chi tưởng chừng ngất xỉu, nghe nàng trách mình thân thể
nặng quá, đang định giãi bày mấy câu nhưng đau quá không nói thành
lời. Một tên quân Khất Đan bước tới, cởi chiếc thòng lọng buộc trên cổ,
một tên khác xé vải trên áo y, buộc qua quít vết thương, nhưng máu tươi
vẫn tiếp tục chảy thấm ra ngoài, làm sao ngừng được?
A Tử nói:
- Thôi thế được rồi, được rồi! Mình thả diều thêm lần nữa cho
vui, càng cao càng thích.
Du Thản Chi không hiểu nàng nói tiếng Khất Đan những gì, nhưng
thấy nàng hoa chân múa tay, chỉ lên trên cao xem ra không phải chuyện
tốt lành. Quả nhiên một tên Khất Đan cầm chiếc dây thừng luồn dưới
nách y, vòng một vòng để y khỏi bị xiết cổ ngộp thở, quát lên một tiếng:
- Lên nào!
Y giục ngựa chạy cho nhanh, kéo lê Du Thản Chi dưới đất mấy
vòng, rồi lại phóng lên. Sợi dây thừng trong tay tên lính Khất Đan mỗi
lúc một dài thêm, thân hình Du Thản Chi cũng mỗi lúc một cao.
Tên lính Khất Đan đột nhiên buông tay, nghe vèo một tiếng, Du
Thản Chi thật chẳng khác gì tên rời khỏi dây cung, bay vút lên trời. A Tử
và các quan binh đều reo hò khen ngợi. Du Thản Chi thân hình tự nhiên
bật văng lên không, trong bụng chỉ nghĩ được: Thôi lần này chết thật
rồi!.
Khi sức văng đã hết, y đầu lộn xuống đất, chân chổng lên trời lao
thẳng xuống, xem ra thể nào cũng lao vào nền đá xanh, bốn tên quan
binh Khất Đan cùng tung thòng lọng ra, buộc chặt ngay hông y, cùng kéo
ghì về bốn phía. Du Thản Chi khi đó đã ngất đi, nhưng bốn luồng lực đạo
giữ y bông bênh giữa trời, chỉ còn cách đất chừng ba thước. Cái cảnh đó
quả thực nguy hiểm cùng cực, trong bốn người chỉ cần một người ra tay
hơi chậm, lực đạo không cân, đầu Du Thản Chi thể nào cũng rơi thẳng
xuống vỡ sọ ngay. Người Khất Đan thường thường đem người Tống ra để
làm trò vui, tù binh bị đem ra thả diều, mười người thì đến tám chín
người chết. Nếu như ở ngoài thảo nguyên đất mềm, từ trên cao như thế
đâm bổ xuống, ví như không vỡ đầu thì cũng gãy cổ chết như nhau.
Trong tiếng hò reo, bốn tên lính Khất Đan hạ Du Thản Chi xuống. A
Tử lấy tiền, thưởng cho mỗi đứa năm lượng bạc. Các quan binh lớn tiếng
tạ ơn, hỏi thêm:
- Cô nương có còn muốn thêm trò vui gì nữa không?
A Tử thấy Du Thản Chi đã ngất xỉu, cũng chẳng biết y còn sống hay
chết rồi, mới đây nàng thả diều, dùng sức quá độ, ngực ngâm ngẩm
đau, không còn hơi đâu mà vui chơi thêm nữa bèn nói:
- Vui thế đủ rồi. Gã tiểu tử này nếu chưa chết, ngày mai lại mang y
đến cho ta, để ta nghĩ cách nào tiêu khiển. Tên này định ám toán Tiêu
đại vương, không thể để y chết dễ dàng quá như thế được.
Các quan binh cùng vâng lời, lôi cổ Du Thản Chi mình mẩy đầy máu
me ra.
Khi Du Thản Chi tỉnh lại, thấy một mùi ẩm mốc hôi hám xông thẳng
vào mũi, mở choàng mắt ra thấy chung quanh tối đen như mực, không
nhìn thấy một chút gì. Ý niệm đầu tiên y nghĩ đến là Không biết mình
đã chết chưa? nhưng lập tức thấy toàn thân chỗ nào cũng đau nhức, cổ
họng khô ran không sao chịu nổi liền rên lên mấy tiếng:
- Nước! Nước!
Thế nhưng nào có ai ngó ngàng gì đến y?
Y kêu được mấy tiếng, lại mơ mơ màng màng ngủ thiếp đi, thấy nào
bá phụ, phụ thân cùng Kiều Phong đại chiến, giết nhau đến máu văng
đầy mặt đất, rồi mẫu thân ôm mình trong lòng, dịu dàng an ủi, bảo mình
đừng sợ. Rồi kế đó A Tử hiện ra với khuôn mặt thật tú lệ, đôi mắt trong
veo với quang thái thật lạ lùng. Khuôn mặt bỗng nhiên thu nhỏ lại, thành
đầu một con rắn hình tam giác, lè chiếc lưỡi dài đỏ au, lộ hai chiếc nanh
nhọn hoắt mổ vào người y. Du Thản Chi hết sức vùng vẫy nhưng không
cách nào động đậy được, con rắn đó cứ day từng miếng thịt, trên tay, dưới
đùi, cạnh cổ chỗ nào cũng cắn, khi đến trán lại càng đau hơn. Y thấy
mình từng miếng thịt bị nhả xuống, muốn kêu toáng lên, nhưng không
phát ra một tiếng nào ...
Cứ như thế trằn trọc cả đêm, tỉnh dậy thì bị hành hạ đã đành mà
trong giấc mộng cũng thật là khổ sở. Hôm sau hai tên lính Khất Đan lại
áp giải y đến gặp A Tử. Cơn sốt đêm qua chưa lui, bước một bước lại ngã
bổ nhào về trước. Hai tên lính Khất Đan chia nhau xốc hai bên, lớn tiếng
chửi rủa, kéo lê y vào một tòa nhà lớn. Du Thản Chi tự hỏi: Không biết
chúng đưa mình đi đâu? Đem mình đi giết chăng?. Đầu y mê mê mẩn
mẩn, không thể nào suy tính gì được, thấy đi xuyên qua hai hành lang dài,
đến trước một sảnh đường. Hai tên lính Khất Đan đứng ngoài cửa bẩm
báo gì đó mấy câu, bên trong có tiếng một thiếu nữ đáp lại một tiếng,
sảnh môn đẩy ra, lính Khất Đan liền đưa y vào.
Du Thản Chi ngẩng đầu lên, thấy trong sảnh trải một tấm thảm cực
lớn, thêu hoa văn sặc sỡ, một thiếu nữ xinh đẹp ngồi trên một tấm nệm
ngay đầu đằng kia, chính là A Tử. Hai bàn chân nàng để trần, để trên
thảm. Du Thản Chi vừa nhìn thấy hai bàn chân nhỏ nhắn trắng trẻo, mịn
màng như ngọc, mềm mại như gấm của nàng lập tức tim đập thình thình,
hai mắt đăm đăm dính chặt đôi chân, thấy tưởng chừng lưng đôi chân cô
gái có phát ra ánh sáng, lờ mờ mấy đường gân xanh quả muốn chạy đến
vuốt ve cho thỏa dạ.
Hai tên lính Khất Đan thả y ra, Du Thản Chi lảo đảo một hồi, sau
cùng cũng gượng đứng được nhưng mục quang không lúc nào rời bàn
chân A Tử, thấy mười đầu ngón chân nàng sơn màu hồng nhạt, trông
chẳng khác gì mười cánh hoa.
A Tử cũng nhìn ra gã thanh niên xấu xí toàn thân đầy máu me,
khuôn mặt nhăn nhúm, cằm vêu vao kia ánh mắt hau háu một vẻ thèm
thuồng. Nàng nhớ lại một con sói đói mà nàng cùng hai sư huynh săn
được khi còn ở biển Tinh Tú, nàng bắn trúng con vật một mũi tên nhưng
chưa chết hẳn. Con vật đó bị trọng thương, mắt gườm gườm nhìn mình,
lúc bấy giờ chẳng khác gì Du Thản Chi, dường như chỉ muốn xông lên
cắn chết nàng, tuy không nhảy lên được, nhưng vẫn nhe hàm răng nhọn
hoắt gầm gừ.
A Tử thích thú nhìn ánh mắt đầy dã tính đó, lại nghe tiếng gừ gừ
nhưng chẳng làm gì được mình, tiếc rằng Du Thản Chi yếu đuối quá rồi,
không phản kháng gì được nữa quả thực chẳng còn gì thú vị. Ngày hôm
qua y ném túi vôi bột vào Tiêu Phong, lại không chịu quì lạy, ăn nói ra
vẻ ngang tàng, không chịu nhận tiền của Tiêu Phong, A Tử thích thú lắm
tưởng như bắt được một con thú dữ lợi hại. Nàng muốn hành hạ y cho
người y bị thương nhiều như vẩy cá, để y mỗi khi bị thương lại muốn xông
lên cắn mình một cái nhưng dĩ nhiên nàng không để cho y cắn trúng
được.
Đến khi bắt được y làm cái diều người rồi, con dã thú này lại
không chống cự, chết dở sống dở, thật chẳng có gì thích thú. Nàng hơi
nhíu lông mày nghĩ thầm: Có cách nào mới mẻ để hành hạ y cho vui
đây?.
Đột nhiên cổ họng Du Thản Chi phát tiếng hà hà, cũng không biết
một luồng lực đạo từ đâu đến, y chẳng khác gì một con báo nhanh nhẹn
lạ thường phóng đến A Tử, ôm chặt lấy bắp chân nàng, cúi đầu hôn hít
lưng bàn chân cô gái. A Tử hoảng hốt, kêu toáng lên. Hai tên lính Khất
Đan và bốn tì nữ phục thị A Tử cùng quát mắng, xông lên lôi gã ra.
Thế nhưng hai tay y cứ ôm chặt, chết cũng không buông. Tên lính
Khất Đan vừa kéo một cái, kéo luôn cả A Tử tuột khỏi chiếc nệm bông,
ngồi phệt xuống dưới thảm. Hai binh sĩ Khất Đan vừa sợ vừa tức, không
dám kéo thêm nữa, một tên đấm lên lưng y mấy cú thật mạnh, còn một
đứa thì đánh vào mặt. Người Du Thản Chi vẫn còn sưng vều, lại thêm cơn
sốt chưa hết, thần trí mê loạn không khác gì một người điên, những gì
đang gánh chịu dường như không biết đến. Y vẫn ôm chặt lấy chân A Tử,
tiếp tục hôn chân nàng.
A Tử cảm thấy đôi môi vừa nóng hổi, vừa khô khan của y chạm vào
chân mình, trong bụng sợ lắm, lại thêm cảm giác nhột nhạt2 lạ lùng, đột
nhiên kêu hoảng lên:
- Ối trời! Y cắn ngón chân ta.
Nàng quay sang nói với hai tên lính Khất Đan:
- Các ngươi mau ra chỗ khác, người này nổi cơn điên, ối chao, đừng
để y cắn đứt ngón chân ta.
Du Thản Chi mơn man ngậm ngón chân cô gái, A Tử tuy không thấy
đau nhưng lại sợ y bất thần cắn mạnh một cái, trong cơn gấp gáp, biết là
không thể dùng sức mà xong, sợ hai tên lính đánh y, y không kể sống
chết cắn một cái thì khốn.
Hai tên lính Khất Đan không biết làm sao, đành phải buông tay. A
Tử lại kêu:
- Đừng có cắn, ta tha ngươi khỏi chết, ối ối, ta sẽ thả ngươi ra.
Du Thản Chi bấy giờ tâm thần cuồng loạn, có còn biết nàng nói
những gì? Một tên lính Khất Đan cầm chặt yêu đao, định bụng bất thần
rút ra khỏi vỏ chém xuống ót y một nhát, chặt đứt đầu y, nhưng có điều y
ôm chân A Tử chặt quá, một đao chém xuống lại sợ làm nàng bị thương
cho nên ngần ngừ không dám.
A Tử lại tiếp:
- Này này, ngươi nào có phải là dã thú sao lại cắn người là sao?
Mau nhả ra, ta sẽ sai người trị thương, thả ngươi trở về Trung Nguyên.
Du Thản Chi vẫn không lý tới nhưng răng không cắn xuống nên
không làm nàng đau chút nào, hai tay vuốt ve lưng bàn chân, trong lòng
lâng lâng bay bổng, thật chẳng khác gì một cánh diều đang lững lờ giữa
từng mây.
Một tên lính Khất Đan chợt nảy ra một ý, xông vào bóp cổ Du Thản
Chi. Du Thản Chi bị nghẹt thở, tự nhiên há mồm, A Tử vội vàng rụt chân
lại, rút được ngón chân ra khỏi miệng y, đứng phắt dậy, lại sợ y nổi cơn
điên cắn nữa, dấu hai chân vào sau tấm nệm. Hai tên lính Khất Đan liền
giữ chặt Du Thản Chi, đấm liên tiếp vào ngực gã, đánh được độ mươi
quyền, y oa oa há mồm hộc ra mấy ngụm máu, làm bẩn cả tấm thảm rực
rỡ kia.
A Tử quát:
- Ngừng tay! Đừng đánh y nữa.
Sau một trận kinh hoàng, nàng cảm thấy gã tiểu tử này có điều quái
lạ thật vui nên không muốn đánh chết y ngay. Tên lính Khất Đan không
đánh nữa, A Tử ngồi xếp bằng trên tấm nệm, để ngoặt hai bàn chân trần
dưới mông, trong bụng tính toán: Có cách nào hành hạ y cho thật bõ
nhỉ?.
A Tử ngửng đầu lên, thấy Du Thản Chi mắt vẫn chăm chăm nhìn
mình, liền hỏi:
- Ngươi nhìn ta làm chi?
Du Thản Chi vốn chẳng còn kể sống chết vào đâu liền đáp:
- Cô nương đẹp quá đỗi, cho nên tôi thích nhìn.
A Tử bẽn lẽn nghĩ thầm: Tên tiểu tử này lớn mật thật, dám nói với
ta những lời khinh bạc. Thế nhưng trong đời nàng, chưa bao giờ có một
chàng trai nào dám ca tụng nàng đẹp ngay tận mặt. Khi nàng học nghệ ở
phái Tinh Tú, chư sư huynh đều coi nàng là một cô bé con ngang ngược
lanh lợi, còn khi đi cùng với Tiêu Phong, nếu không sợ nàng gây chuyện
thì cũng lo nàng chết bất ngờ, chưa bao giờ để ý xem nàng đẹp hay xấu.
Những lời ca ngợi sống sượng của Du Thản Chi, quả là xuất tự đáy lòng,
nàng không khỏi vui sướng ngầm nghĩ thầm: Ta giữ y lại ở gần bên,
thỉnh thoảng đem ra tiêu khiển cũng thích lắm. Có điều tỉ phu đã bảo là
thả y về, nếu như biết ta sai người bắt lại ắt sẽ bực mình. Chỉ dấu được
anh ấy hôm nay nhưng làm sao dấu được mãi. Nếu muốn tỉ phu không thể
nào biết được thì làm gì đây? Không cho ai nói thì cũng còn được, nhưng
nếu tỉ phu bất thần đi vào, bắt gặp y thì làm sao?.
Nàng trầm ngâm một hồi, bỗng chợt nghĩ tới: A Châu rất giỏi hóa
trang, giả làm cha ta đến nỗi tỉ phu còn không nhận ra, ta đem tiểu tử này
thay hình đổi dạng, anh ta sẽ không nhận ra được. Thế nhưng nếu y
không tự nguyện, mình hóa trang y rồi y sẽ rửa sạch đi, trở lại hình dáng
cũ thế thì có ích gì đâu?.
Đôi hàng mi cong của nàng hơi nhíu lại, lập tức tìm ra ngay, vỗ tay
reo lên:
- Hay lắm! Thật là hay! Cứ thế mà làm.
Nàng quay sang hai tên Khất Đan nói một hồi, hai tên lính đó có chỗ
nào chưa rõ lại hỏi lại. A Tử giải thích thêm rồi gọi thị nữ lấy ra năm
chục lượng bạc đưa cho họ. Hai tên Khất Đan cầm lấy, khom lưng hành
lễ, xốc Du Thản Chi ra khỏi sảnh.
Du Thản Chi kêu lên:
- Ta muốn ngắm nàng! Ta muốn ngắm cô gái xinh đẹp tàn ác kia.
Lính Khất Đan và thị nữ nào có hiểu tiếng Hán nên chẳng ai hiểu y
đang nói gì. A Tử cười mủm mỉm nhìn theo sau lưng y, nghĩ đến chủ định
thông minh của mình, càng thêm đắc ý.
Du Thản Chi bị đem trở về địa lao, vứt trên một đống cỏ khô. Đến
chiều hôm đó, có người đem đến cho y một bát thịt cừu, vài cái bánh bao.
Cơn sốt của Du Thản Chi chưa hạ, luôn mồm lảm nhảm khiến gã kia sợ
quá bỏ vội thức ăn xuống, chạy vội ra ngoài. Du Thản Chi không biết đói
nên chẳng đụng tới thịt hay bánh bao.
Tối hôm đó có ba tên Khất Đan đi vào. Du Thản Chi thần trí mơ hồ,
thấy vẻ mặt ba gã kia đầy vẻ quái đản, xem ra không phải tốt lành gì, chỉ
mang máng biết là nguy đến nơi nên cố gắng lồm cồm đứng lên, tính
chuyện đào tẩu. Hai gã Khất Đan xông đến đè nghiến y xuống, lật ngửa
mặt lên. Du Thản Chi chửi toáng lên:
- Quân Khất Đan chó má, chết đường chết chợ, đại gia sẽ băm vằm
chúng bay ra.
Vừa tới đó, gã Khất Đan thứ ba bưng một cái gì trăng trắng, trông
tựa như bông, lại giống như tuyết, dùng sức ập lên mặt y. Du Thản Chi
thấy mặt mình vừa ẩm vừa mát, đầu óc tỉnh lại nhưng không thở nổi, nghĩ
thầm: Thì ra bọn chúng bịt chặt thất khiếu cho mình chết ngạt.
Thế nhưng xem chừng y đoán không đúng, gã kia lại châm cho thủng
mũi mồm khiến y vẫn thở được nhưng mắt mở không ra, chỉ thấy mặt
dính đầy thứ gì nhão nhoẹt, rồi ai đó nắn khắp mặt y, tưởng như trát lên
một lớp bột nát. Du Thản Chi mơ mơ hồ hồ nghĩ thầm: Không biết tên
ác tặc này dùng cách quái ác gì giết mình đây?.
Một hồi sau, lớp bùn mềm trên mặt được người ta nhẹ nhàng gỡ ra,
Du Thản Chi mở mắt nhìn, thấy một khối bột mì in thành hình một mặt
người, chính là vừa ở mặt mình ra. Tên Khất Đan đó trịnh trọng bưng cái
vật đó, dường như sợ hư mất. Du Thản Chi lại chửi:
- Đồ Liêu cẩu thối tha, chúng mày rồi sẽ chết không có đất mà
chôn.
Ba gã Khất Đan không thèm để ý đến y, bưng cái khối bột nhão đó
đi mất. Du Thản Chi chợt nghĩ ra: Đúng rồi, bọn chúng nó tô lên mặt
mình một lớp thuốc độc, rồi chẳng bao lâu, mặt mình sẽ lở loét thối tha,
da thịt vỡ nát, biến thành quỉ quái .... Y càng nghĩ càng kinh, nghĩ thầm:
So với để bọn chúng hành hạ mình đến chết, chi bằng mình đập đầu
chết còn hơn. Y bèn húc đầu vào tường, bình bình bình ba cái. Ngục tốt
nghe tiếng vội vàng chạy vào, trói chặt chân tay y lại. Du Thản Chi đập
đầu đã thành sống dở chết dở, nay đành nằm yên chịu vậy.
Qua luôn mấy ngày, mặt y không hề đau đớn, cũng không lở lói,
nhưng y đã quyết ý chết, bụng tuy đói nhưng nhất định không ăn thức ăn
ngục tốt mang vào. Đến ngày thứ tư, ba gã Khất Đan kia lại trở vào địa
lao, lôi y đi. Trong cơn đau đớn, Du Thản Chi bỗng nảy ra một ý vị ngọt
ngào, nghĩ thầm chắc A Tử sai đem mình ra xỉ vả đánh đập, tuy thân thể
có phải khổ sở nhưng lại có cơ hội được nhìn khuôn mặt tú lệ kia, trên
khuôn mặt nhăn nhúm thoáng hiện một nụ cười.
Ba tên Khất Đan dẫn y đi qua mấy ngõ hẹp rồi vào trong một căn
nhà đá tối om om. Chỉ thấy lửa bập bùng chiếu sáng một bên vách đá,
một gã thợ rèn gân guốc cởi trần, đứng bên cạnh một cái đe sắt lớn, đang
xăm xoi xem một vật gì đen sì trên tay. Ba tên Khất Đan đẩy Du Thản
Chi đến trước mặt người thợ rèn, hai người chia ra nắm hai tay y, còn một
người giữ chặt sau lưng. Người thợ rèn nghiêng đầu qua, nhìn mặt y, lại
đăm đăm nhìn vào vật trong tay, dường như muốn so sánh.
Du Thản Chi nhìn vào vật trên tay y, thấy đó là một cái mặt nạ bằng
sắt mới đúc xong, trên có đục hai mắt mũi mồm bốn cái lỗ. Y còn đang
suy nghĩ, không biết cái này để làm gì thì tên thợ rèn đã cầm mặt nạ lên,
chụp vào mặt Du Thản Chi. Du Thản Chi tự nhiên hất đầu về sau tránh,
nhưng sau ót đã bị người ta giữ chặt, không cách gì thoát được, chiếc mặt
nạ liền áp vào mặt y. Y cảm thấy trên mặt lạnh ngắt, da thịt chạm vào
kim loại, mà kỳ lạ làm sao, cái mặt nạ đó thật khít khao kể cả mắt mũi
mồm, tưởng chừng như chế riêng cho y vậy.
Du Thản Chi chỉ ngạc nhiên giây lát lập tức hiểu ngay nguyên do,
một làn hơi lạnh chạy thẳng từ đỉnh đầu xuống xương sống: Chết rồi, cái
mặt nạ này chính là để cho ta, hôm trước bọn chúng dùng bột mì nhồi
thành khuôn. Bọn chúng làm cái mặt nạ sắt đó để làm gì? Không lẽ ...
không lẽ .... Y đã đoán ra cái dụng ý ác độc của người Khất Đan, nhưng
để làm gì thì không biết, không còn dám nghĩ thêm chỉ hết sức vùng vẫy
mong sao thoát ra được.
Người thợ rèn bỏ chiếc mặt nạ ra, gật gù tỏ vẻ hài lòng, rồi dùng
một chiếc kìm lớn kẹp bỏ vào lò lửa nung cho đỏ lên, tay phải cầm búa,
đập xuống choang choang. Y đập chiếc mặt nạ một lúc, đưa tay rờ rẫm
xương gò má và trán Du Thản Chi, rồi sửa những chỗ chưa được hoàn
toàn ăn khớp.
Du Thản Chi kêu lên:
- Bọn Liêu cẩu trời đánh kia, các ngươi làm chuyện thương thiên
hại lý, hung tàn ác độc thế này, ông trời sẽ giáng họa xuống tất cả chúng
bay không được chết yên chết lành, đến cả bò ngựa nhà bay cũng chết
nốt, con nít cũng chết non.
Y ngoác mồm chửi rủa nhưng người Khất Đan chẳng hiểu câu nào.
Gã thợ rèn đột nhiên quay phắt lại, hầm hầm nhìn y, cầm chiếc kìm sắt
đang nóng đỏ, dí vào mắt y khiến Du Thản Chi sợ đến hét ầm lên.
Thế nhưng gã thợ rèn chỉ dọa y một mẻ, cười sằng sặc, rút chiếc kìm
về, lại lấy ra một khối sắt hình cong ướm thử vào sau ót Du Thản Chi.
Sau khi gõ cho vừa, tên thợ rèn bèn đem cả mặt nạ lẫn cái chụp hình bán
cầu bỏ vào lửa nung cho đỏ, lớn tiếng nói mấy câu. Ba tên Khất Đan liền
kéo Du Thản Chi lên bắt nằm trên một cái phản gỗ, để đầu y thò ra ngoài
bìa. Lại có thêm hai người Khất Đan khác đến giúp, dùng sức giữ chặt
đầu tóc y, khiến cho y không thể nhúc nhích. Năm người kẻ giữ chân
người nắm tay, thử hỏi Du Thản Chi còn cục cựa làm sao được?
Tên thợ rèn kẹp chiếc mặt nạ nóng đỏ lên, ngừng lại một chút cho
nguội bớt, quát lớn một tiếng, rồi áp lên mặt Du Thản Chi. Khói trắng
xèo xèo bốc lên đồng thời mùi thịt cháy khét bay tứ tán. Du Thản Chi chỉ
kêu lên được một tiếng rồi ngất xỉu. Năm tên Khất Đan lật người y lại, gã
thợ rèn lại kẹp nửa đầu bên kia, để vào sau ót, hai mảnh bán cầu ráp lại
thành một trái cầu sắt bao chặt đầu Du Thản Chi lại. Cái lồng sắt còn
nóng lắm, đụng vào thịt liền đốt cháy thành một khối bầy nhầy. Gã thợ
rèn đó là thiết công khéo léo vào bậc nhất ở thành Yên Kinh, hai nửa
chiếc lồng sắt dính chặt làm một chỗ nào cũng thật khít khao.
Du Thản Chi chẳng khác gì rơi vào địa ngục, bị thiêu đốt trong vạn
trượng lửa không biết bao lâu mới dần dần tỉnh lại nhưng trước mặt và
sau ót đau đớn khôn cùng chịu không nổi, lại ngất đi. Cứ như thế ba lần
tỉnh lại, ba lần ngất xỉu, y lớn tiếng kêu gào nhưng chỉ phát ra những
tiếng ú ớ không ra tiếng người.
Y đành nằm yên cố gắng không suy nghĩ gì khác, nghiến răng cố
chịu đựng nỗi đau đớn ở mặt và ót phải đến hơn hai giờ mới đưa được tay
lên sờ thử, tay đụng phải vật gì vừa cứng vừa lạnh, biết ngay những gì
mình đoán không sai, cái mặt nạ kia đã chụp lên đầu mình rồi. Trong cơn
phẫn khích, y cố giằng nó ra nhưng cái lồng sắt đó đúc thật kiên cố,
không hề suy suyển chút nào. Y càng nghĩ càng thêm tuyệt vọng nhịn
không nổi khóc òa lên.
Thế nhưng dẫu sao y tuổi cũng còn trẻ, nỗi thống khổ tuy lớn lao
nhưng rồi cũng chịu được không đến nỗi chết, qua mấy ngày sau vết
thương dần dần se da, đau đớn cũng bớt, bụng cảm thấy đói. Y ngửi thấy
mùi thịt cừu và bánh bao nhịn không nổi cầm lấy ăn. Lúc này y đã mò kỹ
biết rõ chiếc lồng sắt ấy bao chặt đầu mình như thế nào, không thể nào
thoát ra được, mấy ngày đầu nổi cơn cuồng nộ nhưng rồi cũng bình tĩnh
lại, tự hỏi: Tên cẩu tặc Kiều Phong chụp lên đầu ta cái lồng sắt này,
không biết có dụng ý gì?.
Y vẫn nghĩ tất cả đều do lệnh của Tiêu Phong làm sao có thể đoán ra
rằng sở dĩ A Tử làm cái đầu sắt chính là che dấu để ông không nhận ra y.
Cái công trình đó, tất cả đều do đội trưởng Thất Lý theo lệnh A Tử mà thi
hành.
Ngày ngày A Tử đều hỏi Thất Lý xem Du Thản Chi sau khi đeo cái
lồng sắt tình hình ra sao, lúc đầu thì lo y chết sẽ mất vui, về sau biết y
vẫn còn sống, trong bụng hết sức hoan hỉ. Hôm đó nàng nghe tin Tiêu
Phong đi xuống Nam Giao duyệt binh liền bảo Thất Lý đem Du Thản Chi
đến Đoan Phúc Cung. Gia Luật Hồng Cơ vì muốn cho Tiêu Phong vui
lòng nên đã phong nàng là Đoan Phúc quận chúa, tòa Đoan Phúc Cung
này là ban riêng cho nàng ở.
A Tử vừa nhìn thấy hình dạng Du Thản Chi liền cảm thấy một niềm
vui vô bờ bến từ đáy lòng dâng lên, nghĩ thầm: Cái cách này của ta thật
được việc. Tiểu tử này đeo cái mặt nạ thì tỉ phu dẫu có đứng trước mặt y
cũng không thể nào nhận ra. Du Thản Chi lại đi tới mấy bước, A Tử vỗ
tay khen ngợi nói:
- Thất Lý, cái mặt nạ này đúc khéo quá, ngươi đem năm chục lạng
bạc thưởng thêm cho gã thợ rèn.
Thất Lý đáp:
- Vâng! Đa tạ quận chúa.
Du Thản Chi từ trong hai cái lỗ mắt nhìn ra, thấy A Tử mặt mày tươi
rói, cực kỳ kiều diễm, lại được nghe tiếng nói thanh tao của nàng, không
khỏi ngơ ngẩn như trời trồng. A Tử thấy y đội chiếc mặt nạ, thần tình quái
lạ, nhưng mắt vẫm đăm đăm nhìn mình nên cũng biết được bèn hỏi:
- Này thằng ngốc kia, ngươi nhìn ta làm gì thế?
Du Thản Chi đáp:
- Tôi ... tôi ... không biết nữa. Cô ... cô nương đẹp quá.
A Tử mỉm cười:
- Ngươi đeo cái mặt nạ đó, thích hay không thích?
Du Thản Chi hậm hực hỏi lại:
- Thế cô nghĩ có thích hay không?
A Tử cười khanh khách đáp:
- Ta không nghĩ ra.
Nàng thấy miệng trên cái mặt nạ của y chỉ mở một đường thật hẹp,
miễn cưỡng có thể húp canh ăn cơm, còn như muốn ăn thịt thì phải dùng
tay xé nhỏ mới đút vào được, có muốn cắn ngón chân mình thì cũng
không được bèn cười nói:
- Ta đeo cho ngươi cái mặt nạ đó để ngươi mãi mãi không thể nào
cắn ta được.
Du Thản Chi trong lòng chợt mừng hỏi lại:
- Cô nương sẽ cho tiểu nhân ... cho tiểu nhân ... được ... luôn luôn ở
gần bên hầu hạ hay sao?
A Tử đáp:
- Hứ, ngươi là một tên tiểu tử xấu xa, ở gần bên lúc nào cũng tính
chuyện hại ta thì sao mà chịu được.
Du Thản Chi đáp:
- Tiểu nhân ... tiểu nhân ... nhất quyết không bao giờ hại cô nương.
Kẻ thù của tiểu nhân chỉ một mình Kiều Phong thôi.
A Tử nói:
- Ngươi muốn hại tỉ phu ta ư? Thế thì cũng như hại ta vậy? Có khác
gì đâu?
Du Thản Chi nghe nàng nói vậy thấy một nỗi chua xót dâng lên
trong lòng, không biết phải trả lời sao. A Tử cười nói:
- Ngươi muốn hại anh rể ta thật còn khó hơn lên trời. Này thằng
ngốc, ngươi có muốn chết không?
Du Thản Chi đáp:
- Lẽ dĩ nhiên tiểu nhân không muốn chết. Thế nhưng bây giờ trên
đầu đeo cái đồ chết tiệt này, người không ra người, quỉ không ra quỉ, so
với chết thì có khác gì bao nhiêu?
A Tử nói:
- Nếu ngươi quả là thà chết sướng hơn, thì cũng được, ta sẽ giúp
ngươi tròn tâm nguyện, có điều không phải muốn chết là chết ngay đâu.
Ta chặt tay trái ngươi trước đã.
Nàng quay sang Thất Lý đang đứng hầu bên cạnh truyền lệnh:
- Thất Lý, ngươi đem y ra, chặt tay trái trước.
Thất Lý đáp lời:
- Vâng!
Y đưa tay ra nắm lấy cánh tay Du Thản Chi. Du Thản Chi sợ quá kêu
lên:
- Đừng! Đừng! Cô nương, tiểu nhân không muốn chết, cô nương ...
cô nương đừng chặt tay tôi.
A Tử cười nhạt nói:
- Ta đã nói rồi không lẽ không tính, trừ phi ... trừ phi ... ngươi quì
xuống khấu đầu.
Du Thản Chi còn hơi ngần ngừ, Thất Lý đã cầm tay y lôi đi. Du Thản
Chi không còn dám lần khân nữa, khuỵu hai đầu gối, lập tức quì xuống
rập đầu, cái lồng sắt đập vào nền gạch, nghe boong một tiếng. A Tử cười
khanh khách nói:
- Tiếng khấu đầu sao dễ nghe quá, ta chưa từng nghe thấy bao giờ,
ngươi sụp lạy ta thêm vài cái nữa xem nào.
Du Thản Chi là tiểu trang chủ của Tụ Hiền Trang, tuy học văn không
được, học võ không thông, trong trang ai cũng biết y là loại ăn hại đái nát
nhưng Du Ký có con lại chết non, Du Câu thì chỉ có một cậu con vàng con
ngọc này, tiểu trang chủ nhất hô bách nặc3, từ nhỏ đã được nuông chiều
tôn kính, có bị khinh khi như thế này bao giờ đâu? Y mới gặp Tiêu Phong
vẫn còn một chút ngạo khí thà chết không chịu khuất phục nhưng mấy
hôm nay, thân thể cũng như tâm linh đều bị những vết thương cực kỳ lợi
hại, bao nhiêu hào khí của tuổi thanh niên đều tiêu tán không còn gì nữa,
nghe A Tử nói như vậy, lập tức liên tiếp khấu đầu, leng keng vang dội,
được vị cô nương trông như nàng tiên này khen mình sụp lạy dễ nghe,
trong lòng thầm hoan hỉ.
A Tử nở một nụ cười duyên dáng nói:
- Hay lắm! Từ nay ngươi phải vâng lời ta, không cưỡng lại thì
không sao, bằng không ta sẽ chặt tay ngươi, nhớ không nào?
Du Thản Chi đáp:
- Vâng! Vâng!
A Tử lại tiếp:
- Ngươi đúng là một thằng ngu, ta cứu mạng ngươi, ngươi lại không
biết ơn. Tiêu đại vương muốn băm vằm ngươi ra, ngươi không biết hay
sao?
Du Thản Chi đáp:
- Y là kẻ thù giết cha tôi, dĩ nhiên không thể tha tôi được.
A Tử nói:
- Ông ta giả vờ tha ngươi ra, nhưng lại sai người đuổi theo bắt lại
để băm ngươi ra thành tương. Ta thấy ngươi không đến nỗi tệ lắm, giết đi
thật tội nghiệp, nên cố gắng che đậy cho ngươi. Thế nhưng nếu như Tiêu
đại vương bắt gặp thì liệu ngươi có sống được hay chăng? Ngay cả ta
cũng phải chịu liên lụy rất lớn.
Du Thản Chi lập tức hiểu ra bèn đáp:
- À, thì ra cô nương đúc cái đầu sắt này cho tiểu nhân đội chính là
vì có lòng tốt, cốt để cứu mạng cho tôi. Tiểu nhân ... tiểu nhân thật là
cảm kích, thật thế ... hết sức cảm kích.
A Tử đánh lừa được y khiến cho y biết ơn mình nên rất đắc ý, mỉm
cười nói:
- Vì thế lần sau ngươi gặp Tiêu đại vương thì không được nói năng
gì để ông ta không nhận ra tiếng ngươi. Nếu như ông ta biết được là
ngươi, hừ, hừ, thì sẽ chặt ngay tay trái, một hồi sau lại chặt luôn tay phải.
Thất Lý, ngươi mau đem y ra thay đổi y phục Khất Đan, tắm cho y một
cái chứ người đầy máu mủ tanh hôi, nặng mùi quá.
Thất Lý đáp lời dẫn y ra ngoài. Chẳng mấy chốc, Thất Lý lại đưa Du
Thản Chi vào, đã thay đổi quần áo Khất Đan cho y. Thất Lý muốn A Tử
vui lòng cố ý mặc cho y thật sặc sỡ, nam chẳng ra nam, nữ chẳng ra nữ,
trông như một thằng hề.
A Tử nhếch mép cười:
- Để ta đặt cho ngươi một cái tên, gọi là ... gọi là ... Hề Sắt. Từ nay
ta gọi Hề Sắt ngươi phải dạ nghe chưa. Hề Sắt!
Du Thản Chi vội vàng đáp:
- Dạ!
A Tử cực kỳ sung sướng, đột nhiên nghĩ ra một việc nói:
- Thất Lý, nước Đại Lương bên Tây Vực có đem qua một con sư tử,
phải không? Ngươi bảo huấn sư đem nó qua đây, lại gọi thêm mười vệ sĩ.
Thất Lý vâng lời ra ngoài truyền lệnh. Mười sáu tên vệ sĩ tay cầm
trường mâu tiến vào trong điện, quay về phía A Tử khom lưng hành lễ,
rồi đứng lên, mười sáu mũi giáo chĩa ra ngoài, bảo vệ chủ nhân. Chẳng
mấy chốc đã nghe ngoài cửa điện có tiếng sư tử gầm, tám người đàn ông
khỏe mạnh khiêng một cái chuồng bằng sắt lớn, trong chuồng là một con
sư tử đực đi qua đi lại, chòm lông đuôi dài rủ xuống, răng nhọn vuốt sắc,
thần tình thật là uy võ. Người luyện thú đi trước, tay cầm roi da.
A Tử thấy con sư tử đó thật là hung dữ đáng sợ, vui mừng nói:
- Hề Sắt, mồm ngươi nói thì nghe hay lắm nhưng chẳng biết có thật
hay không. Để ta thử xem cho biết, coi ngươi có nghe lời ta chăng.
Du Thản Chi đáp:
- Vâng!
Y vừa trông thấy con mãnh sư đã hoảng thầm, không biết có dụng ý
gì nghe nàng nói thế, lập tức tim đập thình thình. A Tử nói:
- Không biết chiếc lồng trên đầu ngươi có chắc chắn hay không,
ngươi thử thò đầu vào trong chuồng cho sư tử cắn mấy cái, xem nó có cắn
vỡ được cái lồng sắt đó hay không?
Du Thản Chi hoảng hốt ấp úng:
- Cái đó ... cái đó chẳng nên thử làm gì. Nếu nó cắn vỡ thì đầu tiểu
nhân ...
A Tử nói:
- Cái đồ ngươi thật là vô dụng. Có một việc như thế mà cũng sợ,
nam tử hán đại trượng phu thì phải xem cái chết như trở về nhà4 mới phải
chứ. Ta xem chừng nó cắn không vỡ được đâu.
Du Thản Chi năn nỉ:
- Cô nương, việc này đâu phải trò đùa, ví như nó cắn không vỡ, con
súc sinh này lại làm cái lồng méo đi thì cái đầu tiểu nhân ...
A Tử cười khanh khách nói:
- Thì cùng lắm cái đầu ngươi cũng bị méo thôi. Tên tiểu tử này thật
lắm chuyện, vốn dĩ ngươi cũng đâu có đẹp đẽ gì, dù đầu có méo thì cũng
vẫn còn ở trong cái lồng có ai nhìn thấy đâu mà lo, sợ gì đẹp hay xấu.
Du Thản Chi vội đáp:
- Tiểu nhân nào có thích đẹp hay không đẹp ...
A Tử mặt sầm xuống nói:
- Ngươi không nghe lời ta, được, thôi ta biết rồi. Ngươi có ý đánh
lừa ta, vậy ta sẽ vứt ngươi vào trong lồng cho sư tử ăn thịt.
Nàng dùng tiếng Khất Đan dặn dò Thất Lý, Thất Lý liền đáp:
- Vâng!
Rồi lập tức xông lên nắm tay Du Thản Chi. Du Thản Chi nghĩ thầm:
Nếu như mình bị đẩy vào chuồng sư tử thì còn sống sao nổi, chi bằng
nghe lời cô nương, đút cái đầu sắt vào thử, may nhờ rủi chịu. Y liền kêu
lên:
- Đừng kéo! Đừng kéo! Cô nương, tôi xin nghe lời.
A Tử cười nói:
- Có thế mới ngoan ngoãn chứ! Ta bảo này, từ rày ta bảo ngươi làm
gì là phải làm ngay, đừng có lừng khừng để cô nương phải bực mình. Thất
Lý, đánh cho y ba chục roi.
Thất Lý đáp:
- Tuân lệnh!
Y cầm chiếc roi da trong tay người dạy sư tử, nghe chát một tiếng đã
quất vào lưng Du Thản Chi. Du Thản Chi đau quá, kêu lên oai oái. A Tử
nói:
- Hề Sắt, ta bảo này, ta sai người đánh ngươi là coi trọng ngươi đó.
Ngươi kêu toáng lên như thế tức là không thích ta đánh chứ gì?
Du Thản Chi đáp:
- Tiểu nhân thích lắm chứ, đa tạ ân điển cô nương.
A Tử nói:
- Thế thì được, đánh đi.
Thất Lý đánh chát chát luôn một chập mười roi, Du Thản Chi chỉ
đành nghiến răng cố chịu, không dám hé răng, thế nhưng nhờ có chụp cái
lồng sắt nên roi không đánh vào đầu, còn roi da đánh vào ngực bụng
cũng đành phải ráng chịu. A Tử thấy y không kêu nữa cảm thấy vô vị nói:
- Hề Sắt, ngươi bảo ngươi thích ta cho người đánh ngươi, phải
không nào?
Du Thản Chi đáp:
- Chính thế!
A Tử nói:
- Ngươi nói thế là thật hay giả? Hay chỉ là nói quấy nói quá để lừa
ta?
Du Thản Chi đáp:
- Đúng là thế, tiểu nhân nào dám đánh lừa cô nương.