Hồi 47(b)
Tác giả: Kim Dung
Chạnh nhớ hương xưa hoa hé nụ,
Thầm thương chốn cũ nét vờn tranh.
*
* *
N gười đàn bà quát lên:
- Thôi đừng nói nữa.
Bà lão đáp: - Vâng!
Người đàn bà thở dài một tiếng, nhắc lại:
- Y … y bây giờ tuổi đã cao rồi …
Giọng nói đầy vẻ thê lương. Đoàn Dự bấy giờ cũng yên tâm, nghĩ thầm: “Ta cứ tưởng ai? Thì ra lại là một người tình cũ của gia gia. Bà ta đi tìm gia gia chẳng qua vì nổi cơn ghen lồng ghen lộn. Đúng rồi, bà ta sắp đặt ong mật cốt để bắt cho bằng được cha ta, ngờ đâu bị ta thay cha làm hỏng hết mọi việc. Nếu quả như thế thì chắc không đến nỗi hạ độc thủ với bọn mình. Thế nhưng bà dì này là ai mới được chứ? Ta nhất định đã từng nghe giọng bà ta rồi”.
Chỉ nghe người đàn bà nói tiếp:
- Chúng ta ở các nơi khách điếm, sơn trang đều treo những tự họa thiếu chữ, thiếu nét, ngươi bảo tên “chó con” này điền vào được cả ư? Ta không tin nổi, sao những câu “con chó già” kia thuộc lòng, “thằng chó con” cũng lại nhớ trong bụng? Sao lại có chuyện lạ lùng đến thế?
Người lão phụ đáp:
- Thơ phú ông bố thuộc lòng, con nghe cũng nhớ được thì có gì là lạ đâu?
Người đàn bà giận dữ nói:
- Con tiện tì Đao Bạch Phượng là giống man di, làm sao sinh được đứa con thông minh thế? Ta không thể nào tin được.
Đoàn Dự nghe bà ta nhục mạ mẫu thân không khỏi nổi cơn thịnh nộ, toan lên tiếng cãi lại nhưng miệng vừa mấp máy đã nhận ra trong miệng có nhét hạt dẻ làm sao nói năng gì được?
Chỉ nghe bà già lên tiếng khuyên nhủ:
- Tiểu thư, chuyện xảy ra cũng đã lâu, sao tiểu thư còn để bụng làm gì? Huống chi người không phải với tiểu thư là Đoàn công tử chứ có phải con y đâu? Cô … cô … cũng nên tha cho y trẻ người non dạ, “túy nhân phong” của mình đốt đau lắm rồi, xem ra cũng đủ.
Người đàn bà rít lên:
- Ngươi bảo ta tha cho tên tiểu tử họ Đoàn ư? Chậc chậc, ta băm vằm nó ra thành nghìn vạn mảnh rồi mới tha được.
Đoàn Dự nghĩ thầm: ‘Cha ta đắc tội với bà chứ ta có làm gì đâu, sao lại hận ta đến thế? Thì ra giống ong này tên gọi “túy nhân phong”, không biết bà ta làm sao kiếm được nhiều đến thế để xua ra chích bọn mình? Người đàn bà này là ai vậy? Đây đâu phải Chung phu nhân, hai người khẩu âm khác nhau xa”.
Bỗng có tiếng đàn ông nói:
- Thưa mợ, sanh nhi xin khấu đầu bái kiến.
Đoàn Dự giật mình, bao nhiêu nghi vấn trong đầu đều vỡ lẽ, giọng nam nhân kia chính là Mộ Dung Phục. Y gọi bà ta là mợ, dĩ nhiên đây là Vương phu nhân của Mạn Đà Sơn Trang ở Cô Tô, mẹ ruột của Vương Ngữ Yên, nhạc mẫu tương lai của mình.
Trong nháy mắt, Đoàn Dự cảm thấy mình như bị dội mười lăm mười sáu thùng nước lạnh lên đầu, đầu quay mòng mòng rối như tơ vò, bao nhiên hình ảnh của Mạn Đà Sơn Trang cùng hiện ra trước mắt:
Hoa trà còn gọi là hoa Mạn Đà La, nổi tiếng nhất là những chủng loại trồng nơi Đại Lý. Hoa trà vùng Cô Tô không lấy gì làm đẹp, trong Mạn Đà Sơn Trang trồng nhiều hoa trà nhưng danh chủng thì chẳng có bao nhiêu, lại trồng không đúng cách nên ra hoa rất nhỏ, cây thì còi cọc. Thế nhưng sao tòa trang viện đó lại lấy tên là Mạn Đà Sơn Trang? Trong sơn trang đó ngoài hoa trà ra không trồng một loại hoa nào khác là vì cớ gì? Mạn Đà Sơn Trang lại có luật hễ nam nhân vào trong trang thì sẽ bị chặt hai chân. Vương phu nhân còn bảo:
- Hễ cứ người Đại Lý hoặc họ Đoàn mà vào đây thì sẽ bị chôn sống.
Gã đệ tử Vô Lượng Kiếm bị Vương phu nhân bắt đâu có phải người Đại Lý, chỉ có tội là nhà ở cách Đại Lý chưa quá bốn trăm dặm nên cũng bị chôn sống. Vương phu nhân còn bắt một gã công tử ép y phải về giết ngay người vợ kết tóc se tơ, lấy cô gái y đang trăng hoa về làm vợ chính, gã kia không chịu bà ta toan giết khiến y đành phải nghe theo. Đoàn Dự cũng nhớ khi đó Vương phu nhân căn dặn đầy tớ:
- Ngươi áp tống y trở lại thành Tô Châu, chính mắt thấy y giết vợ, bái đường thành thân với Miêu cô nương, sau đó hãy trở lại.
Gã công tử kia van xin:
- Chuyết kinh với bà không thù không oán, bà cũng không biết Miêu cô nương là ai, sao lại bênh cô ấy, ép tôi giết vợ lấy người khác làm chi?
Khi đó Vương phu nhân trả lời:
- Ngươi đã có vợ rồi, sao lại còn lân la ngon ngọt tán tỉnh con gái nhà người ta. Đã chim chuột thì không thể không lấy.
Cứ như lời bà ta thì chỉ riêng con tì nữ Tiểu Thúy ở các vùng Thường Thục, Đan Dương, Vô Tích, Gia Hưng đã thực hiện bảy vụ án như thế. Chàng là người Đại Lý, lại họ Đoàn chỉ vì biết trồng hoa trà nên Vương phu nhân mới không xử tử lại còn thiết yến khoản đãi ở Vân Cẩm Lâu. Có điều khi Đoàn Dự và bà ta đàm luận, đề cập đến một loại sơn trà cánh trắng có sợi chỉ màu đỏ tên gọi “Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm”. Khi đó chàng nói:
- Cánh hoa trắng nhưng có lẩn sắc đỏ tên gọi là Hồng Trang Tố Lý. Còn cánh trắng nhưng có quầng mầu xanh, thêm vạch mờ mờ màu đỏ thì gọi là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm. Thế nhưng nếu những vạch đỏ đó có nhiều thì lại không còn là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm nữa mà là Ỷ Lan Kiều.
Phu nhân thử nghĩ xem, đã là mỹ nhân thì phải ôn tĩnh nhàn nhã, trên mặt thỉnh thoảng bị sước một đường hẳn là khi chải đầu soi gương vô tình
cào phải mặt, hoặc giả không phải do mình thì cũng chỉ chơi đùa với con anh vũ, bị chim quẹt trúng âu cũng là chuyện thường.
Thành thử vết chàm trên cánh hoa kia không thể không có, đó là lông chim vương phải. Còn như nếu đầy mặt chỗ nào cũng tươm máu thì nàng con gái đẹp kia hẳn đã đánh nhau với ai, như thế còn gọi là đẹp nỗi gì?
Câu đó khiến Vương phu nhân nổi cơn thịnh nộ, mắng chàng:
- Ngươi nghe đứa nào xúi bẩy mà đến gặp ta ăn nói những lời nhăng cuội như thế? Ai bảo đàn bà con gái học võ công thì không còn đẹp nữa? Nhàn nhã ôn tĩnh thì có gì là hay?
Chỉ vì thế mà bà ta đuổi chàng ra khỏi tiệc rượu, suýt nữa thì bị giết chết. Bao nhiêu chuyện đó, lúc đó chàng chỉ nghĩ rằng vị phu nhân này hành sự không theo tình người ngoài mấy chữ “có lý nào như thế được” không còn gì khác để mà hình dung. Đến bây giờ thấy người đàn bà kia là Vương phu nhân, chàng bỗng hiểu ngay:
Thì ra bà ta là người tình cũ của gia gia, thảo nào đối với hoa trà thì yêu như tính mạng còn đối với họ Đoàn Đại Lý lại thù hận tận xương. Vương phu nhân thích hoa trà, hẳn là khi gia gia cùng bà ta qua lại có liên quan gì đến loại hoa này. Còn bà ta bắt được người họ Đoàn Đại Lý là chôn sống ngay, chỉ vì cha ta người Đại Lý, họ Đoàn ruồng rẫy bà ta nên tức tối, bao nhiêu thù hận trút lên người họ Đoàn.
Bà ta bức bách những ai có tính trăng hoa giết vợ cả lấy tình nhân, chính là nói lên cái nguyện vọng thầm kín trong tâm khảm, chỉ mong gia gia giết chính thất để lấy bà ta. Mình trong câu chuyện nói là đàn bà thích đánh nhau thì không còn đẹp nữa đã khiến bà ta nổi trận lôi đình, có lẽ năm xưa khi cùng cha ta tư tình đã từng đánh nhau một trận nhưng hẳn là cha mình nhường nhịn đấy thôi.
Đoàn Dự suy nghĩ thấy bao nhiêu chuyện hoài nghi đều trở thành rõ ràng minh bạch nhưng không phải vì thế mà trút được mối lo, trái lại càng lúc càng nặng như chì. Vì lý do gì, nhất thời chàng không nói ra được chỉ thấy việc mẹ Vương Ngữ Yên và cha mình có tình ý với nhau trước đây thật không ổn chút nào, trong tâm khảm sâu xa dâng lên một nỗi sợ
khủng khiếp nhưng không dám nói lên cái điều ám ảnh mình mà chỉ thấy tâm thần càng lúc càng bực bội, âu lo.
Lại nghe Vương phu nhân nói:
- Phục quan đấy chăng, gớm nhỉ! Ngươi mong ước được làm hoàng đế Đại Yên, thế đã đăng cơ chưa vậy?
Nghe giọng có vẻ mỉa mai chế riễu. Thế nhưng Mộ Dung Phục vẫn trang nghiêm đáp lại:
- Đó là di chí của tổ tông, sanh nhi không có khả năng, bôn ba giang hồ đến bây giờ vẫn chưa nên cơm cháo gì, đang muốn xin mợ chỉ điểm.
Vương phu nhân cười nhạt nói:
- Ta có gì mà chỉ điểm được? Nhà ta là họ Vương, nhà ngươi là họ Mộ Dung, họ Vương có liên can gì đến mộng làm hoàng đế của họ Mộ Dung đâu? Ta không cho ngươi đến Mạn Đà Sơn Trang, không cho Ngữ Yên gặp mặt ngươi cũng vì sợ nó bị vướng mắc liên lụy với nhà Mộ Dung. Còn Ngữ Yên? Ngươi dẫn nó đi tới chốn nào rồi?
“Còn Ngữ Yên?” Ba tiếng đó chẳng khác gì sấm động bên tai, Đoàn Dự nãy giờ vẫn lo về chuyện này. Khi ong độc đến chích thì chàng đang ôm Vương Ngữ Yên ở trong lòng, vậy lúc này nàng ở đâu? Nghe giọng nói của Vương phu nhân xem chừng bà ta không biết thật. Chỉ nghe Mộ Dung Phục đáp:
- Biểu muội đi đâu, cháu làm sao biết được? Nàng vẫn đi cùng Đoàn công tử nước Đại Lý, không chừng hai người đã bái đường thành vợ chồng rồi.
Vương phu nhân run run nói:
- Ngươi … ngươi chỉ nói tầm xàm.
Bình một tiếng, bà ta vỗ mạnh xuống bàn giận dữ nói:
- Sao ngươi không chăm sóc nó? Để cho một đứa con gái nhỏ hành tẩu giang hồ? Ngươi không nghĩ gì đến chút tình anh em cô cậu nữa hay sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Sao mợ lại nổi giận như thế? Mợ sợ cháu lấy biểu muội, sợ nàng sẽ thành con dâu nhà Mộ Dung để đi theo cháu mơ tưởng thành hoàng đế. Bây giờ thế là ổn rồi, biểu muội lấy Đoàn công tử, tương lai đường đường chính chính làm hoàng hậu Đại Lý, không phải là duyên trời khéo se ư?
Vương phu nhân lại giơ tay đánh xuống mặt bàn lần nữa, quát lên:
- Chỉ láo! Cái gì mà duyên trời khéo se? Nhất quyết không được.
Đoàn Dự ở bên này đang lo, nghe thấy “nhất quyết không được” trong bụng kêu trời luôn mồm: “Khổ quá, khổ quá! Ta với Vương Ngữ Yên phải trải qua trăm cay nghìn đắng mới được thế này, bây giờ mẹ nàng lại nhất định không chịu thì làm sao”.
Bỗng nghe ngoài song có tiếng người:
- Sai bét rồi! Không phải vậy! Vương cô nương và Đoàn công tử là một cặp trời sinh, một đôi đất khiến, phu nhân nói nhất quyết không được là trật lất rồi.
Vương phu nhân giận dữ nói:
- Bao Bất Đồng! Ai cho ngươi vô phép vô tắc dám cãi lại ta? Ngươi không nghe ta sai người giết con gái ngươi lập tức.
Bao Bất Đồng vốn dĩ là kẻ không sợ trời, sợ đất gì cả nhưng khi nghe Vương phu nhân gay gắt trách mắng thì im bặt không còn dám lèm bèm nữa. Đoàn Dự trong bụng khấn thầm: “Bao tam ca, Bao tam thúc, Bao tam gia, Bao tam thái gia, lạy ngài xin ngài cãi với phu nhân vài câu nữa. Bà ta nói năng chẳng đâu vào đâu, chỉ có ngài mới anh hùng hảo hán, dám đấu lý với bà ta thôi”.
Ngờ đâu bên ngoài không một tiếng động, Bao Bất Đồng không còn mở miệng thêm câu nào. Thực ra Bao Bất Đồng không phải là sợ gì Vương phu nhân giết đứa con gái Bao Bất Tịnh, có điều gia đình y mấy đời theo họ Mộ Dung, là bộ thuộc một lòng son sắt, Vương phu nhân là trưởng bối chí thân của Mộ Dung Phục, cũng không khác gì chủ nhân, nếu như đứng ra cãi tay đôi thì không khỏi bất phân thượng hạ.
Vương phu nhân thấy Bao Bất Đồng đã im, cơn giận cũng hạ bớt, hỏi Mộ Dung Phục:
- Phục quan, ngươi đến tìm ta là có ý chàng màng chuyện gì? Hẳn lại có mưu đồ chi chăng?
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Thưa mợ, sanh nhi là kẻ chí thân nên trong bụng cũng khắc khoải nhớ đến mợ, không lẽ đến thăm cũng không được hay sao? Hà tất cứ phải có mưu đồ gì mới được?
Vương phu nhân cười khẩy đáp:
- Ha ha, ngươi quả là tốt bụng quá, lại còn nhớ đến cả bà mợ. Nếu ngươi quả là thương nhớ ta như thế thì đời ta đâu đến nỗi thê lương như thế này.
Mộ Dung Phục cười:
- Mợ có chuyện không vui sao không nói cho sanh nhi nghe, thể nào cháu cũng làm cho mợ vừa lòng.
Vương phu nhân nói:
- Chậc, chậc, chậc! Mới có mấy năm không gặp mà ngươi học đâu được cái thói miệng trơn như mỡ thế?
Mộ Dung Phục hỏi lại:
- Sao lại bảo là miệng trơn như mỡ? Người khác có tâm sự gì thì còn khó đoán chứ mợ trong bụng nghĩ đến ai, sanh nhi đoán chẳng đủ mười phần thì cũng được tám. Muốn cho mợ xứng tâm toại ý, cháu chẳng nói ngoa chứ cũng hiểu được bảy tám phần.
Vương phu nhân nói:
- Thế ngươi đoán thử xem, nếu nói năng tầm bậy tầm bạ, xem ta có nắm tai đánh cho một trận không nào.
Mộ Dung Phục dài giọng ra ngâm:
Thanh quần ngọc diện như tương thức,
Cửu nguyệt trà hoa mãn lộ khai.
Vương phu nhân giật nảy người ấp úng:
- Ngươi … ngươi sao lại biết? Ngươi đã vào trong mấy căn nhà gỗ ở đồng cỏ rồi chăng?
Mộ Dung Phục đáp:
- Việc gì mợ phải hỏi cháu tại sao lại biết mà chỉ nên hỏi làm thế nào để gặp người kia thôi?
Vương phu nhân lắp bắp:
- Gặp … gặp người đó ư?
Giọng bà ta trở nên hết sức nhu mì, xem ra có vẻ cầu khẩn, so với thanh âm uy nghiêm, lãnh đạm mới rồi thật khác xa. Mộ Dung Phục nói:
- Người mà sanh nhi nói là người mà mợ vẫn hằng thương nhớ đó.
Xuân câu thủy động trà hoa bạch
Hạ cốc vân sinh lệ chi hồng
Vương phu nhân run run hỏi:
- Ngươi bảo là ta có thể gặp được y ư?
Mộ Dung Phục đáp:
- Mợ tốn biết bao nhiêu công lao định bắt cho bằng được người này, có ngờ đâu cờ đi sai một nước khiến y tránh được. Sanh nhi nghĩ rằng gặp được y nào có khó chi đâu nhưng để mà làm gì. Chi bằng bắt y phải ngoan ngoãn nghe lời của mợ, ấy mới là hơn cả. Mợ bảo sang đằng đông y không dám đi đằng tây, mợ bảo vẽ lông mày, y không được dồi phấn.
Hai câu sau cùng y nói cực kỳ khinh bạc nhưng Vương phu nhân tâm tình khích động không hề để tâm, chỉ thở dài một tiếng nói:
- Cái bẫy ta dương ra sắp đặt cực kỳ khít khao, vậy mà y vẫn chạy thoát, ta không còn nghĩ được cách nào tốt hơn được nữa.
Mộ Dung Phục nói:
- Sanh nhi biết được chỗ ở của người này, nếu như mợ tin cháu, đem bao nhiêu chuyện sắp đặt nói rõ cho cháu nghe, không chừng cháu có thể làm cho kiến hiệu.
Vương phu nhân đáp:
- Mình nói gì thì cũng là người nhà, có gì mà bảo không tin nhau nữa? Lần này ta sử dụng ấy là kế “túy nhân phong”. Ở Mạn Đà Sơn Trang ta có nuôi mấy trăm tổ ong, trong trang ngoài hoa trà ra không còn một loại hoa nào khác. Sơn trang cách xa đất liền, ong không thể nào bay vào đâu để kiếm mật.
Mộ Dung Phục reo lên:
- Phải rồi, túy nhân phong ngoài hoa trà ra không thích những loại hương nào khác.
Vương phu nhân nói:
- Nuôi cho được những tổ ong này làm ta hao tốn mười năm tâm huyết. Trong mật dùng để nuôi ong ta có trộn thêm thuốc mê, lại thêm một loại dược vật khiến cho ong này chích rồi sẽ làm cho mê man, bất tỉnh nhân sự bốn năm ngày liền.
Đoàn Dự nghe nói giật mình: “Không lẽ ta đã ngất đi bốn năm ngày rồi hay sao?”. Mộ Dung Phục nói:
- Mợ quả là thần cơ diệu toán, người ngoài quả thực không sao bì kịp, có điều làm thế nào mà xua chúng đi chích người ta được?
Vương phu nhân đáp:
- Cái đó là ở đồ ăn ta có bỏ thêm một loại dược vật, loại thuốc đó không có chất độc, không mùi không vị chỉ hơi đắng nên không dám cho ăn nhiều một lần. Ngươi cũng biết gã đó tinh linh như quỉ, bọn đầy tớ thủ hạ của y lại thông minh tài trí, nếu dùng thuốc mê, thuốc độc gì chăng nữa để đối phó với y thì không cách nào làm được. Thành thử ta mới nghĩ cách sai người trên đường cung ứng rượu thịt, bên trong có ngầm rải thuốc.
Đoàn Dự bấy giờ mới vỡ lẽ: “Thì ra trên đường bao nhiêu tự họa thiếu nét, thiết chữ là do Vương phu nhân dụ cho gia gia điền vào, nếu điền đúng thì người mà bà ta bố trí sẵn biết ngay đây là Đại Lý Đoàn vương gia, liền dâng lên đồ ăn thức uống có bỏ dược vật”. Vương phu nhân lại tiếp:
- Ai ngờ trời xui đất khiến, gã đó đi đường khác, thằng con hắn lại xông vào. Tên tiểu quỉ đó bao nhiêu thơ phú của cha y thuộc nằm lòng, quả đúng là một lãng tử phong lưu hiếu sắc, phóng đãng vô hạnh. Bao nhiêu tự họa thiếu nét, thiếu chữ trên đường tên tiểu quỉ đó đều điền đúng cả, tham ăn thích uống, nốc hết sạch dược tửu dành cho ông già nó, mò được đến mấy căn nhà gỗ nơi đồng cỏ.
Trong nhà đó những đèn dầu đã có sẵn dược liệu, các cột nhà cũng để sẵn dược liệu, đến khi tên tiểu quỉ đó làm thủng mấy cây cột, mấy loại hương khí liền trộn với nhau dụ cho túy nhân phong bay đến. Ôi, kế của ta thì không sai, chỉ có người đến là sai thôi. Tên tiểu quỉ đó làm hỏng hết việc của ta! Hừ, nếu không đem chặt y ra làm mười bảy mười tám mảnh thì làm sao mà phát tiết được nỗi hận trong lòng?
Đoàn Dự nghe giọng điệu oán độc như thế, không khỏi rợn người, nghĩ thầm: “Cái bẫy của bà ta bố trí cực kỳ chặt chẽ, bên trong cột cũng để sẵn dược phấn để dụ cho ta điền thêm những chữ còn khuyết, làm vỡ cây cột để cho bột bay ra. Ôi, Đoàn Dự ơi là Đoàn Dự, ngươi từng bước từng bước rơi vào tròng của người ta, vậy mà không hề biết chút gì, quả thật hồ đồ đến cực điểm”.
Thế nhưng chàng liền nghĩ lại: “Ta trên đường điền vào những tự họa thiếu nét thiếu chữ khiến cho nha trảo của Vương phu nhân tưởng ta là gia gia, bao nhiêu tinh thần đều nhằm vào ta cả, vì thế mà gia gia mới thoát hiểm. Ta thay mặt cho cha để chịu đại họa thì có gì mà phải oán trách nữa đâu? Chuyện đó đúng là cầu còn chưa được nữa kìa”.
Chàng nghĩ như thế thấy lòng dịu xuống nhưng lại không khỏi nghĩ thêm: “Vương phu nhân bắt được ta rồi thì muốn băm chém ta thành mười bảy mười tám mảnh, còn như bắt được cha ta thì lại hết sức ngoan ngoãn chiều chuộng ông. Hai cha con mà sao đối đãi khác nhau một trời một vực”.
Chỉ nghe Vương phu nhân hậm hực hỏi:
- Ta đã bảo đứa tì tử này giả làm một bà già câm điếc để chủ trì đại cuộc, mụ cũng không phải là không nhận ra được y, vậy mà sao còn để xảy ra cái chuyện trớ trêu như thế này?
Người lão phụ biện bạch:
- Tiểu thư, tì tử đã bẩm cáo với tiểu thư là trong số những người này không có Đoàn công tử trong đó, thành thử mới đánh tráo hết hỏa đao hỏa thạch của họ để họ không đốt đèn dầu lên được, lại cũng dùng đệm cỏ che đi các câu đối trên cột nhà để khỏi dụ túy nhân phong bay đến. Ai bảo bọn chúng tự mua cái họa vào thân, cố tìm cách đốt lửa để đọc thấy đôi câu đối.
Vương phu nhân hừ một tiếng nói:
- Nói gì thì nói ngươi cũng là đồ vô tích sự.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Lão bà bà này đánh lừa lấy hết đồ đánh lửa lại dùng đệm cỏ bao các cột lại, là do lòng tốt với mình, nào có biết đâu”.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, loại ong này đốt người ta rồi không còn dùng được nữa hay sao?
Vương phu nhân đáp:
- Ong chích người ta xong chẳng bao lâu sẽ chết. Thế nhưng ta nuôi ong hàng nghìn hàng vạn, mất vài trăm con thì thấm vào đâu?
Mộ Dung Phục vỗ tay reo lên:
- Thế thì được rồi. Trẻ bắt trước, già bắt sau thì đã sao? Sanh nhi nghĩ rằng nếu đem y quan bội ngọc hay binh khí đồ dùng của tiểu tử kia, đem đến cho … cho … người ấy của mợ coi, dụ cho y vào trong căn nhà gỗ trong đồng cỏ thì nào có khó gì?
Vương phu nhân “A” lên một tiếng, đứng phắt dậy nói:
- Hảo sanh nhi, ngươi còn trẻ đầu óc quả là sáng suốt. Kế của mợ không xong đầu óc đâm ra lú lẫn, không còn nghĩ ra nước cờ nào khác. Đúng lắm! Đúng lắm! Y cha con nghĩa nặng nếu biết con mình rơi vào tay ta thể nào chẳng chạy đến cứu, lúc đó ta lại dùng túy nhân phong cũng đâu có muộn màng gì.
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Đến lúc đó e rằng chẳng cần đến túy nhân phong cũng xong. Mợ chỉ cần bỏ thuốc mê vào rượu, mời y ba chén lẽ nào y lại từ chối? Nói trắng ra, chỉ cần y trông thấy dung nhan hoa nhường nguyệt thẹn của mợ rồi thì cần gì ong, cần gì rượu? Lúc đó y mê man ngây ngất làm gì chẳng xong?
Vương phu nhân hứ một tiếng, mắng:
- Chỉ láo nào, với mợ mà ăn nói cười cợt được sao?
Thế nhưng khi bà nghĩ đến lúc được gặp lại Đoàn Chính Thuần, chuốc rượu cho tình lang, không khỏi tâm hồn điên đảo, liền dịu dàng nói:
- Phải đó! Ngươi nói không sai, cứ theo như thế mà làm.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, cái chủ ý của cháu có dùng được chăng?
Vương phu nhân cười:
- Nếu như mọi việc êm xuôi, ta sẽ không quên lòng tốt của cháu đâu. Việc trước tiên là phải tra xét xem hiện nay gã vô lương tâm kia đang ở chỗ nào?
Mộ Dung Phục đáp:
- Sanh nhi cũng nghe phong thanh nên việc này nếu có làm cũng còn hai điều khó.
Vương phu nhân cau mày nói:
- Có cái gì mà khó? Sao ngươi cứ hay kín kín hở hở tính chuyện ra giá là sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Người đó hiện nay đang bị bắt giữ, tính mạng chỉ trong sớm tối.
Loảng xoảng một tiếng, tay áo Vương phu nhân chạm phải chén trà rơi xuống đất vỡ tan tành. Đoàn Dự cũng giật mình kinh hãi, nếu trong miệng không bị nhét hạt dẻ thì đã kêu lên thành tiếng. Vương phu nhân lắp bắp:
- Bị … bị người ta bắt giữ ư? Sao không nói sớm? Mình phải tìm cách cứu y ngay mới được.
Mộ Dung Phục lắc đầu:
- Thưa mợ, kẻ đối đầu võ công cực cao, sanh nhi không phải là địch thủ của y, mình chỉ nên dùng trí, không nên dùng sức.
Vương phu nhân nghe giọng y dường như cũng chưa có gì gấp gáp lắm, tuy hung hiểm thật nhưng cũng khoan tâm hỏi dồn:
- Dùng trí là thế nào? Dùng mẹo nào đây?
Mộ Dung Phục đáp:
- Cái kế dùng túy nhân phong của mợ vẫn còn dùng được. Chỉ cần thay mấy cái cột, khắc lại trên cột mấy chữ khác, chẳng hạn như vế trên là “Đại Lý quốc đương kim thiên tử Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh”, người kia trông thấy ắt hẳn nổi cơn thịnh nộ, xóa những chữ Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh đi, hương khí sẽ từ trong cột bay ra.
Vương phu nhân hỏi:
- Thế ngươi nói người đang bắt giữ y là kẻ tranh ngôi vua Đại Lý với Đoàn Chính Minh, tên là Đoàn Diên Khánh gì đó phải không?
Mộ Dung Phục đáp:
- Chính hắn.
Vương phu nhân kinh hãi nói:
- Y … y … y rơi vào tay Đoàn Diên Khánh, hẳn là dữ nhiều lành ít. Đoàn Diên Khánh lúc nào cũng chăm chăm giết chết y, không chừng … không chừng giờ này đã xử tử y rồi …
Mộ Dung Phục đáp:
- Xin mợ chớ có quá lo, bên trong còn có một điểm cực quan trọng mà mợ chưa nghĩ đến.
Vương phu nhân hỏi:
- Điểm quan trọng gì?
Mộ Dung Phục đáp:
- Hiện nay hoàng đế nước Đại Lý là Đoàn Chính Minh. Đoàn công tử của mợ vốn được phong làm hoàng thái đệ, toàn dân Đại Lý ai ai cũng đều biết cả. Đoàn Chính Minh đánh thuế nhẹ, ít lao dịch, chăm lo chính sự, thương yêu trăm họ người người đều ca tụng ông ta là thánh minh thiên tử, Trấn Nam Vương cũng được nhân dân tin cậy, hoàng vị đó khó mà lay chuyển nổi. Đoàn Diên Khánh muốn giết ông ta thật chỉ cần nhắc tay là xong nhưng một đao chém xuống rồi, thế nước Đại Lý ắt loạn to, ngôi bảo tọa hoàng đế Đại Lý chắc đâu đã vào tay Đoàn Diên Khánh?
Vương phu nhân nói:
- Ngươi nói vậy nghe cũng có lý, nhưng làm sao mà biết?
Mộ Dung Phục đáp:
- Có cái thì do sanh nhi nghe được mà cũng có chỗ thì suy đoán ra.
Vương phu nhân nói:
- Ngươi cả đời chỉ mơ tưởng được làm hoàng đế, những chỗ lắt léo đó, ắt đã nghiền ngẫm cho thật tỏ tường.
Mộ Dung Phục đáp:
- Cám ơn mợ đã quá khen. Thế nhưng sanh nhi liệu tưởng rằng Đoàn Diên Khánh bắt được Trấn Nam Vương, quyết không thể nào giết ngay mà thể nào cũng tìm cách cho y đăng cơ làm hoàng đế trước, sau đó mới nhường ngôi cho mình. Có thế mới danh chính ngôn thuận, quan dân Đại Lý mới không dị ngôn.
Vương phu nhân hỏi lại:
- Thế nào mà danh chính ngôn thuận?
Mộ Dung Phục đáp:
- Phụ thân Đoàn Diên Khánh vốn là hoàng đế Đại Lý, chỉ nhân gian thần soán vị, trong cơn hỗn loạn y không biết lạc đi đâu mất. Đoàn Chính Minh lên ngôi hoàng đế nhưng Đoàn Diên Khánh mới đích thực mười mươi “Diên Khánh thái tử”, nhân dân Đại Lý ai mà chẳng biết. Trấn Nam Vương lên ngôi hoàng đế rồi, y không có người nối dõi, lập Đoàn Diên
Khánh làm hoàng thái đệ, thế thì thật là hợp tình hợp lý, danh chính ngôn thuận.
Vương phu nhân ngạc nhiên hỏi:
- Y … y … rõ ràng có con trai, sao lại bảo là không người nối dõi?
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Mợ vừa mới nói sao thoáng cái đã quên rồi? Chẳng phải mợ bảo là sẽ đem tiểu tử họ Đoàn chặt ra thành mười bảy mười tám mảnh hay sao? Trên đời này làm gì có hoàng thái tử nào mười bảy mười tám mảnh bao giờ?
Vương phu nhân vui mừng nói:
- Phải lắm! Đây là thứ dã tạp chủng do con tiện tì Đao Bạch Phượng sinh ra, để nó sống ta cứ nghĩ đến là lộn tiết lên rồi.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Lần này đúng là hung đa cát thiểu, Ngữ Yên không biết ở nơi đâu? Nếu không Vương phu nhân may ra thương con mà tha mạng cho mình”.
Vương phu nhân nói:
- Nếu trước mắt mạng sống của y chưa có gì đáng lo thì ta cũng yên tâm. Ta cũng chẳng cần y phải đi làm hoàng đế Đại Lý gì cho cực nhọc, chỉ cần y ở cạnh ta nơi Mạn Đà Sơn Trang mà thôi.
Mộ Dung Phục đáp:
- Trấn Nam Vương nhường ngôi xong, đương nhiên sẽ theo mợ về Mạn Đà Sơn Trang, lúc đó ông ta có ở lại Đại Lý cũng chẳng có gì hứng thú mà Đoàn Diên Khánh lẽ nào tha cho y sống để thành mầm họa sau này? Có điều Trấn Nam Vương thể nào cũng phải lên làm hoàng đế, dăm bữa cũng được, nửa tháng cũng hay, nhưng nhất định là phải qua sông thì mới chặt cầu, nếu không thì Đoàn Diên Khánh sẽ không khứng chịu.
Vương phu nhân nói:
- Hứ, y khứng chịu hay không khứng chịu thì có liên quan gì đến ta? Mình bắt được Đoàn Diên Khánh rồi, cứu Đoàn công tử xong thì trước hết chém cho y một dao, y còn chịu hay không chịu gì nữa?
Mộ Dung Phục thở dài một tiếng nói:
- Mợ vẫn còn quên một điều, chúng ta đã bắt được Đoàn Diên Khánh đâu, từ giờ tới lúc đó còn là một quãng dài.
Vương phu nhân hỏi:
- Y đang ở đâu, ngươi chắc phải biết rồi. Hảo sanh nhi, bụng dạ cháu thế nào mợ chẳng lẽ không biết hay sao? Ngươi giúp ta làm chuyện đó muốn ta đáp lại những gì? Thôi mình cứ hai năm rõ mười, mất lòng trước được lòng sau, muốn gì cứ nói trắng ra đi.
Mộ Dung Phục đáp:
- Mình là chỗ người nhà, cháu giúp mợ một chút đâu có dám đòi hỏi công lao gì? Sanh nhi cứ làm hết sức chẳng dám xin xỏ gì cả.
Vương phu nhân nói:
- Bây giờ ngươi không nói, sau này nếu đề cập đến mà ta không bằng lòng thì đừng có trách đấy nhé!
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Cháu đã bảo không đòi hỏi công lao là không đòi hỏi gì cả. Nếu lúc đó nếu như mợ thấy vui lòng, thưởng cho vài vạn lạng vàng, hay cho vài bộ võ học bí điển trong Lang Hoàn Các, thế là quá đủ.
Vương phu nhân hừ một tiếng, nói:
- Ngươi cần tiền tiêu thì cứ đến nói với ta, có bao giờ ta lại không cho? Ngươi muốn xem võ học bí yếu trong Lang Hoàn Các, ta lúc nào cũng hoan nghênh. Chỉ buồn ngươi không lo chuyện chính đáng, lêu lổng chẳng màng chuyện tiến thân, ta thật không biết trong bụng ngươi tính toán những gì? Thôi được, làm sao bắt được Đoàn Diên Khánh, làm sao cứu người, ngươi sắp xếp ra sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Bước thứ nhất là dụ cho Đoàn Diên Khánh đem Trấn Nam Vương đến căn nhà gỗ trong đồng cỏ, có phải thế không?
Vương phu nhân hỏi:
- Đúng thế! Ngươi có cách nào dụ được Đoàn Diên Khánh không?
Mộ Dung Phục đáp:
- Chuyện này thật dễ dàng. Đoàn Diên Khánh muốn được làm hoàng đế Đại Lý, ắt phải làm được hai chuyện: Thứ nhất là bắt được Đoàn Chính Thuần ép cho ông ta phải nhường ngôi, thứ hai làgiết Đoàn Dự để cho Đoàn Chính Thuần trở thành “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”.
Chuyện thứ nhất thì Đoàn Diên Khánh đã làm xong, bắt được Đoàn Chính Thuần rồi. Còn Đoàn Dự thì vẫn còn đây. Ta lấy một món gì của Đoàn Dự đem cho Đoàn Chính Thuần coi, Đoàn Chính Thuần thể nào cũng tìm cách cứu con, Đoàn Diên Khánh sẽ theo y đến. Việc mợ bắt được tên tiểu tử họ Đoàn kia đâu có gì là sai, chính là có việc dùng, không có mồi thơm làm sao bắt được con ba ba?
Vương phu nhân cười nói:
- Ngươi bảo tên tiểu tử họ Đoàn là cái mồi thơm à?
Mộ Dung Phục cũng cười đáp:
- Cháu xem chừng y nửa thơm nửa thối.
Vương phu nhân hỏi lại:
- Thế là sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Một nửa do Trấn Nam Vương sinh ra thì là thơm, còn một nửa do con tiện nhân Trấn Nam Vương phi thì là thối.
Vương phu nhân cười khanh khách nói:
- Ngươi quả là một tiểu tử mồm trơn như mỡ, biết cách làm cho ta vui lòng.
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Thì chỉ mong sao ngựa đã hay lại ra roi mà chạy, làm xong sớm chừng nào thì mợ vui lòng chừng nấy. Xin mợ cho đem tiểu tử đó ra đây.
Vương phu nhân nói:
- Y bị túy nhân phong chích rồi, tối thiểu cũng phải ba ngày mới tỉnh lại được. Nếu không tiểu tử đó nhốt ở ngay vách bên kia mình nói lớn như thế y nghe được cả hay sao? Ta còn một chuyện nữa muốn hỏi ngươi, gã … gã Trấn Nam Vương kia tuy là kẻ vô lương tâm nhưng cũng là kẻ cứng cỏi, Đoàn Diên Khánh làm thế nào mà ép y nhường ngôi cho được? Không lẽ y lại hành hạ dày vò … khiến y phải khổ sở hay sao?
Bà ta nói tới đây giọng đầy vẻ lo lắng. Mộ Dung Phục thở dài một tiếng nói:
- Thưa mợ, chuyện đó việc gì còn phải hỏi, có nói ra chỉ làm cho mợ thêm bực mình.
Vương phu nhân hỏi dồn:
- Nói mau, nói mau, ngươi còn định trao đổi cái gì nữa đây?
Mộ Dung Phục thở dài:
- Nếu bảo gã họ Đoàn Đại Lý vô lương tâm, ấy là đúng lắm. Một người dung nhan như mợ, văn võ song toàn, đốt đèn kiếm khắp thiên hạ liệu có tìm được người thứ hai chăng? Không biết kiếp trước y tu thế nào mà lại được người như mợ chiếu cố đến, vậy mà không biết chung thủy một lòng, lại đi … ôi, trên đời này với những thứ sâu bọ không biết phải quấy như thế, có phúc không biết hưởng, Hằng Nga nơi cung nguyệt không yêu, lại màng đến con lợn nái vũng bùn lầy …
Vương phu nhân tức tối hỏi lại:
- Ngươi bảo là y … y … cái gã vô lương tâm kia, lại đèo bòng con đàn bà khác hay sao? Đứa nào thế? Đó là đứa nào?
Mộ Dung Phục đáp:
- Ối, cái thứ đàn bà hạ tiện liễu ngõ hoa tường, không đáng xách dép cho mợ kia, chỉ đáng là vợ con những thằng cha căng chú kiết, việc gì phải hạ mình bực tức với những đồ như thế.
Vương phu nhân nổi cơn tam bành, giơ tay đập bàn thình thình, quát tháo:
- Nói mau! Thằng khốn kiếp, nó bỏ ta về Đại Lý làm cái thứ vương gia gì gì thì ta không thèm trách. Y có sẵn vợ nhà, ta cũng không thèm trách, vì chưng lúc ta biết y thì hắn đã là chồng người khác rồi! Thế nhưng … thế nhưng … ngươi bảo y lại đi giăng dện với những con đàn bà khác, thế đó là đứa nào? Là đứa nào?
Đoàn Dự ở bên này thấy bà ta nổi cơn lôi đình, không khỏi phát sốt phát rét, nghĩ thầm: “Ngữ Yên ôn nhu hòa thuận bao nhiêu sao mà bà mẹ lại dữ dằn đến thế? Gia gia có thể chiều bà ta được, quả không phải dễ”. Chàng lại nghĩ ngay: “Sao những cựu tình nhân của cha ta người nào tính tình cũng kỳ quái, Tần a di sai con đến giết mẹ ta, Nguyễn a di thì sinh được A Tử muội muội, tính nết không chịu nổi, Cam a di đã lấy Chung Vạn Cừu rồi mà vẫn còn vương vấn gia gia. Bà vợ của Mã phó bang chủ Cái Bang thì khỏi nói. Ngay cả đến má má mình, bà nhất định không ở chung với cha ta, ra đạo quan bên ngoài thành làm đạo cô, dẫu Hoàng bá phụ, Hoàng bá mẫu khuyên lơn cũng không chịu. Ôi, sao cả mẹ mình mà cũng cá mè một lứa thế nhỉ?”.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, làm gì mà phải nổi cơn tam bành lên thế? Mợ nghỉ một lát, sanh nhi sẽ từ từ kể hết đầu đuôi.
Vương phu nhân nói:
- Ngươi chẳng nói thì ta cũng đoán ra rồi, có phải Đoàn Diên Khánh bắt được một con đàn bà đê tiện của tiểu tử họ Đoàn, ép y sau khi làm hoàng đế phải nhường ngôi, nếu không bằng lòng thì sẽ làm khó con tiện nhân, phải không nào?
Tính khí gã tiểu tử họ Đoàn ta đã biết thừa. Người khác bức bách y làm gì, dù có dao kề cổ, y thà chết cũng không hạ mình, thế nhưng ai đụng vào kẻ y thương yêu thì việc gì cũng làm, đến mạng mình cũng chẳng coi vào đâu.
Hừ, thế con tiện nhân đó mặt mũi thế nào? Cái thứ hồ li tinh đó không biết dùng thủ đoạn gì để rù quến y? Nói mau, con đàn bà hư đốn đó là ai?
Mộ Dung Phục đáp:
- Thưa mợ, thôi cháu đành phải nói thôi, mong mợ bớt giận làm lành, thứ đàn bà đê tiện kia đâu phải chỉ một đứa mà thôi.
Vương phu nhân vừa ngạc nhiên vừa tức tối, bình một tiếng vỗ xuống bàn một cái thật mạnh nói:
- Cái gì? Không lẽ lại những hai đứa hay sao?
Mộ Dung Phục thở dài một tiếng u uẩn đáp:
- Đâu phải chỉ có hai.
Vương phu nhân càng lồng lộn lên:
- Cái gì? Chẳng lẽ y đi đường lại còn bạ đâu xâu đó, hoa hái đầy tay, một người chưa đủ lại phải hai ba hay sao?
Mộ Dung Phục lắc đầu ngán ngẩm:
- Trước mắt là phải đến bốn người đàn bà đi cùng với y. Thưa mợ, mợ việc gì mà phải giận cho nhọc người? Sau này y lên ngôi hoàng đế, tam cung lục viện muốn bao nhiêu mà chẳng được? Dẫu rằng Đại Lý là nước nhỏ, chẳng thể sánh được với Đại Tống, Đại Liêu, “hậu cung giai lệ” chẳng được ba nghìn thì cũng phải đến ba trăm.
Vương phu nhân gắt:
- Hừ hừ! Chính thế mà ta đâu có muốn y làm hoàng đế. Ngươi nói ta nghe bốn con tiện nữ đó là những đứa nào?
Đoàn Dự cũng thấy lạ lùng, chàng chỉ biết có Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc hai người đi theo phụ thân, sao nay lại có thêm hai bà nào nữa?
Chỉ nghe Mộ Dung Phục nói tiếp:
- Một người họ Tần, một người họ Nguyễn …
Vương phu nhân ngắt lời:
- Hừ, Tần Hồng Miên và Nguyễn Tinh Trúc, hai con hồ li tinh đó lại quấn lấy y.
Mộ Dung Phục tiếp:
- Còn một người đàn bà đã có chồng, nghe bọn họ gọi là Chung phu nhân, hình như là đi tìm con gái thì phải. Vị Chung phu nhân này giữ gìn khuôn phép lắm, không hề tỏ vẻ âu yếm Trấn Nam Vương, Trấn Nam Vương cũng lấy lễ đãi lại, có điều đầu mày cuối mắt mỗi khi gọi bà ta “Bảo Bảo, Bảo Bảo”, xem chừng cực kỳ thân mật.
Vương phu nhân lại bùng lên:
- Đó là con tiện nhân Cam Bảo Bảo, cái gì mà “lấy lễ đãi lại”? Chỉ vờ vịt vải thưa che mắt thánh, nếu quả thực giữ gìn khuôn phép thì tránh cho xa có được không, việc gì mà phải sán lại? Thế con tiện nữ thứ tư là ai?
Mộ Dung Phục đáp:
- Còn người thứ tư không phải tiện nữ tử, đó chính là nguyên phối chính thất của Trấn Nam Vương, tức là Trấn Nam Vương phi.
Cả Đoàn Dự lẫn Vương phu nhân đều sửng sốt. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Sao má má lại đến đó?” còn Vương phu nhân thì kêu lên một tiếng, hiển nhiên thật ngoài dự liệu. Mộ Dung Phục cười đáp:
- Mợ thấy lạ lắm chăng? Thực ra mợ thử nghĩ mà xem, chẳng có gì là lạ. Trấn Nam Vương rời Đại Lý hơn một năm nay chưa về, gái đẹp Trung Nguyên vô số, đã có những người xinh đẹp như mợ, lại thêm nào là Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc những con hồ li tinh, Trấn Nam Vương phi làm sao yên bụng được?
Vương phu nhân hừ một tiếng nói:
- Sao ngươi dám xếp ta chung một bầy với những con hồ li tinh? Bốn mụ đàn bà hiện nay cùng ở cạnh y ư?
Mộ Dung Phục cười nói:
- Xin mợ cứ yên tâm. Trên bãi Hồng Sa, bên bờ Song Phượng hai bên ác đấu một trận, Trấn Nam Vương hoàn toàn thất bại. Đoàn Diên Khánh một mẻ lưới vét sạch, cả nam lẫn nữ bị y điểm trúng huyệt đạo, bắt hết cả rồi. Đoàn Diên Khánh chỉ cốt đối phó với bọn Trấn Nam Vương, đâu có để ý đến sanh nhi náu ở một bên, nhìn thấy hết từ đầu chí cuối. Sanh nhi vội vàng hộc tốc chặn đầu trước một trăm dặm. Thưa mợ,
việc không nên trì hoãn, một mặt mình bố trí mê dược và túy nhân phong, một mặt sai người đến dụ Đoàn Diên Khánh…
Chữ “Khánh” vừa nói xong, từ đằng xa có một giọng the thé cực kỳ khó nghe truyền đến:
- Ta đã đến đây rồi, chẳng cần phải dụ nữa, túy nhân phong và mê dược cứ việc bố trí đi.
__________________________
1- Hoa trà vùng Vân Nam (Điền là tên gọi tắt vùng Vân Nam, tức Đại Lý). Về mặt lịch sử thì đời Tống trở về trước, người Trung Hoa chưa biết nhiều về hoa trà Đại Lý, chỉ có đôi ba thi nhân làm thơ ca tụng. Phải đến đời Minh mới có sách vở viết về hoa trà (chúng tôi sẽ viết rõ về Hoa Trà Đại Lý trong một biên khảo riêng)
Hoa trà Đại Lý có khắp nơi, trong bảy mươi loại có hai giống to như mẫu đơn, sắc đỏ như lửa 2-chẳng khác gì ráng mây như gấm bao quanh mặt trời.
3-Cháu gọi bằng cậu hay mợ (khác họ, ngược với điệt là cháu gọi bằng cô hay chú cùng họ với mình)
4-Ở đây Kim Dung lại viết là Mỹ Nhân Trảo Phá Kiểm, người dịch để lại giống như chương 12
5- tiếng để gọi người có chức phận ở đây hàm ý mỉa mai
Chạnh nhớ hương xưa hoa hé nụ,
Thầm thương chốn cũ nét vờn tranh.
*
* *
N gười đàn bà quát lên:
- Thôi đừng nói nữa.
Bà lão đáp: - Vâng!
Người đàn bà thở dài một tiếng, nhắc lại:
- Y … y bây giờ tuổi đã cao rồi …
Giọng nói đầy vẻ thê lương. Đoàn Dự bấy giờ cũng yên tâm, nghĩ thầm: “Ta cứ tưởng ai? Thì ra lại là một người tình cũ của gia gia. Bà ta đi tìm gia gia chẳng qua vì nổi cơn ghen lồng ghen lộn. Đúng rồi, bà ta sắp đặt ong mật cốt để bắt cho bằng được cha ta, ngờ đâu bị ta thay cha làm hỏng hết mọi việc. Nếu quả như thế thì chắc không đến nỗi hạ độc thủ với bọn mình. Thế nhưng bà dì này là ai mới được chứ? Ta nhất định đã từng nghe giọng bà ta rồi”.
Chỉ nghe người đàn bà nói tiếp:
- Chúng ta ở các nơi khách điếm, sơn trang đều treo những tự họa thiếu chữ, thiếu nét, ngươi bảo tên “chó con” này điền vào được cả ư? Ta không tin nổi, sao những câu “con chó già” kia thuộc lòng, “thằng chó con” cũng lại nhớ trong bụng? Sao lại có chuyện lạ lùng đến thế?
Người lão phụ đáp:
- Thơ phú ông bố thuộc lòng, con nghe cũng nhớ được thì có gì là lạ đâu?
Người đàn bà giận dữ nói:
- Con tiện tì Đao Bạch Phượng là giống man di, làm sao sinh được đứa con thông minh thế? Ta không thể nào tin được.
Đoàn Dự nghe bà ta nhục mạ mẫu thân không khỏi nổi cơn thịnh nộ, toan lên tiếng cãi lại nhưng miệng vừa mấp máy đã nhận ra trong miệng có nhét hạt dẻ làm sao nói năng gì được?
Chỉ nghe bà già lên tiếng khuyên nhủ:
- Tiểu thư, chuyện xảy ra cũng đã lâu, sao tiểu thư còn để bụng làm gì? Huống chi người không phải với tiểu thư là Đoàn công tử chứ có phải con y đâu? Cô … cô … cũng nên tha cho y trẻ người non dạ, “túy nhân phong” của mình đốt đau lắm rồi, xem ra cũng đủ.
Người đàn bà rít lên:
- Ngươi bảo ta tha cho tên tiểu tử họ Đoàn ư? Chậc chậc, ta băm vằm nó ra thành nghìn vạn mảnh rồi mới tha được.
Đoàn Dự nghĩ thầm: ‘Cha ta đắc tội với bà chứ ta có làm gì đâu, sao lại hận ta đến thế? Thì ra giống ong này tên gọi “túy nhân phong”, không biết bà ta làm sao kiếm được nhiều đến thế để xua ra chích bọn mình? Người đàn bà này là ai vậy? Đây đâu phải Chung phu nhân, hai người khẩu âm khác nhau xa”.
Bỗng có tiếng đàn ông nói:
- Thưa mợ, sanh nhi xin khấu đầu bái kiến.
Đoàn Dự giật mình, bao nhiêu nghi vấn trong đầu đều vỡ lẽ, giọng nam nhân kia chính là Mộ Dung Phục. Y gọi bà ta là mợ, dĩ nhiên đây là Vương phu nhân của Mạn Đà Sơn Trang ở Cô Tô, mẹ ruột của Vương Ngữ Yên, nhạc mẫu tương lai của mình.
Trong nháy mắt, Đoàn Dự cảm thấy mình như bị dội mười lăm mười sáu thùng nước lạnh lên đầu, đầu quay mòng mòng rối như tơ vò, bao nhiên hình ảnh của Mạn Đà Sơn Trang cùng hiện ra trước mắt:
Hoa trà còn gọi là hoa Mạn Đà La, nổi tiếng nhất là những chủng loại trồng nơi Đại Lý. Hoa trà vùng Cô Tô không lấy gì làm đẹp, trong Mạn Đà Sơn Trang trồng nhiều hoa trà nhưng danh chủng thì chẳng có bao nhiêu, lại trồng không đúng cách nên ra hoa rất nhỏ, cây thì còi cọc. Thế nhưng sao tòa trang viện đó lại lấy tên là Mạn Đà Sơn Trang? Trong sơn trang đó ngoài hoa trà ra không trồng một loại hoa nào khác là vì cớ gì? Mạn Đà Sơn Trang lại có luật hễ nam nhân vào trong trang thì sẽ bị chặt hai chân. Vương phu nhân còn bảo:
- Hễ cứ người Đại Lý hoặc họ Đoàn mà vào đây thì sẽ bị chôn sống.
Gã đệ tử Vô Lượng Kiếm bị Vương phu nhân bắt đâu có phải người Đại Lý, chỉ có tội là nhà ở cách Đại Lý chưa quá bốn trăm dặm nên cũng bị chôn sống. Vương phu nhân còn bắt một gã công tử ép y phải về giết ngay người vợ kết tóc se tơ, lấy cô gái y đang trăng hoa về làm vợ chính, gã kia không chịu bà ta toan giết khiến y đành phải nghe theo. Đoàn Dự cũng nhớ khi đó Vương phu nhân căn dặn đầy tớ:
- Ngươi áp tống y trở lại thành Tô Châu, chính mắt thấy y giết vợ, bái đường thành thân với Miêu cô nương, sau đó hãy trở lại.
Gã công tử kia van xin:
- Chuyết kinh với bà không thù không oán, bà cũng không biết Miêu cô nương là ai, sao lại bênh cô ấy, ép tôi giết vợ lấy người khác làm chi?
Khi đó Vương phu nhân trả lời:
- Ngươi đã có vợ rồi, sao lại còn lân la ngon ngọt tán tỉnh con gái nhà người ta. Đã chim chuột thì không thể không lấy.
Cứ như lời bà ta thì chỉ riêng con tì nữ Tiểu Thúy ở các vùng Thường Thục, Đan Dương, Vô Tích, Gia Hưng đã thực hiện bảy vụ án như thế. Chàng là người Đại Lý, lại họ Đoàn chỉ vì biết trồng hoa trà nên Vương phu nhân mới không xử tử lại còn thiết yến khoản đãi ở Vân Cẩm Lâu. Có điều khi Đoàn Dự và bà ta đàm luận, đề cập đến một loại sơn trà cánh trắng có sợi chỉ màu đỏ tên gọi “Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm”. Khi đó chàng nói:
- Cánh hoa trắng nhưng có lẩn sắc đỏ tên gọi là Hồng Trang Tố Lý. Còn cánh trắng nhưng có quầng mầu xanh, thêm vạch mờ mờ màu đỏ thì gọi là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm. Thế nhưng nếu những vạch đỏ đó có nhiều thì lại không còn là Trảo Phá Mỹ Nhân Kiểm nữa mà là Ỷ Lan Kiều.
Phu nhân thử nghĩ xem, đã là mỹ nhân thì phải ôn tĩnh nhàn nhã, trên mặt thỉnh thoảng bị sước một đường hẳn là khi chải đầu soi gương vô tình
cào phải mặt, hoặc giả không phải do mình thì cũng chỉ chơi đùa với con anh vũ, bị chim quẹt trúng âu cũng là chuyện thường.
Thành thử vết chàm trên cánh hoa kia không thể không có, đó là lông chim vương phải. Còn như nếu đầy mặt chỗ nào cũng tươm máu thì nàng con gái đẹp kia hẳn đã đánh nhau với ai, như thế còn gọi là đẹp nỗi gì?
Câu đó khiến Vương phu nhân nổi cơn thịnh nộ, mắng chàng:
- Ngươi nghe đứa nào xúi bẩy mà đến gặp ta ăn nói những lời nhăng cuội như thế? Ai bảo đàn bà con gái học võ công thì không còn đẹp nữa? Nhàn nhã ôn tĩnh thì có gì là hay?
Chỉ vì thế mà bà ta đuổi chàng ra khỏi tiệc rượu, suýt nữa thì bị giết chết. Bao nhiêu chuyện đó, lúc đó chàng chỉ nghĩ rằng vị phu nhân này hành sự không theo tình người ngoài mấy chữ “có lý nào như thế được” không còn gì khác để mà hình dung. Đến bây giờ thấy người đàn bà kia là Vương phu nhân, chàng bỗng hiểu ngay:
Thì ra bà ta là người tình cũ của gia gia, thảo nào đối với hoa trà thì yêu như tính mạng còn đối với họ Đoàn Đại Lý lại thù hận tận xương. Vương phu nhân thích hoa trà, hẳn là khi gia gia cùng bà ta qua lại có liên quan gì đến loại hoa này. Còn bà ta bắt được người họ Đoàn Đại Lý là chôn sống ngay, chỉ vì cha ta người Đại Lý, họ Đoàn ruồng rẫy bà ta nên tức tối, bao nhiêu thù hận trút lên người họ Đoàn.
Bà ta bức bách những ai có tính trăng hoa giết vợ cả lấy tình nhân, chính là nói lên cái nguyện vọng thầm kín trong tâm khảm, chỉ mong gia gia giết chính thất để lấy bà ta. Mình trong câu chuyện nói là đàn bà thích đánh nhau thì không còn đẹp nữa đã khiến bà ta nổi trận lôi đình, có lẽ năm xưa khi cùng cha ta tư tình đã từng đánh nhau một trận nhưng hẳn là cha mình nhường nhịn đấy thôi.
Đoàn Dự suy nghĩ thấy bao nhiêu chuyện hoài nghi đều trở thành rõ ràng minh bạch nhưng không phải vì thế mà trút được mối lo, trái lại càng lúc càng nặng như chì. Vì lý do gì, nhất thời chàng không nói ra được chỉ thấy việc mẹ Vương Ngữ Yên và cha mình có tình ý với nhau trước đây thật không ổn chút nào, trong tâm khảm sâu xa dâng lên một nỗi sợ
khủng khiếp nhưng không dám nói lên cái điều ám ảnh mình mà chỉ thấy tâm thần càng lúc càng bực bội, âu lo.
Lại nghe Vương phu nhân nói:
- Phục quan đấy chăng, gớm nhỉ! Ngươi mong ước được làm hoàng đế Đại Yên, thế đã đăng cơ chưa vậy?
Nghe giọng có vẻ mỉa mai chế riễu. Thế nhưng Mộ Dung Phục vẫn trang nghiêm đáp lại:
- Đó là di chí của tổ tông, sanh nhi không có khả năng, bôn ba giang hồ đến bây giờ vẫn chưa nên cơm cháo gì, đang muốn xin mợ chỉ điểm.
Vương phu nhân cười nhạt nói:
- Ta có gì mà chỉ điểm được? Nhà ta là họ Vương, nhà ngươi là họ Mộ Dung, họ Vương có liên can gì đến mộng làm hoàng đế của họ Mộ Dung đâu? Ta không cho ngươi đến Mạn Đà Sơn Trang, không cho Ngữ Yên gặp mặt ngươi cũng vì sợ nó bị vướng mắc liên lụy với nhà Mộ Dung. Còn Ngữ Yên? Ngươi dẫn nó đi tới chốn nào rồi?
“Còn Ngữ Yên?” Ba tiếng đó chẳng khác gì sấm động bên tai, Đoàn Dự nãy giờ vẫn lo về chuyện này. Khi ong độc đến chích thì chàng đang ôm Vương Ngữ Yên ở trong lòng, vậy lúc này nàng ở đâu? Nghe giọng nói của Vương phu nhân xem chừng bà ta không biết thật. Chỉ nghe Mộ Dung Phục đáp:
- Biểu muội đi đâu, cháu làm sao biết được? Nàng vẫn đi cùng Đoàn công tử nước Đại Lý, không chừng hai người đã bái đường thành vợ chồng rồi.
Vương phu nhân run run nói:
- Ngươi … ngươi chỉ nói tầm xàm.
Bình một tiếng, bà ta vỗ mạnh xuống bàn giận dữ nói:
- Sao ngươi không chăm sóc nó? Để cho một đứa con gái nhỏ hành tẩu giang hồ? Ngươi không nghĩ gì đến chút tình anh em cô cậu nữa hay sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Sao mợ lại nổi giận như thế? Mợ sợ cháu lấy biểu muội, sợ nàng sẽ thành con dâu nhà Mộ Dung để đi theo cháu mơ tưởng thành hoàng đế. Bây giờ thế là ổn rồi, biểu muội lấy Đoàn công tử, tương lai đường đường chính chính làm hoàng hậu Đại Lý, không phải là duyên trời khéo se ư?
Vương phu nhân lại giơ tay đánh xuống mặt bàn lần nữa, quát lên:
- Chỉ láo! Cái gì mà duyên trời khéo se? Nhất quyết không được.
Đoàn Dự ở bên này đang lo, nghe thấy “nhất quyết không được” trong bụng kêu trời luôn mồm: “Khổ quá, khổ quá! Ta với Vương Ngữ Yên phải trải qua trăm cay nghìn đắng mới được thế này, bây giờ mẹ nàng lại nhất định không chịu thì làm sao”.
Bỗng nghe ngoài song có tiếng người:
- Sai bét rồi! Không phải vậy! Vương cô nương và Đoàn công tử là một cặp trời sinh, một đôi đất khiến, phu nhân nói nhất quyết không được là trật lất rồi.
Vương phu nhân giận dữ nói:
- Bao Bất Đồng! Ai cho ngươi vô phép vô tắc dám cãi lại ta? Ngươi không nghe ta sai người giết con gái ngươi lập tức.
Bao Bất Đồng vốn dĩ là kẻ không sợ trời, sợ đất gì cả nhưng khi nghe Vương phu nhân gay gắt trách mắng thì im bặt không còn dám lèm bèm nữa. Đoàn Dự trong bụng khấn thầm: “Bao tam ca, Bao tam thúc, Bao tam gia, Bao tam thái gia, lạy ngài xin ngài cãi với phu nhân vài câu nữa. Bà ta nói năng chẳng đâu vào đâu, chỉ có ngài mới anh hùng hảo hán, dám đấu lý với bà ta thôi”.
Ngờ đâu bên ngoài không một tiếng động, Bao Bất Đồng không còn mở miệng thêm câu nào. Thực ra Bao Bất Đồng không phải là sợ gì Vương phu nhân giết đứa con gái Bao Bất Tịnh, có điều gia đình y mấy đời theo họ Mộ Dung, là bộ thuộc một lòng son sắt, Vương phu nhân là trưởng bối chí thân của Mộ Dung Phục, cũng không khác gì chủ nhân, nếu như đứng ra cãi tay đôi thì không khỏi bất phân thượng hạ.
Vương phu nhân thấy Bao Bất Đồng đã im, cơn giận cũng hạ bớt, hỏi Mộ Dung Phục:
- Phục quan, ngươi đến tìm ta là có ý chàng màng chuyện gì? Hẳn lại có mưu đồ chi chăng?
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Thưa mợ, sanh nhi là kẻ chí thân nên trong bụng cũng khắc khoải nhớ đến mợ, không lẽ đến thăm cũng không được hay sao? Hà tất cứ phải có mưu đồ gì mới được?
Vương phu nhân cười khẩy đáp:
- Ha ha, ngươi quả là tốt bụng quá, lại còn nhớ đến cả bà mợ. Nếu ngươi quả là thương nhớ ta như thế thì đời ta đâu đến nỗi thê lương như thế này.
Mộ Dung Phục cười:
- Mợ có chuyện không vui sao không nói cho sanh nhi nghe, thể nào cháu cũng làm cho mợ vừa lòng.
Vương phu nhân nói:
- Chậc, chậc, chậc! Mới có mấy năm không gặp mà ngươi học đâu được cái thói miệng trơn như mỡ thế?
Mộ Dung Phục hỏi lại:
- Sao lại bảo là miệng trơn như mỡ? Người khác có tâm sự gì thì còn khó đoán chứ mợ trong bụng nghĩ đến ai, sanh nhi đoán chẳng đủ mười phần thì cũng được tám. Muốn cho mợ xứng tâm toại ý, cháu chẳng nói ngoa chứ cũng hiểu được bảy tám phần.
Vương phu nhân nói:
- Thế ngươi đoán thử xem, nếu nói năng tầm bậy tầm bạ, xem ta có nắm tai đánh cho một trận không nào.
Mộ Dung Phục dài giọng ra ngâm:
Thanh quần ngọc diện như tương thức,
Cửu nguyệt trà hoa mãn lộ khai.
Vương phu nhân giật nảy người ấp úng:
- Ngươi … ngươi sao lại biết? Ngươi đã vào trong mấy căn nhà gỗ ở đồng cỏ rồi chăng?
Mộ Dung Phục đáp:
- Việc gì mợ phải hỏi cháu tại sao lại biết mà chỉ nên hỏi làm thế nào để gặp người kia thôi?
Vương phu nhân lắp bắp:
- Gặp … gặp người đó ư?
Giọng bà ta trở nên hết sức nhu mì, xem ra có vẻ cầu khẩn, so với thanh âm uy nghiêm, lãnh đạm mới rồi thật khác xa. Mộ Dung Phục nói:
- Người mà sanh nhi nói là người mà mợ vẫn hằng thương nhớ đó.
Xuân câu thủy động trà hoa bạch
Hạ cốc vân sinh lệ chi hồng
Vương phu nhân run run hỏi:
- Ngươi bảo là ta có thể gặp được y ư?
Mộ Dung Phục đáp:
- Mợ tốn biết bao nhiêu công lao định bắt cho bằng được người này, có ngờ đâu cờ đi sai một nước khiến y tránh được. Sanh nhi nghĩ rằng gặp được y nào có khó chi đâu nhưng để mà làm gì. Chi bằng bắt y phải ngoan ngoãn nghe lời của mợ, ấy mới là hơn cả. Mợ bảo sang đằng đông y không dám đi đằng tây, mợ bảo vẽ lông mày, y không được dồi phấn.
Hai câu sau cùng y nói cực kỳ khinh bạc nhưng Vương phu nhân tâm tình khích động không hề để tâm, chỉ thở dài một tiếng nói:
- Cái bẫy ta dương ra sắp đặt cực kỳ khít khao, vậy mà y vẫn chạy thoát, ta không còn nghĩ được cách nào tốt hơn được nữa.
Mộ Dung Phục nói:
- Sanh nhi biết được chỗ ở của người này, nếu như mợ tin cháu, đem bao nhiêu chuyện sắp đặt nói rõ cho cháu nghe, không chừng cháu có thể làm cho kiến hiệu.
Vương phu nhân đáp:
- Mình nói gì thì cũng là người nhà, có gì mà bảo không tin nhau nữa? Lần này ta sử dụng ấy là kế “túy nhân phong”. Ở Mạn Đà Sơn Trang ta có nuôi mấy trăm tổ ong, trong trang ngoài hoa trà ra không còn một loại hoa nào khác. Sơn trang cách xa đất liền, ong không thể nào bay vào đâu để kiếm mật.
Mộ Dung Phục reo lên:
- Phải rồi, túy nhân phong ngoài hoa trà ra không thích những loại hương nào khác.
Vương phu nhân nói:
- Nuôi cho được những tổ ong này làm ta hao tốn mười năm tâm huyết. Trong mật dùng để nuôi ong ta có trộn thêm thuốc mê, lại thêm một loại dược vật khiến cho ong này chích rồi sẽ làm cho mê man, bất tỉnh nhân sự bốn năm ngày liền.
Đoàn Dự nghe nói giật mình: “Không lẽ ta đã ngất đi bốn năm ngày rồi hay sao?”. Mộ Dung Phục nói:
- Mợ quả là thần cơ diệu toán, người ngoài quả thực không sao bì kịp, có điều làm thế nào mà xua chúng đi chích người ta được?
Vương phu nhân đáp:
- Cái đó là ở đồ ăn ta có bỏ thêm một loại dược vật, loại thuốc đó không có chất độc, không mùi không vị chỉ hơi đắng nên không dám cho ăn nhiều một lần. Ngươi cũng biết gã đó tinh linh như quỉ, bọn đầy tớ thủ hạ của y lại thông minh tài trí, nếu dùng thuốc mê, thuốc độc gì chăng nữa để đối phó với y thì không cách nào làm được. Thành thử ta mới nghĩ cách sai người trên đường cung ứng rượu thịt, bên trong có ngầm rải thuốc.
Đoàn Dự bấy giờ mới vỡ lẽ: “Thì ra trên đường bao nhiêu tự họa thiếu nét, thiết chữ là do Vương phu nhân dụ cho gia gia điền vào, nếu điền đúng thì người mà bà ta bố trí sẵn biết ngay đây là Đại Lý Đoàn vương gia, liền dâng lên đồ ăn thức uống có bỏ dược vật”. Vương phu nhân lại tiếp:
- Ai ngờ trời xui đất khiến, gã đó đi đường khác, thằng con hắn lại xông vào. Tên tiểu quỉ đó bao nhiêu thơ phú của cha y thuộc nằm lòng, quả đúng là một lãng tử phong lưu hiếu sắc, phóng đãng vô hạnh. Bao nhiêu tự họa thiếu nét, thiếu chữ trên đường tên tiểu quỉ đó đều điền đúng cả, tham ăn thích uống, nốc hết sạch dược tửu dành cho ông già nó, mò được đến mấy căn nhà gỗ nơi đồng cỏ.
Trong nhà đó những đèn dầu đã có sẵn dược liệu, các cột nhà cũng để sẵn dược liệu, đến khi tên tiểu quỉ đó làm thủng mấy cây cột, mấy loại hương khí liền trộn với nhau dụ cho túy nhân phong bay đến. Ôi, kế của ta thì không sai, chỉ có người đến là sai thôi. Tên tiểu quỉ đó làm hỏng hết việc của ta! Hừ, nếu không đem chặt y ra làm mười bảy mười tám mảnh thì làm sao mà phát tiết được nỗi hận trong lòng?
Đoàn Dự nghe giọng điệu oán độc như thế, không khỏi rợn người, nghĩ thầm: “Cái bẫy của bà ta bố trí cực kỳ chặt chẽ, bên trong cột cũng để sẵn dược phấn để dụ cho ta điền thêm những chữ còn khuyết, làm vỡ cây cột để cho bột bay ra. Ôi, Đoàn Dự ơi là Đoàn Dự, ngươi từng bước từng bước rơi vào tròng của người ta, vậy mà không hề biết chút gì, quả thật hồ đồ đến cực điểm”.
Thế nhưng chàng liền nghĩ lại: “Ta trên đường điền vào những tự họa thiếu nét thiếu chữ khiến cho nha trảo của Vương phu nhân tưởng ta là gia gia, bao nhiêu tinh thần đều nhằm vào ta cả, vì thế mà gia gia mới thoát hiểm. Ta thay mặt cho cha để chịu đại họa thì có gì mà phải oán trách nữa đâu? Chuyện đó đúng là cầu còn chưa được nữa kìa”.
Chàng nghĩ như thế thấy lòng dịu xuống nhưng lại không khỏi nghĩ thêm: “Vương phu nhân bắt được ta rồi thì muốn băm chém ta thành mười bảy mười tám mảnh, còn như bắt được cha ta thì lại hết sức ngoan ngoãn chiều chuộng ông. Hai cha con mà sao đối đãi khác nhau một trời một vực”.
Chỉ nghe Vương phu nhân hậm hực hỏi:
- Ta đã bảo đứa tì tử này giả làm một bà già câm điếc để chủ trì đại cuộc, mụ cũng không phải là không nhận ra được y, vậy mà sao còn để xảy ra cái chuyện trớ trêu như thế này?
Người lão phụ biện bạch:
- Tiểu thư, tì tử đã bẩm cáo với tiểu thư là trong số những người này không có Đoàn công tử trong đó, thành thử mới đánh tráo hết hỏa đao hỏa thạch của họ để họ không đốt đèn dầu lên được, lại cũng dùng đệm cỏ che đi các câu đối trên cột nhà để khỏi dụ túy nhân phong bay đến. Ai bảo bọn chúng tự mua cái họa vào thân, cố tìm cách đốt lửa để đọc thấy đôi câu đối.
Vương phu nhân hừ một tiếng nói:
- Nói gì thì nói ngươi cũng là đồ vô tích sự.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Lão bà bà này đánh lừa lấy hết đồ đánh lửa lại dùng đệm cỏ bao các cột lại, là do lòng tốt với mình, nào có biết đâu”.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, loại ong này đốt người ta rồi không còn dùng được nữa hay sao?
Vương phu nhân đáp:
- Ong chích người ta xong chẳng bao lâu sẽ chết. Thế nhưng ta nuôi ong hàng nghìn hàng vạn, mất vài trăm con thì thấm vào đâu?
Mộ Dung Phục vỗ tay reo lên:
- Thế thì được rồi. Trẻ bắt trước, già bắt sau thì đã sao? Sanh nhi nghĩ rằng nếu đem y quan bội ngọc hay binh khí đồ dùng của tiểu tử kia, đem đến cho … cho … người ấy của mợ coi, dụ cho y vào trong căn nhà gỗ trong đồng cỏ thì nào có khó gì?
Vương phu nhân “A” lên một tiếng, đứng phắt dậy nói:
- Hảo sanh nhi, ngươi còn trẻ đầu óc quả là sáng suốt. Kế của mợ không xong đầu óc đâm ra lú lẫn, không còn nghĩ ra nước cờ nào khác. Đúng lắm! Đúng lắm! Y cha con nghĩa nặng nếu biết con mình rơi vào tay ta thể nào chẳng chạy đến cứu, lúc đó ta lại dùng túy nhân phong cũng đâu có muộn màng gì.
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Đến lúc đó e rằng chẳng cần đến túy nhân phong cũng xong. Mợ chỉ cần bỏ thuốc mê vào rượu, mời y ba chén lẽ nào y lại từ chối? Nói trắng ra, chỉ cần y trông thấy dung nhan hoa nhường nguyệt thẹn của mợ rồi thì cần gì ong, cần gì rượu? Lúc đó y mê man ngây ngất làm gì chẳng xong?
Vương phu nhân hứ một tiếng, mắng:
- Chỉ láo nào, với mợ mà ăn nói cười cợt được sao?
Thế nhưng khi bà nghĩ đến lúc được gặp lại Đoàn Chính Thuần, chuốc rượu cho tình lang, không khỏi tâm hồn điên đảo, liền dịu dàng nói:
- Phải đó! Ngươi nói không sai, cứ theo như thế mà làm.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, cái chủ ý của cháu có dùng được chăng?
Vương phu nhân cười:
- Nếu như mọi việc êm xuôi, ta sẽ không quên lòng tốt của cháu đâu. Việc trước tiên là phải tra xét xem hiện nay gã vô lương tâm kia đang ở chỗ nào?
Mộ Dung Phục đáp:
- Sanh nhi cũng nghe phong thanh nên việc này nếu có làm cũng còn hai điều khó.
Vương phu nhân cau mày nói:
- Có cái gì mà khó? Sao ngươi cứ hay kín kín hở hở tính chuyện ra giá là sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Người đó hiện nay đang bị bắt giữ, tính mạng chỉ trong sớm tối.
Loảng xoảng một tiếng, tay áo Vương phu nhân chạm phải chén trà rơi xuống đất vỡ tan tành. Đoàn Dự cũng giật mình kinh hãi, nếu trong miệng không bị nhét hạt dẻ thì đã kêu lên thành tiếng. Vương phu nhân lắp bắp:
- Bị … bị người ta bắt giữ ư? Sao không nói sớm? Mình phải tìm cách cứu y ngay mới được.
Mộ Dung Phục lắc đầu:
- Thưa mợ, kẻ đối đầu võ công cực cao, sanh nhi không phải là địch thủ của y, mình chỉ nên dùng trí, không nên dùng sức.
Vương phu nhân nghe giọng y dường như cũng chưa có gì gấp gáp lắm, tuy hung hiểm thật nhưng cũng khoan tâm hỏi dồn:
- Dùng trí là thế nào? Dùng mẹo nào đây?
Mộ Dung Phục đáp:
- Cái kế dùng túy nhân phong của mợ vẫn còn dùng được. Chỉ cần thay mấy cái cột, khắc lại trên cột mấy chữ khác, chẳng hạn như vế trên là “Đại Lý quốc đương kim thiên tử Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh”, người kia trông thấy ắt hẳn nổi cơn thịnh nộ, xóa những chữ Bảo Định Đế Đoàn Chính Minh đi, hương khí sẽ từ trong cột bay ra.
Vương phu nhân hỏi:
- Thế ngươi nói người đang bắt giữ y là kẻ tranh ngôi vua Đại Lý với Đoàn Chính Minh, tên là Đoàn Diên Khánh gì đó phải không?
Mộ Dung Phục đáp:
- Chính hắn.
Vương phu nhân kinh hãi nói:
- Y … y … y rơi vào tay Đoàn Diên Khánh, hẳn là dữ nhiều lành ít. Đoàn Diên Khánh lúc nào cũng chăm chăm giết chết y, không chừng … không chừng giờ này đã xử tử y rồi …
Mộ Dung Phục đáp:
- Xin mợ chớ có quá lo, bên trong còn có một điểm cực quan trọng mà mợ chưa nghĩ đến.
Vương phu nhân hỏi:
- Điểm quan trọng gì?
Mộ Dung Phục đáp:
- Hiện nay hoàng đế nước Đại Lý là Đoàn Chính Minh. Đoàn công tử của mợ vốn được phong làm hoàng thái đệ, toàn dân Đại Lý ai ai cũng đều biết cả. Đoàn Chính Minh đánh thuế nhẹ, ít lao dịch, chăm lo chính sự, thương yêu trăm họ người người đều ca tụng ông ta là thánh minh thiên tử, Trấn Nam Vương cũng được nhân dân tin cậy, hoàng vị đó khó mà lay chuyển nổi. Đoàn Diên Khánh muốn giết ông ta thật chỉ cần nhắc tay là xong nhưng một đao chém xuống rồi, thế nước Đại Lý ắt loạn to, ngôi bảo tọa hoàng đế Đại Lý chắc đâu đã vào tay Đoàn Diên Khánh?
Vương phu nhân nói:
- Ngươi nói vậy nghe cũng có lý, nhưng làm sao mà biết?
Mộ Dung Phục đáp:
- Có cái thì do sanh nhi nghe được mà cũng có chỗ thì suy đoán ra.
Vương phu nhân nói:
- Ngươi cả đời chỉ mơ tưởng được làm hoàng đế, những chỗ lắt léo đó, ắt đã nghiền ngẫm cho thật tỏ tường.
Mộ Dung Phục đáp:
- Cám ơn mợ đã quá khen. Thế nhưng sanh nhi liệu tưởng rằng Đoàn Diên Khánh bắt được Trấn Nam Vương, quyết không thể nào giết ngay mà thể nào cũng tìm cách cho y đăng cơ làm hoàng đế trước, sau đó mới nhường ngôi cho mình. Có thế mới danh chính ngôn thuận, quan dân Đại Lý mới không dị ngôn.
Vương phu nhân hỏi lại:
- Thế nào mà danh chính ngôn thuận?
Mộ Dung Phục đáp:
- Phụ thân Đoàn Diên Khánh vốn là hoàng đế Đại Lý, chỉ nhân gian thần soán vị, trong cơn hỗn loạn y không biết lạc đi đâu mất. Đoàn Chính Minh lên ngôi hoàng đế nhưng Đoàn Diên Khánh mới đích thực mười mươi “Diên Khánh thái tử”, nhân dân Đại Lý ai mà chẳng biết. Trấn Nam Vương lên ngôi hoàng đế rồi, y không có người nối dõi, lập Đoàn Diên
Khánh làm hoàng thái đệ, thế thì thật là hợp tình hợp lý, danh chính ngôn thuận.
Vương phu nhân ngạc nhiên hỏi:
- Y … y … rõ ràng có con trai, sao lại bảo là không người nối dõi?
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Mợ vừa mới nói sao thoáng cái đã quên rồi? Chẳng phải mợ bảo là sẽ đem tiểu tử họ Đoàn chặt ra thành mười bảy mười tám mảnh hay sao? Trên đời này làm gì có hoàng thái tử nào mười bảy mười tám mảnh bao giờ?
Vương phu nhân vui mừng nói:
- Phải lắm! Đây là thứ dã tạp chủng do con tiện tì Đao Bạch Phượng sinh ra, để nó sống ta cứ nghĩ đến là lộn tiết lên rồi.
Đoàn Dự nghĩ thầm: “Lần này đúng là hung đa cát thiểu, Ngữ Yên không biết ở nơi đâu? Nếu không Vương phu nhân may ra thương con mà tha mạng cho mình”.
Vương phu nhân nói:
- Nếu trước mắt mạng sống của y chưa có gì đáng lo thì ta cũng yên tâm. Ta cũng chẳng cần y phải đi làm hoàng đế Đại Lý gì cho cực nhọc, chỉ cần y ở cạnh ta nơi Mạn Đà Sơn Trang mà thôi.
Mộ Dung Phục đáp:
- Trấn Nam Vương nhường ngôi xong, đương nhiên sẽ theo mợ về Mạn Đà Sơn Trang, lúc đó ông ta có ở lại Đại Lý cũng chẳng có gì hứng thú mà Đoàn Diên Khánh lẽ nào tha cho y sống để thành mầm họa sau này? Có điều Trấn Nam Vương thể nào cũng phải lên làm hoàng đế, dăm bữa cũng được, nửa tháng cũng hay, nhưng nhất định là phải qua sông thì mới chặt cầu, nếu không thì Đoàn Diên Khánh sẽ không khứng chịu.
Vương phu nhân nói:
- Hứ, y khứng chịu hay không khứng chịu thì có liên quan gì đến ta? Mình bắt được Đoàn Diên Khánh rồi, cứu Đoàn công tử xong thì trước hết chém cho y một dao, y còn chịu hay không chịu gì nữa?
Mộ Dung Phục thở dài một tiếng nói:
- Mợ vẫn còn quên một điều, chúng ta đã bắt được Đoàn Diên Khánh đâu, từ giờ tới lúc đó còn là một quãng dài.
Vương phu nhân hỏi:
- Y đang ở đâu, ngươi chắc phải biết rồi. Hảo sanh nhi, bụng dạ cháu thế nào mợ chẳng lẽ không biết hay sao? Ngươi giúp ta làm chuyện đó muốn ta đáp lại những gì? Thôi mình cứ hai năm rõ mười, mất lòng trước được lòng sau, muốn gì cứ nói trắng ra đi.
Mộ Dung Phục đáp:
- Mình là chỗ người nhà, cháu giúp mợ một chút đâu có dám đòi hỏi công lao gì? Sanh nhi cứ làm hết sức chẳng dám xin xỏ gì cả.
Vương phu nhân nói:
- Bây giờ ngươi không nói, sau này nếu đề cập đến mà ta không bằng lòng thì đừng có trách đấy nhé!
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Cháu đã bảo không đòi hỏi công lao là không đòi hỏi gì cả. Nếu lúc đó nếu như mợ thấy vui lòng, thưởng cho vài vạn lạng vàng, hay cho vài bộ võ học bí điển trong Lang Hoàn Các, thế là quá đủ.
Vương phu nhân hừ một tiếng, nói:
- Ngươi cần tiền tiêu thì cứ đến nói với ta, có bao giờ ta lại không cho? Ngươi muốn xem võ học bí yếu trong Lang Hoàn Các, ta lúc nào cũng hoan nghênh. Chỉ buồn ngươi không lo chuyện chính đáng, lêu lổng chẳng màng chuyện tiến thân, ta thật không biết trong bụng ngươi tính toán những gì? Thôi được, làm sao bắt được Đoàn Diên Khánh, làm sao cứu người, ngươi sắp xếp ra sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Bước thứ nhất là dụ cho Đoàn Diên Khánh đem Trấn Nam Vương đến căn nhà gỗ trong đồng cỏ, có phải thế không?
Vương phu nhân hỏi:
- Đúng thế! Ngươi có cách nào dụ được Đoàn Diên Khánh không?
Mộ Dung Phục đáp:
- Chuyện này thật dễ dàng. Đoàn Diên Khánh muốn được làm hoàng đế Đại Lý, ắt phải làm được hai chuyện: Thứ nhất là bắt được Đoàn Chính Thuần ép cho ông ta phải nhường ngôi, thứ hai làgiết Đoàn Dự để cho Đoàn Chính Thuần trở thành “bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại”.
Chuyện thứ nhất thì Đoàn Diên Khánh đã làm xong, bắt được Đoàn Chính Thuần rồi. Còn Đoàn Dự thì vẫn còn đây. Ta lấy một món gì của Đoàn Dự đem cho Đoàn Chính Thuần coi, Đoàn Chính Thuần thể nào cũng tìm cách cứu con, Đoàn Diên Khánh sẽ theo y đến. Việc mợ bắt được tên tiểu tử họ Đoàn kia đâu có gì là sai, chính là có việc dùng, không có mồi thơm làm sao bắt được con ba ba?
Vương phu nhân cười nói:
- Ngươi bảo tên tiểu tử họ Đoàn là cái mồi thơm à?
Mộ Dung Phục cũng cười đáp:
- Cháu xem chừng y nửa thơm nửa thối.
Vương phu nhân hỏi lại:
- Thế là sao?
Mộ Dung Phục đáp:
- Một nửa do Trấn Nam Vương sinh ra thì là thơm, còn một nửa do con tiện nhân Trấn Nam Vương phi thì là thối.
Vương phu nhân cười khanh khách nói:
- Ngươi quả là một tiểu tử mồm trơn như mỡ, biết cách làm cho ta vui lòng.
Mộ Dung Phục cười đáp:
- Thì chỉ mong sao ngựa đã hay lại ra roi mà chạy, làm xong sớm chừng nào thì mợ vui lòng chừng nấy. Xin mợ cho đem tiểu tử đó ra đây.
Vương phu nhân nói:
- Y bị túy nhân phong chích rồi, tối thiểu cũng phải ba ngày mới tỉnh lại được. Nếu không tiểu tử đó nhốt ở ngay vách bên kia mình nói lớn như thế y nghe được cả hay sao? Ta còn một chuyện nữa muốn hỏi ngươi, gã … gã Trấn Nam Vương kia tuy là kẻ vô lương tâm nhưng cũng là kẻ cứng cỏi, Đoàn Diên Khánh làm thế nào mà ép y nhường ngôi cho được? Không lẽ y lại hành hạ dày vò … khiến y phải khổ sở hay sao?
Bà ta nói tới đây giọng đầy vẻ lo lắng. Mộ Dung Phục thở dài một tiếng nói:
- Thưa mợ, chuyện đó việc gì còn phải hỏi, có nói ra chỉ làm cho mợ thêm bực mình.
Vương phu nhân hỏi dồn:
- Nói mau, nói mau, ngươi còn định trao đổi cái gì nữa đây?
Mộ Dung Phục thở dài:
- Nếu bảo gã họ Đoàn Đại Lý vô lương tâm, ấy là đúng lắm. Một người dung nhan như mợ, văn võ song toàn, đốt đèn kiếm khắp thiên hạ liệu có tìm được người thứ hai chăng? Không biết kiếp trước y tu thế nào mà lại được người như mợ chiếu cố đến, vậy mà không biết chung thủy một lòng, lại đi … ôi, trên đời này với những thứ sâu bọ không biết phải quấy như thế, có phúc không biết hưởng, Hằng Nga nơi cung nguyệt không yêu, lại màng đến con lợn nái vũng bùn lầy …
Vương phu nhân tức tối hỏi lại:
- Ngươi bảo là y … y … cái gã vô lương tâm kia, lại đèo bòng con đàn bà khác hay sao? Đứa nào thế? Đó là đứa nào?
Mộ Dung Phục đáp:
- Ối, cái thứ đàn bà hạ tiện liễu ngõ hoa tường, không đáng xách dép cho mợ kia, chỉ đáng là vợ con những thằng cha căng chú kiết, việc gì phải hạ mình bực tức với những đồ như thế.
Vương phu nhân nổi cơn tam bành, giơ tay đập bàn thình thình, quát tháo:
- Nói mau! Thằng khốn kiếp, nó bỏ ta về Đại Lý làm cái thứ vương gia gì gì thì ta không thèm trách. Y có sẵn vợ nhà, ta cũng không thèm trách, vì chưng lúc ta biết y thì hắn đã là chồng người khác rồi! Thế nhưng … thế nhưng … ngươi bảo y lại đi giăng dện với những con đàn bà khác, thế đó là đứa nào? Là đứa nào?
Đoàn Dự ở bên này thấy bà ta nổi cơn lôi đình, không khỏi phát sốt phát rét, nghĩ thầm: “Ngữ Yên ôn nhu hòa thuận bao nhiêu sao mà bà mẹ lại dữ dằn đến thế? Gia gia có thể chiều bà ta được, quả không phải dễ”. Chàng lại nghĩ ngay: “Sao những cựu tình nhân của cha ta người nào tính tình cũng kỳ quái, Tần a di sai con đến giết mẹ ta, Nguyễn a di thì sinh được A Tử muội muội, tính nết không chịu nổi, Cam a di đã lấy Chung Vạn Cừu rồi mà vẫn còn vương vấn gia gia. Bà vợ của Mã phó bang chủ Cái Bang thì khỏi nói. Ngay cả đến má má mình, bà nhất định không ở chung với cha ta, ra đạo quan bên ngoài thành làm đạo cô, dẫu Hoàng bá phụ, Hoàng bá mẫu khuyên lơn cũng không chịu. Ôi, sao cả mẹ mình mà cũng cá mè một lứa thế nhỉ?”.
Mộ Dung Phục nói:
- Thưa mợ, làm gì mà phải nổi cơn tam bành lên thế? Mợ nghỉ một lát, sanh nhi sẽ từ từ kể hết đầu đuôi.
Vương phu nhân nói:
- Ngươi chẳng nói thì ta cũng đoán ra rồi, có phải Đoàn Diên Khánh bắt được một con đàn bà đê tiện của tiểu tử họ Đoàn, ép y sau khi làm hoàng đế phải nhường ngôi, nếu không bằng lòng thì sẽ làm khó con tiện nhân, phải không nào?
Tính khí gã tiểu tử họ Đoàn ta đã biết thừa. Người khác bức bách y làm gì, dù có dao kề cổ, y thà chết cũng không hạ mình, thế nhưng ai đụng vào kẻ y thương yêu thì việc gì cũng làm, đến mạng mình cũng chẳng coi vào đâu.
Hừ, thế con tiện nhân đó mặt mũi thế nào? Cái thứ hồ li tinh đó không biết dùng thủ đoạn gì để rù quến y? Nói mau, con đàn bà hư đốn đó là ai?
Mộ Dung Phục đáp:
- Thưa mợ, thôi cháu đành phải nói thôi, mong mợ bớt giận làm lành, thứ đàn bà đê tiện kia đâu phải chỉ một đứa mà thôi.
Vương phu nhân vừa ngạc nhiên vừa tức tối, bình một tiếng vỗ xuống bàn một cái thật mạnh nói:
- Cái gì? Không lẽ lại những hai đứa hay sao?
Mộ Dung Phục thở dài một tiếng u uẩn đáp:
- Đâu phải chỉ có hai.
Vương phu nhân càng lồng lộn lên:
- Cái gì? Chẳng lẽ y đi đường lại còn bạ đâu xâu đó, hoa hái đầy tay, một người chưa đủ lại phải hai ba hay sao?
Mộ Dung Phục lắc đầu ngán ngẩm:
- Trước mắt là phải đến bốn người đàn bà đi cùng với y. Thưa mợ, mợ việc gì mà phải giận cho nhọc người? Sau này y lên ngôi hoàng đế, tam cung lục viện muốn bao nhiêu mà chẳng được? Dẫu rằng Đại Lý là nước nhỏ, chẳng thể sánh được với Đại Tống, Đại Liêu, “hậu cung giai lệ” chẳng được ba nghìn thì cũng phải đến ba trăm.
Vương phu nhân gắt:
- Hừ hừ! Chính thế mà ta đâu có muốn y làm hoàng đế. Ngươi nói ta nghe bốn con tiện nữ đó là những đứa nào?
Đoàn Dự cũng thấy lạ lùng, chàng chỉ biết có Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc hai người đi theo phụ thân, sao nay lại có thêm hai bà nào nữa?
Chỉ nghe Mộ Dung Phục nói tiếp:
- Một người họ Tần, một người họ Nguyễn …
Vương phu nhân ngắt lời:
- Hừ, Tần Hồng Miên và Nguyễn Tinh Trúc, hai con hồ li tinh đó lại quấn lấy y.
Mộ Dung Phục tiếp:
- Còn một người đàn bà đã có chồng, nghe bọn họ gọi là Chung phu nhân, hình như là đi tìm con gái thì phải. Vị Chung phu nhân này giữ gìn khuôn phép lắm, không hề tỏ vẻ âu yếm Trấn Nam Vương, Trấn Nam Vương cũng lấy lễ đãi lại, có điều đầu mày cuối mắt mỗi khi gọi bà ta “Bảo Bảo, Bảo Bảo”, xem chừng cực kỳ thân mật.
Vương phu nhân lại bùng lên:
- Đó là con tiện nhân Cam Bảo Bảo, cái gì mà “lấy lễ đãi lại”? Chỉ vờ vịt vải thưa che mắt thánh, nếu quả thực giữ gìn khuôn phép thì tránh cho xa có được không, việc gì mà phải sán lại? Thế con tiện nữ thứ tư là ai?
Mộ Dung Phục đáp:
- Còn người thứ tư không phải tiện nữ tử, đó chính là nguyên phối chính thất của Trấn Nam Vương, tức là Trấn Nam Vương phi.
Cả Đoàn Dự lẫn Vương phu nhân đều sửng sốt. Đoàn Dự nghĩ thầm: “Sao má má lại đến đó?” còn Vương phu nhân thì kêu lên một tiếng, hiển nhiên thật ngoài dự liệu. Mộ Dung Phục cười đáp:
- Mợ thấy lạ lắm chăng? Thực ra mợ thử nghĩ mà xem, chẳng có gì là lạ. Trấn Nam Vương rời Đại Lý hơn một năm nay chưa về, gái đẹp Trung Nguyên vô số, đã có những người xinh đẹp như mợ, lại thêm nào là Tần Hồng Miên, Nguyễn Tinh Trúc những con hồ li tinh, Trấn Nam Vương phi làm sao yên bụng được?
Vương phu nhân hừ một tiếng nói:
- Sao ngươi dám xếp ta chung một bầy với những con hồ li tinh? Bốn mụ đàn bà hiện nay cùng ở cạnh y ư?
Mộ Dung Phục cười nói:
- Xin mợ cứ yên tâm. Trên bãi Hồng Sa, bên bờ Song Phượng hai bên ác đấu một trận, Trấn Nam Vương hoàn toàn thất bại. Đoàn Diên Khánh một mẻ lưới vét sạch, cả nam lẫn nữ bị y điểm trúng huyệt đạo, bắt hết cả rồi. Đoàn Diên Khánh chỉ cốt đối phó với bọn Trấn Nam Vương, đâu có để ý đến sanh nhi náu ở một bên, nhìn thấy hết từ đầu chí cuối. Sanh nhi vội vàng hộc tốc chặn đầu trước một trăm dặm. Thưa mợ,
việc không nên trì hoãn, một mặt mình bố trí mê dược và túy nhân phong, một mặt sai người đến dụ Đoàn Diên Khánh…
Chữ “Khánh” vừa nói xong, từ đằng xa có một giọng the thé cực kỳ khó nghe truyền đến:
- Ta đã đến đây rồi, chẳng cần phải dụ nữa, túy nhân phong và mê dược cứ việc bố trí đi.
__________________________
1- Hoa trà vùng Vân Nam (Điền là tên gọi tắt vùng Vân Nam, tức Đại Lý). Về mặt lịch sử thì đời Tống trở về trước, người Trung Hoa chưa biết nhiều về hoa trà Đại Lý, chỉ có đôi ba thi nhân làm thơ ca tụng. Phải đến đời Minh mới có sách vở viết về hoa trà (chúng tôi sẽ viết rõ về Hoa Trà Đại Lý trong một biên khảo riêng)
Hoa trà Đại Lý có khắp nơi, trong bảy mươi loại có hai giống to như mẫu đơn, sắc đỏ như lửa 2-chẳng khác gì ráng mây như gấm bao quanh mặt trời.
3-Cháu gọi bằng cậu hay mợ (khác họ, ngược với điệt là cháu gọi bằng cô hay chú cùng họ với mình)
4-Ở đây Kim Dung lại viết là Mỹ Nhân Trảo Phá Kiểm, người dịch để lại giống như chương 12
5- tiếng để gọi người có chức phận ở đây hàm ý mỉa mai