watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thiên Long bát bộ (bản mới)-Hồi 19(b) - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 19(b)

Tác giả: Kim Dung

Dù cho hang hổ đầm rồng,
Vào sinh ra tử anh hùng nhẹ tênh.
Trông ra trời đất mông mênh,
Tấm thân bảy thước lênh đênh một mình.
*
* *

Tiết Thần Y đáp:
- Đúng thế, dù đằng nào thì ngươi cũng ra tay giết ta.
Kiều Phong nói:
- Hôm nay ta cầu ông cứu cô nương này, thế là một mạng đổi một mạng, từ rày Kiều mỗ không bao giờ động đến một cái lông măng của ông.
Tiết Thần Y cười khan mấy tiếng nói:
- Lão phu bình sinh cứu người trị bệnh, chỉ có người khác cầu ta chứ xưa nay làm gì có ai bức bách được.
Kiều Phong đáp:
- Một mạng đổi một mạng, thế là công bình chứ đâu có phải bức bách.
Trong đám người cái kẻ nói léo nhéo kia lại tiếp:
- Ngươi không biết ngượng hay sao? Trong chớp mắt người ta đã băm vằm ngươi ra như tương, còn nói gì mà tha mạng ai nữa? Ngươi ...
Kiều Phong đột nhiên giận dữ quát lên một tiếng:
- Ra đây!
Âm thanh chấn động cả mái ngói, khiến bụi từ trên xà nhà bay lả tả. Quần hùng ai nấy tai ù đi, tim đập thình thình. Một đại hán ở trong đám đông theo tiếng gọi đi ra, giống như kẻ say rượu người lảo đảo không vững. Người đó mặc áo bào xanh, mặt tái mét không ai nhận ra là người nào. Đàm công đột nhiên kêu lên:
- À, đúng rồi, ngươi chính là Truy Hồn Trượng Đàm Thanh, học trò của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh.
Quần hào Cái Bang nghe thấy y là đệ tử của Đoàn Diên Khánh, càng giận dữ không đâu kể xiết, cùng lên tiếng rủa xả, nhưng ai nấy trong bụng không khỏi thấp thỏm. Thì ra hôm đó tướng quân Hách Liên Thiết Thụ của Tây Hạ, cùng các cao thủ Nhất Phẩm Đường trúng chính thuốc độc Bi Tô Thanh Phong của mình nên bị bọn ăn mày bắt giữ cả. Thế nhưng chẳng mấy chốc Đoàn Diên Khánh tới nơi, quần hào Cái Bang không một ai địch nổi y. Đoàn Diên Khánh lấy bình thuốc thối chữa cho tất cả các cao thủ Nhất Phẩm Đường, bọn chúng xông lên đánh một trận khiến cho người của Cái Bang phải tan tác. Bọn ăn mày vừa tức, vừa sợ Đoàn Diên Khánh, thấy rằng Cái Bang từ nay không còn Kiều Phong thì mỗi khi gặp kẻ Thiên Hạ Đệ Nhất Ác Nhân này không cách nào kháng cự được.
Các bắp thịt trên mặt Truy Hồn Trượng Đàm Thanh giựt giựt đủ biết y đang đau đớn khôn tả, hai tay không ngớt cào vào ngực mình, từ nơi đó tiếng nói ú ớ phát ra:
- Ta ... ta với ngươi không thù không oán, cớ ... cớ sao lại phá pháp thuật của ta?
Tiếng nói chỉ vo ve, lúc có lúc không, hổn ha hổn hển nhưng môi không hề động đậy. Mọi người nhìn thấy thế ai nấy đều kinh hãi. Trong đại sảnh chỉ có vài người biết là y dùng thuật phúc ngữ, kết hợp với nội công thượng thừa, có thể làm cho đối phương bị mê loạn, mất hồn mà chết. Thế nhưng nếu như gặp phải người công lực cao hơn y, thuật đã không linh nghiệm lại hại ngược lại mình.
Tiết Thần Y giận dữ hỏi:
- Ngươi là đệ tử của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh đấy ư? Anh Hùng Yến của ta chỉ mời anh hùng hảo hán, còn kẻ vô sỉ bại loại như ngươi, sao lại trà trộn vào làm gì?
Bông từ trên tường cao ở đằng xa có tiếng người nói:
- Cái đếch gì mà anh hùng yến? Ta xem ra chỉ là bọn cẩu hùng đàn đúm.
Y nói câu đầu thì tiếng nói còn văng vẳng xa xa, đến lúc dứt câu thì người đã theo âm thanh từ trên đầu tường nhẹ nhàng nhảy xuống rồi. Y thân hình cao nghệu nhưng hành động cực kỳ nhanh nhẹn. Trên mái nhà rất nhiều người, kẻ vung quyền, kẻ cầm kiếm chặn y lại đều chậm mất một bước, y đã né được lướt qua. Trong đại sảnh có nhiều người nhận ra y chính là Cùng Hung Cực Ác Vân Trung Hạc.
Vân Trung Hạc nhảy vào trong sân rồi, chỉ lạng người một cái đã xông ngay vào trong sảnh, chộp lấy Đàm Thanh, xông luôn vào Tiết Thần Y. Người trong sảnh ai cũng sợ y đả thương Tiết Thần Y, nên lập tức bảy tám người lập tức chặn y lại. Ngờ đâu Vân Trung Hạc đã đoán trước rồi, lấy tiến làm thoái, thanh đông kích tây thấy mọi người vừa xông lại thì đã nhảy ngược trở lên đầu tường.
Trong hội anh hùng số cao thủ không phải là ít, người có bản lãnh chân thực thắng được Vân Trung Hạc không năm sáu chục thì cũng ba bốn mươi người, nhưng vì y ra tay trước nên không ai phòng bị kịp. Thêm nữa khinh công của y cực kỳ cao siêu, chỉ vừa nhảy được lên đầu tường là không ai còn có thể đuổi kịp được nữa. Không ít người thò tay vào túi, muốn lấy ám khí ra, những người đang canh trên mái nhà cũng lao xao hò hét tiến lại ngăn trở nhưng không còn kịp nữa.
Kiều Phong quát lên:
- Ngừng lại.
Ông lăng không đánh ra, chưởng lực nhả tới không khác gì một binh khí vô hình, trúng ngay vào lưng Vân Trung Hạc. Vân Trung Hạc hự lên một tiếng, nặng nề rơi bật ngửa trở vào, máu miệng tuôn ra như suối. Gã Đàm Thanh kia thì còn đứng vững nhưng lúc thì lảo đảo ngả ra phía đông, lúc lại chập choạng nghiêng qua hướng tây, ú a ú ớ trông thật hoạt kê. Thế nhưng trong đại sảnh không một ai lên tiếng cười, chỉ thấy tình hình trước mắt cực kỳ ghê rợn, trước nay chưa từng thấy bao giờ.
Tiết Thần Y biết rằng Vân Trung Hạc bị thương tuy nặng thật nhưng có cơ chữa được, còn Đàm Thanh tâm hồn điên loạn rồi, trên đời này không linh đơn diệu dược gì cứu y được nữa. Ông ta thấy Kiều Phong chỉ nhẹ nhàng quát lên một tiếng, một chưởng đánh nhứ ra mà uy lực như vậy, nếu như muốn lấy mạng mình chưa chắc đã có ai ngăn trở được. Ông còn đang trầm ngâm thì Đàm Thanh đã đứng sững như trời trồng, không còn lên tiếng, hai mắt mở trừng trừng xem ra đã tắt thở rồi.
Vừa rồi Đàm Thanh lên tiếng làm nhục Cái Bang, quần hào Cái Bang ai nấy đều cực kỳ tức tối nhưng không kiếm ra, chỉ đành tức suông, bây giờ thấy Kiều Phong vừa đến ra tay giết được y ngay nên ai nấy đều thống khoái. Tống trưởng lão, Ngô trưởng lão và bọn thẳng tính đã toan cất tiếng hò reo, nhưng nghĩ lại Kiều Phong là người Khất Đan đại cừu, nên đành phải cố gắng nén lại. Trong lòng ai nấy đều tự nhủ thầm: “Chỉ có để ông ta làm bang chủ của mình thì Cái Bang chuyện gì cũng xong, nếu không, ôi, từ nay đường dài gai góc, Cái Bang không còn bao giờ khôi phục được uy phong ngày nào nữa”.
Chỉ thấy Vân Trung Hạc cố gượng đứng lên, lảo đảo đi ra cửa, đi vài bước lại ọc ra một ngụm máu. Quần hùng thấy y bị thương nặng nên không ai làm khó y, nghĩ thầm: “Gã này chửi mình là “cẩu hùng đàn đúm”, chẳng ai làm gì được y, lại phải để Kiều Phong ra tay khiến cho cả bọn hả cơn tức”.
Kiều Phong nói:
- Hai vị Du huynh, hôm nay tại hạ gặp lại rất nhiều cố nhân, từ nay thành địch không còn là bạn nữa rồi, trong lòng không khỏi đau xót, nên muốn hai vị cho xin ít bát rượu.
Mọi người thấy ông đòi uống rượu đều hết sức kinh ngạc. Du Câu nghĩ thầm: “Để xem y giở trò gì cho biết”. Y lập tức sai trang khách lấy rượu ra. Tụ Hiền Trang hôm nay mở anh hùng đại yến, rượu thịt chuẩn bị thật nhiều, nên chỉ giây lát đầy tớ đã mang hồ rượu, chén uống ra. Kiều Phong nói:
- Chén nhỏ làm sao đủ hứng? Xin phiền đem bát lớn ra để rót rượu.
Hai tên trang khách bèn đem ra hai cái bát lớn và một bình rượu trắng vừa mở nắp, để lên trên bàn trước mặt Kiều Phong, rồi rót đầy một bát. Kiều Phong nói:
- Rót cả hai đi.
Hai gã đầy tớ theo lời rót đầy cả hai bát. Kiều Phong bưng một bát rượu lên nói:
- Các vị anh hùng nơi đây, ngày trước rất đông người đã từng giao thiệp với Kiều mỗ, hôm nay nếu còn điều gì vướng mắc thì chi bằng đôi bên cạn chén tuyệt giao. Vậy vị bằng hữu nào muốn giết Kiều mỗ thì trước hết đến đối ẩm một bát, từ nay về sau, giao tình khi trước sổ toẹt. Mỗ có giết người cũng chẳng coi là vong ân mà người có giết mỗ cũng không phải là phụ nghĩa. Tất cả anh hùng thiên hạ ở đây làm chứng.
Mọi người nghe thấy thế không khỏi rùng mình, trong đại sảnh đột nhiên lặng như tờ. Ai nấy đều nghĩ: “Nếu như ta tiến lên uống rượu, thể nào cũng bị y ám toán. Phách không thần quyền của y đánh ra, làm sao có thể chống đỡ được?”.
Yên lặng một lúc sau, đột nhiên có một người đàn bà toàn thân mặc áo sô gai, chính là di sương của Mã Đại Nguyên Mã phu nhân. Nàng ta hai tay bưng bát rượu, buồn thảm nói:
- Tiên phu táng mạng nơi tay ngươi, ta với ngươi còn gì đâu mà cố cựu chi tình?
Nàng bưng bát rượu lên môi nhấp một ngụm, nói:
- Sức kém uống không hết, sinh tử đại cừu cũng như bát rượu này.
Nói xong cầm bát rượu hắt xuống đất. Kiều Phong đưa mắt nhìn thẳng vào bà ta, thấy nàng mi thanh mục tú, tướng mạo trông cũng khá đẹp. Đêm hôm trước ở trong rừng hạnh, dưới ánh lửa chập chờn, bây giờ ông mới nhìn rõ mặt, có ngờ đâu một người đàn bà liễu yếu đào tơ, thướt tha như vậy lại ghê gớm thế. Ông không nói một lời, cầm bát lên, uống một hơi cạn sạch, quay sang gã trang khách đứng bên vẫy tay một cái bảo y rót đầy hai bát khác.
Mã phu nhân lui về rồi, Từ trưởng lão bèn bước tới, không nói một lời uống cạn luôn một bát rượu, Kiều Phong liền cùng y đối ẩm một bát. Đến khi Truyền Công trưởng lão uống xong, Chấp Pháp trưởng lão Bạch Thế Kính cũng tới. Ông ta cầm bát lên vừa toan uống, Kiều Phong liền nói:
- Khoan đã!
Bạch Thế Kính nói:
- Kiều huynh có điều gì dặn bảo?
Ông ta xưa nay đối với Kiều Phong rất là cung kính, bây giờ lời lẽ cũng không khác xưa chút nào, chỉ có điều không gọi là “bang chủ” mà thôi. Kiều Phong thở dài:
- Chúng ta là anh em đã lâu năm, không ngờ từ nay trở thành oan gia đối đầu.
Bạch Thế Kính nước mắt trào ra nói:
- Việc thân thế Kiều huynh, tại hạ vốn đã sớm nghe rồi, khi đó dù có chặt đầu, ta cũng không tin, ngờ đâu ... ngờ đâu lại là chuyện thật. Nếu không phải vì mối đại thù đất nước, Bạch Thế Kính này thà chịu chết chứ không đời nào lại thành kẻ địch với Kiều huynh.
Kiều Phong gật đầu nói:
- Việc đó ta đã biết rồi. Đến khi hóa hữu vi địch thì không khỏi một trường ác đấu, cho nên Kiều Phong có một chuyện muốn gửi gấm.
Bạch Thế Kính nói:
- Nếu như không liên quan gì đến quốc gia đại sự, Bạch mỗ nhất định sẽ tuân theo.
Kiều Phong mỉm cười, chỉ vào A Châu nói:
- Chúng vị huynh đệ Cái Bang, nếu như còn nhớ tới Kiều mỗ ngày xưa có chút công lao nho nhỏ, xin chiếu cố cho cô nương này được bình an chu toàn.
Mọi người nghe nói thế, biết ngay mấy câu của ông có ý “thác cô” , thấy rằng ông cùng các bạn hữu uống với nhau mỗi người một bát, sau đó sẽ hai bên đại chiến một phen, các hào kiệt Trung Nguyên liên hoàn vây đánh, dù ông có giết được tám người, mười người, tối hậu cũng không thể nào thoát chết. Quần hào tuy hận ông là Hồ Lỗ Thát tử, từng làm nhiều điều bất nghĩa nhưng không khỏi xúc động vì hành vi hào hiệp khẳng khái kia.
Bạch Thế Kính trước đây có giao tình với Kiều Phong rất hậu, nghe ông nói mấy câu đó, thật chẳng khác nào di ngôn lúc lâm chung, liền đáp:
- Kiều huynh cứ yên lòng, Bạch Thế Kính thể nào cũng cầu khẩn Tiết Thần Y ra tay chữa trị. Còn như Nguyễn cô nương đây có mệnh hệ nào, Bạch mỗ sẽ tự vẫn để tạ tội với Kiều huynh.
Mấy câu đó quả là minh bạch, Tiết Thần Y có chịu chữa hay không ông ta không thể nào làm gì khác được nhưng nhất định sẽ hết sức hết lòng. Kiều Phong nói:
- Nếu thế huynh đệ xin đa tạ.
Bạch Thế Kính nói:
- Đến khi giao thủ, Kiều huynh chẳng phải nhẹ đòn, Bạch mỗ nếu có chết dưới tay Kiều huynh thì Cái Bang sẽ có người khác lo liệu cho Nguyễn cô nương.
Nói xong cầm lên, uống một hơi hết sạch bát liệt tửu. Kiều Phong cũng cầm bát của mình uống cạn. Kế đó là bọn Tống trưởng lão, Hề trưởng lão của Cái Bang cùng ông đối ẩm. Khi người của Cái Bang ẩm tửu tuyệt giao xong rồi, anh hào các bang hội môn phái khác ai nấy đều lên mỗi người uống một bát.
Mọi người càng xem càng kinh hãi, xem ra ông đã uống đến bốn, năm chục bát rồi, một bình rượu to đã hết, trang khách đã phải bưng thêm lên một vò khác nhưng thần sắc Kiều Phong vẫn thản nhiên như không, bụng chỉ phồng thêm một chút ngoài ra không thấy gì khác lạ. Ai nấy đều nghĩ: “Nếu uống như thế thì say cũng đủ chết, việc gì còn phải ra tay động thủ làm gì?’.
Có ai biết đâu Kiều Phong thêm một phần tửu ý thì lại thêm một phần tinh thần lực khí, mấy hôm nay liên tiếp bị oan khuất, bao nhiêu uất ức buồn bực chưa có chỗ nào phát tiết, bây giờ gác qua một bên, định bụng sẽ say sưa một mẻ, đại chiến một phen.
Ông uống cạn năm chục bát lớn rồi, Bào Thiên Linh và Khoái Đao Kỳ Lục cũng uống xong, đến lượt Hướng Vọng Hải tiến lên cầm bát rượu nói:
- Họ Kiều kia, ta cũng uống với ngươi một bát.
Giọng điệu y có phần vô lễ. Kiều Phong hơi rượu bốc lên, liếc mắt nhìn y nói:
- Kiều mỗ uống đây là uống chén rượu tuyệt giao với anh hùng thiên hạ, để xóa bỏ các ân cũ nghĩa xưa, cái thứ ngươi mà cũng đòi uống tuyệt giao tửu với ta ư? Ngươi có giao tình với ta bao giờ?
Ông nói đến đây, không đợi y đáp lời liền tiến lên một bước vươn tay ra chộp ngay ngực y, hất một cái ném y văng ra ngoài cửa sảnh, Hướng Vọng Hải giáng vào bức tường trước mặt nghe bình một tiếng, lập tức ngất đi. Biến cố đó khiến cho đại sảnh nhốn nháo cả lên.
Kiều Phong nhảy vào trong viện, lớn tiếng quát:
- Ai là người ra đây một trận tử chiến?
Quần hùng thấy ông thần uy lẫm lẫm, nhất thời không một ai dám xông lên. Kiều Phong lại quát:
- Các ngươi không động thủ thì ta ra tay trước.
Ông vung tay lên, bình bình hai tiếng đã có hai người trúng phách không chưởng ngã lăn ra. Ông thuận thế xông luôn vào đại sảnh, tay đấm khuỷu thúc, chưởng chặt chân đá, chỉ chớp mắt đã đánh ngã bốn năm người. Du Ký kêu lên:
- Mọi người dựa lưng vào tường, không được loạn đấu.
Trong đại sảnh tụ tập đến hơn ba trăm người, nếu như cùng xông lên, Kiều Phong võ công dù cao siêu nhưng cũng không có cách nào kháng cự được. Thế nhưng tất cả mọi người tuy chụm lại một chỗ nhưng tới gần Kiều Phong chỉ độ vài chục người, đao thương kiếm kích bốn bề múa may, phần lớn chỉ cốt để phòng bị sao cho mình khỏi bị thương. Du Ký vừa kêu lên như thế, giữa đại sảnh lập tức giãn ra một khoảng trống.
Kiều Phong quát lên:
- Để ta lãnh giáo tài ba của Du Thị Song Hùng ở Tụ Hiền Trang.
Ông vung tay trái ra, một chiếc vò rượu lớn liền bay vọt tới chỗ Du Ký. Du Ký liền giơ hai tay chặn lại, định dùng chưởng lực đẩy chiếc vò dạt sang một bên, ngờ đâu Kiều Phong đã liệu trước rồi nên tay phải liền đánh ra, nghe ầm một tiếng, chiếc vò liền vỡ tan thành trăm ngàn mảnh. Những mảnh sành đó cực kỳ sắc bén, bị chưởng phong cực kỳ lợi hại của Kiều Phong đẩy tới, thật chẳng khác gì hàng trăm hàng nghìn đồng tiêu, phi đao, mặt Du Ký trúng luôn ba miểng khiến cho mặt đầy máu, lại có hơn một chục người ở bên cạnh cũng bị thương lây. Tiếng người chửi rủa, kêu la, nhắc chừng liền rầm cả lên.
Đột nhiên nơi góc nhà có tiếng một thanh niên kinh hoảng nói:
- Cha ơi! Cha ơi!
Du Ký nhận ra chính là tiếng của đứa con trai duy nhất của mình tên là Du Thản Chi, trong cơn gấp rút liếc qua, thấy trên má y máu me đầm đìa, thì ra cũng bị miểng vỡ đâm phải, bèn quát lớn:
- Cút ngay đi, mi ở đây làm gì?
Du Thản Chi đáp:
- Vâng!
Y rút người náu sau cây cột nhà, nhưng vẫn thò đầu ra xem. Kiều Phong chân trái liền đá một cái, lại thêm một chiếc vò rượu nữa bay vụt ra. Ông vừa toan đánh ra một chưởng, bỗng thấy sau lưng có một luồng chưởng lực nhu hòa âm thầm đánh tới. Chưởng đó tuy mềm thật nhưng hiển nhiên uẩn tàng nội công cực kỳ hồn hậu. Kiều Phong biết rằng đây là một cao thủ ra tay, không dám coi thường vội vàng hồi chưởng lại đỡ. Hai người nội lực đụng nhau, đều phải chựng lại. Kiều Phong quay đầu nhìn thấy y hình mạo ti tiện, chính là kẻ vô danh Triệu Tiền Tôn Lý, Chu Ngô Trịnh Vương tên gọi Triệu Tiền Tôn, nghĩ bụng: “Gã này nội lực khá thật, ta không nên coi thường”. Ông hít một hơi, chưởng thứ hai chẳng khác gì bài sơn đảo hải đánh tới.
Triệu Tiền Tôn biết rằng một chưởng không thể nào chống đỡ nổi, song chưởng cùng tung ra định đỡ một chưởng của đối phương. Một giọng đàn bà ở bên cạnh kêu lên:
- Không muốn sống nữa à?
Vội vàng nắm lấy y nhắc qua một bên tránh được chính diện chưởng lực của Kiều Phong. Thế nhưng chưởng lực của Kiều Phong vẫn ào ào đẩy tới, đằng sau Triệu Tiền Tôn có ba người vừa toan xông lên, nghe thấy bình bình bình ba tiếng lớn, cả ba đều bay ngược lại, đập mạnh vào tường, khiến cho trên tường từng mảng, từng mảng vỡ tan, rơi lả tả.
Triệu Tiền Tôn quay đầu lại, thấy người nắm y lôi ra chính là Đàm bà, trong lòng vui sướng nói:
- Tiểu Quyên, nàng đã cứu mạng ta.
Đàm bà nói:
- Ta sẽ tấn công phía trái, còn sư huynh giáp công phía bên phải.
Triệu Tiền Tôn vừa đáp: “Được lắm” một tiếng thì đã thấy một ông già nhỏ bé gầy gò nhảy tới bên Kiều Phong, chính là Đàm công.
Đàm công thân hình loắt choắt nhưng võ công thật là ghê gớm, tay trái đánh ra tay phải liền đi theo, chưởng nọ vừa thu về thì chưởng lực bên kia đã đánh tiếp. Ông ta đánh liên hoàn ba chưởng liền, chẳng khác gì ba làn sóng, sóng sau xô sóng trước, chưởng nọ đè chưởng kia khiến cho sức mạnh gấp ba đơn chưởng. Kiều Phong khen ngợi:
- Chiêu Trường Giang Tam Điệp Lãng hay thật!
Tả chưởng đánh ra rồi, hai bên đụng nhau khiến cho cùng phải nhích qua một bên. Ngay khi đó Triệu Tiền Tôn và Đàm bà cũng giáp công, rồi lại thêm Từ trưởng lão, Truyền Công trưởng lão, Trần trưởng lão mọi người cũng xông vào nhập cuộc.
Truyền Công trưởng lão kêu lên:
- Kiều huynh đệ, Khất Đan và Đại Tống không thể đứng chung, bọn ta vì chuyện công mà phải quên việc riêng, lão ca ca này đành đắc tội.
Kiều Phong cười đáp:
- Tuyệt giao tửu đã uống rồi, còn nói gì huynh đệ nữa? Xem chiêu đây!
Ông giơ chân trái nhắm ông ta đá ra. Tuy nói như thế nhưng đối với quần hào Cái Bang Kiều Phong vẫn có chút tình hương hỏa nên cũng không muốn hại mạng ai, thậm chí cũng không muốn họ bị xấu mặt với người ngoài nên ngọn cước đến nửa chừng đột nhiên chuyển hướng đã nghe Khoái Đao Kỳ Lục kêu rống một tiếng nhảy vọt lên.
Y không phải tự mình phi thân mà bị Kiều Phong đá trúng mông. Thanh đơn đao trong tay vốn đang vận kình chém xuống đầu Kiều Phong nên khi bị tung lên vẫn còn mãnh liệt bổ trúng ngay xà nhà ngập vào cả thước khiến cho lưỡi đao bị dính cứng. Con đao đó là võ khí nổi danh của Khoái Đao Kỳ Lục, hôm nay gặp phải cường địch làm sao dám bỏ? Tay phải y nắm chặt cán đao thành thử thân hình lơ lửng trên không, tình trạng đó thật cực kỳ quái đản nhưng trong sảnh ai nấy đang vào cảnh sinh tử quan đầu nào ai dám nhãng ra để giúp đỡ y? Cũng chẳng có ai rỗi hơi để cười một tiếng!
Kiều Phong từ lúc học nghệ xong đến nay, tuy đã từng trải qua hàng trăm trận chiến chưa bao giờ thua ai nhưng cùng một lúc phải đấu với nhiều cao thủ như thế này thì bình sinh chưa từng có. Lúc này ông đã ngà ngà say, nội lực hết sức bùng lên, tửu ý càng lúc càng dâng cao, song chưởng múa tít lên ép cho không ai tới gần được.
Tiết Thần Y y đạo cực kỳ tinh vi nhưng võ công không thể coi là hạng cao thủ hạng nhất được. Về phương diện chữa bệnh, ông ta là một thiên tài siêu việt hơn người dường như không học cũng biết. Ông ta học võ từ nhỏ, sư phụ là một nhân vật võ học cao siêu ghê gớm nhưng một năm nọ Tiết Thần Y cùng bảy anh em đồng môn tự nhiên bị đuổi khỏi môn phái. Ông không chịu bỏ thầy nên đành tự mình tìm cách tài bồi dùng y thuật để trao đổi võ công với người khác, bên đông học một chiêu, bên tây học một thức nên võ công hiểu rộng biết nhiều trên giang hồ ít ai có được. Thế nhưng cũng vì cái chữ “rộng” ấy mà lại hỏng vì phàm ăn nhiều thì nhai không kỹ thành thử chẳng một môn nào luyện cho đến đầu đến đũa cả.
Cái tiếng y thuật như thần kia càng nổi đến đâu ai ai cũng kính phục ba phần. Mỗi khi ông thỉnh giáo võ công người khác, người nào cũng thuận miệng đưa đẩy vài câu để lấy lòng nên phần nhiều ngôn quá kỳ thực, chẳng một ai nói thực cho ông ta nghe. Chính vì thế ông không khỏi dương dương tự đắc, cứ tưởng rằng võ công thiên hạ mười phần thì mình đã biết được tám chín. Lúc này Tiết Thần Y thấy Kiều Phong đấu với quần hùng, ra tay đã nhanh mà đòn nào cũng nặng, quả thật dẫu có nằm mơ cũng chẳng tưởng nổi, khiến cho mặt cắt không còn hột máu, tim đập như trống hộ đê, ấp úng không nói ra được một lời chứ chẳng nói gì đến chuyện tiến lên động thủ.
Ông ta đứng dựa vào tường, càng lúc càng mất vía đã toan lẳng lặng lẻn ra khỏi đại sảnh nhưng lại không dám, nhìn qua thấy một lão tăng đứng ngay bên cạnh mình, chính là Huyền Nạn. Ông ta đột nhiên nhớ lại một việc, hết sức ăn năn nên quay sang nói:
- Mới rồi tại hạ nói ra một câu cực kỳ vô lễ, xin đại sư miễn trách cho.
Huyền Nạn đang hết sức chăm chăm nhìn vào Kiều Phong, không nghe Tiết Thần Y nói gì cả phải đến khi ông ta nhắc lại lần thứ hai lúc ấy mới ngạc nhiên hỏi lại:
- Câu nào thất lễ thế?
Tiết Thần Y đáp:
- Hồi nãy tại hạ có nói: “Kiều huynh một thân một mình, đêm qua vào chùa Thiếu Lâm mà không tổn một sợi lông, sợi tóc, lại còn bắt được một vị cao tăng đem đi, quả thật là lạ”.
Huyền Nạn hỏi lại:
- Thế thì đã sao?
Tiết Thần Y băn khoăn đáp:
- Gã Kiều Phong kia võ công cao như thế, quả là trên đời khó kiếm. Đến lúc này tại hạ mới biết là y đến chùa Thiếu Lâm, đánh người bắt người, vào ra như chỗ không người quả là khó mà ngăn trở.
Mấy cao đó ông ta vốn dĩ muốn xin lỗi Huyền Nạn nhưng nhà sư nghe lại càng tưởng như châm chọc, bèn hừ một tiếng nói:
- Tiết Thần Y muốn khảo sát võ công của phái Thiếu Lâm, có phải không nào?
Ông không đợi câu trả lời, lập tức lững thững bước ra, tay áo rộng phất lên, chưởng lực từ bên trong đánh thẳng vào Kiều Phong. Môn võ công của ông ta là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm tên là Tụ Lý Càn Khôn , tay áo vung lên thì quyền kình từ bên dưới đánh ra.
Cao tăng chùa Thiếu Lâm xưa nay lấy chuyện tham thiền học Phật làm gốc, còn luyện võ tập quyền chỉ là ngọn, giận dữ bực bội cũng đã là phạm giới rồi huống hồ ra tay đánh nhau? Thế nhưng trong mấy trăm năm qua chùa Thiếu Lâm là nguồn gốc của võ học thiên hạ thì lẽ nào lại không ra quyền động cước? Môn Tụ Lý Càn Khôn này thì quyền dấu trong tay áo, trông thật là thanh nhã dễ coi. Tay áo che dấu được quyền kình, địch nhân không thể nào biết được đường đi của nắm tay ra sao khiến cho kẻ địch trở tay không kịp. Có ai biết đâu rằng cánh tay áo đó cũng chứa đầy kình lực và chiêu số thật là ghê gớm, nếu kẻ địch toàn tâm toàn ý để hết vào việc sách giải quyền chiêu dấu bên trong thì ông ta sẽ biến khách thành chủ dùng tụ lực đả thương người.
Kiều Phong thấy ông ta tấn công đến, hai cánh tay áo rộng căng phồng hướng tới chẳng khác nào hai chiếc buồm no gió, uy thế cực kỳ mạnh mẽ, liền quát lên một tiếng:
- Tụ Lý Càn Khôn, quả nhiên ghê gớm thật.
Nghe vù một tiếng đánh luôn vào tay áo. Tụ lực của Huyền Nạn trải ra một khoảng rộng, còn chưởng của Kiều Phong tập trung mà ngưng đọng nên chỉ nghe bụp bụp mấy tiếng, hai luồng lực đạo chạm nhau, đột nhiên trong đại sảnh bay tứ tung mấy chục cánh bướm màu xám tro.
Quần hùng còn đang hoảng hốt, nhìn kỹ lại thì ra những cánh bướm đó chính là tay áo của Huyền Nạn biến thành quay lại nhìn ông, thấy hở đến tận nách để lộ hai cánh tay dài khẳng khiu, trông thật khó coi. Thì ra nội kình hai người xung kích, hai cánh tay tăng bào làm sao chịu nổi nên lập tức nát vụn ra.
Chỉ qua một chiêu, Huyền Nạn không còn tay áo nữa, tụ lý đã mất lấy đâu ra càn khôn. Ông trong cơn phẫn nộ, mặt xanh như chàm đổ, có ngờ đâu chỉ một chưởng Kiều Phong đã phá được tuyệt kỹ thành danh của mình, hôm nay quả không còn mặt mũi nào nữa, nên hai cánh tay liền lên xuống như bổ củi xông vào tấn công.
Mọi người ai ai cũng biết rằng đây chính là môn Thái Tổ trường quyền lưu hành rộng rãi trong dân gian. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận chỉ nhờ vào một bài quyền, một cây gậy mà thu được giang sơn cẩm tú lập nên nhà Đại Tống. Trong các vị hoàng đế từ xưa tới nay không một ai thần dũng như Tống Thái Tổ, cho nên hai bài Thái Tổ trường quyền và Thái Tổ bổng là võ công thông dụng nhất thời đó, dẫu người không biết nhưng nhìn cũng đã quen.
Quần hùng thấy vị cao tăng Thiếu Lâm danh tiếng thiên hạ kia sử dụng Thái Tổ trường quyền là một lộ quyền pháp ai nấy đều biết nên không khỏi ngạc nhiên, nhưng khi thấy đánh ra ba quyền rồi, trong bụng đều phải trầm trồ: “Phái Thiếu Lâm được nổi tiếng như thế, không phải ngẫu nhiên. Chỉ một chiêu Thiên Lý Hoành Hành thôi mà ông ta đánh ra thật là uy lực”. Quần hào bội phục nên cái hình ảnh tăng bào rách nát của Huyền Nạn không còn thấy gì là bất thường nữa.
Trong số mấy chục người cùng vây đánh Kiều Phong, đến khi Huyền Nạn ra tay ai nấy tự biết mình có đánh thêm thì chỉ càng vướng chân vướng tay nên đều biết phận lùi lại hết, chỉ chia nhau vây chặt đề phòng Kiều Phong bỏ chạy, ngưng thần quan sát hai người một trận quyết chiến.
Kiều Phong thấy mọi người đã lùi ra rồi, trong bụng nảy ra một ý, vù một tiếng đánh ra chiêu Xung Trận Trảm Tướng, cũng chính là chiêu số trong Thái Tổ trường quyền. Chiêu đó trông thật là tiêu sái nhưng kình lực lại cương trung hữu nhu, nhu trung hữu cương, cao thủ võ lâm đạt đến mức hoàn mỹ của quyền thuật thì chỉ một chiêu cũng đã thấy rồi. Những người đến tham dự đại hội anh hùng yến, nếu như võ công không thật cao thì kiến thức cũng quảng bác, tinh yếu trong Thái Tổ trường quyền không ai là không biết. Kiều Phong đánh ra chiêu đó rồi, người nào người nấy không ai nhịn được phải kêu ồ lên, trầm trồ khen ngợi.
Tiếng trầm trồ vừa dứt, trong đại sảnh nhiều người thấy ngay là không ổn. Tiếng hoan hô kia lại là tán dương kẻ đại địch mà họ bảo là quân Hồ Lỗ ai nấy đang lăm lăm giết chết, thế có phải là nuôi dưỡng cho nhuệ khí của địch mà làm giảm uy phong của mình hay sao? Thế nhưng tiếng hò reo đã ra khỏi miệng rồi, không còn có thể nào thu về được nữa, thấy Kiều Phong đánh ra chiêu thứ hai Hà Sóc Lập Uy cũng lại cực kỳ tinh diệu, so với chiêu thứ nhất không thể phân biệt được chiêu nào hay hơn chiêu nào nên trong đại sảnh lại có một số đông hô hoán. Thế nhưng vì đã nhiều người cảnh giác cố nén lòng nên tiếng hò reo không vang dậy như lần thứ nhất, nhưng cũng lắm kẻ xuýt xoa nho nhỏ “Chà!”, “Ồ” ... nghe giọng điệu cũng chẳng khác lớn tiếng tán dương.
Kiều Phong lúc đầu cùng mọi người ác đấu, quần hùng ai nấy cố gắng phòng ngự e sợ ông hung mãnh dữ dằn, bây giờ tạm bỏ những quan ngại sang một bên, lúc ấy mới lãnh ngộ được những chỗ tinh diệu tuyệt luân trong võ công của ông.
Đến lúc Kiều Phong và Huyền Nạn trao đổi bảy tám chiêu rồi, hai bên ai cao ai thấp đã rõ. Hai người đều sử dụng những quyền chiêu bình thường không có gì là kỳ lạ, nhưng Kiều Phong chiêu nào cũng chậm hơn một bước, đều nhường cho Huyền Nạn ra tay trước. Huyền Nạn mỗi khi xuất chiêu, Kiều Phong liền ra thế để giải nhưng không biết có phải vì ông tuổi trẻ nên sức còn tráng kiện, hay là hành động nhanh nhẹn hơn mà chiêu nào cũng ra sau tới trước. Thái Tổ trường quyền vốn dĩ chỉ có sáu mươi tư chiêu, thế nhưng chiêu nào cũng khắc chế lẫn nhau, Kiều Phong nhìn rõ quyền chiêu của đối phương rồi sau đó mới ra thế giải chống trả lại thì Huyền Nạn làm gì mà chẳng thua? Đạo lý đó ai mà chẳng biết thế nhưng bốn chữ “hậu phát tiên chí” để áp dụng vào một đại cao thủ như Huyền Nạn thì mọi người nếu không chính mắt thấy hôm nay, sau này có nghĩ đến cũng không dám.
Huyền Tịch thấy Huyền Nạn nghiêng qua ẹo lại, chống đỡ không nổi liền kêu lên:
- Ngươi là giống chó má Khất Đan, ra tay toàn trò ti tiện.
Kiều Phong thản nhiên đáp:
- Ta sử dụng đây là quyền pháp của Thái Tổ bản triều, sao đại sư lại dùng hai chữ ti tiện là sao?
Quần hùng nghe nói thế liền hiểu ngay vì sao ông lại sử dụng Thái Tổ trường quyền. Nếu như ông dùng một loại quyền pháp khác để đánh bại Thái Tổ trường quyền người ta sẽ không bảo là vì ông công lực thâm hậu hơn mà lại đổ tội cho ông hối nhục võ công khai quốc của Thái Tổ, cái tiếng Di Địch, kẻ Hoa người Hồ kia sẽ càng làm sâu thêm thù nghịch. Còn như cả hai bên đều sử dụng Thái Tổ trường quyền thì ngoài việc tranh đua võ công ra, không còn nói gì khác được nữa.
Huyền Tịch thấy chỉ nháy mắt là Huyền Nạn sẽ rơi vào vòng sinh tử quan đầu nên không còn kể gì, sùy một tiếng tung ra một chỉ nhắm ngay huyệt Tuyền Cơ, chính là tuyệt kỹ điểm huyệt của phái Thiếu Lâm có tên là Thiên Trúc Phật Chỉ. Mặc dù tiếng gió rất nhỏ nhưng Kiều Phong nghe chỉ điểm tới, liền nghiêng người tránh qua nói:
- Đã từng ngưỡng mộ danh tiếng của Thiên Trúc Phật Chỉ từ lâu, quả nhiên công phu ghê gớm thật. Đại sư dùng võ công của người Hồ Thiên Trúc, tấn công quyền pháp của Thái Tổ bản triều. Nếu như đại sư thắng được tại hạ thì chẳng hóa ra là thông Phiên mãi quốc làm nhục đến Trung Hoa hay sao?
Huyền Tịch nghe thế không khỏi bàng hoàng. Võ công phái Thiếu Lâm do Đạt Ma lão tổ truyền lại mà Đạt Ma lại là người Hồ Thiên Trúc. Hôm nay chỉ vì quần hùng cho rằng Kiều Phong là người Hồ Khất Đan nên vây đánh ông, nhưng phái Thiếu Lâm võ công truyền vào Trung Thổ lâu rồi, các gia các phái của Trung Quốc, không nhiều thì ít cũng có liên quan đến phái Thiếu Lâm nên cũng chẳng còn ai nhớ đến cái dây mơ rễ má đó. Bây giờ nghe Kiều Phong nói ra, ai nấy trong lòng chấn động.
Trong đám anh hùng không hiếm người có kiến thức, trong lòng đều nghĩ: “Chúng ta đối với Đạt Ma lão tổ thì kính trọng như thần minh, sao đối với người Khất Đan thì lại hận đến xương tủy, nhưng cả hai cũng đều có phải cùng giòng giống với mình đâu? Ồ, hai giống đó khác nhau xa. Người Thiên Trúc xưa nay đâu có giết hại đồng bào mình, còn người Khất Đan thì hung dữ như lang sói. Xem như thế thì không phải chỉ vì là người Hồ mà giết, bên trong cũng còn phân biệt thiện ác nữa. Thế thì những người Khất Đan kia liệu có ai là người tốt hay không?”. Lúc đó trong đại sảnh đang hồi kịch đấu, một số đông thô lỗ chẳng kể đến chi tiết đó làm gì nhưng cũng có nhiều người hiểu biết tuy suy nghĩ đến chi tiết đó rồi cũng bỏ qua, trong lòng thầm nghĩ: “Kiều Phong chưa hẳn đã là không thể không giết, cái lý của bên mình cũng chưa hẳn chắc như đinh đóng cột”.
Huyền Nạn, Huyền Tịch lấy hai địch một thế nhưng vẫn thủ nhiều công ít. Huyền Nạn thấy quyền pháp mình chiêu nào cũng bị địch nhân không chế, trói chân trói tay, không thể thi triển được chút nào, đến lúc Huyền Tịch xông vào tấn công quyền pháp lập tức biến đổi, chuyển ngay sang La Hán Quyền của phái Thiếu Lâm.
Kiều Phong cười nhạt nói:
- Võ công đó cũng từ người Hồ Thiên Trúc đem sang. Để xem võ công người Hồ lợi hại hay tài nghệ của Đại Tống chúng ta hay hơn?
Trong khi nói, ông liên tiếp vù vù đánh ra mấy đòn Thái Tổ trường quyền. Mọi người nghe thấy thế, trong bụng không biết phải thế nào. Ai nấy cũng vì ông ta là người Hồ mà đến vây đánh, thế nhưng bên mình thì lại dùng võ công Hồ nhân, còn chính Kiều Phong thì lại sử dụng trường quyền của Thái Tổ bản triều để lại.
Bỗng nghe Triệu Tiền Tôn lớn tiếng kêu lên:
- Đâu cần phải biết y sử dụng quyền pháp gì. Gã này giết cha, giết mẹ, giết thầy, đáng chết lắm. Tất cả mọi người cùng tiến lên đi.
Y miện thì la, chính mình cũng xông vào trước. Kế đó Đàm công, Đàm bà, Từ trưởng lão, Trần trưởng lão của Cái Bang rồi cha con nhà họ Đơn Thiết Diện Phán Quan ... tất cả đến mấy chục người cùng ùa lên. Những người đó đều là những hảo thủ, võ công cao cường, tuy đông nhưng không vì thế mà hỗn loạn, người này lên thì kẻ kia xuống chẳng khác gì xa luân chiến.
Kiều Phong múa chưởng đánh ra, vừa đánh vừa nói:
- Các ngươi bảo ta là người Khất Đan, thế thì Kiều Tam Hòe Kiều công công, Kiều bà bà có phải cha mẹ ta đâu. Không nói gì hai vị lão nhân gia là người ta kính yêu không bao giờ có ý gia hại, mà dù ta có giết chăng nữa cũng không thể đổ lên đầu ta cái tội “giết cha, giết mẹ” được. Huyền Khổ đại sư là thụ nghiệp ân sư của ta, nếu phái Thiếu Lâm thừa nhận ông ta là thầy ta, thì Kiều mỗ phải là đệ tử Thiếu Lâm, các vị vây đánh một đệ tử Thiếu Lâm thì vì cớ gì?
Huyền Tịch hừ một tiếng nói:
- Cưỡng từ đoạt lý, nói lấy được cho mình.
Kiều Phong nói:
- Nếu bảo là nói lấy được thì đâu có còn là cưỡng từ đoạt lý. Nếu như các ông không cho ta là đệ tử Thiếu Lâm thì làm gì đổ cái tội "giết thầy" lên đầu ta được? Người đời có nói rằng: Yêu nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo. Các ngươi muốn giết ta thì cứ quang minh lỗi lạc ra tay, việc gì phải đổ lên đầu ta cái tội nói lấy được, cưỡng từ đoạt lý?
Ông miệng nói hùng hồn nhưng tay chân không ngừng chút nào, tay đấm Đơn Thúc Sơn, chân đá Triệu Tiền Tôn, chỏ thúc một đại hán áo xanh chưa bao giờ gặp, chưởng đánh một ông già râu bạc chưa biết tên, vừa nói vừa đánh luôn bốn người. Ông biết những người này không phải là phường gian ác nên ra tay vẫn để lại chút dư tình, mười bảy mười tám người bị trúng đòn nhưng không ai đến nỗi chí mạng. Còn như anh em Cái Bang thì lại càng nhẹ đòn hơn, Từ trưởng lão vừa xông đến ông liền tránh ra chỗ khác.
Thế nhưng tham dự anh hùng yến đông quá, đánh ngã hơn một chục người thì lại có thêm mười người đầy sinh lực xông vào thay thế. Đấu thêm một lát nữa, Kiều Phong trong bụng kinh hãi thầm: “Nếu cứ đánh mãi thế này, thể nào chẳng có lúc mình hết hơi hết sức, chân tay mỏi mệt, chi bằng tìm cách chạy trước đi là hơn”. Một mặt ông vẫn ra chiêu, mặt khác tìm đường đào tẩu.
Triệu Tiền Tôn nằm dưới đất tuy không cử động được nhưng đã nhìn ra thâm ý của Kiều Phong dang toan tìm đường chạy liền lớn tiếng nói:
- Mọi người cố gắng ngăn chặn đừng để tên chó má vạn ác bất xá này có cơ trốn thoát.
Kiều Phong đang say đấu, hơi rượu xông lên lửa giận mỗi lúc một cao, nghe thấy Triệu Tiền Tôn lên tiếng nhục mạ mình không còn khống chế được, quát lớn:
- Thằng chó má này lấy mạng mi trước hết.
Ông vận công vào cánh tay, một chiêu phách không chưởng nhắm ngay y đánh tới. Huyền Nạn và Huyền Tịch cùng kêu lên:
- Không xong!
Hai người lập tức đưa tay phải muốn cùng một lúc chống đỡ chưởng của Kiều Phong để cứu mạng Triệu Tiền Tôn. Bỗng từ trên không có vật gì thấp thoáng, rồi tiếng người kêu rống lên thảm thiết, trước ngực bị chưởng lực của Huyền Nạn, Huyền Tịch đánh trúng, sau lưng bị phách không chưởng của Kiều Phong, ba luồng lực đạo mạnh mẽ kinh người cùng ép lại, khiến y gân cốt nát nhừ, tạng phủ vỡ tan, máu miệng phun ra nằm bẹp như một đống bùn dưới đất.
Việc xảy ra khiến cho Huyền Nạn, Huyền Tịch kinh hoảng mà đến Kiều Phong cũng thật ngoài ý muốn. Thì ra đó chính là Khoái Đao Kỳ Lục. Y treo lơ lửng trên không cũng đã lâu rồi, đong đưa qua lại làm cho thanh đao bập vào xà nhà lỏng ra. Người y vừa rơi xuống, khéo làm sao chính lúc ba người toàn lực ra tay đánh tới, thật chẳng khác nào hai phiến sắt ép hai bên thì làm gì mà không bỏ mạng?
Huyền Nạn nói:
- A Di Đà Phật, thiện tại, thiện tai! Kiều Phong, ngươi quả đã làm nhiều đại nghiệt.
Kiều Phong phẫn nộ nói:
- Người này ta giết một nửa, hai sư huynh đệ các ông giết một nửa, sao lại đổ cả lên đầu ta là sao?
Huyền Nạn đáp:
- A Di Đà Phật, tội thay, tội thay! Nếu không phải vì ngươi hại người trước thì làm gì có trận đấu ngày hôm nay?
Kiều Phong càng giận dữ nói:
- Được rồi, mọi việc cứ trút hết vào ta đi, thế thì đã sao nào?
Trong cơn ác đấu, tính hung dữ của ông nổi lên, Kiều Phong tung hoành chẳng khác gì một con mãnh thú, tay phải chộp ra nắm ngay một người chính là đứa con trai thứ của Đơn Chính Đơn Trọng Sơn, tay trái đoạt lấy đơn đao trong tay y, tay phải cầm dộng xuống một cái, đầu Đơn Trọng Sơn nát ngướu, chết ngay tại chỗ.
Quần hùng lập tức nhao nhao la hét, kẻ thì kinh hoàng, người thì phẫn nộ. Kiều Phong giết người rồi, ra tay lại càng như điên như cuồng, đơn đao vung tít lên, tay phải khi quyền khi chưởng, tay trái đơn đao khi phạt ngang, khi chém xuống, lúc đâm lúc bổ uy thế không sao đương cự nổi, trên bức tường trắng trước mặt nhòe nhoẹt đầy máu tươi, trong đại sảnh cũng ngổn ngang xác chết, kẻ thì đầu một nơi mình một nẻo, kẻ thì cụt chân lòi ruột. Lúc này ông chẳng còn nghĩ gì đến tình cũ với người trong Cái Bang, cũng chẳng còn hơi đâu nhìn xem đối thủ là ai, mắt đỏ long lên sòng sọc, gặp ai giết nấy. Hề trưởng lão cũng chết dưới đao của ông ta rồi.
Trong số những người đến dự anh hùng yến, mười phần thì tám chín đã từng tự tay giết người, nổi danh trong võ lâm không phải chỉ nhờ vào giao du, nịnh nọt. Nếu họ không chính tay giết người thì việc sát nhân phóng hỏa cũng đã thấy nhiều lần. Thế nhưng cuộc ác đấu kinh tâm động phách hôm nay thì trong đời chưa ai từng thấy. Địch nhân chỉ có một người thế nhưng không khác gì một con hổ điên, lại như ma quỉ, thoắt bên đông, vụt bên tây, chém giết, xung sát. Rất đông cao thủ tiến lên tiếp chiến đều bị ông dùng những chiêu thức vừa nhanh nhẹn, vừa mạnh bạo, vừa độc địa, vừa tinh vi giết sạch. Quần hùng nào có phải là những kẻ kinh khiếp sợ chết thế nhưng thấy đối phương như điên như cuồng, võ công lại không ai địch nổi, trong đại sảnh máu huyết vung vãi, xác người ngổn ngang, tai nghe tiếng người bị giết kêu la thảm thiết nên đến quá nửa đã dợm bỏ chạy, cốt sao tránh cho xa, Kiều Phong có tội cũng tốt mà vô tội cũng hay, chẳng muốn dây dưa gì nữa.
Du Thị Song Hùng thấy tình hình bất lợi, hai người tay trái cầm khiên, tay phải người cầm thương ngắn, người cầm đơn đao, huýt một tiếng còi, giơ khiên hộ thân chia từ hai bên tả hữu xông vào Kiều Phong.
Kiều Phong tuy ra tay tàn sát không còn kiêng nể gì nữa nhưng chiêu thức nào của địch tấn công tới ông đều chăm chú quan sát, tâm ý không loạn chút nào nên vẫn giữ được chưa bị thương. Ông thấy hai anh em họ Du tấn công tư thế độc địa, lập tức vù vù chém luôn hai đao, chặt hai người hai bên ngã xuống để chiếm lấy tiên cơ, rồi xông vào tấn công Du Ký. Đao của ông vừa chém xuống, Du Ký liền đưa khiên lên đỡ, nghe choang một tiếng, đơn đao của Kiều Phong nẩy ngược lên, lưỡi đao lập tức quằn lại không còn dùng được nữa. Hai chiếc thuẫn của họ Du đều làm bằng thép rèn thành, dù có bảo kiếm cũng không chặt nổi, huống chi thanh đao trong tay Kiều Phong chỉ là một võ khí tầm thường đoạt được trong tay Đơn Trọng Sơn?
Chiếc khiên của Du Ký đã gạt được binh khí địch rồi, đoản thương trong tay liền như một con rắn độc ra khỏi động, đi theo dưới thuẫn luồn ra, đâm vào bụng dưới Kiều Phong. Cũng ngay khi đó, ánh hàn quang lấp lánh, chiếc khiên trong tay Du Câu cũng quét ngang hông đối phương.
Chỉ trong nháy mắt, Kiều Phong nhìn thấy mép chiếc khiên cực kỳ sắc bén nhưng lại khoét vào chẳng khác gì một lưỡi đại phủ, nếu để y quét trúng thân hình sẽ đứt ra làm hai, quả là lợi hại vô cùng, liền quát lên một tiếng:
- Quân này giỏi thật!
Ông vứt bỏ đơn đao trong tay, tay trái dùng quyền, nghe choang một tiếng lớn, trúng ngay chính giữa chiếc khiên Du Ký cầm, tay phải lại đấm một cái, nghe choang một tiếng nữa trúng chiếc khiên của Du Câu.
Du Thị Song Hùng thấy thân trên tê dại, bị quyền lực vô cùng hồn hậu của Kiều Phong chấn động, mắt nổ đom đóm, hai cánh tay ê ẩm, cả khiên lẫn đao thương cầm không vững, bốn món binh khí loảng xoảng rơi xuống. Hai người hổ khẩu cùng rách bét ra, tay đầy máu.
Kiều Phong cười nói:
- Hay lắm, để hai món binh khí sắc bén lại cho ta.
Ông liền cầm hai chiếc khiên, múa lên che đỡ. Hai chiếc cương thuẫn này quả là khí giới vừa công vừa thủ cực kỳ lợi hại, chỉ nghe “Ối, ối” mấy tiếng đã có năm người chết vì hai chiếc khiên. Du thị huynh đệ mặt mày tái mét, thần khí chán chường, Du Ký kêu lên:
- Em ơi, thầy có nói rằng, khiên còn người còn, khiên mất người chết.
Du Câu cũng đáp lại:
- Anh ơi, hôm nay anh em mình thật là đại nhục, còn mặt mũi nào sống ở trên đời?
Hai người nhìn nhau gật đầu một cái, cùng cầm binh khí, một đao một thương tự đâm luôn vào chính mình, lập tức chết ngay. Quần hùng cùng kêu lên:
- Ối chà!
Thế nhưng đang lúc Kiều Phong múa cương thuẫn như gió cuốn, có ai dám tới gần ông ta năm sáu thước đâu? Mà cũng có ai vào gần ông được?
Chỉ nghe tiếng một thanh niên khóc rống lên:
- Cha ơi! Cha ơi!
Chính là con trai Du Câu, Du Thản Chi. Kiều Phong sững sờ, không ngờ Du thị huynh đệ của Tụ Hiền Trang lại tự sát. Ông thấy sau lưng toát mồ hôi lạnh, cơn say giảm đi quá nửa, trong lòng không khỏi bàng hoàng, nói:
- Du gia huynh đệ sao phải khổ như thế? Hai chiếc cương thuẫn này ta trả lại các ngươi.
Ông cầm hai chiếc cương thuẫn để luôn xuống bên cạnh xác của Du Thị Song Hùng. Ông vừa cúi xuống chưa kịp đứng lên, bỗng nghe có tiếng một thiếu nữ kêu lên:
- Coi chừng!
Kiều Phong lập tức nhích qua bên trái, ánh sáng xanh lấp loáng, một thanh kiếm đã đâm ngang bên hông. Nếu không nhờ A Châu kêu lên cảnh cáo, dẫu một kiếm chưa chắc gì đã đâm trúng ông ta nhưng thể nào chân tay cũng luống cuống, ở vào thế cực kỳ bất lợi. Người đánh lén chính là Đàm công, một lần không trúng vội vàng nhảy ra thật xa.
Trong khi Kiều Phong và quần hùng giao chiến thì A Châu nép tại một góc sảnh, nguyên khí trong người dần dần tiêu giảm, trông thấy mọi người vây đánh Kiều Phong, nghĩ đến ông ta biết chắc hung hiểm sẽ đến với mình vậy mà vẫn đưa nàng đến để xin chữa bệnh, cái ân đức đó thật dẫu tan thịt nát xương cũng khó mà báo đáp được. Nàng trong lòng cảm kích, lại lo âu, thấy khi Kiều Phong trả lại cương thuẫn, Đàm công từ sau len lén tấn công nên buột miệng kêu lên cảnh giác. Đàm bà giận dữ nói:
- Giỏi dữ a! Con tiểu quỉ đầu này bọn ta không giết mi thì mi lại nối giáo cho giặc.
Bà ta nhún một cái múa chưởng đánh xuống đầu A Châu. Chưởng của Đàm bà chỉ còn cách đỉnh đầu A Châu chừng nửa thước thì Kiều Phong đã tung mình nhảy tới, chộp ngay lưng Đàm bà đẩy mạnh vứt mụ ta qua một bên, nghe lạch cạch mấy tiếng đã đụng phải một chiếc ghế bành bằng gỗ lê vỡ vụn ra từng mảnh. A Châu tuy thoát được chưởng của Đàm bà nhưng cũng sợ đến mặt xanh như tàu lá, thân hình từ từ xụm xuống. Kiều Phong kinh hoảng nghĩ thầm: “Chân khí trong người nàng đã cạn rồi, nhưng trong hoàn cảnh này ta làm gì có cách nào tiếp khí cho cô ta được?”.
Chỉ nghe Tiết Thần Y cười khẩy nói:
- Chân khí của cô nương này trong chốc lát sẽ hết sạch, ngươi có dùng nội lực tiếp khí cho thị hay không nào? Nếu để tắt hơi thì thần tiên cũng không cách gì cứu sống lại được nữa.
Kiều Phong lâm vào cảnh khó xử, biết rằng Tiết Thần Y nói thực nhưng nếu mình chỉ đưa tay giúp đỡ A Châu thì bao nhiêu món binh khí của quần hùng chung quanh sẽ nhắm ông mà phóng tới. Trong đám này kẻ thì chết con, người thì bạn bè, ra tay ai còn dung tình chút nào? Thế nhưng chẳng lẽ đứng giương mắt nhìn nàng đoạn khí mà chết hay sao?
Ông hết sức mạo hiểm đưa A Châu đến Tụ Hiền Trang, đã không được Tiết Thần Y ra tay chữa trị mà lại chết vì hết chân khí thì quả là đáng tiếc. Thế nhưng nếu lúc này ông dùng chân khí tục mệnh cho cô ta thì đúng là đem mạng mình đổi mạng cho nàng. A Châu bất quá chỉ là một a hoàn giữa đường gặp gỡ, nói đúng ra cũng chẳng có gì gọi là giao tình, ra tay cứu giúp chỉ là hành vi hiệp nghĩa tầm thường, đem mạng mình đổi lấy mạng cô ta, thì quả là hơi quá đáng. Kiều Phong nghĩ thầm: “Cô ta nào phải thân nhân của mình, cũng không phải có ơn với ta nên cần báo đáp. Ta đã hết sức được đến thế này cũng đã là nhân chí nghĩa tận, hết lòng hết dạ rồi. Ta phải bỏ chạy ngay, Tiết Thần Y có cứu cô ta hay không, thì chỉ trông vào may rủi”.
Ông liền cúi xuống nhặt hai chiếc cương thuẫn lên, liên hoàn sử chiêu Đại Bằng Triển Xí, hai vòng bạch quang lấp loáng cuồn cuộn, từ từ xông ra cửa sảnh. Quần hùng tuy đông người thật nhưng chiêu số của Kiều Phong thật độc địa, đôi khiên này lại quá ư lợi hại thành ra khi múa lên trong vòng chu vi một trượng không một ai dám tới gần.
Kiều Phong vừa tiến được mấy bước ra phía cửa, chân vừa đặt vào ngạch cửa bỗng nghe một người già nua cấtù tiếng lạnh tanh:
- Giết con a đầu kia trước, báo đại cừu sau.
Chính là tiếng Thiết Diện Phán Quan Đơn Chính. Đứa con cả của ông ta Đơn Bá Sơn liền đáp:
- Vâng!
Y cầm đơn đao nhắm ngay đầu A Châu chém xuống. Kiều Phong trong cơn sững sờ, không kịp suy nghĩ, chiếc khiên tay trái lia ra, xoay vòng vòng bay tới, thế đi thật là mãnh liệt. Bảy tám người cùng lên tiếng kêu la:
- Coi chừng!
Đơn Bá Sơn vội vàng thu đao về gạt ra, thế nhưng Kiều Phong ném ra ghê gớm dường nào, cạnh chiếc khiên lại thực sắc bén, chỉ nghe lách cách, cả người lẫn đao của Đơn Bá Sơn đều bị chém đứt làm đôi. Dư lực của cương thuẫn vẫn còn, nghe soẹt một tiếng chặt luôn một cái cột, cát ngói trên mái nhà loảng xoảng rơi xuống.
Đơn Chính và ba đứa con còn lại đau lòng kêu rống lên nhưng thấy Kiều Phong lẫm lẫm thần uy không ai dám xông vào công kích nhưng sáu bảy người khác vẫn nhào vào A Châu. Kiều Phong cất tiếng mắng:
- Thật đồ mặt dầy!
Vù vù liên tiếp bốn chưởng, ông đánh dạt bọn người đó ra, xông lên trước, tay trái ôm A Châu lấy chiếc khiên che cho cô gái. A Châu thều thào:
- Kiều đại gia, tôi không sống được nữa rồi, đừng lý tới làm chi! Mau ... mau chạy một mình đi!
Kiều Phong thấy quần hùng chẳng còn nghĩ gì tới công đạo, cả bọn xông vào hiếp đáp một cô gái yếu đuối hơi thở mong manh như đèn trước gió, khiến ông nổi cơn cao ngạo ngang tàng, lớn tiếng nói:
- Đã đến nước này, bọn chúng không để cho cô sống đâu, cả hai người mình cùng chết nơi đây vậy.
Tay phải vung ra, đoạt ngay một thanh trường kiếm, khi đâm khi cắt khi chém khi bổ, xông ra phía ngoài. Tay trái ông ôm A Châu nên cử động không thuận lợi, lại mất đi một cánh tay để sử dụng nên cục diện càng thêm khó khăn. Thế nhưng ông đã không còn coi sống chết vào đâu, trường kiếm múa tít lên chém ngang dọc nhưng mới đi được hai bước bỗng thấy lưng đau nhói lên thì ra đã bị người nào đó chém một đao rồi.
Ông liền giơ chân đá ngược về sau, đá kẻ đó văng ra xa hơn một trượng đụng vào một người khác, cả hai cùng chết ngay. Thế nhưng ngay lúc đó, đầu vai của Kiều Phong lại bị đâm một mũi thương, rồi ngực lại bị đâm một kiếm. Ông gầm lên một tiếng, chẳng khác gì tiếng sét giữa trời không, quát lớn:
- Kiều Phong này biết tự xử lấy mình, không để chết vào tay bọn chuột nhắt đâu!
Thế nhưng khi đó quần hùng thấy mình đắc thắng lẽ nào lại để cho ông tự tận? Hơn chục người cùng xông lên, Kiều Phong liền khởi thần uy, tay phải vươn ra chộp ngay vào huyệt Đãn Trung của Huyền Tịch, cầm ông giơ cao lên. Mọi người kêu lên một tiếng, không hẹn mà cùng lùi lại mấy bước.
Huyền Tịch yếu huyệt đã bị nắm trúng rồi, dẫu võ công cao cường nhưng lúc ấy toàn thân tê liệt, không còn cử động gì được, thấy cổ họng chỉ còn cách cương thuẫn chừng một thước, tay trái Kiều Phong chỉ đẩy một cái hay tay phải gạt ngang thì đầu ông sẽ bị cắt đứt ngay nên chỉ còn nước thở dài nhắm mắt chờ chết.
Kiều Phong thấy sau lưng, ngực phải, vai phải cùng đau buốt như bị lửa đốt liền nói:
- Một thân võ công của ta cũng ở chùa Thiếu Lâm mà ra, uống nước phải nhớ nguồn, không lẽ lại giết một cao tăng Thiếu Lâm tự? Kiều mỗ hôm nay đành chịu chết, giết thêm một người, phỏng có ích gì đâu?
Nói xong ông ném Huyền Tịch xuống đất, giang tay ra lớn tiếng nói:
- Các ngươi ra tay đi!
Quần hùng ai nấy ngơ ngác, bị hào khí của ông làm cho sững sờ, nhất thời không ai muốn động thủ. Lại có người nghĩ thầm: “Đến như Huyền Tịch y còn không muốn giết, lẽ nào lại làm hại thụ nghiệp ân sư là Huyền Khổ đại sư?”.
Thế nhưng Đơn Chính có hai đứa con trai bị ông giết chết, thương tâm phẫn khích, liền xông lên giơ đao đâm thẳng vào ngực Kiều Phong. Kiều Phong biết mình đã bị trọng thương, không còn cách nào xung sát trùng vi, nên đứng yên không cử động. Chỉ trong chớp mắt, trong đầu xoay chuyển không biết bao nhiêu sự việc: “Ta thực sự là người Khất Đan hay là người Hán? Kẻ giết chết cha mẹ, sư phụ ta ấy là ai? Ta một đời hành động biết bao chuyện nhân nghĩa, sao hôm nay vô duyên vô cớ sát hại bao nhiêu là anh hùng hiệp sĩ? Ta chỉ vì muốn cứu A Châu, lại để cho mình phải chết uổng, có phải ngu muội khiến cho anh hùng thiên hạ chê cười hay sao?”.
Chỉ thấy khuôn mặt đen sì của Đơn Chính uốn éo biến hình, hai mắt mở trừng trừng cầm đao đâm thẳng vào ngực mình. Kiều Phong vừa đau lòng vừa phẫn nộ, ngửa mặt lên trời hú lên một tiếng như tiếng rống của một mãnh thú sắp lìa trần.

1 Lão bản là ông chủ tiệm, tiếng gọi giới thương nhân
2 Một Bản Tiền có nghĩa là Nghề Không Vốn
3 Kiều Phong lại thăm, tiếng khiêm tốn văn vẻ
4 trèo tường, nhảy lên mái nhà
5 Du Ký, Du Câu trình bày thêm, Tiết Mộ Hoa tiên sinh được người đời gọi là Tiết Thần Y.
6 vì việc đại nghĩa thì đến thân nhân mình cũng phải diệt
7 ỷ tài không sợ gì cả
8 A là tiếng gọi, không kính trọng lắm để chỉ một người bình dân, địa vị thấp kém. Những cô gái trong nhà Mộ Dung có tên Châu (đỏ gạch, tức Chu), Bích (xanh biếc) rồi sau này có thêm Tử (tím đỏ) đều gọi tên theo màu áo mặc.
9 Cẩu hùng là con gấu, cố ý nói trại anh hùng yến thành cẩu hùng hội.
10 Đầy tớ tiếp khách trong trang viện
11 Gửi gấm con côi, tích vua Thục Lưu Bị trước khi chết gửi con là Lưu Thiện cho thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng trông coi (Tam Quốc diễn nghĩa)
12 cả càn khôn (trời đất) đều nằm trong tay áo
13 tụ là tay áo như trong chữ lãnh tụ (lãnh, cổ áo còn tụ, tay áo) là hai bộ phận đi đầu tiên khi mặc áo nên có nghĩa là dẫn đầu. Trong truyện thỉnh thoảng chúng tôi để nguyên những từ tụ lực (sức từ trong tay áo), tụ phong (gió từ trong tay áo) để khỏi lập đi lập lại






Dù cho hang hổ đầm rồng,
Vào sinh ra tử anh hùng nhẹ tênh.
Trông ra trời đất mông mênh,
Tấm thân bảy thước lênh đênh một mình.
*
* *


Tiết Thần Y đáp:
- Đúng thế, dù đằng nào thì ngươi cũng ra tay giết ta.
Kiều Phong nói:
- Hôm nay ta cầu ông cứu cô nương này, thế là một mạng đổi một mạng, từ rày Kiều mỗ không bao giờ động đến một cái lông măng của ông.
Tiết Thần Y cười khan mấy tiếng nói:
- Lão phu bình sinh cứu người trị bệnh, chỉ có người khác cầu ta chứ xưa nay làm gì có ai bức bách được.
Kiều Phong đáp:
- Một mạng đổi một mạng, thế là công bình chứ đâu có phải bức bách.
Trong đám người cái kẻ nói léo nhéo kia lại tiếp:
- Ngươi không biết ngượng hay sao? Trong chớp mắt người ta đã băm vằm ngươi ra như tương, còn nói gì mà tha mạng ai nữa? Ngươi ...
Kiều Phong đột nhiên giận dữ quát lên một tiếng:
- Ra đây!
Âm thanh chấn động cả mái ngói, khiến bụi từ trên xà nhà bay lả tả. Quần hùng ai nấy tai ù đi, tim đập thình thình. Một đại hán ở trong đám đông theo tiếng gọi đi ra, giống như kẻ say rượu người lảo đảo không vững. Người đó mặc áo bào xanh, mặt tái mét không ai nhận ra là người nào. Đàm công đột nhiên kêu lên:
- À, đúng rồi, ngươi chính là Truy Hồn Trượng Đàm Thanh, học trò của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh.
Quần hào Cái Bang nghe thấy y là đệ tử của Đoàn Diên Khánh, càng giận dữ không đâu kể xiết, cùng lên tiếng rủa xả, nhưng ai nấy trong bụng không khỏi thấp thỏm. Thì ra hôm đó tướng quân Hách Liên Thiết Thụ của Tây Hạ, cùng các cao thủ Nhất Phẩm Đường trúng chính thuốc độc Bi Tô Thanh Phong của mình nên bị bọn ăn mày bắt giữ cả. Thế nhưng chẳng mấy chốc Đoàn Diên Khánh tới nơi, quần hào Cái Bang không một ai địch nổi y. Đoàn Diên Khánh lấy bình thuốc thối chữa cho tất cả các cao thủ Nhất Phẩm Đường, bọn chúng xông lên đánh một trận khiến cho người của Cái Bang phải tan tác. Bọn ăn mày vừa tức, vừa sợ Đoàn Diên Khánh, thấy rằng Cái Bang từ nay không còn Kiều Phong thì mỗi khi gặp kẻ Thiên Hạ Đệ Nhất Ác Nhân này không cách nào kháng cự được.
Các bắp thịt trên mặt Truy Hồn Trượng Đàm Thanh giựt giựt đủ biết y đang đau đớn khôn tả, hai tay không ngớt cào vào ngực mình, từ nơi đó tiếng nói ú ớ phát ra:
- Ta ... ta với ngươi không thù không oán, cớ ... cớ sao lại phá pháp thuật của ta?
Tiếng nói chỉ vo ve, lúc có lúc không, hổn ha hổn hển nhưng môi không hề động đậy. Mọi người nhìn thấy thế ai nấy đều kinh hãi. Trong đại sảnh chỉ có vài người biết là y dùng thuật phúc ngữ, kết hợp với nội công thượng thừa, có thể làm cho đối phương bị mê loạn, mất hồn mà chết. Thế nhưng nếu như gặp phải người công lực cao hơn y, thuật đã không linh nghiệm lại hại ngược lại mình.
Tiết Thần Y giận dữ hỏi:
- Ngươi là đệ tử của Ác Quán Mãn Doanh Đoàn Diên Khánh đấy ư? Anh Hùng Yến của ta chỉ mời anh hùng hảo hán, còn kẻ vô sỉ bại loại như ngươi, sao lại trà trộn vào làm gì?
Bông từ trên tường cao ở đằng xa có tiếng người nói:
- Cái đếch gì mà anh hùng yến? Ta xem ra chỉ là bọn cẩu hùng đàn đúm.
Y nói câu đầu thì tiếng nói còn văng vẳng xa xa, đến lúc dứt câu thì người đã theo âm thanh từ trên đầu tường nhẹ nhàng nhảy xuống rồi. Y thân hình cao nghệu nhưng hành động cực kỳ nhanh nhẹn. Trên mái nhà rất nhiều người, kẻ vung quyền, kẻ cầm kiếm chặn y lại đều chậm mất một bước, y đã né được lướt qua. Trong đại sảnh có nhiều người nhận ra y chính là Cùng Hung Cực Ác Vân Trung Hạc.
Vân Trung Hạc nhảy vào trong sân rồi, chỉ lạng người một cái đã xông ngay vào trong sảnh, chộp lấy Đàm Thanh, xông luôn vào Tiết Thần Y. Người trong sảnh ai cũng sợ y đả thương Tiết Thần Y, nên lập tức bảy tám người lập tức chặn y lại. Ngờ đâu Vân Trung Hạc đã đoán trước rồi, lấy tiến làm thoái, thanh đông kích tây thấy mọi người vừa xông lại thì đã nhảy ngược trở lên đầu tường.
Trong hội anh hùng số cao thủ không phải là ít, người có bản lãnh chân thực thắng được Vân Trung Hạc không năm sáu chục thì cũng ba bốn mươi người, nhưng vì y ra tay trước nên không ai phòng bị kịp. Thêm nữa khinh công của y cực kỳ cao siêu, chỉ vừa nhảy được lên đầu tường là không ai còn có thể đuổi kịp được nữa. Không ít người thò tay vào túi, muốn lấy ám khí ra, những người đang canh trên mái nhà cũng lao xao hò hét tiến lại ngăn trở nhưng không còn kịp nữa.
Kiều Phong quát lên:
- Ngừng lại.
Ông lăng không đánh ra, chưởng lực nhả tới không khác gì một binh khí vô hình, trúng ngay vào lưng Vân Trung Hạc. Vân Trung Hạc hự lên một tiếng, nặng nề rơi bật ngửa trở vào, máu miệng tuôn ra như suối. Gã Đàm Thanh kia thì còn đứng vững nhưng lúc thì lảo đảo ngả ra phía đông, lúc lại chập choạng nghiêng qua hướng tây, ú a ú ớ trông thật hoạt kê. Thế nhưng trong đại sảnh không một ai lên tiếng cười, chỉ thấy tình hình trước mắt cực kỳ ghê rợn, trước nay chưa từng thấy bao giờ.
Tiết Thần Y biết rằng Vân Trung Hạc bị thương tuy nặng thật nhưng có cơ chữa được, còn Đàm Thanh tâm hồn điên loạn rồi, trên đời này không linh đơn diệu dược gì cứu y được nữa. Ông ta thấy Kiều Phong chỉ nhẹ nhàng quát lên một tiếng, một chưởng đánh nhứ ra mà uy lực như vậy, nếu như muốn lấy mạng mình chưa chắc đã có ai ngăn trở được. Ông còn đang trầm ngâm thì Đàm Thanh đã đứng sững như trời trồng, không còn lên tiếng, hai mắt mở trừng trừng xem ra đã tắt thở rồi.
Vừa rồi Đàm Thanh lên tiếng làm nhục Cái Bang, quần hào Cái Bang ai nấy đều cực kỳ tức tối nhưng không kiếm ra, chỉ đành tức suông, bây giờ thấy Kiều Phong vừa đến ra tay giết được y ngay nên ai nấy đều thống khoái. Tống trưởng lão, Ngô trưởng lão và bọn thẳng tính đã toan cất tiếng hò reo, nhưng nghĩ lại Kiều Phong là người Khất Đan đại cừu, nên đành phải cố gắng nén lại. Trong lòng ai nấy đều tự nhủ thầm: “Chỉ có để ông ta làm bang chủ của mình thì Cái Bang chuyện gì cũng xong, nếu không, ôi, từ nay đường dài gai góc, Cái Bang không còn bao giờ khôi phục được uy phong ngày nào nữa”.
Chỉ thấy Vân Trung Hạc cố gượng đứng lên, lảo đảo đi ra cửa, đi vài bước lại ọc ra một ngụm máu. Quần hùng thấy y bị thương nặng nên không ai làm khó y, nghĩ thầm: “Gã này chửi mình là “cẩu hùng đàn đúm”, chẳng ai làm gì được y, lại phải để Kiều Phong ra tay khiến cho cả bọn hả cơn tức”.
Kiều Phong nói:
- Hai vị Du huynh, hôm nay tại hạ gặp lại rất nhiều cố nhân, từ nay thành địch không còn là bạn nữa rồi, trong lòng không khỏi đau xót, nên muốn hai vị cho xin ít bát rượu.
Mọi người thấy ông đòi uống rượu đều hết sức kinh ngạc. Du Câu nghĩ thầm: “Để xem y giở trò gì cho biết”. Y lập tức sai trang khách lấy rượu ra. Tụ Hiền Trang hôm nay mở anh hùng đại yến, rượu thịt chuẩn bị thật nhiều, nên chỉ giây lát đầy tớ đã mang hồ rượu, chén uống ra. Kiều Phong nói:
- Chén nhỏ làm sao đủ hứng? Xin phiền đem bát lớn ra để rót rượu.
Hai tên trang khách bèn đem ra hai cái bát lớn và một bình rượu trắng vừa mở nắp, để lên trên bàn trước mặt Kiều Phong, rồi rót đầy một bát. Kiều Phong nói:
- Rót cả hai đi.
Hai gã đầy tớ theo lời rót đầy cả hai bát. Kiều Phong bưng một bát rượu lên nói:
- Các vị anh hùng nơi đây, ngày trước rất đông người đã từng giao thiệp với Kiều mỗ, hôm nay nếu còn điều gì vướng mắc thì chi bằng đôi bên cạn chén tuyệt giao. Vậy vị bằng hữu nào muốn giết Kiều mỗ thì trước hết đến đối ẩm một bát, từ nay về sau, giao tình khi trước sổ toẹt. Mỗ có giết người cũng chẳng coi là vong ân mà người có giết mỗ cũng không phải là phụ nghĩa. Tất cả anh hùng thiên hạ ở đây làm chứng.
Mọi người nghe thấy thế không khỏi rùng mình, trong đại sảnh đột nhiên lặng như tờ. Ai nấy đều nghĩ: “Nếu như ta tiến lên uống rượu, thể nào cũng bị y ám toán. Phách không thần quyền của y đánh ra, làm sao có thể chống đỡ được?”.
Yên lặng một lúc sau, đột nhiên có một người đàn bà toàn thân mặc áo sô gai, chính là di sương của Mã Đại Nguyên Mã phu nhân. Nàng ta hai tay bưng bát rượu, buồn thảm nói:
- Tiên phu táng mạng nơi tay ngươi, ta với ngươi còn gì đâu mà cố cựu chi tình?
Nàng bưng bát rượu lên môi nhấp một ngụm, nói:
- Sức kém uống không hết, sinh tử đại cừu cũng như bát rượu này.
Nói xong cầm bát rượu hắt xuống đất. Kiều Phong đưa mắt nhìn thẳng vào bà ta, thấy nàng mi thanh mục tú, tướng mạo trông cũng khá đẹp. Đêm hôm trước ở trong rừng hạnh, dưới ánh lửa chập chờn, bây giờ ông mới nhìn rõ mặt, có ngờ đâu một người đàn bà liễu yếu đào tơ, thướt tha như vậy lại ghê gớm thế. Ông không nói một lời, cầm bát lên, uống một hơi cạn sạch, quay sang gã trang khách đứng bên vẫy tay một cái bảo y rót đầy hai bát khác.
Mã phu nhân lui về rồi, Từ trưởng lão bèn bước tới, không nói một lời uống cạn luôn một bát rượu, Kiều Phong liền cùng y đối ẩm một bát. Đến khi Truyền Công trưởng lão uống xong, Chấp Pháp trưởng lão Bạch Thế Kính cũng tới. Ông ta cầm bát lên vừa toan uống, Kiều Phong liền nói:
- Khoan đã!
Bạch Thế Kính nói:
- Kiều huynh có điều gì dặn bảo?
Ông ta xưa nay đối với Kiều Phong rất là cung kính, bây giờ lời lẽ cũng không khác xưa chút nào, chỉ có điều không gọi là “bang chủ” mà thôi. Kiều Phong thở dài:
- Chúng ta là anh em đã lâu năm, không ngờ từ nay trở thành oan gia đối đầu.
Bạch Thế Kính nước mắt trào ra nói:
- Việc thân thế Kiều huynh, tại hạ vốn đã sớm nghe rồi, khi đó dù có chặt đầu, ta cũng không tin, ngờ đâu ... ngờ đâu lại là chuyện thật. Nếu không phải vì mối đại thù đất nước, Bạch Thế Kính này thà chịu chết chứ không đời nào lại thành kẻ địch với Kiều huynh.
Kiều Phong gật đầu nói:
- Việc đó ta đã biết rồi. Đến khi hóa hữu vi địch thì không khỏi một trường ác đấu, cho nên Kiều Phong có một chuyện muốn gửi gấm.
Bạch Thế Kính nói:
- Nếu như không liên quan gì đến quốc gia đại sự, Bạch mỗ nhất định sẽ tuân theo.
Kiều Phong mỉm cười, chỉ vào A Châu nói:
- Chúng vị huynh đệ Cái Bang, nếu như còn nhớ tới Kiều mỗ ngày xưa có chút công lao nho nhỏ, xin chiếu cố cho cô nương này được bình an chu toàn.
Mọi người nghe nói thế, biết ngay mấy câu của ông có ý “thác cô” , thấy rằng ông cùng các bạn hữu uống với nhau mỗi người một bát, sau đó sẽ hai bên đại chiến một phen, các hào kiệt Trung Nguyên liên hoàn vây đánh, dù ông có giết được tám người, mười người, tối hậu cũng không thể nào thoát chết. Quần hào tuy hận ông là Hồ Lỗ Thát tử, từng làm nhiều điều bất nghĩa nhưng không khỏi xúc động vì hành vi hào hiệp khẳng khái kia.
Bạch Thế Kính trước đây có giao tình với Kiều Phong rất hậu, nghe ông nói mấy câu đó, thật chẳng khác nào di ngôn lúc lâm chung, liền đáp:
- Kiều huynh cứ yên lòng, Bạch Thế Kính thể nào cũng cầu khẩn Tiết Thần Y ra tay chữa trị. Còn như Nguyễn cô nương đây có mệnh hệ nào, Bạch mỗ sẽ tự vẫn để tạ tội với Kiều huynh.
Mấy câu đó quả là minh bạch, Tiết Thần Y có chịu chữa hay không ông ta không thể nào làm gì khác được nhưng nhất định sẽ hết sức hết lòng. Kiều Phong nói:
- Nếu thế huynh đệ xin đa tạ.
Bạch Thế Kính nói:
- Đến khi giao thủ, Kiều huynh chẳng phải nhẹ đòn, Bạch mỗ nếu có chết dưới tay Kiều huynh thì Cái Bang sẽ có người khác lo liệu cho Nguyễn cô nương.
Nói xong cầm lên, uống một hơi hết sạch bát liệt tửu. Kiều Phong cũng cầm bát của mình uống cạn. Kế đó là bọn Tống trưởng lão, Hề trưởng lão của Cái Bang cùng ông đối ẩm. Khi người của Cái Bang ẩm tửu tuyệt giao xong rồi, anh hào các bang hội môn phái khác ai nấy đều lên mỗi người uống một bát.
Mọi người càng xem càng kinh hãi, xem ra ông đã uống đến bốn, năm chục bát rồi, một bình rượu to đã hết, trang khách đã phải bưng thêm lên một vò khác nhưng thần sắc Kiều Phong vẫn thản nhiên như không, bụng chỉ phồng thêm một chút ngoài ra không thấy gì khác lạ. Ai nấy đều nghĩ: “Nếu uống như thế thì say cũng đủ chết, việc gì còn phải ra tay động thủ làm gì?’.
Có ai biết đâu Kiều Phong thêm một phần tửu ý thì lại thêm một phần tinh thần lực khí, mấy hôm nay liên tiếp bị oan khuất, bao nhiêu uất ức buồn bực chưa có chỗ nào phát tiết, bây giờ gác qua một bên, định bụng sẽ say sưa một mẻ, đại chiến một phen.
Ông uống cạn năm chục bát lớn rồi, Bào Thiên Linh và Khoái Đao Kỳ Lục cũng uống xong, đến lượt Hướng Vọng Hải tiến lên cầm bát rượu nói:
- Họ Kiều kia, ta cũng uống với ngươi một bát.
Giọng điệu y có phần vô lễ. Kiều Phong hơi rượu bốc lên, liếc mắt nhìn y nói:
- Kiều mỗ uống đây là uống chén rượu tuyệt giao với anh hùng thiên hạ, để xóa bỏ các ân cũ nghĩa xưa, cái thứ ngươi mà cũng đòi uống tuyệt giao tửu với ta ư? Ngươi có giao tình với ta bao giờ?
Ông nói đến đây, không đợi y đáp lời liền tiến lên một bước vươn tay ra chộp ngay ngực y, hất một cái ném y văng ra ngoài cửa sảnh, Hướng Vọng Hải giáng vào bức tường trước mặt nghe bình một tiếng, lập tức ngất đi. Biến cố đó khiến cho đại sảnh nhốn nháo cả lên.
Kiều Phong nhảy vào trong viện, lớn tiếng quát:
- Ai là người ra đây một trận tử chiến?
Quần hùng thấy ông thần uy lẫm lẫm, nhất thời không một ai dám xông lên. Kiều Phong lại quát:
- Các ngươi không động thủ thì ta ra tay trước.
Ông vung tay lên, bình bình hai tiếng đã có hai người trúng phách không chưởng ngã lăn ra. Ông thuận thế xông luôn vào đại sảnh, tay đấm khuỷu thúc, chưởng chặt chân đá, chỉ chớp mắt đã đánh ngã bốn năm người. Du Ký kêu lên:
- Mọi người dựa lưng vào tường, không được loạn đấu.
Trong đại sảnh tụ tập đến hơn ba trăm người, nếu như cùng xông lên, Kiều Phong võ công dù cao siêu nhưng cũng không có cách nào kháng cự được. Thế nhưng tất cả mọi người tuy chụm lại một chỗ nhưng tới gần Kiều Phong chỉ độ vài chục người, đao thương kiếm kích bốn bề múa may, phần lớn chỉ cốt để phòng bị sao cho mình khỏi bị thương. Du Ký vừa kêu lên như thế, giữa đại sảnh lập tức giãn ra một khoảng trống.
Kiều Phong quát lên:
- Để ta lãnh giáo tài ba của Du Thị Song Hùng ở Tụ Hiền Trang.
Ông vung tay trái ra, một chiếc vò rượu lớn liền bay vọt tới chỗ Du Ký. Du Ký liền giơ hai tay chặn lại, định dùng chưởng lực đẩy chiếc vò dạt sang một bên, ngờ đâu Kiều Phong đã liệu trước rồi nên tay phải liền đánh ra, nghe ầm một tiếng, chiếc vò liền vỡ tan thành trăm ngàn mảnh. Những mảnh sành đó cực kỳ sắc bén, bị chưởng phong cực kỳ lợi hại của Kiều Phong đẩy tới, thật chẳng khác gì hàng trăm hàng nghìn đồng tiêu, phi đao, mặt Du Ký trúng luôn ba miểng khiến cho mặt đầy máu, lại có hơn một chục người ở bên cạnh cũng bị thương lây. Tiếng người chửi rủa, kêu la, nhắc chừng liền rầm cả lên.
Đột nhiên nơi góc nhà có tiếng một thanh niên kinh hoảng nói:
- Cha ơi! Cha ơi!
Du Ký nhận ra chính là tiếng của đứa con trai duy nhất của mình tên là Du Thản Chi, trong cơn gấp rút liếc qua, thấy trên má y máu me đầm đìa, thì ra cũng bị miểng vỡ đâm phải, bèn quát lớn:
- Cút ngay đi, mi ở đây làm gì?
Du Thản Chi đáp:
- Vâng!
Y rút người náu sau cây cột nhà, nhưng vẫn thò đầu ra xem. Kiều Phong chân trái liền đá một cái, lại thêm một chiếc vò rượu nữa bay vụt ra. Ông vừa toan đánh ra một chưởng, bỗng thấy sau lưng có một luồng chưởng lực nhu hòa âm thầm đánh tới. Chưởng đó tuy mềm thật nhưng hiển nhiên uẩn tàng nội công cực kỳ hồn hậu. Kiều Phong biết rằng đây là một cao thủ ra tay, không dám coi thường vội vàng hồi chưởng lại đỡ. Hai người nội lực đụng nhau, đều phải chựng lại. Kiều Phong quay đầu nhìn thấy y hình mạo ti tiện, chính là kẻ vô danh Triệu Tiền Tôn Lý, Chu Ngô Trịnh Vương tên gọi Triệu Tiền Tôn, nghĩ bụng: “Gã này nội lực khá thật, ta không nên coi thường”. Ông hít một hơi, chưởng thứ hai chẳng khác gì bài sơn đảo hải đánh tới.
Triệu Tiền Tôn biết rằng một chưởng không thể nào chống đỡ nổi, song chưởng cùng tung ra định đỡ một chưởng của đối phương. Một giọng đàn bà ở bên cạnh kêu lên:
- Không muốn sống nữa à?
Vội vàng nắm lấy y nhắc qua một bên tránh được chính diện chưởng lực của Kiều Phong. Thế nhưng chưởng lực của Kiều Phong vẫn ào ào đẩy tới, đằng sau Triệu Tiền Tôn có ba người vừa toan xông lên, nghe thấy bình bình bình ba tiếng lớn, cả ba đều bay ngược lại, đập mạnh vào tường, khiến cho trên tường từng mảng, từng mảng vỡ tan, rơi lả tả.
Triệu Tiền Tôn quay đầu lại, thấy người nắm y lôi ra chính là Đàm bà, trong lòng vui sướng nói:
- Tiểu Quyên, nàng đã cứu mạng ta.
Đàm bà nói:
- Ta sẽ tấn công phía trái, còn sư huynh giáp công phía bên phải.
Triệu Tiền Tôn vừa đáp: “Được lắm” một tiếng thì đã thấy một ông già nhỏ bé gầy gò nhảy tới bên Kiều Phong, chính là Đàm công.
Đàm công thân hình loắt choắt nhưng võ công thật là ghê gớm, tay trái đánh ra tay phải liền đi theo, chưởng nọ vừa thu về thì chưởng lực bên kia đã đánh tiếp. Ông ta đánh liên hoàn ba chưởng liền, chẳng khác gì ba làn sóng, sóng sau xô sóng trước, chưởng nọ đè chưởng kia khiến cho sức mạnh gấp ba đơn chưởng. Kiều Phong khen ngợi:
- Chiêu Trường Giang Tam Điệp Lãng hay thật!
Tả chưởng đánh ra rồi, hai bên đụng nhau khiến cho cùng phải nhích qua một bên. Ngay khi đó Triệu Tiền Tôn và Đàm bà cũng giáp công, rồi lại thêm Từ trưởng lão, Truyền Công trưởng lão, Trần trưởng lão mọi người cũng xông vào nhập cuộc.
Truyền Công trưởng lão kêu lên:
- Kiều huynh đệ, Khất Đan và Đại Tống không thể đứng chung, bọn ta vì chuyện công mà phải quên việc riêng, lão ca ca này đành đắc tội.
Kiều Phong cười đáp:
- Tuyệt giao tửu đã uống rồi, còn nói gì huynh đệ nữa? Xem chiêu đây!
Ông giơ chân trái nhắm ông ta đá ra. Tuy nói như thế nhưng đối với quần hào Cái Bang Kiều Phong vẫn có chút tình hương hỏa nên cũng không muốn hại mạng ai, thậm chí cũng không muốn họ bị xấu mặt với người ngoài nên ngọn cước đến nửa chừng đột nhiên chuyển hướng đã nghe Khoái Đao Kỳ Lục kêu rống một tiếng nhảy vọt lên.
Y không phải tự mình phi thân mà bị Kiều Phong đá trúng mông. Thanh đơn đao trong tay vốn đang vận kình chém xuống đầu Kiều Phong nên khi bị tung lên vẫn còn mãnh liệt bổ trúng ngay xà nhà ngập vào cả thước khiến cho lưỡi đao bị dính cứng. Con đao đó là võ khí nổi danh của Khoái Đao Kỳ Lục, hôm nay gặp phải cường địch làm sao dám bỏ? Tay phải y nắm chặt cán đao thành thử thân hình lơ lửng trên không, tình trạng đó thật cực kỳ quái đản nhưng trong sảnh ai nấy đang vào cảnh sinh tử quan đầu nào ai dám nhãng ra để giúp đỡ y? Cũng chẳng có ai rỗi hơi để cười một tiếng!
Kiều Phong từ lúc học nghệ xong đến nay, tuy đã từng trải qua hàng trăm trận chiến chưa bao giờ thua ai nhưng cùng một lúc phải đấu với nhiều cao thủ như thế này thì bình sinh chưa từng có. Lúc này ông đã ngà ngà say, nội lực hết sức bùng lên, tửu ý càng lúc càng dâng cao, song chưởng múa tít lên ép cho không ai tới gần được.
Tiết Thần Y y đạo cực kỳ tinh vi nhưng võ công không thể coi là hạng cao thủ hạng nhất được. Về phương diện chữa bệnh, ông ta là một thiên tài siêu việt hơn người dường như không học cũng biết. Ông ta học võ từ nhỏ, sư phụ là một nhân vật võ học cao siêu ghê gớm nhưng một năm nọ Tiết Thần Y cùng bảy anh em đồng môn tự nhiên bị đuổi khỏi môn phái. Ông không chịu bỏ thầy nên đành tự mình tìm cách tài bồi dùng y thuật để trao đổi võ công với người khác, bên đông học một chiêu, bên tây học một thức nên võ công hiểu rộng biết nhiều trên giang hồ ít ai có được. Thế nhưng cũng vì cái chữ “rộng” ấy mà lại hỏng vì phàm ăn nhiều thì nhai không kỹ thành thử chẳng một môn nào luyện cho đến đầu đến đũa cả.
Cái tiếng y thuật như thần kia càng nổi đến đâu ai ai cũng kính phục ba phần. Mỗi khi ông thỉnh giáo võ công người khác, người nào cũng thuận miệng đưa đẩy vài câu để lấy lòng nên phần nhiều ngôn quá kỳ thực, chẳng một ai nói thực cho ông ta nghe. Chính vì thế ông không khỏi dương dương tự đắc, cứ tưởng rằng võ công thiên hạ mười phần thì mình đã biết được tám chín. Lúc này Tiết Thần Y thấy Kiều Phong đấu với quần hùng, ra tay đã nhanh mà đòn nào cũng nặng, quả thật dẫu có nằm mơ cũng chẳng tưởng nổi, khiến cho mặt cắt không còn hột máu, tim đập như trống hộ đê, ấp úng không nói ra được một lời chứ chẳng nói gì đến chuyện tiến lên động thủ.
Ông ta đứng dựa vào tường, càng lúc càng mất vía đã toan lẳng lặng lẻn ra khỏi đại sảnh nhưng lại không dám, nhìn qua thấy một lão tăng đứng ngay bên cạnh mình, chính là Huyền Nạn. Ông ta đột nhiên nhớ lại một việc, hết sức ăn năn nên quay sang nói:
- Mới rồi tại hạ nói ra một câu cực kỳ vô lễ, xin đại sư miễn trách cho.
Huyền Nạn đang hết sức chăm chăm nhìn vào Kiều Phong, không nghe Tiết Thần Y nói gì cả phải đến khi ông ta nhắc lại lần thứ hai lúc ấy mới ngạc nhiên hỏi lại:
- Câu nào thất lễ thế?
Tiết Thần Y đáp:
- Hồi nãy tại hạ có nói: “Kiều huynh một thân một mình, đêm qua vào chùa Thiếu Lâm mà không tổn một sợi lông, sợi tóc, lại còn bắt được một vị cao tăng đem đi, quả thật là lạ”.
Huyền Nạn hỏi lại:
- Thế thì đã sao?
Tiết Thần Y băn khoăn đáp:
- Gã Kiều Phong kia võ công cao như thế, quả là trên đời khó kiếm. Đến lúc này tại hạ mới biết là y đến chùa Thiếu Lâm, đánh người bắt người, vào ra như chỗ không người quả là khó mà ngăn trở.
Mấy cao đó ông ta vốn dĩ muốn xin lỗi Huyền Nạn nhưng nhà sư nghe lại càng tưởng như châm chọc, bèn hừ một tiếng nói:
- Tiết Thần Y muốn khảo sát võ công của phái Thiếu Lâm, có phải không nào?
Ông không đợi câu trả lời, lập tức lững thững bước ra, tay áo rộng phất lên, chưởng lực từ bên trong đánh thẳng vào Kiều Phong. Môn võ công của ông ta là một trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm tên là Tụ Lý Càn Khôn , tay áo vung lên thì quyền kình từ bên dưới đánh ra.
Cao tăng chùa Thiếu Lâm xưa nay lấy chuyện tham thiền học Phật làm gốc, còn luyện võ tập quyền chỉ là ngọn, giận dữ bực bội cũng đã là phạm giới rồi huống hồ ra tay đánh nhau? Thế nhưng trong mấy trăm năm qua chùa Thiếu Lâm là nguồn gốc của võ học thiên hạ thì lẽ nào lại không ra quyền động cước? Môn Tụ Lý Càn Khôn này thì quyền dấu trong tay áo, trông thật là thanh nhã dễ coi. Tay áo che dấu được quyền kình, địch nhân không thể nào biết được đường đi của nắm tay ra sao khiến cho kẻ địch trở tay không kịp. Có ai biết đâu rằng cánh tay áo đó cũng chứa đầy kình lực và chiêu số thật là ghê gớm, nếu kẻ địch toàn tâm toàn ý để hết vào việc sách giải quyền chiêu dấu bên trong thì ông ta sẽ biến khách thành chủ dùng tụ lực đả thương người.
Kiều Phong thấy ông ta tấn công đến, hai cánh tay áo rộng căng phồng hướng tới chẳng khác nào hai chiếc buồm no gió, uy thế cực kỳ mạnh mẽ, liền quát lên một tiếng:
- Tụ Lý Càn Khôn, quả nhiên ghê gớm thật.
Nghe vù một tiếng đánh luôn vào tay áo. Tụ lực của Huyền Nạn trải ra một khoảng rộng, còn chưởng của Kiều Phong tập trung mà ngưng đọng nên chỉ nghe bụp bụp mấy tiếng, hai luồng lực đạo chạm nhau, đột nhiên trong đại sảnh bay tứ tung mấy chục cánh bướm màu xám tro.
Quần hùng còn đang hoảng hốt, nhìn kỹ lại thì ra những cánh bướm đó chính là tay áo của Huyền Nạn biến thành quay lại nhìn ông, thấy hở đến tận nách để lộ hai cánh tay dài khẳng khiu, trông thật khó coi. Thì ra nội kình hai người xung kích, hai cánh tay tăng bào làm sao chịu nổi nên lập tức nát vụn ra.
Chỉ qua một chiêu, Huyền Nạn không còn tay áo nữa, tụ lý đã mất lấy đâu ra càn khôn. Ông trong cơn phẫn nộ, mặt xanh như chàm đổ, có ngờ đâu chỉ một chưởng Kiều Phong đã phá được tuyệt kỹ thành danh của mình, hôm nay quả không còn mặt mũi nào nữa, nên hai cánh tay liền lên xuống như bổ củi xông vào tấn công.
Mọi người ai ai cũng biết rằng đây chính là môn Thái Tổ trường quyền lưu hành rộng rãi trong dân gian. Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận chỉ nhờ vào một bài quyền, một cây gậy mà thu được giang sơn cẩm tú lập nên nhà Đại Tống. Trong các vị hoàng đế từ xưa tới nay không một ai thần dũng như Tống Thái Tổ, cho nên hai bài Thái Tổ trường quyền và Thái Tổ bổng là võ công thông dụng nhất thời đó, dẫu người không biết nhưng nhìn cũng đã quen.
Quần hùng thấy vị cao tăng Thiếu Lâm danh tiếng thiên hạ kia sử dụng Thái Tổ trường quyền là một lộ quyền pháp ai nấy đều biết nên không khỏi ngạc nhiên, nhưng khi thấy đánh ra ba quyền rồi, trong bụng đều phải trầm trồ: “Phái Thiếu Lâm được nổi tiếng như thế, không phải ngẫu nhiên. Chỉ một chiêu Thiên Lý Hoành Hành thôi mà ông ta đánh ra thật là uy lực”. Quần hào bội phục nên cái hình ảnh tăng bào rách nát của Huyền Nạn không còn thấy gì là bất thường nữa.
Trong số mấy chục người cùng vây đánh Kiều Phong, đến khi Huyền Nạn ra tay ai nấy tự biết mình có đánh thêm thì chỉ càng vướng chân vướng tay nên đều biết phận lùi lại hết, chỉ chia nhau vây chặt đề phòng Kiều Phong bỏ chạy, ngưng thần quan sát hai người một trận quyết chiến.
Kiều Phong thấy mọi người đã lùi ra rồi, trong bụng nảy ra một ý, vù một tiếng đánh ra chiêu Xung Trận Trảm Tướng, cũng chính là chiêu số trong Thái Tổ trường quyền. Chiêu đó trông thật là tiêu sái nhưng kình lực lại cương trung hữu nhu, nhu trung hữu cương, cao thủ võ lâm đạt đến mức hoàn mỹ của quyền thuật thì chỉ một chiêu cũng đã thấy rồi. Những người đến tham dự đại hội anh hùng yến, nếu như võ công không thật cao thì kiến thức cũng quảng bác, tinh yếu trong Thái Tổ trường quyền không ai là không biết. Kiều Phong đánh ra chiêu đó rồi, người nào người nấy không ai nhịn được phải kêu ồ lên, trầm trồ khen ngợi.
Tiếng trầm trồ vừa dứt, trong đại sảnh nhiều người thấy ngay là không ổn. Tiếng hoan hô kia lại là tán dương kẻ đại địch mà họ bảo là quân Hồ Lỗ ai nấy đang lăm lăm giết chết, thế có phải là nuôi dưỡng cho nhuệ khí của địch mà làm giảm uy phong của mình hay sao? Thế nhưng tiếng hò reo đã ra khỏi miệng rồi, không còn có thể nào thu về được nữa, thấy Kiều Phong đánh ra chiêu thứ hai Hà Sóc Lập Uy cũng lại cực kỳ tinh diệu, so với chiêu thứ nhất không thể phân biệt được chiêu nào hay hơn chiêu nào nên trong đại sảnh lại có một số đông hô hoán. Thế nhưng vì đã nhiều người cảnh giác cố nén lòng nên tiếng hò reo không vang dậy như lần thứ nhất, nhưng cũng lắm kẻ xuýt xoa nho nhỏ “Chà!”, “Ồ” ... nghe giọng điệu cũng chẳng khác lớn tiếng tán dương.
Kiều Phong lúc đầu cùng mọi người ác đấu, quần hùng ai nấy cố gắng phòng ngự e sợ ông hung mãnh dữ dằn, bây giờ tạm bỏ những quan ngại sang một bên, lúc ấy mới lãnh ngộ được những chỗ tinh diệu tuyệt luân trong võ công của ông.
Đến lúc Kiều Phong và Huyền Nạn trao đổi bảy tám chiêu rồi, hai bên ai cao ai thấp đã rõ. Hai người đều sử dụng những quyền chiêu bình thường không có gì là kỳ lạ, nhưng Kiều Phong chiêu nào cũng chậm hơn một bước, đều nhường cho Huyền Nạn ra tay trước. Huyền Nạn mỗi khi xuất chiêu, Kiều Phong liền ra thế để giải nhưng không biết có phải vì ông tuổi trẻ nên sức còn tráng kiện, hay là hành động nhanh nhẹn hơn mà chiêu nào cũng ra sau tới trước. Thái Tổ trường quyền vốn dĩ chỉ có sáu mươi tư chiêu, thế nhưng chiêu nào cũng khắc chế lẫn nhau, Kiều Phong nhìn rõ quyền chiêu của đối phương rồi sau đó mới ra thế giải chống trả lại thì Huyền Nạn làm gì mà chẳng thua? Đạo lý đó ai mà chẳng biết thế nhưng bốn chữ “hậu phát tiên chí” để áp dụng vào một đại cao thủ như Huyền Nạn thì mọi người nếu không chính mắt thấy hôm nay, sau này có nghĩ đến cũng không dám.
Huyền Tịch thấy Huyền Nạn nghiêng qua ẹo lại, chống đỡ không nổi liền kêu lên:
- Ngươi là giống chó má Khất Đan, ra tay toàn trò ti tiện.
Kiều Phong thản nhiên đáp:
- Ta sử dụng đây là quyền pháp của Thái Tổ bản triều, sao đại sư lại dùng hai chữ ti tiện là sao?
Quần hùng nghe nói thế liền hiểu ngay vì sao ông lại sử dụng Thái Tổ trường quyền. Nếu như ông dùng một loại quyền pháp khác để đánh bại Thái Tổ trường quyền người ta sẽ không bảo là vì ông công lực thâm hậu hơn mà lại đổ tội cho ông hối nhục võ công khai quốc của Thái Tổ, cái tiếng Di Địch, kẻ Hoa người Hồ kia sẽ càng làm sâu thêm thù nghịch. Còn như cả hai bên đều sử dụng Thái Tổ trường quyền thì ngoài việc tranh đua võ công ra, không còn nói gì khác được nữa.
Huyền Tịch thấy chỉ nháy mắt là Huyền Nạn sẽ rơi vào vòng sinh tử quan đầu nên không còn kể gì, sùy một tiếng tung ra một chỉ nhắm ngay huyệt Tuyền Cơ, chính là tuyệt kỹ điểm huyệt của phái Thiếu Lâm có tên là Thiên Trúc Phật Chỉ. Mặc dù tiếng gió rất nhỏ nhưng Kiều Phong nghe chỉ điểm tới, liền nghiêng người tránh qua nói:
- Đã từng ngưỡng mộ danh tiếng của Thiên Trúc Phật Chỉ từ lâu, quả nhiên công phu ghê gớm thật. Đại sư dùng võ công của người Hồ Thiên Trúc, tấn công quyền pháp của Thái Tổ bản triều. Nếu như đại sư thắng được tại hạ thì chẳng hóa ra là thông Phiên mãi quốc làm nhục đến Trung Hoa hay sao?
Huyền Tịch nghe thế không khỏi bàng hoàng. Võ công phái Thiếu Lâm do Đạt Ma lão tổ truyền lại mà Đạt Ma lại là người Hồ Thiên Trúc. Hôm nay chỉ vì quần hùng cho rằng Kiều Phong là người Hồ Khất Đan nên vây đánh ông, nhưng phái Thiếu Lâm võ công truyền vào Trung Thổ lâu rồi, các gia các phái của Trung Quốc, không nhiều thì ít cũng có liên quan đến phái Thiếu Lâm nên cũng chẳng còn ai nhớ đến cái dây mơ rễ má đó. Bây giờ nghe Kiều Phong nói ra, ai nấy trong lòng chấn động.
Trong đám anh hùng không hiếm người có kiến thức, trong lòng đều nghĩ: “Chúng ta đối với Đạt Ma lão tổ thì kính trọng như thần minh, sao đối với người Khất Đan thì lại hận đến xương tủy, nhưng cả hai cũng đều có phải cùng giòng giống với mình đâu? Ồ, hai giống đó khác nhau xa. Người Thiên Trúc xưa nay đâu có giết hại đồng bào mình, còn người Khất Đan thì hung dữ như lang sói. Xem như thế thì không phải chỉ vì là người Hồ mà giết, bên trong cũng còn phân biệt thiện ác nữa. Thế thì những người Khất Đan kia liệu có ai là người tốt hay không?”. Lúc đó trong đại sảnh đang hồi kịch đấu, một số đông thô lỗ chẳng kể đến chi tiết đó làm gì nhưng cũng có nhiều người hiểu biết tuy suy nghĩ đến chi tiết đó rồi cũng bỏ qua, trong lòng thầm nghĩ: “Kiều Phong chưa hẳn đã là không thể không giết, cái lý của bên mình cũng chưa hẳn chắc như đinh đóng cột”.
Huyền Nạn, Huyền Tịch lấy hai địch một thế nhưng vẫn thủ nhiều công ít. Huyền Nạn thấy quyền pháp mình chiêu nào cũng bị địch nhân không chế, trói chân trói tay, không thể thi triển được chút nào, đến lúc Huyền Tịch xông vào tấn công quyền pháp lập tức biến đổi, chuyển ngay sang La Hán Quyền của phái Thiếu Lâm.
Kiều Phong cười nhạt nói:
- Võ công đó cũng từ người Hồ Thiên Trúc đem sang. Để xem võ công người Hồ lợi hại hay tài nghệ của Đại Tống chúng ta hay hơn?
Trong khi nói, ông liên tiếp vù vù đánh ra mấy đòn Thái Tổ trường quyền. Mọi người nghe thấy thế, trong bụng không biết phải thế nào. Ai nấy cũng vì ông ta là người Hồ mà đến vây đánh, thế nhưng bên mình thì lại dùng võ công Hồ nhân, còn chính Kiều Phong thì lại sử dụng trường quyền của Thái Tổ bản triều để lại.
Bỗng nghe Triệu Tiền Tôn lớn tiếng kêu lên:
- Đâu cần phải biết y sử dụng quyền pháp gì. Gã này giết cha, giết mẹ, giết thầy, đáng chết lắm. Tất cả mọi người cùng tiến lên đi.
Y miện thì la, chính mình cũng xông vào trước. Kế đó Đàm công, Đàm bà, Từ trưởng lão, Trần trưởng lão của Cái Bang rồi cha con nhà họ Đơn Thiết Diện Phán Quan ... tất cả đến mấy chục người cùng ùa lên. Những người đó đều là những hảo thủ, võ công cao cường, tuy đông nhưng không vì thế mà hỗn loạn, người này lên thì kẻ kia xuống chẳng khác gì xa luân chiến.
Kiều Phong múa chưởng đánh ra, vừa đánh vừa nói:
- Các ngươi bảo ta là người Khất Đan, thế thì Kiều Tam Hòe Kiều công công, Kiều bà bà có phải cha mẹ ta đâu. Không nói gì hai vị lão nhân gia là người ta kính yêu không bao giờ có ý gia hại, mà dù ta có giết chăng nữa cũng không thể đổ lên đầu ta cái tội “giết cha, giết mẹ” được. Huyền Khổ đại sư là thụ nghiệp ân sư của ta, nếu phái Thiếu Lâm thừa nhận ông ta là thầy ta, thì Kiều mỗ phải là đệ tử Thiếu Lâm, các vị vây đánh một đệ tử Thiếu Lâm thì vì cớ gì?
Huyền Tịch hừ một tiếng nói:
- Cưỡng từ đoạt lý, nói lấy được cho mình.
Kiều Phong nói:
- Nếu bảo là nói lấy được thì đâu có còn là cưỡng từ đoạt lý. Nếu như các ông không cho ta là đệ tử Thiếu Lâm thì làm gì đổ cái tội "giết thầy" lên đầu ta được? Người đời có nói rằng: Yêu nhau trái ấu cũng tròn, ghét nhau bồ hòn cũng méo. Các ngươi muốn giết ta thì cứ quang minh lỗi lạc ra tay, việc gì phải đổ lên đầu ta cái tội nói lấy được, cưỡng từ đoạt lý?
Ông miệng nói hùng hồn nhưng tay chân không ngừng chút nào, tay đấm Đơn Thúc Sơn, chân đá Triệu Tiền Tôn, chỏ thúc một đại hán áo xanh chưa bao giờ gặp, chưởng đánh một ông già râu bạc chưa biết tên, vừa nói vừa đánh luôn bốn người. Ông biết những người này không phải là phường gian ác nên ra tay vẫn để lại chút dư tình, mười bảy mười tám người bị trúng đòn nhưng không ai đến nỗi chí mạng. Còn như anh em Cái Bang thì lại càng nhẹ đòn hơn, Từ trưởng lão vừa xông đến ông liền tránh ra chỗ khác.
Thế nhưng tham dự anh hùng yến đông quá, đánh ngã hơn một chục người thì lại có thêm mười người đầy sinh lực xông vào thay thế. Đấu thêm một lát nữa, Kiều Phong trong bụng kinh hãi thầm: “Nếu cứ đánh mãi thế này, thể nào chẳng có lúc mình hết hơi hết sức, chân tay mỏi mệt, chi bằng tìm cách chạy trước đi là hơn”. Một mặt ông vẫn ra chiêu, mặt khác tìm đường đào tẩu.
Triệu Tiền Tôn nằm dưới đất tuy không cử động được nhưng đã nhìn ra thâm ý của Kiều Phong dang toan tìm đường chạy liền lớn tiếng nói:
- Mọi người cố gắng ngăn chặn đừng để tên chó má vạn ác bất xá này có cơ trốn thoát.
Kiều Phong đang say đấu, hơi rượu xông lên lửa giận mỗi lúc một cao, nghe thấy Triệu Tiền Tôn lên tiếng nhục mạ mình không còn khống chế được, quát lớn:
- Thằng chó má này lấy mạng mi trước hết.
Ông vận công vào cánh tay, một chiêu phách không chưởng nhắm ngay y đánh tới. Huyền Nạn và Huyền Tịch cùng kêu lên:
- Không xong!
Hai người lập tức đưa tay phải muốn cùng một lúc chống đỡ chưởng của Kiều Phong để cứu mạng Triệu Tiền Tôn. Bỗng từ trên không có vật gì thấp thoáng, rồi tiếng người kêu rống lên thảm thiết, trước ngực bị chưởng lực của Huyền Nạn, Huyền Tịch đánh trúng, sau lưng bị phách không chưởng của Kiều Phong, ba luồng lực đạo mạnh mẽ kinh người cùng ép lại, khiến y gân cốt nát nhừ, tạng phủ vỡ tan, máu miệng phun ra nằm bẹp như một đống bùn dưới đất.
Việc xảy ra khiến cho Huyền Nạn, Huyền Tịch kinh hoảng mà đến Kiều Phong cũng thật ngoài ý muốn. Thì ra đó chính là Khoái Đao Kỳ Lục. Y treo lơ lửng trên không cũng đã lâu rồi, đong đưa qua lại làm cho thanh đao bập vào xà nhà lỏng ra. Người y vừa rơi xuống, khéo làm sao chính lúc ba người toàn lực ra tay đánh tới, thật chẳng khác nào hai phiến sắt ép hai bên thì làm gì mà không bỏ mạng?
Huyền Nạn nói:
- A Di Đà Phật, thiện tại, thiện tai! Kiều Phong, ngươi quả đã làm nhiều đại nghiệt.
Kiều Phong phẫn nộ nói:
- Người này ta giết một nửa, hai sư huynh đệ các ông giết một nửa, sao lại đổ cả lên đầu ta là sao?
Huyền Nạn đáp:
- A Di Đà Phật, tội thay, tội thay! Nếu không phải vì ngươi hại người trước thì làm gì có trận đấu ngày hôm nay?
Kiều Phong càng giận dữ nói:
- Được rồi, mọi việc cứ trút hết vào ta đi, thế thì đã sao nào?
Trong cơn ác đấu, tính hung dữ của ông nổi lên, Kiều Phong tung hoành chẳng khác gì một con mãnh thú, tay phải chộp ra nắm ngay một người chính là đứa con trai thứ của Đơn Chính Đơn Trọng Sơn, tay trái đoạt lấy đơn đao trong tay y, tay phải cầm dộng xuống một cái, đầu Đơn Trọng Sơn nát ngướu, chết ngay tại chỗ.
Quần hùng lập tức nhao nhao la hét, kẻ thì kinh hoàng, người thì phẫn nộ. Kiều Phong giết người rồi, ra tay lại càng như điên như cuồng, đơn đao vung tít lên, tay phải khi quyền khi chưởng, tay trái đơn đao khi phạt ngang, khi chém xuống, lúc đâm lúc bổ uy thế không sao đương cự nổi, trên bức tường trắng trước mặt nhòe nhoẹt đầy máu tươi, trong đại sảnh cũng ngổn ngang xác chết, kẻ thì đầu một nơi mình một nẻo, kẻ thì cụt chân lòi ruột. Lúc này ông chẳng còn nghĩ gì đến tình cũ với người trong Cái Bang, cũng chẳng còn hơi đâu nhìn xem đối thủ là ai, mắt đỏ long lên sòng sọc, gặp ai giết nấy. Hề trưởng lão cũng chết dưới đao của ông ta rồi.
Trong số những người đến dự anh hùng yến, mười phần thì tám chín đã từng tự tay giết người, nổi danh trong võ lâm không phải chỉ nhờ vào giao du, nịnh nọt. Nếu họ không chính tay giết người thì việc sát nhân phóng hỏa cũng đã thấy nhiều lần. Thế nhưng cuộc ác đấu kinh tâm động phách hôm nay thì trong đời chưa ai từng thấy. Địch nhân chỉ có một người thế nhưng không khác gì một con hổ điên, lại như ma quỉ, thoắt bên đông, vụt bên tây, chém giết, xung sát. Rất đông cao thủ tiến lên tiếp chiến đều bị ông dùng những chiêu thức vừa nhanh nhẹn, vừa mạnh bạo, vừa độc địa, vừa tinh vi giết sạch. Quần hùng nào có phải là những kẻ kinh khiếp sợ chết thế nhưng thấy đối phương như điên như cuồng, võ công lại không ai địch nổi, trong đại sảnh máu huyết vung vãi, xác người ngổn ngang, tai nghe tiếng người bị giết kêu la thảm thiết nên đến quá nửa đã dợm bỏ chạy, cốt sao tránh cho xa, Kiều Phong có tội cũng tốt mà vô tội cũng hay, chẳng muốn dây dưa gì nữa.
Du Thị Song Hùng thấy tình hình bất lợi, hai người tay trái cầm khiên, tay phải người cầm thương ngắn, người cầm đơn đao, huýt một tiếng còi, giơ khiên hộ thân chia từ hai bên tả hữu xông vào Kiều Phong.
Kiều Phong tuy ra tay tàn sát không còn kiêng nể gì nữa nhưng chiêu thức nào của địch tấn công tới ông đều chăm chú quan sát, tâm ý không loạn chút nào nên vẫn giữ được chưa bị thương. Ông thấy hai anh em họ Du tấn công tư thế độc địa, lập tức vù vù chém luôn hai đao, chặt hai người hai bên ngã xuống để chiếm lấy tiên cơ, rồi xông vào tấn công Du Ký. Đao của ông vừa chém xuống, Du Ký liền đưa khiên lên đỡ, nghe choang một tiếng, đơn đao của Kiều Phong nẩy ngược lên, lưỡi đao lập tức quằn lại không còn dùng được nữa. Hai chiếc thuẫn của họ Du đều làm bằng thép rèn thành, dù có bảo kiếm cũng không chặt nổi, huống chi thanh đao trong tay Kiều Phong chỉ là một võ khí tầm thường đoạt được trong tay Đơn Trọng Sơn?
Chiếc khiên của Du Ký đã gạt được binh khí địch rồi, đoản thương trong tay liền như một con rắn độc ra khỏi động, đi theo dưới thuẫn luồn ra, đâm vào bụng dưới Kiều Phong. Cũng ngay khi đó, ánh hàn quang lấp lánh, chiếc khiên trong tay Du Câu cũng quét ngang hông đối phương.
Chỉ trong nháy mắt, Kiều Phong nhìn thấy mép chiếc khiên cực kỳ sắc bén nhưng lại khoét vào chẳng khác gì một lưỡi đại phủ, nếu để y quét trúng thân hình sẽ đứt ra làm hai, quả là lợi hại vô cùng, liền quát lên một tiếng:
- Quân này giỏi thật!
Ông vứt bỏ đơn đao trong tay, tay trái dùng quyền, nghe choang một tiếng lớn, trúng ngay chính giữa chiếc khiên Du Ký cầm, tay phải lại đấm một cái, nghe choang một tiếng nữa trúng chiếc khiên của Du Câu.
Du Thị Song Hùng thấy thân trên tê dại, bị quyền lực vô cùng hồn hậu của Kiều Phong chấn động, mắt nổ đom đóm, hai cánh tay ê ẩm, cả khiên lẫn đao thương cầm không vững, bốn món binh khí loảng xoảng rơi xuống. Hai người hổ khẩu cùng rách bét ra, tay đầy máu.
Kiều Phong cười nói:
- Hay lắm, để hai món binh khí sắc bén lại cho ta.
Ông liền cầm hai chiếc khiên, múa lên che đỡ. Hai chiếc cương thuẫn này quả là khí giới vừa công vừa thủ cực kỳ lợi hại, chỉ nghe “Ối, ối” mấy tiếng đã có năm người chết vì hai chiếc khiên. Du thị huynh đệ mặt mày tái mét, thần khí chán chường, Du Ký kêu lên:
- Em ơi, thầy có nói rằng, khiên còn người còn, khiên mất người chết.
Du Câu cũng đáp lại:
- Anh ơi, hôm nay anh em mình thật là đại nhục, còn mặt mũi nào sống ở trên đời?
Hai người nhìn nhau gật đầu một cái, cùng cầm binh khí, một đao một thương tự đâm luôn vào chính mình, lập tức chết ngay. Quần hùng cùng kêu lên:
- Ối chà!
Thế nhưng đang lúc Kiều Phong múa cương thuẫn như gió cuốn, có ai dám tới gần ông ta năm sáu thước đâu? Mà cũng có ai vào gần ông được?
Chỉ nghe tiếng một thanh niên khóc rống lên:
- Cha ơi! Cha ơi!
Chính là con trai Du Câu, Du Thản Chi. Kiều Phong sững sờ, không ngờ Du thị huynh đệ của Tụ Hiền Trang lại tự sát. Ông thấy sau lưng toát mồ hôi lạnh, cơn say giảm đi quá nửa, trong lòng không khỏi bàng hoàng, nói:
- Du gia huynh đệ sao phải khổ như thế? Hai chiếc cương thuẫn này ta trả lại các ngươi.
Ông cầm hai chiếc cương thuẫn để luôn xuống bên cạnh xác của Du Thị Song Hùng. Ông vừa cúi xuống chưa kịp đứng lên, bỗng nghe có tiếng một thiếu nữ kêu lên:
- Coi chừng!
Kiều Phong lập tức nhích qua bên trái, ánh sáng xanh lấp loáng, một thanh kiếm đã đâm ngang bên hông. Nếu không nhờ A Châu kêu lên cảnh cáo, dẫu một kiếm chưa chắc gì đã đâm trúng ông ta nhưng thể nào chân tay cũng luống cuống, ở vào thế cực kỳ bất lợi. Người đánh lén chính là Đàm công, một lần không trúng vội vàng nhảy ra thật xa.
Trong khi Kiều Phong và quần hùng giao chiến thì A Châu nép tại một góc sảnh, nguyên khí trong người dần dần tiêu giảm, trông thấy mọi người vây đánh Kiều Phong, nghĩ đến ông ta biết chắc hung hiểm sẽ đến với mình vậy mà vẫn đưa nàng đến để xin chữa bệnh, cái ân đức đó thật dẫu tan thịt nát xương cũng khó mà báo đáp được. Nàng trong lòng cảm kích, lại lo âu, thấy khi Kiều Phong trả lại cương thuẫn, Đàm công từ sau len lén tấn công nên buột miệng kêu lên cảnh giác. Đàm bà giận dữ nói:
- Giỏi dữ a! Con tiểu quỉ đầu này bọn ta không giết mi thì mi lại nối giáo cho giặc.
Bà ta nhún một cái múa chưởng đánh xuống đầu A Châu. Chưởng của Đàm bà chỉ còn cách đỉnh đầu A Châu chừng nửa thước thì Kiều Phong đã tung mình nhảy tới, chộp ngay lưng Đàm bà đẩy mạnh vứt mụ ta qua một bên, nghe lạch cạch mấy tiếng đã đụng phải một chiếc ghế bành bằng gỗ lê vỡ vụn ra từng mảnh. A Châu tuy thoát được chưởng của Đàm bà nhưng cũng sợ đến mặt xanh như tàu lá, thân hình từ từ xụm xuống. Kiều Phong kinh hoảng nghĩ thầm: “Chân khí trong người nàng đã cạn rồi, nhưng trong hoàn cảnh này ta làm gì có cách nào tiếp khí cho cô ta được?”.
Chỉ nghe Tiết Thần Y cười khẩy nói:
- Chân khí của cô nương này trong chốc lát sẽ hết sạch, ngươi có dùng nội lực tiếp khí cho thị hay không nào? Nếu để tắt hơi thì thần tiên cũng không cách gì cứu sống lại được nữa.
Kiều Phong lâm vào cảnh khó xử, biết rằng Tiết Thần Y nói thực nhưng nếu mình chỉ đưa tay giúp đỡ A Châu thì bao nhiêu món binh khí của quần hùng chung quanh sẽ nhắm ông mà phóng tới. Trong đám này kẻ thì chết con, người thì bạn bè, ra tay ai còn dung tình chút nào? Thế nhưng chẳng lẽ đứng giương mắt nhìn nàng đoạn khí mà chết hay sao?
Ông hết sức mạo hiểm đưa A Châu đến Tụ Hiền Trang, đã không được Tiết Thần Y ra tay chữa trị mà lại chết vì hết chân khí thì quả là đáng tiếc. Thế nhưng nếu lúc này ông dùng chân khí tục mệnh cho cô ta thì đúng là đem mạng mình đổi mạng cho nàng. A Châu bất quá chỉ là một a hoàn giữa đường gặp gỡ, nói đúng ra cũng chẳng có gì gọi là giao tình, ra tay cứu giúp chỉ là hành vi hiệp nghĩa tầm thường, đem mạng mình đổi lấy mạng cô ta, thì quả là hơi quá đáng. Kiều Phong nghĩ thầm: “Cô ta nào phải thân nhân của mình, cũng không phải có ơn với ta nên cần báo đáp. Ta đã hết sức được đến thế này cũng đã là nhân chí nghĩa tận, hết lòng hết dạ rồi. Ta phải bỏ chạy ngay, Tiết Thần Y có cứu cô ta hay không, thì chỉ trông vào may rủi”.
Ông liền cúi xuống nhặt hai chiếc cương thuẫn lên, liên hoàn sử chiêu Đại Bằng Triển Xí, hai vòng bạch quang lấp loáng cuồn cuộn, từ từ xông ra cửa sảnh. Quần hùng tuy đông người thật nhưng chiêu số của Kiều Phong thật độc địa, đôi khiên này lại quá ư lợi hại thành ra khi múa lên trong vòng chu vi một trượng không một ai dám tới gần.
Kiều Phong vừa tiến được mấy bước ra phía cửa, chân vừa đặt vào ngạch cửa bỗng nghe một người già nua cấtù tiếng lạnh tanh:
- Giết con a đầu kia trước, báo đại cừu sau.
Chính là tiếng Thiết Diện Phán Quan Đơn Chính. Đứa con cả của ông ta Đơn Bá Sơn liền đáp:
- Vâng!
Y cầm đơn đao nhắm ngay đầu A Châu chém xuống. Kiều Phong trong cơn sững sờ, không kịp suy nghĩ, chiếc khiên tay trái lia ra, xoay vòng vòng bay tới, thế đi thật là mãnh liệt. Bảy tám người cùng lên tiếng kêu la:
- Coi chừng!
Đơn Bá Sơn vội vàng thu đao về gạt ra, thế nhưng Kiều Phong ném ra ghê gớm dường nào, cạnh chiếc khiên lại thực sắc bén, chỉ nghe lách cách, cả người lẫn đao của Đơn Bá Sơn đều bị chém đứt làm đôi. Dư lực của cương thuẫn vẫn còn, nghe soẹt một tiếng chặt luôn một cái cột, cát ngói trên mái nhà loảng xoảng rơi xuống.
Đơn Chính và ba đứa con còn lại đau lòng kêu rống lên nhưng thấy Kiều Phong lẫm lẫm thần uy không ai dám xông vào công kích nhưng sáu bảy người khác vẫn nhào vào A Châu. Kiều Phong cất tiếng mắng:
- Thật đồ mặt dầy!
Vù vù liên tiếp bốn chưởng, ông đánh dạt bọn người đó ra, xông lên trước, tay trái ôm A Châu lấy chiếc khiên che cho cô gái. A Châu thều thào:
- Kiều đại gia, tôi không sống được nữa rồi, đừng lý tới làm chi! Mau ... mau chạy một mình đi!
Kiều Phong thấy quần hùng chẳng còn nghĩ gì tới công đạo, cả bọn xông vào hiếp đáp một cô gái yếu đuối hơi thở mong manh như đèn trước gió, khiến ông nổi cơn cao ngạo ngang tàng, lớn tiếng nói:
- Đã đến nước này, bọn chúng không để cho cô sống đâu, cả hai người mình cùng chết nơi đây vậy.
Tay phải vung ra, đoạt ngay một thanh trường kiếm, khi đâm khi cắt khi chém khi bổ, xông ra phía ngoài. Tay trái ông ôm A Châu nên cử động không thuận lợi, lại mất đi một cánh tay để sử dụng nên cục diện càng thêm khó khăn. Thế nhưng ông đã không còn coi sống chết vào đâu, trường kiếm múa tít lên chém ngang dọc nhưng mới đi được hai bước bỗng thấy lưng đau nhói lên thì ra đã bị người nào đó chém một đao rồi.
Ông liền giơ chân đá ngược về sau, đá kẻ đó văng ra xa hơn một trượng đụng vào một người khác, cả hai cùng chết ngay. Thế nhưng ngay lúc đó, đầu vai của Kiều Phong lại bị đâm một mũi thương, rồi ngực lại bị đâm một kiếm. Ông gầm lên một tiếng, chẳng khác gì tiếng sét giữa trời không, quát lớn:
- Kiều Phong này biết tự xử lấy mình, không để chết vào tay bọn chuột nhắt đâu!
Thế nhưng khi đó quần hùng thấy mình đắc thắng lẽ nào lại để cho ông tự tận? Hơn chục người cùng xông lên, Kiều Phong liền khởi thần uy, tay phải vươn ra chộp ngay vào huyệt Đãn Trung của Huyền Tịch, cầm ông giơ cao lên. Mọi người kêu lên một tiếng, không hẹn mà cùng lùi lại mấy bước.
Huyền Tịch yếu huyệt đã bị nắm trúng rồi, dẫu võ công cao cường nhưng lúc ấy toàn thân tê liệt, không còn cử động gì được, thấy cổ họng chỉ còn cách cương thuẫn chừng một thước, tay trái Kiều Phong chỉ đẩy một cái hay tay phải gạt ngang thì đầu ông sẽ bị cắt đứt ngay nên chỉ còn nước thở dài nhắm mắt chờ chết.
Kiều Phong thấy sau lưng, ngực phải, vai phải cùng đau buốt như bị lửa đốt liền nói:
- Một thân võ công của ta cũng ở chùa Thiếu Lâm mà ra, uống nước phải nhớ nguồn, không lẽ lại giết một cao tăng Thiếu Lâm tự? Kiều mỗ hôm nay đành chịu chết, giết thêm một người, phỏng có ích gì đâu?
Nói xong ông ném Huyền Tịch xuống đất, giang tay ra lớn tiếng nói:
- Các ngươi ra tay đi!
Quần hùng ai nấy ngơ ngác, bị hào khí của ông làm cho sững sờ, nhất thời không ai muốn động thủ. Lại có người nghĩ thầm: “Đến như Huyền Tịch y còn không muốn giết, lẽ nào lại làm hại thụ nghiệp ân sư là Huyền Khổ đại sư?”.
Thế nhưng Đơn Chính có hai đứa con trai bị ông giết chết, thương tâm phẫn khích, liền xông lên giơ đao đâm thẳng vào ngực Kiều Phong. Kiều Phong biết mình đã bị trọng thương, không còn cách nào xung sát trùng vi, nên đứng yên không cử động. Chỉ trong chớp mắt, trong đầu xoay chuyển không biết bao nhiêu sự việc: “Ta thực sự là người Khất Đan hay là người Hán? Kẻ giết chết cha mẹ, sư phụ ta ấy là ai? Ta một đời hành động biết bao chuyện nhân nghĩa, sao hôm nay vô duyên vô cớ sát hại bao nhiêu là anh hùng hiệp sĩ? Ta chỉ vì muốn cứu A Châu, lại để cho mình phải chết uổng, có phải ngu muội khiến cho anh hùng thiên hạ chê cười hay sao?”.
Chỉ thấy khuôn mặt đen sì của Đơn Chính uốn éo biến hình, hai mắt mở trừng trừng cầm đao đâm thẳng vào ngực mình. Kiều Phong vừa đau lòng vừa phẫn nộ, ngửa mặt lên trời hú lên một tiếng như tiếng rống của một mãnh thú sắp lìa trần.


1 Lão bản là ông chủ tiệm, tiếng gọi giới thương nhân
2 Một Bản Tiền có nghĩa là Nghề Không Vốn
3 Kiều Phong lại thăm, tiếng khiêm tốn văn vẻ
4 trèo tường, nhảy lên mái nhà
5 Du Ký, Du Câu trình bày thêm, Tiết Mộ Hoa tiên sinh được người đời gọi là Tiết Thần Y.
6 vì việc đại nghĩa thì đến thân nhân mình cũng phải diệt
7 ỷ tài không sợ gì cả
8 A là tiếng gọi, không kính trọng lắm để chỉ một người bình dân, địa vị thấp kém. Những cô gái trong nhà Mộ Dung có tên Châu (đỏ gạch, tức Chu), Bích (xanh biếc) rồi sau này có thêm Tử (tím đỏ) đều gọi tên theo màu áo mặc.
9 Cẩu hùng là con gấu, cố ý nói trại anh hùng yến thành cẩu hùng hội.
10 Đầy tớ tiếp khách trong trang viện
11 Gửi gấm con côi, tích vua Thục Lưu Bị trước khi chết gửi con là Lưu Thiện cho thừa tướng nước Thục là Gia Cát Lượng trông coi (Tam Quốc diễn nghĩa)
12 cả càn khôn (trời đất) đều nằm trong tay áo
13 tụ là tay áo như trong chữ lãnh tụ (lãnh, cổ áo còn tụ, tay áo) là hai bộ phận đi đầu tiên khi mặc áo nên có nghĩa là dẫn đầu. Trong truyện thỉnh thoảng chúng tôi để nguyên những từ tụ lực (sức từ trong tay áo), tụ phong (gió từ trong tay áo) để khỏi lập đi lập lại
Thiên Long bát bộ (bản mới)
LỜI NÓI ĐẦU
Hồi 1(a)
Hồi 1(b)
Hồi 2(a)
Hồi 2(b)
Hồi 3(a)
Hồi 3(b)
Hồi 4(a)
Hồi 4(b)
Hồi 5(a)
Hồi 5(b)
Hồi 6(a)
Hồi 6(b)
Hồi 7(a)
Hồi 7(b)
Hồi 8(a)
Hồi 8(b)
Hồi 9(a)
Hồi 9(b)
Hồi 10(a)
Hồi 10(b)
Hồi 11(a)
Hồi 11(b)
Hồi 12(a)
Hồi 12(b)
Hồi 13(a)
Hồi 13(b)
Hồi 14(a)
Hồi 14(b)
Hồi 15(a)
Hồi 15(b)
Hồi 16(a)
Hồi 16(b)
Hồi 17(a)
Hồi 17(b)
Hồi 18(a)
Hồi 18(b)
Hồi 19(a)
Hồi 19(b)
Hồi 20(a)
Hồi 21(a)
Hồi 21(b)
Hồi 22(a)
Hồi 22(b)
Hồi 23(a)
Hồi 23(b)
Hồi 24(a)
Hồi 24(b)
Hồi 25(a)
Hồi 25(b)
hồi 26(a)
hồi 26(b)
Hồi 27(a)
Hồi 27(b)
Hôi28(a)
Hôi28(b)
Hồi 29(a)
Hồi 29(b)
Hồi 30(a)
Hồi 30(b)
Hồi 31(a)
Hồi 31(b)
Hồi 32(a)
Hồi 32(b)
Hồi 33(a)
Hồi 33(b)
Hồi 34(a)
Hồi 34(b)
Hồi 35(a)
Hồi 35(b)
Hồi 36(a)
Hồi 36(b)
Hồi 37(a)
Hồi 37(b)
Hồi 38(a)
Hồi 38(b)
Hồi 39(a)
Hồi 39(b)
Hồi 40(a)
Hồi 40(b)
Hồi 41(a)
Hồi 41(b)
Hồi 42(a)
Hồi 42(b)
Hồi 43(a)
Hồi 43(b)
Hồi 44(a)
Hồi 44(b)
Hồi 45(a)
Hồi 45(b)
Hồi 46(a)
Hồi 46(b)
Hồi 47(a)
Hồi 47(b)
Hồi 48(a)
Hồi 48(b)
Hồi 49(a)
Hồi 49(b)
Hồi 50(a)
Hồi 50(b)