watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Thiên Long bát bộ (bản mới)-Hồi 39(b) - tác giả Kim Dung Kim Dung

Kim Dung

Hồi 39(b)

Tác giả: Kim Dung

Chữ danh gắn với chữ tham,
Sân si ràng buộc cởi làm sao đây?
*
* *

Triết La Tinh đáp:
- - Ngươi bảy lượng, ta nửa cân, bộ ngươi tính nết hay lắm hả?
Tiếng Hoa y học chưa đến đầu đến đũa, định nói “kẻ tám lượng,
người nửa cân”, lại thành “kẻ bảy lượng, người nửa cân”. Lão tăng kia
lấy làm lạ hỏi lại:
- Cái gì mà lại bảo “bảy lượng, nửa cân”?
Triết La Tinh mặt đỏ lên nói chữa:
- Ý, ta nói sai rồi, phải là tám cân nửa lượng.
Lão tăng kia cười sằng sặc nói:- Để ta dạy cho ngươi, phải là tám lượng nửa cân. Mấy câu dễ thế
mà cũng nói không xuôi, tiếng Trung Quốc ta ngươi nên học thêm dăm
năm rồi hãy nói cũng chưa muộn.
Triết La Tinh đáp:
- Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.Lão tăng kia cười:
- Ha ha! Ngươi quả là cái túi sách, vậy mà lại không phân biệt được
nửa cân với tám lượng.
Hai sư huynh đệ Triết La Tinh, Ba La Tinh nhất quyết sang Trung
Thổ ăn trộm kinh sách võ học, đọc khá nhiều sách chữ Hán, sự hiểu biết
về Hoa ngữ toàn từ sách vở mà ra, thành thử những tục ngữ thông thường
như “tám lượng, nửa cân” y chỉ nhớ lõm bõm.
Hài nhà sư đánh nhau cả nửa ngày như thế, cũng có bụng mến nhau,
nói nói cười cười rồi trao đổi danh tính. Nhà sư già chính là sư đệ của
phương trượng chùa Thanh Lương Thần Âm đại sư. Triết La Tinh thấy
ông ta không phải là sư chùa Thiếu Lâm nên cũng không hiềm khích gì.
Thần Âm hỏi nguyên do vì sao ông ta đông du, Triết La Tinh liền cho hay
sư đệ y qua Trung Thổ, đến chùa Thiếu Lâm hành hương, chẳng hiểu vì
sao lại bị chùa Thiếu Lâm bắt giữ không chịu thả. Thần Âm vốn dĩ hiếu
sự, hai nữa đố kỵ tiếng tăm vang dậy của chùa Thiếu Lâm, lại muốn khoe
tài khoe giỏi với vị bằng hữu mới quen này, liền nói:
- Sư huynh ta Thần Sơn võ công thiên hạ vô địch, xưa nay có coi
chùa Thiếu Lâm ra gì đâu. Để ta đưa ngươi về gặp sư huynh ta, tìm cách
nào cứu sư đệ ngươi ra.
Thần Âm liền dẫn Triết La Tinh về chùa Thanh Lương hội kiến
Thần Sơn. Thần Sơn nghĩ bụng phương trượng chùa Thiếu Lâm là người
khoan hòa, lẽ đâu lại vô duyên vô cớ bắt giữ Ba La Tinh, bên trong hẳn
có nguyên do trọng đại, thành thử cứ để lần lữa, dò hỏi cho ra, chưa đầy
nửa tháng qua giọng lưỡi nhà sư Thiên Trúc đã biết được bụng dạ Triết
La Tinh, mặc dù y vẫn khăng khăng nói là đi lấy kinh Phật đem về hoằng
dương đạo pháp.
Thần Sơn nghĩ thầm: “Ba La Tinh đến chùa Thiếu Lâm cốt để ăn
trộm kinh, nếu như vừa đến tay đã bị phát giác, chùa Thiếu Lâm ắt chỉ
lấy lại kinh thư, chẳng làm khó gì đâu. Thế nhưng bây giờ lại giữ y lại
không thả ắt hẳn không phải chỉ thò tay ăn cắp mà đã ghi nhớ trong dạ.
Hơn nữa, nếu như gã phiên tăng này chỉ ăn trộm kinh luận Phật điển,
chùa Thiếu Lâm chắc chẳng làm gì mà không chừng còn lựa ra những
bản hay đem tặng y là khác. Sở dĩ họ đem y giam tại chùa, bảy năm
không thả, ắt hẳn y không ăn cắp kinh Phật, mà là võ học bí cập”.
Thần Sơn nghĩ đến “võ học bí cập” của chùa Thiếu Lâm, không khỏi
thèm thuồng ngứa ngáy. Sau mấy ngày suy nghĩ, ông ta liền quyết định:
“Ta cứ thay y đứng ra đòi Ba La Tinh. Cao thủ chùa Thiếu Lâm tuy đông
thật nhưng trong thiên hạ không thể qua khỏi chữ lý. Phái Thiếu Lâm là
lãnh tụ võ lâm, lại là đệ tử nhà Phật, không lẽ lại cậy mạnh lấn lướt
người khác được chăng? Nếu như Ba La Tinh vào tay ta rồi, lo gì y không
thổ lộ võ học bí yếu của phái Thiếu Lâm”.
Y bèn sai đệ tử mang danh thiếp của mình đi mời Quán Tâm đại sư
của chùa Đại Tướng Quốc ở Khai Phong, Đại Thanh đại sư chùa Phổ Độ
ở Giang Nam, Giác Hiền đại sư ở chùa Đông Lâm Lư Sơn, Dung Trí đại
sư chùa Tĩnh Cảnh ở Trường An, cùng đi với Thần Âm và Triết La Tinh
đến chùa Thiếu Lâm. Mời được bốn vị cao tăng rất tiếng tăm có mặt, cốt
để cho chùa Thiếu Lâm e ngại thanh nghị của cả Phật môn lẫn võ lâm,
mà phải theo lý để thả người ra.
Bấy giờ Thần Sơn nghe thấy giọng của Huyền Từ có vẻ dè bỉu liền
ngang nhiên đáp:- Triết La Tinh sư huynh vạn dặm đường xa đến đây, không lẽ
phương trượng không cho sư huynh đệ người ta được gặp nhau một lần
hay sao?
Huyền Từ nghĩ thầm: “Nếu như kiên quyết không để cho Ba La Tinh
ra ngoài, có phải tỏ ra Thiếu Lâm đuối lý hay sao? Làm như thế các cao
tăng chùa Phổ Độ, chùa Đông Lâm e rằng không phục”. Ông liền nói:
- Cho mời Ba La Tinh sư huynh.
Chấp sự tăng truyền lệnh xuống, chẳng mấy chốc, bốn vị lão tăng
đưa Ba La Tinh lên trên điện. Gã Ba La Tinh kia thân hình bé nhỏ, mặt
đen sì, vừa trông thấy sư huynh, vừa buồn vừa mừng, nhảy chồm tới, ôm
chặt lấy Triết La Tinh, nước mắt chảy ròng ròng. Hai người xí xố nói
chuyện một tràng, không biết dùng phương ngôn thổ ngữ của xứ nào bên
Thiên Trúc, người ngoài không sao hiểu được, hẳn là Ba La Tinh kể lại
việc ăn trộm kinh bị chùa Thiếu Lâm bắt giữ không cho về.
Triết La Tinh và sư đệ hai người nói chuyện một hồi lâu rồi mới lớn
tiếng nói bằng tiếng Hoa:
- Phương trượng chùa Thiếu Lâm nói láo rồi, Ba La Tinh đâu có ăn
trộm kinh, chỉ đọc lén kinh Phật thôi. Kinh Phật vốn là của nước Thiên
Trúc đem về, có đọc chút chút đâu có phạm giới! Tổ sư Đạt Ma cũng là
người Thiên Trúc, dạy các ngươi võ công, bây giờ lại giam giữ tì khưu
Thiên Trúc, cái đó là vong ân phụ... phụ... gì gì đó, không có tốt.
Tuy y nói tiếng Hoa không lưu loát thế nhưng lời lẽ cực kỳ xác đáng,
nhất thời các nhà sư Thiếu Lâm không trả lời được, y nhất quyết chối
phắt việc đọc trộm võ kinh, bây giờ không có chứng cứ gì cụ thể ở bên
mình Ba La Tinh, thực khó mà bắt y phải nhận.
Huyền Từ đáp:
- Người xuất gia không phát ngôn bừa bãi. Ba La Tinh sư huynh, nếu
như sư huynh nói sai, không sợ đọa a tì địa ngục hay sao?Ba La Tinh đáp:
- Ta nào có nói sai đâu.
Huyền Từ nói:
- Đại Kim Cương quyền kinh của phái Thiếu Lâm, ngươi có đọc trộm
chưa?
Ba La Tinh đáp:
- Chưa, ta chỉ mượn bộ kinh Kim Cương để đọc thôi.
Huyền Từ hỏi thêm:
- Thế còn Bát Nhãchưởng pháp, ngươi đã đọc trộm chưa?
Ba La Tinh đáp:
- Chưa, ta chỉ mượn đọc một bộ tiểu phẩm Bát Nhã Kinh.
Huyền Từ hỏi tiếp:
- Thế còn Ma Ha chỉ quyết của phái Thiếu Lâm, không lẽ ngươi
cũng chưa từng coi lén hay sao? Hôm Huyền Tiệm sư đệ bắt gặp ngươi ở
bên cạnh Tàng Kinh Lâu, chẳng phải là lúc ngươi vừa ăn trộm bộ chỉ
pháp yếu quyết đó từ bí các lẻn ra đấy ư?
Ba La Tinh đáp:
- Tiểu tăng chỉ vào Tàng Kinh Lâu mượn xem bộ Ma Ha Tăng Chỉ
Luật. Đời Tấn bên quí quốc, năm Long An thứ ba, cao tăng Pháp Hiển
sang Thiên Trúc chúng tôi thỉnh kinh, được rất nhiều bản kinh quí giá,
trong đó có cả Ma Ha Tăng Chỉ Luật. Tiểu tăng mượn đọc bộ kinh này
không biết đã phạm vào giới luật gì của quí tự?
Y thông minh cơ biến, học vấn uyên bác, nếu không sư huynh y đã
chẳng sai đảm trách việc trộm kinh nặng nề này, bây giờ ăn nói cứng cỏi,
chối phắt tất cả mọi việc ăn trộm kinh thư võ học, lại còn dồn chùa Thiếu
Lâm vào chỗ đuối lý. Huyền Từ nhíu mày, miệng niệm A Di Đà Phật,
nhất thời chưa biết phải biện luận với y cách nào.
Đột nhiên bên cạnh hơi có gió động, áo vàng thấp thoáng, vù một
cái một người đã nhắm Ba La Tinh đánh ra một quyền, quyền phong
đúng ngay vào huyệt Chí Dương ở sau lưng vừa nhanh vừa mạnh, cực kỳ
lợi hại.
Chiêu đó quá ư bất ngờ, xem ra không thể nào giải cứu được. Ba La
Tinh lập tức lật ngược tay lại, chưởng trái thủ ngay huyệt Thần Đạo,
chưởng phải án ngữ huyệt Cân Súc, lòng bàn tay ngửa ra ngoài, chưởng
lực đẩy ra. Huyệt Thần Đạo nằm ở trên huyệt Chí Dương còn huyệt Cân
Súc thì nằm ở bên dưới, song chưởng đan lại thành một bức tường chắn,
bảo vệ huyệt Chí Dương, thủ pháp cực kỳ xảo diệu.
Mọi người trong Đại Hùng Bảo Điện thấy chiêu số của y thật vững
vàng, tưởng chừng như hai người cố ý diễn tập để y có dịp được lộ chút
tài nghệ, cũng chẳng khác gì anh em đồng môn sách chiêu, biểu diễn
chưởng pháp thượng thừa, nhịn không nổi ai nấy cùng kêu lên:
- Hảo chưởng pháp!
Chưởng lực của Ba La Tinh đánh dạt quyền của người kia đánh tới,
quyền đó liền biến thành chưởng, chém ngang vào sau ót Ba La Tinh.
Bấy giờ mọi người đã nhìn rõ, người tấn công lén là một tăng nhân trung
niên của chùa Thiếu Lâm. Hòa thượng đó biến chiêu cực nhanh, Ba La
Tinh vừa quay đầu lại, hữu chưởng lại lập tức chém xuống liền.
Ba La Tinh liền nhắm cạnh bàn tay nhà sư kia đâm ngón tay bên trái
ra, nếu y không thu chiêu thì thể nào huyệt Hậu Khoát bên ngón tay út
cũng bị trúng chỉ, khi đó toàn lực của Ba La Tinh tụ vào ngón tay, lập tức
phế ngay bàn tay nhà sư kia. Chỉ đó trông thì bình thường không có gì lạnhưng bộ vị chuẩn xác, lực đạo ngưng tụ, không phải tầm thường. Có
người buột miệng kêu lên:
- Hảo chỉ pháp!
Tăng nhân kia lập tức thu chưởng về, song quyền đánh liên hoàn, chỉ
nháy mắt đã đấm ra bảy cái. Bảy quyền đó chia ra đánh vào trán, cằm,
cổ, vai, tay, ngực và lưng Ba La Tinh nhanh không thể tả. Ba La Tinh
không cách nào tránh né, cũng đánh ra liên tiếp bảy quyền, chỉ nghe bình
bình bình bình bình bình bình bảy tiếng ròn rã, quyền nào cũng đánh
trúng một quyền của nhà sư kia.
Y chỉ trong một sát na nhấp nháy mà quyền nào cũng đánh trúng một
quyền của địch nhân, nếu không phải đã từng luyện tập nhuần nhuyễn thì
dù võ công có cao hơn cũng không ai có khả năng đó được.
Bảy quyền đánh xong rồi, Ba La Tinh chợt nghĩ ngay ra một chuyện,
kêu lên một tiếng hoảng hốt, nhảy lùi về sau. Trung niên tăng nhân kia
không đuổi theo, chỉ chậm rãi lui lại ba bước, chắp tay hành lễ với Huyền
Từ và Thần Sơn, nói:
- Tiểu tăng vô lễ, xin thứ tội cho.
Huyền Từ cũng cười khì khì chắp tay đáp lễ. Thần Sơn mặt hầm
hầm, hừ một tiếng. Huyền Từ quay sang Quán Tâm, Đạo Thanh, Giác
Hiền, Dung Trí tứ tăng nói:
- Xin bốn vị sư huynh chủ trì công đạo.
Trong đại điện bỗng chốc lặng như tờ. Từ khi Thần Sơn thượng nhân
đề cập đến việc chùa Thiếu Lâm giam giữ nhà sư Thiên Trúc Ba La Tinh,
Hư Trúc biết là chuyện trước mắt không liên can gì đến mình, trong lòng
nhẹ nhõm, đến khi một vị sư thúc tổ ra tay tập kích Ba La Tinh nhưng y
đều hóa giải được, hai người sách chiêu xong rồi lui ra, Hư Trúc thấy hai
bên ra chiêu công thủ không có gì đặc biệt, nhưng chẳng hiểu sao phươngtrượng bản tự ra chiều đắc ý, còn đối phương lại có vẻ sượng sùng, mặc
dù ba chiêu vừa rồi Ba La Tinh chưa lộ vẻ gì là kém thế.
Quán Tâm đại sư tằng hắng một tiếng nói:
- Ba vị ý ra sao?
Đạo Thanh đại sư đáp:
- Ba chiêu Ba La Tinh sư huynh vừa sử dụng, chiêu thứ nhất dường
như là chiêu Thiên Y Vô Phùng trong Bát Nhã chưởng pháp, chiêu thứ
hai tựa hồ chiêu Dĩ Dật Đãi Lao trong Ma Ha Chỉ, còn chiêu thứ ba thì
hẳn là chiêu Thất Tinh Tụ Hội trong Đại Kim Cương Quyền.
Thần Sơn thượng nhân liền tiếp lời:
- Ha ha, Phật môn Trung Thổ quả nhiên chịu ơn nước Phật Thiên
Trúc không phải là ít. Năm xưa Đạt Ma tổ sư đem võ học Thiên Trúc qua
phương đông, truyền cho phái Thiếu Lâm, võ kỹ lưu truyền đến ngày nay,
thành thử cao tăng Thiếu Lâm khi ra tay cũng vẫn còn ăn khớp với võ
công Thiên Trúc, quả là điều đáng mừng đáng vui thay. Bát Nhã, Ma Ha
cũng là Phạn ngữ, còn Kim Cương thì là Phạn thần, đông với tây là một,
vạn pháp đồng nguyên, phải nói là võ học không phân biệt cảnh giới, ha
ha! Ha ha!
Quần tăng Thiếu Lâm nghe ông ta nói thế, ai nấy đều có vẻ tức tối.
Mới rồi Ba La Tinh chối phắt việc mình coi trộm võ công bí lục của chùa
Thiếu Lâm, khó có thể nói ai phải ai sai. Nhà sư Thiếu Lâm tuổi trung
niên kia pháp danh Huyền Sinh, là sư đệ của phương trượng, võ công cực
cao, tính tình cương mãnh, đột nhiên xuất kỳ bất ý tấn công Ba La Tinh.
Ông ta đã tính trước rồi, chiêu số và phương hướng tấn công sẽ ép Ba La
Tinh phải dùng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương quyền để
sách giải, nếu như Ba La Tinh chưa từng học ba môn này thì phải sử dụng
công phu bản môn chống đỡ, còn như mới học đang thao luyện, đêm ngày
suy nghĩ, tay chân quen thói công phu của phái Thiếu Lâm, trong chớp
mắt không kịp tính toán, thể nào cũng dùng những chiêu thức thuận tiệnnhất đem ra ứng phó. Ngờ đâu Thần Sơn cưỡng từ đoạt lý, lại nói ngược
ngạo đây là công phu Thiên Trúc.
Võ công chùa Thiếu Lâm quả thực bắt nguồn từ Đạt Ma tổ sư. Bồ
Đề Đạt Ma là người Thiên Trúc, đời nhà Lương đi qua Trung Hoa, cùng
Lương Võ Đế giảng luận Phật pháp, hai bên không hợp nhau nên về ẩn
cư nơi chùa Thiếu Lâm, truyền Thiền tông tâm pháp và tuyệt thế võ công
là chuyện ai ai cũng biết. Thần Sơn thượng nhân là người cực kỳ cơ biến,
khăng khăng bảo rằng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương
quyền đều từ Thiên Trúc truyền qua, nếu vậy Ba La Tinh biết sử dụng thì
chẳng có gì lạ, không thể vì thế mà vu cho y đọc trộm võ công bí cập của
phái Thiếu Lâm.
Huyền Từ ôn tồn nói:
- Phật pháp và võ công bản tự đều từ Đạt Ma tổ sư truyền xuống,
quả đúng như vậy không sai. Đến từ Thiên Trúc, trả lại cho Thiên Trúc,
âu cũng hợp tình hợp lý. Ba La Tinh sư huynh chỉ cần nói thẳng như thế,
bản tự sẽ đem tất cả võ kinh của tổ sư để lại cung kính chép ra trao tặng.
Thế nhưng Bát Nhã chưởng là do phương trượng đời thứ tám của bản
tự Nguyên Nguyên đại sư sáng tác, Ma Ha chỉ là do vị Thất Chỉ đầu đà
công quả trong chùa bốn chục năm nghĩ ra, còn Đại Kim Cương quyền
pháp là do sáu vị cao tăng đời thứ mười một hàng chữ Thông, cùng nhau
công phu nghiên cứu ba mươi năm mới thành. Ba môn đó toàn là võ công
Trung Thổ, so với công phu Thiên Trúc “dĩ ý ngự kình, dĩ kình phát lực”
hoàn toàn khác hẳn. Các vị sư huynh đều là võ học cao nhân, sai biệt bên
trong thoạt trông là thấy, chẳng cần lão nạp phải nhiều lời.
Quán Tâm đại sư, Dung Trí đại sư đều biết lời của Huyền Từ không
sai, cùng quay sang nói với Thần Sơn thượng nhân:
- Ý của sư huynh ra thế nào?
Thần Sơn thượng nhân mỉm cười nói:- Lời của phương trượng chùa Thiếu Lâm hẳn là cao minh rồi, có
điều vẫn còn cố ý phân biệt môn hộ giữa Trung Hoa và Thiên Trúc. Thực
ra dưới con mắt của nhà Phật chúng ta, chúng sinh vô biệt, Trung Hoa,
Thiên Trúc đều là giả danh hư huyễn. Hôm trước Triết La Tinh sư huynh
cùng tiểu tăng bàn luận về võ công Trung Thổ, Thiên Trúc xem giống
nhau khác nhau thế nào, cũng đã từng đề cập đến các chiêu số trong Bát
Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương quyền. Y nói rằng chiêu
Thiên Y Vô Phùng, tiếng Phạn gọi là A Đại Khởi Da, dịch thành tiếng
Hoa có nghĩa là “Mạc Khả Danh Trạng”, chiêu đó tay phải chưởng lực
tuy nhẹ mà là thực, chưởng bên trái lực chìm mà là hư, hư thực đắp đổi
lẫn nhau, kẻ địch nếu như không nhìn ra ắt là rất dễ mắc bẫy. Phương
trượng sư huynh xem câu đó của Triết La Tinh sư huynh có đúng hay
không?
Mặt của Huyền Từ thoáng hiện sắc vàng nói:
- Nhãn quang sư huynh quả là sắc bén, bội phục, bội phục!
Thần Sơn thông minh dĩnh ngộ, kiến thức võ học cực cao, chỉ xem Ba
La Tinh và Huyền Sinh hai bên đối chưởng, đã nhìn ra ngay chỗ tinh
nghĩa của chiêu Thiên Y Vô Phùng, giả vờ nghe từ Triết La Tinh, cốt để
chứng minh đây là võ học Thiên Trúc. Y thấy Ba La Tinh và Huyền Sinh
hai người trao đổi ba chiêu cực kỳ xảo diệu, trong bụng càng thèm muốn
võ công của phái Thiếu Lâm, trong bụng nghĩ thầm: “Mấy gã thầy chùa
Thiếu Lâm đúng là đồ ăn hại, các đời trước truyền lại võ công cao minh
là thế, xem ra chỉ lãnh ngộ được độ ba thành. Cứ để vào tay ta nghiên
cứu qua, thêm vào biến hóa, chỉ vài năm là cùng là đã ăn đứt bọn bị thịt
này rồi”.
Huyền Từ biết ngay câu nói của Thần Sơn chỉ vì xem chiêu số của
Ba La Tinh mà nhìn ra, những gì Triết La Tinh nói, chẳng qua do y bịa ra,
thế nhưng chỉ trong phút chốc mà y đã nghĩ ra được những bí áo trong
môn chưởng pháp cao thâm này, quả là vừa thông minh, vừa sắc sảo, trên
đời ít ai có được. Ông hơi trầm ngâm rồi nói:
- Huyền Sinh sư đệ, phiền sư đệ sang Tàng Kinh Lâu, đem kinh tịch
ba môn công phu này về đây cho các vị sư huynh xem thử.
Huyền Sinh đáp:
- Vâng!
Rồi quay người đi ra khỏi điện, chẳng mấy chốc đã quay về giao lại
cho Huyền Từ. Đại Hùng Bảo Điện và Tàng Kinh Lâu cách nhau đến ba
dặm, Huyền Sinh trong một thoáng đã mang kinh tới, thân thủ quả là
nhanh nhẹn. Người ngoài không biết nội tình, chẳng có gì lạ nhưng chúng
tăng của chùa Thiếu Lâm không ai là không cảm phục ngầm.
Ba bộ kinh thư đó giấy đã ố vàng ngả màu đen, đủ biết đã cũ lắm
rồi. Huyền Từ để kinh thư trên chiếc án sách nói:
- Các vị sư huynh xin xem thử ba bộ kinh thư này công lao sáng tác
thế nào? Nếu như các vị không tin lời lão nạp, không lẽ những vị phương
trượng đời trước đều là cao tăng đức độ lại cũng vọng ngữ dối người hay
sao? Không lẽ lại cũng đoán trước được việc xảy ra hôm nay nên từ mấy
trăm năm trước đã viết sẵn những hàng chữ này để đến bây giờ cưỡng từ
đoạt lý?
Thần Sơn giả vờ như không nghe thấy những điều bóng gió, cầm
quyển Bát Nhã chưởng pháp lên xem, từng trang từng trang giở ra đọc.
Quán Tâm đại sư cũng cầm xem Ma Ha chỉ bí yếu, còn Đạo Thanh đại sư
thì coi Đại Kim Cương quyền thần công. Quán Tâm, Đạo Thanh chỉ coi
lướt qua vài trang mở đầu và lời bạt rồi đưa qua cho Giác Hiền, Dung Trí.
Bốn vị cao tăng đều biết đây là võ công bí bản của phái Thiếu Lâm,
mình là cao thủ danh túc của phái khác, thân phận cao cả, không nên coi
những điều bí ẩn của người ta, hơn nữa Huyền Từ đại sư là một cao tăng
đời nay, nếu đã nói thế không lẽ còn giả, nếu săm soi xem kỹ chẳng hóa
ra có bụng nghi ngờ hay sao, như thế quả là bất kính.Riêng Thần Sơn thượng nhân thì lại làm như thật, từng trang từng
dòng đọc rất kỹ càng, hiển nhiên cố tìm những gì sơ sót bên trong để bắt
bẻ Huyền Từ. Trong đại điện ngoài tiếng thở nhè nhẹ của mọi người và
tiếng giở sách loạt soạt, không còn gì khác. Thần Sơn thượng nhân đọc
hết quyển Bát Nhã chưởng pháp rồi lại xem qua đến Ma Ha chỉ bí yếu,
rồi coi đến Đại Kim Cương quyền thần công, đều chậm rãi xem thật kỹ.
Quần tăng phái Thiếu Lâm chăm chăm nhìn vào mặt Thần Sơn xem
ông ta có tìm thấy trong ba bản cổ tịch này điều gì để cãi lại hay không,
nhưng thấy mặt ông ta vẫn trơ trơ, không vui mừng mà cũng không thất
vọng. Chỉ thấy ông ta chậm rãi xem cho kỳ hết, gập bản Đại Kim Cương
quyền thần công lại rồi, hai tay bưng lên trả lại cho Huyền Từ phương
trượng, nhắm mắt suy nghĩ, không nói một lời. Huyền Từ thấy bộ dạng
ông ta như thế không đoán được tình huống ra sao.
Một lúc sau, Thần Sơn thượng nhân mở mắt ra quay sang nói với
Triết La Tinh:
- Sư huynh, hôm đó sư huynh đọc Bát Nhã chưởng yếu quyết cho lão
nạp nghe, ta nhớ được tiếng Phạn là như vầy: Nhân khổ nải la tư, bất nhĩ
cam nhi tinh, kha la ba cơ tư thản, binh na tư nê, đại nhĩ bất thản la... dịch
sang tiếng Hoa thì là: Nếu như đêm dài không an, trong lòng hoang mang,
không biết làm sao nhiếp phục thì hãy luyện nội công yếu nghĩa thứ nhất
của Bát Nhã chưởng. Có phải đúng thế không?
Triết La Tinh ngạc nhiên, không hiểu ý tứ y ra sao, thuận miệng đáp
liều:
- Đúng đó, sư huynh dịch thật là giỏi.
Các cao tăng chùa Thiếu Lâm người nào người nấy mặt mày ngơ
ngác, ai cũng thất sắc những người vai vế hơi thấp một chút đều cố gắng
lắng tai nghe. Thần Sơn lại xí xố đọc một tràng tiếng Phạn, nói tiếp:
- Đoạn Phạn văn này dịch thành tiếng Hoa hẳn phải là: Nếu tâm tư
xao động, hãy xem tâm mình xao động là vì đâu, tâm đã trú được vào nơivô xứ rồi thì xao động kia còn dựa vào đâu mà tồn tại? Xem xét tâm cho
rạch ròi kỹ lưỡng thì sẽ biết được an tâm vào chỗ nào? Quán chiếu được
gốc trí tuệ vốn là không thì ràng buộc đều hết. Thấy là hết mà chẳng dứt
được, ấy là chưa diệt tịch vậy. Xem xét mà chưa thông tỏ rõ ràng, ấy là
chưa đạt tới quán chiếu vậy. Cảnh trí đều dứt được rồi, bao nhiêu tâm lự
đều trở thành an nhiên. Bên ngoài không vương vào bụi bặm, bên trong
không mắc vào trụ định, trong ngoài đều dứt, một tính an vui, đó là yếu chỉ
của nội công Bát Nhã chưởng.
Triết La Tinh lúc này đã đoán được dụng ý của ông ta rồi, hứng chí
nói:
- Chính thế! Chính thế! Hôm trước tiểu tăng đàm luận Phật pháp với
sư huynh trên núi Thanh Lương Ngũ Đài Sơn, khi bàn về võ công yếu
quyết của Bát Nhã chưởng Thiên Trúc thì đúng là như vậy đó.
Thần Sơn thượng nhân đáp:
- Hôm đó sư huynh nói về Đại Kim Cương quyền yếu chỉ và Ma Ha
chỉ bí quyết, tiểu tăng cũng vẫn còn nhớ được.
Nói xong ông ta lại thao thao bất tuyệt đọc một đoạn Phạn văn, rồi
lại đọc một đoạn kinh văn võ học. Huyền Từ và chúng tăng chùa Thiếu
Lâm nghe Thần Sơn đọc tuy không phải không có chữ nào sai nhưng
không có gì sai lầm lắm, quả thực đúng là những yếu chỉ trong ba bộ cổ
tịch kia, ai nấy biến sắc. Người này quả là kỳ tài, chỉ lẩm nhẩm đọc qua
một lượt mà đã nhớ kỹ được ba bộ võ học yếu tịch trong lòng, lại thêm
tinh thông tiếng Phạn, dịch ra tiếng Phạn trước, rồi theo đúng tiếng Hoa
đọc lại. Đạo Thanh, Dung Trí, và những tăng nhân hàng chữ Huyền chữ
Tuệ ai ai cũng thông thạo Phạn văn, lại thấy bản tiếng Hoa cũng thật phù
hợp, tưởng chừng như có bản tiếng Phạn thật, rồi ai đó dịch thành tiếng
Trung Hoa. Nếu đúng như thế, không những bao nhiêu tội lỗi đọc trộm
kinh thư của Ba La Tinh đều xóa sạch, mà cả đến Nguyên Nguyên đại sư,
Thất Chỉ đầu đà những cao tăng đời trước của chùa Thiếu Lâm, trở thành
kẻ ăn cắp sao chép của người khác, là phường khi thế đạo danh. Chuyện
này nếu như theo lý mà tranh, Thần Sơn lanh mồm lanh miệng, chưa chắcgì cãi lại được ông ta. Huyền Từ giận lắm nhưng nhất thời chưa tìm ra
cách nào đối phó.
Huyền Sinh đột nhiên vượt mọi người bước ra nói với Triết La Tinh:
- Đại sư nói rằng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương quyền
của bản tự đều truyền từ Thiên Trúc sang dĩ nhiên đại sư phải tinh thông
những môn này lắm lắm. Tiểu tăng muốn lãnh giáo cao chiêu của đại sư,
chiêu số tiểu tăng sử dụng quyết không ra ngoài ba môn đó, đại sư ra tay
chỉ điểm cũng chỉ xin hạn chế trong ba môn ấy mà thôi.
Nói xong lạng người một cái đã tiến ra đứng trước mặt Triết La Tinh.
Huyền Từ kêu thầm: “Quả là hổ thẹn! Cái cách đó thật là giản dị, chỉ cần
gã Hồ tăng kia xuất thủ, chân ngụy sẽ biết ngay, vậy mà ta lại không
nghĩ ra?”. Thần Sơn thượng nhân cũng chột dạ: “Cái cách này quả là ghê
gớm, Triết La Tinh đâu biết sử dụng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại
Kim Cương quyền, làm cách nào ứng phó đây?”.
Triết La Tinh mặt mày ngượng nghịu, nói:
- Võ công Thiên Trúc, trứ danh có đến ba trăm sáu mươi môn, tiểu
tăng tuy có biết qua yếu chỉ nhưng đâu phải môn nào cũng tinh thông.
Từng nghe chùa Thiếu Lâm có bảy mươi hai môn tuyệt kỹ, thỉnh vấn sư
huynh, có phải sư huynh bảy mươi hai môn môn nào cũng giỏi chăng?
Nếu như tiểu tăng tùy ý bảo sư huynh biểu diễn ba môn trong số bảy
mươi hai môn đó, liệu sư huynh có thi triển được không?
Câu nói đó khiến Huyền Sinh ngỡ ngàng. Tuyệt kỹ của phái Thiếu
Lâm, cao tăng nào giỏi lắm cũng chỉ biết được năm sáu môn là cùng, nếu
như có ai nhiệm ý chỉ định ba môn cho một vị cao tăng thi diễn thì không
người nào có thể làm được. Tuy Huyền Sinh hiểu biết võ học cực rộng
nhưng trong bảy mươi hai tuyệt kỹ chỉ biết được sáu môn, Triết La Tinh
nói vậy thật đúng, khó mà trả lời được.
Đột nhiên từ bên ngoài một giọng thanh lãng truyền vào:- Đại đức Thiên Trúc, cao tăng Trung Thổ tập trung nơi chùa Thiếu
Lâm giảng luận võ công, quả là một thịnh sự. Tiểu tăng liệu có cái duyên
được làm người khách không mời mà đến, đứng bên cung kính lắng nghe
cao kiến hai bên hay chăng?
Từng câu từng chữ thật rõ ràng truyền vào tai mọi người. Thanh âm
đi từ ngoài núi, đến tai người nghe vừa minh bạch, vừa trung chính bình
hòa, lại không làm tai bị ù đi, nội công người đó vừa cao vừa thuần,
không nói cũng biết, có điều sao y còn ở ngoài xa mà lại nắm vững tình
cảnh trong điện như vậy?
Huyền Từ hơi ngạc nhiên, liền vận nội lực nói vọng ra:
- Nếu là đồng đạo Phật môn, xin mời quang lâm.
Ông lại tiếp:
- Huyền Minh, Huyền Thạch hai vị sư đệ, xin thay mặt ta ra đón
khách quí.
Huyền Minh, Huyền Thạch khom lưng đáp:
- Vâng!
Hai người vừa quay mình định ra ngoài điện bổng nghe từ cửa có
tiếng vọng vào:
- Nghinh tiếp thì không dám nhận, hôm nay được gặp các vị cao
hiền, quả vui mừng khôn xiết.
Y nói một tiếng thanh âm lại gần thêm mấy trượng, vừa hết câu
trong điện đã thêm một tăng nhân trung niên chắp hai tay, bảo tướng
trang nghiêm, miệng mỉm cười nói:
- Sơn tăng nước Thổ Phồn Cưu Ma Trí, tham kiến phương trượng
chùa Thiếu Lâm.Quần tăng thấy thân thủ y như vậy, hết sức kinh dị, đến khi nghe y tự
báo tính danh, rất đông người “Ồ” lên một tiếng, buột miệng:
- Thì ra quốc sư nước Thổ Phồn Đại Luân Minh Vương đã đến!
Huyền Từ đứng lên, tiến lên hai bước, chắp tay khom lưng nói:
- Quốc sư từ xa đến Đông Thổ, quả là có duyên. Tệ tự hôm nay có
một việc khó mà giải quyết, vậy mong quốc sư chủ trì công đạo, đứng ra
phân xử xem đâu là phải đâu là trái.
Nói xong liền giới thiệu Thần Sơn, Triết La Tinh sư huynh đệ, Quán
Tâm tất cả mọi người. Các nhà sư chào hỏi xong, Huyền Từ sai sắp xếp
một chỗ ngay giữa điện, mời Cưu Ma Trí ngồi ở đó. Cưu Ma Trí khiêm
tốn mấy câu rồi mới ngồi xuống, tính như thế ông ta ngồi trên cả Thần
Sơn. Người khác thì chẳng nói làm gì, Thần Sơn trong lòng căm tức
ngầm: "Tên phiên tăng này làm bộ làm tịch, chắc gì đã có bản lãnh chân
thực, mình phải thử y một phen mới được".
Cưu Ma Trí nói:
- Phương trượng muốn tiểu tăng chủ trì công đạo, phân biện thị phi
quả thật nhất định không dám. Có điều tiểu tăng khi mới rồi ở ngoài sơn
môn nghe thấy Huyền Sinh đại sư và Triết La Tinh đại sư giảng luận võ
công, cảm thấy hai vị có chỗ không được đúng lắm.
Quần tăng ai nấy rùng mình, nghĩ thầm: “Gã này mồm miệng phách
lối thật”. Huyền Sinh đáp:
- Kính thỉnh quốc sư chỉ điểm khai mở cho!
Cưu Ma Trí mỉm cười nói:
- Triết La Tinh sư huynh mới rồi chất vấn đại sư, dường như muốn
nói rằng phái Thiếu Lâm có bảy mươi hai môn tuyệt kỹ, chưa chắc có ai
tất cả mọi môn đều tinh thông, lời nói đó sai rồi. Đại sư thì bảo là Ma Hachỉ, Bát Nhã chưởng, Đại Kim Cương quyền là bí truyền của phái Thiếu
Lâm, trừ đệ tử đích truyền trong quí phái, người ngoài không ai có thể
biết được, nếu không thì hẳn học trộm của quí phái mới có được, câu đó
cũng không đúng chút nào.
Câu nói của ông ta phủ nhận cả hai người, quần tăng nghe xong ai
nấy bần thần, không hiểu dụng ý ra sao. Huyền Sinh lớn tiếng nói:
- Cứ như quốc sư vừa nói, có người kiêm thông đủ cả bảy mươi hai
tuyệt kỹ của tệ phái hay sao?
Cưu Ma Trí gật đầu:
- Quả đúng như thế!
Huyền Sinh hỏi tiếp:
- Xin hỏi quốc sư, vị đại anh hùng đó là ai thế?
Cưu Ma Trí đáp:
- Thật tình không dám nhận.
Huyền Sinh biến sắc:
- Là quốc sư đấy ư?
Cưu Ma Trí gật đầu chắp tay, thần thái nghiêm nghị đáp:
- Chính thế!
Hai tiếng đó ra khỏi miệng ông ta, các nhà sư ai nấy mặt mày ngơ
ngác, nghĩ thầm: “Gã này quả là huênh hoang quá đỗi, dám bạo miệng
như thế có khác gì thằng điên?”. Bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái
Thiếu Lâm có môn chuyên luyện hạ bàn, có môn chuyên luyện khinh
công, môn thì nặng về quyền chưởng, môn lại sử dụng ám khí, hoặc đao
hoặc bổng, mỗi môn có một chỗ đặc biệt, người sử kiếm không biết sửthiền trượng, người có đại lực thần quyền thì lại không chuyên về ám khí.
Tuy có người tinh thông năm sáu môn thật, nhưng môn nọ phụ môn kia
chứ không chõi lẫn nhau.
Huyền Sinh và Ba La Tinh cùng luyện Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ,
Đại Kim Cương quyền ba môn công phu vì đều là công phu dùng tay.
Theo như cố lão tương truyền, cao tăng đời trước có người kiêm thông
được đến mười ba môn tuyệt kỹ nên được gọi là Thập Tam Tuyệt Thần
Tăng, chùa Thiếu Lâm thành lập đã mấy trăm năm qua, chỉ có một người
duy nhất. Cao tăng phái Thiếu Lâm ai nấy đều biết mà Thần Sơn, Đạo
Thanh thì cũng biết rõ, còn nếu bảo rằng một người biết đủ bảy mươi hai
môn, thật có khác gì khinh lờn người khác.
Trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, có đến mười
ba mười bốn môn cực kỳ khó luyện, dẫu người thiên tư cực cao, cả đời
khổ tu một môn, cũng chưa chắc đã luyện thành. Hiện giờ cả chùa có trên
một nghìn nhà sư, dù có hợp lại tất cả cũng không có đủ bảy mươi hai
môn tuyệt kỹ. Xem chừng Cưu Ma Trí độ trên dưới bốn mươi, dẫu có mỗi
năm luyện được một môn, tính ngay từ khi vừa ra khỏi bụng mẹ thì cũng
phải mất bảy mươi hai năm. Huống chi mỗi một môn trong bảy mươi hai
tuyệt kỹ này đều hết sức thâm áo phức tạp, không lẽ y một năm luyện
được đến mấy môn?
Huyền Sinh bụng cười thầm nhưng ngoài mặt vẫn hết sức cung kính
nói:
- Quốc sư không phải là người phái Thiếu Lâm, những môn Ma Ha
chỉ, Bát Nhã chưởng, Đại Kim Cương quyền cũng đều tinh thông hay sao?
Cưu Ma Trí mỉm cười đáp:
- Không dám, vẫn mong được Huyền Sinh đại sư chỉ giáo.
Thân hình hơi nghiêng đi, chưởng bên trái đột nhiên giơ ngang,
quyền bên phải đánh ra vù một tiếng, chiếc đỉnh đồng cắm hương trước
tượng Phật Như Lai trúng phải quyền kình, nghe keng một tiếng, nhảy vọtlên, chính là một chiêu trong Đại Kim Cương quyền pháp tên là Lạc
Chung Đông Ứng. Quyền không chạm vào đỉnh mà kêu thành tiếng,
không phải là khó, thế nhưng rõ ràng quyền đánh thẳng ra mà chiếc đỉnh
đồng lại nhảy tưng lên đủ biết lực của quả đấm khéo léo dường nào,
đúng là bí yếu của Đại Kim Cương quyền.
Cưu Ma Trí không đợi cho đỉnh đồng rơi xuống, tay trái lại đánh ra
một chưởng, tư thức đúng là chiêu Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã
chưởng. Chiếc đỉnh đồng đang ở trên không xoay đi nửa vòng, nghe bịch
một tiếng, một vật gì đó rơi xuống, có điều tro trong đỉnh tung tóe thành
một vùng mờ mịt nên không nhìn rõ là gì. Khi đó dư lực chiêu Lạc Chung
Đông Ứng đã hết rồi, chiếc đỉnh rơi tụt xuống, Cưu Ma Trí liền đưa ngón
tay cái ấn về trước một cái, một luồng sức mạnh mẽ bắn ra, chiếc đỉnh
lập tức di chuyển sang bên trái nửa thước. Cưu Ma Trí ấn ra ba lần, chiếc
đỉnh nhích sang một thước rưỡi, lúc đó mới xuống tới đất.
Các cao tăng chùa Thiếu Lâm trong bụng thán phục. Biết rằng gẩy
tay ba lần như thế trông không có gì kỳ lạ, công lực dấu bên trong đã đến
mức siêu phàm nhập thánh, chính là chỉ số chính tông của Ma Ha chỉ, tên
là Tam Nhập Địa Ngục. Ấy là nói tu tập ba cái gẩy tay đó dụng công khổ
sở, mỗi lần ấn ra chẳng khác gì một lần đi vào địa ngục.
Tro than nhạt dần, thấy dưới đất có vật gì to bằng bàn tay, chúng
tăng nhìn xuống, ai nấy đều kinh hoảng, kêu bật lên một tiếng, đó chính
là một bàn tay bằng đồng thau, năm ngón tay rõ ràng, cạnh bàn tay sáng
loáng, chói lọi như vàng, lưng bàn tay màu rỉ xanh. Cưu Ma Trí phất tay
áo một cái, cười nói:
- Môn Cà Sa Phục Ma Công này luyện chưa được tinh, xin phương
trượng sư huynh chỉ điểm.
Câu nói chưa dứt, chiếc đỉnh ở cách xa bảy thước trước mặt kia
dường như một sinh vật sống, tự nhiên xoay vòng mấy cái, lúc đứng lại,
phía trước kia quay vào bên trong nay hướng ra ngoài, trên thân đỉnh có
một dấu cắt hình bàn tay, vết cắt sáng loáng. Những người vai vế hơithấp trong quần tăng bấy giờ mới rõ, Cưu Ma Trí vừa rồi sử dụng chiêu
Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã chưởng chưởng lực không khác gì
bảo đao sắc bén, cắt trên đỉnh một vết hình bàn tay.
Huyền Sinh thấy ông ta ra tay ba lần môn nào cũng hơn mình xa lắc,
trong lòng nguội lạnh nghĩ thầm: “Xem chừng vị thần tăng này lời nói
không sai, bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm từ Thiên Trúc
truyền vào thật, y tập theo cách thức từ nguyên địa nên những bí áo so
với bên Trung Thổ mình cao minh hơn nhiều”.
Ông liền chắp tay khom lưng nói:
- Thần kỹ của quốc sư khiến cho tiểu tăng được dịp mở mắt, bội
phục, bội phục!
Môn sau cùng Cưu Ma Trí sử dụng là Cà Sa Phục Ma Công, Huyền
Từ phương trượng tốn không biết bao nhiêu thì giờ tu tập môn này, đến
khi Thiền học tinh tiến rồi cảm thấy hối hận vì mình đã bỏ nhiều năm
tháng luyện tập thực là vô vị. Thế nhưng nghĩ lại mình có một môn thần
công độc đáo trong thiên hạ cũng thấy tự an ủi, bây giờ xem Cưu Ma Trí
tùy ý phất tay áo một cái, tiêu sái tự tại, miệng vẫn nói nói cười cười, tay
áo tuy động nhưng không sợ nói năng mà tiết chân khí, việc đó mình
không sao làm được, trong lòng ngổn ngang trăm mối.
Trong một thoáng đại điện không một tiếng động, người người đều bị
thần công tuyệt thế của Cưu Ma Trí trấn nhiếp. Qua một lúc sau, Huyền
Từ thở dài một tiếng nói:
- Lão nạp đến hôm nay mới biết thiên ngoại hữu thiên, nhân thượng
hữu nhân, mấy chục năm khổ học nhưng dưới mắt quốc sư, thật chẳng bõ
cười. Ba La Tinh sư huynh, chùa Thiếu Lâm là nơi hồ cạn không dung
chứa nổi giao long, phúc bạc không lưu giữ nổi khách quí, xin sư huynh
tùy tiện.
Câu nói của Huyền Từ khiến cho Triết La Tinh và Ba La Tinh mừng
hiện ra nét mặt. Thần Sơn thượng nhân thì vừa mừng vừa buồn, mừng vìBa La Tinh quả nhiên tinh thông tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm nên
Huyền Từ phương trượng mới giữ y lại, buồn vì việc này mình chẳng có
công lao gì, toàn do Cưu Ma Trí xuất lực mà thành, người này võ công
cao cường như thế, khống chế toàn cục, nếu mình còn mong từ tay Ba La
Tinh để học tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, e rằng khó càng thêm khó,
huống chi võ công bí cập Ba La Tinh ăn trộm được cũng chỉ vài môn, so
với sở học của Cưu Ma Trí thấm thía gì? Trên đời này đã có người như
Cưu Ma Trí thì những gì mình đã mưu đồ, dù thành hay bại cũng chẳng
đáng vào đâu.
Cưu Ma Trí thản nhiên như không, chỉ chắp tay nói:
- Thiện tai! Thiện tai! Phương trượng sư huynh có gì mà phải khiêm
tốn quá như thế?
Bao nhiêu sư sãi trong chùa Thiếu Lâm ai nấy ủ rũ cúi đầu, biết rằng
phương trượng bị bắt buộc phải nói như thế, ấy là tự nhận võ công phái
Thiếu Lâm không bằng người ta. Phái Thiếu Lâm mấy trăm năm qua
danh tiếng lừng lẫy, đứng đầu về võ học trong thiên hạ. Việc xảy ra hôm
nay, không những chùa Thiếu Lâm thua một trận không còn gì mà còn
khiến cho võ nhân Trung Thổ mất mặt trước người Phiên. Quán Tâm,
Đạo Thanh, Giác Hiền, Dung Trí, Thần Âm cũng thấy bẽ mặt, việc xảy
ra như thế này thật ngoài dự liệu của họ khi lên chùa Thiếu Lâm.
Huyền Từ quả tình cũng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi. Ông nghĩ chùa
Thiếu Lâm lưu giữ Ba La Tinh chẳng qua chỉ để võ công tuyệt kỹ trong
bản tự không bị tiết lộ ra ngoài, thế nhưng thần công như Cưu Ma Trí đây,
tuy chưa chắc đã tinh thông toàn bộ bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản tự
nhưng cũng không phải là ít, có giữ Ba La Tinh thêm cũng chẳng ích gì.
Ba La Tinh nhớ được tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm bất quá chỉ được ba
môn, so với những gì Cưu Ma Trí biết thật chẳng đến đâu. Vị Đại Luân
Minh Vương này võ công cao siêu khôn lường, trong chùa không một ai
có thể là địch thủ của y được, ví thử tất cả các cao thủ cùng xông lên, lấy
nhiều thắng ít thì có khác gì bọn vô loại hạ tiện trên giang hồ, phái Thiếu
Lâm đâu có thể làm như thế. Gã Ba La Tinh kia hôm nay hạ sơn, chỉtrong một tháng trên giang hồ đã đồn đãi ầm ỹ, thiên hạ ai ai cũng biết
cả, phái Thiếu Lâm đâu còn có thể làm lãnh tụ võ lâm, chính mình cũng
không còn mặt mũi nào làm phương trượng. Những điều chua xót đó ông
ngậm đắng nuốt cay giữ trong lòng nhưng tình thế này ngoài ra không còn
một lối nào khác nữa.
Trên điện xảy ra như thế, Hư Trúc đều nhìn rõ không sót mảy may,
đến khi nghe phương trượng nói ra câu đó, các bậc tiền bối trong chùa
người nào mặt cũng buồn thiu. Y đưa mắt nhìn sư phụ Tuệ Luân thấy ông
nước mắt ròng ròng, cực kỳ thương tâm, còn có mấy vị sư thúc đấm ngực,
khóc không ra tiếng. Tuy y không hiểu rõ nguyên do bên trong, nhưng
biết rằng vừa rồi Cưu Ma Trí phô bày võ công, trong chùa không ai địch
nổi, phương trượng không còn cách nào khác hơn nên đành phải thả Ba
La Tinh đi.
Thế nhưng trong bụng y có một điều thắc mắc không sao giải được.
Trước mắt tuy Cưu Ma Trí sử dụng Đại Kim Cương quyền quyền pháp,
Bát Nhã chưởng chưởng pháp, Ma Ha chỉ chỉ pháp, chiêu số quả đúng
không sai, y chưa học qua những môn này nên không biết được, thế
nhưng cách vận dụng nội công trong quyền pháp, chưởng pháp, chỉ pháp,
y lại nhìn ra rõ ràng, hiển nhiên đó là Tiểu Vô Tướng Công. Môn Tiểu
Vô Tướng Công y được Tiêu Dao Tử truyền thụ, về sau khi Thiên Sơn
Đồng Mỗ truyền cho y ca quyết của Thiên Sơn Chiết Mai Thủ mới phát
giác trong người y có thần công này, hết sức giận dữ đau lòng vì công phu
đó sư phụ bà ta chỉ truyền cho một mình Lý Thu Thủy mà thôi, Hư Trúc
nhận được từ Tiêu Dao Tử thì giữa Tiêu Dao Tử và Lý Thu Thủy hai
người phải có gắn bó sâu xa, không cần phải hỏi cũng biết. Thiên Sơn
Đồng Mỗ sau đó đã cho y hay cách thức vận dụng Tiểu Vô Tướng Công,
nhưng những điều Đồng Mỗ biết chỉ có hạn, mãi đến khi y xem các đồ
hình trên vách đá trong địa đạo cung Linh Thứu mới hiểu thêm được khá
nhiều bí áo trong môn này.
Tiểu Vô Tướng Công là sở học Đạo gia, nói về thanh tĩnh vô vi, thần
ngao du cõi Thái Hư, tuy cũng na ná như môn võ công “vô sắc vô tướng”
của Phật gia, tuy nhiên tên hơi giống nhau nhưng thực chất lại khác hẳn.Hư Trúc khi nghe Cưu Ma Trí từ bên ngoài dùng trung khí truyền âm
thanh vào, cũng hơi giật mình, biết môn Tiểu Vô Tướng Công của y tài
nghệ rất cao, đến sau thấy y sử dụng quyền pháp, chưởng pháp, chỉ pháp,
tụ pháp, chiêu số tuy huyễn ảo nhưng toàn do Tiểu Vô Tướng Công thúc
đẩy.
Huyền Sinh sư thúc tổ và Ba La Tinh hai người sử chiêu Thiên Y Vô
Phùng và những chiêu khác, từ ngoài vào trong toàn là công phu Phật
môn, Bát Nhã chưởng có nội công Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ có nội
công Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương quyền thì có nội công Đại Kim Cương
quyền, mỗi môn một khác, không thể lẫn lộn môn nọ với môn kia.
Y nghe Cưu Ma Trí tự xưng tinh thông bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản
phái, vậy mà khi thi triển thì rõ ràng chỉ có một môn Tiểu Vô Tướng
Công sử động chiêu số Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương
quyền, chỉ vì Tiểu Vô Tướng Công uy lực quá mạnh, vừa thi triển đã trấn
áp đương trường, mọi người không biết môn này, lại tưởng y tinh thông
tuyệt kỹ Thiếu Lâm thực. Tuy Tiểu Vô Tướng Công uy lực không kém
bất cứ tuyệt kỹ nào của phái Thiếu Lâm nhưng dẫu sao vẫn là treo đầu
dê bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen. Hư Trúc thấy thật lạ lùng, việc
này rõ như ban ngày, vậy mà sao từ phương trượng đổ xuống, cả hơn
nghìn nhà sư Thiếu Lâm không ai đứng ra nói rõ thị phi.
Y có biết đâu môn Tiểu Vô Tướng Công này bác đại tinh thâm, lại là
võ học Đạo gia, trong đại điện mọi người đều là đệ tử nhà Phật, võ công
tuy cao nhưng đâu có người nào tu tập Đạo gia, huống chi Tiểu Vô Tướng
Công cũng lấy Vô Tướng làm yếu chỉ, không chấp trước vào hình tướng,
không dấu vết gì mà truy lùng, trừ những người cũng cao thâm về môn đó
những người khác không sao nhìn ra được.
Huyền Từ, Huyền Sinh mọi người tuy thấy nội công Cưu Ma Trí có
hơi khác nội công phái Thiếu Lâm, lại tưởng từ Thiên Trúc truyền qua
chắc có đổi đi đôi chút, cũng là chuyện thường. Đất xa nhau mấy vạn
dặm, thời cách nhau mấy trăm năm, tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm đã được
bao nhiêu đời cao thủ thêm thắt biến hóa, nếu như hai bên vẫn còn hoàntoàn giống nhau thì lại không hợp đạo lý, thành thử chẳng ai nghi ngờ
chút nào.
Hư Trúc lúc đầu lại tưởng các vị tiền bối sư trưởng có thâm ý, y chỉ
là một chú tiểu ở hàng thứ ba, làm sao dám đứng ra góp ý? Thế nhưng y
thấy tình thế tụt dốc thật bất ngờ, các bậc sư trưởng ai ai cũng phẫn nộ
chán chường, không còn biết làm gì khác, bản tự hiển nhiên lâm vào một
kiếp nạn trọng đại, nên định tiến ra, chỉ rõ cho mọi người biết rằng Cưu
Ma Trí vừa sử dụng không phải tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Thế nhưng
y ở trong chùa hơn hai chục năm qua, chưa bao giờ đứng trước đám đông
nói lấy một câu, nơi đại điện khung cảnh trang nghiêm thế này, lời ra đến
cửa miệng lại rụt ngay lại.
Lại nghe Cưu Ma Trí nói tiếp:
- Phương trượng nếu đã nói thế thì đã tự nhận bảy mươi hai tuyệt kỹ
của quí phái, thực ra không phải từ chùa Thiếu Lâm mà ra, chữ “tuyệt”
kia phải đổi đi mới được.
Huyền Từ lặng thinh không nói, ruột như dao cắt. Trong đám chữ
Huyền có một lão tăng thân hình cao to hậm hực nói:
- Quốc sư đã chiếm thượng phong, phương trượng bản tự đã bằng
lòng cho Phiên tăng Thiên Trúc kia được rời chùa, sao còn xử ép như thế,
không để lại chút dư tình là sao?
Cưu Ma Trí mỉm cười nói:
- Tiểu tăng chẳng qua chỉ muốn phương trượng bằng lòng một điều,
để tiện thông báo cho toàn thể đồng đạo võ lâm. Theo ý kiến tiểu tăng,
chùa Thiếu Lâm chi bằng giải tán đi thôi, các vị cao tăng chia nhau ra
đầu nhập chùa Thanh Lương, chùa Phổ Độ các nơi tự viện tìm đường
dung thân, chẳng hơn là ở chùa Thiếu Lâm hưởng cái hư danh, sống thừa
sống nhục?Lời của y vừa nói ra, những nhà sư Thiếu Lâm dù công phu hàm
dưỡng rất cao cũng không nhịn nổi, nhao nhao sỉ mắng. Quần tăng bấy
giờ mới rõ, gã Cưu Ma Trí này lên núi là dùng sức một một người đánh
đổ chùa Thiếu Lâm, không những tiếng tăm y sẽ để lại muôn đời, mà võ
lâm rồi đây cũng sẽ mất đi một tòa trọng trấn, làm lợi cho nước Thổ Phồn
của y rất nhiều.
Lại nghe y sang sảng nói:
- Tiểu tăng một thân đến Trung Thổ, bản ý mong được biết đến
phong phạm của chùa Thiếu Lâm một phen, để xem cái nơi xưng là Thái
Sơn Bắc Đẩu của võ lâm kia khí tượng trang nghiêm hùng vĩ đến chừng
nào. Thế nhưng sau khi nghe lời lẽ các vị cao tăng, xem cử chỉ các vị cao
tăng rồi, ha ha ha, xem chừng còn kém cả chùa Thiên Long của nước Đại
Lý náu mình một cõi Nam cương. Ôi, quả là khiến cho tiểu tăng thất vọng
làm sao!
Trong hàng chữ Huyền có người đáp:
- Chùa Thiên Long nước Đại Lý, Khô Vinh đại sư và phương trượng
Bản Nhân Phật pháp uyên thâm, hễ đã là đệ tử họ Thích không ai là
không ngưỡng mộ. Người xuất gia vốn dĩ không còn cái tâm cạnh tranh
hiếu thắng, quốc sư bảo chùa Thiếu Lâm không bằng chùa Thiên Long
cũng có ai để vào tai?
Người đó là một lão tăng mặt mũi hồng hào, vừa nói vừa chậm rãi đi
ra. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa bàn tay phải ông ta hơi khép lại, nở một
nụ cười, thần sắc ôn hòa. Cưu Ma Trí cũng mỉm cười nói:
- Đã từ lâu ngưỡng mộ môn Niêm Hoa Chỉ của Huyền Độ đại sư
luyện đến mức xuất thần nhập hóa, hôm nay được thấy, quả thực may
mắn biết bao.Nói xong hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa bàn tay phải của y cũng
khép lại, làm thế niêm hoa. Hai nhà sư đồng thời chầm chậm đưa tay
trái ra, hướng về đối phương búng luôn ba cái. Chỉ nghe sùy sùy sùy ba
tiếng, chỉ lực chạm nhau, Huyền Độ đại sư người lảo đảo, đột nhiên trước
ngực vọt ra ba dòng máu xa đến mấy thước. Hai bên giao đấu rồi, Huyền
Độ địch không lại, bị chỉ lực của Cưu Ma Trí xuyên vào ngực, thật chẳng
khác gì ba mũi dùi nhọn đả thương.
Huyền Độ đại sư là người từ hòa, rất được các tăng lữ tiểu bối yêu
mến. Năm Hư Trúc mười sáu tuổi cũng đã từng được sai đến hầu hạ
Huyền Độ, quét nhà châm trà trong tám tháng liền. Huyền Độ đãi y cực
kỳ thân thiết, lại còn chỉ điểm cho y về pho La Hán Quyền. Sau đó
Huyền Độ bế quan tham thiền, Hư Trúc rất ít khi được gặp lại nhưng tình
nghĩa ngày xưa vẫn luôn luôn ghi nhớ trong lòng.
Y thấy Huyền Độ đại sư bị trúng chỉ lực, biết rằng nếu chậm trễ một
chút lập tức nguy đến tính mạng. Y từng được Lung Á lão nhân Tô Tinh
Hà dạy cho cách trị thương, về sau lại học bí quyết của phép phá giải
Sinh Tử Phù, rất quen thuộc với cách chữa người sắp chết, thấy trước
ngực Huyền Độ máu tươi vọt ra không kịp suy nghĩ, lắc người một cái vọt
ra trước mặt Huyền Độ, đánh nhứ một chưởng.
Việc đó xảy ra chỉ trong chớp mắt, ba dòng máu chưa rơi tới đất, bị
chưởng lực của y đẩy ngược trở lại, cũng nhanh nhẹn vô cùng chui ngược
trở về ngực Huyền Độ. Tay Hư Trúc như gẩy tì bà, hư điểm vòng vòng,
chỉ trong khoảnh khắc đã phong bế mười một huyệt đạo trước sau trái
phải của vết thương, máu tươi liền không chảy ra nữa, lại lấy một viên
linh dược trị thương Cửu Chuyển Hùng Xà Hoàn của cung Linh Thứu
nhét vào mồm ông ta.
Hôm trước khi Hư Trúc được Đoàn Diên Khánh phá giải cuộc cờ
Trân Lung của Tiêu Dao Tử, Cưu Ma Trí đã gặp y một lần, bây giờ đột
nhiên thấy y chạy ra dùng luân chỉ hư điểm, phong bế huyệt đạo Huyền
Độ, thủ pháp khéo léo, công lực mạnh mẽ, chưa từng thấy bao giờ, khiến
y không khỏi hoảng vía.
Khi đó sáu nhà sư bọn Tuệ Phương thấy Hư Trúc một chưởng đánh
chết Huyền Nạn, lại thấy y làm chưởng môn một phái khác, cực kỳ lạ
lùng, không sao hiểu được, liền khiêng thi thể Huyền Nạn trở về chùa
Thiếu Lâm. Huyền Từ phương trượng cùng các cao tăng tra hỏi kỹ càng,
biết Huyền Nạn chết vì chất độc Tam Tiếu Tiêu Dao Tán của Đinh Xuân
Thu, đợi mãi không thấy Hư Trúc trở về nên sai hơn chục nhà sư khác đi
tìm kiếm nhưng không thấy tung tích y đâu.
Hư Trúc trở về chùa lại gặp ngay lúc chùa Thiếu Lâm đang có biến
cố trọng đại, vừa nhận được thiếp của bang chủ Cái Bang Trang Tụ Hiền
yêu cầu phái Thiếu Lâm đưa y lên làm minh chủ võ lâm Trung Nguyên.
Huyền Từ ngày nào cũng cùng chư tăng hàng chữ Huyền, chữ Tuệ tìm
cách đối phó, thực không biết cái gã chưa nghe tên tuổi tên là Trang Tụ
Hiền kia là hạng người gì. Cái Bang là bang hội số một trên giang hồ,
thực lực rất mạnh, xưa nay vốn dĩ theo đường hiệp nghĩa, cùng với Thiếu
Lâm hai bên nương tựa lẫn nhau, chủ trì chính khí cho giang hồ, công đạo
cho võ lâm, tự nhiên đòi ngồi cao hơn phái Thiếu Lâm, khiến cho các cao
tăng không biết phải xử trí thế nào cho phải.
Sư phụ Hư Trúc là Tuệ Luân thấy phương trượng và các sư bá sư
thúc đang có việc quan trọng phải bàn thảo nên cũng không dám lên báo
cáo là Hư Trúc đã trở về chùa, lại liên tiếp phạm nhiều giới luật. Ngay cả
việc y ở vườn rau gánh phân tưới nước chư tăng cũng không hề hay biết,
bây giờ đột nhiên thấy y thi triển thủ pháp cao siêu, đẩy ngược máu tươi
quay trở về thân thể Huyền Độ, ai nấy đều cực kỳ lạ lùng.Hư Trúc nói:
- Thái sư bá đừng vận khí để vết thương khỏi chảy máu.
Nói rồi y xé tăng bào, buộc chặt vết thương. Huyền Độ cười gượng
gạo nói:
- Đại Luân Minh Vương... công phu Niêm Hoa Chỉ... ghê gớm thật!
Lão nạp... lão nạp bái phục.
Hư Trúc nói:
- Đại sư bá, ông ta sử dụng không phải là Niêm Hoa Chỉ, cũng không
phải Phật môn võ công.
Quần tăng nghe nói thế, đều ngầm cảm thấy có điều hoang mang,
chỉ pháp của Cưu Ma Trí cùng Huyền Độ không khác gì nhau, đến cả hai
người vẻ mặt hiền từ mỉm cười cũng giống hệt, vậy mà không phải Niêm
Hoa Chỉ trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của Thiếu Lâm thì là gì? Ai ai cũng
biết Cưu Ma Trí là Hộ Quốc pháp sư nước Thổ Phồn, được phong làm Đại
Luân Minh Vương, cứ năm năm lại một lần khai đàn nơi chùa Đại Luân
trên Đại Tuyết Sơn, giảng kinh thuyết pháp, cao tăng cư sĩ bốn phương
vân tập đến nghe, hỏi kinh điển, nêu thắc mắc, người người đều ca ngợi.
Y là một cao tăng thiên hạ ai ai cũng biết tiếng, không lẽ lại không sử
dụng võ công Phật môn hay sao?
Cưu Ma Trí trong lòng hoảng thầm: “Tiểu hòa thượng này sao lại
biết rằng ta không sử dụng Niêm Hoa Chỉ? Không phải võ công Phật
môn?”. Y suy nghĩ một chút lập tức hiểu ngay: “Đúng rồi! Niêm Hoa Chỉ
vốn dĩ là một công phu cực kỳ vương đạo, hòa bình, chỉ điểm huyệt người
ta, chế ngự địch nhưng không làm hại tính mạng, ta gấp rút cầu thắng, chỉ
lực quá ư lợi hại, đâm thủng ba lỗ trên ngực lão tăng kia, không phải là
bản ý Niêm Hoa Vi Tiếu của Ca Diếp tôn giả, có lẽ chú tiểu này vì thế
mà biết được”.Y trời sinh thông tuệ, từ khi còn nhỏ đã gặp kỳ duyên, xưa nay chưa
thua ai bao giờ, từ khi rời Thổ Phồn ở chùa Thiên Long nước Đại Lý đã
liên tiếp thắng Khô Vinh, Bản Nhân, Bản Tướng... các cao thủ. Lần này
lên chùa Thiếu Lâm vốn định dùng võ công của mình, đơn thương độc mã
đánh đổ một tòa thiên niên cổ sát, thấy Hư Trúc chỉ độ ngoài hai mươi,
tuy vừa rồi dùng phép Luân Chỉ Phong Huyệt có chiều huyền diệu, nhưng
chắc võ công cũng chẳng cao được bao nhiêu, liền mỉm cười hỏi:
- Tiểu sư phụ bảo rằng Niêm Hoa Chỉ của ta không phải võ công
Phật môn thì để võ công Thiếu Lâm vào chỗ nào đây?
Hư Trúc không giỏi biện bác, chỉ đáp:
- Niêm Hoa Chỉ của thái sư bá Huyền Độ dĩ nhiên là võ học cửa
Phật, còn đại sư... đại sư sử dụng... lại là...
Y vừa nói vừa giơ tay trái lên, bắt chước thủ pháp của Huyền Độ,
búng luôn ba cái, chỉ lực sử dụng Tiểu Vô Tướng Công. Y đối với người
kính cẩn, ba cái búng đó không dám nhắm vào Cưu Ma Trí, chỉ quay về
phía không có người bắn ra, chỉ nghe boong boong boong ba tiếng, chiếc
đại đồng chung treo trong điện vang lên. Ba cái búng của Hư Trúc búng
vào chiếc chuông thật chẳng khác gì dùng chày đập vào. Cưu Ma Trí kêu
lên:
- Hảo công phu! Để thử một chiêu Bát Nhã chưởng của ta.
Nói xong dựng song chưởng lên tưởng như hành lễ nhưng hai tay
không chắp lại, vù một tiếng, một luồng chưởng lực đánh về phía Hư
Trúc, chính là chiêu Hiệp Cốc Thiên Phong trong Bát Nhã chưởng.
Hư Trúc thấy chưởng thế của y mãnh liệt, không thể không chống
đỡ, lập tức dùng một chiêu trong Thiên Sơn Lục Dương Chưởng hóa giải
chưởng lực của y. Cưu Ma Trí cảm thấy trong chưởng của y có chứa sức
hút để khắc chế chưởng lực của mình, chính là để đối phó với Tiểu Vô
Tướng Công, trong bụng chột dạ, cười nói:- Tiểu sư phụ, công phu đó là công phu cửa Phật đó sao? Hôm nay ta
đến quí bảo sát là muốn lãnh giáo thần kỹ của phái Thiếu Lâm, sao ngươi
lại đem công phu bàng môn ra sử dụng? Võ học Thiếu Lâm tại Đại Tống
đứng hàng thứ nhất thứ nhì, không lẽ chỉ có hư danh, không chống nổi võ
công dị bang hay sao?
Hư Trúc hiểu ngay ý của y bèn nói thẳng:
- Tiểu tăng tư chất ngu độn, bản phái võ công chỉ học được một bài
La Hán Quyền, một môn Vi Đà Chưởng, là công phu nhập môn tối căn cơ
của bản phái, làm sao có thể quá chiêu với quốc sư được?
Cưu Ma Trí bật cười ha hả nói:
- Nếu đã như thế, ngươi tự biết mình là khôn, không phải đối thủ của
ta thì lui ra đi thôi.
Hư Trúc đáp:
- Vâng! Tiểu tăng cáo thoái.
Y chắp tay hành lễ, lui vào trong hàng chữ Hư. Thế nhưng Huyền Từ
phương trượng cực kỳ tinh minh, tuy không biết rõ võ công của Hư Trúc
như thế nào, nhưng vừa mới thấy y biểu diễn vài chiêu, chiêu số tinh kỳ,
nội công thâm hậu, có thể đương cự được với Cưu Ma Trí, chùa Thiếu
Lâm hôm nay gặp cảnh nguy cơ tồn vong vinh nhục, sao không sai y ra
chống đỡ một phen, dù có thua thì cũng còn hơn là không làm được
chuyện gì, lập tức nói:
- Quốc sư tự xưng tinh thông bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái
Thiếu Lâm, cao minh uyên bác, khiến cho mọi người cực kỳ bội phục.
Công phu nhập môn thô thiển của phái Thiếu Lâm thì lại càng không
đáng quốc sư để mắt tới.
Hư Trúc, bản tự tăng chúng theo vai vế Huyền, Tuệ, Hư, Không mà
sắp xếp, ngươi là đệ tử hàng thứ ba của bản phái, vốn không tư cách quáchiêu với quốc sư là đệ nhất cao thủ nước Thổ Phồn. Thế nhưng quốc sư
vạn dặm từ xa đến đây, duyên may khó gặp, ngươi hãy dùng La Hán
Quyền và Vi Đà Chưởng để xin quốc sư chỉ điểm cho vài chiêu.
Ông đã chặn trước, Hư Trúc chẳng qua chỉ là một chú tiểu chữ Hư,
đệ tử hàng thứ ba của phái Thiếu Lâm, dẫu có thua dưới tay Cưu Ma Trí
thì uy danh chùa Thiếu Lâm cũng không bị tổn hại, còn như miễn cưỡng
chống đỡ nổi qua được một nén hương, hai nén hương, lúc đó mình thừa
thế quát bảo ngừng lại, Cưu Ma Trí sẽ không còn mặt mũi nào lôi thôi
thêm nữa.
Hư Trúc nghe thấy phương trượng ra lệnh như thế, không dám vi
phạm, khom lưng đáp:
- Vâng!
Y tiến lên mấy bước, chắp tay nói:
- Xin quốc sư thủ hạ lưu tình!
Y nghĩ bụng đối phương là tiền bối cao nhân nhất định không ra tay
trước, lập tức hai tay chắp lại vái xuống, chính là khởi thức Linh Sơn Lễ
Phật trong Vi Đà Chưởng. Y ở trong chùa Thiếu Lâm nửa ngày đọc kinh,
nửa ngày luyện võ, hơn chục năm nay, đã luyện hai môn La Hán Quyền
và Vi Đà Chưởng thuần thục vô cùng. Chiêu Linh Sơn Lễ Phật vốn chỉ là
một chiêu kính trọng đối phương, ý là đệ tử nhà Phật coi lễ nhượng làm
đầu, không phải là phường hiếu dũng thích đánh nhau. Thế nhưng trong
người y lúc này có chứa ba nguồn nội lực thâm hậu của ba cao thủ phái
Tiêu Dao, lại thêm được Đồng Mỗ tận tâm chỉ dạy, thêm mấy tháng
nghiền ngẫm những võ công trong hang sâu trên núi Linh Thứu, được
nhiều điều ích lợi, song chưởng vừa vái xuống, tăng y trên người liền hơi
phồng lên, chân khí lưu chuyển hộ vệ toàn thân.




Chữ danh gắn với chữ tham,
Sân si ràng buộc cởi làm sao đây?
*
* *



Triết La Tinh đáp:
- - Ngươi bảy lượng, ta nửa cân, bộ ngươi tính nết hay lắm hả?
Tiếng Hoa y học chưa đến đầu đến đũa, định nói “kẻ tám lượng,
người nửa cân”, lại thành “kẻ bảy lượng, người nửa cân”. Lão tăng kia
lấy làm lạ hỏi lại:
- Cái gì mà lại bảo “bảy lượng, nửa cân”?
Triết La Tinh mặt đỏ lên nói chữa:
- Ý, ta nói sai rồi, phải là tám cân nửa lượng.
Lão tăng kia cười sằng sặc nói:- Để ta dạy cho ngươi, phải là tám lượng nửa cân. Mấy câu dễ thế
mà cũng nói không xuôi, tiếng Trung Quốc ta ngươi nên học thêm dăm
năm rồi hãy nói cũng chưa muộn.
Triết La Tinh đáp:
- Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã.Lão tăng kia cười:
- Ha ha! Ngươi quả là cái túi sách, vậy mà lại không phân biệt được
nửa cân với tám lượng.
Hai sư huynh đệ Triết La Tinh, Ba La Tinh nhất quyết sang Trung
Thổ ăn trộm kinh sách võ học, đọc khá nhiều sách chữ Hán, sự hiểu biết
về Hoa ngữ toàn từ sách vở mà ra, thành thử những tục ngữ thông thường
như “tám lượng, nửa cân” y chỉ nhớ lõm bõm.
Hài nhà sư đánh nhau cả nửa ngày như thế, cũng có bụng mến nhau,
nói nói cười cười rồi trao đổi danh tính. Nhà sư già chính là sư đệ của
phương trượng chùa Thanh Lương Thần Âm đại sư. Triết La Tinh thấy
ông ta không phải là sư chùa Thiếu Lâm nên cũng không hiềm khích gì.
Thần Âm hỏi nguyên do vì sao ông ta đông du, Triết La Tinh liền cho hay
sư đệ y qua Trung Thổ, đến chùa Thiếu Lâm hành hương, chẳng hiểu vì
sao lại bị chùa Thiếu Lâm bắt giữ không chịu thả. Thần Âm vốn dĩ hiếu
sự, hai nữa đố kỵ tiếng tăm vang dậy của chùa Thiếu Lâm, lại muốn khoe
tài khoe giỏi với vị bằng hữu mới quen này, liền nói:
- Sư huynh ta Thần Sơn võ công thiên hạ vô địch, xưa nay có coi
chùa Thiếu Lâm ra gì đâu. Để ta đưa ngươi về gặp sư huynh ta, tìm cách
nào cứu sư đệ ngươi ra.
Thần Âm liền dẫn Triết La Tinh về chùa Thanh Lương hội kiến
Thần Sơn. Thần Sơn nghĩ bụng phương trượng chùa Thiếu Lâm là người
khoan hòa, lẽ đâu lại vô duyên vô cớ bắt giữ Ba La Tinh, bên trong hẳn
có nguyên do trọng đại, thành thử cứ để lần lữa, dò hỏi cho ra, chưa đầy
nửa tháng qua giọng lưỡi nhà sư Thiên Trúc đã biết được bụng dạ Triết
La Tinh, mặc dù y vẫn khăng khăng nói là đi lấy kinh Phật đem về hoằng
dương đạo pháp.
Thần Sơn nghĩ thầm: “Ba La Tinh đến chùa Thiếu Lâm cốt để ăn
trộm kinh, nếu như vừa đến tay đã bị phát giác, chùa Thiếu Lâm ắt chỉ
lấy lại kinh thư, chẳng làm khó gì đâu. Thế nhưng bây giờ lại giữ y lại
không thả ắt hẳn không phải chỉ thò tay ăn cắp mà đã ghi nhớ trong dạ.
Hơn nữa, nếu như gã phiên tăng này chỉ ăn trộm kinh luận Phật điển,
chùa Thiếu Lâm chắc chẳng làm gì mà không chừng còn lựa ra những
bản hay đem tặng y là khác. Sở dĩ họ đem y giam tại chùa, bảy năm
không thả, ắt hẳn y không ăn cắp kinh Phật, mà là võ học bí cập”.
Thần Sơn nghĩ đến “võ học bí cập” của chùa Thiếu Lâm, không khỏi
thèm thuồng ngứa ngáy. Sau mấy ngày suy nghĩ, ông ta liền quyết định:
“Ta cứ thay y đứng ra đòi Ba La Tinh. Cao thủ chùa Thiếu Lâm tuy đông
thật nhưng trong thiên hạ không thể qua khỏi chữ lý. Phái Thiếu Lâm là
lãnh tụ võ lâm, lại là đệ tử nhà Phật, không lẽ lại cậy mạnh lấn lướt
người khác được chăng? Nếu như Ba La Tinh vào tay ta rồi, lo gì y không
thổ lộ võ học bí yếu của phái Thiếu Lâm”.
Y bèn sai đệ tử mang danh thiếp của mình đi mời Quán Tâm đại sư
của chùa Đại Tướng Quốc ở Khai Phong, Đại Thanh đại sư chùa Phổ Độ
ở Giang Nam, Giác Hiền đại sư ở chùa Đông Lâm Lư Sơn, Dung Trí đại
sư chùa Tĩnh Cảnh ở Trường An, cùng đi với Thần Âm và Triết La Tinh
đến chùa Thiếu Lâm. Mời được bốn vị cao tăng rất tiếng tăm có mặt, cốt
để cho chùa Thiếu Lâm e ngại thanh nghị của cả Phật môn lẫn võ lâm,
mà phải theo lý để thả người ra.
Bấy giờ Thần Sơn nghe thấy giọng của Huyền Từ có vẻ dè bỉu liền
ngang nhiên đáp:- Triết La Tinh sư huynh vạn dặm đường xa đến đây, không lẽ
phương trượng không cho sư huynh đệ người ta được gặp nhau một lần
hay sao?
Huyền Từ nghĩ thầm: “Nếu như kiên quyết không để cho Ba La Tinh
ra ngoài, có phải tỏ ra Thiếu Lâm đuối lý hay sao? Làm như thế các cao
tăng chùa Phổ Độ, chùa Đông Lâm e rằng không phục”. Ông liền nói:
- Cho mời Ba La Tinh sư huynh.
Chấp sự tăng truyền lệnh xuống, chẳng mấy chốc, bốn vị lão tăng
đưa Ba La Tinh lên trên điện. Gã Ba La Tinh kia thân hình bé nhỏ, mặt
đen sì, vừa trông thấy sư huynh, vừa buồn vừa mừng, nhảy chồm tới, ôm
chặt lấy Triết La Tinh, nước mắt chảy ròng ròng. Hai người xí xố nói
chuyện một tràng, không biết dùng phương ngôn thổ ngữ của xứ nào bên
Thiên Trúc, người ngoài không sao hiểu được, hẳn là Ba La Tinh kể lại
việc ăn trộm kinh bị chùa Thiếu Lâm bắt giữ không cho về.
Triết La Tinh và sư đệ hai người nói chuyện một hồi lâu rồi mới lớn
tiếng nói bằng tiếng Hoa:
- Phương trượng chùa Thiếu Lâm nói láo rồi, Ba La Tinh đâu có ăn
trộm kinh, chỉ đọc lén kinh Phật thôi. Kinh Phật vốn là của nước Thiên
Trúc đem về, có đọc chút chút đâu có phạm giới! Tổ sư Đạt Ma cũng là
người Thiên Trúc, dạy các ngươi võ công, bây giờ lại giam giữ tì khưu
Thiên Trúc, cái đó là vong ân phụ... phụ... gì gì đó, không có tốt.
Tuy y nói tiếng Hoa không lưu loát thế nhưng lời lẽ cực kỳ xác đáng,
nhất thời các nhà sư Thiếu Lâm không trả lời được, y nhất quyết chối
phắt việc đọc trộm võ kinh, bây giờ không có chứng cứ gì cụ thể ở bên
mình Ba La Tinh, thực khó mà bắt y phải nhận.
Huyền Từ đáp:
- Người xuất gia không phát ngôn bừa bãi. Ba La Tinh sư huynh, nếu
như sư huynh nói sai, không sợ đọa a tì địa ngục hay sao?Ba La Tinh đáp:
- Ta nào có nói sai đâu.
Huyền Từ nói:
- Đại Kim Cương quyền kinh của phái Thiếu Lâm, ngươi có đọc trộm
chưa?
Ba La Tinh đáp:
- Chưa, ta chỉ mượn bộ kinh Kim Cương để đọc thôi.
Huyền Từ hỏi thêm:
- Thế còn Bát Nhãchưởng pháp, ngươi đã đọc trộm chưa?
Ba La Tinh đáp:
- Chưa, ta chỉ mượn đọc một bộ tiểu phẩm Bát Nhã Kinh.
Huyền Từ hỏi tiếp:
- Thế còn Ma Ha chỉ quyết của phái Thiếu Lâm, không lẽ ngươi
cũng chưa từng coi lén hay sao? Hôm Huyền Tiệm sư đệ bắt gặp ngươi ở
bên cạnh Tàng Kinh Lâu, chẳng phải là lúc ngươi vừa ăn trộm bộ chỉ
pháp yếu quyết đó từ bí các lẻn ra đấy ư?
Ba La Tinh đáp:
- Tiểu tăng chỉ vào Tàng Kinh Lâu mượn xem bộ Ma Ha Tăng Chỉ
Luật. Đời Tấn bên quí quốc, năm Long An thứ ba, cao tăng Pháp Hiển
sang Thiên Trúc chúng tôi thỉnh kinh, được rất nhiều bản kinh quí giá,
trong đó có cả Ma Ha Tăng Chỉ Luật. Tiểu tăng mượn đọc bộ kinh này
không biết đã phạm vào giới luật gì của quí tự?
Y thông minh cơ biến, học vấn uyên bác, nếu không sư huynh y đã
chẳng sai đảm trách việc trộm kinh nặng nề này, bây giờ ăn nói cứng cỏi,
chối phắt tất cả mọi việc ăn trộm kinh thư võ học, lại còn dồn chùa Thiếu
Lâm vào chỗ đuối lý. Huyền Từ nhíu mày, miệng niệm A Di Đà Phật,
nhất thời chưa biết phải biện luận với y cách nào.
Đột nhiên bên cạnh hơi có gió động, áo vàng thấp thoáng, vù một
cái một người đã nhắm Ba La Tinh đánh ra một quyền, quyền phong
đúng ngay vào huyệt Chí Dương ở sau lưng vừa nhanh vừa mạnh, cực kỳ
lợi hại.
Chiêu đó quá ư bất ngờ, xem ra không thể nào giải cứu được. Ba La
Tinh lập tức lật ngược tay lại, chưởng trái thủ ngay huyệt Thần Đạo,
chưởng phải án ngữ huyệt Cân Súc, lòng bàn tay ngửa ra ngoài, chưởng
lực đẩy ra. Huyệt Thần Đạo nằm ở trên huyệt Chí Dương còn huyệt Cân
Súc thì nằm ở bên dưới, song chưởng đan lại thành một bức tường chắn,
bảo vệ huyệt Chí Dương, thủ pháp cực kỳ xảo diệu.
Mọi người trong Đại Hùng Bảo Điện thấy chiêu số của y thật vững
vàng, tưởng chừng như hai người cố ý diễn tập để y có dịp được lộ chút
tài nghệ, cũng chẳng khác gì anh em đồng môn sách chiêu, biểu diễn
chưởng pháp thượng thừa, nhịn không nổi ai nấy cùng kêu lên:
- Hảo chưởng pháp!
Chưởng lực của Ba La Tinh đánh dạt quyền của người kia đánh tới,
quyền đó liền biến thành chưởng, chém ngang vào sau ót Ba La Tinh.
Bấy giờ mọi người đã nhìn rõ, người tấn công lén là một tăng nhân trung
niên của chùa Thiếu Lâm. Hòa thượng đó biến chiêu cực nhanh, Ba La
Tinh vừa quay đầu lại, hữu chưởng lại lập tức chém xuống liền.
Ba La Tinh liền nhắm cạnh bàn tay nhà sư kia đâm ngón tay bên trái
ra, nếu y không thu chiêu thì thể nào huyệt Hậu Khoát bên ngón tay út
cũng bị trúng chỉ, khi đó toàn lực của Ba La Tinh tụ vào ngón tay, lập tức
phế ngay bàn tay nhà sư kia. Chỉ đó trông thì bình thường không có gì lạnhưng bộ vị chuẩn xác, lực đạo ngưng tụ, không phải tầm thường. Có
người buột miệng kêu lên:
- Hảo chỉ pháp!
Tăng nhân kia lập tức thu chưởng về, song quyền đánh liên hoàn, chỉ
nháy mắt đã đấm ra bảy cái. Bảy quyền đó chia ra đánh vào trán, cằm,
cổ, vai, tay, ngực và lưng Ba La Tinh nhanh không thể tả. Ba La Tinh
không cách nào tránh né, cũng đánh ra liên tiếp bảy quyền, chỉ nghe bình
bình bình bình bình bình bình bảy tiếng ròn rã, quyền nào cũng đánh
trúng một quyền của nhà sư kia.
Y chỉ trong một sát na nhấp nháy mà quyền nào cũng đánh trúng một
quyền của địch nhân, nếu không phải đã từng luyện tập nhuần nhuyễn thì
dù võ công có cao hơn cũng không ai có khả năng đó được.
Bảy quyền đánh xong rồi, Ba La Tinh chợt nghĩ ngay ra một chuyện,
kêu lên một tiếng hoảng hốt, nhảy lùi về sau. Trung niên tăng nhân kia
không đuổi theo, chỉ chậm rãi lui lại ba bước, chắp tay hành lễ với Huyền
Từ và Thần Sơn, nói:
- Tiểu tăng vô lễ, xin thứ tội cho.
Huyền Từ cũng cười khì khì chắp tay đáp lễ. Thần Sơn mặt hầm
hầm, hừ một tiếng. Huyền Từ quay sang Quán Tâm, Đạo Thanh, Giác
Hiền, Dung Trí tứ tăng nói:
- Xin bốn vị sư huynh chủ trì công đạo.
Trong đại điện bỗng chốc lặng như tờ. Từ khi Thần Sơn thượng nhân
đề cập đến việc chùa Thiếu Lâm giam giữ nhà sư Thiên Trúc Ba La Tinh,
Hư Trúc biết là chuyện trước mắt không liên can gì đến mình, trong lòng
nhẹ nhõm, đến khi một vị sư thúc tổ ra tay tập kích Ba La Tinh nhưng y
đều hóa giải được, hai người sách chiêu xong rồi lui ra, Hư Trúc thấy hai
bên ra chiêu công thủ không có gì đặc biệt, nhưng chẳng hiểu sao phươngtrượng bản tự ra chiều đắc ý, còn đối phương lại có vẻ sượng sùng, mặc
dù ba chiêu vừa rồi Ba La Tinh chưa lộ vẻ gì là kém thế.
Quán Tâm đại sư tằng hắng một tiếng nói:
- Ba vị ý ra sao?
Đạo Thanh đại sư đáp:
- Ba chiêu Ba La Tinh sư huynh vừa sử dụng, chiêu thứ nhất dường
như là chiêu Thiên Y Vô Phùng trong Bát Nhã chưởng pháp, chiêu thứ
hai tựa hồ chiêu Dĩ Dật Đãi Lao trong Ma Ha Chỉ, còn chiêu thứ ba thì
hẳn là chiêu Thất Tinh Tụ Hội trong Đại Kim Cương Quyền.
Thần Sơn thượng nhân liền tiếp lời:
- Ha ha, Phật môn Trung Thổ quả nhiên chịu ơn nước Phật Thiên
Trúc không phải là ít. Năm xưa Đạt Ma tổ sư đem võ học Thiên Trúc qua
phương đông, truyền cho phái Thiếu Lâm, võ kỹ lưu truyền đến ngày nay,
thành thử cao tăng Thiếu Lâm khi ra tay cũng vẫn còn ăn khớp với võ
công Thiên Trúc, quả là điều đáng mừng đáng vui thay. Bát Nhã, Ma Ha
cũng là Phạn ngữ, còn Kim Cương thì là Phạn thần, đông với tây là một,
vạn pháp đồng nguyên, phải nói là võ học không phân biệt cảnh giới, ha
ha! Ha ha!
Quần tăng Thiếu Lâm nghe ông ta nói thế, ai nấy đều có vẻ tức tối.
Mới rồi Ba La Tinh chối phắt việc mình coi trộm võ công bí lục của chùa
Thiếu Lâm, khó có thể nói ai phải ai sai. Nhà sư Thiếu Lâm tuổi trung
niên kia pháp danh Huyền Sinh, là sư đệ của phương trượng, võ công cực
cao, tính tình cương mãnh, đột nhiên xuất kỳ bất ý tấn công Ba La Tinh.
Ông ta đã tính trước rồi, chiêu số và phương hướng tấn công sẽ ép Ba La
Tinh phải dùng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương quyền để
sách giải, nếu như Ba La Tinh chưa từng học ba môn này thì phải sử dụng
công phu bản môn chống đỡ, còn như mới học đang thao luyện, đêm ngày
suy nghĩ, tay chân quen thói công phu của phái Thiếu Lâm, trong chớp
mắt không kịp tính toán, thể nào cũng dùng những chiêu thức thuận tiệnnhất đem ra ứng phó. Ngờ đâu Thần Sơn cưỡng từ đoạt lý, lại nói ngược
ngạo đây là công phu Thiên Trúc.
Võ công chùa Thiếu Lâm quả thực bắt nguồn từ Đạt Ma tổ sư. Bồ
Đề Đạt Ma là người Thiên Trúc, đời nhà Lương đi qua Trung Hoa, cùng
Lương Võ Đế giảng luận Phật pháp, hai bên không hợp nhau nên về ẩn
cư nơi chùa Thiếu Lâm, truyền Thiền tông tâm pháp và tuyệt thế võ công
là chuyện ai ai cũng biết. Thần Sơn thượng nhân là người cực kỳ cơ biến,
khăng khăng bảo rằng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương
quyền đều từ Thiên Trúc truyền qua, nếu vậy Ba La Tinh biết sử dụng thì
chẳng có gì lạ, không thể vì thế mà vu cho y đọc trộm võ công bí cập của
phái Thiếu Lâm.
Huyền Từ ôn tồn nói:
- Phật pháp và võ công bản tự đều từ Đạt Ma tổ sư truyền xuống,
quả đúng như vậy không sai. Đến từ Thiên Trúc, trả lại cho Thiên Trúc,
âu cũng hợp tình hợp lý. Ba La Tinh sư huynh chỉ cần nói thẳng như thế,
bản tự sẽ đem tất cả võ kinh của tổ sư để lại cung kính chép ra trao tặng.
Thế nhưng Bát Nhã chưởng là do phương trượng đời thứ tám của bản
tự Nguyên Nguyên đại sư sáng tác, Ma Ha chỉ là do vị Thất Chỉ đầu đà
công quả trong chùa bốn chục năm nghĩ ra, còn Đại Kim Cương quyền
pháp là do sáu vị cao tăng đời thứ mười một hàng chữ Thông, cùng nhau
công phu nghiên cứu ba mươi năm mới thành. Ba môn đó toàn là võ công
Trung Thổ, so với công phu Thiên Trúc “dĩ ý ngự kình, dĩ kình phát lực”
hoàn toàn khác hẳn. Các vị sư huynh đều là võ học cao nhân, sai biệt bên
trong thoạt trông là thấy, chẳng cần lão nạp phải nhiều lời.
Quán Tâm đại sư, Dung Trí đại sư đều biết lời của Huyền Từ không
sai, cùng quay sang nói với Thần Sơn thượng nhân:
- Ý của sư huynh ra thế nào?
Thần Sơn thượng nhân mỉm cười nói:- Lời của phương trượng chùa Thiếu Lâm hẳn là cao minh rồi, có
điều vẫn còn cố ý phân biệt môn hộ giữa Trung Hoa và Thiên Trúc. Thực
ra dưới con mắt của nhà Phật chúng ta, chúng sinh vô biệt, Trung Hoa,
Thiên Trúc đều là giả danh hư huyễn. Hôm trước Triết La Tinh sư huynh
cùng tiểu tăng bàn luận về võ công Trung Thổ, Thiên Trúc xem giống
nhau khác nhau thế nào, cũng đã từng đề cập đến các chiêu số trong Bát
Nhã chưởng, Ma Ha chỉ và Đại Kim Cương quyền. Y nói rằng chiêu
Thiên Y Vô Phùng, tiếng Phạn gọi là A Đại Khởi Da, dịch thành tiếng
Hoa có nghĩa là “Mạc Khả Danh Trạng”, chiêu đó tay phải chưởng lực
tuy nhẹ mà là thực, chưởng bên trái lực chìm mà là hư, hư thực đắp đổi
lẫn nhau, kẻ địch nếu như không nhìn ra ắt là rất dễ mắc bẫy. Phương
trượng sư huynh xem câu đó của Triết La Tinh sư huynh có đúng hay
không?
Mặt của Huyền Từ thoáng hiện sắc vàng nói:
- Nhãn quang sư huynh quả là sắc bén, bội phục, bội phục!
Thần Sơn thông minh dĩnh ngộ, kiến thức võ học cực cao, chỉ xem Ba
La Tinh và Huyền Sinh hai bên đối chưởng, đã nhìn ra ngay chỗ tinh
nghĩa của chiêu Thiên Y Vô Phùng, giả vờ nghe từ Triết La Tinh, cốt để
chứng minh đây là võ học Thiên Trúc. Y thấy Ba La Tinh và Huyền Sinh
hai người trao đổi ba chiêu cực kỳ xảo diệu, trong bụng càng thèm muốn
võ công của phái Thiếu Lâm, trong bụng nghĩ thầm: “Mấy gã thầy chùa
Thiếu Lâm đúng là đồ ăn hại, các đời trước truyền lại võ công cao minh
là thế, xem ra chỉ lãnh ngộ được độ ba thành. Cứ để vào tay ta nghiên
cứu qua, thêm vào biến hóa, chỉ vài năm là cùng là đã ăn đứt bọn bị thịt
này rồi”.
Huyền Từ biết ngay câu nói của Thần Sơn chỉ vì xem chiêu số của
Ba La Tinh mà nhìn ra, những gì Triết La Tinh nói, chẳng qua do y bịa ra,
thế nhưng chỉ trong phút chốc mà y đã nghĩ ra được những bí áo trong
môn chưởng pháp cao thâm này, quả là vừa thông minh, vừa sắc sảo, trên
đời ít ai có được. Ông hơi trầm ngâm rồi nói:
- Huyền Sinh sư đệ, phiền sư đệ sang Tàng Kinh Lâu, đem kinh tịch
ba môn công phu này về đây cho các vị sư huynh xem thử.
Huyền Sinh đáp:
- Vâng!
Rồi quay người đi ra khỏi điện, chẳng mấy chốc đã quay về giao lại
cho Huyền Từ. Đại Hùng Bảo Điện và Tàng Kinh Lâu cách nhau đến ba
dặm, Huyền Sinh trong một thoáng đã mang kinh tới, thân thủ quả là
nhanh nhẹn. Người ngoài không biết nội tình, chẳng có gì lạ nhưng chúng
tăng của chùa Thiếu Lâm không ai là không cảm phục ngầm.
Ba bộ kinh thư đó giấy đã ố vàng ngả màu đen, đủ biết đã cũ lắm
rồi. Huyền Từ để kinh thư trên chiếc án sách nói:
- Các vị sư huynh xin xem thử ba bộ kinh thư này công lao sáng tác
thế nào? Nếu như các vị không tin lời lão nạp, không lẽ những vị phương
trượng đời trước đều là cao tăng đức độ lại cũng vọng ngữ dối người hay
sao? Không lẽ lại cũng đoán trước được việc xảy ra hôm nay nên từ mấy
trăm năm trước đã viết sẵn những hàng chữ này để đến bây giờ cưỡng từ
đoạt lý?
Thần Sơn giả vờ như không nghe thấy những điều bóng gió, cầm
quyển Bát Nhã chưởng pháp lên xem, từng trang từng trang giở ra đọc.
Quán Tâm đại sư cũng cầm xem Ma Ha chỉ bí yếu, còn Đạo Thanh đại sư
thì coi Đại Kim Cương quyền thần công. Quán Tâm, Đạo Thanh chỉ coi
lướt qua vài trang mở đầu và lời bạt rồi đưa qua cho Giác Hiền, Dung Trí.
Bốn vị cao tăng đều biết đây là võ công bí bản của phái Thiếu Lâm,
mình là cao thủ danh túc của phái khác, thân phận cao cả, không nên coi
những điều bí ẩn của người ta, hơn nữa Huyền Từ đại sư là một cao tăng
đời nay, nếu đã nói thế không lẽ còn giả, nếu săm soi xem kỹ chẳng hóa
ra có bụng nghi ngờ hay sao, như thế quả là bất kính.Riêng Thần Sơn thượng nhân thì lại làm như thật, từng trang từng
dòng đọc rất kỹ càng, hiển nhiên cố tìm những gì sơ sót bên trong để bắt
bẻ Huyền Từ. Trong đại điện ngoài tiếng thở nhè nhẹ của mọi người và
tiếng giở sách loạt soạt, không còn gì khác. Thần Sơn thượng nhân đọc
hết quyển Bát Nhã chưởng pháp rồi lại xem qua đến Ma Ha chỉ bí yếu,
rồi coi đến Đại Kim Cương quyền thần công, đều chậm rãi xem thật kỹ.
Quần tăng phái Thiếu Lâm chăm chăm nhìn vào mặt Thần Sơn xem
ông ta có tìm thấy trong ba bản cổ tịch này điều gì để cãi lại hay không,
nhưng thấy mặt ông ta vẫn trơ trơ, không vui mừng mà cũng không thất
vọng. Chỉ thấy ông ta chậm rãi xem cho kỳ hết, gập bản Đại Kim Cương
quyền thần công lại rồi, hai tay bưng lên trả lại cho Huyền Từ phương
trượng, nhắm mắt suy nghĩ, không nói một lời. Huyền Từ thấy bộ dạng
ông ta như thế không đoán được tình huống ra sao.
Một lúc sau, Thần Sơn thượng nhân mở mắt ra quay sang nói với
Triết La Tinh:
- Sư huynh, hôm đó sư huynh đọc Bát Nhã chưởng yếu quyết cho lão
nạp nghe, ta nhớ được tiếng Phạn là như vầy: Nhân khổ nải la tư, bất nhĩ
cam nhi tinh, kha la ba cơ tư thản, binh na tư nê, đại nhĩ bất thản la... dịch
sang tiếng Hoa thì là: Nếu như đêm dài không an, trong lòng hoang mang,
không biết làm sao nhiếp phục thì hãy luyện nội công yếu nghĩa thứ nhất
của Bát Nhã chưởng. Có phải đúng thế không?
Triết La Tinh ngạc nhiên, không hiểu ý tứ y ra sao, thuận miệng đáp
liều:
- Đúng đó, sư huynh dịch thật là giỏi.
Các cao tăng chùa Thiếu Lâm người nào người nấy mặt mày ngơ
ngác, ai cũng thất sắc những người vai vế hơi thấp một chút đều cố gắng
lắng tai nghe. Thần Sơn lại xí xố đọc một tràng tiếng Phạn, nói tiếp:
- Đoạn Phạn văn này dịch thành tiếng Hoa hẳn phải là: Nếu tâm tư
xao động, hãy xem tâm mình xao động là vì đâu, tâm đã trú được vào nơivô xứ rồi thì xao động kia còn dựa vào đâu mà tồn tại? Xem xét tâm cho
rạch ròi kỹ lưỡng thì sẽ biết được an tâm vào chỗ nào? Quán chiếu được
gốc trí tuệ vốn là không thì ràng buộc đều hết. Thấy là hết mà chẳng dứt
được, ấy là chưa diệt tịch vậy. Xem xét mà chưa thông tỏ rõ ràng, ấy là
chưa đạt tới quán chiếu vậy. Cảnh trí đều dứt được rồi, bao nhiêu tâm lự
đều trở thành an nhiên. Bên ngoài không vương vào bụi bặm, bên trong
không mắc vào trụ định, trong ngoài đều dứt, một tính an vui, đó là yếu chỉ
của nội công Bát Nhã chưởng.
Triết La Tinh lúc này đã đoán được dụng ý của ông ta rồi, hứng chí
nói:
- Chính thế! Chính thế! Hôm trước tiểu tăng đàm luận Phật pháp với
sư huynh trên núi Thanh Lương Ngũ Đài Sơn, khi bàn về võ công yếu
quyết của Bát Nhã chưởng Thiên Trúc thì đúng là như vậy đó.
Thần Sơn thượng nhân đáp:
- Hôm đó sư huynh nói về Đại Kim Cương quyền yếu chỉ và Ma Ha
chỉ bí quyết, tiểu tăng cũng vẫn còn nhớ được.
Nói xong ông ta lại thao thao bất tuyệt đọc một đoạn Phạn văn, rồi
lại đọc một đoạn kinh văn võ học. Huyền Từ và chúng tăng chùa Thiếu
Lâm nghe Thần Sơn đọc tuy không phải không có chữ nào sai nhưng
không có gì sai lầm lắm, quả thực đúng là những yếu chỉ trong ba bộ cổ
tịch kia, ai nấy biến sắc. Người này quả là kỳ tài, chỉ lẩm nhẩm đọc qua
một lượt mà đã nhớ kỹ được ba bộ võ học yếu tịch trong lòng, lại thêm
tinh thông tiếng Phạn, dịch ra tiếng Phạn trước, rồi theo đúng tiếng Hoa
đọc lại. Đạo Thanh, Dung Trí, và những tăng nhân hàng chữ Huyền chữ
Tuệ ai ai cũng thông thạo Phạn văn, lại thấy bản tiếng Hoa cũng thật phù
hợp, tưởng chừng như có bản tiếng Phạn thật, rồi ai đó dịch thành tiếng
Trung Hoa. Nếu đúng như thế, không những bao nhiêu tội lỗi đọc trộm
kinh thư của Ba La Tinh đều xóa sạch, mà cả đến Nguyên Nguyên đại sư,
Thất Chỉ đầu đà những cao tăng đời trước của chùa Thiếu Lâm, trở thành
kẻ ăn cắp sao chép của người khác, là phường khi thế đạo danh. Chuyện
này nếu như theo lý mà tranh, Thần Sơn lanh mồm lanh miệng, chưa chắcgì cãi lại được ông ta. Huyền Từ giận lắm nhưng nhất thời chưa tìm ra
cách nào đối phó.
Huyền Sinh đột nhiên vượt mọi người bước ra nói với Triết La Tinh:
- Đại sư nói rằng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương quyền
của bản tự đều truyền từ Thiên Trúc sang dĩ nhiên đại sư phải tinh thông
những môn này lắm lắm. Tiểu tăng muốn lãnh giáo cao chiêu của đại sư,
chiêu số tiểu tăng sử dụng quyết không ra ngoài ba môn đó, đại sư ra tay
chỉ điểm cũng chỉ xin hạn chế trong ba môn ấy mà thôi.
Nói xong lạng người một cái đã tiến ra đứng trước mặt Triết La Tinh.
Huyền Từ kêu thầm: “Quả là hổ thẹn! Cái cách đó thật là giản dị, chỉ cần
gã Hồ tăng kia xuất thủ, chân ngụy sẽ biết ngay, vậy mà ta lại không
nghĩ ra?”. Thần Sơn thượng nhân cũng chột dạ: “Cái cách này quả là ghê
gớm, Triết La Tinh đâu biết sử dụng Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại
Kim Cương quyền, làm cách nào ứng phó đây?”.
Triết La Tinh mặt mày ngượng nghịu, nói:
- Võ công Thiên Trúc, trứ danh có đến ba trăm sáu mươi môn, tiểu
tăng tuy có biết qua yếu chỉ nhưng đâu phải môn nào cũng tinh thông.
Từng nghe chùa Thiếu Lâm có bảy mươi hai môn tuyệt kỹ, thỉnh vấn sư
huynh, có phải sư huynh bảy mươi hai môn môn nào cũng giỏi chăng?
Nếu như tiểu tăng tùy ý bảo sư huynh biểu diễn ba môn trong số bảy
mươi hai môn đó, liệu sư huynh có thi triển được không?
Câu nói đó khiến Huyền Sinh ngỡ ngàng. Tuyệt kỹ của phái Thiếu
Lâm, cao tăng nào giỏi lắm cũng chỉ biết được năm sáu môn là cùng, nếu
như có ai nhiệm ý chỉ định ba môn cho một vị cao tăng thi diễn thì không
người nào có thể làm được. Tuy Huyền Sinh hiểu biết võ học cực rộng
nhưng trong bảy mươi hai tuyệt kỹ chỉ biết được sáu môn, Triết La Tinh
nói vậy thật đúng, khó mà trả lời được.
Đột nhiên từ bên ngoài một giọng thanh lãng truyền vào:- Đại đức Thiên Trúc, cao tăng Trung Thổ tập trung nơi chùa Thiếu
Lâm giảng luận võ công, quả là một thịnh sự. Tiểu tăng liệu có cái duyên
được làm người khách không mời mà đến, đứng bên cung kính lắng nghe
cao kiến hai bên hay chăng?
Từng câu từng chữ thật rõ ràng truyền vào tai mọi người. Thanh âm
đi từ ngoài núi, đến tai người nghe vừa minh bạch, vừa trung chính bình
hòa, lại không làm tai bị ù đi, nội công người đó vừa cao vừa thuần,
không nói cũng biết, có điều sao y còn ở ngoài xa mà lại nắm vững tình
cảnh trong điện như vậy?
Huyền Từ hơi ngạc nhiên, liền vận nội lực nói vọng ra:
- Nếu là đồng đạo Phật môn, xin mời quang lâm.
Ông lại tiếp:
- Huyền Minh, Huyền Thạch hai vị sư đệ, xin thay mặt ta ra đón
khách quí.
Huyền Minh, Huyền Thạch khom lưng đáp:
- Vâng!
Hai người vừa quay mình định ra ngoài điện bổng nghe từ cửa có
tiếng vọng vào:
- Nghinh tiếp thì không dám nhận, hôm nay được gặp các vị cao
hiền, quả vui mừng khôn xiết.
Y nói một tiếng thanh âm lại gần thêm mấy trượng, vừa hết câu
trong điện đã thêm một tăng nhân trung niên chắp hai tay, bảo tướng
trang nghiêm, miệng mỉm cười nói:
- Sơn tăng nước Thổ Phồn Cưu Ma Trí, tham kiến phương trượng
chùa Thiếu Lâm.Quần tăng thấy thân thủ y như vậy, hết sức kinh dị, đến khi nghe y tự
báo tính danh, rất đông người “Ồ” lên một tiếng, buột miệng:
- Thì ra quốc sư nước Thổ Phồn Đại Luân Minh Vương đã đến!
Huyền Từ đứng lên, tiến lên hai bước, chắp tay khom lưng nói:
- Quốc sư từ xa đến Đông Thổ, quả là có duyên. Tệ tự hôm nay có
một việc khó mà giải quyết, vậy mong quốc sư chủ trì công đạo, đứng ra
phân xử xem đâu là phải đâu là trái.
Nói xong liền giới thiệu Thần Sơn, Triết La Tinh sư huynh đệ, Quán
Tâm tất cả mọi người. Các nhà sư chào hỏi xong, Huyền Từ sai sắp xếp
một chỗ ngay giữa điện, mời Cưu Ma Trí ngồi ở đó. Cưu Ma Trí khiêm
tốn mấy câu rồi mới ngồi xuống, tính như thế ông ta ngồi trên cả Thần
Sơn. Người khác thì chẳng nói làm gì, Thần Sơn trong lòng căm tức
ngầm: "Tên phiên tăng này làm bộ làm tịch, chắc gì đã có bản lãnh chân
thực, mình phải thử y một phen mới được".
Cưu Ma Trí nói:
- Phương trượng muốn tiểu tăng chủ trì công đạo, phân biện thị phi
quả thật nhất định không dám. Có điều tiểu tăng khi mới rồi ở ngoài sơn
môn nghe thấy Huyền Sinh đại sư và Triết La Tinh đại sư giảng luận võ
công, cảm thấy hai vị có chỗ không được đúng lắm.
Quần tăng ai nấy rùng mình, nghĩ thầm: “Gã này mồm miệng phách
lối thật”. Huyền Sinh đáp:
- Kính thỉnh quốc sư chỉ điểm khai mở cho!
Cưu Ma Trí mỉm cười nói:
- Triết La Tinh sư huynh mới rồi chất vấn đại sư, dường như muốn
nói rằng phái Thiếu Lâm có bảy mươi hai môn tuyệt kỹ, chưa chắc có ai
tất cả mọi môn đều tinh thông, lời nói đó sai rồi. Đại sư thì bảo là Ma Hachỉ, Bát Nhã chưởng, Đại Kim Cương quyền là bí truyền của phái Thiếu
Lâm, trừ đệ tử đích truyền trong quí phái, người ngoài không ai có thể
biết được, nếu không thì hẳn học trộm của quí phái mới có được, câu đó
cũng không đúng chút nào.
Câu nói của ông ta phủ nhận cả hai người, quần tăng nghe xong ai
nấy bần thần, không hiểu dụng ý ra sao. Huyền Sinh lớn tiếng nói:
- Cứ như quốc sư vừa nói, có người kiêm thông đủ cả bảy mươi hai
tuyệt kỹ của tệ phái hay sao?
Cưu Ma Trí gật đầu:
- Quả đúng như thế!
Huyền Sinh hỏi tiếp:
- Xin hỏi quốc sư, vị đại anh hùng đó là ai thế?
Cưu Ma Trí đáp:
- Thật tình không dám nhận.
Huyền Sinh biến sắc:
- Là quốc sư đấy ư?
Cưu Ma Trí gật đầu chắp tay, thần thái nghiêm nghị đáp:
- Chính thế!
Hai tiếng đó ra khỏi miệng ông ta, các nhà sư ai nấy mặt mày ngơ
ngác, nghĩ thầm: “Gã này quả là huênh hoang quá đỗi, dám bạo miệng
như thế có khác gì thằng điên?”. Bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái
Thiếu Lâm có môn chuyên luyện hạ bàn, có môn chuyên luyện khinh
công, môn thì nặng về quyền chưởng, môn lại sử dụng ám khí, hoặc đao
hoặc bổng, mỗi môn có một chỗ đặc biệt, người sử kiếm không biết sửthiền trượng, người có đại lực thần quyền thì lại không chuyên về ám khí.
Tuy có người tinh thông năm sáu môn thật, nhưng môn nọ phụ môn kia
chứ không chõi lẫn nhau.
Huyền Sinh và Ba La Tinh cùng luyện Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ,
Đại Kim Cương quyền ba môn công phu vì đều là công phu dùng tay.
Theo như cố lão tương truyền, cao tăng đời trước có người kiêm thông
được đến mười ba môn tuyệt kỹ nên được gọi là Thập Tam Tuyệt Thần
Tăng, chùa Thiếu Lâm thành lập đã mấy trăm năm qua, chỉ có một người
duy nhất. Cao tăng phái Thiếu Lâm ai nấy đều biết mà Thần Sơn, Đạo
Thanh thì cũng biết rõ, còn nếu bảo rằng một người biết đủ bảy mươi hai
môn, thật có khác gì khinh lờn người khác.
Trong bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, có đến mười
ba mười bốn môn cực kỳ khó luyện, dẫu người thiên tư cực cao, cả đời
khổ tu một môn, cũng chưa chắc đã luyện thành. Hiện giờ cả chùa có trên
một nghìn nhà sư, dù có hợp lại tất cả cũng không có đủ bảy mươi hai
môn tuyệt kỹ. Xem chừng Cưu Ma Trí độ trên dưới bốn mươi, dẫu có mỗi
năm luyện được một môn, tính ngay từ khi vừa ra khỏi bụng mẹ thì cũng
phải mất bảy mươi hai năm. Huống chi mỗi một môn trong bảy mươi hai
tuyệt kỹ này đều hết sức thâm áo phức tạp, không lẽ y một năm luyện
được đến mấy môn?
Huyền Sinh bụng cười thầm nhưng ngoài mặt vẫn hết sức cung kính
nói:
- Quốc sư không phải là người phái Thiếu Lâm, những môn Ma Ha
chỉ, Bát Nhã chưởng, Đại Kim Cương quyền cũng đều tinh thông hay sao?
Cưu Ma Trí mỉm cười đáp:
- Không dám, vẫn mong được Huyền Sinh đại sư chỉ giáo.
Thân hình hơi nghiêng đi, chưởng bên trái đột nhiên giơ ngang,
quyền bên phải đánh ra vù một tiếng, chiếc đỉnh đồng cắm hương trước
tượng Phật Như Lai trúng phải quyền kình, nghe keng một tiếng, nhảy vọtlên, chính là một chiêu trong Đại Kim Cương quyền pháp tên là Lạc
Chung Đông Ứng. Quyền không chạm vào đỉnh mà kêu thành tiếng,
không phải là khó, thế nhưng rõ ràng quyền đánh thẳng ra mà chiếc đỉnh
đồng lại nhảy tưng lên đủ biết lực của quả đấm khéo léo dường nào,
đúng là bí yếu của Đại Kim Cương quyền.
Cưu Ma Trí không đợi cho đỉnh đồng rơi xuống, tay trái lại đánh ra
một chưởng, tư thức đúng là chiêu Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã
chưởng. Chiếc đỉnh đồng đang ở trên không xoay đi nửa vòng, nghe bịch
một tiếng, một vật gì đó rơi xuống, có điều tro trong đỉnh tung tóe thành
một vùng mờ mịt nên không nhìn rõ là gì. Khi đó dư lực chiêu Lạc Chung
Đông Ứng đã hết rồi, chiếc đỉnh rơi tụt xuống, Cưu Ma Trí liền đưa ngón
tay cái ấn về trước một cái, một luồng sức mạnh mẽ bắn ra, chiếc đỉnh
lập tức di chuyển sang bên trái nửa thước. Cưu Ma Trí ấn ra ba lần, chiếc
đỉnh nhích sang một thước rưỡi, lúc đó mới xuống tới đất.
Các cao tăng chùa Thiếu Lâm trong bụng thán phục. Biết rằng gẩy
tay ba lần như thế trông không có gì kỳ lạ, công lực dấu bên trong đã đến
mức siêu phàm nhập thánh, chính là chỉ số chính tông của Ma Ha chỉ, tên
là Tam Nhập Địa Ngục. Ấy là nói tu tập ba cái gẩy tay đó dụng công khổ
sở, mỗi lần ấn ra chẳng khác gì một lần đi vào địa ngục.
Tro than nhạt dần, thấy dưới đất có vật gì to bằng bàn tay, chúng
tăng nhìn xuống, ai nấy đều kinh hoảng, kêu bật lên một tiếng, đó chính
là một bàn tay bằng đồng thau, năm ngón tay rõ ràng, cạnh bàn tay sáng
loáng, chói lọi như vàng, lưng bàn tay màu rỉ xanh. Cưu Ma Trí phất tay
áo một cái, cười nói:
- Môn Cà Sa Phục Ma Công này luyện chưa được tinh, xin phương
trượng sư huynh chỉ điểm.
Câu nói chưa dứt, chiếc đỉnh ở cách xa bảy thước trước mặt kia
dường như một sinh vật sống, tự nhiên xoay vòng mấy cái, lúc đứng lại,
phía trước kia quay vào bên trong nay hướng ra ngoài, trên thân đỉnh có
một dấu cắt hình bàn tay, vết cắt sáng loáng. Những người vai vế hơithấp trong quần tăng bấy giờ mới rõ, Cưu Ma Trí vừa rồi sử dụng chiêu
Nhiếp Phục Ngoại Đạo trong Bát Nhã chưởng chưởng lực không khác gì
bảo đao sắc bén, cắt trên đỉnh một vết hình bàn tay.
Huyền Sinh thấy ông ta ra tay ba lần môn nào cũng hơn mình xa lắc,
trong lòng nguội lạnh nghĩ thầm: “Xem chừng vị thần tăng này lời nói
không sai, bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm từ Thiên Trúc
truyền vào thật, y tập theo cách thức từ nguyên địa nên những bí áo so
với bên Trung Thổ mình cao minh hơn nhiều”.
Ông liền chắp tay khom lưng nói:
- Thần kỹ của quốc sư khiến cho tiểu tăng được dịp mở mắt, bội
phục, bội phục!
Môn sau cùng Cưu Ma Trí sử dụng là Cà Sa Phục Ma Công, Huyền
Từ phương trượng tốn không biết bao nhiêu thì giờ tu tập môn này, đến
khi Thiền học tinh tiến rồi cảm thấy hối hận vì mình đã bỏ nhiều năm
tháng luyện tập thực là vô vị. Thế nhưng nghĩ lại mình có một môn thần
công độc đáo trong thiên hạ cũng thấy tự an ủi, bây giờ xem Cưu Ma Trí
tùy ý phất tay áo một cái, tiêu sái tự tại, miệng vẫn nói nói cười cười, tay
áo tuy động nhưng không sợ nói năng mà tiết chân khí, việc đó mình
không sao làm được, trong lòng ngổn ngang trăm mối.
Trong một thoáng đại điện không một tiếng động, người người đều bị
thần công tuyệt thế của Cưu Ma Trí trấn nhiếp. Qua một lúc sau, Huyền
Từ thở dài một tiếng nói:
- Lão nạp đến hôm nay mới biết thiên ngoại hữu thiên, nhân thượng
hữu nhân, mấy chục năm khổ học nhưng dưới mắt quốc sư, thật chẳng bõ
cười. Ba La Tinh sư huynh, chùa Thiếu Lâm là nơi hồ cạn không dung
chứa nổi giao long, phúc bạc không lưu giữ nổi khách quí, xin sư huynh
tùy tiện.
Câu nói của Huyền Từ khiến cho Triết La Tinh và Ba La Tinh mừng
hiện ra nét mặt. Thần Sơn thượng nhân thì vừa mừng vừa buồn, mừng vìBa La Tinh quả nhiên tinh thông tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm nên
Huyền Từ phương trượng mới giữ y lại, buồn vì việc này mình chẳng có
công lao gì, toàn do Cưu Ma Trí xuất lực mà thành, người này võ công
cao cường như thế, khống chế toàn cục, nếu mình còn mong từ tay Ba La
Tinh để học tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm, e rằng khó càng thêm khó,
huống chi võ công bí cập Ba La Tinh ăn trộm được cũng chỉ vài môn, so
với sở học của Cưu Ma Trí thấm thía gì? Trên đời này đã có người như
Cưu Ma Trí thì những gì mình đã mưu đồ, dù thành hay bại cũng chẳng
đáng vào đâu.
Cưu Ma Trí thản nhiên như không, chỉ chắp tay nói:
- Thiện tai! Thiện tai! Phương trượng sư huynh có gì mà phải khiêm
tốn quá như thế?
Bao nhiêu sư sãi trong chùa Thiếu Lâm ai nấy ủ rũ cúi đầu, biết rằng
phương trượng bị bắt buộc phải nói như thế, ấy là tự nhận võ công phái
Thiếu Lâm không bằng người ta. Phái Thiếu Lâm mấy trăm năm qua
danh tiếng lừng lẫy, đứng đầu về võ học trong thiên hạ. Việc xảy ra hôm
nay, không những chùa Thiếu Lâm thua một trận không còn gì mà còn
khiến cho võ nhân Trung Thổ mất mặt trước người Phiên. Quán Tâm,
Đạo Thanh, Giác Hiền, Dung Trí, Thần Âm cũng thấy bẽ mặt, việc xảy
ra như thế này thật ngoài dự liệu của họ khi lên chùa Thiếu Lâm.
Huyền Từ quả tình cũng đã suy nghĩ kỹ lắm rồi. Ông nghĩ chùa
Thiếu Lâm lưu giữ Ba La Tinh chẳng qua chỉ để võ công tuyệt kỹ trong
bản tự không bị tiết lộ ra ngoài, thế nhưng thần công như Cưu Ma Trí đây,
tuy chưa chắc đã tinh thông toàn bộ bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản tự
nhưng cũng không phải là ít, có giữ Ba La Tinh thêm cũng chẳng ích gì.
Ba La Tinh nhớ được tuyệt kỹ của chùa Thiếu Lâm bất quá chỉ được ba
môn, so với những gì Cưu Ma Trí biết thật chẳng đến đâu. Vị Đại Luân
Minh Vương này võ công cao siêu khôn lường, trong chùa không một ai
có thể là địch thủ của y được, ví thử tất cả các cao thủ cùng xông lên, lấy
nhiều thắng ít thì có khác gì bọn vô loại hạ tiện trên giang hồ, phái Thiếu
Lâm đâu có thể làm như thế. Gã Ba La Tinh kia hôm nay hạ sơn, chỉtrong một tháng trên giang hồ đã đồn đãi ầm ỹ, thiên hạ ai ai cũng biết
cả, phái Thiếu Lâm đâu còn có thể làm lãnh tụ võ lâm, chính mình cũng
không còn mặt mũi nào làm phương trượng. Những điều chua xót đó ông
ngậm đắng nuốt cay giữ trong lòng nhưng tình thế này ngoài ra không còn
một lối nào khác nữa.
Trên điện xảy ra như thế, Hư Trúc đều nhìn rõ không sót mảy may,
đến khi nghe phương trượng nói ra câu đó, các bậc tiền bối trong chùa
người nào mặt cũng buồn thiu. Y đưa mắt nhìn sư phụ Tuệ Luân thấy ông
nước mắt ròng ròng, cực kỳ thương tâm, còn có mấy vị sư thúc đấm ngực,
khóc không ra tiếng. Tuy y không hiểu rõ nguyên do bên trong, nhưng
biết rằng vừa rồi Cưu Ma Trí phô bày võ công, trong chùa không ai địch
nổi, phương trượng không còn cách nào khác hơn nên đành phải thả Ba
La Tinh đi.
Thế nhưng trong bụng y có một điều thắc mắc không sao giải được.
Trước mắt tuy Cưu Ma Trí sử dụng Đại Kim Cương quyền quyền pháp,
Bát Nhã chưởng chưởng pháp, Ma Ha chỉ chỉ pháp, chiêu số quả đúng
không sai, y chưa học qua những môn này nên không biết được, thế
nhưng cách vận dụng nội công trong quyền pháp, chưởng pháp, chỉ pháp,
y lại nhìn ra rõ ràng, hiển nhiên đó là Tiểu Vô Tướng Công. Môn Tiểu
Vô Tướng Công y được Tiêu Dao Tử truyền thụ, về sau khi Thiên Sơn
Đồng Mỗ truyền cho y ca quyết của Thiên Sơn Chiết Mai Thủ mới phát
giác trong người y có thần công này, hết sức giận dữ đau lòng vì công phu
đó sư phụ bà ta chỉ truyền cho một mình Lý Thu Thủy mà thôi, Hư Trúc
nhận được từ Tiêu Dao Tử thì giữa Tiêu Dao Tử và Lý Thu Thủy hai
người phải có gắn bó sâu xa, không cần phải hỏi cũng biết. Thiên Sơn
Đồng Mỗ sau đó đã cho y hay cách thức vận dụng Tiểu Vô Tướng Công,
nhưng những điều Đồng Mỗ biết chỉ có hạn, mãi đến khi y xem các đồ
hình trên vách đá trong địa đạo cung Linh Thứu mới hiểu thêm được khá
nhiều bí áo trong môn này.
Tiểu Vô Tướng Công là sở học Đạo gia, nói về thanh tĩnh vô vi, thần
ngao du cõi Thái Hư, tuy cũng na ná như môn võ công “vô sắc vô tướng”
của Phật gia, tuy nhiên tên hơi giống nhau nhưng thực chất lại khác hẳn.Hư Trúc khi nghe Cưu Ma Trí từ bên ngoài dùng trung khí truyền âm
thanh vào, cũng hơi giật mình, biết môn Tiểu Vô Tướng Công của y tài
nghệ rất cao, đến sau thấy y sử dụng quyền pháp, chưởng pháp, chỉ pháp,
tụ pháp, chiêu số tuy huyễn ảo nhưng toàn do Tiểu Vô Tướng Công thúc
đẩy.
Huyền Sinh sư thúc tổ và Ba La Tinh hai người sử chiêu Thiên Y Vô
Phùng và những chiêu khác, từ ngoài vào trong toàn là công phu Phật
môn, Bát Nhã chưởng có nội công Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ có nội
công Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương quyền thì có nội công Đại Kim Cương
quyền, mỗi môn một khác, không thể lẫn lộn môn nọ với môn kia.
Y nghe Cưu Ma Trí tự xưng tinh thông bảy mươi hai tuyệt kỹ của bản
phái, vậy mà khi thi triển thì rõ ràng chỉ có một môn Tiểu Vô Tướng
Công sử động chiêu số Bát Nhã chưởng, Ma Ha chỉ, Đại Kim Cương
quyền, chỉ vì Tiểu Vô Tướng Công uy lực quá mạnh, vừa thi triển đã trấn
áp đương trường, mọi người không biết môn này, lại tưởng y tinh thông
tuyệt kỹ Thiếu Lâm thực. Tuy Tiểu Vô Tướng Công uy lực không kém
bất cứ tuyệt kỹ nào của phái Thiếu Lâm nhưng dẫu sao vẫn là treo đầu
dê bán thịt chó, lập lờ đánh lận con đen. Hư Trúc thấy thật lạ lùng, việc
này rõ như ban ngày, vậy mà sao từ phương trượng đổ xuống, cả hơn
nghìn nhà sư Thiếu Lâm không ai đứng ra nói rõ thị phi.
Y có biết đâu môn Tiểu Vô Tướng Công này bác đại tinh thâm, lại là
võ học Đạo gia, trong đại điện mọi người đều là đệ tử nhà Phật, võ công
tuy cao nhưng đâu có người nào tu tập Đạo gia, huống chi Tiểu Vô Tướng
Công cũng lấy Vô Tướng làm yếu chỉ, không chấp trước vào hình tướng,
không dấu vết gì mà truy lùng, trừ những người cũng cao thâm về môn đó
những người khác không sao nhìn ra được.
Huyền Từ, Huyền Sinh mọi người tuy thấy nội công Cưu Ma Trí có
hơi khác nội công phái Thiếu Lâm, lại tưởng từ Thiên Trúc truyền qua
chắc có đổi đi đôi chút, cũng là chuyện thường. Đất xa nhau mấy vạn
dặm, thời cách nhau mấy trăm năm, tuyệt kỹ phái Thiếu Lâm đã được
bao nhiêu đời cao thủ thêm thắt biến hóa, nếu như hai bên vẫn còn hoàntoàn giống nhau thì lại không hợp đạo lý, thành thử chẳng ai nghi ngờ
chút nào.
Hư Trúc lúc đầu lại tưởng các vị tiền bối sư trưởng có thâm ý, y chỉ
là một chú tiểu ở hàng thứ ba, làm sao dám đứng ra góp ý? Thế nhưng y
thấy tình thế tụt dốc thật bất ngờ, các bậc sư trưởng ai ai cũng phẫn nộ
chán chường, không còn biết làm gì khác, bản tự hiển nhiên lâm vào một
kiếp nạn trọng đại, nên định tiến ra, chỉ rõ cho mọi người biết rằng Cưu
Ma Trí vừa sử dụng không phải tuyệt kỹ của phái Thiếu Lâm. Thế nhưng
y ở trong chùa hơn hai chục năm qua, chưa bao giờ đứng trước đám đông
nói lấy một câu, nơi đại điện khung cảnh trang nghiêm thế này, lời ra đến
cửa miệng lại rụt ngay lại.
Lại nghe Cưu Ma Trí nói tiếp:
- Phương trượng nếu đã nói thế thì đã tự nhận bảy mươi hai tuyệt kỹ
của quí phái, thực ra không phải từ chùa Thiếu Lâm mà ra, chữ “tuyệt”
kia phải đổi đi mới được.
Huyền Từ lặng thinh không nói, ruột như dao cắt. Trong đám chữ
Huyền có một lão tăng thân hình cao to hậm hực nói:
- Quốc sư đã chiếm thượng phong, phương trượng bản tự đã bằng
lòng cho Phiên tăng Thiên Trúc kia được rời chùa, sao còn xử ép như thế,
không để lại chút dư tình là sao?
Cưu Ma Trí mỉm cười nói:
- Tiểu tăng chẳng qua chỉ muốn phương trượng bằng lòng một điều,
để tiện thông báo cho toàn thể đồng đạo võ lâm. Theo ý kiến tiểu tăng,
chùa Thiếu Lâm chi bằng giải tán đi thôi, các vị cao tăng chia nhau ra
đầu nhập chùa Thanh Lương, chùa Phổ Độ các nơi tự viện tìm đường
dung thân, chẳng hơn là ở chùa Thiếu Lâm hưởng cái hư danh, sống thừa
sống nhục?Lời của y vừa nói ra, những nhà sư Thiếu Lâm dù công phu hàm
dưỡng rất cao cũng không nhịn nổi, nhao nhao sỉ mắng. Quần tăng bấy
giờ mới rõ, gã Cưu Ma Trí này lên núi là dùng sức một một người đánh
đổ chùa Thiếu Lâm, không những tiếng tăm y sẽ để lại muôn đời, mà võ
lâm rồi đây cũng sẽ mất đi một tòa trọng trấn, làm lợi cho nước Thổ Phồn
của y rất nhiều.
Lại nghe y sang sảng nói:
- Tiểu tăng một thân đến Trung Thổ, bản ý mong được biết đến
phong phạm của chùa Thiếu Lâm một phen, để xem cái nơi xưng là Thái
Sơn Bắc Đẩu của võ lâm kia khí tượng trang nghiêm hùng vĩ đến chừng
nào. Thế nhưng sau khi nghe lời lẽ các vị cao tăng, xem cử chỉ các vị cao
tăng rồi, ha ha ha, xem chừng còn kém cả chùa Thiên Long của nước Đại
Lý náu mình một cõi Nam cương. Ôi, quả là khiến cho tiểu tăng thất vọng
làm sao!
Trong hàng chữ Huyền có người đáp:
- Chùa Thiên Long nước Đại Lý, Khô Vinh đại sư và phương trượng
Bản Nhân Phật pháp uyên thâm, hễ đã là đệ tử họ Thích không ai là
không ngưỡng mộ. Người xuất gia vốn dĩ không còn cái tâm cạnh tranh
hiếu thắng, quốc sư bảo chùa Thiếu Lâm không bằng chùa Thiên Long
cũng có ai để vào tai?
Người đó là một lão tăng mặt mũi hồng hào, vừa nói vừa chậm rãi đi
ra. Ngón tay trỏ và ngón tay giữa bàn tay phải ông ta hơi khép lại, nở một
nụ cười, thần sắc ôn hòa. Cưu Ma Trí cũng mỉm cười nói:
- Đã từ lâu ngưỡng mộ môn Niêm Hoa Chỉ của Huyền Độ đại sư
luyện đến mức xuất thần nhập hóa, hôm nay được thấy, quả thực may
mắn biết bao.Nói xong hai ngón tay trỏ và ngón tay giữa bàn tay phải của y cũng
khép lại, làm thế niêm hoa. Hai nhà sư đồng thời chầm chậm đưa tay
trái ra, hướng về đối phương búng luôn ba cái. Chỉ nghe sùy sùy sùy ba
tiếng, chỉ lực chạm nhau, Huyền Độ đại sư người lảo đảo, đột nhiên trước
ngực vọt ra ba dòng máu xa đến mấy thước. Hai bên giao đấu rồi, Huyền
Độ địch không lại, bị chỉ lực của Cưu Ma Trí xuyên vào ngực, thật chẳng
khác gì ba mũi dùi nhọn đả thương.
Huyền Độ đại sư là người từ hòa, rất được các tăng lữ tiểu bối yêu
mến. Năm Hư Trúc mười sáu tuổi cũng đã từng được sai đến hầu hạ
Huyền Độ, quét nhà châm trà trong tám tháng liền. Huyền Độ đãi y cực
kỳ thân thiết, lại còn chỉ điểm cho y về pho La Hán Quyền. Sau đó
Huyền Độ bế quan tham thiền, Hư Trúc rất ít khi được gặp lại nhưng tình
nghĩa ngày xưa vẫn luôn luôn ghi nhớ trong lòng.
Y thấy Huyền Độ đại sư bị trúng chỉ lực, biết rằng nếu chậm trễ một
chút lập tức nguy đến tính mạng. Y từng được Lung Á lão nhân Tô Tinh
Hà dạy cho cách trị thương, về sau lại học bí quyết của phép phá giải
Sinh Tử Phù, rất quen thuộc với cách chữa người sắp chết, thấy trước
ngực Huyền Độ máu tươi vọt ra không kịp suy nghĩ, lắc người một cái vọt
ra trước mặt Huyền Độ, đánh nhứ một chưởng.
Việc đó xảy ra chỉ trong chớp mắt, ba dòng máu chưa rơi tới đất, bị
chưởng lực của y đẩy ngược trở lại, cũng nhanh nhẹn vô cùng chui ngược
trở về ngực Huyền Độ. Tay Hư Trúc như gẩy tì bà, hư điểm vòng vòng,
chỉ trong khoảnh khắc đã phong bế mười một huyệt đạo trước sau trái
phải của vết thương, máu tươi liền không chảy ra nữa, lại lấy một viên
linh dược trị thương Cửu Chuyển Hùng Xà Hoàn của cung Linh Thứu
nhét vào mồm ông ta.
Hôm trước khi Hư Trúc được Đoàn Diên Khánh phá giải cuộc cờ
Trân Lung của Tiêu Dao Tử, Cưu Ma Trí đã gặp y một lần, bây giờ đột
nhiên thấy y chạy ra dùng luân chỉ hư điểm, phong bế huyệt đạo Huyền
Độ, thủ pháp khéo léo, công lực mạnh mẽ, chưa từng thấy bao giờ, khiến
y không khỏi hoảng vía.
Khi đó sáu nhà sư bọn Tuệ Phương thấy Hư Trúc một chưởng đánh
chết Huyền Nạn, lại thấy y làm chưởng môn một phái khác, cực kỳ lạ
lùng, không sao hiểu được, liền khiêng thi thể Huyền Nạn trở về chùa
Thiếu Lâm. Huyền Từ phương trượng cùng các cao tăng tra hỏi kỹ càng,
biết Huyền Nạn chết vì chất độc Tam Tiếu Tiêu Dao Tán của Đinh Xuân
Thu, đợi mãi không thấy Hư Trúc trở về nên sai hơn chục nhà sư khác đi
tìm kiếm nhưng không thấy tung tích y đâu.
Hư Trúc trở về chùa lại gặp ngay lúc chùa Thiếu Lâm đang có biến
cố trọng đại, vừa nhận được thiếp của bang chủ Cái Bang Trang Tụ Hiền
yêu cầu phái Thiếu Lâm đưa y lên làm minh chủ võ lâm Trung Nguyên.
Huyền Từ ngày nào cũng cùng chư tăng hàng chữ Huyền, chữ Tuệ tìm
cách đối phó, thực không biết cái gã chưa nghe tên tuổi tên là Trang Tụ
Hiền kia là hạng người gì. Cái Bang là bang hội số một trên giang hồ,
thực lực rất mạnh, xưa nay vốn dĩ theo đường hiệp nghĩa, cùng với Thiếu
Lâm hai bên nương tựa lẫn nhau, chủ trì chính khí cho giang hồ, công đạo
cho võ lâm, tự nhiên đòi ngồi cao hơn phái Thiếu Lâm, khiến cho các cao
tăng không biết phải xử trí thế nào cho phải.
Sư phụ Hư Trúc là Tuệ Luân thấy phương trượng và các sư bá sư
thúc đang có việc quan trọng phải bàn thảo nên cũng không dám lên báo
cáo là Hư Trúc đã trở về chùa, lại liên tiếp phạm nhiều giới luật. Ngay cả
việc y ở vườn rau gánh phân tưới nước chư tăng cũng không hề hay biết,
bây giờ đột nhiên thấy y thi triển thủ pháp cao siêu, đẩy ngược máu tươi
quay trở về thân thể Huyền Độ, ai nấy đều cực kỳ lạ lùng.Hư Trúc nói:
- Thái sư bá đừng vận khí để vết thương khỏi chảy máu.
Nói rồi y xé tăng bào, buộc chặt vết thương. Huyền Độ cười gượng
gạo nói:
- Đại Luân Minh Vương... công phu Niêm Hoa Chỉ... ghê gớm thật!
Lão nạp... lão nạp bái phục.
Hư Trúc nói:
- Đại sư bá, ông ta sử dụng không phải là Niêm Hoa Chỉ, cũng không
phải Phật môn võ công.
Quần tăng nghe nói thế, đều ngầm cảm thấy có điều hoang mang,
chỉ pháp của Cưu Ma Trí cùng Huyền Độ không khác gì nhau, đến cả hai
người vẻ mặt hiền từ mỉm cười cũng giống hệt, vậy mà không phải Niêm
Hoa Chỉ trong bảy mươi hai tuyệt kỹ của Thiếu Lâm thì là gì? Ai ai cũng
biết Cưu Ma Trí là Hộ Quốc pháp sư nước Thổ Phồn, được phong làm Đại
Luân Minh Vương, cứ năm năm lại một lần khai đàn nơi chùa Đại Luân
trên Đại Tuyết Sơn, giảng kinh thuyết pháp, cao tăng cư sĩ bốn phương
vân tập đến nghe, hỏi kinh điển, nêu thắc mắc, người người đều ca ngợi.
Y là một cao tăng thiên hạ ai ai cũng biết tiếng, không lẽ lại không sử
dụng võ công Phật môn hay sao?
Cưu Ma Trí trong lòng hoảng thầm: “Tiểu hòa thượng này sao lại
biết rằng ta không sử dụng Niêm Hoa Chỉ? Không phải võ công Phật
môn?”. Y suy nghĩ một chút lập tức hiểu ngay: “Đúng rồi! Niêm Hoa Chỉ
vốn dĩ là một công phu cực kỳ vương đạo, hòa bình, chỉ điểm huyệt người
ta, chế ngự địch nhưng không làm hại tính mạng, ta gấp rút cầu thắng, chỉ
lực quá ư lợi hại, đâm thủng ba lỗ trên ngực lão tăng kia, không phải là
bản ý Niêm Hoa Vi Tiếu của Ca Diếp tôn giả, có lẽ chú tiểu này vì thế
mà biết được”.Y trời sinh thông tuệ, từ khi còn nhỏ đã gặp kỳ duyên, xưa nay chưa
thua ai bao giờ, từ khi rời Thổ Phồn ở chùa Thiên Long nước Đại Lý đã
liên tiếp thắng Khô Vinh, Bản Nhân, Bản Tướng... các cao thủ. Lần này
lên chùa Thiếu Lâm vốn định dùng võ công của mình, đơn thương độc mã
đánh đổ một tòa thiên niên cổ sát, thấy Hư Trúc chỉ độ ngoài hai mươi,
tuy vừa rồi dùng phép Luân Chỉ Phong Huyệt có chiều huyền diệu, nhưng
chắc võ công cũng chẳng cao được bao nhiêu, liền mỉm cười hỏi:
- Tiểu sư phụ bảo rằng Niêm Hoa Chỉ của ta không phải võ công
Phật môn thì để võ công Thiếu Lâm vào chỗ nào đây?
Hư Trúc không giỏi biện bác, chỉ đáp:
- Niêm Hoa Chỉ của thái sư bá Huyền Độ dĩ nhiên là võ học cửa
Phật, còn đại sư... đại sư sử dụng... lại là...
Y vừa nói vừa giơ tay trái lên, bắt chước thủ pháp của Huyền Độ,
búng luôn ba cái, chỉ lực sử dụng Tiểu Vô Tướng Công. Y đối với người
kính cẩn, ba cái búng đó không dám nhắm vào Cưu Ma Trí, chỉ quay về
phía không có người bắn ra, chỉ nghe boong boong boong ba tiếng, chiếc
đại đồng chung treo trong điện vang lên. Ba cái búng của Hư Trúc búng
vào chiếc chuông thật chẳng khác gì dùng chày đập vào. Cưu Ma Trí kêu
lên:
- Hảo công phu! Để thử một chiêu Bát Nhã chưởng của ta.
Nói xong dựng song chưởng lên tưởng như hành lễ nhưng hai tay
không chắp lại, vù một tiếng, một luồng chưởng lực đánh về phía Hư
Trúc, chính là chiêu Hiệp Cốc Thiên Phong trong Bát Nhã chưởng.
Hư Trúc thấy chưởng thế của y mãnh liệt, không thể không chống
đỡ, lập tức dùng một chiêu trong Thiên Sơn Lục Dương Chưởng hóa giải
chưởng lực của y. Cưu Ma Trí cảm thấy trong chưởng của y có chứa sức
hút để khắc chế chưởng lực của mình, chính là để đối phó với Tiểu Vô
Tướng Công, trong bụng chột dạ, cười nói:- Tiểu sư phụ, công phu đó là công phu cửa Phật đó sao? Hôm nay ta
đến quí bảo sát là muốn lãnh giáo thần kỹ của phái Thiếu Lâm, sao ngươi
lại đem công phu bàng môn ra sử dụng? Võ học Thiếu Lâm tại Đại Tống
đứng hàng thứ nhất thứ nhì, không lẽ chỉ có hư danh, không chống nổi võ
công dị bang hay sao?
Hư Trúc hiểu ngay ý của y bèn nói thẳng:
- Tiểu tăng tư chất ngu độn, bản phái võ công chỉ học được một bài
La Hán Quyền, một môn Vi Đà Chưởng, là công phu nhập môn tối căn cơ
của bản phái, làm sao có thể quá chiêu với quốc sư được?
Cưu Ma Trí bật cười ha hả nói:
- Nếu đã như thế, ngươi tự biết mình là khôn, không phải đối thủ của
ta thì lui ra đi thôi.
Hư Trúc đáp:
- Vâng! Tiểu tăng cáo thoái.
Y chắp tay hành lễ, lui vào trong hàng chữ Hư. Thế nhưng Huyền Từ
phương trượng cực kỳ tinh minh, tuy không biết rõ võ công của Hư Trúc
như thế nào, nhưng vừa mới thấy y biểu diễn vài chiêu, chiêu số tinh kỳ,
nội công thâm hậu, có thể đương cự được với Cưu Ma Trí, chùa Thiếu
Lâm hôm nay gặp cảnh nguy cơ tồn vong vinh nhục, sao không sai y ra
chống đỡ một phen, dù có thua thì cũng còn hơn là không làm được
chuyện gì, lập tức nói:
- Quốc sư tự xưng tinh thông bảy mươi hai môn tuyệt kỹ của phái
Thiếu Lâm, cao minh uyên bác, khiến cho mọi người cực kỳ bội phục.
Công phu nhập môn thô thiển của phái Thiếu Lâm thì lại càng không
đáng quốc sư để mắt tới.
Hư Trúc, bản tự tăng chúng theo vai vế Huyền, Tuệ, Hư, Không mà
sắp xếp, ngươi là đệ tử hàng thứ ba của bản phái, vốn không tư cách quáchiêu với quốc sư là đệ nhất cao thủ nước Thổ Phồn. Thế nhưng quốc sư
vạn dặm từ xa đến đây, duyên may khó gặp, ngươi hãy dùng La Hán
Quyền và Vi Đà Chưởng để xin quốc sư chỉ điểm cho vài chiêu.
Ông đã chặn trước, Hư Trúc chẳng qua chỉ là một chú tiểu chữ Hư,
đệ tử hàng thứ ba của phái Thiếu Lâm, dẫu có thua dưới tay Cưu Ma Trí
thì uy danh chùa Thiếu Lâm cũng không bị tổn hại, còn như miễn cưỡng
chống đỡ nổi qua được một nén hương, hai nén hương, lúc đó mình thừa
thế quát bảo ngừng lại, Cưu Ma Trí sẽ không còn mặt mũi nào lôi thôi
thêm nữa.
Hư Trúc nghe thấy phương trượng ra lệnh như thế, không dám vi
phạm, khom lưng đáp:
- Vâng!
Y tiến lên mấy bước, chắp tay nói:
- Xin quốc sư thủ hạ lưu tình!
Y nghĩ bụng đối phương là tiền bối cao nhân nhất định không ra tay
trước, lập tức hai tay chắp lại vái xuống, chính là khởi thức Linh Sơn Lễ
Phật trong Vi Đà Chưởng. Y ở trong chùa Thiếu Lâm nửa ngày đọc kinh,
nửa ngày luyện võ, hơn chục năm nay, đã luyện hai môn La Hán Quyền
và Vi Đà Chưởng thuần thục vô cùng. Chiêu Linh Sơn Lễ Phật vốn chỉ là
một chiêu kính trọng đối phương, ý là đệ tử nhà Phật coi lễ nhượng làm
đầu, không phải là phường hiếu dũng thích đánh nhau. Thế nhưng trong
người y lúc này có chứa ba nguồn nội lực thâm hậu của ba cao thủ phái
Tiêu Dao, lại thêm được Đồng Mỗ tận tâm chỉ dạy, thêm mấy tháng
nghiền ngẫm những võ công trong hang sâu trên núi Linh Thứu, được
nhiều điều ích lợi, song chưởng vừa vái xuống, tăng y trên người liền hơi
phồng lên, chân khí lưu chuyển hộ vệ toàn thân.
Thiên Long bát bộ (bản mới)
LỜI NÓI ĐẦU
Hồi 1(a)
Hồi 1(b)
Hồi 2(a)
Hồi 2(b)
Hồi 3(a)
Hồi 3(b)
Hồi 4(a)
Hồi 4(b)
Hồi 5(a)
Hồi 5(b)
Hồi 6(a)
Hồi 6(b)
Hồi 7(a)
Hồi 7(b)
Hồi 8(a)
Hồi 8(b)
Hồi 9(a)
Hồi 9(b)
Hồi 10(a)
Hồi 10(b)
Hồi 11(a)
Hồi 11(b)
Hồi 12(a)
Hồi 12(b)
Hồi 13(a)
Hồi 13(b)
Hồi 14(a)
Hồi 14(b)
Hồi 15(a)
Hồi 15(b)
Hồi 16(a)
Hồi 16(b)
Hồi 17(a)
Hồi 17(b)
Hồi 18(a)
Hồi 18(b)
Hồi 19(a)
Hồi 19(b)
Hồi 20(a)
Hồi 21(a)
Hồi 21(b)
Hồi 22(a)
Hồi 22(b)
Hồi 23(a)
Hồi 23(b)
Hồi 24(a)
Hồi 24(b)
Hồi 25(a)
Hồi 25(b)
hồi 26(a)
hồi 26(b)
Hồi 27(a)
Hồi 27(b)
Hôi28(a)
Hôi28(b)
Hồi 29(a)
Hồi 29(b)
Hồi 30(a)
Hồi 30(b)
Hồi 31(a)
Hồi 31(b)
Hồi 32(a)
Hồi 32(b)
Hồi 33(a)
Hồi 33(b)
Hồi 34(a)
Hồi 34(b)
Hồi 35(a)
Hồi 35(b)
Hồi 36(a)
Hồi 36(b)
Hồi 37(a)
Hồi 37(b)
Hồi 38(a)
Hồi 38(b)
Hồi 39(a)
Hồi 39(b)
Hồi 40(a)
Hồi 40(b)
Hồi 41(a)
Hồi 41(b)
Hồi 42(a)
Hồi 42(b)
Hồi 43(a)
Hồi 43(b)
Hồi 44(a)
Hồi 44(b)
Hồi 45(a)
Hồi 45(b)
Hồi 46(a)
Hồi 46(b)
Hồi 47(a)
Hồi 47(b)
Hồi 48(a)
Hồi 48(b)
Hồi 49(a)
Hồi 49(b)
Hồi 50(a)
Hồi 50(b)