Chương 10
Tác giả: Lã Mộng Thường
Kính nói thế nhưng không giải thích bởi thầm nghĩ chưa chắc giải thích về quyền lực của sự cầu nguyện đã có lợi lúc này. Xưa nay con người đã in trí cầu nguyện chỉ là kêu xin, đòi hỏi một vấn đề hay ân huệ nào đó mà quên rằng ý định, ý nghĩ, ước muốn đã tự có quyền lực được phát sinh từ quyền lực hiện hữu nơi mình nhưng không nhận ra. Đành chờ, Kính nghĩ, khi nao chị ta cảm nghiệm được mới có thể nói. Hiện giờ những gì chị ta hiểu biết vẫn còn là kiến thức như kết quả của suy luận.
- Vậy Phúc Âm có nói gì về vấn đề này không?
- Hình như bốn Phúc Âm dùng mười sáu lần chữ "Satan" thì đã hai lần nơi Mathêu (16:23) và Mác cô (8:33) Phêrô bị gọi là Satan. Hai lần này như chị vừa nói lúc nãy, Satan chỉ về ước muốn theo quan niệm thế tục của con người; mười bốn lần khác đại khái được chỉ về thần dữ có quyền lực. Riêng những danh từ khác được dùng để chỉ quyền lực có ảnh hưởng đến một số người thì Phúc Âm nhắc tới tên Bêelzebul (Mt. 10:25; 12:24,27; Mc. 3:22; Lc. 11:14-19), đầu mục của quỉ, thần của dân Philistinẹ Các danh hiệu khác chỉ những quyền lực ám ảnh hoặc nhập vào con người thì được gọi là quỉ ám hay xâm nhập (Mt. 9:33; 15:22; Mc. 9:18; Lk. 7:33; 8:27,30; 9:1,40; 11;14; Gioan 8:52; 10:21), hoặc là thần ô uế, danh hiệu này được dùng nhiều nhất (Mt.10:1; 12:43: Mc. 1:23-26; 3:11; 5:1,8; 6:7; 7:25,26; 9:25; Lc. 4:33; 8:29; 9:42; 11:24), và đôi khi còn được gọi là tà thần (Mc. 9:20) và thần câm (Mc. 9:17) hoặc là ma (Lc. 9:39; 13:11) hay thần khác (Lc. 11:26). Theo tôi nghĩ, sự thực mọi người có thể nhận biết là con người gồm thân xác và tinh thần tức là bao gồm hai phần hữu hình và vô hình. Phần vô hình bất tử nên dù cho thân xác tiêu tan, phần vô hình vẫn sống động nơi lãnh vực hiện giờ đã có một số người liên lạc được mà chúng ta chưa đạt tới trình độ đó. Tôi tin tưởng nếu thực sự muốn, bất cứ ai cũng có thể liên lạc được với thế giới bên kia. Tất nhiên, đã có thế giới vô hình thì có quyền lực vô hình và thế giới này bao gồm những hồn đang trên hành trình thăng tiến trở nên thiện toàn. Phúc Âm không giải thích rõ theo nghĩa đen nhưng biết để làm gì trong khi những điều thiết yếu Phúc Âm mời gọi, thúc đẩy thì cứ ỳ ra. Có điều, còn nhiều vấn đề mà Phúc Âm có lẽ không đề cập tới vì nơi Gioan đoạn 16 câu 12 và 13 có nói: "Ta còn lắm điều phải nói với các ngươi, nhưng hiện giờ, các ngươi không mang nổi. Song khi nào Ngài đến, vì là Thần Khí sự thật, Ngài sẽ đưa các ngươi vào tất cả sự thật." Thần Khí ban cho ai thì người đó được. Hơn nữa, thực hiện thế nào để đạt tới mức độ lòng tin mà Phúc Âm rao giảng mới quan trọng chứ biết về chết rồi sẽ ra sao nào có ích lợi gì, khi chết sẽ biết ngaỵ Tôi nghĩ, theo lời Phúc Âm, dẫu biết lòng tin mang quyền lực nhưng nhận thức lòng tin cũng chỉ là kiến thức; vấn đề thiết yếu phải làm gì để cảm nghiệm lòng tin, để lời Phúc Âm trở nên hiện thực nơi mình mới là chủ điểm Phúc Âm muốn nói. Chị thấy không, Đức Giêsu chỉ đường cho mình thì mình lại nói Ngài là đường để rồi chẳng đi tới đâu. Ngài vẽ chiếc bản đồ cho mình tiến tới, mình cứ đứng yên hô hào Ngài là họa sĩ tài ba thì cho đến muôn đời vẫn là con cháu họ hàng nhà thánh Phêrô... Lời Phúc Âm lắm câu độc thật, "Ai có tai thì hãy nghe!" (Mt. 11:15; 13:9; 43; Mc. 4:9; 23; Lc. 8:8; 14:35). Tôi không thể tưởng tượng được câu nói nào ngang hơn nếu nhìn Phúc Âm với con mắt thế tục. Thử hỏi ai là người không có tai và tai nào không để nghe thế mà Phúc Âm cứ lặp đi lặp lại câu nói này khiến những người đọc phải nhột nhạt. Tôi không hiểu loại tai nào mới hợp, hoặc đeo vòng vàng hay bông tai trám hột xoàn, hay đục lỗ nát bét ra rồi cắm ghim đủ thứ nơi ấy hay là cứ trống trơn. Mà có lẽ trống trơn hợp lý hơn vì không bị ngăn cản hay phản xa... Kính nói xong tự mỉm cười vì chị Lữ đeo đôi bông khá đẹp, đường vàng nhỏ viền vòng quanh hai hột xoàn hình trái rọi màu xanh lá mạ nổi nước bóng lên đang rung rinh theo cử động của cái đầu tóc vấn cao... Và thế là chị Lữ như bị nhảy nhổm,
- Anh dám lấy em làm đề tài diễu định trả thù về câu nói con cháu họ hàng nhà thánh Phêrô?
- Tôi có lấy chị làm đề tài đâu và nào có ý định gì đụng chạm đến chị mà như phải bỏng vậy?
- Anh có cái miệng như bôi mỡ hèn chi không ai đấu lại. Em chợt nghĩ, có lẽ anh rất đào hoa vì cái miệng nhưng coi chừng già kén kẹn hom đó coi...
- Chị đã nói rồi, thôi hãy để chuyện phải đến sẽ đến... Cuộc đời này chưa chắc có đã hơn không...
- Đúng, anh nói có lý, tưởng rằng những nhà cao cửa rộng, xe nọ, xe kia, ăn mặc sang trọng, và được mọi người chiêm ngưỡng đã là hay; ai ngờ nếu chịu tìm hiểu về ý nghĩa Phúc Âm mới biết những thứ đó thực sự làm mình chỉ muôn đời ngụp lặn trong vũng lầy ham muốn thế tục. Tuy vậy, em vẫn thấy có những câu chẳng hạn "Ai tin vào Ta thì sẽ được sống... " Thế chữ tin đây cũng là lòng tin hay mang ý nghĩa khác?
- Phúc Âm thường nói đến "lòng tin" và "tin" để trình bày hai thực thể liên hệ nhưng không giống nhau. Lòng tin chỉ một thực thể, quyền lực, tiềm ẩn nơi con người. Thực thể này là quyền lực của ý định, ý muốn, ước mơ, ý nghĩ. Tin là một động từ được dùng trong Phúc Âm nhưng không chỉ có nghĩa cho rằng sự gì hay việc gì là đúng, là có thật, mà bao gồm luôn sự thực hiện, đạt thành. Tôi nghĩ, nó có nghĩa cảm nghiệm hoặc là sống trong một trạng thái. Chẳng hạn một số câu có chữ tin đều được giải thích kèm theo có quyền lực thực hiện được những gì. Tôi dám khẳng định, tin vào Đức Giêsu có nghĩa đạt tới trạng thái Ngài nói sẽ thực hiện được những gì Ngài đã làm, nghĩa là có quyền lực như Ngài. Nhìn theo khía cạnh khác về một số câu Phúc Âm, có thể nói Đức Giêsu chứng tỏ chúng ta cũng như Ngài mà không nhận ra.
- Anh nói thế có hơi quá không?
- Qúa hay không tôi chẳng để ý vì cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ nghĩ đến nên diễn giải cách nào cho đúng với cảm nhận của mình. Chẳng hạn, chị rở Gioan đoạn 14 câu 12, đọc thử coi...
- "Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: kẻ tin vào Ta, thì các việc Ta làm kẻ ấy cũng sẽ làm, và sẽ làm được những việc lớn lao hơn thế nữa."
- Chị nghĩ sao? Câu Phúc Âm bằng tiếng Việt hay tiếng ngoại quốc và có cần đến thông dịch không?
- Anh có nghi ngờ gì về lối nói phóng đại nơi câu này không?
- Đọc đi đọc lại Phúc Âm nhiều lần chị sẽ rõ, càng đọc, càng thấy Phúc Âm nói rất thẳng thừng... Chẳng hạn đặt vào miệng Đức Giêsu những câu nói xét xử biệt phái, ký lục, và luật sĩ. Phúc Âm nói câu nào chứng minh rõ ràng và rất ngắn gọn. Câu chị vừa đọc chỉ là một trong những câu khó ai dám chấp nhận. Tuy nhiên, đối với tôi, càng đọc Phúc Âm bao nhiêu, tôi càng thấy những gì được nói lên hiện thực bấy nhiêu và càng mê Đức Giêsu hơn nhưng càng e ngại. Sở dĩ tôi e ngại vì cảm thấy nếu cảm nhận và sống theo đúng như Phúc Âm, mọi người chung quanh sẽ chối bỏ mình không khác gì Đức Giêsu ngày xưa đã bị lên án là phạm thượng. Chị nghe thấy người ta nói tôi ngang... Mới lần thứ hai nói chuyện với chị, biết bao sự việc được nhận xét về Phúc Âm mang đầy vẻ ngang ngược chị có nhớ không? Tôi nghĩ, bây giờ chị chấp nhận được những điều này và cho là hợp lý hợp tình, nhưng nếu đem so sánh với những gì từ xưa đến nay chị được dạy dỗ hay nghe người ta nói quả là khác biệt đến độ chối tai. Mà càng đọc, càng suy nghĩ bao nhiêu, những sự thực nơi Phúc Âm càng thấm nhập đến độ mình chiều theo mà không biết. Và như vậy, thái độ, tư cách, lời ăn tiếng nói mình tự hòa nhập vô để rồi khi gặp những người khác, mình vô tình, nói cho đúng, chỉ bình thường nhận định sự việc theo nguồn cảm ứng từ Phúc Âm, thiên hạ thấy mình ngang. Sự kiện xảy ra tôi không hiểu tại mình hay tại Phúc Âm nhưng có miệng mà không giải thích được vì càng giải thích người ta càng bảo mình ngang; càng giải thích, họ càng hè nhau vào một phe phái và cuối cùng tôi cảm thấy thật cô độc. Nhưng rồi chị coi, không phải cô độc một cách chán chường mà cô độc với niềm vui khó diễn tả, lại thấy xót thương cho những người chế diễu mình vì họ hoặc quá đơn sơ, hoặc còn đang bị những ham muốn bình thường thế tục che lấp khiến mình cảm thấy một niềm đau âm ỉ xót xa bởi không biết cách nào giúp họ. Nói theo kiểu chị thì họ hàng con cháu thánh Phêrô thật đáng thương. Chính từ đó tôi thấy câu "Các ngươi hãy biết thương xót như Cha các ngươi là Đấng thương xót" (Lc. 6:36) mang nghĩa thấm thía, và càng thấm câu này, càng cảm nhận được Đức Giêsu cô độc đến độ nào. Đây chỉ là cảm nhận riêng của tôi. Có điều, tôi thử hỏi, chị dám nói lên những gì chị cảm nhận về câu Phúc Âm vừa rồi không? Tôi muốn nói, không đặt vấn đề đúng sai hoặc phải trái, mà chỉ nói thành lời những gì xảy đến nơi tâm tư.
- Em nghĩ, đúng như anh nói, đã đọc và được nghe chẳng biết bao nhiêu lần, nhưng bây giờ em đọc và để ý câu nói, mới thấy Đức Giêsu hình như có vẻ nói những điều không tưởng.
- Không tưởng theo nghĩa nào?
- Tự mình nghĩ rằng điều đó là điều không tưởng.
- Mặc dầu chưa bao giờ thử, chưa bao giờ dù chỉ một chút tìm hiểu hay đặt vấn đề tại sao Ngài lại nói như thế.
- Nào có gì lạ đâu, khi mình đã thấy nó có vẻ vô lý thì để ý làm gì...
- Tuy nhiên, chính điều mình cho rằng không tưởng ấy đã thở thành sự thách đố khi so sánh với ý nghĩ mơ hồ nào đó được gọi là đức tin nơi mình. Bởi đã bao lâu nay mình nghĩ và tưởng rằng mình có đức tin, nghĩa là nghĩ rằng có Thượng Đế, có Đấng tạo thành vạn vật... những điều phải tin theo đạo dạy và chỉ cần nói lên chấp nhận là đủ. Thế mà Phúc Âm cứ nói về những sự cả thể xảy ra bởi thực thể được gọi là lòng tin, hoặc hơn nữa, có thể nói rằng kẻ nào tin vào Đức Giêsu, có lòng tin thì sẽ có quyền năng như Thượng Đế khiến mình lo sợ có thể là mình đã tin sai. Và thế rồi sự lo sợ này tạo thành ý định chạy trốn khỏi phải đối diện với mối đe dọa là cuốn Kinh Thánh do đó tránh đọc Kinh Thánh. Thực ra, không đọc Kinh Thánh chẳng phải lười mà càng đọc càng thấy mình bị loại bỏ, càng sợ thì lại càng che dấu không dám nói lên rằng mình không hiểu hay không thể thực hiện lời Kinh Thánh trong cuộc sống và do đó lại càng chạy trốn trong một chữ tin để khỏi bị phiền hà ít nhất đối với luật đạo. Điều này không lạ gì vì Kinh Thánh được nhìn dưới lăng kính luân lý và như thế sự áp dụng trở nên vừa phi lý vừa quá khả năng do đó trở thành không tưởng. Tôi nói vậy có đúng không?
- Sao anh có thể nói trúng những gì em đã cảm thấy vậy?
- Tôi đâu nói về chị, tôi nói về tôi ấy chứ. Tôi đã bị bốn Phúc Âm quật cho nhừ tử nên mới nhận ra nó không phải là những bài học luân lý mà chỉ nói về tâm linh. Chị tưởng tôi thông minh lắm sao? Không có đâu, mà thà rằng tôi dốt hơn chút nữa có lẽ càng đỡ bị phiền. Thôi thì cứ sống cho qua, lời Chúa để Chúa hiểu và ráng sao cho có vẻ ông nọ bà kia, lo sao theo kịp công nợ và may ra có thêm chút tiền bỏ nhà băng để khi cần có dịp huênh hoang mà lại đỡ bị ray rứt. Ai ngờ, càng suy nghĩ, càng đặt vấn đề thì chỉ càng phải đánh đô vật với tâm tự Lời Kinh Thánh như ngọn lửa thiêu đốt cõi lòng, bỏ thì thương mà vương thì tội... nên lúc nào cũng bị đeo đuổi. Như chị vừa nói, nếu thấy vô lý thì để ý làm gì; đàng này, tôi ngu muội lại hỏi ngược, chẳng lẽ Kinh Thánh viết điều phi lý, cố gắng giải thích theo luân lý chỉ càng gặp bế tắc... vì vậy, càng bí thì lại càng phải xoay...
- Đúng rồi, hèn chi em bị bối rối khi tìm hiểu về lòng tin.
- Có phải bởi e sợ vì đã bao lâu nay đức tin của mình có cũng như không, lại khác hẳn với Phúc Âm đồng thời không biết làm cách nào để giải quyết?
- Em thấy bực bội nữa chứ! Anh thử nghĩ coi, Phúc Âm nói mình giống như những người biệt phái.
- Tại sao chị nói thế? Phúc Âm viết cả gần hai ngàn năm nay rồi thì mắc mớ gì đến chị.
- Em thấy lối giữ đạo của mình giống như biệt phái được nói đến trong Phúc Âm.
- Ha! Ha! Có tật giật mình, nhưng vẫn còn may.
- Tại sao anh nói là may?
- Vì chị hãy còn thấy vai trò của mình trong Phúc Âm, tức là đã tự chấp nhận Phúc Âm vào cuộc sống.
- Anh nói thế nghĩa là thế nào?
- Chị đọc Phúc Âm có nhớ câu nào đó Đức Giêsu sai môn đệ đi rao giảng không.
- Có, hình như sau khi sống lại.
- Thế Phúc Âm nói ra sao.
- Để em rở thử coi... Mác cô đoạn 16 câu 15, "Và Ngài nói với họ: 'Hãy đi khắp cả thiên hạ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo.'"
- Vậy chị thấy thế nào trong thực tế? Chúng ta đang rao giảng Tin Mừng hay rao giảng gì?
- Thì truyền bá đạo cho mọi người được biết... Ừ há, sao anh có thể nghĩ được câu hỏi này?
Chị Lữ vừa nói theo thói quen "truyền bá đạo" mới chợt nhớ ra có điều gì không hợp với lời Phúc Âm nên ngạc nhiên hỏi lại Kính. Lối nói chuyện của Kính là thế, nửa thật nửa đùa khiến người nghe cảm thấy luôn luôn phải tỉnh táo nhận xét. Dẫu muốn giúp người khác tự tìm kiếm nhưng nếu gặp những đầu óc thiếu suy nghĩ và nhỏ hẹp, Kính tất nhiên sẽ bị nói là ngang... Mà thật vậy, câu trả lời của Kính thường thì cứ đẩy người nghe vào góc tường.
- Tại Phúc Âm viết khác với thực tế chứ đâu phải tại tôi nghĩ ra câu hỏi rồi thực tế xảy ra theo tôi.
- Anh nói ẩu, sao anh dám bảo tại Phúc Âm viết khác với thực tế?
- Nếu nói con người làm khác với Phúc Âm lỡ bị cho là nói sai. Thôi thì nói Phúc Âm viết không đúng thực tế bởi nói như vậy không có cái miệng nào lên án mình là được rồi.
- Như vậy con người chỉ lo truyền bá tổ chức, quan niệm chứ không phải truyền bá Tin Mừng... Anh nói có lý, hèn chi lắm luật, lắm lệ mà trong Phúc Âm không thấy luật nào cả ngoại trừ luật yêu thương. Những kẻ cầm luật thì lại bị chửi như tát nước... nào là giả hình, xác chết xú uế trong mồ mả...
- Dĩ nhiên, ước muốn con người ở đâu thì lòng dạ họ Ở đó. Điều con người muốn như thế nào, tất nhiên mọi cố gắng sẽ được dồn vào để đạt thành mục đích. Bởi vậy, chỉ làm sao cho tổ chức lớn mạnh thì cần biết gì về lòng tin mà có lẽ chỉ dùng lòng tin như một công cụ và do không đặt vấn đề về lòng tin thế nào cho nên chỉ cần nói tin là đủ...
- Anh nói dùng lòng tin như một công cụ nghĩa là gì?
- Gốc nằm tại điểm này. Phúc Âm quanh đi quẩn lại chỉ được ít ngàn chữ, đọc một hai bữa là hết; hơn nữa lại được đọc theo nhận định thường tình áp dụng trong cuộc sống thì đâu còn gì để rao giảng... Bởi thế luân lý phải chen vô cho có chủ đề vì nói về luân lý ít nhất mọi người cũng thấy phần nào được cải thiện. Tiếng rằng lòng tin, đức tin, tin vào Thiên Chúa, tin vào Đức Giêsu, nhưng khi đặt vấn đề phân tích Phúc Âm thì cứ luân lý mà diễn giải. Đọc Phúc Âm theo nghĩa đen, cùng lắm tìm lý luận ráp nối cho xuôi, cho hợp tai người nghe, thuận lẽ, là mọi sự trôi chảy. Nhiều người làm thế, mình cũng phải thuận chiều. Đồng thời, ai không nghĩ rằng đa số thắng tiểu số, cứ đông là đã đúng, luật sức mạnh bao giờ không thế! Hơn nữa, bị ảnh hưởng Cựu Ước từ mấy cuốn sách Thứ Luật, Dân Số, những qui luật trị dân phải dựa trên lý trí và truyền thống luân lý Do Thái, nên chẳng lạ gì, lối nhìn luân lý đương nhiên bịt kín mọi ngõ ngách khác có thể.
- Hèn chi em thấy Phúc Âm nói về lòng tin quá khác lạ với những gì mình nghĩ từ xưa naỵ Nhất là khi những đề mục lại được ghi là phép lạ trong khi Đức Giêsu lại cứ cho rằng mọi kẻ tin nơi Ngài sẽ làm được những chuyện cả thể.
- Những gì được gọi là phép lạ xảy ra, Đức Giêsu đã rõ ràng giải thích đó là kết quả của lòng tin. Cứ theo Phúc Âm, chẳng hạn nơi câu truyện con gái người phụ nữ xứ Canaan được cứu sống, Đức Giêsu đã giải thích do lòng tin, "Này bà, lòng tin của bà lớn thật! Bà muốn sao thì hãy được như vậy" (Mt. 15:28). Tại sao Phúc Âm ghi lại "Bà muốn sao thì hãy được như vậy?" Lấy gì có thể giải thích động lực làm ý muốn được thực hiện nếu không phải là lòng tin đã được xác định và ca tụng là lớn lao. Điều này chứng tỏ đặc tính của lòng tin, quyền lực kiến tạo ý định, ý muốn, ước ao thành sự kiện. Nói cách khác, lòng tin cũng được coi như quyền lực của ý định, ước muốn. Riêng chữ tin được nhắc đến nơi "Kẻ tin vào Ta", trong câu Phúc Âm chị vừa đọc lúc nãy, "Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: kẻ tin vào Ta, thì các việc Ta làm kẻ ấy cũng sẽ làm, và sẽ làm được những việc lớn lao hơn thế nữa" có thể mang ý nghĩa: Kẻ nào sống trong trạng thái Ta nói, hoặc kẻ nào cảm nghiệm được những gì Ta nói "thì các việc Ta làm kẻ ấy cũng sẽ làm." Chỉ xét riêng lối diễn tả câu nói, ít nhất có thể hiểu, kẻ đạt đến trình độ Đức Giêsu nói sẽ có mọi quyền lực như Đức Giêsu vì "sẽ làm được những việc lớn lao hơn thế nữa." Thế nên, chị thấy lòng tin và chữ tin nơi Phúc Âm khác lạ với những gì chúng ta thường cho rằng tin, điều này không gì mới lạ nếu nhận thực với lòng mình bởi xưa nay chúng ta không dám đặt vấn đề, hoặc đã không bao giờ tìm hiểu Phúc Âm thì nói gì đến sự thực hiện trong cuộc đời. Thật lạ lùng, khi có những chuyện đặc biệt xảy tới, Đức Giêsu lặp đi lặp lại lời giải thích do lòng tin, ca tụng lòng tin, và còn nói rõ hơn "tin sao thì hãy được như vậy" (Mt. 8:13), "muốn sao thì hãy được như vậy" (Mt. 15:28), "lòng tin con đã cứu chữa con" (Mt. 9:22; Mc. 5:34; Lc. 10:52), thế mà cứ cho là phép lạ và ca tụng rối lên; ca tụng để chẳng cần biết mình nên sống thế nào đối với những gì Đức Giêsu rao giảng. Tôi không thể hiểu được Đức Giêsu nghĩ gì. Dùng hai chữ phép lạ để chỉ những điều Ngài tuyên bố như kết quả của lòng tin phỏng có phải coi thường lời Ngài nói, hoặc không có tai để nghẻ Như vậy, chẳng lạ gì Ngài đã than lên "Ôi! Thế hệ cứng tin và tà vạy! Cho đến bao giờ nữa, Ta sẽ ở với các ngươi, và phải chịu đựng các ngươi?" (Mt. 17:17; Lc. 9:41). Thật là đáng thương cho Đức Giêsu! Có lẽ không ai cảm nghiệm được nỗi cô độc của Ngài!
- Anh có thực sự cho rằng Đức Giêsu cô độc?
- Ngài cảm thấy thế nào tôi không biết, nhưng qua kinh nghiệm sống, đôi lần tôi vô tình ngứa miệng phát biểu nhận thức của mình về một vài câu Phúc Âm thì đều bị cho là nói ngang, con cháu đòi khôn hơn ông bành tổ... Rồi nào người này ì xèo, người kia nhìn tôi với cặp mắt khác lạ ra tuồng tôi ăn nói bậy bạ, phản đạo v.v... Hơn nữa, chị thử nghĩ coi, các môn đệ của Đức Giêsu như thế nào, dân chúng thời đó ra sao. Đã đọc Phúc Âm, chị thừa hiểu Đức Giêsu bị họ kết án vì lẽ gì nếu không phải là phạm thượng, dám coi mình là con Thượng Đế. Có thể nói, đây chỉ là lý do của những người được Phúc Âm gọi là trưởng lão, ký lục, v.v... lạm dụng niềm tin của dân chúng thời ấy để bảo vệ chức vị vì nếu dân chúng theo Ngài thì những người biệt phái, ký lục, và luật sĩ làm sao còn thế đứng. Tuy nói vậy, nhưng cũng phải công nhận rằng Đức Giêsu lên án họ quá nặng nếu xét theo lối nhìn thế tục... mặc dầu xét theo tâm linh, nếu họ dám đối diện với lòng, hy vọng họ sẽ nhận ra...
- Tại sao anh đặt vấn đề hy vọng họ nhận rả Chắc chắn họ phải nhận ra chứ!
- Chẳng có gì chắc chắn và phải ở điểm này. Thứ nhất, mình không phải là họ; thứ hai, họ đã được giáo dục, tiêm nhiễm theo tổ chức thế tục dưới sự hướng dẫn của những điều luật xưa, và đồng thời được hỗ trợ bởi quan niệm về một Thiên Chúa hà khắc nơi Cựu Ước theo lối nhân cách hóa của người Do Thái. Quan niệm này hiện giờ vẫn còn đang thống trị không những đạo Do Thái mà còn tất cả những ai tin nơi Đức Giêsu không cần phân biệt bè phái nào. Ông Thiên Chúa của dân Do Thái mà chị không thể chấp nhận được đó. Chị thấy nhan nhản những người rao giảng Chúa phạt, Chúa chết, Chúa thương, Chúa công bằng, Chúa tha thứ, Chúa hiện ra bảo điều nọ, bảo điều kia trên truyền hình, radio v.v... mà những gì Đức Giêsu nói về lòng tin thì hình như chỉ được dùng đại khái theo ngôn từ "tin" mang nghĩa nghĩ rằng có một Đấng đầy quyền năng từ chốn xa xôi nào đó tạo dựng nên vũ trụ và mọi sự được gọi là Thượng Đế cách biệt hẳn với loài người, rằng có Đức Giêsu từ ông hay bà Thượng Đế cách biệt ấy được sai xuống chịu chết để tẩy rửa con người khỏi cái tội luân lý kiêu ngạo của ông bà nguyên tổ và những sự phụ thuộc bởi cái tội luân lý ấy mà ra như sản phẩm của sự hiểu biết Kinh Thánh theo nghĩa đen. Đồng thời để bổ túc cho lý luận này nào những ân sủng đã được sinh ra cũng từ chốn xa xôi ấy được ghép vào Đức Giêsu không cần biết Ngài đã rao giảng những gì bởi không nhận ra quyền lực làm cho trái tim mình đập, phổi mình thở. Đọc Kinh Thánh, chỉ có một định nghĩa độc nhất nơi thư Hipri về lòng tin, "Tin là cách chiếm hữu những điều còn trong hy vọng, là phương nhận thức các thực tại người ta không thấy" (11:1). Chị thử đặt vấn đề, những điều còn trong hy vọng bao gồm những gì đối với những ham muốn thế tục; thực tại người ta không thấy cũng đâu phải chỉ là những điều được cho là nên đạt tới. Thế nên, chính quan niệm về một đấng Thượng Đế luân lý được nhân cách hóa đầy tính chất quyền năng, yêu thương, giận ghét, phe phái, đã bịt chặt cõi lòng và ngăn chặn những lời rao giảng của Đức Giêsụ Có thêm được câu nơi thư Rôma, "Quả vậy, tôi không hổ thẹn 'rao giảng' Tin Mừng, vì đó là quyền năng của Thiên Chúa để cứu thoát mọi kẻ tin... " (1:16) thì nó cũng không được ai để ý vì đã bị bao trùm bởi một Đấng Tạo Hóa quyền năng theo tính chất loài người gán chọ Thành ra, Đức Giêsu rao giảng Tin Mừng thì người ta rao giảng về Đức Giêsu thay vì điều Ngài rao giảng. Mục đích của Đức Giêsu được bày tỏ rõ nơi Phúc Âm và đó là rao giảng Tin Mừng (Mt. 4:17, 23; 9:25; 12:18; 13:35; Mc. 1:14-15; 38; Lk. 4:18-19; 43; Gioan 4:25) và cũng chính Ngài sai các môn đệ ra đi rao giảng Tin Mừng (Mt. 10:7; 27; 11:1; Mc. 3:14; 13:10; 16:15: Lk. 9:2) thì bị bỏ quên để rao giảng đạo, rao giảng tổ chức thế tục, bè phái, kết quả của những quan niệm khác nhau như sản phẩm của lý trí dựa theo nghĩa đen và luân lý về Phúc Âm. Chị thử nghĩ xem sự việc xảy ra như vậy phỏng Đức Giêsu cảm thấy thế nào? Thực ra, nếu Đức Giêsu mà mang những đặc tính như con người đã gán cho Thượng Đế nơi Cựu Ước, có lẽ chị và tôi không có cơ hội nghĩ về Ngài cô độc hay không mà tất cả đã bị phạt xuống đáy hỏa ngục của mấy nhà thuyết giáo từ ngàn xưa rồi...
- Lý do gì anh dám đưa ra nhận định như thế? Và cũng lý do gì anh có thể minh chứng là Thiên Chúa nơi Cựu Ước chỉ là quan niệm của dân Do Thái? Thượng Đế nào không là Thượng Đế, vậy Đức Giêsu đã rao giảng một Thiên Chúa ra sao?
Đến khổ, Kính nghĩ thầm, đọc sách Khởi Nguyên, thường được gọi là Sáng Thế Ký, có câu truyện bà Evà cùng chồng ăn trái cấm nên bị Chúa xua đuổi ra khỏi vườn địa đàng như một hình phạt. Thế rồi câu chuyện được diễn giải thêm mắm thêm muối cho có lý để dạy rằng ông bà nguyên tổ vì bất tuân nên phạm tội kiêu ngạo muốn ngang bằng với Đấng Tạo Hóa do đó đã truyền lại tội này cho con cháu là toàn thể nhân loại. Thánh Vịnh cũng có câu: "Này trong tà ác tôi đã sinh ra, và đã là tội lỗi khi mới là thai trong bụng mẹ" (Tv. 51:7), và nhất là nơi thư Rôma, "Vì thế, cũng như chỉ vì một người, mà sự tội đã đột nhập trần gian; và vì tội, thì sự chết nữa; và như vậy sự chết đã lan qua hết mọi người, một khi mọi người đều đã phạm tội... " (Rom. 5:12). Như vậy Cựu Ước đã được hiểu theo nghĩa đen ảnh hưởng tất cả các thư trong Tân Ước chẳng hạn thư Rômạ Điều này ngược lại lời Phúc Âm: "Vì tự bên trong, tự lòng người ta, mà xuất ra những suy tính xấu xa" (Mc. 7:21). Đồng thời lại cũng có câu, "Thần khí mới tác sinh, xác thịt thì không ích gì" (Gioan 6:63) thường được hiểu đại khái tội bởi trong lòng mà ra. Như vậy, nếu nói rằng sinh ra trong tội tất nhiên không chấp nhận Thượng Đế là cội nguồn mọi sự hiện hữu, và đồng thời cũng chống nghịch lại lời Đức Giêsu: "Vậy các ngươi hãy nên trọn lành, như Cha các ngươi trên trời là Đấng trọn lành" (Mt. 5:48). Hai chữ trọn lành ở câu Phúc Âm có nghĩa riêng của nó. Thực ra, mỗi người được sinh ra toàn hảo đối với tất cả những điều kiện cấu tạo nên con người của mình. Cũng như chai bia, nó không thể tự trở nên cao hơn hay to hơn hoặc biến thành mầu đỏ, màu vàng. Đẹp hay xấu, mầu xanh hơi tối hoặc quá sáng hay là phải màu tím mới đẹp là tùy ý thích nơi người nhìn nó chứ riêng tự nó, nó là toàn hảo đối với tất cả những điều kiện và thành phần đã được dùng để chế tạo nên nó. Bởi vậy, khi đặt vấn đề chai bia nên có kiểu cách nào, màu gì tức là nói về quan niệm cá nhân và đồng thời đưa ra nhận định về những người trong tổ hợp chế tạo chai bia. Áp dụng vào ý thức tội lỗi, thay vì nói về nguồn gốc sự hiện hữu con người, câu "Này trong tà ác tôi đã sinh ra" được hiểu theo nghĩa đen trở thành tội lỗi là cội nguồn của con người. Phỏng đây là thứ tội phạm đến Thánh Thần mà Đức Giêsu nói trong Phúc Âm? Như vậy có thể nói, chính quan niệm "sinh ra trong tội" là nguồn gốc mọi sự tội vì từ chối quyền lực Thánh Thần, quyền lực hiện hữu, hoặc vì đã không suy xét nên vô tình cho rằng Thánh Thần là nguồn gốc tội lỗi. Quyền lực của sự hiện hữu tạo dựng chứ không phải quyền lực của tội lỗi; tất nhiên tội lỗi phải đến sau khi được sinh chứ không thể nào trước khi sinh. Hơn nữa, tội nào có thể tạo dựng được con người? Cho dù dưới con mắt luân lý hành động được coi là tội lỗi, nếu không có quyền lực hiện hữu, không thể nào có thực thể "được sinh rạ" Thế ra luân lý thị dục vẫn còn đang ảnh hưởng nặng nề nơi tâm trí chị này!
- Nói rằng Thiên Chúa tạo dựng con người theo hình ảnh của Ngài thì con người gốc tự bản thể toàn hảo, thánh thiện, tức là từ Thượng Đế con người bị sinh vào thế giới tội lỗi chứ không phải tội lỗi tạo dựng nên con người. Hơn nữa, nếu lý luận rằng con người có tự do nên phạm tội, chưa có sự sống hữu hình sao có thể có tự do của thế giới hữu hình này bởi không có con người sao có thể nói đến tội lỗi. Đàng khác, trước khi được sinh ra, mình đâu có quyền quyết định muốn nằm lỳ trong bụng mẹ hay đòi thoát ra ngoài theo ý mình. Bởi vậy, được sinh ra ngoài ý muốn nên không có trách nhiệm phải trở nên gì cả và cũng không cần có mục đích cho tương lai, sống cho bây giờ và lúc này mới hợp lý hợp tình. Như vậy có lẽ quá đủ để minh chứng tại sao tôi nói quan niệm nhân cách hóa một Thượng Đế luân lý đã làm con người đóng tai bịt mắt về những lời rao giảng của Đức Giêsụ Ngược lại, người ta vơ Đức Giêsu để ráp vào Thiên Chúa theo lối nhìn thị dục luân lý. Nơi câu truyện môn đồ hỏi Đức Giêsu về tội bởi ai để người mù từ khi mới sinh phải chịu như vậy, Đức Giêsu nói rằng không phải tội ai hết song vì để công việc của Thiên Chúa được hiện tỏ (Gioan 9:2-3).
- Vậy Đức Giêsu không phải là người Do Thái sao mà anh phân biệt Thiên Chúa của người Do Thái và Thiên Chúa của Đức Giêsụ Thế Thượng Đế của anh là gì?
Kính chậm chạp nâng ly bia uống một hơi... trầm tự Thực ra, chẳng có Chúa nào của người này hay của người khác; sở dĩ có sự phân biệt những quan niệm về Thượng Đế vì nếu quan niệm không nghiêm chỉnh sẽ dẫn tới những suy luận ngược lại Phúc Âm. Nếu tin nơi Đức Giêsu thì mọi gốc gác cần được bắt nguồn từ Phúc Âm. Làm sao có thể chấp nhận được một Thượng Đế yêu thương vô bờ bến đồng thời lại dám cả gan gán cho Ngài sự trừng phạt quá khắc nghiệt đối với những người lầm đường lạc lối hoặc chỉ phạm một lỗi lầm luân lý nào đó. Mà đã là luân lý, nó thay đổi tùy theo quan niệm của con người theo thời gian và nơi chốn cũng như cá tính dân tộc khác nhau trong hành trình thăng tiến nhân sinh. Con chiên đi lạc tự nó muốn hay không biết nên mới lạc? Đã gọi là đi lạc thì đâu phải tội của nó vì khi biết mình lạc đã lo sợ muốn chết; điều này được chứng tỏ rõ hơn nơi tâm tình e ngại mình sai mà không biết là sai. Hơn nữa, Thượng Đế chỉ có một, đó là lý do tại sao nên dùng nhóm chữ "Quyền Lực Hiện Hữu" thay vì Thiên Chúa hoặc Đấng Tạo Hóa để tránh bị cho rằng theo quan niệm của nhóm người này hay nhóm người kia. Xét theo ngôn từ, tùy theo vùng sinh sống mà người Việt Nam có những danh gọi khác nhau để chỉ chồng của mẹ mình, nào là thầy, bố, ba, cậu, tía... có người gọi ông già tôi, cụ thân sinh tôi... Cũng như vậy, những danh hiệu Thượng Đế, Thiên Chúa, Tạo Hóa, Ông Xanh v.v... được các nhóm người dùng theo thói quen để chỉ về Cội Nguồn Mọi Sự Hiện Hữu vô hình cũng như hữu hình, ấy là chưa nói đến những nhóm người có ngôn ngữ khác trên thế giới. Dĩ nhiên, có những quan niệm khác nhau sẽ có những ngôn từ, danh hiệu khác nhau, những lối diễn tả quan niệm qua cung cách tôn sùng, thờ phượng khác nhau, và đó lại là kết quả của điều kiện và lối sống của từng nhóm người. Điều này ai cũng có thể nhận thấy trên tivi trong những chương trình phát hình về văn hóa và sinh hoạt của các dân tộc. Thực ra, chúng ta thường hiểu lầm về những nghi thức tôn sùng hay thờ phượng. Chẳng hạn nhóm người nào đó thờ thần mặt trời; họ cho rằng mọi quyền lực phát sinh được biểu hiện qua mặt trời ảnh hưởng toàn bộ đến dân tộc ho... chứ không phải vì mặt trời cho ánh sáng. Như vậy, mặt trời chỉ là biểu tượng của Quyền Lực Vô Hình bao trùm vạn vật theo những gì họ có thể nghĩ đến. Thử xét, có gì phi lý hơn cầu mặt trời cho mưa, cầu mặt trời chữa bịnh, cầu mặt trời cho mau chết, và lại cũng cầu mặt trời cho chiến thắng kẻ thù nghịch với mình, để rồi, vì lý do nào đó bị thua trận lại cho rằng bị thần mặt trời phạt.
- Thế chị đã bao giờ nghĩ về Thượng Đế của chị chưa? Theo chị, Ngài như thế nào, ba đầu, sáu tay, mười chân, có những đặc tính gì, đối với chị ra sao v.v... ? Kính đột nhiên hỏi ngược lại chị Lữ sau mấy phút suy nghĩ.
- Cũng một đôi khi, nhưng thường thì em chỉ đặt vấn đề về những sự kiện xảy ra trong cuộc sống sao cho phù hợp với những điều được dạy dỗ thôi. Em đâu dám suy nghĩ hơn kém bởi vì e bị rối đạo. Anh thấy không, mới chỉ nghĩ như thế đã ớn muốn chết rồi còn nói gì Chúa của em với Chúa của người khác...
- Thực ra chị đã đặt vấn đề từ lâu nhưng không để ý, bằng chứng chị đã không chấp nhận được Thiên Chúa của người Do Thái. Lý do khiến tôi dám đặt vấn đề cũng chỉ vì tin rằng Thượng Đế công bằng ngược lại cứ thấy những điều chướng tai gai mắt xảy ra trong cuộc sống không phù hợp với sự công bằng tối thiểu, như mọi người đều nghĩ, về một Thượng Đế quyền năng chút nào. Thử hỏi, công bằng ở đâu khi có những người làm ăn tối mặt, cần kiệm từng đồng mà nghèo vẫn hoàn nghèo trong khi lại có những kẻ ăn trên ngồi trốc, nắm giữ quyền hành làm những chuyện khó chấp nhận mà lại còn được ca tụng. Công bằng ở đâu khi so sánh một ông vua với tên thứ dân, một ông tướng với người binh sĩ? Thế giới của một Đấng Tạo Hóa công bằng sao đã sinh ra con nai, con hươu, lại còn sinh ra con hổ, con sư tử... mà con thú nào không là thú, thế mà mấy con hổ chẳng chịu ăn cỏ, cứ đòi ăn khôn nên giết hại các thú khác. Thế thì công bằng phải được nhận thức trên quan điểm nào mới có thể hợp với lời Phúc Âm?
- Anh nói gì kỳ cục! Tại sao lại bắt con hổ phải ăn cỏ? Luật rừng thì mạnh được, yếu thua, và cá lớn nuốt cá bé... là chuyện dĩ nhiên.
- Vậy Thượng Đế công bằng ở điểm nào? Tự bản chất được sinh ra đã không có sự đồng đều sao có thể nói tới công bằng... Mà không có sự công bằng thì bình đẳng là chuyện ruồi bu... Lấy gì để minh chứng con nai bình đẳng với con hổ? Đâu phải vì nhiều cỏ quá, sợ chúng mọc kín hết mặt đất sinh ra điều tai hại gì mà phải có những con bò, hươu, nai, hoặc dê để ăn bớt đi. Cũng đâu phải vì những con thú hiền lành sinh sản quá mau sợ tràn ngập mặt đất nên phải tạo dựng những con hổ, sư tử, beo, báo để ăn thịt bớt những con kia kẻo chúng ăn hết cỏ trơ trụi mặt đất, mưa nắng làm vỡ toang cả công trình cát bụi này. Đặt vấn đề như vậy, sự công bằng phải được hiểu theo nghĩa nào cho phù hợp với những sự thường tình mà chị gọi là luật rừng mạnh được yếu thua, và cá lớn nuốt cá bé. Giả sử chị là con nai sao chị có thể nói đến sự công bằng với con hổ! Tại sao chị làm cặm cụi không ngơi tay nơi hãng điện tử mà tiền lương kiếm được ít hơn anh chàng cai không muốn lê lết thân xác mập phì chỉ tay năm ngón... lại có quyền đuổi người này, thuê người nọ?
- Thì người cai phải học nhiều hơn, biết nhiều hơn và làm lâu hơn nên lãnh lương nhiều hơn...
- Vậy con hổ học nhiều hơn con nai lúc nào, làm việc lâu hơn ở hãng nào mà có quyền ăn thịt con nai? Dân Do Thái ngày xưa cũng giống như đàn nai béo mập trước móng vuốt dân Ai Cập do đó đã bị con hổ Ai Cập bắt ăn thịt dần thế nên Chúa của họ luôn luôn đối đầu với kẻ đàn áp. Thử để tâm suy nghĩ, đâu phải phi lý mà có luật "mắt đền mắt, răng đền răng," đâu phải tự nhiên người ta có thể đặt vấn đề Chúa công bằng đến nỗi phát sinh ra quan niệm sự giầu có ở cuộc đời này là thành quả của lối sống tốt lành ngay thẳng và kẻ khốn khó nghèo hèn bị coi là tội lỗi nhan nhản được nhắc đến nơi Cựu Ước. Tôi thử hỏi chị, nếu bị đàn áp, lại trong thân phận thấp cổ bé miệng chẳng mong nương tựa vào bất cứ quyền lực thế tục nào giải thoát, người nô lệ đặt niềm hy vọng vào đâu? Tất nhiên chỉ còn biết ngửa mặt trông trời tự nghĩ có Đấng cao xanh nào đó thấu hiểu và thông cảm nỗi khốn cùng của mình để có được niềm tin mong manh ngày mai trời lại sáng. Cho đến khi sự đàn áp quá nặng nề khó bề chịu đựng nổi, con người trở nên uất hận phát sinh mối thâm thù lồng trong hy vọng một ngày nào đó có cơ hội trả đũa, mắt đền mắt, răng đền răng... đời này qua đời khác tiến dần đến niềm hy vọng "bĩ cực thái lai" tạo nên ý thức có vay có trả cho công bằng. Chúa theo quan niệm luân lý công bằng của người Do Thái giành quyền làm người lại cho họ thay vì thân phận nô lệ, và cũng từ đấy nhờ suy niệm những sự kiện đã xảy ra, họ đạt tới nhận thức chính Chúa giải thoát họ do đó đã diễn giải cảm nghiệm lồng trong kinh nghiệm và quan niệm về Chúa như quyền lực toàn năng đứng về phe họ chống lại kẻ thù. Chẳng còn lý do gì có thể giải thích tại sao Đấng quyền năng ấy giúp họ mà không giúp các dân khác nên lý thuyết được chọn làm dân riêng phải được tạo ra. Từ đây, kẻ thù của dân Do Thái là kẻ thù của Quyền Lực Toàn Năng được họ gọi là Yavê.
- Anh nói như thế thì Thiên Chúa hay Thượng Đế hoặc thần linh nào chăng nữa cũng là sản phẩm nơi trí tưởng tượng của con người sao?