Hồi 109
Tác giả: La Quán Trung
Tại Dương Châu có Văn Khâm và Vô Khâu Kiệm được lệnh trấn giữ, bỗng được tin Tư Mã Sư phế chúa bèn mắng rằng :
- Sao nó dám làm chuyện khi vua , phản tặc như vậy, nếu không sớm trừ ắt sinh đại họa !
Văn Khâm nói :
- Tôi có đứa con tên Văn Anh sức mạnh vô song, nếu sai làm tiên phong kéo về Lạc Dương mà vấn tội, ắt là nên việc .
Kiệm cả mừng, nói với chư tướng :
- Tuân chiếu của Hoàng Thái hậu, ta đem binh về hỏi tội Tư Mã Sư để trừ mối họa. Vậy các ngươi hãy hiệp lực với ta . Nói xong sai Văn Anh làm tiên phong, Văn Khâm làm hậu ứng , tiến đóng tại Hạng Thành, còn mình thì tiếp ứng.
Nói về Tư Mã Sư bị mụn mọc nơi đuôi mắt, đang nằm điều trị thì có tin báo Vô Khâu Kiệm và Văn Khâm kéo binh Hoài Nam làm phản, vội thỉnh các quan nghị kế rằng :
- Nếu ta không đi dẹp bọn phản thì không yên, ngặt nỗi mắt còn đau, vậy phải liệu sao ?
Chung Hội bàn :
- Binh ấy nhuệ khí đang mạnh, nếu trừ gấp khó lắm .
Tư Mã Sư không nghe bèn khiến Gia Cát Ðản tổng đốc các đạo binh nơi Dự Châu, kéo tới Thọ Xuân, lại làm hịch văn gởi đến Diên Châu. Sai Ðặng Ngãi dẫn binh đến Lạc Gia Thành đóng trại.
Nói về Vô Khâu Kiệm đóng tại Hạng Thành, được tin Ðặng Ngãi dẫn binh tại Lạc Gia thành, liền thỉnh Văn Khâm đến nghị kế.
Văn Anh bèn thưa :
- Tư Mã Sư mới đến, dinh trại chưa lập xong, nếu tấn binh đánh ngay ắt trọn thắng .
Văn Khâm hỏi :
- Con định chừng nào đi ?
Văn Anh thưa :
- Ðêm nay, cha dẫn binh từ phía Nam đánh tới, con dẫn binh từ phía Bắc đánh lại, hết canh ba thì hiệp nhau lại trại Ngụy .
Vấn Khâm nghe theo. Ðêm ấy phân binh ra làm hai ngã đánh vào còn Khâu Kiệm giữ Hạng Thành.
Tư Mã Sư đêm ấy đóng trại chờ Ðặng Ngãi. Bỗng lối canh ba, có tiếng la ó vang trời.
Tư Mã Sư hỏi tả hữu, có kẻ nói :
- Có một đại binh phá trại nơi phía Bắc xông vào, cầm đầu là một viên tiểu tướng sức mạnh vô cùng, không ai dám cự .
Tư Mã Sư cả kinh đến nổi tròng con mắt lọt ra ngoài.
Văn Anh vào được trại rồi chỉ mong cha đến để cùng hiệp nhau mà đánh. Nhưng trông mãi chẳng thấy đâu. Ðánh cho đến sáng, binh Ngụy chết vô số kể mà cũng không thấy Văn Khâm đến.
Văn Anh bỗng thấy phía Bắc có một đạo quân lướt tới, bụng mừng thầm, ngỡ là cha mình, chẳng dè đó là binh của Ðặng Ngãi.
Ðặng Ngãi vây, Văn Anh vội vàng lui binh.
Ðặng Ngãi thấy Văn Anh lui binh thì rượt theo mà giết quân Văn Anh chết khá nhiều , còn Văn Anh cứ thủng thẳng mà đi.
Các tùy tướng của Ðặng Ngãi thấy vậy rượt tới bị Văn Anh trở lại đánh chết mấy người rồi lại lên ngựa đi riết.
Còn Văn Khâm đêm ấy hẹn với con là Văn Anh để đánh vào phía Bắc trại Ngụy, nhưng vì đi lạc lối, lại chẳng biết binh của Văn Anh ở đâu, chỉ thấy binh Ngụy đại thắng mà thôi, vội quay binh về Thọ Xuân, nhưng không dè đến nơi thì Ðặng Ngãi sai tướng là Gia Cát Ðản chiếm rồi.
Văn Khâm vừa muốn trở lại Hạng Thành thì bị Ðặng Ngãi chận đường, tính kế không xong bèn qua Ðông Ngô mà đầu Tôn Tuấn.
Nói về Vô Khâu Kiệm giữ Hạng Thành được tin Thọ Xuân đã mất, Văn Khâm đại bại, Ðặng Ngãi đang kéo quân đến vây thành.
Khâu Kiệm cả kinh bèn ra thành cự địch, bị Ðặng Ngãi vây chặt, Khâu Kiệm cô thế bèn tự vận mà chết.
Từ đây đất Hoài Nam đã bình.
Tư Mã Sư về đến Lạc Dương, vì sức quá kiệt, biết không sống được, bèn kêu Tư Mã Chiêu nói :
- Ngươi phải nối theo ta mà làm. Những việc lớn chớ phú thác cho ai mà mang họa .
Nói đoạn, trao ấn thọ cho Tư Mã Chiêu , rồi tắt thở .
Tư Mã Chiêu bèn phát tang và sai người thượng tấu lên Ngụy Chúa Tào Mạo.
Tào Mạo liền hạ chiêu phong Tư Mã Chiêu làm Ðại tướng quân, Lục Thượng Thơ sự.
Tư Mã Chiêu vào chầu tạ ân.
Từ đó mọi việc lớn nhỏ đều do Tư Mã Chiêu chấp chưởng.
Nói về Khương Duy tại Thành Ðô, được tin báo Tư Mã Sư đã chết, Tư Mã Chiêu chấp chưởng binh quyền, bèn tâu lên Hậu Chúa xin đem binh phạt Ngụy.
Hậu Chúa nghe theo.
Nhưng Trương Dực can :
- Ðất Thục nước nhỏ, lương ít chớ nên cử binh đánh xa. Chỉ nên giữ mấy nơi trọng yếu .
Khương Duy nói :
- Ta phải noi theo gương Thừa Tướng đã từng sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Trung Nguyên , chẳng may nữa chừng chưa toại nguyện phải thác. Di mệnh của Thừa Tướng chúng ta há chẳng làm cho trọn sao ?
Hạ Hầu Bá nói :
- Tướng quân nói rất phải. Ta hãy dẫn binh ra ngã Bào Hãn, lấy Diêu Tây và Nam An. Nếu được hai nơi này, các quận khác ắt phải yên .
Trương Dực thưa :
- Nếu kéo binh thần tốc khiến quân Ngụy không biết đâu đề phòng chắc thành công .
Khương Duy y lời, bèn dẫn một trăm vạn binh nhằm Bào Hãn tấn phát.
Ði tới sông Diên Thủy thì có tin Vương Kinh dẫn bảy vạn binh cự địch.
Khương Duy bèn kêu Trương Dực và Hạ Hầu Bá đến giao mưu kế. Còn mình dẫn quân đến mé sông Diên Thủy mà lập trại.
Vương Kinh ngó thấy bèn nói với chư tướng :
- Khương Duy lập lại bên mé sông, nếu thua ắt lao mình xương sông mà chết hết. Vậy các tướng phải ráng sức phen này . Nói xong giục ngựa xọc tới.
Khương Duy đánh được vài hiệp, bỏ chạy. Binh Ngụy rượt theo. Vừa đến mé sông, Duy quay lại nói :
- Nếu không thắng là phải chết. Binh Thục ai cũng sợ chết nên quyết chiến. Binh Ngụy chống không nổi phải tháo lui.
Ở sau, Hầu Bá và Trương Dực đánh tới.
Vương Kinh ráng sức thoát khỏi vòng vây chạy về Ðịch Ðạo cố thủ. Binh Ngụy chết như rạ.
Khương Duy đại thắng kéo thẳng tới Ðịch Ðạo thành.
Tại Ung Châu , Trần Thới muốn đem binh đánh báo thù cho Vương Kinh, bỗng được tin Ðặng Ngãi đến cứu ứng.
Trần Thới rước vào và nói :
- Khương Duy vừa thắng trận, nhuệ khí đang hăng, vậy phải làm sao ?
Ðặng Ngãi nói :
- Khương Duy làu thông binh pháp. Ðể tôi dùng nghi binh mà bắt nó phải rút lui .
Trần Thới hỏi kếe thì Ðặng Ngãi nói :
- Hãy sai năm trăm binh kỵ . Ngày ẩn núp, đêm di chuyển thẳng đến Ðịch Châu mai phục. Rồi tôi và tướng quân kéo đại binh tới. Sau đó, truyền quân la hét, đánh chiêng trống vang trời để Khương Duy không biết binh ta nhiều hay ít, ắt là phải kinh sợ .
Trần Thới nghe theo.
Còn Khương Duy vây Ðịch Ðạo thành mấy ngày mà phá không nổi, bỗng có tin báo Ðặng Ngãi và Trần Thới kéo đại. binh đến như rừng.
Khương Duy thất kinh bèn dàn quân cự địch.
Khương Duy và Hạ Hầu Bá đang bàn luận thì bỗng nghe phía Ðông Nam pháo nổ vang trời, tiếng quân dậy đất.
Lúc ấy, Khương Duy lưỡng lự vì sợ lầm quỉ kế của Ðặng Ngãi bèn khiến Trương Dực bỏ thành Ðịch Ðạo, lui về trước. Sau đó, binh Thục lui quân về Hớn Trung.
Khi về đến Kiếm Các mới hay là mấy chỗ có chiêng trống đều không có binh mã chi hết, chỉ có vài mươi tên quân lập mưu thế thôi.
Tại Dương Châu có Văn Khâm và Vô Khâu Kiệm được lệnh trấn giữ, bỗng được tin Tư Mã Sư phế chúa bèn mắng rằng :
- Sao nó dám làm chuyện khi vua , phản tặc như vậy, nếu không sớm trừ ắt sinh đại họa !
Văn Khâm nói :
- Tôi có đứa con tên Văn Anh sức mạnh vô song, nếu sai làm tiên phong kéo về Lạc Dương mà vấn tội, ắt là nên việc .
Kiệm cả mừng, nói với chư tướng :
- Tuân chiếu của Hoàng Thái hậu, ta đem binh về hỏi tội Tư Mã Sư để trừ mối họa. Vậy các ngươi hãy hiệp lực với ta . Nói xong sai Văn Anh làm tiên phong, Văn Khâm làm hậu ứng , tiến đóng tại Hạng Thành, còn mình thì tiếp ứng.
Nói về Tư Mã Sư bị mụn mọc nơi đuôi mắt, đang nằm điều trị thì có tin báo Vô Khâu Kiệm và Văn Khâm kéo binh Hoài Nam làm phản, vội thỉnh các quan nghị kế rằng :
- Nếu ta không đi dẹp bọn phản thì không yên, ngặt nỗi mắt còn đau, vậy phải liệu sao ?
Chung Hội bàn :
- Binh ấy nhuệ khí đang mạnh, nếu trừ gấp khó lắm .
Tư Mã Sư không nghe bèn khiến Gia Cát Ðản tổng đốc các đạo binh nơi Dự Châu, kéo tới Thọ Xuân, lại làm hịch văn gởi đến Diên Châu. Sai Ðặng Ngãi dẫn binh đến Lạc Gia Thành đóng trại.
Nói về Vô Khâu Kiệm đóng tại Hạng Thành, được tin Ðặng Ngãi dẫn binh tại Lạc Gia thành, liền thỉnh Văn Khâm đến nghị kế.
Văn Anh bèn thưa :
- Tư Mã Sư mới đến, dinh trại chưa lập xong, nếu tấn binh đánh ngay ắt trọn thắng .
Văn Khâm hỏi :
- Con định chừng nào đi ?
Văn Anh thưa :
- Ðêm nay, cha dẫn binh từ phía Nam đánh tới, con dẫn binh từ phía Bắc đánh lại, hết canh ba thì hiệp nhau lại trại Ngụy .
Vấn Khâm nghe theo. Ðêm ấy phân binh ra làm hai ngã đánh vào còn Khâu Kiệm giữ Hạng Thành.
Tư Mã Sư đêm ấy đóng trại chờ Ðặng Ngãi. Bỗng lối canh ba, có tiếng la ó vang trời.
Tư Mã Sư hỏi tả hữu, có kẻ nói :
- Có một đại binh phá trại nơi phía Bắc xông vào, cầm đầu là một viên tiểu tướng sức mạnh vô cùng, không ai dám cự .
Tư Mã Sư cả kinh đến nổi tròng con mắt lọt ra ngoài.
Văn Anh vào được trại rồi chỉ mong cha đến để cùng hiệp nhau mà đánh. Nhưng trông mãi chẳng thấy đâu. Ðánh cho đến sáng, binh Ngụy chết vô số kể mà cũng không thấy Văn Khâm đến.
Văn Anh bỗng thấy phía Bắc có một đạo quân lướt tới, bụng mừng thầm, ngỡ là cha mình, chẳng dè đó là binh của Ðặng Ngãi.
Ðặng Ngãi vây, Văn Anh vội vàng lui binh.
Ðặng Ngãi thấy Văn Anh lui binh thì rượt theo mà giết quân Văn Anh chết khá nhiều , còn Văn Anh cứ thủng thẳng mà đi.
Các tùy tướng của Ðặng Ngãi thấy vậy rượt tới bị Văn Anh trở lại đánh chết mấy người rồi lại lên ngựa đi riết.
Còn Văn Khâm đêm ấy hẹn với con là Văn Anh để đánh vào phía Bắc trại Ngụy, nhưng vì đi lạc lối, lại chẳng biết binh của Văn Anh ở đâu, chỉ thấy binh Ngụy đại thắng mà thôi, vội quay binh về Thọ Xuân, nhưng không dè đến nơi thì Ðặng Ngãi sai tướng là Gia Cát Ðản chiếm rồi.
Văn Khâm vừa muốn trở lại Hạng Thành thì bị Ðặng Ngãi chận đường, tính kế không xong bèn qua Ðông Ngô mà đầu Tôn Tuấn.
Nói về Vô Khâu Kiệm giữ Hạng Thành được tin Thọ Xuân đã mất, Văn Khâm đại bại, Ðặng Ngãi đang kéo quân đến vây thành.
Khâu Kiệm cả kinh bèn ra thành cự địch, bị Ðặng Ngãi vây chặt, Khâu Kiệm cô thế bèn tự vận mà chết.
Từ đây đất Hoài Nam đã bình.
Tư Mã Sư về đến Lạc Dương, vì sức quá kiệt, biết không sống được, bèn kêu Tư Mã Chiêu nói :
- Ngươi phải nối theo ta mà làm. Những việc lớn chớ phú thác cho ai mà mang họa .
Nói đoạn, trao ấn thọ cho Tư Mã Chiêu , rồi tắt thở .
Tư Mã Chiêu bèn phát tang và sai người thượng tấu lên Ngụy Chúa Tào Mạo.
Tào Mạo liền hạ chiêu phong Tư Mã Chiêu làm Ðại tướng quân, Lục Thượng Thơ sự.
Tư Mã Chiêu vào chầu tạ ân.
Từ đó mọi việc lớn nhỏ đều do Tư Mã Chiêu chấp chưởng.
Nói về Khương Duy tại Thành Ðô, được tin báo Tư Mã Sư đã chết, Tư Mã Chiêu chấp chưởng binh quyền, bèn tâu lên Hậu Chúa xin đem binh phạt Ngụy.
Hậu Chúa nghe theo.
Nhưng Trương Dực can :
- Ðất Thục nước nhỏ, lương ít chớ nên cử binh đánh xa. Chỉ nên giữ mấy nơi trọng yếu .
Khương Duy nói :
- Ta phải noi theo gương Thừa Tướng đã từng sáu lần ra Kỳ Sơn đánh Trung Nguyên , chẳng may nữa chừng chưa toại nguyện phải thác. Di mệnh của Thừa Tướng chúng ta há chẳng làm cho trọn sao ?
Hạ Hầu Bá nói :
- Tướng quân nói rất phải. Ta hãy dẫn binh ra ngã Bào Hãn, lấy Diêu Tây và Nam An. Nếu được hai nơi này, các quận khác ắt phải yên .
Trương Dực thưa :
- Nếu kéo binh thần tốc khiến quân Ngụy không biết đâu đề phòng chắc thành công .
Khương Duy y lời, bèn dẫn một trăm vạn binh nhằm Bào Hãn tấn phát.
Ði tới sông Diên Thủy thì có tin Vương Kinh dẫn bảy vạn binh cự địch.
Khương Duy bèn kêu Trương Dực và Hạ Hầu Bá đến giao mưu kế. Còn mình dẫn quân đến mé sông Diên Thủy mà lập trại.
Vương Kinh ngó thấy bèn nói với chư tướng :
- Khương Duy lập lại bên mé sông, nếu thua ắt lao mình xương sông mà chết hết. Vậy các tướng phải ráng sức phen này . Nói xong giục ngựa xọc tới.
Khương Duy đánh được vài hiệp, bỏ chạy. Binh Ngụy rượt theo. Vừa đến mé sông, Duy quay lại nói :
- Nếu không thắng là phải chết. Binh Thục ai cũng sợ chết nên quyết chiến. Binh Ngụy chống không nổi phải tháo lui.
Ở sau, Hầu Bá và Trương Dực đánh tới.
Vương Kinh ráng sức thoát khỏi vòng vây chạy về Ðịch Ðạo cố thủ. Binh Ngụy chết như rạ.
Khương Duy đại thắng kéo thẳng tới Ðịch Ðạo thành.
Tại Ung Châu , Trần Thới muốn đem binh đánh báo thù cho Vương Kinh, bỗng được tin Ðặng Ngãi đến cứu ứng.
Trần Thới rước vào và nói :
- Khương Duy vừa thắng trận, nhuệ khí đang hăng, vậy phải làm sao ?
Ðặng Ngãi nói :
- Khương Duy làu thông binh pháp. Ðể tôi dùng nghi binh mà bắt nó phải rút lui .
Trần Thới hỏi kếe thì Ðặng Ngãi nói :
- Hãy sai năm trăm binh kỵ . Ngày ẩn núp, đêm di chuyển thẳng đến Ðịch Châu mai phục. Rồi tôi và tướng quân kéo đại binh tới. Sau đó, truyền quân la hét, đánh chiêng trống vang trời để Khương Duy không biết binh ta nhiều hay ít, ắt là phải kinh sợ .
Trần Thới nghe theo.
Còn Khương Duy vây Ðịch Ðạo thành mấy ngày mà phá không nổi, bỗng có tin báo Ðặng Ngãi và Trần Thới kéo đại. binh đến như rừng.
Khương Duy thất kinh bèn dàn quân cự địch.
Khương Duy và Hạ Hầu Bá đang bàn luận thì bỗng nghe phía Ðông Nam pháo nổ vang trời, tiếng quân dậy đất.
Lúc ấy, Khương Duy lưỡng lự vì sợ lầm quỉ kế của Ðặng Ngãi bèn khiến Trương Dực bỏ thành Ðịch Ðạo, lui về trước. Sau đó, binh Thục lui quân về Hớn Trung.
Khi về đến Kiếm Các mới hay là mấy chỗ có chiêng trống đều không có binh mã chi hết, chỉ có vài mươi tên quân lập mưu thế thôi.