watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Tam Quốc Diễn Nghĩa-Hồi 13 - tác giả La Quán Trung La Quán Trung

La Quán Trung

Hồi 13

Tác giả: La Quán Trung

Tào Tháo đánh phá được Lữ Bố ở Ðịnh Ðào. Bố thu nhặt tàn quân mã ở bờ bể, cùng các tướng định quay trở lại đánh nhau với Tào Tháo.
Trần Cung can rằng:
- Nay Tào Tháo binh thế lớn, mình chưa tranh dành được với hắn. Hãy nên tìm xứ nào yên thân, về sau sẽ tính cũng không muộn.
Bố hỏi:
- Ta lại muốn sang với Viên Thiệu, nên không?
Cung nói:
- Hãy nên sai người sang Ký Châu, dò xem tình ý ra sao, rồi hãy đi.
Bố nghe lời.
Bấy giờ Viên Thiệu ở Ký Châu nghe thấy Tào Tháo đánh nhau với Lữ Bố. Mưu sĩ của Thiệu là Thẩm Phối nói rằng:
- Lữ Bố là một giống hổ sói. Nếu hắn lấy được Duyện Châu, tất sang chiếm cả Ký Châu. Bất nhược ta giúp Tào Tháo đánh Lữ Bố, về sau khỏi lo.
Thiệu sai Nhan Lương đem năm vạn quân sang giúp Tào Tháo.
Quân do thám nghe được tin, về báo với Lữ Bố. Bố sợ lắm, bàn với Trần Cung. Cung nói:
- Tôi nghe ông Lưu Bị mới lĩnh đất Từ Châu, ta nên sang nhờ ông ấy.
Bố nghe lời Cung, sang Từ Châu.
Có người báo với Lưu Bị, Bị nói:
- Lữ Bố là người anh dũng đời nay, ta nên ra đón.
My Chúc nói:
- Lữ Bố là giống hổ lang, không nên chứa. Chứa hắn, tất có khi hắn hại người.
Huyền Ðức nói:
- Trước kia nếu không có Lữ Bố đánh ở Duyện Châu, thì Từ Châu sao thoát được nạn. Nay hắn thế cùng mà về với ta, thì còn có bụng gì khác nữa.
Trương Phi nói:
- Ðại huynh bụng rất tốt. Nhưng phải đề phòng mới được.
Lưu Bị lĩnh quân ra khỏi thành ba mươi dặm để đón Lữ Bố. Hai người cùng sóng đều ngựa đi vào thành, vào đến tận châu nha. Chào mừng xong, mọi người an tọa. Bố nói:
- Từ khi Vương tư đồ giết Ðổng Trác, về sau gặp cuộc biến loạn của bọn Thôi, Dĩ, tôi phải long đong ở xứ Quan Ðông. Chư hầu nhiều người không dung, gần đây lại gặp Tào Tháo bất nhân, xâm chiếm Từ Châu. May nhờ có sứ quân cố sức cứu Ðào Cung Tổ, tôi bấy giờ cũng đánh úp được Duyện Châu, mới chia được thế của Tào Tháo; không ngờ tôi lại mắc phải mưu gian, hao quân tổn tướng. Nay xin về với sứ quân, cùng toan việc lớn. Chưa biết ý sứ quân nghĩ làm sao?
Huyền Ðức nói:
- Ðào sứ quân mới mất, không có ai quản lĩnh Từ Châu, nên sai tôi tạm quyền cai quản. Nay may có tướng quân đến đây, tôi xin nhường lại.
Nói rồi liền đem bài ấn giao cho Lữ Bố. Bố chực giơ tay đỡ lấy, lại thấy sau lưng Lưu Bị có Quan Vũ, Trương Phi, hai người đều có vẻ mặt tức giận cả. Bố giả cách cười nói rằng:
- Tôi là một đứa dũng phu, làm thế nào được châu mục.
Lưu Bị lại xin nhường.
Trần Cung nói:
- Khách mạnh, không lấn được chủ. Xin sứ quân đừng nghi.
Lưu Bị mới thôi, sai mở tiệc yến khoản đãi, rồi sai dọn dẹp một nơi tươm tất để Lữ Bố nghỉ ngơi.
Hôm sau Lữ Bố làm tiệc mời lại Huyền Ðức. Lưu, Quan, Trương cùng đi.
Uống rượu độ nửa chừng, Lữ Bố mời Huyền Ðức vào nhà trong. Quan, Trương cùng theo vào. Lữ Bố sai vợ con ra lạy. Huyền Ðức hai ba lần khiêm tốn không dám nhận.
Lữ Bố nói:
- Hiền đệ tất phải khiêm nhường.
Trương Phi nghe thấy câu ấy, trợn mắt thét mắng:
- Anh ta là cành vàng lá ngọc. Ngươi là đứa nào dám gọi anh ta là hiền đệ? Lại đây, ta đánh với ngươi ba trăm hiệp.
Lưu Bị vội vàng mắng át đi. Quan Công khuyên Trương Phi đi ra, rồi lấy lời ôn tồn nói với Lữ Bố rằng:
- Em tôi uống rượu say nói càn, xin anh đừng chấp.
Bố lặng yên không nói.
Một hồi, tiệc tan. Lữ Bố tiễn Lưu Bị ra tận cửa, Trương Phi cưỡi ngựa đi ngang ngoài cửa thét to:
- Lữ Bố, ta đánh với ngươi ba trăm hiệp.
Lưu Bị vội vàng sai Quan Công ra bảo Trương Phi phải thôi đi.
Ðến hôm sau, Lữ Bố đến từ giã Lưu Bị nói rằng:
- Sứ quân không nỡ bỏ tôi, nhưng chỉ sợ lệnh đệ không dung. Vậy tôi xin đi nơi khác.
Lưu Bị nói:
- Nếu tướng quân đi thì tội tôi chẳng hóa ra to lắm ru. Em tôi hắn hỗn với tướng quân, hôm khác tôi xin bắt hắn đến xin lỗi. Gần đây có ấp Tiểu Bái, khi trước tôi cũng đóng đồn ở đó. Xin tướng quân chớ nề hẹp hòi tạm đến nghỉ ngựa. Lương thực và quân nhu, tôi xin cung ứng cả.
Lữ Bố tạ ơn Lưu Bị, rồi dẫn quân ra đóng ở Tiễu Bái.
Lưu Bị từ bữa ấy chê trách Trương Phi mãi.
Tào Tháo từ khi bình được Sơn Ðông, dân biểu tâu về triều đình. Triều đình thăng chức cho Tháo làm Kiến Ðức tướng quân, phong làm Phi đình hầu.
Lúc bấy giờ Lý Thôi tự làm Đại Tư Mã. Quách Dĩ tự làm Đại Tướng Quân, hoành hành không còn vị nể ai cả. Triều đình không ai dám mở miệng.
Thái Úy là Dương Bưu, Đại Tự Nông là Chu Tuấn mật tâu với vua Hiến Ðế rằng:
- Nay Tào Tháo cầm hơn 20 vạn quân, mưu thần, dũng tướng trong tay có vài mươi người. Nếu được người ấy để phù trì xã tắc, tiêu trừ đứa gian phi, thì thiên hạ may lắm!
Hiến Ðế khóc nói rằng:
- Trẫm bị hai đứa giặc ấy khinh nhờn đã lâu. Nếu giết được thì hay lắm.
Bưu tâu rằng:
- Thần có một mẹo, trước làm cho hai đứa tự tàn hại lẫn nhau, rồi sau mới mời Tào Tháo đem binh vào giết, quét sạch lũ giặc để yên triều đình.
Hiến Ðế hỏi:
- Kế ấy là kế gì?
Bưu tâu:
- Thần nghe vợ Quách Dĩ rất hay ghen, nay sai người đến xúi vợ hắn, dùng kế phản gián, hai đứa giặc tất giết lẫn nhau.
Vua liền viết tờ mật chiếu, đưa cho Dương Bưu, sai Bưu thi hành kế ấy.
Bưu lập tức sai vợ, lấy cớ có việc đến phủ Quách Dĩ, nhân dịp bảo vợ Dĩ rằng:
- Tôi nghe Quách tướng quân thường cùng với phu nhân Lý Tư Mã có tư tình với nhau, tình thân mật lắm. Nếu quan Tư Mã biết chuyện tất bị tai vạ. Phu nhân nên giữ gìn đừng cho đi lại nữa là hơn.
Vợ Dĩ đem lòng ngờ ngay chồng, nói:
- Thảo nào! Mấy đêm nay nhà tôi không về. Chẳng hóa ra đi làm việc vô sỉ ấy. Giá phu nhân không nói thì tôi không biết, để từ nay tôi xin giữ gìn.
Vợ Bưu từ giã về. Vợ Dĩ ra tiễn, hai ba lần tạ ơn rồi mới trở vào.
Ðược vài ngày, Quách Dĩ lại sắp sang nhà Lý Thôi ăn yến. Vợ ngại, không cho đi nói rằng:
- Lý Thôi là người bất trắc lắm. Và thời nay hai người anh hùng không chắc đứng lâu được với nhau. Phu quân sang bên ấy, ví dụ trong khi ăn uống, Lý Thôi đánh thuốc độc, thiếp làm thế nào?
Quách Dĩ nhất định không nghe. Vợ hai ba lần ngăn can. Buổi chiều Lý Thôi sai người đem biếu một mâm rượu. Vợ Dĩ bỏ thuốc độc vào đồ ăn rồi mới bưng vào cho chồng. Dĩ định ăn ngay, vợ nói:
- Ðồ ăn ở ngoài đưa lại, không nên ăn ngay.
Nói rồi đem đổ mội ít cho chó ăn thử. Chó ăn chết liền.
Từ đấy Quách Dĩ có bụng ngờ Lý Thôi.
Một hôm tan chầu, Lý Thôi lại mời Quách Dĩ về nhà uống rượu. Dĩ cũng đến. Ðến đêm tan tiệc, Dĩ say mới trở về. Ngẫu nhiên đêm hôm ấy đau bụng. Vợ thấy vậy mới nói:
- Thôi lại ăn phải thuốc độc rồi!
Nói rồi sai lấy nước phân cho uống. Dĩ uống xong thổ ra hết đồ ăn, thì khỏi đau bụng.
Dĩ giận lắm, nói rằng:
- Ta với Lý Thôi cùng toan việc lớn với nhau, nay bỗng dưng muốn hại ta. Ta không liệu trước tất mắc tay hắn.
Liền sửa sang giáp binh bản bộ mình để đi đánh Lý Thôi. Có người báo với Thôi. Thôi nổi giận nói rằng:
- Quách Dĩ sao dám thế.
Thôi cũng đem giáp binh bản bộ lại đánh
Hai người họp binh vài vạn ở dưới thành Trường An đánh nhau chán rồi, thừa thế cướp bóc của dân.
Cháu Lý Thôi là Lý Tiêm, dẫn quân đến vây cung điện, rồi lấy hai cỗ xe, một cỗ chở thiên tử, mộc cỗ chở Phục hoàng hậu, rồi sai Giả Hủ, Tả Linh đi giám áp xa giá; còn bao nhiêu phu nhân nội thị đều phải đi bộ cả. Trong khi mọi người kéo ra cửa Hậu Tể, gặp ngay binh Quách Dĩ đến, bắn nhau tua tủa. Cung nhân bị chết vô số. Lý Thôi từ đằng sau đánh lại, Quách Dĩ phải rút lui, xa giá mạo hiểm ra ngoài thành, không ai phân giải điều gì, bị đưa ngay đến dinh Lý Thôi. Quách Dĩ lui binh vào cung bắt hết cung tần thái nữ đem về trại, rồi phóng hỏa đốt cung điện.
Hôm sau, Quách Dĩ biết Lý Thôi cướp mất thiên tử bèn đem binh đến trước cửa trại đánh nhau.
Vua và hoàng hậu đều sợ hãi lắm.

Ðời sau có bài thơ than rằng:

Từ khi Quang Vũ trung hưng
Truyền đời trên dưới, mới chừng mười hai.
Hoàn, Lin, vô đạo nối ngôi,
Hoạn quan chuyên chính, ra đời đã suy,
Tam công Hà Tiến ra gì?
Muốn trừ chuột xã gọi chi gian thần?
Ðuổi sài rước hổ vào trong,
Tây Châu giặc Ðổng nổi lòng dâm hung
Tư Ðồ mưu cậy má hồng
, Khiến cho Ðổng, Lữ lẫn cùng giết nhau.
Giặc tan dân đã bớt sầu,
Biết đâu Lý, Quách ra mầu hung hăng!
Kinh thành cỏ rậm gai chằng
Sáu cung đói khát khổ đàng can qua.
Vận trời đến buổi sút sa
Anh hùng chia xẻ sơn hà lìa tan
Vua sau coi đấy nên răn,
Lọ vàng chớ để cho tan mẻ hoài.
Sinh linh gan nát óc lầy,
Máu oan lai láng tràn đầy non sông
Ta xem sử xót thương lòng,
Thử ly thơ trước hãi hùng xưa nay
Bào tang giữ lấy lời này,
Giươm thần cầm vững vẹn bày kỷ cương.
Khi quân Quách Dĩ đến, Lý Thôi ra trại đánh nhau. Quách Dĩ thua rút về. Lý Thôi mới đem xa giá vua và hoàng hậu rời sang My , sai cháu là Lý Tiêm coi giữ, cấm nội sứ, không cho ai vào. Vua tôi ăn uống bữa có bữa không. Thị thần người nào người ấy đói vỡ cả mặt.
Một bữa vua cho người ra hỏi Lý Thôi lấy năm hộc gạo và năm bộ xương trâu để cho kẻ hầu người hạ ăn.
Thôi nổi giận mắng rằng:
- Sớm chiều đã dâng cơm rồi, còn đói gì nữa?
Rồi lấy những thịt thiu cơm vữa đem cho.
Hôi quá không ai ăn được vua mới mắng rằng:
- Nghịch tặc dám khinh ta như thế à!
Quan Thị Trung là Dương Dỳ kíp tâu rằng:
- Quân hắn đã tàn bạo đến thế này, xin bệ hạ hãy nên nhịn, không nên trêu tức hắn.
Vua cúi đầu không nói gì nữa, tay áo cồn gạt hai hàng nước mắt chứa chan. Chợt thấy tả hữu vào báo rằng:
- Có một đám quân mã, gươm giáo sáng choang, chiêng trống om sòm, lại đây cứu bệ hạ.
Vua sai ra xem ai, thì là Quách Dĩ, lại càng lo thêm.
- Ngoài thung lũng tiếng người reo rầm rĩ tức là Lý Thôi dẫn quân đến đánh Quách Dĩ.
Thôi cầm roi trỏ vào Dĩ mắng rằng:
- Ta đối đãi với ngươi không bạc bẽo gì, sao ngươi lại rắp tâm hại ta, hở Dĩ?
Dĩ trả lời:
- Mày là đứa phản tặc, chẳng giết để làm chi?
Thôi nói:
- Ta bảo vệ vua ở đây, sao lại là phản tặc?
Dĩ nói:
- Thế là bức hiếp vua, sao gọi là bảo vệ vua?
Thôi nói:
- Nói làm chi nhiều, ta với ngươi không dùng quân sĩ, chỉ hai người đánh nhau, người nào thắng thì được đem vua đi.
Hai người liền đánh nhau ngay ở trước trận.
Ðánh nhau được mười hiệp, chưa rõ ai được thua, thì thấy Dương Bưu tế ngựa lại gọi to lên rằng:
- Xin hai tướng quân hãy ngừng tay. Tôi đã mời các quan đến đây để giảng hòa.
Hai bên ai về trại nấy.
Dương Bưu và Chu Tuấn hội họp các quan triều thần hơn 60 người, kéo nhau đến trại Quách Dĩ dàn hòa trước. Dĩ bắt các quan giam cả lại. Các quan kêu rằng:
- Chúng tôi đến đây để bàn điều hay, sao lại đối xử như thế?
Quách Dĩ nói:
- Lý Thôi bức hiếp thiên tử, thì ta cũng bức hiếp công khanh, chứ kém gì?
Dương Bưu nói:
- Một người hiếp thiên tử, một người hiếp công khanh là ra làm sao?
Dĩ nổi giận lên, cầm kiếm toan giết Dương Bưu, có quan trung lang tướng là Dương Mật cố can mãi, Dĩ mới tha cho Bưu và Chu Tuấn, còn các quan thì giam cả lại trong trại. Ra ngoài Bưu bảo với Tuấn rằng:
- Anh em mình làm tôi xã tắc, nay không cứu được chúa, sống ở trên đời cũng là thừa.
Nói xong hai người ôm lấy nhau khóc, ngất ngã lăn xuống đất.
Tuấn về nhà lo nghĩ thành bệnh chết.
Từ bấy giờ Thôi, Dĩ cứ mỗi ngày một lần đánh nhau ròng rã hơn 50 ngày trời, quân chết không biết bao nhiêu mà kể.
Lý Thôi tính hay ưa tà đạo và thuật yêu quái, thường thường cho bà cốt lên đồng ở trong quân. Giả Hủ can mãi không nghe.
Quan Thị Trung là Dương Kỳ thấy vậy liền mật tâu với vua rằng:
- Thần xem Giả Hủ, tuy làm tâm phúc Lý Thôi nhưng thực bụng vẫn chưa từng quên vua. Bệ hạ nên bàn với hắn.
Ðang nói thì Giả Hủ ở đâu đến. Vua đuổi tả hữu đứng ra xa, rồi khóc bảo Hủ rằng:
- Ngươi có thương nhà Hán mà cứu lấy trẫm không?
Hủ phục xuống đất, lạy thưa rằng:
- Xin bệ hạ chớ nói ra. Bụng thần vốn vẫn muốn thế, thần xin sẽ liệu việc ấy.
Vua gạt nước mắt tạ Hủ.
Ðược một chốc, Lý Thôi lại đeo kiếm đi thẳng vào. Mặt vua xám ngắt. Thôi nói với vua rằng:
- Quách Dĩ là đứa bất nhân, hắn dám giam giữ các công khanh, lại muốn bức hiếp cả bệ hạ, không có tôi, xa giá bị xiêu dạt rồi.
Vua chắp tay tạ, Thôi mới ra.
Rồi lại có Hoàng Phủ Lịch vào ra mắt, vua biết Lịch là người nói khéo, lại là người làng Lý Thôi, bèn sai Lịch ra giải hòa hai bên. Lịch vâng chiếu, đến trại Quách Dĩ nói. Dĩ bảo:
- Hễ Lý Thôi có đưa thiên tử ra thì ta tha các công khanh.
Lịch lại đến Lý Thôi bảo rằng:
- Nay thiên tử biết tôi là người Tây Lương, cùng làng với ông, nên sai tôi đến giải hòa cho hai ông. Dĩ phụng chiếu rồi, còn ông thế nào?
Thôi nói:
- Ta có công đánh được Lữ Bố, làm phụng chính đã bốn năm nay, công trạng rất nhiều. Thiên hạ ai cũng biết. Quách Dĩ bất quá là một đứa ăn trộm ngựa mà thôi, thế mà hắn dám ăn hiếp công khanh, và chống lại ta. Ta thề phên này phải giết hắn. Ông thử trông xem quân sĩ và kế hoạch của ta, có đánh nổi được tên Quách Dĩ không?
Lịch nói:
- Không nên, ông ơi! Ngày xưa Hậu Nghệ ở xứ Hữu Cùng cậy mình bắn giỏi, không biết lo nghĩ, đến nỗi tuyệt diệt. Vừa mới rồi, Ðổng thái sư cường thịnh bao nhiêu, rồi sau thế nào, mắt ông đã trông thấy rành rành, Lữ Bố đội ơn Ðổng thái sư mà lại giết Ðổng thái sư, chỉ trong giây phút, đầu thái sư treo cửa chợ, xem thế thì cường thịnh có vững chắc gì. Tướng quân mình làm thượng tướng cầm phủ việt, cắp cờ tiết, họ hàng con cháu đều ở ngôi cao; ơn nước không phải không hậu. Quách Dĩ hiếp công khanh, ông hiếp vua, thế thì bên nào nhẹ, bên nào nặng.
Lý Thôi giận lắm, rút kiếm ra mắng rằng:
- Thiên tử sai ngươi nổi dậy để làm nhục ta hay sao? Trước hết ta hãy chém đầu ngươi!
Kỵ Đô Úy là Dương Phụng can rằng:
- Nay chưa trừ được Quách Dĩ, lại đem giết sứ nhà vua, tôi e Quách Dĩ vịn cớ để khởi binh, chư hầu ai cũng sẽ giúp hắn.
Giả Hủ cũng cố can, Thôi mới nguôi cơn giận. Hủ đẩy Hoàng Phủ Lịch ra. Lịch kêu to lên rằng:
- Lý Thôi không phụng chiếu, muốn giết vua để lên ngôi báu.
Thị trung là Hồ Mặc vội vàng ngăn nói rằng:
- Ðừng nói câu ấy, sợ sẽ không lợi cho bản thân.
Lịch mắng rằng:
- Hồ Mặc! Ngươi cũng là tôi triều đình, sao lại về bè với giặc. Vua nhục thì tôi phải chết. Dù ta bị Lý Thôi giết, là ta trọn đạo làm tôi chứ sao?
Lịch vừa nói vừa mắng mãi không thôi. Vua thấy vậy vội vàng sai Lịch trở về Tây Lương.
Quân Lý Thôi quá nửa là người ở Tây Lương, lại được người ở nước Khương giúp đỡ.
Hoàng Phủ Lịch đến Tây Lương, nói toáng lên rằng:
- Lý Thôi mưu làm phản, hễ ai theo hắn là giặc và tai họa về sau sẽ không lường được.
Nhiều người Tây Lương tin lời của Lịch, lòng quân sĩ của Lý Thôi cũng dần dần nao núng. Thôi nghe tin ấy giận lắm, kíp sai hổ bôn là Vương Sương đuổi theo. Sương biết Lịch là người trung nghĩa, không đi đuổi về báo rằng:
- Không biết Lịch đi đằng nào.
Một mặt thì Giả Hủ dỗ người nước Khương rằng:
- Thiên tử cũng biết các ngươi là trung nghĩa, đánh mãi thì khổ nhọc. Bởi vậy bệ hạ có mật chiếu cho các ngươi về quận, ngày sau sẽ có thưởng to.
Người nước Khương đang oán sẵn Lý Thôi không cho hưởng tước, liền nghe lời Giả Hủ, kéo cả về.
Hủ lại mật tâu với vua rằng:
- Lý Thôi tham mà vô mưu, thấy binh lính bỏ về, bụng đã lo sợ, bệ hạ nên lấy trọng tước mà giữ hắn.
Vua liền hạ chiếu phong Lý Thôi làm đại tư mã, Thôi mừng nói rằng:
- Phúc này thật là thần thánh ban cho ta. Lạy thánh vạn lạy, có cúng có bái cũng có hơn!
Thôi thưởng to cho các đồng cốt, còn quân tướng thì không nói gì đến. Kỵ Đô Úy là Dương Phụng giận lắm bàn với Tống Quả rằng:
- Chúng ta ra sống vào chết, xông pha mũi tên hòn đạn, mà té ra công trạng không bằng mấy mụ đồng bóng.
Tống Quả nói:
- Thế thì sao không giết hắn đi mà cứu thiên tử.
Phụng nói:
- Ngươi ở trong quân đốt lửa làm hiệu, rồi ta ở ngoài kéo binh vào tiếp ứng.
Hai người hẹn nhau canh hai đêm hôm ấy khởi sự. Không ngờ việc không kín, tiết lộ ra có người nghe thấy, báo với Lý Thôi. Thôi giận sai người bắt Tống Quả giết đi. Dương Phụng dẫn binh ở ngoài chờ mãi không thấy hiệu lửa. Lý Thôi tự đem quân ra, vừa gặp Dương Phụng đến. Hai bên đánh nhau đến canh tư, Phụng không đánh nổi, chạy về Tây An.
Từ đấy, quân thế Lý Thôi mỗi ngày một suy, lại thường thường bị Quách Dĩ đến đánh, quân sĩ bị giết chết rất nhiều, chợt lại có người báo rằng:
- Trương Tế thống lĩnh một cánh đại quân từ Thiểm Tây đến, muốn giảng hòa cho hai bên, nói rao lên rằng: bên nào không nghe thì đánh.
Thôi nhân thể lấy lòng Trương Tế, sai người đến Quách Dĩ cầu hòa. Dĩ cũng phải vâng theo.
Trương Tế dâng biểu mời thiên tử ra chơi ở Hoằng Nông. Vua mừng nói rằng:
- Ta đã lâu nay nhớ Ðông Ðô lắm. Nay nhân thể được về, lấy làm may lắm.
Liền hạ chiếu phong Trương Tế làm Phiêu Kỵ tướng quân. Tế dâng lương thực, rượu thịt để cung cấp cho các quan. Quách Dĩ cũng tha cho các công khanh ra trại. Lý Thôi cũng thu xếp xa giá để về Ðông Ðô, sai vài trăm quân ngự lâm, cầm kích đi hộ tống. Khi loan giá qua Tân Phong đến Bá Lăng, trời về tiết thu, bỗng nổi cơn gió lạnh, nghe thấy có tiếng reo, rồi thấy vài trăm quân đến đầu cầu chẹn đường không cho xa giá đi, quát to hỏi rằng:
- Người nào qua đây?
Thị Trung là Dương Kỳ tế ngựa lên cầu nói rằng:
- Xe vua qua đây, đứa nào dám ngăn trở?
Có hai tướng ra nói:
- Chúng tôi vâng lệnh Quách tướng quân sai giữ cầu này, phòng kẻ gian phi. Có phải xa giá vua đi, xin được trong thấy vua, chúng tôi mới tin.
Dương Kỳ mở rèm châu ra, vua mới dụ bảo rằng:
- Trẫm ở đây, sao các ngươi không lui quân?
Các tướng trông thấy, đều reo: vạn tuế! rồi đứng ra hai bên, để xa giá đi qua. Xe đi rồi, hai tướng về báo với Quách Dĩ.
Dĩ nói:
- Ta ý muốn đánh lừu Trương Tế, bắt xa giá quay về My , sao các ngươi lại tự tiện tha ngay?
Dĩ liền chém hai tướng rồi khởi binh đi đuổi xe vua.
Xe đi đến huyện Hoa Âm, bỗng nghe đằng sau có tiếng reo vang dậy, gọi to rằng:
- Xa giá đừng đi vội!
Vua khóc bảo với đại thần rằng:
- Vừa thoát hang sói, lại gặp miệng hùm. Bây giờ tính làm sao?
Các quan sợ mất vía. Quân giặc gần đến nơi, chợt nghe đằng sau có tiếng trống đánh, rồi có một tướng đi lên trước, sau có một lá cờ lớn đề bốn chữ Ðại Hán Dương Phụng, kéo hơn một ngàn quân ra.
Nguyên Dương Phụng từ khi bị Lý Thôi đánh, dẫn quân đến đóng ở núi Chung Nam, nghe tin vua đi qua đấy nên đến để đi theo hộ giá. Giữa khi ấy quân Dĩ đến nơi. Hai bên dàn thành thế trận. Tướng Quách Dĩ là Thôi Dũng phóng ngựa ra, mắng Phụng là phản tặc. Phụng giận lắm, ngoảnh đầu lại gọi:
- Công Minh ở đâu?
Một tướng, tay cầm búa lớn, quất ngựa hoa lưu chạy ra, xông thẳng vào đánh Thôi Dũng. Hai ngựa giao nhau, chỉ một hiệp, đầu Dũng đứt rơi dưới chân ngựa.
Phụng thừa thế đánh tràn vào, Quách Dĩ thua to, lui hai mươi dặm.
Phụng thu quân bái kiến thiên tử. Vua dụ bảo rằng:
- Ngươi cứu được trẫm, công thực to!
Phụng cúi đầu lạy tạ. Vua phán hỏi:
- Tướng vừa chém được giặc là ai?
Phụng dắt tướng ấy lại lạy tạ ở dưới xa giá, rồi thưa rằng:
- Người này vốn ở Dương Quận, xứ Hà Ðông, họ Từ tên Hoảng, tên chữ là Công Minh.
Vua lấy lời phủ dụ. Dương Phụng hộ vệ xa giá đến đóng ở Hoa Âm. Tướng quân là Ðoàn i dâng y phục và đồ ăn uống. Ðên hôm ấy vua nghỉ trong trại Dương Phụng.
Quách Dĩ thua một trận, hôm sau đem quân kéo đến cửa trại thách đánh, Từ Hoảng cưỡi ngựa ra trước. Dĩ thả đại quân vây bọc tám mặt. Vua và Dương Phụng cùng bị khốn ở trong vây. Ðương lúc nguy cấp, chợt nghe mé Đông Nam, có tiếng reo nổi ầm, rồi thấy một tướng kéo quân mã đến, phá quân giặc tan vỡ. Từ Hoảng mới thừa thế đánh ra, quân Dĩ bị thua chạy tan vỡ.
Tướng ấy đến ra mắt vua, đó là quốc thích Ðổng Thừa. Vua khóc kể lại chuyện trước.
Thừa tâu rằng:
- Xin bệ hạ đừng lo, tôi xin cùng với Dương tướng quân thề chém hai đứa giặc ấy để yên thiên hạ.
Vua truyền lệnh đi mau đến Ðông Ðô. Xa giá đi suốt đêm ấy đên Hoằng Nông.
Quách Dĩ thua, kéo quân về, vừa gặp ngay Lý Thôi, Dĩ nói:
- Dương Phụng, Ðổng Thừa cứu giá đến Hoằng Nông rồi. Nếu để chúng đi được đến Sơn Ðông, có chỗ đứng chân vững vàng, tất nhiên sẽ bố cáo thiên hạ, mời chư hầu đến đánh anh em ta, thì ba họ nhà chúng ta cũng không giữ nổi.
Thôi nói:
- Nay Trương Tế đóng quân ở Trường An, chưa nên khinh động. Ngươi cùng ta nên tụ quân lại một nơi, rồi đến thẳng Hoằng Nông, giết phăng Hiến Ðế đi, chia thiên hạ làm đôi mỗi người một nửa thì có hay không?
Dĩ mừng lắm, xin vâng ngay. Hai người họp quân làm một, đi đến đâu cướp bóc vét sạch của dân đến đấy.
Dương Phụng, Ðổng Thừa nghe tin quân Thôi, Dĩ kéo đến, liền quay binh trở lại, đánh nhau to ở Ðông Giáu.
Thôi, Dĩ bàn với nhau rằng:
- Quân ta nhiều, quân chúng it. Ta cứ đánh bừa đi là được.
Nói xong rồi, Lý Thôi ở tả, Quách Dĩ ở hữu, kéo tràn quân lại, đầy cả núi, lấp cả đồng. Phụng, Thừa hai người cố liều chết mà đánh, chỉ giữ riết lấy xa giá của vua và hoàng hậu còn các quan, các cung nhân và sổ sách, đồ đạc, các thứ của vua dùng, phải vứt bỏ cả.
Quách Dĩ kéo quân vào Hoằng Nông cướp bóc, Ðổng Thừa, Dương Phụng hộ xa giá chạy sang Thiểm Bắc. Thôi, Dĩ chia quân hai đường đi đuổi. Thừa, Phụng một mặt sai người cùng với Quách Dĩ giảng hòa, một mặt mật đưa chiếu chỉ đến Hà Ðông, kíp với tướng Bạch Ba là Hàn Tiêm, Lý Nhạc và Hồ Tài, đem quân mã ba xứ lại cứu.
Lý Nhạc nguyên là giặc cỏ tụ tập ở núi rừng. Nay bất đắc dĩ cũng phải triệu đến.
Quân ba xứ được tin vua tha tội, lại cho làm quan, liền đem cả quân sĩ bản doanh của mình đến, phối hợp với Ðổng Thừa cùng nhau hội họp làm một lấy lại Hoằng Nông.
Bấy giờ Lý Thôi, Quách Dĩ đi đến đâu, cướp bóc đến đấy, người già yếu đem giết sạch, người khỏe mạnh bắt đi theo làm quân, khi nào đánh nhau bắt dân binh đi trước, gọi là quân cảm tử.
Thế giặc Lý, Quách to lắm. Quân Lý Nhạc đến gặp giặc ở Vị Dương.
Quách Dĩ sai quân đem áo sống, đồ đạc bỏ cả dọc đường. Quân Nhạc thấy áo sống ngổn ngang cả đất, tranh nhau nhặt lấy, nhốn nháo mất cả hàng ngũ. Thôi, Dĩ hai cánh quân đánh dồn lại. Quân Nhạc thua to. Dương Phụng chống chế không nổi, hộ giá chạy sang mặt Bắc. Quân giặc đuổi theo sau lưng. Lý Nhạc nói:
- Việc kíp rồi xin thiên tử lên ngựa đi trước.
Vua nói:
- Ta không nỡ bỏ trăm quan chạy lấy một mình.
Các quân cùng kêu khóc đi theo.
Hồ Tài bị quân giặc giết mất. Phụng, Thừa, thấy giặc đuổi gấp lắm, tâu xin vua xuống xe đi bộ.
Ði đến bờ Hoàng Hà, Lý Nhạc tìm được một chiếc thuyền nhỏ để sang sông.
Bấy giờ trời đang giá rét. Vua và hoàng hậu dắt nhau đến bờ sông, bờ cao quá không xuống được thuyền. Ðằng sau giặc sắp đến nơi.
Dương Phụng nói rằng:
- Nên cởi cương ngựa ra, chắp nối lại, buộc vào lưng vua, để đưa xuống thuyền.
Trong đám có Quốc Cữu là Phục Ðức cắp vài chục tấm lụa trắng, chạy lại nói rằng:
- Trong lúc quân rối loạn, tôi có nhặt được lụa này, xin đem để buộc.
Hành Quân Hiệu Úy là Thượng Hoằng lấy lụa buộc vào lưng vua và hoàng hậu, sai quân sĩ ròng vua xuống thuyền trước.
Lý Nhạc cầm thanh kiếm đứng ở đầu thuyền. Quốc cữu Phục Ðức (vốn là anh hoàng hậu) cõng hoàng hậu xuống.
Trên bờ những người chưa được xuống, tranh nhau vịn vào dây neo, Lý Nhạc lấy kiếm chặt dây rơi cả xuống nước. Khi chở được vua và hoàng hậu sang sông, lại đẩy thuyền lại để chở các quan và quân sĩ. Những người tranh nhau xuống trước bị chặt gẫy cả ngón tay kêu khóc rầm trời. Lúc sang được bên kia sông, tả hữu vua chỉ còn có hơn mười người.
Dương Phụng tìm được một cái xe trâu, rước vua đến Ðại Dương. Hôm ấy phải nhịn đói. Ðến tối mới kiếm được ngôi nhà ngói vào ngủ.
Các bô lão đem cơm dâng, để vua và hoàng hậu xơi, nhưng gạo xấu cơm hẩm, vua và hoàng hậu không sao nuốt được.
Hôm sau vua hạ chiếu phong cho Lý Nhạc làm chinh bắc tướng quân, Hàn Tiêm làm chinh đông tướng quân, rồi lại lên xa giá đi. Lúc đi có hai đại thần tìm đến khóc và lạy ở trước xa giá. Hai người ấy là thái úy Dương Bưu và thái bộc Hàn Dung. Vua và hoàng hậu cũng khóc. Hàn Dung mới tâu rằng:
- Lý Thôi, Quách Dĩ rất tin lời tôi, tôi nguyện liều thân sang dụ chúng bãi binh. Xin bệ hạ giữ lấy long thể.
Hàn Dung đi rồi, Lý Nhạc mời vua vào trại Dương Phụng tạm nghỉ, Dương Bưu lại mời vua về huyện An Ấp. Vua đến An Ấp không có nhà nào cao sạch, vua và hoàng hậu phải vào trọ trong nhà tranh, bốn mặt của ngõ không có, chỉ có rào gai tre. Vua và các quan đại thần vào trong nhà tranh ấy bàn việc. Các tướng đóng quân ở bên ngoài hàng rào để bảo vệ.
Bọn Lý Nhạc từ khi đến giúp vua, ra mặt chuyên quyền. Các quan hơi có ai nói chạm đến, chúng mắng liền ngay trước mặt vua. Chúng lại đưa cho vua ăn uống những rượu đục cơm thô. Vua cũng cứ phải cắn răng mà chịu.
Lý Nhạc và Hàn Tiêm lại có hơn hai trăm đầy tạ bộ hạ, nào thầy cúng, nào thầy thuốc. Hai đứa tâu cho làm hiệu úy, ngự sử cả. Khắc ấn không kịp, lấy dùi vạch gõ ra làm ấn, chẳng ra thể thống gì nữa.
Hàn Dung sang nói vại Lý Thôi, Quách Dĩ. Hai tên giặc ấy cũng nghe, tha cho các quan và những cung nhân được về.
Năm ấy mất mùa to. Trăm họ phải ăn những rau cỏ và ăn táo trừ bữa, chết đói khắp cả thôn dã.
Thái thú Hà Nội là Trương Dương dâng gạo thịt, thái thú Hà Ðông dâng lụa vải, vua cũng hơi được ung dung một chút.
Ðổng Thừa, Dương Phụng bàn nhau rằng:
- Ta nên sai người đi sửa lại các cung điện ở Lạc Dương để rước xa giá về Ðông Ðô.
Lý Nhạc không nghe, Ðổng Thừa mới bảo Nhạc rằng:
- Lạc Dương vốn là nơi thiên tử đóng đô. An Ấp là chỗ đất nhỏ, không sao để được xa giá ở đấy. Nay phụng giá về Lạc Dương là phải hơn.
Lý Nhạc nói:
- Có phải thế, các ông cứ việc phụng giá đi, ta cứ đóng ở đây.
Dương Phụng, Ðổng Thừa cứ phụng giá đem đi.
Nhạc ở lại, sai người kết liên với Lý Thôi, Quách Dĩ, bàn nhau cùng lại để cướp giá.
Phụng, Thừa với Tiêm biết trước được mưu ấy, liền đêm hôm ấy dàn bày quân sĩ, để gìn giữ giá vua, đi vụt ngay đến Cơ Quan. Lý Nhạc nghe tin ấy, không đợi quân Thôi, Dĩ đến nữa, tự mình dẫn quân mã bản bộ mình đi đuổi xa giá. Ðến canh tư đuổi kịp đến dưới núi Cơ Sơn, thét to lên rằng:
- Xa giá không được đi vội. Lý Thôi, Quách Dĩ ở đây!
Vua Hiến Ðế sợ run không được.

Thế rõ thực là:

Khi xưa đôi giặc, đôi quân;
Nay thì ba giặc hợp quần với nhau.

Chưa biết vua Hiến Ðế phen này làm thế nào mà thoát nạn. Xem đến hồi sau sẽ rõ.



Tào Tháo đánh phá được Lữ Bố ở Ðịnh Ðào. Bố thu nhặt tàn quân mã ở bờ bể, cùng các tướng định quay trở lại đánh nhau với Tào Tháo.

Trần Cung can rằng:

- Nay Tào Tháo binh thế lớn, mình chưa tranh dành được với hắn. Hãy nên tìm xứ nào yên thân, về sau sẽ tính cũng không muộn.

Bố hỏi:

- Ta lại muốn sang với Viên Thiệu, nên không?

Cung nói:

- Hãy nên sai người sang Ký Châu, dò xem tình ý ra sao, rồi hãy đi.

Bố nghe lời.

Bấy giờ Viên Thiệu ở Ký Châu nghe thấy Tào Tháo đánh nhau với Lữ Bố. Mưu sĩ của Thiệu là Thẩm Phối nói rằng:

- Lữ Bố là một giống hổ sói. Nếu hắn lấy được Duyện Châu, tất sang chiếm cả Ký Châu. Bất nhược ta giúp Tào Tháo đánh Lữ Bố, về sau khỏi lo.

Thiệu sai Nhan Lương đem năm vạn quân sang giúp Tào Tháo.

Quân do thám nghe được tin, về báo với Lữ Bố. Bố sợ lắm, bàn với Trần Cung. Cung nói:

- Tôi nghe ông Lưu Bị mới lĩnh đất Từ Châu, ta nên sang nhờ ông ấy.

Bố nghe lời Cung, sang Từ Châu.

Có người báo với Lưu Bị, Bị nói:

- Lữ Bố là người anh dũng đời nay, ta nên ra đón.

My Chúc nói:

- Lữ Bố là giống hổ lang, không nên chứa. Chứa hắn, tất có khi hắn hại người.

Huyền Ðức nói:

- Trước kia nếu không có Lữ Bố đánh ở Duyện Châu, thì Từ Châu sao thoát được nạn. Nay hắn thế cùng mà về với ta, thì còn có bụng gì khác nữa.

Trương Phi nói:

- Ðại huynh bụng rất tốt. Nhưng phải đề phòng mới được.

Lưu Bị lĩnh quân ra khỏi thành ba mươi dặm để đón Lữ Bố. Hai người cùng sóng đều ngựa đi vào thành, vào đến tận châu nha. Chào mừng xong, mọi người an tọa. Bố nói:

- Từ khi Vương tư đồ giết Ðổng Trác, về sau gặp cuộc biến loạn của bọn Thôi, Dĩ, tôi phải long đong ở xứ Quan Ðông. Chư hầu nhiều người không dung, gần đây lại gặp Tào Tháo bất nhân, xâm chiếm Từ Châu. May nhờ có sứ quân cố sức cứu Ðào Cung Tổ, tôi bấy giờ cũng đánh úp được Duyện Châu, mới chia được thế của Tào Tháo; không ngờ tôi lại mắc phải mưu gian, hao quân tổn tướng. Nay xin về với sứ quân, cùng toan việc lớn. Chưa biết ý sứ quân nghĩ làm sao?

Huyền Ðức nói:

- Ðào sứ quân mới mất, không có ai quản lĩnh Từ Châu, nên sai tôi tạm quyền cai quản. Nay may có tướng quân đến đây, tôi xin nhường lại.

Nói rồi liền đem bài ấn giao cho Lữ Bố. Bố chực giơ tay đỡ lấy, lại thấy sau lưng Lưu Bị có Quan Vũ, Trương Phi, hai người đều có vẻ mặt tức giận cả. Bố giả cách cười nói rằng:

- Tôi là một đứa dũng phu, làm thế nào được châu mục.

Lưu Bị lại xin nhường.

Trần Cung nói:

- Khách mạnh, không lấn được chủ. Xin sứ quân đừng nghi.

Lưu Bị mới thôi, sai mở tiệc yến khoản đãi, rồi sai dọn dẹp một nơi tươm tất để Lữ Bố nghỉ ngơi.

Hôm sau Lữ Bố làm tiệc mời lại Huyền Ðức. Lưu, Quan, Trương cùng đi.

Uống rượu độ nửa chừng, Lữ Bố mời Huyền Ðức vào nhà trong. Quan, Trương cùng theo vào. Lữ Bố sai vợ con ra lạy. Huyền Ðức hai ba lần khiêm tốn không dám nhận.

Lữ Bố nói:

- Hiền đệ tất phải khiêm nhường.

Trương Phi nghe thấy câu ấy, trợn mắt thét mắng:

- Anh ta là cành vàng lá ngọc. Ngươi là đứa nào dám gọi anh ta là hiền đệ? Lại đây, ta đánh với ngươi ba trăm hiệp.

Lưu Bị vội vàng mắng át đi. Quan Công khuyên Trương Phi đi ra, rồi lấy lời ôn tồn nói với Lữ Bố rằng:

- Em tôi uống rượu say nói càn, xin anh đừng chấp.

Bố lặng yên không nói.

Một hồi, tiệc tan. Lữ Bố tiễn Lưu Bị ra tận cửa, Trương Phi cưỡi ngựa đi ngang ngoài cửa thét to:

- Lữ Bố, ta đánh với ngươi ba trăm hiệp.

Lưu Bị vội vàng sai Quan Công ra bảo Trương Phi phải thôi đi.

Ðến hôm sau, Lữ Bố đến từ giã Lưu Bị nói rằng:

- Sứ quân không nỡ bỏ tôi, nhưng chỉ sợ lệnh đệ không dung. Vậy tôi xin đi nơi khác.

Lưu Bị nói:

- Nếu tướng quân đi thì tội tôi chẳng hóa ra to lắm ru. Em tôi hắn hỗn với tướng quân, hôm khác tôi xin bắt hắn đến xin lỗi. Gần đây có ấp Tiểu Bái, khi trước tôi cũng đóng đồn ở đó. Xin tướng quân chớ nề hẹp hòi tạm đến nghỉ ngựa. Lương thực và quân nhu, tôi xin cung ứng cả.

Lữ Bố tạ ơn Lưu Bị, rồi dẫn quân ra đóng ở Tiễu Bái.

Lưu Bị từ bữa ấy chê trách Trương Phi mãi.

Tào Tháo từ khi bình được Sơn Ðông, dân biểu tâu về triều đình. Triều đình thăng chức cho Tháo làm Kiến Ðức tướng quân, phong làm Phi đình hầu.

Lúc bấy giờ Lý Thôi tự làm Đại Tư Mã. Quách Dĩ tự làm Đại Tướng Quân, hoành hành không còn vị nể ai cả. Triều đình không ai dám mở miệng.

Thái Úy là Dương Bưu, Đại Tự Nông là Chu Tuấn mật tâu với vua Hiến Ðế rằng:

- Nay Tào Tháo cầm hơn 20 vạn quân, mưu thần, dũng tướng trong tay có vài mươi người. Nếu được người ấy để phù trì xã tắc, tiêu trừ đứa gian phi, thì thiên hạ may lắm!

Hiến Ðế khóc nói rằng:

- Trẫm bị hai đứa giặc ấy khinh nhờn đã lâu. Nếu giết được thì hay lắm.

Bưu tâu rằng:

- Thần có một mẹo, trước làm cho hai đứa tự tàn hại lẫn nhau, rồi sau mới mời Tào Tháo đem binh vào giết, quét sạch lũ giặc để yên triều đình.

Hiến Ðế hỏi:

- Kế ấy là kế gì?

Bưu tâu:

- Thần nghe vợ Quách Dĩ rất hay ghen, nay sai người đến xúi vợ hắn, dùng kế phản gián, hai đứa giặc tất giết lẫn nhau.

Vua liền viết tờ mật chiếu, đưa cho Dương Bưu, sai Bưu thi hành kế ấy.

Bưu lập tức sai vợ, lấy cớ có việc đến phủ Quách Dĩ, nhân dịp bảo vợ Dĩ rằng:

- Tôi nghe Quách tướng quân thường cùng với phu nhân Lý Tư Mã có tư tình với nhau, tình thân mật lắm. Nếu quan Tư Mã biết chuyện tất bị tai vạ. Phu nhân nên giữ gìn đừng cho đi lại nữa là hơn.

Vợ Dĩ đem lòng ngờ ngay chồng, nói:

- Thảo nào! Mấy đêm nay nhà tôi không về. Chẳng hóa ra đi làm việc vô sỉ ấy. Giá phu nhân không nói thì tôi không biết, để từ nay tôi xin giữ gìn.

Vợ Bưu từ giã về. Vợ Dĩ ra tiễn, hai ba lần tạ ơn rồi mới trở vào.

Ðược vài ngày, Quách Dĩ lại sắp sang nhà Lý Thôi ăn yến. Vợ ngại, không cho đi nói rằng:

- Lý Thôi là người bất trắc lắm. Và thời nay hai người anh hùng không chắc đứng lâu được với nhau. Phu quân sang bên ấy, ví dụ trong khi ăn uống, Lý Thôi đánh thuốc độc, thiếp làm thế nào?

Quách Dĩ nhất định không nghe. Vợ hai ba lần ngăn can. Buổi chiều Lý Thôi sai người đem biếu một mâm rượu. Vợ Dĩ bỏ thuốc độc vào đồ ăn rồi mới bưng vào cho chồng. Dĩ định ăn ngay, vợ nói:

- Ðồ ăn ở ngoài đưa lại, không nên ăn ngay.

Nói rồi đem đổ mội ít cho chó ăn thử. Chó ăn chết liền.

Từ đấy Quách Dĩ có bụng ngờ Lý Thôi.

Một hôm tan chầu, Lý Thôi lại mời Quách Dĩ về nhà uống rượu. Dĩ cũng đến. Ðến đêm tan tiệc, Dĩ say mới trở về. Ngẫu nhiên đêm hôm ấy đau bụng. Vợ thấy vậy mới nói:

- Thôi lại ăn phải thuốc độc rồi!

Nói rồi sai lấy nước phân cho uống. Dĩ uống xong thổ ra hết đồ ăn, thì khỏi đau bụng.

Dĩ giận lắm, nói rằng:

- Ta với Lý Thôi cùng toan việc lớn với nhau, nay bỗng dưng muốn hại ta. Ta không liệu trước tất mắc tay hắn.

Liền sửa sang giáp binh bản bộ mình để đi đánh Lý Thôi. Có người báo với Thôi. Thôi nổi giận nói rằng:

- Quách Dĩ sao dám thế.

Thôi cũng đem giáp binh bản bộ lại đánh

Hai người họp binh vài vạn ở dưới thành Trường An đánh nhau chán rồi, thừa thế cướp bóc của dân.

Cháu Lý Thôi là Lý Tiêm, dẫn quân đến vây cung điện, rồi lấy hai cỗ xe, một cỗ chở thiên tử, mộc cỗ chở Phục hoàng hậu, rồi sai Giả Hủ, Tả Linh đi giám áp xa giá; còn bao nhiêu phu nhân nội thị đều phải đi bộ cả. Trong khi mọi người kéo ra cửa Hậu Tể, gặp ngay binh Quách Dĩ đến, bắn nhau tua tủa. Cung nhân bị chết vô số. Lý Thôi từ đằng sau đánh lại, Quách Dĩ phải rút lui, xa giá mạo hiểm ra ngoài thành, không ai phân giải điều gì, bị đưa ngay đến dinh Lý Thôi. Quách Dĩ lui binh vào cung bắt hết cung tần thái nữ đem về trại, rồi phóng hỏa đốt cung điện.

Hôm sau, Quách Dĩ biết Lý Thôi cướp mất thiên tử bèn đem binh đến trước cửa trại đánh nhau.

Vua và hoàng hậu đều sợ hãi lắm.



Ðời sau có bài thơ than rằng:


Từ khi Quang Vũ trung hưng

Truyền đời trên dưới, mới chừng mười hai.

Hoàn, Lin, vô đạo nối ngôi,

Hoạn quan chuyên chính, ra đời đã suy,

Tam công Hà Tiến ra gì?

Muốn trừ chuột xã gọi chi gian thần?

Ðuổi sài rước hổ vào trong,

Tây Châu giặc Ðổng nổi lòng dâm hung

Tư Ðồ mưu cậy má hồng

, Khiến cho Ðổng, Lữ lẫn cùng giết nhau.

Giặc tan dân đã bớt sầu,

Biết đâu Lý, Quách ra mầu hung hăng!

Kinh thành cỏ rậm gai chằng

Sáu cung đói khát khổ đàng can qua.

Vận trời đến buổi sút sa

Anh hùng chia xẻ sơn hà lìa tan

Vua sau coi đấy nên răn,

Lọ vàng chớ để cho tan mẻ hoài.

Sinh linh gan nát óc lầy,

Máu oan lai láng tràn đầy non sông

Ta xem sử xót thương lòng,

Thử ly thơ trước hãi hùng xưa nay

Bào tang giữ lấy lời này,

Giươm thần cầm vững vẹn bày kỷ cương.

Khi quân Quách Dĩ đến, Lý Thôi ra trại đánh nhau. Quách Dĩ thua rút về. Lý Thôi mới đem xa giá vua và hoàng hậu rời sang My , sai cháu là Lý Tiêm coi giữ, cấm nội sứ, không cho ai vào. Vua tôi ăn uống bữa có bữa không. Thị thần người nào người ấy đói vỡ cả mặt.

Một bữa vua cho người ra hỏi Lý Thôi lấy năm hộc gạo và năm bộ xương trâu để cho kẻ hầu người hạ ăn.

Thôi nổi giận mắng rằng:

- Sớm chiều đã dâng cơm rồi, còn đói gì nữa?

Rồi lấy những thịt thiu cơm vữa đem cho.

Hôi quá không ai ăn được vua mới mắng rằng:

- Nghịch tặc dám khinh ta như thế à!

Quan Thị Trung là Dương Dỳ kíp tâu rằng:

- Quân hắn đã tàn bạo đến thế này, xin bệ hạ hãy nên nhịn, không nên trêu tức hắn.

Vua cúi đầu không nói gì nữa, tay áo cồn gạt hai hàng nước mắt chứa chan. Chợt thấy tả hữu vào báo rằng:

- Có một đám quân mã, gươm giáo sáng choang, chiêng trống om sòm, lại đây cứu bệ hạ.

Vua sai ra xem ai, thì là Quách Dĩ, lại càng lo thêm.

- Ngoài thung lũng tiếng người reo rầm rĩ tức là Lý Thôi dẫn quân đến đánh Quách Dĩ.

Thôi cầm roi trỏ vào Dĩ mắng rằng:

- Ta đối đãi với ngươi không bạc bẽo gì, sao ngươi lại rắp tâm hại ta, hở Dĩ?

Dĩ trả lời:

- Mày là đứa phản tặc, chẳng giết để làm chi?

Thôi nói:

- Ta bảo vệ vua ở đây, sao lại là phản tặc?

Dĩ nói:

- Thế là bức hiếp vua, sao gọi là bảo vệ vua?

Thôi nói:

- Nói làm chi nhiều, ta với ngươi không dùng quân sĩ, chỉ hai người đánh nhau, người nào thắng thì được đem vua đi.

Hai người liền đánh nhau ngay ở trước trận.

Ðánh nhau được mười hiệp, chưa rõ ai được thua, thì thấy Dương Bưu tế ngựa lại gọi to lên rằng:

- Xin hai tướng quân hãy ngừng tay. Tôi đã mời các quan đến đây để giảng hòa.

Hai bên ai về trại nấy.

Dương Bưu và Chu Tuấn hội họp các quan triều thần hơn 60 người, kéo nhau đến trại Quách Dĩ dàn hòa trước. Dĩ bắt các quan giam cả lại. Các quan kêu rằng:

- Chúng tôi đến đây để bàn điều hay, sao lại đối xử như thế?

Quách Dĩ nói:

- Lý Thôi bức hiếp thiên tử, thì ta cũng bức hiếp công khanh, chứ kém gì?

Dương Bưu nói:

- Một người hiếp thiên tử, một người hiếp công khanh là ra làm sao?

Dĩ nổi giận lên, cầm kiếm toan giết Dương Bưu, có quan trung lang tướng là Dương Mật cố can mãi, Dĩ mới tha cho Bưu và Chu Tuấn, còn các quan thì giam cả lại trong trại. Ra ngoài Bưu bảo với Tuấn rằng:

- Anh em mình làm tôi xã tắc, nay không cứu được chúa, sống ở trên đời cũng là thừa.

Nói xong hai người ôm lấy nhau khóc, ngất ngã lăn xuống đất.

Tuấn về nhà lo nghĩ thành bệnh chết.

Từ bấy giờ Thôi, Dĩ cứ mỗi ngày một lần đánh nhau ròng rã hơn 50 ngày trời, quân chết không biết bao nhiêu mà kể.

Lý Thôi tính hay ưa tà đạo và thuật yêu quái, thường thường cho bà cốt lên đồng ở trong quân. Giả Hủ can mãi không nghe.

Quan Thị Trung là Dương Kỳ thấy vậy liền mật tâu với vua rằng:

- Thần xem Giả Hủ, tuy làm tâm phúc Lý Thôi nhưng thực bụng vẫn chưa từng quên vua. Bệ hạ nên bàn với hắn.

Ðang nói thì Giả Hủ ở đâu đến. Vua đuổi tả hữu đứng ra xa, rồi khóc bảo Hủ rằng:

- Ngươi có thương nhà Hán mà cứu lấy trẫm không?

Hủ phục xuống đất, lạy thưa rằng:

- Xin bệ hạ chớ nói ra. Bụng thần vốn vẫn muốn thế, thần xin sẽ liệu việc ấy.

Vua gạt nước mắt tạ Hủ.

Ðược một chốc, Lý Thôi lại đeo kiếm đi thẳng vào. Mặt vua xám ngắt. Thôi nói với vua rằng:

- Quách Dĩ là đứa bất nhân, hắn dám giam giữ các công khanh, lại muốn bức hiếp cả bệ hạ, không có tôi, xa giá bị xiêu dạt rồi.

Vua chắp tay tạ, Thôi mới ra.

Rồi lại có Hoàng Phủ Lịch vào ra mắt, vua biết Lịch là người nói khéo, lại là người làng Lý Thôi, bèn sai Lịch ra giải hòa hai bên. Lịch vâng chiếu, đến trại Quách Dĩ nói. Dĩ bảo:

- Hễ Lý Thôi có đưa thiên tử ra thì ta tha các công khanh.

Lịch lại đến Lý Thôi bảo rằng:

- Nay thiên tử biết tôi là người Tây Lương, cùng làng với ông, nên sai tôi đến giải hòa cho hai ông. Dĩ phụng chiếu rồi, còn ông thế nào?

Thôi nói:

- Ta có công đánh được Lữ Bố, làm phụng chính đã bốn năm nay, công trạng rất nhiều. Thiên hạ ai cũng biết. Quách Dĩ bất quá là một đứa ăn trộm ngựa mà thôi, thế mà hắn dám ăn hiếp công khanh, và chống lại ta. Ta thề phên này phải giết hắn. Ông thử trông xem quân sĩ và kế hoạch của ta, có đánh nổi được tên Quách Dĩ không?

Lịch nói:

- Không nên, ông ơi! Ngày xưa Hậu Nghệ ở xứ Hữu Cùng cậy mình bắn giỏi, không biết lo nghĩ, đến nỗi tuyệt diệt. Vừa mới rồi, Ðổng thái sư cường thịnh bao nhiêu, rồi sau thế nào, mắt ông đã trông thấy rành rành, Lữ Bố đội ơn Ðổng thái sư mà lại giết Ðổng thái sư, chỉ trong giây phút, đầu thái sư treo cửa chợ, xem thế thì cường thịnh có vững chắc gì. Tướng quân mình làm thượng tướng cầm phủ việt, cắp cờ tiết, họ hàng con cháu đều ở ngôi cao; ơn nước không phải không hậu. Quách Dĩ hiếp công khanh, ông hiếp vua, thế thì bên nào nhẹ, bên nào nặng.

Lý Thôi giận lắm, rút kiếm ra mắng rằng:

- Thiên tử sai ngươi nổi dậy để làm nhục ta hay sao? Trước hết ta hãy chém đầu ngươi!

Kỵ Đô Úy là Dương Phụng can rằng:

- Nay chưa trừ được Quách Dĩ, lại đem giết sứ nhà vua, tôi e Quách Dĩ vịn cớ để khởi binh, chư hầu ai cũng sẽ giúp hắn.

Giả Hủ cũng cố can, Thôi mới nguôi cơn giận. Hủ đẩy Hoàng Phủ Lịch ra. Lịch kêu to lên rằng:

- Lý Thôi không phụng chiếu, muốn giết vua để lên ngôi báu.

Thị trung là Hồ Mặc vội vàng ngăn nói rằng:

- Ðừng nói câu ấy, sợ sẽ không lợi cho bản thân.

Lịch mắng rằng:

- Hồ Mặc! Ngươi cũng là tôi triều đình, sao lại về bè với giặc. Vua nhục thì tôi phải chết. Dù ta bị Lý Thôi giết, là ta trọn đạo làm tôi chứ sao?

Lịch vừa nói vừa mắng mãi không thôi. Vua thấy vậy vội vàng sai Lịch trở về Tây Lương.

Quân Lý Thôi quá nửa là người ở Tây Lương, lại được người ở nước Khương giúp đỡ.

Hoàng Phủ Lịch đến Tây Lương, nói toáng lên rằng:

- Lý Thôi mưu làm phản, hễ ai theo hắn là giặc và tai họa về sau sẽ không lường được.

Nhiều người Tây Lương tin lời của Lịch, lòng quân sĩ của Lý Thôi cũng dần dần nao núng. Thôi nghe tin ấy giận lắm, kíp sai hổ bôn là Vương Sương đuổi theo. Sương biết Lịch là người trung nghĩa, không đi đuổi về báo rằng:

- Không biết Lịch đi đằng nào.

Một mặt thì Giả Hủ dỗ người nước Khương rằng:

- Thiên tử cũng biết các ngươi là trung nghĩa, đánh mãi thì khổ nhọc. Bởi vậy bệ hạ có mật chiếu cho các ngươi về quận, ngày sau sẽ có thưởng to.

Người nước Khương đang oán sẵn Lý Thôi không cho hưởng tước, liền nghe lời Giả Hủ, kéo cả về.

Hủ lại mật tâu với vua rằng:

- Lý Thôi tham mà vô mưu, thấy binh lính bỏ về, bụng đã lo sợ, bệ hạ nên lấy trọng tước mà giữ hắn.

Vua liền hạ chiếu phong Lý Thôi làm đại tư mã, Thôi mừng nói rằng:

- Phúc này thật là thần thánh ban cho ta. Lạy thánh vạn lạy, có cúng có bái cũng có hơn!

Thôi thưởng to cho các đồng cốt, còn quân tướng thì không nói gì đến. Kỵ Đô Úy là Dương Phụng giận lắm bàn với Tống Quả rằng:

- Chúng ta ra sống vào chết, xông pha mũi tên hòn đạn, mà té ra công trạng không bằng mấy mụ đồng bóng.

Tống Quả nói:

- Thế thì sao không giết hắn đi mà cứu thiên tử.

Phụng nói:

- Ngươi ở trong quân đốt lửa làm hiệu, rồi ta ở ngoài kéo binh vào tiếp ứng.

Hai người hẹn nhau canh hai đêm hôm ấy khởi sự. Không ngờ việc không kín, tiết lộ ra có người nghe thấy, báo với Lý Thôi. Thôi giận sai người bắt Tống Quả giết đi. Dương Phụng dẫn binh ở ngoài chờ mãi không thấy hiệu lửa. Lý Thôi tự đem quân ra, vừa gặp Dương Phụng đến. Hai bên đánh nhau đến canh tư, Phụng không đánh nổi, chạy về Tây An.

Từ đấy, quân thế Lý Thôi mỗi ngày một suy, lại thường thường bị Quách Dĩ đến đánh, quân sĩ bị giết chết rất nhiều, chợt lại có người báo rằng:

- Trương Tế thống lĩnh một cánh đại quân từ Thiểm Tây đến, muốn giảng hòa cho hai bên, nói rao lên rằng: bên nào không nghe thì đánh.

Thôi nhân thể lấy lòng Trương Tế, sai người đến Quách Dĩ cầu hòa. Dĩ cũng phải vâng theo.

Trương Tế dâng biểu mời thiên tử ra chơi ở Hoằng Nông. Vua mừng nói rằng:

- Ta đã lâu nay nhớ Ðông Ðô lắm. Nay nhân thể được về, lấy làm may lắm.

Liền hạ chiếu phong Trương Tế làm Phiêu Kỵ tướng quân. Tế dâng lương thực, rượu thịt để cung cấp cho các quan. Quách Dĩ cũng tha cho các công khanh ra trại. Lý Thôi cũng thu xếp xa giá để về Ðông Ðô, sai vài trăm quân ngự lâm, cầm kích đi hộ tống. Khi loan giá qua Tân Phong đến Bá Lăng, trời về tiết thu, bỗng nổi cơn gió lạnh, nghe thấy có tiếng reo, rồi thấy vài trăm quân đến đầu cầu chẹn đường không cho xa giá đi, quát to hỏi rằng:

- Người nào qua đây?

Thị Trung là Dương Kỳ tế ngựa lên cầu nói rằng:

- Xe vua qua đây, đứa nào dám ngăn trở?

Có hai tướng ra nói:

- Chúng tôi vâng lệnh Quách tướng quân sai giữ cầu này, phòng kẻ gian phi. Có phải xa giá vua đi, xin được trong thấy vua, chúng tôi mới tin.

Dương Kỳ mở rèm châu ra, vua mới dụ bảo rằng:

- Trẫm ở đây, sao các ngươi không lui quân?

Các tướng trông thấy, đều reo: vạn tuế! rồi đứng ra hai bên, để xa giá đi qua. Xe đi rồi, hai tướng về báo với Quách Dĩ.

Dĩ nói:

- Ta ý muốn đánh lừu Trương Tế, bắt xa giá quay về My , sao các ngươi lại tự tiện tha ngay?

Dĩ liền chém hai tướng rồi khởi binh đi đuổi xe vua.

Xe đi đến huyện Hoa Âm, bỗng nghe đằng sau có tiếng reo vang dậy, gọi to rằng:

- Xa giá đừng đi vội!

Vua khóc bảo với đại thần rằng:

- Vừa thoát hang sói, lại gặp miệng hùm. Bây giờ tính làm sao?

Các quan sợ mất vía. Quân giặc gần đến nơi, chợt nghe đằng sau có tiếng trống đánh, rồi có một tướng đi lên trước, sau có một lá cờ lớn đề bốn chữ Ðại Hán Dương Phụng, kéo hơn một ngàn quân ra.

Nguyên Dương Phụng từ khi bị Lý Thôi đánh, dẫn quân đến đóng ở núi Chung Nam, nghe tin vua đi qua đấy nên đến để đi theo hộ giá. Giữa khi ấy quân Dĩ đến nơi. Hai bên dàn thành thế trận. Tướng Quách Dĩ là Thôi Dũng phóng ngựa ra, mắng Phụng là phản tặc. Phụng giận lắm, ngoảnh đầu lại gọi:

- Công Minh ở đâu?

Một tướng, tay cầm búa lớn, quất ngựa hoa lưu chạy ra, xông thẳng vào đánh Thôi Dũng. Hai ngựa giao nhau, chỉ một hiệp, đầu Dũng đứt rơi dưới chân ngựa.

Phụng thừa thế đánh tràn vào, Quách Dĩ thua to, lui hai mươi dặm.

Phụng thu quân bái kiến thiên tử. Vua dụ bảo rằng:

- Ngươi cứu được trẫm, công thực to!

Phụng cúi đầu lạy tạ. Vua phán hỏi:

- Tướng vừa chém được giặc là ai?

Phụng dắt tướng ấy lại lạy tạ ở dưới xa giá, rồi thưa rằng:

- Người này vốn ở Dương Quận, xứ Hà Ðông, họ Từ tên Hoảng, tên chữ là Công Minh.

Vua lấy lời phủ dụ. Dương Phụng hộ vệ xa giá đến đóng ở Hoa Âm. Tướng quân là Ðoàn i dâng y phục và đồ ăn uống. Ðên hôm ấy vua nghỉ trong trại Dương Phụng.

Quách Dĩ thua một trận, hôm sau đem quân kéo đến cửa trại thách đánh, Từ Hoảng cưỡi ngựa ra trước. Dĩ thả đại quân vây bọc tám mặt. Vua và Dương Phụng cùng bị khốn ở trong vây. Ðương lúc nguy cấp, chợt nghe mé Đông Nam, có tiếng reo nổi ầm, rồi thấy một tướng kéo quân mã đến, phá quân giặc tan vỡ. Từ Hoảng mới thừa thế đánh ra, quân Dĩ bị thua chạy tan vỡ.

Tướng ấy đến ra mắt vua, đó là quốc thích Ðổng Thừa. Vua khóc kể lại chuyện trước.

Thừa tâu rằng:

- Xin bệ hạ đừng lo, tôi xin cùng với Dương tướng quân thề chém hai đứa giặc ấy để yên thiên hạ.

Vua truyền lệnh đi mau đến Ðông Ðô. Xa giá đi suốt đêm ấy đên Hoằng Nông.

Quách Dĩ thua, kéo quân về, vừa gặp ngay Lý Thôi, Dĩ nói:

- Dương Phụng, Ðổng Thừa cứu giá đến Hoằng Nông rồi. Nếu để chúng đi được đến Sơn Ðông, có chỗ đứng chân vững vàng, tất nhiên sẽ bố cáo thiên hạ, mời chư hầu đến đánh anh em ta, thì ba họ nhà chúng ta cũng không giữ nổi.

Thôi nói:

- Nay Trương Tế đóng quân ở Trường An, chưa nên khinh động. Ngươi cùng ta nên tụ quân lại một nơi, rồi đến thẳng Hoằng Nông, giết phăng Hiến Ðế đi, chia thiên hạ làm đôi mỗi người một nửa thì có hay không?

Dĩ mừng lắm, xin vâng ngay. Hai người họp quân làm một, đi đến đâu cướp bóc vét sạch của dân đến đấy.

Dương Phụng, Ðổng Thừa nghe tin quân Thôi, Dĩ kéo đến, liền quay binh trở lại, đánh nhau to ở Ðông Giáu.

Thôi, Dĩ bàn với nhau rằng:

- Quân ta nhiều, quân chúng it. Ta cứ đánh bừa đi là được.

Nói xong rồi, Lý Thôi ở tả, Quách Dĩ ở hữu, kéo tràn quân lại, đầy cả núi, lấp cả đồng. Phụng, Thừa hai người cố liều chết mà đánh, chỉ giữ riết lấy xa giá của vua và hoàng hậu còn các quan, các cung nhân và sổ sách, đồ đạc, các thứ của vua dùng, phải vứt bỏ cả.

Quách Dĩ kéo quân vào Hoằng Nông cướp bóc, Ðổng Thừa, Dương Phụng hộ xa giá chạy sang Thiểm Bắc. Thôi, Dĩ chia quân hai đường đi đuổi. Thừa, Phụng một mặt sai người cùng với Quách Dĩ giảng hòa, một mặt mật đưa chiếu chỉ đến Hà Ðông, kíp với tướng Bạch Ba là Hàn Tiêm, Lý Nhạc và Hồ Tài, đem quân mã ba xứ lại cứu.

Lý Nhạc nguyên là giặc cỏ tụ tập ở núi rừng. Nay bất đắc dĩ cũng phải triệu đến.

Quân ba xứ được tin vua tha tội, lại cho làm quan, liền đem cả quân sĩ bản doanh của mình đến, phối hợp với Ðổng Thừa cùng nhau hội họp làm một lấy lại Hoằng Nông.

Bấy giờ Lý Thôi, Quách Dĩ đi đến đâu, cướp bóc đến đấy, người già yếu đem giết sạch, người khỏe mạnh bắt đi theo làm quân, khi nào đánh nhau bắt dân binh đi trước, gọi là quân cảm tử.

Thế giặc Lý, Quách to lắm. Quân Lý Nhạc đến gặp giặc ở Vị Dương.

Quách Dĩ sai quân đem áo sống, đồ đạc bỏ cả dọc đường. Quân Nhạc thấy áo sống ngổn ngang cả đất, tranh nhau nhặt lấy, nhốn nháo mất cả hàng ngũ. Thôi, Dĩ hai cánh quân đánh dồn lại. Quân Nhạc thua to. Dương Phụng chống chế không nổi, hộ giá chạy sang mặt Bắc. Quân giặc đuổi theo sau lưng. Lý Nhạc nói:

- Việc kíp rồi xin thiên tử lên ngựa đi trước.

Vua nói:

- Ta không nỡ bỏ trăm quan chạy lấy một mình.

Các quân cùng kêu khóc đi theo.

Hồ Tài bị quân giặc giết mất. Phụng, Thừa, thấy giặc đuổi gấp lắm, tâu xin vua xuống xe đi bộ.

Ði đến bờ Hoàng Hà, Lý Nhạc tìm được một chiếc thuyền nhỏ để sang sông.

Bấy giờ trời đang giá rét. Vua và hoàng hậu dắt nhau đến bờ sông, bờ cao quá không xuống được thuyền. Ðằng sau giặc sắp đến nơi.

Dương Phụng nói rằng:

- Nên cởi cương ngựa ra, chắp nối lại, buộc vào lưng vua, để đưa xuống thuyền.

Trong đám có Quốc Cữu là Phục Ðức cắp vài chục tấm lụa trắng, chạy lại nói rằng:

- Trong lúc quân rối loạn, tôi có nhặt được lụa này, xin đem để buộc.

Hành Quân Hiệu Úy là Thượng Hoằng lấy lụa buộc vào lưng vua và hoàng hậu, sai quân sĩ ròng vua xuống thuyền trước.

Lý Nhạc cầm thanh kiếm đứng ở đầu thuyền. Quốc cữu Phục Ðức (vốn là anh hoàng hậu) cõng hoàng hậu xuống.

Trên bờ những người chưa được xuống, tranh nhau vịn vào dây neo, Lý Nhạc lấy kiếm chặt dây rơi cả xuống nước. Khi chở được vua và hoàng hậu sang sông, lại đẩy thuyền lại để chở các quan và quân sĩ. Những người tranh nhau xuống trước bị chặt gẫy cả ngón tay kêu khóc rầm trời. Lúc sang được bên kia sông, tả hữu vua chỉ còn có hơn mười người.

Dương Phụng tìm được một cái xe trâu, rước vua đến Ðại Dương. Hôm ấy phải nhịn đói. Ðến tối mới kiếm được ngôi nhà ngói vào ngủ.

Các bô lão đem cơm dâng, để vua và hoàng hậu xơi, nhưng gạo xấu cơm hẩm, vua và hoàng hậu không sao nuốt được.

Hôm sau vua hạ chiếu phong cho Lý Nhạc làm chinh bắc tướng quân, Hàn Tiêm làm chinh đông tướng quân, rồi lại lên xa giá đi. Lúc đi có hai đại thần tìm đến khóc và lạy ở trước xa giá. Hai người ấy là thái úy Dương Bưu và thái bộc Hàn Dung. Vua và hoàng hậu cũng khóc. Hàn Dung mới tâu rằng:

- Lý Thôi, Quách Dĩ rất tin lời tôi, tôi nguyện liều thân sang dụ chúng bãi binh. Xin bệ hạ giữ lấy long thể.

Hàn Dung đi rồi, Lý Nhạc mời vua vào trại Dương Phụng tạm nghỉ, Dương Bưu lại mời vua về huyện An Ấp. Vua đến An Ấp không có nhà nào cao sạch, vua và hoàng hậu phải vào trọ trong nhà tranh, bốn mặt của ngõ không có, chỉ có rào gai tre. Vua và các quan đại thần vào trong nhà tranh ấy bàn việc. Các tướng đóng quân ở bên ngoài hàng rào để bảo vệ.

Bọn Lý Nhạc từ khi đến giúp vua, ra mặt chuyên quyền. Các quan hơi có ai nói chạm đến, chúng mắng liền ngay trước mặt vua. Chúng lại đưa cho vua ăn uống những rượu đục cơm thô. Vua cũng cứ phải cắn răng mà chịu.

Lý Nhạc và Hàn Tiêm lại có hơn hai trăm đầy tạ bộ hạ, nào thầy cúng, nào thầy thuốc. Hai đứa tâu cho làm hiệu úy, ngự sử cả. Khắc ấn không kịp, lấy dùi vạch gõ ra làm ấn, chẳng ra thể thống gì nữa.

Hàn Dung sang nói vại Lý Thôi, Quách Dĩ. Hai tên giặc ấy cũng nghe, tha cho các quan và những cung nhân được về.

Năm ấy mất mùa to. Trăm họ phải ăn những rau cỏ và ăn táo trừ bữa, chết đói khắp cả thôn dã.

Thái thú Hà Nội là Trương Dương dâng gạo thịt, thái thú Hà Ðông dâng lụa vải, vua cũng hơi được ung dung một chút.

Ðổng Thừa, Dương Phụng bàn nhau rằng:

- Ta nên sai người đi sửa lại các cung điện ở Lạc Dương để rước xa giá về Ðông Ðô.

Lý Nhạc không nghe, Ðổng Thừa mới bảo Nhạc rằng:

- Lạc Dương vốn là nơi thiên tử đóng đô. An Ấp là chỗ đất nhỏ, không sao để được xa giá ở đấy. Nay phụng giá về Lạc Dương là phải hơn.

Lý Nhạc nói:

- Có phải thế, các ông cứ việc phụng giá đi, ta cứ đóng ở đây.

Dương Phụng, Ðổng Thừa cứ phụng giá đem đi.

Nhạc ở lại, sai người kết liên với Lý Thôi, Quách Dĩ, bàn nhau cùng lại để cướp giá.

Phụng, Thừa với Tiêm biết trước được mưu ấy, liền đêm hôm ấy dàn bày quân sĩ, để gìn giữ giá vua, đi vụt ngay đến Cơ Quan. Lý Nhạc nghe tin ấy, không đợi quân Thôi, Dĩ đến nữa, tự mình dẫn quân mã bản bộ mình đi đuổi xa giá. Ðến canh tư đuổi kịp đến dưới núi Cơ Sơn, thét to lên rằng:

- Xa giá không được đi vội. Lý Thôi, Quách Dĩ ở đây!

Vua Hiến Ðế sợ run không được.



Thế rõ thực là:



Khi xưa đôi giặc, đôi quân;

Nay thì ba giặc hợp quần với nhau.


Chưa biết vua Hiến Ðế phen này làm thế nào mà thoát nạn. Xem đến hồi sau sẽ rõ.
Tam Quốc Diễn Nghĩa
Hồi 1
Hồi 2
Hồi 3
Hồi 4
Hồi 5
Hồi 6
Hồi 7
Hồi 8
Hồi 9
Hồi 10
Hồi 11
Hồi 12
Hồi 13
Hồi 14
Hồi 15
Hồi 16
Hồi 17
Hồi 18
Hồi 19
Hồi 20
Hồi 21
Hồi 22
Hồi 23
Hồi 24
Hồi 25
Hồi 26
Hồi 27
Hồi 28
Hồi 29
Hồi 30
Hồi 31
Hồi 32
Hồi 33
Hồi 34
Hồi 35
Hồi 36
Hồi 37
Hồi 38
Hồi 39
Hồi 40
Hồi 41
Hồi 42
Hồi 43
Hồi 44
Hồi 45
Hồi 46
Hồi 47
Hồi 48
Hồi 49
Hồi 50
Hồi 51
Hồi 52
Hồi 53
Hồi 54
Hồi 55
Hồi 56
Hồi 57
Hồi 58
Hồi 59
Hồi 60
Hồi 61
Hồi 62
Hồi 63
Hồi 64
Hồi 65
Hồi 66
Hồi 67
Hồi 68
Hồi 69
Hồi 70
Hồi 71
Hồi 72
Hồi 73
Hồi 74
Hồi 75
Hồi 76
Hồi 77
Hồi 78
Hồi 79
Hồi 80
Hồi 81
Hồi 82
Hồi 83
Hồi 84
Hồi 85
Hồi 86
Hồi 87
Hồi 88
Hồi 89
Hồi 90
Hồi 91
Hồi 92
Hồi 93
Hồi 94
Hồi 95
Hồi 96
Hồi 97
Hồi 98
Hồi 99
Hồi 100
Hồi 101
Hồi 102
Hồi 103
Hồi 104
Hồi 105
Hồi 106
Hồi 107
Hồi 108
Hồi 109
Hồi 110
Hồi 111
Hồi 112
Hồi 113
Hồi 114
Hồi 115
Hồi 116
Hồi 117
Hồi 118
Hồi 119(hết)