Hồi 112
Tác giả: La Quán Trung
Nghe tin, Ðặng Ngãi cười bảo :
- Nó sợ binh Tư Mã tướng quân tới nên rút, chớ rượt theo mà mắc kế nó .
Cho quân đi thám thính, quả nhiên quân Khương Duy có để mai phục thiệt.
Nói về bên Ngô, Tôn Lâm thấy tướng sĩ không tận tình chiến đấu, lại một số đầu hàng Ngụy nên rút về.
Khi đó, Ngô Chúa là Tôn Lượng còn nhỏ tuổi, mọi việc đều do Tôn Lâm quyết đoán, Tôn Lâm lại tàn bạo nên quân sĩ chán ghét lắm.
Ý Tôn Lâm là muốn soán ngôi nên coi Tôn Lượng chẳng ra gì.
Ngày kia Tôn Lượng khóc với quan Thị Lang là Toàn Kỷ rằng :
- Tôn Lâm nó muốn giết ai thì giết, tác oai tác phúc, làm sao mà trừ đặng cho an xã tắc ?
Toàn Kỷ vốn là quốc cựu tâu rằng :
- Nếu bệ hạ thấy dùng tôi được tôi xin đem hết gan óc mà báo đáp.
Tôn Lượng bảo :
- Khanh với Lưu Thừa hiệp binh lại mà giữ cỗng thành, trẫm thì tự đem quân đi trừ Tôn Lâm. Việc phải giữ kín. Chớ tiết lộ ra ngoài.
Toàn Kỷ xin Tôn Lượng thảo chiếu để ba quân khỏi xao động.
Toàn Kỷ lãnh chiếu về nói lại với cha là Toàn Thượng, Toàn Thượng lại kể lại với vợ. Người vợ phản bội viết thư báo cho Tôn Lâm.
Tôn Lâm liền cùng bốn em vây chặt Hoàng Cung, bắt hết người nhà Toàn Kỷ và Lưu Thừa.
Lúc đó trời vừa sáng, bốn phía quân la ó vang lừng, Tôn Lượng được tin Tôn Lâm đã vây Hoàng Cung nên chỉ Toàn Hậu nói rằng :
- Vì cha anh ngươi mà hư việc của ta ! Nói rồi cầm gươm toan chạy ra, các quan và Toàn Hậu níu lại.
Tôn Lâm sai chém hết gia quyến Toàn Kỷ và Lưu Thừa rồi tụ họp hết các quan yêu cầu phế bỏ Tôn Lượng mà lập người khác.
Ai nấy đều sợ tái mặt. Duy có Hườn Y chỉ mặt Tôn Lâm mắng, Tôn Lâm rút gươm chém Hườn Y rơi đầu rồi đi vào cung bảo Ngô Chúa :
- Tội ngươi đáng tru lục, song ta vị tình cho ngươi làm Cối Kê Vương, nội ngày phải đi lập tức .
Tôn Lượng khóc lớn rồi đi. Tôn Hưu tự Tử Liệt, là con thứ của Tôn Quyền lên kế vị.
Tôn Hưu tánh tình trung hậu ngày kia có sứ thỉnh về Triệu Ðô.
Gần tới nơi lại thấy các quan đón rước quì cả bên đường. Lúc đó Tôn Hưu mới biết chuyện Tôn Lâm thỉnh mình lên ngôi Hoàng đế .
Bá quan tung hô xong, Tôn Hưu giáng chỉ đại xá thiên hạ, cho Tôn Lâm làm thừa tướng, phong cháu Tôn Hạo làm Ô Trình Hầu, các quan đều được thăng thưởng.
Tôn Hưu trong lòng hết sức đề phòng Tôn Lâm.
Lâm ỷ thế ngày càng ngang ngược.
Ngày kia Tôn Lâm dùng thịt trâu để chúc thọ Tôn Hưu.
Tôn Hưu không nhận.
Tôn Lâm giận lắm, bảo Tả Thừa Tướng là Trương Bố rằng :
- Có người khuyên ta nên làm vua, song ta nghĩ chúa thượng là người hiền hậu nên chưa nhận. Nay xem ra cũng là đứa ngu dốt, nay mai ta sẽ làm cho mọi người coi .
Trương Bố vốn có lòng trung, nói nhỏ với Tôn Hưu, Tôn Hưu lo lắm, Trương Bố tâu nên mời lão tướng Ðinh Phụng vào nghị kế.
Ðinh Phụng vô cung, Tôn Hưu kể hết mọi chuyện, Ðinh Phụng tâu :
- Mai là ngày lạp nhựt , xin bệ hạ lấy cớ đãi yến tất cả các quan, tôi sẽ có cách trừ y .
Tôn Hưu liền cho triệu tất cả triều thần đến, Ðinh Phụng cử Ngụy Mao, Thi Sóc lo việc bên ngoài, cho Trương Bố lo việc nội ứng, sau đó cử sứ giả đi mời Tôn Lâm phó yến.
Tôn Lâm vội vã lên xe vào cung.
Ngô chúa thỉnh Tôn Lâm ngồi trên cao.
Rượu được vài tuần, chợt Trương Bố dẫn một đoàn võ sĩ chạy lên điện mà kêu lớn :
- Có chiếu dạy bắt lấy phản tặc là Tôn Lâm !
Tôn Lâm bị bắt, cúi đầu xin :
- Xin Bệ hạ cho tôi về Giao Châu cày ruộng .
Tôn Hưu nạt :
- Tội ngươi không tha thứ được . Rồi truyền đem chém.
Bọn thủ hạ của Tôn Lâm không dám nhúc nhích gì hết, sau đó tất cả đều được tha, ai về nhà nấy. Duy có mấy người em Tôn Lâm cũng bị đem ra chợ chém.
Sau đó Ðinh Phụng tâu :
- Thục chúa ngày đêm ham mê tửu sắc, thế nào Tư Mã Chiêu sau khi soán Ngụy sẽ đánh tới Thục, mất Thục thì nguy tới Ngô. Vậy xin bệ hạ phải lo đề phòng mới được .
Ngô chúa than :
- Còn Gia Cát Võ Hầu thì đâu đến đổi Thục chúa như vậy ?
Nói về Khương Duy một lần nữa xin đem binh đi phạt Ngụy.
Hậu chúa hỏi vì cớ sao thì Khương Duy tâu :
- Ngụy không đánh ta là vì ta luôn không cho nó ngồi yên. Xin bệ hạ bên trong mau chỉnh đốn việc nước cho dân nhờ, còn đối ngoại xin bệ hạ tin ở nơi tôi .
Hậu chúa chuẩn y.
Khương Duy liền cho Liêu Hóa. Trương Dực đi tiên phong, Vương Hàm, Trương Võ đi tả quân, Hạ Hầu Bá đi trung quân, tất cả ra thẳng Hớn Trung, sau đó nhắm Kỳ San tiến tới.
Binh Ngụy hay tin cấp báo Ðặng Ngãi .
Ðặng Ngãi liền cho sửa soạn ngay tối hôm đó đi cướp trại, kêu con là Ðặng Trung và Sử Ðoán đánh hai bên tả hữu, cử Trình Luân đánh vào trại giữa.
Khương Duy đêm đó lập trại chưa xong, truyền binh lính phải hết sức đề phòng. Khi binh Ngụy vừa đánh vào, Khương Duy hô lên một tiếng tức thì bốn mặt nổi dậy đón đánh binh Ngụy thua chạy, bỏ lại khí giới rất nhiều.
Các tướng Ngụy thua chạy về Ðặng Ngãi than :
- Còn Khương Duy, còn khó cho ta lắm thay !
Hôm sau, Khương Duy kêu Ðặng Ngãi ra đối địch.
Ðặng Ngãi dàn binh ở chân núi Kỳ San, Khương Duy cũng bày trận xong gọi bảo Ðặng Ngãi :
- Lần trước, ngươi đã trốn, lần này ta quyết xem tài của ngươi cao thấp ra sao ?
Ðặng Ngãi đáp :
- Ngươi chỉ có sức mạnh võ phu, sánh làm sao được với ta ?
Khương Duy hỏi :
- Vậy ngươi có tài chi, cho ta biết ?
Ðặng Ngãi nói :
- Ta sẽ lập trận, người xem mà sợ thì nên rút binh về ngay cho khỏi hại tới binh sĩ .
Ðặng Ngãi lập trận xong, hỏi Khương Duy có biết trận gì.
Khương Duy đáp :
- Ðó là Bát Quái trận .
Ðặng Ngãi liền bảo :
- Hãy xem ta biến trận .
Tức thì trận đạo biến hóa thành sáu mươi bốn cửa.
Ðặng Ngãi hỏi :
- Ngươi thấy thế nào ?
Khương Duy đáp :
- Như vậy có gì là lạ, ngươi hãy xem ta .
Khương Duy bày trận một hồi rồi hỏi Ðặng Ngãi.
Ðặng Ngãi nói :
- Ngươi bắt chước ta lập trận bát quái .
Khương Duy hỏi :
- Có dám phá không ?
Ðặng Ngãi liền khiến quân tiến tới.
Khương Duy liền phất cờ, biến thành trận Trường xà quyên địa, Ðặng Ngãi không biết đàng nào mà ra, kinh hồn bạt vía. Ðang lúc nguy khốn, may có đạo binh của Tư Mã Vọng kéo tới, cứu được Ðặng Ngãi ra.
Chín trại Ngụy ở Kỳ San đều bị Khương Duy cướp mất.
Tư Mã Vọng nói :
- Khương Duy học ở Khổng Minh rất nhiều, khó gạt va được .
Ðặng Ngãi lại hỏi Tư Mã Vọng làm sao phá được trận của Khương Duy.
Tư Mã Vọng kể đã học lại nơi Thạch Quảng Nguyên và Thôi Châu Bình ngày trước.
Tư Mã Vọng sau đó hứa giúp Ðặng Ngãi lấy lại các trại đã mất.
Ðặng Ngãi nói :
- Xin ông cứ lo đấu trận với Khương Duy. Tôi sẽ dẫn một đạo binh đánh bọc hậu Kỳ San thì thế nào cũng thẳng .
Rồi đó hạ chiến thơ cùng Khương Duy.
Khương Duy phê y rồi trả lại chiến thơ. Sau đó họp chư tướng nói :
- Tôi ngờ bên Ngụy có mưu kế gì đây .
Liêu Hóa nói :
- Nó muốn gạt ta đâu trận pháp để thừa cơ đánh bọc hậu đó .
Khương Duy cười đáp :
- Chính thế . Nói xong sai Liêu Hóa, Trương Dực, đem quân mai phục sau núi.
Ngày hôm sau, Khương Duy, Tư Mã Vọng cùng bày trận xong xuôi .
Khương Duy bảo Tư Mã Vọng hãy bố trận xem.
Tư Mã Vọng lại bày trận Bát Quái, sau lại biến trận đồ rồi hỏi Khương Duy.
Khương Duy nói :
- Cách biến có tới ba trăm sáu mươi lăm lần, ta chắc ngươi chẳng biết chổ nhiệm mầu của trận ấy đâu ?
Tư Mã Vọng không học hết cách biến hóa nên hỏi lại :
- Ta không tin tài ngươi, vậy chính ngươi hãy biến hóa cho ta xem .
Khương Duy cười bảo :
- Hãy về kêu Ðặng Ngãi ra xem .
Tư Mã Vọng nói :
- Ðặng Tướng quân có chước hay hơn, có đấu trận pháp với ngươi làm gì .
Khương Duy nói :
- Chước hay là đánh bọc hậu ta chớ gì ?
Tư Mã Vọng thất kinh, vừa muốn rút lui thì Khương Duy cầm roi ra hiệu, quân mai phục ào ra, binh Ngụy dẩm lên nhau chạy.
Còn Ðặng Ngãi cùng Trình Luân đi vòng để đánh phía sau núi, chợt nghe pháo lịnh nổ , binh Thục kéo ùa ra vây bọc, Liêu Hóa xông tới đánh Trình Luân, Luân chống lại bị đâm chết.
Ðặng Ngãi rán sức phá vòng vây, trên mình bị bốn mũi tên. Chạy được về thành thì Tư Mã Vọng cũng vừa về tới.
Nhổ tên, băng bó vết thương xong, hai người lại thương nghị.
Tư Mã Vọng nói :
- Hiện Hậu Chúa Lưu Thiện say mê tửu sắc. Ta phải dùng kế phản gián với bọn hoạn quan là Huỳnh Hạo để triệu Khương Duy về thì giải được mối nguy này .
Ðặng Ngãi khen kế hay và hỏi ai dám đi việc này ?
Có người bước ra xin đi, nhìn lại là Ðặng Quân.
Ðặng Ngãi liền cho Ðặng Quân mang theo bạc vàng châu báu thật nhiều để kết liên với Huỳnh Hạo phao đồn Khương Duy có ý tạo phản, nay mai sẽ đầu Ngụy.
Kế đó được thi hành, chẳng bao lâu Khương Duy được triệu về.
Ðặng Ngãi toan đuổi theo thì thấy hàng ngũ binh Thục chỉnh tề , không dám đuổi nữa, đành lui binh.
Nghe tin, Ðặng Ngãi cười bảo :
- Nó sợ binh Tư Mã tướng quân tới nên rút, chớ rượt theo mà mắc kế nó .
Cho quân đi thám thính, quả nhiên quân Khương Duy có để mai phục thiệt.
Nói về bên Ngô, Tôn Lâm thấy tướng sĩ không tận tình chiến đấu, lại một số đầu hàng Ngụy nên rút về.
Khi đó, Ngô Chúa là Tôn Lượng còn nhỏ tuổi, mọi việc đều do Tôn Lâm quyết đoán, Tôn Lâm lại tàn bạo nên quân sĩ chán ghét lắm.
Ý Tôn Lâm là muốn soán ngôi nên coi Tôn Lượng chẳng ra gì.
Ngày kia Tôn Lượng khóc với quan Thị Lang là Toàn Kỷ rằng :
- Tôn Lâm nó muốn giết ai thì giết, tác oai tác phúc, làm sao mà trừ đặng cho an xã tắc ?
Toàn Kỷ vốn là quốc cựu tâu rằng :
- Nếu bệ hạ thấy dùng tôi được tôi xin đem hết gan óc mà báo đáp.
Tôn Lượng bảo :
- Khanh với Lưu Thừa hiệp binh lại mà giữ cỗng thành, trẫm thì tự đem quân đi trừ Tôn Lâm. Việc phải giữ kín. Chớ tiết lộ ra ngoài.
Toàn Kỷ xin Tôn Lượng thảo chiếu để ba quân khỏi xao động.
Toàn Kỷ lãnh chiếu về nói lại với cha là Toàn Thượng, Toàn Thượng lại kể lại với vợ. Người vợ phản bội viết thư báo cho Tôn Lâm.
Tôn Lâm liền cùng bốn em vây chặt Hoàng Cung, bắt hết người nhà Toàn Kỷ và Lưu Thừa.
Lúc đó trời vừa sáng, bốn phía quân la ó vang lừng, Tôn Lượng được tin Tôn Lâm đã vây Hoàng Cung nên chỉ Toàn Hậu nói rằng :
- Vì cha anh ngươi mà hư việc của ta ! Nói rồi cầm gươm toan chạy ra, các quan và Toàn Hậu níu lại.
Tôn Lâm sai chém hết gia quyến Toàn Kỷ và Lưu Thừa rồi tụ họp hết các quan yêu cầu phế bỏ Tôn Lượng mà lập người khác.
Ai nấy đều sợ tái mặt. Duy có Hườn Y chỉ mặt Tôn Lâm mắng, Tôn Lâm rút gươm chém Hườn Y rơi đầu rồi đi vào cung bảo Ngô Chúa :
- Tội ngươi đáng tru lục, song ta vị tình cho ngươi làm Cối Kê Vương, nội ngày phải đi lập tức .
Tôn Lượng khóc lớn rồi đi. Tôn Hưu tự Tử Liệt, là con thứ của Tôn Quyền lên kế vị.
Tôn Hưu tánh tình trung hậu ngày kia có sứ thỉnh về Triệu Ðô.
Gần tới nơi lại thấy các quan đón rước quì cả bên đường. Lúc đó Tôn Hưu mới biết chuyện Tôn Lâm thỉnh mình lên ngôi Hoàng đế .
Bá quan tung hô xong, Tôn Hưu giáng chỉ đại xá thiên hạ, cho Tôn Lâm làm thừa tướng, phong cháu Tôn Hạo làm Ô Trình Hầu, các quan đều được thăng thưởng.
Tôn Hưu trong lòng hết sức đề phòng Tôn Lâm.
Lâm ỷ thế ngày càng ngang ngược.
Ngày kia Tôn Lâm dùng thịt trâu để chúc thọ Tôn Hưu.
Tôn Hưu không nhận.
Tôn Lâm giận lắm, bảo Tả Thừa Tướng là Trương Bố rằng :
- Có người khuyên ta nên làm vua, song ta nghĩ chúa thượng là người hiền hậu nên chưa nhận. Nay xem ra cũng là đứa ngu dốt, nay mai ta sẽ làm cho mọi người coi .
Trương Bố vốn có lòng trung, nói nhỏ với Tôn Hưu, Tôn Hưu lo lắm, Trương Bố tâu nên mời lão tướng Ðinh Phụng vào nghị kế.
Ðinh Phụng vô cung, Tôn Hưu kể hết mọi chuyện, Ðinh Phụng tâu :
- Mai là ngày lạp nhựt , xin bệ hạ lấy cớ đãi yến tất cả các quan, tôi sẽ có cách trừ y .
Tôn Hưu liền cho triệu tất cả triều thần đến, Ðinh Phụng cử Ngụy Mao, Thi Sóc lo việc bên ngoài, cho Trương Bố lo việc nội ứng, sau đó cử sứ giả đi mời Tôn Lâm phó yến.
Tôn Lâm vội vã lên xe vào cung.
Ngô chúa thỉnh Tôn Lâm ngồi trên cao.
Rượu được vài tuần, chợt Trương Bố dẫn một đoàn võ sĩ chạy lên điện mà kêu lớn :
- Có chiếu dạy bắt lấy phản tặc là Tôn Lâm !
Tôn Lâm bị bắt, cúi đầu xin :
- Xin Bệ hạ cho tôi về Giao Châu cày ruộng .
Tôn Hưu nạt :
- Tội ngươi không tha thứ được . Rồi truyền đem chém.
Bọn thủ hạ của Tôn Lâm không dám nhúc nhích gì hết, sau đó tất cả đều được tha, ai về nhà nấy. Duy có mấy người em Tôn Lâm cũng bị đem ra chợ chém.
Sau đó Ðinh Phụng tâu :
- Thục chúa ngày đêm ham mê tửu sắc, thế nào Tư Mã Chiêu sau khi soán Ngụy sẽ đánh tới Thục, mất Thục thì nguy tới Ngô. Vậy xin bệ hạ phải lo đề phòng mới được .
Ngô chúa than :
- Còn Gia Cát Võ Hầu thì đâu đến đổi Thục chúa như vậy ?
Nói về Khương Duy một lần nữa xin đem binh đi phạt Ngụy.
Hậu chúa hỏi vì cớ sao thì Khương Duy tâu :
- Ngụy không đánh ta là vì ta luôn không cho nó ngồi yên. Xin bệ hạ bên trong mau chỉnh đốn việc nước cho dân nhờ, còn đối ngoại xin bệ hạ tin ở nơi tôi .
Hậu chúa chuẩn y.
Khương Duy liền cho Liêu Hóa. Trương Dực đi tiên phong, Vương Hàm, Trương Võ đi tả quân, Hạ Hầu Bá đi trung quân, tất cả ra thẳng Hớn Trung, sau đó nhắm Kỳ San tiến tới.
Binh Ngụy hay tin cấp báo Ðặng Ngãi .
Ðặng Ngãi liền cho sửa soạn ngay tối hôm đó đi cướp trại, kêu con là Ðặng Trung và Sử Ðoán đánh hai bên tả hữu, cử Trình Luân đánh vào trại giữa.
Khương Duy đêm đó lập trại chưa xong, truyền binh lính phải hết sức đề phòng. Khi binh Ngụy vừa đánh vào, Khương Duy hô lên một tiếng tức thì bốn mặt nổi dậy đón đánh binh Ngụy thua chạy, bỏ lại khí giới rất nhiều.
Các tướng Ngụy thua chạy về Ðặng Ngãi than :
- Còn Khương Duy, còn khó cho ta lắm thay !
Hôm sau, Khương Duy kêu Ðặng Ngãi ra đối địch.
Ðặng Ngãi dàn binh ở chân núi Kỳ San, Khương Duy cũng bày trận xong gọi bảo Ðặng Ngãi :
- Lần trước, ngươi đã trốn, lần này ta quyết xem tài của ngươi cao thấp ra sao ?
Ðặng Ngãi đáp :
- Ngươi chỉ có sức mạnh võ phu, sánh làm sao được với ta ?
Khương Duy hỏi :
- Vậy ngươi có tài chi, cho ta biết ?
Ðặng Ngãi nói :
- Ta sẽ lập trận, người xem mà sợ thì nên rút binh về ngay cho khỏi hại tới binh sĩ .
Ðặng Ngãi lập trận xong, hỏi Khương Duy có biết trận gì.
Khương Duy đáp :
- Ðó là Bát Quái trận .
Ðặng Ngãi liền bảo :
- Hãy xem ta biến trận .
Tức thì trận đạo biến hóa thành sáu mươi bốn cửa.
Ðặng Ngãi hỏi :
- Ngươi thấy thế nào ?
Khương Duy đáp :
- Như vậy có gì là lạ, ngươi hãy xem ta .
Khương Duy bày trận một hồi rồi hỏi Ðặng Ngãi.
Ðặng Ngãi nói :
- Ngươi bắt chước ta lập trận bát quái .
Khương Duy hỏi :
- Có dám phá không ?
Ðặng Ngãi liền khiến quân tiến tới.
Khương Duy liền phất cờ, biến thành trận Trường xà quyên địa, Ðặng Ngãi không biết đàng nào mà ra, kinh hồn bạt vía. Ðang lúc nguy khốn, may có đạo binh của Tư Mã Vọng kéo tới, cứu được Ðặng Ngãi ra.
Chín trại Ngụy ở Kỳ San đều bị Khương Duy cướp mất.
Tư Mã Vọng nói :
- Khương Duy học ở Khổng Minh rất nhiều, khó gạt va được .
Ðặng Ngãi lại hỏi Tư Mã Vọng làm sao phá được trận của Khương Duy.
Tư Mã Vọng kể đã học lại nơi Thạch Quảng Nguyên và Thôi Châu Bình ngày trước.
Tư Mã Vọng sau đó hứa giúp Ðặng Ngãi lấy lại các trại đã mất.
Ðặng Ngãi nói :
- Xin ông cứ lo đấu trận với Khương Duy. Tôi sẽ dẫn một đạo binh đánh bọc hậu Kỳ San thì thế nào cũng thẳng .
Rồi đó hạ chiến thơ cùng Khương Duy.
Khương Duy phê y rồi trả lại chiến thơ. Sau đó họp chư tướng nói :
- Tôi ngờ bên Ngụy có mưu kế gì đây .
Liêu Hóa nói :
- Nó muốn gạt ta đâu trận pháp để thừa cơ đánh bọc hậu đó .
Khương Duy cười đáp :
- Chính thế . Nói xong sai Liêu Hóa, Trương Dực, đem quân mai phục sau núi.
Ngày hôm sau, Khương Duy, Tư Mã Vọng cùng bày trận xong xuôi .
Khương Duy bảo Tư Mã Vọng hãy bố trận xem.
Tư Mã Vọng lại bày trận Bát Quái, sau lại biến trận đồ rồi hỏi Khương Duy.
Khương Duy nói :
- Cách biến có tới ba trăm sáu mươi lăm lần, ta chắc ngươi chẳng biết chổ nhiệm mầu của trận ấy đâu ?
Tư Mã Vọng không học hết cách biến hóa nên hỏi lại :
- Ta không tin tài ngươi, vậy chính ngươi hãy biến hóa cho ta xem .
Khương Duy cười bảo :
- Hãy về kêu Ðặng Ngãi ra xem .
Tư Mã Vọng nói :
- Ðặng Tướng quân có chước hay hơn, có đấu trận pháp với ngươi làm gì .
Khương Duy nói :
- Chước hay là đánh bọc hậu ta chớ gì ?
Tư Mã Vọng thất kinh, vừa muốn rút lui thì Khương Duy cầm roi ra hiệu, quân mai phục ào ra, binh Ngụy dẩm lên nhau chạy.
Còn Ðặng Ngãi cùng Trình Luân đi vòng để đánh phía sau núi, chợt nghe pháo lịnh nổ , binh Thục kéo ùa ra vây bọc, Liêu Hóa xông tới đánh Trình Luân, Luân chống lại bị đâm chết.
Ðặng Ngãi rán sức phá vòng vây, trên mình bị bốn mũi tên. Chạy được về thành thì Tư Mã Vọng cũng vừa về tới.
Nhổ tên, băng bó vết thương xong, hai người lại thương nghị.
Tư Mã Vọng nói :
- Hiện Hậu Chúa Lưu Thiện say mê tửu sắc. Ta phải dùng kế phản gián với bọn hoạn quan là Huỳnh Hạo để triệu Khương Duy về thì giải được mối nguy này .
Ðặng Ngãi khen kế hay và hỏi ai dám đi việc này ?
Có người bước ra xin đi, nhìn lại là Ðặng Quân.
Ðặng Ngãi liền cho Ðặng Quân mang theo bạc vàng châu báu thật nhiều để kết liên với Huỳnh Hạo phao đồn Khương Duy có ý tạo phản, nay mai sẽ đầu Ngụy.
Kế đó được thi hành, chẳng bao lâu Khương Duy được triệu về.
Ðặng Ngãi toan đuổi theo thì thấy hàng ngũ binh Thục chỉnh tề , không dám đuổi nữa, đành lui binh.