Chương 6
Tác giả: Lê Minh Quốc
Nếu mọi hôm, khi chiếc đồng hồ thong thả gõ sáu tiếng thì Nguyên còn cố bịt tai, trùm mền để “ngủ nướng” thêm một chút nữa. Còn sáng này thì không! Anh cố gắng bật dậy khỏi chăn chiếu ấm cúng để đi đến trường. Những câu hỏi đêm hôm qua quay cuồng trong đầu óc anh thì chỉ có Quân mới giải đáp cho anh được.
Tháng mười một. Trời đất vẫn còn lạnh. Và mưa. Trong đời người chỉ có con đường đi đến trường là con đường hoa mộng và đáng nhớ nhất. Con đường này không có sự nhọc nhằn của cơm áo, không có sự phiền muộn lo toan, không có những dối trá đầu môi chót lưỡi, không có sự gập ghềnh thất vọng. Chỉ có tiếng chim reo. Mây rất xanh và mưa rất ngọt. Sáng nay, Nguyên đến trường. Trời lất phất mưa. Anh gắn trên môi một điếu thuốc. Khói bay. Rất nhẹ hương khói bay trong trời đất tháng mười một.
Vừa bước vào lớp thì anh đã chạm vào tiếng cười của thằng Quân. Anh kéo Quân ra khỏi lớp. Hai người bạn ngồi dưới gốc cây bàn. Tàn cây xòe rợp mát. Trời hiu hiu rét và phất phất mưa rất nhẹ. Anh hỏi:
- Mày có biết băng “Nhảy cửa sổ” không Quân?
Quân ngạc nhiên:
- Mày hỏi để làm gì vậy?
- Sao mày ngu quá vậy? Không biết thì tao mới hỏi chứ!
Nói xong, anh thật thà kể lại cho Quân nghe mọi chuyện xảy ra ngày hôm qua. Và anh gật gù kết luận:
- Bọn mình phải đi học võ thôi Quân à!
- Học võ à? Thời gian đâu mà đi học võ. Bộ mày quên là sang năm bọn mình thi rồi à?
- Ừ! Thi thì thi mà học thì cứ học. Còn chuyện học võ thì cần thiết lắm Quân ạ! Mày biết chỗ nào để học võ không?
- Dễ ợt! Nếu mày muốn thì tao với mày qua ông Tám điếc bên Mã Tây để học chứ lo gì?
Nguyên thích thú cười:
- Vậy mới hay chứ! Hai đứa mình cùng học võ thì bọn thằng Dũng lé với Kỳ râu chỉ có nước cuốn cờ mà chạy thôi!
Quân nghe vậy đáp:
- Mày đừng vội chủ quan, bọn này trong băng “Nhảy cửa sổ” tao biết rồi. Bặm trợn lắm chứ không có hiền lành gì đâu!
Và qua lời kể của Quân thì anh biết đó là hai cậu học trò của lớp mười hai C ba. Chỉ có Dũng lé và Kỳ râu trong băng “Nhảy cửa sổ” vì hai gã này rất thích nhảy ra khỏi cửa sổi mỗi khi... thích! Vì thích trốn học đi uống cà phê, tán gái và nhất là vì thíc xem video chiếu phim võ hiệp! Kỳ được gọi là Kỳ râu vì có một lần trong lớp học Kỳ đã ngủ gục! Mặc tình cho cô giáo giản bài oang oang trên bục giảng thì hắn vẫn ngáy ò ò. Bạn bè ngồi cùng bàn thấy vậy nên mới lấy mực bôi vào cằm, làm râu của Kỳ. Ðang ngủ ngon lành như vậy thì cô giáo đã bẹo tai gọi cậu ta dậy. Kỳ đứng lên với bộ râu kỳ quái như vậy nên được bạn bè đặt luôn tên... Kỳ râu!
Nghe xong câu chuyện, Nguyên bình phẩm:
- Chắc là bọn nó trốn học luôn nên tao ít khi gặp, không quen biết bọn nó. Ðúng không Quân?
- Ðúng vậy! Thôi vào lớp. Còn chuyện học võ thì chiều nay bọn mình qua nhà ông Tám điếc nhé!
- Nhất trí một trăm phần trăm!
Tiếng chuông reo lên một cách hùng dũng vì nó đã kêu “Reng reng rè re re...” Tất cả cô cậu học sinh của trường Phan Châu Trinh nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Những tiết học trôi qua nhanh chóng. Và trong những tiết học đó, Nguyên đã len lén nhìn vào mái tóc của Kim, anh thấy và cảm nhận được nó vẫn tỏa một mùi hương hết sức bí mật. Sự bí mật này chỉ riêng mình anh mới cảm nhận được.
Và anh cũng giữ kín bí mật đó khi cùng Quân đi qua xóm Mã Tây tìm nhà ông Tám điếc. Năm nay, ông đã chín mươi tuổi, râu tóc bạc phơ, nhưng sức mạnh phi thường và trí nhớ vẫn còn minh mẫn. Cuộc đời của ông vẫn còn là một huyền thoại. Tương truyền rằng từ ngàn xưa vua Hạp Lư bên Tàu tìm được một người thợ rèn kiếm giỏi tên là Can Tương. Nhà vua cho Can Tương ra ở cửa Tượng Môn để chăm lo rèn gươm quý. Can Tương phải vượt núi trèo non trong ba tháng mười ngày tìm mọi kim loại quý để rèn kiếm. Sau đó, ông chọn ngày lành tháng tốt để khai trương lò luyện kim. Nấu suốt trong một trăm ngày nhưng kim loại đó vẫn không chảy. Ông hết sức lo lắng trước trách nhiệm mà vua đã giao phó. Ông buồn bã âu lo. Vợ của Can Tương là Mạc Gia thấy vậy mới nói: “Kim loại của chàng nấu đây là của Thần và Phật, phải hòa với nhân khí thì nó mới tan được”. Can Tương gật đầu nói: “Xưa kia thầy của ta cũng rèn kiếm dưới chân núi, nung mãi không thành, sau đó hai vợ chồng thầy phải nhảy vào lò mới có kết quả. Nay ta nung mãi không thành thì phải làm như vậy mới có kết quả chăng?” Nàng Mạc Gia đáp: “Thầy chúng a phải hủy thân thể đời sau mới có được thần kiếm. Tại sao chúng ta không làm như vậy?” Nói xong nàng tắm rửa sạch sẽ, thân thể thơm tho và nhảy vào lò luyện kim. Lạ lùng thay! Chỉ một lát sau cả thi thể nàng và các kim loại đều chảy tan thành nước. Nhờ đó, Can Tương mới rèn được gươm quý. Ông làm hai thanh gươm giống hệt như nhau. Thanh đầu đặt tên là Can Tương, còn thanh sau đặt tên là Mạc Gia. Can Tương giấu đi cây gươm thứ nhất, cây thứ nhì thì đem dân lên cho vua Hạp Lư. Vua rất hài lòng và thưởng cho ông một trăm nén vàng ròng. Ít lâu sau, một đồ đệ của ông đã phản trắc. Hắn báo cho vua biết là ông còn giữ một thanh kiếm khác còn quý hơn nhiều. Nhà vua bèn ra lệnh Can Tương phải nộp thanh gươm đó, nếu không thì ghép tội khi quân bị chém đầu. Can Tương sợ quá bèn lấy cây gươm ra nhìn lần chót. Không ngờ khi vừa rút gươm ra thì cây gươm ấy biến thành con rồng xanh. Can Tương leo lên lưng rồng xanh và bay vào trong mây. Biết được chuyện đó nhà vua rất buồn, từ đó, hết sức giữ gìn thanh gươm Mạc Gia. Sáu trăm năm sau, về đời nhà Tấn, một hôm quan thừa thướng Trương Hoa bỗng thấy hào quang chiếu sáng trên không phận huyện Phong Thành. Ðiềm gì đã xảy ra chăng? Trương Hoa bèn mời một người giỏi xem về thiên tượng tên là Lôi Hoàn đến xem. Lôi Hoàn nói: “Ðó là điềm có bảo kiếm ở huyện Phong Thành”. Nghe như vậy, Trương Hoa cả mừng, bèn bỏ công gắng sức đi truy tìm. Nhưng người phàm làm sao thấy được gươm thần. Chỉ có Lôi Hoàn là tìm thấy được. Khi cho đào một nền ngục thất thì Lôi Hoàn lấy lên một chiếc rương dài bằng đá, bên trong có đựng hai thanh bảo kiếm. Lôi Hoàn liền giấu đi một, chỉ dâng cho Trương Hoa một. Trương Hoa xem kỹ thì biết đây là thanh gươm Cang Tương, còn thanh Mạc Gia nữa mới đủ bộ. Hôm sau, Trương Hoa cho người gọi Lôi Hoàn vào cung tra hỏi. Lôi Hoàn chối không khai chuyện còn giữ thanh gươm kia. Hai người đi dạo ngoài sông thì bỗng nhiên hai thanh gươm đang đeo trên người nhảy vọt xuống sông mất dạng. Trương Hoa cho thợ lặn xuống mò. Xuống đó, thợ lặn chỉ thấy hai con rồng ngũ sắc vểnh râu, trừng mắt trông rất kinh dị. Thợ lặn sợ quá phải trồi lên. Từ đó, đôi thần gươm Can Tương và Mạc Gia kể như mất tích. Không ai trông thấy được lần nữa. Nhưng đó là chuyện thần thoại xa xưa, những người am hiểu biến hóa của trời đất thì cho rằng hai thanh gươm đó hiện đang nằm trong tay ông Tám điếc. Có lẽ đó là sự thật. Một người võ nghệ cao cường như ông Tám điếc đáng được giữ hai báu vật đó đến ngày nay chứ sao?
Thằng Quân và Nguyên đi vòng vèo trong ngõ ngách của xóm Mã Tây để tìm nhà ông Tám điếc. À đây rồi! Ông Tám điếc đang nằm trên võng đọc truyện Kiều. Ông ngâm thơ bằng giọng trong trẻo “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.“ Hai cậu học sinh lớp mười hai A chột dạ, ông Tám điếc muốn nói gì đây chăng? Nguyên khoèo tay Quân hỏi:
- Mình gọi ông Tám bằng “ông thầy” hay gọi bằng gì?
- Suỵt! Mày ngu lắm, mình phải gọi là “Sư Phụ”.
Hai đứa bước lên thềm nhà và cùng thưa:
- Thưa sư phụ!
Ông Tám ngước mắt nhìn lên. Trời đất ơi! Ðôi mắt của ông sáng như đèn. Râu tóc bạc trắng như cước. Trông ông Tám điếc như một tiên phong đạo cốt. Ông gấp lại quyển truyện Kiều rồi chậm rãi:
- Mấy cháu vào nhà chơi! Có chuyện gì mà tìm đến lão vậy?
Thằng Quân gãi đầu:
- Thưa ông Tám, à quên, thưa sư phụ...
Ông Tám ngắt lời:
- Sao lại thưa là sư phụ?
- Dạ bọn con muốn thọ giáo với sư phụ, xin nhờ sư phụ truyền cho chúng con một ít võ nghệ để phòng thân.
Ông Tám ngửa cổ lên trời cười ha hả rất sảng khoái. Nguyên bỗng đâm ra phục thằng Quân quá chừng, sao mà nó ăn nói lưu loát và duyên dáng đến thế? Ông Tám bảo:
- Mấy cháu vào nhà chơi. Hai cháu là ai? Làm sao biết ông Tám ở đây mà tìm đến?
Quân và Nguyên bước vào nhà, khi vừa ngồi xuống chiếc ghế nhỏ thì ông Tám rót cho hai chén trà thơm phức. Nguyên thưa với ông Tám:
- Dạ, con là Nguyên, còn bạn con là Quân. Con là con của ông Tư và bạn con là con của ông Năm ngoài xóm cây Ða. Bọn con đến đây xin ông Tám, à, đến xin sư phụ truyền cho bọn con một ít võ nghệ!
- Thôi uống nước đi. Ông Tám già rồi. Ông Tám đâu có sức đâu mà truyền võ gì đâu!
Câu trả lời cửa ông Tám đã làm hai cậu học sinh thất vọng não nùng! Vậy là sư phụ đã chối rồi. Thằng Quân bèn kề miệng vào lỗ tai của Nguyên nói nhỏ:
- Hay là mày hỏi mượn hai thanh gươm của ông Tám cũng được. Gươm thần này mà bọn mình cầm trong tay thì thằng Dũng lé với Kỳ râu chạy có cờ!
- Ừ! Hay đấy! Nhưng tao nói không có “ép phê” mày nói đi Quân, mày nói đi!
Thằng Quân chưa kịp nói thì ông Tám vỗ đầu hai đứa một cách thân mật:
- Ba mẹ của mấy cháu có khỏe mạnh không? Về nói là ông Tám gửi lời thăm.
- Dạ.
- Hai đứa con dạo này lớn quá ông Tám nhận không ra. Ngày hai đứa cháu còn trứng nước là ông Tám đã ẵm bồng trên tay.
Nguyên ngạc nhiên:
- Ông Tám có bồng con hồi con còn nhỏ à?
- Sao lại không? Hồi đó cháu khóc dữ lắm. Nửa đêm mà khóc thì không sao dỗ nín được. Ông Tám phải bồng ra tận ngoài chợ Cồn, chứ có ít đâu. Nếu không thì cháu khóc cỡ đó thì hàng xóm ai mà ngủ được!
Nguyên khoái chí cười rân. Ông Tám nói tiếp:
- Còn thằng Quân này nữa! Hồi nhỏ ở nhà đặt tên là Cu Ngố. Cháu về cháu hỏi lại ba mẹ cháu có đúng như vậy không?
Quân cười đáp:
- Dạ đúng ạ! Con thông minh như thế này mà sao hồi đó lại dặt con tên là Cu Ngố?
- Tại cháu hay đái mế dái dầm nên ba cháu mới bực quá đặt tên như vậy đó cháu à!
- Chà! Ông Tám biết nhiều chuyện hay quá!
Ông Tám uống hớp nước trà:
- Chuyện đó mà hay gì! Bà con chòm xóm với nhau cả mà!
Sực nhớ đến nhiệm vụ quan trọng của mình khi qua đây, thằng Quân bèn thưa:
- Thưa ông Tám, à quên, thưa sư phụ! Bọn con xin mượn của sư phụ hai thanh gươm thần để đi trừ gian diệt bạo!
- Trừ gian diệt bạo gì ở cái thời này nữa? Gươm đao là chuyện bất đắc dĩ của thánh nhân. Các con cứ học cho thật giỏi là đủ sức phòng lấy tấm thân của mình.
- Thật không sư phụ?
- Con cứ gọi ta là ông Tám thôi! Nhiệm vụ của các cháu là phải học cho thật giỏi. Ðất nước cần những người có học vấn thật cao, đạo đức tốt để giúp nước. Võ thuật, võ biền, võ nghệ hoặc bất cứ võ gì cũng chỉ cần thiết cho thời loạn lạc mà thôi.
Hai cậu học sinh ngồi nghe một cách say mê, nhưng Nguyên vẫn không quên hỏi:
- Thưa ông Tám, vậy ông Tám cho bọn con mượn hai thần gươm có được không ạ?
- Thần gươm gì vậy?
- Dạ, thanh gươm Can Tương và Mạc Gia mà ông Tám đang giữ trong nhà!
Ông Tám cười khanh khách, râu trắng phất phơ trong gió:
- Khà khà! Ðó là hai thanh gươm của thời dĩ vãng mà thôi. Những gì trong dĩ vãng dù có rực rỡ, tuyệt vời bao nhiêu thì ngày nay nó cũng trở thành một thứ vô dụng. Ðừng có lấy hào quang của quá khứ làm kim chỉ nam cho hành động ngày nay. Vô ích thôi!
Nguyên lắc đầu:
- Ông Tám nói gì mà bọn con không hiểu?
- Có gì đâu mà không hiểu! Có những điều hữu ích ở thời điểm mà nó mới xuất hiện, nhưng càng về sau khi nó không theo nhịp tiến hoá của xã hội thì nó trở thành vô dụng. Hai thanh gươm của ông Tám chỉ là một mớ sắt rỉ.
- Vậy sao chúng con nghe nói đó là gia bảo của ông Tám?
Ông Tám lại cười khà khà:
- Cho dù nó là gia bảo đi nữa thì nó cũng chỉ hữu ích trong quá khứ mà thôi. Ðừng câu nệ vào quá khứ. Thậm chí phải biết lúc nào cần phải từ chối mọi vinh quang của quá khứ.
- Vậy hai thanh gươm của ông Tám không hữu dụng nữa sao?
- Ðúng vậy. Thời trước năm 1945, khi phát xít Nhật sang đây, có một thằng đồn trưởng người Nhật hống hách, huênh hoang, dân trong làng ai cũng oán ghét. Ông Tám thách thức đấu gươm với nó. Vì lòng tự hào dân tộc. Vì nỗi nhục của người dân mất nước. Trước khi xảy ra cuộc đấu gươm thì Việt Minh mới tuyên truyền trong hàng ngũ của giặc, trong nhân dân là ông Tám sử dụng hai thanh gươm là Can Tương và Mạc Gia. Hai thần gươm. Sự tuyên truyền đó quả là có tác dụng đánh đòn tâm lý vào người Nhật. Sau đó, thằng đồn trưởng rút lui ý định đấu gươm với ông Tám. Và chính nó cùng hiến binh Nhật bớt huênh hoang, tàn ác với bà con trong làng.
Hai cậu học trò tròn mắt ngạc nhiên:
- À! Thì ra vậy!
- Vậy là chúng con đã biết rồi. Cố gắng học cho thật giỏi. Khi nào chúng con cần điều gì thì ông Tám sẽ giúp đỡ. Thôi, về đi. Chiều rồi!
Quân và Nguyên đứng lên xin phép ông Tám ra về. Ra đến ngoài ngõ thằng Quân mới huých tay vào Nguyên:
- Sao lúc nãy bọn mình ngu quá! Không nói ông Tám lấy gươm ra múa một vài đường coi chơi! Tiếc quá!
Nguyên gật gù:
- Ừ. Tiếc quá nhỉ!
Trời ngả về chiều. Trên ngọn cay sầu đông, cây đa ở đầu xóm bắt đầu có tiếng chim kêu lảnh lót. Trời mờ mờ trong cơn mưa nhẹ. Trên đường thong thả đi về thì thật tình cờ, Nguyên và Quân lại gặp thằng Kỳ râu và Dũng lé. Hai cậu học trò trong băng “Nhảy cửa sổ” đang hò hét chọc ghẹo một người thiếu nữ đang đi phía trước. Thằng Kỳ râu la toáng lên:
Chị em ta như là bông bụp
Anh em mình như cục cứt khô
- Dũng lé ơi! Ðọc lại nghen! Một, hai, ba...
Thế là hai cái miệng lại mở toang toác ra đọc lại. Người thiếu nữ ấy xấu hổ càng đi nhanh hơn. Hai thằng quỷ sứ không buông tha, chúng chạy theo và cười hanh hách một cách vui sướng.
Nguyên bấu vai Quân:
- Trời đất ơi! Bọn hắn chọc cô giáo Hạnh Tần kìa!
- Ðúng rồi! Cô giáo Hạnh Tần chứ còn ai nữa!
Thì ra, trong buổi học môn văn hai cậu học trò cá biệt này bị cô giáo Tần sửa lưng vì tội... đánh lộn với con gái. Từ đó, chúng đâm ra oán ghét cô giáo này. Thằng Kỳ xướng lên:
- Cục cứt khô người ta còn chuộng
Lập tức thằng Dũng lé “xô” theo phụ họa:
- Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang, ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Kỳ râu đọc tiếp:
- Bậu lỡ thời như giấy trôi sông, giấy trôi sông người ta còn vớt... - Ðọc tiếp đi Dũng lé!
- Bậu lỡ thời như ớt chín cây, ớt chín cây người ta còn hái...
Câu chọc đùa quái ác ấy như những lưỡi gươm dâm vào nền tảng của sự tôn sư trọng đạo. Quân và Nguyên cảm thấy nóng mặt và thương cho cô giáo quá chừng. Cô giáo càng đi nhanh để thoát khỏi lời trêu chọc kia. Hai thằng quỷ sứ đó càng chạy theo để chọc ghẹo. Tiếng đùa độc ác vọng theo:
- Bậu lỡ thời nhứ nhái lột da, nhái lột da người ta còn xào, còn xáo... Hai, ba... Ðọc nhanh lên Dũng lé ơi! Hai, ba...
Thế là hai cái miệng toang toác đồng thanh đọc lên:
- Bậu lỡ thời như áo rách vai, áo rách vai người ta còn bận. Bậu lỡ thời như rận cắn trâu, rận cắn trâu người ta còn bắt. Bậu lỡ thời như rắn cụt đuôi, rắn cụt đuôi người ta còn sợ. Bậu lỡ thời như nợ kéo lôi, nợ kéo lôi người ta còn trả. Bậu lỡ thời như trã nấu canh, trã nấu canh người ta còn rửa. Bậu lỡ thời như lửa cháy lan, lửa cháy lan người ta còn tưới. Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang... Hô hò hô! Hô hò hô...
Tiến hô hò hô đã làm Nguyên nóng mặt, anh chạy theo bọn học trò cà chớn này. Từ phía sau anh nắm được cổ áo thằng Dũng lé:
- Bọn mày làm cái trò gì mất dạy quá vậy?
Thằng Dũng lé quay lại:
- Làm cái gì vậy? À! Lại cái thằng này! Thủ lĩnh ơi!
Không để cho hắn gọi thêm một tiếng nào nữa, Nguyên vung tay đấm vào mặt của Dũng lé.
- Cho mày chết!
- Á! Thủ lĩnh ơi!
Thằng Kỳ râu đang chạy theo chọc cô giáo nghe thấy tiếng kêu vội vàng ngoái đầu lại. Hắn thấy đệ tử của mình đang vật lộn với một kẻ khác. Kỳ râu bỏ mục tiêu đang chọc vội quay lại cứu đồng đội của mình. Tội nghiệp, cô giáo Hạnh Tần có lẽ vì quá xấu hổ nên chạy băng nhanh qua đường. Ðó cũng là lúc một chiếc xe Cúp 79 đang rú ga chạy qua. Họ đâm sầm vào nhau. Bóng dáng mảnh mai của cô giáo ngã trên đường. Tà áo dài rách bươm. Tiếng động đột ngột ấy đã làm mọi người sửng sốt. Quân kêu lên:
- Chết mẹ rồi! Cô giáo bị đụng xe rồi!
Nguyên vùng thoát khỏi tay thô bạo của Dũng lé, anh chạy đến chỗ cô giáo bị xe đụng. Bọn thằng Kỳ râu thấy vậy co chân chạy mất hút. Ðường phố bỗng đông người hiếu kỳ chạy đến. Cô giáo nằm bất động. Ðó là lúc gần sáu giờ chiều của một ngày nắng sắp tắt.
Nếu mọi hôm, khi chiếc đồng hồ thong thả gõ sáu tiếng thì Nguyên còn cố bịt tai, trùm mền để “ngủ nướng” thêm một chút nữa. Còn sáng này thì không! Anh cố gắng bật dậy khỏi chăn chiếu ấm cúng để đi đến trường. Những câu hỏi đêm hôm qua quay cuồng trong đầu óc anh thì chỉ có Quân mới giải đáp cho anh được.
Tháng mười một. Trời đất vẫn còn lạnh. Và mưa. Trong đời người chỉ có con đường đi đến trường là con đường hoa mộng và đáng nhớ nhất. Con đường này không có sự nhọc nhằn của cơm áo, không có sự phiền muộn lo toan, không có những dối trá đầu môi chót lưỡi, không có sự gập ghềnh thất vọng. Chỉ có tiếng chim reo. Mây rất xanh và mưa rất ngọt. Sáng nay, Nguyên đến trường. Trời lất phất mưa. Anh gắn trên môi một điếu thuốc. Khói bay. Rất nhẹ hương khói bay trong trời đất tháng mười một.
Vừa bước vào lớp thì anh đã chạm vào tiếng cười của thằng Quân. Anh kéo Quân ra khỏi lớp. Hai người bạn ngồi dưới gốc cây bàn. Tàn cây xòe rợp mát. Trời hiu hiu rét và phất phất mưa rất nhẹ. Anh hỏi:
- Mày có biết băng “Nhảy cửa sổ” không Quân?
Quân ngạc nhiên:
- Mày hỏi để làm gì vậy?
- Sao mày ngu quá vậy? Không biết thì tao mới hỏi chứ!
Nói xong, anh thật thà kể lại cho Quân nghe mọi chuyện xảy ra ngày hôm qua. Và anh gật gù kết luận:
- Bọn mình phải đi học võ thôi Quân à!
- Học võ à? Thời gian đâu mà đi học võ. Bộ mày quên là sang năm bọn mình thi rồi à?
- Ừ! Thi thì thi mà học thì cứ học. Còn chuyện học võ thì cần thiết lắm Quân ạ! Mày biết chỗ nào để học võ không?
- Dễ ợt! Nếu mày muốn thì tao với mày qua ông Tám điếc bên Mã Tây để học chứ lo gì?
Nguyên thích thú cười:
- Vậy mới hay chứ! Hai đứa mình cùng học võ thì bọn thằng Dũng lé với Kỳ râu chỉ có nước cuốn cờ mà chạy thôi!
Quân nghe vậy đáp:
- Mày đừng vội chủ quan, bọn này trong băng “Nhảy cửa sổ” tao biết rồi. Bặm trợn lắm chứ không có hiền lành gì đâu!
Và qua lời kể của Quân thì anh biết đó là hai cậu học trò của lớp mười hai C ba. Chỉ có Dũng lé và Kỳ râu trong băng “Nhảy cửa sổ” vì hai gã này rất thích nhảy ra khỏi cửa sổi mỗi khi... thích! Vì thích trốn học đi uống cà phê, tán gái và nhất là vì thíc xem video chiếu phim võ hiệp! Kỳ được gọi là Kỳ râu vì có một lần trong lớp học Kỳ đã ngủ gục! Mặc tình cho cô giáo giản bài oang oang trên bục giảng thì hắn vẫn ngáy ò ò. Bạn bè ngồi cùng bàn thấy vậy nên mới lấy mực bôi vào cằm, làm râu của Kỳ. Ðang ngủ ngon lành như vậy thì cô giáo đã bẹo tai gọi cậu ta dậy. Kỳ đứng lên với bộ râu kỳ quái như vậy nên được bạn bè đặt luôn tên... Kỳ râu!
Nghe xong câu chuyện, Nguyên bình phẩm:
- Chắc là bọn nó trốn học luôn nên tao ít khi gặp, không quen biết bọn nó. Ðúng không Quân?
- Ðúng vậy! Thôi vào lớp. Còn chuyện học võ thì chiều nay bọn mình qua nhà ông Tám điếc nhé!
- Nhất trí một trăm phần trăm!
Tiếng chuông reo lên một cách hùng dũng vì nó đã kêu “Reng reng rè re re...” Tất cả cô cậu học sinh của trường Phan Châu Trinh nhanh chóng xếp hàng vào lớp. Những tiết học trôi qua nhanh chóng. Và trong những tiết học đó, Nguyên đã len lén nhìn vào mái tóc của Kim, anh thấy và cảm nhận được nó vẫn tỏa một mùi hương hết sức bí mật. Sự bí mật này chỉ riêng mình anh mới cảm nhận được.
Và anh cũng giữ kín bí mật đó khi cùng Quân đi qua xóm Mã Tây tìm nhà ông Tám điếc. Năm nay, ông đã chín mươi tuổi, râu tóc bạc phơ, nhưng sức mạnh phi thường và trí nhớ vẫn còn minh mẫn. Cuộc đời của ông vẫn còn là một huyền thoại. Tương truyền rằng từ ngàn xưa vua Hạp Lư bên Tàu tìm được một người thợ rèn kiếm giỏi tên là Can Tương. Nhà vua cho Can Tương ra ở cửa Tượng Môn để chăm lo rèn gươm quý. Can Tương phải vượt núi trèo non trong ba tháng mười ngày tìm mọi kim loại quý để rèn kiếm. Sau đó, ông chọn ngày lành tháng tốt để khai trương lò luyện kim. Nấu suốt trong một trăm ngày nhưng kim loại đó vẫn không chảy. Ông hết sức lo lắng trước trách nhiệm mà vua đã giao phó. Ông buồn bã âu lo. Vợ của Can Tương là Mạc Gia thấy vậy mới nói: “Kim loại của chàng nấu đây là của Thần và Phật, phải hòa với nhân khí thì nó mới tan được”. Can Tương gật đầu nói: “Xưa kia thầy của ta cũng rèn kiếm dưới chân núi, nung mãi không thành, sau đó hai vợ chồng thầy phải nhảy vào lò mới có kết quả. Nay ta nung mãi không thành thì phải làm như vậy mới có kết quả chăng?” Nàng Mạc Gia đáp: “Thầy chúng a phải hủy thân thể đời sau mới có được thần kiếm. Tại sao chúng ta không làm như vậy?” Nói xong nàng tắm rửa sạch sẽ, thân thể thơm tho và nhảy vào lò luyện kim. Lạ lùng thay! Chỉ một lát sau cả thi thể nàng và các kim loại đều chảy tan thành nước. Nhờ đó, Can Tương mới rèn được gươm quý. Ông làm hai thanh gươm giống hệt như nhau. Thanh đầu đặt tên là Can Tương, còn thanh sau đặt tên là Mạc Gia. Can Tương giấu đi cây gươm thứ nhất, cây thứ nhì thì đem dân lên cho vua Hạp Lư. Vua rất hài lòng và thưởng cho ông một trăm nén vàng ròng. Ít lâu sau, một đồ đệ của ông đã phản trắc. Hắn báo cho vua biết là ông còn giữ một thanh kiếm khác còn quý hơn nhiều. Nhà vua bèn ra lệnh Can Tương phải nộp thanh gươm đó, nếu không thì ghép tội khi quân bị chém đầu. Can Tương sợ quá bèn lấy cây gươm ra nhìn lần chót. Không ngờ khi vừa rút gươm ra thì cây gươm ấy biến thành con rồng xanh. Can Tương leo lên lưng rồng xanh và bay vào trong mây. Biết được chuyện đó nhà vua rất buồn, từ đó, hết sức giữ gìn thanh gươm Mạc Gia. Sáu trăm năm sau, về đời nhà Tấn, một hôm quan thừa thướng Trương Hoa bỗng thấy hào quang chiếu sáng trên không phận huyện Phong Thành. Ðiềm gì đã xảy ra chăng? Trương Hoa bèn mời một người giỏi xem về thiên tượng tên là Lôi Hoàn đến xem. Lôi Hoàn nói: “Ðó là điềm có bảo kiếm ở huyện Phong Thành”. Nghe như vậy, Trương Hoa cả mừng, bèn bỏ công gắng sức đi truy tìm. Nhưng người phàm làm sao thấy được gươm thần. Chỉ có Lôi Hoàn là tìm thấy được. Khi cho đào một nền ngục thất thì Lôi Hoàn lấy lên một chiếc rương dài bằng đá, bên trong có đựng hai thanh bảo kiếm. Lôi Hoàn liền giấu đi một, chỉ dâng cho Trương Hoa một. Trương Hoa xem kỹ thì biết đây là thanh gươm Cang Tương, còn thanh Mạc Gia nữa mới đủ bộ. Hôm sau, Trương Hoa cho người gọi Lôi Hoàn vào cung tra hỏi. Lôi Hoàn chối không khai chuyện còn giữ thanh gươm kia. Hai người đi dạo ngoài sông thì bỗng nhiên hai thanh gươm đang đeo trên người nhảy vọt xuống sông mất dạng. Trương Hoa cho thợ lặn xuống mò. Xuống đó, thợ lặn chỉ thấy hai con rồng ngũ sắc vểnh râu, trừng mắt trông rất kinh dị. Thợ lặn sợ quá phải trồi lên. Từ đó, đôi thần gươm Can Tương và Mạc Gia kể như mất tích. Không ai trông thấy được lần nữa. Nhưng đó là chuyện thần thoại xa xưa, những người am hiểu biến hóa của trời đất thì cho rằng hai thanh gươm đó hiện đang nằm trong tay ông Tám điếc. Có lẽ đó là sự thật. Một người võ nghệ cao cường như ông Tám điếc đáng được giữ hai báu vật đó đến ngày nay chứ sao?
Thằng Quân và Nguyên đi vòng vèo trong ngõ ngách của xóm Mã Tây để tìm nhà ông Tám điếc. À đây rồi! Ông Tám điếc đang nằm trên võng đọc truyện Kiều. Ông ngâm thơ bằng giọng trong trẻo “Thiện căn ở tại lòng ta. Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài.“ Hai cậu học sinh lớp mười hai A chột dạ, ông Tám điếc muốn nói gì đây chăng? Nguyên khoèo tay Quân hỏi:
- Mình gọi ông Tám bằng “ông thầy” hay gọi bằng gì?
- Suỵt! Mày ngu lắm, mình phải gọi là “Sư Phụ”.
Hai đứa bước lên thềm nhà và cùng thưa:
- Thưa sư phụ!
Ông Tám ngước mắt nhìn lên. Trời đất ơi! Ðôi mắt của ông sáng như đèn. Râu tóc bạc trắng như cước. Trông ông Tám điếc như một tiên phong đạo cốt. Ông gấp lại quyển truyện Kiều rồi chậm rãi:
- Mấy cháu vào nhà chơi! Có chuyện gì mà tìm đến lão vậy?
Thằng Quân gãi đầu:
- Thưa ông Tám, à quên, thưa sư phụ...
Ông Tám ngắt lời:
- Sao lại thưa là sư phụ?
- Dạ bọn con muốn thọ giáo với sư phụ, xin nhờ sư phụ truyền cho chúng con một ít võ nghệ để phòng thân.
Ông Tám ngửa cổ lên trời cười ha hả rất sảng khoái. Nguyên bỗng đâm ra phục thằng Quân quá chừng, sao mà nó ăn nói lưu loát và duyên dáng đến thế? Ông Tám bảo:
- Mấy cháu vào nhà chơi. Hai cháu là ai? Làm sao biết ông Tám ở đây mà tìm đến?
Quân và Nguyên bước vào nhà, khi vừa ngồi xuống chiếc ghế nhỏ thì ông Tám rót cho hai chén trà thơm phức. Nguyên thưa với ông Tám:
- Dạ, con là Nguyên, còn bạn con là Quân. Con là con của ông Tư và bạn con là con của ông Năm ngoài xóm cây Ða. Bọn con đến đây xin ông Tám, à, đến xin sư phụ truyền cho bọn con một ít võ nghệ!
- Thôi uống nước đi. Ông Tám già rồi. Ông Tám đâu có sức đâu mà truyền võ gì đâu!
Câu trả lời cửa ông Tám đã làm hai cậu học sinh thất vọng não nùng! Vậy là sư phụ đã chối rồi. Thằng Quân bèn kề miệng vào lỗ tai của Nguyên nói nhỏ:
- Hay là mày hỏi mượn hai thanh gươm của ông Tám cũng được. Gươm thần này mà bọn mình cầm trong tay thì thằng Dũng lé với Kỳ râu chạy có cờ!
- Ừ! Hay đấy! Nhưng tao nói không có “ép phê” mày nói đi Quân, mày nói đi!
Thằng Quân chưa kịp nói thì ông Tám vỗ đầu hai đứa một cách thân mật:
- Ba mẹ của mấy cháu có khỏe mạnh không? Về nói là ông Tám gửi lời thăm.
- Dạ.
- Hai đứa con dạo này lớn quá ông Tám nhận không ra. Ngày hai đứa cháu còn trứng nước là ông Tám đã ẵm bồng trên tay.
Nguyên ngạc nhiên:
- Ông Tám có bồng con hồi con còn nhỏ à?
- Sao lại không? Hồi đó cháu khóc dữ lắm. Nửa đêm mà khóc thì không sao dỗ nín được. Ông Tám phải bồng ra tận ngoài chợ Cồn, chứ có ít đâu. Nếu không thì cháu khóc cỡ đó thì hàng xóm ai mà ngủ được!
Nguyên khoái chí cười rân. Ông Tám nói tiếp:
- Còn thằng Quân này nữa! Hồi nhỏ ở nhà đặt tên là Cu Ngố. Cháu về cháu hỏi lại ba mẹ cháu có đúng như vậy không?
Quân cười đáp:
- Dạ đúng ạ! Con thông minh như thế này mà sao hồi đó lại dặt con tên là Cu Ngố?
- Tại cháu hay đái mế dái dầm nên ba cháu mới bực quá đặt tên như vậy đó cháu à!
- Chà! Ông Tám biết nhiều chuyện hay quá!
Ông Tám uống hớp nước trà:
- Chuyện đó mà hay gì! Bà con chòm xóm với nhau cả mà!
Sực nhớ đến nhiệm vụ quan trọng của mình khi qua đây, thằng Quân bèn thưa:
- Thưa ông Tám, à quên, thưa sư phụ! Bọn con xin mượn của sư phụ hai thanh gươm thần để đi trừ gian diệt bạo!
- Trừ gian diệt bạo gì ở cái thời này nữa? Gươm đao là chuyện bất đắc dĩ của thánh nhân. Các con cứ học cho thật giỏi là đủ sức phòng lấy tấm thân của mình.
- Thật không sư phụ?
- Con cứ gọi ta là ông Tám thôi! Nhiệm vụ của các cháu là phải học cho thật giỏi. Ðất nước cần những người có học vấn thật cao, đạo đức tốt để giúp nước. Võ thuật, võ biền, võ nghệ hoặc bất cứ võ gì cũng chỉ cần thiết cho thời loạn lạc mà thôi.
Hai cậu học sinh ngồi nghe một cách say mê, nhưng Nguyên vẫn không quên hỏi:
- Thưa ông Tám, vậy ông Tám cho bọn con mượn hai thần gươm có được không ạ?
- Thần gươm gì vậy?
- Dạ, thanh gươm Can Tương và Mạc Gia mà ông Tám đang giữ trong nhà!
Ông Tám cười khanh khách, râu trắng phất phơ trong gió:
- Khà khà! Ðó là hai thanh gươm của thời dĩ vãng mà thôi. Những gì trong dĩ vãng dù có rực rỡ, tuyệt vời bao nhiêu thì ngày nay nó cũng trở thành một thứ vô dụng. Ðừng có lấy hào quang của quá khứ làm kim chỉ nam cho hành động ngày nay. Vô ích thôi!
Nguyên lắc đầu:
- Ông Tám nói gì mà bọn con không hiểu?
- Có gì đâu mà không hiểu! Có những điều hữu ích ở thời điểm mà nó mới xuất hiện, nhưng càng về sau khi nó không theo nhịp tiến hoá của xã hội thì nó trở thành vô dụng. Hai thanh gươm của ông Tám chỉ là một mớ sắt rỉ.
- Vậy sao chúng con nghe nói đó là gia bảo của ông Tám?
Ông Tám lại cười khà khà:
- Cho dù nó là gia bảo đi nữa thì nó cũng chỉ hữu ích trong quá khứ mà thôi. Ðừng câu nệ vào quá khứ. Thậm chí phải biết lúc nào cần phải từ chối mọi vinh quang của quá khứ.
- Vậy hai thanh gươm của ông Tám không hữu dụng nữa sao?
- Ðúng vậy. Thời trước năm 1945, khi phát xít Nhật sang đây, có một thằng đồn trưởng người Nhật hống hách, huênh hoang, dân trong làng ai cũng oán ghét. Ông Tám thách thức đấu gươm với nó. Vì lòng tự hào dân tộc. Vì nỗi nhục của người dân mất nước. Trước khi xảy ra cuộc đấu gươm thì Việt Minh mới tuyên truyền trong hàng ngũ của giặc, trong nhân dân là ông Tám sử dụng hai thanh gươm là Can Tương và Mạc Gia. Hai thần gươm. Sự tuyên truyền đó quả là có tác dụng đánh đòn tâm lý vào người Nhật. Sau đó, thằng đồn trưởng rút lui ý định đấu gươm với ông Tám. Và chính nó cùng hiến binh Nhật bớt huênh hoang, tàn ác với bà con trong làng.
Hai cậu học trò tròn mắt ngạc nhiên:
- À! Thì ra vậy!
- Vậy là chúng con đã biết rồi. Cố gắng học cho thật giỏi. Khi nào chúng con cần điều gì thì ông Tám sẽ giúp đỡ. Thôi, về đi. Chiều rồi!
Quân và Nguyên đứng lên xin phép ông Tám ra về. Ra đến ngoài ngõ thằng Quân mới huých tay vào Nguyên:
- Sao lúc nãy bọn mình ngu quá! Không nói ông Tám lấy gươm ra múa một vài đường coi chơi! Tiếc quá!
Nguyên gật gù:
- Ừ. Tiếc quá nhỉ!
Trời ngả về chiều. Trên ngọn cay sầu đông, cây đa ở đầu xóm bắt đầu có tiếng chim kêu lảnh lót. Trời mờ mờ trong cơn mưa nhẹ. Trên đường thong thả đi về thì thật tình cờ, Nguyên và Quân lại gặp thằng Kỳ râu và Dũng lé. Hai cậu học trò trong băng “Nhảy cửa sổ” đang hò hét chọc ghẹo một người thiếu nữ đang đi phía trước. Thằng Kỳ râu la toáng lên:
Chị em ta như là bông bụp
Anh em mình như cục cứt khô
- Dũng lé ơi! Ðọc lại nghen! Một, hai, ba...
Thế là hai cái miệng lại mở toang toác ra đọc lại. Người thiếu nữ ấy xấu hổ càng đi nhanh hơn. Hai thằng quỷ sứ không buông tha, chúng chạy theo và cười hanh hách một cách vui sướng.
Nguyên bấu vai Quân:
- Trời đất ơi! Bọn hắn chọc cô giáo Hạnh Tần kìa!
- Ðúng rồi! Cô giáo Hạnh Tần chứ còn ai nữa!
Thì ra, trong buổi học môn văn hai cậu học trò cá biệt này bị cô giáo Tần sửa lưng vì tội... đánh lộn với con gái. Từ đó, chúng đâm ra oán ghét cô giáo này. Thằng Kỳ xướng lên:
- Cục cứt khô người ta còn chuộng
Lập tức thằng Dũng lé “xô” theo phụ họa:
- Bậu lỡ thời như ruộng bỏ hoang, ruộng bỏ hoang người ta còn cấy
Kỳ râu đọc tiếp:
- Bậu lỡ thời như giấy trôi sông, giấy trôi sông người ta còn vớt... - Ðọc tiếp đi Dũng lé!
- Bậu lỡ thời như ớt chín cây, ớt chín cây người ta còn hái...
Câu chọc đùa quái ác ấy như những lưỡi gươm dâm vào nền tảng của sự tôn sư trọng đạo. Quân và Nguyên cảm thấy nóng mặt và thương cho cô giáo quá chừng. Cô giáo càng đi nhanh để thoát khỏi lời trêu chọc kia. Hai thằng quỷ sứ đó càng chạy theo để chọc ghẹo. Tiếng đùa độc ác vọng theo:
- Bậu lỡ thời nhứ nhái lột da, nhái lột da người ta còn xào, còn xáo... Hai, ba... Ðọc nhanh lên Dũng lé ơi! Hai, ba...
Thế là hai cái miệng toang toác đồng thanh đọc lên:
- Bậu lỡ thời như áo rách vai, áo rách vai người ta còn bận. Bậu lỡ thời như rận cắn trâu, rận cắn trâu người ta còn bắt. Bậu lỡ thời như rắn cụt đuôi, rắn cụt đuôi người ta còn sợ. Bậu lỡ thời như nợ kéo lôi, nợ kéo lôi người ta còn trả. Bậu lỡ thời như trã nấu canh, trã nấu canh người ta còn rửa. Bậu lỡ thời như lửa cháy lan, lửa cháy lan người ta còn tưới. Bậu lỡ thời như lưới giăng ngang... Hô hò hô! Hô hò hô...
Tiến hô hò hô đã làm Nguyên nóng mặt, anh chạy theo bọn học trò cà chớn này. Từ phía sau anh nắm được cổ áo thằng Dũng lé:
- Bọn mày làm cái trò gì mất dạy quá vậy?
Thằng Dũng lé quay lại:
- Làm cái gì vậy? À! Lại cái thằng này! Thủ lĩnh ơi!
Không để cho hắn gọi thêm một tiếng nào nữa, Nguyên vung tay đấm vào mặt của Dũng lé.
- Cho mày chết!
- Á! Thủ lĩnh ơi!
Thằng Kỳ râu đang chạy theo chọc cô giáo nghe thấy tiếng kêu vội vàng ngoái đầu lại. Hắn thấy đệ tử của mình đang vật lộn với một kẻ khác. Kỳ râu bỏ mục tiêu đang chọc vội quay lại cứu đồng đội của mình. Tội nghiệp, cô giáo Hạnh Tần có lẽ vì quá xấu hổ nên chạy băng nhanh qua đường. Ðó cũng là lúc một chiếc xe Cúp 79 đang rú ga chạy qua. Họ đâm sầm vào nhau. Bóng dáng mảnh mai của cô giáo ngã trên đường. Tà áo dài rách bươm. Tiếng động đột ngột ấy đã làm mọi người sửng sốt. Quân kêu lên:
- Chết mẹ rồi! Cô giáo bị đụng xe rồi!
Nguyên vùng thoát khỏi tay thô bạo của Dũng lé, anh chạy đến chỗ cô giáo bị xe đụng. Bọn thằng Kỳ râu thấy vậy co chân chạy mất hút. Ðường phố bỗng đông người hiếu kỳ chạy đến. Cô giáo nằm bất động. Ðó là lúc gần sáu giờ chiều của một ngày nắng sắp tắt.