watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đạo Phật Siêu Khoa Học-Phần II– Chương 10 - tác giả Minh Giác Nguyễn Học Tài Minh Giác Nguyễn Học Tài

Minh Giác Nguyễn Học Tài

Phần II– Chương 10

Tác giả: Minh Giác Nguyễn Học Tài

Trong kinh Phật dùng chữ vô tác diệu lực và trong kinh Thánh dùng chữ đức tin. Tuy tên có khác nhau nhưng ý nghĩa chỉ là một.

Kinh Phật hay kinh Thánh đều dạy Phật tử hay tín đồ phải có đức tin mới thấy chứng nghiệm hay được cứu rỗi như những chuyện kể sau đây:

Kinh Tân Ước (Mathew 14:22-32): Chúa Giêsu đi bộ trên mặt biển mà đến cùng môn đồ. Khi thấy Chúa Giêsu đi trên mặt biển thì môn đồ bối rối nói rằng ấy là một con ma và sợ hãi la lên. Chúa Giêsu liền phán "các người hãy yên lòng, ấy là ta đừng sợ". Pierre liền thưa rằng "Lạy Chúa, nếu phải là Chúa thì xin hãy khiến tôi đi trên mặt nước mà đến cùng Chúa". Pierre trên thuyền bước xuống biển đi bộ trên mặt nước mà đến cùng Chúa. Song khi thấy gió thổi lên thì Pierre sợ hãi, hòng sụp xuống mặt nước, bèn la lên, "Chúa ơi xin cứu tôi!". Tức thì Chúa Giêsu đưa tay nắm lấy Pierre mà nói rằng, "Hỡi người thiếu đức tin, sao người hồ nghi mà làm vậy?."

Kinh Tân Ước (Marc 5:24-34): Kể rằng một bà mắc bệnh lậu huyết tìm đến Chúa xin chữa bệnh. Trong lúc ngài đang giảng đạo, bà lần đến đằng sau mà rờ vào gấu áo của Ngài. Chúa xây lại giữa đám đông và hỏi, “Ai đã rờ áo ta?" Ngài nhìn quanh mình, thấy bà này đang quì run sợ vì biết sự đã xẩy đến cho mình. Chúa Giêsu phán rằng, "Hỡi con gái ta, đức tin của con đã cứu con, hãy đi bình an và lành bệnh."

Kinh Phật kể rằng Vua A Xà Thế ra lệnh khoét mắt 500 tên cướp và đuổi đi. Chúng đi lạc một cánh rừng. Từng toán, từng toán dìu nhau di, vừa đi vừa than khóc vừa niệm Phật.

Phật ngồi thiền ở xa, thấy chúng quá thống khổ bèn ra tay cứu độ. Trong khi 500 tên cướp mù đang đi thất thểu, bỗng một luồng gió đầy hoa thơm cỏ lạ bay tới mắt chúng, và chỉ trong khoảnh khắc, chúng đã hết mù.

Chúng bèn tìm đến quỳ dưới Phật tạ ơn và bày tỏ lòng kính phục quyền năng của ngài. Phật nói rằng. "Chính lòng tin của các người đã chữa lành cho các người đó!".

Lòng tin hay đức tin này trong kinh Phật gọi là Vô tác diệu lực , nghĩa là có phép mầu nhiệm của chư Phật chứ không do tạo tác mà có.

Kinh có kể truyện một tu sĩ như sau: Một hôm ông thấy mình hoàn toàn thanh tịnh nên nghĩ rằng lúc này là lúc thuận lợi cho việc vãng sinh.

Niệm chú Ðại Bi xong, ông leo lên một ngọn cây rất cao và gieo mình xuống đất. Vài phút sau, ông tỉnh dậy thấy mình đang nằm trên một đống cành lá đầy đặc.

Trong Phẩm Phổ Môn, đức Quan Thế Âm Bồ Tát nói rằng, “Nếu niệm danh hiệu ta, vào lửa không cháy, vào nước không chìm, dao chém không đứt, gieo mình xuống đất như mặt nhật treo trăng…”

Vị sư này trước khi thoát xác đã niệm chú Ðại Bi, nhưng không có ý thử sự hiệu nghiệm của chú này.

Về việc "Vào lửa không cháy", xin xem bài "Một người Việt có khả năng kỳ lạ: Ði trên lửa và than hồng" ở cuối bài.

Thế mà, gần đây một vị lãnh đạo tôn giáo có tiếng nói rằng "Quí vị hãy lấy lửa đốt thử ngón tay xem sao?" Vị này cũng giống như Thánh Pierre đã hồ nghi quyền năng của Chúa.

Kinh Tân Ước (Mathew 4: 4-11): kể rằng sau khi chịu thánh báp têm của Thánh John-Baptist tại sông Gio-Ðăng. Chúa GiêSu đến nơi đồng vắng, chịu ma quỉ cám dỗ. Ngài ở đó, sau 40 ngày đêm, không ăn uống gì cả. Mặt ngài từ từ biến dạng. Trong thời gian đó, ngài đã chịu sự thử thách của quỷ Satan ba lần.

Lần thứ nhất . Nó hiện và nói rằng: "Nếu ông là con của Ðức Chúa Trời thì hãy khiến đá này trở nên bánh đi". Chúa Giêsu đáp: "Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải nhờ bánh mà thôi, sống nhờ mọi lời nói ra từ miệng đức Chúa Trời."

Lần thứ hai . Ma quỷ bèn đem Ngài vào nơi Thành Thánh, đặt Ngài trên nóc đền thờ và nói rằng: "Nếu ông là con của Ðức Chúa Trời thì ông gieo mình xuống đi." Cũng có lời chép rằng: "Chúa sẽ truyền các Thiên sứ gìn giữ người thì các Ðấng ấy nâng Người trong tay kẻo Người vấp nhầm đá chăng.” Ðức Chúa Giêsu phán: "Cũng có lời chép rằng: người đừng thử Chúa là Ðức Chúa Trời Người."

Lần thứ ba . Ma quỉ đem Ngài lên trên núi rất cao chỉ cho Ngài các nước trên thế gian, cùng sự vinh hiển của các nước ấy mà nói rằng: "Ví bằng Người sấp mình trước mặt ta mà thờ lạy thì ta sẽ cho người hết thẩy mọi sự này." Ðức Chúa Giêsu bèn phán cùng nó rằng: "Hỡi quỉ Satan, người hãy lui ra!" Vì có lời chép rằng: "Người phải thờ phượng Chúa là Ðức Chúa Trời người, và chỉ hầu việc một mình ngài thôi." Ma quỉ bèn bỏ đi, liền có Thiên sứ đến gần mà hầu việc Ngài.

Vị sư nhẩy từ ngọn cây cao xuống đất không phải để thử sự hiệu nghiệm của chú Ðại bi. Chúa Giêsu không chịu nhẩy xuống vực để thử quyền năng của Ðức Chúa Trời. Vị sư không thử, nhẩy mà không chết, y như "mặt nhật treo trăng."

Muốn biết sự hiệu nghiệm của chú Ðại bi, xin xem bài, "Bạch Y Thần Chú của Phương Chính, một thuyền nhân đã được Ðức Quán Thế Âm Bồ Tát cứu độ trong một cuộc vượt biên đầy gian khổ của ông.”

Ðọc kinh Thánh hay kinh Phật có nhiều truyện quá sức tưởng tượng của loài người khiến một số nguời đã đem lòng ngờ vực.

Ví dụ kinh Thánh nói Ðức Mẹ Ðồng Trinh đã sinh ra chúa Jesus, và kinh Phật nói Hoàng Hậu Ma Da nằm mê thấy voi sáu ngà ở trên hư không đến, lấy ngà voi khai hông bên hữu mà chui vào. Từ đó, bà thọ thai và sanh ra Thái Tử tức là Phật Thích Ca.

Khoa học ngày nay đã chứng minh những truyện đó có thật. Xin xem bài nói về “Sinh đẻ không cần giống đực”, ở phần sau. Rồi những truyện Thiên thần có cánh, có hào quang sáng rỡ. Ngày nay, Công ty Progen đã chế tạo một máy ảnh chụp hình hào quang có tên là Aura Picture Camara 6000. Chính con trai tôi đã chụp hình này, và chính anh này cũng có một tấm hình của một cụ già đã tu trên 30 năm, trên đầu hào quang sáng rỡ (Xin xem bài Siêu Tơ trời).

Thành thử, chỉ khi nào khoa học đã thí nghiệm và kiểm chứng ta mới chịu tin. Lý do là thị lực và đạo lực của chúng ta quá hạn hẹp. Những vị Thánh nhân ở dọc theo dãy Hy Mã Lạp Sơn và đức Phật đã thấy vi trùng trong chén nước, thấy Nguyên tử và những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, cũng như đức Phật đã nói trong vũ trụ "thế gìới xuất hiện như vi trần."

Ai cũng biết rằng khoa học đã đưa loài người từ tình trạnh dã man đến trính độ văn minh như ngày nay. Từ chiếc pháo nhỏ do Marco Polo đem ở Trung Hoa về, khoa hoc đã chế tạo được bom Nguyên tử, phản lực cơ, tầu ngầm, nguyên tử vệ tinh, phi thuyền và trạm không gian để từ đó thám hiểm vũ trụ. Những công việc của khoa học như điều tra, nghiên cứu, sưu tầm và thực nghiệm rất khoa học hợp lý, và chính xác với những chứng minh cụ thể. Với khoa học không có gì là mơ hồ, là tưởng tượng, ngoại trừ những truyện khoa học giả tưởng.

Vì vậy, có một số người cho rằng những kinh Ðại Thừa, nhất là kinh Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa đã được “ngụy tạo” để ca ngợi những phép thần thông của chư Phật và chư đại Bồ Tát mặc dầu đó chỉ là những sản phẩm của trí tưởng tượng mà thôi. Ðừng nói đến người thế tục, ngay cả đến hàng tu sĩ cũng có một số vị không tin thần thông của chư Phật cùng một số cảnh giới đã mô tả trong kinh.

Trong một băng giảng, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã nói như sau, "Phải là bộ óc của Phật và bộ óc của Bồ Tát mới có thể bịa đặt những truyện đó được.”

Một anh bạn nói với tôi, "Ðọc kinh Phật, cái gì anh cũng tin. Còn tôi những gì cụ thể và chứng minh được tôi mới tin". Tôi trả lời rằng ví dụ Einstein còn sống, một học sinh Tiểu học nói rằng hắn không tin ở thuyết Tương Ðối Chung của ông. Nếu Einstein chịu cắt nghĩa thì chú học sinh đó có hiểu được không?

Trong băng giảng của Thượng tọa Quảng Thiệp, ông lấy thí dụ, một Chúa Mọi đi thăm Nữu Ước. Khi về rừng, kể lại cho mọi người những điều tai nghe mắt thấy thì chẳng có ai tin hết.

Cụ Nguyễn Trường Tộ sau khi đi sứ ở Pháp về đã kể những truyện như thuyền không người chèo vẫn chạy vùn vụt, đèn không đầu chổng ngược lại rất sáng, kính gì mà nhìn vật ở xa ngay trước mắt v.v… Sử nói rằng Triều đình ta chẳng ai tin cả.

Trong những băng giảng, cụ Nghiêm Xuân Hồng nói rằng "Thế giới của loài sâu bọ rất hạn hẹp. Chúng chỉ có những râu (ăng ten) để tìm đường kiếm thức ăn trong vòng một vài thước. Cao hơn nữa là loài dã thú trong rừng. Rừng là cả thế giới của chúng, ngoài rừng chúng không biết chỗ nào hơn. Cao hơn nữa là thế giới của loài người ."

Khoa học tuy tiến bộ, nhưng chỉ biết sơ qua về Thái Dương hệ và một số Thiên thể trong vũ trụ, còn lại 90% là Chất tối (Dark matter) không thấy được vì chúng không phát ra ánh sáng.

Thế giới của loài người còn rất hạn hẹp so với các cõi của các bậc Tiên, Thánh, Phật. Theo luật tắc, người cõi dưới không thấy được người cõi trên, nhưng người cõi trên thấy được người cõi dưới. Lý do là quý vị đã gần sạch hết kiến hoặc và tư hoặc, hoặc đã gần quả Phật nên trình độ của các Ngài ở mỗi cõi đều cao thấp khác nhau. Ví dụ chúng ta là phàm phu chỉ sống ở bình diện thấp nhất là Thức thứ sáu, tức là Ý thức.

Xin kể một ví dụ về trình độ tu hành cao thấp. Một thầy, một trò ngồi thiền. Muốn thử tâm lực của trò đến đâu, thầy dặn hễ thần thức của thầy đi đến cõi trời nào thì trò nói liền. Thầy lần lượt đi vào Sơ thiền, Nhị thiền, Tam thiền và Tứ thiền; trò đều nói đúng vì theo sát nách. Bấy giờ thầy mới ‘dzọt’ luôn vào Trời Không Vô Biên Xứ thì trò không theo dõi được. Muốn công lực hay nhãn lực cao hơn nữa thì phải tiến tu hơn nữa.

Ðiều này cũng giống như một chiếc xe đua chạy 200 dặm một giờ đua với một xe cà tàng chạy 30 dặm một giờ thì cái chú chạy 30 dặm một giờ làm sao bắt kịp anh chạy 200 dặm một giờ.

Tu hành cũng tương tự như vậy, càng tu càng cao càng thấy được nhiều cảnh giới của chư Thiên, chư Phật, có thần thông và nhiều diệu dụng.

Bây giờ nói đến thế giới hiện thực của chúng ta. Chúng ta thường nghe nói đến truyện đĩa bay và người không gian đến thăm Trái đất.

Năm 1962, các Thiên văn gia Mỹ hội họp và cho rằng Thiên hà của chúng ta, có thể có đến 50 triệu thế giới có nền văn minh ở trình độ rất cao. Hiện nay, tốc độ của phi thuyền và của các vệ tinh vào khoảng 20,000 đến 60,000 dặm/giờ là nhanh nhất trong khi dĩa bay từ những hành tinh xa lắc xa lơ cách xa Trái đất đến hàng triệu năm ánh sáng mà thỉnh thoảng vẫn viếng thăm Trái đất được. Vậy họ dùng thứ nhiên liệu gì?

Bây giờ, đa số người trên thế giới không mấy ai tin có dĩa bay và người hành tinh vì quá sức tưởng tượng của họ. Cũng tương tự như có một số người không tin những phép thần thông của chư Phật cùng những cảnh giói bất khả tư nghì của quý Ngài.

Tỉ dụ như truyện Tây Du Ký chẳng mấy người tin mà còn cho là truyện bịa đặt nữa. Lý do là truyện này quá sức tưởng tượng của họ.

Lấy lại thí dụ là chú học sinh tiểu học đòi Einstein chứng minh bằng được Thuyết Tương đối chung của ông thì khi Einstein chứng minh rồi, liệu chú học sinh hiểu được không?

Rồi những con dân của ông Chúa Mọi có tin được truyện ông đi thăm Nữu Ước không?

Tất nhiên là không! Tại sao? Vì trình độ của họ lúc bấy giờ quá ư thấp kém, trí óc của họ quá ư hạn hẹp.

Trong kinh Lăng Nghiêm , Phật đã quở những người có óc hoài nghi như sau, "Nguyên lai cái thể tánh của Tạng Như Lai cực diệu, cực minh, tức là đạo vô thượng, không thể suy nghĩ, và cũng là Chánh tri kiến không thể nào bàn đặng; như thế tại sao chúng sinh trong ba cõi lại lấy cái tâm sở tri phàm tiểu của mình mà suy lượng cái đạo vô thượng của Phật…"

Bây giờ, tôi xin nói rằng một số khoa học gia hiện tại có khuynh hướng tìm về những Ðạo học Ðông Phương. Tôi xin giới thiệu thuyết Boostrap của Geoffrey Chew và Fritjof Capra. Cụ Mạc Ngọc Pha dịch là Ðại Ủng. Tôi dịch là Trí Phàm tiểu, nghĩa là trí bé nhỏ bị kẹt vào đôi ủng quá nặng nề (nghĩa là khoa học thực nghiệm) khiến không thể bay bổng và siêu việt để hiểu được Thế giới huyền nhiệm và những Ðạo lý Ðông Phương, nhất là đạo Phật. Tôi xin nhường lời cho cụ Mạc Ngọc Pha nói qua về thuyết này:

"Trên 20 năm qua, Geoffrey Chey cùng với các cộng sự viên của ông trong đó có Fritjof Capra đã xử dụng thuyết Boostrap để khám phá chiều sâu của thế giới hạt nhân và đã dẫn tới một quan điểm triết lý về vũ trụ tự nhiên khác hẳn với quan niệm cổ điển .

Fritjof Capra viết: " Quan điểm triết lý Boostrap ấy không những từ bỏ quan niệm về kiến trúc các khối vật chất cơ bản tạo mà còn khước từ bất cứ một thực thể cơ bản nào, không có các hằng số, các định luật hoặc phương trình cơ bản."

Ðiều này cho thấy rằng khoa học trong tương lai sẽ không cần đến bất cứ nền tảng kiên cố nào … Phải chăng yếu lý của khoa học đã đồng nhất với Nguyên lý ‘Nền tảng không nền tảng’ của Tính thể học của Heidegger, hay ‘Thái cực = Vô cực’ của Chu Liêm Khê?

Nếu ở thế kỷ XX, Einstein đã chuyển sang không gian Vật lý lý thuyết khai mở cho không gian lượng tử tương đối, thì sang thời đại liên hành tinh, siêu địa cầu, với khoa học siêu dẫn ( Superconductivity) và khoa học Cybernetics ( xin xem bài Cybernetics, Robot), nhãn quan của khoa học không còn giới hạn trong phạm vi vũ trụ Vật lý và luôn luôn hướng về Phản Vũ trụ ( Anti-Universe).

Tóm lại, thời đại Hoàng kim của Khoa học Vật lý của Newton đã ngự trị trên thế giới trong 300 năm đã bị Khoa học lượng tử của Einstein đánh đổ. Khoa học hiện đại đang bước dần đến ngưỡng cửa của Thế giới Siêu nhiên và Huyền nhiệm.

Tôi xin nhắc lại lời của Steven Weiberg, tác gỉa cuốn “The Three Units” nói rằng khoa học hiện đại đang trở thành khoa học gỉa tưởng hay Thần học. Một số Vật lý gia cho rằng Nguyên lượng Cơ học (Quantum mechanics) vừa Triết lý vừa Vật lý đang đi dần đến Siêu hình và Phong thần.

Ai cũng công nhận khoa học đã đưa loài người từ tình trạng dã man đến trình độ văn minh như ngày nay. Nhưng muốn tìm kiếm thực tại cuối cùng của sự vật, các Khoa học gia không nên ôm mãi những giáo điều căn bản của khoa học, mà họ cần phải trở về nghiên cứu những truyền thống đạo giáo Ðông phương.

Ví dụ nhà bác học Ðan Mạch Niel Bohr (1885-1950) đã đề xướng Nguyên lý Bổ sung (Complimentary theory) sau khi nghiên cứu kinh sách và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Trung Hoa.

Fritjof Capra đã viết cuốn "The Tao of Physics " (Ðạo của Khoa Vật Lý), sau khi nghiên cứu các đạo Lão, đạo Khổng, đạo Phật, đạo Thiền, và đạo Bà La Môn.

Vật lý gia Murray Gell-Mann, cha đẻ của thuyết Quark và Nguyên lượng Sắc động học (Quantum Chromodynamics – QCD), đã dùng những danh từ Vật lý rất lạ sau khi nghiên cứu tài liệu của James Joyce và nhất là những kinh điển Phật Giáo.

Trong cuốn "Phật Giáo và Khoa học", giáo sư Tiến sĩ Vương Thủ Ích thuộc Ðại học Michigan, đã bắt đầu dùng Nguyên lượng Cơ học để cắt nghĩa "Tánh Không" của Phật Gíáo.

Ðể kết luận bài này, chúng tôi nghĩ rằng đã từ lâu, chúng ta vốn có trong đầu óc những kiến thức và định luật của khoa học, và chúng ta chỉ Thấy, Nghe hay Biết trên cái bình diện thấp nhất là Thức thứ 6, làm sao chúng ta có thể hiểu biết được những "thần thông biến hóa tràn đầy thế gian" cùng những cảnh giới siêu xuất của chư Phật?

Bây giờ, muốn hiểu được những điều nói trên, chúng ta phải tiến tu, tiến tu mãi trong vô lượng kiếp cho đến khi đạt Phật quả. Lúc bấy giờ, chẳng cần ai chứng minh, chúng ta sẽ thấy rằng những truyện nói về thân thông cùng những cảnh giới của chư Phật không phải là những điều tưởng tượng hay bịa đặt.

Vì bài báo sau đây có gía trị vô song đối với những ai còn nghi ngờ thần thông của chư Phật nên tôi mạn phép in lại mà không có phép của tác gỉa và tòa báo. Lý do là vì tôi đã quên xuất xứ, tôi xin chân thành cáo lỗi với tác gỉa và tòa báo, vì Phật pháp, mà rộng lòng tha thứ cho.

Trong Phẩm Phổ Môn, đức quán Thế Âm Bồ Tát nói rằng, "Nếu niệm danh hiệu ta, vào lửa không cháy, vào nước không chìm, dao chém không đứt, gieo mình xuống đất như mặt nhật treo trăng…”

Hầu hết những khám phá mới của khoa học ngày nay đã được kinh Phật nói đến mười mấy thế kỷ. Ví dụ Ngài Vô Trước, một triết gia Phật đã nói vũ trụ chỉ là một khái niệm, và gần đây Albert Einstein cũng cho rằng vũ trụ khi phân tích đến cùng chỉ là những rung động hay những làn sóng.

Ðức Phật đã nói trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng, và đức Quán Thế Âm Bồ Tát cũng nói trong cái cõi Tam thiên Ðại thiên Thế giới này có trăm ức Mặt trời, Mặt trăng và Thiên văn gia Edwin Hubble đã chứng minh điều đó.

Ðức Phật đã thấy vi trùng, Nguyên tử và những Hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử, và ngày nay khoa học đã khám phá ra điều đó. Ðức Phổ Hiền đã thấy vi trần số hình dạng của các Thiên thể mà ngày nay các Thiên văn gia đang lần lượt chụp hình đuợc.

Ngoài ra, kinh Phật đã nói đến Vi tích phân, Ðiện từ trưòng, Quang minh (radiation), hào quang, và cội nguồn của sự vật v.v…mà chính khoa học ngày nay vẫn chưa khám phá ra được.

Như vậy quý vị có đồng ý rằng đạo Phật là đạo Siêu khoa học không?

MỘT NGƯỜI VIỆT Ở THÁI LAN CÓ KHẢ NĂNG KỲ LẠ: ÐI TRÊN LỬA VÀ THAN HỒNG.

Bangkok (TC3-5-93) - Tại một khu hội chợ ở thủ đô Bangkok, Thái Lan, một đám đông chen chúc lớp trong lớp ngoài, trên lễ đài có các nhà sư bận cà sa vàng, các chức sắc địa phương. Ðám đông không ngớt vỗ tay tán thưởng trước một cuộc biểu diễn có một không hai: đi chân không trên thảm lửa than hồng!

Người ta đổ khoảng 20 bao than, trải ra như một tấm thảm trải dài chừng 7m, rộng 1.5m. Tấm thảm than được rưới dầu hôi và đốt cháy đỏ rực bằng chục tay quạt cật lực. Ðể giữ cho than lâu tàn, người ta còn rải lên đó bằng những nắm muối ăn.

Màn biểu diễn bắt đầu. Người đi trên thảm lửa than hồng đầu tiên là một nhà sư. Chắp tay trước ngực, miệng lẩm nhẩm tụng kinh, nhà sư bước chậm rãi từ đầu này đến đầu kia. Mỗi bước đi của nhà sư nhận được từng tràng pháo tay tán thưởng. Người ta có thể cảm thấy hơi nóng hừng hực lên từ tấm thảm hồng, nhưng đối với nhà sư thì hình như không có chuyện gì xẩy ra!

Kế tiếp là khoảng chục đệ tử của nhà sư. Họ nối nhau đi trên lửa làm nhiều vòng. Có người hai tay cầm hai chai xăng vừa đi vừa rưới xuống hai bên. Lửa bùng lên thành ngọn trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của đám đông. Cảnh tượng trông thật ngoạn mục!

Người đứng ra tổ chức buổi biểu diễn đó là ông Lê Tịnh Tâm, 62 tuổi, một người Việt quê quán ở Bà Rịa – Vũng Tàu, sinh sống trên đất Thái Lan đã 40 năm nay.

Ông Lê Tịnh Tâm qua Thái Lan tu lúc 22 tuổi. Ông bỏ ra 20 năm để nghiên cứu về thiền. Ông đã nhiều lần qua Ấn Ðộ tầm sư học đạo. Ngày nay, ngoài khả năng đi trên lửa, ông còn có thể thực hiện thọc tay vào một chảo dầu đang sôi, dẫm chân hay cầm tay một thanh sắt nung đỏ.

Trong thời gian tu hành, ông Lê Tịnh Tâm đã theo học y khoa.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Lời Dẫn
Phần I - Chương 1
Phần I - Chương 2
Phần I - Chương 3
Phần I - Chương 4
Phần I - Chương 5
Phần I - Chương 6
Phần I - Chương 7
Phần I - Chương 8
Phần I - Chương 9
Phần II– Chương 10
Phần II– Chương 11
Phần II– Chương 12
Phần II– Chương 13
Phần II– Chương 14
Phần II– Chương 15
Phần II– Chương 16
Phần III – Chương 17
Phần III – Chương 18
Phần III – Chương 19
Phần III – Chương 20
Phần IV – Chương 21
Phần IV – Chương 22
Phần IV – Chương 23
PHẦN V – Chương 24
Phần V – Chương 25
Phần V – Chương 26
Phần V – Chương 27
Phần V – Chương 28
Phần V – Chương 29
Phần V – Chương 30
Phần V – Chương 31
Phần V – Chương 32
Phần V – Chương 33