Phần V – Chương 32
Tác giả: Minh Giác Nguyễn Học Tài
Book cover: The Eta Carinae Nebula. "Image Copyright Aura Inc./NOA O/NSF.# 1016.
F 1 / P 175 : Hubble Galaxy Gallery, Space Telescope Science Institude (STSI).
F 2 / P 176 : Spiral Galaxy M81, NGC 3031. National Optical Astronomy Observatories, NOAO. # 2107.
F 3 / P 177 : "The Southern Pinwheel" Galxy M 83, NGC 4535 in the Hydra Constellation. NOAO. # 4017.
F 4 / P 178 : Whirpool Galaxy M51, NGC 5194. "UCO/Lick Obsservatory photo/image". # S12.
F 5 / P 179 : Cartwheel Galaxy, STSI.
F 6 / P 180 : Gaseous Pillars M16. STSI.
F 7 / P 181 : The Orion Nebula. STSI.
F 8 / P 182 : Coma Cluster of Galaxies, NGC 4881.
F 9 / P 183 : Gravitational Lens. STSI.
F 10 / P 184 : Cat' s Eye Nebula – STSI.
F 11 / P 185 : The Orion Nebula M42. NASA.
F 12 / P 186 : The Crab Nebula – AURA Inc./NOAO/NSF".
F 13 / P 187 : M32, satelite of Andromeda M31 – Public dormain.
F 14 / P 188 : Changes in Eta Carinae. STSI.
F 15 / P 189 : Giant Spiral Galaxy M101. NASA.
F 16 / P 190 : Center of Andromeda Galaxy M31. NASA.
F 17 / P 137 : Neucleus of Globuar Cluster 47 Tucanae. STSI.
F 18 / P 229 : Nucleus of Globular Star Cluster 47 Tucanae. STSI.
HÀO QUANG (AURA)
Theo kinh điển Phật Ðà, thân căn của chúng ta và vạn hữu đều được dệt bằng Quang minh (Radiation) nên đều tỏa ra quang minh. Vì được thăng hoa, quang minh của người sáng rỡ hơn quang minh của súc vật và thảo mộc. Trong loài người, quang minh của những bậc đắc đạo rực rỡ hơn quang minh của kẻ phàm phu. Ðối với chư Phật và chư vị Bồ Tát, quang minh của các Ngài là thứ quang minh biến chiếu, nghĩa là soi sáng khắp nơi.
Quang minh ở đây có thể hiểu là Năng lượng (Energy), và Ðiện từ trường (Electromagnetism) bởi vì Tế bào trong cơ thể chúng ta hoạt động nhờ Ðiện từ. Albert Einstein nói về Vật chất là Năng lượng , và công thức E = MC2 của ông đã chứng minh hùng hồn về thuyết quang minh của nhà Phật là đúng. Vậy chư Phật là gì?
"Là tạng quang minh
Là thần thông biến hóa tràn đầy thế gian."
Cách đây mấy ngàn năm, một tu sĩ có thần nhãn đã nhận thấy những tia quang minh tỏa trên đầu người ta. Hồi đó, chẳng ai tin việc này.
Ngày này, Công ty The Progen đã sưu tầm Hệ Thống Chụp Hình Hào Quang (Aura Imaging System) , và chế tạo Máy Chụp Hình Hào Quang 6000 . Chụp xong, một bản Ðiện toán (Computer print out) sẽ giải đoán những mầu sắc phản ảnh tình cảm và bệnh tật của quí vị.
"MỖI TÂM NIỆM LÀ MỘT HÌNH TƯỚNG"
Trong cuốn Lăng Nghiêm Ảnh Hiện , trang 7, cụ Nghiêm Xuân Hồng đã thuật lời của Ðức Di Lặc như sau:
"Trong một dàn chỉ (1) có 32 ngàn ức niệm, mỗi niệm là một hình tướng. Nếu người nào có thể bớt đi một niệm thì tức là bớt đi một hình tướng; và đối với người đó, có thể hẹn ngày thanh tịnh được ..."
Tôi không rõ Ðức Di lặc nói cách đây bao nhiêu thế kỷ. Nhưng vào khoảng năm 1970, báo Time Light ở Bỉ tường thuật rằng một số nhà nghiên cứu đã chụp được những hình ảnh hiện trên đầu người ta. Thoạt đầu, họ đưa cho một người được thí nghiệm xem kỹ tấm hình Tháp Eiffel ở bên Pháp. Người này tập trung tư tưởng và ghi nhớ hình ảnh của tháp này. Sau đó, tấm hình chụp được cho thấy hình của Tháp Eiffel hiện trên đầu người này.
QUÁN TƯỞNG
Kinh A Di Ðà , và kinh Quán Vô Lượng Thọ đã dạy về 16 phương pháp quán tưởng. Hành giả, đạt đến những định cao thì quán nước thấy nước, quán lửa thấy lửa, quán vàng thấy vàng ... Kinh Lăng Nghiêm kể chuyện Nguyệt Quang Ðồng Tử ngồi quán nước khiến nước dâng lên trong căn phòng. Có ba phép quán:
1/ Vô Biểu Sắc: tức là chẳng thấy gì cả như mắt thịt của chúng ta.
2/ Ðịnh quả sắc: chỉ người quán mới thấy.
3/ Diệu quả sắc: không những người ngồi quán thấy mà người ngoài cũng thấy.
Ðó là trường hợp của Nguyệt Quang Ðồng Tử.
Trong Kinh Thánh có nói đến những Thiên thần có cánh và hào quang. Kinh Phật cũng dạy rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát đều có những vầng hào quang sáng rỡ. Kinh Ðịa tạng và nhất là kinh Hoa Nghiêm đã nói rất nhiều về việc Ðức Phật phóng quang.
Ngày nay, nhờ tiến bộ của khoa học, các nhà sưu tầm đã chế tạo được những máy ảnh có thể chụp được hào quang và tâm niệm của chúng ta mà với mắt thường chúng ta không tài nào thấy được. Sỡ dĩ chúng ta không thấy, nghe, hay biết như các Thiên Thần, chư Phật, và chư vị Bồ Tát là vì giác quan của chúng ta bị hạn chế bởi những định luật Lý Hóa Sinh. Ví dụ, ta không thấy xa ngàn dặm mà chỉ thấy đến chân trời. Tai ta không nghe được những Âm tần (Acoustic fequencies) cao quá 20,000 chu kỳ/giây. Trái lại, những con vật sau đây lại có những giác quan nhạy bén gấp ngàn lần giác quan của chúng ta:
1. Trong đêm tối, khi rình mồi, mắt cọp thấy được những sóng màu phát ra từ cơ thể con mồi. Tuồng như mắt nó có một thứ linh kiện gì đó khiến có thể biến đổi Sóng đồng dạng (Analogue) thành Sóng đôi (Digital) khiến cọp thấy rõ con mồi. Mãi đến nay, hãng Sony mới chế được loại Máy chụp hình Sóng đôi (Digital Camera) . Máy này chụp được 90 tấm mà không cần cuộn phim bởi vì linh kiện của máy có thể biến đổi Sóng đồng dạng thành Sóng đôi như mắt con cọp vậy.
2. Chó săn của Cảnh sát Mỹ có thể ngửi được 1 phần tỉ của một gram ma túy.
3. Những loài dơi khi săn mồi ban đêm, đã phóng ra những Siêu Âm để định vị trí con mồi. Con trai út tôi đã thí nghiệm bằng cách tung lên trời một vài hòn đá cách xa đàn dơi khoảng 100 thước. Tức thì đàn dơi đua nhau phóng đến chụp lấy những hòn đá đó vì tưởng là con mồi. Siêu âm là căn bản của Hệ thống dò tàu ngầm (Sonar) và những máy phát hiện tim, phổi, thận, tử cung ... trong cơ thể người ta mà các nhà thương gọi tắt là Máy Siêu âm.
4. Có một loại bướm cái nhỏ tí cũng phát ra Siêu âm khiến những con đực ở cách xa vài dặm bắt được Siêu âm đó và bay đến.
5. Một số nhà Thần kinh và Phân tâm học Nga Sô đã làm những cuộc thí nghiệm như sau: Họ để thỏ con ở Mạc Tư Khoa và đưa thỏ mẹ đến tận Tây Bá Lợi Á (Siberia). Họ đánh đập thỏ con tàn nhẫn. Thỏ mẹ bỗng tỏ ra rất đau đớn và khổ sở vì những xúc cảm của nó đã được các máy tối tân ghi nhận.
Cũng vậy, hai cha con ở hai tiểu bang khác nhau. Sau khi đứa con bị đụng xe chết, người cha máy mắt, bứt rứt khó chịu, đứng ngồi không yên. Vài phút sau điện thoại reo và người cha biết con mình đã tử nạn.
Trong hai trường hợp trên, thỏ con và người con đã trải một tấm thảm quang minh tâm thức đến thỏ mẹ và người cha.
Vì vậy, mà Albert Einstein đã nói "Thượng Ðế không chơi trò tứ sắc với vũ trụ" (God doesn' t play dice with the Universe) (3). Tôi xin đổi lại như sau "Khoa học không thể chơi tứ sắc với Thượng Ðế và Trời Phật".
Nếu cứ ngồi lẩm cẩm kể những chuyện nói trên thì viết cả một pho sách cũng không hết. Một số người nói rằng chỉ khi nào chính mắt họ thấy những điều lạ thì họ mới tin. Thử hỏi có ai thấy điện không mà ai cũng tin có điện? Chẳng ai thấy ma mà tại sao người nào cũng sợ ma?
Ðiện và một số sự vật trong vũ trụ đều có Song tính là Thể và Dụng. Người ta chỉ thấy được Thể của điện nhờ Dụng, nghĩa là điện làm đèn sáng, bàn ủi nóng, và cách quạt quay v.v...
*
Những thí nghiệm kể trên đã chứng tỏ rằng ngoài âm thanh, hình ảnh nào cũng để lại trong môi trường không gian tùy theo điều kiện môi sinh vì trong đó có một chất thuốc ảnh tên là Akasha có thể ghi lại những hình ảnh cùng mọi diễn biến của thời gian.(4)
Trong kinh Phật đã nói đến Nguyệt Kính Ðài tương tự như máy Video của chúng ta ngày nay. Những kẻ gian phạm tội ác ở dương thế, khi chối tội sẽ được Nguyệt Kính Ðài chiếu lại những tội ác của hắn để hắn hết đường chối cãi.
Cách đây mấy chục năm, tôi đã đọc một bài báo nói rằng một nạn nhân quá sợ hãi khi bị giết một cách thê thảm, đã ghi lại hình ảnh của tên sát nhân vào Võng mô (Retina); khiến sau đó, điều tra viên đã chụp lại được hình ảnh tên sát nhân. Lúc đó, chính tôi cũng cho là một chuyện huyền thoại. Bây giờ, một số ngân hàng đã bắt đầu xử dụng loại Ðồng Tử Nhận Diện Kế (Iris Identification for ATM). Máy này dùng Ðồng tử, hay Con ngươi của con người phối hợp vói Linh kiện của Máy Vi tính để Mã số tất cả những dữ kiện liên can đến nhân dạng của thân chủ để sau đó nhận dạng thân chủ mỗi khi rút tiền.
Trở lại tấm hình hào quang của tôi, tôi xin thưa rằng một phàm phu như tôi mới tu được trên mười năm – mà tu một cách không nghiêm chỉnh – cũng đã có hào quang đẹp đẽ huống chi là những bậc đạo cao đức trọng, những bậc đắc đạo, những Thiên thần của đạo Kitô cùng chư Phật và chư vị Bồ Tát của đạo Phật.
Như vậy, chúng ta thấy rằng kinh Phật đâu có nói những điều hư vọng? chúng ta không tin chỉ vì chúng ta nhìn sự vật bằng đôi mắt thịt, không biết rằng đạo Phật rất cao siêu, đã đi trước khoa học cả mấy chục thế kỷ.
(1) Cái khảy móng tay.
(2) Xin xem bài "Sáu căn hổ tương, trang 312".
(3) God doesn' t play with the Universe – Albert Einstein
(4) "Những Bí Ẩn Sau Cõi Chết" của Ðoàn Văn Thông.