watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đạo Phật Siêu Khoa Học-Phần II– Chương 12 - tác giả Minh Giác Nguyễn Học Tài Minh Giác Nguyễn Học Tài

Minh Giác Nguyễn Học Tài

Phần II– Chương 12

Tác giả: Minh Giác Nguyễn Học Tài

Trước khi uống nước, các vị tu sĩ thường chú nguyện như sau:



"Phật quán nhất bất thuỷ

Bát vạn tứ thiên trùng
Nhược bất trì thử chú

Như thực chúng sanh nhục"

Xin lưu ý quý vị tám vạn bốn ngàn (84,000) đây chỉ là con số tượng trưng của nhà Phật chứ không phải con số đếm thật. Ví dụ 84,000 pháp môn.

Nhân tiện, tôi xin phép nói qua về vi trùng.

Vào thế kỷ thứ 17, một nhà Sinh vật học người Hòa Lan tên là Aton van Leeuwenhoek (1632-1723) đã khám phá ra nhiều loại Vi sinh vật (Micro-organism) như: Protozans, microbes (vi trùng), algae, fungi, bacteria, virus và rickettsiae …

Ðến hậu bán thế kỷ 19, khoa Siêu sinh vật học ra đời. Nhà Sinh vật học kiêm Hóa học Louis Pasteur (1822-1895) đã xác định vai trò của những Vi khuẩn (Bacteria) trong việc Gây men (Fermentation) và gây bệnh. Rồi nhà Vật lý gia người Ðức tên là Robert Koch đã tìm những phương cách chứng minh rằng những loại vi khuẩn nào gây nên những bệnh tật nào. Trong các phòng thí nghiệm, với những dụng cụ đặc biệt, các nhà sưu tầm đã phát hiện những tác hại khác nhau và ghê gớm của các Siêu sinh vật.

Ðén giữa thế kỷ thứ 20, khoa Siêu sinh vật học đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể. Một số Siêu sinh vật gây nên nhiều thứ bệnh đã được nhận diện, và những phương pháp tiêu diệt chúng cũng đã được áp dụng.

Ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn biết tách rời những loại vi khuẩn nào có ích lợi để dùng trong lãnh vực y tế, kỹ nghệ, canh nông. Ví dụ Mốc rêu (Mold) đã được dùng để chế men (Enzym), thuốc kháng sinh, và nhất là trụ sinh. Một số lớn Vi khuẩn (Bacteria) được dùng trong thương mại để sản xuất Nhũ toan (Lactic Acid), và chữa bệnh thiếu máu và thiếu chất vôi.

Xin trở lại với việc Phật đã thấy vi trùng. Tại sao Ngài thấy được mà chúng ta muốn thấy phải dùng kính hiển vi?

Vì Phật đắc tam minh, lục thông và ngũ nhãn. Tam minh tức là Túc mạng minh, Thiên nhãn minh và Lậu tận minh.

"Với Túc mạng minh, Ngài thấy được cuộc sống của Ngài và của chúng sinh đã trải qua nhiều số kiếp, và thấy được cái gốc sanh tử từ trước đến giờ.

Với Thiên nhãn minh, Ngài thấy rõ tại sao người ta sanh làm quỷ đói, và xuống địa ngục? Ngài thấy chúng sinh tùy nghiệp là nhân dẫn sanh các cõi là quả. Ngài thấy chúng sanh đi đầu thai ở trong sáu đường y như người đứng ở trên lầu cao nhìn thấy ở dưới đường những người đi nhiều ngả.

Nhờ Thiên nhãn minh, Ngài thấy được những vật vô cùng nhỏ và những cái vô cùng lớn. Ví dụ Ngài thấy vi trùng trong bát nước, và thấy "Trong bầu trời có vô vàn, vô số thế giới nhiều như số cát sông Hằng."

Vì chứng được Lậu tận minh nên Ngài dứt được nghiệp Sinh, Tử, Luân hồi. Ngài nhìn lại nghiệp nhân tạo ra khiến người ta phải trôi lăn trong vòng sanh tử, và suy nghĩ làm sao thoát ra khỏi sanh tử? Ngài đã thấy những lý do khiến chúng ta bị dẫn vào sanh tử, và những lý do gì giúp chúng ta thoát khỏi sanh tử.

Từ ngàn xưa, chưa ai chống lại được sanh tử mà Ngài thấy được nguyên nhân của Sinh, Tử, Luân hồi. Khi thấy được nguyên nhân tạo sanh, tử, Ngài đã tìm những phương pháp để tiêu diệt những nguyên nhân này: Ðó là giải thoát sanh tử." (Trích trong băng giảng "Hoa Sen Trong Bùn", mặt A, của Hòa Thượng Thích Thanh Từ).

Thế nào là Ngũ nhãn?

Nhục nhãn là mắt thịt như mắt của chúng ta. Thiên nhãn là mắt của chư thiên thấy được gần xa, trên dưới và ngày đêm. Huệ nhãn là mắt của Thanh Văn, Duyên Giác quán thấy các pháp và chúng sinh để tìm phương tiện giúp họ tu hành. Phật nhãn là mắt của Phật. Ta thấy xa, Phật thấy gần, ta thấy tối, Phật thấy sáng, chẳng có điều gì Phật không thấy, không nghe, không biết.

Lục thông là gì?

Là (1) Thiên nhãn thông, (2) Thần túc thông, (3) Thiên nhĩ thông, (4) Tha tâm thông, (5) Túc mệnh thông, và (6) Lậu tận thông.

Thần túc thông là chân đi xa vạn dặm, Thiên nhĩ thông là tai nghe xa vạn dặm (giống như Six Million Dollar Man) và Tha tâm thông là đọc được tư tưởng của chúng sinh. Còn (1), (3) và (6) đã nói ở trên rồi.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Lời Dẫn
Phần I - Chương 1
Phần I - Chương 2
Phần I - Chương 3
Phần I - Chương 4
Phần I - Chương 5
Phần I - Chương 6
Phần I - Chương 7
Phần I - Chương 8
Phần I - Chương 9
Phần II– Chương 10
Phần II– Chương 11
Phần II– Chương 12
Phần II– Chương 13
Phần II– Chương 14
Phần II– Chương 15
Phần II– Chương 16
Phần III – Chương 17
Phần III – Chương 18
Phần III – Chương 19
Phần III – Chương 20
Phần IV – Chương 21
Phần IV – Chương 22
Phần IV – Chương 23
PHẦN V – Chương 24
Phần V – Chương 25
Phần V – Chương 26
Phần V – Chương 27
Phần V – Chương 28
Phần V – Chương 29
Phần V – Chương 30
Phần V – Chương 31
Phần V – Chương 32
Phần V – Chương 33