watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đạo Phật Siêu Khoa Học-Phần IV – Chương 21 - tác giả Minh Giác Nguyễn Học Tài Minh Giác Nguyễn Học Tài

Minh Giác Nguyễn Học Tài

Phần IV – Chương 21

Tác giả: Minh Giác Nguyễn Học Tài

Khám phá Quark Ðỉnh (*) (Top Quark) (28)

(*) Tiếng Ðức: nói chung là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử. Có thể gọi là Lượng tử, Hạt tử, Phân tử, Cực vi, Hạt ảo ...

Ðể tìm kiếm viên gạch cuối cùng xây dựng vũ trụ, các khoa học gia đã luôn luôn suy tư. Vũ trụ được cấu tạo bằng những gì? Và vũ trụ được thành lập từ bao giờ?

Trước đây nhiều thế kỷ, các triết gia thời cổ Hy Lạp cũng đã suy tư khá nhiều về việc cấu tạo Vật thể trong vũ trụ này.

Ðã mấy thập niên qua, các quốc gia trên thế giới đã chi tiêu hàng tỉ Mỹ kim để các khoa học gia của họ tìm kiếm những viên gạch nói trên.

Gần 100 năm, sau khi khám phá ra Nguyên tử, các khoa học gia rất phấn khởi vì tin tưởng rằng họ đã gần khám phá ra những bí mật của vũ trụ. Vì vậy, họ lao đầu vào việc tìm kiếm những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Subatomic particles).

Tháng Ba năm 1995, các vật lý gia loan báo đã tách rời một hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử mà lâu nay được luận cứ là một Quark Ðỉnh.

Việc khám phá này là do nổ lực của hai nhóm Khoa học gia. mỗi nhóm 450 người làm việc tại Phòng Quốc Gia Fermi (Fermi Laboratory), cách xa Chicago 30 dặm, viết tắt là Fermilab. Nhờ xử dụng Máy Gia Tốc (Accelerator), họ đã tách rời được sáu viên gạch nhỏ đã cấu tạo vật chất.

Các khoa học gia đã luận thuyết rất nhiều về Quark Ðỉnh này cho đến năm 1960, Vật lý gia Murray Gellmann thuộc Viện Kỹ thuật California (California Institute of Technology), viết tắt là Caltec, giải thích các Vi phân Tiềm Nguyên tử như là những đơn vị mới mà ông đặt tên là Quark. Các khoa học gia luận thuyết ràng có ba cặp Quarks, và Quark Ðỉnh cần phải được tách rời ra. Nếu không, những lý thuyết hiện tại về tính chất của Vật thể (Matter) và sự thành lập của vũ trụ sẽ sụp đổ.

Bằng chứng khám phá Quark Ðỉnh (29)

Quark Ðỉnh được khám phá là một trong 12 viên gạch được coi là đã xây dựng vũ trụ vật chất này. Nếu việc khám phá này được xác định, nó sẽ trở thành cái mốc lớn cho Khoa học Vật lý hiện đại, và bổ sung Mẫu Chuẩn (Standard Model) để am hiểu về Nguyên tử và cấu tạo của nó cũng như thấu đáo tính chất của thời gian, vật chất, và vũ trụ.

Nếu Quark Ðỉnh không được khám phá, Mẫu chuẩn về lý thuyết của các Khoa học gia sẽ sụp đổ khiến họ phải xét lại việc làm trong mấy thập niên qua cùng sự đóng góp hàng tỉ Mỹ kim của các quốc gia trên thế giới.

Sau việc khám phá ra Nguyên tử, ai cũng biết mọi Thể chất được cấu tạo bằng những hạt Nguyên tử.

Gần một thế kỷ đã qua, các Vật lý gia đã khám phá ra rằng, Nguyên tử lâu nay được coi là đơn vị nhỏ nhất của một Vật thể, lại được cấu tạo bằng những Phân tử nhỏ nhiệm hơn gọi là những hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử như Dương điện tử (Proton ), Trung hòa tử và Quark .

Dương điện tử và Trung hòa tử nằm trong Lõi (Cores) của hạt Nguyên tử. Rồi Âm điện tử (Electron) lại có Lepton và dòng họ.

Những Quark căn bản tạo dựng nên Vật chất đều nằm trong Nhân của một hạt Nguyên tử .

Tìm kiếm Quark Ðỉnh ra sao?

Tháng 3-1995 các khoa học gia tại Phòng Gia Tốc Quốc Gia Fermi ở Batavia III, loan báo họ đã khám phá bằng chứng cụ thể của Quark Ðỉnh là đơn vị cuối cùng cấu tạo vật chất. Máy phát hiện Phân tử là một máy khổng lồ nặng 5,000 tấn.

(1) Người ta phóng những chùm Proton và Ðối Proton (Antiproton) quay ngược chiều với nhau.

(2) Hai Proton và Ðối Proton quay thiệt nhanh chạm dữ dội vào nhau.

(3) Những Phân tử này loại trừ nhau trong việc bùng nổ của Năng lượng.

(4) Những chất còn lại trong việc bùng nổ là những Phân tử, trong đó có Quark Ðỉnh.

Việc khám phá này cũng tương tự như việc phát hiện Di tử (Gene) trong y học. Thân thể người ta có tất cả 100 tỉ tỉ (tỉ tỉ = 1,000 tỉ) tế bào. Trong mỗi tế bào có một hạt Nhân (Neucleolus). Trong một hạt Nhân có 46 dây Nhiễm sắc (Chrmosome) được chia thành 23 đôi. Trong mỗi đôi, một dây thuộc cha và một dây thuộc mẹ. Các dây Nhiễm sắc này được quấn chặt bằng những cuộc dây DNA. Di tử là những đoạn ngắn của DNA trong đó mang chỉ thị cấu tạo Protein là chất tạo nên sự sống.

Như vậy, quí vị thấy bí mật Vật chất nằm trong Nhân của một hạt nguyên tử, và bí mật tạo nên sự sống của con người cũng nằm trong Nhân của một tế bào.

Cha đẻ của thuyết Quark (30)

Ðầu năm 1960, Vật lý gia Murray Gellmann quan niệm rằng Dương điện tử và Trung hòa tử - những Phân tử căn bản trong Lõi của hạt Nguyên tử - lại được cấu tạo bằng những Hạt tử nhỏ nhiệm mà ông đặt tên là Quark.

Theo giả thuyết, Quark được định nghĩa là bất cứ một hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nào tích điện bàng 1/3 hay 2/3 số điện của Dương điện tử thì được đề nghị như là những đơn vị căn bản của một Vật thể.

Ðến nay, sau ba thập niên tìm kiếm, Quark thứ sáu được coi là Quark cuối cùng đã được tìm ra .

Thuyết của Gell-Mann cho rằng Quark có sáu Vẻ: Lên (Up), Xuống (Down), Ðẹp (Charm), Kỳ lạ (Strange), Ðỉnh (Top), và Ðáy (Bottom). Mỗi vẻ có ba màu: Ðỏ, xanh lá cây, và xanh dương.

Quark có họ hàng với sáu Phân tử nhẹ hơn của gia đình Lepton, trong đó có Electron, Muon, Tauon, Elctron Neutrino, Muon Neutrino, và Tauon Neutrino. Ông nghĩ rằng sáu Quark này cũng sẽ được khám phá ra.

Các khoa học gia cho rằng việc phối hợp khác nhau của 12 Quark nói trên đã cấu tạo nên vạn vật trong vũ trụ này.

Ngoài Vật thể, vũ trụ còn chứa bốn lực như: Ðiện từ lực, Trọng trường (Gravity), Lực mạnh, và Lực yếu. Gell-Mann là cha đẻ của Thuyết về Tính chất Căn bản của Vật thể (Theory of the Basic Nature of Matter). Thuyết này cho rằng Lõi của hạt Nguyên tử được ba lớp Hạt tử tạo thành gọi là Quark.

Gell-Mann đã lãnh giải Nobel nhờ lý thuyết về Sự Ðối Xứng của các Vi phân Tiềm Nguyên tử (Theory of the Symmetries of Subatomic particles). Ðó là lý thuyết mà ông đã quan niệm trước khi đi đến lý thuyết về Quark.

Ngoài ra, Gell-Mann đã xuất bản cuốn "The Quark and the Jaguar", dưới tiêu đề "Adventures in the Simple and the Complex".

Gell-Mann, một Vật lý gia đã bỏ hầu hết cuộc đời của ông vào việc nghiên cứu những Phân tử căn bản và giản dị nhất cùng sự Tương tác (Interaction) của chúng ta mà từ đó mọi vật trong vũ trụ đã sinh ra.

Nguyên tố 110 * (31)

* Có 90 Nguyên tử thiên nhiên và 18 nguyên tử nhân tạo gọi là Nguyên tố, cộng chung 108. Tôi sẽ nghiên cứu con số 18 vị A La Hán, và con số 108 hạt trong một chuỗi tràng hạt .

Các khoa học gia nói việc phát hiện Nguyên tố 110 có liên hệ đến việc thành lập vũ trụ.

"Chúng ta đã bỏ 10 năm làm cho Nguyên tố 110 lóe lên trong một phần ngàn giây đồng hồ. Tuy chưa được đặt tên, Nguyên tố này cho biết đầu mối sự tạo dựng của thế giới này ".

Nguyên văn "It took 10 years to make and flickered into existence for less than a thousandth of a second. As yet nameless, Element 110 supplies another clue to the world creation".

Một toán khoa học gia quốc tế tại Trung tâm Nguyên tử ở miền Nam Ðức quốc nói rằng Trung tâm này sẽ tạo nên một hạt nguyên tử chì và kền trong trung tâm của Máy Gia Tốc (Accelerator).

Các khoa học gia cứ tưởng rằng Uranium là chất cuối cùng của các Nguyên tố. Nhưng trong hậu bán thế kỷ, các khoa học gai đã thành công trong việc khám phá thêm 18 chất nữa, cứ mỗi chất lại nặng hơn chất cuối cùng đã tìm ra.

Ðiều mà các khoa học gia này nay muốn biết là các chất nói trên có bị giới hạn không, và nếu có thì giới hạn ở chỗ nào?

Mọi Vật thể là một hợp chất gồm những Nguyên tố không thể tách rời ra thành những chất khác dù bằng phương tiện hóa học hay vật lý thông thường. Những nhà luyện kim chẳng hạn, có thể biến cải mọi chất, nhưng không bao giờ biến cải những kim khí căn bản như đồng và chì thành bạc hay vàng được.

Các khoa học gia tin rằng Nguyên tố 110 có cơ tồn tại. Toán khoa học gia ở Darmstad, khi công bố thành quả, nói rằng Nguyên tố 110 được tìm ra lúc 4 giờ chiều ngày 9-11-1995, sau khi đã tìm thêm được bốn Nguyên tử nữa.

"Mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ *, Nguyên tố 110 lại tan biến đi. Tuy nhiên, các khoa học gia tin rằng Nguyên tố 110 hiện diện bởi vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến".

* Hạt tử Muon chỉ xuất hiện trong 2 phần triệu của một giây đồng hồ .

Nguyên văn "Each time the Element 110 diappeared in less than a thousandth of a second, but scientists knew it was there because they detected a Helium nucleous it emitted as it decayed".

Trung tâm Sưu tầm Nguyên tử ở Darmstad đã nổi tiếng trong việc khám phá ra những Nguyên tố 107, 108, 109, và 110 trong đầư thập niên vừa qua. Tuần tới, Trung tâm sản xuất một phó bản nặng hơn: Chất Ðồng vị phóng xạ có một đời sống dài hơn.

Xin quí vị ý những lời lẽ trong bản tường trình thành quả tìm kiếm Nguyên tố 110 như sau:

“Chúng ta đã bỏ ra 10 năm làm cho Nguyên tố lóe lên để chứng tỏ sự hiện diện của nó trong một phần ngàn giây đồng hồ. Tuy chưa được đặt tên, Nguyên tố 110 đã cung cấp thêm một mấu chốt khác cho việc tạo dựng thế giới này".

Bản tường trình nhắc lại lần thứ hai sự xuất hiện "ma trơi" của Nguyên tố 110 như sau:

"Mỗi lần xuất hiện trong một phần ngàn giây đồng hồ, Nguyên tố lại tan biến đi. Tuy nhiên, các khoa học gia tin rằng Nguyên tố này hiện diện vì nó đã phóng ra một nhân Helium trước khi tan biến ".

*

Phật đã dạy gì về Khích du trần, Mao đầu trần, Vi trần, Cực vi, Cực vi trần, Lân Hư trần, hay Lân Không?

Trong kinh Lăng Già Tâm Ấn (Bản dịch của Hòa thượng Thích Thanh Từ), Phật nói đến Cực Vi (trang 90), và Vi trần (trang 92, 93, và 94). Trong kinh Lăng Nghiêm , Phật nói đến Lân Không. Trong Câu Xá Luận Cương Yếu (Bản dịch của Hòa thượng Thích Ðức Niệm), trong bài Tứ Ðại Cực Vi (trang 94), ngài Thế Thân nói:

"Vật chất tức là Sắc pháp, bổn chất của nó do gì tạo thành? Cái tạo thành vật chất gọi là Cực vi * mà trước ngày khoa học ra đời, người ta thường gọi là Lân trần. Cực vi là đem Vật chất phân tích thành những phân tử nhỏ vi tế không còn phân tích được nữa. Nếu đem Cực vi phân tích nữa thì thành Không. Trường hợp này gọi là Tích không quán, tức là quán cái không thể tích. Phàm Vật chất tồn tại, nhất định phải có phương vị của nó. Nghĩa là bất cứ vật gì, hễ đã là vật thì đều nhất định có sáu phương trên dưới, đông tây, nam bắc. Nhưng Cực vi là đem phân tích đến chỗ không còn phân tích được nữa. Sau khi phân tích đến cực điểm rồi, lại đem nó phân tích làm bảy phần là sáu phương và phương chính giữa. Do đó, Cực vi là không thể còn phụ thuộc vào phương vị trên dưới, đông tây v.v... Nghĩa là vô phương phân tích. Vì tính chất không còn phương vị, không thể phân tích được nữa, nên Cực vi là không biến hoại, không chất ngại, mắt không thể thấy. Khi Cực vi tập thành làm bốn phương trên dưới, chính giữa bảy vị trí đó, gọi là vi . Nếu vi tích tập làm thành bảy thứ thì gọi là Kim trần ...

* Theo như lời mô tả, Cực vi tương đương với Quarks cùng dòng họ như Lepton, Muon và Gluon ... Do đó, Cực vi có thể coi là Hạt ảo .

Cực vi lại phân làm bốn loại: Sắc, hương, vị, xúc, gọi bốn loại này là Trần. Những gì ảnh hiện trước mắt ta gọi là Sắc trần. Những vị đối với mũi của chúng ta gọi là Hương trần. Những vị đối với lưỡi nếm của chúng ta gọi là Vị trần. Những gi xúc chạm với thân là Xúc giác. bốn Trần này có dầy đủ tính chất cứng, ướt, ấm, nóng của tứ đại đất, nước, gió, lửa.

Tính chất đơn vị của cực vi được tóm lược dưới đây:

7 cực vi = 1 vi tử

7 vi tử = 1 kim trần (7 x 7 = 49 cực vi)

7 kim trần = 1 thủy trần (49 x 7 = 343 cực vi)

7 thủy trần = 1 thố mao trần (343 x 7 = 2401 cực vi)

7 thố mao trần = 1 dương mao trần (2401 x 7 = 16807 cực vi)

7 dương mao trần = 1 ngưu mao trần (16807 x 7 = 117649 cực vi)

7 ngưu mao trần = 1 khích du trần (117649 x 7 = 823543 cực vi)

Trong kinh Lăng Già Tâm Ấn , Phẩm "Phá Ngoại Ðạo Vọng Chấp Có Không", trang 91, Phật dạy:

“Thấy tứ đại chủng y Cực vi trần mà sanh nhơn, bởi có cái pháp sắp bày, mỗi mỗi sai biệt, cho nên chấp thỏ không sừng mà khởi tưởng trâu có sừng". Ý Ngài muốn nói cho rằng đất, nước, gió, lửa và Cực vi trần là nguồn gốc sinh ra vạn vật nên mới chấp thỏ không sừng và trâu có sừng nghĩa là chấp Có, chấp Không. "Phàm phu chấp Có, Nhị thừa muội Không". Phật dạy Có, Không cả hai đều là vọng bởi vì thế gian này vừa là Có vừa là Không (Sắc sắc, Không Không).

Trong trang 92, Ngài dạy về Cực vi trần như sau:

"... Cho đến Cực vi trần phân tích tìm cầu trọn không thể được ... " Tức là không bao giờ mình có thể tìm thấy một cực vi cuối cùng làm viên gạch cấu tạo vật chất.

Trang 94, Phật dạy tiếp:

" ... Phân tích sừng trâu thành (Cực) vi trần, lại phân tích vi trần cho đến Sát na * chẳng dừng ..." Ý Ngài nói phân tích sừng trâu (là một vật) thành Cực vi trần, rồi lại phân tích nó thành Sát na, rồi cứ phân tích như thế mãi chẳng hết được.

* 1 Sát na = 0.0133 giây. 120 Sát na gọi là Hằng sát na. Hằng sát na bằng 1.6 giây. 60 Hằng sát na bằng 1 phút 30 giây (Câu Xá Luận, trang 101).

Phật dạy rằng người ta muốn phân tích, tìm cầu một Cực vi trọn không thể được . Cái Cực vi đó không phải là Vật mà chỉ là ánh biến hiện của quang minh thôi vì nó biến ảo vô cùng ... Thế mà khi những Cực vi đó ra ngoài giác quan của chúng ta, khi nào chúng nó tụ hội, giả hợp với nhau, nó biến thành thành tính chất mà Duy thức nói rằng:

"Khi nào là một Cực vi thì nó là ánh biến hiện, nó không thể gọi là Vật mà cũng không thể gọi là Tâm. Cái biến hiện đó nó óng ánh như thế, nó lóe lên như thế thôi! Khi nào những cái đó nó hội tụ nó giả hợp với nhau, tự nhiên thành một cái mà mình thấy được " **.

** Lăng Kinh Ðại Thừa .

Quí vị còn nhớ Nguyên tố 110 cũng óng ánh, cũng lóe lên như thế trong một phần ngàn giây đồng hồ rồi tan biến đi. Như thế, cách đây trên 2,500 năm, Phật mô tả đúng về tính chất phi Vật phi Tâm của Quark nói riêng và của những hạt Vi Phân Tiềm Nguyên tử nói chung.

Bản thể luận của nhà Phật khác hẳn với quan niệm của Khoa học bây giờ. Dần dần tôi sẽ chứng minh rằng Khoa học ngày nay còn lâu lắm mới theo kịp những lời kinh xưa. Nói một cách cụ thể, những lời Phật dạy cách đây trên 2,500 năm bây giờ Khoa học mới bắt đầu tìm hiểu.

Nói về Cực vi, cách đây mấy thế kỷ, Phật đâu có những Viễn Vọng Kính Không Gian, máy Gia tăng Thế tốc, máy Siêu dẫn và Siêu Va Chạm cùng những phương tiện khoa học hiện đại khác để tìm kiếm. Ngài chỉ dùng Phật nhãn để quan sát mọi vật, mọi hiện tượng: Từ những vật cực tiểu như những Hạt ảo cho đến những vật cực đại như Thái dương hệ, Hành tinh hệ, Thiên hà, Siêu sao v.v...

Nhà Phật dùng chữ pháp giới để chỉ vô lượng, vô vàn, vô số Hành tinh chứ không chỉ riêng thế giới của chúng ta. Ngoài thế giới hữu tình còn có thế giới vô hình nữa.

Cõi Ta Bà thuộc quyền giáo hóa của Ðức Thích Ca là một Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới. Thế nào là một Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới?

Một Thái dương hệ là một Tiểu thế giới. Một ngàn Tiểu thế giới là một Tiểu thiên Thế giới. Một ngàn Tiểu thiên Thế giới là một Trung thiên Thế giới. Một ngàn Trung thiên Thế giới trải qua ba lần nhân cho số ngàn, nên gọi là Tam Thiên Ðại Thiên Thế Giới .

Như vậy, Ðức Thích Ca giáo hóa chúng sanh trong một tỉ Thái dương hệ. Vệ tinh Voyager, phóng đi ngày 20-8-89, mới đến Hải Vương Tinh (Neptune) Hành tinh thứ tám của Thái dương hệ sau khi bay được 4.4 tỉ dặm với tốc độ 60,000 dặm một giờ. Vệ tinh này phải bay thêm khoảng 15 năm nữa mới đến Rìa của Thái dương hệ (Helipause). Vậy mới biết cõi Ta Bà mà giáo chủ là Ðức Phật Thích Ca rộng lớn biết chừng nào?

Trong bản tường trình về "Người phát minh ra Quark", có đoạn nói rằng "Gell-Mann, một nhà Vật lý Phân tử, dã bỏ hết hầu hết cuộc đời của ông để tìm kiếm những Phân tử đơn giản và căn bản cùng sự Tương tác của chúng mà vạn vật trong vũ trụ từ đó mà sinh ra.

Hồi Phật tại thế, có chừng 62 trường phái ngoại đạo có những chủ trương khác nhau về cội nguồn của vũ trụ. Có trường phái cho rằng Thần ngã và Minh đế tạo dựng nên vũ trụ. Trường phái khác cho rằng vua trời Phạm Thiên tạo lập nên vũ trụ. Có Trường phái khác chủ trương rằng thời gian kiến lập vũ trụ. Rồi có trường phái khác chủ trương Ðất, Nước, Gió, Lửa thành lập vũ trụ. Rồi có trường phái khác nữa cả quyết rằng vũ trụ này là do những Cực vi hay Vi trần "nhảy múa " loạn xạ, mà sau này vì tình cờ hay ngẫu nhiên; chúng phối hợp với nhau tạo thành những chúng sanh thấp như những con sâu kèn, và những chúng sanh cao như khỉ và loài người.

Phật đã bác bỏ hết những chủ trương đó! Ngày nay Khoa học đã tìm ra trên 200 hạt Vi phân Tiềm Nguyên tử (Hạt ảo) và tin rằng những Hạt tử này đã tạo nên Vật chất thì 2,500 trước đây một trường phái ở Ấn Ðộ đã có chủ trương tương tự mà bị Phật bác bỏ.

Thật là đi vào cái vòng luẩn quẩn, hay lạc vào chốn Mê Lậu (Labyrinth).

Thời đại ngày nay là thời đại lý giải. Khoa học có hướng đi của nó, nghĩa là cứ tiến tới không ngừng. Tôi không phủ nhận thành quả của khoa học đã đưa loài người từ tình trạng dã man đến những xã hội văn minh như ngày nay.

Tuy nhiên, trên con đường tìm cầu thực tại cuối cùng của sự vật, nếu không tin lời Phật dạy là đúng thì dầu có tìm được Quark Ðỉnh đi nữa thì Khoa học chẳng bao giờ nắm bắt được nó, kiểm soát được nó, và xử dụng được nó.

Nó chỉ là sự ảnh hiện (mirroring) óng ả (flickering) của một chất Phi Vật Phi Tâm mà thôi! Những Hạt tử như Quark và dòng học Hadron (Meson, Baryon), Gluon (Graviton, Photon), Lepton (Electron, Muon, Taoun), và Nguyên tố 107, 108, 109, và 110 cũng chỉ là những bóng "Ma trơi lập lòe lửa đỏ", chập chờn, ảnh hiện, và chỉ lóe lên trên một thời gian quá ngắn ngủi: Electron lóe lên trong khoảng 12 giây đồng hồ, và các Hạt tử khác lóe lên từ 1 phần triệu đến 2 phần triệu giây đồng hồ.

Gần đây, các Vật lý gia thuộc Phòng Thí Nghiệm Âu Châu về Vật lý (The European Laboratory for Particle Physics), đã tạo nên một hạt nguyên tử của một Ðối Vật Thể (Antimatter), và Nguyên tử này chỉ xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ là chất chưa từng thấy và chưa từng được loài người tạo nên. Ðọc lại bài nói về Cực vi , qúi vị thấy đức Phật đã mô tả rất đúng không sai một hào ly về sự xuất hiện ma quái của những Hạt tử này .

Phật dạy nếu cứ đi sâu mãi vào Cực vi thì "Tìm cầu chẳng trọn". Lý do là không có Vật gì hết. "vật chỉ là Tâm thô kệch, và Tâm là Vật vi tế" *. Những Nguyên tố hay Hạt tử mà các Vật lý gia ngày nay đã phát hiện được chỉ là những Hạt ảo xuất hiện giữa biên giới của Vật (Matter) và Tâm (Mind) mà thôi.

Cách đây 25 thế kỷ, Phật đâu có phương tiện tối tân để tạo nên một hạt Nguyên tử của Ðối Vật thể (Antimatter) xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ? Nhưng với Phật nhãn, Phật đã thấy một cách tinh tường những Hạt (Particle) và Sóng (Wave) nhỏ nhiệm đến nổi khoa học ngày nay vẫn chưa phát hiện được.

* Lăng Kính Ðại Thừa của cụ Nghiêm Xuân Hồng .

Như vậy, qúi vị có đồng ý với tôi rằng đạo Phật là một đạo Siêu khoa học hay không ?
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Lời Dẫn
Phần I - Chương 1
Phần I - Chương 2
Phần I - Chương 3
Phần I - Chương 4
Phần I - Chương 5
Phần I - Chương 6
Phần I - Chương 7
Phần I - Chương 8
Phần I - Chương 9
Phần II– Chương 10
Phần II– Chương 11
Phần II– Chương 12
Phần II– Chương 13
Phần II– Chương 14
Phần II– Chương 15
Phần II– Chương 16
Phần III – Chương 17
Phần III – Chương 18
Phần III – Chương 19
Phần III – Chương 20
Phần IV – Chương 21
Phần IV – Chương 22
Phần IV – Chương 23
PHẦN V – Chương 24
Phần V – Chương 25
Phần V – Chương 26
Phần V – Chương 27
Phần V – Chương 28
Phần V – Chương 29
Phần V – Chương 30
Phần V – Chương 31
Phần V – Chương 32
Phần V – Chương 33