watch sexy videos at nza-vids!
Truyện Đạo Phật Siêu Khoa Học-Phần II– Chương 15 - tác giả Minh Giác Nguyễn Học Tài Minh Giác Nguyễn Học Tài

Minh Giác Nguyễn Học Tài

Phần II– Chương 15

Tác giả: Minh Giác Nguyễn Học Tài

Máy truyền hình vĩ đại có vô lượng băng tần

Kinh Quán Vô Lượng Thọ , trang 24-27, kể rằng bà Vi Ðề Hy, chánh hậu của vua Tần Bà Sa la, buồn phiền vì Thái tử bắt vua cha bỏ ngục. Bà khẩn cầu Ðức Phật cho thấy những cõi không còn buồn rầu, khổ lụy. "Lúc bấy giờ, Ðức Thế Tôn, từ tướng bạch hào phóng ra ánh sáng vàng rực rỡ soi khắp vô lượng thế giới. Những cõi nước của chư Phật mười phương, và vô lượng tịnh độ hiện bóng rõ nơi tòa quang minh , rất rõ ràng và nghiêm đẹp. Song, Ðức Phật bảo bà quan sát kỹ và chọn nơi nào ưa thích".

Xin qúi vị lưu ý chữ hiện bóng tức là hình ảnh hiện lên, và đài quang minh tức là màn ảnh. Ðức Phật bảo bà chọn nơi ưa thích thì rõ ràng là một băng video.

Kinh Duy Ma Cật , Phẩm Văn Thù Sư Lợi, trang 51-52, kể rằng Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi đến thăm bệnh ông Duy Ma Cật, đem theo 8,000 Bồ Tát, 500 Thanh Văn, và 100,000 Thiên nhân vào căn phòng nhỏ của ông.

Phẩm Bất Tư Nghì , trang 60-64, kể rằng Ðức Phật ở Thế Giới Tu Di Ðăng Vương điều khiển ba vạn hai nghìn tòa Sư Tử cao rộng đến căn phòng của ông Duy Ma Cật.

Phẩm Thấy Phật A Súc, trang 113, Ðức Phật Vô Ðộng Như Lai bảo ông Duy Ma Cật hãy hiện cõi nước Diệu Hỉ, Ðức Vô Ðộng Như Lai và các hàng Bồ Tát, Thanh Văn cho chúng hội xem. Ngài Duy Ma bèn lấy tay phải chấn cõi nước Diệu Hỉ để vào cõi nước Ta Bà, và cõi Ta Bà không chật hẹp, vẫn y nguyên như trước.

Qúi vị thấy thần thông của chư Phật và của Bồ Tát Duy Ma Cật rõ ràng là những máy truyền hình. Thí dụ ta mở một máy truyền hình có màn ảnh 2 inches để xem một trận cầu quốc tế có hàng ngàn người coi trên một sân banh rộng lớn. Sân banh rộng lớn và hàng ngàn người coi đâu có chèn ép gì mình? Dẫu có cả nước Mỹ hay cả thế giới chiếu lên màn ảnh đó, những quang cảnh to lớn đem bỏ vào phòng mình đâu có chật?

Ngoài ra đài truyền hình cũng là Tâm vì Tâm chứa đựng được hết, và thực hiện được hết. Sách Thiền có kể “Cầu đá Triều Châu” có thể dung chứa được biết bao nhiêu người, vật và ngựa xe chạy trên đó. Cầu đá tượng trưng cho tâm, và Tâm được tượng trưng bằng con thuyền Bát Nhã, nghĩa là con thuyền không đáy (không phải là Con Thuyền Không Bến ), vì trí tuệ Bát Nhã là trí tuệ tuyệt vời thì làm gì có đáy?

Tiện đây tôi cũng xin nói thêm rằng chư Phật và Bồ Tát Duy Ma thị hiện thần thông để đại chúng thấy được những cảnh giới siêu xuất của chư Phật là do ở phép quán tưởng. Khi đã quán đến trình độ cao rồi thì nghĩ đến vật gì thì vật đó hiện ra. Ví dụ quán lửa thấy lửa, quán nước thấy nước, quán vàng thấy vàng ... Kinh Lăng Nghiêm kể truyện Nguyệt Quang Ðồng tử ngồi quán nước. Một lúc nước dâng lên. Chú tiểu tinh nghịch lấy hòn đá ném xuống nước khiến Ngài đau bụng. Ngài dặn chú tiểu hôm sau thấy nước lên thì nhặt hòn đá và vứt đi. Sau đó, Ngài hết đau bụng. Có ba phép quán: (1) Vô biểu sắc , có nghĩa là quán dở, chẳng thấy gì cả. (2) Ðịnh quả sắc , có nghĩa là quán lửa thấy lửa, nhưng người ngoài không thấy được, và (3) Diệu quả sắc , nghĩa là quán lửa thấy lửa, quán nước thấy nước, và người ngoài cũng thấy được như trường hợp chú tiểu thấy Thầy ngồi quán nước, và khi thấy nước dâng lên thì chú tinh nghịch ném hòn đá xuống nước.

Thần thông

Về thần thông phải viết cả pho sách cũng chưa đủ.

Vả lại, quí vị đã đọc khá nhiều rồi, tôi chỉ xin vắn tắt.

Tu theo chánh pháp của Như lai, người Phật tử không mong cầu thần thông vì mục đích của tu hành là để giải thoát. Một khi đã đắc đạo, tha hồ mà có thần thông.

Theo H.T.T. Duy Lực, thần thông của ngoại đạo còn lệ thuộc vào không gian và thời gian. Thần thông của Ma Vương và quỷ Sa tăng không thua gì thần thông của Phật và của Chúa. Chỉ khác nhau là bên tà bên chính.

Theo thiển nghĩ, khoa học hiện đại là thần thông có thể cắt nghĩa và chứng minh được. Thần thông của chư Phật cũng là khoa học, nhưng không cắt nghĩa hay chứng minh được vì quá cao siêu.

Ví dụ Kim Tự tháp Ai Cập chẳng hạn, khoa học ngày nay có đủ khả năng xây một cái tương tự như thế không? Tại sao cách đây mấy ngàn năm, người ta có thể đưa những tảng đá khổng lồ và nặng hàng tấn lên cao hàng trăm thước?

Ðọc những truyện kiếm hiệp, ta thấy có những màn đấu chưởng như sau: Một hiệp khách giơ ngón tay phát ra một luồng ánh sáng trong đó có một cây kiếm nhắm đầu một hiệp khách khác chém xuống. Hiệp khách kia vội chỉ tay lên trời phóng ra một cái đinh ba để chặn cây kiếm lại.

Ðó là thần thông ngày xưa, kể ra thì nhiều lắm.

Bây giờ những phép thần thông này đã trở thành sự thật.

Trong cuộc chiến tranh vùng Vịnh, Iraq đã bắn hỏa tiển sang nước Do thái. Quân đội Mỹ dùng hệ thống hỏa tiễn chống hỏa tiễn phóng những hỏa tiễn lên trời, nhắm vào hỏa tiễn địch mà công phá. Các phi hành gia Apollo đã đổ bộ Mặt trăng, và phi thuyền Viking cũng đã được đưa lên Sao Hỏa lấy mẫu đất đem về.

Gần đây, (11-6-96), Hoa Kỳ đã phóng Vệ tinh Thám Sát Global Surveyor lên Sao Hỏa; và vài ngày sau, Nga sô cũng đã phóng Con bọ Mars 96 lên Sao Hỏa với mục đích nghiên cứu bầu khí quyển, bề mặt, và bề trong của sao này. Ngoài ra, những con Bọ này còn nghiên cứu từ trường, đo khí hậu và phóng xạ tuyến, và phân tích những lớp đất của sao này với mục đích tìm kiếm người Hỏa tinh. Khi một vài bộ phận của phi thuyền hay con Bọ bị trục trặc, những Trạm kiểm soát ở Trái đất có thể sữa chửa hay điều chỉnh.

Gần đây, nhờ kỹ thuật ráp lăng kính, các khoa học gia đã phân biệt được vòng đai của hai Ngôi sao Capella mà chính Viễn Vọng Kính Hubble cũng không thấy. Cũng nhờ kỹ thuật này, người ta có thể thấy được một cái bút chì đặt ở trên Mặt trăng.

Một khoa học gia trẻ tuổi đã chế một máy Vi tính. Khi chụp vào đầu, ông trông thấy rõ ràng mọi vật trong đêm tối. Ông còn đếm được những con ốc và đọc những hàng chữ in trên bánh xe của một chiếc xe hơi đang chạy với tốc độ nhanh.

Như vậy là thiên lý nhãn rồi. Kinh Pháp Hoa nói tu được sáu căn thanh tịnh thì với con mắt của mẹ cha sinh, chúng ta thấy được nhiều cảnh giới của chư Phật. Như vậy, kinh Phật đâu có nói những điều hư vọng?

Tất cả những thí dụ kể trên là thần thông của khoa học ngày nay.

Thần thông của dĩa bay

Những người ở ngoại tầng không gian đã dùng một thứ nhiên liệu gì khiến họ có thể du hành liên hành tinh cách nhau hàng tỉ quang niên? (Một quang niên bằng 5 tỉ 88 dặm)

Khoa học ngày nay đang sưu tầm một thứ nhiên liện để phi thuyền có thể bay đến những hành tinh gần nhất bằng cách nghiên cứu Ðối Vật thể (Anti-matter).

Ðối vật thể, hay bóng gương của Vật thể, là một nguồn Năng lượng toàn hảo, nhưng khó nắm bắt. Ðối Vật thể, khi tiếp xúc với Vật thể đổi thành một thứ Năng lượng ròng (Pure energy). Một gram Ðối Vật thể mạnh bằng 1,000 tấn sức đẩy hỏa tiễn bay đến Hỏa tinh.

Cũng như Neutrino, Ðối Vật thể rất kỳ lạ khiến các nhà khoa học không tin nó có thật. Bây giờ, họ khám phá rằng mọi Phân tử căn bản như Dương điện tử (Proton), đối Phân tử (Antiparticle)). Ðối Phân tử là bóng gương của những Phân tử chính.

Ngoài ra, Ðối Dương điện tử (Antiproton) cũng rất đắt tiền. Một gram Ðối Dưong điện tử trị giá bằng một trăm tỉ tỉ (10 lũy thừa 13) Mỹ kim.

Tháng Hai vừa qua, lần đầu tiên, các khoa học gia đã thành công trong việc chế tạo những Nguyên tử của một Ðối Vật thể, một vật kỳ lạ, thường tiêu diệt Vật thể khác khi chạm phải. Những nguyên tử này chỉ xuất hiện trong vòng 40 phần tỉ của một giây đồng hồ.

Ngoài ra, các khoa học gia hy vọng rằng một ngày nào đó. Ðối khinh khí sẽ trở thành một thứ nhiên liệu cho các hỏa tiễn liên hành tinh cà các siêu bom.

Ðó là những thần thông của khoa học hiện đại.

Ðể kết luận, chúng ta không nên nghĩ rằng những thần thông của chư Phật là những điều bịa đặt.

Con người là một Tiểu vũ trụ trong cái Ðại vũ trụ, hay còn được gọi là Tiểu ngã trong cái Ðại ngã. Vũ trụ có những bí hiểm bao nhiêu, con người cũng có những bí hiểm bấy nhiêu. Bộ óc của con người là một vũ trục vô biên mà chỉ có kinh Phật mới có thể phân tích được.

Khoa Tâm lý học chỉ phân biệt dước Ý thức, và Tiềm thức. Nhưng theo Duy thức học, ngoài Tiền ngũ thức (Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân), còn có Thức thứ 6 (Ý thức), Thức thứ bảy (Mạt na thức), và Thức thứ tám (Tàng thức, hay A lợi da thức). Kinh Lăng Nghiêm đã liệt kê đến 12 A lợi da trí thức khác nhau được tùy theo mức độ tu hành.

Về mặt tình cảm, chúng ta thường nói thất tình, lục dục như vui buồn, giận, ghét, yêu thưong ... Sự thật, Duy thức học đã chia thành 100 Pháp. Thành thử, muốn hiểu con con người toàn diện, phải hiểu Bách Pháp Minh Môn , và muốn hiểu vũ trụ phải hiểu Thập huyền Môn. * (Tôi sẽ trở lại vấn đề này trong cuốn "Vào nhà Như Lai " mà tôi hy vọng sẽ xuất bản trong một ngày gần đây).

Tâm lý phàm phu chúng ta thường bị những cột, những gút ngăn cách; và những tham, sân, si của chúng ta chẳng khác gì những lớp bùn đóng cứng ở dưới đáy lu nước khiến không thể thấy được đồng tiền nằm ở dưới đáy. Tu hành là để chùi sạch những lớp bùn đó. Kinh Lăng Nghiêm ví những lớp bùn đó là năm màn sương mù che lấp Diệu tâm : Sắc ấm, Thọ ấm, Tưởng ấm, Hành ấm, và Thức ấm.

Một khi tu hành lọt vào Tàng thức và tìm đường đến Diệu tâm, tâm thức của hành giả sẽ dung thông với cái màn Thiên La Võng của Pháp giới; hay nói một cách khác, Tiểu vũ trụ và Ðại vũ trục sẽ hợp nhất. Tức là Y báo, nhập Chánh báo. Những đấng giác ngộ là những bậc đã lọt vào Tàng thức khiến Tiểu ngã hòa đồng vào cái Ðại ngã, bởi vì "Tất cả là một, và một là tất cả". Lúc bấy giờ, hành giả sẽ có nhiều thần thông và diệu dụng. Nghĩa là cái Thấy, Nghe, Hay, Biết của họ không còn lệ thuộc vào những Phù trần căn hạn hẹp của con người. Muốn biết rõ thần thông của chư Phật, xin xem kinh Hoa Nghiêm .

Nói tóm lại, khoa học ngày nay là thần thông cắt nghĩa được, và thần thông của chư Phật là khoa học siêu xuất khiến bộ óc phàm phu của chúng ta không hiểu nổi và cắt nghĩa được.
Đạo Phật Siêu Khoa Học
Lời Dẫn
Phần I - Chương 1
Phần I - Chương 2
Phần I - Chương 3
Phần I - Chương 4
Phần I - Chương 5
Phần I - Chương 6
Phần I - Chương 7
Phần I - Chương 8
Phần I - Chương 9
Phần II– Chương 10
Phần II– Chương 11
Phần II– Chương 12
Phần II– Chương 13
Phần II– Chương 14
Phần II– Chương 15
Phần II– Chương 16
Phần III – Chương 17
Phần III – Chương 18
Phần III – Chương 19
Phần III – Chương 20
Phần IV – Chương 21
Phần IV – Chương 22
Phần IV – Chương 23
PHẦN V – Chương 24
Phần V – Chương 25
Phần V – Chương 26
Phần V – Chương 27
Phần V – Chương 28
Phần V – Chương 29
Phần V – Chương 30
Phần V – Chương 31
Phần V – Chương 32
Phần V – Chương 33