Chương 16
Tác giả: Minh Hương
Sáng nay, Nguyên gõ cửa phòng Thảo thật sớm :
− Thảo à, dậy chưa em ?
Thảo đi chân trần bước ra, nàng đã dậy từ nảy giờ.
− Có chyện gì không anh ? - Thảo hỏi và đứng vịn tay vào cánh cửa.
Nguyên nhìn người yêu. Sau giấc ngủ ngon nàng trông thật sảng khoái. Đôi mắt linh động như mỉm cười âu yếm cùng chàng. Nguyên thở ra khiến Thảo bật cười :
− Người ta hỏi sao không trả lời ? Làm gì mà nhìn trân trân vậy ?
Nguyên gỡ cánh tay Thảo đang vịnh ở cửa và lách mình vào. Chàng thuận tay choàng qua vai nàng kéo vào lòng và thầm :
− Thấy em, đầu óc anh rỗng tuếch. Định nói gì thì quên tuốt đi. Có lẽ cần phải… hôn thật lâu rồi mới định thần được.
− Anh khôn quá ! Thảo giấu mặt vào vai chàng.
Nguyên ôm siết Thảo và nồng nàn dành cho nàng những nụ hôn :
Lát sau, Thảo nhỏ nhẹ hỏi :
− Anh định nói gì với em vậy ?
Nguyên bóp nhẹ tay nàng :
− Hôm nay anh có công chuyện phải đi cả ngày. Trưa anh không về ăn cơm ở nhà. Em và cô Quý đừng đợi
Mắt Thảo lại dò hỏi :
Nguyên hiểu ý nghĩa cái nhìn ấy, chàng nói :
− Một chuyện hết sức nghiêm túc, anh sẽ kể cho em nghe sau. Đừng nghi ngờ gì nha.
Thảo mỉm cười :
− Em tin anh.
Nguyên hôn lên trán nàng :
− Anh đi nhé.
− Dạ , Thảo ngoan ngoãn đáp.
Chàng đi được một lúc thì cô Quý thức dậy, Thảo chăm chú nhìn :
− Cô ạ, dạo này cháu thấy cô có vẻ hơi mệt.
Bà Quý gật đầu :
− Ừ, có lẽ tại cô mất ngũ.
Thảo ân cần :
− Lát nữa cháu sẽ khám bệnh cho cô nhé.
Bà Quý cười :
− Cảm ơn cháu, cô nghĩ rằng cháu có thể cho cô một toa thuốc hướng dẫn ngủ và ăn tốt. Còn những nguyên nhân khác thì tự cô phải chữa bệnh lấy mình.
Hình như cô Quý có chuyện gì đang lo nghĩ, Thảo thầm tự trách mình. Mấy lúc gần đây vì cảm thấy hạnh phúc trong tình yêu giữa mình với Nguyên, Thảo ít trò chuyện và chú tâm đến bà Quý so với trước. Nhưng nếu có quan tâm, Thảo cũng không biết mình có làm gì được hơn. Những hôm nghĩ bù sau ca trực, Thảo lại ngủ li bì. Khi thức dậy thì ít gặp cô Qúy, dạo này cô Quý thường phí sức vào các sòng bài tứ sắc với mấy vị phu nhân cùng tuổi. Còn nếu ở nhà bà thường ở trong phòng riêng.
Thấy vẻ suy tư của Thảo, bà Qúy định nói với nàng một chuyện nhưng Thảo lại vui vẻ hỏi sang chuyện khác :
− Cô à, sáng nay cô có thể đến nhà văn hoá lao động có được không ạ ?
− Có chuyện gì không cháu ? Gịong bà Quý vẫn từ tốn.
− Ở đó có một chương trình sinh hoạt dành cho người già : đánh cờ, quần vợt, giao lưu văn nghệ và cả đội vận động quyên góp ủng hộ cho các hoạt động từ thiện.
− Thôi thì hôm khác vậy, vì bữa nay cô muốn ở nhà. Hôm nay cháu có đến bệnh viện không ?
− Dạ không. - Thảo đổi giọng sôi nổi – Cô à, anh Nguyên nói trưa nay anh ấy không về ăn trưa, chiều anh ấy mới về.
Bà Quý dựa lưng vào nệm chiếc ghế salon :
− Nó đi đâu vậy Thảo ?
− Cháu cũng không biết, ảnh chỉ nói là bận việc gì đó.
Bà Quý trầm ngâm một lát rồi nói :
− Thảo này, ngồi xuống đây cô bảo. Thảo nhẹ nhàng ngồi xuống trước mặt cô, hai tay nàng nắm lại để lên đùi. Dường như cô Qúy đang muốn tâm sự một điều gì đó quan trọng.
− Thảo à, cô đang có một chuyện khó xử. Cháu có thể góp ý cho cô được không ?
− Thưa cô, cháu e rằng ý kiến của cháu còn non nớt quá không giúp ít nhiều cho cô. - Thảo thành thật nói.
Cô Quý lắc đầu nhè nhẹ.
− Cô chưa nghe cháu khuyên ai một điều gì, nhưng cách sống và ứng xử của cháu khiến nhiều người qúy mến.
− Cháu rất mừng khi nghe cô nhận xét như vậy.
Cô Qúy cười , nụ cười phúc hậu :
− Chuyện của cô thế này. Hổm nnay, ông Đạt có đến và hỏi ý kiến cô lần cuối cùng.
Bà Quý hớp một ngụm trà, rõ ràng bà thấy hơi khó khăn khi trình bày vấn đề này với một cô gái nhỏ tuổi hơn mình rất nhiều. Tuy vậy vẻ trang nghiêm chờ đợi của Thảo đã động viên bà.
− Ông ấy muốn sống với cô những năm tháng còn lại của cuộc đời.
Thảo thận trọng từng lời.
− Thế cô quyết định sao ạ ?
− Tất nhiên là cô hoàn toàn định đoạt chuyện này, nhưng cô sợ mình sai lầm.
− Cô nói vậy có nghĩa là… Thảo ngập ngừng.
Bà Quý nhìn xa ra phía sân nắng :
− Cô đã có những năm tháng không ràng buộc với một ai. Đồng thời ông Đạt và cô cũng có nhiều kỷ niệm đẹp. Cô e rằng tất cả những cái đó sẽ mất đi nếu cô sống chung với ông ấy.
Thảo vân vê vạt áo của mình, rõ ràng nàng không biết phải nói thế nào. Tình cảm người già không đơn giản như tình yêu của Nguyên và Thảo.
Bà Quý đột ngột hỏi :
− Cháu thấy ông Đạt thế nào ?
Lại là một câu hỏi khó trả lời đối với Thảo, nhưng nàng không thể im lặng nữa. Thảo nói :
− Cháu không tiếp xúc với bác ấy nhiều nên cũng không rõ lắm. Nhưng nhìn chung thì bác ấy có vẻ vui tính và đôn hậu.
Còn một điều nữa ở ông Đạt mà Thảo không tiện nói. Đó là cảm giác chưa đến nỗi khó chịu nhưng giảm phần nào sự kính trọng khi nghe tiếng cười « hì hì » và hàm râu đậm vểnh lên khi cười của ông Đạt. Có cái đó hơi suồng sã và dể dãi mà Thảo nhận ra ông lúc ấy.
− Cô à, có lẽ vì chuyện này chưa đủ làm cô lo lắng phải không ?- Thảo hỏi vì thấy một vết nhăn băn khoăn trên trán của bà Qúy.
− Đúng là như thế đó cháu ạ. – Bà Quý thừa nhận, dạo này bà thấy ở ông Đạt có một cái nhìn là lạ. Nó rực lên mỗi khi thấy cô Hai, người giúp việc cho bà. Suy đi nghĩ lại, cuối cùng bà cho rằng có lẽ bà lo xa vớ vẫn thế thôi, vì rõ ràng ông Đạt mong bà trả liờ thật sớm rằng có bằng lòng sống chung với ông hay không. Tuổi 50 cũng chưa thể gọi là già. Ông đã nói với bà như vậy mà.
Muốn suy nghĩ thật chính chắn, bà đã hẹn lần hẹn lựa thời gian trả lời của ông Đạt, và tránh mặt ông bằng những ván bài. Tội nghiệp, ông đã nhiều lần đến đợi bà rồi lại ra về. Cô Hai luôn là người tỏ ra thông cảm với ông.
− Chị Quý biết không, tội nghiệp ông Đạt lắm, ổng đến đây đợi chị, lâu quá ổng đành lủi thủi đi về.
Lúc ấy bà Quý mỉm cười, một chút kiêu hãnh dậy lên trong lòng bà.
Thảo cũng mừng vì thấy thái độ của bà Qúy hồ hởi hơn :
− Cháu cũng mong được như thế cô ạ.
Bà Quý chuyển đề tài đột ngột :
− Còn cháu và Nguyên ra sao ?
Thảo đỏ mặt chưa biết nói sao thì bà Qúy tõ ra thông cảm :
− Hỏi vậy thôi chứ cô cũng biết cả rồi, diễn biến tình cảm của hai đứa phù hợp với dự đóan của cô.
− Thưa cô, cô đã dự đoán trước thế nào ạ ?
Bà Quý gật đầu :
− Thú thật ban đầu, cô cũng hơi lo. Cháu là một cô gái xinh đẹp và trong sáng đáng yêu. Còn Nguyên, cuộc đời nó đã từng trải qua nhiều đau khổ. Có lúc nó có vẻ bề ngoài lạnh đạm và cả sự lầm lì trong cuộc sống nội tâm của mình. Những người thanh niên như vậy, có khi thật nhẫn tâm và cũng có khi có nhiều mặc cảm. Cô nghĩ rằng nó có phúc khi được con yêu thương.
Thảo thấy biết ơn cô Quý và nghe một niềm vui dịu dàng khi nhắc đến người yêu.
− Thưa cô, con cũng cảm thấy hạnh phúc khi được anh ấy thuơng. Anh ấy luôn tỏ ra trầm tỉnh, chính chắn và có nghị lực. Ngoài ra cháu cũng đọc trong ánh mắt của nhiều cô gái khác sự ngưỡng mộ dành cho anh.
Bà Qúý tán thành :
− Điều đó thì cô biết, chẳng hạn như Phong Lan, nó đã thương thằng Nguyên thật lâu. Nhưng cô không hiểu vì sao hai đứa không thể đi đến hôn nhân. Có lẽ lý do là ở chổ Nguyên. Có lần cô rầy nó, nếu không thương người ta thì cũng trả lời dứt khoát cho con nhỏ đi lấy chồng. Lúc ấy Nguyên ậm ừ, cô chẳng hiểu sao.
Câu nói của cô Quý làm thảo suy nghĩ. Đúng ra Nguyên nên nói rõ với Phong Lan chuyện này. Tuy nhiên Thảo cũng nhận thấy rằng chính mình, có lẽ vì quá yêu chàng nên nàng luôn tỏ ra là nàng tin chàng. Tự Nguyên không nói rõ điều đó thì thôi, Thảo không có quyền đòi hỏi. Nàng muốn chàng hiểu là nàng tôn trọng chàng và không đề cập đến những chuyện đã qua.
Khi Thảo nói suy nghĩ này cho bà Quý nghe, bà gật gù hài lòng.
− Cháu nghĩ được như vậy thì cô cũng mừng. Hiện giờ cháu biết Nguyên đang lo lắng chuyện gì không ?
− Thưa cô, có lần anh ấy nhắc với con về người chị gái đã bỏ đi lúc anh ấy mười mấy tuổi. Anh ấy có vẻ buồn khi nhớ đến chị ấy.
− Đúng, cháu nói đúng. thuở nhỏ chị em tụi nó thương nhau dữ lắm. Con chị đi đâu về cũng mua quà bánh cho thằng em trai. Thằng Nguyên có món gì ngon cũng để phần cho chị
Thảo nhớ lần nàng hỏi Nguyên vì sao Thanh - chị của Nguyên bỏ đi, đôi mắt anh thật buồn. Dường như câu chuyện này chỉ khơi lại nỗi buồn đau trong anh. Vì vậy Thảo đã dịu dàng nói với Nguyên :
− Nếu như anh thấy không thích kể về chuyện ấy thì em cũng không cần thiết để nghe đâu Nguyên ạ.
Lúc ấy sợ Thảo hiểu lầm là chưa hoàn toàn tin cậy và chia sẽ, Nguyên đã nhìn sâu vào mắt người yêu, chàng mong nàng hiểu mình :
− Anh sẽ kể cho em nghe về chị ấy. Nhưng không phải lúc này. Hôm nay anh muốn em thật vui.
Thảo nghe xót xa trong lòng, Nguyên muốn nàng vui nhưng trong ánh mắt của chàng vẫn buồn xa xăm. Tuy vậy, nàng không thể đòi hỏi gì thêm ở chàng, nàng đã đổi giọng vui vẻ.
− Nguyên à, từ đây về sau niềm vui của anh cũng là niềm vui của em. Nỗi buồn của anh cũng là nỗi buồn của em.
Nguyên lúc ấy đã siết chặt hai tay nàng và nhìn nàng thật lâu.
Tiếng bà Qúy cắt đứt dòng hồi tưởng của nàng.
– Con có biết chuyện con Thanh ra đi không ?
– Dạ, con chưa biết rõ ạ.
Bà Qúy thở dài, câu chuyện gần hai mươi năm qua len lỏi trở lại trong tâm trí bà.
Gia đình ông Phan, cha ruột bà gồm có 3 người con. Chỉ có bà là con gái duy nhất. Ba của Nguyên là ông anh thứ hai tên Vũ Hoài An và ông anh kế bà tên Vũ Hoài Khoa. Ba mẹ của Nguyên mất trong một trận pháo kích năm Thanh được mười tuổi. Chị em Thanh và Nguyên ở v&ơi ông bà nội và chú thím Khoa. Khổ thay, ông Khoa lại là người đàn ông nhu nhược, mọi việ trong nhà hầu như là thuộc quyền quyết định của bà Khoa. Lúc ấy, bà Quý đang là một viên chức tại toà đô chính, lâu thật lâu mới về quê thăm cha. Quý ở không mấy ngày vì vẻ mặt lạnh nhạt của bà chị dâu. Tuy nhiên chỉ vài ngày ngắn ngủi, Quý cũng hiểu được rằng hai đứa cháu cô Thanh và Nguyên đã bị đối xử như thế nào.
Cha cô buộc ông Khoa phải bảo đảm chuyện học hành cho hai cháu đến nơi đến chốn, vì thưà kế tính hiếu học của cha, ông An rất qúy trọng chuyện học hành, khi hấp hối, ông đã tận tay trao cho vợ chồng Khoa số vàng để hai người bảo bọc Thanh và Nguyên đến tuổi trưởng thành. Thế là khoản hai năm sau cái chết của ông nội, Thanh và Nguyên được cho ăn học đàng hoàng tươm tất. Nhưng sau đó tình hình lại như cũ mà thậm chí còn xấu đi. Thanh và Nguyên ngoài giờ học phải suốt ngày chăn trâu, cắt cỏ, lặn ngụp ngoài đồng. Vậy mà Nguyên vẫn học rất giỏi và Thanh thì đẹp ngơì ngời. Năm Thanh hai mươi tuổi, cũng là lúc Nguyên thi đỗ vào Đại Học. Nguyên đã học bằng ý chí quyết tâm thoát khỏi sự bảo trợ chẳng tình thương và nghiệt ngã của người thiếm dâu. Và năm đó cũng là năm xảy ra sự kiện vẫn còn làm đau lòng mọi người đến hôm nay. Bà Khoa épThanh gã cho một cậu ấm đần độn nhưng giàu có trong vùng. Thanh bỏ nhà trốn đi biệt tích. Nguyên câm hận bà Khoa và lang thang trên Sài Gòn chờ kết quả thi đại học và tự nuôi thân bằng đủ thứ nghề. Quý đã hay tin và ráo riết đi tìm hai cháu. Nguyên thì được bà đưa về nhà bảo bọc còn Thanh thì vẫn biệt tăm. Có người bảo rằng Thanh đã chết và cũng có người cho hay Thanh đã trở thành một cô gái giang hồ, có khi là một vị phu nhân sang trọng. Nguyên trong ngóng chị mỏi mòn, có khi đang đi, chàng chợt giật mình trước cái dáng giống y chị Thanh. Nguyên đã vùng chạy lên phía trước mặt nhìn cho kỹ. và sau đó, Nguyên thất vọng não nề và cô gái xa lạ kia hậm hực vì thái độ bất lịch sự của chàng hoặc họ phá lên cười chọc quê anh chàng ngớ ngẩn.
Nghe bà Quý kể, Thảo cồn cào nhớ Nguyên và thấy thương chàng vô cùng.
− Cô à, thế bây giờ chú thiếm Khoa đâu ?
Bà Qúy kể tiếp , thoạt đầu có vẻ chẳng ăn nhập gì đến câu hỏi của Thảo :
− Ngày xưa ba cô tức là ông nội thằng Nguyên có hai căn nhà. Nhà nào cũng đồ sộ cả, một ở dưới quê tức là căn nhà mà tuổi thơ của Thanh và Nguyên phải chăn trâu cắt cỏ như cô đã nói ban nãy đó. Căn nhà thứ hai là căn nhà cô cháu mình đang ở đây. Ba cô đã mua từ thuở cô còn bé tí, và mấy anh em cô được ở đây học hành. Hàng tháng, ba cô đều đến thăm và cho tiền cho gạo. Khi anh An tức ba của Nguyên lập gia đình thì ba cô đã mua cho một căn nhà ở duới quê và sau đã bị thiêu rụi cùng cái chết của anh chị An luôn. Nhắc lại chuyện của anh chị Khoa, sau khi ba cô chết, bà ấy đột nhiên muốn lên ở căn nhà này với lý do là để cho tụi con Thanh, thằng Nguyên và mấy đứa cháu con của anh chị ấy học tập thuận lợi. Thế là cô mua một căn nhà nhỏ để ở và đi làm. Sau khi con Thanh trốn nhà và thằng Nguyên bỏ đi, vợ chồng anh Khoa lại đi làm ăn xa, bán đổ bán tháo căn nhà này bằng cái giá rẽ mạt. Cô đã cố sức mua lại nó bằng được với tất cả số vốn dành dụm và vay mượn cả bạn bè. May mà trời còn thương cô đã chuộc lại được căn nhà mà mấy anh em cô đã sống suốt thời đi học. Còn anh chị Khoa thì vĩnh viễn không còn trở lại. Chuyến tàu vượt biên của họ bị đắm giữa lòng đại dương. Vì vậy mà hiện giờ mấy cô cháu của cô may mắn còn tìm lại được và đùm bọc lẫn nhau. Nếu còn có con Thanh, chắc không có hạnh phúc nào bằng.
− Chị ấy chắc dễ thương lắm hả cô ?
− Nó đẹp người đẹp nết lắm. Nhưng đến bây giờ cô vẫn thắc mắc vì sao nó không trở lại tìm thăm thằng Nguyên. Chắc phải có một lý do nào đó mạnh hơn tình thương của nó. Bởi vì cô biết và thấy rằng chưa có chị em nào mà thương nhau như chị em thằng Nguyên.
Nghe những lời cô Quý, Thảo cũng thấy buồn buồn. Cuộc đời của Nguyên sao mà gian nan thế, chàng đã có nhiều niềm vui và cũng thừa thãi tâm sự buồn. Nhưng thật hay là Nguyên đã có nhiều nghị lực giấu kín những điêề ấy, ít thổ lộ chia xẽ cùng ai. Và thật ra đến bây giờ Thảo lại thêm một nỗi buồn không tên là tại sao Nguyên không chia xẻ với nàng.